PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Làng quê và mùa lễ hội-Trích tiểu thuyết " Kí ức tuổi thơ"



sông hồng
22-09-2013, 06:11 PM
Làng quê và mùa lễ hội-Trích tiểu thuyết " Kí ức tuổi thơ"


Thục Hạ bỏ chăn trâu cho hợp tác, chuyển sang đi chăn vịt thuê cho một gia đình có họ xa ở bên trại bãi, thuộc bên kia sông Đáy.Thục Hạ ở luôn nhà họ và ngày ngày dong duổi cùng mấy đứa bạn chăn vịt nữa đưa đàn vịt theo dọc đoạn sông Đáy quanh phạm vi vài ba làng lân cận. Trong đó, chủ yếu là chăn ở đoạn sông quê. Có khi vào mùa gặt, Thục Hạ lùa vịt ra đồng chăn . Tuy có vất vả mưa nắng một tý nhưng Thục Hạ rất thích, thoải mái , lại được ăn uống khá hơn ở nhà, nhất là thịt vịt, trứng vịt thì hay được ăn thỏa thích . Thục Hạ lớn nhanh, khỏe khoắn, da đỏ au. Thỉnh thoảng, Thục Hạ về nhà chơi một hai buổi rồi lại đi chăn vịt.Thục Hạ quên mất khá nhiều chữ, chỉ nhớ nhất là tên mình . Thục Hạ thấy nhiều anh chị ở quê học hết lớp 7 lại ở quê làm ruộng, gánh gạch nên học chẳng có ích gì. Thục Đông vẫn mê học. Nó yêu những con chữ, con toán và những câu truyện cổ tích...


http://i7.upanh.com/2013/0922/10//57570334.chanvit.jpg (http://hgth.vn/diendan/redirector.php?url=http%3A%2F%2Fupanh.com%2Fview%2 F%3Fid%3Deva51q4vcnv)

Cũng có lần Thục Đông ra tận sông Đáy ngó xem anh mình chăn vịt thế nào. Nó nhìn thấy anh nó dắt đàn vịt rất đông đang tuổi đẻ trứng đi rất thẳng hàng. Chúng đi thành hàng dài đến mấy chục mét, chiều ngang khoảng 2m. Đàn vịt vừa chạy lạch... bạch vừa kêu” Quẹc...quẹc..” thật vui và đáng yêu. Thục Hạ đi sau cầm cái gậy tre nhỏ dài , có buộc mấy cành cây như cái cờ, thỉnh thoảng giơ lên phất phất lùa mấy con vịt đi vào đúng hàng. Dường như đàn vịt rất quen đường đi ra sông và chúng rất thích thú khi được ra sông. Ra đến bờ sông ,Thục Hạ đặt cái đãy đựng ngô, thóc vác trên vai xuống, gọi đàn vịt” Vít...vít...vít...” lại và tung đều ra xung quanh. Đàn vịt ăn chỉ một loáng thì hết. Chúng rũ lông rôi tung cánh ào xuống mặt nước trong xanh, mát rượi. Trên bờ chỉ còn vài cái lông vịt rỉa rơi xuống đất. Sông trong nhìn rõ cả cát mịn dưới mép. Bên này sông, Thục Đông say sưa ngắm đàn vịt và bãi cỏ xanh trải dài theo triền sông. Những con cá lượn lờ dưới sông rồi thoắt cái biến mất. Lũ vịt tràn đầy một khúc sông. Chúng bắt đầu sục sạo xuống dưới nước mò thức ăn. Chúng mò thật giỏi. dường như con nào cũng kiếm được thức ăn cho mình. Có con mò được ốc, hến, trùng trục. Có con cắp được cả cua, tép,...Đến tầm gần trưa thì chúng lên bờ rỉa lông, rúc mỏ trêu nhau. Chúng giơ cả cái mỏ vàng óng lên trời kêu” Vít...vít..” , mắt long lanh như đang cười đùa sung sướng vậy.Rồi, chúng nằm ngủ trên bờ. Nhiều con ngủ cả trên mép sông, mỏ rúc vào cánh, kệ cho nước lững lờ trôi. Hai chân chúng dường như vẫn hoạt động để giữ cho thăng bằng và không bị nước đẩy đi...Thục Hạ ngồi nghỉ dưới rặng phi lao mát rượi. Một anh bạn chăn vịt đoạn trên đi xuống phía Thục Hạ.Hai người mở cơm nắm và thức ăn ra ăn ngon lành rồi dựa vào gốc cây ngủ.
Hồi ấy, chỉ học có một buổi sáng. Buổi chiều, Thục Đông bắt đầu theo bạn đi chăn trâu, cắt cỏ. Mẹ nó xin ông chủ nhiệm trại chăn nuôi cho nó được chăn trâu thêm để lấy công điểm. Những chú trâu, chú bò mộng dữ tợn nhiều khi làm bọn nó cũng khiếp vía .Lâu thành quen, chúng bắt chước cánh chăn bò lớn hơn cách làm quen là kiếm vài nắm cỏ ngon, cái ngọn mía mập cho chúng ăn rồi xoa xoa lên trán ,lên sừng. Sau, bọn nó có thể xoa khắp và còn nhảy lên cưỡi chúng nữa. Lúc đó, những chú trâu bò thật sự là bạn thân của chúng, ngoan ngoãn, hiền lành làm theo sự chăn dắt của chúng. Những buổi đi chăn trâu, cắt cỏ là những buổi chúng rất thích thú vì có thể vui chơi bay nhảy, bơi lội hoặc tranh thủ kiếm vài món có thể ăn được. Thả trâu trên bãi cỏ rộng ven sông là chúng có thể leo lên bãi dâu cạnh đó tìm quả dâu chín ăn. Bãi dâu rộng gần hết vùng bãi, chỉ có một vài khu vực trồng mía, ngô, đậu...Những hàng dâu thẳng tắp, cao vút, lá to như bàn tay xanh đậm.


