PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Theo Dòng SỬ VIỆT



Trang : [1] 2

Hansy
04-05-2014, 07:49 PM
https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcT_s-xOZZv27RjJYBbKwVgW2hhaXXp0FlCuCVdHMuJPLMKqN7O7

THEO DÒNG SỬ VIỆT

https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTSC2YgDbGynBsH-CsTd3cFTIZxM1DPY6Er3pIgpPuTomDh8CuLGQ

HANSY
(Sưu tầm - Hiệu đính - Bổ sung)

https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQVgCGrCIiHQ-DU8NaT3XwEMvLOHH3FcnoGwIMBAn63psVcP8pCgQ

CHÀO CÁC BẠN

Nhân sinh hoạt về Thơ trên FaceBook, Hansy đọc được một số bài thơ - của các Thành viên trong Group - viết theo thể thức Diễn ca Quốc sử Việt Nam. Nhận thấy đây dù chỉ là những công trình tuy đơn sơ nhưng lại vô cùng ý nghĩa đối với người dân Việt, vì thế Hansy tiếp tay với các tác giả phổ biến hình thức tìm hiểu và học hỏi Lịch sử Dân tộc một cách bình dân và dễ nhớ này đến mọi người.

Xen kẽ những trang sử thi nghiêm túc là những bài thơ, clip... cổ tích, răn đời – xem như là Bài đọc thêm – giúp bạn đọc thư giãn hoặc hiểu sâu hơn về những chi tiết của lịch sử.

Mong các bạn tích cực tham gia đọc và cổ động Lịch sử Việt Nam qua những vần thơ thắm đượm tình dân tộc này. Đó cũng là hành động thể hiện lòng yêu nước và sự nối tiếp truyền thống dựng nước và giữ nước của Tổ tiên và muôn đời tộc Việt.

Chân thành cám ơn các bạn.


Vnthihuu.net, ngày 05.5.2014
HANSY


http://xuthanhnet.files.wordpress.com/2012/01/10658821236044920.jpg

Hansy
05-05-2014, 12:25 AM
PHẦN MỘT

https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSGvBWGbLGiiZTR-RQaxtbfZkBhdjj6cgAHcOIGUhrkSrdC6Fdr5A



ÐẠI VIỆT LƯỢC SỬ DIỄN CA

HỒ ÐẮC DUY

NGUYỄN-BÁ-TRIỆU


***
QUYỂN I
CHƯƠNG MỞ ÐẦU
THƯỢNG CỔ THỜI ĐẠI

Dân Việt Nam yêu nòi thương nước
Dẫu ở ₫âu nguồn gốc chẳng quên
Diễn ca yếu lược chép biên
Sử ta, ta cố lưu truyền về sau .

Tài liệu xưa bắt ₫ầu ghi ₫ược,
Ba nghìn năm, tính trước lịch tây
Kỷ nguyên dựng nước từ ₫ây
Dưới thời thượng cổ xưa nay tục truyền

Không tài liệu truy nguyên vững chắc
Nên có ₫iều huyền hoặc khó tin
Tuy nhiên ai cũng nhận mình
Tự hào giòng giõi anh linh Tiên Rồng .

1.
THỜI ÐẠI HỒNG BÀNG
(2879 - 257 TCN)

Vua Thần Nông vốn giòng Lạc Việt
Cháu: Ðế Minh . Nối nghiệp vua ban (2879 TCN)
Rừng xanh, Ngũ Lĩnh chiêm quan
Phương Nam chọn đất, cưới nàng Vụ Tiên

KINH DƯƠNG VƯƠNG - XÍCH QUỶ

Với mỹ nhân xe duyên kết tóc
Sinh ra đời Lộc Tục hoàng nam
Cắm lều, dựng trại, chiêu dân
Ðặt tên Xích Quỷ giang sơn một vùng

Kinh Dương Vương xưng hùng một cõi
Ðất nước dài một giải mênh mông
Kết hôn con gái Thần Long
Sinh ra Sùng Lãm nối dòng Vương gia

LẠC LONG QUÂN

Lạc Long Quân có bà vợ trẻ
Nàng Âu Cơ diễm lệ thướt tha
Bà sinh một bọc trứng ngà
Một trăm trứng nở thành ra trăm người

Ði theo cha, năm mươi về tới
Bỏ núi rừng ra mãi Biển Ðông
Mẹ cha dòng dõi: Tiên, Rồng
Như rừng với biển khó lòng cùng nhau

HÙNG VƯƠNG - VĂN LANG

Mãi về sau, Long Quân chọn được
Ðất Phong Châu khí vượng kinh đô
Văn Lang lập quốc bấy giờ
Hùng Vương xưng đế, cõi bờ tuần tra

Nước Văn Lang, nhìn ra Ðông Hải
Ðộng Ðình Hồ ở mãi Bắc phương
Bờ Tây: Ba Thục chắn đường
Phía Nam giáp nước Hồ Tôn của Chàm

Chia đất nước ra làm mấy bộ
Lấy Văn Lang làm chỗ trung quân
Việt Thường, Ninh Hải, Cửu Chân
Hoài Hoan, Giao Chỉ, Bình Văn, Dương Tuyền

Miền Vũ Dịch, Chu Diên, Cửu Ðức
Miền Tân Hưng, Phúc Lộc, Vũ Ninh
Ngoài xa Lục Hải mấy thành
Bên trong Lạc Tướng vây quanh bên ngài

Người Bách Việt chen vai sát cánh
Sống quây quần bên nhánh sông Lô
Ðất, rừng trù phú trời cho
Dân chuyên nông nghiệp, rành đồ gốm nung

Nền Văn Hóa Ðông Sơn rực rỡ
Chế Trống Ðồng dùng ở khắp nơi
Khai sinh tục vẽ trên người
Xâm mình để tránh các loài dưới sông

Vào cuối đời Vua Hùng thứ sáu
Phù Ðổng hương có cậu con trai
Lên ba chẳng nói chẳng cười
Nghe tin giặc đến liền đòi sứ vô

Tâu Hoàng Thượng: Xin cho thảo tặc
Sẽ đánh nhừ tan tác giặc Ân
Xin đúc ngựa sắt roi thần
Ðể làm vũ khí đánh quân bạo tàn

Rồi vươn vai, xua tan lũ giặc
Xong quay về đến đất Sóc Sơn
Áo nhung bỏ lại bên đường
Dấu chân Phù Ðổng Thiên Vương nay còn

Ðời Thành Vương, vua sai đem lễ (1062 TCN)
Biếu nhà Chu: Bạch trĩ vũ mao
Mở đầu hai nước bang giao
Chu công đáp lại, xe trao đưa về

Nàng Mị Nương muôn bề sắc sảo
Trai Thục bang kỉnh báo cầu thân
Vua Hùng hỏi ý quần thần
Xét rằng bên Thục mười phân đáng ngờ

Việc hôn nhân chẳng qua là tính
Dùng mưu ngầm kiêm định Văn Lang
Vua Hùng đã biết ý gian
Lựa lời từ chối Thục Vương việc này

Lại treo bảng kén tài phò mã
Ai nhanh chân sẽ gả Mị Nương
Sơn Tinh sớm, được hưởng hương
Chậm chân chàng Thủy đau thương hận thầm

Thủy Tinh thề, mổi năm làm lụt
Ra oai thần mưa trút nước dâng
Thục Vương xấu hổ còn hơn
Dặn cho con cháu quyết tâm trả thù

THỜI ÐẠI NHÀ THỤC
(257 - 208 TCN)
AN DƯƠNG VƯƠNG - ÂU LẠC

Năm Giáp Thìn (257TCN) bấy giờ Thục Phán
Xâm lấn dần địa phận Văn Lang
Tự xưng hiệu An Dương Vương
Kinh đô đóng ở Việt Thường Phong Khê

Bỏ quốc hiệu Văn Lang ngày trước (257TCN)
Ðổi ra thành Âu Lạc từ đây
Tính theo năm tháng đến rày
Hăm bảy thế kỷ, kế thay vua Hùng

Ðời cuối cùng của giòng Hồng Lạc
Tính ra là mười tám Hùng Vương
Trải bao điền hải tang thương
Ðến nay Thục Phán chiếm luôn riêng mình

Chọn được chỗ lương điền đất tốt
Vua cho người động thổ khởi công
Cổ Loa thành gọi Tư Long
Xoay theo xoắn ốc từ trong ra ngoài

Thành Tư Long xây hoài chẳng được
Thần Kim Quy bày chước trừ ma
Dặn rằng dù có can qua
Linh Quang, Kim Trảo, móng ta cho người

Cổ Loa thành bời bời dũng khí
Tường thì cao, hào rộng lại sâu
Giang sơn Vua Thục từ sau
Linh Giang Nam Bắc đối đầu Trung Hoa

Tần Thủy Hoàng làm vua Trung Quốc
Cho Nhâm Ngao đất được một miền (214TCN)
Triệu Ðà giữ trấn Long Xuyên
Phía Nam Thiên Ðức thuộc quyền Thục Vương

Ðất Nam phương lăm le muốn lấy
Ðã mấy lần thất bại mưu sâu
Sai con Trọng Thủy sang hầu
Làm quan Túc Vệ, bắc cầu thông gia

Chàng Trọng Thủy nghe cha đánh cắp
Lấy nỏ thần bẻ gập làm đôi
Âm thầm để tạm một nơi
Ðánh lừa vua Thục và người chung quanh

Cuộc chiến tranh về sau xảy đến
Cứ tưởng rằng nỏ vẫn chỗ xưa
Ðến khi lâm trận nhà vua
Mới hay kẻ cắp đã đưa đi rồi

Giặc đuổi gấp, bén sau chân ngựa
Tới đường cùng núi Dạ chắn ngang
Thục Vương ngửa mặt mà than
“Nỏ thần vô dụng, Rùa thần cứu ta”

Rùa hiện ra, nhìn vua rối gắt :
“Kẻ ngồi sau là giặc biết không ?”
Mị Châu tình đã nặng lòng
Rắc đường lông ngỗng để chồng tìm theo

Vua quay lại, chém vèo một nhát
Nàng đã ra cái xác không hồn
Từ đây triều Thục mất luôn
Năm mươi năm chẵn chỉ còn vết lông (257-208TCN)

Ðất Phiên Ngung vốn giòng Chân Ðịnh
Vua Triệu Ðà thôn tính Lĩnh Nam
Là người quỷ quyệt, mưu thâm
Ðã từng hỏi thử: “Ta bằng Lưu Bang?”


http://www.quytubodenhung.vn/upload/fckeditor/sach(1).jpg

Hansy
05-05-2014, 05:54 PM
1- THỜI KỲ LẬP QUỐC

mPuIEToX0W8

*****

- ĂN KHẾ TRẢ VÀNG
- AI MUA HÀNH TÔI
- CẬU BÉ THÔNG MINH

4wEKHQPiEps

Hansy
06-05-2014, 01:12 AM
http://kienviet.net/wp-content/uploads/2012/07/2012_202_T08_anh6.jpg
Kinh đô Cổ Loa của An Dương Vương

2.
THỜI ÐẠI NHÀ TRIỆU
(207 - 111 TCN)
ÂU LẠC - TRIỆU ÐÀ (VŨ ÐẾ)
(207 - 137 TCN)

Nam Việt Vương Triệu Ðà xưng đế (207TCN)
Năm Mậu Ngọ làm lễ lên ngôi
Giang sơn hùng cứ một thời
Cất quân chiếm lấy đất ngoài Trường Sa

Ðánh Ngô Nhuế chạy xa khỏi đảo
Nơi biên thùy tiến thảo viễn chinh
Quyền uy riêng một triều đình
Dùng cờ Tả đạo xưng quyền đế quân

Triệu Vũ Ðế thâu dần đất nước
Ở phía Nam tới được Việt Thường
Bắc Phương thì đến biên cương
Cùng người Trung Quốc vạch đường phân ranh

Hán Văn Ðế trị bình cường thịnh (179 TCN)
Sai người vào Chân Ðịnh tìm ra
Mộ phần, gia tộc Triệu Ðà
Sửa sang miếu mạo mấy tòa cung lăng

Kể từ đó, hai phương giao hảo
Hán và Ðế xếp giáo lui binh
Bàng dân thiên hạ yên tình
Nước nhà thịnh trị thanh bình cả hai

VĂN VƯƠNG
(137 - 125 TCN)

Cháu là Hồ, con trai Trọng Thủy
Nối ngôi vua, Vũ Ðế trao cho
Văn Vương học đạo Thuấn Nghiêu
Lấy nhân lễ nghĩa làm điều trị dân

Mân Việt Vương cho quân xâm lấn
Nam Việt xưa thuộc Hán từ lâu
Kiến Nguyên sai tướng vào chầu
Giúp giùm Nam Việt, kết nhau lúc này

Lời giao ước chung tay chống giặc
Giữa hai miền Nam Việt - Trung Hoa
Nếu khi gặp việc can qua
Thì cùng hợp sức để mà cứu nhau

Vì Văn Vương ơn sâu cầu cạnh
Cho nên Vua bàn tính thiệt hơn
Sai người sắm sưả đưa con
Ðem qua nhà Hán để làm con tin

Triệu Văn Vương ngồi trên gần được
Mười hai năm nối nghiệp Triệu Ðà (137 - 125 TCN)
Anh Tề lúc trước cho qua
Nay quay trở lại thay cha trị vì

MINH VƯƠNG
(125 - 113 TCN)

Mới vừa về, lên ngôi Thiên tử (124 TCN)
Triệu Minh Vương đã phụ lòng tin
Bỏ trưởng, lập thứ lòng riêng
Phong Cù Hoàng hậu gây thêm bất hòa

Mất kỷ cương quốc gia phân hóa
Phép nước suy mối họa gần bên
Vợ thì dâm loạn chuyên quyền (112 TCN)
Con còn bé bỏng đưa lên trị vì

Hán Nguyên Ðỉnh tính bề xâm lược
Sai Ngụy Thần dùng chước gián ly
Khi dụ dỗ, lúc răn đe
Khuyên vua phiên thuộc theo về Bắc Phương

AI VƯƠNG
(113 - 112 TCN)

Triệu Ai Vương sức hèn tuổi trẻ
Thái hậu là một kẻ trăng hoa
Giữa triều Tể Tướng Lữ Gia
Vì dân can gián nhưng bà chẳng nghe

THUẬT DƯƠNG VƯƠNG
(112 - 111 TCN)

Lữ Gia vì nước nhà họ Triệu
Vung thước gươm kết liễu Ai Vương
Lập con trưởng của Minh Vương
Tên là Kiến Ðức, Thuật Dương Vương hầu

Không bao lâu, biết vua bị giết
Nguyên Ðỉnh bèn thừa dịp ra tay
Phiên Ngung sắp đặt mấy ngày
Mùa Ðông Canh Ngọ bao vây thành trì (111 TCN)



http://i76.photobucket.com/albums/j2/nhunguyen06/Nam-Vit-TrnVitBc6202008.jpg

Hansy
06-05-2014, 01:27 AM
- SỰ TÍCH CÂY NÊU NGÀY TẾT
- BỤNG LÀM DẠ CHỊU
- MỤ YÊU TINH VÀ BẦY TRẺ

TiWrQazz9yM

Hansy
06-05-2014, 01:14 PM
https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTQThhYW3NXjMXSPtz_FVR5sUQQJMia5 ASasSWsXjB5jo2F2B_U
3.
THỜI ÐẠI BẮC THUỘC
NHÀ TÂY HÁN
(110 TCN - 39)

Nước suy vi, dân tình ta thán
Tổ quốc chừ quân Hán cướp đi
Ðất phân chín quận, giặc chia
Ðặt quan cai quản, sau khi giết người

Ðất Lĩnh Nam từ thời lập quốc
Ðến bây giờ lại mất vào tay
Nước ta Bắc thuộc từ rày (110 TCN)
Giặc gây thảm cảnh đọa đày nhân dân

Ðặt đất Nam làm đô hộ phủ
Thạch Ðái là thứ sử Giao Châu
Tích Quang văn hóa thâm sâu
Tiếp theo Tô Ðịnh tham giàu bạo quan (110 TCN - 39)

Ở Giao Chỉ người dân còn nhớ
Công của người Thái Thú Nhâm Diên
Dạy ta cày cấy canh điền
Tỏ lòng tưởng niệm lập đền khói nhang

Thời Tây Hán lầm than khốn đốn
Suốt thời gian trăm bốn chín năm (149)
Bao nhiêu uất hận hờn căm
Thêm tên Tô Ðịnh tham tàn hại dân

THỜI ÐẠI TRƯNG NỮ VƯƠNG
(40 - 43)

Hai Bà Trưng con quan Lạc tướng
Quê Phong Châu thuộc huyện Mê Linh
Trưng Trắc đến tuổi trưởng thành
Cùng chàng Thi Sách, kết tình phu thê

Thù Tô Ðịnh lắm bề hà khắc
Lại giết chàng Thi Sách tướng quân
Tham tàn một lũ bất nhân
Ðọa đày thiên hạ muôn phần đớn đau

Thù Tô Ðịnh không sao kể xiết
Cùng với em thề quyết một lòng
Nam nhi đánh với quần hồng
Ðể coi nhi nữ vẫy vùng thử xem

Bà Trưng Trắc cùng em Trưng Nhị
Phất cờ đào quyết chí trừ gian
Thù chồng không trả nào cam
Nước còn nô lệ chẳng kham lao tù

Vua nhà Hán, khởi từ năm Sửu (41)
Cho Phục Ba sang cứu Phong Châu
Lưu Long, Phù Lạc phong hầu
Ðặt làm phó tướng dẫn đầu tiến binh

Ở Mê Linh, cùng dân cả nước
Ðể sẵn sàng chặn bước xâm lăng
Cửu Châu, Hợp Phố, Nhật Nam
Thanh Trì, Nam Hải, Lĩnh Nam theo về

Lệnh phát đi, đánh nhanh rút gọn
Dụ giặc vào chia mỏng địch quân
Kẻ thù như nước đang dâng
Ào ào tiến đến đã gần Tây Nhai

Trước thế giặc như loài lang sói
Sợ quân mình khó nổi đánh nhau
Vua bà ra lệnh lùi sâu
Vào vùng cứ địa, đào hào cắm chông

Trận khởi đầu giết xong Hàn Vũ
Giết tên này ở chỗ Tây Nhai
Trăm quân giặc chết trận này
Khiến cho Mã Viện phải thay ý đồ

Vượt sông Hồng thừa cơ đánh úp
Lịnh Hai Bà: Tạm chớ giao tranh
Bảo toàn lực lượng để dành
Cấm Khê đợi lịnh, đánh nhanh bất kỳ

Giặc biết ý cho đi từng đội
Lấn chiếm dần không vội ra quân
Binh ta đánh chậm, cầm chân
Ðiều quân đại chiến ở gần Hát Giang

Dưới lọng vàng, trên đầu voi chiến
Bóng hai bà ẩn hiện trong sương
Cờ đào phấp phới hiên ngang
Quần thoa nhi nữ mỡ đường tiến quân

Sau một trận giao tranh ác liệt
Sa cơ đành tuẫn tiết hy sinh
Hát Giang nước biếc gieo mình
Ơn đền nợ nước, tình riêng với chồng

Hai Bà Trưng một lòng với nước
Vì cơ đồ vị quốc vong thân
Trăm năm nước chảy đá mòn
Vẫn còn in lại dấu chân vua Bà

Năm Quý Mão hai bà tuẫn tiết
Trước mười năm ở tít Trung Ðông (43)
Chiên con là chúa Hài Ðồng
Chết trên thánh giá vì lòng độ nhân

Rút về Nam, Ðô Dương vào núi
Cố tìm đường đánh đuổi Hán quân
Nghĩa binh Chu Bá theo chân
Mấy năm kháng chiến yếu dần tiêu hao

“Cột Ðồng gãy thì Giao Châu diệt”
Là lời thề tướng giặc ghi đây
Phục Ba đúc, dựng cột này
Cổ Lâm dấu tích đến nay khó tìm



http://baotanglichsu.vn/Uploaded/image/hai%20ba%20trung/A2.jpg
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng

Hansy
06-05-2014, 10:30 PM
2- HAI BÀ TRƯNG
BÀ TRIỆU

L5pJIMVk5kQ


****


- NGƯỜI HÓA DẾ

ZfmCjkQiuFg

Hansy
07-05-2014, 01:29 AM
http://1.bp.blogspot.com/-eKzzckjmrYI/UlTItzsYEUI/AAAAAAAACII/Nb8YVxeDBlE/s640/ktt_batrieu1_kienthuc.jpg
4.
THỜI ÐẠI BẮC THUỘC
NHÀ ÐÔNG HÁN
(43 -226)

Quân Ðông Hán gọng kềm siết chặt
Trị dân Nam mặc sức giam cầm
Tha hồ vơ vét, tham lam
Cướp theo của cải bạc vàng mang đi

Những Thái Thú người Di, người Hán
Rất nhiều tên tán tận lương tâm
Làm quan đâu được vài năm
Vén thu lông trĩ, kỳ nam đem về

Năm Canh Tuất (190) Man Di Nam Chiếu
Quy tụ người ở đạo Nhật Nam
Cũng như dân ở Tượng Lâm
Lập nên nước mới là Chàm hiện nay

Nước Lâm Ấp tôn ngay thủ lĩnh
Là Khu Liên thống lĩnh toàn dân
Về sau đổi lại Hoàng Vương
Ðất đai khai phá mở mang xuống dần

Hán Trung Bình vào năm Giáp Tý (184)
Giao Lý Tiến quản lý Giao Châu
Rồi sai Sĩ Nhiếp về sau
Phong chức Thái Thú cầm đầu từ đây

THỜI ÐẠI BẮC THUỘC
NHÀ ÐÔNG NGÔ
(226 – 280)

Sĩ Nhiếp người Vấn Dương, nước Lỗ
Cuối năm Dần đầu với Ngô Vương
Tôn Quyền cho gửi thư sang
Giữ nguyên chức tước, phong hàm Tướng Quân

Quân xâm lược dần dần áp đặt
Lấy luật Tàu ép bắt dân ta
Ðổi thay phong tục đã qua
Lâu ngày đồng hóa, dần dà diệt luôn

Năm Bính Dần nữ vương Triệu Ẩu (246)
Dấy dân quân chiến đấu diệt Ngô
Núi Nưa tụ nghĩa dựng cờ
Giết viên thứ sử nhà Ngô đương thời

THỜI ÐẠI TRIỆU THỊ TRINH
(248 – 248)

Triệu Thị Trinh là người nhan sắc
Cùng anh là Quốc Ðạt cầm quân
Lệnh Bà sức khỏe đang xuân
Cỡi đầu voi dữ diệt quân bạo tàn

Trong Núi Nưa, nuôi quân dạy tướng
Cờ mao dùng khiển tướng điều binh
Khiến cho giặc phải rùng mình
Tôn Quyền biệt phái sai Hành Dương sang

Triệu Trinh nương linh hồn chiến đấu
Trước ba quân tả hữu giáp vàng
Dân tôn “Lệ Hải Bà Vương”
Tên Bà nghe đến kinh hoàng giặc Ngô

Chúa Ðông Ngô mưu mô quỷ quyệt
Nhưng lệnh bà quyết diệt ngoại bang
Ðánh cho Lục Dận kinh hoàng
Ðánh cho quân giặc hết đường rút lui

Ðất Mỹ Hóa là nơi tử chiến
Giặc xếp hàng Phú Ðiếu chôn thây
Ngô vương chiến thuật đổi ngay
Dằng dai phản kích đêm ngày cầm chân

Lũ Giặc Ngô lâu dần trụ vững
Chiếm từ từ dân chúng chung quanh
Bà Triệu rút bỏ khỏi thành
Nghĩa quân kiệt sức nên đành bại vong (248)

Dòng sông Lương binh không thấy bóng
Dáng Nhụy Kiều nữ tướng năm nao
Phất phơ một ngọn cờ đào
Sơn hà phút chốc lọt vào ngoại bang



http://dongten.net/wp-content/uploads/2011/11/ban-do-viet-nam-tu-co-den-kim-008.jpg

Hansy
07-05-2014, 09:53 AM
3- LÝ BÍ

0gTVa5vbyio




- HÀ RẦM HÀ RẠC

OOxXwwYGyA8

Hansy
07-05-2014, 10:27 PM
QUYỂN 2

http://www.thanglong.com.vn/data/Ly%20nam%20de.jpg

5.
THỜI ÐẠI BẮC THUỘC
(227 – 540)
NHÀ NGÔ - TẤN - TỐNG - TỀ - LƯƠNG

Ðất Giao Châu tách làm hai phía (264)
Phần phương Nam Giao Chỉ đặt tên
Tấn - Ngô, nhị quốc tranh quyền
Ðất vùng thuộc địa rối ren tơi bời

Lúc Ðông Ngô, lúc đời nhà Tấn
Lũ cầm quyền, tán tận lương tâm
Dân ta đói rách lầm than
Dưới ách nô lệ ngoại bang bấy giờ

Ông Ðào Hoàng phong cho hầu tước
Khi Tấn triều cướp được Giao Châu (271)
Cầm quyền cũng được khá lâu
Bốn đời thứ sử nối nhau kế thừa

Quân xâm lược dù Ngô hay Tấn
Tống Lương Tề cũng vẫn ác ôn
Ngày càng bóc lột nhiều hơn
Thu gom của cải để làm của riêng

Bọn quan lại tranh quyền giành chức
Giết lẫn nhau cưỡng bức nhân dân
Như tên Lương Thạc, Lư Tuần (322)
Như tên Lý Tốn, Trường Nhân bấy giờ (380)

Phạm Hồ Ðạt làm vua Lâm Ấp (399)
Cất quân vào đánh đất Nhật Nam
Tràn qua tiến chiếm Cửu Chân
Giao Châu thôn tính bàng hoàng Tấn Vương (413)

Hai năm sau Hoàn Vương đánh tiếp (415)
Vào Giao Châu cướp giết dã man
Bắt theo vô số dân thường
Ðem về Phật Thệ để làm tù binh

Chúng đốt thành phá tan nhà cửa
Hủy kho tàng phóng lửa đốt dinh
Cửu Chân thiên hạ rùng mình
Dã man tàn bạo, dân lành ngả nghiêng

Viên thứ sử đương quyền tráo trở
Dụ Hoàn Vương vào chỗ nghi binh
Ra tay tốc chiến thình lình
Giết ngay Hồ Ðạt đuổi binh khỏi thành

Phạm Dương Mại nhân danh Lâm Ấp (432)
Xin cai quản phần đất Giao Châu
Tống vương xuống chiếu phê vào
Rằng không chấp thuận yêu cầu của y

Năm Bính Tý (436) Hòa Chi khởi đánh
Giết Phù Long tướng lãnh Chiêm Thành
Tấn công tiến chiếm thật nhanh
Tiến vào Tượng Phố là kinh đô Chàm

Ở Nhật Nam giặc không quấy rối
Thời Hoàn Vương suy thoái dần dần
Lâm Ấp, Nam Chiếu là dân
Không còn đáng sợ như lần trước đây

Bọn quan lại lũ người gian ác
Lo làm giàu đi cướp của dân
Như tên Lưu Bột, Trường Nhân
Như là Lưu Khải tham quan đương quyền

Bọn Phương Bắc triền miên cướp bóc
Hại dân lành xúi dục man di
Ðiêu tàn non nước suy vi
Lòng dân mong ngóng những vì cứu tinh

NHÀ TIỀN LÝ
(541 - 547)
LÝ NAM ÐẾ
LÝ BÍ

Ở Thái Bình tháng hai Tân Dậu (541)
Có một người hiểu thấu lòng dân
Ðó là Lý Bí tướng quân
Gióng cờ tống cổ giặc Lương bạo tàn

Ðặt quốc hiệu Vạn Xuân cho nước (544)
Dời đô về ở trước Long Biên
Người xưng Nam Ðế nguyên niên
Xây cung Vạn Thọ đặt nền móng cho...

Ðất Việt Thường cũng từ dạo đó
Có vương triều (544) phủ bộ trăm quan
Ðặt ra tướng võ, tướng văn
Ðịnh thêm luật lệ để ngăn lạm quyền

Cho Triệu Túc được làm Thái phó
Lấy Tinh Thiều vào chỗ tướng Văn
Phạm Tu đã có công ngăn
Giặc người Lâm Ấp, võ quan uy quyền

Nhà Lương sai Bá Tiên tư mã
Làm tiên phong đánh trả Giao Châu
Chu Diên, vua đánh phủ đầu
Dằng dai chống cự, năm sau vỡ thành (545)

Trận Gia Ninh, trận sông Tô Lịch
Cả hai bên truy kích lẫn nhau
Ðịch dùng mưu kế đánh mau
Lệnh vua cho rút ngỏ hầu dưỡng quân

Ðất Khuất Lão, Tân Xương đóng tạm
Quân số còn hai vạn binh nguyên
Lại thêm ngàn lẻ ghe thuyền
Bổ sung binh lính dành riêng dự phòng

Hồ Ðiễn Triệt dàn quân phục kích
Ðánh cầm chân đợi địch hết lương
Nhằm khi chúng sắp cùng đường
Tốc thần vua sẽ đánh tràn một phen

Trần Bá Tiên, tướng quân của giặc
Khích quân mình đánh thật cho hay
Thời cơ nay đã đến tay
Lúc đầm ngập nước đánh ngay tức thì

Quân ta vỡ, rút về Khuất Lão
Ðể sửa binh, gươm giáo quân lương
Tổ chức quân ngũ đàng hoàng
Chọn thêm tướng giỏi, bổ sung nhân tài

Vua cho vời Triệu Quang Phục đến (546)
Trao cho người ấn triện thay vua
Dân quân đất nước đang chờ
Dặn người giữ vũng cơ đồ cha ông

Triệu Quang Phục anh hùng dũng liệt
Ðiều khiển quân hiểu biết mọi đàng
Thế vua, ông nhận ngai vàng
Sửa sang binh mã chọn đường ra tay




http://nongnghiep.vn/Upload/Image/2014/2/12/untitled153131456.bmp

Hansy
08-05-2014, 02:39 AM
NHẮN TÀU PHỈ

Chệt phỉ nghe này chớ hám ngông
Đừng toan ỷ mạnh biển người đông
Ngày nao rụt cổ toàn chui ống
Hiện tại quác mồm chọc phá ông
Lịch sự nước Nam chào tận cổng
Ba gai dân Việt đuổi ra đồng
Dẹp trò cướp đất đừng nuôi mộng
Kẻo lại Bạch Đằng chết đáy sông

HANSY

http://www.dayhocintel.net/diendan/attachment.php?attachmentid=50310&d=1307725467

Hansy
08-05-2014, 03:10 PM
https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQhMzJSw0p-9gWX2FOD6VVxGi0b8sWeQFjbq8bfQZb4ORNQgcWOzQ

6.
THỜI ÐẠI TRIỆU VIỆT VƯƠNG
TRIỆU QUANG PHỤC
(548 - 570)

Triệu Việt Vương lên thay Nam Ðế
Ðất Vũ Ninh được kể lắm người
Anh hùng hào kiệt khắp nơi
Tụ về dưới trướng chen vai diệt thù
Ðầm Dạ Trạch ở Chu Diên huyện
Chọn gò cao huấn luyện dân binh
Bùn lầy bụi rậm vây quanh
Um tùm cây cỏ rừng xanh bạt ngàn

Dạ Trạch Vương đánh tan tướng giặc
Là Dương Sàn lấy đất Giao Châu
Năm trăm năm , lệ thuộc Tàu
Từ đây độc lập, nêu cao ngọn cờ

Kể từ giờ dân yên nước mạnh
Vùng cư dân ở cạnh Long Biên
Ðược mùa thóc lúa nhiều thêm
Diệt tan xâm lược chưa yên nội tình

Lý Thiên Bảo là anh Nam Ðế
Cùng một người họ Lý bôn ba
Trong khi giặc mới tràn qua
Vào đất Di Lạc xưng là Ðào Lang

Ðào Lang vương sau khi tạ thế
Lý Phật Tử kế vị chúa công
Tử xua quân xuống miền Ðông
Giành nhau với Triệu Việt Vương đất này

Tử là tay gian manh quỷ quyệt
Ðã năm lần chỉ biết thua đau
Nay dùng chước quỷ mưu sâu
Tìm ra diệu kế dắt nhau trá hàng

Xin cho con Nhã Lang gởi rể
Cài vào nhà để dễ đoạt ngôi
Việt Vương vốn tính thương người
Vô tình để hắn vào nơi thăm dò

Triệu Quang Phục chẳng lo chú ý (570)
Bị Phật Tử tìm kế giết đi
Cảo Nương vì quá đam mê
Nên cha phải chết bởi nghe lời chồng

HẬU LÝ NAM ÐẾ
(571 - 602)

Lý Phật Tử tiếm xưng Nam Ðế
Lấy họ xưa là để lừa dân
Ô Diên, đô đóng mấy năm
Sau dời đô đến ở gần Phong Châu

Năm Nhâm Tuất vua Tàu sai tướng (602)
Là Lưu Phương Tổng Quản Quân Doanh
Ðưa quân uy hiếp kinh thành
Phật Tử quá sợ, trói mình hàng ngay

Tướng nhà Tùy cho người áp giải
Ðưa vua về giam tại Bắc Kinh
Nước ta nay lại trở thành
Là đất thuộc địa dưới quyền ngoại bang




https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSRS9vTZNUArC7qSOte9t44exQrZ4b1A mUNDa8nXn4D3JRzPdIhhttps://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRmbQXd08Mb7gzJDddbrnNuLEo3WnGK7 ghrFd02CaNQABYSvFmg

Hansy
08-05-2014, 05:24 PM
- SỰ TÍCH CON THẠCH SÙNG
(THẰN LẰN)

-L9vbBXhdQM

Hansy
08-05-2014, 11:10 PM
http://nghiencuulichsudotcom.files.wordpress.com/2012/09/mai_thuc_loan.jpg

7
THỜI ÐẠI BẮC THUỘC
NHÀ TÙY ÐƯỜNG
(603 - 938)

Ðất Việt Thường, vào tròng lệ thuộc (603)
Quân Tùy Ðường lần lượt kéo sang
Dưới giày xâm lược ngoại bang
Nước non xơ xác hoang tàn thảm thương

Bọn Bắc phương đánh hơi thấy lửa
Nghe Lâm Ấp vàng quả thật nhiều
Lưu Phương được phái đem theo
Quân hơn một vạn vượt đèo đánh sang

Vua Phạm Chí chận đường đánh trả
Quân nhà Tùy bèn giả chạy thua
Ðột nhiên quay lại đánh vào
Trung quân phản kích làm vua chạy dài

Nhà Tùy mất, Ðường sai Ðạo Hựu
Sang Giao Châu phủ dụ Khâm Hòa
Là người khét tiếng điêu ngoa
Khâm Hòa Thái Thú xin qua chầu hầu (618)

Y cướp bóc trân châu ngọc quý
Khi về Tàu, làm lễ dâng lên
Ðịa đồ, sổ bộ tịch điền
Của dân Nam Việt không quên một vùng

Ðường Thái Tông đổi tên thành Phủ (622)
Xứ Việt Thường xưa gọi Giao Châu
Nay thì được gọi như sau
An Nam Ðộ Hộ thuộc Tàu từ đây

LÝ TỰ TIÊN
(687 )

Quan cai trị mặc tay vơ vét
Của trong dân thu hết làm riêng
Có người tên Lý Tự Tiên
Hưng binh khởi nghĩa đứng lên diệt thù (687)

Vì lực ít, khó cơ chiến thắng
Bị giặc Tàu vây hãm đó đây
Về sau bị bắt, lưu đày
Quân tan, binh vỡ tiếc thay anh hùng

ÐINH KIẾN
(687 )

Tướng của người là ông Ðinh Kiến (687)
Gom tàm quân quyết chiến tới cùng
Ðánh thành vây phủ tấn công
Giết tên Ðô hộ dẹp xong lũ này

Vua nhà Ðường cử ngay Tư mã
Tào Trực Tỉnh qua ngã Quế Châu
Phục binh giết Kiến trả thù
Cho tên Ðô Hộ bấy giờ tham lam

MAI HẮC ÐẾ
MAI THÚC LOAN
(722)

Mấy trăm năm, mấy đời Bắc thuộc
Toàn dân ta trói buộc triền miên
Bọn quan nha lại đương quyền
Làm điều thất đức đảo điên lòng người

Khắp mọi nơi dân tình ta thán
Mong có người báo hận cho dân
May thay có bậc thánh nhân
Quê làng Mai Phụ, Thúc Loan tên ngài

Cả toàn dân đến nơi Can Lộc (713)
Một lòng trừ ngoại tộc Bắc Phương
Thề nay đánh đuổi giặc Ðường
Trừ quân xâm lược nhiễu nhương giống nòi

Năm Quý Sửu lên ngôi Cửu Ngũ (713)
Ngài là người đất cũ Hoan Châu
Thu về đất nước đã lâu
Bị Tàu đô hộ cất đầu không lên

Năm Giáp Dần (714) đuổi tên Ðô Hộ
Là Sở Khách ra khỏi Giao Châu
Từ đây sạch bóng quân thù
Toàn dâm mỡ hội khởi đầu kỷ nguyên

32 châu thu liền một mối
Một Vương quyền phục vụ cho dân
Ngoại giao các nước ở gần
Lâm Ấp, Chân Lạp, Kim Lân để cùng

Lập thế chung : Tìm đường giữ nước
Khai sinh ra chiến lược liên hoàn
Họp cùng các nước lân bang
Tạo thành sức mạnh sẵn sàng đấu tranh

Bốn mươi vạn dân binh các nước
Làm kinh hồn lũ cướp Bắc phương
Mười năm ròng rã vua Ðường
Vạch xong kế hoạch lên đường xuất quân

Dương Tư Húc làm quan Vệ Tướng (722)
Tiến quân vào theo hướng Phục Ba
Húc theo đường cũ đi qua
Từ Khâm Châu đến chỉ vừa một đêm

Trong thoáng chốc đã lềnh quân giặc
Ùa vào theo lối tắt đường sông
Quân ta bối rối vô cùng
Những nơi xung yếu lọt vòng bao vây

Mai Hắc Ðế rời ngay khỏi phủ
Rút vào rừng đánh trả địch quân
Binh lương, khí giới hao dần
Quân cùng lực cạn mười phần còn hai

Nước độc lập đã mười năm chẵn (712 - 722)
Ngài mất rồi nhưng vẫn còn đây.
Tiếc thuong không nói nên lời
Ðền Mai Hắc Ðế nơi người mệnh chung



http://i802.photobucket.com/albums/yy302/sang30tet/3.jpg

Hansy
09-05-2014, 01:56 AM
- SỰ TÍCH CÂY CHỔI

vDGU5KZDWUU

Hansy
09-05-2014, 09:14 AM
https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTXxG_u1Y4ue320myMEK3Qdf-b9pxSwPGtePa26Sl3nqIpPRQCh

8.
BỐ CÁI ÐẠI VƯƠNG
PHÙNG HƯNG
(761 - 802)

Ba quý tử con Phùng Hạp Khánh (767)
Vị tướng tài bên cạnh Thúc Loan
Những trang văn võ song toàn
Phùng Hưng anh cả lại càng oai phong

Vật ngã trâu, tay không bắt hổ
Uy danh kia sấm nổ gần xa
Hưng binh vì nước, vì nhà (766 - 780)
Anh hùng hào kiệt nghe qua theo về

Cờ khởi nghĩa lời thề vì nước
Quyết tâm giành cho được non sông
Giúp dân giải thoát khỏi vòng
Ðã từng nô lệ ở trong tay Tàu

Vì nô lệ phất cờ đại nghĩa
Ðánh tan tành khiếp vía ngoại xâm
Ðánh cho tướng giặc bàng hoàng
Ðánh cho tơi tả đầu hàng mới thôi

Cao Chính Bình sợ oai mà chết (791)
Giặc nhà Ðường kế hết cạn lương
Vẫn còn ngoan cố không hàng
Về sau dùng kế Anh Hàng mới xong

Dẹp giặc xong, làm vua trị nước
Ở trên ngôi vừa được bảy năm (782)
Một lòng vì nước vì dân
Khi ngài tạ thế nhân tâm sụt sùi

Ngài đã vì mệnh trời, quốc tổ
Dâng tôn ngai Bố Cái Ðại Vương
Cầm quyền giữ mối kỷ cương
Giúp dân bẻ gãy gông cùm ngoại bang

Con Phùng An thay cha kế nghiệp
Bị nhà Ðường uy hiếp đánh tan
Triệu Xương cai trị cử sang
Làm quan Ðô Hộ An Nam lúc này (791)

Nửa thế kỷ từ ngày mất nước (790 - 840)
Cứ mỗi lần, kẻ trước kẻ sau
Sang làm Thứ Sử Giao Châu
Tên nào cũng trở thành giàu có thêm

Tội cho dân lên rừng xuống biển
Mò ngọc trai, tìm kiếm ngà voi
Cong lưng tôi mọi cho loài
Ngoại bang xâm lược tác oai dân mình

DƯƠNG THANH
(819)

Năm Kỷ Hợi (819) Dương Thanh thứ sử
Người Giao Châu chiêu dụ dân quân
Phất cờ khởi nghĩa đánh tan
Giết Lý Tượng Cổ tham tàn hiếp dân

Mấy năm sau Dương Thanh tử trận
Người Nam Chiếu Hoàn Ðộng kéo sang
Cùng đi có cả Hoàn Vương
Là vua Lâm ấp lên đường xâm lăng


https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQne3v7rqLDTMED18a4wPIHF7wSd48E4 0H-O7QeTKxQtTyEUbDvyw

Hansy
09-05-2014, 03:12 PM
https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRhFwa5SJOKJLGG2SqeM-SEZQo3cyLbXIfEXeAxjeIupo-MUBfK

NHẮN TÀU PHỈ

Chệt phỉ nghe này chớ hám ngông
Đừng toan ỷ mạnh biển người đông
Ngày nao rụt cổ toàn chui ống
Hiện tại quác mồm chọc phá ông
Lịch sự nước Nam chào tận cổng
Ba gai dân Việt đuổi ra đồng
Dẹp trò cướp đất đừng nuôi mộng
Kẻo lại Bạch Đằng chết đáy sông

HANSY
2
Nước Việt.
Nước Trung to lớn hãy đừng ngông
Ngang ngược lộng quyền tại biển đông
Ghi sử nhiều đời còn chép rõ
Con cháu có phạm tới nhà ông
Nhớ không....?đời tổ sang xâm lược
Vua giỏi tướng tài dựng cọc đồng
Tan tác quân tàu thây chất đống
Việt Nam hiển hách một non sông
Minh Thủy Nguyễn
3
ĐÁNH RẮN
Vang lời thúc giục khắp non sông
Nước Việt hôm nay dạ nhất đồng
Dẹp sạch thù gian hòng thách bố
Lùa tan tặc đảng tính trêu ông
Bè hèn xác bỏ nơi biên giới
Lũ khốn thây dìm chốn biển đông
Rút lưỡi không xương loài rắn rết
Vùi đầu đánh dập thói cuồng ngông
Nguyen Minh Thai
4
Khơi
Ngàn năm vẫn mãi thói cuồng ngông
Đất rộng to giàu cậy thế đông
Lấn chiếm trời Nam vùng lảnh hải
Xăm giành đất Việt đảo nguồn ông
Bình ngô đại cáo còn lưu sử
Bắc quốc đem thân bón ruộng đống
Máu nhuộm Đằng giang chưa lắng động
Khơi bày cảnh cũ thắm dòng sông
TD Nguyen Huynh
5
ANH EM-ĐỒNG CHÍ...
Cuộc sống yên bình lại tự ngông
Công khai xâm chiếm tại vùng đông
Việt Nam Phi Líp Pin nào sợ
Trung Quốc dám đùa với các ông
Bè bạn chung tay cùng đánh dẹp
Anh em sát cạnh hướng tương đồng
Giặc tàu ngang nhiên qua không nổi
Liều lĩnh xem chừng máu nhuộm sông.
Minh Thủy Nguyễn
6
THAM LAM
Sao bò có lưỡi quá dài ông ?
Ở tuốt bên Tàu liếm Biển Đông !
Chẳng sợ dao bầu đang thủ sẵn
Liều mình thiết bị vác chạy ngông
Dàn khoan kéo đến tìm dầu khí
Hải tặc tràn qua ắc mạng vong
Lịch sử ngàn xưa chưa tởn hã ?
Đằng Giang xác giặc chất đầy sông.
Tòng Trần
7
LỜI CẢNH BÁO
Quen nòi ỷ mạnh thích cuồng ngông
Giở thói điêu tà cuỗm Biển Đông
Phách lối xem thường Công ước bạn
Ngang tàn vọng tưởng lý riêng ông
Nghe này hãy nhớ danh Phù Đổng
Cảnh báo đừng quên nhục ống đồng
Sớm cút khi còn cơ hội nhỏ
Không thời mộng quỷ xác lềnh sông...
Quang Trần
8
COI CHỪNG
Thằng Ngô chú chệt lũ bay ngông
Hiếp đáp dân lành ở biển đông
Sĩ nghị thua đau đành núp ống
Giặc tàu đại bại phải dè ông
Liệu hồn bỏ mạng ngay ngoài cổng
Sớn sác tan thây chất nghẹt đồng
Phương Bắc ngàn năm xưa vỡ mộng
Bạch đằng vướng cọc chết đầy sông.
Chieu Nguyen Van
9
ĐẢ TẠP CHỦNG
Nước non tấc đất, mỗi gành sông
Việt sử ghi danh máu nhuộm đồng
Nam quốc muôn đời vang dõi tộc
Thiên hà vạn thuở nối cha ông
San bằng nhiễu loạn biên cương Bắc
Giữ vững yên bình lãnh hải Đông
Lấy đức anh hùng nghênh đại nghĩa
Nhơ hèn tạp chủng, đả cuồng ngông!
Nguyen Quoc Binh
10
NGOAN CỐ
Đại Hán vẫn còn giữ tính ngông
Binh hùng hải tặc đến càng đông
Liệu hồn phen nữa mày chui ống
Đừng để đợt này lão đánh ông
Nước Việt đã từng đem cọc đóng
Bọn bay lọt ổ máu tuôn ròng
Chú Tàu chẳng sợ mà ươm mộng
Hình ảnh Đằng giang chết thảm sông !
Tòng Trần
11
NGANG TÀNG
Ba tàu dám giỡn mặt cùng ông
Đại Việt oai hùng dũng sĩ đông
Tỉnh mộng nhanh lùi quên bá đạo
Khôn hồn lẹ cút bỏ cái ngông
Trâu bò ác độc sao hoàn kiếp
Cẩu tặc ngang tàn quyết cạo lông
Quỷ dử hung hăng mày khó sống
Mon men bỏ xác giữa dòng sông.
Khanh Tran
12
PHẢI CHĂNG…?
Hay là để đánh bọn Tàu ngông
Giữa lúc quê nhà chửa rạng đông
Cậy sức e rằng không tiễu phỉ
So tài chẳng chắc được bằng ông
Dàn khoan đặt chiếm hòng ngăn biển
Thủy chiến bày ra định cuỗm đồng
Tổ Quốc kêu nhờ thêm Mỹ - Nhật
Phen này quyết giữ vẹn non sông
Minh Hien
13
CHỚ NGÔNG
Ơ hay...sao lại cứ chơi ngông ?
Cậy thế đông người chiếm biển đông .
Luật biển bấy lâu đà chỉ rõ
Hoàng Trường nào phải của các ông .
Khôn hồn xin cút đưng gây sự .
Để khỏi tang thương xác tanh đồng .
Sử sách lưu dày sao chẳng nhớ ?
Dân Nam anh dũng giữ non sông !
Xuân Thung Lê
14
HỐNG HÁCH
Cái bọn tàu kia hách lắm ông
Ăn nhiều chóng đẻ rất là đông
To mồm nói bậy còn manh động
Khoác miệng làm càng lại rất ngông
Chẳng nhớ ngày xưa ăn vũ khí
Quên rồi thuở ấy bị mần lông
Phen này lại muốn no đòn hả
Tớ sẽ cho mày máu nhuộm sông.
Khanh Tran
15
NGHE NÀY
Sao còn cứng cổ hả đồ ngông?
Lũ quỷ hình người chỉ cậy đông
Kiếp trước cha mày từng rúc ống
Đời nay hỗn láo gãi lưng ông
Ngoan hiền lễ phép cho vào cổng
Ngỗ ngược đem ra ném xó đồng
Hãy nhớ đừng ương gàn dị mộng
Coi chừng bỏ xác dưới lòng sông !
Cường Nguyễn
16
Y ĐỀ
Bọn phỉ Ba Tàu hóng hách ngông
Ngang nhiên xâm chiếm đất trời ông
Giàn khoan tàu chiến tràn bờ cõi
Thiết bị máy bay lấn biển Đông
Hãy nhớ tinh thần Nam sắt thép
Nên ghi lòng dạ Việt gang đồng
Bao người tài trí như Phù Đổng
Đánh đuổi bọn bay chết ngập sông.
Khánh Mỹ Trần
17
SÁT THÁT
Bọn phỉ tham tàn nghếch mặt ngông
Trương tàu phá rối ỷ mình đông
Đối kình co mỏ chờ thành cáo
Gặp yếu giương vòi vội vẽ ông
Nam thánh đứng lên khoe bản llĩnh
Việt dân xếp lại kết thân đồng
Hồn thiêng đất mẹ tràn linh hiển
Nhấn hết quân tàu giữa biển sông
Hoa Mây
18
Vang hùng ca
Bành trướng thế nào hả đồ ngông?
Đầu bò le lưỡi giữa trời Đông
Hàm Tử - Toa Đô hàng lũ cháu
Bạch Đằng - Hưng Đạo tựa cha ông
Tàu Hán đừng mơ thềm lục địa
Thuyền Mông chớ ảo lúa trên đồng
Điện Biên trên biển không lường trước
Hiển hiện trước ngàn vạn núi sông.
Thờ Anh Thanh
19
ĐÁNH TAN LŨ CƯỚP
Cướp giật bao đời cứ ngỡ ông
Toàn chi bọ rận rất là đông
Bao ngày tính kế hòng xâm chiếm
Mấy lượt bày mưu giở thói ngông
Giữ nước dân mình chung của sức
Diệt thù cả nước tuốt gươm đồng
Hồn thiêng Đất Việt luôn vang mãi
Dìm xác quân thù tận dưới sông
Trần Thùy Linh
20
ĐỪNG HÒNG!
Vẫn thói ông Bành bổng giọng ngông
Mưu đồ định cướp cả trời Đông
Ngày nào diệt Thát còn chui ống
Nhớ thuở trừ Thanh - vái lạy ông
Chiến tích Đống Đa thây chất đống
Chiến công biên giới xác đầy dồng
Đừng hòng giở thói ngông cuồng mộng
Nước Việt đồng lòng giữ núi sông
Huy Thong Pham
21
Y ĐỀ
Đen lòng đổ máu vẫn còn ngông
Hám lợi a vào nhũng biển đông
Đã đặt giàn khoan còn xả ống
Không nhìn lãnh hải lại hù ông
Ê đầu bại tướng mừng qua cổng
Thảm nạn tàn quân khóc giữa đồng
Cốt đã phơi đầy mau tỉnh mộng
Tham cuồng sẽ phải xác chìm sông
Văn Khả Hoàng
22
CẢNH CÁO TÀU TẶC
Bọn giặc tàu kia chớ cuồng ngông
Đừng ôm mộng ảo chiếm biển đông
Tổ tiên bây đó mong được sống
Làm chuột thoát thân rúc ống đồng
Hôm nay lần nửa tan vở mộng
Trận chiến mới đây tại Sông hồng
Vì tham Tàu Tặc thây chất đống
Chưa tởn sao còn hoạy biển đông
Bao Nguyen
23
TRỊ TỘI.
Tôi nghĩ kế này được chứ ông?
Ba Tàu dụ nó xuống phương đông.
Kỳ binh ta Thế Thiên Hành đạo.
Tiến chiếm Trung Nguyên dạy lũ ngông.
Mông Cổ đã đè doa trọc tóc.
Nhật Hoàng còn cưỡi cạo trơn lông.
Đánh tan bành trướng không đường sống.
Đập bẹp bá quyền đổ xuống sông.
Khanh Tran
24
Đừng Ngông
Bọn Tàu đừng có vội mà ngông
Người Việt cho dù chẳng có đông
Quyết chí giữ gìn bờ cõi đất
Nguyện lòng bảo vệ biển non sông
Khôn hồn đưa hạm rời biên giới
Dại xác phơi thây ở cánh đồng
Lịch sử bao đời ghi rất rõ
Nơi này lãnh địa của nhà ông
Hoccachquen Motnguoi
25
ANH EM-ĐỒNG CHÍ...
Cuộc sống yên bình lại tự ngông
Công khai xâm chiếm tại vùng đông
Việt Nam Phi Líp Pin nào sợ
Trung Quốc dám đùa với các ông
Bè bạn chung tay cùng đánh dẹp
Anh em sát cạnh hướng tương đồng
Giặc tàu ngang ngược qua không nổi
Liều lĩnh xem chừng máu nhuộm sông.
Người Mua Vui
26
ĐỒNG LÒNG ĐUỔI GIẶC
Con bò mõm thối dở cuồng ngông
Ngoáy lưỡi thò đầu liếm biển đông
Ngọ ngoạy lần mò Mồm chuột cống
Chui lòn chọc phá Cửa nhà ông
Chung lòng đuổi giặc ta cùng tống
Góp sức trừ Tàu bạn hiệp đồng
Chặn đứng Trung Hoa gây bạo động
Xin thề quyết giữ vẹn non sông
Vũ Đức Thịnh



http://www.dayhocintel.net/diendan/attachment.php?attachmentid=50310&d=1307725467

Hansy
09-05-2014, 10:21 PM
http://dulichhaiduong.vn/uploads/news/2011_04/dsc03116.jpg

9.
NAM CHIẾU XÂM LĂNG
(858)

Năm Mậu dần, An Nam loạn lạc (858)
Khắp mọi nơi đói khát triền miên
Bên trong xã hội không yên
Cõi ngoài Nam Chiếu chiếm nguyên mấy vùng

Quân Nam Chiếu hung hăng xâm lấn
Ðuổi quân Ðường đến tận biên cương
Thành mất, tướng chết thảm thương
Giết ngay Sái Tập nhà Ðường năm sau (863)

Quân Nam Chiếu cầm đầu một cõi
Ðuổi giặc Ðường ra khỏi Giao Châu (863)
Ðặt viên Tư Tấn ngôi cao
Từ đây đất Việt thuộc vào người Man

Quân Nam Chiếu hai lần lấy đất
Ðường binh thua mất mật Hải Môn
Quan dân thất đảm kinh hồn
Vừa bắt vừa giết dễ hơn vạn người

Nhà Ðường sai Cao Biền sang đánh (846)
Với mưu đồ bình định Giao Châu
Chủ trương trấn áp làm đầu
Xây thành khẩn đất làm cầu giao thông

Năm Bính Tuất (866) xem xong dự án
Cao Biền cho đào móng sửa sang
La Thành xây mới khang trang
Nhà hơn bốn chục vạn gian để dùng

Ði một vòng gần hai nghìn trượng
Ðắp quanh thành một đoạn đê cao
Vọng lâu liên kết cùng nhau
Châu mai bốn mặt thêm vào phía trên

Lại đào kênh Thiên Vy lấy lối (867)
Ðể ghe thuyền lui tới thông thương
Về sau dân gọi Cao Vương
Cao Biền đã ở đất Nam mấy đời

Ðến năm Tý (880) lòng người không thuận
Bèn dấy lên tổng tấn công ngay
Ðuổi tên Tăng Cổn chạy dài
Lại thêm Nam Chiếu tác oai bên ngoài

Quân Nhà Ðường không ai cai quản
Chạy xô nhau kinh mạn bỏ thành
Nhắm đường Ung Quảng cho nhanh
Sau lưng để lại vô vàn binh lương

Thuở bấy giờ dân đang khổ ải
Một là do quan lại nhà Ðường
Hai là Nam Chiếu nhiễu nhương
Chúng cùng cướp bóc phá tan nước mình

Giặc hai bên mặc tình vơ vét (905)
Chúng tha hồ càn quét nhân dân
Núi sông mấy bận qua phân
Lòng người uất hận chỉ mong có ngày

KHÚC THỪA DỤ
(906 -907)

Khúc Thừa Dụ vừa ngay khi ấy
Với danh gia nổi dậy cơ đồ
Một lòng vì nước mà lo
Cùng dân khởi nghĩa, đắp mô chiếm thành

Giặc giả phong “Ðồng Bình Chương Sự”
Kèm theo chức Tiết Ðộ Sứ quân
Dụ người mong được lòng dân
Dịu cơn phẫn uất của dân Việt mình(906)

Giặc biết đâu, người anh hùng ấy
Xoay thế cờ đoạt lấy thời cơ
Cùng dân giữ vững cõi bờ
Dễ dàng bẻ gãy ý đồ mưu thâm



http://www.vietlist.us/Images_history/22_ddnghe.jpg

Hansy
10-05-2014, 11:50 AM
4- KHÚC THỪA DỤ
DƯƠNG ĐÌNH NGHỆ
NGÔ QUYỀN

XzNuEUS6NsI


*****

- SỰ TÍCH CON KHỈ

MCiKQYa3TVA

Hansy
10-05-2014, 04:15 PM
http://quocphong.tuvantuyensinh.vn/uploads/news/phuongthao/2013/10/09/23.jpg

10.
KHÚC HẠO
(907 - 917)

Mới ba năm mà người vội thác
Con: Khúc Hạo gánh vác lên thay (907)
Một trang anh kiệt nhân tài
Lấy dân làm gốc vạch ngay tỏ tường

Nhà cải cách kiếm đường phát triển
Từ nghèo nàn sẽ biến ấm no
Tổ chức quản lý phân cho
Từng châu, từng phủ phải lo chu toàn

Ðừng đầu Tỉnh là viên Quản Giáp
Giáp, chia thành từng xã nhỏ hơn
Lựa người lệnh trưởng khôn ngoan
Bình quân thế ruộng vuông tròn cho dân

Lấy an lạc, khoan dung, giản dị
Làm phương châm cai trị nhân dân
Cải cách hành chính dần dần
Quốc gia đổi mặt ngày càng thắm tươi

Khi tạ thế chọn người kế vị
Suốt đời vua chỉ nghĩ đến dân
Giữ cho đất nước hùng cường
Dân thêm giàu mạnh ngày càng mở mang

Ðể giang sơn ngày càng vững chắc
Phải đối đầu với giặc Bắc phương
Ngoại giao khôn khéo nhún nhường,
Sứ thần trao đổi bình thường với nhau

Nơi địa đầu giữ yên biên giáp
Với Chiêm Thành, Chân Lạp phương Nam
Phân chia ranh giới rõ ràng
Ðặt quân canh giữ sẵn sàng chặn ngay

KHÚC THỪA MỸ
(917 - 923)

Khúc Thừa Mỹ lên thay Khúc Hạo (917)
Sai sứ thần sang báo vua Lương
Giữ tình giao hảo bình thường
Nhận cờ Tiết Việt tượng trưng Phiên thần (919)

Quân Nam Hán manh tâm chiếm đoạt
Lý Khắc Chính được cắt đem qua
Binh hùng tướng mạnh quân xa
Manh tâm chiếm lại nước ta bấy giờ

Năm Canh Dần kẻ thù Nam Hán (930)
Lấy đất đai ở quận Giao Châu
Ðại La, Hoan , Ái thu vào
Cất quân mấy vạn đánh vào Champa

Thứ sử mới tên là Lý Tiến
Ðược điều sang trợ giúp việc quân
Nhưng mà thế giặc đã tàn
Ðại La giữ được mấy phần chung quanh

Ở Dương Xá vang danh Bộ Tướng
Người họ Dương hào trưởng năm xưa
Ba ngàn quân sẵn phòng ngừa
Phất cờ khởi nghĩa diệt chừa ngoại xâm

Dương Ðình Nghệ phá tan bọn giặc
Ðuổi thứ sử vây bắt tàn quân
Giết thêm Trần Bảo hung thần
Tự xưng Tiết Ðộ Sứ Quân cầm quyền

DƯƠNG ÐÌNH (Diên) NGHỆ
(931 - 938)

Dương Ðình Nghệ giữ yên đất nước
Coi binh quyền mới được bảy năm
Thì tên Nha Tướng gian thâm
Là Kiều Công Tiễn manh tâm hại người (937)

Ham địa vị giết ngay chủ cũ
Công Tiễn kia dạ thú lòng lang
Cũng vì ham chức, làm càn
Rước quân ngoại tộc phá tan cơ đồ



http://d4.violet.vn/uploads/blogs/447/chong_nam_han_1-930_500_01.jpg

Hansy
10-05-2014, 11:27 PM
- THẠCH SANH - LÝ THÔNG


4dq185JcHCE

Hansy
11-05-2014, 01:13 PM
QUYỂN 3

http://img2.blog.zdn.vn/37881244.jpg

11.
NGÔ QUYỀN
(938-944)

Tính kể từ đầu năm Mậu Tuất (938)
Đất nước ta quả thật rối bời
Lăm le Nam Hán bên ngoài
Bên trong nội loạn lòng người oán than

Đất nước chìm trong cơn nguy biến
Vua Nam Hán muốn chiếm nước ta
Sai con Hoằng Tháo đem qua
Binh hùng tướng mạnh để mà xâm lăng

Chúa Nam Hán chiếu ban mũ áo
Cho Vạn Vương Hoằng Tháo tiên phuông
Cử thêm binh mã lên đường
Chiến thuyền theo hướng Bạch Đằng tiến vô

Còn riêng y, đóng đô Bác Bạch
Ở Hải Môn ứng trực sẵn sàng
Nghe tin quân giặc tràn sang
Ngô Quyền gấp rút chặn đường, đánh ngay

Trước giết Tiễn, sau bày thế trận
Sông Bạch Đằng dụ chúng tiến sâu
Cọc ngầm từng khoảng cách nhau
Đợi khi nước lớn trên bàu đổ ra

Thuyền của ta nhấp nhô mặt sóng
Tháo tức mình nổi trống tiến quân
Đuổi theo sát khí đằng đằng
Quân ta giả chạy, theo giòng nước xuôi

Rồi đột nhiên ta quay phản kích
Khi nước triều vừa kịp rút nhanh
Đánh cho một trận tan tành
Quan quân tướng giặc thất kinh rụng rời

Thuyền của địch đâm lòi cọc sắt
Nát lủng sườn khiến giặc thất kinh
Nhác trông lại thấy Ngô Quyền
Oai phong lẫm liệt trên thuyền chỉ huy

Ta chẻ đôi, phân ly đội ngũ
Giặc bỏ thuyền lố nhố lên bờ
Hán quân đâu thể nào ngờ
Lọt vòng mai phục ta chờ từ lâu

Địch khiếp vía đâm đầu tháo chạy
Còn quân ta thấy vậy đánh luôn
Dồn cho chúng đến cùng đường
Bắt ngay Hoằng Tháo, trước quân chém liền

Chúa Nam Hán vật mình đau đớn
Biết con đà tử trận, phanh thây
Xác con để lại đất này
Giận mình không đủ sức tài cứu con

Bạch Đằng Giang, sông xưa hùng dũng
Tiếng sóng rền còn vọng đâu đây
Hồn thiêng chót vót chân mây
Ngọn cờ độc lập tung bay trên thành

Người ta bảo có vành áng sáng (898 - 944)
Khi vua sinh tỏa rạng khắp nơi
Khí thiêng un đúc nên người
Tướng đi tựa hổ, nốt ruồi ngang lưng

Có trí dũng, sức nâng được vạc
Lúc trẻ thơ mẹ đặt Ngô Quyền
Cùng con Dương Nghệ kết duyên
Được phong Nha tướng cầm quyền Ái Châu

Đất Đường Lâm ơn sâu vũ lộ
Chọn Loa Thành làm chỗ đóng quân
Lập Dương hoàng hậu , chiêu đàn
Đặt ra chức tước cho hàng thân vương

Chế nghi lễ, đai cân phẩm phục
Thiết triều đình theo bậc đế vương
Ngài vừa bốn bảy thì băng
Ở ngôi cửu ngũ Việt Thường sáu năm (941)

Một chiến thắng ngàn năm để lại
Sông Bạch Đằng mãi mãi thiên thu
Đường Lâm xây dựng cơ đồ
Ngô Vương lưu dấu để cho đến giờ



http://namviettimes.files.wordpress.com/2012/08/chienthangbachdang.jpg

Hansy
11-05-2014, 01:38 PM
NGÔ QUYỀN
và chiến thắng Bạch Đằng

http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQbqV0Rc45zfSgT6twPA6KGxThQowClo PI00HbrsecI3IKyV57R
Ngô Quyền


Ngô Quyền sinh năm Mậu Ngọ (898) ở xứ Đường Lâm, nay là xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, cùng quê với người anh hùng Bố Cái Đại vương Phùng Hưng. Cha ông là Ngô Mân đã từng làm chức Châu mục Đường Lâm. Từ nhỏ, Ngô Quyền đã sống trong truyền thống yêu nước của quê hương.

Đại Việt sử ký toàn thư (ngoại kỷ, quyển 5) mô tả: "Ngô Quyền có dung mạo khác thường, lưng có ba nốt ruồi. Các thầy tướng cho là lạ, rằng có thể làm chủ được một phương, nhân đó (Ngô Mân) mới đặt cho vua tên là Quyền. Khi vua lớn lên, tướng mạo khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ, trí dũng hơn người, sức có thể nâng được vạc"

Lúc trưởng thành, Ngô Quyền có võ nghệ tinh thông và có chí lớn. Ông đã từng tham gia xây dựng chính quyền họ Khúc ở Đại La, đã từng theo Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán, giải phóng thành Đại La năm 931.

Dương Đình Nghệ lên cầm quyền, vẫn tự xưng là Tiết độ sứ, đóng tại thành Đại La. Ông phong cho Đinh Công Trứ (cha Đinh Bộ Lĩnh) chức thứ sử Hoan Châu, gả con gái là Dương Thị Như Ngọc cho Ngô Quyền và giao coi giữ Ái châu. Chính quyền họ Dương tồn tại bảy năm (từ năm 931 đén tháng 3 năm Đinh Dậu 937) thì Dương Đình Ngệ bị kẻ phản bội là Kiều Công Tiễn (một viên tướng dưới quyền) sát hại để cướp đoạt chức Tiết độ sứ.

Là người có tài đức và ý chí, ngay sau khi chủ tướng Dương Đình Nghệ bị sát hại, Ngô Quyền sớm trở thành linh hồn của ngọn cờ yêu nước.

Chiến thắng Bạch Đằng lịch sử
Vào những ngày mùa đông năm Mậu Tuất (938), Ngô Quyền từ Ái châu đem quân ra hỏi tội Kiều Công Tiễn.

Theo thần tích, truyền thuyết dân gian và gia đình họ Dương ở làng Ràng (xã Dương Xá, huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hóa) thì dưới sự chỉ đạo của Ngô Quyền, Dương Tam Kha (con Dương Đình Nghệ) và Đỗ Cảnh Thạc đã cầm quân tiến công thành Đại La, giết Kiều Công Tiễn.

Dẹp xong nội loạn, Ngô Quyền vào thành họp bàn với các tướng lĩnh về kế hoạch chống ngoại xâm. Thành Đại La trở thành trung tâm đầu não của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai. Hào kiệt bốn phương đem quân hội tụ về Đại La dưới cờ đại nghĩa của người anh hùng dân tộc Ngô Quyền.

Tại đây, một kế hoạch chiến đấu mưu trí và chắc thắng đã được Ngô Quyền và các tướng lĩnh bàn định và thông qua. Trong một cuộc họp bàn, với lòng tự tin và làm chủ tình thế, Ngô Quyền đề ra ý kiến như sau:

"Hoằng Thao là một đứa trẻ, lại đem quân từ xa đến, quân lính mệt mỏi, lại nghe Kiều Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng đã mất vía trước rồi. Quân ta sức còn mạnh, địch với quân mỏi mệt tất phá được. Song giặc có lợi về thuyền chiến, nếu ta không phòng bị trước thì chuyện được thua chưa thể biết được. Nhưng ta sẽ cho người đem theo cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển trước, vạt đầu nhọn bịt sắt, thuyền của chúng nhân khi nước thuỷ triều lên tiến vào bên trong hàng cọc, bây giờ ta sẽ dễ bề chế ngự, không kế gì hay hơn kế ấy cả".

Kế hoạch và việc lựa chọn chiến trường cho trận "quyết chiến chiến lược" đã được quyết định. Tướng sĩ ai cũng vui mừng, tin rằng chắc thắng. Sau đó, Ngô Quyền và bộ chỉ huy tạm rời thành Đại La, kéo quân về vùng biển đông bắc chuẩn bị chiến trường đón đánh thủy quân Nam Hán.

Theo thần tích và truyền thuyết dân gian các làng và hơn 30 đền thờ Ngô Quyền và các tướng có công phá giặc Nam Hán đã được phát hiện, thì vùng đóng quân của Ngô Quyền lúc bấy giờ được trải dài từ các làng Bình Kiều, Hạ Đoan tới Lương Khê, còn đại bản doanh thì đặt tại các thôn Lương Sâm, Gia Viện (đều thuộc huyện An Hải, Hải Phòng).

Trước đây, đại bộ phận quân đội của Ngô Quyền là người Ái châu, nơi ông trấn trị. Trước nạn Nam Hán xâm lược, đạo quân này được bổ sung tăng cường và nhanh chóng lớn mạnh. Nhân dân khắp nơi nô nức mang vũ khí, thuyền chiến tham gia và ủng hộ quân đội. Chỉ riêng một thôn Gia Viện nơi Ngô Quyền đặt đại bản doanh cũng đã có hàng mấy chục trai tráng dưới quyền chỉ huy của Đào Nhuận và Nguyễn Tất Tố tình nguyện nhập ngũ.

Vùng cửa sông và hạ lưu sông Bạch Đằng được Ngô Quyền chọn làm điểm quyết chiến.

Sông Bạch Đằng là cửa ngõ phía đông bắc và là giao thông quan trọng từ biển Đông vào đất Việt. Theo cửa Nam Triệu vào Bạch Đằng, địch có thể ngược lên và tiến đến thành Cổ Loa hoặc thành Đại La hoàn toàn bằng đường sông.

Sông Bạch Đằng chảy qua một vùng núi non hiểm trở, có nhiều nhánh sông phụ đổ vào. Hạ lưu sông thấp, chịu ảnh hưởng của nước triều khá mạnh. Triều lên từ nửa đêm về sáng, cửa biển rộng mênh mông, nước trải rộng ra hai bên bờ đến hơn 2km. Đến gần trưa thì triều rút mạnh, chảy rất nhanh

Bấy giờ vào cuối năm 938. Trời rét, gió đông bắc tràn về, mưa dầm lê thê kéo dài hàng nửa tháng. Chính trong những ngày ấy, theo kế hoạch của Ngô Quyền, quân và dân ta lặn lội mưa rét, ngày đêm vận chuyển gỗ, dựng cọc.

Hàng nghìn cây gỗ lim, sến, đầu được vạt nhọn và bịt sắt được đem về đây cắm xuống hai bên bờ sông (quãng cửa Nam Triệu hiện nay) thành những hàng dài chắc chắn, đầu cọc hướng chếch về phía nguồn.

Khi triều rút các hàng cọc mới phơi ra, còn lúc sáng sớm nước mênh mông thì thuyền lớn qua lại hai bên bờ vẫn dễ dàng. Trận địa cọc được tiến hành rất gấp rút và chỉ trong khoảng thời gian hơn một tháng là mọi việc đã hoàn thành.

Theo dự kiến của Ngô Quyền, trận đánh sẽ diễn ra ở phía trong bãi cọc. Tướng Dương Tam Kha (con của Dương Đình Nghệ) chỉ huy đội quân bên tả ngạn, Ngô Xương Ngập (con trai cả của Ngô Quyền) và Đỗ Cảnh Thạc chỉ huy đội quân bộ bên hữu ngạn, mai phục sẵn, phối hợp với thủy quân đánh tạt sườn đội hình quân địch và sẵn sàng diệt số quân địch chạy lên bờ.

Từ cửa biên ngược lên phía trên không xa là một đạo thủy quân mạnh phục sẵn do chính Ngô Quyền chỉ huy chặn ngay đường tiến lên của địch, chờ khi nước xuống sẽ xuôi dòng đánh lại đội binh thuyền địch.

Trận địa bố trí vừa xong thì binh thuyền Nam Hán từ Quảng Đông kéo sang. Cuộc chiến đấu đã diễn ra như sự trù liệu và dự tính của Ngô Quyền đã vạch ra.

Cả đoàn binh thuyền lớn của Hoằng Thao vừa vượt biển vào cửa sông Bạch Đằng đã bị dồn dắt vào thế trận bố trí sẵn của ta, và bị tiêu diệt trong thời gian ngắn. Toàn bộ chiến thuyền của địch bị nhấn chìm xuống biển, hầu hết quân địch bị tiêu diệt, chủ soái Lưu Hoằng Thao bị giết tại trận.

Chiến thắng Bạch Đằng diễn ra nhanh chóng khiến vua Nam Hán là Lưu Cung đang đóng quân ở sát biên giới mà không kịp tiếp ứng cho con. Sử chép: "Vua Hán thương khóc, thu nhặt quân còn sót mà rút lui'.

Chiến thắng Bạch Đằng thời Ngô Quyền là một bước phát triển rực rỡ của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Trong điều kiện lực lượng ta địch chênh lệch không nhiều, Ngô Quyền đã lợi dụng được cả thời tiết, địa hình có lợi cho ta, tạo nên thế mạnh giáng cho quân xâm lược vừa mới thò mặt tới một đòn trời giáng, giành thắng lợi quyết định bằng một trận mai phục thủy chiến trên sông.

Ca ngợi người anh hùng dân tộc Ngô Quyền, sử gia Lê Văn Hưu viết: "Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới hợp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Thao, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói một cơn giận mà yên dân được, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy".

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là trận trung kết toàn thắng của dân tộc ta trên con đường đấu tranh Bắc thuộc, giành lại độc lập hoàn toàn.

Chiến công hiển hách đó đập tan mưu đồ xâm lược của Nam Hán, tạo cơ sở để Ngô Quyền phát triển chính quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương thành chính quyền độc lập, chấm dứt hoàn toàn thời Bắc thuộc kéo dài trên nghìn năm.

Ngô Vương Quyền và kinh đô Cổ Loa

Bằng chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng, dân tộc ta không những chấm dứt ách đô hộ hơn nghìn năm của Phương Bắc, mà còn tạo điều kiện tiến lên xây dựng một quốc gia độc lập hoàn toàn.

Mùa xuân năm Kỷ Hợi (939), Ngô Quyền quyết định bỏ chức Tiết độ sứ, tự xưng vương, thành lập một vương quốc độc lập đàng hoàng. Chọn kinh đô cũ của Âu Lạc là Cổ Loa làm kinh đô nước Việt, Ngô Vương Quyền tỏ ý nối tiếp truyền thống của các vua Hùng, vua Thục.

Sử gia Lê Văn Hưu đời Trần nêu cao ý tưởng này của Ngô Vương Quyền khi viết với Ngô Vương "chính thống của nước Việt ta đã nối lại được".

Tại kinh đô Cổ Loa, Ngô Vương bước đầu tổ chức một triều chính độc lập: "đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục, có thể thấy được quy mô của đế vương".

Bà vợ họ Dương, con gái Dương Đình Nghệ, được lập làm hoàng hậu. Triều đình của Ngô Vương tuy còn đơn sơ, nhưng được xây dựng theo thể chế của một vương triều hoàn toàn độc lập.

Các tướng sĩ có công trong cuộc chiến tranh chống Nam Hán đều được phong tước, cấp thái ấp như Phạm Lệnh Công được phong đất ở miền Nam Sách Giang (Nam Sách, Hải Dương).

Ngô Vương đóng đô ở Cổ Loa được 6 năm (939 944). Trong sáu năm ngắn ngủi đó chắc chắn triều Ngô vẫn chưa xây dựng được thêm gì nhiều ở Loa thành xưa. Khảo cổ học chỉ phát hiện được những đoạn thành sửa đắp vào thời Ngô Quyền trên nền tảng hoang phế thành cũ của Thục An Dương Vương.

