PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Thắc Mắ'c Về 2 Bài Thơ Đôi Dép !



HuyenLam
05-10-2013, 05:15 AM
Tôi có vài điều hơi thắc mắc về 2 bài thơ Đôi Dép ! 1 của Tác giả Thuận Hóa bài thơ nầy tôi nhớ đã được đọc rất lâu và bây giờ gặp lại trên 1 vài trang web ...1 của Tác Giả Nguyễn Trung Kiên , tôi không biết ai là chính Tác Giả của bài thơ đó , mong anh chị hiểu biết xin cho tôi được rõ .
Thân Huyền Lâm .

Đây là 2 bài thơ Đôi Dép của 2 Tác Giả ...


ĐÔI DÉP

Viết cho Công Tằng Tôn Nữ Ý Nhi
(Hy sinh mùa xuân năm 1968, vừa tròn 21 tuổi. Biệt động thành Huế để lại một đôi dép)
Ý Nhi ra đi không bao giờ trở lại. Để lại đôi dép này là nỗi nhớ nỗi thương).

Vần thơ đầu anh viết tặng cho em
Là vần thơ anh viết về đôi dép
Khi anh nhớ ở trong lòng da diết
Đôi dép tầm thường cũng viết thành thơ

Hai chiếc dép gặp gỡ tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nhau nửa bước
Đi làm Cách mạng những nẻo đường xuôi ngược
Từ bắc vào nam cát bụi cùng nhau

Cùng bước cùng mòn không kẻ thấp người cao
Cùng chung chia sẻ sức người đời chà đạp
Khi vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia

Nếu một ngày một chiếc mất đi
Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu.

Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng... nỗi nhớ Ý Nhi ơi!

Đôi dép vô tư khắng khít bước song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn nhưng không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi

Không thiếu nhau trên những bước đường đời
Dẫu một chiếc ở mỗi bên phải trái
Như tôi yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau bằng một lối đi chung

Hai chúng mình thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Như anh và em... thương lắm Ý Nhi ơi!

Thuận Hóa

Bài Thơ Đôi Dép

Bài thơ đầu tiên anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ


Hai chiếc dép kia gặp gỡ tự bao giờ
Có yêu đâu mà chẳng rời nửa bước
Cũng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung, xuống cát bụi cùng nhau


Cùng bước cùng mòn không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia


Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế sẽ trở thành khập khễnh
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu


Cũng như mình trong những phút vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh


Đôi dép vô tư khắn khít bước song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt có đôi


Không thiếu nhau trên những bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc có một bên phải trái
Nhưng anh yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau bởi một bước đi chung


Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia


Cuộc đời ta mãi mãi chẳng xa lìa
Mất một chiếc, chiếc kia vào sọt rác
Hay cố lê bên những gì phế thải
Sống âm thầm nơi xó góc tối đen


Rồi ngày kia buồn chán không ánh đèn
Chiếc còn lại cũng ra đi vĩnh viễn
Ngày ra đi không một người đưa tiễn
Nhưng vui lòng vì gặp lại chiếc kia


Một nơi xa hai chiếc chẳng chia lìa
Vì đã thoát khỏi cảnh đời ô trọc
Không hơn thua ghét ghen hay lừa lọc
Bước song hành một dạ đến ngàn thu

Nguyễn Trung Kiên

thugiangvu
05-10-2013, 06:46 AM
Tôi có vài điều hơi thắc mắc về 2 bài thơ Đôi Dép ! 1 của Tác giả Thuận Hóa bài thơ nầy tôi nhớ đã được đọc rất lâu và bây giờ gặp lại trên 1 vài trang web ...1 của Tác Giả Nguyễn Trung Kiên , tôi không biết ai là chính Tác Giả của bài thơ đó , mong anh chị hiểu biết xin cho tôi được rõ .
Thân Huyền Lâm .

Đây là 2 bài thơ Đôi Dép của 2 Tác Giả ...