http://i4.upanh.com/2013/0922/08//57568792.haidau.jpg (http://hgth.vn/diendan/redirector.php?url=http%3A%2F%2Fupanh.com%2Fview%2 F%3Fid%3Ddva90q3d9wf)

Dâu ra quả thành chùm xum xuê, chín tím ăn rất ngọt. Cạnh bãi dâu có công trường bộ đội. Chúng thường tụ tập ngoài hàng rào dây thép gai xem các chú bộ đội tập quân sự, tập bắn. Chúng còn cắt thủng hàng rào chui vào trẩy trộm những quả vả, quả sung chín đỏ ăn rất ngọt và mát mọc tự nhiên gần hàng rào. Có lần, bị mấy chú bộ đội bắt, dọa nhốt, chúng sợ quá vừa khóc vừa xin chừa. Dọa cho chừa rồi,các chú trèo hái thêm cho chúng chia nhau và dặn:
-Lần này, các chú tha. Lần sau, các chú bắt thật đấy.
http://i0.upanh.com/2013/0922/10//57569958.uomto.jpg (http://hgth.vn/diendan/redirector.php?url=http%3A%2F%2Fupanh.com%2Fview%2 F%3Fid%3Dfvad4q1t0sl)

Chúng chuyển sang lân la vào khu nhà ươm tơ cạnh công trường bộ đội. Trong khu nhà ươm tơ, có rất nhiều các cô trong làng làm việc rất bận rộn. Mỗi cô một nồi ươm. Họ ươm tơ ,kéo sợi tơ bằng những cái guồng thủ công đơn sơ nhưng rất thuận tiện. Các cô vừa làm vừa cười nói rất vui vẻ. Những cánh tay tròn lẳn lộ ra từ cái tay áo cánh nâu quen thuộc cứ thoăn thoắt một cách cần mẫn. Nước nóng từ cái nồi ươm kén phả ra càng làm cho mồ hôi ai cũng nhễ nhại. Những cái kén vàng óng được cho vào nồi nước sôi sùng sục bắc trên bếp than. Những sợi tơ được mắc lên cao trên một cái dàn có một hàng móc rồi được se lại thành sợi bền chắc theo nhịp tay quay thành từng cuộn đầy dần lên một màu vàng óng, lấp lánh. Những con nhộng mập vàng ngậy lộ dần ra từ trong những cái kén đã được kéo hết tơ..Xong mỗi mẻ kén, một mớ sơ đầy nhộng tươi ngon đã chín tới, ăn ngay được, rất đậm và bùi. Thỉnh thoảng, mẹ Thục Đông đi ươm tơ về cũng được chia ít sơ nhộng về nhặt ra rồi xào vởi tỏi, lá chanh thơm nức, ăn cơm khỏe và rất ngon miệng .Khu vực phơi tơ đã quay xong là đẹp mắt nhất. Người ta làm nhanh và khéo đến nỗi tìm ngay được đầu dây tơ và quay nhanh thoăn thoắt.