Truyền thuyết dân gian vùng đất Cổ Loa kể lại rằng, Ngô Vương Quyền khi đóng đô ở đây đã cho trồng cây đa ở trước am thờ Mỵ Châu và cho đào cái giếng nước ở trên của đền. Người dân vùng này còn truyền tụng những câu cửa miệng: "Cây đa nghìn tuổi", "giếng nước nhà Ngô".

Với việc Ngô Vương đóng đô ở Cổ Loa, vùng đất Hà Nội lại khôi phục vị trí trung tâm chính trị của đất nước trong buổi đầu phục hưng độc lập sau hơn nghìn năm Bắc thuộc.

Ngô Quyền mất năm 944, thọ 47 tuổi.Tại quê hương xã Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Tây) có đình thờ và lăng Ngô Quyền. Trong nhà truyền thống xã Đường Lâm còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như rìu đá, di chỉ đồ đá mới, cọc gỗ Bạch Đằng; gần đó có những rộc sâu, tương truyền xưa kia là hồ sen, nơi Ngô Quyền thường cùng bạn bè thuở nhỏ chơi trò thủy chiến.

Tại thành phố Hải Phòng, bên cạnh dòng sông Bạch Đằng lịch sử, cũng có những ngôi đền và đình thờ Ngô Quyền. Ở đình Hàng Kênh - ngôi đình tráng lệ ở Hải Phòng xây dựng năm 1718 - có câu đối lớn với dòng chữ nho:

"Vương nghiệp khởi Loa Thành, trường biên thanh sử.
Chiến công lưu Đằng thủy, cộng mộc hồng ân"

nghĩa là: "Vương nghiệp bắt đầu từ Loa thành lưu mãi trong sử sách. Chiến công lưu lại trên sông Đằng, trong đó có ân phúc của loài cây"./.

(TTXVN/Vietnam+)


tfelh1CvqNI

Hansy
11-05-2014, 11:31 PM
- CÂY TRE TRĂM ĐỐT


gbtpKhEO58Y

Hansy
12-05-2014, 11:44 AM
http://d.f9.photo.zdn.vn/upload/original/2012/01/31/19/09/13280117621029826075_574_574.jpg

12.
DƯƠNG BÌNH VƯƠNG
(945-950)

Ngô Xương Ngập kế thừa ngôi báu
Có Tam Kha là cậu của mình
Di thư Vua viết phân minh
Giao Kha giúp rập con mình lên ngôi

Nhưng Tam Kha nuốt lời di chúc (945)
Tên gian thần thừa lúc ấu vương
Mon men trở dạ bất lương
Cướp ngôi của cháu, Bình Vương xưng càn

Dương Tam Kha mưu gian hại cháu
Bọn cận thần cho dẫu đa mưu
Cũng không giấu được ý đồ
Soán ngôi phản nghịch dở trò mị dân

HẬU NGÔ VƯƠNG
(951-965)

Ngô Xương Văn nhân danh triều cũ
Cùng hai người họ Đỗ, họ Dương
Dùng mưu bắt được Bình Vương
Bảo toàn cơ nghiệp nối giòng họ Ngô

Văn cùng anh cùng lo việc nước
Sau Xương Ngập lấn lướt chuyên quyền
Muốn giành tất cả làm riêng
Gây nên chia rẽ anh em trong nhà

LOẠN SỨ QUÂN
(966)

Loạn sứ quân tạo ra thảm cảnh (966)
Mười hai phe tranh đánh lẫn nhau
Sứ quân tên họ như sau:
Lý Khuê, Bạch Hổ, Đằng Châu chiếm thành

Đất Thái Bình Nguyễn Khoan hùng cứ
Đỗ Cảnh Thạc, Xương Xí, Nguyễn Siêu
Lã Đường, Kiều Thuận tiếp theo
Rồi Ngô Nhật Khánh lại gieo kinh hoàng

Kiều Công Hãn giành dân với Tiệp
Loạn sứ quân chém giết lẫn nhau
Chiến tranh mãi đến năm sau
Cuối cùng Bộ Lĩnh tóm thâu nước nhà (968)



http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/thumb/3/34/12suquan.svg/710px-12suquan.svg.png
12 Sứ quân

Hansy
13-05-2014, 12:25 AM
5- LOẠN 12 SỨ QUÂN
ĐINH BỘ LĨNH

SXkc2_FWqTs

*****

- NÓI DỐI NHƯ CUỘI

PZ7LT2KRDgI

Hansy
13-05-2014, 08:05 AM
https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTNNRj7v-LJflsnNs5Y2-7DWVInVZYE2Fdm08yc0rjUnX0AUlkR8Q

13.
ĐINH BỘ LĨNH
(968 -980)

Đinh Bộ Lĩnh vốn là bộ tướng
Của sứ quân Trần Lãm Minh Công
Châu Hoan thứ sử: cha ông
Quê người ở đất Đại Hoàn, Hoa Lư

Mồ côi cha kể từ thuở bé
Mẹ họ Đàm quạnh quẽ nuôi con
Ngày thường với trẻ cùng thôn
Tréo tay làm kiệu suy tôn mà đùa

Cầm cờ lau, tay khua nghi trượng
Chơi như là điều tướng, khiển binh
Người già thấy thế làm kinh
Trẻ này sau lớn ắt thành đế vương

Quả nhiên sau, khương cường khôn lớn
Đầu quân về dưới trướng Minh Công
Cùng dân dấy nghĩa xưng hùng
Sứ quân hàng phục cuối cùng tôn lên

Vạn Thắng Vương thành tên người gọi
Bởi mỗi lần trống nổi xuất quân
Điều binh tốc thắng như thần
Khiến cho hùng tưởng quy hàng dưới tay

Năm Mậu Thìn lên ngai Hoàng Đế (968)
Dời đô về kinh ấp Hoa Lư
Đắp thành, bảo vệ kinh đô
Sáu quân binh mã để lo giữ gìn

Đại Cồ Việt đặt tên cho nước
Dùng kinh tế liệu trước cho dân
Nghiêm minh trái lệnh bất tuân
Vạc dầu củi sắt để răn mọi người

Vua lại sai phân chia nhiệm vụ
Chọn nhân tài để bổ làm quan
Biên niên, lịch sử rõ ràng
Ghi từng sự kiện để làm tàng thơ

Chia binh ra quân cơ mười đạo
Cấp quân trang, mũ áo chỉnh tề
Định phân cấp bậc uy nghi
Đạo, Quân, Lữ, Tốt, Ngũ ghi rõ ràng

Đinh Tiên Hoàng lập năm hoàng hậu
Quá yêu con thơ ấu Hạng Lang
Phong làm Thái Tử thay vương
Buộc con Đinh Liễn phải nhường cho em

Năm Bính Tý thương thuyền các nước (976)
Lần đầu tiên dừng bước đất ta
Đem dâng phẩm vật lụa, ngà
Cống triều cốt để làm quà giao thương

Cuộc ngoại thương đầu tiên từ đấy
Của nước ngoài muốn cậy nhờ ta
Bán buôn trao đổi lại qua
Giữa dân các nước diễn ra trong vùng

Liễn mất quyền, sinh lòng chiếm đoạt
Giết Hạng Lang tội ác Việt Vương
Vì ngôi làm việc bất lương
Nhẫn tâm đến nỗi coi thường tình thâm (797)

Việc như thế nẩy mầm bạo loạn
Tên Đỗ Thích thí mạng nhà vua
Khi ngài ăn uống say sưa
Trong sân cung cấm bấy giờ nửa đêm

Hắn giết thêm Việt Vương Đinh Liễn
Rồi trèo tường lén ẩn trong cung
Bị quan Nguyễn Bặc truy lùng
Tìm ra hung thủ bên trong lổ vò

Tên Đỗ Thích bấy giờ bị bắt
Thân thể y băm nát thịt xương
Đáng đời răn kẻ làm gương
Âm mưu thoán đoạt ngôi vương của người

Việc hại người chung quy là thế
Chuyện quốc gia phải để vô tư
Bỏ trưởng mà lấy con thơ
Lập năm hoàng hậu cơ đồ e hư

Rước linh cửu vua rồi đem táng
Mã Yên Sơn thuộc huyện Trường Yên
Quần thần đưa trẻ cầm quyền
Vừa tròn sáu tuổi đã lên ngai vàng

ĐINH PHẾ ĐẾ
(979 - 980)

Quan đại thần Lê Hoàn nhiếp chánh (980)
Mưu thông gian với cánh họ Dương
Vân Nga thái hậu tôn vương
Cùng quan Cự Lạng dọn đường đoạt ngôi

Vở hài kịch đến hồi ngoạn mục
Trong triều đình gặp lúc lao đao
Ngang nhiên nội phủ đi vào
Quan quân áo trận ào ào nói năng


http://i233.photobucket.com/albums/ee8/kien1980v/12Suquan-Model_zpse4f95882.jpg

Hansy
13-05-2014, 08:18 AM
- Vua Cờ Lau - ĐINH BỘ LĨNH

L1Ia3vN1eV0


- ĐINH TIÊN HOÀNG


BKU9gGBqhRM

Hansy
13-05-2014, 05:56 PM
- CON CHIM KHÁCH NHIỆM MẦU


5kI10TBdlrg

Hansy
14-05-2014, 05:29 AM
http://cdn9.truongtansang.net/files/2013/03/le-dai-hanh-le-hoan.jpg

14.
ĐẠI HÀNH HOÀNG ĐẾ
LÊ HOÀN
(980 - 1005)

Tôn Thập Đạo nối chân Thiên Tử
Năm Canh Thìn khai thái tân quân (980)
Tung hô vạn tuế mấy lần
Vân Nga thái hậu cúi dâng áo bào

Lẽ đương nhiên nhân nào quả ấy
Bộ Lĩnh xưa từng lấy vợ người
Trớ trêu cho cái sự đời
Vợ mình kẻ khác cướp rồi biết chăng?

Quê Ái Châu, Lê Hoàn xưng đế
Lấy vợ vua: Dương thị phu nhân
Lên ngôi Hoàng hậu để gần
Mười hai trai lớn lần lần phong vương

Năm Canh Thìn Tống vương hạ chiếu (980)
Sai Đa Tốn mang biểu thư sang
Vừa đe, vừa dọa, vừa nương
Tung đòn tâm lý dọn đường xuất quân

Tống chia quân ra làm bốn mũi
Hướng Bạch Đằng đường thủy tiến qua
Hội quân ở đất Đại La
Lạng Sơn binh bộ chia ba kéo vào

Hầu Nhân Bảo làm Giao Châu sứ (980)
Tôn Hoàng Hưng, Khâm Tộ theo chân
Lưu Trừng đốc thúc thủy quân
Hơn ba vạn đứa lên đường vượt sang

Hầu Nhân Bảo dương dương tự đắc
Kéo quân vào đi tắt lối sông
Vừa qua gần tới Chi Lăng
Bị ta phục kích giết phăng ngay liền

Giặc khiếp đảm thất điên, bát đảo (981)
Lê Đại Hành vũ bão tiến công
Giặc phơi thây chết đầy đồng
Đánh tan ba vạn quét xong giặc thù

Bắt Phụng Huân, trói gô Quân Biện
Giải giặc Tàu về đến Hoa Lư
Bộ binh Khâm Tộ thua to
Tống Vương xuống chiếu truyền thu quân về

Vua nước Tống suy đi tính lại
Dùng chiến tranh không khỏi thương vong
Chi bằng đưa chế sách phong
Giử cho thông hiếu được lòng hai bên

Lê Đại Hành nắm quyền quân lữ
Sai Tử An mở lộ Bắc Nam (992)
Thân hành đánh chiếm Nam Man
Chém Bê Mi Thuế kinh hoàng dân Chiêm

Vì trước đó người Chiêm bắt giữ
Quan Từ Mục, Ngô Tử Canh sang
Đưa thư hỏi tội Hoàn Vương
Lâu nay không thấy đưa sang cống triều

Trăm cung nữ bắt theo về nước (982)
Lẫn bạc vàng lấy được trong cung
Nhà sư Thiên Trúc bị cùm
Theo quân chiến thắng đi cùng di quan

Vua ra lệnh phá tan tông miếu
Hủy thành trì quốc bửu thu gom
Đánh Chiêm một trận thất hồn
Rửa xong cái nhục dám giam sứ thần

Đối với Tống dần dần thông hiếu
Sai sứ thần dâng biểu Ung Hy
Xin làm tiết trấn biên thùy (985)
Đến năm Thuần Hóa phong vì Quận Vương (995)

Khéo ngoại giao khi cường, khi nhược
Lúc sứ thần Lý Giác sang thăm (987)
Vua sai Sư Thuận giả làm
Chèo đò đưa sứ, đối ngâm thơ rằng :

"Bạch mao phô lục thủy
Hồng trạo bãi thanh ba"
Hai người ứng đối ngâm nga
Giác càng kính phục về nhà tấu lên

Vua cho trả bọn Quách Quân biện
Là tù binh trong trận Chi Lăng
Nhân khi Sứ Tống sang thăm
Tỏ tình hòa hiếu nhún nhường của ta

Vua cầm quyền, trông xa thấy rộng
Là một người lương đống tài cao
Giỏi tài nội trị ngoại giao
Giỏi tài khai khẩn vét đào kênh mương

Năm Quý Mão (1003) trên đường thị sát
Kênh Đa Cái hết nước cạn khô
Vua liền ra lệnh truyền cho
Quân dân nạo vét để đưa nước vào

Giặc Cử Long lâu lâu quấy rối
Vua đích thân di tới Cùng Giang
Điều quân, bày trận dọn đường
Kêu trời ba tiếng đánh tràn, giặc tan

Nam Bình Vương tước phong của Tống
Vì bãi binh ở Trấn Như Hồng
Vua Tàu cũng muốn đẹp lòng
Nên sai sứ đến tâng công cho ngài

Việc Ất Mùi (995) quan quân Giao Chỉ
Trăm chiến thuyền trực chỉ Trung Hoa
Hành quân tốc chiến từ xa
Như Hồng thị trấn vòng qua đánh vào

Châu Tô Mậu, Ung Châu nước Tống
Cũng bị ta chiếm đóng mấy ngày
Chiếm rồi cho rút ra ngay
Để mà nhắc nhỡ cho người biết ta

Sai quan nha đúc tiền Thiên Phúc (984)
Xây thêm lầu Long Lộc, Trường Xuân
Dựng nhà trên núi Đại Vân
Điện vàng, Điện bạc sức dân đổ vào

Đối với nước tài cao trông thấy
Nhưng việc nhà chẳng mấy kỷ cương
Anh em không biết nhún nhường
Mưu giành ngôi báu tranh vương đoạt quyền



http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/c/c6/LeHoanDanhTong.svg
Kháng Tống

Hansy
14-05-2014, 12:03 PM
Lê Hoàn
Đại Hành Hoàng đế
(941 - 1005)

http://www.lichsuvietnam.vn/images/stories/nhanvatcotrungdai/LeHoang.jpg


Lê Hoàn là một viên tướng trẻ tài nǎng, đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn. Dù chỉ là lính thường nhưng trí dũng khác thường, tính tình phóng khoáng nên anh được cha con Đinh Bộ Lĩnh yêu mến. Tiếp đó Đinh Liễn được vua cha giao cho đặc trách công việc ngoại giao, liên tiếp đi sứ Trung Quốc để tranh thủ cảm tình với nhà Tống, ông đưa Lê Hoàn tiến cử lên vua cha, và quả nhiên viên tướng trẻ này đã được Tiên Hoàng ái mộ. Đinh Tiên Hoàng lên ngôi năm 43 tuổi, Lê Hoàn lúc này mới có 26 tuổi, vẫn còn quá trẻ. Nhưng Tiên Hoàng vẫn quyết định giao cho chàng trai một chức vụ quan trọng: làm quan thập đạo tướng quân, coi sóc mười đạo binh của cả nước. Người thanh niên, chưa đầy ba mươi tuổi, đã trở thành một đại nguyên soái của quốc gia đang thời kỳ trứng nước.

Bản thân Lê Hoàn cũng rất phấn khởi khi nhận nhiệm vụ này. Nhiệm vụ trọng đại, nhưng ông tự xét mình có thể cáng đáng được. Cả một quá trình tôi luyện tuy không dài lắm - chưa quá mười lăm năm, ông cũng đã tích lũy được ít nhiều kinh nghiệm, hiểu biết việc quân cơ. Các ông Đinh Điền, Nguyễn Bặc vẫn phải ngầm tín phục ông, còn các tướng lĩnh giỏi giang như Phạm Cự Lượng, Trần Công Lương đã dành cho ông rất nhiều thiện cảm. Đông đảo binh sĩ ở các cơ, các đội thường tự hào được ông chỉ huy, dìu dắt, giúp cho họ lập được nhiều chiến công. Quần chúng xa gần, nghe tiếng ông, đều rất khâm phục, mặc dù họ chưa hiểu về ông nhiều lắm.

Và ngay cả ông cũng không tự biết gốc gác gia đình của mình. Ông chỉ biết có bà mẹ cô đơn, vất vả nuôi con trong hoàn cảnh túng thiếu nghèo nàn, cho đến khi ông được sáu tuổi, thì bà đã lìa bỏ cõi trần, Lê Hoàn được một người quen ở làng Mía, tên là Lê Đột nuôi làm con nuôi. Lê Đột cũng là một người khá giả trong làng. Ông đã được bà Đặng Thị, mẹ đẻ của Lê Hoàn gởi con trước khi bà mất: Lê Hoàn lúc đó dù còn bé bỏng, cũng nhận ra được là Lê Đột có cảm tình với mình. Một phần do lòng nhân ái, cám cảnh số phận hai mẹ con nhà nghèo, một phần vì thấy cậu bé mặt mũi khôi ngô, dễ thương, có vẻ lanh lợi. Chuyện kể rằng có một hôm cậu bé Lê Hoàn xay lúa xong thì nằm phục lên trên cối đá mà ngủ vào giữa đêm khuya. Lê Đột thức giấc vì thấy có ánh sáng tỏa ra dưới nhà bếp của mình, liền đi vào xem thì cảm thấy như có con rồng vàng đang che phủ lên người cậu bé. Ông thầm nghĩ cậu bé này có tướng lạ, sau này chắc sẽ làm nên sự nghiệp. Ông lặng lẽ giấu kín, không cho ai biết chuyện này, mà chỉ để tâm quí mến cậu bé hơn. Ông cho Lê Hoàn đi học. Cậu học rất thông minh, mau hiểu biết. Ngoài thời gian đi học cậu đi chăn trâu cắt cỏ, và được những trẻ mục đồng yêu mến. Ông càng tin rằng đứa con nuôi này nhất định sẽ có ngày thành đạt.

Làm con nuôi Lê Đột, Lê Hoàn nhiều lúc cũng có những băn khoăn về nguồn gốc của mình. Cha cậu là ai, ở đâu, bây giờ còn sống hay đã mất, là điều cậu không sao biết được. Cậu chỉ biết có mẹ. Mẹ cậu là bà Đặng Thị Sen người ở Kẻ Sập, sau này sách vở ghi tên là Khả Lập. Những ngày còn được mẹ nâng niu chăm sóc, Lê Hoàn còn bé quá, nên cũng không biết hỏi đến cha chú họ hàng, mãi sau này ở với Lê Đột, cũng không bao giờ được Lê Đột nhắc tới. Cậu chỉ nghe một số người trong làng nói rằng lúc mẹ đi cấy ở cánh đồng Tích Nội (đồng Trẩy), có một đóa hoa sen cứ dạt vào trước mặt bà. Bà khoát đi cố đẩy nó ra xa, nhưng nó lại dạt vào như cũ. Bà liền lấy bóc ra ăn. Không ngờ sau đó thụ thai đến 13 tháng mới sinh ra Lê Hoàn. Â'y là tất cả những gì mà Lê Hoàn biết được về cha mẹ mình. Thế rồi thời gian đã làm cho Lê Hoàn không quan tâm đến khả năng tìm hiểu lai lịch của người cha bí mật của mình. Cũng không phải quan tâm gì đến chuyện họ hàng làng nước. Đời ông đã hoàn toàn dành cho sự nghiệp chiến đấu và toàn tâm phụng sự vua Đinh. Con người hơn ông 16 tuổi này, đã có chiến công tung hoành ngang dọc, dẹp dược nội loạn, thu giang san về một mối, thực xứng đáng là một bậc anh hùng. Trong cuộc đánh dẹp các sứ quân, Lê Hoàn tỏ ra là người có tài nên được Đinh Bộ Lĩnh giao cho trông coi 2000 binh sĩ. Đến khi dẹp yên các sứ quân thống nhất đất nước, lập nên cơ nghiệp nhà Đinh. Lê Hoàn được phong chức Thập đạo tướng quân, Điện tiền đô chỉ huy sứ của triều đình Hoa Lư. Lúc này Lê Hoàn vừa tròn 30 tuổi.

Do tài năng và phẩm chất của mình, lại đang mang chức vụ là Thập đạo tướng quân, Lê Hoàn được mọi người giao trách nhiệm làm nhiếp chính cho ông vua nhỏ Đinh Toàn, mới có 6 tuổi, với danh hiệu là Vệ Vương. Bà mẹ của Đinh Toàn là Dương Thị làm Hoàng thái hậu, cùng coi việc triều chính.

Làm nhiếp chính cho một ông vua nhỏ nên Lê Hoàn phải tự mình định đoạt, giải quyết tất cả mọi vấn đề của đất nước. Ông tự xưng là phó vương, và cũng được các triều thần đồng ý. Chỉ có các ông Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Hạp là không tán thành. Họ cho rằng Lê Hoàn đang có âm mưu cướp ngôi, nên cần phải hành động chống lại. Họ đem quân bản bộ của mình, tấn công Hoa Lư. Nhưng Lê Hoàn đã kịp thời chống lại, đốt cháy các chuyến thuyền. Tất cả ba người đều bị bắt sống, đem về hành tội.

Nghe tin Đinh Tiên Hoàng mất, Ngô Nhật Khánh dẫn quân Chiêm Thành đem hơn một nghìn chiến thuyền sang đánh nước ta. Lê Hoàn điều binh chống lại, thuyền chiến đến hai bên cửa bể Đại ác (tức Đại An, Nam Định) và Tiểu Khang (cửa Càn, Yên Mô, Ninh Bình) bị mưa bão, đều lật chìm. Ngô Nhật Khánh và quân Chiêm đều chết đuối, chỉ có thuyền vua Chiêm chạy thoát về nước.

Bấy nhiêu thắng lợi càng nâng cao uy tín của Lê Hoàn. Triều đình và dân chúng đều thấy rằng ông thực sự là con người lãnh đạo đất nước. Nhưng Lê Hoàn vẫn chưa hề nghĩ đến việc mình sẽ rắp ranh ngôi báu. Trong tình hình triều chính vô cùng rối ren Lê Hoàn thấy mình phải cố gắng hết sức để ổn định vương triều nhà Đinh. Ông thành thực phò tá ông vua nhỏ Đinh Toàn, giữ đúng phép tắc của một người bầy tôi trước vị vua nhỏ tuổi. Và bên cạnh Đinh Toàn còn có bà Dương Hậu. Bà không chính thức đóng vai trò nhiếp chính, nhưng vẫn phải lo chăm sóc cho con, bày vẽ cho con từ cách đi đứng, cách ngồi trên ngai vàng và ứng xử trò chuyện với trăm quan. Những lúc triều đình có việc, bà cũng phải lắng nghe, phải chờ đợi ý kiến Lê Hoàn và truyền đạt lại với con, để hiểu ý phó vương cho rõ. Trước đây, hồi Đinh Tiên Hoàng còn sống, thỉnh thoảng bà cũng có gặp Lê Hoàn vài phút thoáng qua còn bây giờ thì gần như lúc nào, bà cũng phải trò chuyện, hỏi han vị thập đạo tướng quân, lúc con bà lâm triều, cũng như lúc ra vào cung nội.

Dương Hậu hãy còn trẻ lắm. Không rõ tên thật của bà là gì (sau này nhiều tài liệu viết bà là Dương Vân Nga, lâu ngày thành quen, chứ thực ra sử sách không ghi chính thức). Bà thuộc dòng dõi của Dương Diên Nghệ, là con gái của Dương Tam Kha, về làm vợ Đinh Tiên Hoàng, cùng với 4 bà khác đều được phong là Hoàng hậu. Những buổi gặp gỡ thân tình với vị thập đạo tướng quân oai phong, đường bệ, luôn luôn làm cho Dương Hậu xao xuyến một niềm riêng. Con người tài năng và anh hùng như thế, sao lại không thể là một chỗ dựa cho mình. Đứa con ta hiện nay đang được người chăm sóc, và bản thân ta cũng thấy người đối xử một cách khác thường. Những lời tâu thái hậu trịnh trọng, nhưng lại rất dịu dàng, hình như trong đó chứa đựng một chút gì kín đáo. Nhưng nếu... thì có gây ra những điều dị nghị gì không... Dương Hậu băn khoăn, nhưng bà cũng không dám nghĩ xa hơn nữa. Phải cố nén lòng, và hãy cùng Lê Hoàn giúp Đinh Toàn làm quen với công việc của một ông vua. Về phía Lê Hoàn, ông cũng nhận ra được cảm tình của Dương Hậu, nhưng ông vẫn luôn luôn giữ đúng tư cách của mình. Dù sao đi nữa, thì bây giờ đây, mình còn ở địa vị một kẻ bề tôi.
Còn rồi đây? Lê Hoàn cũng không dám nghĩ xa hơn nữa....

Giữa lúc ấy thì ở phương Bắc, nhà Tống lại rắp tâm thôn tính phương Nam. Tin hai cha con Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị giết hại, khiến cho Triều đình nhà Tống nghĩ đến cơ hội thuận lợi để tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược.

Giờ chiến tranh đã điểm. Vua Tống lại sai Lư Đa Tốn viết thư cho Lê Hoàn, vừa chiếu dụ vừa đe dọa. Lá thư này do một nhà văn đời Tống là Vương Vũ Xứng thảo, có đoạn dùng lời rất quyết liệt, bảo Lê Hoàn: "Người nên qui phục, chớ để vạ đến. Quân lính nhà vua đã chỉnh tề, trống chiêng nghiêm ngặt, theo ta thì ta tha, trái ta thì ta đánh. Chỉ có theo hay chống là lành hay dữ, người nên xét kỹ".

Trước tình thế vô cùng nghiêm trọng ấy, cả triều đình đều vô cùng lo ngại. Tiếp theo là văn thư các cấp từ Lạng Châu (Bắc Giang, Lạng Sơn) gửi về, các quan văn võ bàn ra nói vào, kẻ bảo nên đánh, kẻ nghĩ nên hàng, chưa biết quyết định ra sao. Còn ông vua nhỏ Đinh Toàn cố nhiên không biết nói năng gì, chỉ biết trông chờ vào mẹ. Dương Hậu quay lại nói với Lê Hoàn: Tình thế bức bách như vậy, tướng quân định liệu ra sao?

Lê Hoàn thản nhiên đáp:
- Xin Thái hậu, đừng quá bận tâm mà ảnh hưởng đến ngọc thể. Tôi đã được giao việc phò vua giúp nước, xin hết lòng hết sức không ngại khó khăn.

Trước thái độ đường hoàng và lập trường kiên quyết của Lê Hoàn, Dương Hậu thấy yên tâm giảm bớt điều lo lắng. Bà ân cần nói với vị tướng đầy tin tưởng:
- Đã vậy, ta thiết nghĩ tướng quân nên ra hiểu dụ ba quân, và nếu binh đội của ta chưa đủ, thì nên kịp thời cho tuyển thêm dũng sĩ trong các lộ, các châu về luyện tập, chờ ngày giao chiến với địch.

Lê Hoàn mời ngay Đinh Toàn và Dương Hậu ngự triều. Ông trình bày cho các quan văn võ nhận rõ trách nhiệm phải bảo vệ đất nước, giữ gìn cơ nghiệp. Ông cũng phân tích lợi hại giữa hai bên quân Tống và quân ta, chỉ ra rằng chúng ta chắc chắn có thể giành được thắng lợi.

Ông giơ tay, dõng dạc:
- Mai ngày quân địch kéo sang, tôi xin tự thân mình đốc suất việc phòng bị và chống cự, song rất cần có những đại tướng giúp đỡ trong việc dùng binh. Xin được cử ông Phạm Cự Lượng làm đại tướng quân, đi tiền phong trong cuộc giao chiến.

Nghe Lê Hoàn tiến cử Phạm Cự Lượng, triều đình ai cũng ngạc nhiên. Phạm Cự Lượng là em Phạm Hạp, người đã cùng Nguyên Bặc, Đinh Điền khởi binh chống lại Lê Hoàn, bị Lê Hoàn đánh bại, bắt giam và xử tử. Biết đâu Phạm Cự Lượng không nung nấu một mối thù không đội trời chung với người đã chặt đứt tình anh em ruột thịt của mình. Nhưng rồi họ nghĩ lại. Quả thực Lê Hoàn là con người đại lượng, không có sự tị hiềm, biết tin tưởng vào phẩm chất người giúp việc mình. Trước tình hình gay go của đất nước, vấn đề thiết yếu nhất là phải chọn được đúng người có khả năng. Phạm Cự Lượng là đại tướng thì phải giao trách nhiệm cho xứng đáng. Dù là anh em, người nào, có chí hướng riêng của người nấy, không nên vì tội của anh, mà có thành kiến nghi ngờ với em. Lê Hoàn đã làm đúng như thế. Cả triều đình rất khâm phục ông, còn Phạm Cự Lượng lại càng kính trọng ông bội phần.

Thế rồi ngay lúc đó, Phạm Cự Lượng bước ra, tuyên bố cùng các võ tướng, các binh sĩ đang tề tựu đông đủ:
- Tôi xin có lời để ba quân cùng hay? Thưởng người có công, giết kẻ vi mệnh, đấy là phép hành binh. Nay chúa thượng ấu thơ, chúng ta tuy hết sức liều chết chống giặc ngoại xâm, may mà có chút công lao thì ai biết đến cho? Chi bằng trước hết ta hãy tôn quan thập đạo tướng quân lên làm Thiên tử, rồi sau sẽ phát binh cũng không muộn.

Tiếng ông Phạm dứt lời, tất cả các võ tướng, quân sĩ đều náo nức tung hô: Vạn tuế! Vạn tuế? Các quan văn võ trong triều ngơ ngác một phút, rồi cũng đều tung hô theo. Lê Hoàn chắc cũng xúc động bởi giây phút này, nhưng ông vẫn cảm thấy bất ngờ. Lần đầu tiên, chàng thanh niên dù đã từng trải cuộc đời mà vẫn cảm thấy lúng túng. Ông nhìn lên ngai vàng, chỗ của Đinh Toàn đang ngồi, rồi liếc sang chiếc ghế của Dương Hậu. Bà Dương cũng lúng túng một phút. Một niềm vui dâng lên trong tâm trí, bà cảm thấy như quân sĩ và trăm quan đã cởi được cho bà một sự bế tắc ấp ủ lâu nay. Thoáng nhận ra nguy tình thế, hợp với lòng mình, bà tán thành ý kiến suy tôn của mọi người. Đúng, họ nghĩ như vậy là phải. Đứa con ta tuy được nối ngôi, nhưng còn quá bé bỏng, không thể đảm đương được quốc gia Đại sự. Lê Hoàn mới là người xứng đáng ngự trị ngai vàng. Có Lê Hoàn, mới giữ vững đất nước trước họa xâm lăng. Có Lê Hoàn, binh sĩ mới giữ vững được niềm tin. Không nên cứ khư khư theo một xu hướng ích kỷ hẹp hòi, để giữ tiếng cho nhà Đinh ở ngôi hư vị. Và nếu Lê Hoàn trở thành thiên tử, địa vị của chàng khác đi, quan hệ giữa chàng với ta cũng sẽ là thuận lợi. Nghĩ đến điều này, Dương Hậu cảm thấy có chút ngượng ngùng bẽn lẽn. Nhưng bà trấn tĩnh được ngay. Bà giơ tay ra hiệu cho một người cung nữ. Cô này hiểu ngay ý của bà, vội vàng chạy vào lấy chiếc áo long bào đem ra. Dương Hậu nói nhỏ với Đinh Toàn rồi quay lại, bước tới gần Lê Hoàn, khoác chiếc áo long bào lên vai ông:

Lòng quan quân đã quyết. Kính xin chàng (tiếng chàng, Dương Hậu nói rất khẽ) chính vị ngôi tôn!

Quả nhiên, sự tính toán của Lê Hoàn là hoàn toàn chính xác. Quân Tống thất bại thảm hại, không chờ lệnh vua đã phải vội vàng rút chạy. Vua Tống trút tất cả tội lỗi lên đầu bọn tướng tá: Lưu Trừng, Giả Thực bị giết ở chợ Ung Châu. Tôn Toàn Hưng bị bắt về triều hạ ngục rồi cũng bị giết. Cuộc kháng chống Tống của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn đã hoàn toàn thắng lợi.

Mặc dầu đã lên ngôi vua, và cũng đã bước sang giai đoạn tứ tuần, Lê Hoàn phải mang mũ áo: hoàng bào, long cổn, phải giữ một vẻ bề ngoài trịnh trọng như những con người đứng tuổi, nhưng phong thái của con người thanh niên trong ông, vẫn giữ nguyên giá trị. Ông luôn luôn tỏ ra linh hoạt, vui vẻ hòa mình với mọi người. Ông ứng phó nhanh nhẹn, lúc nào cũng sôi nổi và hào hứng. Ngay cả khi bước vào những nghi lễ ngoại giao, thù tiếp với các sứ giả nước ngoài, ông vẫn giữ tư thế ngang tàng, đôi khi cũng không cần giữ gìn tiểu tiết.

Không những quí trọng lớp trí thức là những nhà sư, Lê Hoàn cũng có con mắt biệt đãi đối với những con người tài năng khác, kể cả những người nước ngoài, không có tư tưởng kỳ thị.

Ông vẫn đóng đô ở Hoa Lư như vua Đinh trước kia. Ông cho xây dựng nhiều cung thất. Tất nhiên việc xây dựng này đã phải chi phí rất nhiều tiền của, có phần xa xỉ, nhưng mặt khác cũng phải thấy là Lê Hoàn rất muốn cho kinh đô và cho nơi vua ở, phải được bề thế, trang trọng, khiến cho nhân dân và khách nước ngoài phải trầm trồ, thán phục, do đó mà tôn vinh uy thế của vương triều ông. Điều đặc biệt là Lê Hoàn rất chú trọng đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Bởi vì ông từ nhân dân mà ra, ông đã cố gắng giữ gìn lấy những khuynh hướng tâm linh, khuynh hướng thẩm mỹ mà người nước Việt bảo lưu sâu sắc. Ông là một trong những nhà vua đầu tiên, lấy lễ để thờ Phù Đổng thiên vương, muốn bắt chước truyền thuyết các vua Hùng Vương đề cao anh hùng dân tộc.

Không có một tài liệu nào viết một cách rõ ràng và cụ thể về đời sống tình duyên của Lê Hoàn như thế nào. Ta chỉ biết Lê Hoàn cũng như vua Đinh, có rất nhiều vợ, đều được phong làm Hoàng hậu, trong đó có bà Đại Thắng Minh Hoàng hậu, tức là Dương Hậu, vợ cũ của Đinh Bộ Lĩnh. Vua Đinh mất, Dương Hậu có cảm tình với Lê Hoàn, đã khoác áo hoàng bào lên vai ông để dựng vương triều nhà Lê.

Năm Ất Tị (1005) vua Lê Hoàn mất thọ 65 tuổi, làm vua được 24 năm.
(Nguồn: http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=453&Itemid=34)

Hansy
15-05-2014, 02:08 AM
6- LÊ HOÀN

sJNf1ud_gU4


***

- MƯU TRÍ ĐÀN BÀ

MJc_DsAF0Pw

Hansy
15-05-2014, 03:37 PM
https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQjsvH-yH_332XptkFqw6knOybV29sQkTOtc4ycedqn4PE5ITRU

15.
TRUNG TÔNG HOÀNG ĐẾ
LÊ LONG VIỆT
(1005)

Điện Trường Xuân vào năm Ất Tỵ
Vua băng hà chiếu chỉ truyền ngôi
Anh em giành giật ghế ngồi
Cuối cùng Long Việt là người được may

NGỌA TRIỀU HOÀNG ĐẾ
LÊ LONG ĐỈNH
(1005 -1009)

Lê Long Đỉnh sai người hạ sát
Giết anh mình để đoạt ngôi vua
Sửa quan chế đổi triều vua
Rập khuôn theo đúng kiểu như bên Tàu (1006)

Mẹ Long Đỉnh tên Hầu Di Nữ
Là một người gốc ở Champa
Hai vua bà đã sinh ra
Nửa mang máu Việt, nửa là Champa

Long Đỉnh có bốn bà Hoàng hậu
Xin Tàu cho mũ áo dát vàng (1009)
Tống triều chấp thuận gởi sang
Vua mang ngưu trắng đem dâng Bắc Triều (1007)

Theo Sử ký lắm điều quái đản
Được gán cho Long Đĩnh - Minh vương
Một là dâm đãng bạo tàn
Hai là ác đức coi thường mạng dân

Như chuyện lấy thằn lằn làm gỏi
Bắt trẻ thơ ra gọi cho ăn
Bắt người trấn nước sủi tăm
Bắt người xẻo thịt, bắt nằm chuồng heo

Bắt trèo cây cheo leo cao vút
Đốn gốc để cho rớt xuống chơi
Lấy cỏ tranh quấn vào người
Rồi đem đốt lửa vua tôi giải sầu

Lại róc mía trên đầu sư trọc
Rồi giả vờ như xóc nhằm gai
Thả tay vua để dao rơi
Đầu sư gội máu, vua cười vỗ tay

Vua lại sai cho người bắt rắn
Bỏ vào quần để đặng dọa chơi
Lão bà hoảng vía la trời
Vỗ tay thích chí vua cười bò lăn

Lúc thiết triều vua nằm nghiêng ngả
Bởi vì người đã quá ham mê
Tửu sắc, dâm dật ê chề
Mắc thêm bệnh trĩ khó bề ngồi lâu

Tên "Ngọa triều" bắt đầu từ đó
Tẩm điện lâu là chỗ vua băng
Đồng dao lên tiếng hát rằng
"Ngọa triều hoàng đế" là thằng quái thai

Có một điều mà đời chẳng hiểu
Tại sao vua dâng biểu xin kinh (1007)
Đắp đường, dựng cột, đào kênh
Đóng thuyền để chở bộ hành sang sông? (1009)

Trong bốn năm coi trông việc nước
Đã năm lần chinh phạt phiến quân
Nếu vua là kẻ hôn quân
E rằng phải xét cân phân mọi bề

Nhà Tiền Lê tuyệt dòng từ đấy
Kỷ Dậu niên triều ấy mất ngôi (1009)
Cầm quyền hăm chín năm trời
Thay vua họ khác hai ngày lạ chưa?

Đã mấy lần cơ đồ nguy biến
Cảnh sơn hà lâm nạn chiến tranh
Quốc gia chìm nổi gập ghềnh
Cuối cùng vẫn thắng xích xiềng ngoại bang.


http://img.tintuc.vietgiaitri.com/2013/12/9/10-ong-vua-tai-tieng-nhat-lich-su-viet-nam-1-3be3eb.jpeg

Hansy
15-05-2014, 07:44 PM
7- LÊ LONG ĐỈNH

ueltrTCygLk

Hansy
15-05-2014, 10:46 PM
- TAM VÀ TỨ
- TẤM CÁM
- SỰ TÍCH CON MUỖI

jSrMqo6crHI

Hansy
16-05-2014, 08:18 AM
QUYỂN 4

http://static.panoramio.com/photos/large/44346549.jpg
Lý Công Uẩn và Chiếu dời đô

16
LÝ THÁI TỔ
LÝ CÔNG UẨN
(1010 - 1028)

Lý Công Uẩn vốn dân Cổ Pháp
Sinh ra đời đúng bậc minh vương
Lên ngôi hoàng đế Việt Thường
Là người khoan thứ tinh tường việc dân

Cha không có, mẹ người họ Phạm
Chùa Tiêu Sơn giao hợp thần nhân
Sinh vua tuấn tú bội phần (974)
Năm lên ba tuổi cho làm con nuôi

Lý Khánh Văn nhận nuôi đứa bé
Trẻ thông minh đủ vẻ lương tường
Sư chùa Lục Tố rất thương
Nói rằng: Không phải người thường thế đâu

Mãi về sau lời sư Vạn Hạnh
Đã trở thành định mệnh quốc gia
Nhiều năm ròng rã trôi qua
Tiên tri lúc trước quả là đúng ngay

Sau hai ngày vua Lê Long Đĩnh
Chết chưa chôn thì chuyện xãy ra
Trong triều nổi cuộc phong ba
Nguyễn Đê, Cam Mộc đứng ra nói rằng:

"... Bọn ta không nhân lúc này cùng nhau
sách lập Thân vệ (Lý Công Uẩn) làm thiên tử
lỡ bối rối có xảy ra tai biến gì ,
liệu chúng ta có còn giữ đựơc cái đầu hay không?"

Cuộc chính biến tôn vương chớp nhoáng
Kế hoạch xong chỉ đúng hai ngày
Cho dù ai muốn trở tay
Cũng không xoay được đổi thay cuộc cờ

Lý Công Uẩn, cơ đồ có sẵn
Kẻ khôn ngoan dưới trướng khá nhiều
Thiền sư Vạn Hạnh phò theo
Thái sư Khuôn Việt đem điều nghĩa nhân

Gốc là dân mối giềng trị nước
Việc khởi đầu làm trước lên ngôi
Bỏ giềng lưới, bỏ giam người
Đại xá thiên hạ đổi đời từ đây

Vua xuống chiếu từ rày có việc
Không thuận lòng giải quyết với nhau
Được quyền diện kiến trình tâu
Vua thân phán quyết ngỏ hầu minh oan

Lại hạ lệnh: người đang trốn tránh
Cho phép về lại cảnh quê hương
Áo cơm giúp kẻ cùng đường
Tha người Nam Chiếu cấp lương đưa về

Vua lại phê, ba năm tha thuế
Sửa đình chùa đổ nát hư hao
Công, hầu, khanh tướng ban trao
Chọn người xứng đáng để giao trọng quyền

Viết chiếu truyền, dời đô đến chỗ (1010)
Thành Đại La đất cổ Cao Vương
Vùng này đất phẳng mười phương
Long chầu, hổ phục dị thường địa linh

Nhìn địa hình, đông, tây, nam, bắc
Thế đất này nét sắc mà oai
Vì dân lập kế lâu dài
Tính theo vận nước nhân tài hội đây

Lạ lùng thay, thuyền vua vừa đến
Có rồng vàng xuất hiện trên sông
Đổi tên thành gọi Thăng Long
Mùa thu tháng bảy khởi công dựng nền (1010)

Điện Càn Nguyên nơi coi triều chính
Điện Tập Hiền hướng định chánh Nam
Nằm sau là Điện Long An
Phía đông Giảng Võ Thư Tàng kế bên

Bốn cửa thành: Tương Phù, Quản Phúc
Cửa phía Bắc Diệu Đức mở ra
Đại Hùng theo hướng Tây qua
Tường cao hào chắn phía xa ngoại thành

Cửa Đan Phượng thông liền Uy Viễn
Bậc thềm rồng trước Điện Cao Minh
Thăng Long quang cảnh hữu tình
Nghênh Xuân cung cấm, ngoại thành chùa Nghiêm

Đổi niên hiệu Thuận thiên để tính (1010)
Chức đặt ra phân định rõ ràng
Sắc phong cho sáu bà hoàng
Các con đều được tước vương, tước hầu

Lấy kinh tế làm đầu trị quốc (1013)
Định lệ ra luật nước rõ ràng
Sáu tên sưu thuế đàng hoàng
Năm lần giảm thuế nước càng phồn vinh (1017)

Nơi Phiên trấn (1020), tình hình không ổn
Giặc xâm lăng khốn đốn dân binh
Cất quân chinh phạt tự mình
Đánh cho mấy trận tan tành Cử Long

Vua một lòng tôn sùng đạo Phật
Xuống chiếu truyền khuyên tập chép kinh
Để lầu bát giác tôn vinh (1021)
Đúc chuông, xây tháp, linh đình làm chay

Với Bắc triều vua sai thông hiếu
Nhà Tống phong Giao Chỉ quận vương
Năm lăm tuổi thọ hưởng dương (1028)
Hiệu là Thái Tổ, Thọ Lăng táng ngài

Lý Công Uẩn, nhân thời mở vận
Vốn là người khí tượng đế vương
Song ưa nghe việc dị thường
Nên chi bị lụy đoạn trường mà thôi


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/8c/Chinhdien1.JPG

Hansy
16-05-2014, 02:47 PM
CHIẾU DỜI ĐÔ

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/2f/ChieuDoiDo2010.jpg/1024px-ChieuDoiDo2010.jpg

Bản chữ Hán:
昔商家至盤庚五遷。周室迨成王三徙 豈三代之數君徇于己私。妄自遷徙。 其圖大宅中。爲億万世子孫之計。上 謹天命。下因民志。苟有便輒改。故 祚延長。風俗富阜。而丁黎二家。乃 己私。忽天命。罔蹈商周之迹。常安 厥邑于茲。致世代弗長。算數短促。 姓耗損。万物失宜。朕甚痛之。不得 徙。
况高王故都大羅城。宅天地區域之中 得龍蟠虎踞之勢。正南北東西之位。 江山向背之宜。其地廣而坦平。厥土 高而爽塏。民居蔑昏墊之困。万物極 阜之丰。遍覽越邦。斯爲勝地。誠四 輻輳之要会。爲万世帝王之上都。
朕欲因此地利以定厥居。卿等如何。

Bản phiên âm Hán-Việt:
Tích Thương gia chí Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành Vương tam tỉ. Khởi Tam Đại chi sổ quân tuẫn vu kỷ tư, vọng tự thiên tỉ. Dĩ kỳ đồ đại trạch trung, vi ức vạn thế tử tôn chi kế; thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân chí, cẩu hữu tiện triếp cải. Cố quốc tộ diên trường, phong tục phú phụ. Nhi Đinh Lê nhị gia, nãi tuẫn kỷ tư, hốt thiên mệnh, võng đạo Thương Chu chi tích, thường an quyết ấp vu tư, trí thế đại phất trường, toán số đoản xúc, bách tính hao tổn, vạn vật thất nghi. Trẫm thậm thống chi, bất đắc bất tỉ.

Huống Cao Vương cố đô Đại La thành, trạch thiên địa khu vực chi trung; đắc long bàn hổ cứ chi thế. Chính Nam Bắc Đông Tây chi vị; tiện giang sơn hướng bối chi nghi. Kỳ địa quảng nhi thản bình, quyết thổ cao nhi sảng khải. Dân cư miệt hôn điếm chi khốn; vạn vật cực phồn phụ chi phong. Biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa. Thành tứ phương bức thấu chi yếu hội; vi vạn thế đế vương chi thượng đô.

Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng như hà?

Bản dịch tiếng Việt:
Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô[7], nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô[8], há phải các vua thời Tam Đại[9]; ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.

Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương[10], ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.

Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?

(Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993)

_________
Chú thích

7^ Năm lần dời đô: Vua Thang (Thành Thang) đóng đô ở phía đông nam huyện Thương Khâu (thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc bây giờ). Trọng Đinh dời đô đến huyện Thành Cao (thuộc tỉnh Hà Nam). Hà Đản Giáp đời đô đến phủ Chương Đức (cũng thuộc tỉnh Hà Nam). Tổ Ất dời đô đến phủ Thuận Đức (tỉnh Sơn Tây bây giờ). Bàn Canh dời đô đến huyện Yên Sư (hay Ân Sư thuộc tỉnh Hà Nam)
8^ Ba lần dời đô: Chu Văn Vương đóng đô ở phía đông tỉnh Thiểm Tây. Chu Vũ Vương dời đô đến huyện Tương Yên (tỉnh Thiểm Tây). Chu Thành Vương dời đô đến huyện Lạc Dương(tỉnh Hà Nam).
9^ Thời Tam Đại: Ba nhà Hạ, Thương, Chu trong lịch sử Trung Quốc.
10^ Tức Cao Biền, là Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân (quan đô hộ Giao Châu theo cách gọi trước) của nhà Đường vào khoảng các năm 864-868. Cao Biền đắp thêm thành Đại La vào khoảng năm866. Xem thêm Hà Nội.


BErZBCnvc-M

Hansy
16-05-2014, 07:49 PM
http://data.vietinfo.eu/News/2010/03/84366/1268546520.jpg

Rồng Thăng Long
không chỉ là một truyền thuyết

Một trong những tâm điểm văn hóa của lịch sử ngàn năm Thăng Long-Hà Nội là hình tượng rồng. Nhận thức đầy đủ sự sâu xa của biểu tượng rồng, một di sản quý của tổ tiên gửi lại, giúp người đời sau chú trọng hơn khi sáng tác.

Pháp Luật TP.HCM phỏng vấn GS-TSKH Phan Đăng Nhật, Ủy viên BCH Hội Khoa học lịch sử

Phóng viên: Thưa ông, sử sách có ghi lại như thế nào về việc hình thành tên gọi Thăng Long?
+ Đại Việt sử ký toàn thư có chép: “Vua từ thành Hoa Lư dời đô ra kinh phủ ở thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên nơi thuyền ngự. Nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long”. Theo sử sách, đó là lần duy nhất dưới thời vua Lý Thái Tổ rồng hiện lên. Sau đó sử chép còn 14 lần rồng hiện dưới các triều vua Lý.

Có rồng bay lên thật không?

Hiếm có biểu tượng nào xuất hiện nhiều lần trong sử sách như vậy, phải chăng biểu tượng rồng bắt nguồn từ một loài vật có thực?
+ Đây là một vấn đề còn nghi vấn. Một ngàn năm trước, trong môi trường tự nhiên và xã hội rất khác với hiện nay, ở một nước nhiều sông nước như nước ta rất có thể có một loài thủy tộc có khả năng bay lên. Một biểu tượng có thể có nguồn gốc từ thực tế, cũng có thể chỉ một phần từ thực tế.
Tuy nhiên, có một điều có thể kết luận được khi nghiên cứu hệ thống biểu tượng trong văn hóa Việt, đó là: Rồng Thăng Long có cội nguồn là con thuồng luồng (còn gọi là con giao long) - một loài sống dưới nước.

Rồng Thăng Long khác gì rồng các giai đoạn lịch sử sau?
+ Rồng Lý khác hẳn với rồng thời Lê, Nguyễn sau này. Rồng Thăng Long gần với hình rắn, mình tròn, không dữ tợn. Nó là con rồng của nền nông nghiệp lúa nước. Rất nhiều lần trong Đại Việt sử ký toàn thư cũng chép rồng từ dưới nước bay lên. Thêm nữa, rồng bay lên là biểu tượng cho sự phát triển. Sau một ngàn năm nô lệ, đến thời Ngô Quyền (năm 938), nước ta mới giành độc lập và thời Lý chính là thời kỳ phục hưng đất nước, phục hưng văn hóa.

Rồng hiện ở quán nước chè

Có một điểm rất lý thú trong nghiên cứu của ông về rồng thời Lý, xuất hiện ở Thăng Long đó là có một lần dưới thời vua Lý Nhân Tông, rồng hiện lên cả ở quán nước chè?
+ Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép năm 1119, rồng hiện lên ở hàng bán nước chè. Đây là điều rất lạ, rồng thường chỉ xuất hiện gần nơi vua ngự, có một lần dưới thời vua Lý Thái Tông, sử chép rồng xuất hiện ở mắc áo của đạo sĩ nhưng trước đó có ghi áo của đạo sĩ do vua ban tặng. Theo tôi, có thể lý giải điều này căn cứ vào thực tế lịch sử dưới thời vua Lý. Dưới thời Lý-Trần, chế độ phong kiến chưa khắc nghiệt lắm, tính dân chủ còn cao nên có thể hình ảnh rồng vẫn còn màu sắc dân dã. Từ thời Hậu Lê trở về sau, chế độ phong kiến tập quyền phát triển mạnh mẽ, người dân bị cấm mặc áo màu vàng, cấm sử dụng hình rồng trên các đồ dùng hằng ngày, cấm xây nhà cao…

Sau quá trình nghiên cứu về rồng Thăng Long, ông có khuyến cáo gì trong việc phục dựng biểu tượng rồng?
+ Rồng Thăng Long là một biểu tượng của đất nước Việt Nam thời phục hưng, một biểu tượng mang đậm bản sắc Việt. Biểu tượng đó tích tụ nhiều tư duy của tiền nhân, nhiều lời nhắn gửi về văn hóa dân tộc. Nó khác hẳn với biểu tượng con rồng phương Tây - nhiều móng vuốt và hung dữ. Rồng Thăng Long cũng khác với con rồng Trung Quốc. Rồng Trung Quốc là biểu tượng của đế vương, rồng của các triều đại Hán, rồng phương Bắc có sừng, có đuôi như một loài thú. Rồng Thăng Long là sự cụ thể hóa con rắn - giao long vốn có trong huyền thoại, từ các bờ sông, các làng quê Việt Nam.

BẢO PHƯỢNG thực hiện

Nguồn: http://plo.vn/giai-tri/rong-thang-long-khong-chi-la-mot-truyen-thuyet-168821.html

Hansy
17-05-2014, 12:54 AM
8- LÝ THÁI TỔ
- LÝ THÁI TÔNG

EDKjMIagz2A



***



- NGƯỜI HỌC TRÒ VÀ 3 CON QUỶ

T9KLHqq2qug

Hansy
17-05-2014, 02:18 PM
https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTUjkv8ssKaM7W7tY24u2uhle7xblfRs VMFK_dBq8WteUV2GCiPQw
Lý Thái Tông


17
LÝ THÁI TÔNG
(1028 -1054)

Lý Phật Mã vâng lời di chiếu
Đến cấm thành mới hiểu ra rằng
Ba em mai phục thân quân
Giết mình để đoạt ngai vàng về tay

Xác vua cha còn đây chưa liệm
Sao ba em toan chiếm ngai vàng
Đông Chinh, Thánh Dực, Võ Vương
Rõ là cốt nhục tương tàn buồn thay

Cuộc chính biến, ba tay vương tử
Khiến triều đình phải xử cho nghiêm
Có quan Phụng Hiểu điện tiền
Rút gươm thẳng đến chém liền Võ Vương

Lý Phật Mã trong cơn bối rối
Lên ngôi vua hiệu đổi Thiên Thành
Tôn cha, Thái Tổ thần danh
Quốc tang bố cáo trong thành, ngoài biên

Vua tha cho bọn em dấy loạn
Lấy tình người đổi oán bằng ân
Đem tiền, gạo phát cho dân
Gọi là bố thí ngay lần lên ngôi

Vua lại sai đặt ra thứ bậc
Để trao quyền cho thật phân minh
Lựa người tài giỏi nghề binh
Phong làm Thượng Tướng giữ gìn quốc gia

Vua lập ra bảy bà hoàng hậu
Là một điều nhiên hậu không ai
Sách phong thái tử truyền ngai
Nhật Tôn hoàng tử được ngài ban cho

Là một người nhân từ sáng suốt
Lại hiểu thông thao lược kinh luân
Sáu nghề lễ nhạc luật âm
Ngự văn, thư số cũng trang anh tài

Suốt một đời trên ngai hoàng đế
Bước trường chinh tế thế đông, tây
Ở ngôi hăm bảy năm đầy
Tám lần chinh phạt dạn dày phong sương

Đánh Trệ Nguyên chặn đường Tồn Phúc (1033)
Phạt Chiêm Thành qui phục nhân tâm (1039)
Dãi dầu chín tháng hành quân
Chém đầu Sạ Đẩu, giết gần vạn binh (1044)

Vua xuống chiếu soạn thành bộ Luật
Ghi rõ ràng cho thật phân minh
Chia ra môn loại rành rành
Đâu là dân luật, luật hình, luật quân

Bộ Hình Thư được dân mong muốn (1042)
Bởi vì là thích ứng mọi nơi
Luật nghiêm lại hợp tình người
Công bằng đúng lẽ thuận trời, an dân

Tội gian dâm, tội đồ, hối lộ
Soạn thành văn lý số rõ ràng
Những ai làm việc lâu năm
Mà không có lỗi được thăng chức liền

Vua lại sai đóng thuyền cỡ lớn
Hạ thủy đầu chiến hạm Vạn An (1034)
Vinh Xuân, rồi chiếc Nhật Quang (1037)
Thủy quân cũng đóng vài trăm tiểu thuyền (1043)

Vua hạ lệnh đào kênh Đãn Nãi (1029)
Rồi lại sai vét đãi Lẫm Kênh (1050)
Đặt mốc, cắm biển đề tên
Chỉ đường, hướng lối kế bên vệ đường

Trạm Hoài Viễn để giường khách nghỉ
Xây trên bờ bên mé Gia Lâm (1035)
Tây Nhai mở chợ cho dân
Trên sông Tộ Lịch bắt ngang chiếc cầu

Lệ từ lâu, năm nào cũng thế
Vua thân hành tế lễ Thần Nông
Tịch điền ruộng đã cày xong
Nêu gương thiên hạ dốc lòng làm ăn

Vua lại dạy cung nhân dệt gấm (1040)
Phát trống kho gấm Tống làm quà
Từ đây sử dụng lụa nhà
Trong dân sản xuất; của ta, ta dùng

Dạy Hoàn Vương chấp cung xét hỏi
Việc kiện thưa xử tội rồi tâu
Lại cho Thái tử coi chầu
Để nghe chính sự ngõ hầu ngày sau (1054)

Thuật dạy con bắt đầu như thế
Cho muôn đời lấy để làm gương
Tính vua đôi lúc bất thường
Thích nghe sấm ký khoa trương việc mình

Trong Cấm Thành buồn tình giải trí
Lập đoàn ca nhạc kỷ trăm người
Vào rừng Kha Lãm tìm voi
Dựng chùa Diên Hựu, xây đài chứa Kinh (1049)

Khắp đất nước thanh bình an lạc
Vua là người trầm mặc tinh thông
Tháng mười Giáp Ngọ, tiết đông (1054)
Trường Xuân vua mất đau lòng con dân

Là một người bội phần cơ trí
Việc quốc gia chăm chỉ sớm hôm
Tiếc rằng hay nói khoe khoang
Là người khai sáng mối nguồn về sau


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/ab/Thuydinh.JPG
Thủy đình

Hansy
17-05-2014, 07:19 PM
9- LÝ THÁI TÔNG

IpGQPjxN2Hc

Hansy
18-05-2014, 12:43 AM
- CHƯA ĐỖ ÔNG NGHÈ
ĐÃ ĐE HÀNG TỔNG

oz2KyqyNnzc

Hansy
18-05-2014, 12:21 PM
https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcS8f7SUUp_LUvwEgIhO7iFFNbL441Reg H8dv84vAr4GcgiIsAbK
Lý Thánh Tông

18
LÝ THÁNH TÔNG
(1054 - 1072)
ĐẠI VIỆT

Được ngôi cao: Thái Tông Hoàng Đế
Là Đông Cung thừa kế Nhật Tôn
Một người tâm tính ôn tồn
Thương dân, trọng việc lại còn lo xa

Đổi quốc hiệu thành ra Đại Việt (1054)
Lập lịch triều, kỷ yếu định danh
Gọi tên: Long Thụy Thái Bình
Sửa sang chính sự, dân tình an sinh

Lập Văn Miếu, nặn hình Tứ Phối
Những người hiền: Khổng Tử, Chu Công
Bẩy hai trò giỏi thờ chung
Là đất văn vật, tấn phong nhân tài

Ngoài cấm thành xây đài cao nhất
Đặt tên là Bảo tháp Báo Thiên (1054)
Mươi hai tầng đứng dính liền
Vươn cao chục trượng oai nghiêm vô cùng

Gặp tiết đông lúc trời lạnh giá
Thương người tù thiếu cả chiếu chăn
Gian, ngay chưa biết tỏ tường
Truyền cho ngục lại phát chăn để nằm (1055)

Xót dân tình phải chăng không biết (1064)
Nên nhiều khi làm việc lỡ lầm
Xử người như với người thân
Lấy điều khoan giảm gia ân cho người

Dân thiếu ăn, đức trời thừa thiếu (1075)
Tha thuế tô, một kiểu khuyến nông
Vua, Quan, Dân, lính một lòng
Giữ yên bờ cõi chẳng mòng riêng tây

Năm Kỷ Hợi lựa ngày Bắc phạt (1059)
Đánh Khâm Châu cả nước kinh hoàng
Biểu dương lực lượng vài hôm
Rồi cho triệt thoái truyền gom quân về

Đánh nước Tàu thị uy cho biết
Cũng bởi vì vua ghét Tống vương
Phản phúc dối trá dị thường
Nuốt lời binh viện đánh Nùng Trí Cao

Đánh Chiêm Thành răn vua Phiên trấn
Chúa Chămpa thất trận đầu hàng
Thế cùng Chế Củ xin dâng
Ba châu cắt đất xin nhường Thánh Tông

Vua bằng lòng tha cho Chế Củ
Cõi biên thùy uy vũ vang danh
Thu về Địa Lý, Ma Linh (1069)
Cùng châu Bố Chính trở thành đất ta

Tuổi bốn mươi, sinh ra con nhỏ (1066)
Vua rất mừng, trăm họ hân hoan
Có người nối dõi ngai vàng
Phong ngay thái tử, đăng quang sau này

Lý Thánh Tông có tài văn học (1056)
Làm minh văn cho đục trên bia
Cung thương sáng tác nghề kia
Phỏng theo nhạc khúc chẳng lìa âm Chiêm

Tiếng trống Chiêm vô cùng hấp dẫn
Điệu Pì dền khi bổng, lúc khoan
Tám mươi điệu trống Kỳ Nằng
Ri Nai khúc hát nhẹ nhàng vui thay

Nhân một hôm gặp ngày xuân nhựt (1063)
Dân hiếu kỳ nô nức tranh đua
Nhân ngài đi vãn cảnh chùa
Cố nhìn được mặt đức vua một lần

Chỉ riêng một, giai nhân tuyệt sắc
Không nhìn vua, nép mặt bên lan
Khiến vua làm lạ vô vàn
Vua cho võng kiệu để mang nàng về

Tên Ỷ Lan cũng vì tích đó
Là một người sắc sảo thông minh
Thay vua việc nước điều hành
Khi chồng sang đánh Chiêm Thành năm sau

Lý Thánh Tông tài cao nhân hậu
Coi việc dân , đạt thấu lẽ trời
Cơ đồ gánh vác trên vai
Bình Chiêm, phạt Tống trong ngoài vỗ yên.


https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRhnw07GzBMuCc-oQNonnOgyPKX2KvRHMTCDbyZ2HEfXoZVg164

Hansy
18-05-2014, 05:02 PM
10- LÝ THÁI TÔNG

T9xXcATceHM

Hansy
18-05-2014, 11:08 PM
- ĐỒNG TIỀN VẠN LỊCH


EEo-Yidsi9c

Hansy
19-05-2014, 06:02 AM
QUYỂN 5
http://d4.violet.vn/uploads/blogs/447/thnh_ung_chu_400.jpg
Đại Việt đánh Tống

19
LÝ NHÂN TÔNG HOÀNG ĐẾ
(1072 - 1127)

Vua băng hà, con lên bẩy tuổi (1072)
Húy Càn Đức, miếu hiệu Nhân Tông
Lý Đạo Thành được sắc phong
Thái sự phụ chính để trông triều đình

Đổi niên hiệu Thái Ninh năm Tý (1072)
Bà buông rèm chính sự cùng nghe
Tranh quyền bức tử Hoàng Phi
Là Hoàng thái hậu đương thì họ Dương

Lý Đạo Thành lên đường biên trấn (1073)
Cũng chỉ vì can gián Linh Nhân
Giết người nào có ăn năn
Một rừng, hai hổ thiệt rằng khó thay

Việc triều chính trong tay Thái hậu (1072)
Nhân tiết xuân xuống chiếu tuyển sinh (1075)
Lựa người bác học minh kinh
Tam trường lều chỏng cho lưu danh với đời

Lê Văn Thịnh tên ngời bảng hổ
Được vời vào dạy dỗ cho vua
Thăng dần lên chức thái sư (1085)
Về sau tạo phản mưu đồ thí quân (1096)

Gia nô Thịnh là dân Đại Lý
Có thuật riêng kỳ bí quái chiêu
Tưởng rằng áp đảo làm liều
Nên chi suýt chết vì theo lũ này

Lý Nhân Tông một tay thư pháp (1118)
Nét rồng bay chữ khắc trên bia
Minh Văn mấy vận Đường thi
"Lãm sơn dạ yến" vườn khuya gảy đàn (1120)

Nước thanh bình thắt bông kết tụi
Khắp kinh thành mở hội hoa đăng
Đàm thi, giữa buổi xuân quang
Trong trời trắng xóa một màn tuyết rơi (1102)

Để có người xiển dương văn hiến
Lựa nhân tài hội tuyển chiêu sinh (1086)
Học theo Khổng Mạnh thánh hiền
Chuyên văn, luyện võ rạng danh nước nhà

Quốc tử giám mở ra luật mới
Cho những người biết chữ vào thêm
So tài giỏi, kém phân minh
Môn thi : Tính toán, luật hình học riêng (1086)

Mạc Hiễn Tích đề tên bảng yết
Bổ làm quan học sĩ hàn lâm (1086)
Về sau đi sứ mấy lần (1094)
Thay vua yên vổ quan quân Chiêm Thành

Cho lão thần được quyền ngồi tấu
Trời vào thu, ban áo các quan
Mùa xuân lập yến đãi đằng (1123)
Vua quan cùng sống thân bằng với nhau

Vua ra lệnh: giết trâu phạt trượng
Đến mùa xuân không đốn chặt cây (1126)
Cấm dùng gậy nhọn cầm tay
Cùng đồ sắt thép kết bầy đánh nhau

Để giao thông xây cầu, đắp lộ
Sửa kinh thành những chỗ hư hao (1078)
Đắp đê Cơ Xá thêm cao
Để ngăn nước lụt tràn vào kinh đô

Trong xây cất truyền cho nung ngói
Để lợp nhà tránh khỏi thiên tai
Hội đàm với sứ nước ngoài
Định xong cương giới đất đai rõ ràng (1084)

*****

Vương An Thạch nghĩ rằng Đại Việt (1075)
Bị Chiêm Thành đánh giết hết quân
Bây giờ công phá một lần
Chắc rằng chiến thắng sẽ nằm trong tay

Vua Tống sai Lưu Di - Thẫm Khởi
Ngầm dấy binh yễm tại Quế Châu
Thuyền bè , quân dụng đưa vào
Cấm dân buôn bán ra vào nước ta

Biết ý đồ của nhà Bắc Tống
Thường Kiệt cho làm tướng điều quân (1075)
Tiến sang đánh trước Châu Khâm
Châu Liêm cô thế đầu hàng quân ta

Tướng Ung Châu tên là Tô Giám
Cố thủ thành, không dám động quân
Bốn mươi ngày cố cầm chân
Cuối cùng lương cạn phải dâng nộp thành

Ta bắt sống dân binh mười vạn
Phá chiến hào san phẳng môn quan
Làm cho dân Tống bàng hoàng
Trước sức công phá dễ dàng của ta

Vào tháng ba (1076), Tống cho Phủ Sứ
Đến Chiêm Thành phủ dụ Nam Man
Tống quân, Chân Lạp họp bàn
Bao vây Đại Việt dọn đường tiến quân

Chúng liên minh tạo xong thế trận (1076)
Hai gọng kìm , dưới tấn đánh ngang
Quách Quỳ Chiêu Thảo sứ quân
Đem theo chín tướng , vài trăm chiến thuyền

Lại cho thêm viên quan Triệu Tiết
Làm Phó Tướng dồn hết quân sang
Khí tài, lương thực sẵn sàng
Lựa ngày xuất phát lên đường tấn công

Lý Thường Kiệt chận sông Như Nguyệt (1076)
Rải phục binh thề quyết tới cùng
Đánh tan lũ giặc tàn hung
Tả tơi vó ngựa, cong lưng chạy dài

Tương truyền rằng lúc xây rào chắn
Dọc theo sông để chống đại binh
Thì nghe có tiếng trong đền
Thần nhân Khiếu - Hát lời truyền như sau :

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"

Quả nhiên ứng nhiệm thiên cơ
Dân ta đã đuổi kẻ thù bắc phương
Lý Thường Kiệt giám quan trong Nội
Lại là người danh nổi ngoài biên (1076)

Nức tài người phá Tống bình Chiêm
Chính người viết bản văn tuyên để đời
Năm Giáp Thân ở nơi biên trấn (1104)
Quân Chiêm Thành xâm lấn nước ta

Vua Chiêm là Chế Ma Na
Đem quân đòi lại đất nhà trước đây
Vua vội sai tướng quân Thường Kiệt
Trổ oai thần đuổi hết giặc Man

Thu hồi toàn vẹn giang sơn
Bắt Chiêm phải cống mấy năm một lần

*****

Lý Nhân Tông không con nối nghiệp
Nuôi Dương Hoán để thế ngôi mình (1117)
Hoán người đĩnh ngộ thông minh
Phong làm thái tử thay mình mai sau

Trong tiết thu vào năm Đinh Dậu (1117)
Ngày qua đời Thái hậu Ỷ Lan
Tổ chức hỏa táng quốc tang
Chôn theo hầu gái, hỏa đàn thiêu thân

Nghe biên giới phỉ quân quấy nhiễu
Vua vội vàng xuống chiếu viễn chinh
Rợp trời cờ xí tinh binh
Thảo ra kế hoạch tự mình điều quân

Bến Thiên Thu lừng vang tiếng trống
Đoàn chiến thuyền rẽ sóng vạch sương
Đánh tan, bắt sống Ngụy Bàng
Dẹp yên các động dọc đường quan sơn

Cho tịch thu bạc vàng, tơ lụa
Cùng trâu dê, thóc lúa, bò heo
Tù binh bắt được đem theo
Vua tha không giết làm điều hiếu sinh

Ngày cuối cùng biết mình sắp chết (1127)
Vua nói rằng: "Bỏ việc xây lăng
Lễ tang giản dị khiêm cần
Giảm phần nghi lễ cho dân khỏi phiền

Ta: nhiều năm đã lên nối nghiệp
Nhiệm vụ thì chưa kịp làm xong
Nay thời đến phút lâm chung
Ta lo Thái Tử chưa thông việc triều

Nhờ Thái úy phải theo phò tá
Coi Ấu Vương, Trẫm đã giao cho
Vì dân giữ vững cơ đồ
Còn ta, lăng mộ đơn sơ nhẹ nhàn"

Ngày vua băng sao sa sấm hiện
Năm Đinh Mùi ở điện Vĩnh Quang (1127)
Thái tử thọ lễ đăng quang
Quỳ bên linh cữu đang quàng nơi đây

Bỏ cõi đời nghìn thu vĩnh việt
Gió lạnh lùng khi tiết đông sang
Ngậm ngùi đi, ở lẽ thường
Sáu ba năm ấy đoạn trường một phen


http://static.kienthuc.net.vn:81/Images/dataimages/201106/original/images711479_luoc_do_tran_chien_thang_nhu_nguyet_5 00.jpg
Kháng Tống

Hansy
19-05-2014, 11:01 AM
NAM QUỐC SƠN HÀ

***

https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQmhpq5f6t7dV-wXsWts0KQwYPKSF2Ae4-9N4g_lxyNfNEiu4w0Tg

http://vanthoviet.com/upload/vanthoviet/news/image-large-174370zluw.jpg

https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRyniNsMGx26Y0UOsJdx6ELPsXmr6fVP ILg2HRKO0LI5ntY88NPjw

WZYcZkWEsyg

Hansy
20-05-2014, 01:22 AM
LÝ THƯỜNG KIỆT
http://media.yeutretho.com/2013/09/27/1380268589-ly-thuong-kiet-thanh-thai-giam-vi-bi-tra-thu-anh-2.jpg

Lý Thường Kiệt vốn thuộc họ Ngô, tên thật là Tuấn, tự là Thường Kiệt, sau được ban quốc tính (được mang họ nhà vua), nên gọi là Lý Thường Kiệt.

Quê gốc của ông là làng An Xá, huyện Quảng Đức, kinh thành Thăng Long. Làng An Xá sau đổi tên là Phúc Xá (nay thuộc quận Ba Đình).

Từ nhỏ Lý Thường Kiệt đã tỏ ra người có chí hướng và nghị lực, chăm học tập, rèn luyện cả văn lẫn võ, từng nghiên cứu về binh pháp.

Dưới triều Lý Thái Tông, ông được bổ nhiệm giữ chức Kỵ mã hiệu úy (một chức quan nhỏ trong kỵ binh), lúc ông 21 tuổi. Năm 1041, 23 tuổi, ông được sung vào ngạch thị vệ để hầu vua, giữ chức Hoàng môn chi hậu, và được thăng dần lên chức Đô tri, trông coi mọi việc trong cung.

Đầu Triều Lý Thái Tông, ông được phong chức Bổng hành quân hiệu úy (một chức võ quan cao cấp), rồi được thăng Kiểm hiệu thái bảo. Năm 1061, ông được lệnh cầm quân đi trấn yên Thanh - Nghệ.

Năm 1069, ông cầm quân đi đánh Champa. Lần này vua Lý Thánh Tông thân chinh, Lý Thường Kiệt được phong đại tướng, chỉ huy đội tiên phong tiến vào đánh phá kinh thành. Quốc vương Champa bị bắt đưa về Thăng Long, đã xin dâng đất để chuộc tội, gồm ba châu Bố Chánh, Địa Lý, Ma Linh (nay là địa phận Quảng Bình và bắc Quảng Trị).

Sau khi toàn thắng, giữ yên được biên giới phía Nam, Lý Thường Kiệt được ban các chức tước: Phụ quốc tháo phó và Phụ quốc Thượng tướng quân, Thượng trụ quốc, Khai quốc công. Ít lâu sau ông lại được thăng chức Thái úy, Đồng trung thư môn hạ bình chương sự (là chức quan thứ hai trong triều), đứng sau chức Thái sư lúc ấy là do Lý Đạo Thành đảm nhiệm.

Năm 1072, Lý Thánh Tông từ trần. Lý Nhân Tông lên nối ngôi khi mới có 7 tuổi. Trong khi ấy, chính quyền phương Bắc vẫn luôn nhòm ngó. Chúng xem đây là một cơ hội tốt để tiến hành ráo riết việc chuẩn bị xâm lược nước ta. Tại ba châu Ung, Khâm, Liêm (thuộc Quảng Đông , Quảng Tây ngày nay), chúng xây dựng những căn cứ quân sự và hậu to lớn để làm nơi xuất phát trực tiếp cho các đạo quân xâm lược.

Lúc này, sau khi Lý Nhân Tông lên ngôi, Lý Thường Kiệt được giữ chức Đôn quốc thái úy, Đại tướng quân, Đại tư đồ, tược hiệu Thượng phụ công. Với cương vị như Tể tướng, ông nắm toàn quyền cả văn lẫn võ. Điều có cũng có nghĩa là phải gánh vác nặng nề và chịu trách nhiệm to lớn đối với giang sơn xã tắc. Ông nhận lấy sứ mệnh thiêng liêng, trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.

Đứng trước âm mưu và hành động rõ ràng công khai của địch, ông cho rằng: "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc". Được triều đình tán thành, ông huy động 10 vạn quân tiến hành một cuộc tập kích đánh thẳng vào các căn cứ chuẩn bị xâm lược của kẻ thù ngay trên đất Tống.

Với danh nghĩa chính đáng là chỉ đánh Tống để giữ nước là đưa quân tới là để cứu dân, Lý Thường Kiệt đã viết bài hịch Phạt Tống lộ bố văn (bài văn công bố đánh giặc Tống) và cho yết bảng ở khắp nơi mà quân đội ta đi qua.

Bài hịch truyền đi đã đạt hiệu quả lớn: quân đội của Lý Thường Kiệt tiến đến đâu cũng đều được nhân dân Trung Hoa ở đó hoan nghênh, hưởng ứng.

Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch.

Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.

Theo chủ trương đã định, quân ta được lệnh san bằng các thành lũy lớn nhỏ, tiêu huy các kho tàng lương thực, vũ khí, giáng đòn sấm sét làm tổn thất nghiêm trọng các cơ sở vật chất và phương tiện chiến tranh của địch, làm nhụt nhuệ của bọn cầm quyền phương Bắc trong việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược.

Sau khi đã đạt mục tiêu của cuộc đánh sang đất Tống, Lý Thường Kiệt quyết định rút nhanh quân về nước. Cuộc rút quân rất đúng lúc, vừa bảo toàn được lực lượng, vừa phá được kế hiểm của giặc: chúng định điều quân lẻn sang đánh úp Đại Việt nhân lúc đại quân còn đang ở bên nước chúng.

Cuộc tập kích chiến lược đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Lịch sử ghi nhận chiến công kỳ diệu này, chiến công có một không hai trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt. Gắn liền với chiến công ấy, là tên tuổi vị chủ tướng tài ba Lý Thường Kiệt.

Nhà viết sử Ngô Thì Sĩ ca ngợi ông: "bày trận đường đường, kéo cờ chính chính, mười vạn thẳng sâu vào đất khách, phá quân ba châu như chẻ trúc, lúc tới còn không ai dám địch, lúc rút quân còn không ai dám đuổi, dụng binh như thế, chẳng phải nước ta chưa từng có bao giờ"? (Việt sử tiêu án).

Tuy bị thua đau, nhưng nhà Tống vẫn rất ngoan cố. Lý Thường Kiệt biết chắc thế nào chúng cũng sẽ kéo quân sang phục thù và tiếp tục thực hiện mục tiêu xâm lược mà chúng chưa bao giờ chịu từ bỏ.

Ông cử người vào đất Tống để theo dõi cụ thể công việc chuẩn bị và kế hoạch xâm lược của quân Tống.

Ông tự mình đi xem xét vùng biên cương phía nam và tăng cường lực lượng bố phòng ở đó nhằm chặn sự tiến công quấy rối của quân Champa.

Ông bố trí kế hoạch cho các lực lượng vũ trang địa phương, các thổ binh, hương binh ở vùng núi phía bắc làm nhiệm vụ kiềm chế và tiêu hao địch trên các con đường tiến vào của chúng.

Ông tập trung xây dựng phòng tuyến chính của quân ta dựa vào bờ nam sông Như Nguyệt (sông Cầu), có rào giậu nhiều tầng, chạy dài trên 200 dặm từ chân núi Tam Đảo đến sông Lục Đầu. Dưới sông có thủy quân, trên thành có quân đóng và tuần tiễu. Với phòng tuyến này, quân ta nắm chắc khả năng chặn địch, bảo vệ an toàn kinh thành Thăng Long và cả một vùng trung châu rộng lớn và trù phú của đất nước.

Cuối năm 1076, đại quân Tống chia làm nhiều cách vượt biên giới tiên ào ạt vào Đại Việt. Sau một tháng phải luôn luôn đối phó với những cuộc chống trả quyết liệt của nhân dân Đại Việt trên vùng biên giới và thượng du. Cuối cùng ngày 18 tháng 1 năm 1077, đại quân Tống cũng tiến được tới bờ bắc sông Cầu. Nhưng đến đây, chúng đã bị chặn đứng lại. Phòng tuyến sông Cầu sừng sững như một bức tường thành, vững chãi, uy nghiêm và đầy thách thức. Chúng buộc phải dừng quân, tập kết trên một trận tuyến dài 30km từ bến đò Như Nguyệt đến chân núi Nham Biền, để từ đó triển khai các đợt tiến công sang phòng tuyến của quân Việt.

Một lần, chúng tập trung binh lực, đột phá trận tuyến quân Việt ở bến đò Như Nguyệt, chọc thủng được một đoạn phòng tuyến quân tiên phong của chúng tiến về phía Thăng Long. Nhưng quân Việt do Lý Thường Kiệt chỉ huy đã phản công kịch liệt. Chúng bị tổn thất nặng nề, phải mở đường máu mà tháo chạy.

Lần khác, chúng lại mở đợt tấn công mới. Với những bè lớn, mỗi bè trở được 500 quân qua sông, chúng liên tiếp đưa những đạo quân mạnh đổ bộ lên bờ nam. Nhưng ở đây chúng lại đụng phải sức phản công dữ dội của lực lượng chiến đấu dũng mãnh dưới sự chỉ huy linh hoạt sắc bén của tướng quân Lý Thường Kiệt. Những đạo quân đổ bộ đều bị tiêu diệt hoặc phải đầu hàng.

Vào lúc cuộc chiến ra vô cùng quyết liệt, Lý Thường Kiệt đã viết Nam quốc sơn hà - một bài thơ bất hủ để cổ vũ tinh thần binh sĩ. Tương truyền rằng ông đã sai người giả làm thần nhân, nấp trong đền Truơng Hát ở bờ nam cửa sông Như Nguyệt, đọc bài thơ này.

Theo sách Việt điện u linh thì tướng quân Trương Hát là thần sông Như Nguyệt, chính thần nhân này đã được đọc bài thơ trên. Sách còn nói: "Đang đêm nghe tiếng vang trong đền đọc bài thơ ấy, quân ta đều phấn khởi. Quân Tống sợ táng đẩm, không đánh cũng tan".

Bài thơ Nam quốc sơn hà khẳng định chân lý hùng hồn: Nước Nam là một quốc gia lãnh thổ riêng, cương giới rạch ròi, quyền độc lập tự chủ của dân tộc là thiêng liêng bất khả xâm phạm.

Bài thơ thể hiện khí phách hào hùng về ý chí gang thép của dân tộc, cảnh cáo nghiêm khắc kẻ ngoại xâm, đồng thời cổ vũ mạnh mẽ quân dân ta hăng hái chiến đấu, tin tưởng vững chắc vào thắng lợi hoàn toàn.

Đi vào lịch sử, bài thơ được coi như bài Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta sau hơn một ngàn năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ.

Qua thực tế chiến trường trên phòng tuyến sông Cầu, bài "thơ thần"đã truyền đi đã có một sức mạnh kỳ lạ, làm nao núng tinh thần quân địch, làm tăng nhuệ khí và thêm sức chiến đấu cho quân ta, trực tiếp góp phần làm xoay chuyển cục diện cuộc chiến đang trong giai đoạn cực kỳ quyết liệt, tạo điều kiện cho cuộc phản công chiến lược giành thắng lợi quyết định. Đó là cuộc phản công chiến lược do Lý Thường Kiệt chỉ huy, đại quân ta vượt sông bất ngờ đánh úp vào doanh trại chính của địch. Theo Việt sử lược thì quân Tống đại bại, bị tiêu diệt đến năm, sáu phần mười.

Sau chiến thắng trên, Lý Thường Kiệt đã chủ động phái người sang sông gặp tướng chỉ huy quân Tống, đặt vấn đề hòa giải nhằm sớm chấm dứt chiến tranh, với điều kiện là toàn bộ quân Tống phải rút khỏi đất Việt.

Bọn chỉ huy quân Tống đang lúc hoang mang cực độ trước nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn, chúng vội vàng nhận điều kiện trên và lập tức rút quân hồi tháng 3 năm 1077, không cần chờ lệnh của triều đình nhà Tống.

Trong cuộc chiến đấu lần này, quân dân Đại Việt đã tiêu diệt hơn 19.000 quân địch. Tính cả cuộc tập kích lần trước vào Ung-Khâm-Liêm, quân Việt đã tiêu diệt gần 30.000 tên.

Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập, quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh.

Làm nên thắng lợi, có công sức và sự hy sinh to lớn của toàn dân đoàn kết, chiến đấu kiên cường, dũng cảm và mưu trí sáng tạo. Làm nên thắng lợi, có cống hiến lớn lao của vị tướng tổng chỉ huy Lý Thường Kiệt. Với tài năng thao lược và nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh kiệt xuất, luôn luôn thể hiện một tư tưởng tiến công rất cao trong chỉ đạo tác chiến, ông liên tục tiến công kẻ thù: đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.

Non sông sạch bóng quân thù. Lúc này vua mới 12 tuổi. Lý Thường Kiệt lại tiếp tục gánh trách nhiệm lớn của triều đình trong công cuộc xây dựng đất nước, chăm lo đời sống nhân dân. Ông đã cho tu bổ đê điều, đường sá, đình chùa hư hỏng trong chiến tranh và tiến hành nhiều biện pháp nhằm cải tổ bộ máy hành chính trong toàn quốc.

Năm 1028, ông thôi chức Tể tướng và được cử về trị nhậm trấn Thanh Hóa. Làm việc ở đây suốt 19 năm trời, đến năm 1101 thì vua Lý Nhân Tông lại mời ông trở lại về triều giữ lại chức Tể tướng. Lúc này ông đã 82 tuổi.

Già rồi, nhưng ông vẫn tình nguyện cầm quân đi đánh giặc Lý Giác ở Diễn Châu (năm 1103), dẹp giặc Chiêm Thành quấy nhiễu ở Bố Chính (năm 1104). Ông còn tổ chức lại quân đội, duyệt đổi lại các đơn vị từ cấm binh đến dân quân.

Lý Thường Kiệt là một trọng thần đã trải ba triều vua (Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông), luôn luôn được triều đình tin tưởng, nể trọng.

Từ đời Lý Thánh Tông, ông đã được cất lên ngang hàng các hoàng tử, được vua nhận làm con nuôi và ban hiệu Thiên tử nghĩa nam. Đời Lý Nhân Tông, ông được nhà vua coi như em và ban hiệu Thiên tử nghĩa đệ

Ông mất năm 1105, thọ 86 tuổi. Khi mất được phong tặng Kiểm hiệu Thái úy bình chương quân quốc trọng sự, Việt quốc công, được lập đền thờ ở nhiều nơi.

Lý Thường Kiệt là một nhà quân sự kiệt xuất, có tài thao lược lỗi lạc, phá Tống bình Chiêm, đánh đâu thắng đấy. Ông cũng là một nhà chính trị tài giỏi và ngoại giao xuất sắc. Về văn học, ông để lại cho đời bài thơ bất hủ Nam quốc sơn hà,tác phẩm nổi tiếng nhất đời Lý và bài hịch hùng tráng Phạt Tống lộ bố văn.

Ông là một nhân cách lớn. Văn bia chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn đã ca ngợi ông như sau:

"Làm việc thì siêng năng, điều khiển dân thì đôn hậu, cho nên dân được nhờ cậy. Khoan hòa giúp đỡ trăm họ, nhân từ yêu mến mọi người, cho nên nhân dân kính trọng. Dùng uy vũ để trừ gian ác, đem minh chứng để giải quyết ngục tụng, cho nên hình ngục không quá lạm. Thái úy biết rằng dân lấy sự no ấm làm đầu, nước lấy nghề nông làm gốc, cho nên không để nỡ thời vụ. Tài giỏi mà không khoe khoang. Nuôi dưỡng đến cả những người già ở nơi thôn dã, cho nên người già nhờ thế mà được yên thân. Phép tắc như vậy có thể là cái gốc trị nước, cái thuật yên dân, sự tốt đẹp đều ở đấy cả".

Lý Thường Kiệt là một anh hùng dân tộc bậc nhất của đời Lý mà tên tuổi và sự nghiệp vẫn sáng chói mãi trong lịch sử vinh quang của dân tộc./.
(TTXVN/Vietnam+)


dTLAR6xXJ2Y

Hansy
20-05-2014, 06:35 AM
11- LÝ NHÂN TÔNG

AcccKqbpYZc

***

- PHÒNG TUYẾN NHƯ NGUYỆT
(Sông Cầu)


ZtM0vsKfjk4

Hansy
20-05-2014, 03:22 PM
- NGUYÊN PHI Ỷ LAN

91lkZc-yamw


***




- HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT

qPlrDEbKvFw

Hansy
20-05-2014, 09:13 PM
http://static.kienthuc.net.vn:81/Images/dataimages/201105/original/images698258_ly_thantong.jpg

20
LÝ THẦN TÔNG
(1128-1138)

Lý Thần Tông nguyên niên Thiên Thuận (1128)
Thái úy Lê giúp rập lên ngôi
Làm vua vào tuổi mười hai
Hưởng dương quá mỏng, đức tài cũng không

Việc triều chính do công Thái Úy
Đám bề tôi thì chỉ nịnh vua
Đem vàng bạch với hưu, rùa (1129)
Dâng lên Hoàng Thượng để mua vui lòng (1137)

Từ hoạn quan, Vương Công, Tể Tướng
Toàn một bầy nghễnh ngãng tham lam
Vua thì mê tín dị đoan
Vừa mới mười bảy tuổi có con để bồng

Vua xuống chiếu: Lấy chồng phải đợi (1130)
Đẹp xinh thì tuyển tới cung đình
Những cô xấu xí ngoại hình
Thì vua không tuyển mặc tình tự do

Lý Thần Tông vô tài kém cỏi (1134)
Lại dâm bôn để dưới lộng quyền
Lân bang Chân Lạp vạ Chiêm (1137)
Thường hay quấy nhiễu ven biên nước mình

Trong kinh thành vua ra chiếu chỉ
Mỗi ba nhà quản lý lấy nhau
Nếu không kiễm soát trước sau
Thì cùng liên đới cũng như tội hình

Lịnh ban ra rùng mình sởn óc (1137)
Tạo nghi ngờ tang tóc trong dân
Suy đồi hỗn loạn nhân tâm
Gây thêm chia rẽ quân dân bấy giờ

Biết thời cơ nước đang hỗn loạn
Quân Chiêm Thành tiến đánh nước ta
Chúng vào đánh cướp Đổ Gia (1128)
Bảy trăm thuyền chiến tiến qua vùng này

Lý Công Bình có tài trấn áp (1137)
Chận Chiêm Thành, Chân Lạp mấy phen
Dụng binh quân pháp rất nghiêm
Nhờ ông đất nước giữ nguyên cõi bờ

Ở kinh thành cũng như biên trấn
Nhiều năm liền hạn hán triền miên (1138)
Vua thì đau ốm liên miên
Bao nhiêu quyết định dưới quyền thái sư

Thuở bấy giờ Thần Tông tại thế
Vua ra nhiều chiếu chỉ oái ăm (1128)
Dựa vào tiền của đem dâng
Mà ban chức tước quan hàm đất đai

Năm Bính Thìn (1136) khi khai đất ở
Hương Lãnh kinh tìm thấy chuông xưa
Đó là di chỉ đồng sơ
Của nền văn hóa có từ ngàn năm

Phá Tô Lăng, tướng người Chân Lạp
Đem quân vào trấn áp Nghệ An (1137)
Làm dân khiếp đảm kinh hoàng
May mà cứu viện dẹp tan tức thì

Lý Thần Tông ham mê tiền bạc
Việc triều đình để mặc các quan
Biên thùy giăc cướp dọc ngang
Quốc gia bất ổn lại càng khổ thê



http://dulichhongha.com/wp-content/uploads/2013/12/%C4%90%E1%BB%81n-%C4%90%C3%B4-Tour-1-ng%C3%A0y-0936418687.jpg

Hansy
21-05-2014, 11:32 AM
12- LÝ THẦN TÔNG

BK44PFQbWkg


*****

- SINH CON RỒI MỚI SINH CHA

RBZwNKmNxmw

Hansy
21-05-2014, 03:46 PM
https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRsxAeom1EZpu5vUVvuB6rn1PIBeWV3L 4NuPxFiW9jCDPkwozPe7g

21
LÝ ANH TÔNG HOÀNG ĐẾ
(1138 - 1175)

Tân Hoàng đế húy tên Thiên Tộ
Lên làm vua tuổi độ lên ba (1138)
Mẫu thân: Cảm Thánh lệnh bà
Được phong thái hậu cũng là người gian

Mấy năm sau bốn phương loạn lạc
Triệu Trí Chi khoát lác xưng vương (1140)
Sau Đàm Hữu Lượng làm càn (1144)
Sách dân, quấy nhiễu biên cương một thời

Lý Anh Tông tuổi đời non nớt
Bao nhiêu điều việc nước việc dân
Đều do Thái Úy Đại Thần
Một tay quyết định lấn dần quyền vua

Đỗ Anh Vũ thế thừa làm ẩu (1150)
Lại tư thông Thái Hậu họ Lê
Gian dâm trong chốn phòng the
Giữa triều khoác lác chẳng hề nể nang

Sai quan thường hất hàm ra hiệu
Vung tay lên như kiểu côn đồ
Nội cung tự tiện ra vô
Quần thần hãi sợ, giả đò làm ngơ

Điện Tiên Đô chỉ huy: Vũ Đái
Cùng đại thần khẳng khái bắt giam
Lũ quan hối lộ, tham lam
Thông dâm thái hậu lại làm ô danh

Tội rành rành phải đem xử trảm
Quan Nguyễn Dương tấu bẩm xử liền
Nhưng vì Vũ Đái tham tiền
Chỉ phạt Thái Úy làm điền nhi thôi

Thái hậu đòi Phục quyền Anh Vũ
Cho y làm chức cũ như xưa (1150)
Y bèn núp bóng sau vua
Bức người đến chết, trả thù tới nơi

Y hạ lịnh cho người khủng bố
Làm kinh thành ngạt thở khắp nơi
Cấm không tụ họp ba người (1150)
Cấm không đi lại chê bai triều đình

Lịnh khủng bố kéo dài liên tục
Cho đến khi Anh Vũ lìa đời (1164)
Bàn dân thiên hạ khắp nơi
Thở phào nhẹ nhõm khỏi loài sói lang

Tô Hiến Thành được làm đại tướng (1161)
Bên cạnh vua chỉnh đốn việc triều
Được vua rất mực kính yêu
Ngoại giao (1163) nội trị nhiều điều sửa sang

Vua nước Tống vào năm Bảo Ứng (1164)
Sai sứ sang đem tặng Anh Tông
An Nam chiếu chỉ sắc phong
Đổi tên Giao Chỉ để hòng dụ ta

Nền ngoại giao giữa ta và Tống
Suốt nhiều năm chấn động can qua
Giữ tình lân quốc hiếu hòa
Bán buôn hai nước vào ra dễ dàng

Với các quan: Đặt khoa khảo thí (1162)
Cứ chín năm thanh lý một lần
Thăng quan tiến chức lên dần
Giúp người trung chính lập thân dễ dàng

Vua đi tuần những nơi hiểm yếu
Bởi vì người muốn hiểu ý dân (1171)
Hình sông, thế núi xa gần
Bản đồ ghi chú, phiên thần lân bang (1172)

Vua học bắn xạ trường dựng bảng (1170)
Khuyên các quan võ tướng hằng ngày
Chuyên lo huấn luyện cho hay
Phép công phá trận lại bày ra ôn

Nơi đảo xa Vân Đồn lập trại
Cho thuyền buồm đi lại giao thương
Xiêm La, Lộ Lạc cũng thường
Trảo Oa cũng đến bán hàng cho ta (1149)

Vua quyết định không tha Thái Tử (1174)
Long Xưởng người cư xử vô luân
Làm điều trái đạo bất nhân
Thông dâm cùng với phi tần của cha

Lệnh ban ra phong cho Long Trát
Nối nghiệp nhà ký thác truyền ngôi
Đông Cung Thái Tử lập rồi
Quyền nhiếp chính sự, triệu vời Tô Quân

Tô Hiến Thành được vua phó chúc (1175)
Giao con mình cho bậc đại thần
Dốc lòng phò tá Ấu Quân
Một người trung nghĩa cầm cân giữa triều

Vua băng hà, vâng theo di chiếu
Tô Hiến Thành rước kiệu tân quân
Lên ngôi hoàng đế chăn dân
Chăm lo chính sự, sửa sang mọi đàng



http://image.phunuonline.com.vn/news/2012/20120731/fckimage/deg.jpg
Di tích Đền Đô

Hansy
21-05-2014, 08:52 PM
13- LÝ ANH TÔNG

Y6PYPFXdtNc


***


- BA CHÀNG THIỆN NGHỆ

_igHUbUIEdI

Hansy
22-05-2014, 09:08 AM
http://giaodiemonline.com/2007/12/hinh/ly019.jpg

22
LÝ CAO TÔNG HOÀNG ĐẾ
(1176 - 1210)

Hiệu Trinh Phù vua ban cho nước
Việc triều đình các cấp cân phân
Tháng giêng năm đó Bính Thân (1176)
Đại xá thiên hạ bàn dân làm đầu

Nơi biên trấn diệt đồ giặc cướp
Việc triều đình từng bước sửa sang
Vua, quan nhiệm vụ rõ ràng
Chia làm ba bậc quan trường biểu nghi

Mời giáo thụ dạy vì Ấu Chúa
Cáo trong dân để lựa nhân tài
Sửa sang luật pháp cho ngay
Lập trường dạy học giúp người mở mang

Tô Hiến Thành bỗng mang bạo bệnh
Thương cho ông mới đến giữa đường
Bao nhiêu kế hoạch dở dang
Không ai nối tiếp theo gương của người

Khi lâm chung có người đến hỏi
Ai là người thay chổ của ông ?
Lựa người lương đống tôi trung
Vì nước tiến cử không hàm ơn riêng

Đỗ An Di nắm quyền Phụ Chính (1179)
Cũng ra tay bình định biên cương
Chọn người tài giỏi, hiền lương
Giúp lo việc nước tìm đường cứu dân

Giặc nhiễu nhương muôn phần khốn đốn
Thêm thiên tai bất ổn triền miên (1181)
Đói to, người chết liền liền
Chết luôn một nửa, khi nguyên cả làng (1208)

Thóc chẩn cấp vua ban cứu đói
E sợ rằng cướp lại nổi ra
Gieo xong vụ lúa tháng ba
Dần dần ổn định vượt qua hiểm nghèo

Năm Ất Tỵ vua treo yết bảng (1185)
Chiêu hiền tài hương đảng thôn lân
Nghe đồn, sĩ tử xa gần
Mang lều, vác chỏng dự phần ghi danh

Bùi Quốc Khái đã giành đầu bảng (1185)
Đỗ khoa này vào khoảng ba mươi
Văn hay, võ giỏi chọn người
Vào hầu vua học ngay nơi điện rồng

Đàm Sĩ Mông được phong thái phó (1190)
Đất nước này từ đó điêu linh
Trùng tu lại Điện Vĩnh Ninh
Đào sông Tô Lịch ngoại thành Thăng Long (1192)

Đàm Sĩ Mông vốn không kiến thức
Lại là người nhu nhược trí ngu
Để cho triều chính rối mù
Quốc gia phân hóa cơ đồ tan hoang

Vua càng lớn lại càng biếng nhác
Mãi rong chơi, quên nước quên nhà
Ham tiền, trở thói trăng hoa
Lún sâu chìm đắm khó đà thoát ra

Năm Mậu Thìn tháng ba đói lớn (1208)
Xác của người từng đống gối nhau
Trong triều yến tiệc ra vào
Ngoài kia dân chết vua nào biết chi

Lấy thú vui cầm kỳ, thi tửu
Rủ trướng đào khúc múa Chiêm nương
Tối ngày nhã nhạc xênh xang
Chế ra khúc nhạc muôn vàn thương tâm

Điệu Chiêm Thành tiếng ngâm ai oán
Đàn Kha Nhi nghe thảm, nghe thương
Mủi lòng sầu rúc giây buông
Hồn đau tiếc nuối ngậm buồn nghìn năm

Đàn như tiếng thì thầm vạn kiếp
Khèn như lời nuối tiếc thương hờ
Khúc Chiêm xé ruột thẫn thờ
Cao Tông lại chế tiếng hồ, tiếng thanh

Trong cấm thành tàn canh chưa đã
Ở ngoài biên giặc giã nổi lên
Vua quan một lũ tham tiền
Lâu đài cung điện xây riêng cho mình (1203)

Nước tan tành, dân tình ly tán
Rất nhiều nơi ta thán vua quan
Lại nghe sàm tấu bắt giam
Giết người vô tội, dân càng oán thêm

Bọn Quách Bốc giận đem quân đến (1209)
Xông vào thành quyết chém hôn quân
Cao Tông hoảng vía bạc hồn
Cùng con tháo chạy tới Đông Bộ Đầu

Bốc vào thành cùng nhau phế lập
Đưa Hoàng tử tên Sám lên ngôi
Sĩ Mông, Chính Lại được ngồi
Vào cương vị cũ như thời Cao Tông

Phế Vương chạy ra sông Quy Hóa
Thái tử thì phải quá Lưu Gia (1209)
Được nhà Trần Lý đón qua
Giúp vua dựng lại sơn hà từ đây

Nhưng vua vốn là tay kinh suất
Việc triều đình phó mặc các quan
Lại tham lắm của, nhiều vàng
Gây thù kết oán với hàng vương thân

Ngày vua băng vào năm Canh Ngọ (1210)
Thái tử Sám nhân đó lên ngai
Kiến Gia niên hiệu mới thay
Sai thuyền đi đón vợ này ở xa



http://www.nhomai.vn/forum/anhnhomai/659495a152eb868f.jpg

Hansy
22-05-2014, 02:22 PM
14- LÝ CAO TÔNG

_SZtR8abUGk

Hansy
23-05-2014, 12:09 AM
- SỰ TÍCH TRÁI DƯA HẤU

7zk-2WDinMg

Hansy
23-05-2014, 11:17 AM
https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTP1mvpJDrMGhn_Deu27dJTAGJbADD14 S0iQe_-OrmhN82SHrMJ8A

23
LÝ HUỆ TÔNG HOÀNG ĐẾ
(1211 - 1224)

Cho thuyền rồng đi nhanh để đón
Trần Thị Dung về chốn kinh sư (1211)
Cùng đi còn có Trung Từ
Nguyên Phi ban chức chiếu thư sẵn sàng

Cho anh vợ đảm đang việc nước
Trần Tự Khánh phong tước Thành hầu
Rồi phong Thái úy năm sau (1216)
Sửa sang việc nước từ lâu rối mù

Còn Trần Thừa phong làm Phán Thủ (1216)
Ở trong cung phục vụ hoàng gia
Mon men đến việc nước nhà
Lên chức Phụ Chính đứng ra điều hành

Giặc Đoàn Thượng tung hoành ngang dọc (1212)
Dựa thời cơ cướp bóc lương dân
Quân Chiêm đánh phá Nghệ An (1216
Lại thêm Nguyễn Nộn tiếm phần, xưng vương (1220)

Nước thì loạn trăm đường khốn đốn
Kho quân lương hao tổn quá nhiều
Vua thì mắc bệnh hiểm nghèo
Tâm thần phân liệt đủ điều bi ai (1217)


http://cdn9.truongsahoangsa.info/files/2013/01/ly-hue-tong-vs21_03.jpg

Hansy
23-05-2014, 06:12 PM
15- LÝ HUỆ TÔNG

DIIKuwlvGao

Hansy
23-05-2014, 10:05 PM
- LỌ NƯỚC THẦN

LBZ0QCIfSj0

Hansy
24-05-2014, 11:23 AM
https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRcGAG9TepVmK3CEyQJ3nuf_0v3Q2yRt 1_pD1ZVjoNqljwgHn4aYw
Lý Chiêu Hoàng


24
LÝ CHIÊU HOÀNG
(1224 - 1225 )

Vua không có con trai nối dỏi
Bèn truyền cho hoàng nữ lên ngôi (1224)
Tháng mười, Chiêu Thánh thay người
Vua bèn xuống tóc, bỏ đời đi tu

Vua xuất gia ở chùa Chân giáo
Bỏ Vương Y, mặc áo nâu sồng
An vui tự tại trong lòng
May ra căn bệnh tâm thần được yên

Lý Chiêu Hoàng vừa lên bảy tuổi
Được Điện tiền Thủ Độ trông coi (1224)
Đem người hầu hạ bên ngài
Ông cho Trần Cảnh trong vai người hầu

Bọn trẻ con rất mau kết bạn
Thường bày trò chạy trước, cản sau
Nhưng nào chúng có ngờ đâu
Mưu cơ, Thủ Độ trong đầu nghĩ ngay

Phải nhanh tay chiếm liền ngôi báu
Bằng mọi đường cho dẫu gian manh
Viết tờ chiếu chỉ nhân danh
Chiêu Hoàng, Trần Cảnh trở thành uyên ương

***

Lễ nhường ngôi Chiêu Hoàng cho Cảnh (1225)
Được tiến hành trong điện Thiên An
Vua ban chiếu chỉ rõ ràng
Nhường cho Trần Cảnh, ngai vàng từ đây

Đổi niên hiệu chọn ngày mười một
Xuống chiếu rằng đại xá toàn dân
Phong cho Thủ Độ đại thần
Là Quốc Trượng Phụ đỡ đần bên vua

***

Triều nhà Lý, chín vua tất cả
Trải hai trăm mười sáu năm già
Kể từ Công Uẩn tính qua
Đến đời Chiêu Thánh cũng là khá lâu (1010 - 1225)

Hai trăm năm xôn xao một vẽ
Sân cung đình bóng quế trần gian
Cột chùa một nét bút son
Cũng là định mệnh vô thường đó chăng ?

Nhất bát công đức thủy
Tùy duyên hóa thế gian
Quang quang trùng chiếu chúc
Một ảnh nhật đăng san

Cơ đồ nửa mảnh trăng tan
Tử sinh rồi cũng qua đường trầm luân.


http://photos.wikimapia.org/p/00/02/08/74/44_big.jpg
(Đền Rồng (Nơi thờ Lý Chiêu Hoàng)

Hansy
24-05-2014, 05:57 PM
- VỊ VUA CUỐI CÙNG CỦA NHÀ LÝ
LÝ CHIÊU HOÀNG

LeS1apCAdUw

Hansy
25-05-2014, 02:21 PM
Lý Chiêu Hoàng
và những bi kịch cuộc đời

http://static.kienthuc.net.vn:81/Images/Contents/quocquan/20130422/Kienthuc-Ly-Chieu-Hoang-t.jpg


Tóm tắt: Nhắc đến Lý Chiêu Hoàng, chúng ta thường nghĩ ngay tới bà là một vị nữ hoàng đầu tiên và cũng là cuối cùng trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Cuộc đời của Lý Chiêu Hoàng là một chuỗi những bi kịch lịch sử đau đớn. Bài viết sau đây được tôi tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet, mong đem đến cho độc giả những thông tin đầy đủ về thân thế và cuộc đời của bà.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lý Chiêu Hoàng sinh vào tháng 9 năm 1218, là con gái của Lý Huệ Tông và hoàng hậu Trần Thị Dung. Khi bà ra đời thì lúc này, nhà Lý đã vào thời kỳ suy tàn. Ông nội của bà, tức Lý Cao Tông được biết đến như là một vị vua “chơi bời vô độ, chính sự hình pháp không rõ ràng, giặc cướp nổi lên như ong, đói kém liền năm, cơ nghiệp nhà Lý từ đấy suy”.

Tới đời Huệ Tông “Bấy giờ thừa hưởng thái bình đã lâu ngày, giường mối dần bỏ, dân không biết việc binh, giặc cướp nổi lên không ngăn cấm được. Vua mới lên ngôi, đem việc nước giao cho Thái uý Đàm Dĩ Mông. Dĩ Mông là người không có học thức, không có mưu thuật, lại nhu nhược không quyết đoán, chính sự ngày một đổ nát.”

Năm 1917, Huệ Tông bị phát bệnh điên, tự xưng là Thiên tướng, tay cầm giáo và mộc, cắm cờ nhỏ vào búi tóc, đùa múa từ sớm đến chiều không nghỉ, khi thôi đùa nghịch thì đổ mồ hôi, nóng bức khát nước, uống rượu ngủ li bì đến hôm sau mới tỉnh. Chính sự không quyết đoán, giao phó cả cho Trần Tự Khánh. Quyền lớn trong nước dần dần về tay kẻ khác. Tới tháng 10 năm 1224, dưới sức ép của Trần Thủ Độ (lúc này đã lên nắm quyền lực thay Trần Tự Khánh chết năm 1224), Huệ Tông phải sách lập Chiêu Hoàng làm thái tử và xuống chiếu nhường ngôi, như vậy Chiêu Hoàng lên ngôi năm mới vừa tròn 6 tuổi. Và cũng từ đây sóng gió đã phủ lên cuộc đời của vị nữ hoàng nhỏ tuổi này.

Lúc này quyền lực thực tế đã hoàn toàn nằm trong tay của dòng họ Trần, Lý Chiêu Hoàng chỉ còn là một quân bài trong ván bài chính trị của Trần Thủ Độ mà thôi. Sở dĩ, Trần Thủ Độ chưa lật đổ nhà Lý chỉ vì còn lo sợ các thế lực đang cát cứ tại các địa phương, như Đoàn Thượng ở Hải Dương, Nguyễn Nộn ở Kinh Bắc, đem quân về đánh.
Cuối cùng thì đến năm 1225, Trần Thủ Độ đã dàn xếp cho cháu của mình là Trần Cảnh (tức vua Trần Thái Tông sau này) vào cung hầu hạ Chiêu Hoàng. Trần Cảnh được Chiêu Hoàng gần gũi, yêu mến, hay trêu đùa. Trần Thủ Độ lấy dịp đó dựng nên cuộc hôn nhân giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh rồi chuyển giao triều chính bằng cách để Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép sự việc này như sau:
"...Một hôm, Cảnh lúc ấy mới lên 8 tuổi, phải giữ việc bưng nước rửa, nhân thế vào hầu bên trong. Chiêu Hoàng trông thấy làm ưa, mỗi khi chơi đêm cho gọi Cảnh đến cùng chơi, thấy Cảnh ở chỗ tối thì thân đến trêu chọc, hoặc nắm lấy tóc, hoặc đứng lên bóng.
Có một hôm, Cảnh bưng chậu nước hầu, Chiêu Hoàng rửa mặt lấy tay vốc nước té ướt cả mặt Cảnh rồi cười trêu, đến khi Cảnh bưng khăn trầu thì lấy khăn ném cho Cảnh. Cảnh không dám nói gì, về nói ngầm với Thủ Độ.
Thủ Độ nói: "Nếu thực như thế thì họ ta thành hoàng tộc hay bị diệt tộc đây?".
Lại một hôm, Chiêu Hoàng lại lấy khăn trầu ném cho Cảnh, Cảnh lạy rồi nói: "Bệ hạ có tha tội cho thần không? Thần xin vâng mệnh". Chiêu Hoàng cười và nói: "Tha tội cho ngươi. Nay ngươi đã biết nói khôn đó". Cảnh lại về nói với Thủ Độ.
Thủ độ sợ việc tiết lộ thì bị giết cả, bấy giờ mới tự đem gia thuộc thân thích vào trong cung cấm. Thủ Độ đóng cửa thành và các cửa cung, sai người coi giữ, các quan vào chầu không được vào. Thủ Độ loan báo rằng:
"Bệ hạ đã có chồng rồi".
Các quan đều vâng lời, xin chọn ngày vào chầu. Tháng ấy, ngày 21, các quan vào chầu lạy mừng. Xuống chiếu rằng:
"Từ xưa nước Nam Việt ta đã có đế vương trị thiên hạ. Duy triều Lý ta vâng chịu mệnh trời, có cả bốn biển, các tiên thánh truyền nối hơn hai trăm năm, chỉ vì thượng hoàng có bệnh, không người nối dõi, thế nước nghiêng nguy, sai trẫm nhận minh chiếu, cố gượng lên ngôi, từ xưa đến giờ chưa từng có việc ấy. Khốn nổi trẫm là nữ chúa, tài đức đều thiếu, không người giúp đỡ, giặc cướp nổi lên như ong, làm sao mà giữ nổi ngôi báu nặng nề? Trẫm dậy sớm thức khuya, chỉ sợ không cáng đáng nổi, vẫn nghĩ tìm người hiền lương quân tử để cùng giúp chính trị, đêm ngày khẩn khoản đến thế là cùng cực rồi, Kinh thi có nói "Quân tử tìm bạn, tìm mãi không được, thức ngủ không nguôi, lâu thay lâu thay". Nay trẫm suy đi tính lại một mình, duy có Trần Cảnh là người văn chất đủ vẻ, thực thể cách quân tử hiền nhân, uy nghi đường hoàng, có tư chất thánh thần văn võ, dù đến Hán Cao Tổ, Đường Thái Tông cũng không hơn được. Sớm hôm nghĩ chín từ lâu nghiệm xem nên nhường ngôi báu, để thỏa lòng trời, cho xứng lòng trẫm, mong đồng lòng hết sức, cùng giúp vận nước, hưởng phúc thái bình. Vậy bố cáo thiên hạ để mọi người điều biết".
Tháng 12, ngày mồng một Mậu Dần, Chiêu Hoàng mở hội lớn ở điện Thiên An, ngự trên sập báu, các quan mặc triều phục vào chầu, lạy ở dưới sân. Chiêu Hoàng bèn trút bỏ áo ngự mời Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế....".

Sau khi nhường lại ngai vàng cho Trần Cảnh, lúc này Chiêu Hoàng mới có 7 tuổi và được Trần Cảnh sách phòng làm hoàng hậu, đổi gọi là Chiêu Thánh. Những tưởng sự đời từ đây đã được an phận, không làm vua nữa thì đã có chồng làm vua, nếu sinh được con trai, thì con bà cũng lại tiếp tục kế nghiệp của nhà Trần, cũng an ủi được phần nào đối với vương triều nhà Lý. Bảy năm sau (1232), năm Chiêu Thánh 14 tuổi thì sinh con trai là thái tử Trịnh, nhưng không may Trịnh mất ngay sau đó.

Từ đó bà đau ốm liên miên tới 5 năm sau (1237) mà vẫn chưa có con. Lúc này Trần Thủ Độ và mẹ ruột của bà là Trần Thị Dung (đã lấy Trần Thủ Độ và được gọi là công chúa Thiên Cực), lại tiếp tục bàn mưu với nhau, phải giữ được ngai báu cho dòng họ nhà Trần, ép buộc Trần Thái Tông lấy Thuận Thiên công chúa (lúc này đang là vợ của Trần Liễu, anh trai của nhà vua) và giáng Chiêu Thánh xuống làm công chúa.
Chúng ta phải xét lại mối quan hệ như mối bòng bong này giữa các nhân vật trong câu chuyện này. Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung vốn là hai chị em con chú con bác, bố của Trần Thị Dung là Trần Lý anh trai của Trần Hoằng Nghi (bố của Trần Thủ Độ), sau đó hai nhân vật này trở thành vợ chồng.

Tiếp đến thế hệ của Trần Cảnh, Chiêu Thánh thì Trần Cảnh là con của Trần Thừa, anh trai của Trần Thị Dung, xét về thế thứ thì Trần Cảnh là anh họ của Chiêu Thánh. Giờ đây, dưới sự sắp xếp của Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung, lại một lần nữa sự loạn luân trong dòng họ Trần được đẩy lên tới đỉnh điểm. Trần Cảnh lấy Thuận Thiên (vừa là em họ, vừa là chị dâu, vừa là chị vợ). Về việc này, sử gia Phan Phu Tiên có nhận xét:
Tam cương ngũ thường là luân lý lớn của loài người. Thái Tông là ông vua khai sáng cơ nghiệp, đáng lẽ phải dựng phép tắc để truyền lại cho đời sau, lại nghe mưu gian của Thủ Độ, cướp vợ của anh làm hoàng hậu, chẳng phải là bỏ cả luân thường, mở mối dâm loạn đó ư? Liễu từ đó sinh ra hiềm khích, cả gan làm loạn, là do Thái Tông nuôi nên tội ác cho Liễu vậy. Có người bảo Thái Tông không giết anh, thế là nhân, nhưng tôi thì cho rằng cướp vợ của anh, tội ác đã rõ ràng, không giết anh là vì lẽ trời chưa mất mà thôi, sao được gọi là nhân? Xét ra sau này Trần Dụ Tông dâm loạn làm càn chưa hẳn không do Thái Tông đầu têu vậy .

Ngô Sĩ Liên thì viết: Thái Tông mạo nhận con của anh làm con của mình. Sau này Dụ Tông và Hiến Từ đều cho Nhật Lễ làm con của Cung Túc Vương, đến nỗi cơ nghiệp nhà Trần suýt nữa bị sụp đỗ, há chẳng phải là không có ngọn nguồn của nó sau?
Những biến cố lớn của cuộc đời dồn dập xuống đầu của một cô công chúa mới 19 tuổi đầu, từ một vị hoàng đế, xuống làm hoàng hậu, con trai mất, bà lại tiếp tục bị mẹ đẻ của mình trực tiếp hay gián tiếp giáng xuống làm công chúa. Có lẽ Trần Thị Dung đã đặt lợi ích dòng họ lên quá cao, để rồi đến con mình rứt ruột đẻ ra phải chịu cảnh đau khổ đến tột cùng. Quá buồn và chán nản, không chịu được cảnh ngột ngạt trong cấm cung, bà xin với triều đình cho xuất gia đi tu. Có nhiều giả thuyết khác nhau về nơi tu hành của công chúa Chiêu Thánh, người dân làng Giao Tự (nay thuộc xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội) còn truyền tụng rằng ngôi chùa Linh Tiên của làng mình, xưa kia chính là nơi Lý Chiêu Hoàng về tu hành một thời gian. Bà trở về đây nương nhờ cửa Phật sau khi bị chồng là Trần Thái Tông (Trần Cảnh) giáng xuống làm công chúa.

Còn theo cuốn “Lý Thái Hậu thực lục”, sống với vua Trần nhiều năm mà đường con cái muộn mằn, Chiêu Hoàng luôn có nỗi buồn, bà bèn dâng biểu và được nhà vua ưng thuận. Từ đó, và rời cung cấm đi ngao du, thăm phong cảnh và giảng kinh thuyết pháp ở nhiều nơi, sau đó đến tu tại chùa Trấn Quốc bên Hồ Tây (theo sách Việt Nam đại hồng sử). Có thuyết khác nói Lý Chiêu Hoàng tu tại chùa Vân Tiêu nằm trên sườn núi phía tây Yên Tử lấy pháp danh là Vô Huyền, cho đến khi triều đình gả bà cho tướng Lê Tần (Lê Phụ Trần).

Sau 21 năm sống cuộc đời cô độc và buồn thảm từ khi bị truất xuống làm công chúa Chiêu Thánh (1237), năm 1258, một sự cố lớn nữa lại đến trong cuộc đời bà, nhưng đó cũng là niềm an ủi, niềm hạnh phúc những năm tháng cuối cùng đối với Chiêu Thánh.
Tháng 12 năm Đinh Tỵ (1257) quân Nguyên do tướng Ngột Lương Hạp Thai đem quân xân lấn nước ta ở Bình Lệ Nguyên (nay là huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Yên). Vua thân hành đốc chiến, xông pha tên đạn, ngoảnh lại chỉ thấy Lê Phụ Trần một mình một ngựa ra vào trận giặc, sắc mặt bình thản như không. Có người khuyên vua dừng lại để chỉ huy chiến đấu. Phụ Trần can vua “Nay thì bệ hạ chỉ đánh một ván dốc túi thôi! Hãy tạm lánh chúng, sao lại có thể tin lời người ta thế!”. Vua nghe lời lui quân đóng ở sông Lô, Phụ Trần giữ phía sau. Quân giặc bắn loạn xạ, Phụ Trần lấy ván che cho vua khỏi trúng tên giặc….

Cảm kích ân nghĩa cuả Lê Phụ Trần đã quên mình vì vua, sau khi đánh tan giặc Nguyên (lần thứ nhất), ngày mồng 1 tháng giêng năm Mậu Ngọ (1258) Thái Tông định công phong tước, cho Lê Phụ Trần làm Ngự sử đại phu, lại đem công chúa Chiêu Thánh gả cho. Vua nói “Trẫm không có khanh thì đâu có ngày nay. Khanh hãy cố gắng để cùng được trọn vẹn về sau”.

Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Vua tôi nhà Trần coi thường đạo vợ chồng lại thấy ở đây lần nữa.
Ở Từ Sơn (Bắc Ninh) vẫn còn câu ca dao thác lời Chiêu Hoàng trách Trần Cảnh về việc này:
Trách người quân tử bạc tình
Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao!

Chiêu Thánh trở thành phu nhân cuả Lê Phụ Trần và đã sinh cho Phụ Trần hai người con, trai là Thượng Vị hầu Tông, gái là Ứng Thụy công chúa Khuê. Việc sinh con đã mang lại niềm hạnh phúc được làm mẹ cho Chiêu Thánh, là minh chứng hùng hồn tội ác vô luân cuả Thủ Độ và Linh Từ, nhưng liệu đã đủ xua tan những bóng mây u ám vây quanh bà chăng? Tin thượng hoàng Thái Tông băng vào tháng 4 Đinh Sửu (1277) làm vết thương lòng cuả bà nhói đau trở lại. Một năm sau Chiêu Thánh công chúa ra đi trong lặng lẽ (tháng 3 Mậu Dần -1278), thế mà những thành kiến khắc nghiệt cuả các sử thần Nho giáo vẫn không chịu buông tha bà:

Việt Sử Tiêu Án viết như sau: “Bà Chiêu Thánh mất. Bà đã bị giáng là Công chuá, rồi gả cho Phụ Trần, khi ấy mất đã 61 tuổi. Hiện nay ở tỉnh Bắc Giang có đầm Minh Châu, giữa đầm có phiến đá to, người ta truyền lại rằng: Bà Chiêu Thánh cắp hòn đá nhảy xuống đầm mà chết, trên đầm có miếu Chiêu Hoàng, đó là thổ dân nơi đó bênh vực hồi mộ cho bà Chiêu Thánh mà đặt ra thuyết ấy. Bà Chiêu Hoàng nhất sinh là người dâm, cuồng, lấy chồng không vừa lứa đôi, đâu còn trinh tiết như lời người ta truyền lại.”

Lúc còn sống, bà đã phải chịu nhiều đau khổ và búa rìu dư luận như vậy. Nhưng sau khi chết đi rồi, chúng ta thử xem bà được hậu thế đối xử như thế nào?

Tuy là một vị vua chính thức của vương triều nhà Lý, một vương triều rực rỡ của nước Đại Việt, vương triều đặt nền móng cho sự thịnh trị của các triều đại sau này, nhưng Lý Chiêu Hoàng đã không được sử sách công nhận một cách công bằng. Nhà Lý có 9 vị vua, nhưng chỉ có 8 vị trước Lý Chiêu Hoàng (từ Lý Thái Tổ tới Lý Huệ Tông) được thờ tại Đền Đô, còn riêng bà Chiêu Hoàng thì lại thờ riêng tại một khu vực khác, gọi là Đền Rồng.

Một số người cho rằng, vì bà đã để mất ngôi nhà Lý, nên bị coi là mang tội với dòng họ, nên không được thừa nhận và phải thờ riêng. Với quan điểm này, nhà thơ Tản Đà từng có bài thơ vịnh Lý Chiêu Hoàng:

"Quả núi Tiên Sơn có nhớ công
Mà em đem nước để theo chồng...
Một gốc mận già thôi cũng phải
Hai trăm năm lẻ thế là xong".

Một lý do khác được GS Sử học Vũ Văn Ninh lý giải: có thể vì bà làm vua trong 2 năm, nhưng do còn nhỏ, nên không có công lao gì với đất nước. Hơn nữa, về sau bà đã nhường ngôi vua, rồi lại bị phế ngôi hoàng hậu, trở thành công chúa và cuối cùng, "xuất giá tòng phu" và không còn là người trong cung thất nhà Lý.

Khá nhiều ý kiến nghiêng về cách lý giải: Là vua, nhưng chỉ vì là phụ nữ, nên Lý Chiêu Hoàng không được thờ chung với các bậc tiên vương, do quan niệm trọng nam khinh nữ tồn tại trong xã hội phong kiến. Mới đây, Tiến sĩ Phật học Thích Đức Thiện cũng có cách lý giải trùng với quan điểm này: "Ngôi đền được xây dựng từ thời phong kiến mang đậm ảnh hưởng của đạo Khổng, đạo Nho, vì thế, phụ nữ cũng ít được coi trọng và phải chịu nhiều thiệt thòi...".

Lại có thông tin truyền miệng về việc Lý Chiêu Hoàng không được thờ cùng các vị tiên đế là do, khi ở tuổi 61, Lý Chiêu Hoàng trẫm mình tự vẫn ở Thanh Hóa, rồi thi hài bà được chuyển về quê hương. Trên đường đi, qua một bãi đất thì kiệu không thể khiêng đi được nữa, nên mọi người cho rằng, đó là ý muốn của Lý Chiêu Hoàng, nên đã dựng Long Miếu thờ bà tại đó, nay gọi là đền Rồng. Tuy nhiên, câu chuyện này không thuyết phục vì không có tài liệu nào ghi chép. Hơn nữa, bà đã có những năm cuối đời hạnh phúc và bình an bên tướng Lê Phụ Trần và 2 người con thành đạt, nên chẳng có lý do gì để bà phải tự vẫn.

Nhà giáo nhân dân Nguyễn Đức Thìn, Trưởng ban Tuyên truyền của đền Đô, người đã viết một số cuốn sách về các triều vua nhà Lý, đưa ra các giả thiết: Lý Chiêu Hoàng không được thờ ở đền Đô, có thể vì bà chỉ làm vua 2 năm, mà trong thời gian đó, do bà mới 7-8 tuổi, nên không nắm thực quyền. Ngoài ra, còn có một sự trùng hợp kỳ lạ để giải thích cho việc này là "Chiếu dời Đô" của Lý Công Uẩn có đúng 214 chữ, trùng với 214 năm trị vì của nhà Lý, nếu không tính thời gian Lý Chiêu Hoàng làm vua.

Còn một nguyên nhân khác được ông Nguyễn Đức Thìn đưa ra là: khu đất Lý Thái Tổ chọn để xây dựng đền Đô được Thiền sư Lý Vạn Hạnh cho rằng là nơi hội tụ của thiên khí, đất gối đầu của 8 con rồng, cũng là mảnh đất ở thế "Liên hoa bát diệp", tức là bông sen có 8 cánh, nên đền Đô chỉ có thể thờ có 8 vua, chứ không phải là 9 vị.

Đền thờ 8 vị vua đặt ở Đông làng Cổ Pháp (cũ), để ngày ngày đón ánh bình minh, còn đền Rồng nằm ở phía tây là để hoàng hôn rọi vào. Việc chọn lựa thế đất để đặt miếu thờ như thế, phải chăng, còn mang dụng ý sâu xa của người xưa: Lý Thái Tổ là người khai sinh ra triều Lý với những năm tháng hưng thịnh của đất nước, còn đời Lý Chiêu Hoàng là dấu chấm hết của triều đình nhà Lý, giống như ánh mặt trời cuối ngày…

Tính đến hôm nay, Lý Chiêu Hoàng đã về với tiên tổ được gần 800 năm, nhưng những thông tin mà chúng ta biết về cuộc đời của bà còn quá ít ỏi và mong manh. Đọc bài viết này để chúng ta cùng cảm thông cho cảnh ngộ của một con người đã từng trải qua đủ trầm luân vinh nhục của cuộc sống đế vương…

Nguồn: http://www.vutiendathd.tk/chuyen-muc/lich-su/Nhan-vat-lich-su/ly-chieu-hoang-va-nhung-bi-kich-cuoc-doi



http://img.tiki.vn/media/catalog/product/cache/1/image/9df78eab33525d08d6e5fb8d27136e95/l/_/l_chi_u_ho_ng_m_t_i_s_ng_gi_.jpg

Hansy
25-05-2014, 07:34 PM
- BỤNG LÀM DẠ CHỊU

_9WRXh6aPCs

Hansy
27-05-2014, 12:28 PM
Ai là tác giả chiếu nhường ngôi
của Lý Chiêu Hoàng?

Hậu thế vẫn chưa hết băn khoăn trước câu hỏi: Ai là tác giả soạn ra bản chiếu nhường ngôi của Lý Chiêu Hoàng?

Lịch sử chế độ phong kiến có một trường hợp rất đặc biệt, đó là có một nữ hoàng đế. Tuy không để lại dấu ấn lớn nhưng câu chuyện về nữ hoàng đó (Lý Chiêu Hoàng) lại còn nhiều điểm tồn nghi khi mà bà ở trong giai đoạn chuyển giao giữa nhà Lý và nhà Trần. Đặc biệt bản chiếu nhường ngôi nhân danh Lý Chiêu Hoàng được ban bố do ai chủ trương soạn ra, đó là điều mà sử sách không đề cập tới một cách trực tiếp, khiến hậu thế không khỏi băn khoăn.

Vương triều Lý kể từ đời vua Lý Cao Tông (1175-1210), đến đời vua Lý Huệ Tông (1210-1224), chính sự đổ nát, suy yếu đến cùng cực không thể vực dậy nổi, thiên hạ đại loạn, xã tắc ngả nghiêng. Sử đánh giá về Lý Cao Tông như sau: “Vua chơi bời không điều độ, hình chính không rõ ràng, giặc cướp như ong, đói kém liền năm, cơ nghiệp nhà Lý từ đấy suy kém…Vua đắm đuối chơi bời, say mê thanh sắc, ham của cải, thích xây dựng, dạy các quan lười biếng, ham mê để trăm họ phải ta oán, làm cho phúc nhà Lý ngày một hao mòn, đến nỗi mất nước. Kinh Thi có câu: “Bên trong mê sắc đẹp, bên ngoài mê săn bắn, ham rượu, thích nhạc, nhà cao tường đẹp, người nào phạm một trong các điều ấy tất phải diệt vong”, mà vua thì phạm đủ các điều ấy, còn làm gì được…Bởi Cao Tông chơi bời không chừng mực, rường mối đã hỏng rồi nên mới thế” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Tháng 10 năm Canh Ngọ (1210), vua Lý Cao Tông qua đời tại cung Thánh Thọ, ở ngôi 35 năm, thọ 37 tuổi, con trưởng là Thái tử Lý Sảm lên kế vị (tức vua Lý Huệ Tông). Nhận đế vị trong tình thế triều chính đang trên đà xuống dốc, nhưng Lý Huệ Tông không đủ khả năng để vực dậy, ngược lại tình cảnh càng bi đát hơn. Viết về Lý Huệ Tông, sách Việt sử tiêu án nhận xét rằng: “Vua là người tài hèn, gặp ly loạn, vì người vợ đẹp mà gây nên biến loạn, không biết tìm người kế tự, họ Lý mới bị mất nước”. Nhà sử học Ngô Sĩ Liên thì bàn rằng: “Đến đời Huệ Tông cái rường mối hư hỏng của thiên hạ đã quá lắm mà vua thì không phải người giỏi giang cứng cáp, bề tôi giúp nước thì nhu nhược hèn kém, muốn chữa mối hư hỏng lâu ngày thì làm thế nào được. Huống chi Huệ Tông lại bị chứng hiểm, chữa thuốc không được; lại không có con trai để nối nghiệp lớn. Thế là cái điềm nguy vong đã hiện ra rồi” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Bấy giờ, vào tháng 3 năm Đinh Sửu (1217), Lý Huệ Tông hết mắc bệnh trúng phong, lại chuyển sang “phát điên, có khi tự xưng là Thiên tướng giáng, tay cầm giáo và mộc, cắm cờ nhỏ vào búi tóc, đùa múa từ sớm đến chiều không nghỉ, khi thôi đùa nghịch thì đổ mồ hôi, nóng bức khát nước, uống rượu ngủ li bì đến hôm sau mới tỉnh. Chính sự không quyết đoán, giao phó cả cho Trần Tự Khánh. Quyền lớn trong nước dần dần về tay kẻ khác” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Giai thoại kể rằng khi phát bệnh, vua thường nhảy múa mà hát rằng:
Ta đây là tướng nhà trời,
Hôm nay giáng thế cho người sợ oai.

Một thời gian sau Lý Huệ Tông khỏi bệnh nhưng đến năm Canh Thìn (1220) lại bị trúng phong, chữa không hiệu nghiệm gì nên vua chỉ ở trong cung, quyền hành rơi dần vào tay Trần Tự Khánh. Tháng 12 năm Qúy Mùi (1223), Trần Tự Khánh chết, quyền lực lại chuyển sang người em họ Tự Khánh là Trần Thủ Độ.

Năm Giáp Thân (1224), bệnh vua càng nặng hơn, nhân cơ hội đó, tháng 10 cùng năm, dưới sức ép của Trần Thủ Độ, Lý Huệ Tông xuống chiếu lập con gái thứ 2 là công chúa Chiêu Thánh làm Hoàng Thái tử rồi nhường ngôi cho. Sau đó vua xuất gia đi tu tại chùa Chân Giáo trong đại nội thành Thăng Long và lấy pháp danh là Huệ Quang đại sư.

Công chúa Chiêu Thánh lên ngôi lấy niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo, trở thành vị vua thứ 9 của triều Lý. Nữ hoàng lúc đó mới 7 tuổi, không có khả năng điều hành chính sự, Thái hậu Trần Thị Dung buông rèm nhiếp chính. Tuy nhiên Thái hậu không tận tâm vì triều Lý mà muốn giành ngôi báu về tay dòng họ mình. Bà cùng người em họ là Trần Thủ Độ đang nắm quyền trong triều tìm cách cất nhắc nhiều người trong họ Trần vào giữ các chức vụ quan trọng. Sách Đại Việt sử ký tiền biên cho biết rõ như sau: “Khi Chiêu Hoàng mới lên ngôi, Thái hậu là Trần Thị Dung cùng với người anh em họ chú bác của bà là Trần Thủ Độ nắm chính trị bên trong, bên ngoài, ban chiếu chọn con em của quan viên trong ngoài sung vào Nội sắc dịch lục hỏa thị cung, Ngoại chi hậu, Nội nhân thị nội ngày đêm thay phiên nhau chầu hầu theo Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ trông coi việc quân trong thành ngoài nội. Thủ Độ tiến cháu chú bác là Trần Bất Cập làm Cận thị thự lục cục chi hầu, Trần Thiên làm Chi ứng, Trần Cảnh làm Chính thủ…”.
Biết nữ hoàng vẫn còn là một đứa trẻ, Trần Thủ Độ cho người cháu họ là Trần Cảnh (con thứ của Thái úy Trần Thừa), 8 tuổi đưa vào cung làm nhiệm vụ hầu hạ Lý Chiêu Hoàng. Việc bố trí để Trần Cảnh gặp gỡ, làm quen với Lý Chiêu Hoàng nằm trong âm mưu được vạch sẵn từ trước của Trần Thủ Độ với sự ủng hộ của Thuận Trinh Thái hậu Trần Thị Dung.

Một hôm đến phiên Trần Cảnh vào cung hầu việc bưng nước rửa, Lý Chiêu Hoàng trông thấy rất mến, từ đó “mỗi khi chơi đêm cho gọi Cảnh đến cùng chơi, thấy Cảnh ở chỗ tối thì chạy đến trêu chọc, hoặc nắm lấy tóc, hoặc đứng vào bóng” (Đại Việt sử ký tiền biên), “đêm đến thường vời vào hầu, nô nghịch cười đùa” (Khâm định Việt sử thông giám cương mục). Có lần Trần Cảnh bưng chậu nước đứng hầu, Lý Chiêu Hoàng rửa mặt xong lấy tay vốc nước té vào mặt Trần Cảnh rồi cười trêu, lần khác khi Trần Cảnh bưng khăn chầu thì Chiêu Hoàng lại cầm khăn ném cho. Chính vì cùng lứa tuổi nên Chiêu Hoàng chỉ thích gần gũi trò chuyện, trêu đùa với Trần Cảnh, tình cảm của hai đứa trẻ rất gắn bó, thân thiết.

Tất cả những chuyện té nước, ném khăn đều được kể lại cho Trần Thủ Độ biết. Thấy sự tình không thể chậm trễ, Trần Thủ Độ vội bàn gấp với Thái hậu Trần Thị Dung rồi “tự đem gia thuộc thân thích vào ở trong cung cấm…đóng cửa thành và các cửa cung, sai người coi giữ, các quan đến chầu không được vào” (Đại Việt sử ký toàn thư). Sau khi kiểm soát được hoàng cung, Trần Thủ Độ cho loan báo rằng nữ hoàng đã có chồng, đó chính là Trần Cảnh. Thế là chuyện chơi bời, đùa nghịch của con trẻ trở thành chuyện tình duyên và bị lợi dụng trong việc “mưu bá đồ vương” nơi cung cấm, rồi chuyện vợ nhường ngôi cho chồng cũng là lẽ hợp lý; triều chính chuyển giao sang tay họ Trần. Tất cả đều nằm trong mưu kế mà Trần Thủ Độ tính toán và được sự hậu thuẫn đắc lực, cực kỳ quan trọng của Thái hậu Trần Thị Dung, mẹ đẻ của Lý Chiêu Hoàng, cô ruột của Trần Cảnh.

Chuyện gì đến sẽ phải đến, vở kịch chuyển giao ngôi vị từ họ Lý sang họ Trần hạ màn vào ngày 11 tháng Chạp năm Ất Dậu (1225), tại điện Thiên An, Lý Chiêu Hoàng xuống chiếu “nhường ngôi cho chồng. Theo sách Việt sử tiêu án thì bản chiếu có nội dung như sau: “Nhà Lý ta nhận mệnh của trời đã hơn 200 năm, không may hiện không có người thừa kế, trẫm là đàn bà, tài đức hèn kém, sợ không kham được cơ nghiệp lớn, mỗi khi nghĩ đến việc tìm người hiền lương quân tử, tính đi tính lại một mình, duy chỉ tìm được Trần Cảnh, có văn lại có chất, thật có thể cách hiền lương, uy nghi đường bệ, tài kiêm văn lẫn võ, xét kỹ thấy có hiệu nghiệm rồi, có thể nhường ngôi lớn cho được, để được vừa lòng trẫm. Vậy các ngươi phải đồng tâm giúp đỡ, để dân được hưởng hạnh phúc thái bình”.

Còn theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục thì nội dung lại viết có khác đôi chút: “Họ Lý ta vâng mệnh cao sáng từ trời, có cả bốn biển. Liệt thánh kế tiếp làm vua hơn hai trăm năm, chẳng may gặp vận gian truân, giặc cướp nổi lên như ong, nhân dân không được yên ổn. Thượng hoàng mắc bệnh, không người nối dõi, trẫm phải vâng theo thánh chỉ, gượng gạo nối ngôi. Trẫm xét thấy ngôi báu rất là trọng đại mà trẫm là vua đàn bà, phải gánh vác lịch số do trời giao cho, riêng những nơm nớp lo sợ, như sắp sa xuống vực sâu. Nghĩ sao tìm được hiền nhân quân tử, để giúp đỡ về chính trị. Duy có Trần Cảnh là người văn chất đủ vẻ, uy nghi đường hoàng, thực có phong độ bậc quân tử, có thể nhường cho ngôi báu để chống đỡ trong buổi gian nguy. Vậy rất mong Trần Cảnh đồng lòng hợp sức, dẹp yên loạn lạc, cứu vớt sinh dân, để cùng hưởng phúc thái bình”.

Mặc dù nội dung bài chiếu có những điểm khác nhau nhưng đều được ghi lại rõ ràng trong các sách sử, tuy nhiên người chủ trương viết tờ chiếu này thì ít ai biết, mặc dù vậy có thể suy đoán đó chính là Thái hậu Trần Thị Dung, người đóng vai trò quan trọng trong sự kiện “chuyển giao ngôi vua” này. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết: “Thái hậu là con gái Trần Lý, khi Lý Huệ Tông làm Thái tử vì tránh quốc nạn phải chạy ra miền Hải Ấp, Thái tử trông thấy Trần thị tỏ ý hài lòng, rồi lấy làm vợ, sau sách phong làm Hoàng hậu. Gặp lúc ấy trong nước loạn lạc, Hoàng hậu mới cùng với Thủ Độ tư thông, rồi bàn mưu ở trong cung làm tờ chiếu để vua nhà Lý truyền ngôi cho nhà Trần, vì thế mà nhà Lý mất ngôi vua”.

Sau khi bản chiếu nhường ngôi được ban bố rộng rãi, 20 ngày sau “vở kịch” chuyển giao đế vị từ họ Lý sang họ Trần “hạ màn” vào ngày 11 tháng 12 năm Ất Dậu (1225) khi Lý Chiêu Hoàng cho mở hội lớn ở điện Thiên An, sai Nội thị Phán thủ là Phùng Tá Chu, quan Nội hành khiển Tả ty Lang trung là Trần Chí Hoành, các tướng văn võ trong ngoài và các viên quan lại đem xe ngựa, cờ phướn đi đón Trần Cảnh. Khi nữ hoàng ngự trên ngai báu, các quan mặc triều phục vào chầu, quỳ lạy ở dưới thềm, tiếp đó Lý Chiêu Hoàng bước xuống sân triều, trút bỏ áo hoàng bào, chính thức khuyên mời Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế.

Viết về ảnh hưởng của Thái hậu Trần Thị Dung trong sự việc này, sách Đại Việt sử ký tiền biên chép ngắn gọn như sau: “Người con gái nhà thuyền chài ở Thiên Trường mà rốt cuộc đã làm thay đổi cả xã tắc, mệnh trời bất thường như vậy, thật đáng sợ lắm thay”.

Còn tiểu sử Thái hậu Trần Thị Dung, sử sách cho biết bà xuất thân trong một gia đình làm nghề chài lưới nhưng giàu có và nhiều thế lực tại thôn Gia Lưu, vùng Hải Ấp (nay là làng Lưu Xá, xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), bà vốn có tên tục là Trần Thị Ngừ (đặt theo tên một loài cá). Không rõ năm sinh của bà, chỉ biết rằng bà trở thành vợ Thái tử Sảm vào năm Kỷ Tị (1209), khi Thái tử lên ngôi vua một thời gian, Trần Thị Dung được phong làm Hoàng hậu Kiến Vũ.

Thời Lý Chiêu Hoàng ở ngôi, bà đứng vai trò là Thái hậu cho đến khi nhà Lý chấm dứt, triều Trần thành lập giáng bà xuống làm Thiên Cực công chúa và gả cho Trần Thủ Độ. Vì có công trong việc gây dựng nhà Trần và thành tích trong thời gian kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất, Trần Thị Dung được vua Trần Thái Tông phong là Linh Từ quốc mẫu. Bà mất năm Kỷ Mùi (1259).

Lê Thái Dũng
Nguồn: http://kienthuc.net.vn/tham-cung/ai-la-tac-gia-chieu-nhuong-ngoi-cua-ly-chieu-hoang-248645.html



https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTbIP3zPsk6WjjMsnetO9Eq4qJgMkmuc rF3UC7naXVJTxmaSoDb
Đền Rồng

Hansy
27-05-2014, 09:38 PM
- CẬU BÉ THÔNG MINH

-MDitkILBNU

Hansy
28-05-2014, 11:07 AM
http://anh.eva.vn/upload/1-2013/images/2013-03-27/1364345011-lychieuhoang-tam-eva1.jpg

Chuyện chồng và con
của Lý Chiêu Hoàng

Dù chỉ xuất hiện thoáng qua trên vũ đài chính trị nhưng Lý Chiêu Hoàng đã trở thành nhân vật độc đáo, thành đề tài luận bàn gần 800 năm qua và sẽ còn là điều thu hút sự quan tâm của các thế hệ người Việt mãi sau này.

Là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử các vương triều phong kiến Việt Nam, nhưng ở trên ngôi báu có hơn một năm nên sách sử chính thống khi viết về Lý Chiêu Hoàng chỉ đề cập đến với những dòng sơ lược, ngắn ngủi khiến hậu thế ít ai biết rằng cuộc đời người phụ nữ này còn biết bao nhiêu sự kiện độc đáo, thú vị cùng những chi tiết về gia đình riêng rất đặc biệt của bà.

Nữ hoàng trong sóng gió vương triều

Lý Chiêu Hoàng tên thật là là Lý Phật Kim (sau đổi tên là Lý Thiên Hinh), được sắc phong làm Chiêu Thánh công chúa, bà là con gái thứ hai của vua Lý Huệ Tông và hoàng hậu Trần Thị Dung.

Theo chính sử bà chào đời tháng 9 năm Mậu Dần (1218) còn nội dung bản văn chầu sự tích về công chúa cho biết rõ hơn về ngày sinh, đó là ngày 16 qua đoạn ghi: “Lại còn thu cửu trăng cao/ Ngọc Hoàng sai chúa hiện vào Lý gia”, như vậy “thu cửu” tức là mùa thu, tháng 9; còn “trăng cao” là vào ngày 16 giữa tháng khi trăng tròn mọc cao và sáng nhất.

Tháng 10 năm Giáp Thân (1224), sau một thời gian thao túng, khống chế triều đình, anh em họ hàng của hoàng hậu Trần Thị Dung do Trần Thủ Độ đứng đầu nhân cơ hội Lý Huệ Tông bệnh tình càng nặng đã gây sức ép buộc vua phải xuống chiếu lập công chúa Chiêu Thánh làm Hoàng Thái tử rồi nhường ngôi cho với niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo (nghĩa là Đạo Trời sáng tỏ).

Sau đó vua xuất gia đi tu tại chùa Chân Giáo trong đại nội thành Thăng Long với pháp danh là Huệ Quang đại sư. Vậy là khúc quanh của lịch sử đã đưa đẩy Lý Phật Kim, một cô bé 8 tuổi bước lên sân khấu chính trị trong giai đoạn vương triều Lý đã suy vong cùng cực.

***
Nữ hoàng ở ngôi khi tuổi còn quá nhỏ nên việc triều chính do Thái hậu Trần Thị Dung điều hành. Từ đấy những người thân thuộc của họ Trần được đưa vào nắm giữ binh quyền và các chức vụ quan trọng trong triều ngày càng nhiều.

Lúc đó Trần Thủ Độ đang giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ tính kế đoạt vương quyền về tay dòng họ mình, dưới sự đạo diễn của ông, một người cháu họ là Trần Cảnh, 8 tuổi được đưa vào cung làm Chánh thủ, có nhiệm vụ hầu hạ Lý Chiêu Hoàng.

Vì cùng lứa tuổi nên Chiêu Hoàng chỉ thích gần gũi trò chuyện, trêu đùa với Trần Cảnh rất vui vẻ, thân thiết. Cho đây là cơ hội ngàn năm khó gặp, Trần Thủ Độ, bàn với chị họ là Thái hậu Trần Thị Dung thực hiện cuộc “đảo chính cung đình” với việc làm táo bạo bằng cách đem hết gia thuộc thân thích vào trong cung cấm.

Sau đó Trần Thủ Độ sai quân lính của mình đóng chặt cửa thành và các cửa cung, cử người coi giữ nghiêm ngặt, các quan xin vào chầu vua nhưng không được chấp thuận.
Khi hoàng cung đã bị phong tỏa, triều thần nhà Lý không ai có phản ứng gì vì họ Trần giữ nữ hoàng và Thái hậu khác nào có con tin ở trong tay thì ai dám manh động. Tiếp đó Trần Thủ Độ liền cho loan báo rằng: “Bệ hạ đã có chồng rồi”.

Các quan đều nghe theo, xin chọn ngày vào chầu mừng. Thế là Trần Thủ Độ dựng nên cuộc hôn nhân giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh; từ chuyện chơi bời của trẻ con thành chuyện tình duyên, rồi vợ nhường ngôi cho chồng cũng là lẽ hợp lý.

Triều chính chuyển giao sang tay họ Trần với sự kiện ngày 21 tháng 11 năm Ất Dậu (1225) Lý Chiêu Hoàng xuống chiếu nhường ngôi cho Trần Cảnh, và tới ngày 11 tháng 12 năm ấy cho mở hội lớn ở điện Thiên An, rồi từ trên ngai vàng bước xuống, trút bỏ áo hoàng bào, chính thức khuyên mời Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế.

Trần Cảnh lên điện rồng, đầu đội mũ bình thiên, mình khoác áo long cổn làm lễ đăng quang, xưng là Thiên Hoàng, đặt niên hiệu là Kiến Trung, trở thành vị vua đầu tiên của nhà Trần.

Việc này cũng khiến Lý Chiêu Hoàng (Phật Kim) và Trần Thái Tông (Trần Cảnh) trở thành đôi vợ chồng duy nhất trong lịch sử đều làm vua. Sau khi nhường ngôi cho chồng, Lý Chiêu Hoàng trở thành hoàng hậu Chiêu Thánh, sách Đại Việt sử ký toàn thư viết:

“Bính Tuất, Kiến Trung năm thứ 2 [1266], (Tống Bảo Khánh năm thứ 2) mùa xuân, tháng giêng, sách phong Chiêu Hoàng làm hoàng hậu, đổi gọi là Chiêu Thánh”.
Người chồng đầu tiên và người con trai yểu mệnh

Người chồng đầu tiên của Lý Chiêu Hoàng là Trần Thái Tông, ông tên thật là Trần Cảnh nhưng còn có tên khác là Trần Bồ (dã sử thì cho hay ông tên tục là Lành Canh theo tên một loài cá vì họ Trần vốn xuất thân làm nghề chài lưới, sau đọc chệch là Cảnh).

Trần Thái Tông sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần (1218) tại làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay là xã Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định), khi lên 8 tuổi được tuyển vào cung giữ chức Chi hậu chánh chi ứng cục lo phục dịch Lý Chiêu Hoàng.
Tháng 12 năm Ất Dậu (1225) được vợ nhường ngôi cho, trở thành vị vua đầu tiên của vương triều Trần, ở ngôi 33 năm (1225-1258). Ngày 24 tháng 2 năm Mậu Ngọ (1258), Trần Thái Tông nhường ngôi cho con là thái tử Trần Hoảng, lên làm Thái thượng hoàng trong 19 năm (1258-1277) rồi mất ngày 01 tháng 4 năm Đinh Sửu (1277), thọ 59 tuổi.

***
Trần Thái Tông là một vị vua tài giỏi, nhân đức và rất am tường Phật giáo, được sử sách khen ngợi nhưng đồng thời cũng cũng phê phán những điểm hạn chế nhất định của ông dưới nhãn quan Nho giáo, nhất là huyện gả vợ cho người khác, lấy chị dâu làm vợ, thậm chí còn chê trách có việc mộ đạo của ông…

Sách Việt sử tiêu án viết: “Vua là người khoan nhân, có độ lượng đế vương, lập ra chế độ, điển chương đã văn minh đáng khen, nhưng chỉ vì tam cương lộn bậy, nhiều sự xấu xa trong chốn buồng khuê…

Mấy năm đầu vua Thái Tôn có tính tà dâm, đều do Thủ Độ xui bảo cả; đến mấy năm sau để ý học vấn, tấn tới được nhiều, lại càng nghiên cứu điển cố trong kinh sách, có làm ra sách "Khóa Hư lục" mến cảnh sơn lâm, coi sinh tử như nhau, tuy ý hơi giống đạo Phật không hư, nhưng mà ý chí thì khoáng đạt, sâu xa cho nên bỏ ngôi báu coi như trút giầy rách thôi”.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư bình rằng: “Vua khoan nhân đại độ, có lượng đế vương, cho nên có thể sáng nghiệp truyền dòng, lập kỷ dựng cương, chế độ nhà Trần thực to lớn vậy. Song quy hoạch việc nước đều do Trần Thủ Độ làm và chốn buồng the cũng có nhiều điều hổ thẹn”.

Những điều mà sử sách cho là hổ thẹn đó liên quan đến việc Trần Thái Tông bị ép phải phế bỏ ngôi vị hoàng hậu Chiêu Thánh vì lý do không sinh được con, rồi lấy chị dâu làm vợ, về sau lại đem vợ mình là Chiêu Thánh gả cho tướng Lê Tần (Lê Phụ Trần) như một phần thưởng đền ơn.

Chiêu Thánh hoàng hậu bị phế vào tháng giêng năm Đinh Dậu (1237), sử chép như sau: “Lập công chúa Thuận Thiên họ Lý, là vợ của Hoài Vương Liễu, anh vua, làm hoàng hậu Thuận Thiên. Giáng Chiêu Thánh làm công chúa.

