PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Thử chơi với CÂU ĐỐI CỔ



Ngọc Châu
01-02-2014, 07:04 PM
Sân này vắng vẻ quá ta
Đối sĩ mải gặm đùi gà đùi ngan
Sân câu đối ngó hoang tàn
Ngọc Châu khuấy bụi để bàn dân qua

Câu đối cổ:
CON NGỰA ĐÁ CON NGƯA ĐÁ, CON NGỰA ĐÁ KHÔNG ĐÁ CON NGỰA

NC đối thử:
ĐÁM MÈO GHEN ĐÁM MÈO GHEN, ĐÁM MÈO GHEN CÓC GHEN ĐÁM MÈO

Mời các đối sĩ tiếp tay đi ạ

TRẦN THỊ THANH LIÊM
01-02-2014, 08:04 PM
Sân này vắng vẻ quá ta
Đối sĩ mải gặm đùi gà đùi ngan
Sân câu đối ngó hoang tàn
Ngọc Châu khuấy bụi để bàn dân qua

Câu đối cổ:
CON NGỰA ĐÁ CON NGƯA ĐÁ, CON NGỰA ĐÁ KHÔNG ĐÁ CON NGỰA

NC đối thử:
ĐÁM MÈO GHEN ĐÁM MÈO GHEN, ĐÁM MÈO GHEN CÓC GHEN ĐÁM MÈO

Mời các đối sĩ tiếp tay đi ạ

TL chẳng biết đối nhưng cũng tập đối cho vui, có gì kính mong anh Châu chỉ bảo cho nhé!
Xin cảm ơn anh!
BỐN NGƯỜI ĐU CÁI ĐU BAY, CÁI ĐU BAY CHẲNG ĐU BỐN NGƯỜI.
TTTL

Huy Thanh
01-02-2014, 08:11 PM
Câu đối cổ:
CON NGỰA ĐÁ CON NGƯA ĐÁ, CON NGỰA ĐÁ KHÔNG ĐÁ CON NGỰA

huy thanh đối như sau:

CÁI MỒM BÒ CÁI MỒM BÒ, CÁI MỒM BÒ ĐÚNG BÒ CÁI MỒM

Ngọc Châu
01-02-2014, 09:00 PM
Cô giáo Thanh Liêm ơi, rất vui vì cô đã hưởng ứng nhưng hướng tìm tòi của cô giáo không chuẩn. Vì khởi đầu là "bốn người đu" thì toàn câu phải là BỐN NGƯỜI ĐU CÁI BỐN NGƯỜI, CÁI BỐN NGƯỜI CHẲNG ĐU BỐN NGƯỜI cơ mà.
Cô giáo hãy tìm tòi theo hướng CON GÀ (MỔ-RÙ- BỚI gì đó) CON GÀ ... hoặc con (hay đồ vật) gì có động từ hợp với quán tính của chúng cô giáo ạ. (nhưng phải lưu ý đúng luật B/T)
Ví dụ:
CON CU GÙ CON CU GÙ, CON CU GÙ CHẲNG GÙ CON CU....

https://lh6.googleusercontent.com/-SaCEyj3f_ZY/Uhm2X3dFb9I/AAAAAAAAA5Y/G__8AKTwW5o/w640-h401-no/chim-cu-dat.jpg

Ngọc Châu
01-02-2014, 09:15 PM
Chào cả nhà. Như vậy là nhát chổi quét bụi của NC đã không uổng công vô ích.
Thôi thì tát nước theo mưa NC xin dán vào đây một đường link để các bạn tham gia sân câu đối của Vanhaiphong.com cho thêm phần vui vẻ:
http://vanhaiphong.com/xem/10-tap-van/399-thi-cau-i-ngay-xuan.html

TRẦN THỊ THANH LIÊM
01-02-2014, 10:11 PM
Cô giáo Thanh Liêm ơi, rất vui vì cô đã hưởng ứng nhưng hướng tìm tòi của cô giáo không chuẩn. Vì khởi đầu là "bốn người đu" thì toàn câu phải là BỐN NGƯỜI ĐU CÁI BỐN NGƯỜI, CÁI BỐN NGƯỜI CHẲNG ĐU BỐN NGƯỜI cơ mà.
Cô giáo hãy tìm tòi theo hướng CON GÀ (MỔ-RÙ- BỚI gì đó) CON GÀ ... hoặc con (hay đồ vật) gì có động từ hợp với quán tính của chúng cô giáo ạ. (nhưng phải lưu ý đúng luật B/T)
Ví dụ:
CON CU GÙ CON CU GÙ, CON CU GÙ CHẲNG GÙ CON CU....

https://lh6.googleusercontent.com/-SaCEyj3f_ZY/Uhm2X3dFb9I/AAAAAAAAA5Y/G__8AKTwW5o/w640-h401-no/chim-cu-dat.jpg
Haha....he he... ì hì hi..... Xin  lỗi anh Châu & quý  độc giả ạ!
Ngượng... quá!!!!!
TTTL kính!

Gió Bụi
02-02-2014, 01:16 AM
Năm mới GB cũng tham gia cho vui nhà vui cửa và hoc hỏi thêm.

