PDA

Xem phiên bản đầy đủ : những thói hư tật xấu của người Việt



Gió Bụi
10-04-2014, 01:47 AM
Lười biếng và hay nói hão (Xuân Diệu, Sinh viên với quốc văn, 1945)

Tật đầu sổ là tật lười, tật làm biếng. Lười suy nghĩ thích nhàn nhã, thích ngồi không. Nếu máu chúng ta chạy mạnh thì tất chúng ta phải xung xăng làm cái nọ cái kia chớ vô vi thì chịu sao nổi. Vậy thì trong văn học thôi ta đừng dùng cái khẩu khí hát cô đầu nữa mà phải thế này: cúc cung tận tuỵ.

Thứ hai là tật "một tấc đến giời". Ngồi mà thanh tịnh vô vi thì dễ hiểu vũ trụ lắm: Ta cho vũ trụ là thế nào thì vũ trụ sẽ thế ấy chớ chi. Nhưng sự thật là ta phải đi nghiên cứu tìm tòi mới hiểu vũ trụ được. Một tật nữa là não(1) huyền hoặc, não chuộng thần quyền. Gần đây trong thơ văn có cái mốt nói chuyện Liêu Trai. Có những thi sĩ nhất định lấy hồ ly làm vợ và nếu buông cụ Bồ Tùng Linh ra thì họ không biết nói gì.

(1)não ở đây là một lối suy nghĩ, nay hay thay bằng "óc”

Dân khí bạc nhược (Phan Chu Trinh – Thư gửi Chính phủ Pháp, 1906)

Nước Nam độ bốn mươi năm nay, vận nước ngày một suy, suốt từ trên đến dưới chỉ biết chuyện lười biếng vui chơi.
Pháp chế luật không còn có cái gì ra trò, nhân tài cũng tiêu diệt đi mất cả.

Người trên thì lâu lâu được thăng trật(1), chẳng qua như sống lâu lên lão làng; người dưới thì đem của mua quan , thật là tiền bạc phá lề luật. (...).

Suốt cả thành thị cho đến hương thôn, đứa gian giảo thì như ma như quỷ, lừa gạt bóc lột, cái gì mà chẳng dám làm; đứa hèn yếu thì như lợn như bò, giẫm cổ đè đầu, cũng khng dám ho he một tiếng.

(1)trật: cấp bậc phẩm hàm.

Làm ra vẻ yêu nước để mưu lợi riêng (Phan Bội Châu - Cao đẳng quốc dân, 1928)

Chứng bệnh hay giả dối là chứng bệnh chung của người nước ta mà ở trong lại có một chứng đặc biệt là chứng ái quốc giả...

Nào đám truy điệu, nào tiệc hoan nghênh, nào là kỷ niệm anh hùng, nào là sùng bái chí sĩ, chuông dồn trống giục, Nam hát Bắc hò, xem ở trong một đám lúc nhúc lao nhao, cũng đã có mấy phần người biết quyền nước đã mất thì tính mạng không còn, hồn nước có về thì giang sơn mới sống.

Nếu những tấm lòng ái quốc đó mà thật thà chắc chắn thì giống Tiên Rồng chẳng hạnh phúc lắm sao? Nhưng tội tình thay, khốn khổ thay, người ưu thời mẫn thế chẳng bao nhiêu mà người rao danh thì đầy đường đầy ngõ.

Giọt nước mắt khóc nước vẫn ngày đêm chan chứa mà xem cho kỹ thì rặt nước mắt gừng; tiếng chuông trống kêu hồn vẫn trong ngoài gióng giả mà nghe cho tới nơi thì rặt là chuông trò trống hội; ngoài miệng thì ái quốc mà trong bụng vẫn là kim khánh mề đay; trước mặt người thì ái quốc mà đến lúc đếm khuya thanh vắng thì tính toán những chuyện chó săn chim mồi.

Cha ôi! Trời ơi! ái quốc gì, ái quốc thế ư? Đeo mặt nạ ái quốc để phỉnh chúng lừa đời, một mặt thời mua chuốc lấy tiếng chí sĩ chân nhân, một mặt thì ôm chặt lấy lốt ông tham bà đốc.

Không có can đảm là mình (Nguyễn Duy Thanh, Muốn cho tiếng An Nam giàu, báo Phụ nữ tân văn, 1929)

Ông Dorgelès trong quyển Con đường cái quan có nói đến thói hay bắt chước của người mình. Đại khái ông nói rằng: "Ngày xưa người Tàu sang cai trị An Nam, người An Nam đều nhất nhất theo Tàu cả.

Nay người Pháp sang bảo hộ mới được gần một trăm năm, mà nhà cửa đã theo Tây thời rất dễ dàng, nói đến tiếng An Nam thời khô khan, hình như phải dịch tiếng mình ra tiếng nước ngoài…
Khoa học có nói rằng giống thằn lằn hễ bám vào cây nào thì lâu dần sẽ giống da cây ấy.

Ở bên An Nam này thời không thế, thằn lằn không đổi màu da mà chính cây đổi màu da để lấy màu da thằn lằn".

Câu nói đau đớn thay mà xét người ta nói cũng phải.

...Người viết văn phải có can đảm mà dịch những chữ nước ngoài ra. Mở đầu có hơi ngang tai, sau dần rồi cũng nghe được.

Cụ Nguyễn Du không can đảm sao dịch nổi chữ tang thương ra chữ bể dâu, chữ thiết diện ra chữ mặt sắt(1)…
Mà cũng lạ thay cho người mình không suy xét kỹ: Người Tàu nói chữ vân cẩu tang thương có khác gì chữ mây chó chữ bể dâu không.

Ấy thế mà giá mình nói "Bức tranh mây chó vẽ người bể dâu”(2) tất phần nhiều người cho là mách qué!

Người Tàu trước kia làm gì có những tiếng cộng hòa, cách mạng, cá nhân, vật lý học, kỷ hà học(3)…

Vì lòng sốt sắng làm cho tiếng nước nhà giàu thêm lên, nên họ không ngại khó, rồi mới đặt ra được cái tiếng ấy. Người mình thì không thế.

Muốn dịch một chữ Pháp hay chữ Anh ra tiếng nước nhà mà không dịch nổi, thì cứ việc mở ngay tự vị(4) Tàu ra, trong ấy đã sẵn sàng cả rồi.

Dù người Tàu có dịch sai chăng nữa cũng mặc cứ cắm đầu cắm cổ mà chép, ai biết đến đó mà lo.

(1) hai câu nguyên văn trong Truyện Kiều: "Trải qua một cuộc bể dâu” và "Lạ cho mặt sắt cũng ngây vi tình”.
(2) một câu trong "Cung oán ngâm khúc”. "Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương”
(3) tức hình học.
(4) tức từ điển.

Chăm học nhưng chưa thoát khỏi tư cách học trò (Phạm Quỳnh, Bàn về quốc học, Nam phong, 1931)

Nước ta vẫn có tiếng là ham học, nhưng cả nước ví như một cái trường học lớn, cả năm thầy trò chỉ ôn lại mấy quyển sách giáo khoa cũ, hết năm này đến năm khác, già đời vẫn không khỏi cái tư cách làm học trò!
Ấy cái tình trạng nước ta, sự học từ xưa đến nay và hiện ngay bây giờ cũng vẫn thế…

Xưa khi học sách Tàu thì làm học trò Tàu, ngày nay học sách Tây chỉ làm học trò Tây mà thôi... chưa mấy ai là rõ rệt có cái tư cách - đừng nói đến tư cách nữa, hãy nói có cái hy vọng mà thôi - muốn độc lập trong cõi tư tưởng cả.

Như vậy thì ra giống ta chung kiếp(1) chỉ làm nô lệ về đường tinh thần hay sao?

Hay là tại thần trí của ta nó bạc nhược quá không đủ cho ta cái óc tự lập.

(1)suốt đời.

Kiêu ngạo hão huyền (Nguyễn Đỗ Mục, Gõ đầu trẻ, Đông Dương Tạp chí, năm 1914)

Kiêu ngạo lộ ra ngoài mặt là những kẻ làm bộ làm tịch, ta đãy kẻ giờ(1) khinh người bằng nửa con mắt.
Lại có thứ kiêu ngạo kín ở trong bụng, nghe điều trái tai không cãi, thấy điều chướng mắt không chê, chỉ nói mát một câu hay cười nhạt một tiếng.
Có kẻ bụng dạ nhỏ nhen thì sinh ra kiêu ngạo, hơi một tí đã có tính hợm.

Vậy nên đấng nghiêng tin lệch đất không kiêu ngạo bằng những kẻ đội lốt sư tử, trên rừng bạc bể không kiêu ngạo bằng những kẻ mầu mỡ riêu cua.