Bấy giờ Chiêu Thánh không có con mà Thuận Thiên đã có mang Quốc Khang 3 tháng. Trần Thủ Độ và công chúa Thiên Cực bàn kín với vua là nên mạo nhận lấy để làm chỗ dựa về sau, cho nên có lệnh ấy” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Nguyên do là làm vợ Trần Thái Tông hơn 10 năm mà vẫn chưa sinh cho vua được con trai nối dõi nên Thái sư Trần Thủ Độ sợ vua không có người thừa tự mới ép vua rằng: “Hoàng hậu Chiêu Thánh làm vợ đã hơn 10 năm mà không sinh nở thì làm sao có hi vọng về sự nối dõi sau này, phải chọn một hoàng hậu khác!”.

Thực ra Chiêu Thánh đã một lần sinh nở, người con đầu tiên của bà và cũng là kết quả của mối tình chồng vợ với vua Trần Thái Tông sinh ra năm Quý Tị (1233) được đặt tên là Trần Trịnh. Có lẽ vui mừng vì có con mà vua đã phong ngay làm Hoàng thái tử, nhưng người con này đã chết sau khi sinh không lâu.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư đặt nghi vấn: “Hoàng thái tử sinh, tất phải chép rõ ngày, tháng, năm sinh; khi mất cũng thế. Đây chỉ chép khi mất, có lẽ là vừa mới sinh đã chết ngay, nên không chép ngày tháng sinh”.

Cái kết có hậu của một mối duyên tình bị ép buộc

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ nhất (1257- 1258) có một vị tướng là Lê Tần lập được nhiều chiến công, đặc biệt là công cứu vua Trần Thái Tông trong một trận đánh diễn ra vào giữa tháng 12 năm Đinh Tị (1257) nên được vua đổi tên là Lê Phụ Trần.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết như sau: “Tướng Nguyên là Ngột Lương Hợp Thai xâm phạm Bình Lệ Nguyên. Vua thân hành đốc chiến, xông pha tên đạn. Quan quân hơi núng, vua ngoảnh trông tả hữu, chỉ có Lê Phụ Trần (tức Lê Trần) một mình một ngựa, ra vào trận giặc, sắc mặt bình thản như không.

Lúc ấy, có người khuyên vua dừng lại để chỉ huy chiến đấu. Phụ Trần cố sức can vua: Nay thì bệ hạ chỉ đánh một ván dốc túi thôi! Hãy nên tạm lánh chúng, sao lại có thể dễ dàng tin lời người ta thế!. Bấy giờ, vua mới lui quân đóng ở sông Lô.

Phụ Trần giữ phía sau. Quân giặc bắn loạn xạ, Phụ Trần lấy ván thuyền che cho vua khỏi trúng tên giặc. Thế giặc rất mạnh, [vua] lại phải lui giữ sông Thiên Mạc. Phụ Trần theo vua bàn những việc cơ mật, rất ít người biết được đều đó...”.

Sau khi đánh đuổi quân Nguyên Mông ra khỏi bờ cõi, Trần Thái Tông định công ban thưởng cho quần thần, nghĩ đến công lớn của Lê Tần, vua không chỉ phong tước mà còn gả vợ cũ của mình cho ông, lúc này Chiêu Thánh đang ở trong cung cấm sau một thời gian xuất gia tu hành.

Sử sách chép: “Mậu Ngọ, năm thứ 8 (1258). Tháng giêng, mùa xuân. Đem Hoàng hậu cũ là Lý Thị gả cho Ngự sử Đại phu Lê Phụ Trần…Nhà vua bảo Lê Phụ Trần rằng: Nếu trẫm không có nhà ngươi giúp sức, thì làm gì được có ngày nay, nhà ngươi nên cố gắng để cùng làm tròn sự nghiệp sau này” (Khâm định Việt sử thông giám cương mục).
Bị ép lấy Lê Phụ Trần, biết không thể chối từ, Chiêu Thánh đặt ra 3 điều kiện là:
1. Phải xóa bỏ ngay lệnh truy sát, bức hại tôn thất nhà Lý
2. Lăng miếu thờ các vị hoàng đế, công thần triều Lý phải được giữ gìn, chăm sóc chu đáo
3. Dinh thự của Lê Phụ Trần phải chuyển ra xa Hoàng thành.

Sau khi triều Trần chấp nhận các điều kiện trên, Chiêu Thánh mới đồng ý kết hôn cùng Lê Phụ Trần, lúc này bà dù 40 tuổi nhưng vẫn còn xuân sắc mặn mà.

Ở vùng Từ Sơn (Bắc Ninh ngày nay) từ bao đời vẫn lưu truyền câu ca dao thác lời Chiêu Thánh trách vua Trần về việc gả chính vợ mình cho bề tôi:

Trách người quân tử bạc tình
Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao!

Tướng Lê Phụ Trần tên thật là Lê Tần (còn gọi là Lê Tân Trần) quê ở Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay), theo Lê Tần miêu duệ và Cổ Mai bi ký thì: “Lê Tần (tự là Lê Kính), Tần là con trai Lê Khâm, là thân phụ của Trần Bình Trọng”; một số tài liệu cho hay Lê Khâm là cháu nhiều đời của vua Lê Đại Hành nhà Tiền Lê.

Không rõ Lê Phụ Trần sinh và mất năm nào, sử sách cũng không viết rõ về thời điểm ông trở thành tướng quân rồi tham gia triều chính từ năm nào. Những dòng sử đầu tiên nhắc đến Lê Phụ Trần là vào năm Kỷ Dậu (1250) ông được vua Trần Thái Tông phong chức Ngự sử trung tướng tri tam viện sự có trọng trách can gián và xét đoán việc kiện tụng.

Khi quân Mông Cổ kéo vào xâm lược nước ta, Lê Phụ Trần tham gia chiến trận và lập công lớn, khi định công phong tước ông được giữ chức Ngự sử đại phu rồi làm Chánh sứ sang nước Nguyên.

Tháng 6 năm Kỷ Mùi (1259) ông được giữ chức Thủy quân đại tướng quân; cuối đời về già, vào tháng 7 năm Giáp Tuất (1274) được giữ chức Thiếu sư, kiêm Trừ cung giáo thụ để dạy thái tử.

Như vậy Lê Phụ Trần không chỉ là võ tướng mà còn là văn thần có tài, “văn võ song toàn”, có mưu lược, đức hạnh được tin dùng làm thầy dạy Thái tử Khâm (sau lên ngôi là vua Trần Nhân Tông). Cuộc đời ông làm quan trải các triều vua Trần Thái Tông (1225 - 1258), Trần Thánh Tông (1258 - 1278) và Trần Nhân Tông (1279 - 1293).
Theo một số tư liệu, như sách Việt Nam đại hồng sử, sau khi được gả cho Lê Phụ Trần, Chiêu Thánh theo chồng về ở tại đất Bạch Hạc (nay thuộc tỉnh Phú Thọ) rồi không lâu sau họ cùng nhau trở về quê ông nơi đất Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay).

Sống một cuộc đời mới với một cuộc hôn nhân gượng ép nhưng may mắn cho Chiêu Thánh, bà và Lê Phụ Trần sống hoà hợp, yêu thương nhau, đó là những ngày tháng tốt đẹp nhất của cuộc đời người phụ nữ đầy truân chuyên, đau khổ.

Chỉ một năm sau ngày cưới, tức năm Kỷ Mùi (1259), Chiêu Thánh sinh hạ một người con trai đặt tên là Lê Tông, còn có tên khác là Lê Phụ Hiền, tiếp đó bà sinh thêm một người con gái đặt tên là Lê Thị Ngọc Khuê (còn gọi là Minh Khuê).
Vậy là hạnh phúc đã đến với Chiêu Thánh, tuy muộn màng nhưng dù sao đó cũng là kết thúc có hậu mà bà đáng được hưởng sau bao phen tủi hờn, sầu thảm.
Người con trai Lê Tông của Chiêu Thánh, khi trưởng thành được phong tước Thượng vị hầu, sau này được ban quốc tính (họ vua) và đổi tên thành Trần Bình Trọng, một danh tướng nổi tiếng với câu nói bất hủ: “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”.

Năm Ất Dậu (1285), tướng Trần Bình Trọng trong một trận đánh với giặc Nguyên Mông ở bãi Thiên Mạc (thuộc huyện Khoái Châu, Hưng Yên ngày nay), vì quân ít thế yếu nên ông bị chúng bắt được nhưng không khuất phục nên chúng đã giết hại ông, triều đình thương tiếc truy phong tước Bảo Nghĩa Vương.

Ít ai biết rằng Lê Tông, tức Trần Bình Trọng còn là phò mã triều Trần, được vua Trần Thái Tông gả con gái là Công chúa Thụy Bảo làm vợ, hai vợ chồng ông chỉ sinh một người con gái tuyệt sắc sau này được tuyển vào cung làm vợ vua Trần Anh Tông, được tấn phong là Chiêu Hiến hoàng hậu (mẹ của hoàng tử Trần Mạnh, tức vua Trần Minh Tông).

Còn người con gái út của Chiêu Thánh là Lê Thị Ngọc Khuê, sinh năm Tân Dậu (1261), còn được gọi là Minh Khuê, có tài liệu như sách Việt Nam đại hồng sử thì viết bà hiệu là Kiều Thụy.

Sử sách và dã sử không cho biết rõ về cuộc đời của bà, chỉ biết rằng bà được phong làm Ứng Thụy quận chúa (có thuyết nói là Ứng Thụy công chúa).
Sau này Ngọc Khuê được gả cho Trạng nguyên Trần Cố, quê ở xã Phạm Triền, huyện Thanh Miện, phủ Hạ Hồng, lộ Hải Đông (nay là thôn Phạm Lý, xã Ngô Quyền, huyện Thanh Miện, Hải Dương), đỗ Kinh trạng nguyên khoa Bính Dần, năm Thiệu Long thứ 9 (1266) đời Trần Thái Tông, sau làm quan đến chức Hiến sát sứ, Thiên chương các đại học sĩ.

Theo chính sử, Chiêu Thánh (tức Lý Chiêu Hoàng ) mất vào đầu năm Mậu Dần (1278) tại quê hương Cổ Pháp (nay thuộc Từ Sơn, Bắc Ninh), thọ 60 tuổi, lăng mộ đặt ở bên rừng Báng thuộc đất Đình Bảng, dân gian gọi đó là lăng Cửa Mả.

Vậy là kể từ khi sinh ra cho đến khi từ biệt cõi đời, với bao biến cố đã trải qua khiến bà trở thành một nhân vật có số phận đặc biệt nhất trong lịch sử Việt Nam với 7 lần ở những danh vị khác nhau cho dù vai trò của bà đối với vận mệnh quốc gia khá mờ nhạt:
1. Công chúa (nhà Lý)
2. Hoàng Thái tử
3. Nữ Hoàng đế
4. Hoàng hậu nhà Trần
5. Công chúa (nhà Trần)
6. Nhà sư
7. Phu nhân tướng quân.

Dù chỉ xuất hiện thoáng qua trên vũ đài chính trị nhưng Lý Chiêu Hoàng đã trở thành nhân vật độc đáo, thành đề tài luận bàn gần 800 năm qua và sẽ còn là điều thu hút sự quan tâm của các thế hệ người Việt mãi sau này.

Lê Thái Dũng
Nguồn: http://phunutoday.vn/tham-cung-bi-su/chuyen-chong-va-con-cua-ly-chieu-hoang-17748.html


http://tamhoc.com/wp-content/uploads/nha-ky-2.jpg

Hansy
28-05-2014, 07:47 PM
- CHIÊC ÁOTÀNG HÌNH

m3kGY-ZHwU8

Hansy
29-05-2014, 12:13 PM
Truyện Ngắn


https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcR8xvdYX11Se0KOaTgyWCce6VezEtjKr 59F0G8rwtkHFyJw_CvFYA

Mùa xuân Lý Chiêu Hoàng

Hoàng đế Trần Thái Tông thao thức bao đêm.

Ngài và Chiêu Thánh Hoàng hậu cùng ngự giường loan, gối phượng với nhau chín, mười năm rồi mà điều ngài mong ước vẫn chỉ là mong ước. Biết bao vương triều trên thế gian này chỉ vì Hoàng hậu và các Phi, Tần chưa có tin vui mà sinh ra lắm chuyện. Lợi dụng việc này, có những kẻ rắp tâm nảy mưu gian buôn vua, bán chúa. Chúng mưu tính kẻ kế vị khi kẻ đó còn là cát bụi ở chốn hư vô chưa đầu thai vào ai. Việc làm ấy xem ra là huyễn hoặc. Nhưng tới một ngày nào đó, chuyện kinh thiên động địa ấy có thể sẽ xảy ra. Rồi quân thần đảo lộn, phụ tử lìa xa, phu phụ ly biệt, huynh đệ tương tàn huyết lệ. Nếu Chiêu Thánh cứ chưa được Trời, Phật trông xuống, chắc chắn những chuyện chẳng lành sẽ tới. Xa gần đã có những lời đồn đại... Thái Tông Hoàng đế cảm thấy ở đâu đó không xa, một trận cuồng phong sắp tràn tới...

Bỗng có tin như sét đánh bên tai nhà Vua. Một quyết định của Thái sư Trần Thủ Độ đưa ra khiến Trần Hoàng đế bàng hoàng! Đã hai mươi tuổi, lại là một hoàng đế anh minh, lẽ nào Thái Tông lại lấy chị dâu và cũng là chị gái Chiêu Thánh. Anh trai Ngài là Hoài vương có vui gì khi mất vợ? Công chúa Thuận Thiên - phu nhân Hoài Vương có vui gì khi cướp chồng em gái! Quyết định của Trần Thủ Độ đã tạo ra một mớ bòng bong về quan hệ nội ngoại tộc.

Quân thần, phu thê, huynh đệ, tỷ muội đều bị đảo lộn. Cương thường, luân lý của Khổng gia trở thành trò cười. Một kẻ nông phu không biết chữ nhất một gạch nằm ngang, chữ nhị thêm một gạch ngang nữa cũng còn không dám cướp chị dâu làm vợ, huống hồ một bậc đế vương. Rặng liễu bên hồ trong vườn thượng uyển buông cành ủ rũ. Vầng trăng khuyết treo lơ lửng phía trời xa rải xuống trần gian một màu vàng nhờ nhờ khiến đêm đông càng thêm lạnh vắng. Trong tâm khảm ngài, một nỗi buồn bối rối dâng lên. Mười hai năm trước, Ngài cùng Chiêu Hoàng tác thành lúc hai người mới tám tuổi tính theo Nguyệt lịch của người Trung Hoa xưa. Nhờ cuộc hôn nhân đó, Ngài đã có được thiên hạ. Gái xuất giá phải tòng phu. Đương nhiên vợ không thể đè lên chồng. Từ ngôi nữ vương, Chiêu Hoàng tụt xuống ngôi Hoàng hậu. Hôn nhân của hai người chỉ là cái cớ. Ngôi chí tôn mới là cái đích của một đại thần triều Lý gốc gác họ Trần. Hai con rối do một người giật dây.

Các trung thần nhà Lý đã nhìn thấy bóng đen đằng sau cuộc hôn nhân đó. Một triều đình mới sẽ được lập nên. Nhà Lý chấm dứt vai trò lịch sử. Cuộc đảo chính cung đình "êm ái" mang tính chất "Gia đình" ấy cũng đã có tới hơn một trăm năm chục cái đầu rơi xuống. Bởi họ phản đối cuộc hôn nhân cùng "Chiếu nhường ngôi" của Chiêu Hoàng cho Trần Cảnh. Hàng nghìn người phải trốn biệt Hoàng tử thứ tám của triều Lý em vua Lý Huệ Tông là Lý Long Tường nhanh chân vượt bể trốn sang Cao Ly mới toàn mạng. Cuộc hôn nhân của Ngài với Chiêu Hoàng là một cuộc hôn nhân được dàn dựng công phu, kín kẽ đầy màu sắc ly kỳ do người cầm trịch cuộc chơi thêu dệt. Nào là nữ vương phải lòng bề tôi. Lại nữa, nữ vương té nước làm ướt áo người mình yêu. Đó chính là nữ vương bóng gió trao thiên hạ cho ý trung nhân.

Nhưng có điều này là thực: Sau hôn nhân hai người lớn lên, tình yêu của họ đã nảy nở. Bởi Thái Tông tuấn tú, thông tuệ, còn Chiêu Hoàng dung quang như hoa, phẩm hạnh như ngọc, từ phú lưu thủy, hành vân. Dù tài hoa, đức hạnh như vậy nhưng Chiêu Hoàng rất khiêm từ. Hai người như chim phụng, chim hoàng mặn mà ân ái. Phải lìa bỏ Chiêu Hoàng đối với Trần Cảnh là đau đớn và phi lý. Ghê sợ hơn, Ngài phải lấy chị gái Chiêu Hoàng, vợ của anh trai mình, cướp cái thai trong bụng Thuận Thiên, lập lờ lừa thiên hạ. Thật vô luân! Muôn nghìn sau nước Nhĩ Hà cũng không rửa sạch vết nhơ. Còn Chiêu Hoàng, trước đã mất ngôi thiên tử, nay bỗng nhiên Hoàng hậu mất chồng, hỏi có bất công nào bằng?

Tin hơn sét đánh bên tai... Chiêu Thánh Hoàng hậu rụng rời chân tay! "Ta phải nhường chồng cho chị gái ư! Hoàng đế tụt xuống Hoàng hậu! Hoàng hậu tụt xuống Công chúa! Ta còn tụt tới đâu? Trời xanh éo le lắm và đời tàn ác quá!" Mất ngôi Hoàng hậu, mất chồng - điều này Chiêu Thánh chưa bao giờ nghĩ tới. Lý triều đã trải bát đế nhị bách dư niên, không có vị vua nào số phận éo le, bẽ bàng, tủi khổ như Chiêu Thánh. Thái Tổ Lý Công Uẩn có thấu cho hậu duệ của Ngài không! Chiêu Thánh đốt lò trầm ngoảnh về mảnh đất phát tích của họ Lý cúi đầu lầm rầm khấn vái trong dòng lệ lặng tuôn.

Vị Hoàng đế nhà Trần lặng lẽ bước tới chứng kiến việc Chiêu Thánh làm mà Hoàng hậu không biết. Chờ cho Chiêu Thánh khấn xong, Ngài bước tới hỏi:
- Lòng ta tơ vò. Hậu nghĩ hộ, ta nên làm thế nào?
Chiêu Thánh quay lại vái lạy rồi đáp:
- Tâu Hoàng thượng, thần thiếp đã mang tiếng làm mất ngôi nhà Lý. Hậu thế sẽ nguyền rủa. Hận này thần thiếp sẽ mang xuống tuyền đài. Sự thể đã đến thế này, thần thiếp phó mặc cho cao xanh.
- Ta muốn Hậu nói, ta phải làm gì?
- Tâu Hoàng thượng, Ngài không bắt tội thần thiếp, thần thiếp mới dám nói. Hoàng đế Thái Tông nói ngay:
- Chiêu Thánh là Hậu của ta. Chiêu Thánh cứ nói. Bắt tội Chiêu Thánh phỏng có ích gì!
Chiêu Thánh nghẹn ngào:
- Thần thiếp được Hoàng thượng ban mưa móc đã hơn mười năm. Một đời thần thiếp được hưởng bằng ấy ân tứ của trời là mãn nguyện lắm rồi. Nay đã đến nông nỗi này, Hoàng thượng quên thần thiếp đi, cứ coi như thần thiếp đã chết.

Mỗi lời của Chiêu Thánh như mỗi nhát dao cứa vào lòng Trần Hoàng đế. Cái con người mà Hoàng đế rất mực yêu thương đã phó mặc cuộc đời cho may rủi khi mới chớm hai mươi xuân. Nhưng Chiêu Thánh thật mẫn tiệp. Nàng đã nhìn thấu cuộc cờ. Chống lại người đã tạo ra tấn trò này là chống lại trời. Đến uy quyền tối linh, tối thượng của Hoàng đế cũng không lay được thế lực của người ấy. Ông ta như thạch thiên trụ. Chiêu Thánh làm gì được mà dám chống?
Đột ngột Hoàng đế hỏi Chiêu Thánh:
- Hậu có oán trách gì ta không?
- Tâu Hoàng thượng, thần thiếp chỉ biết đội ơn Người thôi ạ.
- Hậu có khuyên ta điều gì không?
Chiêu Thánh ngậm ngùi:
- Thần thiếp chỉ mong Hoàng thượng xứng đáng là con rể họ Lý.
Sững sờ giây lát, Thái Tông Hoàng đế cảm động nói:
- Cảm ơn Hậu. Trong lòng ta lúc nào cũng có một Chiêu Thánh.

***

Những kẻ nào nói Chiêu Hoàng làm mất ngôi nhà Lý là những kẻ thật hồ đồ, u mê. Năm Thiên ứng Chính Bình 1237, đang đêm Trần Thái Tông lặng lẽ bỏ kinh thành lên Phù Vân Tử quyết chí xuống tóc nương náu cửa Từ Bi, tránh điều vô luân, giữ tình huynh đệ, chung tình với Chiêu Thánh trong xa cách. Một mái cổ tự rêu phong giữa trúc reo, tùng biếc, suối chảy rì rầm của An Tử sơn may ra làm lòng vị vua trẻ dịu nỗi đau. Xa hồng trần đầy cạm bẫy, Ngài tưởng sẽ được yên thân gột sạch lòng phàm. Nào ngờ, cuộc vi hành của Ngài không lọt qua mắt tướng công Trần Thủ Độ. Trần Hoàng đế chưa kịp xuống tóc thì Trần Thủ Độ đã dẫn văn võ bá quan tới. Cái con người tuy dưới vua nhưng thao lược, quyền nghiêng thiên hạ nói:
- Hoàng thượng đang đêm bỏ đi chơi núi không bảo thần một tiếng. Thần lo quá sợ có điều sơ xảy nên phải đuổi theo. Nếu có chậm chân, Hoàng thượng tha cho thần tội chết.
Hoàng thượng nén giận đáp: - Cả hai triều Lý, Trần không một ai dám đụng đến cái lông chân của ông. Vậy mà ông lại sợ ta sao?

Trần Thủ Độ đáp lại, lời sắc như dao:
- Nhà Lý mọt ruỗng dẹp đi cho dân đỡ khổ. Nhà Trần thay thế cho sông núi thái bình. Nếu nhà Trần không khéo léo giữ lấy ngôi báu, nghìn kẻ nhảy ra tranh giành, chém giết nhau, dân tình chết chóc khổ ải. Giặc Bắc nhân lúc ấy tràn sang. Sông núi Đại Việt rơi vào tay ngoại bang. Trăm họ lầm than. Thần sợ là sợ điều đó.
Hoàng đế Thái Tông lắng nghe từng lời rồi nói:
- Dẫu ít tuổi, trẫm cũng hiểu đôi điều. Ông không phải nói nữa.
Trần Thủ Độ đáp ngay, lời lẽ rất rành rọt:
- Tâu Hoàng thượng, thần không thể không nói. Những việc thần làm không phải vì thần. Việc thần làm hôm nay có trăm, nghìn người chê; muôn nghìn sau, vạn ức người chê. Chỉ cần có một người khen là thần hả lắm rồi. Xin Hoàng thượng hồi triều. Kinh thành không thể vắng vua.
Thái Tông nói rõ ý mình:
- Trẫm còn nhỏ dại không kham nổi việc lớn, các quan nên chọn người khác khỏi nhục xã tắc.
Trần Thủ Độ nghị luận:
- Hoàng tộc không thiếu người tài nhưng chân mệnh thiên tử chỉ có một. Chu Công Đán dẫu tài giỏi hơn Chu Văn Vương nhưng mệnh thiên tử không đóng vào Chu Công Đán...
- Nhưng ta không thể làm việc vô luân! Hoàng thượng khảng khái nói.
Trần Thủ Độ cười lạnh lùng:
- Suy nghĩ của bậc đế vương phải khác với chúng dân. Chị có khác gì em. Em nhường ngôi Hoàng hậu cho chị để ngôi rồng có người kế vị, nếu có loạn luân cũng là bởi lòng giời.
Hoàng thượng hỏi:
- Còn anh em ta thì sao?
Trần Thủ Độ đáp:
- Anh nhường vợ cho em, thần dâng vợ cho vua vì ván cờ giang sơn của dòng tộc mình dài ra, nếu là thần, thần vui mừng lắm.
- Ông không sợ Hoài vương dấy binh nước sẽ loạn sao?
Mắt Trần Thủ Độ long lên:
- Chống vua tội gì Hoài vương tất biết. Nếu vua thương thì hãy cho "Tam ban triều điển".
Hoàng đế sẵng giọng:
- Đã cướp vợ lại còn giết chồng, huynh đệ cốt nhục tương tàn. Ông cứ bắt ta làm điều bất nghĩa.
Trần Thủ Độ ứng đối được ngay:
- Tâu Hoàng thượng, Doanh Chính giết Lã Bất Vi mới thành Tần Hoàng, Lý Thế Dân giết anh, giết em mới hưng nghiệp Đường triều. Bậc đế vương khác người thường là ở chỗ đó, làm chủ thiên hạ phải vậy. Còn bất nghĩa ư? Điều bất nghĩa nhất là không lo cho giang sơn vững bền, không làm cho thiên hạ thái bình, thịnh trị.
Thái Tông Hoàng đế dằn giọng:
- Ông nên nhớ, Thánh Hiền không dạy ta bất nghĩa với anh.
Cái con người đầy mưu lược của lưỡng triều tím ruột ngửa mặt lên trời than rằng:
- Thủ Độ ơi là Thủ Độ! Dù ngươi ngang trời dọc đất thì chữ trung quân vẫn đè nặng trên đầu. Ngươi chỉ là một con ngựa kéo cỗ xe giang sơn. Kế hay, mưu giỏi của ngươi không khéo chuốc tội vào thân và còn làm cho hậu thế nguyền rủa.
Trần Hoàng đế bực bội không đứng gần Thái sư nữa. Nhà vua xăm xăm bước lên phía trước rồi đứng tựa vào cây tùng lớn.
Quan Thái sư cảm thấy thất vọng. Ngài định buông tay để tháng ngày thong dong với đường hòe, dặm liễu. Ngài thầm nghĩ: "Ta đã hết lòng với triều đình này. Nhưng có kẻ ví ta như Lã Bất Vi, có kẻ lại coi ta như Tào Tháo. Chao ơi, ta ước ao được một phần của hai vị ấy... Nhưng ta ôm rơm thêm làm gì để càng rặm bụng và cho đời nay ghen ghét, đời sau đàm tiếu?".

Bỗng quan Thái sư nghe thấy tiếng nói không biết từ đâu vọng tới:
"Trần tướng công đấy ư. Tướng công là bậc thao lược quyền mưu, hùng tâm tráng chí bao trùm sông núi. Tướng công không lo trước liệu sau để nhà Lý nhường ngôi cho nhà Trần một cách êm thấm liệu nước Nam này có thoát được một cuộc huyết lệ tương tàn, liệu sông núi này có còn trong tay người Nam hay ngoại bang nhân lúc nồi da nấu thịt mà nhảy vào xéo giày bách tính. Nhưng sao nay tướng công lại thoái chí làm vậy? Bậc nhân giả phải nghĩ tới những điều thiên hạ chưa nghĩ tới, phải làm những việc vạn ức người không dám làm, miễn sao việc làm ấy tạo phúc cho lương dân.

Nếu một người làm việc gì cũng sợ thiên hạ đàm tiếu thì người đó có bao giờ làm được việc lớn. Thói thường, người người đều nghĩ theo cách cũ, đi theo lối mòn, làm lại những việc thời trước đã làm. Thấy ai có ý lạ, cách làm mới là họ xét nét, dè bỉu. Nào là thánh hiền chưa dậy, nào là cổ kim chưa có ai làm, nào là... nào là. Nếu ai cũng e dè cả, liệu sông núi có lớn lên, sáng ra không?

Tướng công cứ ngoảnh lại mà xem, khi Dương Thái hậu trao long bào cho quan Thập Đạo, bọn mọt sách, bọn tà tâm ùa lên chống đối, bêu riếu bà. Nào là bà quẳng cơ nghiệp nhà Đinh cho ngoại tộc. Nào là bà bất nghĩa, thất tiết... Bà đã bỏ ngoài tai tất cả. Thái Hậu họ Dương làm như vậy vì bà nhìn thấu phúc và họa của nước của dân đã bày ra trước mắt. Tình thế không cho bà lựa chọn khác được. Nếu Dương Thái hậu không gửi gắm đại sự vào quan Thập Đạo, liệu sông núi nước Nam có còn khi mà quân Tống đã rập rình ở biên thùy. Các bậc tu mi từ lâu cứ coi nhi nữ là thường tình. Nhưng việc bà làm trước chưa hề có, sau này chắc cũng sẽ không. Tu mi mấy ai sánh được như bà? An nguy sông núi chỉ trong chớp mắt. Bà không quyết không được. Đời thương, ghét, khen, chê mặc đời, phúc cho dân cho nước là bà làm. Vậy mà một người ngang trời dọc đất như tướng công trước việc nên làm thì lại nản lòng. Xem ra, chí tướng công không sánh kịp chí đàn bà. Ta chỉ tiếc cho công lao của tướng công đã phù rập triều đình bấy nay không khéo sẽ uổng phí bởi chính sự chùn bước của tướng công. Có xả thân mới thành nhân, còn muốn tìm sự an nhàn thì nói làm gì".

Thái sư Trần Thủ Độ giật mình bèn hỏi;
" Ngài là ai mà thông thuộc đại cuộc trước và nay của núi sông đến thế?". Lập tức tiếng vọng từ xa dội lại:
"Ta là ai ư? Ta là linh khí sông núi nước Nam. Ta cảm phục tướng công đã phò ủng nhà Trần. Nhưng ta buồn bởi tướng công có vẻ thoái chí. Song ta tin tướng công sẽ hồi tâm. Thôi, âm dương tương kiến thế là đủ rồi. Đừng hỏi gì ta nữa".
Trần tướng công bàng hoàng như vừa qua một giấc mơ giữa thanh thiên bạch nhật. Ngài định thần rồi bước tới trước Hoàng đế nhà Trần cúi đầu cung kính:
- Vì giang sơn nhà Trần, vì trăm họ trông ngóng... thần dẫu chết cũng không bỏ nước cờ đã lường tính. Hoàng đế Thái Tông muốn được yên thân nơi rừng núi vắng bèn nói:
- Ý trẫm đã quyết, các người về đi. An Tử là nơi trời dành riêng cho Trẫm. Trần Thủ Độ chớp chớp mắt:
- Vua ở đâu triều đình ở đấy. Tổng quản Thái giám đâu mau lo dựng cung điện trước chùa này. Ta về kinh thành mang quốc ấn cùng bài vị tổ tiên lên đây ngay.
Biết Thủ Độ không nhượng bộ, rồi câu nói của Chiêu Thánh bỗng vang lên trong lòng: "Thần thiếp chỉ mong Hoàng thượng xứng đáng là con rể họ Lý", Thái Tông lúc ấy mới nhận ra ý nghĩa sâu xa trong câu nói đó. Ngài vái trời và khấn thầm: Xin trời cao soi xét. Nếu vì xã tắc mà phạm tội, Trần Cảnh này xin làm. Chiêu Hoàng ơi, ta không phụ lòng Hậu.

****

Năm Nguyên Phong thứ 7, Đinh Tỵ - 1257, mùa đông tướng Nguyên Mông là Ngột Lương Hợp Thai kéo quân sang đánh Đại Việt. Phòng tuyến Bình Lệ Nguyên - vùng Hương Canh, Vĩnh Yên ngày nay, bị núng. Hoàng đế Thái Tông Trần Cảnh xông pha tên đạn trực tiếp đốc chiến nhưng vẫn không ngăn được vó ngựa giặc Thát. Giữa lúc đó, có một dũng tướng như ở trên trời rơi xuống, một thương một ngựa tả đột hữu xung. ánh thương lóe lên như ánh chớp. Dũng tướng đi tới đâu, giặc tan tới đó. Vua rất đỗi ngạc nhiên thầm khen: "Người này chẳng khác gì Triệu Tử Long của Trung Nguyên xưa". Nhờ có dũng tướng đó mà trận Bình Lệ Nguyên ta đại thắng. Hỏi tên họ, vua biết người đó là Lê Tần.

Thái Tông chợt nhớ lại giấc mơ đêm trước. Ngài gặp một người khó đoán định được tuổi, rất già lại rất trẻ, uy phong lẫm liệt, tướng mạo, khẩu khí đế vương đã nói với Ngài:
"Trần Cảnh đấy ư? Ta không nghĩ rằng ngươi cướp ngôi nhà Lý. Vận nhà Lý tận, con rể giữ ngôi rồng cho họ vợ là may. Vì Lý hay Trần đều là người Nam cả. Ngươi phải tạ lỗi với Trần tướng công. Triều đình phải có những người như Thủ Độ thì việc lớn mới mong thành. Đừng vì tật nhỏ mà bỏ tài cao nếu bản tâm người đó trung chính. Mưu cao, kế hay không đụng người này cũng chạm người nọ. Ông Hoàng bà Chúa cản trở việc lớn có lợi cho bách tính thì cứ dẹp họ đi. Ngày mai, người xông pha tên đạn sẽ có người giúp. Ngươi đừng núng chí..."
Nhà vua chắp tay vái rồi hỏi:
"Chẳng hay Ngài là ai mà lại an ủi Trẫm như vậy?"
Người ấy đáp:
"Người đã hỏi thì ta không giấu làm gì. Ta là người lập nên triều Lý"
Thái Tông sợ quá sụp xuống lạy. Lúc ngửng lên nhà vua không thấy Lý Thái Tổ đâu nữa. Thái Tông bừng giấc ngồi tới sáng rồi lao ngay ra phòng tuyến Bình Lệ Nguyên, quên khuấy giấc mơ. Phòng tuyến sắp vỡ, Lê Tần xuất hiện. Đức vua thầm nghĩ: "Người giúp ta đã được thánh thần báo trước là đây ư?".

Mùa xuân năm Mậu Ngọ - 1258, Vua xét thưởng cho quân tướng. Lê Tần công đầu, được Vua ban danh là Phụ Trần, thưởng cho Chiêu Thánh Công chúa. Bãi triều, Vua gọi Lê Phụ Trần và Chiêu Thánh lên hỏi:
- Chiêu Thánh và Phụ Trần thấy thế nào việc ta lo cho hai người?
Phụ Trần cung kính:
- Tâu Hoàng Thượng, hạ thần tuân chỉ. Nếu có trở ngại, trở ngại đó ở phía Chiêu Thánh Công chúa.
Thái Tông hỏi Chiêu Thánh:
- Công chúa có băn khoăn gì cứ nói để Trẫm biết cách lo liệu?
Chiêu Thánh buồn rầu nói:
- Tâu Hoàng thượng, hạ thần đâu dám kháng chỉ. Nhưng có điều này hạ thần xin được nói. Trong lòng hạ thần chỉ có Trần Cảnh. Kết hôn với Phụ Trần là phần bề tôi phải làm theo ý Vua.
Vua hỏi Phụ Trần:
- Chiêu Thánh nói vậy, tướng quân có phật lòng không?
Phụ Trần vái lạy nói:
- Đội ơn bệ hạ, hạ thần phải cảm ơn Chiêu Thánh. Tuân chỉ, hạ thần thành thân với Chiêu Thánh là vinh hạnh lắm rồi. Sau lễ tác hợp, Chiêu Thánh làm gì, đi đâu, hạ thần vui lòng chiều theo ý của Công chúa.
Vua cảm kích lắm nói:
- Chiêu Thánh yêu quý của ta, làm vua có cái khổ của làm vua. Ta vì xã tắc phải lìa xa Chiêu Thánh. Vì ta Chiêu Thánh hãy làm một phu nhân tốt của Phụ Trần. Ta tin rằng hậu thế không khắt khe với chúng ta đâu.
Chiêu Thánh ứa lệ nói:
- Có lời nào của Trần Cảnh, Chiêu Hoàng không nghe đâu. Lần này Chiêu Hoàng càng phải nghe, vì lần này là chủ ý của Trần Cảnh gả chồng cho vợ! Thế gian cổ kim có một. Như thế Trần Cảnh mới là Trần Cảnh.
Tròn một năm sau, phu nhân Phụ Trần khai hoa sinh con trai là Lê Tông. Thái Tông đến mừng nói:
- Trẫm mừng cho hai khanh. Mùa xuân lại bắt đầu với Chiêu Hoàng khiến lòng trẫm càng đau. Giá điều này diễn ra với Chiêu Thánh Hoàng hậu trước đây hơn hai mươi năm... Nhưng thôi, miễn là Chiêu Hoàng có mùa xuân.

Nghe tin phu nhân Phụ Trần sinh con trai, Thái sư cũng đến mừng. Ngài nói:
- Tôi biết phu nhân oán tôi lắm. Dẫu là vậy, phu nhân có tin vui, tôi không thể không đến chúc mừng.
Chiêu Thánh ngẫm nghĩ rồi thản nhiên nói:
- Đa tạ ông. Tôi vừa trọng ông lại vừa khinh ông. Trọng ông vì ông một lòng với nhà vua. Khinh ông bởi, vì một cái ngai vàng, ông có thể làm bất cứ một việc gì mà ông đã định.
Thái sư khẽ nhếch mép, nói:
- Nhưng với phu nhân kết quả rất mãn hậu. Duyên của phu nhân và Trần Cảnh chỉ đến thế, kéo dài thêm nữa, họa lớn hơn phúc chẳng những cho phu nhân mà còn cho cả trăm họ.
Chiêu Thánh cười, đáp:
- Tôi biết chứ. Họa hay phúc trong tay ông cả. Như tôi, tôi có xá gì. Tôi thương chồng nên làm theo ý Trần Cảnh. Tôi dám chống lại lắm. Nhưng tôi chống lại, ông không tiếc gì một con dao hay ba thước lụa... Đến nước ấy, ông và Trần Cảnh có thêm một hiềm thù lớn, chắc chắn không còn lương thần minh chúa nữa mà chỉ có thảm khốc. Cuối cùng, tội vạ đổ xuống đầu dân. Tôi yêu Trần Cảnh vô vàn nên tôi không thể làm khổ Trần Cảnh. Tôi phải nhường chồng là vì chồng chứ đâu có sợ lưỡi gươm của ông.
Trần Thủ Độ sững người. Kẻ đầu tiên ném vào quan Thái sư câu: "Tôi đâu có sợ lưỡi gươm của ông" lại là một giai nhân dáng mai, vóc liễu. Trần Thủ Độ cảm phục lắm, nói:
- Hôm nay, kẻ công bộc này mới biết được cái gan của Chiêu Thánh. Thủ Độ tôi kính phục bội phần. Chiêu Hoàng vì Trần Cảnh nghĩa là đã vì giang sơn Đại Việt. Bà là người biết tiến biết lui nên nước cờ giang sơn của tôi không bị rối. Bà đúng là một vị Thánh.
Rồi Trần Thái sư ngẩng mặt lên trời than:
"Mong Hoàng Thiên soi xét. Nếu hậu thế có nguyền rủa thì hãy nguyền rủa Thủ Độ tôi, xin đừng ai đụng đến Nữ vương nhà Lý - Hoàng hậu nhà Trần."

Phụ Trần phu nhân cũng phải cảm động bởi câu nói ấy. Bà nhìn quan Thái sư. Hình như hai mắt Trần Thủ Độ rơm rớm nước...

Phạm Thái Quỳnh

Nguồn: http://music.vietfun.com/trview.php?cat=13&ID=7846


http://d4.violet.vn/uploads/blogs/4253/vs20_40.jpg

Hansy
29-05-2014, 07:11 PM
- CHÀNG RỄ THÔNG MANH

PC-pPJM9jzk

Hansy
30-05-2014, 12:17 PM
QUYỂN 6

TRIỀU ĐẠI NHÀ TRẦN
(1225 - 1413)
____________________________
http://cuasomoi.vn/newsimage/original/2010/1/image_30287_tranthaitong1.jpg
Trần Thái Tông

25
TRẦN THÁI TÔNG HOÀNG ĐẾ
TRẦN CẢNH
(1226 - 1258)

Kỷ nhà Trần bắt đầu ghi dấu
Kể từ năm Ất Dậu nguyên niên
Thái Tông Trần Cảnh nắm quyền
Được Chiêu Hoàng đế đã truyền ngôi cho

Hiệu Kiến Trung kể từ dạo đó
Qua năm sau phế bỏ Thượng Hoàng
Pháp Danh đổi gọi Huệ Quang
Mượn nơi cửa Phật tìm đường nương thân

Chùa Chân Giáo một lần hội ngộ
Độ thấy vua nhổ cỏ ngoài sân
Bèn quay nhắn một lời rằng:
"Nhổ cỏ phải nhổ cả thân rễ này"

Hiểu ý ngay âm mưu của Độ
Y muốn rằng bức tử mình đây!
Vua bèn treo cổ lên cây
Sau chùa Chân giáo trước ngày trung thu.

Đem Thái Hậu gả cho Thủ Độ
Vua bất kể đó chổ bà con
Khởi đầu một kiểu loạn luân
Chị em trong một họ Trần lấy nhau !

Thập kỷ đầu, trên ngôi cửu ngũ (1225 - 1235)
Việc an dân tất cả đều do
Một tay Thủ Độ bấy giờ
Toàn quyền quyết định, bày trò đặt ra

Tiền Tĩnh Bách tung ra khắp nước (1226)
Mọi giấy tờ muốn được làm tin
Lăn tay, điểm chỉ mà in
Vào trong đơn viết hai bên đã làm

Lệ hàng năm, lễ thần Đồng Cổ (1230)
Họp vua quan máu nhỏ ăn thề
Truyền cho Tư pháp lập ty
Đặt tên Bình Bạc xét về kiện thưa

Cho cải biên "Quốc Triều Thống Chế" (1230)
Viết "Quốc Triều Thường Lễ" mười pho
Soát xem từ trước tới giờ
Lễ nghi, luật lệ, sửa cho hợp thời

Mở khoa thi chọn người trí thức (1232)
Chọn những ai đáng bực tài danh
Tháng hai, vào đúng năm Thìn
Trương Hạnh, Lưu Diễm xướng danh bản tiền

Đệ nhị giáp: Đặng Diên, Trình Phẩu
Còn Đệ tam: Chu Phổ họ Trần
Quốc Miếu húy chữ đã ban
Để cho dân biết vương mang chữ này

Lời Thủ Độ năm xưa đã rõ
Nhân vào ngày cúng giỗ Tiên Vương (1232)
Tổ chức ở chốn Thái Đường
Mời người họ Lý bốn phương trở về

Trần Thủ Độ sai đi đào hố
Phủ đất rồi dựng ở bên trên
Lể đài hương án trang nghiêm
Giật cho đất sụp giết nguyên mọi người

Qua năm sau tháng hai Giáp Ngọ (1234)
Thượng Hoàng băng vừa độ thu sang
Di hài táng ở Thọ Lăng
Rồi cho Trần Liễu đảm đương chức này

Vua ra lệnh cho xây cung điện
Truyền sai người vét giếng đào kênh
Sổ Dinh rà soát lại xem
Khảo thi tam giáo, sửa đình trùng tu

Triều nhà Trần, thói hư khó nói
Việc đầu tiên là tội loạn luân
Anh em chú bác xa gần
Chị dâu, em rể gió trăng phải lòng

Việc Thái Tông lấy vợ Trần Liễu
Là đề tài đàm tiếu trong dân
Còn Trần Thủ Độ bất cần
Vào năm Ất Dậu lấy luôn chị mình

Chuyện: "Trần Liễu vào thành khải tấu
Nhân đi ngang nhìn thấy cung phi
Động lòng chó lợn đòi khi
Dở trò nham nhở Liễu đè cưỡng dâm

Còn Trần Cảnh tà tâm làm tới
Cướp vợ anh vừa mới mang thai
Khiến cho Trần Liễu hận đời
Kéo quân hỏi tội cái loài sói lang

Trong đời tư, mười phần xấu hổ
Nhưng việc triều lại tỏ minh quân
Chỉnh trang phép nước mấy lần
Cải cách thuế khóa khép dần vào khuôn (1242)

Việc binh bị tuyển quân khỏe mạnh (1246)
Mở thao trường dạy đánh kiếm côn
Khảo bài để chọn văn quan
Lựa người tài đức để chăm dân tình

Có lần vua, thân chinh đi đánh
Dồn binh về phía cánh Châu Khâm
Đánh sâu vào trại Như hồng
Châu Liêm sau cũng lọt vòng quân ta

Người nước Tống bỏ nhà bỏ cửa
Chạy trốn về theo ngõ môn quan
Quan, quân nước Tống thất thần
Chăn ngang xích sắt chặn đường quân ta

Năm Dần, Nước chia ra thành Lộ (1242)
Trong toàn quốc có tới mười hai
Dưới là xã, sách rạch ròi
Đặt chức An, Trấn, giữ coi mối giềng

Lụt vỡ thành Đại La tháng tám (1243)
Rồi tiếp theo cơn hạn tháng tư
Đắp đê quai vạc để lo
Ngăn dòng nước lũ tuông vô kinh kỳ

Vào mùa thu mở thi tiến sĩ (1247)
Lệ bảy năm khảo thí một lần
Bốn tám người đỗ học sanh
Họ Lê, họ Đặng riêng giành tối ưu

Lê Văn Hưu danh lưu Bảng nhãn
Đặng Ma La vào hạng Thám hoa
Tam khôi giờ mới phân ra:
Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa rõ ràng

Năm Tân Hợi vua ban bài viết (1251)
Cả một chương về việc dạy con
Dạy về cung, kiếm, lương, ôn
Dạy về hòa, tốn, nhớ lòng hiếu trung

Tết nguyên đán vui chung đình đám
Cho diễn trò triển lãm để xem
Kết hoa, hội chợ, treo đèn
Trai thanh gái lịch xem nguyên bảy ngày


https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcR6mFdDUdTFRomeGflUL7TU6_lg9poQ0 N_MGAdh3Fp5Y_bv-RRZRQ

Hansy
30-05-2014, 09:08 PM
16- TRẦN THÁI TÔNG

VH9N87nLAT8

Hansy
31-05-2014, 12:55 PM
Thử lật lại “vụ án”
Trần Thủ Độ giết hết tôn thất nhà Lý

Nhà Lý và nhà Trần đều có công lớn đối với lịch sử dân tộc. Tuy nhiên mỗi lần đọc lại sử sách lại thấy “cộm” lên câu chuyện Trần Thủ Độ “giết hết” tôn thất nhà Lý. Hãy thử lật lại “vụ án” này.

Đúng là Đại Việt sử ký toàn thư có ghi:
“(Năm 1226)… Mùa thu, tháng 8, ngày mồng 10, Trần Thủ Độ giết Lý Huệ Tông ở chùa Chân Giáo.
Trước đó, Thượng hoàng nhà Lý có lần ra chơi chợ Đông, dân chúng tranh nhau chạy đến xem, có người thương khóc. Thủ Độ sợ lòng người nhớ vua cũ, sinh biến loạn, cho dời đến ở chùa Chân Giáo; bề ngoài giả vờ là để phụng sự, nhưng bên trong thực ra là để dễ bề giữ chặt.
Có lần Thủ Độ qua trước cửa chùa, thấy Huệ Tông ngồi xổm nhổ cỏ, Thủ Độ nói: “Nhổ cỏ thì phải nhổ cả rễ sâu”.
Huệ Tông đứng dậy, phủi tay nói: “Điều ngươi nói, ta hiểu rồi”.
Đến nơi, sai người bày biện hương hoa đến bảo (Huệ Tông): “Thượng phụ sai thần đến mời”.
Thượng hoàng nhà Lý nói: “Ta tụng kinh xong sẽ tự tử”.
Nói rồi vào buồng ngủ khấn rằng: “Thiên hạ nhà ta đã về tay ngươi, ngươi lại còn giết ta, ngày nay ta chết, đến khi khác con cháu ngươi cũng sẽ bị như thế”.
Bèn thắt cổ tự tử ở vườn sau chùa.
Thủ Độ ra lệnh cho các quan đến khóc, khoét tường thành phía nam làm cửa (người bấy giờ gọi là “cửa khoét”), đưa linh cữu ra phường Yên Hoa để thiêu, chứa xương vào tháp chùa Bảo Quang, tôn miếu hiệu là Huệ Tông…”.

Đoạn sử trên đây có nhiều điều cần bàn.
Thứ nhất, từ hai câu đối đáp giữa Trần Thủ Độ và Lý Huệ Tông, đến Lý Huệ Tông tự tử, để nói Trần Thủ Độ giết Lý Huệ Tông là không thỏa đáng.

Thứ hai, lời khấn của Lý Huệ Tông trong phòng ngủ nếu có thì chỉ có Lý Huệ Tông biết và chắc chắn không đem ra kể lại, thế thì tại sao có người biết mà ghi ? Hơn nữa, Trần Thái Tông là con rể của mình, con cháu họ Trần sau này cũng chính là con cháu của Lý Huệ Tông, sao ông nỡ có lời khấn như vậy được. Cả hai câu đối đáp ở trên cũng có khả năng là sự đồn đại, không thể có xuất xứ từ một tài liệu tin cậy. Cần biết, do bối cảnh Đại Việt sử ký toàn thư được biên soạn vào thời Lê sau khi nhà Minh tiêu hủy gần hết sách vở tài liệu của các đời trước, vua Lê Thánh Tông đã cho phép sử quan tập hợp tất cả truyền thuyết, dã sử và các câu chuyện kể trong dân gian vào sử sách, nên có khả năng những đoạn như thế này được lấy từ những câu chuyện hư cấu.


http://www.thanhnien.com.vn/tnotuansan/Pictures201003/MinhNguyet/2010/Thang10/28/TL3.jpg
Hổ đá tại lăng Thái sư Trần Thủ Độ (Thái Bình) - Ảnh: T.L

Đại Việt sử ký toàn thư ghi tiếp:
“(Năm1232)… Trần Thủ Độ giết hết tôn thất nhà Lý.
Khi ấy Thủ Độ chuyên chính lâu ngày, đã giết Huệ Tông, tôn thất nhà Lý đều bùi ngùi thất vọng.
Mùa đông năm ấy, nhân người họ Lý làm lễ tế các vua Lý ở Thái Đường, Hoa Lâm, Thủ Độ ngầm đào hố sâu, làm nhà lên trên, đợi khi mọi người uống rượu say, giật máy chôn sống hết”.

Tiếp theo đoạn này, Đại Việt sử ký toàn thư mở ngoặc: “Xét thời Trần Anh Tông còn có người họ Lý làm tướng, hơn nữa Phan Phu Tiên không ghi lại, việc này chưa chắc đã có thực, hãy tạm chép vào đây”.

Ngày nay một “nghi án” mà không có tài liệu, không có “nhân chứng vật chứng” thì không thể kết tội, không kết tội được thì phải tuyên bố đương sự vô tội. Sử sách cũng vậy thôi, đã ghi một điều thì phải có nguồn dẫn tin cậy. Vấn đề là lâu nay khi giáo dục truyền bá lịch sử người ta thường không lưu ý đến câu mở ngoặc này của Ngô Sỹ Liên. Khi nghiên cứu lịch sử, nhiều nhà nghiên cứu cũng không để ý đến bối cảnh có chỉ dụ của Lê Thánh Tông.

Để làm rõ hơn mối quan hệ kế thừa giữa nhà Trần và nhà Lý, có thể dẫn thêm một nguồn khác. Đó là An Nam chí lược của Lê Tắc. Dù Lê Tắc là người “có vấn đề”, nhưng An Nam chí lược chứa đựng những sử liệu hết sức quý giá, là cuốn sử cổ nhất của nước ta viết từ thời nhà Trần đến nay còn truyền bản.

Đề cập đến Lý Huệ Tông và Trần Thừa (cha Trần Thái Tông), An Nam chí lược viết:
“(Trần) Thừa có công đánh giặc, xin cho con kết hôn với công chúa Chiêu Thánh. Vương (Lý Huệ Tông) bằng lòng”. Đến đoạn nói về Lý Chiêu Hoàng, An Nam chí lược viết: “Lên ngôi được một năm, năm Canh Dần (1230) trao quốc chính cho chồng là Trần Nhật Cảnh”.

Và An Nam chí lược có một đoạn rất quan trọng: “Lúc nhà Lý truyền ngôi được ba đời, Vương Võ Xứng nhà Tống làm sách Đông Đô sử lược Giao Chỉ phụ lục có đoạn : (…) Nay họ Lý truyền ngôi tám đời 220 năm. Huệ Tông không con, truyền nước cho rể. Đến nay họ Lý vẫn được tế tự luôn luôn, kể sự may thì may biết bao nhiêu”.

Dẫn như vậy để thấy nhà Trần đã kế thừa ngôi nhà Lý một cách danh chính ngôn thuận, không có lý do để “nhổ cỏ tận gốc”. Trần Thủ Độ, Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông… đều là những anh hùng có công với nước, đặc biệt có có công trạng lẫy lừng trong cuộc kháng chiến chống đội quân xâm lược mạnh nhất hành tinh lúc bấy giờ là quân Nguyên - Mông. Không thể vì những đoạn sử thiếu căn cứ mà làm tổn hại đến uy danh của tiền nhân.

Đối với Trần Thủ Độ, ông một tay quán xuyến cơ nghiệp nhà Trần trong buổi đầu, dù quyền hành “nghiêng nước” nhưng ông quang minh lỗi lạc, chí công vô tư, dù cho hết lòng bảo vệ nhà Trần ông cũng không thể dùng thủ đoạn lừa dối để giết người bừa bãi như vậy được.

Vả lại, Trần Thái Tông là con rể của Lý Huệ Tông và Trần Thánh Tông chính là cháu ngoại của Lý Huệ Tông. Nhà Trần, kể từ Trần Thánh Tông có một nửa dòng máu của họ Lý. Cho nên nói “Họ Lý vẫn được tế tự luôn luôn” là có cơ sở.

Hoàng Hải Vân
Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20101029/thu-lat-lai-vu-an-tran-thu-do-giet-het-ton-that-nha-ly.aspx


http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_43_large/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/tran%20thu%20do%20hinh.jpg
Khu lăng mộ Trần Thủ Độ tại làng Ngừ, Thái Bình.

Hansy
31-05-2014, 08:33 PM
- TRẦN THỦ ĐỘ
Đời luận anh hùng

sxZALOOJ8Rs

Hansy
01-06-2014, 03:15 AM
- CHÀNG ĐỐN CỦI VÀ CON TINH

pNZQr40e-qQ

Hansy
01-06-2014, 11:50 AM
http://baotanglichsu.vn/Uploaded/image/DATA%20HUONG/Quan%20va%20dan%20dai%20viet%20danh%20bai%20quan%2 0nguyen%20mong%20lan3/2.jpg



26
KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGUYÊN MÔNG
LẦN THỨ NHẤT (1258)

Cũng năm này, toàn dân Mông Cổ
Tôn Mông Kha làm chủ Trung Nguyên
Em Kha chiếm hết toàn miền
Vân Nam, Đại Lý thuộc quyền ngoại Mông

Trần Thái Tông sắc phong Lưu Thủ
Cho Nhật Hiệu trấn giữ đất xa
Kinh thành biên ải phòng xa
Vua thân thống lĩnh như là tướng quân

Cuối mùa đông vào năm Nhâm Tý (1252)
Bộ Da La vợ quý Chiêm Thành
Bị ta bắt sống một mình
Lúc ta đánh chiếm hành dinh nước này

Vua hạ lệnh đổi thay quân kỷ
Xuống chiếu mời lực sĩ trong dân
Võ đường, côn kiếm luyện gân
Mở quốc tử giám lập trường giảng kinh

Huy động người vét kinh xây đập
Lo kiện toàn bồi đắp đê sông
Hà đê Chánh phó bố phòng
Cho dân mua lại ruộng công cấy cày (1254)

Xuống chiếu sai vét sông Tô Lịch (1256)
Mở khoa thi khuyến khích người hiền
Quốc Lặc chấm đỗ Trạng Nguyên
Chu Hinh Bảng nhãn, tiếp liền Thám hoa

Quân Mông Cổ dần dà chiếm cứ
Suốt Trung Nguyên cho tới Vân Nam
Nguyên cho sứ giả đi sang
Giữa năm Ất Tỵ dụ hàng đức vua

Vào mùa thu, tin từ Quy Hóa (1257)
Báo về triều sứ đã tới nơi
Nói năng ngạo nghễ lắm lời
Vua bèn hạ lệnh trói tay giam liền

Chọn ngày lành trung tuần tháng chín
Thủy, bộ quân gởi đến biên thùy
Giao cho Quốc Tuấn chỉ huy
Vòng đai phòng ngự trấn vì dọc biên

Vua lại truyền sắm thêm vũ khí
Trữ quân lương chuẩn bị sẵn sàng
Đợi quân của tướng Ngột Lương
Lọt vào cửa tử dọc đường Cà Giang (1258)

Bình Lê Nguyên, bẫy giương đợi giặc
Sông bên này san sát ngựa voi
Quân Nguyên vừa kéo tới nơi
Bị ta mai phục đánh lui bọn này

Triết Triệt Độ, cho người qua trước
Còn Hoài Đô chậm bước theo sau
Quân ta chận đánh đón đầu
Địch lâm vào thế ra vào chẳng xong

Phía hạ lưu giặc đông như kiến
Lính nhà Trần vẫn tiến đánh sang
Dụ cho chúng đến cùng đường
Đột nhiên đánh úp cắt ngang toán này

Vua nhà Trần đổi ngay chiến lược
Cắt đội hình từng bước ém quân
Địa bàn Cự Bản lui dần
Sông Lô án ngữ mấy trăm chiến thuyền

Đại quân Nguyên thấy liền khuyết điểm
Nhắm thuyền Vua cung tiễn bắn sang
May mà lúc đó Lê Tần
Gan lì chịu đựng quay ngang mạn thuyền

Rồi lấy khiên đưa lên đỡ đạn
Để mình rồng khỏi chạm phải tên
Cho quân chèo rút thật êm
Xuôi về Phù Lỗ cho truyền lệnh ngay

Vua lo lắng gặp ngay Nhật Hiệu
Hỏi kế sách giải quyết tình hình
Ông này ngậm miệng làm thinh
Lấy tay chấm nước viết thành nữa câu

Vua trông thấy chữ đầu: "Nhập Tống"
Vừa thoạt trông thất vọng vô cùng
Chưa gì tính chuyện bại vong !
Làm sao xứng đáng với lòng dân yêu?

Ngài lập tức dời thuyền đến hỏi
Quan Thái sư Thủ Độ thưa rằng
"Chưa rơi xuống đất, đầu thần
Kính mong Bệ Hạ bình tâm như thường"

Mưu cướp thuyền vô phương thành tựu
Tướng Ngột Lương trách cứ Triệt Đô
Tên này vừa sợ, vừa lo
Uống liều thuốc độc để cho xong đời

Ngày hôm sau vua sai phá sập (1258)
Cầu Phù Lỗ đã bắc qua sông
Chận đường giặc đuổi tấn công
Lập ra phương án Thăng Long rút về

Trước thế giặc đang bề hưng phấn
Quân nhà Trần lẩn tránh giao tranh
Dụ cho địch đuổi chạy quanh
Hao hơi, nhọc sức chúng đành dừng quân

Ở Thăng Long, quân Trần bỏ trống
Bốn cửa thành vắng bóng Tứ Sương
Linh Từ Quốc Mẫu lên đường
Đem theo Thái Tử, cùng hàng thân vương

Cả một đoàn con quan, vợ tướng
Theo Lịnh bà về hướng Đông Nam
Xuôi dòng Thiên Mạc rẽ ngang
Chọn nơi hiểm yếu tìm đường lánh thân

Mười hai ngày quân Trần bị đánh
Lệnh rút về ổn định quân binh
Lựa lúc tốc đánh thình lình
Tập kích địch hoảng bỏ thành thoát thân

Đông Bộ Đầu bày quân bố trận
Cho người vào thám thính mặt sau
Biết rằng địch đã tiêu hao
Thiếu lương quân đói và đau khá nhiều

Truyền Thái Tử đem theo lính thủy
Thọc cạnh sườn đánh quỵ hậu quân
Lâu thuyền bám sát bên chân
Đuổi theo lưng địch đến gần Vân Nam

Đường tháo chạy đi ngang Qui Hóa
Ta tập kích ở giữa khoảng này
Giặc Nguyên hỗn loạn loay hoay
Bị quân Hà Bổng giáng ngay mấy đòn

Thua nhục nhã vội vàng che đậy
Đổ lỗi rằng bên ấy Phương Nam
Sơn lam chướng khí quanh năm
Muỗi mòng uất nhiệt khí âm nặng nề

Giặt thất trận trở về nhếch nhác
Thân ngựa què lại vác thương binh
Tìm đường chạy trốn lấy mình
Còn đâu nghĩ chuyện đốt thành cướp lương

Dân ta diễu gọi phường "giặc Phật"
Kiểu kêu này nghe thật mỉa mai
Mới qua hung dữ tác oai
Khi về thất trận chạy dài... hiền khô !!!

Về kinh đô sau ngày chiến thắng
Đất nước ta sạch bóng quân thù
Sửa sang cung điện như xua
Xây thêm thành lũy, đình chùa miếu lăng

Ngày mồng một đầu năm Mậu Ngọ (1258)
Trước triều đình vua ngự trên ngai
Điểm danh công tội từng người
Nhớ ơn tử sĩ lập đài ghi công

Xuống chiếu phong Đại phu ngự sử
Cho Lê Tần vì đã có công
Và khen Hà Bổng hết lòng
Giữ yên biên giới trấn phong cõi ngoài

Gả Chiêu Hoàng cho quan Ngự sử
Trần Thái Tông không kể tình thâm
Chung chăn, chung gối, bao năm
Vợ mình chịu để ăn nằm với ai !


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/3a/Chongquannguyenlan1.svg/1024px-Chongquannguyenlan1.svg.png

Hansy
01-06-2014, 08:29 PM
- CHÀNG NGỐC PHIÊU LƯU KÝ

7AUbKwdHDeo

Hansy
02-06-2014, 11:49 AM
Cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông
lần thứ nhất (1258)

“Đằng Giang tự cổ huyết do hồng”
(Sông Bạch Đằng từ xưa máu vẫn còn đỏ)
Giang Văn Minh
(Vế đối đáp lại vế đối láo xược của vua Minh Sùng Trinh)

Vào đầu thế kỷ XIII, trên đất nước Mông Cổ ngày nay hình thành một quốc gia quân sự độc tài của cư dân du mục, thạo cưỡi ngựa, bắn cung, quen sống du mục hoang sơ trên vùng thảo nguyên rộng lớn. Với lực lượng quân sự mạnh, dựa trên những đạo kỵ binh thiện chiến, các vua chúa Mông Cổ đã lao vào cuộc chiến tranh chinh phục khủng khiếp. Trong vòng nửa thế kỷ, Thành Cát Tư Hãn và các vua chúa Mông Cổ với đoàn quân viễn chinh khét tiếng tàn bạo, cách tấn công ào ạt, chớp nhoáng đánh đâu thắng đó đã chinh phục hết quốc gia này đến quốc gia khác, thành lập một đế quốc Mông Cổ rộng lớn từ bờ biển Đông Á Thái Bình Dương đến tận Hắc Hải. Cả châu Á và châu Âu bao trùm bóng đen xâm lược của Mông Cổ. Nước Đại Việt cũng không nằm ngoài bối cảnh chung đó.

Từ năm 1226, triều Trần được thiết lập, chấm dứt cuộc khủng hoảng suy tàn cuối triều Lý. Triều Trầnđảm nhận sứ mệnh đẩy mạnh công cuộc dựng nước và chăm lo quốc phòng đối phó với nạn ngoại xâm.

Năm 1252, chúa Mông Cổ sai Hốt Tất Liệt và Ngột Lương Hợp Thai đánh chiếm nước Đại Lý (Vân Nam, Trung Quốc). Năm 1257, Ngột Lương Hợp Thai được lệnh đem một đạo quân từ Vân Nam đánh chiếm Đại Việt để mở rộng gọng kiềm vu hồi đánh vào phía nam nước Nam Tống. Trước khi xuất quân, Hốt Tất Liệt là em trai chúa Mông Cổ Mông Kha và là tổng chỉ huy đạo quân phía Nam sai sứ sang đòi vua Trần đầu hàng. Vua Trần Thái Tông và triều đình đã tống giam kẻ đại diện đế quốc Mông Cổ và tổ chức quân dân ta gấp rút chuẩn bị kháng chiến. Trần Quốc Tuấn dẫn một lực lượng lên bố trí ở vùng biên giới. Đại quân ta do vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy lên lập phòng tuyến ở Bình Lệ Nguyên (Việt Trì, Vĩnh Yên) chặn đường tiến quân của địch từ Vân Nam theo đường Lào Cai xuống Thăng Long.

Đầu năm 1258, quân Mông Cổ vượt biến giới vào nước ta. Đạo quân địch gồm khoảng 3 vạn tên, có lực lượng kỵ binh thiện chiến làm nòng cốt nhanh chóng tiến được xuống Bình Lệ Nguyên. Sau một trận đấu ác liệt, quân ta “thất lợi”, không thể ngăn chặn được quân giặc. Theo mưu kế của Lê Tần, quân ta rút về Phù Lỗ (Đông Anh, Hà Nội), phá cầu Phù Lỗ và lập trận tuyến phòng ngự ở bờ Nam sông Cà Lồ để chặn địch. Quân Mông Cổ tiếp tục tấn công mạnh. Vua Trần cùng đại quân phải rút về Thăng Long.
Trước thế mạnh của giặc, triều Trần thực hiện cuộc rút lui chiến lược để bảo toàn lực lượng, triều đình và đại quân rút về vùng Thiên Mạc (Khoái Châu, Hưng Yên). Nhân dân Thăng Long cũng rời kinh đô, tản cư về vùng nông thôn. Quân giặc vào được thành Thăng Long, một tòa thành trống rỗng, không người không của. Chúng tàn phá Thăng Long nhưng không dám tiến công tiếp vì không biết chủ lực quân ta ở đâu, mở rộng chiếm đóng thì quân số có hạn. Lương thực mang theo đã hết, nguồn tiếp tế vốn không được phòng bị cho cách đánh nhanh thắng nhanh, trông chờ cướp lương để ăn thì không có. Tình thế khó khăn bế tắc, kế hoạch rút lui chiến lược phát huy hiệu quả. Thời cơ phản công đã đến.

Ngày 29/1/1258, quân ta ngược sông Hồng bất ngờ tiến công quyết liệt vào Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng ở Thăng Long). Quân giặc bị thiệt hại nặng vội rút chạy khỏi Thăng Long theo con đường ven sông Hồng mà chúng vừa tiến xuống. Chạy đến Quy Hóa (Phú Thọ, Yên Bái), bị bộ phận quân chủ lực bố trí chặn địch từ đầu cuộc chiến tranh còn ém tại đây phối hợp cùng dân binh địa phương do tù trưởng Hù Bỏng chỉ huy đón đánh bị thiệt hại thêm, Ngột Lương Hợp Thai cùng đám tàn quân không dám đánh lại chỉ lo chạy tháo thân về Vân Nam.

Cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ nhất thắng lợi.

Nguồn: http://vietnamdefence.com/Home/quansuvietnam/khoinghiachientranh/Cuoc-khang-chien-chong-NguyenMong-lan-thu-nhat-1258/20099/48725.vnd



http://cdn9.nguyensinhhung.net/files/2012/12/tran-quoc-tuan-889642.jpg

Hansy
02-06-2014, 10:07 PM
- CÂY TRE 100 ĐỐT

3BB3dA4XvbI

Hansy
03-06-2014, 10:59 AM
https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash2/t1.0-9/183206_209568429057932_2965755_n.jpg
Đền Cố Trạch - đền Trần Nam Định

27
TRẦN THÁNH TÔNG HOÀNG ĐẾ
TRẦN HOẢNG
(1258 - 1278)

Vào một ngày tháng hai, năm Ngọ
Vua truyền ngôi, nhường chỗ cho con
Thánh Tông năm ấy vừa tròn
Tuổi lên mười tám đủ khôn với đời

Lễ nhường ngôi cho Hoàng Thái Tử
Lui về nhà ở tại Bắc Cung
Con tôn lên chức Thượng Hoàng
Trông coi chính sự chung cùng với con

Xuất gia rồi lên non Yên Tử
Gột lòng trần vui thú kệ kinh
Thành tâm sám hối đời mình
Đời như bóng nước, vô minh đắm chìm

Cửa thiên môn đã quen hôm trước
Bữa tương chao ở trốn Trúc Lâm
Thái Tông lùng kiếm cái tâm
Viết thành Phổ Thuyết Sắc Thân để truyền

Tam thời trần liễm thiên biên tử
Nguyệt lạc tường giang dạ kỷ canh
Ngôi cao những bước gập ghềnh
Mượn màu thiền đạo giúp mình định tâm

Mười chín năm đi tìm bến Giác
Chuyện triều đình ủy thác cho con
Chuyên tâm nghiên cứu Thiền Tông
Đến năm Đinh Sửu Thái Tông băng hà

Ráng trời chiều sương sa mặt nước
Gió trầm luân một bước thế gian
Có không trở giấc kê vàng
Khoanh tay có được vô thường hay chăng ?

