PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Thực phẩm tương sinh



VỀ MIỀN TRUNG
27-08-2013, 08:03 AM
Mật ong nước ấm đem pha
Mỗi ngày một cốc hồng da khỏe mình

Thịt dê chặt miếng rồi ninh
Bỏ thêm tàu hũ vợ mình nó mê

Rau dền nấu với cá trê
Ăn no cả bụng vẫn trề môi ra

Quế, răm trộn với thịt gà
Xương đem hầm cháo cả nhà đều khen

Trứng vịt phải có tiêu đen
Ăn khi đang nóng nhớ chèn rau răm

Thịt bò thái nhỏ đem vằm
Tía tô trộn cháo vừa nằm vừa ăn

Khoai lang để nửa con trăng
Mật ra, khoai dẻo dính răng mới vừa

Thịt chó có sả mới ưa
Dồi, măng, dựa mận...chẳng chừa miếng nao

Gan lợn, hành, dứa...đem xào
Có thêm chai đế anh nào dám chê

Cá chép đem rán vàng khè
Hoặc đem hấp nấm tai mèo tuyệt luôn

Nấu xôi muốn ghế khoai môn
Ta đem luộc trước chất nhờn hết ngay

Thịt ngỗng tiềm, bỏ ớt cay
Ăn vào mới thấy lâu nay dại khờ

Thịt rắn giả nhỏ đem vo
Thả vào dầu nóng để cho thơm giòn

Cua, ghẹ, mực, ốc, sò, tôm...
Nướng lò, hấp, luộc...ngứa mồm ăn thêm

Đường đen kho cá khi nêm
Đáy nồi đặc lại thì nên tắt lò

Thanh trà, bồng, bưởi trái to
Khô mực xé nhỏ lại cho mắm vào

Ai ơi không biết món nào
Hỏi tôi, tôi chỉ... thù lao chẳng màng.

VMT 03/03/2008

maimo
27-08-2013, 09:00 AM
MÓN RẮN BỔ SUNG

"Thịt rắn giả nhỏ đem vo
Thả vào dầu nóng để cho thơm giòn"
VMT

Nhiêu đây chưa đủ đâu Con
Rău răm lá lốt mắm(*) ngon trộn đều
Thêm chút tiêu ớt nấm mèo
Đập vào một trứng khi xào rất thơm
Í quên ...
nhớ thêm hành lá, rượu ngon
Đúng mùi đặc sản thơm om cả nhà
Thành thị thiếu Rắn thì ta
Xay nhuyễn vài cặp cánh gà thế vô
Bánh đa một cái rõ to
Kèm thêm cút rượu ... không đo không về ..

Cô GÀ

(*) nước mắm chứ không phải con mắm đâu các bạn nhé

HỒNG THOẠI
27-08-2013, 09:22 AM
Nghe tỷ Gà tả mà mê
Hẹn ngày biểu diễn tay nghề liền đi !
Anh em bằng hữu mấy khi
Đến nhà của tỷ... cụng ly quên về
HT

buixuanphuong09
07-09-2013, 10:30 PM
CÔNG DỤNG KHÔNG NGỜ

Đến hôm nay, sau 5 ngày điều trị, bệnh đau lưng của tôi đã khỏi được 8/10. Đó là công dụng không ngờ của Mộc nhĩ đen. Trong quá trình tìm Hoa, tình cờ tôi đọc được một trang web nói về "công dụng không ngờ của Mộc nhĩ đen", thấy hay hay tôi liền copy lưu vào thư mục riêng. Trong cơn đau với tâm trạng buồn nản bỗng nhiên nhớ đến nó....tôi liền thực hiện ngay bài thuốc này:
Cháo mộc nhĩ đen, bổ âm, nhuận phế, kiện tỳ, dưỡng vị:
Mộc nhĩ đen 10g; Gạo tẻ 100g (sao vàng); Thịt nạc 50g; Đổ vào 6 chén nước, nấu cháo, thêm gia vị vừa đủ dùng.
Công thức chung như trên, nhưng tôi nghĩ: Mộc nhĩ là thực phẩm thông dụng, nó không độc, có thể tăng liều lượng... Tôi xử dụng một ngày: 50g mộc nhĩ, 150g thịt, 1 bò gạo rang vàng, nấu cháo ăn ba bữa trong ngày. Sau hai ngày tôi thấy nhẹ hẳn và đến hôm nay, sau 5 ngày, đã khỏi được đến 8/10. Sở dĩ tôi khẳng định tác dụng của mộc nhĩ bởi lẽ:
+ Tôi không xử dụng bất cứ loại thuốc nào.
+ Bài thuốc hợp với thực trạng cơ thể tôi. Năm 1991, nằm viện châm cứu TW, GS Tài Thu đã chẩn đoán: Thận âm hư.
+ Món cháo này vào cơ thể tôi có tác dụng nhanh còn nhờ kết quả của 18 năm kiên trì tập luyện.
(Đối với người thận dương hư thì món cháo này không hợp và những người ít tập luyện kết quả chắc cũng chậm hơn)
Tôi post lên đây bài báo để các bạn tham khảo.

