PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Đại tướng Võ Nguyên Giáp, con người của thời đại.



suphagioi
09-10-2013, 11:28 PM
Võ đại tướng là 1 người việt dược thế giới ca ngợi vô cùng, điều ấy đã rõ. nhưng để hiểu thêm, có lẽ còn cần nhiều lời bàn nữa.
Có lẽ điều mà võ đại tướng tâm đắc nhất là "chiến tranh nhân dân". nhưng hiểu hết khái niệm này không đơn giản. không chỉ đơn thuần như người ta thường nói chiến tranh nhân dân tiến hành. ta có thể thấy điều đó qua những thể hiện của võ đại tướng, đó là trong chiến tranh nhân dân có đủ các loại hình trận địa chiến, vận động chiến, công kiên, du kích chiến, rồi khoa học chiến, binh vận vận chiến, tâm lý chiến, .... những ví dụ cho thấy cuộc chiến phá phong tỏa thủy lôi như 1 cuộc chiến công nghệ, cả chiến dịch bắn B52 cũng là cuộc chiến tổng hợp trong đó bao gồm đấu tranh công nghệ lẫn đấu tranh quân sự. chiến dịch biên giới thể hiện mưu lược cao siêu, buộc địch rời căn cứ để đánh. sau này, chiến dịch buôn mê thuột năm 1975 cũng giống vậy, ta chặn đường tiếp vận khiến địch phải bỏ hàng loạt căn cứ rút chạy. còn chiến dịch điện biên là đỉnh cao của trận địa chiến, hai bên giành nhau từng tấc đất.
có thể nói "chiến tranh nhân dân" của võ đại tướng là cả 1 pho bách khoa thư về quân sự, vận dụng tất thảy mọi loại hình đấu tranh quân sự kim cổ đông tây. do vậy nó mênh mông, cao siêu, và có sức mạnh đánh bại những đội quân hùng hậu của pháp rồi mỹ.
về tính thời đại, có thể thấy thế này. khi cách mạng tháng 10 nổ ra và thắng lợi ở nga, đã mở ra chương mới của lịch sử thế giới với sự hình thành của các nhà nước công nông, vì vậy cũng mở chương mới về quân sự của các nhà nước này. lúc đó liên xô đã tiến hành hàng loạt cuộc chiến, đánh thắng 14 nước can thiệp, rồi đánh thắng đức, nhật trong thế chiến 2. những chiến thắng vang dội này làm cơ sở cho những khoa học quân sự mới, nhưng khoa học này thì việt nam chưa thể tiếp nhận được vì điều kiện thực hiện quá khác nhau. lại nói thêm, lúc đó cũng có hàng loạt cuộc chiến trên thế giới với nhiều tính chất : chống ngoại xâm, giải phóng đất nước, và cả nội chiến nữa.
trung quốc lúc đó còn vừa đánh nhật, vừa đánh tưởng. triều tiên chống 6 nước can thiệp mà mỹ cầm đầu. rồi đông âu chống đức .... và chúng ta đã thấy các cuộc chiến ấy đều khác việt nam. đều có sự tham gia trực tiếp của quân đội nước ngoài hỗ trợ, ví dụ chiến tranh triều tiên cần đến 1.000.000 chí nguyện quân trung quốc. chống nhật ở trung quốc cần mấy phương diện quân của liên xô. các cuộc chiến ấy đều theo tư tưởng quân sự chung "đánh mạnh, đánh nhanh". kể cả các cuộc chiến sau này giữa mao và tưởng, cũng vẫn tinh thần ấy.
còn ở việt nam, rõ ràng bài ấy không hợp. vì lúc đó ta yếu, địch mạnh, vậy ta đánh mạnh và nhanh làm sao được. và võ đại tướng đã khác tất cả, với phương châm "đánh chắc".
