PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Câu đối của tác giả Nguyễn Đình Kiệm



TRẦN THỊ THANH LIÊM
01-01-2014, 10:21 AM
Vế xướng:
XUỐNG PHỐ CỔ TÂN UỐNG BIA MỚI (NĐK)

Nguyễn Đình Kiệm
01-01-2014, 10:36 AM
Vế xướng:
XUỐNG PHỐ CỔ TÂN UỐNG BIA MỚI (NĐK)
Xin cảm ơn cô giáo TTTL!
Xin mời quý vị TV TH góp đối!

Bạch Hồng Ngọc
01-01-2014, 10:43 AM
Vế xướng:
XUỐNG PHỐ CỔ TÂN UỐNG BIA MỚI (NĐK)

Bạch mỗ thử đối:

VỀ ĐƯỜNG TRẦN PHÚ THAM CHIẾU GIÀU

TRẦN THỊ THANH LIÊM
01-01-2014, 11:00 AM
Câu đối của tác giả Nguyễn Đình Kiệm
Vế xướng:
XUỐNG PHỐ CỔ TÂN UỐNG BIA MỚI (NĐK)

TÌM THIÊN HƯ THỰC* XEM PHẬT THÀNH (TTTL)
.............................
* Tôn tử binh pháp: Thiên thứ 6 là thiên HƯ THỰC.

Bạch Hồng Ngọc
01-01-2014, 11:09 AM
vế xướng:
Xuống phố cổ tân uống bia mới (nđk)

Vào miền cao lãnh ăn nội tràng

TRẦN THỊ THANH LIÊM
01-01-2014, 05:31 PM
vế xướng:
Xuống phố cổ tân uống bia mới (nđk)

Xem phim tân cựu thương bạn xưa (TTTL)

Lệ Hà
01-01-2014, 07:26 PM
vế xướng:
Xuống phố cổ tân uống bia mới (nđk)

Lệ Hà đối như sau:

Về làng xưa mát ăn mực tươi

Tô Chí Tự
01-01-2014, 09:17 PM
XUỐNG PHỐ CỔ TÂN UỐNG BIA MỚI (NĐK)

VỀ THÔN XƯA CỰU ĂN CƯỚI NAY ( Tô Chí Tự )

TRẦN THỊ THANH LIÊM
02-01-2014, 10:11 AM
Vế xướng:
XUỐNG PHỐ CỔ TÂN UỐNG BIA MỚI (NĐK)

Vế đối
NGHE BÀI TÂN CỔ KHÁT GIỌNG XƯA

Nguyễn Hữu Quyên

HỒNG THOẠI
02-01-2014, 10:51 AM
vế xướng:
Xuống phố cổ tân uống bia mới (nđk)


Qua làng an cựu thăm bạn xưa
ht

Quốc Quyền
02-01-2014, 11:18 AM
vế xướng:
Xuống phố cổ tân uống bia mới (nđk)

Qua làng VĨ DẠ ngủ đò đêm

Lệ Hà
02-01-2014, 03:18 PM
XUỐNG PHỐ CỔ TÂN UỐNG BIA MỚI
nđk

VỀ LÀNG XƯA NGUYỆT NHÌN ÁNH TRĂNG
Lệ Hà

Lê Tư Đắc
04-01-2014, 09:50 AM
Nhờ ĐHV Nắng Xuân nhận xét giúp những vế đối trên nhé!
Trân trọng!

Nắng Xuân
04-01-2014, 11:39 AM
Nhờ ĐHV Nắng Xuân nhận xét giúp những vế đối trên nhé!
Trân trọng!
Phân tích vế XƯỚNG của t/g Nguyễn Đình Kiệm, ta thấy.
XUỐNG (động từ) PHỐ (danh từ chung) CỔ TÂN (danh từ chỉ địa danh có thật) UỐNG (động từ) BIA (danh từ) MỚI (tính từ)
Đặc biệt, t/g chơi chữ dị âm đồng nghĩa TÂN = MỚI; đặc biệt hơn CỔ TÂN thì CỔ >< TÂN.