Bong bóng bay bong bóng bay, bong bóng bay bổng bay bong bóng.

Con gà chọi con gà chọi, con gà chọi không chọi con gà.

phamanhoa
02-02-2014, 05:55 AM
@ Phamanhoa thử đối:



XÍCH LÔ ĐẠP XÍCH LÔ ĐẠP, XÍCH LÔ ĐẠP PHẢI ĐẠP XÍCH LÔ.

Ngọc Châu
02-02-2014, 09:45 AM
CON NGỰA ĐÁ CON NGƯA ĐÁ, CON NGỰA ĐÁ KHÔNG ĐÁ CON NGỰA

Con gà chọi con gà chọi, con gà chọi không chọi con gà.
Câu này có tứ hay, tiếc là chưa chuẩn đối vì sai B/T:
Trên là CON NGỰA thì đối phải là CHÚ (GÃ..) GÀ.
Xuất là ĐÁ thì đối dùng CHỌI không ổn (cùng Trắc cả). Theo NC thì có thể thay bằng BUỒN
Xuất dùng KHÔNG thì đối phải dùng CHẲNG (CÓC, MÁU....)
Thử sắp xếp lại bạn Gió Bụi nhá:
CHÚ GÀ BUỒN CHÚ GÀ BUỒN, CHÚ GÀ BUỒN CHẲNG BUỒN CHÚ GÀ (ý là CHÚ GÀ buồn cho CHÚ GÀ BUỒN nhưng CHÚ GÀ BUỒN chẳng buồn vì CHÚ GÀ kia)

Nếu bạn không phản đối thì Ngọc Châu sẽ đưa vế này sang Vanhaiphong.com nhá

nguyenxuan
02-02-2014, 04:04 PM
Sân này vắng vẻ quá ta
Đối sĩ mải gặm đùi gà đùi ngan
Sân câu đối ngó hoang tàn
Ngọc Châu khuấy bụi để bàn dân qua

Câu đối cổ:
CON NGỰA ĐÁ CON NGƯA ĐÁ, CON NGỰA ĐÁ KHÔNG ĐÁ CON NGỰA

NC đối thử:
ĐÁM MÈO GHEN ĐÁM MÈO GHEN, ĐÁM MÈO GHEN CÓC GHEN ĐÁM MÈO

Mời các đối sĩ tiếp tay đi ạ

Lão gà gô lão gà gô, lão gà gô chẳng gô lão gà.
Nguyên Xuân

Gió Bụi
02-02-2014, 06:41 PM
cảm ơn anh NC, vậy thì:

CHÚ GÀ LÔI CHÚ GÀ LÔI, CHÚ GÀ LÔI CHẲNG LÔI CHÚ GÀ.

CÁI CẦN CÂU CÁI CẦN CÂU, CÁI CẦN CÂU CÓC CÂU CÁI CẦN

Lính thủy
02-02-2014, 09:11 PM
Lính thủy xin đối vế đối bác Ngọc Châu đưa ra:

CON NGỰA ĐÁ CON NGỰA ĐÁ, CON NGỰA ĐÁ KHÔNG ĐÁ CON NGỰA
CỤ GIÀ CÒNG CỤ GIÀ CÒNG, CỤ GIÀ CÒNG CHẲNG CÒNG CỤ GIÀ

TRẦN THỊ THANH LIÊM
02-02-2014, 11:41 PM
cảm ơn anh NC, vậy thì:

CHÚ GÀ LÔI CHÚ GÀ LÔI, CHÚ GÀ LÔI CHẲNG LÔI CHÚ GÀ.

CÁI CẦN CÂU CÁI CẦN CÂU, CÁI CẦN CÂU CÓC CÂU CÁI CẦN
Cảm ơn anh Châu, cảm ơn GB, chuyên mục này xem hay thiệt!
TTTL

Gió Bụi
03-02-2014, 07:32 AM
con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa
cọng ngò ôm cọng ngò ôm, cọng ngò ôm chả ôm cọng ngò

Huy Thanh
03-02-2014, 11:06 AM
Xướng:

CON NGỰA ĐÁ CON NGỰA ĐÁ, CON NGỰA ĐÁ KHÔNG ĐÁ CON NGỰA

Đối:

-Nước sông Đông nước sông đông, nước sông Đông vẫn đông nước sông

-CỌNG LÔNG MI CỌNG LÔNG MI, CỌNG LÔNG MI CHẲNG MI CỌNG LÔNG

huythanh

Kiều Thành
03-02-2014, 04:22 PM
cảm ơn anh NC, vậy thì:

CHÚ GÀ LÔI CHÚ GÀ LÔI, CHÚ GÀ LÔI CHẲNG LÔI CHÚ GÀ.

CÁI CẦN CÂU CÁI CẦN CÂU, CÁI CẦN CÂU CÓC CÂU CÁI CẦN
Bạn Gió Bụi sửa lại thành GÀ LÔI rất đạt chứ GÀ BUỒN thì KT chưa nghe bao giờ.
KT cũng xin góp vui:

NGỌN RAU ĐAY NGỌN RAU ĐAY, NGỌN RAU ĐAY NỎ ĐAY NGỌN RAU.