Có kẻ tư tưởng sai lầm thì sinh ra kiêu ngạo, ăn tàn phá hại lại tự cho là sang trọng vào nhòng, lừa dưới dối trên lại tự cho là khôn ngoan chẻ vỏ.

Kiêu ngạo lại thường là một người ngu, ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vụng, vịt lội dưới ao chê sấm là nhỏ.

Kiêu ngạo không chỉ là cái cớ riêng của đám người không có giáo dục mà còn tại tập tục và trình độ cả đám đông xã hội.

Còn người thì thào những canh thua canh được thì con bạc mới sĩ diện đổ hào, cong người bình phẩm những cỗ to, cỗ nhỏ thì nhà đám mới lên câu thịnh soạn, còn người ước ao những tấm lòng tróc hổ thì thầy địa lý mới lên mặt chỉnh tôn, còn người mê mẩn những tính quỷ hồn ma thì phù thủy mới rung đùi đắc pháp.

(1) một thứ "anh hùng thời đại".
(2) những chữ in nghiêng: một số tiếng nóng, chỉ sự hoàn hảo ở trình độ cao mà dám bịp bợm trong các nghề thường mang ra khoe.


Nặng tính hiếu kỳ (Dương Quảng Hàn, Học sao cho phải đường, Hữu Thanh, năm 1921)

Cái tính hiếu kỳ là cái bệnh chung trong lối học của ta, xưa kia học chữ Tàu, đọc sách Tàu, lâu dần quá mê chuộng mà khinh rẻ những cái của mình.

Cái gì của Tàu cũng cho là hơn mà chịu khó nghiên cứu, cái gì của mình cũng cho là dở là kém không thèm nhìn tới.

Thành ra núi sông đình miếu nước Tàu thì biết mà núi sông đình miếu nước mình thời không hay, danh lam thắng tích bên Tàu thì rõ mà danh lam thắng tích nước mình thì không tường, lịch sử địa dư nước Tàu thì thiệp liệp(1), mà lịch sử địa dư nước mình thời mịt mù, phong tục nhân vật nước Tàu thời tường tất mà phong tục nhân vật nước mình thời tối tăm.

Mà có phải mình thiếu gì cái đẹp cái hay, cái đáng ngắm...

(1)cũng có hiểu ít nhiều.

Thông minh rút lại hóa ra tinh vặt (Lương Đức Thiệp, Việt Nam tiến hóa sử, năm 1944)

Về tính chất tinh thần thì người Việt Nam phần nhiều là thông minh, song những người có trí tuệ lỗi lạc thì xưa nay vẫn hiếm.

Nhiều khi từ thông minh không có chỗ dùng thuận tiện thường lại biến ra não tinh vặt.

Trí nhớ của người Việt Nam rất nẩy nở, đến não tường tượng thì hoàn toàn bị não thực tiễn làm tê liệt.
Não thực tiễn này mở nguồn cho nhiều đức tính khác, cho nên người Việt Nam hiếu học không phải vì khát hiểu biết mà chỉ vì mong một địa vị ưu thắng trong xã hội:
Học đối với người Việt.không phải để thỏa mãn một khát khao trí tuệ, mà chính là để làm kế mưu sinh


Đời sống tinh thần suy đồi trống rỗng (Vũ Văn Hiền, Thanh nghị số đặc biệt, vài vấn đề Đông Dương, năm 1945)

Ở các làng quê đâu đâu cũng thấy một sự mê muội bướng bỉnh gian dối, đâu đâu cũng thấy những thói rượu chè cờ bạc khao vọng ma chay kiện cáo.
Sự nghèo nàn về tinh thần và từ khi nền học cũ đã tàn, sự thiếu thốn về luân lý đổ thêm vào sự đói rét và ốm đau để làm cho người dân quê Việt Nam cực kỳ khổ sở.

Sở dĩ mọi cải cách thất bại vì dựa trên nguyên tắc không hợp thời "các làng xã cần được hoàn toàn tự trị". Khi giao việc cai trị trong làng cho những người sống trong làng (tức mỗi làng là một đơn vị tự túc về cai trị) các làng càng trở nên cô lập, không chung sống với lân bang, mỗi làng thường không đủ năng lực làm việc gì cho to tát.

Các chức vụ chỉ để thỏa mãn lòng khát khao danh vọng của dân quê.

Thật ít khi người ta thấy nhiều người lãng phí thời giờ và nghị lực vào những công việc hão huyền như trong một làng Việt Nam.
Và thật khó lòng tìm ở một nơi nào khác nhiều bộ phận vô ích như làng xứ ta.

Chê bai bừa bãi, sinh nghi kỵ nhau (Phan Khôi, cái ảnh hưởng của Khổng giáo ở nước ta, Thần chung, Sài Gòn, năm 1930)

Phủ huyện nào cũng đều có hội Văn chỉ, các hội ấy làm giêng mối chủ trương dư luận cả xã hội, người ta quen gọi là cái nền danh giáo hay ca quan thanh nghị(1).

Chẳng những người trong hội cho đến người thường ở ngoài, nếu có làm việc gì nhắm tới luân lý trái với đạo đức thì không thể nào tránh khỏi sự công kích của hội.

Người An Nam mình kém học ít nghe cạn nghĩ lại thêm không biết phán đoán, mà cái lòng ghét điều ác quá nồng nàn, bao biếm(2) nhiều khi thất thiệt, bị người ta lợi dụng mà gieo điều nghi kỵ, thành ra ngờ vực nhau chia rẽ nhau.

(1)Bàn bạc, xét đoán, đánh giá người đời.
(2) Khen chê.


Học đòi vặt vãnh, bỏ qua nhiều chuyện lớn (Nguyễn Bá Học, Di ngôn, do Nguyễn Bá Trắc thuật, Nam Phong, năm 1921)

Quái lạ cho người đời, hễ ai bảo cải lương lối nhà cửa ở, hay là cải lương cách ăn mặc bắt chước theo lối Âu Tây, thời đua nhau như vịt, còn nhỡ ai khuyên bảo nên cải lương những thói xấu nết hư - chốn hương thôn không nên tranh giành kiện tụng nhau, ở với bè bạn thời phải giữ lòng trung tín - thời dẫu nói rát cổ bỏng họng cũng chỉ lờ đi, chớ thêm nghe.

Cải lương = cải cách = thay đổi


Buôn bán không thành nghề (Lê Đức Mậu, Bàn về thương nghiệp, Hữu thanh, năm 1921)

Nói đến cuộc thương mại nước nhà mà thêm chán.
Bất quá(1) trong nước được vài nhà buôn, còn thử đi qua các phố mà xem, chỉ những Chiệc với Chà(2) họ chiếm mất cả.
Còn về buôn bán với các nước, lại càng chẳng có ai gọi là tay đại doanh nghiệp.

Vì cớ từ xưa đến nay đàn ông ở ta chỉ lo học hành thơ phú ngâm nga, hy vọng làm quan, chứ buôn bán cho là mạt nghệ(3).

Hai nữa là từ xưa không có học làm các sổ sách buôn bán, không có một trường nào dạy buôn bán như ở nước Tàu cũng như các nước bên Âu Mỹ.

Nhẽ thứ ba, ta có buôn chỉ buôn quanh bán quẩn với nhau, không thực thà không đồng tâm, không thạo việc, không biết cách đối đãi với khách mua hàng.

Vả lại bây giờ nước ta không giữ cái chủ nghĩa bế quan nữa, cửa ải đã mở rộng, nhưng mà cuộc thương mại với các nước ở tay ai chứ có ở trong tay mình đâu mà dẫu có để cho mình cũng vị tất có đủ tài sức mà gánh vác.

(1) Chẳng qua
(2) Người Trung Hoa và người Ấn Độ.
(3) Nghề hèn kém, đáng khinh.

Một quan niệm đơn sơ về thế giới (Nhất Linh - 1934)

Sự đơn điệu nghèo nàn là cảm giác chính còn lại trong Nhất Linh sau khi dự Hội chợ Hàng Việt Nam năm 1934 mở ở Nhà Đấu xảo Hà Nội.

Trong bài tường thuật trên Phong Hóa số ra ngày 30/11/1934, người đứng đầu văn đoàn Tự Lực viết: "Mấy gian hàng Hải Dương, Nam Định vẫn như mọi năm không có gì tiến bộ.Thăm gian hàng Trung Kỳ, người ta cảm thấy như sống lùi lại mười năm trước bởi chỉ có ít đồ gỗ nét chạm non nớt. Đồ đồng của ta có lẽ nghìn vạn năm nữa không thay đổi. Từ cái thau cái mâm cho đến cái đỉnh thứ nào cũng nguyên như cũ , hình như đổi mới nó đi là một cái tội vậy. Đồ sứ Bát Tràng men trông cũng khéo, chỉ tiếc rằng kiểu không đẹp, phần nhiều là bắt chước Tàu”.