ĐÔI DÉP

Viết cho Công Tằng Tôn Nữ Ý Nhi
(Hy sinh mùa xuân năm 1968, vừa tròn 21 tuổi. Biệt động thành Huế để lại một đôi dép)
Ý Nhi ra đi không bao giờ trở lại. Để lại đôi dép này là nỗi nhớ nỗi thương).

Vần thơ đầu anh viết tặng cho em
Là vần thơ anh viết về đôi dép
Khi anh nhớ ở trong lòng da diết
Đôi dép tầm thường cũng viết thành thơ

Hai chiếc dép gặp gỡ tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nhau nửa bước
Đi làm Cách mạng những nẻo đường xuôi ngược
Từ bắc vào nam cát bụi cùng nhau

Cùng bước cùng mòn không kẻ thấp người cao
Cùng chung chia sẻ sức người đời chà đạp
Khi vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia

Nếu một ngày một chiếc mất đi
Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu.

Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng... nỗi nhớ Ý Nhi ơi!

Đôi dép vô tư khắng khít bước song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn nhưng không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi

Không thiếu nhau trên những bước đường đời
Dẫu một chiếc ở mỗi bên phải trái
Như tôi yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau bằng một lối đi chung

Hai chúng mình thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Như anh và em... thương lắm Ý Nhi ơi!

Thuận Hóa

Bài Thơ Đôi Dép

Bài thơ đầu tiên anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ


Hai chiếc dép kia gặp gỡ tự bao giờ
Có yêu đâu mà chẳng rời nửa bước
Cũng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung, xuống cát bụi cùng nhau


Cùng bước cùng mòn không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia


Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế sẽ trở thành khập khễnh
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu


Cũng như mình trong những phút vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh


Đôi dép vô tư khắn khít bước song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt có đôi


Không thiếu nhau trên những bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc có một bên phải trái
Nhưng anh yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau bởi một bước đi chung


Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia


Cuộc đời ta mãi mãi chẳng xa lìa
Mất một chiếc, chiếc kia vào sọt rác
Hay cố lê bên những gì phế thải
Sống âm thầm nơi xó góc tối đen


Rồi ngày kia buồn chán không ánh đèn
Chiếc còn lại cũng ra đi vĩnh viễn
Ngày ra đi không một người đưa tiễn
Nhưng vui lòng vì gặp lại chiếc kia


Một nơi xa hai chiếc chẳng chia lìa
Vì đã thoát khỏi cảnh đời ô trọc
Không hơn thua ghét ghen hay lừa lọc
Bước song hành một dạ đến ngàn thu

Nguyễn Trung Kiên

Em chỉ cũng chỉ biết như anh đã viết trên đây thôi .
Chúc anh an vui luôn.
Thu giang

truclam_999
05-10-2013, 12:15 PM
2 bài thơ đều hay ! Nhưng con nghe nhiều người đọc bài thơ bác Nguyễn Trung Kiên

HuyenLam
05-10-2013, 09:06 PM
2 bài thơ đều hay ! Nhưng con nghe nhiều người đọc bài thơ bác Nguyễn Trung Kiên


Thanks TrucLam đã vào đọc 2 bài thơ và cho nhận xét , riêng HL thì nghiêng về bài thơ của Thuận Hóa hơn vì bài thơ viết đã nói rõ là viết cho ai cũng như thời gian xãy ra , có lẽ Tac Gia là một người lính bộ đội năm xưa và bài thơ có thể đã ra dời sau cuộc chiến 68 , hoặc 69 khoảng thời gian trên 45 năm lúc đó chưa có internet nên bài thơ không thể lưu truyền rộng rãi , rồi cũng có thể TG đã hy sinh trong cuộc chiến nên bài thơ không được phổ biến ..so sánh hai đoạn thơ HL thấy đoạn thơ của Nguyễn Trung Kiên dù nhân cách hóa hay có ví von đọc cũng nghe khập khiễng hơn đoạn thơ của Thuận Hóa .

