PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Tại sao lại Giỗ Tổ vào 10/3?



thylan
08-04-2014, 10:45 PM
Tại sao lại Giỗ Tổ vào 10/3?

(MegaFun) - Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba. Từ bao đời nay, câu ca ấy vẫn in sâu trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam. Và dù ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này, cứ đến ngày Giỗ Tổ, là hàng triệu người con mang dòng máu Việt cùng nhau hành hương hoặc hướng về đất Tổ, thắp nén tâm hương, nhớ về nguồn cội, tri ân tổ tiên với lòng thành kính.

http://megafun.vn/dataimages/201404//original/images1116896_gio_to2.jpg

Trên thế giới, nhiều quốc gia cũng có nghi lễ thờ cúng tổ tiên, thờ nhân vật khai sáng dân tộc. Song, hiếm có dân tộc nào trên hành tinh này mà người dân sinh sống trên mọi miền Tổ quốc cũng như kiều bào đang làm ăn sinh sống ở nước ngoài cùng hướng về một ngày Quốc Tổ, chung một cội rễ như dân tộc Việt Nam.

Ngày Giỗ tổ Hùng Vương hay Lễ hội Đền Hùng là một ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của dân tộc Kinh tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương. Lễ được tổ chức hàng năm vào mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Ngày 2/4/2007, Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 âm lịch). Kể từ đây, ngày 10-3 âm lịch hằng năm đã trở thành ngày lễ lớn - Quốc lễ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Nguồn gốc của lễ Giỗ Tổ

Truyền thuyết kể rằng Tổ Phụ Lạc Long Quân lấy Tổ Mẫu Âu Cơ sinh ra 100 con, 50 con theo Cha xuống biển, 50 con theo Mẹ lên núi và con cả được truyền ngôi lấy hiệu là Hùng Vương. Thường thường nói đến giỗ Tổ là nói đến giỗ Tổ Hùng Vương. Nhưng niên hiệu lập quốc là năm 2879 tr.CN, thời Kinh Dương Vương, người sáng lập ra họ Hồng Bàng.

http://megafun.vn/dataimages/201404/original/images1116886_gio_to.jpg

dù ở bất cứ nơi đâu, cứ đến ngày Giỗ Tổ, là hàng triệu người con mang dòng máu Việt cùng nhau hành hương và hướng về đất Tổ, thắp nén tâm hương, nhớ về cội nguồn, tri ân tổ tiên với tấm lòng thành kính.
- See more at: http://sinhvienirk.net/home/vi/news/Viet-Nam-24h/Gio-To-Hung-Vuong-ve-voi-coi-nguon-dan-toc-Viet-Nam-252/#sthash.4yXoSyT1.dpuf
Dù ở bất cứ nơi đâu, cứ đến ngày Giỗ Tổ, là hàng triệu người con mang dòng máu Việt cùng nhau hành hương và hướng về đất Tổ, thắp nén tâm hương, nhớ về cội nguồn, tri ân tổ tiên với tấm lòng thành kính.
Kinh Dương Vương lấy Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra Hùng Vương. Hùng Vương là cháu đích tôn của Kinh Dương Vương. Giỗ Tổ vì vậy phải là giỗ Tổ Kinh Dương Vương. Trong thời khai quốc, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương đều là những Tổ Phụ quan trọng của nòi giống Lạc Hồng. Giỗ Tổ vì thế nên cũng nhớ đến các Tổ Phụ Tổ Mẫu thời khai quốc, không nên chỉ nhớ đến Hùng Vương không mà thôi.

Ngày Giỗ tổ Hùng Vương xuất hiện từ khi nào? Theo những tài liệu còn lưu lại, hình thức sơ khai của Ngày Giỗ Tổ đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử, cách đây hơn 2000 năm. Dưới thời Thục Phán – An Dương Vương, cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: “Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu nhạt hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập”. Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử, nhiều vị vua có tên tuổi của các triều đại phong kiến Việt Nam ngay từ khi lên ngôi đã từng bước xác lập “ngọc phả” về thời đại Hùng Vương, khẳng định vai trò to lớn của các Vua Hùng đối với non sông đất nước

Ngày Giỗ Tổ là ngày gì?

Theo truyền thuyết thì có 18 đời vua HÙNG. 1 đời vua là 1 triều đại hay nôm na là 1 nhà như nhà Lê, nhà Nguyễn, nhà Hạ, nhà Thương....Mỗi triều đại lại có nhiều vua, ít nhất là 1 nhiều thì có thể tới vài chục... , truyền thuyết ghi 18 đời Hùng vương có tổng cộng 180 vua.

Nhưng tại sao chọn ngày ‘giỗ vua tổ’ là ngày trọng đại coi như ngày khai sinh đất nước mà không chọn ngày sinh hay ngày lên ngôi của ngài?

Nghiên cứu cổ sử Trung Hoa mà Sử thuyết họ Hùng cho là Bách Việt sử ta thấy: vua Hạ vũ được tôn là tổ của nhà Hạ nhưng ông Khải mới chính là vua đầu tiên của nhà Hạ, ông Cơ xương vẫn được coi là tổ nhà Chu nhưng thực ra con ông là Cơ Phát mới là vua đầu của nhà Chu.