Như vậy:

1) Bạch Hồng Ngọc 1: VỀ ĐƯỜNG TRẦN PHÚ THAM CHIẾU GIÀU.
=> Khá chỉnh về từ loại, nhưng không biết BHN có gõ sai từ THĂM => THAM không?
CHIẾU GIÀU => chưa rõ nghĩa. Nếu là XÓM GIÀU theo NX sẽ ổn hơn. Chữ VỀ có thể thay bằng QUA để giảm bớt hiệu ứng âm về thanh do dấu HUYỀN quá nhiều.

2) Trần Thị Thanh Liêm 1: TÌM THIÊN HƯ THỰC XEM PHẬT THÀNH
Ngoài chữ THÀNH theo ngữ cảnh là động từ, thì đều CHỈNH cả.

3) Bạch Hồng Ngọc 2: VÀO MIỀN CAO LÃNH ĂN NỘI TRÀNG.
NỘI là tính từ, TRÀNG là danh từ, và NX không rõ LÃNH có liên quan gì với TRÀNG không? (nhờ t/g BHN cho biết).

4) Trần Thị Thanh Liêm 2: XEM PHIM TÂN CỰU THƯƠNG BẠN XƯA.
TÂN CỰU không phải danh từ riêng, nghĩa cũng chưa ổn vì TÂN CỰU = TÂN + CỰU.

5) Lệ Hà 1: VỀ LÀNG XƯA MÁT ĂN MỰC TƯƠI.
XƯA MÁT không phải lành danh từ riêng có thực mà là 2 tính từ riêng biệt (có địa danh XA MÁT); MÁT và TƯƠI không đồng nghĩa.

6) Tô Chí Tự: VỀ THÔN XƯA CỰU ĂN CƯỚI NAY.
XƯA CỰU không phải lành danh từ riêng có thực mà là 2 tính từ riêng biệt (giống t/g Lệ Hà); CỰU và NAY trái nghĩa (đây là chỗ KHÓ nhất, mấu chốt của vế XƯỚNG.

7) Nguyễn Hữu Quyên: NGHE BÀI TÂN CỔ KHÁT GIỌNG XƯA.
TÂN CỔ là tính từ ghép, nhưng trong ngữ cảnh này nó là không phải danh từ riêng mà là danh từ chung (không viết hoa) để chỉ chung các bài TÂN CỔ GIAO DUYÊN.

8) Hồng Thoại: QUA LÀNG AN CỰU THĂM BẠN XƯA. => Theo NX thì đây là vế đối CHỈNH nhất, dù AN và CỰU chưa đối được như câu XƯỚNG.

9) Quốc Quyền: QUA LÀNG VĨ DẠ NGỦ ĐÒ ĐÊM => Đối CHỈNH, nhưng vẫn chưa hoàn toàn (giống vế đối của xếp HỒNG THOẠI).

10) Lệ Hà 2: VỀ LÀNG XƯA NGUYỆT NHÌN ÁNH TRĂNG.
NX không biết làng XƯA NGUYỆT? Chỉ có địa danh CỔ NGUYỆT, nhưng CỔ thì đụng vế XƯỚNG nên cũng không dùng được.

Vài hàng DÔNG DÀI, chỉ là quan điểm cá nhân, mong quý ACE không trách cứ, nếu có gì chưa hợp ý.

Huy Thanh
04-01-2014, 11:45 AM
XUỐNG PHỐ CỔ TÂN UỐNG BIA MỚI
nđk


QUA THÔN XƯA CỔ MƠ GIÓ QUÊ
huythanh

Lê Tư Đắc
04-01-2014, 11:45 AM
Hay. Xin cảm ơn ĐHV N X rất nhiều!
Trân trọng!

Bạch Hồng Ngọc
04-01-2014, 12:06 PM
Phân tích vế XƯỚNG của t/g Nguyễn Đình Kiệm, ta thấy.
XUỐNG (động từ) PHỐ (danh từ chung) CỔ TÂN (danh từ chỉ địa danh có thật) UỐNG (động từ) BIA (danh từ) MỚI (tính từ)
Đặc biệt, t/g chơi chữ dị âm đồng nghĩa TÂN = MỚI; đặc biệt hơn CỔ TÂN thì CỔ >< TÂN.