Kiều Thành
03-02-2014, 04:53 PM
Sân này vắng vẻ quá ta
Đối sĩ mải gặm đùi gà đùi ngan
Sân câu đối ngó hoang tàn
Ngọc Châu khuấy bụi để bàn dân qua

Câu đối cổ:
CON NGỰA ĐÁ CON NGƯA ĐÁ, CON NGỰA ĐÁ KHÔNG ĐÁ CON NGỰA

NC đối thử:
ĐÁM MÈO GHEN ĐÁM MÈO GHEN, ĐÁM MÈO GHEN CÓC GHEN ĐÁM MÈO

Mời các đối sĩ tiếp tay đi ạ
Đám MÈO GHEN là gì KT không hiểu anh Ngọc Châu ơi!
Xin góp vui:

NHÁNH HOA ĐÀO NHÁNH HOA ĐÀO, NHÁNH HOA ĐÀO DỄ ĐÀO NHÁNH HOA.

Ngọc Châu
03-02-2014, 06:55 PM
Chào Kiều Thành, NC dùng ĐÁM MÈO là nói những con mèo (nghĩa bóng là các phụ nữ đang muốn bồ bịch) ghen với ĐÁM MÈO đang có chuyện ghen tuông bồ bịch, nhưng ĐÁM ĐANG GHEN này không thèm ghen với đám mèo ghen tị kia và cũng không thèm ghen vì chúng
Theo NC thì các vế đối hay gòm:

CỤ GIÀ CÒNG CỤ GIÀ CÒNG, CỤ GIÀ CÒNG CHẲNG CÒNG CỤ GIÀ (Phạm Thanh Cải)
và hai vế đối của bạn Gió Bụi:
CHÚ GÀ LÔI CHÚ GÀ LÔI, CHÚ GÀ LÔI CHẲNG LÔI CHÚ GÀ.

CÁI CẦN CÂU CÁI CẦN CÂU, CÁI CẦN CÂU CÓC CÂU CÁI CẦN

Tiếp đây Ngọc Châu nêu vài vế xuất vui nữa, mời mọi người tham gia (cho đúng câu các cụ nói:THÁNG GIÊNG LÀ THÁNG ĂN CHƠI!!)

Mời bác Mão thử tý thịt chuột
và:
Gái Bát Tràng bán hàng thịt ếch, ngồi chầu chẫu, nói ương ương
Tối ba mươi, giết hổ, hầm xương cọp ăn dần ( ở một số địa phương thì "hầm" và "khái" cũng có nghĩa là "con hổ"

nguyenxuan
03-02-2014, 07:25 PM
Câu đối cổ:

CON NGỰA ĐÁ CON NGỰA ĐÁ, CON NGỰA ĐÁ KHÔNG ĐÁ CON NGỰA


CHÚ SÂM CẦM CHÚ SÂM CẦM, CHÚ SÂM CẦM CHẲNG CẦM CHÚ SÂM.

Nguyên Xuân

Lính thủy
03-02-2014, 07:51 PM
- con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa
chú bê thui chú bê thui, chú bê thui chẳng thui chú bê

- con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa
chiếc đòn kê chiếc đòn kê, chiếc đòn kê chẳng kê chiếc đòn


- con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa
chiếc bàn xoay chiếc bàn xoay, chiếc bàn xoay chẳng xoay chiếc bàn.

Kiều Thành
03-02-2014, 08:12 PM
Chào Kiều Thành, NC dùng ĐÁM MÈO là nói những con mèo (nghĩa bóng là các phụ nữ đang muốn bồ bịch) ghen với ĐÁM MÈO đang có chuyện ghen tuông bồ bịch, nhưng ĐÁM ĐANG GHEN này không thèm ghen với đám mèo ghen tị kia và cũng không thèm ghen vì chúng
Theo NC thì các vế đối hay gòm:

CỤ GIÀ CÒNG CỤ GIÀ CÒNG, CỤ GIÀ CÒNG CHẲNG CÒNG CỤ GIÀ (Phạm Thanh Cải)
và hai vế đối của bạn Gió Bụi:
CHÚ GÀ LÔI CHÚ GÀ LÔI, CHÚ GÀ LÔI CHẲNG LÔI CHÚ GÀ.

CÁI CẦN CÂU CÁI CẦN CÂU, CÁI CẦN CÂU CÓC CÂU CÁI CẦN

Tiếp đây Ngọc Châu nêu vài vế xuất vui nữa, mời mọi người tham gia (cho đúng câu các cụ nói:THÁNG GIÊNG LÀ THÁNG ĂN CHƠI!!)

Mời bác Mão thử tý thịt chuột
và:
Gái Bát Tràng bán hàng thịt ếch, ngồi chầu chẫu, nói ương ương
[B][SIZE="6"][COLOR="magenta"]Tối ba mươi, giết hổ, hầm xương cọp ăn dần ( ở một số địa phương thì "hầm" và "khái" cũng có nghĩa là "con hổ"

Cảm ơn anh Ngọc Châu!
KT ban đầu cứ tưởng có một loài MÈO GHEN mà mình không biết như GÀ LÔI có thật vậy hay như NGỰA ĐÁ, CHÓ GỖ,...