Hai chiếc dép gặp gỡ tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nhau nửa bước
Đi làm Cách mạng những nẻo đường xuôi ngược
Từ bắc vào nam cát bụi cùng nhau

Thuận Hóa

Hai chiếc dép kia gặp gỡ tự bao giờ
Có yêu đâu mà chẳng rời nửa bước
Cũng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung, xuống cát bụi cùng nhau

Nguyễn Trung Kiên

1 đôi dép bình thường thì không có chuyện bước lên thảm nhung , dù cho TG có ví von hay nhân cách hóa đọc cũng không nghe xác thực . Đó là ý kiến riêng của HL mong các bạn ai có sự hiểu biết hơn về bài thơ nầy xin cho mình được biết cùng với nhé .
Thân HL

VỀ MIỀN TRUNG
05-10-2013, 10:58 PM
Chủ đề này được khởi xướng trên mạng từ 3-4 năm trước. Nhiều trang mạng đăng tin, nhiều diễn đàn sôi động và lượng người đọc tăng lên đáng kể.

Khoảng 20 năm trước thì một số anh chị em sinh viên cũng đã chép tay hay đọc trong các buổi sinh hoạt. Tôi thiên về ý cho rằng bài này của Thuận Hóa, một tay viết ít nhiều liên quan đến vùng đất thần kinh. Diễn đàn Vnthiquan.net và Thi Viện cũng đã treo bài này với tên Thuận Hóa.

Có lẽ nhiều người vẫn còn nhầm chàng kỹ sư Nguyễn Trung Kiên với những người trùng tên nổi tiếng khác.

Có ý kiến cho rằng bài này dịch thơ Puskin nhưng theo VMT thì không phải.

HuyenLam
06-10-2013, 02:40 AM
Chủ đề này được khởi xướng trên mạng từ 3-4 năm trước. Nhiều trang mạng đăng tin, nhiều diễn đàn sôi động và lượng người đọc tăng lên đáng kể.

Khoảng 20 năm trước thì một số anh chị em sinh viên cũng đã chép tay hay đọc trong các buổi sinh hoạt. Tôi thiên về ý cho rằng bài này của Thuận Hóa, một tay viết ít nhiều liên quan đến vùng đất thần kinh. Diễn đàn Vnthiquan.net và Thi Viện cũng đã treo bài này với tên Thuận Hóa.

Có lẽ nhiều người vẫn còn nhầm chàng kỹ sư Nguyễn Trung Kiên với những người trùng tên nổi tiếng khác.

Có ý kiến cho rằng bài này dịch thơ Puskin nhưng theo VMT thì không phải.
Thanks VMT ghé góp ý . Vâng , lúc xưa trên vnthuquan HL cũng đã có thắc mắc trên một nick khác , nhưng từ thời gian đó đến nay vẫn chưa được biết ai là người chính TG bài thơ đó ! Nên bây giờ thấy trên diễn Đàn có nhiều bạn thông hiểu nên gợi lại thắc mắc thôi , rất tiếc TG Trung Kiên không biết có đọc được những thắc mắc của độc giả mấy năm qua không ? Riêng HL có đọc được vài bài thơ trả lời về bài thơ Đôi Dép trên các báo của những nhà thơ Hải Ngoại có lời lẽ hằn học căm thù vì có tính cách chính trị nên HL không thể post những bài thơ đó nơi đây, thì chứng tỏ họ thiên về bài thơ của TG Thuận Hóa hơn .
Lân nữa cám ơn VMT đã ghé thăm , chúc ngày cuối tuần vui .
Thân, HL

Phong Trần
06-10-2013, 02:12 PM
Pt có một thắc mắc rằng: Thuận Hóa là ai và Phạm Trung Kiên là ai? Nếu thực sự cả 2 tác giả đó không dính dáng gì đến nhau thì có lẽ chúng ta không cần phải tìm hiểu mà bản thân chính tác giả cũng đã có những hành động để bảo vệ tác quyền của mình. Nhưng những tác giả trên cuối cùng cũng chỉ là những tác giả mà chúng ta biết qua mạng internet. Có thể là hai người hay một người, nhưng để khẳng định là bài thơ của ai thì chúng ta cần tìm một (trong hai người đó), và thực tế thì chưa ai được biết họ là ai? Tác giả Phạm Trung Kiên cũng có xuất hiện trên một vài diễn đàn nhưng chẳng qua cũng chỉ là nickname hay bút danh mà thôi, còn đời thật thì...