Như vậy:

1) Bạch Hồng Ngọc 1: VỀ ĐƯỜNG TRẦN PHÚ THAM CHIẾU GIÀU.
=> Khá chỉnh về từ loại, nhưng không biết BHN có gõ sai từ THĂM => THAM không?
CHIẾU GIÀU => chưa rõ nghĩa. Nếu là XÓM GIÀU theo NX sẽ ổn hơn. Chữ VỀ có thể thay bằng QUA để giảm bớt hiệu ứng âm về thanh do dấu HUYỀN quá nhiều.

2) Trần Thị Thanh Liêm 1: TÌM THIÊN HƯ THỰC XEM PHẬT THÀNH
Ngoài chữ THÀNH theo ngữ cảnh là động từ, thì đều CHỈNH cả.

3) Bạch Hồng Ngọc 2: VÀO MIỀN CAO LÃNH ĂN NỘI TRÀNG.
NỘI là tính từ, TRÀNG là danh từ, và NX không rõ LÃNH có liên quan gì với TRÀNG không? (nhờ t/g BHN cho biết).

4) Trần Thị Thanh Liêm 2: XEM PHIM TÂN CỰU THƯƠNG BẠN XƯA.
TÂN CỰU không phải danh từ riêng, nghĩa cũng chưa ổn vì TÂN CỰU = TÂN + CỰU.

5) Lệ Hà 1: VỀ LÀNG XƯA MÁT ĂN MỰC TƯƠI.
XƯA MÁT không phải lành danh từ riêng có thực mà là 2 tính từ riêng biệt (có địa danh XA MÁT); MÁT và TƯƠI không đồng nghĩa.

6) Tô Chí Tự: VỀ THÔN XƯA CỰU ĂN CƯỚI NAY.
XƯA CỰU không phải lành danh từ riêng có thực mà là 2 tính từ riêng biệt (giống t/g Lệ Hà); CỰU và NAY trái nghĩa (đây là chỗ KHÓ nhất, mấu chốt của vế XƯỚNG.

7) Nguyễn Hữu Quyên: NGHE BÀI TÂN CỔ KHÁT GIỌNG XƯA.
TÂN CỔ là tính từ ghép, nhưng trong ngữ cảnh này nó là không phải danh từ riêng mà là danh từ chung (không viết hoa) để chỉ chung các bài TÂN CỔ GIAO DUYÊN.

8) Hồng Thoại: QUA LÀNG AN CỰU THĂM BẠN XƯA. => Theo NX thì đây là vế đối CHỈNH nhất, dù AN và CỰU chưa đối được như câu XƯỚNG.

9) Quốc Quyền: QUA LÀNG VĨ DẠ NGỦ ĐÒ ĐÊM => Đối CHỈNH, nhưng vẫn chưa hoàn toàn (giống vế đối của xếp HỒNG THOẠI).

10) Lệ Hà 2: VỀ LÀNG XƯA NGUYỆT NHÌN ÁNH TRĂNG.
NX không biết làng XƯA NGUYỆT? Chỉ có địa danh CỔ NGUYỆT, nhưng CỔ thì đụng vế XƯỚNG nên cũng không dùng được.

Vài hàng DÔNG DÀI, chỉ là quan điểm cá nhân, mong quý ACE không trách cứ, nếu có gì chưa hợp ý.

Cảm ơn sự nhận xét rất hay của NX căn cứ vào đó để mọi thành viên hiểu và học tập rất tốt

BHN viết Tham chiếu có nghĩa là căn cứ tham khảo để đối chiếu( tham khảo- đối chiếu) ý nói so sánh sự giàu nghèo ở trên tuyến đường trần phú hà nội với một nơi nào đó
Từ Lãnh tràng là BHN lấy trong tam thiên tự( trang 22): y- áo; lãnh tràng ; Hoàng - vàng; Xích đỏ; thảo - cỏ; Bình bèo.... còn Nội tràng ở đây là bộ phận dạ con của lợn. BHN cho là danh từ, ý của câu là vào thăm cao lãnh sẽ có dịp được ăn dạ con lợn rất ngon

Nắng Xuân
04-01-2014, 12:09 PM
XUỐNG PHỐ CỔ TÂN UỐNG BIA MỚI



THĂM NHÀ THẬP NHẤT NGHE NHẠC ĐƠN (Nắng Xuân).