Những nhận xét này có thể áp dụng cho toàn bộ thế giới đồ vật mà người Việt sáng tạo ra để phục vụ đời sống của chính mình. Một đôi dép để đi ở Bắc bộ, nó chỉ là một chiếc mo cau hoặc miếng da, có thắt một nút trồi lên vừa để xỏ một ngón chân. Trong khi người dân nông thôn xưa chỉ đi chân đất thì một đôi dép như thể còn là xa xỉ, và chỉ những dịp hội hè người ta mới dám sử dụng. Một cái điều ư? Chỉ là mấy tờ giấy phết vội trên mấy nan tre. Một cây sáo ư, chỉ là một ống tre có khoét mấy lỗ sơ sài. Nếu chúng ta biết rằng trên thế giới này, không chỉ Trung Quốc, Nhật Bản mả cả các nước phương Tây những cái điều bộ sáo có cấu tạo phức tạp tinh vi như thế nào thì người ta phải tự trách rằng sao dân mình dễ bằng lòng với những gì làm ra, tức dễ dừng lại trên đường sáng tạo đến thế.

Thời nay, khi làm hàng xuất khẩu, người mua các nước cũng thường chê hàng Việt mẫu mã đơn giản, có học lỏm được cái gì của người khác thì cũng chỉ loay hoay ở vài cái lặt vặt mà không biết khai thác hết những khả năng đa dạng có thể có.

Chẳng những chúng ta rất ít phát minh mà nhìn vào cái đã phát minh ra, thấy không vượt khỏi tình trạng bột phát ban đầu. Các ý tưởng không được hoàn thiện và đẩy tới cùng. Nguyễn Văn Vĩnh sớm nói thẳng là trước khi học của nước ngoài, những cái nhà của chúng ta quá trống trải và chẳng có gì mà bày, ghế giường bàn tủ dáng dấp nặng nề, nếu cố trau chuốt thì lại phô ra một mỹ cảm cầu kỳ vụn vặt.

Ở đồng bằng Bắc Bộ, ngoài nghề trồng lúa nước, gần như không có nghề làm vườn. Các giống vật nuôi trong nhà không đặc biệt, như con chó Việt, đặc tính chính của nó là sự tầm thường. Không có con đường làng nào là thẳng, con đường nào cũng cong queo vẹo vọ.

Tự bằng lòng về cuộc sống tự nhiên của mình ở các làng quê, người Việt gần như từ bỏ khả năng tổ chức lại cuộc sống một cách có suy nghĩ ở các đô thị. Cho đến cả trong cách tổ chức xã hội, trí tường tượng nghèo nàn cũng níu kéo chúng ta lại.

Thần thánh trong các truyện thần thoại cổ tích của ta quá gần người và cũng nghèo như người, cả về vật chất lẫn tinh thần.

Còn những ước mơ của chúng ta thì sao? Ngày xưa, bao chàng trai bỏ làng ra đi chống ngoại xâm, rút cuộc "súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa", mơ ước lớn nhất là quay về làng tiếp tục đi cày và cưới được cô thôn nữ.

Còn hôm nay, có một câu chuyện dân gian đang được lưu truyền rộng rãi. Một thanh niên Nhật hỏi người Việt cùng tuổi với mình là mơ ước gì thì được trả lời là mơ ước có cái Honda để đi, nhà có cái tủ lạnh Hitachi, cái máy giặt Sanyo để dùng. Nói chung là ao ước dân Nhật xài đồ gì thì mình có đồ đó để xài

Còn người thanh niên Nhật khi được hỏi lại chỉ nói gọn một câu là ước sao giỏi giang hiểu biết để thực hiện được tất cả những ước mơ của các bạn Việt cùng tuổi.

Câu thơ của Chế Lan Viên Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp - Giấc mơ con đẻ nát cuộc đời con không chỉ đúng với con người thời tiền chiến mà đúng với người Việt gần như suốt thời quá khứ, không chỉ con người bình dân mà cả những tầng lớp tinh hoa.

Pháp luật đơn sơ (Quốc dân độc bản, tài liệu của Đông Kinh nghĩa thục, 1907)

Dân trí càng mở mang thì pháp luật càng phải tinh tế.
Luật lệ nước ta sơ sài hết sức.
Những điều rõ ràng thì hoặc là phiền toái vô dụng, hoặc là khe khắt quá khó lòng giữ đúng (...)
Những điều ta nói ta làm hàng ngày mà theo luật quy tội, thì sáng bị tội đồ, tội lưu, chiều bị tội phạt trượng.
Đến những điều đáng phải theo cũng không thể theo được.

Trên cũng như dưới đều mơ mơ màng màng, cơ hồ thành một nước không có pháp luật.

Dân không giữ chữ tín, trong dân gian người ta làm khế ước với nhau, thường mực chưa khô đã bội ước.

Quy tắc của trường học, kế hoạch của công sở phần lớn nằm trên giấy, treo lên cho vui mắt, đọc lên cho vui tai mà thôi.

Trên dưới không tin nhau, mà mong giữ đúng pháp luật thì thật là khó thay!

Đã không giữ được thì thay đổi đi là hơn.


Tinh thần gia tộc quá nặng (Vũ Văn Hiền, Những nhận xét nhỏ về dân ta, Thanh Nghị, năm 1944)

Ta có thể thấy vì một mối tư thù, một viên lý trưởng, phó lý hay trương tuần bắt trói trái phép một người họ khác đã trái lệ làng vì một việc cỏn con, nhưng ta không thể thấy những viên chức dịch ấy lập biên bản để đưa ra đình hay giải lên quan một ông chú một người anh em họ bên nội hay bên ngoại, dẫu người đó đã phạm vào tội do hình luật trừng trị.

Cái tinh thần đại gia tộc ở xứ này đã diệt mất hẳn tinh thần công dân.
Tình họ hàng ở thôn quê đã làm cho tê liệt hẳn bộ máy cai trị của làng vốn tự nó đã không được khỏe gì.
Nhờ có sức mạnh thói quen mà làng Việt Nam còn giữ được những cổ lệ và cái đời sống thụ động của mình.
Nhưng hiện tình thì ta không thể coi nó là một công cụ giúp vào việc tiến hóa của dân quê.


Học không biết cách mà bỏ cũng không biết cách (Trần Trọng Kim, Nho giáo, năm 1930)

Những người theo Nho học xưa nay thường hay trọng cái hình thức bề ngoài thái quá để đến nỗi tinh thần sai lầm đi rất nhiều.
Người mình lại cứ quen một mặt thuận thụ(1) theo cái khuôn nhất định của tiền nhân để lại, việc phải trái hay dở thế nào cũng chỉ ở trong cái khuôn đó chứ không chệch ra ngoài được, sự phê bình phán đoán càng ngày càng hẹp lại, không biết còn có tư tưởng nào nữa.

Đến nay thời cục đã biến đổi, khoa cử bỏ đi rồi, sự học cũ không phải là cái cầu ở con đường sĩ hoạn nữa, thì Kinh Truyện xếp lại một chỗ mà đạo thánh hiền cũng chẳng ai nhắc đến.

Sự bỏ cũ theo mới của ta hiện thời bây giờ không phải là không cần cấp, nhưng vì ngỡ mình nông nổi không suy nghĩ cho chín chưa gì đã đem phá hoại đi, thành thử cái xấu cái dở của mình thì vị tất đã bỏ được, mà lại làm hỏng mất cái phần tinh túy đã giữ cho xã hội ta được bền vững mấy nghìn năm.
Cái tình trạng nước ta hôm nay là thế, khác nào như chiếc thuyền đi ra biển, không biết phương hướng nào mà đi cho phải.

(1)xuất theo, tự nguyện chấp nhận.


Sang đến xứ người cũng không biết học hỏi (Phan Chu Trinh, Đạo đức và luân lý Đông Tây, năm 1925)

Người nước ta thường tự xưng là đồng loại, đồng đạo, đồng văn(1) với Nhật Bản, thấy họ tiến thì nức nở khen, chứ không khi nào chịu xét vì sao họ được tiến tới như thế.

Họ chỉ đóng tàu đúc súng mà được giàu mạnh hay họ còn trau dồi đạo đức sửa đổi luân lý mới được như ngày nay?

Tôi rất lấy làm lạ cho những người đã qua Nhật không đem cái hay cái tốt về cho dân nhờ mà chỉ làm giàu thèm tính nô lệ!

Hay là người mình như kẻ đã hư phổi rồi cho nên một nơi có thanh khí như nước Nhật mà cũng không thở nổi chăng?!

Lấy lịch sử mà nói thì dân tộc Việt Nam không phải là không thông minh, thế thì vì lẽ nào ở dưới quyền bảo hộ hơn 60 năm nay(2) mà vẫn còn mê mê muội muội bịt mắt vít tai không chịu xem xét không chịu học hỏi lấy cái hay cái khéo của người.