Ngồi ở trên ngai vàng Hoàng Đế
Là Trần Hoảng lên thế Thái Tông
Đổi thành niên hiệu : Thiên Long
Lo cha yên vị , lập cung riêng mình

Thánh Tông sinh vào năm Canh Tý
Là một người có chí, có nhân
Tôn hiền, trọng đạo, thương dân
Kế thừa cơ nghiệp nhà Trần về sau

Hăm mốt tuổi cầm đầu đất nước
Vua đã đi những bước vững vàng
Xiển dương văn hóa dân gian
Chỉnh trang quân đội, lo toan quốc phòng

Việc hành chánh chưa thông, phải sửa
Khắp mọi vùng đều mở Thái y (1261)
Nơi nơi đều có trạm, ty
Chăm lo sức khỏe cấp kỳ cho dân

Lấy những người tinh thông nghề nghiệp
Tôn làm thầy hướng dẫn dạy dân
Khuyến nông trồng trọt chuyên cần
Lập phường, lập hội ngày dần phồn vinh

Để tôn vinh những người cao tuổi
Thượng hoàng bày một buổi tiệc to
Lão ông ban tước hai tư
Lão bà được tặng lụa vua đề dành

Việc giáo dục ưu tiên tối thượng (1272)
Lấy đạo Nho làm hướng trị dân
An sinh xã hội đang cần
Đem lời Khổng Mạnh để răn mọi người

Định qui chế tuyển người làm việc (1275)
Phải tinh thông, chữ viết cho nhanh
Nghề nào, nghiệp đó phải rành
Mới cho bổ nhậm trong thành, ngoài biên

Lại xuống chiếu chiêu hiền đãi sĩ
Mở khoa thi định lệ hằng năm
Chọn người vào viện Hàn Lâm
Lựa ai tài giỏi nhiệt tâm để dùng

Dạy Đông cung mời thầy uyên bác
Thông Ngũ kinh, làu thuộc Tứ Thư
Chọn người đức hạnh có thừa
Hiểu thông Phật giáo lại vừa Minh kinh

Lê Văn Hưu vốn rành lịch sử (1272)
Đại Việt Sử vừa mới viết xong
Ba mươi quyển ấy gồm chung
Viết từ Triệu Vũ đến năm Chiêu Hoàng

Năm Bính Dần nhà vua xuống chiếu (1261)
Cho vương hầu, công chúa khai hoang
Mộ dân cày cuốc mở mang
Phá rừng, khẩn đất lập thành điền trang

Chia binh lính ra thành đội ngũ (1267)
Chọn Tôn thất nghề võ thật tài
Một Đô gồm tám mươi người
Quân gồm ba chục Đô này vừa đông

Cho tập trận nơi sông Bạch Hạc
Lại sai người chế tác gươm đao
Đóng thêm thuyền chiến để vào
Góp phần dự trữ khi nào giao tranh

Để biết thêm nội tình của địch
Vua ngầm sai tình báo sang Nguyên
Thế Quang mượn cớ đi tìm
Thu mua thảo dược mà đem về dùng

Vào mùa đông tháng mười Giáp Tuất (1274)
Ba mươi thuyền Trung Quốc ghé vô
Xin vua lánh nạn rợ Hồ
Nhai Tuân cấp đất lưu cư tạm thời

Hốt Tất Liệt sai người sang dụ
Vua liền sai chánh sứ mang thư
Sang Nguyên thông hiếu đáp từ
Phụng Công, Nguyễn Thám công du chuyến này

Năm Kỷ Mùi, Linh Từ Quốc Mẫu (1259)
Người từng là Hoàng Hậu Huệ Tông
Đến khi Thủ Độ loạn luân
Lấy ngay kẻ ấy làm chồng về sau

Bỏ Huệ Tông là điều bất nghĩa
Theo thái sư thất tiết tất nhiên
Nhưng là mẹ của Thuận Thiên
Nên chi vua phải đương nhiên gọi: Bà

Năm năm sau khi bà vừa thác
Trần Thủ Độ cũng bước qua đời (1264)
Tỏ lòng ngưỡng mộ với người
Thái Tông chế tác một bài văn bia

Triều nhà Trần sống quen thành lệ (1268)
Cùng họ Trần có thể lấy nhau
Hoàng gia khi đã bãi chầu
Vào trong cung điện, sân sau lan đình

Trong cung cấm linh đình yến tiệc
Rồi cùng nhau ăn uống no nê
Khi nào trời tối không về
Vào trong ở lại giường kề ngủ chung

Lúc thong dong thơ văn xướng định
Bạn của ngài Tuệ Tĩnh thiền sư
Vua làm hai quyển Di thư
Sách "Di hậu lục" dạy cho con mình

Chọn ngày lành nhường ngôi hoàng đế
Cho con mình thái tử Trần Khâm
Tháng mười ngày tốt, năm Dần (1278)
Lui về phủ đệ dành phần cho con.



http://static9.nguyentandung.org/files/2012/12/CocBachDang.jpg
Cọc Bạch Đằng

Hansy
03-06-2014, 06:46 PM
17- TRẦN THÁI TÔNG

raDxka8xLJA

Hansy
04-06-2014, 02:38 PM
QUYỂN 7

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/66/Chongquannguyenlan2.svg/640px-Chongquannguyenlan2.svg.png
Kháng chiến chống Nguyên Mông lần 2

28
TRẦN NHÂN TÔNG
TRẦN KHÂM
(1278 - 1293)

Trần Nhân Tông con bà Thiên Cảm
Là cháu ngoại Từ Thiện Đại Vương
Xiển dương sự nghiệp trùng hưng
Nhân từ hòa nhã, hết lòng vì dân

Người cũng đã hai lần chiến đấu
Và hai lần chiến thắng quân Nguyên
Xứng danh là đấng vua hiền
Có công đánh dẹp giữ yên cõi bờ

Để đo đạc vua ban thước gỗ (1280)
Khắp mọi miền một cỡ mà thôi
Pháp đình xử án đúng, sai
Đặt ra "kiểm pháp" biết ngay rõ ràng(1280)

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGUYÊN MÔNG
LẦN THỨ HAI (1285)

Năm Nhâm Ngọ, Bình Than đại hội (1280)
Vua bàn kế phòng thủ, phản công
Khánh Dư, phó tướng được phong (1282)
Quốc Toản còn nhỏ nên không được bàn

Lòng hổ thẹn, sôi gan tuổi trẻ
Tay anh hùng bóp vỡ quả cam
Trở về chiêu mộ ngàn quân
"Phá cường địch, báo hoàng ân" quyết thề

Thuyền tiểu tướng xông lên mũi sóng
Bóng cờ vàng lồng lộng gió bay
Quân Nguyên trông thấy chạy dài
Nam quân thắng lợi kể ngay phút đầu

Lễ tấn phong Đại vương Quốc Tuấn (1283)
Làm tiết chế thống lĩnh toàn quân
Duyệt binh ở tại bến Đông
Truyền nơi xung yếu phải cần chỉnh trang

Điện Diên Hồng bốn phương về họp(1284)
Để toàn dân cùng góp một lời
Ý dân biểu hiện ý trời
Là Hòa hay Chiến muôn người cùng hô

Một tiếng hô ta thề quyết chiến :
Với kẻ thù quyết đánh một phen
Toàn dân cùng một lời nguyền
Thề rằng phải đuổi quân Nguyên ra ngoài

Trần Di Ái được sai đi sứ (1281)
Đến nước người thì lại phản vua
Đem theo quân giặc trở về
Sài Thung Nguyên sứ coi bề hung hăng

Lại nghe rằng Toa Đô sửa soạn
Năm mươi vạn tiến thẳng phương Nam (1282)
Giả vờ hỏi tội Nam Man
Thực ra là để mượn đường xâm lăng

Trần Hưng Đạo điều quân các lộ (1284)
Ở Hải Đông , cửa ngõ Vân Trà
Theo thuyền vượt biển ngang qua
Vào nơi Ba Điễm Sơn Trà cực Nam

Tướng Mông Cổ vào năm Nhâm Ngọ (1282)
Là Toa Đô đổ bộ Chiêm Thành
Chiến thuyền cùng với thủy binh
Tấn công thành gỗ vây quanh Đồ Bàn (1283)

Pháo ba cần cản đường quân giặc
Dựa thế rừng vây chặt Nguyên Mông
Giằng dai đã mấy tháng ròng
Giặc Nguyên đang ở thế cùng cạn lương

Vờ giả hàng, chúa Chiêm sai sứ
Bảo rằng thưa : Quốc chủ đến sau
Nay sai Bảo Thoát sang chầu
Chế Mân thế tử sẽ hầu vào sau

Một mặt khác, vua cầu cứu viện (1282)
Cử sứ sang Đại Việt, Bồ Đà
Lân bang Chân Lạp cũng qua
Liên minh hợp lại để mà chống Nguyên

Cứu nước Chiêm trong cơn nguy biến
Vua nhà Trần gởi viện binh sang (1284)
Hai mươi vạn lẻ mấy ngàn
Năm trăm thuyền chiến lên đàng cứu nguy

Giặc Nguyên Mông đang lo nơm nớp
Đợi viện binh trong lúc thế cùng
Quân Chiêm, Đại Việt phản công
Toa Đô bí thể buộc lòng lui quân (1284)

Hốt Tất Liệt điều quân để đánh
Bảo Toa Đô phải lánh dưỡng binh
Vào đất Ô Lý, Chiêm Thành (1284)
Tạm thời ẩn nấp sẽ truyền lệnh sau

Xuống chiếu giao lấy người phụ tá
Cho con mình thế tử Thoát Hoan
Lên đường tiến chiếm phương Nam
Lập ra kế hoạch ăn loang vết chàm

Quân xâm lược chia làm ba cánh (1285)
Mũi tiến công là cánh Tư Minh
Vân Nam là cánh viện binh
Toa Đô từ hướng Chiêm Thành đánh lên

Theo kế hoạch truyền liền mật lệnh
Cùng một lúc ba mũi tiến công
Vạn Kiếp nhanh chóng chiếm xong (1285)
Vượt sông qua đánh Thăng Long tức thời

Giặc chiếm ngay kinh thành bỏ trống
Đốc đại quân tổng tấn công ta
Đà Mạc giặc đã tràn qua
Bắt Trần Bình Trọng đưa ra dụ hàng

"Nếu thuận theo: làm vương đất Bắc
Bằng không thì, sẽ giết làm gương"
"Ta thà là quỷ nước Nam
Còn hơn phản quốc làm vương xứ người"

Giặc tức quá giết người khí tiết
Sai quân về đem tiếp viện thêm
Toa Đô từ dưới đánh lên
Kẹp quân ta giữa ba bên bốn bề

Vua sai Dương ra đi xin hoãn (1285)
Xin cầu hòa, cốt được bãi binh
Để làm dịu bớt tình hình
An Tư công chúa hiến mình dâng cho(1285)

Trước thế nước nguy cơ bại trận
Trần Nhân Tông hỏi vặn Đại Vương:
"Thế nào !" - Hưng Đạo tâu rằng:
"Chặt đầu thần trước, sẽ hàng giặc sau"

Chương Hiến Hầu ra hàng quân giặc
Chiêu Quốc Vương bắt chước theo sau
Ích Tắc, Lê Diểu cùng nhau
Đem theo gia thuộc ra đầu Toa Đô

Trần Nhật Duật, thái sư Quang Khải
Cùng lên đường quay ngược về kinh
Tây Kết, Quốc Tuấn dàn binh
Cắt đứt liên lạc vây quanh kẻ thù

Cửa Hàm Tử thừa cơ tập kích
Cùng Triệu Tung đánh địch chạy dài
Trần Thông, Quốc Toản dương oai
Chương Dương thừa thắng đuổi ngay khỏi thành

Quân Thoát Hoan bỏ thành trốn chạy
Để lại gần hết thảy binh lương
Bị quân Hưng Đạo chắn ngang
Gặp ngay Quốc Toản cắt đường rút lui

Đến Vạn Kiếp tìm nơi xoay trở
Bắc cầu phao tạm đỡ qua sông
Cầu phao lại gãy nửa chừng
Giặc Nguyên chết đuối vô cùng thảm thương

Ta phục kích dọc đường giặc chạy
Quân chúng còn chỉ mấy ngàn binh
Rút về theo hướng Tư Minh
Thoát Hoan chạy đến Vĩnh Bình gặp ngay

Hưng Vũ Vương con trai Hưng Đạo
Chận trên đường cầm giáo chắn ngang
Ống đồng giặc giấu Thoát Hoan
Tìm phương tẩu thoát chạy sang bên Tàu

Ùn ùn sau quân Nguyên tán loạn
Tướng Lý Hằng trúng phải mũi tên
Tên đâm mà chẳng chết liền
Cõng về đến ải, Lý bèn tắt hơi

Một cánh khác rút lui theo hướng
Về Phù Ninh tạm đóng giữa đường
Bị quân Hà Đặc đánh luôn
Tàn quân Mông Cổ tìm đường thoát thân

Ở Tây Kết quân Trần vây hãm
Tổng quản Nguyên thế cạn đầu hàng
Toa Đô chi xiết bàng hoàng
Cánh quân thủy bộ lại càng rối ren

Ô Mã Nhi leo thuyền chạy lẹ
Còn Toa Đô lại bị chém đầu
Tiểu Lý cố gắng theo sau
Biết rằng khó thoát, kéo nhau ra hàng

Cuộc xâm lăng thế là thất bại
Hai vua Trần trở lại Thăng Long
Quan dân, binh lính một lòng
Cùng chung ý chí chung lưng diệt thù

Khúc khải hoàn thiên thu còn đó
Thái bình tu nỗ lực nước non
Chương Dương cướp giáo hãy còn
Nghe trong Vạn Cổ dậy hồn núi sông

Tự đáy lòng tướng Trần Quang Khải
Làm bài thơ để lại như sau:

Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san

Bốn câu mà đến ngàn năm
Vẫn còn phảng phất chiến công vang lừng


https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/t1.0-9/10367127_565259780253217_319955924583620245_n.jpg
Di chúc của Trần Nhân Tông

Hansy
04-06-2014, 06:19 PM
- TRẦN NHÂN TÔNG

J_pawoVB4NQ

Hansy
05-06-2014, 12:53 AM
- SỰ TÍCH DÃ TRÀNG

gDAYhC6a1cs

Hansy
05-06-2014, 08:16 AM
Truyện ngắn



crI5baxM8ug

CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI
Năm 1284-1285
Cao-Đắc Tuấn
1.
Thăng Long, mùa Thu năm 1284

Vị quan thái giám biết có chuyện nghiêm trọng xảy ra khi Hoàng đế Thiệu Bảo Trần Khâm ra lệnh ông không cho phép bất kỳ người hầu triều đình nào đi theo ngài và cha ngài, Thái Thượng Hoàng Bảo Phù Trần Hoàng, trong lúc hai vị đi bộ trong khu vườn đá. Thiệu Bảo và Bảo Phù là niên hiệu trị vì của hai vị. Hoàng đế Thiệu Bảo và cha ngài hiếm khi thảo luận vấn đề triều đình bên ngoài dinh họp, và họ cũng không bao giờ đi dạo trong khu vườn đá mà không có quân hầu theo sau họ. Đây là lần đầu tiên vị Hoàng đế yêu cầu như vậy. Xét đoán nét mặt họ trước khi họ bắt đầu cuộc đi dạo, ông thái giám biết Hoàng đế và cha ngài đang gặp khó khăn suy nghĩ trong tâm trí họ.

Tin đã được công chúng biết từ vài tháng nay. Quân Mông Cổ triều nhà Nguyên đang chuẩn bị một cuộc xâm lược lớn vào Đại Việt. Đây sẽ là cuộc xâm lược thứ hai của chúng. Kỳ đầu tiên xảy ra 26 năm trước đây. Nhưng cuộc xâm lược đó vắn tắt. Quân Mông Cổ bị đuổi ra khỏi Đại Việt chỉ sau nửa tháng chiếm đóng. Lần này, có vẻ là chúng sẽ khởi động một cuộc tấn công lớn. Các tin đồn nói rằng Thoát Hoan, con trai Hốt Tất Liệt, lãnh tụ Mông Cổ và người sáng lập ra triều đại nhà Nguyên, chỉ huy một đội quân ba trăm ngàn người, với dự tính xâm lược Đại Việt trong vài tháng. Lực lượng hắn sẽ được tham gia cùng quân Mông Cổ từ phía Nam dẫn đầu bởi Toa Đô, Thống đốc Quảng Châu, kẻ đã cố gắng chiếm Chiêm Thành trong vài năm qua mà không thành công.

Vị quan thái giám đóng cửa lối vào khu vườn đá và suỵt các tì nữ và quân hầu tò mò. Ông ra hiệu họ rời khỏi nơi đó; rồi ông ngồi lên ghế ở cửa vào và quan sát hai vị hoàng đế đi bộ trên lối khu vườn.

Khu vườn đá nằm phía đông cung điện bên trong thành Thăng Long. Khâm muốn xây khu vườn là nơi để tìm sự yên tĩnh sau một ngày mệt mỏi lâu dài tại triều đình. Phù hợp với nhiệt tình của anh với Phật giáo, thiết kế vườn rất đơn giản, nhưng thể hiện sự tinh khiết tinh thần. Ở giữa vườn đứng một cụm gồm ba tảng đá tượng trưng cho Đức Phật, giáo lý đạo Phật, và Phật tử. Một lối đi quanh co trát bằng những cục đá nhỏ chạy dọc theo chu vi vườn và bao quanh mấy tảng đá. Lối đi không có ngõ vào và ngõ ra, tượng trưng cho triết lý căn bản Phật giáo về cuộc sống không có khởi đầu và kết thúc. Mấy hàng cây nhỏ, cắt tỉa gọn gàng mọc dọc theo lối đi. Nửa tá băng ghế gỗ nhỏ nằm rải rác xung quanh. Hai băng ghế đứng cạnh một ao nhỏ có nước trong veo bao phủ bởi những cụm hoa sen trắng nổi lềnh bềnh.

Khâm thường đi bộ thong thả trên lối đi sau một ngày ngự triều mệt mỏi. Chiều nay, cha anh đến thăm anh cho một cuộc thảo luận quan trọng. Mặc dù không phải là đương kim hoàng đế, Thái Thượng Hoàng có ảnh hưởng đáng kể với con trai mình về các vấn đề triều đình.

Lên ngôi sáu năm trước đó ở tuổi hai mươi, Khâm đã trở thành một Hoàng đế trưởng thành và kinh nghiệm của Đại Việt. Anh có thể coi sóc việc triều đình một cách hiệu quả mà không cần sự giúp đỡ vua cha, nhưng theo truyền thống gia đình, anh thường tìm kiếm lời khuyên vua cha về những vấn đề quan trọng cho đất nước. Theo truyền thống hoàng gia khởi đầu bởi ông nội anh, vua Trần Thái Tông, khi thái tử được xem như có khả năng trị vì hoặc khi vị Thái Thượng Hoàng qua đời, Hoàng đế trị vì sẽ thoái vị ngai vàng mình nhường cho thái tử và trở thành Thái Thượng Hoàng. Thái Thượng Hoàng vẫn hoạt động trong vấn đề triều đình và sẵn sàng cho tư vấn. Truyền thống đó nhắm vào hai mục đích: mục đích thứ nhất là cho vị tân Hoàng đế một giai đoạn chuyển tiếp để ông dễ dàng trong việc đảm nhận trách nhiệm mới là người lãnh đạo tối cao quốc gia, và mục đích thứ nhì, có lẽ quan trọng hơn, là để ngăn chặn sự ganh đua giữa các anh chị em hoặc quan chức trong triều đình. Với vị cựu Hoàng đế vẫn còn hoạt động trong các vấn đề triều đình, ai muốn thách thức vị tân Hoàng đế phải suy nghĩ lại.

***

Khâm là một nhà lãnh đạo tài ba. Hai mươi sáu tuổi, anh đã thể hiện tài năng và đức hạnh mình là một minh quân. Cha anh, Hoàng, cũng là một người cai trị khôn ngoan và thông minh. Cùng với nhau, hai vị vua cha và con cùng trị vì trong sáu năm mà không có dấu hiệu suy đồi trong nhiều năm tới.

Cả hai đi trên lối đi một lúc mà không nói một lời. Đó là thói quen họ. Họ thường bắt đầu thảo luận sau một thời gian yên tịnh. Được một lúc, Hoàng ngồi xuống trên chiếc ghế dài bên cạnh mấy tảng đá. Khâm dừng bước và đứng trên lối đi, chắp tay ra phía trước. Cảnh một Hoàng đế trị vì giữ một tư thế kính trọng có vẻ khác thường, nhưng chẳng có gì lạ cho một vị vua Trần biểu lộ lòng kính trọng mình với vua cha.

"Con ngồi xuống đi," Hoàng nói, chỉ tay vào băng ghế đối diện.

"Vâng, xin phép cha." Khâm cúi nhẹ đầu và ngồi xuống.

"Việc triều đình hôm nay thế nào?" Hoàng hỏi.

"Thưa cha, cũng không có gì thực sự đáng kể, ngoại trừ Quốc công Tiết chế báo cáo nhận thư vua Chiêm Thành về sự tiến triển cuộc chiến chống Toa Đô."

Quốc công Tiết chế Trần Quốc Tuấn là anh mẹ Khâm và cũng là cha vợ Khâm. Ông cũng là vị tướng được sùng kính nhất trong triều đình nhà Trần.

"Thư nói gì?"

"Thưa cha, vua Chiêm Thành nói là quân Toa Đô đang kiệt quệ và chắc không còn tinh thần chiến đấu sau cuộc đấu tranh lâu dài trong đất Chiêm."

"Tốt lắm."

Mặt Hoàng suy tư. Ông trông già hơn tuổi ông bốn mươi bốn. Bên dưới chiếc mũ hoàng gia, những sợi tóc trắng vắt vưởng trên trán nhăn nheo. Nhưng đôi mắt cảnh giác ông sáng ngời.

"Thưa cha, có chuyện gì bận tâm cha?" Khâm hỏi.

Hoàng gật đầu. "Ừ, cha lo về kế hoạch của Hốt Tất Liệt."

"Chúng ta đã biết kế hoạch hắn. Hắn muốn Thoát Hoan tấn công chúng ta từ phía bắc và Toa Đô từ phía nam. "

"Đúng vậy, và chúng ta chuẩn bị cho chuyện đó như thế nào?"

"Kể từ hội nghị Bình Than, Quốc công Tiết chế và các Vương khác đã chuẩn bị cho việc phòng thủ vững chắc, bằng cách tổ chức quân đội và huấn luyện binh sĩ. Con đã giám sát tất cả hoạt động và hài lòng với sự tiến triển. Cuộc duyệt quân tại bến Đông Tân rất là uy dũng."

"Cha không thắc mắc gì về khả năng các Tướng và tinh thần binh lính chúng ta, nhưng cha vẫn không biết chúng ta có thể đương đầu với cuộc xâm lược. Người Mông Cổ nổi tiếng về máu tàn bạo và quân thiện chiến."

"Thưa cha, chúng ta đã đánh đuổi chúng 26 năm trước."

"Khâm con, con sinh ra ngay sau khi quân Mông Cổ rút lui. Con không biết sự thể như thế nào khi chúng xâm chiếm lúc đó."

"Cha đã nói với con về chuyện đó. Con biết chúng hung dữ và thiện chiến, nhưng chúng chỉ giỏi trên ngựa. Chúng không biết đánh nhau trên núi và sông rạch. Chúng ta biết rõ vì chúng ta đã gửi binh lính giúp xứ Chiêm Thành trong việc họ chống lại chúng."

Hoàng thở dài. "Đó chính là chuyện mà cha đang lo lắng."

Khâm ngạc nhiên. "Thưa cha, ý cha là gì?"

Hoàng chăm chú nhìn con trai mình. "Chúng ta phải dựa vào cuộc chiến tranh kéo dài với chúng để khiến chúng mệt mỏi. Chuyện đó có thể mất hai ba năm, như tại xứ Chiêm Thành. Dân ta sẽ phải làm gì trong những năm đó? Làm sao ta bảo vệ những người vô tội khỏi sự cướp bóc của chúng? Lần cuối chúng ở đây, chúng tàn sát tất cả dân Thăng Long. Cha không muốn chuyện tương tự lập lại."

Khâm cúi đầu giấu nét cau mày. Cha nói đúng. Làm sao chúng ta bảo vệ người dân vô tội khỏi sự khốc liệt của cuộc chiến tranh tàn nhẫn? Anh đã được kể về vụ thảm sát và cướp bóc, và chuyện đó đã làm phiền toái anh trong một thời gian. Thực tâm, anh không muốn tiến hành chiến tranh với quân Mông Cổ, nhưng đồng thời, anh cũng không thể chấp nhận yêu cầu chúng, vì anh biết chúng chỉ muốn xáp nhập Đại Việt thành một phần của lãnh thổ rộng lớn của chúng.


http://static9.nguyentandung.org/files/2012/12/tran-hung-dao-41_thdao.jpg

Hansy
05-06-2014, 01:52 PM
2.
"Thưa cha, chúng ta nên làm gì?" anh hỏi.

Hoàng đặt tay lên vai con. "Cha biết con cũng có rắc rối. Cha đã suy nghĩ về chuyện đó trong vài ngày và cha có một ý tưởng."

Đôi mắt Khâm sáng lên. "Thưa cha, ý tưởng gì vậy?"

"Cha đã nói với con một lần về nguyên tắc căn bản của một chính quyền. Đó là nguyên tắc cai trị theo ý dân."

"Con hiểu." Anh thật sự hiểu, ít nhất là trên lý thuyết. Anh đã nghe cha mình nói điều đó hơn một lần, không phải chỉ với anh, mà còn với các vương Trần và các quan lại cao cấp. Anh biết dân là cốt lõi của chính quyền.

Khuôn mặt Hoàng trở nên long trọng. Ông nhìn thẳng vào mắt con trai mình. "Con, con có biết ý muốn dân về cuộc xâm lược Mông Cổ ra sao không?"

Khâm giật mình. Anh không chuẩn bị để trả lời một câu hỏi như vậy. Với anh, ý muốn dân được giao cho Hoàng đế, người được cho là đã được lựa chọn theo thiên mệnh. Không phải mình, qua sự được chọn làm hoàng đế, đại diện cho ý muốn dân hay sao? Tại sao mình cần phải biết ý muốn dân?

Hoàng mỉm cười. "Cha biết đó là một câu hỏi khó cho con. Chính cha cũng đã vật lộn với câu hỏi đó. Gần đây, cha có thêm thì giờ nghiên cứu lịch sử và triết lý của chúng ta và cha đã có nhiều ý tưởng hay."

"Thưa cha, con đang lắng nghe."

Hoàng đằng hắng. "Chúng ta lúc nào cũng được dạy để nghĩ rằng một hoàng đế được lựa chọn theo thiên mệnh và nếu ông ta mất thiên mệnh, người khác sẽ được lựa chọn để thay thế ông. Chính Thiên hoàng ban cho sức mạnh, trí tuệ và cơ hội để cho phép một Hoàng đế lên ngai vàng mình."

"Cha, chúng ta có thiên mệnh để cai trị đất nước không?" Khâm hỏi. Câu hỏi đặt ra bất ngờ, làm ngạc nhiên ngay cả chính anh. Đó là một câu hỏi anh chưa từng hỏi cha mình, nhưng đó cũng là một câu hỏi mà anh luôn luôn muốn được trả lời.

Hoàng suy nghĩ một lát và nói: "Con, cha không biết. Cha muốn tin rằng chúng ta có thiên mệnh để cai trị đất nước. Ông nội con trị vì ba mươi hai năm. Cha cai trị hai mươi năm. Con cai trị sáu năm cho đến nay. Ngoại trừ vài nhũng nhiễu bên ngoài, cả nước được thanh bình an lạc. Dân cư thịnh vượng. Năng suất cao. Có vẻ là chúng ta đang làm chuyện gì đúng."

Ông dừng lại thu thập ý nghĩ. "Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta hoàn thành sứ mệnh chúng ta. Từ những gì cha đã đọc và suy nghĩ, hình như là khái niệm truyền thống về thiên mệnh có thể không đầy đủ. Cha tin rằng chúng ta được lựa chọn là Hoàng đế, cho dù do một cuộc nổi dậy, chiếm đoạt quyền lực, hoặc bằng thừa kế, không phải vì chúng ta đã thỏa đáng được một số đòi hỏi, nhưng vì chúng ta được giao phó với một sứ mệnh. Và sứ mệnh đó là hành động theo ý muốn người dân của đất nước. Nếu một vị hoàng đế không đại diện cho ý muốn dân, hoặc được coi là không có khả năng làm điều đó, thì ông ta sẽ bị truất phế để người khác có cơ hội thực hiện sứ mệnh đó."

"Làm sao chúng ta biết ý muốn dân?"

Hoàng trầm ngâm. "Cha chưa nghĩ về chuyện đó cẩn thận cho lắm. Cha đã đọc sách và luận thuyết viết bởi nhiều học giả, nhưng cho đến nay cha vẫn chưa học được gì về chuyện đó. Ráng biết ý muốn dân chưa bao giờ được thực hiện trước đây. Không ở trong Đại Việt, không ở trong Trung Quốc, không ở trong bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới vương quốc với các hình thức chính quyền như của chúng ta."

"Thưa cha, xin tha thứ con vì nói điều này, nhưng cha có nghĩ lý do tại sao không ai viết về chuyện đó? Có thể là vì đó không phải là một ý tưởng hay?"

"Không, cha không nghĩ như vậy. Cha đã đọc một cuốn sách cổ về hình thức chính quyền của người Hy Lạp cổ đại và người La Mã về việc đại diện cho toàn dân. Vì vậy, ý tưởng việc dùng ý muốn dân trong việc cai trị đất nước không phải là hoàn toàn mới. Nó có thể là một ý tưởng hay bởi vì chính quyền họ kéo dài một thời gian lâu. Tuy nhiên, phong tục và truyền thống họ khác với chúng ta. Cái mà cha không tìm thấy là làm thế nào biết được ý muốn dân để duy trì thiên mệnh trong một chính phủ vương quốc của các vị vua và hoàng đế."

"Có lẽ vì hai hình thức không tương hợp. Giống như cố gắng bắn tên lửa trong nước."

Hoàng cười. "Hay lắm. Thí dụ tương tự của con rất là miêu tả."

Ông trở nên nghiêm trọng. "Nhưng thí dụ đó quá đơn giản. Cha nghĩ vấn đề phức tạp hơn nhiều. Cha đã dành thì giờ nghiên cứu sâu đậm giáo lý đạo Phật và cha khám phá được một chuyện thật tuyệt vời."

"Cha, xin cha khai sáng con."

Hoàng chỉ vào ao phủ đầy hoa sen. "Như con biết, Phật giáo dạy mối quan hệ giữa nhân và quả. Hoa sen là một loại cây nở hoa và gieo hạt giống cùng một lúc. Nó đại diện cho sự tồn tại cùng lúc của nhân quả. Đạt được mức độ của Phật trạng, ý thức thứ chín, là để có thể trộn lẫn nhân và quả để duy trì ý thức tinh khiết.

"Thiên mệnh có thể được xem như là hình thức của một ý thức căn bản tinh khiết như vậy, nơi nhân quả hiện hữu cùng lúc.Ý thức đó điều khiển hành vi của người cai trị. Nếu một người cai trị không làm theo cái hành vi quy định này, ông sẽ bị dân lật đổ. Vì vậy, hành vi ông ta là nguyên nhân của ý dân. Đồng thời, sự nổi lên của người cai trị được dân thúc đẩy. Nếu không có dân hỗ trợ, người cai trị không thể thành công trong việc đạt được hoặc giữ ngai vàng mình. Vì vậy, ý dân là nguyên nhân của sự thành công ông ta là người cai trị, sự thành công đó được duy trì bởi hành vi ông ta. Nói một cách khác, hành vi hay sự thành công của một người cai trị và ý dân đồng thời hiện hữu là nhân và quả lẫn nhau."

Khâm thất kinh. Anh đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác. Sự rõ ràng của lời cha anh như tinh thể pha lê. Sự thâm thúy như chiều sâu đại dương. Anh cảm thấy rộn rã và vui mừng.

"Thưa cha," anh nói, "chúng ta phải tìm cách để biết ý dân."

Hoàng gật đầu. "Đúng vậy, chúng ta bắt buộc phải. Chúng ta phải biết những gì dân Đại Việt muốn đối phó với nhà Nguyên. Cha không muốn nhìn thấy những bà mẹ khóc vì mất con, những người vợ khóc chồng, bởi vì hành động chúng ta trái với ý muốn họ."

Khâm đứng lên. Anh bước vào lối đi để nhặt một chiếc lá rơi. Một con chim bay qua, đậu trên đầu một nhánh cây run run, kêu chiêm chiếp một giai điệu ngắn, rồi bay đi. Âm thanh buồn của tiếng hót nó vẫn còn vương vấn trong bầu không khí. Khâm suy nghĩ về tiếng hót mà anh không hiểu. Con chim nói gì? Làm sao anh có thể hiểu ngôn ngữ nó khi anh là con người và con chim là con vật? Anh nhớ lại thầy anh có lần nói, "Ta phải nhìn vào thiên nhiên thật sự để trở thành Phật." Trở thành Phật là đạt được chân lý tuyệt đối. Nhưng nếu thiên nhiên không tự thể hiện trong một cách hữu hình mà anh có thể hiểu, thì làm sao anh có thể nhìn vào bản chất thiên nhiên thật sự? Thiên nhiên thật sự liên hệ với cai trị dân như thế nào? Cái móc nối đó phải là sự hiện hữu đất đai và sự sống còn của dân trên đất đai. Nhìn vào thiên nhiên là để biết ý muốn dân hoặc hiểu dân để cho dân sống còn và thịnh vượng. Đó là chân lý tuyệt đối.

Một câu chuyện thầy anh kể chợt loé ra trong óc anh. Đó là mẩu đối thoại giữa đức Phật và Vassakara, sứ giả vua Ajatasattu nước Magadha. Khi trả lời câu hỏi Vassakara về việc vua Ajatasattu có nên tấn công nước Vajjian, đức Phật nói,

"Miễn là người dân Vajjian họp thường xuyên, phân tán trong hòa đồng một cách thanh bình, thực hiện công việc họ trong hòa đồng, và kính trọng và lắng nghe các bậc trưởng lão, thì không những họ sẽ không bao giờ suy đồi, mà lại còn thịnh vượng."

Đương nhiên!

Khâm quay lại, mắt sáng ngời. "Thưa cha, chúng ta chỉ cần hỏi họ một câu hỏi trực tiếp."

"Con hỏi họ bằng cách nào?"

"Chúng ta sẽ tổ chức một hội nghị cho dân tham dự và chúng ta sẽ hỏi họ muốn đối phó với quân nhà Nguyên như thế nào."

"Hội nghị toàn dân?"

"Đúng vậy, thưa cha, đó là một hội họp của người dân," Khâm nói, giọng anh nhanh, mặt anh rạng rỡ. "Chỉ có thường dân tham dự. Sẽ không có quan lại, không có quan chức triều đình, không có đại diện chính quyền. Chúng ta sẽ thực hiện theo quyết định của đa số dân. Ta sẽ làm những gì họ muốn. Ta sẽ duy trì thiên mệnh bằng cách làm theo ý muốn dân."

"Con định mời bao nhiêu người ?"

"Chúng ta không thể mời tất cả mọi người bởi vì chuyện đó không thực tế để làm. Chúng ta sẽ chỉ mời các bậc trưởng lão, những người đã sống đủ lâu để biết những gì họ và gia đình họ muốn. Họ đại diện cho toàn dân."

Hoàng im lặng một chốc lát, rồi nói, "Đó là một diệu ý. Cha rất thích ý đó. Đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử thế giới vương quốc mà một hội nghị toàn dân đất nước được tổ chức."

Ông hơi cúi đầu về phía con mình. "Bệ hạ, quả nhân có thể có cái vinh dự chủ trì bữa yến tiệc cho dịp vô tiền khoáng hậu này được không?"



TRẦN BÌNH TRỌNG
caLYCZ8bKZU

Hansy
06-06-2014, 05:35 AM
3.
Thăng Long, 1284

Tiếng trống đã nổi lên một lúc rồi. Lúc đầu, không ai thèm để ý, nhưng khi nhịp trống đập kéo dài, sự tò mò của dân làng tăng dần. Họ nói chuyện với nhau và quyết định ra đền thờ ở lối vào làng.

Già Phú đang chơi cờ với ông bạn Khánh khi ông nghe tiếng trống khó chịu. Ông cố tập trung vào nước đi kế tiếp. Nhưng những âm thanh càng lúc càng trở nên bực bội hơn.

"Có chuyện gì vậy?" ông càu nhàu.

Một cậu bé, cháu ông, chạy vào. "Ông quan triều đình sắp đọc sắc lệnh Thái Thượng Hoàng."

Thật là bất thường mà triều đình phái viên chức đến làng. Mọi việc đều được trưởng làng thi hành.

"Mình đi coi xem chuyện gì vậy," già Khánh nói và đứng dậy trên thảm sàn.

Phú miễn cưỡng xỏ dép và theo Khánh ra ngoài.

Cao trên mặt đất, một viên chức triều đình trong một chiếc áo lụa xanh ngồi trên ghế với khuôn mặt uy nghiêm. Ông đang đọc lớn từ một mảnh giấy lụa vành tre. Một đám đông tụ tập quanh ông ta.

Phú chen lấn qua đám đông để đến gần viên quan hơn.

Viên quan dừng lại và nhìn lên đám đông. Ông quét mắt qua khán giả và hài lòng khi thấy những khuôn mặt sốt ruột.

Ông nhìn vào tờ giấy tiếp tục đọc. "Đây là lúc chúng ta quyết định trả lời thế nào. Câu hỏi là chúng ta có nên theo sự đòi hỏi quân Nguyên dưới hình thức đầu hàng hoặc chiến đấu chống lại chúng. Ta yêu cầu câu trả lời của các vị cho câu hỏi này càng sớm càng tốt. Các bô lão, tuổi trên 65, xin mời đến hội trường Diên Hồng để nói lên ý kiến các vị vào ngày thứ mười hai tháng chạp, giờ Ngọ. Ấn dấu Thái Thượng Hoàng Bảo Phù."

Một loạt trống nổi lên, báo hiệu kết thúc công báo. Viên quan ra hiệu cho binh lính ông đứng dưới. Họ lập tức đóng một miếng giấy có chứa sắc lệnh Thái Thượng Hoàng trên bảng gỗ gần cổng đền. Đây là cho những người không có dịp nghe công báo.

Đám đông giải tán nhanh chóng.

"Tôi không hiểu đây là chuyện gì," Phú nói khi bước về nhà với Khánh.

Khánh cau mày. "Ông không hiểu gì? Ông và tôi được mời tham dự hội nghị về việc đối phó với quân Nguyên."

"Tôi biết. Tôi nghe những gì lão ấy đọc. Nhưng tôi không hiểu tại sao lại là tụi mình? Mình biết gì về chuyện đầu hàng quân Nguyên hoặc đánh lại tụi nó?"

"Tôi cũng ngạc nhiên về điều đó. Tôi chưa bao giờ nghe một chuyện như thế. Triều đình cần vấn kế chúng ta? "

"Chuyện rất là khả nghi."

"Ông nghi gì?"

"Tôi chưa biết. Có lẽ họ định đầu hàng và sẽ báo cáo ai muốn đánh quân Nguyên."

Khánh phá lên cưởi. "Nhưng sao chỉ có đám già tụi mình mà không phải tụi trẻ? Giặc Nguyên có lợi gì bắt một đám già? "

Trong khi già Phú và Khánh đang cãi cọ về ý định thực sự của triều đình mời họ đến hội nghị toàn dân, cả thành Thăng Long và các huyện lỵ gần đó, hàng trăm người, già và trẻ, đang thảo luận nghiêm trọng sau khi họ đọc hoặc nghe bản công báo.

Cụ Mưu, sáu mươi bảy tuổi, không được khỏe trong vài ngày qua, nhưng sắc lệnh Thái Thượng Hoàng làm ông phấn khởi. Ông nghĩ về chuyện đó cả ngày. Đến tối, ông triệu tập bốn con và các dâu rể đến phòng.

"Tất cả các con biết về sắc lệnh Thái Thượng Hoàng, phải không?" Mưu, nhìn Thọ, con trai cả của ông.

Thọ gật đầu. "Thưa cha, đúng vậy. Chúng con nói về chuyện đó cả ngày ở ngoài đồng."

"Con muốn đánh hay hàng?"

Thọ liếc nhìn các em và em dâu rể. "Cá nhân con muốn đánh, nhưng nhiều người muốn đầu hàng. Họ không muốn mất thu hoạch ruộng lúa họ."

"Tại sao con muốn đánh?"

"Chúng ta không thể để cho quân Nguyên chiếm đất mình. Chúng sẽ không cho mình tự do và chúng sẽ cướp bóc mình."

"Nếu phe ta thua thì sao? Nếu ta thua, đàng nào chúng cũng sẽ chiếm đất mình và thậm chí còn kiếm cớ trừng phạt mình là đã khiến chúng phải chiến đấu."

"Chẳng thà con đánh và bị thua còn hơn là đầu hàng mà không biết sự thể như thế nào. Nếu mình đánh, mình có cơ hội thắng. Nếu mình hàng, mình không có cách nào thắng được nữa."

Mưu gật đầu hài lòng. Thọ đã chiến đấu trong quân lính nhà Trần trong cuộc tấn công Mông Cổ lần đầu tiên. Anh ta biết sự thể như thế nào. Mưu quay sang mấy người con khác.

"Con nghĩ mình nên đầu hàng," Trương, đứa con trai út, nói.

"Tại sao?"

"Lý lẽ anh Thọ dựa vào một cơ hội chiến thắng, nhưng nếu mình muốn có một cuộc sống dễ dàng chắc chắn, thì bằng cách đầu hàng mình sẽ chắc chắn rằng mạng sống mình sẽ được tha. Nếu chọn đánh nhau, mình sẽ làm quân Mông Cổ tức giận, và nếu mình thua, chúng sẽ tàn sát dân mình như lần trước."

Thọ lắc đầu. "Không, em sai rồi. Đầu hàng là hèn nhát, nó cho chúng thấy nhược điểm mình. Đầu hàng không cho em một cuộc sống dễ dàng chắc chắn. Mình biết lũ Hán như thế nào. Chúng hằng muốn cướp bóc nước ta cả bao nhiêu thế kỷ. Cho dù mình đầu hàng, chúng vẫn sẽ đặt ách và xiềng xích lên đầu cổ dân mình, thu thuế, nô lệ hóa mình, và buộc mình phải lao động nặng nhọc trong rừng, núi, và hầm mỏ. Chúng sẽ lấy đá quý hiếm, vàng, đồ trang sức, súc vật, người trí thức, và gái đẹp về đất chúng."

"Mông Cổ không phải là Hán."

"Chúng cùng một thứ."

"Ít nhất chúng sẽ tha mạng sống mình."

"Chuyện đó mình chưa biết. Ngoài ra, sống làm nô lệ thì có ích gì?"

"Chết và để vợ là góa phụ và con mồ côi cha thì có ích gì?"

"Nếu anh chết vì chiến đấu với kẻ thù, chị sẽ hãnh diện về anh. Các con anh sẽ hãnh diện về anh. Chúng nó sẽ lớn lên mạnh mẽ."

Mưu can thiệp. "Thôi, đừng cãi nhau nữa. Tao đã nghe đủ rồi."

Cụ nhìn Trương bằng tia nhìn khinh bỉ. "Trương, tao thất vọng về mày. Mày trẻ tuổi nhất, chỉ có 24 tuổi, mà mày đã mất hùng khí. Anh mày nói đúng. Sống như nô lệ thì có ích gì? Mày mất tự do và mày mất nhân phẩm mày. Đừng quên rằng chúng ta là con Rồng cháu Tiên không bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù."



TRẦN QUỐC TOẢN
DTtqV4QiztY

Hansy
06-06-2014, 02:16 PM
4.
Hội trường Diên Hồng, Thăng Long
cuối tháng một năm 1285

Chưa tới giờ Ngọ, nhưng buổi yến trước hội nghị đã tới cao điểm. Thật là một quang cảnh đáng kể. Từng đoàn người hội tụ về Hội trường Diên Hồng từ mọi phố xá ở Thăng Long. Xe ngựa đến từng chiếc một, thả khách tại cổng vào. Bãi cỏ trước của Hội trường Diên Hồng gần đầy khách khứa. Hàng ngàn bô lão, trong đủ loại y phục, ngồi hàng này sang hàng khác trên những chiếc ghế gỗ xếp ngang qua bãi cỏ lớn. Đây là lần đầu tiên họ được dự một bữa tiệc hoàng gia và diện kiến Thái Thượng Hoàng. Vài cụ mặc quần áo nông dân với khăn xếp nâu trên đầu. Các viên chức triều đình và lính gác sải bước qua lại, dẫn khách đến chỗ ngồi. Một số kiên nhẫn nắm tay những cụ chỉ có thể bước chậm chạp, dẫn họ vào chỗ ngồi đặc biệt, quanh bàn riêng biệt, dành riêng cho những người khó khăn đi đứng.

Khi tiếng trống loan báo giờ Ngọ khua vang, bữa tiệc bắt đầu. Đoàn triều thần mang khay lớn chất đầy vịt quay, gà luộc, thịt heo, thịt bò nướng, cá hấp, và mọi loại món ngon. Khi các triều thần đặt khay trên bàn trước mặt khách, các bô lão hoảng kinh khi nhìn thấy thức ăn ngon mà nhiều người chưa từng bao giờ được nếm. Một số nhanh tay cầm đũa lên, nhưng bỏ xuống khi các viên chức triều đình lườm họ.

"Chờ Thái Thượng Hoàng đã," họ nói.

Những bình rượu lớn và nước trái cây được đặt ở hai đầu các bàn, bên cạnh mấy bình trà sơn mài, đĩa, tách, và đũa ngà voi.

Cao trên mặt đất, trước mặt khách, một chiếc bàn dài kê trên một bệ dành cho gia đình Thái Thượng Hoàng. Một loạt trống nổi lên và một quan chức triều đình trong chiếc áo đầy màu sắc loan báo lớn tiếng, "Thái Thượng Hoàng và gia đình ngài."

Mọi người đứng dậy và quay đầu về lối đi dẫn đến bệ. Thái Thượng Hoàng Bảo Phù Trần Hoàng dẫn đầu hàng nam nữ trong trang phục hoàng gia. Hoàng mặc đơn giản. Ông mặc một chiếc áo choàng xanh chật và mũ trắng. Mặt ông rạng rỡ. Ông vẫy tay chào đám đông với nụ cười thật tươi trên mặt. Các bô lão Đại Việt vui mừng khi thấy ông lần đầu trong 26 năm từ ngày ông lên ngôi. Ông không còn là một con dấu trên các chỉ dụ hoàng gia. Ông hiện hữu trong xương thịt và mỉm cười hiền từ với họ.

Ông đứng trên khán đài, mắt sáng ngời, giọng to và rõ lạ lùng. "Thưa các vị trưởng lão của Đại Việt, quả nhân, đại diện cho triều đình Đại Việt, xin chào mừng các vị đến Hội nghị Diên Hồng, hội nghị của dân và cho dân Đại Việt. Hãy bắt đầu tiệc. Hãy thưởng thức các món ăn ngon và rượu nồng."

Bữa tiệc bắt đầu ngay sau lời chào đón vắn tắt của ông. Các bô lão, không quen với thức ăn ngon nhưng phấn khởi với giây phút lịch sử của một hội nghị đầu tiên tổ chức tại triều đình vương quốc, ăn uống một cách thoải mái. Họ bắt đầu nói chuyện với nhau. Một số nói về con cháu, ruộng lúa mùa màng, cuộc sống, nhưng hầu hết tập trung đàm thoại về vấn đề đã mang mọi người cùng với nhau.

Già Phú chưa từng bao giờ có một bữa ăn ngon miệng như vậy trong cả đời ông. Ông chẳng thèm nghe những lời cãi cọ ồn ào xung quanh và cứ ăn miếng này sang miếng khác. Đặt đũa xuống, ông uống trọn ly rượu trắng ngọt. Trời! Họ lấy rượu này ở đâu vậy ta?

"Ông nghĩ mình có nên đầu hàng không?" Một cụ ngồi trước mặt ông hỏi.

"Đương nhiên rồi," Phú nói. "Làm sao mình chống lại ba trăm ngàn quân?"

"Có thật là nhiều như vậy không?"

"Con số này được phóng đại," Già Khánh nói, nhảy vào cuộc đàm thoại. "Tụi nó lan truyền tin đồn để đe dọa chúng ta."

"Đông bao nhiêu cũng chẳng quan trọng. Bọn chúng sẽ không trở về tay không như lần trước."

Mưu, ngồi bên cạnh Phú, cau mày. "Ông già, làm sao ông có thể nói một điều như vậy? Ông định để chúng nó tàn sát mình như lần trước hay sao?"

"Chúng sẽ không tàn sát nếu chúng ta đầu hàng."

"Ông thật sự nghĩ vậy sao? Sao ông có thể ngây thơ đến độ như vậy?"

Những người khác nhảy vào. "Tôi sẽ không đầu hàng."

"Chúng nó sẽ không chạm vào đất của tôi."

"Các con tôi sẽ tòng quân chống lại chúng."

Ý kiến khác nhau, họ giải thích, phân tích, lý luận, và cãi lại. Lời xưa được trích dẫn, thơ lịch sử được ngâm.

Đến cuối giờ Ngọ, bữa tiệc kết thúc. Hàng chục triều thần đến, dọn dẹp tất cả các bình rượu, khay, đĩa thức ăn, đũa, nhưng để bình trà và ly tách trên bàn. Các bô lão nhấp trà trong im lặng. Họ đã quyết định về vấn đề sẽ được đưa ra bởi Thái Thượng Hoàng.

Sau hai tiếng trống, Hoàng xuất hiện trở lại trên bục. Vẫn với nụ cười hiền hòa và giọng nói rõ ràng, mạnh mẽ, ông nói, "Các trưởng lão Đại Việt, quả nhân hy vọng các vị đã có thời gian tuyệt vời với các món ăn ngon và rượu ngọt nồng. Bây giờ chúng ta bắt đầu cuộc thảo luận về câu hỏi quan trọng quốc gia mà có thể quyết định số phận đất nước Đại Việt vĩ đại."

Đám phục dịch triều đình dẫn mọi bô lão tới một khu đất bằng phẳng bên cạnh sân cỏ. Họ tạo thành những vòng tròn quanh một sân thượng cao với cầu thang ở hai bên dốc. Khu đất nhỏ hơn nhưng chỗ được xử dụng hiệu quả vì không có bàn ghế.

Bây giờ đã quá trưa. Mặt trời lên cao trên bầu trời, toả những tia sáng làm ấm áp mặt đất vào ngày thứ mười hai tháng 12 âm lịch. Kèm hai bên bởi bốn vệ sĩ, Hoàng sải bước từ bãi cỏ tới sân thượng. Các bô lão bước sang một bên nhường chỗ cho ông bước lên. Ông bước lên mấy bực thang và vẫy tay xua các vệ sĩ đi.

Đứng dưới bóng mát chiếc dù lớn, Hoàng quét mắt qua những bô lão đứng ngồi quanh ông. Ông thấy những khuôn mặt xương xẩu, những cặp mắt trũng, má hóp, tóc bạc trắng, da nhăn nheo, răng rụng, lưng còm. Trong chớp mắt, ông cảm thấy ngán ngẩm về những gì ông thấy. Đây có phải là những người dân Đại Việt? Đây có phải là những người sẽ quyết định ảnh hưởng đến tất cả cuộc sống và thế hệ sau này của đất nước? Nhưng chẳng bao lâu, một cảm giác xấu hổ chế ngự ông khi ông nhớ rằng nhiều năm trước đây, họ đã từng là nông dân, người làm ruộng, người trồng tược, thương nhân, thợ thủ công, lính đã làm việc chăm chỉ để hỗ trợ gia đình họ, để dậy dỗ trẻ em, bảo vệ đất đai họ. Nếu họ không phải là dân Đại Việt, thì ai bây giờ?

Khi ông nhìn quanh, ông bắt gặp ba bóng người trên ngựa trên một đỉnh đồi xa xa. Các hình bóng quen thuộc, nhưng ông không thể nhớ họ từ đâu. Ông quay sang những bô lão đứng quanh ông với khuôn mặt chờ đợi. Đã tới lúc ông nói.

Ông cao giọng. "Các vị trưởng lão Đại Việt, các vị đại diện cho trí khôn ngoan người Đại Việt. Các vị ở đây ngày hôm nay để tham dự một quyết định tối hệ trọng cho đất nước ta. Cho dù kết quả hội nghị như thế nào, các vị được cám ơn vì đã đến đây. Quả nhân cảm ơn các vị. Triều đình Trần cảm ơn các vị. Đất nước này cảm ơn các vị."

Ông dừng lại. "Quân Mông Cổ của triều đại nhà Nguyên đang chuẩn bị xâm lược nước ta. Đại Hoàng đế người Mông Cổ và người sáng lập triều đại nhà Nguyên, Hốt Tất Liệt, giao phó cuộc xâm lược cho con trai hắn, Thoát Hoan, kẻ sẽ dẫn một đội quân mười vạn, có hai mươi vạn dân công và quân hậu cần hỗ trợ, tiến vào Đại Việt từ miền Bắc. Đại quân này sẽ phối hợp với quân lãnh đạo bởi tướng Toa Đô từ miền Nam. Chúng ta đang ở trong nguy cơ bị tấn công từ cả hai ngạnh. Chúng ta đã chuẩn bị bảo vệ đất nước chúng ta. Hoàng đế, Quốc công Tiết chế Trần Quốc Tuấn, và Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải, cùng với các vương thần và tướng lãnh khác, đã huy động, đào tạo, và tổ chức quân ta trong hai năm qua. Chúng ta sẽ bảo vệ đất nước chống lại những kẻ hung tợn từ miền Bắc, trong tinh thần của hai chị em bà Trưng, bà Triệu, Lý Nam Đế, Ngô Quyền, Lê Đại Hành, và Lý Thường Kiệt. Tuy nhiên, nhiều vị vẫn có thể nhớ, cách đây 26 năm, quân Mông Cổ nghiền nát quân ta trong cuộc xâm lược đầu tiên của chúng và chiếm đóng Thăng Long. Triều đình hoàng gia và quân ta phải rút về phương Nam để tránh đổ máu. Quân Mông Cổ đốt nhà, giết người vô tội trong lúc chúng chiếm đóng. Nhờ thiên ân, ván cờ quay ngược lại. Quân Mông Cổ bị bệnh và thiếu thực phẩm, vật liệu, vì vậy chúng đã phải rút lui về đất chúng. Nhưng đó là một bài học chúng ta sẽ không bao giờ quên.

"Bây giờ, chúng trở lại lần nữa, với ý định tương tự, ngoại trừ lần này chúng mạnh hơn rất nhiều và trang bị kỹ lưỡng hơn. Chúng yêu cầu chúng ta tuân theo yêu cầu cho chúng dùng đất ta trong chuyến viễn chinh tới Vương quốc Chiêm Thành. Nhưng rõ ràng đó là cớ cho chúng xâm chiếm đất nước ta với mưu đồ xáp nhập nước Đại Việt vào lãnh thổ chúng. "

Ông dừng lại. "Ta chỉ có hai lựa chọn. Trong lựa chọn thứ nhất, chúng ta đồng ý theo yêu cầu của chúng và để chúng chiếm đóng đất ta. Nói cách khác, chúng ta đầu hàng. Trong lựa chọn thứ nhì, chúng ta đồng tâm chiến đấu chống lại chúng, đánh đuổi chúng ra khỏi đất ta. Các vị tới đây để quyết định chuyện đó. Các vị tới đây để nói với Hoàng đế, Quốc công Tiết chế Trần Quốc Tuấn và Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải phải làm gì. Bất cứ các vị quyết định thế nào, Hoàng đế sẽ làm theo. Hoàng đế sẽ lắng nghe lời khuyên các vị, theo sự khôn ngoan các vị, và đồng ý với quyết định các vị. Đó là ý muốn của người dân cai trị đất đai của người dân."

Ông cao giọng. "Các vị, các trưởng lão Đại Việt, bây giờ sẽ có một cơ hội để phát biểu. Hãy cho triều đình biết các vị muốn đầu hàng hay đánh."

Những tiếng nói nhỏ và thì thầm bắt đầu lan ra trong đám đông.

"Tôi nói ta đánh cho đến chết."

"Hãy chiến đấu."

"Chúng ta không thể chống lại chúng."

"Đầu hàng là cách tốt nhất."

"Chúng nó sẽ giết tất cả chúng ta nếu chúng ta chống lại chúng."

"Ta không thể để cho chúng nó cướp đất ta."

"Tôi thà chết còn hơn sống với chúng."

Hoàng giơ tay lên. "Hãy nghe những gì các vị muốn nói. Hãy nói to hơn. Các vị muốn đầu hàng hay đánh?"

Những tiếng nói lớn rải rác trong đám đông. Những nắm tay giơ lên trên không.

"Hãy đánh."

"Giết chúng."

"Đánh."

"Đầu hàng."

"Đánh."

Vài người đã bày tỏ ý đầu hàng lúng túng nhìn nhau. Họ đã không đoán trước họ là một thiểu số rất nhỏ. Họ không biết có nên tiếp tục la hét đầu hàng hoặc đổi phiếu. Già Phú nhìn quanh quất, nhưng vội tránh những tia mắt trừng trừng từ những người khác. Ông xoa cằm và gật gù, ra vẻ như đang suy nghĩ dữ dội lắm.

Hoàng hét lên, giọng ông to và mạnh mẽ. "Quả nhân không nghe rõ. Đầu hàng hay đánh?"

Đám đông trở nên kích động. Những cặp mắt sâu trũng sáng ngời lên. Những lưng còng đứng thẳng lên. Những miệng mất răng há to. Đám thiểu số quyết định không có lý do gì duy trì phiếu của họ. Đa số đã thắng và họ nên đổi phiếu. Già Phú giơ tay lên.

"Đánh!"

"Đánh!"

"Đánh!"

Những tiếng hét bây giờ thành một. Họ hét lên cùng một lúc với cùng một nhịp điệu. Tay nắm họ bóp chặt. Mắt họ tỏa sáng. Họ đấm vào không khí sau mỗi tiếng hét.

Hoàng hét lên, "Đầu hàng hay đánh?"

"Đánh!"

"Đầu hàng hay đánh?"

"Đánh!"

"Đầu hàng hay đánh?"

"Đánh!"

Các ông già tóc trắng, hầu hết ở tuổi bảy mươi hơn, biến thành một đám đông giận dữ. Như thể là họ tích tụ sự tức giận bên trong đã quá lâu và đến lúc giải thoát cơn giận dữ mãnh liệt. Mắt họ càng lúc càng sáng rực lên. Cánh tay họ càng lúc càng giơ cao hơn. Tiếng họ càng lúc càng to hơn. Chẳng mấy chốc, hàng ngàn tiếng trở thành một tiếng gầm như sấm độc nhất, lập lại với cùng một năng lực. "Đánh!" Tiếng hét bùng lên, nổ tung lên bầu trời, vang vọng quanh thành, xé toang không khí.

Niềm phấn khích tràn ngập Hoàng. Ông không ngờ một phản ứng như thế. Ông đứng sững trên sân thượng, để tiếng gầm thét của hàng ngàn tiếng nói đánh mạnh vào ông. Các triều thần, vệ sĩ, những người hầu đứng há hốc miệng hãi hùng, nhìn đám đông với vẻ mặt kinh hoàng. Đó là một cảnh họ chưa từng bao giờ thấy. Ngay cả lính bước trong các diễn hành quân sự cũng không thể tạo ra hàng loạt tiếng thét mạnh bạo và xé tai cùng lúc một cách hoàn hảo như vậy.

Âm thanh vang dội trên Thăng Long thành, lan tràn qua các đường phố trong nội thành và ra cả đến ngoại thành, nơi thường dân sống. Mọi người dừng hoạt động và nhìn về phía cung điện với vẻ mặt hoảng kinh. Họ biết về Hội nghị Diên Hồng và sắc lệnh của Thái Thượng Hoàng. Nhưng họ không ngờ nghe tiếng các bô lão trong cơn bùng nổ kỳ diệu như vậy.

"Đánh! Đánh! Đánh!"

"Đánh! Đánh! Đánh!"

"Đánh! Đánh! Đánh!"

Tiếng hét rung chuyển bầu không khí với một nhịp điệu rõ ràng, như những tiếng trống hùng tráng thúc giục những người lính trên bãi chiến trường đẫm máu, như những tiếng sấm mạnh mẽ xé trái đất trong cơn bão điên cuồng, như những đợt sóng khổng lồ lao vào mặt nước trong biển cả giận dữ. Trang nghiêm và hoành tráng.

Từ xa xa, trên đỉnh đồi, ba người ngồi trên lưng ngựa nghe những tiếng thét điếc tai.

Kèm hai bên bởi Trần Quốc Tuấn và Trần Quang Khải, Hoàng đế Thiệu Bảo Trần Khâm mỉm cười, những giọt nước mắt lăn dài trên mặt anh.

Cao-Đắc Tuấn


YẾT KIÊU
U8_h4WinnVQ

Hansy
06-06-2014, 10:11 PM
- MỤ YÊU TINH VÀ BẦY TRẺ

RA_JChNGb3o

Hansy
07-06-2014, 11:27 AM
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/e1/Chongquannguyenlan3.svg/800px-Chongquannguyenlan3.svg.png

29
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGUYÊN MÔNG
LẦN THỨ BA (1287)

Dù thất bại giặc Mông chưa bỏ (1286)
Mộng xâm lăng, còn cố phục thù
Sứ sang bàn bạc: trả tù
Nhân cơ hội đó thăm dò nước ta

Vua xuống chiếu kiểm tra hộ khẩu
Để điều nghiên hiểu thấu dân tình
Hưng Đạo: vua giao việc binh
Đại Vương Đức Việp cho quyền Quốc sư (1287)

Hốt Tất Liệt phong cho thế tử (1286)
Nắm trọn quyền quân thứ binh lương
Quân chia ba đạo lên đường
Khâm Châu tập kết sẵn sàng vượt sông

Ngày Bính Ngọ, Thoát Hoan vừa đến (1287)
Ở Lộc Bình thẳng tiến Đông, Tây
Ào ào chỉ có bốn ngày
Khắp vùng Vạn Kiếp đã đầy quân Nguyên (1288)

Cánh Vân Nam dưới quyền Tây Hạ
Sáu nghìn quân cũng đã sẵn sàng
Vượt qua Bạch Hạc, Phú Lương
Hội quân Vạn Kiếp mở đường thọc sâu

Ô Mã Nhi, Khâm Châu vượt biển
Với năm trăm thuyền chiến dàn quân
An Ban đánh bạt quân Trần
Hai quân thủy, bộ giặc gần gặp nhau

Đến điểm hẹn mặt sau Vạn Kiếp (1288)
Giặc Nguyên Mông xảo quyệt ranh ma
Xây thành đắp lũy để mà
Biến thành cứ địa vào ra dễ dàng

Sai Lưu Uyên đem quân đánh tới
Lấn chiếm vùng quanh núi Chí Linh
Dựng lều che trại, đắp thành
Làm kho dự bị để dành chứa lương

Lương cướp được trên đường sục sạo
Bốn mươi ngàn thạch gạo của dân
Tạm thời cứu vãn nuôi quân
Chờ Trương Văn Hổ đã gần tháng qua (1288)

Ở Thăng Long quân ta thất thế (1288)
Bỏ kinh thành rút đến Hám Nam
Bày binh bố trận cọc ngầm
Đợi khi quân giặc ăn dần hết lương

Nơi Vạn Kiếp đặc đương nao núng
Còn vua Trần: Trúc Động điểm quân
Khi ẩn, khi hiện như thần
Khiến cho tướng giặc bội phần lo âu

Chiến tranh để tiêu hao kẻ địch
Giặc yếu dần co xích gần nhau
Gióng cờ phía trước đánh sau
Đánh cho đất thảm, trời sầu mới thôi

Ban đêm giặc chẳng rời khỏi trại
Đợi sáng trời mới lại ra quân
Thiếu ăn, quân số hao dần
Đúng ngày Nhâm Ngọ rút quân chạy về

Khí thế giặc bốn bề tan rã
Lo phận mình tướng tá đòi lui
Thoát Hoan chán nản ngậm ngùi
Tiến lên chẳng nổi thối lùi không xong

Ba năm trước ống đồng tháo chạy (1285)
Nỗi hận này còn cháy trong tim
An Tư công chúa trước rèm (1284)
Lần này e chết nơi miền đất xa (1288)

Giặc muốn rút đường qua trắc trở
Đám tàn binh lại ở thế cùng
Trần kênh vách núi lưng chừng
Dưới sâu vực thảm, cây rừng chắn ngang

Bạch Đằng Giang còn vang thuở trước (1288)
Hàng cọc ngầm đáy nước trồi lên
Đâm xuyên ván thủng chiến thuyền
Thuyền úp, giặc chết ngửa nghiêng sóng dồi

Trương Ngọc chết Mã Nhi bị bắt (1288)
Tích Lê Cơ xin được đầu hàng
Quân nhu bỏ lại đầy đường
Quân ta thu được mấy ngàn thuyền lương

Giặc Mông Cổ cùng đường đại bại
Bạch Đằng Giang làm bãi chôn quân
Vua Nguyên căm giận bội phần
Ba lần xâm lược, ba lần trắng tay

Cối Kê chuyện cũ người nên nhớ
Hoan Diễn còn kia chục vạn quân
Là lời nhắn của vua Trần
Dành cho lủ giặc hung tàn Nguyên Mông

Hốt Tất Liệt vô cùng giận dữ
Đày con mình thế tử Thoát Hoan (1289)
Dương Châu đất trích dặm ngàn
Chung thân chốn ấy khó toan trở về

Cuối tháng ba quay về chốn cũ (1288)
Cả kinh thành bị phá tan hoang
Đền đài kể cả Chiêu Lăng
Âm hồn phản phất hương tàn nam giao

Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ diện kim âu
Non sông ngàn thuở về sau
Chiến công Mậu Tý (1288) đi vào sử xanh

Vua xuống chiếu giảm thêm thuế má
Lệnh truyền ra đại xá cho dân
Cử ngay phái bộ sứ thần (1288)
Sang Nguyên xin được giải phân mọi điều

Ô Mã Nhi vâng theo giao ước (1289)
Trao trả về lại nước Trung Hoa
Đời vay có lại có qua
Dùi thuyền, chết đuối cũng là oan khiên

Vua Thánh Tông trong niềm cảm hứng
Viết bài thơ đến tận hôm nay
Đọc lên như ngỡ bên tai ….
Chiến công hiễn hách của người năm xưa

Cảnh thanh u, vật diệc thanh u
Thập nhất tiên châu, thử nhất châu
Bách bộ sơn ca, cầm bách thiệt
Thien hàng nô bộc quất thiên đầu

Nguyệt vô sự chiếu nhân vô sự
Thủy hữu thu hàmthiên hữu thu
Tứ hãi dĩ thanh trần dĩ tĩnh
Kim niên du thắng tích niên du

Theo chiếu vua định công dẹp giặc (1289)
Kết án loài phản trắc, nước đôi
Ghi ơn công trạng từng người
Trung Hưng Thực Lục vua sai vẽ hình (1289)

Trong chiến tranh người Nam kẻ Bắc
Cũng có người theo giặc xin hàng
Đến khi đất nước bình an
Nhân bắt hòm biểu xin hàng trước kia

Thượng hoàng sai đốt đi tất cả (1289)
Để yên lòng những kẻ phản vua
Định công luận tội lựa cho
Mỗi người mỗi cảnh mà chưa được dùng

Năm Canh Dần, đầu xuân xuống chiếu (1290)
Đánh Ai Lao áp đảo Nam Di
Cất quân chinh phạt thị uy
Lân bang kiếp vía man di xin chừa

Gặp nạn đói mở kho chẩn cấp (1290)
Thuế dân đinh bỏ bớt đi nhiều
Thăm dân để biết dân kêu
Lấy quan văn học để điều tới nơi

Thuật dùng người khó ai bằng được
Lấy công bằng làm thước mà đo
Lấy nhân lấy nghĩa mà cho
Sửa sai phép nước trước giờ còn đang ... (1292)

Xuống chiều rằng hễ làm văn tự (1292)
Thì chép thành hai thứ bản sao
Của người một bản ta trao
Người kia giữ một ịn vào làm tin

Việc xữ phạt nghiêm minh đúng luật
Dân được quyền thắc mắc điều chi
Trống đình , quan phải lắng nghe
Tiếng dân khiếu nại phải ghi rỏ ràng

Trong cuộc chiến vì dân giữ nước
Có nhiều người dáng được lưu danh
Như là con của Yên sinh
Đại Vương Quốc Tuấn điều binh diệt thù

Vua phong cho Quốc công tiết chế (1283)
Thống lĩnh quân tìm kế bày mưu
Chọn binh, quân hiệu hổ phù
Chỉ huy, tác chiến dể hồ mấy ai

Cho ra đời Binh Gia Yếu Lược
Sách đầu giường cho các tướng quân
Hịch tướng sĩ một ánh văn
Là lời tuyên chiến viết bằng máu xương:

Bài hịch đó cũng là tuyên bố
Cho mọi người thấy rõ toàn dân
Chung lưng đoàn kết quây quần
Quyết tâm sắc đá đánh tan giặc ngoài

Có nhiều người trở thành danh tướng
Như Yết Kiêu, Dã Tượng, Khắc Chung
Đỗ Hành, Man trưởng một lòng
Tất Năng, Quang Khải cùng chung chiến hào

Trần Quang Khải cầm đầu chính phủ (1271)
Theo Thánh Tông đánh lũ Nguyên Mông
Một người học thức uyên thâm
Biết nhiều tiếng nói sắc dân ít người

Để lại đời tập thơ Lạc Đạo
Lời khẩu khí in dấu chiến công
Vì dân phục vụ hết lòng
Trông coi việc nước chẳn mòng việc riêng

Trần Khánh Dư nắm quyền thủy lộ
Dù không ưa vua cứ tin dùng
Phục kích đánh trận Vân Đồn
Bắt nguyên tướng giặc, thuyền lương khí tài

Bài đề tựa do tay Dư viết
Cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư
Đó là binh pháp trận đồ
Của Trần Hưng Đạo soạn cho các nhà

Dư cũng nhà đầu cơ có hạng
Tính tình thì sống sượng tham lam
Đã cùng công chúa thông dâm
Đầu cơ tích trử món hàng Ma Lôi

Biết bao người anh hùng tử sĩ
Góp máu đào sá kể lưu danh
Sẳng sàng xông trận hy sinh
Bọc thây da ngựa hiến mình vì dân.


http://static9.nguyentandung.org/files/2012/12/tran-bach-dang-1288-tran-hung-dao.jpg

Hansy
07-06-2014, 06:08 PM
18- KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGUYÊN MÔNG
LẦN 2 (1285) - LẦN 3 (1288)

A6aZbNHrexI

Hansy
08-06-2014, 03:21 AM
- MIẾNG TRẦU KỲ DIỆU

UIGd9Y5it3I

Hansy
08-06-2014, 01:45 PM
HỊCH TƯỚNG SỸ
Trần Hưng Ðạo

http://vietsciences.free.fr/vietnam/danhnhan/vua/images/hich2_t.gif

Ta thường nghe: Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Ðế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than, báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay để cứu nạn cho nước. Kính Ðức một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thái Sung; Cảo Khanh một bầy tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào chẳng có? Ví thử mấy người đó cứ khư khư theo thói nhi nữ thường tình thì cũng đến chết hoài ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách cùng trời đất muôn đời bất hủ được?

Các ngươi vốn dòng võ tướng, không hiểu văn nghĩa, nghe những chuyện ấy nửa tin nửa ngờ. Thôi việc đời trước hẵng tạm không bàn. Nay ta lấy chuyện Tống, Nguyên mà nói: Vương Công Kiên là người thế nào? Nguyễn Văn Lập, tỳ tướng của ông lại là người thế nào? Vậy mà đem thành Ðiếu Ngư nhỏ tày cái đấu đương đầu với quân Mông Kha đường đường trăm vạn, khiến cho sinh linh nhà Tống đến nay còn đội ơn sâu! Cốt Ðãi Ngột Lang là người thế nào? Xích Tu Tư tỳ tướng của ông lại là người thế nào? Vậy mà xông vào chốn lam chướng xa xôi muôn dặm đánh quỵ quân Nam Chiếu trong khoảng vài tuần, khiến cho quân trưởng người Thát đến nay còn lưu tiếng tốt!

Huống chi, ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ. Ỷ mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để phụng sự lòng tham khôn cùng; khoác hiệu Vân Nam Vương mà hạch bạc vàng, để vét kiệt của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt ném cho hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau.

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm.

Các ngươi ở lâu dưới trướng, nắm giữ binh quyền, không có mặc thì ta cho áo; không có ăn thì ta cho cơm. Quan thấp thì ta thăng tước; lộc ít thì ta cấp lương. Ði thủy thì ta cho thuyền; đi bộ thì ta cho ngựa. Lâm trận mạc thì cùng nhau sống chết; được nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. So với Công Kiên đãi kẻ tỳ tướng, Ngột Lang đãi người phụ tá, nào có kém gì?

Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm. Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai. Lúc bấy giờ chúa tôi nhà ta đều bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng?

Nay ta bảo thật các ngươi: nên lấy việc đặt mồi lửa dưới đống củi nỏ làm nguy; nên lấy điều kiềng canh nóng mà thổi rau nguội làm sợ. Phải huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho ai nấy đều giỏi như Bàng Mông, mọi người đều tài như Hậu Nghệ, có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt dưới cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhaị Như thế chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời tận hưởng; chẳng những gia thuộc ta được ấm êm giường nệm, mà vợ con các ngươi cũng trăm tuổi sum vầy; chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng; chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí, mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm; chẳng những thụy hiệu ta không hề mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi, phỏng có được không?

Nay ta chọn lọc binh pháp các nhà hợp thành một tuyển, gọi là Binh Thư Yếu Lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời ta dạy bảo, thì trọn đời là thần tử; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời ta dạy bảo thì trọn đời là nghịch thù.

Vì sao vậy? Giặc Mông Thát với ta là kẻ thù không đội trời chung, mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, lại không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà xin đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây, sau khi dẹp yên nghịch tặc, để thẹn muôn đời, há còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời che đất chở này nữa?

Cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta.


__________________________________________________ ______________________

Chú thích

• Kỷ Tín: tướng của Hán Cao Tổ Lưu Bang. Khi Lưu Bang bị Hạng Vũ vây ở Huỳnh Dương, Kỷ Tín giả làm Hán Cao Tổ ra hàng, bị Hạng Vũ thiêu chết. Hán Cao Tổ nhờ thế mới thoát được.

• Do Vu: tướng của Sở Chiêu Vương thời Xuân Thu. Theo Tả Truyện, Sở Chiêu Vương bị nước Ngô đánh phải lánh sang phương Ðông, một đêm bị cướp vây đánh. Do Vu đã chìa lưng ra đỡ giáo cho vua mình.

• Dự Nhượng: gia thần của Trí Bá thời Chiến Quốc. Trí Bá bị Triệu Tương Tử giết, Dự Nhượng bèn nuốt than cho khác giọng đi, giả làm hành khất, mưu giết Tương Tử để báo thù cho chủ.

• Thân Khoái: quan giữ ao cá của Tề Trang Công thời Xuân Thu. Trang Công bị Thôi Trữ giết, Thân Khoái bèn chết theo chủ.

• Kính Ðức: tức Uất Trì Cung đời Ðường. Khi Ðường Thái Tông (bấy giờ còn là Tần Vương Lý Thế Dân) bị Vương Thế Sung vây, ông đã lấy mình che chở, hộ vệ cho Thái Tông chạy thoát.

• Cảo Khanh: họ Nhan, một bề tôi trung của nhà Ðường. Khi An Lộc Sơn nổi loạn, đánh đuổi Ðường Huyền Tông và Dương Quý Phi, ông đã cả gan chưởi mắng An Lộc Sơn và bị cắt lưỡi.

• Vương Công Kiên: tướng tài nhà Tống, giữ Hợp Châu, lãnh đạo quân dân Tống cầm cự với quân Mông Cổ do Mông Kha chỉ huy ở núi Ðiếu Ngư suốt bốn tháng trời. Mông Kha cuối cùng bị loạn tên chết, quân Mông Cổ đành phải rút lui.

• Ðiếu Ngư: tên ngọn núi hiểm trở ở Tứ Xuyên, ba mặt nhìn xuống sông. Ðời Tống, Dư Giới đắp thành ở đó.

• Mông Kha: tức Mongka, anh của Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt, làm Ðại Hãn Mông Cổ từ năm 1251. Mông Kha trực tiếp chỉ huy cuộc viễn chinh sang Trung Quốc và các nước phía Ðông. Ông bị tử trận năm 1259 dưới chân thành Ðiếu Ngư trong cuộc vây hãm đội quân Tống do Vương Công Kiên chỉ huy.

• Cốt Ðãi Ngột Lang: tức Uriyangqadai, tướng giỏi của Mông Cổ, con của viên tướng nổi tiếng Subutai. Cốt Ðãi Ngột Lang nhận lệnh của Mông Kha, cùng Hốt Tất Liệt đánh chiếm nước Nam Chiếu. Cốt Ðãi Ngột Lang cũng là viên tướng chỉ huy đạo quân Mông Cổ xâm lược Ðại Việt lần thứ nhất (1258).

• Xích Tu Tư: chép Xích theo Hoàng Việt Văn Tuyển. Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư chép Cân. Hai chữ gần giống nhau, không biết quyển nào chép nhầm. Hiện nay, chưa có tài liệu nào nói gì về viên tướng này, và việc khôi phục lại tên Mông Cổ từ Hán tự cũng không phải là chuyện đơn giản.

• Nam Chiếu: nước nhỏ nằm ở khoảng giữa tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam ngày nay; thủ đô là Ðại Lý, thuộc Vân Nam.

• Hốt Tất Liệt: tức Qubilai, em ruột và là tướng của Mông Kha. Sau khi Mông Kha tử trận ở Ðiếu Ngư, Hốt Tất Liệt tự xưng làm Ðại Hãn ở Khai Bình, khiến xảy ra cuộc nội chiến tranh giành ngôi báu với em ruột là Ariq-Buka. Năm 1264, Ariq-Buka đầu hàng, Hốt Tất Liệt bèn dời đô về Yên Kinh (tức Bắc Kinh ngày nay), xưng Nguyên Thế Tổ, lập nên nhà Nguyên.

• Vân Nam Vương: tức Hugaci hay Thoát Hoan, con ruột Hốt Tất Liệt, được phong làm Vân Nam Vương năm 1267 với nhiệm vụ khống chế các dân tộc thiểu số vùng này cũng như mở rộng biên cương nhà Nguyên về phía Nam. Thoát Hoan là người chỉ huy quân Nguyên xâm lược Ðại Việt lần thứ hai năm 1285 và lần thứ ba năm 1287-1288.
• Nghìn thây ta bọc trong da ngựa: điển tích lấy từ câu nói của viên tướng khét tiếng Mã Viện đời Hán chép trong Hậu Hán Thư (Ðại trượng phu dương tử ư cương trường, dĩ mã cách khỏa thi nhĩ: Bậc đại trượng phu nên chết ở giữa chiến trường, lấy da ngựa mà bọc thây.)

• Thái thường: tên loại nhạc triều đình dùng trong những buổi tế lễ quan trọng ở tông miếu. Bấy giờ là thời kỳ ngoại giao căng thẳng giữa ta và quân Nguyên, trong những buổi yến tiệc tiếp sứ Nguyên, triều đình nhà Trần nhiều khi phải buộc dùng đến nhạc thái thường để mua vui cho sứ giả. Trần Quốc Tuấn xem đó là một điều nhục nhã.

• Thái ấp: phần đất vua Trần phong cho các vương hầu.

• Ðặt mồi lửa dưới đống củi nỏ: từ câu văn trong Hán Thư (phù bão hỏa, thố chi tích tân chi hạ nhi tẩm kỳ thượng, hỏa vị cập nhiên nhân vị chi an. Ôm mồi lửa, đặt dưới đống củi rồi nằm lên trên, lửa chưa kịp cháy vẫn cho là yên.)

• Kiềng canh nóng mà thổi rau nguội: xuất xứ từ một câu văn trong Sở Từ trừng ư canh nhi xuy tê hề. Người bị bỏng vì canh nóng, trong lòng đã e sợ sẵn, dù gặp rau nguội đi nữa, cũng vẫn thổi như thường.

• Bàng Mông: danh tướng đời nhà Hạ, có tài bắn cung trăm phát trăm trúng.

• Hậu Nghệ: một nhân vật bắn cung giỏi nữa trong thần thoại Trung Quốc.

• Cảo Nhai: nơi trú ngụ của các vua chư hầu khi vào chầu vua Hán ở Trường An.

• Mãi mãi vững bền: nguyên văn chữ Hán là vĩnh vi thanh chiên. Sách Thế Thuyết chép chuyện Vương Tử Kính đêm nằm ngủ thấy bọn trộm vào nhà sạch sành sanh vét mọi vật. Ông từ tốn bảo chúng rằng: cái nệm xanh (thanh chiên) này là đồ cũ của nhà ta, các ngươi làm ơn để lại. Tác giả dùng điển tích này để chỉ những của cải được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

• Binh Thư Yếu Lược: tức Binh Gia Diệu Lý Yếu Lược, nay đã thất truyền. Tác phẩm với đầu đề tương tự được lưu truyền hiện nay không phải là văn bản thực thụ, trong đó có vài đoạn chép các trận đánh thời Lê Nguyễn sau này.

• Dẹp yên nghịch tặc: nguyên văn chữ Hán là bình lỗ chi hậụ Các dịch giả Dương Quảng Hàm, Trần Trọng Kim đoán Bình Lỗ là tên đất ở đâu đó vùng Phù Lỗ thuộc tỉnh Vĩnh Phú ngày nay. Ở đây, chúng tôi theo Ngô Tất Tố và Phan Kế Bính dịch thoát là bình định nghịch tặc nói chung.


mh0BhjORn3o

Hansy
08-06-2014, 08:17 PM
TRẦN HƯNG ĐẠO

-IqKEoV5twU

MKouMe4zP-o

Hansy
09-06-2014, 12:39 AM
- MŨI DÀI

_Z5ryBF_Yp4

Hansy
09-06-2014, 10:30 AM
TRẦN HƯNG ĐẠO

http://thdao.khanhhoa.edu.vn/userfiles/image/Imagesthdao/icon/chandungtranhungdao.jpg

Đại tướng Võ Nguyên Giáp
viết về
Danh tướng Trần Hưng Đạo

Nửa cuối thế kỷ XIII, trong vòng 30 năm (1258-1288), giặc Mông-Nguyên đã ba lần xâm lược nước ta và ba lần bị quân dân Đại Việt đánh bại hoàn toàn.

Bấy giờ, giặc Mông- Nguyên là đạo quân xâm lược mạnh nhất, hung bạo nhất thế giới. Từ những thảo nguyên bao la của miền Bắc Á, với tài phi ngựa bắn cung, đội quân Mông Cổ khét tiếng đã tung hoành khắp các lục địa từ Á sang u, nô dịch các dân tộc, thôn tính các quốc gia, lập nên một đế chế rộng lớn từ Thái Bình Dương đến tận bờ Bắc Hải. Vó ngựa của chúng đi đến đâu gieo rắc sự hoang tàn hủy diệt đến đó.

