PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Huế dấu ấn Cố đô xưa



thugiangvu
08-10-2013, 05:04 AM
Huế dấu ấn Cố đô xưa


Huế dấu ấn Cố đô xưa


Huế -nơi ẩn chứa vẻ đẹp cổ xưa với những nét kiến trúc đặc trưng rất hấp dẫn. Nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, nơi đây từng là trung tâm của những triều đại phong kiến Việt Nam khi còn thịnh vượng từ năm 1802– 1945. Huế tuyệt đẹp nằm bên những dãy núi và dưới chân đèo Hải Vân, xung quanh là những kênh đào, làng chài nhộn nhịp cá tôm.



http://tanthu.info/wp-content/uploads/2013/10/116.jpg

Phong cảnh toàn thành tỉnh Thừa Thiên Huế


Phía Bắc của sông Hương là một di tích gồm những lâu đài được xây dựng theo kiểu phòng thủ tạo thành một đường vòng cung dài 11km. Công trình quý giá này bao gồm hơn 100 tác phẩm kiến trúc, đã thực sự phản ánh được cuộc sống của vua quan nhà Nguyễn. Giữa những quả đồi ở bờ Nam sông Hương là những lăng tẩm rất đẹp của các vua Nguyễn. Lăng vua Tự Đức được xây từ năm 1864-1867 và lăng vua Khải Định được xây từ năm 1920-1931. Trong số đó nổi tiếng nhất là bốn lăng tẩm mà mỗi lăng được biết đến với cái tên phù hợp với tính cách và kiểu kiến trúc của mỗi vua. Ðó là lăng Gia Long uy nghi, lăng Minh Mạng oai phong, lăng Tự Ðức thơ mộng và lăng Khải Ðịnh tráng lệ.



http://tanthu.info/wp-content/uploads/2013/10/213.jpg

Di sản Hoàng Thành


Huế là một trong những vùng có nhiều di sản văn hoá. Ðến nay, số lượng lớn di tích vẫn còn nguyên hình dạng vốn có của nó. ngoài ra còn có những điểm tham quan như: chùa thiên mụ, Hoàng thành, Ngọ môn, điện thái hòa, tử cấm thành, Thế Miếu, Hiển lâm các, cửu đỉnh…

Nằm ở bờ Bắc con sông Hương thơ mộng với kiến trúc của Kinh thành Huế được xây dựng trên diện tích 500ha, bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành được gọi chung là Đại Nội. Đây là trung tâm hành chính, chính trị của triều đình Nguyễn và nơi sinh hoạt của hoàng gia. Trong Đại nội còn có Cửu Đỉnh (là chín cái đỉnh bằng đồng được chạm trổ công phu biểu tượng cho sự trị vì của vua triều Nguyễn).

Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng.

Hoàng Thành có 4 cửa được bố trí ở 4 mặt. Cửa chính phía Nam là Ngọ Môn, phía Đông có cửa Hiển Nhơn, phía Tây có cửa Chương Đức, phía Bắc có cửa Hòa Bình. Các cầu và hồ được đào chung quanh phía ngoài thành đều có tên Kim Thủy. Bên cạnh đó, khu vực cử hành đại lễ: gồm từ Ngọ Môn, cửa chính của Hoàng Thành - nơi tổ chức lễ Duyệt Binh, lễ Truyền Lô, lễ Ban Sóc. Điện Thái Hòa: nơi cử hành các cuộc lễ Đại Triều một tháng 2 lần vào ngày 1 và 15 Âm lịch, lễ Đăng Quang, lễ Vạn Thọ, lễ Quốc Khánh...

Khu vực miếu thờ: được bố trí ở phía trước, hai bên trục dọc của Hoàng Thành theo thứ tự từ trong ra gồm: bên trái có các miếu thờ Nguyễn Kim (Triệu Tổ Miếu), miếu thờ các vị chúa Nguyễn (Thái Tổ Miếu); bên phải có các miếu thờ Nguyễn Phúc Luân (Hưng Tổ Miếu) và miếu thờ các vị vua nhà Nguyễn (Thế Tổ Miếu).



http://tanthu.info/wp-content/uploads/2013/10/512.jpg

Hiển Lâm Các


Hiển Lâm Các: nằm trong khu vực miếu thờ trong Hoàng thành Huế. Công trình được xây dựng vào năm 1821 và hoàn thành vào năm 1822, dưới thời vua Minh Mạng. Hiển Lâm Các gồm ba tầng. Giữa các tầng có tỷ lệ cân xứng, hài hòa với nhau. Tầng một có tất cả 5 gian, kiến trúc của tầng một được xem là sắc sảo với những bản điêu khắc đạt đến trình độ điêu khắc tinh xảo. Với chiều cao 17m, công trình này được làm hoàn toàn bằng gỗ và có tất cả 12 mái, 4 cột chính chạy suốt chiều cao của Hiển Lâm Các tổng diện tích lên đến Diện tích là 300 m².