Nắng Xuân
06-10-2013, 04:24 PM
Áo Trắng có lần đăng bài thơ này và sau đó là một bài viết về t/g Nguyễn Trung Kiên. Xin post lên đây để mọi người tham khảo.

Đã gặp tác giả Đôi dép
30/09/2007 08:07 (GMT + 7)
AT - Sau khi bài thơ Đôi dép được giới thiệu trên Áo Trắng số 7, rồi bài Những thông tin đầu tiên thú vị về bài Đôi dép trên Áo Trắng số 8, cuối cùng vào đầu tháng 9-2007 chúng tôi đã gặp được tác giả Nguyễn Trung Kiên tại Áo Trắng.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=218706

34 tuổi, có dáng người rắn chắc của một... công nhân cơ khí (*), Nguyễn Trung Kiên bắt đầu câu chuyện khá rụt rè, cho biết vài năm nay vì công việc mưu sinh mà anh hầu như đã ngưng việc sáng tác.

Đúng như thông tin của bạn đọc Hoàng Hải (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tây Ninh), Kiên từng là sinh viên khóa 1997-2001 khoa ngữ văn thuộc ĐH Sư phạm TP.HCM, nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên chỉ theo học được một năm rồi phải bỏ ngang để đi làm thợ. Với tờ Thế Giới Mới số 266 (15-12-1997) có bài Đôi dép in trang 91 trên tay và một số bản thảo thơ khác có giọng điệu rất giống Đôi dép, Kiên hoàn toàn thuyết phục được Áo Trắng rằng mình chính là tác giả của bài thơ đang được nhiều người truy cập nhất của trang web http://www.Vnthuquan.net.

Trung Kiên cho biết anh viết Đôi dép vào tháng 12-1997 và bài này sau đó đã được giải 2 chương trình "Tiếng thơ sinh viên" 1998 của Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (giải 1 là bài Không đề của Trần Đình Thọ). Cảm hứng viết Đôi dép bắt nguồn từ cuộc tranh luận "rách việc" với một người bạn, rằng khi người ta mang dép thì chiếc bên nào sẽ mòn trước... Đôi dép được viết khi Kiên chưa có người yêu và đang mơ tưởng về một tình yêu chung thủy.

Sau đó khi lập gia đình - với một cô giáo Trường cao đẳng Sư phạm mầm non - anh đã tặng bài thơ này như một món quà cưới! Lẽ dĩ nhiên vợ Kiên rất thích thơ của chồng, và là người rất tích cực phổ biến thơ anh trong bạn bè. Không hiểu sao mà từ ấy đến nay, bài Đôi dép bỗng hóa thành thơ của Thuận Hóa (?!) với những câu chữ được sửa đổi về một nhân vật cụ thể rất thô vụng.

Mọi việc như vậy đã rõ. Với lời tâm sự sau cùng của Kiên: "Áo Trắng làm tôi rất xúc động và đã hâm nóng thi hứng của tôi. Tôi hi vọng sẽ làm thơ trở lại...", Áo Trắng xin chúc anh sẽ có tác phẩm mới trong những ngày tới.

(*) Kiên đang làm việc tại cơ sở cơ khí của gia đình (218/23 Phú Thọ Hòa, Q.Tân Phú, TP.HCM).

Sau đây là ba bài thơ Nguyễn Trung Kiên gửi tặng bạn đọc Áo Trắng:

Hồi ức
(Kính tặng cha mẹ)

Không thể nào con quên được ngày xưa
Cha ngồi quạt để mẹ ru con ngủ
Cánh võng chao đổ mùa hè ra cửa
Tiếng đàn ve đệm nhạc khúc ầu... ơ...

Con giữ gìn vị ngọt tuổi ấu thơ
Như viên kẹo ngậm cả đời không hết
Có ai dạy đâu mà con biết
Sẽ chẳng còn gì khi cha mẹ xa nhau

Rồi một ngày, con không hiểu vì đâu
Nước mắt chảy lặng thầm về hai phía
Long Quân, Âu Cơ lên rừng, xuống bể
Để đàn con ngơ ngác giữa mẹ cha!