(1) cùng theo đạo Khổng, cùng sử dụng chữ Hán.
(2) tính tới thời điểm tác giả nói trong bài này nước Pháp mới đô hộ nước ta 60 năm

Sưu tầm

Gió Bụi
10-04-2014, 01:49 AM
1. Nguồn gốc: tiểu nông
– mục tiêu cuộc đời : tiểu chủ
– hành vi: tiểu xảo
– làm ăn : tiểu thương
– suy nghĩ : tiểu trí.

2. Tình cảm không dào dạt hơn cái ao làng
– nhìn quá ngọn tre là chóng mặt
– chỉ uống nước giếng khơi mới không đau bụng
– Một ngày không ăn mắm tôm không chịu được
– Phát minh là cải tiến xe công nông
- Ý nghĩa cuộc đời là ăn miếng dồi chó
- Mong ước lớn nhất là hơn người
– Sợ nhất là chết không toàn thây.

3. Nếp sinh hoạt của những người như họ?
- Một người thì trùm chăn ngủ
– nếu hai người thì tổ chức nấu nướng
– ba người thì nói xấu người khác
– bốn người trở lên thì chia bè kéo cánh.

4. Hễ chỉ có một thì có khi không rơi xuống hố,
- hai người thì đào hố bẫy người,
- có ba người đi với nhau thì có thể hơn một người sẽ rơi xuống hố do chính họ đào.

5. Ham học nhưng để làm quan chứ không nhằm cải tạo cuộc sống.

6. Con chấy cắn đôi khi nghèo khổ, nhưng chỉ mong con lợn nhà hàng xóm lăn ra chết.

7. Đánh nhau kiểu hội đồng từ sau lưng mà không dám đối mặt trên đấu trường.

8. Trong diễn đàn thì ngậm miệng, nhưng bàn nát chuyện ngoài quán nước.

9. Bao nhiêu tinh lực dành cho sự lẩn lách để tồn tại– bởi vậy ưa những hình thức phi chính thống làm ăn.

10.Đi đến đâu cũng lập chợ quê mà không thể tính chuyện làm ăn lớn.

11.Hay nói tình nghĩa nhưng dễ đánh nhau vỡ đầu vì món lợi nhỏ.

12.Nói năng cởi gan cởi ruột nhưng phong cách sống rất khép kín.

13.Cười hinh hích để tự thưởng cho ý nghĩ của mình hơn là cười tươi với cái hay của người khác
– Sướt mướt với cái thua thiệt của mình để hằn học với niềm vui của người khác.

14.Coi cái gì cũng là nhỏ mà bỏ qua trong khi không định nghĩa được cái lớn là gì.
Việc lớn thì kinh, việc nhỏ thì khinh, việc bình thường thì không thích.

15.Có nhiều sáng kiến nhỏ nhưng không có khả năng biến những cái đó thành hàng hóa cạnh tranh.

16.Vừa sùng ngoại vừa bài ngoại.

17.Có khuynh hướng bới thù trong bạn hơn là tìm bạn trong thù.

18.Rất khó dung nạp và đồng thuận với sự khác biệt.

19.Rất “tinh tướng” vì không biết mình biết người.

20.Luôn nghi ngờ, không phải để nhận thức lại thế giới mà chẳng thực tin vào cái gì.

Nguyễn Tất Thịnh
Hà nội 2008

thái thanh tâm
10-04-2014, 09:12 AM
Lười biếng và hay nói hão (Xuân Diệu, Sinh viên với quốc văn, 1945)

Tật đầu sổ là tật lười, tật làm biếng. Lười suy nghĩ thích nhàn nhã, thích ngồi không. Nếu máu chúng ta chạy mạnh thì tất chúng ta phải xung xăng làm cái nọ cái kia chớ vô vi thì chịu sao nổi. Vậy thì trong văn học thôi ta đừng dùng cái khẩu khí hát cô đầu nữa mà phải thế này: cúc cung tận tuỵ.

Thứ hai là tật "một tấc đến giời". Ngồi mà thanh tịnh vô vi thì dễ hiểu vũ trụ lắm: Ta cho vũ trụ là thế nào thì vũ trụ sẽ thế ấy chớ chi. Nhưng sự thật là ta phải đi nghiên cứu tìm tòi mới hiểu vũ trụ được. Một tật nữa là não(1) huyền hoặc, não chuộng thần quyền. Gần đây trong thơ văn có cái mốt nói chuyện Liêu Trai. Có những thi sĩ nhất định lấy hồ ly làm vợ và nếu buông cụ Bồ Tùng Linh ra thì họ không biết nói gì.

(1)não ở đây là một lối suy nghĩ, nay hay thay bằng "óc”

Dân khí bạc nhược (Phan Chu Trinh – Thư gửi Chính phủ Pháp, 1906)

Nước Nam độ bốn mươi năm nay, vận nước ngày một suy, suốt từ trên đến dưới chỉ biết chuyện lười biếng vui chơi.
Pháp chế luật không còn có cái gì ra trò, nhân tài cũng tiêu diệt đi mất cả.

Người trên thì lâu lâu được thăng trật(1), chẳng qua như sống lâu lên lão làng; người dưới thì đem của mua quan , thật là tiền bạc phá lề luật. (...).

Suốt cả thành thị cho đến hương thôn, đứa gian giảo thì như ma như quỷ, lừa gạt bóc lột, cái gì mà chẳng dám làm; đứa hèn yếu thì như lợn như bò, giẫm cổ đè đầu, cũng khng dám ho he một tiếng.

(1)trật: cấp bậc phẩm hàm.

Làm ra vẻ yêu nước để mưu lợi riêng (Phan Bội Châu - Cao đẳng quốc dân, 1928)

Chứng bệnh hay giả dối là chứng bệnh chung của người nước ta mà ở trong lại có một chứng đặc biệt là chứng ái quốc giả...

Nào đám truy điệu, nào tiệc hoan nghênh, nào là kỷ niệm anh hùng, nào là sùng bái chí sĩ, chuông dồn trống giục, Nam hát Bắc hò, xem ở trong một đám lúc nhúc lao nhao, cũng đã có mấy phần người biết quyền nước đã mất thì tính mạng không còn, hồn nước có về thì giang sơn mới sống.

Nếu những tấm lòng ái quốc đó mà thật thà chắc chắn thì giống Tiên Rồng chẳng hạnh phúc lắm sao? Nhưng tội tình thay, khốn khổ thay, người ưu thời mẫn thế chẳng bao nhiêu mà người rao danh thì đầy đường đầy ngõ.

Giọt nước mắt khóc nước vẫn ngày đêm chan chứa mà xem cho kỹ thì rặt nước mắt gừng; tiếng chuông trống kêu hồn vẫn trong ngoài gióng giả mà nghe cho tới nơi thì rặt là chuông trò trống hội; ngoài miệng thì ái quốc mà trong bụng vẫn là kim khánh mề đay; trước mặt người thì ái quốc mà đến lúc đếm khuya thanh vắng thì tính toán những chuyện chó săn chim mồi.

Cha ôi! Trời ơi! ái quốc gì, ái quốc thế ư? Đeo mặt nạ ái quốc để phỉnh chúng lừa đời, một mặt thời mua chuốc lấy tiếng chí sĩ chân nhân, một mặt thì ôm chặt lấy lốt ông tham bà đốc.

Không có can đảm là mình (Nguyễn Duy Thanh, Muốn cho tiếng An Nam giàu, báo Phụ nữ tân văn, 1929)

Ông Dorgelès trong quyển Con đường cái quan có nói đến thói hay bắt chước của người mình. Đại khái ông nói rằng: "Ngày xưa người Tàu sang cai trị An Nam, người An Nam đều nhất nhất theo Tàu cả.

Nay người Pháp sang bảo hộ mới được gần một trăm năm, mà nhà cửa đã theo Tây thời rất dễ dàng, nói đến tiếng An Nam thời khô khan, hình như phải dịch tiếng mình ra tiếng nước ngoài…
Khoa học có nói rằng giống thằn lằn hễ bám vào cây nào thì lâu dần sẽ giống da cây ấy.

Ở bên An Nam này thời không thế, thằn lằn không đổi màu da mà chính cây đổi màu da để lấy màu da thằn lằn".

Câu nói đau đớn thay mà xét người ta nói cũng phải.

...Người viết văn phải có can đảm mà dịch những chữ nước ngoài ra. Mở đầu có hơi ngang tai, sau dần rồi cũng nghe được.

Cụ Nguyễn Du không can đảm sao dịch nổi chữ tang thương ra chữ bể dâu, chữ thiết diện ra chữ mặt sắt(1)…
Mà cũng lạ thay cho người mình không suy xét kỹ: Người Tàu nói chữ vân cẩu tang thương có khác gì chữ mây chó chữ bể dâu không.