Trong mưu đồ cuồng vọng của đế chế Mông-Nguyên, nước Đại Việt có vị trí đặc biệt quan trọng. Mục đích của chúng là thôn tính nước ta, mở đường tràn xuống vùng Đông Nam Á.

Tuy nhiên, kẻ hiếu chiến đã không lường được rằng chính Đại Việt là nơi chôn vùi uy danh của những đạo kỵ binh xâm lược đã từng bách chiến bách thắng.


http://old2.baodatviet.vn/dataimages/201310/original/images1272143_tuong_giap_viet_ve_tran_quoc_tuan._b aodatviet.vn.jpg
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

Tiến vào nước ta, giặc Mông-Nguyên đã gặp phải sức mạnh kháng chiến của cả một dân tộc. Nhân dân cả nước ta chung lưng đấu cật, kiên cường và mưu trí, liên tiếp chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.

Dân tộc ta không những bảo vệ quyền độc lập tự chủ của mình mà còn góp phần làm cho nhiều dân tộc khác thoát khỏi hiểm họa bị xâm lược và thôn tính.

Năm 1258, lần thứ nhất xâm lược Đại Việt, quân Mông Cổ tưởng rằng sẽ dễ dàng nuốt chửng nước An Nam nhỏ bé. Chúng nhanh chóng chọc thủng các tuyến phòng ngự của ta, tiến vào kinh đô. Triều đình và quân đội phải rút khỏi kinh thành để bảo toàn lực lượng. Kẻ địch không ngờ rằng chỉ chín ngày sau khi chiếm được Thăng Long, kỵ binh của chúng đã lâm vào tình trạng thiếu lương ăn, bị chặn đánh khắp nơi, ngày càng thế suy lực yếu.

Đòn phản công mạnh mẽ của quân ta ở Đông Bộ Đầu đã khiến đoàn quân viễn chinh vừa qua khí thế hung hăng, nhanh chóng bị tan rã, hoảng loạn và tháo chạy. Đó là thất bại lớn đầu tiên của đội kỵ binh thiện chiến người Mông Cổ.

Hai mươi bảy năm sau (1285), sau khi đánh bại nhà Tống lập nên triều Nguyên ở Trung Quốc, giặc Mông-Nguyên lại phát động chiến tranh xâm lược Đại Việt với quy mô lớn gấp nhiều lần. Đại quân của chúng do Thoát Hoan và Toa Đô chỉ huy từ phía Bắc đánh xuống, từ phía Nam tiến lên, hình thành hai gọng kìm giáp công xâm lược.

Chúng đã đem sức mạnh sáu chục vạn quân, kết hợp với kinh nghiệm chinh phạt còn nóng hổi của quân Mông Cổ với kinh nghiệm lâu đời của chủ nghĩa bành trướng đại Hán, tưởng chừng trong chốc lát tiêu diệt quân chủ lực của ta, bắt triều đình nhà Trần phải quy phục.

Lần nữa chúng lại không ngờ vấp phải sức mạnh kháng chiến quyết liệt của toàn dân ta.

Tinh thần và ý chí "Sát Thát" từ Hội nghị Bình Than tới Hội nghị Diên Hồng đã được nhân lên trong cuộc chiến tranh giữ nước. Cả dân tộc thề không đội trời chung với kẻ thù, toàn dân thực hiện mệnh lệnh của triều đình: "Tất cả các quận huyện nơi có giặc đến phải liều chết mà đánh; nếu không đánh được cho phép trốn vào rừng núi, không được đầu hàng giặc".

Quân xâm lược đi đến đâu cũng bị quân địa phương và dân binh của ta tiến đánh, lương thảo nơi đồng nội đều bị giấu sạch. Quân giặc phải rải quân chiếm đóng, sức tiến công ngày càng giảm sút.

Quân đội và triều đình nhà Trần thực hành rút lui chiến lược để tránh cái khí thế hăng hái lúc ban mai, đánh cái thế tàn lụi lúc buổi chiều của giặc.

Trong vòng năm tháng liền, quân Mông-Nguyên muốn đánh mà không được đánh; càng ngày càng sa vào hao mòn, mệt mỏi, thiếu thốn như "bị treo lơ lửng ở khoảng giữa"; tài phi ngựa bắn cung không thi thố được. Nhằm thời cơ ấy, quân ta chuyển sang phản công. Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Vạn Kiếp.

Các trận quyết chiến liên tiếp diễn ra, giành thắng lợi dồn dập. Thành Thăng Long được giải phóng. Thoát Hoan thế cùng phải chui vào ống đồng mới thoát thân. Quân và dân Đại Việt lập nên chiến công hiển hách, đại bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của giặc Mông-Nguyên.

Năm 1288, quân Mông-Nguyên lại một lần nữa xâm lược Đại Việt.

Rút kinh nghiệm hai cuộc chiến tranh trước, lần này quân giặc hành quân thận trọng. Chúng chuẩn bị đầy đủ lực lượng, gồm cả bộ binh, kỵ binh và cả thủy binh tinh nhuệ, lại mang theo cả lương thảo với quyết chí phục thù, tiêu diệt bằng được quân chủ lực và bắt sống triều đình nhà Trần.

Nhưng cũng như hai lần xâm lược trước, quân Mông-Nguyên đi đến đâu cũng gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của quân dân các địa phương, còn lương thảo thì đâu đâu cũng bị giấu sạch.

Lần này, ngay từ đầu Trần Quốc Tuấn đã chủ động rút lui, từng bước dẫn dắt quân địch vào thế trận đã bày sẵn. Quân giặc sa và thế trận làng nước của chiến tranh nhân dân Việt Nam, thiếu lương ăn, thương vong ngày một nhiều, ốm đau do trời nóng nực, tinh thần sụp đổ. Khi bất ngờ nhận được tin đoàn thuyền lương Trương Văn Hổ bị tiêu diệt thì bọn tướng soái nhà Nguyên vô cùng hoảng loạn. Thoát Hoan cùng Ô Mã Nhi vội chia quân rút theo hai đường thủy, bộ.

Nhưng với trận quyết chiến Bạch Đằng lịch sử, toàn bộ đạo thủy quân địch đã bị tiêu diệt và bị nhấn chìm trong sóng nước. Chủ tướng giặc Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp bị bắt sống, quân của Thoát Hoan bị tiêu diệt phần lớn trên đường rút lui từ Vạn Kiếp đến biên cương.


http://old2.baodatviet.vn/dataimages/201310/original/images1272149_tuong_giap_viet_ve_tran_quoc_tuan._b aodatviet.vn.jpg

Trận thắng lịch sử trên sông Bạch Đằng một lần nữa khẳng định sức mạnh đoàn kết của toàn dân ta thời kỳ đó

Cuộc kháng chiến lần thứ ba của quân và dân Đại Việt giành được thắng lợi rực rỡ. Từ đó giặc Mông - Nguyên từ đó bỏ ý đồ xâm lược nước ta.

Như vậy, hồi thế kỷ XIII, dưới triều Trần, dân tộc ta hoàn toàn dựa vào sức mình, không có sự chi viện từ bên ngoài đã phải ba lần đương đầu với những đạo quân xâm lược mạnh nhất và hung hãn nhất thời đại và đã đánh thắng chúng. Kẻ địch tiến vào nước ta ào ào như gió, như lửa. Chúng phá vỡ các phòng tuyến của ta, cả ba lần đều chiếm được kinh thành Thăng Long và nhiều địa bàn quan trọng khác.

Trước khí thế hung hãn chưa từng có của giặc Mông-Nguyên, dân tộc Việt Nam không hề biết sợ."Tiểu dân thanh dã, đoản binh phục hậu", từ miền ngược đến miền xuôi, từ núi rừng đến sông biển, tất cả các quận huyện trong nước, hễ giặc đến đều đứng lên đoàn kết chiến đấu, dựa vào thôn xóm, làng bản, địa hình hiểm trở để kiên quyết chống trả.

Tổng kết ba cuộc kháng chiến, cả nước chỉ có hai hương không chống giặc khi chúng đi qua, còn ở đâu cuộc chiến đấu cũng kiên cường, ở đâu quân và dân ta cũng đã gây cho quân xâm lược những tổn thất nặng nề và cuối cùng bị đánh bại.

Sức mạnh của nước Đại Việt thời Trần bắt nguồn từ sức sống mãnh liệt, từ nền văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc, từ lòng yêu nước, chí khí đấu tranh bất khuất, từ truyền thống nhân ái và cố kết, trí thông minh và sáng tạo được tôi luyện trong quá trình chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

Dưới thời Trần, chế độ phong kiến tập quyền đang ở vào thời hưng thịnh; nhiều chính sách tiến bộ về kinh tế và văn hóa đã được thi hành. Nền văn minh Đại Việt đang trên đà phát triển rực rỡ với hào khí Đông A nổi tiếng.

Chính nhờ vậy mà khi giặc đến thì cả nước cùng đánh, sức mạnh của cả dân tộc được huy động; khi giặc lui thì toàn dân lại ráo riết chuẩn bị, đề phòng. Đánh một trận, rồi hai trận, ba trận, trận sau lớn hơn và thắng lợi to hơn, cuối cùng đã toàn thắng.
Trong sự nghiệp hiển hách ba lần chống quân xâm lược Mông-Nguyên ở thế kỷ XIII, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn có vai trò đặc biệt quan trọng.

Ông là một nhà chính trị-quân sự đại tài được vua Trần tin yêu, giao quyền tiết chế, thống suất tất cả vương hầu, tôn thất, tướng lĩnh, điều động binh nhung, khí giới. Khi quân Mông-Nguyên xâm lược lần thứ nhất (1258), ông được chỉ huy các tướng lĩnh điều quân thủy bộ bảo vệ vùng biên giới phía Tây Bắc.

Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285) và thứ ba (1288), ông được cử làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh toàn quân đánh giặc.

Bản lĩnh của Trần Quốc Tuấn thể hiện ở quyết tâm diệt địch và thắng địch không gì lay chuyển. Ngay những lúc gian nan nguy hiểm nhất, ông vẫn tin vào thắng lợi, giữ vững lòng quân, lòng dân.

Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285), khi sự mất còn của nền độc lập nước nhà chỉ còn trong gang tấc, quân xâm lược đã chiếm được nhiều địa bàn trọng yếu, trong đó có cả kinh thành Thăng Long và phủ Thiên Trường, nội bộ quý tộc và quan lại triều Trần đã có người nao núng, hàng giặc, Trần Quốc Tuấn vẫn hiên ngang bất khuất, giữ vững lòng tin son sắt vào thắng lợi.

Câu nói bất hủ của ông "Bệ hạ muốn hàng trước hết hãy chém đầu thần đi đã", đã nêu một tấm gương lớn về tinh thần quyết chiến và ý chí "Sát Thát" trước triều đình, trước toàn quân và toàn dân ta.

Tài năng của Trần Quốc Tuấn biểu hiện ở chỗ ông nhận thức rất rõ nhân dân là nguồn sức mạnh giữ nước. Nguồn sức mạnh đó phải được xây dựng, bồi dưỡng lâu dài trong thời bình cũng như trong thời chiến, bằng nhiều chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội. Ông chủ trương: "Khoan thư sức dân, làm kế sâu, làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước".

Ông xem, việc đoàn kết nội bộ là một nhân tố cực kỳ quan trọng để tạo thành sức mạnh.

Nhìn lại ba cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên thắng lợi, ông xác định: "Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, nước nhà chung sức" là nhân tố đã làm cho "quân địch phải chịu bị bắt" (bỉ tựu tự cầm). Ông rất coi trọng đoàn kết quân và dân, đoàn kết trong quân đội "như cha con một nhà".

Chính nhờ nguồn sức mạnh đó mà dân tộc Việt Nam đã có thể đứng vững và vượt qua những thử thách ghê gớm của họa xâm lăng khốc liệt do đế quốc Mông-Nguyên gây ra.

Trần Quốc Tuấn là vị thống soái có tài năng quân sự tuyệt vời. Nắm vững yêu cầu chiến lược lấy nhỏ thắng lớn, cả nước đánh giặc, ông chủ trương lấy đoản binh chống trường trận, xem đó là điều bình thường trong binh pháp nước ta; kết hợp tác chiến của quân triều đình với tác chiến và đấu tranh của lực lượng quân dân các địa phương: "tiểu dân thanh dã, đoản binh phục hậu".

Cái tài giỏi của Trần Quốc Tuấn là biết chuyển tình thế từ hiểm nghèo thành thuận lợi, xoay chuyển thế trận, tạo nên thời cơ. Và khi thời cơ đến thì chuyển sang phản công; tiến công; chọn đúng hướng; đúng mục tiêu; đánh những trận quyết định; khiến kẻ thù không kịp trở tay, trong chốc lát đã bị thất bại.

Tài thao lược của Trần Quốc Tuấn nổi bật là tính chủ động và linh hoạt, "biết người, biết mình", chủ động điều địch, chủ động đánh địch, xem xét quyền biến... tùy thời mà làm".

Câu trả lời của ông với vua Trần Nhân Tông: "Năm nay đánh giặc nhàn" khi quân Mông-Nguyên tiến công xâm lược lần thứ ba (1288), chứng tỏ vị chủ tướng đã biết rõ địch, biết rõ ta, phân tích sâu sắc tình hình thực tiễn và làm chủ được quy luật của chiến trận.

Trong cuộc kháng chiến này, giặc chưa bị đánh lớn mà đã bị sợ hãi rút chạy, rốt cuộc bị tiêu diệt trên sông Bạch Đằng và ở biên giới. Đó là kết quả kỳ diệu của phương pháp dùng binh độc đáo của ông.

Trần Quốc Tuấn quả là một vị tướng mưu lược, là con người của những quyết định lớn trong những thời cơ lớn. Nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên là đỉnh cao của nghệ thuật chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta trong thời đại phong kiến. Người đề ra và vận dụng thiên tài chiến lược, chiến thuật chiến tranh nhân dân đó không ai khác là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

Lần đầu tiên trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc ta, đã xuất hiện hình thái thế trận của dân chúng đánh giặc ở khắp các xóm làng, kết hợp chiến đấu của quân triều đình với các lộ và dân binh, tiêu diệt địch trong những trận lớn, xây dựng một thế trận rộng mà sâu, mạnh mà vững, luôn luôn chủ động, luôn luôn tiến công, tạo nên sức mạnh to lớn, chiến thắng quân thù.

Trần Quốc Tuấn không chỉ là vị thống soái lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến mà còn là một nhà lý luận, một nhà tư tưởng quân sự nổi tiếng.

Từ lời hịch kêu gọi tướng sĩ đầy khí phách hiên ngang đến bản Di chúc lịch sử, những nội dung tư tưởng tiên tiến của ông đã được khẳng định. Ông đã dày công nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của dân tộc, học tập những tư tưởng quân sự tiến bộ của nước ngoài, rút ra những điều tinh túy, kết hợp với những với những tri thức quân sự từ thực tiễn chỉ đạo chiến tranh của mình, viết lại thành những bộ binh thư có giá trị nhằm phục vụ cho sự nghiệp giữ nước.

Trần Quốc Tuấn đã để lại cho đời nhiều tác phẩm lý luận quân sự có giá trị, khẳng định một bước phát triển quan trọng của khoa học quân sự Việt Nam.

Với Trần Quốc Tuấn, một học thuyết quân sự Việt Nam trong thời đại phong kiến đã hình thành, học thuyết quân sự dân tộc trong chiến tranh giữ nước.

Chính trên cơ sở này, Lê Lợi - Nguyễn Trãi phát triển thành học thuyết quân sự dân tộc trong chiến tranh giải phóng; Nguyễn Huệ tiếp tục phát triển thành học thuyết quân sự dân tộc trong khởi nghĩa của nông dân, trong chiến tranh giữ nước.

Những quan điểm tư tưởng chính trị-quân sự của ông về dựa vào dân, khoan thư sức cho dân về xây dựng khối đại đoàn kết trong hoàng tộc và triều đình, trong toàn quân và cả nước, về phương châm chiến lược "dĩ đoản, chế trường", "quân đội cốt tinh không cốt nhiều, trên dưới một dạ như cha con"... là những tư tưởng tiên tiến, đúng đắn và sáng tạo, vượt thời đại mãi mãi vẫn còn nguyên giá trị.

Trần Quốc Tuấn là anh hùng kiệt xuất, không chỉ về tài năng quân sự mà còn có đạo đức tiêu biểu của một vị chủ tướng. Ông luôn nêu tấm gương sáng ngời về lòng trung nghĩa, ý thức gạt bỏ mọi hiềm khích riêng tư để đoàn kết tôn thất, triều đình và tướng lĩnh tạo nên một cuội nguồn của thắng lợi.

Ông chủ trương "bạt dụng lương tướng", dùng người hiền lương, biết chọn và đào tạo tướng giỏi, thường trọng dụng và tiến cử những người tài giúp nước. Ông quý trọng những người cộng sự, thương yêu binh lính và họ cũng hết mực trung thành với ông; đội quân phụ tử của ông đã trở thành đội quân bách thắng.

Triều đình nhà Trần đã xây dựng nên một đội ngũ tướng lĩnh kiên cường, tài giỏi đoàn kết nhất trí, phần đông là văn võ song toàn. Lịch sử đời đời ghi nhớ chiến công và thành tích của các vị tướng như Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Lê Phụ Trần, Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng, Đỗ Khắc Chung, cho đến Yết Kiêu, Dã Tượng....

Năm 1289, trong niềm vui toàn thắng, đô thành bị đổ nát, đất nước hoang tàn, vua Nhân Tông hạ chỉ gấp rút tu sửa thành Thăng Long. Trần Quốc Tuấn can rằng: " Việc sửa lại thành trì không cần kíp lắm. Việc cần kíp triều đình cần phải làm ngay không thể chậm trễ được là việc úy lạo nhân dân.

Hơn bốn năm, quân giặc hai lần tràn sang đánh phá, từ nơi núi rừng đến nơi đồng ruộng đều bị tàn phá hầu hết. Vậy mà dân chúng vẫn một lòng hướng về triều đình, xuất tài, xuất lực, đi lính, đóng thuế làm nên một lực lượng mạnh cho triều đình chống nhau với giặc. Nay nhà vua đã được trở về yên ổn, việc cần làm trước hết là chú ý đến ngay dân. Những nơi nào bị tàn phá, tùy tình trạng nặng nhẹ mà cứu tế. Nơi nào bị tàn phá quá nặng có thể miễn tô thuế mấy năm. Có như thế dân mới nức lòng càng quy hướng về triều đình hơn nữa.

Người xưa đã nói: "Chúng chí thành thành". Đó mới là cái thành cần sửa chữa ngay. Xin nhà vua xét kỹ". Vua Trần Nhân Tông đã nghe theo lời khuyên.

Trần Quốc Tuấn quả là một nhân cách lớn, có tấm lòng vì dân vì nước. Tuy ở ngôi cao chức trọng mà vẫn giữ tiết nhã nhặn, không tự tiện làm những việc sai trái với kỷ cương phép nước; ông không ham lợi giàu sang, lòng trung trong sáng được mọi người tôn quý và tin yêu.

Ông không lạm dụng quyền hạn. Vì có công lớn, ông được phong làm "thượng quốc công", được quyền tự ban thưởng cho người khác. Sử sách chép lại rằng, ông đã cẩn trọng giữ gìn, chưa hề tự mình ban thưởng cho ai.

Những chiến công đánh bại đế quốc Mông-Nguyên, những cống hiến trên lĩnh vực lý luận, tư tưởng và nghệ thuật quân sự của Trần Quốc Tuấn đã đưa ông lên hàng anh hùng dân tộc, thiên tài quân sự Việt Nam, xứng đáng là một danh nhân quân sự tầm cỡ thế giới.

Với tài năng chính trị quân sự kiệt xuất, với tấm lòng tận trung với vua, với nước, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã cùng với triều đình nhà Trần và quân dân Đại Việt bảo vệ trọn vẹn độc lập dân tộc, đưa triều đại nhà Trần lên hàng triều đại thịnh trị trong lịch sử trung đại, để lại những bài học lịch sử có giá trị về dựng nước và giữ nước.

Những thành tựu về võ công và văn trị, những giá trị vật chất và tinh thần thời Trần đã làm vẻ vang lịch sử dân tộc và là niềm tự hào lớn lao cho Tổ quốc.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp
(Trích Bài viết nhân dịp kỷ niệm 700 năm ngày mất của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, ngày 16/9/2000)
Nguồn: http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/dai-tuong-vo-nguyen-giap-viet-ve-tran-hung-dao-2356592/



DkLdoE7K-4A

Hansy
09-06-2014, 05:10 PM
- TRẦN KHÁNH DƯ
OsUQLQqo9HI



- TRẦN NHẬT DUẬT
NGKyQL3gAR8

Hansy
10-06-2014, 12:29 AM
- PHƯỢNG HOÀNG ĐẤT

t65QoglHVSI

Hansy
10-06-2014, 02:23 PM
QUYỂN 8

https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcStxB9fx2daUHqkFx_exoWnxRSRCCWwK nXI2a2qi04MSRn9ysRC
Trần Anh Tông

29
TRẦN ANH TÔNG HOÀNG ĐẾ
(1293 - 1314)

Thái tử Thuyên lên ngôi hoàng đế (1293)
Vào tháng ba, Quý Tỵ cuối xuân
Hưng Long niên hiệu tân quân
Bắt ngay vào việc điều quân biên phòng

Giặc động binh ở vùng biên giới
Sứ Lương Tằng đã tới Thăng Long
Đem thư cùng chiếu sắc phong
Dụ rằng cho gọi Anh Tông sang chầu

Vua ta giao Tử Kỳ đi sứ
Qua Trung Nguyên giữ mối bang giao
Nói rằng lấy cớ bị đau
Nên không đi được sang chầu vua Nguyên

Hốt Tất Liệt, tháng giêng tạ thế (1294)
Nên mưu đồ về việc xâm lăng
Phải đành bỏ cuộc giữa chừng
Tử Kỳ lại được Thành Tông trả về

Luật nhà Trần mỗi khi đánh bạc
Kẻ bất tuân bị phạt tới cùng
Có quan thượng phẩm Nguyễn Hưng
Bị vua đánh chết để răn mọi người

Quân Ai Lao thường hay quấy nhiễu
Đã bốn lần thanh tảo Man Di
Phạm Ngũ Lão: hai lần đi
Một lần Trương Hiển chết vì khi quân

Trương Hiễn vốn tướng quân Mông Cổ
Đã đầu hàng, xin ở nước ta
Vua ban tước phẩm lụa là
Tuyễn vào quân đội, điều ra biên phòng

Hiển tử trận được phong Minh Tự
Đưa cho vào thờ ở Thái Thường
Tỏ lòng với kẻ hiền lương
Ban cấp chu đáo khói hương từ đường

Xuống chiếu cho sĩ nhân được biết (1299)
Ôn luyện bài để kịp kỳ thi
Định ra mũ áo nhung y
Cho quan văn võ phân chia tỏ tường (1300)

Lệnh vua ban soát tù các trại (1301)
Thả ngay ra kẻ tội hàm oan
Và cho thông báo rõ ràng
Về cách thi cử, biểu chương thế nào

Về phép thi khởi đầu Ám Tả
Kế đến là kinh nghĩa, kinh thi
Đề thơ, theo luật, phú ghi
Thứ ba: Chế chiếu, biểu quy thư đồ

Kỳ thứ tư là thi đối sách
Hỏi luận đề về bảy khoa riêng
Mạc Đĩnh Chi đậu trạng nguyên
Bùi Mộ bảng nhãn ghi danh từng người

Nguyễn Trung Ngạn đổ ngay hoàng giáp (1304)
Đổ khoa này hơn khoảng ba trăm
Đương thời gọi Ngạn thần đồng
Cũng tay xuất chúng nằm chung bảng vàng

Rước về làng, vinh qui bái tổ
Cho ba người ra cửa Long Môn
Để cho dân chúng được dòm
Những người giỏi nhất nước Nam bấy giờ

Nguyễn sĩ Cố làm thơ quốc ngữ
Khởi đầu cho thơ phú sau này
Là người có óc khôi hài
Được vời vào giảng những bài Ngũ kinh

Còn người nữa nức danh kim cổ
Là Đĩnh Chi tướng mạo khó xem
Có lần đi sứ sang Nguyên
Vì tài ứng đối vua Nguyên muốn dùng

Năm Kỷ Hợi Thượng Hoàng lên núi (1299)
Chốn thiền môn một cõi am mây
Pho kinh tràng hạt trên tay
Đầu Đà khổ hạnh ngày ngày tịnh tâm

Núi Yên Tử, lan rừng mấy đóa
Chim hót mừng bên Ngọa Vân Am
Phù sinh ảo ảnh ngàn năm
Phất phơ khóm trúc, thì thầm suối reo

Bỏ việc đời, men theo hành đạo
Đất Chiêm Thành một dạo dừng chân (3001)
Thượng Hoàng gặp gỡ Chế Mân
Trong lòng muốn gả Huyền Trân cho chàng

Năm Bính Ngọ, vừa tròn tháng sáu
Phái đoàn Chiêm làm lễ rước dâu
Thớt voi, kiệu rước quân hầu
Cung nhân, cờ quạt trước sau đàng hoàng

Vua Chế Mân dâng châu Ô Lý
Làm lễ vật dẫn cưới Huyền Trân
Nhữ Hài cử đến coi dân
Đổi thành Thuận, Hóa thuộc phần đất ta

Chế Đa Da là con công chúa
Sai sứ thần báo tử về kinh
Tháng năm vua của Chiêm Thành
Trong cơn bạo bệnh thình lình tử vong

Vua sai ông Đặng Vân cùng với
Trần Khắc Chung qua tới nước Chiêm
Lựa lời biện bạch đưa linh
Để đem công chúa xuống thuyền hồi loan (1306)

Một mưu toan nhắm vào triều đại
Rằng công chúa cùng với Khắc Chung
Trên thuyền họ đã tư thông
Lênh đênh cả mấy tháng ròng trước khi…

Nếu tính kỷ chi li mới thấy
Thì Huyền Trân lúc ấy mới sinh
Thời gian hậu sản đang hành
Đớn đau, bầm dập gập gềnh sóng xô ….

Vào mùa thu, Thượng hoàng thánh hóa (1308 )
Ngài đã băng ở Ngọa Vân Am
Đem về táng ở Long Hưng
Phải dùng đến khúc Long Ngâm dẫn đường

Mười năm sau Chế Mân tạ thế
Huệ Võ Vương đánh chiếm Chiêm Thành
Lao vào một cuộc viễn chinh
Trên đường nam tiến quên tình thông gia

Đoàn Nhữ Hài vượt qua tới trước
Dùng quỷ kế dụ bắt Chiêm Vương (1312)
Đem về giam ở Gia Lâm
Nam sau vương chết lể tang trà tỳ (1313 )

Dân Chiêm Thành trong khi chạy loạn
Chế Đà A trốn đến Qua Oa
Người thì mất mẹ chết cha
Lạc luôn Thế tử con bà Huyền Trân

Vua Anh Tông cầm cương trị nước
Người thông minh mực thước nhân hòa
Việc triều luôn duyệt xem qua
Truyền ngôi vào giữa tháng ba Giáp Dần (1314 )

Thơ để lại "Thủy Vân tùy bút"
Lúc băng hà sai đốt hết đi
Đến khi long thể lâm nguy
Nhà sư Phổ Huệ nằn nì xin vua

Ngài gạt phăng vì sư nói đến
Chuyện tử sinh ảnh hưởng tới ngài
Sư chưa chết, tại sao hay?
Không nên nói đến chuyện này với ta



http://admin.nghethuatyeu.com.vn/Company/BackEnd/RadEditor/Upload/2013/02/20/130220111651_huy%C3%AAn%20tr%C3%A2n.jpg
Huyền Trân công chúa

Hansy
10-06-2014, 09:46 PM
19- TRẦN ANH TÔNG

bwVS0obYrGg


***


- HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA

t4qZeKS1MTc

Hansy
11-06-2014, 09:40 AM
Sự thật Huyền Trân công chúa
“tư thông” với Trần Khắc Chung

Viết về công chúa Huyền Trân, cả chính sử và dã sử đã tốn khá nhiều giấy mực để luận “công” và “tội” của nàng.

Việc nàng thuận theo ý phụ vương là thái thượng hoàng Trần Nhân Tông về làm phi của vua Chế Mân nước Chiêm Thành đã góp phần thắt chặt tình bang giao giữa hai nước, tạo mối thâm tình để chống kẻ thù chung là giặc Nguyên Mông vẫn đang ngày đêm nhòm ngó và đặc biệt là việc dâng châu Ô, châu Lý của vua Chế Mân để cầu hôn nàng (vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế ngày nay) đã giúp nước ta mở rộng bờ cõi về phía Nam.


http://media.tinmoi.vn/2013/08/10/130220111651_HuyenTranPrincess.jpg
Chân dung công chúa Huyền Trân. Ảnh minh họa

Nhưng lịch sử cũng đặt ra nhiều câu hỏi xung quanh cuộc đời nàng: Làm thế nàoHuyền Trân công chúa có thể thoát khỏi nước Chiêm Thành mà không phải chịu án “hỏa táng” theo vua Chế Mân khi nhà vua băng hà? Làm thế nào để nàng và đoàn hộ tống có thể sống sót trở về sau hơn một năm lênh đênh trên biển, vượt qua những hải khẩu chi chít của nước Chiêm Thành với đội quân tinh nhuệ thiện chiến hay lũ hải tặc luôn đêm ngày rình rập? Và tại sao, sau hơn một năm trời, đoàn thuyền mới trở về? – Đó cũng là mấu chốt của nghi án mối tình giữa Huyền Trân công chúa và quan Hành khiển thượng thư tả bộc xạ Trần Khắc Chung – vị tướng trẻ tài ba, mưu lược được nhà Trần cử sang Chiêm quốc để tìm cách rước công chúa về nước.

Chuyến tàu định mệnh và nghi án “tư thông”

Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có đọan chép như sau: Theo tục lệ Chiêm Thành, chúa chết thì bà hậu của chúa phải vào giàn thiêu để chết theo. Vua biết thế, sợ công chúa bị hại, sai bọn Khắc Chung, mượn cớ là sang viếng tang và nói với người Chiêm: ”Nếu công chúa hỏa táng thì việc làm chay không có người chủ trương, chi bằng ra bờ biển chiêu hồn ở ven trời, đón linh hồn cùng về, rồi sẽ vào giàn thiêu”.


http://media.tinmoi.vn/2013/08/10/truyencotich_huyentrancongchua.jpg
Công chúa Huyền Trân được gả sang nước Chiêm Thành. Ảnh minh họa

Một sự việc quan trọng như thế mà nhà chép sử chỉ gói gọn trong chừng ấy dòng một cách hết sức sơ sài. Điều đó đã gây ra bao sự hiểu nhầm đáng tiếc, cho rằng trong hơn 1 năm lênh đênh trên biển ấy Huyền Trân và Trần Khắc Chung đã có cơ hội tư thông với nhau.

Từ đó đến nay lẻ tẻ cũng có một vài tiếng nói phản biện nhưng hầu như chưa ai bỏ công nghiên cứu, phân tích thật kỹ lưỡng, nghiêm túc về sự việc trên để minh oan cho Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Khắc Chung và công chúa Huyền Trân.

Cuộc giải cứu Huyền Trân chắc chắn là có nhiều điều bí ẩn. Triều đại nhà Trần vì một lý do tế nhị nào đó mà không muốn công khai vụ việc này. Những người trực tiếp tham gia vụ giải cứu như Trần Khắc Chung, Đặng Vân… đã mang theo bí mật ấy xuống mồ. Vì thế những kẻ thâm thù với triều đại nhà Trần, với thượng tướng Trần Khắc Chung sau này có cớ để đơm đặt, suy diễn.

Sự thật Huyền Trân có “tư thông” với Trần Khắc Chung?

Chỉ cần tinh ý ta cũng có thể nhận thấy những điều hết sức phi lý trong đoạn văn trên của Ngô Sĩ Liên. Nên nhớ là giai đoạn lịch sử ấy (1220- 1340), mối bang giao giữa hai nước Đại Việt và Chiêm Thành hết sức tốt đẹp. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông hai nước đã từng liên kết với nhau. Vua Chiêm đã từng mang quân ra tận Nghệ An giúp Trần Nhân Tông. Vua Trần Nhân Tông đã từng cử hàng nghìn binh mã, hàng trăm chiến thuyền ứng viện giúp chủ tướng Chế Mân đánh thắng Toa Đô khi Toa Đô hùng hổ đưa 5 nghìn quân, 100 hải thuyền, 250 chiến thuyền tấn công Chiêm Thành (năm 1282 - 1285).

Việc Thái thượng hoàng và vua đồng tình gả công chúa “cành vàng lá ngọc” Huyền Trân cho Chế Mân (vua nước Chiêm) và Chế Mân dâng tặng hai châu Ô - Lý cho Đại Việt làm sính lễ đã nói lên mối bang giao tốt đẹp đó. Đây là chiến lược Hòa – Thân của cả hai nước để liên minh chống giặc xâm lược phương Bắc. Không lẽ chỉ vì sợ công chúa Huyền Trân bị đưa lên giàn thiêu theo tục lệ người Chăm khi Chế Mân băng hà mà Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông lại làm một việc chẳng lấy gì quang minh chính đại như vậy đối với một nước láng giềng đang hết sức thân thiện với nước mình? Chuyện Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông sợ Huyền Trân bị đưa lên giàn hỏa thiêu là có thật.

Chuyện Thái thượng hoàng và vua cử thượng tướng Trần Khắc Chung đi giải cứu Huyền Trân là có thật. Nhưng sự việc không phải đơn giản như mấy dòng sao chép sơ sài của tác giả ĐVSKTT. Nhiệm vụ đặt ra cho vụ giải cứu này là bằng mọi giá cứu được Huyền Trân nhưng không làm tổn thương mối bang giao hai nước. Đó là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, buộc Thái thượng hoàng và vua phải “chọn mặt gửi vàng”. Thượng tướng Trần Khắc Chung là một sự lựa chọn thích hợp và sáng suốt nhất. Ông vừa có tài quân sự vừa có tài ngoại giao. Chính Toa Đô cũng đã phải kính nể tài ứng đối của Trần Khắc Chung.

Chính Trần Khắc Chung đã có công lớn trong cuộc chiến thắng quân Nguyên - Mông vào năm 1289 (đúng năm Huyền Trân ra đời) và sau đó được phong chức Đại Hành Khiển. Khi trao nhiệm vụ cho Trần Khắc Chung chắc chắn Thái thượng hoàng và vua đã lường trước một số tình huống và dự kiến một vài kế sách ứng phó. Trong bối cảnh mối quan hệ đang tốt đẹp của hai nước thì thượng sách vẫn là dùng con đường ngoại giao, cực chẳng đã mới dùng đến biện pháp quân sự.

Theo một số tư liệu đáng tin cậy thì vua Chế Mân băng hà vào tháng 5 - 1306, tháng 9 Huyền Trân sinh thái tử Đa Da và mãi tháng 10 năm đó đoàn giải cứu của Trần Khắc Chung mới đến kinh đô Chiêm Thành đóng tại Quy Nhơn (Bình Định). Cuộc giải cứu kéo dài gần một năm trời. Tháng 8 năm 1307 đoàn mới đưa được Huyền Trân trở về Thăng Long. Bao nhiêu sự việc phức tạp xảy ra trong thời gian đó. Trước hết là vị thế của Huyền Trân. Nàng giờ đường đường là hoàng hậu của nước Chiêm, phải sống trong hậu cung có quân lính canh phòng nghiêm ngặt ngày đêm nên việc tiếp cận với nàng đâu phải dễ dàng.

Hơn nữa, nàng đang thời kỳ sinh nở nên việc tiếp cận lại càng khó khăn. Như vậy buộc lòng Trần Khắc Chung và đoàn giải cứu phải chờ đợi ít nhất là ba, bốn tháng. Trong thời gian đó Trần Khắc Chung tranh thủ tiến hành công tác ngoại giao, thuyết phục vừa nhu vừa cương để người Chăm buộc lòng đồng ý cho đưa Huyền Trân về nước. Điều này thì Trần Khắc Chung vốn có biệt tài.

Lại còn Huyền Trân nữa. Chắc gì Huyền Trân đã đồng ý trở về cố quốc trong hoàn cảnh chồng vừa mất chưa mãn tang và thái tử Đa Da vừa mới lọt lòng? Trong một năm chung sống với Chế Mân nàng thấu hiểu vì sao cha nàng đã chọn Chế Mân làm con rể. Chuyến ghé thăm Chiêm Thành (vào năm 1301) gần 9 tháng trời, Trần Nhân Tông quá hiểu về cốt cách và tài năng của Chế Mân. Chế Mân là một vị anh hùng của người Chiêm thời đó. Đâu phải như thiên hạ chào xáo: Tiếc thay cây quế giữa rừng/ Để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo. Chức danh Hoàng hậu của Huyền Trân được Chế Mân và triều đình sắc phong đủ cho ta thấy tình cảm tốt đẹp của cặp đôi “trai anh hùng, gái thuyền quyên” này. Đứa con mới sinh của nàng cũng là một bằng chứng cho tình cảm tốt đẹp đó. Thuyết phục nàng trở về cố quốc đâu phải là chuyện dễ dàng. Tất cả đều phải có thời gian và phụ thuộc vào tài ăn nói của Trần Khắc Chung.

Chuyện Khắc Chung “dùng thuyền nhẹ cướp lấy công chúa đem về, rồi tư thông với công chúa” là hoàn toàn bịa đặt. Có người đã chứng minh khá thuyết phục rằng một chiếc “thuyền nhẹ” làm sao thoát được màng lưới thủy quân hùng mạnh và dày đặc đã từng đánh tan 5 nghìn quân, 100 hải thuyền, 250 chiến thuyền của Toa Đô; làm sao chuyên chở đủ lương thực, nước uống cho đoàn giải cứu trong gần một năm trời; làm sao bảo đảm được tính mạng của một phụ nữ chân yếu tay mềm vừa mới sinh con lênh đênh trên biển những khi sóng to gió lớn?

Nếu chiếc “thuyền nhẹ” đó thoát ra khỏi vòng vây của thủy quân Chiêm Thành trong thời gian nhanh nhất (vì chậm sẽ bị bắt) thì làm gì có chuyện gần một năm “loanh quanh” trên biển mới về đến kinh đô Thăng Long. Chuyện này đâu dễ dàng qua mắt bá quan văn võ triều đình nhà Trần thời đó.

Lịch sử hai nước không ghi lại một cuộc rượt đuổi nào hay một sự tổn thất về người nào trong cuộc giải cứu. Và sau khi Huyền Trân về nước một thời gian khá dài không hề thấy phía Chiêm Thành động tĩnh gì. Điều đó cho chúng ta phỏng đoán khả năng cuộc giải cứu đã được tiến hành bằng biện pháp ngoại giao và công đầu thuộc về tài thuyết phục của Trần Khắc Chung. Bởi thế mà sau khi ông mất, triều đình ban tặng cho ông chức Thiếu sư (chức danh xếp hàng thứ hai thời bấy giờ).


http://media.tinmoi.vn/2013/08/10/grgthyjuj.jpg
Đền thờ Huyền Trân ở Huế

Chuyện một phụ nữ vừa chết chồng - người chồng mà nàng rất mực yêu thương và kính trọng; vừa mới buộc lòng xa lìa đứa con mình mới sinh cùng với việc công chúa đang ở trong thời gian hậu sản, về phương diện y học thì thời gian hậu sản nầy kéo dài vài tháng đến nửa năm, nếu như cách đây 700 năm với hiểu biết vệ sinh, phòng bệnh và các phương tiện, thuốc men chăm sóc cho một sản phụ sau khi sinh nở thì còn rất lạc hậu, đâu có cắt tầng sinh môn, đâu có trụ sinh, phòng cách ly vô trùng như bây giờ, vả lại đối với công chúa đây là lần sinh đầu tiên trong đời, sinh con so khó khăn gấp nhiều lần sinh con rạ, thời gian để lành vết thương hay rách âm đạo, thời gian để co hồi tử cung, hoặc nhiễm trùng hậu sản và phần phụ có thể kéo dài rât lâu, theo phong tục tập quán của người Việt Nam thời gian "Phong Long" là 3 tháng 10 ngày, ngưòi ta thường thường có thói quen treo trứớc phòng sản phụ một nắm lá cây có cây xương rồng, đó là một dấu hiệu, nhắc nhở cho người đàn ông biết chỉ được phép vào phòng vợ và tư thông sau khi cây xương rồng này khô đi !!!! đây chỉ là đầu thế kỷ XX mà còn nằm than nằm lửa huống hồ gì ở thế kỷ thứ XIV thì e rằng thời gian hậu sãn này còn kéo dài lâu hơn nữa.Điều đó cho thấy về phương diện thuần túy Y học khẳng định chắc chắn rằng chuyện tư thông là chuyện khó có thể xảy ra được.

Hơn nữa việc tư thông với một người đàn ông bằng tuổi cha chú mình liệu có xảy ra? Còn Trần Khắc Chung vốn được Thái thượng hoàng và vua hết lòng tin tưởng, đang giữ một trọng trách trong triều đình, lại theo đạo Phật, là môn đệ của môn phái Thiền Tông, từng viết lời bạt cho tập Tuệ trung thượng sĩ do nhà sư Pháp Loa biên soạn và Trần Nhân Tông hiệu đính… có lẽ nào lại đi làm cái việc xằng bậy ấy?

Lê Vy
Nguồn: http://www.tinmoi.vn/su-that-huyen-tran-cong-chua-tu-thong-voi-tran-khac-chung-011275185.html

Hansy
11-06-2014, 03:05 PM
HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA

qfsL1Mh-0nY

***

3fjFdUJSTbI

Hansy
12-06-2014, 01:13 AM
-SỰ TÍCH CON KHỈ

JeQa7No7fps

Hansy
12-06-2014, 01:19 PM
http://img1.ngoisao.vn/news/2012/4/1/49/CDVTranMinhTongjpg1333297930.jpg

30
TRẦN MINH TÔNG
(1314 - 1329)

Nối nghiệp cha là thái tử Mạnh
Đổi niên hiệu Đại Khánh năm đầu (1314)
Triều đình sắp đặt trước sau
Đề phòng hạn hán vua giao từng người (1315)

Với bề trên một đời tôn kính
Đối kẻ dưới được tiếng nhân hòa
Một người trung hậu lo xa
Trong yên, ngoài phục quốc gia thái bình

Vua biết đem văn minh nối tiếp
Làm rạng danh cơ nghiệp người xưa
Tiếng đồn vang thuở bấy giờ
Tiếc rằng không biết mưu người giết oan

Năm Mậu Ngọ Đại vương Quốc Chẩn (1318)
Chỉ huy quân đi đánh Chiêm Thành
Túc hầu Tất Kiến hy sinh
Sau nhờ Ngũ Lảo tung binh chận đường

Phạm Ngũ Lảo người làng Phù Ứng
Từng nỗi danh đại tướng đánh Nguyên
Giúp vua bình định nước Chiêm
Một người phóng khoáng dụng binh như thần

Ông có làm bài thơ để lại:
Bốn câu thôi; Khí khái trượng phu
Hoành sáo giang sơn cáp kỷ thu
Tam quân kỳ hổ khí thôn ngưu

Nam nhi vị liểu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu
Lời thơ vào cỏi thiên thu
Như lời nhắn nhủ gởi cho những người

Thuật dùng người theo tài của họ
Đó là cách chỉ có đời Trần
Tùy theo trách nhiệm đảm đương
Mà giao chức vụ cho quan trong triều

Quan trong triều như là Phạm Mại
Đổ thiên Hư, Phạm Ngộ, Đỉnh Chi
Nhữ Hài, Lê Quát, Lê Duy
Hán Siêu, Sư Mạnh và nhiều người hay

Trần Thì Kiến cũng tay tầm cở
Lê Cư Nhân, Nguyễn Dử giúp vua
Xiễn dương văn học bấy giờ
An sinh xã hội, hiến mưu giúp đời

Trần Khắc Chung một người khôn khéo
Lại về phe vu cáo giành ngôi
Nghe theo Văn Hiến để rồi
Tâu vua giết bậy, hại người trung quân

Trần Khắc Chung vốn giòng họ Đỗ
Vì có công được đổi họ Trần
Thăng quan tiến chức lên dần
Có công đem được Huyền Trân trở về

Bọn quan lại chia bè kết đảng
Chúng bắt đầu lũng đoạn nhà vua
Hán Siêu, Hài, Ngạn theo hùa
Khắc Chung, Văn Hiến mưu đồ việc riêng

Tướng Đại Niên là người Đại Việt
Năm Bính Dần lãnh việc đánh Chiêm (1326)
Giao tranh cả mấy tháng liền
Cuối cùng bại trận phải đành lui quân

Để công bằng sửa sang luật pháp
Phạt nặng người cưỡng đoạt ruộng tư
Với người giả mạo văn từ
Chặt đứt ngón trái cho chừa thói gian

Đối với ruộng mà đang ngậm sữa
Việc kiện thưa sẽ xử như sau
Người cày được một nửa đầu
Nửa phần còn lại ngày sau sẽ bàn (1323)

Vào mùa hạ tháng năm Tân Dậu (1321)
Vụ lúa Chiêm, bắp đậu được mùa
Năm sau củng được bội thu
Nhân dân an lạc ấm no thái bình

Đồng tiền kẽm ban hành trong nước
Dùng bán buôn đổi chác trong dân
Năm sau xuống chiếu lại rằng:
Bỏ đồng tiền kẽm thay bằng tiền khoen

Một vụ án do tên Trần Phẩu
Được dựng lên vu cáo Đại Vương
Vương là em ruột Thượng Hoàng
Định làm phản loạn mưu toan chiếm quyền

Năm Mậu Thìn đem ra xét xữ
Cả trăm người đều có liền can
Đa số họ đã kêu oan
Riêng phần Quốc Chẩn biệt giam, giết liền

Quan nhà Nguyên tranh chấp biên giới
Vua sai Bang Hiến tới Nam Kinh
Lựa lời tranh biện phân minh
Để cho hai nước tình hình bớt căng


VwuZZzYv2R4

Hansy
12-06-2014, 09:45 PM
20- TRẦN MINH TÔNG

BN1WsDFYK-s


***


- SỰ TÍCH CÂY NÊU NGÀY TẾT

ppHW1qnVx1I

Hansy
13-06-2014, 01:03 PM
http://cms.kienthuc.net.vn/uploaded/baogiay/2014_05_07/tim%20hieu%2055_vnxt.jpg

31
TRẦN HIẾN TÔNG
(1329 - 1341)

Năm Kỷ Tỵ (1329), Hiến Tông lên thế
Thay cha mình hoàng đế Minh Tông
Hoc rành nẩy mực cầm cân
Xiển dương đất nước cho dân, cho người

Vua lên ngôi mới vừa mười tuổi
Và băng hà ở tuổi hăm ba
Ngự chầu việc nước có cha
Điều hành chính sự nước nhà giùm con

Ở dưới đời Hiến Tông Hoàng đế
Có mấy điều đáng kể như sau:
Một là đi đánh Ai Lao
Hai lần xung trận, và thua một lần (1334)

Chỉ huy quân, Nhữ Hài đốc tướng (1335)
Bị phục binh hai hướng giáp công
Tiết La, giặc ém bên sông
Nhữ Hài bị nhử lọt vòng bao vây

Khi giao chiến Nhữ Hài chết đuối
Đó nhằm năm Ất Hợi đầu thu (1335)
Quân ta trận đó thua to
Năm sau rút hết trở về kinh sư

Đổ Thiên Hư xin theo đánh địch
Lâm bệnh nặng bị chết giữa đường
Thượng hoàng làm lấy tiếc thương
Sắc cho dùng nhạc Thái Thường nghi tang (1335)

Cho lập kho dùng sàn chứa thóc (1337)
Phòng đói nghèo chẩn cấp cho dân
Lại sai xét xử việc quân
Thải hồi những kẻ sâu dân, biếng làm (1337)

Trần Nhật Duật thọ gần bảy bảy (1330)
Được tin dùng trải bốn đời vua
Một người nổi tiếng giao du
Với người ngoại quốc bấy giờ ít ai

Làm tể tướng vua sai tiếp khách
Tiếng nước ngoài kiến trác với nhau
Ngũ cung, biến tấu đôi câu
Thi, thư, vũ nhạc dạy đào uốn tay

Ông cũng người hiền tài đức hạnh
Chưa bao giờ thấy đánh gia nô
Lại đem đức hiếu nhân từ
Trước răn kẻ dưới dặn dò quan binh

Trần Khánh Dư đã từng phó tướng
Cũng lìa đời vào khoảng cuối thu (1339)
Là năm lịch đổi theo vua
Lung linh khảo nghiệm định giờ chẳng sai

Vua khen Dư có tài trí lược
Nhưng là người không có nhân tâm
Dám cùng công chúa thông dâm (1282)
Đầu cơ tích trữ, tham lam quá chừng (1287)

Ông từng nói: "Chim ưng là tướng
Vịt là dân chả đáng bận tâm
Nuôi vịt là để chim ăn
Có gì là lạ mà bàn tới lui!"

Vua giận lắm tước ngay chức tước
Đuổi về nhà làm đứa bán than
Nhân lúc thuyền ngự đi ngang
Vua thương cảnh ấy cho làm việc quân (1282)


orha-A-5VZU

Hansy
13-06-2014, 06:55 PM
21- TRẦN HIẾN TÔNG

mmOOG9aZxbo


***


- GÁI NGOAN DẠY CHỒNG

DhO9ZrdjS9U

Hansy
14-06-2014, 01:12 PM
http://d4.violet.vn/uploads/blogs/447/luoc_do_cac_cuoc_khoi_nghia_nong_dan_thoi_tran_500 .jpg

32
TRẦN DỤ TÔNG
(1341 - 1369)

Vừa Tân Tý (1341) vua băng năm đó
Thượng Hoàng cho em nhỏ Hiến Tông
Tên là Trần Hạo nối dòng
Đổi ra niên hiệu Thiệu Phong năm đầu (1341)

Mẹ Hiến Từ, cha là Trần Mạnh
Vua Dụ Tông bị bệnh liệt dương (1339)
Loạn luân với chị trên giường (1351)
Vì Trâu Canh đã dâng phương thuốc này

Cha bên cạnh chỉ bày việc nước
Việc triều chính coi được êm xuôi
Đến khi cha đã qua đời (1357)
Trổ mòi dâm loạn ăn chơi hết điều

Cũng năm đó Hán Siêu, Trung Ngạn
Bộ Hình Thư biên soạn vừa xong
Dâng vua cùng với sách phong
HOÀNG TRIỆU ĐẠI ĐIỂN để dùng mai sau

Từ Nhâm Ngọ (1345) đến sau năm Dậu
Những đổi thay ghi dấu thế này:
Có năm hạn hán lâu ngày (1343)
Có năm lụt lội vỡ đài sạt đê (1359)

Dân đói kém coi bề khốn đốn (1343, 1344, 1345)
Tên Bảo Vy lấy trộm áo vua (1347)
Giặc thì nổi dậy lu bù (1343)
Năm nào cũng có mất mùa , hạn to

Vua xuống chiếu soát tù giảm tội
Lập đồn điền đặt sở khuyến nông
Duyệt quân, tảo giặc, an dân
Đánh tan Ngô Bệ ở gần núi Yên (1345)

Những năm đó Trung Nguyên loạn lạc
Giặc nổi lên trộm cướp nhiễu nhương
Hữu Lượng đánh với Nguyên Chương
Xưng hùng xưng Bá xưng Vương bên Tàu

Đảo Vân Đồn thuyền vào cập bến
Người bốn phương kéo đến bán buôn (1347)
Bồ Đồ rồi lại Tiểu Nhân (1348)
Tặng đồ Diêu Biến lại dâng lụa là (1349)

Nước Đại Oa cống chim trĩ đỏ (1349)
Người Vân Đồn mò trộm ngọc trai
Mùa xuân Đinh Dậu, tháng hai (1357)
Thượng hoàng băng ở cung đài Bảo Nguyên

Trần Minh Tông nhường quyền hăm tám
Hăm tám năm có lắm nhiêu phong
Cuối đời viết: Giới am Ngâm
Xét mình trong cõi hồng trần: CÓ - KHÔNG

Nước Chiêm Thành cướp dân Dĩ Lý (1361)
Vua nhà Minh sai sứ hiếu thông (1359)
Rồi Trần Hữu Lượng xin quân (1360)
Mà vua thì vẫn bình chân như thường

Vua ra lệnh thân vương, công chúa (1362)
Dâng các trò tạp hí để xem
Trò nào hay quá thì đem
Dạy cho cung nữ lập riêng một đoàn

Tổ truyện tuồng là Ly Uyên Cát (1362)
Người lập ra gánh hát đầu tiên
Diễn trò cho mọi người xem
Có đào, có kép áo xiêm đủ điều

Áo quần thêu, đánh đàn thổi sáo
Phấn son tô, đội mão mang râu
Truyện xưa, tích cũ muôn màu
Tuồng Tây Vương Mẫu diễn lâu chẳng nhàm

Vua say mê, mãi ham tuồng cổ
Việc triều đình bỏ cả cho quan
Gọi người giàu có trong làng (1362)
vào cung đánh bạc, nhàn quan một lần

Lấy đất gần bên bờ Tô Lịch (1362)
Sai tư nô lên vĩa trồng hành
Trồng rau, trồng tỏi, trồng chanh
Lại làm thêm quạt vào thành bán chơi

Để có người vào nơi quán các
Thi học trò đối trát vài câu
Hỏi sang văn nghệ, cô đầu (1363)
Gọi người uống rượu bày trò mua vui

Lại đào hồ khai ngòi dẫn nước (1363)
Xếp đá thành một cõi núi non
Thông, tre, cỏ lá, hoa thơm
Chim muông cá cảnh một hòn giả sơn

Sống buông thả ngày càng sa đọa
Đêm rong chơi có bữa quên về (1364)
Rượu đào chạm cốc tới khuya
Say mất ấn kiếm chỉ vì tắm sông

Trần Dụ Tông chơi bời trác táng
Chơi tới cùng vong mạng chẳng hay
Chơi mà đất lở trời say
Lại truyền ngôi đế vào tay người ngoài.



https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc3/t1.0-9/190148_209570899057685_1434603_n.jpg
Đền Thái Vi nơi các vua Trần xuất gia

Hansy
14-06-2014, 06:53 PM
22- TRẦN DỤ TÔNG

CkLoGXdnDZ4

Hansy
15-06-2014, 01:00 AM
- XÉT XỬ TÀI TÌNH

ekOUhl8jkgs

Hansy
15-06-2014, 01:00 PM
QUYỂN 9

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/7/70/Ti%E1%BA%BFn_tr%C3%ACnh_Nam_ti%E1%BA%BFn_c%E1%BB%A 7a_ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Vi%E1%BB%87t.png

33
DƯƠNG NHẬT LỄ
(1369 - 1370 )

Trước khi chết vua sai đi đón (1369)
Nhật Lễ về bất kể khuyên can
Lễ là con của Dương Khương
Mẹ là con hát đào nương diễn tuồng

Khi đào nương mang thai mấy tháng
Đại vương Dục lại muốn làm chồng
Dục là con trưởng Minh Tông
Hiến Từ không rõ nên tôn lên làm

Mới đăng quang giết ngay thái hậu (1369)
Cùng Nhật Hạch ước dấu với nhau
Họ Dương sẽ đổi thay vào
Vương triều chuyển họ bắt đầu qua năm

Dương Nhật Lễ ô dâm tà đạo
Quan đại thần phải chịu chết oan
May thay nhờ có Ngô Lang (1370)
Họp cùng Vương Phủ thân vương họ Trần

TRẦN NGHỆ TÔNG
(1370 - 1372)

Giết Nhật Lễ quần thần mừng rỡ
Trên điện vàng tiếp nối tiền nhân
Xưng danh vương hiệu Nghệ Tông (1370)
Cứ theo phép cũ để dùng trị dân

Mẹ Nghệ Tông: Minh Từ hoàng hậu
Cũng là người cô ruột Quý Ly
Cho nên găp dịp mỗi khi
Vua ban chức tước cho Ly lên dần

Trần Nghệ Tông có công khôi phục
Dựng nghiệp nhà trong lúc ngả nghiêng
Sau ba năm chẵn cầm quyền (1372)
Nhường ngôi cho Kính là em của mình

Nước Chiêm Thành sáu lần xâm lấn
(1361, 62, 65, 66, 68, 71)
Phá thành trì vua chẳng quan tâm
Cung vua phút chốc tan tành
Quân Chiêm đánh úp, miếu đình tiêu vong

Quân giặc đến mặc lòng cướp bóc
Phá thành trì, giết chóc chẳng chừa
Hận thù tích lũy từ xưa
Bây giờ có dịp thừa cơ trả thù

Chúng vơ vét những đồ quý giá
Đập tan tành, phá cả miếu cung
Sổ sách thư tịch gom chung (1371)
Phó cho ngọn lửa cháy bùng thành tro

Lửa cháy thiêu cả nền văn hóa
Nhà Tàng Thư chốc đã tan hoang
Quân dân chưa kịp bàng hoàng
Giặc đà rút hết xuôi nam trở về

Kể từ đó mỗi khi tra cứu
Biết tìm đầu tài liệu mà tra
Rối ren nhiều chuyện sinh ra
Vì mất sổ gốc nên ta nhọc lòng

Vua sai người thi công sửa chữa
Xây những gì bị cháy ra tro
Cung thất tiết giảm cốt cho (1371)
Giữ phần nghiêm chỉnh khi vua nghị bàn

Vua lại sai Lang Trung soạn chế
Sách Quốc Triều Thống Chế, lễ nghi (1371)
Ruộng vườn đo đạc tấc ni (1371)
Tịch điền làm lại bởi vì cháy tan (1372)

Khi ngự triều vua ban chiếu chỉ
Cho dân khai lý lịch của mình
Bởi gì sổ bộ, Chiêm Thành
Đốt mất tất cả tan tành hết trơn

Giặc Chiêm Thành thâm hơn Mông Cổ
Đập thành trì, đốt bỏ sách chương
Cháy tiêu Văn Khố cội nguồn
Bao nhiêu di tích, vô phương phục hồi

Lê Quý Ly làm nơi Mật Viện (1371)
Nên thường ngày diện kiến với vua
Bao nhiêu công việc bấy giờ
Trong triều ngoài nội phải nhờ tay Ly

Cha Quý Ly vua kêu bằng cậu (1371)
Bà Minh Từ thân mẫu Nghệ Tông
Huy Ninh em gái góa chồng
Vua đem gả lại cho không Thượng hầu



http://www.nhomai.vn/forum/anhnhomai/659495a18b834c2a.jpg

Hansy
15-06-2014, 08:58 PM
23- DƯƠNG NHẬT LỄ
TRẦN NGHỆ TÔNG

sENnk6vmRYM

Hansy
15-06-2014, 11:50 PM
- BÀI HỌC NHỚ ĐỜI

PLGjuLbWVy4

Hansy
16-06-2014, 02:19 PM
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20131011/vi-tri-lang-tu-phuc-va-den-an-sinh.jpg
Quần thể lăng tẩm nhà Trần ở Đông Triều, Quảng Ninh


34
TRẦN DUỆ TÔNG
(1372 - 1377)

Nhường ngôi cao cho Hoàng thái tử
Tên là Kính con thứ Minh Tông
Long Khánh niên hiệu, Duệ Tông
Một người kiệt xuất, anh hùng đời xưa

Vua Duệ Tông là người thấy được
Họa Chiêm Thành lúc trước qua đây
Hỏa thiêu tất cả đền đài
Ván sách văn khố bỏ ngay vào lò

Với ý đồ vô cùng nham hiểm
Cuộc chiến tranh hủy diệt văn minh
Chận ngay kế hoạch cố tình
Duệ Tông ra lệnh phải dành ưu tiên

Xuống chiếu truyền cho dân cả nước (1373)
Rèn kiếm cung, dự trữ binh lương
Phân chia đội ngũ rõ ràng
Đặt ra quân hiệu tước hàm phân minh

Quan văn võ chia thành thứ bậc (1374)
Chọn người tài hạng nhất trong dân (1374)
Đều cho làm tướng coi quân
Ngày đêm huấn luyện dần dần tinh thông

Vua bỏ lệ, trước không được tuyển
Kẻ nghèo nàn hay phận dân đen (1375)
Từ đây chỉ kể người hiền
Không dành đãi ngộ cho riêng loại nào

Để chuẩn bị khai đao hỏi tội
Bởi tính tình tráo trở của Chiêm
Vua sai sửa soạn chiến thuyền
Khai thông đường xá lấy thêm người vào

Bổ sung vào quân nhân mạnh khỏe
Dạy tân binh để thế lớp già
Cho đắp đường đến Hà Hoa (1375)
Chọn ngày xuaất phát tiến qua Chiêm Thành

Năm Bính Thìn vào đầu tháng chạp (1376)
Vua thân chinh quyết dẹp Nam Man
Quân: một trăm hai chục ngàn
Và nhiều chiến cụ quân lương lên đường

Động Ỷ Mang dừng quân hạ trại (1377)
Chế Bồng Nga sai tới trá hàng
Thưa rằng thành đã trống trơn
Xin vua kíp lấy để đừng lở cơ

Ý của vua "Dụng binh thấn tốc"
Bèn cho quân đánh thốc càng nhanh
Để cho giặc khó điều binh
Đánh nhanh, đánh mạnh dể thành công hơn

Ngựa Nê Thông hí vang giữa trận
Áo huyền bào thấp thoáng bóng vua
Thúc ngang lưng ngựa cướp cờ
Ào ào gió cuốn bụi mù cát bay

Quân qua khỏi lọt ngay vào trận
Chế Bồng Nga gài sẳn từ lâu
Bốn bên giặc đánh thẳng vào
Chia cắt đội ngũ trước sau hai phần

Vua vung gươm tìm đường thóat hiểm
Mở vòng vây quyết chiến tới cùng
Nửa ngày đường máu mở xong
Vừa công vừa thủ trông chừng viện binh

Cánh hậu ứng, Tử Bình không đến
Để cho vua thế cạn đường cùng
Nạp Hoa vung mấy thước gươm
Mong cho Thánh Thượng an toàn tấm thân

May nhờ có tướng quân Đỗ Lễ
Đem tài ba bảo vệ cho người
Huyền Linh Hành Khiển vòng ngoài
Lấy khiên đỡ đạn lần hồi kết hơi

Đỗ Tử Bình một người trí trá
Trên lừa vua dưới đã lạm quyền
Đáng ra thì việc trước tiên
Là cho tốc chiến đánh liền mặt sau

Cánh hậu quân đánh vào kẻ địch
Chắc chắn là phá được phục binh
Khốn thay tên Đỗ Tử Bình
Mưu cầu sự sống riêng mình: rút êm

Lê Quý Ly nghe tin vua chết
Cũng chuồn về, bỏ hết quân binh
Nhân dân ở khắp kinh thành
Nặng lời chưởi rủa đích danh lũ này

Duệ Tông chết nhưng ngài vẫn sống
Nếu quần thần như thuở Nhân Tông
Quan quân nhất quyết một lòng
Thì dù nguy khốn cũng không thế này…



http://static.kienthuc.net.vn:81/Images/dataimages/201211/original/images1052012_tran_due_tong.jpg

Hansy
16-06-2014, 06:44 PM
24- TRẦN DUỆ TÔNG

Q0m7U5Byv

Hansy
17-06-2014, 12:39 AM
- BÍNH VÀ ĐINH

0DSLvzKw4xY

Hansy
17-06-2014, 05:51 AM
http://baonamdinh.com.vn/dataimages/201207/original/images790077_1.jpg
Trần Phế Đế

35
TRẦN PHẾ ĐẾ
(1377 - 1388)

Thái tử Hiến lên ngôi kế vị
Xưng Giản Hoàng cai trị muôn dân
Ỏ ngôi hơn được mười năm
Bị quân gian ác mưu thâm hại người

Vừa lên ngôi ban ngay đại xa
Xuống lệnh truyền cho cả thần dân
Chỉnh trang thuyền chiến binh quân
Các nơi xung yếu phải tuần tra thêm

Trong mươi năm cầm quyền trị nước
Việc triều đình cắt đặt các quan quân
Thường do quyết định Nghệ Tông
Và quan Phụ Chính kề gần bên vua

Nước Chiêm Thành bấy giờ hùng mạnh
Cứ hàng năm tiến đánh quân ta
Chúa Chiêm là Chế Bồng Nga
Một người dũng lược trông xa thấy gần

Tập hợp dân bảo ban dạy dỗ
Thay đổi dần thói cũ thời xưa
Trở nên can đảm có thừa
Hình thành mối họa nỗi lo vua Trần

Thành Thăng Long ba lần bị chiếm
Có thật nhiều những chuyện xảy ra
Quân Chiêm đốt hết cửa nhà
Phá tan đền miếu chẳng tha mạng người

An Phủ Sứ họ Lê bị bắt
Nếu muốn sống thì giặc bảo quỳ
Lê Giốc chưởi, lũ man di
-"Ta quan nước lớn sao quỳ trước bây"

Giặc nổi giận giết ngay Phủ Sứ
Đốt kinh thành thiêu hủy văn thư
Nghệ Tông quá sợ kẻ thù
Tìm đường trốn đến Tiên Du lánh mình

Sợ Chiêm Thành đem tiền đi giấu
Chở tiền đồng vào núi chôn sâu
Đem tiền giấu dưới Tháp Rùa
Giấu luôn tượng đá các vua nhà Trần

Năm Canh Thân, Xương Phù thứ bốn (1380)
Vào tháng hai ở chốn Nghệ An
Quân Chiêm cướp của làm càng
Vua sai Đại Sứ, Tử Bình tảo thanh

Quân Chiêm Thành xuất quân ra đánh
Ngao quay thuyền hòng tránh tiến công
Quý Ly nổi giận đùng đùng
Chém đầu Ngao để rao cùng trong quân

Năm Quý Hợi (1383); xuất quân tiến đánh
Lê Quý Ly thống lĩnh thủy binh
Dong buồm hướng tới Chiêm Thành
Nửa đuờng gặp bão nên đành quay lui

Vua Nhà Minh luôn đời cống phẩm
Khi đòi lương cho lính Lâm An
Khi đòi sư sải tăng nhân
Lại đòi cây trái, lần lần đòi voi

Năm mươi voi cống cho lũ giặc
Phải sai người đưa tới Vân Nam
Muỗi mòng nước độc sơn lam
Nhiều người mất mạng kêu than muốn về

Lê Quý Ly trổ nghề thao túng
Giữa triều đình ngầm chống lại vua
Các quan lắm kẻ theo hùa
Như Trần Nguyên Đán lại nhờ nuôi con

Đán giao con nhờ Ly nâng đỡ
Chỉ cốt là tránh chỗ hiểm nguy
Đán từng nói bóng Quý Ly
Là loại quạ dữ khác gì sát tinh

Vua bàn mưu với riêng Thái Úy
Chuyện lộng hành quá thể của Ly
Vua bàn phải giết ngay đi
Để lâu mang họa sau thì khó khăn

Ly nghe được định tâm tự tử
Luận, Phương bàn xin thử Nghệ Tông
May ra ngài cứu được ông
Lựa lời nói khéo lấy lòng ông đi

Chuyện xảy ra như y lời Luận
Trần Nghệ Tông ngu xuẩn bắt vua
Các quan tướng sĩ bất ngờ
Đem quân định cướp lấy vua đem về

Vua ngăn lại, truyền đi ra hết
Viết hai chữ "giải giáp" trao cho
Thượng hoàng bảo nhỏ với vua
Thái Dương phủ đệ bảo vua đi cùng

Vừa đến nơi dùng dây siết cổ
Rồi giáng xuống Lịch Đức mà thôi
Lập cho con út lên ngôi
Thuận Tông Hoàng Đế thay người để lên



http://baonamdinh.com.vn/dataimages/201207///original/images790078_1.jpg

Hansy
17-06-2014, 04:23 PM
25- TRẦN PHẾ ĐẾ

-8OYnozKACw

Hansy
17-06-2014, 11:09 PM
- CẬU BÉ THÔNG MINH

AgREIJOEoTE

Hansy
18-06-2014, 12:37 PM
http://static9.nguyentandung.org/files/2013/01/ANH-VUA-TRAN-THUAN-TONG.jpg

36
TRẦN THUẬN TÔNG
(1388 - 1398)

Trong mươi năm nắm quyền cai trị
Năm năm đầu thì có Nghệ Tông
Quyền hành đã tóm thu dần
Vào tay Phụ Chính Đại Thần Quý Ly

Năm Kỷ Ty (1389), Quý Ly làm tướng
Đem binh đi chận đánh Chiêm Thành
Quân Chiêm gài sẵn phục binh
Quý Ly thua chạy về thành thăng Long

Binh bỏ lại như ong vỡ tổ
Giặc giết gần bảy chục tướng quân
Bao nhiêu còn lại chết dần
Ấy mà Ly cứ vững chân như thường

Qua năm sau Chiêm Vương lại dẫn
Trăm chiến thuyền lảng vảng ngoài xa
Trước thuyền vua Chế Bồng Nga
Đăm đăm quan sát quân ta trên bờ

Trần Khát Chân được nhờ chỉ điểm
Liền truyền quân súng chĩa vào nơi
Bồng Nga đang ở trên đài
Ngàn ngàn đạn nổ, giết người chết ngay

Quan Chiêm Thành vừa hay vua chết
Liền vội vàng rút hết lui sau
Bồng Nga bị cắt lấy đầu
Do tên Nguyên Diệu đã đầu vua Chiêm

Phạm Nhữ Lạc giết luôn Nguyễn Diệu
Gởi về triều để báo lên vua
Rằng quân ta đã mới vừa
Đánh tan lũ giặc kẻ thù nhiều năm

La Ngại dẫn số quân còn lại
Đến sông Lô hỏa táng xác vua
Ngày đêm bọn đạo quanh co
Chiêm quốc nắng quá mịt mù ngàn năm

Nghệ Tông chết cuối năm Quý Dậu
Là một người hèn nhát u mê
Nghe hơi giặc, vội chuồn đi
Giết con, giết cháu chẳng hề động tâm

Lại là kẻ gieo mầm sụp đổ
Đưa nhà Trần đến chỗ suy vong
Việc triều chẳng chút bận tâm
Chỉ ưa tán tụng của quân nịnh thần


http://static.panoramio.com/photos/large/41475868.jpg
Đền thờ Trần Hưng Đạo

Hansy
18-06-2014, 07:22 PM
26- TRẦN THUẬN TÔNG

XG2o9f0VQAE

Hansy
19-06-2014, 10:15 AM
http://d4.violet.vn/uploads/blogs/447/lnh_th_dai_viet_500_01.jpg

37
TRẦN THIẾU ĐẾ
(1398 - 1400)

Lê Quý Ly vô nhân tác quái
Manh dã tâm chẳng đoái tình người
Giết ngay con rể như chơi
Loạn thần tặc tử cướp ngôi nhà Trần

Ở Đốn Sơn hội quân thề ước
Trần Khát Chân tính nước giết đi
Định làm đảo chính Quý Ly
Nhưng vì do dự nên chi hại người

Ly biết được ra oai khủng bố
Bắt con trai một tuổi trở nên
Đem di dìm nước chết liền
Hoặc cho chôn sống, truy tìm trảo nha

Là một kẻ ranh ma quỷ quyệt
Một tay mình đã giết biết bao
Giết người kể cả trước sau
Năm trăm mạng sống năm nào còn ghi

Người đời chê Quý Ly thơ dở
Lại học đòi giải nghĩa kinh Thư
Chép thiên Vô Dật diễn nôm
Văn chương lạng quạng tính đem dạy đời

Bao kẻ sĩ đương thời phê phán
Ly bắt người kết án đày xa
Phê bình quyền của người ta
Nhưng mà chê dỡ truy ra giết liền.


https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/t1.0-9/200083_209572889057486_5944633_n.jpg
Quang Cảnh Chùa Lân Dưới Chân Núi Yên Tử Tỉnh Quảng Ninh

Hansy
19-06-2014, 02:53 PM
27- TRẦN THIẾU ĐẾ

MV2junrEODA

Hansy
19-06-2014, 07:02 PM
- CHƯA ĐỖ ÔNG NGHÈ
ĐÃ ĐE HÀNG TỔNG

Mlnqs6CDihE

Hansy
20-06-2014, 12:33 PM
Xét lại nghi án
tôn thất nhà Lý bị chôn sống

Sử chép rằng năm 1232, Trần Thủ Độ lập mưu chôn sống hơn 300 tôn thất nhà Lý khi họ đang tế lễ. Sự việc đến nay vẫn còn nhiều điểm đáng ngờ.


Nghi án từ sử cũ

Đại Việt sử ký toàn thư, kỷ Trần Thái Tông chép: “Nhâm Thìn năm thứ 8 (1232)… Tháng 8, gió to, dân gian phát dịch lệ, nhiều người chết. Trần Thủ Độgiết hết tôn thất nhà Lý. Khi ấy Thủ Độ chuyên chính lâu ngày, đã giết Huệ Tôn, tôn thất nhà Lý đều bùi ngùi thất vọng. Mùa đông năm ấy, nhân người họ Lý làm lễ cúng các vua Lý đời trước ở Thái Đường xã Hoa Lâm, Thủ Độ ngầm đào hố sâu làm nhà lên trên, đợi khi người ta uống rượu say, giật máy chôn sống hết. (Xét thời Trần Anh Tôn còn có người họ Lý làm tướng; vả lại sử của Phan Phu Tiên không thấy chép, việc này chưa chắc đã có thực, hãy tạm ghi lại)”.


http://static.kienthuc.net.vn:81/Images/Contents/hongtx/20130531/ktt_30-5_tranthudo3_kienthu.jpg
Trần Thủ Độ

Khâm định Việt sử thông giám cương mục cũng chép tương tự Đại Việt sử kýđồng thời ghi chú thêm rằng: “Thái Đường: tên thôn, thuộc huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh; chỗ này là hành cung nhà Lý trước”.

Đại Việt sử ký toàn thư là cuốn sử cổ nhất chép về sự kiện này, các sử gia đời sau đều theo đó mà biên chép vào sách của mình như Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sỹ. Tuy nhiên, ngay trong các lối chép của cuốn sử cổ nhất là Đại Việt sử ký ta cũng đã thấy có điều chưa chắc chắn.

Sau khi chép lại sự việc trên thì Ngô Sĩ Liên viết thêm trong ngoặc rằng: Xét đời Trần Anh Tôn còn có người họ Lý làm tướng và trong sử của Phan Phu Tiên không thấy chép nên sự việc chưa chắc đã có, nay hãy cứ tạm ghi lại.

Tại sao chưa chắc chắn mà vẫn chép vào sử? Chỗ này cần phải hiểu thêm bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Sau khi quân Minh sang xâm lược nước ta năm 1407, vua Minh đã ra lệnh đốt bỏ hết sách vở, đục phá hết văn bia ở nước ta. Bất kỳ một vật gì có chữ đều phải phá hủy, tịch thu hết. Mục đích của quân minh rất thâm độc, nhằm hủy hoại nền văn hóa của người Việt. Mất sử, mất văn hóa là mất gốc, dần dần người Việt sẽ bị đồng hóa thành người Hán, đất Việt sẽ thành quận huyện của Trung Quốc.

Bộ sử Đại Việt sử ký của Ngô Sĩ Liên hoàn thành năm 1479 dưới triều vua Lê Thánh Tông tức là sau khi nhà Lê đánh đuổi được quân Minh. Ngô Sĩ Liên đã viết bộ sử này dựa trên bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu từ đời Trần, trong hoàn cảnh mọi tư liệu gốc đã mất sạch rồi. Để bổ sung tư liệu, Lê Thánh Tông cho phép chép cả những truyền tụng trong dân gian hoặc các ghi chép dã sử. Điều này được Ngô Sĩ Liên xác nhận trong lời đề tựa tập sách khi dâng lên vua Lê Thánh Tông: “Hoàng thượng trung hưng cơ nghiệp, sùng nho trọng đạo, săn sóc sách vở, khảo xét văn chương, khoảng năm Quang Thuận, xuống chiếu tìm kiếm dã sử và các truyện ký xưa nay của các tư nhân chứa giữ, đều khiến dâng cả lên để sẵn tham khảo”.