Kiều Thành
03-02-2014, 08:34 PM
Câu đối cổ:

CON NGỰA ĐÁ CON NGỰA ĐÁ, CON NGỰA ĐÁ KHÔNG ĐÁ CON NGỰA


CHÚ SÂM CẦM CHÚ SÂM CẦM, CHÚ SÂM CẦM CHẲNG CẦM CHÚ SÂM.

Nguyên Xuân
Chị Nguyên Xuân ơi, theo KT thì SÂM CẦM là một loài chim nhưng CHÚ SÂM thì không biết là gì chị à!

Ngọc Châu
03-02-2014, 08:35 PM
Đọc kĩ thì thấy vế đối của cô giáo Nguyên Xuân cũng hay và chuẩn

CHÚ SÂM CẦM CHÚ SÂM CẦM, CHÚ SÂM CẦM CHẲNG CẦM CHÚ SÂM.

Chú Sâm (tên người) cầm chú sâm cầm (con chim)

Kiều Thành
03-02-2014, 08:47 PM
Đọc kĩ thì thấy vế đối của cô giáo Nguyên Xuân cũng hay và chuẩn

CHÚ SÂM CẦM CHÚ SÂM CẦM, CHÚ SÂM CẦM CHẲNG CẦM CHÚ SÂM.

Chú Sâm (tên người) cầm chú sâm cầm (con chim)

Vế xuất là "CON NGỰA ĐÁ...không đá CON NGỰA", cả nguyên câu là chỉ CON NGỰA thôi, không có con nào khác, nên đối lại chỉ một chủ thể như vậy mơi HAY VÀ CHUẨN được anh NC à!

Huy Thanh
03-02-2014, 08:56 PM
Mời bác Mão thử tý thịt chuột

Theo thiển ý, chữ TÝ trong câu này viết TÍ có lẽ hợp hơn.

huythanh

Ngọc Châu
03-02-2014, 09:42 PM
Kiều Thành ạ. Trong "nguyên tắc" nhiều khi vẫn có "phi nguyên tắc" mà không làm hỏng ý tứ, thậm chí còn tăng lên nữa cơ. Ví dụ Cụ Tú Xương viết hai câu TLĐ:

HAI MÁI TRỐNG TUNG ĐÀNH CHỊU DỘT
TÁM GIỜ CHUÔNG ĐÁNH VẪN NẰM CO
Rõ ràng từ TRỐNG ở câu trên không phải là "cái trống" để chuẩn đối với "quả chuông" ở câu dưới. Zậy mà thiên hạ lại nhớ mãi hai câu KHÔNG CHỈNH LUẬT này!!!
Theo NC thì cô giáo NX dùng thế lại càng hay, đưa được hai từ "sâm" đồng âm mà dị nghĩa vào Kiều Thành ạ

Gió Bụi
04-02-2014, 07:22 AM
Mời bác Mão thử tý thịt chuột
Nướng sơn dương bay mùi sườn dê

Kiều Thành
04-02-2014, 08:55 AM
Kiều Thành ạ. Trong "nguyên tắc" nhiều khi vẫn có "phi nguyên tắc" mà không làm hỏng ý tứ, thậm chí còn tăng lên nữa cơ. Ví dụ Cụ Tú Xương viết hai câu TLĐ:

HAI MÁI TRỐNG TUNG ĐÀNH CHỊU DỘT
TÁM GIỜ CHUÔNG ĐÁNH VẪN NẰM CO
Rõ ràng từ TRỐNG ở câu trên không phải là "cái trống" để chuẩn đối với "quả chuông" ở câu dưới. Zậy mà thiên hạ lại nhớ mãi hai câu KHÔNG CHỈNH LUẬT này!!!
Theo NC thì cô giáo NX dùng thế lại càng hay, đưa được hai từ "sâm" đồng âm mà dị nghĩa vào Kiều Thành ạ
Anh Ngọc Châu à, cặp đối của Cụ Tú dùng từ đồng âm dị nghĩa đối rất hay, mượn hình ảnh của "cái trống" để đối với "quả chuông" dù nó là trống-hở(không kín).
Câu của chị Nguyên Xuân thì hai chữ SÂM rõ ràng hai nghĩa làm cho vế đối mất cân xứng với vế xuất chứ không đồng âm dị nghĩa như Cụ Tú được nên theo KT thì chưa đạt anh ạ(vì nó là hai chủ thể đó).
Trân trọng kính chào anh!
Kiều Thành

Nắng Xuân
04-02-2014, 09:26 AM
Mời bác Mão thử tý thịt chuột
Nướng sơn dương bay mùi sườn dê

Không đơn giản thế đâu Gió Bụi ơi! Phần khó nằm ở khúc sau: THỬ là Chuột, TÝ cũng là Chuột. MÃO là Mèo là khắc tinh của Chuột.

DƯƠNG MÙI SƯỜN DÊ ở sau tạm vậy.

Gió Bụi
04-02-2014, 09:38 AM
Tối ba mươi, giết hổ, hầm xương cọp ăn dần
Năm ất mẹo, nuôi mèo, tựu kế miêu đội mão

Gió Bụi
04-02-2014, 09:41 AM
Không đơn giản thế đâu Gió Bụi ơi! Phần khó nằm ở khúc sau: THỬ là Chuột, TÝ cũng là Chuột. MÃO là Mèo là khắc tinh của Chuột.