http://i3.upanh.com/2013/0922/10//57570150.uomto2.jpg (http://hgth.vn/diendan/redirector.php?url=http%3A%2F%2Fupanh.com%2Fview%2 F%3Fid%3D8vad9q2tdgv)

Con tằm trông như con sâu mà chỉ ăn có lá dâu mà vừa cho tơ quý, vừa cho thức ăn giàu chất dinh dưỡng, ngon bổ lại vừa cho phân bón ruộng rất tốt. Hợp tác xã xây cả một khu nhà lớn để nuôi tằm. Đội sản xuất nào cũng làm dâu nuôi tằm tấp nập và có nhiều xã viên rất lành nghề. Bà con thường đọc câu ”Làm ruộng ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”.Có tận mắt chứng kiến cảnh xã viên nuôi tằm mới biết họ vất vả, bận rộn hơn làm ruộng nhiều. Làm ruộng chỉ vất vả theo mùa vụ. Cấy lúa xong là xong. Gặt lúa về, nay chưa phơi nỏ thì mai phơi. Nhưng, nuôi tằm thì không thế được. Chỉ cần để tằm đói một bữa là chết hàng loạt. Khổ nhất là lúc tằm ăn rỗi. Nó ăn suốt ngày và lớn rất nhanh. Đây là giai đoạn tằm tích trữ tơ nhiều nhất. Lá dâu phải tươi ngon, đúng lứa tằm mới ăn và ăn có chất nhất. Để lá bị ẩm ướt hoặc nơi chăn tằm bị bẩn, ẩm thấp, ruồi muỗi là lỗ đậm vì tằm bị bệnh chết ngay. Sáng sớm tinh mơ nào cũng vậy, người chăn tằm phải dậy thật sớm, có khi chưa kịp ăn gì đã quang gánh đi bộ ra tận bãi cách nhà mấy km để hái dâu rồi lại kẽo kẹt gánh è cổ về. Họ để chỗ mát, ráo sương rồi lần lượt lấy tứng mớ ra thái thật nhỏ ,đều và bốc rắc đều từng nong tằm trên các giá tằm. Bởi vậy, nghề nuôi tằm đã luyện cho người dân quê hương Thục Đông đức tính chăm chỉ, khéo léo, cẩn thận, sạch sẽ vô cùng. Có khi đang ăn cơm cũng lo lắng ra xem tằm ăn xong chưa để lại cho ăn tiếp. Hoặc phải thường xuyên dọn dẹp ,chuyển chúng sang nong mới rồi cho ăn tiếp. Về đêm, có khi họ phải thức giấc mấy lần để chăm tằm. Bận hơn bận con mọn. Ai mà bận cả nuôi con nhỏ lúc ốm đau thì cực hết nỗi. Ấy vậy mà ,trông làng quê có vẻ giàu có thế mà giỏi lắm bà con cũng chỉ đủ ăn mà thôi.

http://i4.upanh.com/2013/0922/10//57570277.luahadong.jpg (http://hgth.vn/diendan/redirector.php?url=http%3A%2F%2Fupanh.com%2Fview%2 F%3Fid%3Ddva3dqft2pr)