Ấy thế mà giá mình nói "Bức tranh mây chó vẽ người bể dâu”(2) tất phần nhiều người cho là mách qué!

Người Tàu trước kia làm gì có những tiếng cộng hòa, cách mạng, cá nhân, vật lý học, kỷ hà học(3)…

Vì lòng sốt sắng làm cho tiếng nước nhà giàu thêm lên, nên họ không ngại khó, rồi mới đặt ra được cái tiếng ấy. Người mình thì không thế.

Muốn dịch một chữ Pháp hay chữ Anh ra tiếng nước nhà mà không dịch nổi, thì cứ việc mở ngay tự vị(4) Tàu ra, trong ấy đã sẵn sàng cả rồi.

Dù người Tàu có dịch sai chăng nữa cũng mặc cứ cắm đầu cắm cổ mà chép, ai biết đến đó mà lo.

(1) hai câu nguyên văn trong Truyện Kiều: "Trải qua một cuộc bể dâu” và "Lạ cho mặt sắt cũng ngây vi tình”.
(2) một câu trong "Cung oán ngâm khúc”. "Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương”
(3) tức hình học.
(4) tức từ điển.

Chăm học nhưng chưa thoát khỏi tư cách học trò (Phạm Quỳnh, Bàn về quốc học, Nam phong, 1931)

Nước ta vẫn có tiếng là ham học, nhưng cả nước ví như một cái trường học lớn, cả năm thầy trò chỉ ôn lại mấy quyển sách giáo khoa cũ, hết năm này đến năm khác, già đời vẫn không khỏi cái tư cách làm học trò!
Ấy cái tình trạng nước ta, sự học từ xưa đến nay và hiện ngay bây giờ cũng vẫn thế…

Xưa khi học sách Tàu thì làm học trò Tàu, ngày nay học sách Tây chỉ làm học trò Tây mà thôi... chưa mấy ai là rõ rệt có cái tư cách - đừng nói đến tư cách nữa, hãy nói có cái hy vọng mà thôi - muốn độc lập trong cõi tư tưởng cả.

Như vậy thì ra giống ta chung kiếp(1) chỉ làm nô lệ về đường tinh thần hay sao?

Hay là tại thần trí của ta nó bạc nhược quá không đủ cho ta cái óc tự lập.

(1)suốt đời.

Kiêu ngạo hão huyền (Nguyễn Đỗ Mục, Gõ đầu trẻ, Đông Dương Tạp chí, năm 1914)

Kiêu ngạo lộ ra ngoài mặt là những kẻ làm bộ làm tịch, ta đãy kẻ giờ(1) khinh người bằng nửa con mắt.
Lại có thứ kiêu ngạo kín ở trong bụng, nghe điều trái tai không cãi, thấy điều chướng mắt không chê, chỉ nói mát một câu hay cười nhạt một tiếng.
Có kẻ bụng dạ nhỏ nhen thì sinh ra kiêu ngạo, hơi một tí đã có tính hợm.

Vậy nên đấng nghiêng tin lệch đất không kiêu ngạo bằng những kẻ đội lốt sư tử, trên rừng bạc bể không kiêu ngạo bằng những kẻ mầu mỡ riêu cua.

Có kẻ tư tưởng sai lầm thì sinh ra kiêu ngạo, ăn tàn phá hại lại tự cho là sang trọng vào nhòng, lừa dưới dối trên lại tự cho là khôn ngoan chẻ vỏ.

Kiêu ngạo lại thường là một người ngu, ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vụng, vịt lội dưới ao chê sấm là nhỏ.

Kiêu ngạo không chỉ là cái cớ riêng của đám người không có giáo dục mà còn tại tập tục và trình độ cả đám đông xã hội.

Còn người thì thào những canh thua canh được thì con bạc mới sĩ diện đổ hào, cong người bình phẩm những cỗ to, cỗ nhỏ thì nhà đám mới lên câu thịnh soạn, còn người ước ao những tấm lòng tróc hổ thì thầy địa lý mới lên mặt chỉnh tôn, còn người mê mẩn những tính quỷ hồn ma thì phù thủy mới rung đùi đắc pháp.

(1) một thứ "anh hùng thời đại".
(2) những chữ in nghiêng: một số tiếng nóng, chỉ sự hoàn hảo ở trình độ cao mà dám bịp bợm trong các nghề thường mang ra khoe.


Nặng tính hiếu kỳ (Dương Quảng Hàn, Học sao cho phải đường, Hữu Thanh, năm 1921)

Cái tính hiếu kỳ là cái bệnh chung trong lối học của ta, xưa kia học chữ Tàu, đọc sách Tàu, lâu dần quá mê chuộng mà khinh rẻ những cái của mình.

Cái gì của Tàu cũng cho là hơn mà chịu khó nghiên cứu, cái gì của mình cũng cho là dở là kém không thèm nhìn tới.

Thành ra núi sông đình miếu nước Tàu thì biết mà núi sông đình miếu nước mình thời không hay, danh lam thắng tích bên Tàu thì rõ mà danh lam thắng tích nước mình thì không tường, lịch sử địa dư nước Tàu thì thiệp liệp(1), mà lịch sử địa dư nước mình thời mịt mù, phong tục nhân vật nước Tàu thời tường tất mà phong tục nhân vật nước mình thời tối tăm.

Mà có phải mình thiếu gì cái đẹp cái hay, cái đáng ngắm...

(1)cũng có hiểu ít nhiều.

Thông minh rút lại hóa ra tinh vặt (Lương Đức Thiệp, Việt Nam tiến hóa sử, năm 1944)

Về tính chất tinh thần thì người Việt Nam phần nhiều là thông minh, song những người có trí tuệ lỗi lạc thì xưa nay vẫn hiếm.

Nhiều khi từ thông minh không có chỗ dùng thuận tiện thường lại biến ra não tinh vặt.

Trí nhớ của người Việt Nam rất nẩy nở, đến não tường tượng thì hoàn toàn bị não thực tiễn làm tê liệt.
Não thực tiễn này mở nguồn cho nhiều đức tính khác, cho nên người Việt Nam hiếu học không phải vì khát hiểu biết mà chỉ vì mong một địa vị ưu thắng trong xã hội:
Học đối với người Việt.không phải để thỏa mãn một khát khao trí tuệ, mà chính là để làm kế mưu sinh


Đời sống tinh thần suy đồi trống rỗng (Vũ Văn Hiền, Thanh nghị số đặc biệt, vài vấn đề Đông Dương, năm 1945)

Ở các làng quê đâu đâu cũng thấy một sự mê muội bướng bỉnh gian dối, đâu đâu cũng thấy những thói rượu chè cờ bạc khao vọng ma chay kiện cáo.
Sự nghèo nàn về tinh thần và từ khi nền học cũ đã tàn, sự thiếu thốn về luân lý đổ thêm vào sự đói rét và ốm đau để làm cho người dân quê Việt Nam cực kỳ khổ sở.

Sở dĩ mọi cải cách thất bại vì dựa trên nguyên tắc không hợp thời "các làng xã cần được hoàn toàn tự trị". Khi giao việc cai trị trong làng cho những người sống trong làng (tức mỗi làng là một đơn vị tự túc về cai trị) các làng càng trở nên cô lập, không chung sống với lân bang, mỗi làng thường không đủ năng lực làm việc gì cho to tát.

Các chức vụ chỉ để thỏa mãn lòng khát khao danh vọng của dân quê.

Thật ít khi người ta thấy nhiều người lãng phí thời giờ và nghị lực vào những công việc hão huyền như trong một làng Việt Nam.
Và thật khó lòng tìm ở một nơi nào khác nhiều bộ phận vô ích như làng xứ ta.

Chê bai bừa bãi, sinh nghi kỵ nhau (Phan Khôi, cái ảnh hưởng của Khổng giáo ở nước ta, Thần chung, Sài Gòn, năm 1930)

Phủ huyện nào cũng đều có hội Văn chỉ, các hội ấy làm giêng mối chủ trương dư luận cả xã hội, người ta quen gọi là cái nền danh giáo hay ca quan thanh nghị(1).

Chẳng những người trong hội cho đến người thường ở ngoài, nếu có làm việc gì nhắm tới luân lý trái với đạo đức thì không thể nào tránh khỏi sự công kích của hội.

Người An Nam mình kém học ít nghe cạn nghĩ lại thêm không biết phán đoán, mà cái lòng ghét điều ác quá nồng nàn, bao biếm(2) nhiều khi thất thiệt, bị người ta lợi dụng mà gieo điều nghi kỵ, thành ra ngờ vực nhau chia rẽ nhau.

(1)Bàn bạc, xét đoán, đánh giá người đời.
(2) Khen chê.