Như thế, có thể nói rằng sự việc này được lấy từ một nguồn chưa đáng tin cậy lắm nên sử thần Ngô Sĩ Liên mới phải viết lời giải thích thêm vào.

Giả thiết hiện đại

Trong cuốn Thuyết trần sử nhà Trần, Trần Xuân Sinh nêu quan điểm: “Việc sửa soạn làm lễ lớn tế tổ tiên họ Lý tại đền thờ trong thôn người họ Lý ở, mời hoàng thượng, hoàng hậu đến dự, là công việc của người họ Lý chứ đâu phải là triều đình, mà nếu có nhà vua chủ trương, thì đào hầm lớn trước đền thờ ở ngay trong thôn người họ Lý ở, làm sao những người này lại mù tịt không biết được, khôn khéo đến mức nào chăng nữa, cũng không thể che giấu được ai”.


http://static.kienthuc.net.vn:81/Images/Contents/hongtx/20130531/ktt_30-5_tranthudo2_kienthuc.jpg
Khu lăng mộ Thái sư Trần Thủ Độ tại làng Ngừ, xã Liên Hiệp. Hưng Hà, Thái Bình

Quan điểm của Trần Xuân Sinh không phải không có lý. Bởi lẽ, theo như Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Thái Đường là hành cung của nhà Lý khi trước. Nơi đây lại là đất gốc của dòng họ Lý, dân chúng phần nhiều là dòng dõi họ Lý hoặc đã nhiều đời được hưởng ân đức của triều đình. Bởi thế, chọn một nơi mà điều kiện dân chúng không thuận như vậy để ra tay quả là một điều rất ngốc nghếch. Một người cơ mưu như Trần Thủ Độ, đâu dại gì mà làm việc tất hỏng như thế.

Từ điểm này, Trần Xuân Sinh phát triển đến một giả thiết khác về câu chuyện. Ông cho rằng có thể tôn thất nhà Lý sau khi mất cơ nghiệp vẫn ôm bụng oán thán muốn lấy lại cơ đồ. Họ muốn giết Trần Thái Tông và Lý Chiêu Hoàng nên mới lập mưu dùng ngày tế lễ để mời hoàng thượng và hoàng hậu về vì dù sao Trần Thái Tông cũng là rể họ Lý. Bên trên họ cho dựng một cái nhà tạm bằng tre thật rộng để làm chỗ tế lễ. Nhưng bên dưới căn nhà là hố sâu đã có thiết kế sẵn máy móc để khi phát lệnh là làm sụt hết những người ngồi trên xuống hố.

Bằng cách nào đó, Trần Thủ Độ đã biết trước âm mưu ấy nhưng ông không ra tay ngăn cản vua đến tế lễ mà dùng phép tương kế tựu kế. Vào lễ, Thủ Độ cho đổi vị trí của hoàng thượng cho các tôn thất nhà Lý rồi sai người phát động máy móc để cho các tôn thất này rơi xuống hố. Thủ Độ bèn cho người lấp đất chôn sống hết những người này và rồi tuyên bố cho mọi người biết mưu gian của những kẻ kia đồng thời đề cao lên rằng vua Trần không bị hại vì có thiên mệnh còn những kẻ chủ mưu bị đền tội vì dám chống thiên mệnh. Làm như thế thực là nhất cử lưỡng tiện, vừa tiêu diệt được những mầm mống phản loạn lại vừa tuyên truyền được thiên mệnh của nhà Trần.

Vụ án này vẫn còn là điều tồn nghi không biết là có hay không nhưng lâu nay người ta chỉ truyền nhau nội dung câu chuyện, còn cái phần trong ngoặc của Ngô Sĩ Liên thì vô tình hay hữu ý ít người nói cho rành rẽ. Bởi thế câu chuyện vẫn lan đi như một sự thực mười mươi. Mặc dù vậy, nếu sự việc là có thật thì cũng có thể thấy rằng giả thiết mà Thủ Độ đã tương kế tựu kế của Trần Xuân Sinh là có cơ sở thực tế hơn là quan điểm cho rằng Thủ Độ chủ mưu gia hại tôn thất nhà Lý ngay từ đầu.

Nguồn: http://kienthuc.net.vn/tham-cung/xet-lai-nghi-an-ton-that-nha-ly-bi-chon-song-233919.html

Hansy
20-06-2014, 08:51 PM
- ĐẦY TỚ VÀ TÊN TRỘM

pN4JrFkiIJY

Hansy
21-06-2014, 06:46 AM
QUYỂN 10

NHÀ HỒ

http://media.tinmoi.vn/2012/09/26/5_23_1348614446_67_ho_quy_ly.jpg
Hồ Quý Ly

38
HỒ QUÝ LY
(1400)

Cướp ngôi vua, chuyên quyền quá quắt
Đổi niên hiệu thành nước Đại Ngu (1400)
Nhận mình con cháu Thuấn Ngu ?
Bỏ họ Lê, đổi họ Hồ từ đây

Thuở bấy giờ có nhiều ẩn sĩ
Cũng nhiều phường quái quỉ lưu manh
Như là Đồng Thức, Hối Khanh (1401)
Dâng thư xàm tấu mong giành tranh công

Vương Nhữ Chu có công chế tác (1396)
Làm ra đồng giấy bạc lưu thương
Định ra tỷ lệ rõ ràng
Quan hai tiền giấy bằng quan tiền đồng

Ông cũng từng đặt ra triều phục
Quy định màu, hia mão các quan
Tùy theo chức tước mà mang
Khi vào triều kiến thêm phần trang nghiêm

Hoàng Hối Khanh dâng lên kế sách (1404)
Lập Hộ Tịch rồi bắt kê khai
Ghi danh từ tuổi lên hai
Chép vào sổ bộ sai người thống kê

Lịnh đuổi về những người lưu lạc
Ra quyết định hạn chế gia nô
Cho mua thóc lúa vào kho
Đắp đường thiên lý để cho dễ dàng (1402)

Nguyễn Đại Năng có tài châm cứu (1403)
Dùng kim châm để chữa cho người
Đặt chức Quảng tế khắp nơi
Chăm nom sức khỏe trông coi giữ gìn

Về hành chính đổi tên các lộ
Đặt lại chức chánh phó ban cho
Định ra mức thuế điền tô
Đặt chức Liêm phóng để dò xét dân (1400)

Hồ Quý Ly dùng trăm biện pháp
Mục đích là đàn áp nhân dân
Sau là để diệt nhà Trần
Thi hành bạo lực chẳng cần nhân tâm

Chỉ trong vòng bảy năm thống trị
Hồ Quý Ly đã thí nhiều người
Xuất vua, giết rể và rồi (1389)
Giết luôn đồng đội, con thầy chẳng thương

Dựng quán xá dọc đường sơn cốc (1402)
Chằng dây thừng để giúp thuyền qua (1399)
Lập thêm trường học nơi xa (1397)
Quan điền chục mẫu để mà trả lương

Dùng chữ Nôm thay luôn chữ Hán (1396)
Lần đầu tiên môn toán ra thi
Khảo hạch có đến bốn kỳ
Chọn ra ngày tháng định kỳ mỗi khoa

Bày ra cách : "Cầu lời nói thẳng" (1392, 1405)
Thực chất là cái bẫy giăng qua
Nghề này học được của cha
Đã làm trước đó mười ba năm rồi

Lại dời đô ra ngoài Thanh Hóa (1397)
Lấy An Tôn làm chỗ đóng đô
Người can thì để ý thù
Tính tình nhỏ nhặt như trò trẻ con

"Cốt ở đức không hơn ở hiểm"
Đó là lời Như Thuyết căn ngăn (1402)
Ngụy Thức, Nguyển Bẩm tâu rằng:
"Sống cho phải đạo hiếu trung với người" (1397)



https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash2/t1.0-9/200611_209573622390746_868579_n.jpg
Thành nhà Hồ

Hansy
21-06-2014, 06:07 PM
- HỒ QUÝ LY

facMCBivL_M

***

- HỒ NGUYÊN TRỪNG

p1S8FX1zp1c

Hansy
22-06-2014, 02:15 AM
- CƯỜNG BẠO ĐẠI VƯƠNG

jG5PEploWbg

Hansy
22-06-2014, 02:16 PM
Cải cách tiền tệ của Hồ Quý Ly
- được và mất

Hồ Quý Ly tự là Thánh Nguyên, cháu 16 đời của Trạng nguyên Hồ Hưng Dật, vốn gốc thuộc tộc Việt ở Chiết Giang, phương Nam Trung Quốc. Vào đời Hậu Hán (thời Ngũ Quý), Hồ Hưng Dật sang làm Thái thú Diễn Châu, sau định cư ở hương Bào Đột (Nghĩa Đàn, Nghệ An).

Nhà Hồ được thiết lập trong bối cảnh đất nước đầy biến động: Triều Trần sau hơn một thế kỉ tồn tại đã trở nên suy yếu, vua quan chỉ lo ăn chơi hưởng lạc, không quan tâm đến đời sống của nhân dân, không thực hiện chức năng của nhà nước. Họ dường như đã quên mất lời dặn của Trần Hưng Đạo là: Phải biết khoan thư sức dân, lấy đó làm kế sâu rễ bền gốc, đó mới là thượng sách giữ nước [4], mặc cho bên ngoài nhà Minh đang nhòm ngó và tìm cách xâm lăng nước ta. Trước hoàn cảnh đó, Hồ Quý Ly - một viên quan có tư tưởng tiến bộ đã tìm mọi cách phục hưng đất nước. Với vị thế của một quan đại thần có quan hệ thân tộc (con rể vua Trần Minh Tông, cháu của hai người cô là mẹ của hai vua Trần) sau nhiều năm củng cố lực lượng, Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần và lên ngôi hoàng đế, mở đầu triều đại nhà Hồ trong lịch sử trung đại Việt Nam.

Trong khoảng thời gian nắm quyền, Hồ Quý Ly đã từng bước tiến hành nhiều cuộc cải cách quan trọng về mọi mặt, từ kinh tế, chính trị, đến văn hóa - xã hội. Một trong những nội dung cải cách được chú trọng và được tiến hành khá sớm là cải cách trên lĩnh vực tiền tệ.

Lịch sử tiền tệ của chế độ phong kiến Việt Nam trước Hồ Quý Ly là lịch sử tiếp thu có chọn lọc tinh hoa chế tác đồng tiền kim loại hình tròn - lỗ vuông của Trung Quốc vốn đã có ảnh hưởng khá sâu đậm đến nước ta qua hàng ngàn năm Bắc thuộc. Khác chăng là các ông vua Việt đã lấy biểu trưng niên hiệu hoặc tên triều đại của mình để đặt tên cho đồng tiền qua mỗi lần phát hành thay vì dùng tên tiền Trung Quốc cùng thời. Đây là một minh chứng để chứng tỏ tính độc lập của vương triều phong kiến Việt thông qua tiền tệ.

Thế nhưng, vào năm 1396 (dưới triều vua Trần Thuận Tông), Hồ Quý Ly đã nhân danh nhà Trần cho phát hành tiền giấy “Thông bảo hội sao” thay cho tiền đồng. Đây là một việc làm chưa từng có tiền lệ trong lịch sử phong kiến Việt Nam trước đó.

Những quy định về thể thức tiền “Thông bảo hội sao” thực hiện theo đề nghị của Thiếu bảo Vương Nhữ Chu [4]. Sắc dụ quy định thể thức các đơn vị tiền giấy như sau: Tờ 10 đồng vẽ rồng, tờ 30 đồng vẽ sóng, tờ 1 tiền vẽ mây, tờ 2 tiền vẽ rùa, tờ 3 tiền vẽ lân, tờ 1 quan vẽ rồng. Về hình thức có thể cho rằng “Thông bảo hội sao” là cách phỏng theo “Quan Giao tử” hoặc “Giao sao” của Trung Quốc nhưng về quan niệm tiền tệ thì Hồ Quý Ly đã xem ‘Thông bảo hội sao” là đồng tiền chính thức. Nếu như dưới thời Trần, tiền đồng đều gắn với niên hiệu vua như: Nguyên Phong thông bảo dưới triều vua Trần Thái Tông hay Thiệu Phong bình bảo, Thiệu Phong nguyên bảo, Đại Trị thông bảo đều do vua Trần Dụ Tông phát hành thì với cải cách của Hồ Quý Ly, tiền giấy phát hành không ghi niên hiệu vua. Đây được xem là một phép thử ngoại lệ trong tiền tệ Việt Nam, khai tử niên hiệu của triều Trần, chuẩn bị cho một triều đại mới.


http://baocaobang.vn/Uploaded/bichngoc/2014_01_14/(167)1.jpg

Việc quyết định phát hành tiền giấy có lẽ xuất phát từ nguyên nhân do nguồn nguyên liệu đồng khan hiếm và rất cần thiết. Nếu duy trì việc đúc tiền đồng trong hoàn cảnh việc rèn đúc vũ khí để bảo vệ đất nước (đặc biệt là đúc súng thần công của Hồ Nguyên Trừng) cần có một nguồn nguyên liệu đồng rất lớn thì đây quả là một thách thức không nhỏ. Và trong bối cảnh nước ta đang đứng trước nguy cơ bị nhà Minh (Trung Quốc) đe dọa xâm lược thì Hồ Quý Ly phải đứng trước hai lựa chọn hoặc đúc tiền, hoặc đúc súng. Và ông đã lựa chọn đúc súng.

Nếu đây là một trong những nguyên nhân cơ bản thì việc chuyển sang dùng tiền giấy là một quyết định đúng với xu thế phát triển và thể hiện cái nhìn vượt thời đại của Hồ Quý Ly. Chỉ có điều, việc hoạch định chính sách cải cách và biện pháp thi hành đã chứa đựng những yếu tố cực đoan, thiếu các cơ sở có tính chất nền tảng để thực thi, khi mà việc phát hành tiền giấy rất khác với tâm lý tiêu dùng thông thường, lại không giống quốc gia nào xét trên bình diện chung của tiền tệ trong khu vực. Thực tế thì ngay từ thời thịnh Trần (có thể kể đến Anh Tông, Minh Tông) tuy đồng tiền đã được sử dụng rộng rãi nhưng cũng chưa có nhu cầu phát hành tiền giấy. Huống chi đến cuối Trần, khi kinh tế hàng hoá đã suy thoái thì tiền giấy ra đời không những chưa cần thiết mà còn gây phiền hà cho dân chúng. Điều này đã vượt quá ngưỡng khuôn phép mà hoàn cảnh kinh tế - xã hội đương thời có thể chấp nhận được.

Những sự thay đổi đó vô hình trung đã đi ngược lại quyền lợi thiết yếu của người dân, với thói quen tiêu dùng và giao thương hàng hóa lâu đời bằng tiền đồng có lỗ xỏ dây, với việc cất trữ, tích lũy tiền với số lượng lớn của tầng lớp quan lại, địa chủ, thương lái... một bộ phận không nhỏ tầng lớp trên trong xã hội. Hơn nữa, theo tỉ giá hối đoái thì tiền giấy lại sụt giá hơn so với tiền đồng (1 quan tiền đồng đổi lấy 1 quan 2 tiền giấy). Điều này đã kéo theo một phản ứng dây chuyền vì lẽ dĩ nhiên là khi người giàu, thương nhân không muốn thi hành vì không tin ở giá trị đồng tiền thì nông dân sử dung tiền giấy khó mua được hàng hóa; người có thể tích lũy được tiền tệ thì lo lắng, không yên tâm.

Do không nhận được sự ủng hộ từ phía người dân và gặp nhiều khó khăn trong việc khép dân chúng tiêu dùng tiền giấy nên Hồ Quý Ly đã đưa ra nhiều điều luật cứng rắn có tính chất ép buộc như: Phải dùng tiền giấy không được dùng tiền đồng, bao nhiêu tiền đồng đều nộp vào quan, rồi dồn vào kho Ngao Trì ở kinh thành [1]. Nếu người nào tàng trữ riêng hoặc tiêu dùng riêng phải tội tội tử hình, tịch thu điền sản sung công. Người làm giả tiền giấy cũng bị xử tội như vậy [3]. Điều này khiến người dân không tin tưởng vào đồng tiền giấy mà họ bị bắt buộc phải sử dụng.

Ngoài những biện pháp cứng rắn, nhà Hồ còn đưa ra nhiều biện pháp mềm dẻo khác để làm cho tiền giấy được lưu hành rộng rãi trong dân như năm 1401, Hồ Hán Thương đã quy định: Mỗi mẫu thu 3 thăng thóc nay thu 5 thăng nhưng nộp bằng tiền giấy thì được giảm đi. Thuế đinh cũng tương tự, thu bằng thóc thì thu nặng hơn trước nhưng thu bằng tiền giấy thì lại giảm đi. Năm 1402, định lại các thuế về tô ruộng. Nhưng trong thực tế, đến năm 1403, tức sau bảy năm ban hành, tiền giấy vẫn không được ưa dùng, đến nỗi dân buộc phải trao đổi theo hình thức hàng đổi hàng để tránh phạm luật. Có thể thấy việc nhà Hồ đề ra những biện pháp cưỡng ép nghiêm ngặt như trên đã phần nào phản ánh sự mất lòng dân.

Hơn nữa, vào năm 1400, Hồ Quý Ly lại cho đúc tiền “Thánh Nguyên thông bảo” trong khi trước đó Hồ Quý Ly đã ra lệnh tịch thu hết tiền đồng và cấm tiệt nhân dân sử dụng tiền đồng. Mặc dù chúng ta chưa biết được tiền đồng đúc năm 1400 có được lưu hành rộng rãi không, nhưng nếu nó được sử dụng song song với tiền giấy thì công cuộc cải cách tiền tệ của nhà Hồ đã thể hiện sự mâu thuẫn và không triệt để.

Năm 1407, cùng với sự sụp đổ của nhà Hồ, cải cách tiền tệ của Hồ Quý Ly xem như thất bại, tiền giấy cũng chấm dứt lưu hành. Đánh dẹp xong quân Minh, năm 1429 (năm thứ hai sau khi lên ngôi), vua Lê Thái Tổ đã cho đúc tiền kim loại trở lại, nhân dân trở về tiêu dùng đồng tiền tròn - lỗ vuông.

Trước đây, khi nhìn nhận về triều Hồ và những vấn đề liên quan đến triều đại này, nhiều người thường chỉ phê phán vì cho rằng hành động của Hồ Quý Ly là cướp ngôi và triều Hồ là “nguỵ triều”. Nhưng ngày nay, giới sử học đã có cái nhìn khách quan hơn về Hồ Quý Ly khi cho rằng ông là một nhà cải cách táo bạo, hiếm có và là người mở đầu cho một thời điểm cải cách quan trọng trong lịch sử trung đại Việt Nam.

Trong đó, cuộc cải cách trên lĩnh vực tiền tệ được xem là một cái nhìn mới mẽ và đi trước thời đại của Hồ Quý Ly, bởi trong dòng phát triển của lịch sử nhân loại sau thời kì trung đại, tiền giấy đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nhưng khi đặt vào đúng thời điểm và hoàn cảnh xuất phát của nó thì cuộc cải cách tiền tệ của Hồ Quý Ly có thể nói là chưa hợp thời.

Vì vậy, những hệ luỵ mà cuộc cải cách này mang lại cho nhà Hồ quả là không nhỏ. Lẽ ra với một triều đại mới lập trong hoàn cảnh hết sức khó khăn thì việc đầu tiên cần làm đó là củng cố chỗ đứng của vương triều trong lòng nhân dân, nhưng cuộc cải cách về mặt tiền tệ của Hồ Quý Ly đã không đáp ứng được yêu cầu của hầu hết các tầng lớp, giai cấp trong xã hội, ngay cả tầng lớp địa chủ, một lực lượng quan trọng có thể giúp nhà Hồ trong việc chuyển tiếp từ chế độ “quân chủ quý tộc” sang “quân chủ quan liêu” cũng không thoả mãn. Chính những hạn chế của công cuộc cải cách của triều Hồ (trong đó có cải cách tiền tệ) đã tác động xấu đến khả năng đoàn kết toàn dân để chống ngoại xâm, đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.

TRỊNH NGỌC TƯỜNG VY
TT. NCVH Tiểu vùng sông Mê Kông
__________________________________________________ ______________________
Tài liệu tham khảo:
1. Ngô Sỹ Liên (1993), Đại Việt sử ký toàn thư, (chính biên - quyển 8), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
2. Lê Đình Phụng (2010), Tiền giấy: Cuộc cải cách tiền tệ vô tiền khoáng hậu, http://bee.net.vn.
3. Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, (chính biên - quyển 11), NXB Giáo Dục, Hà Nội.
4. Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (cb), (2008), Đại cương lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục.
_______
Nguồn: http://www.qtttc.edu.vn/vi/daotao-tuyensinh/21-thong-tin-chung/720-cai-cach-tien-te-cua-ho-quy-ly-duoc-va-mat

Hansy
22-06-2014, 07:15 PM
- NÓI DỐI NHƯ CUỘI

ca09YoVRT1A

Hansy
23-06-2014, 02:37 PM
http://kienthuc.net.vn/Uploaded/maianh/2013_08_03/ktt_3.8_nhaho2_kienthuc_RNNU.jpg
Thành nhà Hồ

39
HỒ HÁN THƯƠNG
(1401 - 1407)

Hồ Hán Thương thay ngôi Quốc Tổ
Đem đại quân phủ dụ Chiêm Thành
Bồ Điền sứ giả nói quanh (1402)
Dân đất Chiêm Động xin mình lui quân

Quý Ly ép dâng luôn Cổ Lũy
Đặt đất nầy thành lộ Thăng Hoa
Cảnh Chân lại được điều qua
Làm An Phủ sứ đất ta bấy giờ

Vua nhà Minh thừa cơ rối loạn
Vì gian thần soán đoạt ngôi vua
Nhiều lần sách nhiễu thăm dò (1403,1404,1405)
Lúc bắt triều cống, khi cho người vào

Đầu tháng tư vào năm Bính Tuất
Quân nhà Minh đánh thốc Lãnh Kinh (1406)
Đem sang mười vạn tinh binh
Nguyên Trừng tướng quốc suýt thành tù nhân

Đến tháng chín thêm lần xâm lược
Tân thành hầu Trương Phụ tướng quân
Đem theo bốn chục vạn quân
Đánh vào Pha Lũy tiến dần kinh sư

Một cánh khác thì do Mộc Thạnh (1406)
Mở đường vào tiến đánh tạt qua
Hán Thương ra lệnh quân ta
Trải dài dàn trận để mà nghênh quân

Giặc đánh úp tấn công như chớp
Tướng nhà Hồ đang mải vui chơi
Tả thần Dực Nguyễn Công Khôi
Chết ngay tại trận không lời trối trăng

Quân Thiên Trường không ngăn được giặc
Chúng tràn vào ở khắp Thăng Long
Ra tay vét hết tiền đồng
Thiêu con trai nhỏ, sục lùng gái tơ

Quân nhà Hồ rút về Thanh Hóa
Còn lòng dân thì quá chán chê
Nhà Hồ ác đức quá ghê
Cho nên giặc đến lại về theo phe

Hồ Qúy Ly bị Tầu bắt sống
Trói gô rồi giải thẳng Kim Lăng
Đặt quan cai trị dần dần
Đổi thành Giao Chỉ, chia là Phủ Châu (1407)

48 Phủ, 5 Châu áp đặt
Lập ra ty Án sát Đô ty
Đặt quan bố chính chỉ vì
Dễ bề cai trị đất chi thành vùng

Tổng kết chung giặc thu tất cả:
Chín nghìn thuyền, chiến mã bốn trăm
Hơn ba triệu mốt hộ dân
Một trăm voi chiến, băm lăm nghìn bò


http://img.photobucket.com/albums/v155/4WDCars/Thanh%20Nha%20Ho/060723ThanhNhaHoGPS.jpg
Vị trí Thành nhà Hồ

Hansy
23-06-2014, 06:55 PM
28- NHÀ HỒ
CHỐNG QUÂN MINH

76i6pKV5R38

Hansy
23-06-2014, 09:36 PM
- TAM VÀ TỨ

rjEa_PRHoDw

Hansy
24-06-2014, 01:11 PM
Những bí ẩn chưa lời giải về
thành nhà Hồ

Thành nhà Hồ nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Trải qua hơn 600 năm tồn tại, hầu hết công trình kiến trúc bên trong Hoàng thành đã bị phá hủy. Những dấu tích nền móng của cung điện xưa giờ vẫn đang nằm ẩn mình phía dưới những ruộng lúa của người dân quanh vùng. Ngày 27/6/2011, tại phiên họp lần thứ 35 của Ủy ban di sản thế giới thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại thủ đô Paris (Pháp), thành nhà Hồ đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới.


***

Thời gian, kỹ thuật xây thành, đôi rồng đá bị mất đầu và ngôi mộ táng khổng lồ ở đàn tế Nam Giao…là những bí ẩn chưa lời giải của thành nhà Hồ.

Thành nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam. Thành được Hồ Quý Ly cho xây vào mùa xuân năm 1397, còn gọi là Tây Đô (hay Tây Giai) để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long, Hà Nội). Nơi đây từng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa vào cuối triều Trần và kinh đô của nước Đại Ngu trong khoảng 7 năm, từ 1400 đến 1407.

Sử cũ chép, vào năm 1397, đất nước đứng trước nạn xâm lăng của nhà Minh, Hồ Quý Ly đã lệnh cho quan Thượng thư Bộ Lại kiêm Thái sử lệnh Đỗ Tĩnh đến thị sát vùng đất Thanh Hoá để xây dựng thành trì, chuẩn bị cho việc định đô. Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn (nay thuộc xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc) để xây dựng kinh thành nhằm chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài, đồng thời cũng là cách để hướng lòng người trong thiên hạ xa lánh, đoạn tuyệt với nhà Trần.


http://static.kienthuc.net.vn:81/Images/Contents/maianh/20130215/thanhnhaho1_kienthuc.jpg
Cổng Nam thành nhà Hồ, đây là cổng chính, lớn nhất dẫn vào Hoàng thành. Ảnh: Lê Hoàng.

Vùng đất được chọn có địa thế hiểm yếu, có đường đi từ Bắc vào Nam và sang Lào. Xung quanh được án ngữ bởi nhiều ngọn núi cao, hai mặt nam, bắc có sông Mã và sông Bưởi chảy qua.

Thành nhà Hồ gồm 3 bộ phận, La thành, Hào thành và Hoàng thành. Trong đó, công trình đồ sộ nhất và còn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay là Hoàng thành. Toàn bộ mặt ngoài tường thành và bốn cổng chính được xây bằng những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các bức tường thành được ghép từ những khối đá lớn, có phiến dài tới hơn 6 m, ước nặng 20 tấn. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000 m3 và gần 100.000 m3 đất được đào đắp công phu.

Theo sử sách ghi lại trong thành có nhiều công trình như điện Hoàng Nguyên, cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), Đông cung, Tây Thái Miếu, Đông Thái Miếu... rất nguy nga, tráng lệ chẳng khác gì kinh đô Thăng Long. Tuy nhiên, trải qua hơn 6 thế kỷ tồn tại với rất nhiều tác động của thiên nhiên và con người, hầu hết công trình kiến trúc bên trong Hoàng thành đã bị phá hủy.

Các nhà nghiên cứu lịch sử đánh giá, kiến trúc của Thành nhà Hồ rất khoa học, với các phiến đá được đục đẽo vuông vức, công phu xếp đan xen theo hình múi bưởi để tránh rung chấn lớn như động đất. Giữa các phiến đá xây thành không có bất kỳ chất kết dính nào nhưng tòa thành vẫn đứng vững hơn 600 năm qua dù chịu rất nhiều tác động của địa chấn và bom đạn tàn phá. Điều đặc biệt là công trình kiến trúc đồ sộ, vững chắc như vậy mà quá trình xây dựng chỉ vỏn vẹn ba tháng (từ tháng 1/1397 đến tháng 3/1397).

Thời ấy chưa có công nghệ vận chuyển hay ghép đá gắn xi măng, vậy làm sao để những bức tường thành được xếp vuông vắn, thẳng đứng và tồn tại đến ngày nay? Điều gì đã giúp người thợ xưa với công cụ thô sơ lại có thể vận chuyển và xây nên tường thành bằng những phiến đá khổng lồ?

Câu trả lời được hé lộ phần nào khi người ta tìm thấy hàng trăm viên bi đá lớn (bằng quả bóng đá), nhỏ (bằng quả cầu mây) trong nhiều lần khai quật khảo cổ. Việc tìm thấy những viên bi đá này giúp củng cố giả thiết người thợ khi xưa đã dùng chúng như con lăn để tời đá từ vùng khai thác (cách vị trí xây thành hàng chục km). Kết hợp với tời và đắp đất, người ta đã đưa những phiến đá lên cao để xây thành.

Ngoài kỹ thuật xây thành, đôi rồng đá mất đầu cũng là câu hỏi hiện chưa có lời giải thỏa đáng. Nằm ở trung tâm tòa thành, hai con rồng mất đầu nằm song song hai bên đường đi xuyên qua thành nối từ cổng Nam lên cổng Bắc. Nhà Hồ thất thủ, đôi rồng đá mất tích bí ẩn. Năm 1938, tượng rồng đầu tiên được một nông dân phát hiện khi đang cày ruộng trong thành. Cho rằng đã là tượng rồng ở cung vua thì nhất thiết phải có cặp nên các chức dịch trong làng đã cho đào bới khắp vùng mới tìm được tượng rồng đá thứ hai.


http://static.kienthuc.net.vn:81/Images/Contents/maianh/20130215/thanhnhaho2_kienthuc.jpg
Đôi rồng đá bị mất đầu hiện được đặt ở trung tâm tòa thành. Hai con rồng nằm song song hai bên đường đi xuyên qua thành nối từ cổng Nam lên cổng Bắc. Ảnh: Lê Hoàng.

Cặp rồng được chạm khắc rất tỉ mỉ. Thân rồng thon nhỏ dần về phía đuôi, uốn bảy khúc, phủ kín vảy. Rồng có bốn chân, mỗi chân ba móng với các túm lông lượn mềm mại. Đầu rồng hiện đã bị mất nhưng vẫn còn phần bờm dài lượn chín nếp. Các khoảng trống dưới bụng và ô tam giác ghép thành bậc đều được chạm hoa cúc và móc hoa lượn mềm.

Theo nhiều nhà nghiên cứu điêu khắc, đôi rồng này là loại được chạm khắc trên thềm bậc của các cung điện như hiện thấy ở điện Kính Thiên, Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), chính điện Lam Kinh (Thanh Hóa).

Ai đã chặt đầu rồng, câu hỏi này có nhiều lý giải. Người cho rằng sau khi xâm lược, quân Minh đã chặt đầu rồng, biểu tượng quyền lực của nhà Hồ để thể hiện sự diệt vong của vương triều này. Lại có người cho rằng việc này là do những người bất đồng chính kiến với nhà Hồ gây ra.

Lại có ý kiến rằng thời kỳ mới chiếm đóng Việt Nam, người Pháp bắt dân trong vùng hàng tháng, hàng năm phải trải chiếu hoa trên con đường dẫn tới đôi rồng đá. Người dân bức xúc nên chặt đầu rồng? Còn một cách lý giải lưu truyền trong dân gian rằng có thời kỳ làng Xuân Giai (nằm ở cổng Nam, thuộc xã Vĩnh Tiến) thường xuyên bị cháy nhà. Người dân cho rằng do rồng quay đầu về làng phun lửa gây cháy nên đã chặt đầu rồng.

Người dân xứ Thanh còn truyền tai câu chuyện nhuốm màu giang hồ như sau. Nghe đồn trong mắt rồng ở cung cấm thường được vua chúa cho yểm rất nhiều vàng ngọc châu báu, một đêm lợi dụng lúc trời đổ mưa như trút nước, trong thành hoang vắng không bóng người qua lại, hàng chục đạo tặc bí mật chặt đầu đôi rồng mang đi xa đập nát để tìm ngọc quý. Cũng chẳng ai nhớ đó là năm nào.

Tiến sĩ Phạm Văn Đấu (Hội sử học Thanh Hoá) đánh giá đôi rồng đá ở thành Tây Đô thuộc loại tượng rồng lớn và đẹp nhất hiện còn lại ở Việt Nam. Đôi rồng thể hiện nghệ thuật chạm khắc thời Trần lúc hưng thịnh với đặc điểm khỏe khoắn, đầy đặn. “Sử cũ không ghi chép cũng không ai biết đôi rồng đá bị mất đầu từ bao giờ, nhưng giả thiết sau khi xâm lược nước ta, quân Minh cho chặt đầu rồng mang về báo công được nhiều người chấp nhận”, tiến sĩ Đấu nói.

Xung quanh ngôi thành đá hơn 600 năm tuổi vẫn còn vô số bí ẩn đang chờ giải mã. Mới đây nhất, trong quá trình tôn tạo, phục dựng di tích đàn tế Nam Giao thuộc di sản thành Nhà Hồ, các nhà khảo cổ đã phát hiện ngôi mộ táng khổng lồ, bên trong có bộ xương còn tương đối nguyên vẹn.


http://static.kienthuc.net.vn:81/Images/Contents/maianh/20130215/thanhnhaho3_kienthuc.jpg
Mới đây, các nhà khảo cổ còn phát hiện một ngôi mộ táng khổng lồ ở đàn tế Nam Giao, bên trong là bộ cốt trâu còn nguyên vẹn. Ảnh: Lê Hoàng.

Bộ xương ở tư thế nằm ngửa, được đặt trong bia mộ quây bằng đá. Vị trí của ngôi mộ đá này nằm dưới lòng bức tường bao vòng ngoài của đàn tế Nam Giao, sát chân núi Đốn Sơn. Qua nghiên cứu, các nhà khảo cổ nhận định, đây là bộ xương trâu. Nhưng vì sao lại mai táng trâu ở vị trí trang trọng là đàn tế, nơi được coi là chốn linh thiêng, thì vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.

Tiến sĩ Đỗ Quang Trọng, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ, cho rằng đối với người phương Đông, quan niệm “tam sinh” (ba vật dùng trong lễ tế thần gồm trâu, dê, ngựa) đã trở thành luật bất thành văn và ăn sâu trong lòng người Việt. Rất có thể trước khi khởi dựng đàn tế, Hồ Quý Ly đã cho cúng trâu để tế thần linh. Mặt khác, xứ Thanh thuộc hạ lưu sông Mã, là vùng canh tác lúa nước màu mỡ phì nhiêu hàng nghìn năm nay, nên con trâu luôn được đánh giá cao. Hồ Quý Ly cho cúng tế thần linh bằng trâu với mong muốn dân được no đủ, mùa vụ bội thu.

Hiện ngôi mộ đá táng trâu vẫn nằm nguyên vị trí cũ. Theo kế hoạch tới đây số cốt xương của con trâu được tế lễ hơn 600 năm về trước sẽ được khai quật toàn bộ. Mô hình mộ đá sẽ được dựng lại để đảm bảo thống nhất toàn vẹn của di tích đàn tế trong quần thể di sản Thành nhà Hồ.

Nguồn: http://kienthuc.net.vn/di-san/nhung-bi-an-chua-loi-giai-ve-thanh-nha-ho-190265.html

Hansy
24-06-2014, 06:20 PM
- THÀNH NHÀ HỒ

ycSmb2Jiix4

T4SYTrFwxJ8

Hansy
24-06-2014, 09:49 PM
- SỰ TÍCH SỌ DỪA

owggBdNPZyw

Hansy
25-06-2014, 04:33 AM
http://images.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=571560
Đại diện UNESCO trao bằng công nhận Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ tối 16.6.2014 cho lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa



Bài học về lòng dân của nhà Hồ

Giữ nước trước hết là giữ dân, được lòng dân. Bài học xương máu ấy không bao giờ cũ trong bất cứ thời nào, chế độ nào.

Dân là gốc của nước. Giữ nước trước hết là giữ dân, được lòng dân. Bài học xương máu ấy không bao giờ cũ trong bất cứ thời nào, chế độ nào.

Hiểm họa từ phương Bắc

Từ lâu, nhà Minh đã nuôi âm mưu xâm lược nước ta, tuy nhiên khi nhà Hồ thành lập thì tình hình nhà Minh cũng rối loạn nên âm mưu đó không thực hiện được. Mãi đến năm 1403, khi Minh Thái Tông diệt xong Huệ đế và lên ngôi thì âm mưu xâm lược nước ta mới được đẩy mạnh.

Vua Minh đã cử nhiều đoàn sứ thần sang Đại Ngu (quốc hiệu nước ta thời nhà Hồ) để thăm dò và liên lạc với một số quan lại cũ của nhà Trần có tư tưởng chống nhà Hồ để chuẩn bị làm nội ứng.

Thâm hiểm hơn, nhà Minh còn cho người vượt biển sang Chăm-pa, xúi giục Vua Chăm-pa đem quân đánh vào nam Đại Ngu để quấy rối, tạo thuận lợi cho việc nhà Minh đem quân từ phương Bắc đánh xuống.


http://i6.photobucket.com/albums/y238/nttuan/XuaNay/thanhNhaHo1-50.jpg
Vị trí Thành nhà Hồ

Năm 1405, lấy cớ nước ta chiếm Lộc Châu là đất của chúng, vua Minh sai người sang đòi. Để yên chuyện và kéo dài thời gian chuẩn bị kháng chiến, Hồ Quý Ly phải cử Hoàng Hối Khanh làm cát địa sứ cắt 59 thôn ở Cổ Lâu để trả cho chúng.

Hè năm 1406, nhà Minh sai hai tướng Hàn Quan và Hoàng Trung đem hơn 5.000 quân kéo sang nước ta, lấy cớ là ủng hộ Trần Thiêm Bình về nước làm vua. Trần Thiêm Bình vốn là một gia nô nhà Trần, trốn sang Minh, đổi tên và tự xưng là con của vua Trần Nghệ Tông. Nhưng quân Minh vừa kéo đến Lạng Sơn thì bị quân nhà Hồ đánh tan, chúng phải xin nộp Thiêm Bình để được rút về.

Thấy rõ âm mưu xâm lược của nhà Minh, ngay từ khi lên ngôi, Hồ Quý Ly đã khẩn trương chuẩn bị phòng vệ. Nhiều cuộc hành quân và di dân khai hoang được tiến hành liên tục trong các năm 1403 - 1404 nhằm củng cố, bảo vệ biên giới phía Nam.

Năm 1405, nhà Hồ còn lập ra 4 kho quân khí (xưởng chế tạo vũ khí), tăng cường thăm dò, nghiên cứu các vùng biển hiểm yếu, củng cố lực lượng quân sự.

Cũng trong thời gian này xuất hiện những súng “thần cơ sang pháo”, những thuyền lớn đi biển có lầu với tên gọi là “Tải lương cổ lâu” (thực ra là các thuyền chiến). Người sáng chế và chỉ đạo chế tác theo các tài liệu sử sách ghi lại chính là Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng, con trai cả của Hồ Quý Ly.

Kháng chiến trong đơn độc

Tháng 10 năm 1406, nhà Minh cử 2 đạo quân lớn gồm hàng chục vạn lính chiến và dân phu tấn công xâm lược nước ta theo hai hướng Lạng Sơn và Tây Bắc. Những tên tướng cầm đầu là Chu Năng, Trương Phụ, Mộc Thạnh còn phát hịch rêu rao là “tìm con cháu họ Trần để lạp làm vua” để đánh lừa nhân dân ta.

Cuối năm 1406, giặc Minh vượt qua Lạng Sơn đánh về Thăng Long. Đầu năm 1407, chúng vượt sông Hồng đánh vào phòng tuyến Đa Bang (Ba Vì, Hà Nội). Dù chiến đấu rất anh dũng nhưng do đơn độc, không được nhân dân ủng hộ nên phòng tuyến Đa Bang thất thủ. Tuyến phòng ngự bị phá vỡ, giặc Minh tràn về Thăng Long, mặc sức phá hoại, cướp bóc, tàn sát nhân dân ta.

Hồ Quý Ly cùng quân đội buộc phải rút về thành Tây Đô (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa). Tháng 5-1407, giặc Minh do Trương Phụ, Mộc Thạnh chỉ huy kéo vào tấn công và vây hãm thành Tây Đô.

Tây Đô thất thủ, cha con Hồ Quý Ly cùng một số tướng lĩnh trung thành chạy vào Nghệ An. Nhiều tướng lĩnh của nhà Hồ bị giặc bắt. Cuối cùng, đến lượt cha con Hồ Quý Ly cũng bị giặc bắt ở vùng biển Kỳ La (Kỳ Anh, Hà Tĩnh).


http://images.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=663210
Trong lịch sử hàng nghìn năm hiếm có triều đại nào xây thành quách kiên cố vững chãi như thành Tây Đô của nhà Hồ.

Bài học về “được” và “mất” lòng dân

Cho đến nay, khi nghiên cứu về triều đại nhà Hồ, nhiều sử gia đều có chung nhận xét rằng nguyên nhân chính khiến cho cuộc kháng chiến chống giặc Minh của nhà Hồ thất bại chính là phải kháng chiến trong đơn độc, không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.

Điều này cũng đã được nhà Hồ nhận ra. Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng từng phát biểu trước triều đình rằng: “Tôi không sợ đánh (giặc), mà chỉ sợ lòng dân không theo” và chính Hồ Quý Ly đã thừa nhận điều này khi ban thưởng cho Hồ Nguyên Trừng chiếc hộp trầu bằng vàng.

Cuộc kháng chiến chống giặc Minh cũng đã chứng tỏ được rằng quân tướng nhà Hồ và một bộ phận nhân dân đã chiến đấu rất quyết liệt. Tuy nhiên cuối cùng cuộc kháng chiến vẫn thất bại vì nhà Hồ không nhận được sự ủng hộ của đa số nhân dân.

Đây là hậu quả của cuộc khủng hoảng cuối thời nhà Trần đã làm suy yếu lực lượng tự vệ của cả triều đình lẫn nhân dân cùng những cải cách sai lầm của Hồ Quý Ly đã làm tăng thêm mâu thuẫn giữa nhân dân với giai cấp thống trị.

Mong muốn sớm giải quyết cuộc khủng hoảng trước nguy cơ ngoại xâm đang đến gần, Hồ Quý Ly đã mạnh tay cải cách về mọi mặt, thậm chí giành lấy ngôi vua, lập triều đại mới để cải cách.

Trên thực tế thì nhà Hồ cũng đã làm được một số việc phù hợp với yêu cầu chung của xã hội lúc bầy giờ, nhưng lại không thể xoa dịu được những mâu thuẫn sâu sắc vốn có của nó.

Thêm vào đó, một số hành động đàn áp, tàn sát con cháu nhà Trần do Hồ Quý Ly tiến hành sau khi chuyển đổi triều đại đã tạo thêm những khó khăn cho việc giải quyết những mâu thuẫn nói trên.

Về vấn đề này, Tiến sĩ khảo cổ học Vũ Thế Long nhận xét: “Thành cao, hào sâu như thế nhưng rồi cuộc kháng chiến chống giặc Minh của nhà Hồ vẫn thất bại. Thất bại vì để mất lòng dân. Dân là gốc của nước. Giữ nước trước hết là giữ dân, phải an dân và được lòng dân. Bài học xương máu ấy không bao giờ cũ trong bất cứ thời nào, chế độ nào.”

Hoàng Sơn
Nguồn: http://kienthuc.net.vn/phong-thuy/bai-hoc-ve-long-dan-cua-nha-ho-170278.html


http://images.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=571561
Chương trình Nghệ thuật lễ chào mừng đón nhận bằng công nhận Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ vào tối 16.6.2014 tại tỉnh Thanh Hóa (huyện Vĩnh Lộc)

Hansy
25-06-2014, 07:31 AM
- HOÀNG TỬ CỨU MẸ

SXYtp639Imo

Hansy
25-06-2014, 02:58 PM
http://data.xzone.vn/Upload/265/Nam_2012/Thang_10/Ngay_15/xa%20hoi/vua%20tran%204.jpg

40
GIẢN ĐỊNH ĐẾ
(1407 - 1409)

Giản Định Đế hiện giờ đang ở
Châu Trường Yên Mộ Độ lên ngôi
"Diệt Minh" treo bảng cầu người
Đặng Tất nghe được tới nơi hội cùng

Vua phong Tất quốc công đại tướng
Khắp quân dân hưởng ứng rần rần
Bô Cô một trận oai hùng
Đánh cho Mộc Thạnh cong lưng chạy về

Giết Lưu Tuấn, Đô Ty Lữ Nghị
Quân nhà Trần như thế chẻ tre
Tiếc thay vua vốn hay nghe
Mộng Trang sàm tấu giết đi đại thần

Chém Cảnh Chân, bóp hầu Đặng Tất (1409)
Khiến bao người phẫn uất chán chê
Nghĩa quân tan vỡ tức thì
Mặc cho Trương Phụ ra uy vẫy vùng

Phụ tới đâu, gươm vung tới đó (1409)
Xác người phơi thành núi thảm thay
Có một ruột quấn vào cây
Hoặc đem rán lấy mở nầy đốt chơi

Lại có đứa moi thai, mổ bụng (1409)
Có đứa thì móc họng, cắt tai
Hoặc đem thiến hoạn bé trai
Lùa theo gái đẹp khắp nơi đem về

Đói thê thảm, dân quê mất trắng
Khắp ruộng đồng lúa chẳng trổ bông
Lại thêm dịch bệnh quá chừng (1407,1409)
Xác người vất vưởng nằm chồng lên nhau

Mấy tháng sau suy tôn Quý Khoáng (1409)
Lên làm vua thống quản quyền uy
Khắp nơi hào kiệt theo về
Chỉnh trang binh mã, chỉ huy mọi người

Trong khi đó lắm nơi trong nước
Nhiều người như Hà Mạc nổi lên
Giết tên Tả Dịch đương quyền (1410)
Quân không thống nhất nên đành bại vong

Vua Trùng Quang hòa trong thế yếu
Sai sứ thần Nguyễn Biểu cầu phong
Giữa triều xem giặc như không
Đem thân thuyết khách một lòng vì dân

Nguyễn Biểu đem chí nhân, đại nghĩa
Cùng luận bàn ở giữa hành dinh
Mắt nhìn Trương Phụ tổng binh
Buông lời đanh thép nên danh kẻ thù

Trương Phụ cho dọn ngay bàn tiệc
Cổ đầu người để thếch Nguyễn quân
Đầu lâu luộc chín bày mâm
Nhe răng như dọa quỉ thần cũng kinh

Môi Nguyễn Biểu cạn bình rượu đỏ
Vung tay người vừa gõ vừa ngâm:
"Ngọc thiệt, trân tu đã đủ mùi
Gia hào thêm có cổ đầu người

Nem công, chả phượng còn thua béo
Thịt gấu, gan lân cũng kém tươi
Có lối lộc ninh so cũng một
Vật bày thỏ thủ bội hơn mười

Kìa kìa ngon ngọt tày vai lợn
Tráng sĩ như Phàn tiếng để đời
Còn ta thì đối với ngươi
Anh hùng hảo hớn ai người hơn nhau

Phụ giận quá cột đầu Nguyễn Biểu
Dưới chân cầu dìm chết mới thôi
Đặng Dung hận kẻ ác này
Quyết bắt cho được tên này mới thôi (1413)

Kênh soái Già khi trời đã tối
Đột nhập vào thuyền của quân Minh
Định tâm bắt Phụ một mình
Vì không biết mặt nên đành chịu thua

Dân và vua hết lòng phục quốc
Đường ngập nghềnh những bước gian nan
Còn đâu thuở ấy huy hoàng
Nước non Đại Việt vô vàn nguy nan

Hết Đặng Dung lại sang Cảnh Dị
Đến vua Trần cũng bị giặc vây
Vua quan bị lọt vào tay
Tổng Binh Trương Phụ giết ngay mấy người (1413)

Mười hai đời, khởi công dựng nước
Triều nhà Trần chấm dứt từ đây
Một trăm bảy bốn năm dài
Hậu Trần thêm bảy năm rồi thay ngôi



http://a8.vietbao.vn/images/vn888/ban/201005/0-1-cd107den1.jpeg
Đền Trần (Nam Định).

Hansy
25-06-2014, 06:26 PM
29- GIẢN ĐỊNH ĐẾ
CHỐNG QUÂN MINH

Xjg09XyDITs

Hansy
26-06-2014, 12:56 AM
30- VUA TRÙNG QUANG
CHỐNG QUÂN MINH

ZXkqjl7hTKU

Hansy
26-06-2014, 11:05 AM
- QUẬN GIÓ

qDALrYCUBqo

Hansy
26-06-2014, 04:24 PM
QUYỂN 11
TRIỀU ĐẠI NHÀ HẬU LÊ

http://d4.violet.vn/uploads/blogs/447/khoi_nghia_lam_son_500_01.jpg


Năm Giáp Ngọ đặt nguời cai trị (1414)
Một vùng đất Giao Chỉ bấy giờ
Ngọc ngà vơ vét đầy kho
Bắt dân xuống biển để mò ngọc trai

Giặc Minh lại ra tay tàn ác
Chiếm lấy ngay mỏ bạc mỏ vàng (1415)
Dân ta cơ cực cùng đường
Lâm vào thảm cảnh tang thương não nề


41
LÊ THÁI TỔ HOÀNG ĐẾ
LÊ LỢI
(1428- 1433)

Năm Mậu Tuất truyền đi các lộ (1418)
Rằng Lam Sơn Lê Lợi dấy binh
Muôn người nhất loạt tôn vinh
Đưa làm chủ tướng "Diệt Minh" báo thù
Ơ dưới cờ, anh hùng hào kiệt

Cùng một lòng thề quyết đánh tan
Lũ quân xâm lược hung tàn
Giành nền độc lập giang sơn của mình
Kể từ đó dồn binh tích thảo

Gởi truyền dơn bá cáo khắp nơi
Anh hùng hội tại Lũng Nhai (1419)
Chung lòng giết lũ giặc trời cứu dân
Trận đầu tiên dàn quân Lạc Thủy

Đánh Mã Kỳ như thể chẻ tre
Quân lương khí giới thu về
Ba ngàn xác giặc đầu lìa khỏi thân
Tên Lý Bân đem quân lùng sục (1418)

Bị Vương cho mai phục dọc đường
Bắn tên, giặc chết, vô vàn
Hoảng hồn vội rút binh lương chạy về
Giặc kiệt quệ khó bề chống đỡ

Dân thừa cơ từ đó nổi lên
Cùng nhau tiến đánh ngày đêm
Thượng thư Hoàng Phúc phải xin hồi triều (1420)
Giặc đóng đâu, dân theo ở đấy

Như tàng hình, lúc thấy lúc không
Hở ra, giặc bị tấn công
Tham mưu Trần Trí buộc lòng rút lui (1421)
Người Ai Lao, quân vài ba vạn (1421)

Cùng trăm voi giả dạng theo ta
Vào trong doanh trại chung nhà
Nửa đêm bất ý nổ ra phá thành
Vua đích thân chỉ huy cự chiến

Giữa trận tiền vung kiếm dẹp tan
Ai Lao sợ quá chạy luôn
Quân ta đuổi đến Lưu Sơn mới về
Năm Nhâm Dần (1422) nhằm khi tháng Chạp

Người Ai Lao hẹn gặp quân Minh
Hợp tung làm thế liên minh
Đông Tây giáp lại quyết tình diệt ta
Vua xuống lệnh xông ra đánh mạnh

Cho tiến quân một cánh mở đường
Hậu quân rút khỏi chiến trường
Rồi quay bọc hậu tìm phương đánh vào
Quân Ai Lao không ngờ phản kích

Viện binh giặc nằm tít ngoài xa
Mã Kỳ, Trần Trí xin ta
Tạm thời đình chiến vờ qua lúc này
Núi Chí Linh đồn xây lán dựng

Hai tháng trời gần cạn quân lương
Giết voi và ngựa đỡ lòng (1422)
Mà quân kháng chiến vẫn không nản lòng
Rồi dùng voi tấn công đột ngột

Đánh Đa Căng, Nhữ Hốt thoát thân (1424)
Nhà Minh sai trả Lê Trăn
Xin ta ngừng chiến rút quân, trá hàng
Tướng Lam Sơn: Lê Hào, Lê Lĩnh

Với đội hình quân lính ngàn tên
Nhằm khi Lê Thạch xông lên
Chẳng may lọt hố chông ghim vào người
Bảo Lê Ngân, vua sai Lê Liệt

Đường tắt đi vây xiết Đỗ Gia
Phục binh Bồ Ải quân ta (1424)
Dưới quyền Lê Sát đánh ba hôm liền
Lấy thêm quân vua truyền vây hãm (1425)

Thành Nghệ An cùng quẫn lâu nay
Tướng giặc Trần Trí khoanh tay
Bèn cho đóng kín đợi ngày viện binh
Vây Tân Bình giao cho Lê Nỗ (1425)

Cùng Trần Nảo đánh tới Hóa Châu
Vùng đất Thuận Hóa đã lâu
Dưới ách thống trị , nay vào tay ta
Cho chia quân làm ba mũi nhọn (1426)

Hai đạo dùng giữ chốn biên cương
Chặn binh Lưỡng Quãng tiến sang
Khởi đầu bắc tiến quyết dành lại dân
Giặc ở thành Đông Quan nao núng

Tướng Lý An, Phương Chính chạy về
Bàn cùng Trần Trí rút đi
Tây Đô khốn đốn coi bề nguy nan
Để giải vây mấy làng phụ cận

Quanh Đông Quan giặc vẫn cầm chân
Nghĩa quân vây xiết lại dần
Giết Sâm và Đại ở gần cầu Nhân
Quân viện binh của Vương An Lão

Bị Lê Khả áp đảo tơi bời
Giết đi hơn một nghìn người
Tàn quân còn lại chạy dài qua sông
Vào mùa đông trong năm Bính Ngọ (1426)

Vua nhà Minh cho cử Vương Thông
Ngã Vân Nam, thẳng đến sông
Thêm quân ba vạn đi cùng Mã Anh
Sông Yên Nguyệt vây quanh quân giặc

Giết Trần Hiệp đón bắt Vương Thông
Giặc Minh chết đuối đầy giòng
Chém tên Lý Lượng bắt chừng vạn tên
Cho tiến lên đuổi theo Phương Chính

Bọn Mã Kỳ cố tránh thoát đi
Ta thu quân khí bộn bề
Vương Thông thoát dược chạy về Đông Quan
Bình Dịnh Vương chọn nơi Phù Liệt

Đặt bản doanh trực tiếp chỉ huy
Đông Đô bốn đạo phân đi
Đặt quan văn võ dễ bề điều quân
Vương tìm được họ Trần tên Cảo

Lập làm vua bố cáo trong dân
Triện ghi danh tính rõ ràng
Hiệu là Thiên Khánh ngang hàng đế vương
Giặc bị vây lâm đường khốn quẩn

Ơ nhiều nơi chúng dẫn ra hàng
Vương Thông mong được bảo toàn
Sai đưa thư đến tính toan nghị hòa
Vua bằng lòng ban ra quân lệnh

Cho từng đoàn binh lính người Minh
Mau mau tập hợp về dinh
Giải trừ vũ khí Yên Kinh cho về
Vương Thông nghe lời tên phản quốc (1426)

Nên đem lòng ngờ vực quân ta
Đắp thêm thành lũy để mà
Đợi binh tiếp viện sẽ qua cứu mình
Giận giặc Minh đã không thành thật

Lại sai người bí mật mang thư
Xin binh cứu viện bây giờ
Nên vua quyết định đánh cho tan hàng
Bản doanh nơi Đông Quan đối mặt

Địch và ta chỉ cách sông Lô
Truyền cho Nguyễn Trãi đại phu
Dự bàn việc thảo một tờ chiêu an
Giặc nhiều nơi ra hàng đồng loạt

Tướng nhà Minh hoảng hốt vô cùng
Lấy Thị Cầu chiếm Tam Giang
Diễn Châu cùng với Nghệ An quy hàng
An viễn hầu Liễu Thăng xuất trận (1427)

Đem theo cùng mười vạn quân binh
Tham tướng Bảo Định, Lương Minh
Đô đốc Thôi Tụ cùng mình kéo sang
Tướng Chinh Nam quốc công Mộc Thạnh

Năm vạn quân một cánh tiến qua
Đánh vào cửa ải Lê Hoa
Dừng chân nghe ngóng lấy đà tấn công
Còn Liễu Thăng vượt vòng Pha Lũy

Quân Lê Lựu lùi giữ Ải Lưu
Kế sách ta đã lập mưu
Chỉ vài ba trận giả đò thua to
Liễu Thăng cho đại quân đánh thốc

Lọt vào vòng mai phục của ta
Bốn bên pháo lệnh nổ ra
Quân Minh tháo chạy kêu la rần trời
Chém Liễu Thăng ở đồi Yên Ngựa (1427)

Đem bêu đầu trước giữa ba quân
Lương Minh, Lý Khánh lùi dần
Cuối cùng tử trận ở gần Chí Linh
Ngày mười lăm, quân Minh đại bại(1427)

Trói Hoàng Phúc, Thôi Tụ dẫn đi
Ta thu ấn bạc, châu phê
Hổ phù chiến khí đem về Đông Quan
Ở Vân Nam, tướng già Mộc Thạnh

Thấy rùng mình trước cảnh Liễu Thăng
Vội vàng bỏ cả ba quân
Một mình một ngựa chạy băng trốn về
Ở Đông Quan giặc nghe đại bại

Vội vàng đem dâng sớ xin hòa
Tức tốc sai sứ mang qua
Xin vua mở lượng hải hà tha cho
Vua xuống lệnh trả tù về trước

Cấp bạc tiền, gạo nước, quân lương
Cho thuyền, cấp ngựa sẵn sàng
Lấy điều nhân nghĩa dạy quân giặc tàu
Cho Phương Chính bắt đầu về trước (1427)

Còn Mã Kỳ thì được theo sau
Hoàng Phúc, Sơn Thọ lao xao
Xốc xếch quần áo dắt nhau trở về
Trước khi đi, đến nơi lạy tạ

Bình Định Vương trước cửa hành dinh
Vua ta khuyên nhủ giặc Minh
Từ đây, đừng dại chiến tranh với nguời
Bậc quân tử ở đời hiếm có

Vua và Thông luận cổ suy kim
Trước thù, nay lại hàn huyên
Cùng nhau giải mối thù hiềm từ lâu
Uống cạn bầu, chuyện trò tới sáng

Nghĩa hiếu hòa chuyện vãn với nhau
Vua sai đem rượu, đưa trâu
Khôn ngoan đáng bậc ngoại giao tuyệt vời
Năm Mậu Thân, lên ngôi hoàng đế (1428)

Dời đô về ở phía Đông Kinh
Thuận Thiên niên hiệu chính danh
Đặc tên : Đại Việt , sử xanh muôn đời
Vua cùng người nghị bàn việc nước

Luận tội công cho được phân minh (1429)
Lại sai Nguyễn Trãi dâng lên
Bình Ngô đại cáo để truyền trong dân (1428)
Bản tuyên ngôn được rao khắp nước

Cho thần dân biết được ý vua
Nước nhà độc lập bấy giờ
Thái bình thịnh trị cơ đồ phục hưng
Trong tận cùng trái tim vua nói :

Xuống chiếu sai biểu dương sĩ tử
Khuyến khích dân tiến cử nhân tài (1429)
Lắng nghe can gián của người
Lúc bàn việc nước dẫn lời thánh nhân

Với thuộc cấp định công phong tước
Chia ba bậc, phẩm trật rõ ràng
Kê khai tài sản cá nhân
Sổ điền, sổ bộ, chia ban mà làm (1430)

Vua xuống chiếu truyền quan văn võ
Họp bàn về quy cũ bạc tiền (1431)
Không vì ưa thích ý riêng
Mà đem áp đặt lấy quyền bắt dân

Sai giết hết những quân phản nghịch
Giúp giặc làm những việc ác ôn
Đã không sửa lại lỗi lầm
Tụ bè kết đảng ngấm ngầm âm mưu

Sai tịch thu gia tư những kẻ
Làm lắm điều quốc tệ gia vong
Như là Nhữ Hốt, Văn Phong
Như tên Sùng, Lễ, tên Trung, tên Tồn

Vua giết oan quan Phạm Văn Xảo (1430)
Cũng như là Trần Cảo trước đây (1428)
Cũng như Nguyên Hãn sau này
Vì nghi bội phản giết ngay mấy người

Giết Tư Mã Lê Lai vì cậy (1427)
Có chiến công nói bậy khinh nhờn
Tịch thu tiền của gia trang
Chém ngay những kẻ bán buôn trữ hàng

Vua làm sách Lam Sơn thực lục
Chép lịch triều từ lúc khởi binh
Viết lên sự nghiệp kháng Minh
Ghi công chiến sĩ vô danh muôn đời

Vua lại sai xây cung Vạn Thọ (1428)
Chế tạo thêm chiến cụ, thuyền bè
Đúc tiền, biểu chế phục nghi
Định ra ấn tín, quốc huy rõ ràng

Năm Quý Sửu thượng tuần tháng tám (1433)
Vua băng hà chính tẩm Đông Kinh
Là người áo vải xuất chinh
Mười năm ròng rã kháng Minh phục thù

Khi cõi bờ không còn bóng giặc
Ngài chăm lo việc nước việc dân
Chỉnh tu luật pháp dần dần
Mở mang trường học gương chân thánh hiền (1428)

Ngoài chống giặc, trong yên vận nước
Chuyện áo cơm lo trước cho dân
Lam Sơn thực lục tự thân
Viết lên quan điểm trị dân rõ ràng



https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash2/t1.0-9/188277_209575482390560_1056998_n.jpg
Tượng Lê Lợi đặt trước trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Thanh Hoá

Hansy
26-06-2014, 09:23 PM
31- THỜI THUỘC MINH
SAU HẬU TRẦN

3Mr-dCRSdvc

Hansy
26-06-2014, 11:50 PM
- SỰ TÍCH CON THẠCH SÙNG

oOp-vpGmC8c

Hansy
27-06-2014, 01:04 PM
http://img.tiki.vn/media/catalog/product/cache/1/image/9df78eab33525d08d6e5fb8d27136e95/l/e/le-lai-lieu-minh-cuu-chua-a.jpg


Ai giết Lê Lai?
Giặc Minh hay Lê Lợi?

Tại sao "Đại Việt Sử Ký Toàn Thư " không chép chuyện "Lê Lai liều mình "?
Chuyện Lê Lai liều mình cứu chúa là một hành động hy sinh vì đại nghiã rất đáng cho người đời sau ghi nhớ . Ở Thành Phố H.C.M ,đại lộ Lê Lợi chạy từ Nhà Hát Thành Phố đến Chợ Bến Thành, nối liền là đường Lê Lai chạy cho đến Nhà Thờ Huyện Sĩ. Trong nhân gian cụm từ "Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi " cũng nói lên lòng kính trọng đối với ngày giỗ của hai vị anh hùng này. Những vị cao tuổi bây giờ , ngày xưa học tiểu học cũng đã từng học chuyện" Lê Lai liều mình cứu chúa".

Trong "sử ký lớp ba" do sử gia Trần Trọng Kim soạn, Nha Học Chính Bắc Kỳ ấn hành đã được dùng làm sách giáo khoa dạy trong các trường . Nếu không nghiên cứu thêm các sách sử khác mà cứ một mực tin theo như thế và lòng tin ấy vẫn kéo dài hằng mấy mươi năm ,có thể cho đến khi chết vẫn yên trí như vậy, không biết điều đó có thật đúng như vậy hay không?

Với những người yêu môn sử học,có nghiên cứu thì thấy chuyện này lại khác. Nhiều nghi vấn được đặt ra:

* Lê Lai cứu chúa ở trận nào, thời gian nào ?
* Ông có bị quân Minh bắt không ?
* Hay ông còn sống và sau đó chết vì tay Lê Lợi ?
Về việc này mỗi nhà viết sử viết một khác.

a. Theo Dực Tông Anh Hoàng Đế (vua Tự Đức ) trong Ngự Chế Vịnh Sử Tổng Luận cuốn 5 trang 49 ".....Có lần vua Lê Thái Tổ tiến đóng ở Lạc Thủy bị quân nhà Minh vây sát, vua yếu thế, lén rút về ở núi Chí Linh, giặc Minh rút lui để trở lại tấn công xứ Mỹ-Lộng, sách Hà Đã.

Trong tình cảnh nguy khốn, quân ít thế cô lại nhiều lần bị quân Minh vây hiếp, vua ban hỏi các tướng lãnh"trong các tướng có ai bằng lòng đem mình thay ta ra đánh ở Tây Đô để làm mồi nhử cho giặc bắt, trường hợp đó ta sẽ rảnh tay chiêu tập quân sĩ để sau này mưu đồ đại sự."

Lê Lai liền tình nguyện đảm đương việc này bèn xuất binh đến thành Tây Đô khiêu chiến và mặc áo Ngự bào, tự xưng Bình Định Vương. Quân giặc trông thấy người mặc áo vàng tưởng là Bình Định Vương thật, bèn đem hết quân đến vây và bắt sống; đem về rồi giết ... Nhờ thế Bình Định Vương được nghỉ ngơi vài năm để lo tích dưỡng binh đội mà quân Minh không hề để ý đến.

b. Theo Ngô Thì Sỹ trong Việt Sử Tiêu Aùn trang 298 thì " ... Trước Vương khởi binh ở Lam Sơn, thế quân kém và ít, người Minh lùng bắt mãi, bèn mưu cùng tướng tá rằng ai có thể đem thân ra thay ta, để cho ta đi ẩn nấp, giấu tông tích mà cho quân nghĩ để mưu đồ cử binh lần sau. Lê Lai xin đem thân nhận lấy việc ấy, Vương lạy khấn trời nói; "Lê Lai đem thân mà thay chúa, nếu sau này không nhớ đến công, nguyện cung điện hóa thành rừng núi, bảo ấn hóa thành đồng, thần kiếm hóa thành dao cùn". Lê Lai liền tự xưng là Bình Định Vương, khiêu chiến với quân Minh rồi chết. Đâu cũng truyền đi là Bình Định Vương đã chết. Người Minh cũng tin là thật không lưu ý. Đến lúc này Vương rời đồn đến Mang Thôi, .... Lý Bân Phương Chính (tướng Minh) đem 10 vạn quân đến vây .Vương phục binh ở Thị Lang tập kích địch....".

c. Theo Phan Huy Chú, trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí trang 332, chỉ nói Lê Lai vì nước bỏ mình... cho nên không riêng chép ra mà chỉ nhân thể chú phụ vào sau thôi - trong phần chú thích có ghi "Lê Lai là người làng Dụng Tú huyện Lương Giang. Lúc mới khởi binh bị tướng Minh vây chặt, vua hỏi các tướng bàn xem đổi áo đánh lừa giặc như việc Kỷ Tín ngày xưa, Lê Lai xin đi bèn mặc áo bào đem quân xông vaò hàng trận của giặc, đánh đuối sức và bị bắt , vua nhân dịp này trốn thoát.

d. Theo Lê Quý Đôn trong Đại Việt Thông Sử "... Đóng ở Mang Cốc trong núi Linh Sơn hơn 10 ngày, phải dùng mật ong trộn với vũ dư lương làm bữa ăn rất là khốn đốn. Hoàng Đế bèn hỏi các Tướng: "có ai dám bắt chước Kỷ Tín thời xưa không ?". Người ở thôn Dụng Tú là Lê Lai khẳng khái vâng mệnh, tự nguyện thay đổi mặc áo bào nhà vua,xưng là vua Lê Lam Sơn, dẫn quân ra đánh quân Minh, quân Minh mừng rỡ liền dồn cả lực lượng vây chặt Lê Lai, ông chống cự đến kiệt sức rối bị bắt, quân Minh dẫn ông về thành Đông Quan giết chết, chúng liền lui binh, ta thoát nạn...

e. Trong Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim thấy viết " ... về Chí Linh lần thứ hai tháng tư năm Kỷ Hợi (1419) quan nhà Minh biết rằng Chí Linh là chỗ Bình Định Vương lui tới bèn đem binh đến vây đánh, Vương bị vây nguy cấp lắm bèn hỏi các tướng rằng có ai làm được như Kỷ Tín ngày trước chịu chết cho vua Hán Cao không? Bấy giờ Lê Lai liều mình vì nước xin mặc áo bào cưỡi voi ra trận đánh nhau với giặc. Quân nhà Minh tưởng là Bình Định Vương thật xúm nhau lại vây đánh, bắt được giết đi rồi rút quân về Tây Đô.

f. Trong Đại Nam Nhất Thống Chí lại viết " ... Lê Lai người thôn Dựng Tú huyện Thụy Nguyên, Thái tổ khởi nghĩa bị quân Minh vây hãm, các tướng bàn mưu cho một người mặc áo bào giả làm Bình Định Vương để đánh lừa giặc theo như việc cũ của Kỷ Tín nhà Hán, Lê Lai xin làm việc ấy vì vậy Thái tổ mới lén ra đi năm Thuận Thiên thứ nhất được tặng thái ký..."

g.Trong Đaiï Việt Sử Ký Toàn Thư, cuốn thứ X có lẽ do Phan Phu Tiên viết là chính sau này các sử quan khác như Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh, Lê Tung, Phạm Công Trứ, Lê Hy nhuận sắc thêm thì chỉ có ghi theo biên niên các trận đánh mà ở đó Lê Lợi khốn đốn vì bị vây hãm và hết lương.


http://3.bp.blogspot.com/-LMIiPZRajSI/UpsCSSyVVRI/AAAAAAAAwYY/va563S7J4So/s640/33.JPG
Đền thờ Trung túc vương Lê Lai (Thanh Hóa) trước khi bị cháy - Ảnh: Hà Đồng

1. Mùa xuân tháng giêng ngày Canh thân, vua khởi binh ở Lam Sơn (1418) , ngày mồng 9 tháng ấy bọn nội quan nhà Minh là Mã Kỳ đem đại binh tới uy hiếp vua ở Lam Sơn, vua bèn lui quân đến đóng ở Lạc Thủy, ngày 13 dời quân đến núi Chí Linh. Ngày 16 giặc đi lối tắt đánh úp đằng sau vua bắt mất gia thuộc của vua và rất nhiều vợ con của quân dân. Tháng 2 vua hết lương, không còn gì để nổi lửa gặp khi giặc lui quân bèn về đắp thành ở đất Lam Sơn.

2. Tháng 4 năm Kỷ Hợi (1419) vua đánh đồn Nga Lạc, tháng 5 đóng ở sách Đà Sơn, quân Minh tiến đánh vua phục kích ở Mường Chách... ít lâu sau dời sang Mường Thôi rồi lại về Vu Sơn.

3. Tháng 10, năm Canh Tý (1420) quân ta đánh nhau với quân Minh ở Mường Nanh.

4. Từ năm 1420 - 1422 lúc nào cũng có giao tranh với quân Minh.

5." Mùa đông tháng 12 năm Nhâm Dần (1422) quân ta bị giặc Minh vây ở Sách Khôi, vua bảo các tướng sĩ " giặc vây ta bốn mặt, có muốn chạy cũng không có lối nào thoát. Đây chính là tử địa mà binh pháp đã nói, đánh nhanh thì sống, không đánh nhanh thì chết. Vua nói xong chảy nước mắt, các tướng sĩ đều xúc động tranh nhau liều chết quyết chiến....Vua đem quân về đóng ở núi Chí Linh, quân lính hết lương, hơn 2 tháng chỉ ăn rau củ và măng tre mà thôi, vua giết 4 con voi và cả ngựa của mình cưởi để nuôi quân sĩ...."

Từ trận đó cho đến khi toàng thắng giặc Minh vào năm 1428 không có trận nào mà Lê Lợi bị vây khốn nữa.

Theo như lời của vua Tự Đức có lẽ việc Lê Lai đổi áo bào cho Lê Lợi là trong trận ngày 16 tháng Giêng năm Mậu Tuất (1418) hoặc tháng hai năm đó - xứ Mỹ công sách Hà Đã có lẽ là vùng thượng lưu sông Chu, phía trên Lam Sơn.

Theo Ngô Thời sĩ thì có lẽ hành động của Lê Lai được thực hiện trong trận tháng 5 năm Kỷ Hợi (1419) khi quân Minh tiến đánh Lê Lợi ở sách Đà Sơn.

Còn Phan Huy Chú thì không ghi rõ địa điểm cũng như thời gian của việc này.

Lê Qúy Đôn thì ghi "đóng quân ở Mang Cốc trong núi Chí Linh hơn 10 ngày hết lương..." và hành động mặc áo bào của nhà vua xưng là Lê Lam Sơn có thể vào mùa đông tháng 12 năm1422 trong khi đó Trần Trọng Kim thì ghi rõ là tháng 4 năm1419.

Một điều đáng ngạc nhiên là sử gia các đời về sau đều chép truyện Lê Lai liều mình cứu chúa .Trong khi nhóm sử thần đời Lê lại không ghi chuyện này.Trong Đại Việt Sử Ký Tòan Thư phần bản kỷ , quyển số 10, trang 27b chỉ thấy chép : "Ngày 13 tháng giêng năm Đinh Mùi (1427) giết Tư Mã Lê Lai , tịch thu gia sản vì Lai cậy có chiến công nói năng khinh mạn "

Điều này cho phép ta hiểu rằng chuyện Lê Lai đổi áo giả làm Lê Lợi là có thật nhưng ông đã may mắn thoát khỏi tay quân giặc để trở lại hàng ngũ kháng chiến .Nghĩa là ông vẫn còn sống cho đến năm 1427 tức là 8 năm sau mới bị Lê Lợi ra lệnh giết chết.

" Điểu tận cùng tàng" chim hết thì cung tên xếp xó; thỏ hết thì chó săn bị bắt ra làm thịt, việc giết công thần sau khi đã làm nên nghiệp lớn là việc thường xảy ra dưới thời đại phong kiến.Hán Cao Tổ giết Hàn Tín, Việt Vương Câu Tiễn giết Văn Chủng , Phạm Lãi nhờ trốn sang nươc Tề rồi vào đất Đào, cải tên là Đào Chu Công mới may còn sống sót.

Theo nhận xét của các tác giả Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, quyễn X, trang 75b viết : "Thái Tổ từ khi lên ngôi đến nay, thi hành chính sự thực rất khả quan....song đa nghi hiếu sát là chổ kém ". Khi thành công trong việc giành lại độc lập - Lê Lợi đã giết chết nhiều công thần đã sát cánh cùng mình trong gian khổ chiến đấu. Ngày 10 tháng giêng Mậu thân (1428) giết Trần Cảo, Năm 1429 giết Trần Nguyên Hãn, Năm 1431 giết Phạm Văn Xảo ... vì lo rằng sau này họ có chí khác nên bên ngoài thì đối xử theo lẽ tiết hậu nhưng trong lòng lại rất ngờ vực.

Lê Lợi đã ra lệnh giết chết Lê Lai cũng nằm trong ý đồ này

Thêm một yếu tố xác định việc thanh toán này là trong danh sách ban biển ngạch công thần cho 93 người vào ngày 3 tháng 5 năm Kỷ Dậu (1429 ) không có tên của Lê Lai và suốt các đời vua Lê về sau trong các lần phục hồi công trạng cho các công thần bị hàm oan cũng không thấy có tên Lê Lai mà chỉ nói đến tên của Lê Lâm và Lê NIệm là con và cháu nội của Lê Lai mà thôi.Mãi cho đến năm Nhâm Tý (1672) Lê Gia Tông niên hiệu Dương Đức năm thứ nhất mới thấy phục hồi cho Lê Lai hạ .Lê Gia Tông hạ chiếu giảm bớt ruộng thế nghiệp của các công thần thời Lê sơ, ngoại trừ Lê Lai (sách Biên Niên Lịch Sứ Cổ Trung Đại Việt Nam trang 320)

Giết một người đã chết thay cho mình ,để mình được sống mà bảo tòan lực lực lượng, đổi nguy thành an, sau này lên ngôi Hòang Đế; giết mà còn tịch thu gia sản sau khi đã thề thốt nặng lời " Lê Lai đem thân mà thay chúa , nếu sau này không nhớ đến công, nguyện cung điện hóa thành rừng núi , bảo ấn hóa thành đồng, thần kiếm hóa thành dao cùn" quả Lê Lợi đã làm một việc thật là......... Nếu các tác giả Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi chuyện" Lê Lai liều mình" và sau đó còn ghi việc Lê Lai bị giết thì khác nào bêu xấu Lê Lợi ,điều mà các vua Lê không lấy gì thích thú .Có thể các sử gia có chép chuyện "Lê Lai đổi áo" vì rằng đó là một sự kiện đáng tự hào, không thể không ghi, nhưng khi dâng vua xem thì e rằng vua hạ lệnh "biên tập " đi chăng !