DƯƠNG MÙI SƯỜN DÊ ở sau tạm vậy.

:-) cảm ơn NX đã chỉ dẫn, căng nhỉ, vậy thì:

Mời bác Mão thử tý thịt chuột
Kính ông săn dương mùi sườn dê

có được không thầy NX ?

Nắng Xuân
04-02-2014, 09:57 AM
:-) cảm ơn NX đã chỉ dẫn, căng nhỉ, vậy thì:

Mời bác Mão thử tý thịt chuột
Kính ông săn dương mùi sườn dê

có được không thầy NX ?

Ông SĂN là ông thợ săn à? Sao không là Anh HÙM, ông HÙM/ BEO chứ!?

Gió Bụi
04-02-2014, 10:04 AM
Ông SĂN là ông thợ săn à? Sao không là Anh HÙM, ông HÙM/ BEO chứ!?
thợ săn dương mới là khắc tinh con sơn dương đó thầy NX ! câu không ổn thưa thầy!

Nắng Xuân
04-02-2014, 10:15 AM
thợ săn dương mới là khắc tinh con sơn dương đó thầy NX ! câu không ổn thưa thầy!

Biết là vậy, nhưng HÙM/ BEO cũng hay xơi DÊ khá ngon lành, trong vế đối đâu nói đến Sơn dương? Mà có là SƠN DƯƠNG cũng XƠI tuốt tuồn tuột. Quan trọng hơn là ÔNG SĂN nghe gượng ép quá.

Gió Bụi
04-02-2014, 10:21 AM
Biết là vậy, nhưng HÙM/ BEO cũng hay xơi DÊ khá ngon lành, trong vế đối đâu nói đến Sơn dương? Mà có là SƠN DƯƠNG cũng XƠI tuốt tuồn tuột. Quan trọng hơn là ÔNG SĂN nghe gượng ép quá.

thầy nói rất đúng, nhưng chỉ có chữ săn mới đi cùng với chữ dương thưa thầy!

nguyenxuan
04-02-2014, 06:52 PM
Anh Ngọc Châu à, cặp đối của Cụ Tú dùng từ đồng âm dị nghĩa đối rất hay, mượn hình ảnh của "cái trống" để đối với "quả chuông" dù nó là trống-hở(không kín).
Câu của chị Nguyên Xuân thì hai chữ SÂM rõ ràng hai nghĩa làm cho vế đối mất cân xứng với vế xuất chứ không đồng âm dị nghĩa như Cụ Tú được nên theo KT thì chưa đạt anh ạ(vì nó là hai chủ thể đó).
Trân trọng kính chào anh!
Kiều Thành

Cảm ơn anh Ngọc Châu và bạn Kiều Thành đã động viên, phân tích, mổ xẻ câu của Nguyên Xuân.
Có một người bạn khác cũng trao đổi với Nguyên Xuân nhân đọc các lời bình luận của mọi người cũng có lời nhắc nhở tôi rằng: "Vế đối có giá trị không chỉ CHUẨN mà còn phải bao hàm ý nghĩa với thời cuộc. Còn CHƠI thì cũng chỉ là trà dư tửu hậu thôi". Học tập và có thêm niềm vui, đó chính là bài học mà tôi học được trên mục câu đối này.
Xin chân thành cảm ơn mọi người, chúc cả nhà một mùa xuân mới tràn đầy hứng khởi.

Ngọc Châu
04-02-2014, 10:10 PM
Công nhận câu đối cổ này rất khó chơi. Gió Bụi cũng đã vắt óc mà chưa tìm được vế đối chuẩn (trong khi đó lại còn bị Nắng (Xuân thôi nhưng nóng như mùa hè!) chiếu vào gáy nữa chứ!!
NC cũng vận đủ 12 thành công lực mới ra được câu này, cứ trình làng xem sao:

Mời bác Mão thử tý thịt chuột

Kệ thằng Khỉ thân hầu quân tườu (Hầu cũng là khỉ đấy nhá)
hoặc
Kệ thằng Thân hầu đười ươi tườu

Lính thủy
04-02-2014, 11:11 PM
Mời bác Mão thử tý thịt chuột
Rủ cô Dần kê dậu xương gà



Mèo thích ăn thịt chuột
Hổ mê chén xương gà!

Gió Bụi
05-02-2014, 02:23 AM
Mời bác Mão thử tý thịt chuột
Thấy con hùm bò bê đuôi trâu

Gió Bụi
05-02-2014, 02:37 AM
Công nhận câu đối cổ này rất khó chơi. Gió Bụi cũng đã vắt óc mà chưa tìm được vế đối chuẩn (trong khi đó lại còn bị Nắng (Xuân thôi nhưng nóng như mùa hè!) chiếu vào gáy nữa chứ!!
NC cũng vận đủ 12 thành công lực mới ra được câu này, cứ trình làng xem sao:

Mời bác Mão thử tý thịt chuột

Kệ thằng Khỉ thân hầu quân tườu (Hầu cũng là khỉ đấy nhá)
hoặc
Kệ thằng Thân hầu đười ươi tườu

Anh NC, nếu là:

Mời bác Mão thử tý thịt chuột
Kệ thằng Khỉ thân hầu quân tườu

như vậy là không cần đối từ B/T hả anh NC?