Ghi chú: Tên nhạc sỹ Thập Nhất, tên thật là Nguyễn Thập Nhất, sinh ngày 13 tháng 6 năm 1959 tại Hà Nội, hiện đang cư trú tại quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu của NX cũng chưa hoàn chỉnh do chữ THẬP cùng thanh với câu XƯỚNG.

Lệ Hà
04-01-2014, 02:17 PM
Phân tích vế XƯỚNG của t/g Nguyễn Đình Kiệm, ta thấy.
XUỐNG (động từ) PHỐ (danh từ chung) CỔ TÂN (danh từ chỉ địa danh có thật) UỐNG (động từ) BIA (danh từ) MỚI (tính từ)
Đặc biệt, t/g chơi chữ dị âm đồng nghĩa TÂN = MỚI; đặc biệt hơn CỔ TÂN thì CỔ >< TÂN.

Như vậy:

1) Bạch Hồng Ngọc 1: VỀ ĐƯỜNG TRẦN PHÚ THAM CHIẾU GIÀU.
=> Khá chỉnh về từ loại, nhưng không biết BHN có gõ sai từ THĂM => THAM không?
CHIẾU GIÀU => chưa rõ nghĩa. Nếu là XÓM GIÀU theo NX sẽ ổn hơn. Chữ VỀ có thể thay bằng QUA để giảm bớt hiệu ứng âm về thanh do dấu HUYỀN quá nhiều.

2) Trần Thị Thanh Liêm 1: TÌM THIÊN HƯ THỰC XEM PHẬT THÀNH
Ngoài chữ THÀNH theo ngữ cảnh là động từ, thì đều CHỈNH cả.

3) Bạch Hồng Ngọc 2: VÀO MIỀN CAO LÃNH ĂN NỘI TRÀNG.
NỘI là tính từ, TRÀNG là danh từ, và NX không rõ LÃNH có liên quan gì với TRÀNG không? (nhờ t/g BHN cho biết).

4) Trần Thị Thanh Liêm 2: XEM PHIM TÂN CỰU THƯƠNG BẠN XƯA.
TÂN CỰU không phải danh từ riêng, nghĩa cũng chưa ổn vì TÂN CỰU = TÂN + CỰU.

5) Lệ Hà 1: VỀ LÀNG XƯA MÁT ĂN MỰC TƯƠI.
XƯA MÁT không phải lành danh từ riêng có thực mà là 2 tính từ riêng biệt (có địa danh XA MÁT); MÁT và TƯƠI không đồng nghĩa.

6) Tô Chí Tự: VỀ THÔN XƯA CỰU ĂN CƯỚI NAY.
XƯA CỰU không phải lành danh từ riêng có thực mà là 2 tính từ riêng biệt (giống t/g Lệ Hà); CỰU và NAY trái nghĩa (đây là chỗ KHÓ nhất, mấu chốt của vế XƯỚNG.

7) Nguyễn Hữu Quyên: NGHE BÀI TÂN CỔ KHÁT GIỌNG XƯA.
TÂN CỔ là tính từ ghép, nhưng trong ngữ cảnh này nó là không phải danh từ riêng mà là danh từ chung (không viết hoa) để chỉ chung các bài TÂN CỔ GIAO DUYÊN.

8) Hồng Thoại: QUA LÀNG AN CỰU THĂM BẠN XƯA. => Theo NX thì đây là vế đối CHỈNH nhất, dù AN và CỰU chưa đối được như câu XƯỚNG.

9) Quốc Quyền: QUA LÀNG VĨ DẠ NGỦ ĐÒ ĐÊM => Đối CHỈNH, nhưng vẫn chưa hoàn toàn (giống vế đối của xếp HỒNG THOẠI).