theo dẫn dắt của đại tướng, quân đội đã vận dụng muôn ngàn cách và đã thực hiện hàng loạt thắng lợi lịch sử. có lẽ nói không quá rằng những thắng lợi lớn đến mức có 1 không 2, chỉ xảy ra ở việt nam, mà nước khác khó làm được vậy. lịch sử hiện đại đã ghi, sau chiến tranh việt nam, có nhiều cuộc chiến khác điển hình như nam tư với xarajevo, coxovo, rồi i ran -i rắc, áp ga ni xtan, man vi nát, li bi, palestin .... mỗi cuộc chiến có tính chất, loại hình riêng, nhưng cái người ta quan tâm là thắng lợi thuộc về ai. và tiếc thay, sau này thì thắng lợi thường thuộc kẻ mạnh, không giống như ở việt nam là thắng lợi thuộc nhân dân với đội quân nhỏ yếu.
chắc rằng nhiều người đã dày công nghiên cứu về võ đại tướng, nhưng vận dụng được bài của đại tướng để giành thắng lợi chắc ít người. dường như những điều tưởng đơn giản lại khó học theo thế. khởi đầu với 34 chiến binh nông dân để tiến dần lên 1.000.000 chiến binh thiện chiến đầy thắng lợi, con đường ấy thực là huyền thoại.
ngày nay, người ta chuẩn bị chiến tranh bằng xe tăng, máy bay, tên lửa, tuy vậy hình như đa số những kẻ chủ chiến quên mất 1 điều là cần có những vị tư lệnh tài năng bách thắng.
nhưng làm thế nào để có những vị tướng bách thắng như vậy ?

suphagioi
13-10-2013, 11:39 PM
Thế là đại tướng đã về nơi an nghỉ. một lễ quốc tang dường như khó ai tính trước được sẽ như thế nào, khi chứng kiến dòng người bất tận chờ viếng đại tướng suốt ngày đêm. cuộc đời đại tướng đã như câu truyện cổ tích đẹp nhất của dân tộc Việt, cả khi người sống lẫn khi người ra đi.
chuyện về đại tướng hoàn toàn thực, người đã dẫn dắt quân đôi ta giành những chiến thắng tuyệt vời, và do đó đã cho ta cái cảm giác rằng những câu chuyện cổ tích xưa của dân việt, ví dụ chuyện thánh Gióng, có lẽ là thật, thật 100 %. chỉ có điều lớp mờ của thời gian phủ lên, giấu đi những chi tiết thực, chỉ còn lại câu chuyện thôi.
ngày sau, có lẽ chúng ta sẽ kể lại cho con cháu rằng xưa nước ta nghèo lắm, có 1 vị tướng đã dẫn quân ra trận đánh bại tất cả những bọn giặc đông đúc, hùng mạnh gấp nhiều lần quân ta. con cháu sẽ hỏi rằng đánh thế nào mà thắng được ? và vì không đủ thông tin để giải đáp, chúng ta sẽ lại nói về những phép thần của vị tướng ấy.
đúng là phải có những giải pháp cần thiết thì mới có những thắng lợi vĩ đại ấy. và không phải 1 mình đại tướng nghĩ ra, nhưng đại tướng là người hiểu và thực hiện thành công những giải pháp ấy. và thực tế là kẻ địch đã không đối phó được những cách đánh của ta, thì mới bị thất bại.
kể lại chuyện trận điện biên, khi địch chờ chúng ta ở phía tây thì ta đánh từ phía đông. địch chờ ta đánh tổng lực thì ta đánh tỉa và đánh lấn. địch nghĩ ta không mang pháo vào trận được thì ta lại mang vào nhiều hơn chúng. và rồi chúng ta đào hào vây hãm, cái xẻng đã trở nên đáng sợ hơn cả đại bác, khiến địch bó tay hết cách chống trả. và còn nhiều điều nữa .... một trận đánh thể hiện đối chọi tinh hoa trí tuệ của 2 phía, một bên thì đầy rãy kỹ thuật hiện đại, phương tiện hùng mạnh, còn bên kia thì nghèo nàn, thiếu thốn, và kỹ thuật lạc hậu nữa.
rồi chuyện chiến dịch đánh B52 năm 1972, câu chuyện cũng gần như vậy. một bên đầy rãy lực lượng và kỹ thuật hiện đại, còn bên kia cũng là kỹ thuật lạc hậu cùng vũ khí yếu hơn nhiều. nhưng lần này thì kẻ mạnh bay trên trời, chứ không bị vây trong rừng như lần trước.
vậy mà đại tướng đã thắng hết, bằng cách nghĩ và cách tổ chức của đại tướng, như là trong câu chuyện cổ tích rằng có một phép màu nào, hay một đấng siêu nhiên nào đã đến giúp quân ta vậy.
mấy chục năm đại tướng chỉ huy, và cũng là mấy chục năm quân ta lớn mạnh dần, và thắng lợi cũng to dần dần lên.
có người bảo : có phải trận nào cũng thắng đâu.