Trong làng, còn một bộ phận dân cư chuyên sống bằng nghề canh cửi. Họ nhận sợi của nhà nước đem về dệt thành tấm rồi nộp tính công điểm lấy sản phẩm là thóc. Mỗi nhà một khung cửi thủ công để chật cả một gian nhà rộng. Những người thợ dệt vải hầu hết là phụ nữ. Họ dệt rất chăm. Hết dệt ngày lại dệt thâu đêm. Hình như họ không ngủ trưa bao giờ và mỗi tối họ ngủ chỉ vài tiếng. Sáng sớm, khi gà gáy canh năm thì cả làng lại vang lên tiếng dệt cửi ”Tí...tách...”quen thuộc. Chăm là thế nhưng nghề dệt cửi không giàu lên được mà cũng chỉ giúp họ đủ sống .Nhưng dù sao thì cũng còn hơn là không có nghề phụ.
Với những nghề phụ đó, đàn ông quê Thục Đông thường phải cáng đáng hầu hết việc đống áng để đàn bà lo việc chăn tằm, dệt vải, chợ búa, bếp núc. Có lẽ, duy nhất chỉ có con trai vùng quê này mới biết cấy và cấy rất thạo, ngoài công việc cày bừa, gặt hái. Hầu hết, con trai đến tầm 13, 14 tuổi đã tập tành biết cấy.
Tuy nhiên, vào mùa lễ hội cũng là lúc có vẻ thanh nhàn hơn cả. Nhà nào nhà ấy hớn hở sắm sửa ,làm lễ và đi chơi hội vui hơn cả mấy ngày tết.
Có hàng loạt lễ hội quanh vùng ngoại ô .Năm lớp 4, lần đầu tiên Thục Đông cùng Thục Hạ và bọn trẻ trong xóm rủ nhau đi bộ tận mấy km vào chơi hội Thầy. Gia đình chúng chỉ cho chúng mỗi đứa được vài đồng. Mùa xuân, sông Đáy nông tới đầu gối, sâu lắm tới bẹn.. Chúng đi đường tắt lội qua sông. Lên đến đê Thầy, trông cảng rõ ngọn núi Thầy xinh xắn với những dòng người đông như kiến đang di động trên sườn núi trong màu áo sặc sỡ sắc màu. Làng Thầy với những ngôi nhà ngói san sát ,dân cư đông đúc trải rộng cả vùng ven đê. Khách thập phương từ các ngả về tụ hội tấp nập, đông vui chưa từng thấy .Lần đầu tiên được nhìn thấy ngọn núi Thầy và dãy núi Thầy trải dài giữa vùng đồng bằng châu thổ, lòng Thục Đông rạo rực khôn tả trước một vẻ đẹp ngỡ ngàng của thiên nhiên nơi đây. Vào đến Hồ Thầy, người ta chen chúc nhau. Ven hồ làng hàng quán chật nic khách. Hồ Thầy nhỏ xinh trong xanh như cái lẵng hoa sen. Sen mọc cao và đầy hồ.Tầng tầng lớp lớp những bông hoa sen hồng, trắng đang vươn lên trong nắng xuân vàng rượi. Người ta còn gọi hồ Thầy là Hồ Sen vì hồi đó rất lắm sen. Trong chùa nghi ngút khói hương. Tiếng chuông ngân nga thánh thót hòa trong tiếng tụng kinh gõ mõ, tiếng cầu khấn lầm rầm gợi không gian huyền bí linh thiêng.

http://i7.upanh.com/2013/0922/10//57570298.hoithay.jpg (http://hgth.vn/diendan/redirector.php?url=http%3A%2F%2Fupanh.com%2Fview%2 F%3Fid%3Dbvaafq9t4wv)

Đứng ngay dưới chân núi mới thấy núi cao sừng sững. Cây cối um tùm. Nổi bật nhất là những cây Đại nở đầy hoa trắng trên sườn nuí, cạnh chùa. Những cây gạo cổ xưa thân cao to sù sì đang trổ đầy hoa đỏ rực trước sân chùa Cả và cả trên núi. Những tảng đá to xù xù đủ những kiểu dáng. Bậc đá cheo leo, nhẵn thín,mát lạnh cả chân. Lên đến cửa hang Cóc Cớ, chúng không dám vào sâu và rủ nhau xuống núi. Chúng chỉ biết đi chơi, ngắm người ngắm cảnh chứ không biết cầu khấn như người lớn.Những bức tượng Phật uy nghi, hiền từ còn quá lạ lẫm và bí ẩn trước ánh mắt non nớt của Thục Đông.
Lúc về, đói quá, bọn chúng gom tiền mua bánh cuốn chấm tương ớt. Chúng ăn rất ngon . Ngon như chưa bao giờ được ăn thứ bánh cuốn nào ngon như vậy. Ăn hết tiền mà vẫn đói, vẫn thòm thèm .Chúng đành bảo nhau đi bộ về. Mấy đứa Thục Hạ lớn hơn, khỏe hơn lại thạo đường nên đi nhanh hơn, bỏ lại Thục Đông, Hưng phía sau. Thỉnh thoảng, chúng phải dừng lại chờ nhau. Vừa lội qua sông, đến địa phận bãi dâu quê chúng thì mưa rào một trận như trút. Không đứa nào có áo mưa . Cả lũ ướt như chuột lột. Nhưng trong lòng đứa nào cũng đều rất vui.