10) Lệ Hà 2: VỀ LÀNG XƯA NGUYỆT NHÌN ÁNH TRĂNG.
NX không biết làng XƯA NGUYỆT? Chỉ có địa danh CỔ NGUYỆT, nhưng CỔ thì đụng vế XƯỚNG nên cũng không dùng được.

Vài hàng DÔNG DÀI, chỉ là quan điểm cá nhân, mong quý ACE không trách cứ, nếu có gì chưa hợp ý.


Thi hữu NẮNG XUÂN giải thích thật kĩ lưỡng, tuy nhiên, nhìn lại vế xướng ban đầu muội THANH LIÊM đưa ra
tôi thấy có gì đó chưa ổn. THANH LIÊM viết:
Câu đối của tác giả Nguyễn Đình Kiệm

Vế xướng:
XUỐNG PHỐ CỔ TÂN UỐNG BIA MỚI (NĐK)

-Đọc lên, dễ hiểu nhầm TÂN là tên một người nào đó.
-Chưa nêu lên được CỔ TÂN là tên của một làng có thật.

-Nếu giải thích như NX thì vế xướng nên viết là:
Xuống phố Cổ Tân uống bia mới, có thể sẽ không
gây hiểu nhầm.

Lệ Hà

Nắng Xuân
04-01-2014, 02:41 PM
Thi hữu NẮNG XUÂN giải thích thật kĩ lưỡng, tuy nhiên, nhìn lại vế xướng ban đầu muội THANH LIÊM đưa ra
tôi thấy có gì đó chưa ổn. THANH LIÊM viết:
Câu đối của tác giả Nguyễn Đình Kiệm

Vế xướng:
XUỐNG PHỐ CỔ TÂN UỐNG BIA MỚI (NĐK)

-Đọc lên, dễ hiểu nhầm TÂN là tên một người nào đó.
-Chưa nêu lên được CỔ TÂN là tên của một làng có thật.

-Nếu giải thích như NX thì vế xướng nên viết là:
Xuống phố Cổ Tân uống bia mới, có thể sẽ không
gây hiểu nhầm.

Lệ Hà




Đống ý với chị Lệ Hà. Chúc chị vui.



Đường Cổ Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, kéo dài từ phố Lý Đạo Thành đến phố Tràng Tiền, nguyên là phần đất thôn Vọng Hà xưa. Thời Pháp thuộc, đây là phố Thống chế Phốc (rue Maréchal Foch). Sau Cách Mạng đổi ra là phố Trương Định. Năm 1964 đổi ra tên hiện nay.
Trước đây, sông Hồng chảy sát bờ đê dọc phố Trần Quang Khải, và khu vực ngã tư Trần Quang Khải - Chương Dương Độ là một bến đò có kè đá, gọi là Bến Đá (Thạch Tân). Tới giữa thế kỷ XIX, sông Hồng chuyển hẳn dòng chảy chính về phía Đông, bến này bị cát bồi, thuyền bè không ghé nữa nên Thạch Tân (bến Đá) thành ra Cổ Tân.

TRẦN THỊ THANH LIÊM
04-01-2014, 03:00 PM
Thi hữu NẮNG XUÂN giải thích thật kĩ lưỡng, tuy nhiên, nhìn lại vế xướng ban đầu muội THANH LIÊM đưa ra
tôi thấy có gì đó chưa ổn. THANH LIÊM viết:
Câu đối của tác giả Nguyễn Đình Kiệm

Vế xướng:
XUỐNG PHỐ CỔ TÂN UỐNG BIA MỚI (NĐK)

-Đọc lên, dễ hiểu nhầm TÂN là tên một người nào đó.
-Chưa nêu lên được CỔ TÂN là tên của một làng có thật.

-Nếu giải thích như NX thì vế xướng nên viết là:
Xuống phố Cổ Tân uống bia mới, có thể sẽ không
gây hiểu nhầm.

Lệ Hà



Xin cảm ơn tỷ LH, đúng là cần viết lại cho rõ ạ! M thành thật xin lỗi tỷ & quý vị TV VNTH cùng quý vị độc giả ạ!
Xuống phố Cổ Tân uống bia mới.