đúng vậy, trận nào cũng thắng thì chỉ là chuyện thần thoại. nhưng mà cái quan trọng là cuối cùng ai thắng ? và thắng như thế nào ?
có lẽ kể thêm 1 chuyện về trận điện biên để nhớ đại tướng. đó là chiến cuộc thời điểm trước đó, quân pháp cơ động và đang giành lợi thế ở đồng bằng trung du, ta đang tìm cách phát triển xuống nhưng chưa gặp dịp thuận lợi. lúc đó pháp mạnh về cơ giới, hỏa lực và không quân, nên quân ta tác chiến ở đồng bằng chưa kết quả. thế rồi ta quyết định đánh lên tây bắc, quả nhiên pháp bị lôi kéo theo. lúc đó ta đánh lên tây bắc sẽ uy hiếp lào và vùng chiến lược lai châu của pháp, vì vậy pháp định lập 1 căn cứ mạnh ở điện biên để kìm chế ta và đóng giữ lâu dài khu vực này. pháp còn muốn tạo ra 1 mũi nhọn để chọc vào sau lưng chiến khu của ta, nhằm chờ thời cơ hợp vây để tiêu diệt ta ở việt bắc. mưu lược này của pháp thực sự là nguy hiểm chứ không đơn thuần là chiếm giữ đất thôi. và ta thì sao ? trong vấn đề điện biên rõ ràng có 2 mặt, một mặt là tập đoàn cứ điểm này khá mạnh và có địa lợi phòng thủ, nhưng mặt khác là quân ta chiến đấu ở vùng rừng núi có điều kiện thuận lợi hơn đồng bằng vì hạn chế được cả cơ giới, không quân và pháo binh của địch. vậy là trong cái dở có cái hay, trong cái khó có cái dễ, và quyết tâm chiến thắng ở điện biên chính là chuyển nguy thành an, chuyển hại thành lợi.
lại nói chuyện thêm về chiến dịch buôn mê thuột năm 1975. chiến cuộc lúc đó cũng gần gióng trước đây, địch trội hơn về hỏa lục, cơ giới, không quân, và cả địa lợi nữa. ta trước thường mở chiến dịch ở bắc tây nguyên vì gần hậu phương miền bắc, dễ tiếp tế hơn. nhưng lúc đó, ta quyết định đánh ở phía nam tây nguyên, để cắt đứt tây nguyên khỏi hậu phương địch, giống như chiến dịch biên giới 1950 ta đánh đông khê để cắt cao bằng khỏi hậu phương địch. và kết quả đúng vậy, tây nguyên rung chuyển và địch tháo chạy, mở đầu cho sự sụp đổ toàn bộ chính quyền thân mỹ lúc đó.
nói ra thì đơn giản vậy, nhưng làm thế nào được mới là khó, vì những cuộc chiến giữa ta và địch đã kéo dài nhiều năm. và khi chiến thắng đến, cả địch và ta đều ngỡ ngàng, như là có phép màu nhiệm nào đã đến. vì thế, chiến thắng trở nên huyền thoại, và đại tướng cũng trở nên huyền thoại.
ngày xưa, chuyện thánh gióng kể ngài đã phi ngựa đến sóc sơn rồi về trời sau khi thắng trận. còn ngày nay, võ đại tướng cũng rời bỏ phú quý vinh hoa, và trở về an nghỉ ở quê nghèo quảng bình. đây chính là câu kết đẹp đẽ của chuyện cổ tích về 1 vị tướng huyền thoại.
cầu chúc anh linh của đại tướng trên trời mãi phù hộ cho dân tộc Việt.