Lính thủy
05-02-2014, 02:44 AM
Phân tích vế đối ra:
Mời bác Mão thử tý thịt chuột
Đánh số cho các chữ trong câu theo thứ tự là: 1;2;3;4;5;6;7
Câu này, hai chữ thứ 1;2 :"mời bác" là những chữ thêm cho trọn câu, còn mấy chữ thứ 3;4;5;6;7: " Mão thử tí thịt chuột" mới là trọng tâm của câu đối chơi chữ.
Chữ thứ 3 :Mão là tên hàng chi của tuổi Mèo, là con vật hay ăn thịt chuột.
Chữ thứ 4: Thử là tên Hán-Việt của con chuột
Chữ thứ 5: Tý là tên hàng chi của tuổi Chuột

Để vế đối đạt yêu cầu thì trong vế đối này cần:
Chữ thứ 1, 2 : phải đối với Mời bác : bằng trắc, nên chọn hai chữ: trắc bằng
Chữ thứ 3: phải là tên hàng chi của con vật nào đó , thường hay ăn thịt con vật có tên ở chữ thứ 7, nếu đối theo thể phú, vế ra phân làm hai đoạn thì chữ thứ 3 phải có thanh bằng, chữ thứ 7 phải có thanh bằng.
Chữ thứ 4 phải là tên Hán-Việt của con vật có tên ở chữ thứ 7,
Chữ thứ 5 phải là tên hàng chi của con vật có tên ở chữ thứ 7,
Chữ thứ 6 là danh từ, thanh bằng, đối nghĩa được với chữ "thịt".

Do vậy Lính thủy đối là:
Mời bác Mão thử tý thịt chuột
Rủ cô Dần kê dậu xương gà

Nghĩa của vế đối ra là : Mời bác Mão (ăn) thử tí thịt chuột.
Nghĩa của vế đối lại là: Rủ cô Dần kê (cho cao thêm cái) dậu (bằng) xương gà.

Vế đối lại này cũng chưa phải là hoàn hảo lắm, nhưng Lính thủy cứ góp đối với các Quý Bạn cho vui!

Huy Thanh
05-02-2014, 06:23 AM
Xướng:

-Mời bác Mão thử tý thịt chuột

Đối:

-Đuổi cô Long dương mùi da dê
(huythanh)

Ngọc Châu
05-02-2014, 06:37 AM
Gió Bụi à, cần giữ đúng B/T chứ. Vì vậy NC mới chỉ gọi là "tạm trình làng" để vui cùng mọi người đã. Thời gian giành cho Câu đối không nhiều nên đêm qua NC mới nghĩ đến thế thôi. Có lẽ sẽ tìm được câu hay hơn vì sáng nay tỉnh táo chợt thấy rằng đêm qua mình đã cố tìm và dùng tới 4 từ cùng một loài (trong khi vế ra chỉ có 3 thôi: Tí-Thử- Chuột). Vậy thì có thể tìm được câu chuẩn đối hơn.
Các câu bạn bè nêu phía trên đều còn gượng lắm, chưa vế đối nào "Đắt" cả
Xin sửa câu tối qua như sau:

Mời bác Mão thử tý thịt chuột

Mặc thằng Dần hầu viên thân tườu
(viên là con vượn)
Vẫn còn thừa một từ "Thân" cũng là khỉ đấy!
Còn thằng "Dần" thì thay bằng Thìn, Mùi, Thân đều chuẩn

nguyenxuan
05-02-2014, 10:22 AM
Mời bác Mão thử tý thịt chuột

Phục em thân hổ dần gan hùm
(Nguyên Xuân)

Câu này viết dựa theo truyện ngụ ngôn:khỉ trêu chọc hổ

Nghĩa: Phục khỉ con lừa hổ (hổ dần) (dũng cảm như là đã ăn) gan hùm

Chữ hổ: đánh lừa (hán việt - động từ) đồng âm khác nghĩa với hổ (con hùm, cọp)

Gió Bụi
06-02-2014, 07:07 AM
Anh Ngọc Châu kính mến,

GB thừa biết cái xương cọp này GB nuốt không trôi nhưng vì, trước giúp vui sau học hỏi thêm, nên GB vẫn cứ liều :-), nhờ anh chỉ giúp cho.

Tối ba mươi, giết hổ, hầm xương cọp ăn dần
Mồng một sáng, dùng miêu, mẹo kế mèo đội mão

Nắng Xuân
06-02-2014, 11:16 AM
Công nhận câu đối cổ này rất khó chơi. Gió Bụi cũng đã vắt óc mà chưa tìm được vế đối chuẩn (trong khi đó lại còn bị Nắng (Xuân thôi nhưng nóng như mùa hè!) chiếu vào gáy nữa chứ!!
NC cũng vận đủ 12 thành công lực mới ra được câu này, cứ trình làng xem sao:

Mời bác Mão thử tý thịt chuột

Kệ thằng Khỉ thân hầu quân tườu (Hầu cũng là khỉ đấy nhá)
hoặc
Kệ thằng Thân hầu đười ươi tườu

Đã vậy... Đầu xuân NX chiếu vào anh Ngọc Châu, chắc là LẤP LÁNH lắm đây:

MÃO THỬ TÝ CHUỘT => MÃO đối lập với 3 từ chỉ CHUỘT phía sau.
KHỈ THÂN HẦU TƯỜU => KHỈ và THÂN HẦU là 1, còn TƯỜU thì có liên quan gì đâu? Chưa kể lỗi thanh như Gió Bụi đã phán.
NX còn đang quan sát, chưa dám mạo muội... hì hì...