Học đòi vặt vãnh, bỏ qua nhiều chuyện lớn (Nguyễn Bá Học, Di ngôn, do Nguyễn Bá Trắc thuật, Nam Phong, năm 1921)

Quái lạ cho người đời, hễ ai bảo cải lương lối nhà cửa ở, hay là cải lương cách ăn mặc bắt chước theo lối Âu Tây, thời đua nhau như vịt, còn nhỡ ai khuyên bảo nên cải lương những thói xấu nết hư - chốn hương thôn không nên tranh giành kiện tụng nhau, ở với bè bạn thời phải giữ lòng trung tín - thời dẫu nói rát cổ bỏng họng cũng chỉ lờ đi, chớ thêm nghe.

Cải lương = cải cách = thay đổi


Buôn bán không thành nghề (Lê Đức Mậu, Bàn về thương nghiệp, Hữu thanh, năm 1921)

Nói đến cuộc thương mại nước nhà mà thêm chán.
Bất quá(1) trong nước được vài nhà buôn, còn thử đi qua các phố mà xem, chỉ những Chiệc với Chà(2) họ chiếm mất cả.
Còn về buôn bán với các nước, lại càng chẳng có ai gọi là tay đại doanh nghiệp.

Vì cớ từ xưa đến nay đàn ông ở ta chỉ lo học hành thơ phú ngâm nga, hy vọng làm quan, chứ buôn bán cho là mạt nghệ(3).

Hai nữa là từ xưa không có học làm các sổ sách buôn bán, không có một trường nào dạy buôn bán như ở nước Tàu cũng như các nước bên Âu Mỹ.

Nhẽ thứ ba, ta có buôn chỉ buôn quanh bán quẩn với nhau, không thực thà không đồng tâm, không thạo việc, không biết cách đối đãi với khách mua hàng.

Vả lại bây giờ nước ta không giữ cái chủ nghĩa bế quan nữa, cửa ải đã mở rộng, nhưng mà cuộc thương mại với các nước ở tay ai chứ có ở trong tay mình đâu mà dẫu có để cho mình cũng vị tất có đủ tài sức mà gánh vác.

(1) Chẳng qua
(2) Người Trung Hoa và người Ấn Độ.
(3) Nghề hèn kém, đáng khinh.

Một quan niệm đơn sơ về thế giới (Nhất Linh - 1934)

Sự đơn điệu nghèo nàn là cảm giác chính còn lại trong Nhất Linh sau khi dự Hội chợ Hàng Việt Nam năm 1934 mở ở Nhà Đấu xảo Hà Nội.

Trong bài tường thuật trên Phong Hóa số ra ngày 30/11/1934, người đứng đầu văn đoàn Tự Lực viết: "Mấy gian hàng Hải Dương, Nam Định vẫn như mọi năm không có gì tiến bộ.Thăm gian hàng Trung Kỳ, người ta cảm thấy như sống lùi lại mười năm trước bởi chỉ có ít đồ gỗ nét chạm non nớt. Đồ đồng của ta có lẽ nghìn vạn năm nữa không thay đổi. Từ cái thau cái mâm cho đến cái đỉnh thứ nào cũng nguyên như cũ , hình như đổi mới nó đi là một cái tội vậy. Đồ sứ Bát Tràng men trông cũng khéo, chỉ tiếc rằng kiểu không đẹp, phần nhiều là bắt chước Tàu”.

Những nhận xét này có thể áp dụng cho toàn bộ thế giới đồ vật mà người Việt sáng tạo ra để phục vụ đời sống của chính mình. Một đôi dép để đi ở Bắc bộ, nó chỉ là một chiếc mo cau hoặc miếng da, có thắt một nút trồi lên vừa để xỏ một ngón chân. Trong khi người dân nông thôn xưa chỉ đi chân đất thì một đôi dép như thể còn là xa xỉ, và chỉ những dịp hội hè người ta mới dám sử dụng. Một cái điều ư? Chỉ là mấy tờ giấy phết vội trên mấy nan tre. Một cây sáo ư, chỉ là một ống tre có khoét mấy lỗ sơ sài. Nếu chúng ta biết rằng trên thế giới này, không chỉ Trung Quốc, Nhật Bản mả cả các nước phương Tây những cái điều bộ sáo có cấu tạo phức tạp tinh vi như thế nào thì người ta phải tự trách rằng sao dân mình dễ bằng lòng với những gì làm ra, tức dễ dừng lại trên đường sáng tạo đến thế.

Thời nay, khi làm hàng xuất khẩu, người mua các nước cũng thường chê hàng Việt mẫu mã đơn giản, có học lỏm được cái gì của người khác thì cũng chỉ loay hoay ở vài cái lặt vặt mà không biết khai thác hết những khả năng đa dạng có thể có.

Chẳng những chúng ta rất ít phát minh mà nhìn vào cái đã phát minh ra, thấy không vượt khỏi tình trạng bột phát ban đầu. Các ý tưởng không được hoàn thiện và đẩy tới cùng. Nguyễn Văn Vĩnh sớm nói thẳng là trước khi học của nước ngoài, những cái nhà của chúng ta quá trống trải và chẳng có gì mà bày, ghế giường bàn tủ dáng dấp nặng nề, nếu cố trau chuốt thì lại phô ra một mỹ cảm cầu kỳ vụn vặt.

Ở đồng bằng Bắc Bộ, ngoài nghề trồng lúa nước, gần như không có nghề làm vườn. Các giống vật nuôi trong nhà không đặc biệt, như con chó Việt, đặc tính chính của nó là sự tầm thường. Không có con đường làng nào là thẳng, con đường nào cũng cong queo vẹo vọ.

Tự bằng lòng về cuộc sống tự nhiên của mình ở các làng quê, người Việt gần như từ bỏ khả năng tổ chức lại cuộc sống một cách có suy nghĩ ở các đô thị. Cho đến cả trong cách tổ chức xã hội, trí tường tượng nghèo nàn cũng níu kéo chúng ta lại.

Thần thánh trong các truyện thần thoại cổ tích của ta quá gần người và cũng nghèo như người, cả về vật chất lẫn tinh thần.

Còn những ước mơ của chúng ta thì sao? Ngày xưa, bao chàng trai bỏ làng ra đi chống ngoại xâm, rút cuộc "súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa", mơ ước lớn nhất là quay về làng tiếp tục đi cày và cưới được cô thôn nữ.

Còn hôm nay, có một câu chuyện dân gian đang được lưu truyền rộng rãi. Một thanh niên Nhật hỏi người Việt cùng tuổi với mình là mơ ước gì thì được trả lời là mơ ước có cái Honda để đi, nhà có cái tủ lạnh Hitachi, cái máy giặt Sanyo để dùng. Nói chung là ao ước dân Nhật xài đồ gì thì mình có đồ đó để xài

Còn người thanh niên Nhật khi được hỏi lại chỉ nói gọn một câu là ước sao giỏi giang hiểu biết để thực hiện được tất cả những ước mơ của các bạn Việt cùng tuổi.

Câu thơ của Chế Lan Viên Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp - Giấc mơ con đẻ nát cuộc đời con không chỉ đúng với con người thời tiền chiến mà đúng với người Việt gần như suốt thời quá khứ, không chỉ con người bình dân mà cả những tầng lớp tinh hoa.

Pháp luật đơn sơ (Quốc dân độc bản, tài liệu của Đông Kinh nghĩa thục, 1907)

Dân trí càng mở mang thì pháp luật càng phải tinh tế.
Luật lệ nước ta sơ sài hết sức.
Những điều rõ ràng thì hoặc là phiền toái vô dụng, hoặc là khe khắt quá khó lòng giữ đúng (...)
Những điều ta nói ta làm hàng ngày mà theo luật quy tội, thì sáng bị tội đồ, tội lưu, chiều bị tội phạt trượng.
Đến những điều đáng phải theo cũng không thể theo được.

Trên cũng như dưới đều mơ mơ màng màng, cơ hồ thành một nước không có pháp luật.

Dân không giữ chữ tín, trong dân gian người ta làm khế ước với nhau, thường mực chưa khô đã bội ước.

Quy tắc của trường học, kế hoạch của công sở phần lớn nằm trên giấy, treo lên cho vui mắt, đọc lên cho vui tai mà thôi.

Trên dưới không tin nhau, mà mong giữ đúng pháp luật thì thật là khó thay!

Đã không giữ được thì thay đổi đi là hơn.


Tinh thần gia tộc quá nặng (Vũ Văn Hiền, Những nhận xét nhỏ về dân ta, Thanh Nghị, năm 1944)

Ta có thể thấy vì một mối tư thù, một viên lý trưởng, phó lý hay trương tuần bắt trói trái phép một người họ khác đã trái lệ làng vì một việc cỏn con, nhưng ta không thể thấy những viên chức dịch ấy lập biên bản để đưa ra đình hay giải lên quan một ông chú một người anh em họ bên nội hay bên ngoại, dẫu người đó đã phạm vào tội do hình luật trừng trị.