Công dụng không ngờ của mộc nhĩ đen


Mộc nhĩ đen là một loại nấm ăn được có giá trị bổ dưỡng rất cao, có nhiều hoạt chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp giải độc và làm chậm sự lão hóa.
Đặc biệt, với tính năng lương huyết và hoạt huyết, mộc nhĩ đen là một loại thực phẩm làm thuốc rất quý có tác dụng làm giảm cholesterol và cải thiện tuần hoàn huyết.
Mô tả: Mộc nhĩ đen còn gọi là nấm mèo đen hoặc là nấm tai mèo vì lúc còn tươi nấm có hình dạng trông giống tai mèo. Mặt ngoài tai nấm màu nâu nhạt, có lông mịn, mạch trong nhẵn màu nâu sẩm. Mộc nhĩ nguyên là một loại nấm mọc hoang trên những thân gỗ mục. Gần đây, mộc nhĩ được bán trên thị trường chủ yếu được trồng và chế biến theo phương pháp công nghiệp.
Thành phần: Mộc nhĩ đen chứa nhiều chất bổ dưỡng, nhất là sinh tố và khoáng chất. Trung bình trong 100g mộc nhĩ có chứa 10,6 g protid; 0,2g lipid; 65,5g glucid; 201g calci; 185mg phospho; 185mg sắt; 10,03mg caroten; 0,15mgvit B1; 0,55mgvit B2; 2,7mgvit PP.
Dược tính và công dụng.
Theo y học cổ truyền , mộc nhĩ đen có vị ngọt, tính bình, không có độc, có tác dụng lương huyết chỉ huyết, hoạt huyết nhuận táo, giải độc, ích khí dưỡng âm.
Căn cứ vào các y thư cổ, Đông y đã có truyền thống dùng mộc nhĩ dưới hình thức sao khô hoặc sao đen tán bột để chữa nhiều chứng xuất huyết như băng huyết, rong kinh, trĩ lở ra máu, tiểu ra máu, lỵ ra máu, ho ra máu.
Gần đây, các nhà khoa học đã đặc biệt lưu ý đến giá trị rất quý của mộc nhĩ đen qua tác dụng cải thiện thành mạch, làm giảm độ mỡ trong máu, ngăn chặn việc hình thành những mảng xơ vữa và quá trình ngưng kết tiểu cầu trong các bệnh về tim mạch.
Mặt khác, các nhà nghiên cứu về mộc nhĩ đen cũng quan tâm đến khả năng giải độc, khả năng kết dính những chất độc hại để thải ra ngoài theo đường tiêu hóa hoặc đường tiết niệu và cả tác dụng làm tiêu dị vật hoặc bào mòn các loại sỏi kết tụ trong cơ thể.
Mộc nhĩ đen không những chỉ có tác dụng nâng cao sức miễn dịch, có nhiều chất xơ và chất keo thực vật để thu hút chất độc hại mà có thể có cả một số hoạt chất chưa xác định có thể tạo ra những phản ứng hoá học làm bào mòn những dị vật hoặc những viên sỏi kết tụ trong cơ thể.
Vì những khả năng này, người ta khuyên những người mắc bệnh sỏi thận, sỏi mật hoặc sỏi bàng quang nên dùng nhiều mộc nhĩ đen. Cũng vậy, các bác sĩ chuyên về vệ sinh môi trường cũng khuyên những công nhân làm việc trong môi trường độc hại, nhiều khói bụi như công trường xây dựng, mỏ than, nhà máy xi măng... nên có mộc nhĩ đen trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Sau đây là gợi ý về việc sử dụng mộc nhĩ đen cho một số trường hợp bệnh lý.
Canh mộc nhĩ đen bồi dưỡng cơ thể, giảm mỡ máu, cải thiện chức năng tuần hoàn huyết:
Mộc nhĩ đen 1osb; Thịt nạc 100g; Đại táo 5 quả; Gừng sống 3 lát; Đổ vào 6 chén nước, nấu còn 2 chén; thêm gia vị vừa đủ dùng.
Cháo mộc nhĩ đen, bổ âm, nhuận phế, kiện tỳ, dưỡng vị:
Mộc nhĩ đen 10g; Gạo tẻ 100g (sao vàng); Thịt nạc 50g; Đổ vào 6 chén nước, nấu cháo, thêm gia vị vừa đủ dùng.
Canh mộc nhĩ, khổ qua phòng và trị cao huyết áp, tiểu đường:
Mộc nhĩ 10g; Khổ qua (mướp đắng) 50g; Đậu phụ 200g; Thêm gia vị vừa đủ, nấu canh ăn hàng ngày.
Chữa bệnh lỵ mãn tính:
Mộc nhĩ đen 30g (sao khô); Lộc giác sương 8g; Tán bột, trộn đều, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5g với nước ấm.
Chữa phụ nữ bị rong kinh, băng huyết:
Mộc nhĩ đen sao đen, tán bột. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3g với rượu ấm.
Chữa bệnh trĩ lở loét, chảy máu:
Mộc nhĩ đen sao khô, tán bột. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3g với nước ấm.
Chú ý: Những người thể tạng hư hàn, hay đầy bụng hoặc hay đi tiêu lỏng khi dùng mộc nhĩ đen nên dùng kèm 1 hoặc vài lát gừng tươi nướng sơ qua trên lửa.


Theo Lương y Võ Hà/Ykhoa.net