Con muốn ngã vào hai cánh tay cha
Con muốn uống cả đôi dòng sữa mẹ
Tình cảm ấy chẳng thể nào chia sẻ
Như cánh võng đưa không chỉ một đầu dây.

Con lớn lên, thiếu thốn một vòng tay
Như dòng sông cả hai bờ đều lở
Mặt nước rộng, đời mênh mông nỗi sợ
Một cánh bèo níu kéo tuổi thơ xa.

Con lớn lên ai cũng bảo giống cha
Người yêu con thì lại hiền như mẹ
Con chỉ sợ có một ngày như thế
Phải lau giùm nước mắt trẻ chia hai...

Con đã đi qua những tháng năm dài
Chân không thể bước ra ngoài nỗi nhớ
Tuổi ấu thơ vẫn từng ngày nhắc nhở
Có một thời...
Cha mẹ đã...
Yêu nhau...

(28-4-1996)



Tự kiểm
(Tặng các bạn khoa ngữ văn khóa 23 - Trường ĐHSP TP.HCM)

Những tiếng "chào thầy" tươi tắn dọc hành lang
Ôi những đứa học trò trong lớp em thực tập
Lần đầu tiên, tiếng "thầy" sao mà ấm
Hạnh phúc biết bao, nhưng chợt bàng hoàng.

Ở trường mình cũng có những hành lang
Mỗi sớm chiều thầy bước qua rất vội
Lũ chúng em, những sinh viên năm cuối
Có đứa nào thốt được tiếng chào đâu?

Lũ chúng em gặp thầy đều bước mau
Mặt cúi xuống như một lời thú tội
Tiếng "chào thầy" giảm dần theo số tuổi
Chợt thấy mình có lỗi với tuổi thơ.

Đâu tiếng chào tròn miệng những ngày xưa
Hai tay khoanh và mái đầu cúi nhẹ?
Càng lớn lên, tiếng "chào thầy" càng khẽ
Giờ lặng im khi sắp được làm thầy.

Mai làm sao dạy bảo học trò đây
Khi lễ phép chính mình đánh mất?
Nếu được chào bằng những lời rất thật
Nghĩ về thầy sao khỏi ăn năn?

Ôi! Chúng em là sinh viên khoa văn
Không hiểu được những điều đơn giản ấy
Lớp học chưa tan đã ồn ào đứng dậy
Mai làm thầy, hối hận biết bao nhiêu!

(6-11-1998)






Con nhân sư

Giữa sa mạc hoang sơ
Con nhân sư
Ôm nỗi khát khao bỏ xác thân dã thú
Một ngày kia
Đứng dậy, làm người.

Thời gian nặng nề trôi
Con nhân sư gục chết
Mang nỗi hận vào luân hồi chuyển kiếp.
Ngàn năm thân dã thú chẳng thành người.

... Thế mà con người
Chỉ cần một giây thôi
Đủ để thành... dã thú!

(9-1997)

Nắng Xuân
06-10-2013, 04:29 PM
Bài đã copy từ:
http://tuoitre.vn/Ao-trang/222079/da-gap-tac-gia-doi-dep.html

HuyenLam
06-10-2013, 08:29 PM
Bài đã copy từ:
http://tuoitre.vn/Ao-trang/222079/da-gap-tac-gia-doi-dep.html

Thank Nắng Xuân đã vào góp ý , xin chấm dứt nơi đây nhưng dù sao HL vẫn cho là bài thơ nầy còn còn nhiều nghi vấn bên trong và vẫn thiên về TG Thuận Hóa hơn và theo thiển nghĩ không lẽ TG Thuận Hóa nào đó mấy mươi năm sau lại lấy bài thơ của của Trung Kiên để lồng vài bối cảnh đã xãy ra trước đó mấy mươi năm ?!..cũng có thể TG đã hy sinh sau đó trong chiến tranh nên chẳng còn ai để so đọ ...
Thân