Gió Bụi
06-02-2014, 02:45 PM
Mời bác Mão thử tý thịt chuột
Tặng anh Dần mùi dê Nam Dương

Ngọc Châu
06-02-2014, 02:49 PM
Nẵng Xuân chiếu lệch vào vai
Cho nên chẳng nóng, chỉ hơi ấm đầu
Đây là câu đã sửa đâu?
Câu sửa như vầy:

Mời bác Mão thử tý thịt chuột

Mặc thằng Dần hầu viên thân tườu
Trong đó:
HÀU là con khỉ (Hầu tinh là cách Thái Thượng lão quân gọi con khỉ Tôn Ngộ Không)
Viên là vượn (cỡ bố con khỉ cơ)
Tườu không là khỉ thì là cái gì? (người ta vẫn mắng nhau ĐỒ CON TƯỜU đấy thây)
Không kể THÂN dùng với nghĩa "thân thiết" với loài khỉ thì đặc sệt họ hàng với Đười ươi rồi
Nhân đây cũng nói luôn với các bạn rằng chàng Cải Xanh (Thanh Cải) luôn thích gò mình vào mọi thứ dây chằng với xiềng xích nên thơ luật Đường của chàng ta KHÔ NHƯ NGÓI ẤY.
Quan điểm của NC là biết luật, giữ luật để khi sáng tạo đến đâu vẫn cứ là CÂU ĐỐI với THƠ LUẬT ĐƯỜNG, nhưng hoàn toàn không để chúng bó tay bó chân đến nỗi trở thành anh thợ chuyên xếp các mẩu gỗ trong trò chơi BẨY MIẾNG NGÀN HÌNH ngày xưa.
Cứ vặn to bấc cây đèn NẰNG lên nữa đi, để rồi phải nhận thấy rằng: NHỮNG BÀI THƠ cũng như CÂU ĐỐI HAY ĐƯỢC LƯU TRUYỀN LẠI là do ý-tứ của nó, mà thường bài nào cũng có sự sáng tạo, phóng túng, vận dụng linh hoạt (từ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến đến Bà Huyện TQ...)
Thậm chí có chỗ sai luật nhưng hậu thế lại thuộc lòng CHÀNG BAN PHÁT NẮNG Ạ!

Huy Thanh
06-02-2014, 04:28 PM
Ngọc Châu ra vế khó quá, nay mình thử ra vế dễ hơn. Mời Ngọc Châu và các bạn:

- TÌNH CHAN CHỨA NÊN CHƯA CHÁN
(huythanh)

Lính thủy
06-02-2014, 04:43 PM
Mời các bạn yêu câu đối đọc trang câu đối của trang web : vanhaiphong.com:

http://vanhaiphong.com/xem/10-tap-van/405-cp-nht-mc-thi-cau-i-ngay-xuan.html

Trích đăng:

Cập nhật các vế đối của các "đối sĩ" các nơi tham gia vào sân chơi: (tối mồng 6 Tết)

Trước khi cập nhật BBT xin được trao đổi đôi lời:

Vanhaiphong nhận được nhiều câu đối gửi đến tham gia vào trang THI CÂU ĐỐI NGÀY XUÂN, chúng tôi hết sức hoan nghênh và rất vui vì mục này đã được bạn đọc quan tâm yêu thích, có nhã ý muốn đóng góp với VHP để trang nhà thêm phong phú.
Tuy nhiên một số câu đối gửi đến bị sai luật nhiều nên không thể đăng được, có lẽ là do các bạn thấy thích nhưng thời gian tìm hiểu về luật câu đối còn chưa có (hoặc hiểu về câu đối chưa đầy đủ), vậy nên trước khi đăng cập nhật tối mồng 6 Tết Ban Biên Tập xin được nêu ngắn gọn một số qui ước (từ ngày xưa để lại) để các bạn tham khảo như sau:

Với tên gọi là CÂU ĐỐI nên nguyên tắc cơ bản của loại hình này là phải
ĐỐI: Đối về ý (tứ của hai vế), đối về số chữ (số chữ phải bằng nhau giữa
hai vế), đối về thanh (Bằng phải đối với Trắc nhưng yêu cầu cụ thể còn
phù thuộc vào loại câu đối) và đối nhau về từ loại của các từ tương ứng
(Danh từ đối danh từ, chủ từ đối chủ từ, hư từ đối với hư từ, số lượng đối
số lượng, tên riêng đối tên riêng, âm thanh đối âm thanh, màu sắc đối màu
sắc, hình ảnh đối hình ảnh, tục ngữ đối tục ngữ, điển tích đối điển tích,
chữ nước ngoài đối với chữ nước ngoài v.v... )