Hiển Lâm Các là kiến trúc đẹp và độc đáo của khu vực Hoàng Thành. Nó là công trình được bảo quản tốt và được trùng tu nhiều lần, lần mới nhất vào năm 2001 được xem là lần trùng tu hoàn chỉnh nhất.

Trong số 13 triều vua nhà Nguyễn thì vua Khải Định được đánh giá cao về độ chịu chơi trong việc xây dựng lăng tẩm dành cho mình. Bởi vì, lăng của ông có diện tích nhỏ nhất nhưng về tiền của và thời gian lại là lớn nhất. Khải Định là vị vua thứ 12 trong triều đại nhà Nguyễn, ông lên ngôi vào năm 1916 khi 31 tuổi. Sau khi lên ngôi Hoàng đế được 4 năm, tức là năm 1920 Khải Định tiến hành cho xây lăng và hoàn thành trong vòng 11 năm.

Để hoàn thành việc xây dựng lăng, vua Khải Định cử người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói ác đoa, sang Trung Quốc, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh để kiến thiết công trình. So với các Lăng trong hệ thống lăng tẩm ở Huế, lăng Khải Định có diện tích nhỏ, nhưng lại rất công phu và tốn nhiều thời gian. Nó là kết quả hội nhập của nhiều dòng kiến trúc Á, Âu, Việt Nam cổ điển và hiện đại.



http://tanthu.info/wp-content/uploads/2013/10/412.jpg

Lăng khải Định


Lăng Khải Định được xây dựng tại xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Lăng là một khối nổi hình chữ nhật, với tổng số bậc là 127 bậc. Dựa trên các yếu tố phong thủy như: tiền án, hậu chẩm, tả thanh long, hữu bạch hổ, minh đường, thủy tụ đã làm cho lăng Khải Định một ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Là một công trình gồm 5 phần liền nhau: hai bên là Tả, Hữu Trực đây là nơi dành cho lính hộ lăng, phía trước là điện Khải Thành – là nơi để án thờ và chân dung vua Khải Định, chính giữa là Bửu án, pho tượng nhà vua, trong cùng là khám thờ với bài vị của vị Khải Định.

Điểm khác biệt giữa lăng Khải Định và lăng của các vị vua khác là ta sẽ cảm nhận được cái truyền thống trong nét hiện đại, sự phá cách, hài hòa trong từng đồ án trang trí. Lăng nằm giữa thiên nhiên u tịch, qua sự biến thiên của thời gian lăng đã ngã màu nhưng nó càng làm cho lăng thêm cổ kính...



http://tanthu.info/wp-content/uploads/2013/10/313.jpg

Chùa Thiên Mụ


Ghé Thăm Chùa Thiên Mụ, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía Tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời vua Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê.

Năm 1844, nhân dịp mừng lễ "bát thọ" của bà Thuận Thiên Cao Hoàng, vua Thiệu Trị tu sửa và xây thêm một ngôi tháp bát giác gọi là Từ Nhân (sau đổi là Phước Duyên), đình Hương Nguyện và dựng 2 tấm bia ghi lại việc dựng tháp, đình và các bài thơ văn của nhà vua.Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô được mở rộng ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ đã từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm 1788), rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn.

Ngoài ra, Huế đồng thời còn được xem như là nơi bắt nguồn của nhạc cung đình và là nơi có nhiều món ăn truyền thống nổi tiếng với nhiều làng nghề thủ công tinh xảo.
Huế Là thành phố duy nhất trong nước vẫn còn giữ được dáng vẻ của một thành phố thời phong kiến và nguyên vẹn kiến trúc của một nền quân chủ. Huế đã trở thành một bảo tàng lớn và vô giá. Chính vì vậy, chính phủ đã xếp hạng các di tích ở cố đô Huế như là một tài sản vô cùng quí giá. Tháng 12/1993 quần thể các di tích văn hóa cố đô Huế đã được UNESCO xếp hạng là di sản văn hóa thế giới.



Sưu Tầm


TanThu (http://www.time4friends.net/blogs/tanthu)

Huy Thanh
08-10-2013, 10:07 AM
https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTOryhgYRf-MyOhXbPsh69kjiOcXd423ZJ1UNTBoX77yaIIKyp70g

NHỚ HUẾ

Trường Tiền núi Ngự giao mùa
Trong mưa mờ ảo ngắm chưa thỏa lòng

Nhìn thành quách cổ rêu phong
Bước chân hoài niệm cõi lòng miên man

Cố đô dạo phố lang thang
Yên bình trầm mặc Huế càng...níu chân!

Huy Thanh