Như vậy nghĩa là ngày giỗ của vua tổ chính là ngày lên ngôi của vua đầu khai sáng triều đại.

Tương tự, quốc gia của người họ Hùng cũng thế, trước khi trở thành 1 vương quốc bao giờ cũng có thời lập quốc, ngày kết thúc thời lập quốc cũng chính là ngày bắt đầu của thời vương quốc, cả thời gian lập quốc được người Việt ‘siêu nhiên hóa’ thành thời trị vì của vua tổ, ngày vua tổ mất chính là ngày lên ngôi của vua đầu tiên tức mốc thời gian bắt đầu có quốc gia dân tộc hay là ngày khởi đầu của lịch sử quốc gia.

- Quốc tổ là sự ‘siêu nhiên hóa’ cả thời kỳ tổ tiên lập quốc chứ không phải 1 nhân vật lịch sử, 1 con người sống để có ngày sinh ngày mất thực.

http://megafun.vn/dataimages/201404/original/images1116887_gio_to1.jpg

Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày hội chung của toàn dân

Ý nghĩa của ngày 10-3

Tại sao tiền nhân lại chọn ngày 10-3 chứ không phải là môtn này khác? Theo Dịch học:

- Số 3 trong tháng 3 giỗ tổ là số của Địa chi

- Số 10 trong ngày 10 là số của Thiên can.

Tháng 3 âm lịch là tháng Thìn theo lịch nhà Hạ, Thìn là con rồng, Hoa ngữ đọc là LUNG, âm Hán Việt là LONG, Lung và Long là đồng âm của LANG, chính vì điều này con Rồng được dùng tượng trưng cho Vua.

- Năm là số trung cung của Hà-Lạc nơi điều hòa ngũ hành nên được dùng chỉ thủ lãnh, vua, người cầm đầu,

- Trong tiếng Việt: năm hay lăm → lang

Ngôn ngữ Thái và Mường hiện nay từ lang cũng có nghĩa là Thủ lãnh, người cầm đầu.

- Tóm lại: ý nghĩa của số 3 –Thìn chính là Lang là vua.

- Số 10 là can KỶ; đi hết 1 vòng trở về khởi đầu là Kỷ, nên ngày KỶ cũng là Kỵ, ngày KỴ tức ngày Giỗ.

- Số 10 và số 3 căn cứ trên 2 hệ Can - Chi theo Dịch học họ HÙNG giải mã ra là: KỴ LONG ý tứ rất rõ ràng nghĩa là ngày GIỖ VUA.

Vua ở đây là vua tổ như đã trình bày ở trên, ngày giỗ của vua tổ cũng chính là ngày lên ngôi của vua đầu tiên, ngày khởi đầu của vương triều thứ nhất, ngày bắt đầu của Lịch sử quốc gia, từ cổ xưa đến nay Việt nam có lẽ là nơi duy nhất trên quả đất này ngày giỗ quốc tổ lại chính là ngày hân hoan vui mừng của toàn dân tộc.

Từ ngày tháng này trở đi sau không biết là bao năm mạch sống từ cội nguồn lại tuôn về. Cứ ngày 10 tháng 3 âm lịch người người trẩy hội đến với Đền Hùng - tìm về nguồn cội của mình Lễ hội là dịp để con Lạc, cháu Hồng hành hương về nơi đã sinh ra dân tộc Việt Nam anh hùng - một dân tộc chưa biết cúi đầu khuất phục bất kỳ một tên giặc ngoại xâm nào, kể cả những tên hùng mạnh nhất trên thế giới như Pháp và Mỹ. Đây không chỉ thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc của mỗi người Việt Nam mà còn trở thành niềm kiêu hãnh đối với các dân tộc đã, đang đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tự do và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới; bạn bè khắp năm châu cảm phục, kính nể dân tộc Việt Nam anh hùng.

Có thể nói ngày 10 tháng 3 hàng năm là ngày duy nhất có được của toàn thể người Việt mà sự hân hoan tự nhiên phát ra từ đáy lòng, là ngày giờ linh thiêng khiến giữa tất cả người Việt với nhau thực sự không có sự ngăn cách nào dù mong manh nhất.

Không chỉ người Việt chúng ta tự hào về Đền Hùng, mà tìm vào những dòng lưu bút của các đoàn đại biểu quốc tế và bạn bè khắp năm châu bốn biển từng đến thăm viếng Đền Hùng, chúng ta thật sự xúc động khi được biết Đền Hùng và các di tích trên Nghĩa Lĩnh đã làm cho cả thế giới phải cúi đầu vị nể ý thức cội nguồn dân tộc của chúng ta. Nhiều dòng lưu bút thừa nhận. "Đền Hùng là nơi đặt nền móng cho lịch sử Việt Nam... Đền Hùng là một di tích vô giá của nhân dân Việt Nam. Đây là biểu tượng của tổ tiên dân tộc Việt Nam - một dân tộc đã có truyền thống dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm".

Sưu tầm