Cái tinh thần đại gia tộc ở xứ này đã diệt mất hẳn tinh thần công dân.
Tình họ hàng ở thôn quê đã làm cho tê liệt hẳn bộ máy cai trị của làng vốn tự nó đã không được khỏe gì.
Nhờ có sức mạnh thói quen mà làng Việt Nam còn giữ được những cổ lệ và cái đời sống thụ động của mình.
Nhưng hiện tình thì ta không thể coi nó là một công cụ giúp vào việc tiến hóa của dân quê.


Học không biết cách mà bỏ cũng không biết cách (Trần Trọng Kim, Nho giáo, năm 1930)

Những người theo Nho học xưa nay thường hay trọng cái hình thức bề ngoài thái quá để đến nỗi tinh thần sai lầm đi rất nhiều.
Người mình lại cứ quen một mặt thuận thụ(1) theo cái khuôn nhất định của tiền nhân để lại, việc phải trái hay dở thế nào cũng chỉ ở trong cái khuôn đó chứ không chệch ra ngoài được, sự phê bình phán đoán càng ngày càng hẹp lại, không biết còn có tư tưởng nào nữa.

Đến nay thời cục đã biến đổi, khoa cử bỏ đi rồi, sự học cũ không phải là cái cầu ở con đường sĩ hoạn nữa, thì Kinh Truyện xếp lại một chỗ mà đạo thánh hiền cũng chẳng ai nhắc đến.

Sự bỏ cũ theo mới của ta hiện thời bây giờ không phải là không cần cấp, nhưng vì ngỡ mình nông nổi không suy nghĩ cho chín chưa gì đã đem phá hoại đi, thành thử cái xấu cái dở của mình thì vị tất đã bỏ được, mà lại làm hỏng mất cái phần tinh túy đã giữ cho xã hội ta được bền vững mấy nghìn năm.
Cái tình trạng nước ta hôm nay là thế, khác nào như chiếc thuyền đi ra biển, không biết phương hướng nào mà đi cho phải.

(1)xuất theo, tự nguyện chấp nhận.


Sang đến xứ người cũng không biết học hỏi (Phan Chu Trinh, Đạo đức và luân lý Đông Tây, năm 1925)

Người nước ta thường tự xưng là đồng loại, đồng đạo, đồng văn(1) với Nhật Bản, thấy họ tiến thì nức nở khen, chứ không khi nào chịu xét vì sao họ được tiến tới như thế.

Họ chỉ đóng tàu đúc súng mà được giàu mạnh hay họ còn trau dồi đạo đức sửa đổi luân lý mới được như ngày nay?

Tôi rất lấy làm lạ cho những người đã qua Nhật không đem cái hay cái tốt về cho dân nhờ mà chỉ làm giàu thèm tính nô lệ!

Hay là người mình như kẻ đã hư phổi rồi cho nên một nơi có thanh khí như nước Nhật mà cũng không thở nổi chăng?!

Lấy lịch sử mà nói thì dân tộc Việt Nam không phải là không thông minh, thế thì vì lẽ nào ở dưới quyền bảo hộ hơn 60 năm nay(2) mà vẫn còn mê mê muội muội bịt mắt vít tai không chịu xem xét không chịu học hỏi lấy cái hay cái khéo của người.

(1) cùng theo đạo Khổng, cùng sử dụng chữ Hán.
(2) tính tới thời điểm tác giả nói trong bài này nước Pháp mới đô hộ nước ta 60 năm

Sưu tầm


Bốn nghìn năm ta vẫn là ta
Con cháu muôn sau vẫn giống ông bà

TTT

thugiangvu
10-04-2014, 08:18 PM
Bốn nghìn năm ta vẫn là ta
Con cháu muôn sau vẫn giống ông bà

TTT

Ấy ơi...........

"Không giống lông cũng giống cánh" , chớ có giống ông hàng xóm nhá.....
phải sống thật ,...
Ơ mà đời nay lắm của giả , hàm răng của chính mình mà cũng giả nữa đó Ấy ơi .... .
TGV

KIỀN ĐỨC -TRƯƠNG THẾ CÔNG
10-04-2014, 10:28 PM
Bốn nghìn năm ta vẫn là ta
Con cháu muôn sau vẫn giống ông bà

TTT

Ấy ơi...........

"Không giống lông cũng giống cánh" , chớ có giống ông hàng xóm nhá.....
phải sống thật ,...
Ơ mà đời nay lắm của giả , hàm răng của chính mình mà cũng giả nữa đó Ấy ơi .... .
TGV


Nói về thói hư tật xấu của dân mình là để giúp cho xã hội tiến bộ.
Đã vậy có khi còn phải viết về những thói hư tật xấu thời @ nữa cơ đấy!

K Đ

Gió Bụi
10-04-2014, 11:52 PM
8 tật xấu khó bỏ của người Việt

Lâu nay người Việt cứ ru nhau bằng những từ hoa mỹ mà chẳng bao giờ nhìn nhận thẳng vào sự thật xấu xí của mình như thói lừa lọc dối trá, sĩ diện hão, thói ham ăn, hay ghen tỵ...

Tôi có từng đọc cuốn sách "Người Trung Quốc xấu xí "của tác giả Bá Dương. Đây là cuốn sách phê phán những cái xấu của đời sống văn hoá, chính trị Trung Quốc. Ngay khi vừa xuất bản, cuốn sách đã được nhiều người đón nhận. Ngay cả ở Trung Quốc, nhiều người cũng thích thú cuốn sách này vì họ có dịp nhìn lại mình để hoàn thiện.

Đúng là người Trung Quốc xấu xí thật. Nhưng đấy là chuyện về Người Trung Quốc.Còn người Việt chúng ta cũng xấu xí không kém.

Lâu nay, người Việt cứ ru nhau bằng những mỹ từ như: hào hoa, thanh lịch như người Tràng An, người Việt Nam hiền hoà mến khách, nhân hậu... rồi nước Việt Nam rừng vàng biển bạc.... Ôi! Toàn lời tán tụng sáo rỗng.

Đành rằng ở đâu cũng có người tốt người xấu, không có chỗ nào mà có toàn người tốt, cũng chẳng có nơi nào toàn người xấu. Nhưng khi cái xấu ngày càng nhiều và diễn ra hàng ngày trước mắt thì nó sẽ dần được xem như điều bình thường.

Dĩ nhiên, không phải người Việt nào cũng xấu xí, nhưng nếu bạn đọc nội dung bên dưới mà thấy mình cũng có khi như vậy thì hãy suy nghĩ nhé.

1.Khạc nhổ ngoài đường. Nếu bạn chưa từng bị dính nguyên bãi nước bọt, đờm, nước mũi khi đang đi trên đường phố Việt Nam thì bạn chưa cảm nhận hết cái sự điên cuồng, khó chịu đến phẫn nộ của những phi vụ hôi thối này.

Có lần tôi nghe kể chuyện về một cô Tây sang Việt Nam du lịch lần đầu tiên. Cô ngồi trên xích lô ngắm phố phường và vô tình hứng luôn bãi nước bọt của người đi xe máy phía trước. Vậy là cô đổi vé máy bay về nước trong ngày hôm ấy và hứa sẽ không quay lại Việt Nam lần nữa.

2. Nói chuyện lớn tiếng chỗ đông người. Tiếng Việt có âm sắc, huyền, hỏi, ngã, không giống như nhiều ngôn ngữ khác. Vì thế, nhiều người nước ngoài, nhất là người Âu Mỹ lần đầu nghe tiếng Việt sẽ thấy rất chói tai. Vậy mà, nhiều người nói rất lớn tiếng chỗ đông người, nghe cứ như đang cãi nhau.

Hôm qua tôi đi ăn một quán ở TP HCM. Tôi đang ngồi ăn thì có nhóm khách là nhân viên văn phòng kéo vào và từ đó cái quán thành cái chợ và bữa ăn trưa kém ngon vì sự ồn ào.

3. Hỉ mũi sột soạt tại quán ăn. Nhiều người chẳng thèm biết cảm giác của người xung quanh ra sao khi cứ vô tư hỉ mũi sột soạt chỗ quán ăn đông người (nhất là những quán bán đồ ăn có vị cay như bún bò, bún riêu...). Nếu các bạn đang ngồi ăn mà nghe hỉ mũi thì cái thú ẩm thực cũng mất luôn.

4. Lãng phí đồ ăn. Các bạn hãy thử đi ăn buffet xem, nhiều người lấy đồ ăn cả bàn ăn không hết. Họ ráng gồng mình để ăn cho đủ với số tiền bỏ ra. Ăn không được thì bỏ. Thế nên nhiều nơi phải dán dòng chữ bằng tiếng Việt: Xin lấy thức ăn vừa đủ là như vậy!