Xin nêu một ví dụ:

Vế xuất: Năm Ngọ đến, tới phố Mã mua con ngựa giấy
Vế đối: Tháng Thìn qua, thăm chợ Rồng kiếm chú giao long
Phân trích theo yêu cầu nêu trên sẽ thấy:
Về ý:
Xuất nói về ngựa (là chủ thể của các năm Ngọ)
Đối nói về rồng (là chủ thể của các năm Thìn)
Số chữ:
Hai vế đều cùng có 10 từ, mỗi câu đều có 1 dấu phẩy tách thành 2
phân câu.
Về thanh:
Từ ở vị trí tương ứng giữa hai câu đều giữ đúng luật Bằng (gồm
những chữ không có dấu hoặc mang dấu huyền viết tắt là B) đối với
Trắc (là những chữ mang dấu sắc (') hỏi (?), ngã (~), nặng (.) viết tắt là T)
Chi tiết hơn:
Năm (B) đối với tháng (T)
Ngọ (T) đối với Thìn (B)
đến (T) đối với qua (B)
Phần sau dấu phẩy tuân theo biệt lệ của cặp đối trong thơ luật Đường nên
được phép du di về B với T (sẽ trình bày sau)
Về từ loại:
"Năm Ngọ" đối với "tháng Thìn" (cùng là tập hợp danh từ)
Động từ "đến" đối với động từ "qua"
Tìm hiểu một chút sẽ thấy các câu đối viết theo mục đích sử dụng
thường không khó như các câu mang tính trí tuệ mà các "đối sĩ" thường
phải nhăn trán nghĩ ra để đố và vui với nhau ở các sân chơi câu đối ngày
xuân. Nhưng xã hội dần Phú quí lên thì Lễ nghĩa cũng tăng theo, nhu cầu có
một cặp câu đối treo ngày tết, để mừng nhà mới, phúng viếng, thờ phụng,
đề tặng… sẽ ngày càng nhiều hơn...

Ví dụ để mừng ngày tết người ta viết những câu:
- Lộc biếc, mai vàng, xuân hạnh phúc
Đời vui, sức khoẻ, tết an khang

- Trời thêm tuổi mới, người thêm thọ
Xuân khắp dương gian, phúc khắp nhà

- Tết trong nhà, Tết ra ngoài phố
Lộc trên trời, lộc xuống nhân gian

Để mừng thọ người ta viết:

- Tuổi thọ chín mươi mừng phúc lộc
Hoa tươi muôn đóa chúc an khang

- Tám chục tuổi đời, người vẫn trẻ
Ngàn năm gia tộc, phúc vô biên

Câu đối ở đám tang:

- Nghĩa nặng gửi theo về chín suối
Tình sâu để lại đến ngàn thu
....................

Gió Bụi
06-02-2014, 11:18 PM
- TÌNH CHAN CHỨA NÊN CHƯA CHÁN
(huythanh)

-NGỠ LÁNG GIỀNG HÓA GIẾNG LÀNG


- TÌNH CHAN CHỨA NÊN CHƯA CHÁN
(huythanh)

-HỎI BỐ MẦY CÓ MẤY BỒ

Ngọc Châu
07-02-2014, 09:20 AM
- TÌNH CHAN CHỨA NÊN CHƯA CHÁN
(huythanh)

-NGỠ LÁNG GIỀNG HÓA GIẾNG LÀNG


- TÌNH CHAN CHỨA NÊN CHƯA CHÁN
(huythanh)

-HỎI BỐ MẦY CÓ MẤY BỒ

Cũng xin họa vui cùng hai bạn Huy Thanh và Gió Bụi:


LỠ ĐÁNH BỒ NÊN BỐ ĐÀNH....
:gn3:

Gió Bụi
07-02-2014, 09:27 AM
Cũng xin họa vui cùng hai bạn Huy Thanh và Gió Bụi:


LỠ ĐÁNH BỒ NÊN BỐ ĐÀNH....
:gn3:

Anh Ngọc Châu ơi! Anh dùng chữ NÊN của vế đối cũng được sao? Lỡ đánh rồi anh nói toạt ra luôn đi, úp mở làm gì chứ :-)

Ngọc Châu
07-02-2014, 09:34 AM
Ờ nhẩy, nghĩ nhanh, viết vội (sau khi cười tủm với "bố mày.." của Gió Bụi mà.
Thế thì chữa thành:

LỠ ĐÁNH BỒ VẬY BỐ ĐÀNH.... (PHẢI CƯỚI BỒ RỒI BỐ CƯỜI!) :gn23:

Gió Bụi
07-02-2014, 09:40 AM
Ờ nhẩy, nghĩ nhanh, viết vội (sau khi cười tủm với "bố mày.." của Gió Bụi mà.
Thế thì chữa thành:

LỠ ĐÁNH BỒ VẬY BỐ ĐÀNH.... (PHẢI CƯỚI BỒ RỒI BỐ CƯỜI!) :gn23:

Hay nhỡ! Nhờ vậy mà nhẩy ra thêm câu nữa :-)