5. Sĩ diện. Nhiều người Việt không sống đúng với thực tế của bản thân. Họ vay mượn, làm đủ mọi cách để có quần áo, xe cộ, nhà cửa, máy móc cho bằng người khác. Họ sĩ diện và tạo vỏ bọc hào nhoáng bên ngoài và bất chấp cái ruột bên trong trống rỗng.

6. Ghen ăn tức ở: Nhiều người hay thở dài rằng ở đời giàu bị người ta ghét, nghèo bị người ta khinh. Nhiều người ngại công nhận mình thua kém và người khác tài giỏi hơn mình. Họ thường tìm cách vạch lá để tìm sâu.

Nếu ai đó thành công, họ sẽ nói do A, B, C như thế này thế kia và tìm cách chê bai chỉ trích (như trường hợp của Mr. Đông, tác giả Flappy Bird vừa rồi). Vì thế nói văn hoá phương Tây thiên về khuyến khích, văn hoá Việt Nam thiên về chỉ trích là không hề sai chút nào!

7. Dối dối trá lừa lọc. Tật xấu này, tôi thấy dường như với người Việt đã là chuyện rất bình thường chứ không có gì to tát. Người ta khất hẹn với bạn thường bịa lý do nào đó thay vì nói thẳng nói thật.

Nói dối dù gây hại hay không thì nó cũng đã tạo nên một thói quen xấu và hậu quả là bây giờ nhiều người nói nhưng mình không thể tin. Cuộc sống mà chúng ta không có lòng tin nhau cũng mệt mỏi.

8.Hùa theo số đông. Người Việt thích làm những gì mà nhiều người đang làm, thích ăn uống ở nơi thấy nhiều người xếp hàng, thích mua hàng hoá đang có quảng cáo trên tivi, thích bàn tán chuyện báo chí đang đề cập...

Nói chung là ai cũng muốn chứng tỏ mình sành điệu và bắt kịp thời cuộc, cho nên nhiều trận chê hội đồng và khen theo phong trào vô tình làm nên nhiều hiện tương quá lố... Những tật xấu này chưa có biểu hiện sẽ bớt đi mà ngày càng nở rộ.

Qua đây, hy vọng rằng chúng ta sẽ nhìn nhận lại bản thân để có những cư xử văn minh trong thời buổi hiện nay thay vì ngồi chỉ trích, ghen ăn tức ở với nhau.

Nguyễn Huy
Vnexpress

thugiangvu
11-04-2014, 12:27 AM
8 tật xấu khó bỏ của người Việt

Lâu nay người Việt cứ ru nhau bằng những từ hoa mỹ mà chẳng bao giờ nhìn nhận thẳng vào sự thật xấu xí của mình như thói lừa lọc dối trá, sĩ diện hão, thói ham ăn, hay ghen tỵ...

Tôi có từng đọc cuốn sách "Người Trung Quốc xấu xí "của tác giả Bá Dương. Đây là cuốn sách phê phán những cái xấu của đời sống văn hoá, chính trị Trung Quốc. Ngay khi vừa xuất bản, cuốn sách đã được nhiều người đón nhận. Ngay cả ở Trung Quốc, nhiều người cũng thích thú cuốn sách này vì họ có dịp nhìn lại mình để hoàn thiện.

Đúng là người Trung Quốc xấu xí thật. Nhưng đấy là chuyện về Người Trung Quốc.Còn người Việt chúng ta cũng xấu xí không kém.

Lâu nay, người Việt cứ ru nhau bằng những mỹ từ như: hào hoa, thanh lịch như người Tràng An, người Việt Nam hiền hoà mến khách, nhân hậu... rồi nước Việt Nam rừng vàng biển bạc.... Ôi! Toàn lời tán tụng sáo rỗng.

Đành rằng ở đâu cũng có người tốt người xấu, không có chỗ nào mà có toàn người tốt, cũng chẳng có nơi nào toàn người xấu. Nhưng khi cái xấu ngày càng nhiều và diễn ra hàng ngày trước mắt thì nó sẽ dần được xem như điều bình thường.

Dĩ nhiên, không phải người Việt nào cũng xấu xí, nhưng nếu bạn đọc nội dung bên dưới mà thấy mình cũng có khi như vậy thì hãy suy nghĩ nhé.

1.Khạc nhổ ngoài đường. Nếu bạn chưa từng bị dính nguyên bãi nước bọt, đờm, nước mũi khi đang đi trên đường phố Việt Nam thì bạn chưa cảm nhận hết cái sự điên cuồng, khó chịu đến phẫn nộ của những phi vụ hôi thối này.

Có lần tôi nghe kể chuyện về một cô Tây sang Việt Nam du lịch lần đầu tiên. Cô ngồi trên xích lô ngắm phố phường và vô tình hứng luôn bãi nước bọt của người đi xe máy phía trước. Vậy là cô đổi vé máy bay về nước trong ngày hôm ấy và hứa sẽ không quay lại Việt Nam lần nữa.

2. Nói chuyện lớn tiếng chỗ đông người. Tiếng Việt có âm sắc, huyền, hỏi, ngã, không giống như nhiều ngôn ngữ khác. Vì thế, nhiều người nước ngoài, nhất là người Âu Mỹ lần đầu nghe tiếng Việt sẽ thấy rất chói tai. Vậy mà, nhiều người nói rất lớn tiếng chỗ đông người, nghe cứ như đang cãi nhau.

Hôm qua tôi đi ăn một quán ở TP HCM. Tôi đang ngồi ăn thì có nhóm khách là nhân viên văn phòng kéo vào và từ đó cái quán thành cái chợ và bữa ăn trưa kém ngon vì sự ồn ào.

3. Hỉ mũi sột soạt tại quán ăn. Nhiều người chẳng thèm biết cảm giác của người xung quanh ra sao khi cứ vô tư hỉ mũi sột soạt chỗ quán ăn đông người (nhất là những quán bán đồ ăn có vị cay như bún bò, bún riêu...). Nếu các bạn đang ngồi ăn mà nghe hỉ mũi thì cái thú ẩm thực cũng mất luôn.

4. Lãng phí đồ ăn. Các bạn hãy thử đi ăn buffet xem, nhiều người lấy đồ ăn cả bàn ăn không hết. Họ ráng gồng mình để ăn cho đủ với số tiền bỏ ra. Ăn không được thì bỏ. Thế nên nhiều nơi phải dán dòng chữ bằng tiếng Việt: Xin lấy thức ăn vừa đủ là như vậy!

5. Sĩ diện. Nhiều người Việt không sống đúng với thực tế của bản thân. Họ vay mượn, làm đủ mọi cách để có quần áo, xe cộ, nhà cửa, máy móc cho bằng người khác. Họ sĩ diện và tạo vỏ bọc hào nhoáng bên ngoài và bất chấp cái ruột bên trong trống rỗng.

6. Ghen ăn tức ở: Nhiều người hay thở dài rằng ở đời giàu bị người ta ghét, nghèo bị người ta khinh. Nhiều người ngại công nhận mình thua kém và người khác tài giỏi hơn mình. Họ thường tìm cách vạch lá để tìm sâu.

Nếu ai đó thành công, họ sẽ nói do A, B, C như thế này thế kia và tìm cách chê bai chỉ trích (như trường hợp của Mr. Đông, tác giả Flappy Bird vừa rồi). Vì thế nói văn hoá phương Tây thiên về khuyến khích, văn hoá Việt Nam thiên về chỉ trích là không hề sai chút nào!

7. Dối dối trá lừa lọc. Tật xấu này, tôi thấy dường như với người Việt đã là chuyện rất bình thường chứ không có gì to tát. Người ta khất hẹn với bạn thường bịa lý do nào đó thay vì nói thẳng nói thật.

Nói dối dù gây hại hay không thì nó cũng đã tạo nên một thói quen xấu và hậu quả là bây giờ nhiều người nói nhưng mình không thể tin. Cuộc sống mà chúng ta không có lòng tin nhau cũng mệt mỏi.

8.Hùa theo số đông. Người Việt thích làm những gì mà nhiều người đang làm, thích ăn uống ở nơi thấy nhiều người xếp hàng, thích mua hàng hoá đang có quảng cáo trên tivi, thích bàn tán chuyện báo chí đang đề cập...

Nói chung là ai cũng muốn chứng tỏ mình sành điệu và bắt kịp thời cuộc, cho nên nhiều trận chê hội đồng và khen theo phong trào vô tình làm nên nhiều hiện tương quá lố... Những tật xấu này chưa có biểu hiện sẽ bớt đi mà ngày càng nở rộ.

Qua đây, hy vọng rằng chúng ta sẽ nhìn nhận lại bản thân để có những cư xử văn minh trong thời buổi hiện nay thay vì ngồi chỉ trích, ghen ăn tức ở với nhau.

Nguyễn Huy
Vnexpress

Sự thật mất lòng ai ơi..........
hi` hi`