Còn tại sao các sử gia như Lê Qúy Đôn, Trần Trọng Kim và ngay cả vua Tự Đức không ghi việc Lê Lợi giết Lê Lai vào năm 1427 là vì họ đã cho giặc Minh bắt và giết Lê Lai ngay lần cứu chúa vào năm 1419 rồi còn đâu nữa ! Chỉ có Ngô Thì Sĩ là không ghi ai đã giết Lê Lai , còn Phan Huy Chú thì chỉ nói khaí quát là "Lê Lai vì nước bỏ mình"...

Trong sách Lịch Sử lớp 7 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ấn bản lần thứ 9 tháng 7/1996 đang được dạy tại các trường Phổ Thông, trang 69 viết: " Trước tình thế hết sức nguy hiễm, Lê Lai liền cải trang làm Lê Lợi chỉ huy một đội quân cảm tử xưng là chúa Lam Sơn, xông thẳng vào vòng vây của địch.Quân Minh dồn hết sức hướng về phía Lê Lai . Chúng bắt được Lê Lai và đội quân cảm tử đem giết hết."

Một câu hỏi cần thiết phải đặt ra: Có nên sửa lại bài học lịch sử này hay không ? và nếu không thì phải giải thích chuyện Lê Lợi ra lệnh giết Tư Mã Lê Lai vào ngày 13 tháng giêng năm Đinh Mùi (1427 ) như thế nào ? Rất mong được các bật cao minh đóng góp ý kiến, nhất là các nhà sử học .

Hồ Đắc Duy
Nguồn: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=6251.0;wap2


http://2.bp.blogspot.com/-DsYyuTgQXo4/UpsE158ToPI/AAAAAAAAwYs/dxdR0gixW1A/s1600/11.JPG
Đền thờ Trung túc vương Lê Lai (Thanh Hóa) bị cháy rạng sáng ngày 1-12-2013 - Ảnh: V.N.

Hansy
27-06-2014, 08:50 PM
32- KHỞI NGHĨA LAM SƠN

-eiMDd0Srvs

Hansy
28-06-2014, 06:44 AM
http://vietnamdefence.com/web/Uploaded/vnd/20090919/DNQS/ls-04.jpg


Hội thề Lũng Nhai

Hội thề Lũng Nhai do Lê Lợi cùng 18 người đồng chí hướng tổ chức tại Lũng Nhai vào khoảng tháng 3 năm 1416, mục đích là tế cáo trời đất, kết nghĩa anh em, nguyện hợp sức chuẩn bị phát động khởi nghĩa chống ách đô hộ nhà Minh. Hội thề này là cơ sở cho việc tổ chức khởi nghĩa Lam Sơn sau đó hai năm (mùng 2 tháng Giêng năm Mậu Tuất, tức 7 tháng 2 năm 1418). Sau hội thề, nhiều anh hùng hào kiệt và những người yêu nước khắp nơi đã theo Lê Lợi tụ nghĩa.

Nội dung
Bài văn thề được chép trong gia phả nhiều dòng họ khai quốc công thần triều Lê nên có nhiều dị bản, tuy nhiên về nội dung cơ bản là đồng nhất. Nội dung văn thề sau đây được chép lại từ quyển Khởi nghĩa Lam Sơn của Phan Huy Lê và Phan Đại Doãn, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, 1977:

Niên hiệu Thiên Khánh thứ nhất, năm Bính Thân, tháng 2, qua ngày Kỷ Mão* là ngày sóc, đến ngày 12 là Canh Dần**

Phụ đạo lộ Khả Lam nước An Nam là Lê Lợi cùng Lê Lai, Lê Thận, Lê Văn An, Lê Văn Linh,Trịnh Khả, Trương Lôi, Lê Liễu, Bùi Quốc Hưng, Lê Ninh, Lê Hiểm, Vũ Uy, Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Lê Nhân Chú, Lê Bồi, Lê Lý, Đinh Lan, Trương Chiến kính đem lễ vật, sinh huyết tấu cáo cùng Hạo nhiên Thượng đế, Hậu thổ Hoàng địa và các tôn linh thần bậc thượng, trung, hạ coi sông núi ở các xứ nước ta.

Cúi xin chứng giám cho:
Rằng có bạn ở phương xa đến, kết giao vui vẻ cùng giữ lòng tin. Vì thế phải có lễ tấu cáo.

Nay ở trong nước, tôi là Phụ đạo Lê Lợi cùng với Lê Lai đến Trương Chiến, 19 người. Tuy họ hàng, quê quán khác nhau, nhưng kết nghĩa thân nhau như một tổ liền cành. Phận vinh hiển đều có khác nhau, mong có tình như cùng chung một họ.

(Có kẻ) bằng đảng xâm chiếm nước ta, qua cửa quan làm hại, nên Lê Lợi cùng Lê Lai đến Trương Chiến, 19 người chung sức đồng lòng, giữ gìn đất nước làm cho xóm làng được ăn ở yên lành. Thề sống chết cung nhau, không dám quên lời thề son sắt.

Tôi cúi xin trời đất và các vị thần linh chứng giám, ban cho trăm phúc, đến thân mình, nhà mình, con cháu trong họ hàng đều được yên vui hưởng lộc trời.
Nếu như Lê Lợi cùng Lê Lai đến Trương Chiến sinh lòng này khác, cầu ơn hiện tại, núp bóng quân thù, không cùng một lòng, quên lời thề ước, chúng tôi nguyện trời đất và các thần linh, giáng trăm tai ương trị mình cho đến họ hàng, con cháu đều bị tru diệt, chịu hết hình phạt của trời.

Kính xin có lời thề.

Địa điểm
Hiện nay tồn tại hai quan điểm về địa điểm diễn ra Hội thề Lũng Nhai: một cho rằng hội thề Lũng Nhai diễn ra tại làng Lũng Mi (tên gọi khác là làng Mé), thuộc xã Ngọc Phụng, huyện miền núi Thường Xuân (Thanh Hóa). Ý kiến thứ hai cho rằng diễn ra tại xã Phúc Thịnh hoặc xã Kiên Thọ, huyện miền núi Ngọc Lặc, Thanh Hóa.

Tháng 11 năm 2012 và tháng 5 năm 2013, chính quyền địa phương đã tổ chức cho đoàn cán bộ nghiên cứu khảo sát, điền dã tại núi Pù Mé thuộc làng Lũng Mi, xã Ngọc Phụng và hai xã Phúc Thịnh, Kiên Thọ.

Tại hội thảo khoa học “Hội thề Lũng Nhai trong khởi nghĩa Lam Sơn” ngày 20 tháng 7 năm 2013, Phan Huy Lê - chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng hội thề Lũng Nhai diễn ra tại làng Lũng Mi.
Chú thích
* 15 tháng 3 năm 1416.
** 26 tháng 3 năm 1416.

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99i_th%E1%BB%81_L%C5%A9ng_Nhai


http://img.tiki.vn/media/catalog/product/cache/1/image/9df78eab33525d08d6e5fb8d27136e95/i/m/image_838_.jpg

Hansy
28-06-2014, 01:33 PM
33- CHIẾN THẮNG
CHÚC ĐỘNG - TỐT ĐỘNG

CphO-rN4-I0

Hansy
28-06-2014, 07:46 PM
- CÁO VÀ CÒ

Gy7PTvFtUs8

Hansy
28-06-2014, 10:39 PM
http://d4.violet.vn/uploads/blogs/447/chien_thang_tot_dong_-_chuc_dong_1426_500.jpg


TRẬN TỐT ĐỘNG – CHÚC ĐỘNG
(7-11-1426)

Chiến thắng Tốt động – Chúc Động năm 1426 là 1 trong những điển hình rực rỡ về quyết tâm tiêu diệt địch, về tinh thần chiếnđấu dũng cảm và nghệ thuật quân sự tuyệt vời của nghĩa quân Lam Sơn.

… Các tướng chỉ huy của nghĩa quân Lam Sơn đoán định rằng Vương Thông sau khi dò biết vị trí đóng quân mới của quân ta sẽ mở cuộc hành quân nhằm bao vây, tiêu diệt quân ta ở Cao Bộ. Từ Ninh Kiều đánh lên Cao Bộ quân Minh phải hành quân theo 1 trong 2 con đường :
- Đường thứ nhất : Ninh Kiều – Chúc Động – Tốt Động – Yên Duyệt – Cao Bộ.
- Đường thứ 2 : Ninh Kiều – Chúc Động – Đại Ơn – Cao Bộ.

Bỏ Ninh Kiều rút về Cao Bộ, nghĩa quân không những buộc Vương Thông phải bị động thay đổi kế hoạch tiến công mà còn dụ địch hành quân theo đường quân ta đã chọn và bố trí sẵn trận địa mai phục. Đây là kết quả lớn bước đầu trong nghệ thuật điều động địch của nghĩa quân Lam Sơn.

Theo kế hoạch của Vương Thông, từ Ninh Kiều chúng sẽ chia làm 2 đạo :
- Đạo Kỳ binh, có số quân ít, xuất kỳ bất ý đến phía sau doanh trại của ta ở Cao Bộ. Đạo quân này có nhiệm vụ đặt pháo ở phía sau quân ta rồi bất ngờ nổ pháo nhằm đánh lạc hướng quân ta và làm hiệu lệnh cho các cánh quân địch đồng thời đánh khép lại.

- Đạo chính binh, tức đạo quân chủ lực do Vương Thông trực tiếp chỉ huy từ phía đông Ninh Kiều vượt sông Ninh Giang tiến đến phía trước căn cứ Cao Bộ. Đạo quân này có nhiệm vụ khi nghe pháo hiệu của đạo kỳ binh sẽ tiến công mãnh liệt vào mặt trước Cao Bộ.
-
Dựa trên cơ sở nắm được kế hoạch hành quân cụ thể của Vương Thông, bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn quyết định bố trí 2 trận địa mai phục ở Tốt Động và Chúc Động trên đường tiến quân của địch nhằm đập tan hoàn toàn cuộc hành quân của chúng.

Tốt Động được chọn làm trận địa mai phục chính của nghĩa quân, (xã Tụy An, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây). Cánh đồng Tốt Động khá sâu và lầy lội, cỏ lác rậm rạp. Con đường “lai khinh” chạy ngang qua phía tây cánh đồng Tốt Động, ở giữa 2 thôn Tốt Động và Yên Duyệt. Đạo quân chủ lực của Vương Thông muốn tiến lên Cao Bộ phải theo con đường “lai khinh” qua cánh đồng Tốt Động rồi qua Yên Duyệt lên Cao Bộ. Nghĩa quân đã tận dụng vị trí và địa hình vùng Tốt Động bố trí 1 trận địa mai phục kỹ lưỡng, nhằm đánh qụy đạo quân chủ lực của Vương Thông

Trận địa mai phục thứ 2 được bố trí ở vùng Chúc Động (thuộc xã Ngọc Sơn, Chương Mỹ, Hà Tây). Cánh đồng Chúc Động không lầy như Tốt Động, nhưng lại nằm ngay dưới chân núi Chúc Sơn sát bên núi Ngọc Giả và Ninh Sơn. Dòng sông Đáy chảy vòng sát chân núi Chúc Sơn và gân Chúc Động. Đây là 1 vùng địa hình phức tạp và hiểm yếu. Quân ta đã lợ dụng địa hình núi rừng ở vùng này để bố trí mai phục sẵn ở 2 bên đường. Cả 2 con đường từ Ninh kiều đến Cao Bộ đều phải men theo chân núi Ninh Sơn và Chúc Sơn đi qua vùng Chúc Động.

Trận địa mai phục Chúc Động có nhiệm vụ phối hợp với trận địa chính Tốt Động nhằm đánh vào hậu quân của đạo chính binh Vương Thông, đồng thời chặn đường rút lui của cả 2 đạo quân địch rút chạy về Đông Quan.

Cánh chính binh do Vương Thông chỉ huy có số lượng quân lớn, hành quân theo đội hình kéo dài. Khi tiền quân của chúng tới Tốt Động thì hậu quân mới vượt khỏi sông Ninh Giang tức lọt vào trận địa mai phục Chúc Động. Để tập trung binh lực ở mức cao nhất, nghĩa quân không rải quân ra đánh toàn bộ đội hình địch mà đánh vào tiền quân và hậu quân của chúng. Sự bố trí trận địa mai phục thể hiện rõ quyết tâm khóa chặt, tiêu diệt đạo quân Vương Thông.
Đối với đạo kỳ binh của địch, nghĩa quân không đón đánh khí chúng tiến quân, mà chỉ chặc đường rút lui tiêu diệt tại Chúc Động.

Đêm 6-11, công việc bố trí mai phục ở Tốt Động, Chúc Động được tiến hành 1 cách khẩn trương và bí mật. Quân địch đóng ở bên kia Ninh Kiều tuy cách Chúc Động không xa nhưng không hay biết gì về trận địa của quân ta

Diễn biến :
Theo kế hoạch đã vạch ra, sáng ngày 7-11, quân địch từ đông Ninh Kiều chia làm 2 đạo xuất phát tiến đánh nghĩa quân ở Cao Bộ. Khi đạo quân chủ lực do Vương Thông chỉ huy đến vùng Tốt Động thì quân ta bắn pháo hiệu đánh lừa địch. Quân địch nghe tiếng pháo tưởng là pháo hiệu của cánh kỳ binh vội đổ xô đi chiếm lấy những địa điểm thuận lợi theo hiệu lệnh trước lúc tiến quân. Việc nổ pháo hiệu của ta có tác dụng đánh lừa quân địch tiến sâu vào trận địa mai phục của quân ta. Trong khi đó, quân mai phục của ta vẫn “nằm yên không động”.

Khi tiền quân của địch đã lọt vào trận địa mai phục ở Tốt động và hậu quân đã qua hết sông Ninh Giang, quân mai phục của ta mới nhất tề xông ra đánh mãnh liệt.
Tại Tốt Động, 1 bộ phận lớn qâun địch đã bị quân ta và voi chiến dồn vào cánh đồng lầy lội rồi bị chia cắt ra tiêu diệt hết lớp này đến lớp khác; đồng thời lúc ấy trời lại mưa to, cánh đồng Tốt Động và đường xá càng lầy lội. Hàng ngũ của địch rối loạn và hoảng hốt. Địch bị đánh bất ngờ (kỵ binh và bộ binh) lại bị sa lầy nên mất hết khả năng chiến đấu.

Từ những gò đất, lùm cây quân ta dùng giáo, lao, đặc biệt là cung nỏ giết chết hàng loạt quân địch. Tổng binh Vương Thông hoàn toàn bất lực trước cảnh hỗn loạn và khiếp sợ của quân lính. Bản thân Vương Thông cũng bị 1 mũi tên bắn bị thương cạnh sườn. Viên thượng thư bộ binh Trần Hiệp định tự sát nhưng bị quân ta xông tới chém chết.
Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt khoảng 4-5 tiếng đồng hồ (từ 10 giờ đến 15 giờ ngày 7-11). Quân ta đã chặn đứng và đập nát bộ phận tiền quân của địch. Hàng vạn quân địch bỏ xác trên chiến trường Tốt Động. Vương Thông và bọn sống sót tìm đường tháo chạy về Ninh Kiều.

Trong khi tiền quân đang bị giáng những đòn sấm sét bất ngờ ở Tốt Động thì trung quân và hậu quân của địch bị ùn lại trên quãng đường từ Tốt Động đến Chúc Động. Khi được tin tiền quân bị thua và thấy bọn tàn binh hoảng hốt tháo chạy, trung quân và hậu quân cũng nhốn nháo tìm đường rút lui. Hiều khối quân địch ở đạo chính binh chưa bị đánh đã tan vỡ cả hàng ngũ và mất hết tinh thần chiến đấu.

Đạo kỳ binh lúc bấy giờ đang trên đường tiến về phía sau Cao Bộ bỗng nhiên nghe tiếng súng nổ ở Cao Bộ. Viên chỉ huy kinh ngạc vì tín hiệu đáng lẽ do cánh kỳ binh phát ra. Ngay sau đó cánh kỳ binh được tin khủng khiếp, tổng binh Vương Thông bị rơi vào trận địa mai phục ở Tốt Động, không thể tiến về phía trước Cao Bộ được. Biết đã mắc mưu quân ta, Vương Thông vội vã ra lệnh cho cánh kỳ binh chạy về Chúc Động.

Đúng lúc đó, tại trận địa Chúc Động quân mai phục của ta lại vùng lên đánh những đòn quyết liệt vào cánh kỳ binh và hậu quân của cánh chính binh cùng với số thoát chết ở Tốt Động chạy về. Từ núi Ninh Sơn, Chúc Sơn và các cánh đồng 2 bên đường, quân ta xông ra chặn đánh ngang đường rút lui, chia cắt quân địch ra nhiều mảnh mà tiêu diệt. cầu Ninh Kiều lập tức bị quân ta phá hủy, và dòng sông biến thành chiến tuyến cản đường rút chạy của địch về Đông Quan. Hàng vạn quân địch bị giết và bị bắt. Bọn sống sót liều lĩnh vượt qua Ninh Giang bị chết đuối nhiều đến nỗi “… nước Ninh Kiều vì thế mà tắc nghẽn” (Đại Việt SKTT). Bọn tàn quân địch phải khó khăn lắm mới thoát chết cùng Vương Thông, Mã Kỳ, Phương Chính chạy vè Đông Quan.

Chiến trận Tốt Động – Chúc Động, quân ta đã tiêu diệt trên 6 vạn quân địch, trong đó 5 vạn tên bị giết, 1 vạn bị bắt. Binh bộ thượng thư Trần Hiệp và nội quan Lý Lượng, tướng Lý Đằng bị chém tại trận. Quân ta “… thu được ngựa, quân tư khí giới, xe cộ nhiều không kể xiết” (Đại việt SKTT)


http://www.lichsuvietnam.vn/images/stories/laytubao/td-cd.jpg
Diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động

Nghệ thuật chiến trận:

Thắng lợi của trận phục kích Tốt Động – Chúc Động đã thể hiện 1 cách thành công của lối đánh “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” của nghĩa quân Lam Sơn. Nghiên cứu diễn biến trận tập kích Tốt Động – Chúc Động chúng ta thấy rằng sự vận động và cơ động nhanh của nghĩa quân đã tạo ra những bất ngờ lớn cho quân địch và là 1 trong những nhân tố quân trọng giúp nghĩa quân khắc phục được điểm yếu về số lượng so với địch để giữ vững quyền chủ động tiến công và tiếu diệt địch.

Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động thể hiện Nghệ thuật chỉ đạo tác chiến, chiến thuật tài giỏi của nghĩa quân Lam Sơn. Nghĩa quân đã quán triệt tư tưởng quyết tâm tiêu diệt địch cao độ, là tinh thần chủ động, tích cực và liên tục tiến công, phát huy mọi chỗ mạnh của mình, nhằm đánh vào mọi chỗ yếu của địch mà đánh.

Đứng trước 1 thách thức lớn, 1 cuộc hành quân quy mô của 10 vạn quân địch, nghĩa quân tuy ít hơn nhiều về số lượng, nhưng không nao núng tinh thần, kiên quyết giữ vững quyền chủ động tiến công để tiêu diệt địch. Quân địch tuy đông và hiếu chiến nhưng đã mất hết quyền chủ động chiến lược và phải tiến quân vào những khu vực ngoài dự kiến.

Trong toàn bộ cuộc chiến, quân địch luôn bị nghĩa quân điều động và phải bị động đối phó từ đầu chí cuối. Mở đầu cuộc chiến, nghĩa quân đã nhử địch từ cầu thanh oai lên Cổ Lãm để đánh bại giữa cánh đồng lầy. Một đạo quân mạnh gần 10 vạn của Vương Thông cũng bị nghĩa quân điều từ Cổ Sở xuống Ninh Kiều rồi lại từ Ninh Kiều vào những trận địa mai phục ở Tốt Động – Chúc Động để bị tiêu diệt.Nghệ thuật điều động quân địch của nghĩa quân lam Sơn đã đạt đến mức hoàn hảo. Do bị điều động như vậy nên quân địch không phát huy được sức mạnh của chúng mà phải đánh theo cách đánh của ta, tại những chiến trường bất lợi nhất cho chúng do ta chọn sẵn.

Nghệ thuật như địch và mai phục vận động đã được nghĩa quân sử dụng 1 cách tài tình và mưu trí. Quân Minh có sở trường lối đánh bao vây tiến công ào ạt và trận địa chiến. bằng cách đánh mai phục lợi hại của mình, nghĩa quân đón đánh 1 cách bất ngờ ngay trên đường hành quân của địch. Nghĩa quân không những khéo lợi dụng địa hình núi rừng ở Chúc Động mà còn sử dụng cả địa bàn đầm lầy Tốt Động để bố trí trận địa mai phục. Với địa hình hiểm yếu, bộ binh và kỵ binh của địch bị dồn vào tình trạng sa lầy, không phát huy được sở trường, rồi bị chia cắt đội hình ra tiêu diệt.

Trước khi vào cuộc chiến chiến lược Tốt Động – Chúc Động, toàn bộ lực lượng của ta tập trung về Cao Bộ. Để đảm bảo nguyên tắc tập trung binh lực ở mức cao nhất, nghĩa quân bố trí 2 trận địa mai phục Tốt Động – Chúc Động nhằm đánh vào tiền quân và hậu quân của đạo quân chủ lực Vương Thông. Đạo kỳ binh và trung quân của đạo chủ lực tuy không bị đánh nhưng cũng bị tan ra và tháo chạy. trên đường tháo chạy với tinh thần hoảng loạn đó, bộ phận quân địch này bị chặn đánh ở Chúc Động. Như vậy là nghĩa quân vừa tập trung được lực lượng để giáng những đòn quyết định vào bộ phận chủ yếu của đạo quân chủ lực, vừa đảm bảo tiêu diệt đến mức cao nhất cả 2 đạo chính, kỳ của Vương Thông.

Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động biểu hiện ý chí và bản lĩnh chiến đấu của nghĩa quân, trình độ tổ chức và chỉ huy. Chiến thắng đó đã đưa cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc lên 1 giai đoạn phát triển mới

Nguồn: http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=1210&Itemid=5



http://d4.violet.vn/uploads/blogs/447/tran_tot_dong_-_chuc_dong_cuoi_nam_1426__500_01_500.jpg

Hansy
29-06-2014, 01:40 PM
- HAI CÔ GÁI VÀ BẦY QUỶ NHỎ

eREZAAbre1g

Hansy
29-06-2014, 05:30 PM
http://static9.nguyentandung.org/files/2013/01/luoc_do_tran_chi_lang_-_xuong_giang_thang.jpg


TRẬN CHI LĂNG - XƯƠNG GIANG
(8.10 - 3.11.1427)

CHIẾN THẮNG
CHI LĂNG – XƯƠNG GIANG
NGÀY 8 THÁNG 10 ĐẾN NGÀY 3 THÁNG 11 NĂM 1427

Đánh trận đầu, sạch sanh kình ngạc,
Đánh trận nữa, tan tác chim muôn.
Lỗ kiến xoi, đê vỡ phá tung,
Gió thổi mạnh, lá khô trút sạch.

NGUYỄN TRÃI
Bình Ngô đại cáo

Đó là khí thế xung trận vang dậy của quân dân ta và thắng lợi oanh liệt, triệt để của trận Chi Lăng – Xương Giang mà Nguyễn Trãi đã ghi lại trong Bình Ngô đại cáo. Đó cũng là chiến thắng có ý nghĩa quyết định, kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh giải phóng do Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo hồi đầu thế kỷ XV.

**
Trận quyết chiến chiến lược kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chống quân Minh (Ming) xâm lược (19.11.1406 - 3.1.1428). Sau thất bại trong trận Tốt Động - Chúc Động (5 - 7.11.1426), Vương Thông (Wang Tong) vờ xin giảng hoà để chờ viện binh chính quốc.

Tháng 10.1427, viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo tiến sang; đạo quân Liễu Thăng (khoảng 100 nghìn) từ Quảng Tây qua Lạng Sơn vào Đông Quan; đạo quân Mộc Thạnh (Mu Sheng) (khoảng 50 nghìn) từ Vân Nam (Yunnan) định qua Lào Cai tiến về Đông Quan.

Ngày 8.10, đạo quân Liễu Thăng (Liu Sheng) vượt biên giới vào Lạng Sơn; nghĩa quân Lam Sơn vừa đánh vừa rút, nhử đối phương vào trận địa mai phục ở Chi Lăng. Không gặp sức chống cự đáng kể, Liễu Thăng sinh chủ quan, tự mình chỉ huy đội kị binh mở đường.

Ngày 10.10, đội quân này lọt vào trận địa mai phục và bị nghĩa quân kết hợp dân binh địa phương của Lý Huề diệt gọn (gần 10 nghìn). Liễu Thăng bị chém đầu tại núi Mã Yên . Phó tướng Lương Minh (Liang Ming) thay Liễu Thăng, chỉ huy đại quân. Ngày 15.10, quân Minh bị chặn đánh quyết liệt ở Cần Trạm (Kép, tỉnh Bắc Giang); Lương Minh bị giết cùng hàng vạn quân. Đô đốc Thôi Tụ (Cui Xiu) và thượng thư Lý Khánh (Li Qing) thay Lương Minh chỉ huy đội quân còn lại tiến về thành Xương Giang đã bị nghĩa quân đánh chiếm trước đó . Bị đánh suốt dọc đường tiến quân và thất vọng về thành Xương Giang thất thủ, Lý Khánh tự tử (18.10).

Ngày 3.11, nghĩa quân tiến hành tổng công kích từ bốn mặt vào tàn quân của Liễu Thăng trú quân giữa cánh đồng Xương Giang, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ. Được tin đạo quân Liễu Thăng bị tiêu diệt, đạo quân Mộc Thạnh đang tiến quân vội vàng rút lui. Nghĩa quân lập tức chuyển sang truy kích, diệt trên 2 vạn, bắt sống hàng nghìn quân.

Ngày 16.12, tại một địa điểm nam thành Đông Quan, Lê Lợi và Vương Thông lập hội thề, chấp nhận cho Vương Thông rút quân về nước . Ngày 23.12.1427, bắt đầu rút quân và đến 3.1.1428, tên lính xâm lược cuối cùng rời khỏi Đại Việt. Đây là theo tư tưởng quân sự của Nguyễn Trãi là lấy ít địch nhiều, thường dùng mai phục.


http://www.lichsuvietnam.vn/images/stories/laytubao/chilangxuonggiang.jpg
Trận Chi Lăng - Xương Giang (8.10 - 3.11.1427)

Kết luận:
Thế là từ ngày 8-10 đến ngày 3-11-1427, trong khoảng không đầy 1 tháng, toàn bộ hai đạo viện binh của Liễu Thăng, Mộc Thạnh dã bị tiêu diệt và đánh tan. Kế hoạch tăng viện của nhà Minh bị phá sản hoàn toàn.

Tin viện binh bị tiêu diệt đến với quân địch đưang bị bao vây trong các thành, Nhưng chúng vẫn còn nghi hoặc. Lê Lợi liền sai thông sự Đặng Hiếu Lộc giải công bộ thượng thư Hoàng Phúc, đô đốc Thôi Tụ và một số tù binh mang theo chiếc song hổ phù của Chinh lỗ phó tướng quân Liễu Thăng, hai chiếc ấn bạc của hai viên thượng thư Hoàng Phúc, Lý Khánh cùng với các cờ xí, trống, chiêng lấy được đem đến tận thành Đông Quan cho chính mắt chúng trông thấy. Cả bè lũ tuyệt vọng.

Địch ở Đông Quan từ chủ tướng Vương Thông đến quân lính vô cùng hoảng hốt, khiếp sợ. Lê Lợi lại gửi thư dụ hàng đồng thời siết chặt vòng vây Đông Quan.

Toàn bộ viện binh, hơn 15 vạn quân vừa vượt qua biên giới chưa kịp tới Đông Quan đã bị tiêu diệt gọn và đánh tan, gây chấn động vô cùng khủng khiếp trong quân đội và tướng tá của Vương Thông. Cả bè lũ tuyệt vọng.

Ngày 16 tháng 12 năm 1427 (ngày 22 tháng mười một năm Đinh Mùi) Vương Thông và lũ tướng giặc xin giảng hòa, thực chất là đầu hàng. Chúng phải đến một địa điểm phía nam thành Đông Quan gặp Lê Lợi và các tướng lĩnh nghĩa quân. Dưới hình thức hội thề ( Hội thề Đông Quan 1427), Vương Thông xin cam kết “Đem quân về nước không thể kéo dài năm tháng để đợi viện binh”, “nếu không thì trời đất thần linh, sông núi sẽ làm cho bản thân, cho đến cả nhà, thân thích chết hết và cả đến quan quân cũng không một người nào về được đến nhà” (Nguyễn Trãi, Toàn tập, sách đã dẫn, tr. 133). Bản văn hội thề có giá trị như một hiệp định rút quân của địch. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, bằng chiến thắng quân sự vô cùng oanh liệt, đập tan ý chí xâm lược của kẻ thù, chúng ta buộc chúng phải ký kết một văn bản xin rút quân vô điều kiện như vậy.

Cuối tháng 12, chúng phải trao trả cho ta các thành Đông Quan, Cổ Lộng, Tây Đô và rút quân về nước.

Đến như thần võ không giết,
Đức lớn hiếu sinh.
Nghĩ vì kế lâu dài của nhà nước,
Tha kẻ hàng mười vạn sĩ binh.
Sửa hòa hiếu cho hai nước,
Tắt muôn đời chiến tranh.
Chỉ cần vẹn đất, cốt sao an ninh,
Nguyễn Thi
Phú núi Chí Linh

Với lòng nhân đạo cao cả “Chỉ cần vẹn đất, cốt sao an ninh” và sách lược hết sức mềm dẻo, Lê Lợi - Nguyễn Trãi đã trao trả tù binh, cung cấp đủ lương thực và phương tiện đi đường, sai nhân dân sửa sang đường sá, cầu cống cho bại binh của địch rút lui an toàn về nước.

Bọn tham chính Phương Chính, nội quan Mã Kỳ được cấp năm trăm thuyền,
đã vượt biển về vẫn hồn kinh phách lạc,
Lũ tổng binh Vương Thông, tham chính Mã Anh được cho mấy nghìn ngựa
đã về nước còn ngực đập chân run.
Bình Ngô đại cáo

Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang với những trận đánh vang dội ở Chi Lăng, Cần Trạm, Phố Cát, Bình Than, Xương Giang, là chiến công oanh liệt nhất trong 10 năm anh dũng đấu tranh của nghĩa quân Lam Sơn, là thành công rực rỡ nhất trong cuộc thử thách ác liệt quyết định thắng lợi cuối cùng của cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân ta đầu thế kỷ XV.

Suốt 20 năm xâm lược, nhà Minh đã liên tục gửi viện binh sang nước ta, ngoan cố duy trì nền thống trị của chúng. Đặc biệt từ năm 1426 đến cuối năm 1427, số quân tăng viện của địch đã lên đến 30 vạn quân. Cuộc chiến đấu cuối năm 1427 đi đến kết thúc cuộc chiến tranh là cuộc đọ sức cuối cùng và cao nhất giữa dân tộc ta và bọn xâm lược nhà Minh.

Trong cuộc đọ sức đó, nhân dân ta đã giành thắng lợi rực rỡ. Trong 26 đêm ngày quyết chiến (8-10 đến 3-11) quân dân ta đã tiêu diệt toàn bộ 10 vạn quân Liễu Thăng, đồng thời tiêu diệt và đánh tan 5 vạn quân Mộc Thạnh. Thắng lợi đó đã gây một chấn động vô cùng mạnh mẽ. Vì thế, bại quân Vương Thông khiếp sợ phải “nhận giảng hòa” và xin rút quân về nước. Vì thế, vua Minh Tuyên Tông và cả triều dình nhà Minh hoảng hốt buộc phải ra lệnh bãi binh.

Ngày 3-1-1428, đội binh cuối cùng của 10 vạn quân giặc phải rút khỏi biên giới nước ta (Văn bia Vĩnh Lăng và Phú núi Chí Linh đều nói rõ số quân ta cho hàng về nước là 10 vạn. Tài liệu sử cũ của Trung Quốc như Hoàng Minh thực lục cũng phải chép là 86.400 quân; Minh sử chép là 86.000). Và đến đầu tháng 3 năm đó về tới Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc), bại tướng Vương Thông lại gặp phái đoàn của nhà Minh xuống “truyền lệnh bãi binh”. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang đã đập tan hoàn toàn âm mưu xâm lược của nhà Minh, đưa đến thắng lợi huy hoàng của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Đó là chiến thắng cực kỳ oanh liệt, triệt để của trận quyết chiến chiến lược có ý nghĩa quyết định kết thúc chiến tranh, bảo đảm giành lại độc lập tự do cho đất nước.

Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang biểu thị sự nỗ lực phi thường của nghĩa quân Lam Sơn. và sự kết hợp chặt chẽ giữa quân đội dân tộc và nhân dân trong cuộc chiến tranh giải phóng. Đặc biệt nhân dân các làng quanh thành Xương Giang có công lớn giúp nghĩa quân trong khi hạ thành và bao vây tiêu diệt viện binh. Vì vậy, sau khi thắng lợi, nhà Lê đã lấy ruộng đất trong thành làm công điền chia cho dân làng. Việc giúp đỡ nhiệt tình và phối hợp tác chiến có hiệu quả của nhân dân địa phương dối với nghĩa quân là hình ảnh đẹp đẽ của cuộc chiến tranh nhân dân thời bấy giờ.

Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang còn chứng tỏ nghệ thuật quân sự điêu luyện và tài thao lược kiệt xuất của tổ tiên ta ở thế kỷ XV. Bộ chỉ huy nghĩa quân đã giải quyết đúng đắn và sáng tạo nhiều vấn dề chiến lược phức tạp chọn hướng chiến lược chính xác, sử dụng binh lực hợp lý và bày thế trận lợi hại. Trong ba khối quân chiến lược của địch - quân Liễu Thăng ở Lạng Sơn, quân Mộc Thạnh ở Tuyên Quang (Hà Giang bây giờ) và quân Vương Thông ở Đông Quan, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã chọn dạo quân Liễu Thăng làm mục tiêu quyết chiến. Tiêu diệt được đạo quân này là cơ bản đập tan được kế hoạch tăng viện của địch đồng thời cũng dễ dàng đánh tan được đạo quân Mộc Thạnh và bại quân Vương Thông.

Diễn biến từng trận đánh, từ trận đầu “đập gãy tiên phong” đến trận cuối “hẹn giữa tháng mười diệt giặc”, đều thực hiện dúng nhiệm vụ và kế hoạch đã vạch trước. Trên quãng đường dài hơn 300 dặm (113 ki-lô-mét) với non hiểm trở, sông nước cản ngăn, nghĩa quân đã vận động liên tục đánh địch. Trận nhử địch ở Pha Lũy, ải Lưu đã gây nhân tố bất ngờ, tạo thêm điều kiện cho quân lân ta chiến thắng giòn giã, tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch ở Chi Lăng, Cần Trạm, Phố Cát. Sau khi đã chặn đứng và bao vây quân địch ở Xương Giang, nghĩa quân đập tan đạo quân Mộc Thạnh rồi cuối cùng khép chặt vòng vây và dồn sức lại tổng công kích tiêu diệt sạch đạo viện binh Liễu Thăng. Thắng lợi này thúc đẩy thắng lợi khác, tác động lẫn nhau, tạo thành một dây chuyền nhiều trận tiến công liên tục chủ động v¬ới khí thế dũng cảm vô song. Phương châm chiến lược chung của khởi nghĩa Lam Sơn là “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”, nhưng trong những trận quyết chiến, bộ chỉ huy cố gắng tập trung binh lực, bảo đảm đánh rất mạnh, rất nhanh, thắng rất to lớn và triệt để. Đó là lối đánh làm cho quân địch “sạch sanh kình ngạc”, “tan tác chim muông”, bị thua như “đê vỡ phá tung”, “lá khô trút sạch”.

Trong chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang, Lê Lợi - Nguyễn Trãi đã sứ dụng tài tình những biện pháp chính trị để đánh địch. Phát huy chiến quả của thắng lợi trước nhằm uy hiếp và làm tan rã nhanh chóng tinh thần chiến dấu của địch ở các trận sau và cao hơn nữa, còn khiến cho cả đạo viện binh Mộc Thạnh không đánh mà tự bỏ chạy. Có thể nói, trên cơ sở tiến công bầng lực lượng quân sự kết hợp với những biện pháp chính trị, binh vận, đánh địch về mọi mặt là một trong những tư tưởng chỉ đạo chiến tranh sáng tạo của nghĩa quân Lam Sơn.

Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang, với ý nghĩa quyết định của nó, là một hình ảnh sinh động trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XV, biểu thị tập trung nhất ý chí và nghị lực, quyết tâm, tinh thần quyết chiến quyết thắng và trí thông minh sáng tạo của dân tộc ta. Chiến thắng lịch sử đó đã xóa bỏ hai mươi năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh, mở ra những trang mới trong lịch sử dựng nước và giữ nước quang vinh của dân tộc:

Xã tắc từ đây bền vững,
Giang sơn từ đây đổi mới,
Càn khôn đã bĩ rồi lại thái,
Trời trăng đã mờ rồi lại trong.
Để mở nền muôn thuở thái bình .
Để rửa nỗi nghìn thu hổ thẹn.
Bình Ngô đại cáo

Nguồn: http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=1265&Itemid=5


http://d4.violet.vn/uploads/blogs/447/luoc_do_nghia_quan_lam_son_tien_quan_ra_bac_500.jp g

Hansy
29-06-2014, 10:46 PM
34- CHIẾN THẮNG
CHI LĂNG - XƯƠNG GIANG

UVGhWwmEC5g

Hansy
30-06-2014, 02:37 AM
- KIỆN CÂY ĐA

7ttFbqTgBF0

Hansy
30-06-2014, 06:11 AM
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/f0/%E5%B9%B3%E5%90%B3%E5%A4%A7%E8%AA%A53.jpg/180px-%E5%B9%B3%E5%90%B3%E5%A4%A7%E8%AA%A53.jpg
Nguyên văn (Hán văn) "Bình Ngô đại cáo"



BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO
Nguyễn Trãi

Nguyên bản tiếng Hán

代天行化皇上若曰。

蓋 聞 ﹕

仁 義之 舉, 要 在 安 民,
弔伐 之 師 莫 先 去 暴 。
惟 我 大 越 之 國,
實 為文 獻 之 邦 。
山 川 之 封域 既 殊,
南 北 之 風 俗亦 異 。
自 趙 丁 李 陳 之肇 造 我 國,
與 漢 唐 宋元 而 各 帝 一 方 。
雖 強弱 時 有 不 同
而 豪 傑 世未 常 乏 。

故 劉 龔 貪 功以 取 敗,
而 趙 禼 好 大 以 促 亡 。
唆 都 既 擒 於 鹹 子 關 ,
烏 馬 又 殪 於 白 藤 海 。
嵇 諸 往 古,
厥 有 明 徵。

頃 因 胡 政 之 煩 苛 。
至 使 人 心 之 怨 叛 。
狂明 伺 隙, 因 以 毒 我 民;
惡 黨 懷 奸, 竟 以 賣我 國 。
焮 蒼 生 於 虐 焰,
陷 赤 子 於 禍 坑 。
欺天 罔 民, 詭 計 蓋 千 萬狀;
連 兵 結 釁 稔 惡 殆二 十 年 。
敗 義 傷 仁 ,乾 坤 幾 乎 欲 息;
重 科厚 歛, 山 澤 靡 有 孑 遺。
開 金 場 塞 冒 嵐 瘴 而斧 山 淘 沙,
採 明 珠 則觸 蛟 龍 而 緪 腰 汆 海 。
擾 民 設 玄 鹿 之 陷 阱 ,
殄 物 織 翠 禽 之 網 羅 。
昆 虫 草 木 皆 不 得 以 遂其 生,
鰥 寡 顛 連 俱 不獲 以 安 其 所 。
浚 生 靈之 血 以 潤 桀 黠 之 吻 牙;
極 土 木 之 功 以 崇 公私 之 廨 宇 。
州 里 之 征徭 重 困,
閭 閻 之 杼 柚皆 空 。
決 東 海 之 水 不足 以 濯 其 污,
罄 南 山之 竹 不 足 以 書 其 惡 。
神 民 之 所 共 憤,
天 地之 所 不 容 。



奮 跡 藍山,
棲 身 荒 野 。
念 世讎 豈 可 共 戴,
誓 逆 賊難 與 俱 生 。
痛 心 疾 首者 垂 十 餘 年,
嘗 膽 臥薪 者 蓋 非 一 日 。
發 憤忘 食, 每 研 覃 韜 略 之書,
即 古 驗 今, 細 推究 興 亡 之 理 。
圖 回 之志
寤 寐 不 忘 。
當 義 旗初 起 之 時,
正 賊 勢 方張 之 日 。

奈 以 ﹕

人 才秋 葉,
俊 傑 晨 星 。
奔走 先 後 者 既 乏 其 人 ,
謀 謨 帷 幄 者 又 寡 其 助。
特 以 救 民 之 念, 每鬱 鬱 而 欲 東;
故 於 待賢 之 車, 常 汲 汲 已 虛左 。

然 其

得 人 之 效 茫若 望 洋,
由 己 之 誠 甚於 拯 溺 。
憤 兇 徒 之 未滅,
念 國 步 之 遭 迍 。
靈 山 之 食 盡 兼 旬,
瑰縣 之 眾 無 一 旅 。
蓋 天欲 困 我 以 降 厥 任,
故與 益 勵 志 以 濟 于 難 。
揭 竿 為 旗, 氓 隸 之 徒四 集
投 醪 饗 士, 父 子之 兵 一 心 。
以 弱 制 彊, 或 攻 人 之 不 備;
以寡 敵 眾 常 設 伏 以 出 奇。

卒 能

以 大 義 而 勝 兇殘,
以 至 仁 而 易 彊 暴。
蒲 藤 之 霆 驅 電 掣 ,
茶 麟 之 竹 破 灰 飛 。
士氣 以 之 益 增,
軍 聲 以之 大 振 。
陳 智 山 壽 聞風 而; 褫 魄,
李 安 方 政 假 息 以 偷生 。
乘 勝 長 驅, 西 京既 為 我 有;
選 兵 進 取, 東 都 盡 復 舊 疆 。
寧橋 之 血 成 川, 流 腥 萬里;
窣 洞 之 屍 積 野 ,遺 臭 千 年 。
陳 洽 賊 之腹 心, 既 梟 其 首;
李亮 賊 之 奸 蠹, 又 暴 厥屍 。
王 通 理 亂 而 焚 者益 焚,
馬 瑛 救 鬥 而 怒者 益 怒 。
彼 智 窮 而 力盡, 束 手 待 亡;
我 謀伐 而 心 攻, 不 戰 自 屈。
謂 彼 必 易 心 而 改 慮,
豈 意 復 作 孽 以 速 辜。
執 一 己 之 見 以 嫁 禍於 他 人,
貪 一 時 之 功以 貽 笑 於 天 下 。
遂 靈宣 德 之 狡 童, 黷 兵 無厭;
仍 命 晟 昇 之 懦 將, 以 油 救 焚 。
丁 未 九月 柳 昇 遂 引 兵 猶 邱 溫而 進,
本 年 十 月 木 晟又 分 途 自 雲 南 而 來 。
予 前 既 選 兵 塞 險 以 摧其 鋒,
予 後 再 調 兵 截路 以 斷 其 食 。
本 月 十八 日 柳 昇 為 我 軍 所 攻, 計 墜 於 支 稜 之 野 ;
本 月 二 十 日 柳 昇 又 為我 軍 所 敗, 身 死 於 馬鞍 之 山 。
二 十 五 日 保定 伯 梁 銘 陣 陷 而 喪 軀,
二 十 八 日 尚 書 李 慶計 窮 而 刎 首 。

我 遂 迎刃 而 解,
彼 自 倒 戈 相攻 。
繼 而 四 面 添 兵 以包 圍,
期 以 十 月 中 旬而 殄 滅 。
爰 選 貔 貅 之士,
申 命 爪 牙 之 臣 。
飲 象 而 河 水 乾,
磨 刀而 山 石 鈌 。
一 鼓 而 黥刳 鱷 斷,
再 鼓 而 鳥 散麇 驚 。
決 潰 蟻 於 崩 堤,
振 剛 風 於 稿 葉 。
都督 崔 聚 膝 行 而 送 款 ,
尚 書 黃 福 面 縛 以 就 擒。
僵 屍 塞 諒 江 諒 山 之途,
戰 血 赤 昌 江 平 灘之 水 。
風 雲 為 之 變 色,
日 月 慘 以 無 光 。

其雲 南 兵 為 我 軍 所 扼 於梨 花 ,自 恫 疑 虛 喝 而先 以 破 腑;
其 沐 晟 眾 聞 昇軍 大 敗 於芹 站, 遂 躪 藉 奔 潰 而 僅 得 脫 身。
冷 溝 之 血杵 漂, 江 水 為 之 嗚 咽;
丹 舍 之 屍 山 積, 野草 為 之 殷 紅 。
兩 路 救兵 既 不 旋 踵 而 俱 敗 ,
各 城 窮 寇 亦 將 解 甲 以出 降 。
賊 首 成 擒, 彼既 掉 餓 虎 乞 憐 之 尾 ;
神 武 不 殺, 予 亦 體 上帝 孝 生 之 心 。
參 將 方政, 內 官 馬 騏, 先 給艦 五 百 餘 艘, 既 渡 海而 猶 且 魂 飛 魄 散;
總兵 王 通, 參 政 馬 瑛 ,又 給 馬 數 千 餘 匹, 已還 國 而 益 自 股 慄 心 驚。
彼 既 畏 死 貪 生, 而修 好 有 誠;
予 以 全 軍為 上, 而 欲 民 之 得 息。

非 惟 謀 計 之 極 其 深遠,
蓋 亦 古 今 之 所 未見 聞 。
社 稷 以 之 奠安,
山 川 以 之 改 觀 。
乾 坤 既 否 而 復 泰,
日月 既 晦 而 復 明 。
于 以開 萬 世 太 平 之 基,
于以 雪 天 地 無 窮 之 恥 。
是 由 天 地 祖 宗 之 靈 有 以 默 相 陰 佑 而 致 然 也 !

於 戲 !

一戎 大 定, 迄 成 無 兢 之功;
四 海 永 清, 誕 布維 新 之 誥 。
播 告 遐 邇,
咸 使 聞 知 。


UazZRq331I8

Hansy
30-06-2014, 05:13 PM
BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO
(Phiên âm tiếng Việt)

Đại thiên hành hóa hoàng thượng nhược viết:

Cái văn:

Nhân nghĩa chi cử, yếu tại an dân,
Điếu phạt chi sư, mạc tiên khử bạo.
Duy ngã Đại Việt chi quốc,
Thực vi văn hiến chi bang.
Sơn xuyên chi phong vực ký thù,
Nam bắc chi phong tục diệc dị.
Tự Triệu Đinh Lý Trần chi triệu tạo ngã quốc,[1]
Dữ Hán Đường Tống Nguyên nhi các đế nhất phương.
Tuy cường nhược thì hữu bất đồng,
Nhi hào kiệt thế vị thường phạp.

Cố Lưu Cung tham công dĩ thủ bại,
Nhi Triệu Tiết hiếu đại dĩ xúc vong.
Toa Đô ký cầm ư Hàm Tử quan,
Ô Mã hựu ế ư Bạch Đằng hải.[2]
Kê chư vãng cổ,
Quyết hữu minh trưng.

Khoảnh nhân Hồ chính chi phiền hà,
Trí sử nhân tâm chi oán bạn.
Cuồng Minh tứ khích, nhân dĩ độc ngã dân;
Nguỵ đảng hoài gian, cánh dĩ mại ngã quốc.
Hân thương sinh ư ngược diệm,
Hãm xích tử ư họa khanh.
Khi thiên võng dân, quỷ kế cái thiên vạn trạng;
Liên binh kết hấn, nẫm ác đãi nhị thập niên.
Bại nghĩa thương nhân, càn khôn ky hồ dục tức;
Trọng khoa hậu liễm, sơn trạch mỹ hữu kiết di.
Khai kim trường, tắc mạo lam chướng nhi phủ sơn đào sa,
Thái minh châu, tắc xúc giao long nhi hoàn yêu thộn hải.
Nhiễu dân thiết huyền lộc chi hãm tịnh,
Điễn vật chức thúy cầm chi võng la.
Côn trùng thảo mộc giai bất đắc dĩ toại kỳ sinh,
Quan quả điên liên câu bất hoạch dĩ an kỳ sở.
Tuấn sinh linh chi huyết dĩ nhuận kiệt hiệt chi vẫn nha;
Cực thổ mộc chi công dĩ sùng công tư chi giải vũ.
Châu lý chi chinh dao trọng khốn,
Lư diêm chi trữ trục giai không.
Quyết Đông Hải chi thủy bất túc dĩ trạc kỳ ô,
Khánh Nam Sơn chi trúc bất túc dĩ thư kỳ ác.
Thần dân chi sở cộng phẫn,
Thiên địa chi sở bất dung.

Dư:

Phấn tích Lam Sơn,
Thê thân hoang dã.
Niệm thế thù khởi khả cộng đái,
Thệ nghịch tặc nan dữ câu sinh.
Thống tâm tật thủ giả thùy thập dư niên,
Thường đảm ngọa tân giả cái phi nhất nhật.
Phát phẫn vong thực, mỗi nghiên đàm thao lược chi thư,
Tức cổ nghiệm kim, tế suy cứu hưng vong chi lý.
Đồ hồi chi chí
Ngộ mị bất vong.
Đương nghĩa kỳ sơ khởi chi thì,
Chính tặc thế phương trương chi nhật.

Nại dĩ:

Nhân tài thu diệp,
Tuấn kiệt thần tinh.
Bôn tẩu tiền hậu giả ký phạp kỳ nhân,
Mưu mô duy ác giả hựu quả kỳ trợ.
Đặc dĩ cứu dân chi niệm, mỗi uất uất nhi dục đông;
Cố ư đãi hiền chi xa, thường cấp cấp dĩ hư tả.

Nhiên kỳ:

Đắc nhân chi hiệu mang nhược vọng dương,
Do kỉ chi thành thậm ư chửng nịch.
Phẫn hung đồ chi vị diệt,
Niệm quốc bộ chi tao truân.
Linh Sơn chi thực tận kiêm tuần,
Khôi Huyện chi chúng vô nhất lữ.
Cái thiên dục khốn ngã dĩ giáng quyết nhiệm,
Cố dữ ích lệ chí dĩ tế vu nan.
Yết can vi kỳ, manh lệ chi đồ tứ tập;
Đầu giao hưởng sĩ, phụ tử chi binh nhất tâm.
Dĩ nhược chế cường, hoặc công nhân chi bất bị;
Dĩ quả địch chúng, thường thiết phục dĩ xuất kỳ.

Tốt năng:

Dĩ đại nghĩa nhi thắng hung tàn,
Dĩ chí nhân nhi dịch cường bạo.
Bồ Đằng chi đình khu điện xế,
Trà Lân chi trúc phá khôi phi.
Sĩ khí dĩ chi ích tăng,
Quân thanh dĩ chi đại chấn.
Trần Trí, Sơn Thọ văn phong nhi sỉ phách,
Lý An, Phương Chính giả tức dĩ thâu sinh.
Thừa thắng trường khu, Tây Kinh ký vị ngã hữu;
Tuyển binh tiến thủ, Đông Đô tận phục cựu cương.
Ninh Kiều chi huyết thành xuyên, lưu tinh vạn lý;
Tốt Động chi thi tích dã, di xú thiên niên.
Trần Hiệp tặc chi phúc tâm, ký kiêu kỳ thủ;
Lý Lượng tặc chi gian đố, hựu bạo quyết thi.
Vương Thông lý loạn nhi phần giả ích phần,
Mã Anh cứu đấu nhi nộ giả ích nộ.
Bỉ trí cùng nhi lực tận, thúc thủ đãi vong;
Ngã mưu phạt nhi tâm công, bất chiến tự khuất.
Vị bỉ tất dị tâm nhi cải lự,
Khởi ý phục tác nghiệt dĩ tốc cô.
Chấp nhất kỷ chi kiến, dĩ giá họa ư tha nhân,
Tham nhất thì chi công, dĩ di tiếu ư thiên hạ.
Toại linh Tuyên Đức chi giảo đồng, độc binh vô yếm;
Nhưng mệnh Thạnh Thăng chi nọa tướng, dĩ du cứu phần.
Đinh vị cửu nguyệt Liễu Thăng toại dẫn binh do Khâu Ôn nhi tiến,
Bản niên thập nguyệt Mộc Thạnh hựu phân đồ tự Vân Nam nhi lai.
Dư tiền ký tuyển binh tái hiểm dĩ tồi kỳ phong,
Dư hậu tái điều binh tiệt lộ dĩ đoạn kỳ thực.
Bản nguyệt thập bát nhật Liễu Thăng vị ngã quân sở công, kế trụy ư Chi Lăng chi dã;
Bản nguyệt nhị thập nhật Liễu Thăng hựu vị ngã quân sở bại, thân tử ư Mã Yên chi sơn.
Nhị thập ngũ nhật Bảo Định bá Lương Minh trận hãm nhi táng khu,
Nhị thập bát nhật Thượng thư Lý Khánh kế cùng nhi vẫn thủ.

Ngã toại nghênh nhận nhi giải,
Bỉ tự đảo qua tương công.
Kế nhi tứ diện thiêm binh dĩ bao vi,
Kỳ dĩ thập nguyệt trung tuần nhi điễn diệt.
Viên tuyển tỳ hưu chi sĩ,
Thân mệnh trảo nha chi thần.
Ẩm tượng nhi hà thủy càn,
Ma đao nhi sơn thạch khuyết.
Nhất cổ nhi kình khô ngạc đoạn,
Tái cổ nhi điểu tán quân kinh.
Quyết hội nghĩ ư băng đê,
Chấn cương phong ư cảo diệp.
Đô đốc Thôi Tụ tất hành nhi tống khoản,
Thượng thư Hoàng Phúc diện phược dĩ tựu cầm.
Cương thi tái Lạng Giang, Lạng Sơn chi đồ,
Chiến huyết xích Xương Giang, Bình Than chi thủy.
Phong vân vị chi biến sắc,
Nhật nguyệt thảm dĩ vô quang.

Kỳ Vân Nam binh vị ngã quân sở ách ư Lê Hoa, tự đỗng nghi hư hạt nhi tiên dĩ phá phủ;
Kỳ Mộc Thạnh chúng văn Thăng quân đại bại ư Cần Trạm, toại lận tạ bôn hội nhi cận đắc thoát thân.
Lãnh Câu chi huyết chử phiêu, giang thủy vị chi ô yết;
Đan Xá chi thi sơn tích, dã thảo vị chi ân hồng.
Lưỡng lộ cứu binh, ký bất toàn chủng nhi câu bại,
Các thành cùng khấu, diệc tương giải giáp dĩ xuất hàng.
Tặc thủ thành cầm, bỉ ký trạo ngạ hổ khất liên chi vĩ;
Thần võ bất sát, dư diệc thể thượng đế hiếu sinh chi tâm.
Tham tướng Phương Chính, Nội quan Mã Kỳ, tiên cấp hạm ngũ bách dư sưu, ký độ hải nhi do thả hồn phi phách tán;
Tổng binh Vương Thông, Tham chính Mã Anh, hựu cấp mã sổ thiên dư thất, dĩ hoàn quốc nhi ích tự cổ lật tâm kinh.
Bỉ ký uý tử tham sinh, nhi tu hảo hữu thành;
Dư dĩ toàn quân vi thượng, nhi dục dân chi đắc tức.

Phi duy mưu kế chi cực kỳ thâm viễn,
Cái diệc cổ kim chi sở vị kiến văn.
Xã tắc dĩ chi điện an,
Sơn xuyên dĩ chi cải quán.
Càn khôn ký bĩ nhi phục thái,
Nhật nguyệt ký hối nhi phục minh.
Vu dĩ khai vạn thế thái bình chi cơ,
Vu dĩ tuyết thiên cổ vô cùng chi sỉ.
Thị do thiên địa tổ tông chi linh, hữu dĩ mặc tương âm hựu, nhi trí nhiên dã.

Ô hô!

Nhất nhung đại định, ngật thành vô cạnh chi công;
Tứ hải vĩnh thanh, đản bố duy tân chi cáo.
Bá cáo hà nhĩ,
Hàm sử văn tri.

Hansy
30-06-2014, 11:44 PM
BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO
(Ngô Tất Tố dịch)

Thay trời hành hoá, hoàng thượng truyền rằng.

Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có.

Cho nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét,
Chứng cứ còn ghi.

Vừa rồi:

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ,
Bọn gian tà bán nước cầu vinh.
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán ;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những núi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được?


Ta đây:

Núi Lam sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống
Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh,
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ.
Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đang mạnh.

Lại ngặt vì:

Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu,
Việc bôn tẩu thiếu kẻ đở đần,
Nơi duy ác hiếm người bàn bạc,
Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông,
Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm còn dành phía tả.

Thế mà:

Trông người, người càng vắng bóng, mịt mù như nhìn chốn bể khơi.
Tự ta, ta phải dốc lòng, vội vã hơn cứu người chết đuối.
Phần vì giận quân thù ngang dọc,
Phần vì lo vận nước khó khăn,
Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,
Lúc Khôi Huyện quân không một đội.
Trời thử lòng trao cho mệnh lớn
Ta gắng trí khắc phục gian nan.
Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh,
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều.

Trọn hay:

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo.
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.
Sĩ khí đã hăng
Quân thanh càng mạnh.
Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía,
Lý An, Phương Chính, nín thở cầu thoát thân.
Thừa thắng đuổi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại,
Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về.
Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm
Tuỵ Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.
Phúc tâm quân giặc Trần Hiệp đã phải bêu đầu
Mọt gian kẻ thù Lý Lượng cũng đành bỏ mạng.
Vương Thông gỡ thế nguy, mà đám lửa cháy lại càng cháy
Mã Anh cứu trận đánh mà quân ta hăng lại càng hăng.
Bó tay để đợi bại vong, giặc đã trí cùng lực kiệt,
Chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công.
Tưởng chúng biết lẽ ăn năn nên đã thay lòng đổi dạ
Ngờ đâu vẫn đương mưu tính lại còn chuốc tội gây oan.
Giữ ý kiến một người, gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác,
Tham công danh một lúc, để cười cho tất cả thế gian.

Bởi thế:
Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng
Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy
Đinh mùi tháng chín, Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại
Năm ấy tháng mười, Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam tiến sang.
Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong
Sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực
Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong
Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn.
Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá
Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau
Lại thêm quân bốn mặt vây thành
Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc
Sĩ tốt kén người hùng hổ
Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Đánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông.
Cơn gió to trút sạch lá khô,
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ.
Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội,
Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng.
Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường
Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước
Ghê gớm thay! Sắc phong vân phải đổi,
Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệt phải mờ

Bị ta chặn ở Lê Hoa, quân Vân Nam nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật!
Nghe Thăng thua ở Cần Trạm, quân Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để thoát thân.
Suối Lãnh Câu, máu chảy thành sông, nước sông nghẹn ngào tiếng khóc
Thành Đan Xá, thây chất thành núi, cỏ nội đầm đìa máu đen.
Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp,
Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng
Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run.
Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
Chẳng những mưu kế kì diệu
Cũng là chưa thấy xưa nay
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ;

Than ôi!

Một cỗ nhung y chiến thắng,
Nên công oanh liệt ngàn năm
Bốn phương biển cả thanh bình,
Ban chiếu duy tân khắp chốn.

Xa gần bá cáo,
Ai nấy đều hay.


Nguồn: http://vi.wikisource.org/wiki/B%C3%ACnh_Ng%C3%B4_%C4%91%E1%BA%A1i_c%C3%A1o
http://vi.wikisource.org/wiki/B%C3%ACnh_Ng%C3%B4_%C4%91%E1%BA%A1i_c%C3%A1o_(Ng%C 3%B4_T%E1%BA%A5t_T%E1%BB%91_d%E1%BB%8Bch

Hansy
30-06-2014, 11:46 PM
- NGUYỄN TRÃI

SU7mqrdllXA

Hansy
01-07-2014, 06:03 AM
QUYỂN 12


https://nguyendinhdang.files.wordpress.com/2010/09/nguyentrai62.jpg
NGUYỄN TRÃI
(1380 - 1442)

42
LÊ THÁI TÔNG HOÀNG ĐẾ
(1433- 1442)

Thái tử Long, được lên thế chỗ (1433)
Tôn cha là Thế Tổ nhà Lê
Thiệu Bình đổi lại niên ghi
Sai quan Nguyễn Trãi soạn bia, dựng đền

Lê Thái Tông chiêu hiền đãi sĩ
Chọn người tài chiếu chỉ tước phong
Tổ chức khảo hạch thật đông
Ngàn người thi đổ ở trong thời mình

Quốc Tử Giám về kinh để học
Còn bậc ba sách đọc huyện châu
Định ra ngạch thuế bãi dâu
Lập ra luật ruộng, đầm, ao rõ ràng

Trên ngai vàng vua còn non nớt
Đại tư đồ Lê Sát ra oai
Hạch quan sách lại hằng ngày
Những điều nhân nghĩa không bày cho vua

Sát quyền uy không thua vương đế
Giết Nhân Chú , bãi phế Ư Đài
Đày quan Cầm Hổ ra ngoài
Truất quyền Trinh, Khả, hiền tài ghét ghen

Vua ham chơi thường xuyên bỏ học
Ngự sử quan dở khóc dở cười
Họp bàn viết sớ dâng Người
Khuyên vua chớ có buông lơi tập rèn

Đã ba năm, tuổi lên mười bốn
Suốt cả đời ở chốn lầu son
May thay tư chất khôn ngoan
Cho nên hiểu ý các quan muốn gì

Sát chuyên quyền lắm khi sàm tấu
Tiếng ong ve đã thấu tai vua
Thái Tông xuống chiếu giao cho
Hình quan xét hỏi thiệt hư thế nào

Bãi chức đại tư đồ Lê Sát (1437)
Ngọc Dao hoàng hậu phế đi
Phong cho Nhật Lệ Chiêu Nghi
Được làm chính thức Huệ Phi của người

Vua xuống chiếu truyền sai dẹp loạn
Lại thân chinh quyết đoán ra quân
Đánh dân thiểu số họ Cầm
Thuận Châu, Thu Vật đầu hàng năm sau (1440)

Phế Nghi Dân, rồi giao con thứ
Húy tên là thái tử Bang Cơ (1441)
Thừa ngôi thái tử bấy giờ
Tạo mầm bạo loạn kể từ hôm nay

Vua rất trẻ tuổi đời mười sáu
Đã là cha mấy cậu con trai
Hàng trăm cung nữ trong tay
Ngập chìm tửu sắc, ngày ngày hoang dâm

Nguyễn thị Lộ phong hàm học sĩ
Là một người kiều nữ trong cung
Ngày đêm hầu hạ ở cùng
Thái Tông suồng sã lung tung với nàng

Lộ vợ thứ đại thần Nguyễn Trãi
Vừa đẹp người lại giỏi văn chương
Nhân vua đang ở Quy Dương
Ghé thăm Nguyễn Trãi tại vườn Lệ Chi

Vua và Lộ cùng nhau trò chuyện
Lại hàn huyên cho đến suốt đêm
Đang vui sao bỗng tự nhiên
Một cơn đột quỵ chết liền trong tay

Lộ kinh hoàng cố lay vua dậy
Trâm cài đầu chẳng thấy hồi sinh
Xác vua đang ở bên mình
Long lanh giọt lệ ngấn quanh mắt nàng

Xác vua quàng ở nhà Nguyễn Trãi
Đưa về kinh mất phải hai ngày
Vào cung rồi phát tang ngay
Khiến cho trăm họ tiếng rày tiếng ve

Mười hai hôm , sau khi biến cố
Ghép Thị Lộ vào tội giết vua
Cả dòng Nguyễn Trãi bị đưa
Tru di tam tộc không chừa một ai



http://dulichhanoi.vn/wp-content/uploads/2013/11/140.jpg
Khu di tích danh thắng Côn Sơn

Hansy
01-07-2014, 10:10 AM
35- LÊ THÁI TỔ

7wYy6_J8wQE

Hansy
01-07-2014, 09:44 PM
- MƯU TRÍ ĐÀN BÀ

x7-0l6OxK4s

Hansy
02-07-2014, 02:16 AM
THẢM ÁN
LỆ CHI VIÊN
(Tưởng niệm 570 năm ngày mất của danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi 1380-1442)

https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRLL0FAP99f3gEYaAoSlplUG9mwXJpjH m4_O1fgCjJvm42k2Ssksg


Những gì sắp trình bày ở đây không phải là hoàn toàn mới, bởi trước đây các nhà nghiên cứu ít nhiều đã đề cập về vấn đề này rồi. Nhưng cái mới ở đây là trên cơ sở kế thừa thành tựu đã có, kết hợp tìm tòi thêm tư liệu, bài viết này nêu lại một cách có hệ thống xung quanh vụ án Lệ Chi Viên oan nghiệt, đã tàn hại cả một tộc họ, nhất là tiêu diệt một con người tài hoa, uyên bác, lịch lãm và vĩ đại cách đây đúng 570 năm!

1. Về cái chết đột ngột của vua Lê Thái Tông và bản án tru di tam tộc
Sách Đại Việt sử ký toàn thư – Bản kỷ thực lục – quyển XI chép: Nhâm Tuất (tức 1442), Đại Bảo năm thứ 3, mùa thu, tháng 7, ngày 27, vua [Thái Tông] đi tuần về miền Đông, duyệt binh ở thành Chí Linh. Nguyễn Trãi đón vua ngự ở chùa Côn Sơn, ở hương của Nguyễn Trãi [1]. Khoảng mười ngày sau, trên đường về lại Thăng Long bằng thuyền rồng, vua Thái Tông (trị vì 1433-1442) mất đột ngột tại vườn Vải:“Tháng 8 ngày mồng 4 (tức ngày 07 tháng 9 năm 1442) vua về đến vườn Lệ Chi, huyện Gia Định, bỗng bị bệnh ác rồi băng. Trước đây vua thích vợ của Thừa chỉ Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ, người đẹp, văn chương hay, gọi vào cung cho làm Lễ nghi học sĩ, ngày đêm hầu hạ bên cạnh. Đến khi đi tuần miền Đông, về đến vườn Lệ Chi, xã Đại Lại trên sông Thiên Đức, vua thức suốt đêm với Thị Lộ rồi băng. Các quan bí mật đưa về, ngày mồng 6 đến kinh sư, nửa đêm đem vào cung mới phát tang. Mọi người đều nói là Nguyễn Thị Lộ giết vua. (…) Ngày 16 tháng 8 (tức ngày 19 tháng 9 năm 1442), giết Hành khiển Nguyễn Trãi và vợ lẽ là Nguyễn Thị Lộ, giết đến 3 đời. Trước là Nguyễn Thị Lộ ra vào cung cấm, Thái Tông trông thấy thích lắm, cùng với Thị Lộ cợt nhả, đến đây đi tuần về miền Đông, đến chơi nhà Trãi rồi bị bệnh ác mà chết, cho nên Trãi bị tội ấy [2].

Đây là bộ chính sử đầu tiên viết về vụ án Lệ Chi viên. Bộ sử này được sử thần Ngô Sĩ Liên biên soạn vào năm 1479 theo lệnh vua Lê Thánh Tông, tức 37 năm sau khi xảy ra vụ thảm án.

Cần lưu ý, dù chính sử có ghi:“Trước đây vua thích vợ của Thừa chỉ Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ, người đẹp, văn chương hay, gọi vào cung cho làm Lễ nghi học sĩ, ngày đêm hầu hạ bên cạnh”; và: “Trước là Nguyễn Thị Lộ ra vào cung cấm, Thái Tông trông thấy thích lắm, cùng với Thị Lộ cợt nhả” nhưng theo tôi việc này nên xem xét lại. Bởi lẽ, theo thiển nghĩ, trong hậu cung của Lê Thái Tông thiếu gì phi tần mỹ nữ trẻ trung đẹp đẽ, tại sao nhà vua lại mê đắm một phụ nữ đã có chồng, lớn hơn mình đến 30 tuổi, tức hơn tuổi của mẹ mình?[3]

2. Các triều đại minh oan cho Ức Trai
Sau vụ án Lệ Chi viên oan nghiệt không lâu thì vua Lê Nhân Tông (trị vì 1442-1459) có lần đến Bí thư các, đã đọc Dư địa chí của Nguyễn Trãi, có phát biểu rằng: “Nguyễn Trãi là người trung thành giúp đức Thái Tổ dẹp loạn tặc, giúp đức Thái Tông sửa sang thái bình. Văn chương và đức nghiệp của Nguyễn Trãi các danh tướng của bản triều không ai sánh bằng, không may bị người đàn bà gây biến, để người lương thiện mắc tội rất là đáng thương” [4]. Lời nói trên của nhà vua đã hàm ý minh oan cho Ức Trai, dù đó chỉ là lời phát biểu, có thể xem như lời dụ, chứ chưa phải là văn bản chính thức, mà sau này Lý Tử Tấn, người bạn đồng khoa, đồng liêu với Nguyễn Trãi có ghi lại trong phần Thông luận sách Dư địa chí. Nhưng lời phát biểu đó lại đổ hết mọi tội lỗi cho bà Nguyễn Thị Lộ!

Đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông (trị vì 1460-1497), mới chính thức ban chiếu minh oan cho Ức Trai, truy tặng tước Tán trù bá, sai tìm con cháu còn sót lại của ông để bổ chức quan, cấp 100 mẫu ruộng để tế tự. Rồi ba năm sau (1467), lại ban chiếu sai văn thần Trần Khắc Kiệm sưu tầm thơ văn còn lại của ông (bộ sưu tầm này đã mất, hiện chỉ còn bài Tựa viết năm 1480). Tiếp theo, năm 1494, nhà vua còn ngợi ca Nguyễn Trãi trong bài Minh lương qua câu thơ: Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo [5].

Câu hỏi đặt ra ở đây là, tại sao Thánh Tông chỉ chiêu tuyết cho cụ Nguyễn Trãi mà không minh oan cho bà Nguyễn Thị Lộ, lại truy tặng tước thấp hơn trước một bậc, trong khi vợ chồng Nguyễn Trãi lại là ân nhân của mẹ con nhà vua? Thiển nghĩ, đây là một vấn đề tế nhị trong nội bộ hoàng tộc, lại là chuyện đã lỡ rồi và có lẽ nhà vua không muốn khơi lại chuyện đau lòng đã qua, tốt nhất là cứ theo lời kết tội cũ cho yên chuyện.

Sau đó, các triều đại nhiều lần minh oan Nguyễn Trãi bằng cách gia phong tước, chẳng hạn: năm Nhâm Thân (1512), vua Lê Tương Dực (trị vì 1510-1516) truy tặng tước Tế Văn hầu; năm Nhâm Ngọ (1822), vua Nguyễn Thánh Tổ Minh Mạng (trị vì 1820-1840), truy phong tước Khê Quận công, ban chiếu sai văn thần Dương Bá Cung là người cùng làng Nhị Khê, sưu tầm di văn của Nguyễn Trãi, dịp này ông cùng Nguyễn Thâm (là cháu trực hệ của Nguyễn Trãi) soạn lại gia phả họ Nguyễn ở Nhị Khê, và viết lời Tựa. Công trình của Dương Bá Cung Ức Trai di tập gồm 07 quyển được Phúc Khê đường khắc in vào năm Mậu Thìn (1868) dưới đời Tự Đức (trị vì 1847-1883).

Ở đây, giữa lời chính sử đã ghi và lời chiếu của triều đình minh oan có mâu thuẫn. Bởi lẽ, nếu sau năm 1442, Lê Nhân Tông khi đọc Dư địa chí có phát biểu với ý minh oan Nguyễn Trãi và trách bà Lộ, thì đến năm 1464 và 1467, vua Lê Thánh Tông đã chính thức ban chiếu minh oan. Điều đó cho thấy trong suy nghĩ và dưới cái nhìn của các vị hoàng đế bấy giờ, Nguyễn Trãi là vô tội. Vậy mà khi phụng chiếu viết sử vào năm 1479, Ngô Sĩ Liên đã chép theo lời kết luận của toà Đại hình là gán cho bà Lộ cái tội đã giết vua, làm vạ lây đến Nguyễn Trãi và ba đời của tộc họ này! Điều đó có nghĩa, bà Lộ là thủ phạm và Nguyễn Trãi là tòng phạm. Việc này, sử thần họ Ngô có lời bàn: “Nữ sắc làm hại người quá lắm thay. Thị Lộ là một người đàn bà thôi. Thái Tông yêu nó mà thân phải chết, Nguyễn Trãi lấy nó mà cả họ bị diệt, chẳng nên răn lắm ư?”[6]. Trong khi đó, theo “Ngọc phả họ Đinh” thì Toà Đại hình do Tuyên Từ Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Anh và hoàng đế Lê Nhân Tông (mới 2 tuổi) chủ toạ phiên toà, Đại Đô đốc Thái sư Lân Quốc công Đinh Liệt làm chánh án xét xử vào ngày 19 tháng 9 năm 1442, có chép lại lời của Hoàng Thái hậu rằng: Nguyễn Trãi chủ mưu sai Thị Lộ đầu độc nhà vua [7], tức Nguyễn Trãi là thủ phạm và bà Lộ là tòng phạm. Vậy thực hư của vụ án ra sao?

3. Vì sao có vụ án oan nghiệt trên?
Trả lời câu hỏi này cho tường minh, thật không dễ dàng gì. Mặc dù lời ghi của bộ Đại Việt sử ký toàn thư triều Lê là lời chính thống, chẳng nên bàn cãi, dù bản thân tôi có nghi ngờ về ngòi bút của sử thần họ Ngô khi viết về vụ án này, bởi khi chép sử, có thể vị sử thần bị một thế lực nào đó thúc ép chăng, nhưng qua thời gian, lần theo manh mối từ những mảnh vụn lịch sử cách đây trên năm thế kỷ rưỡi, rồi chắp nối chúng lại, có thể nêu lại đầu mối sự việc như sau:

Một là, vợ chồng Nguyễn Trãi từng xin vua Thái Tông để giải thoát cho bà phi Ngô Thị Ngọc Dao ra khỏi lãnh cung. Sự việc theo lời truyền như sau: Khoảng gần cuối năm 1441, bà Tiệp dư Ngọc Dao nhân nằm mộng thấy tiên đồng ôm mặt trăng nhảy vào lòng, nhân đó bà có mang. Chi tiết thụ thai thần kỳ đó là điềm lành dự báo sẽ sinh quý tử, thánh nhân. Việc này đã làm cho Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh lo sợ và không thích, bởi có liên đới đến địa vị của con trai mình sau này. Trước đó, một bà phi khác tên Huệ cũng nằm mộng thấy mặt trời mà có mang. Bà Hoàng hậu lập mưu hãm hại bà phi này, bằng cách cho tay chân thân tín chôn hình nhân ở cung của bà phi Huệ, rồi vu cáo bà này mời đạo sĩ vào cung trấn ếm. Tiếp theo Hoàng hậu lại vu cho bà phi Ngọc Dao có liên can đến vụ của bà phi Huệ, nên cũng bị giam ở lãnh cung. Lúc này (từ năm 1440 trở đi), Nguyễn Trãi trở lại triều đình làm quan và Nguyễn Thị Lộ đang giữ chức Lễ nghi học sĩ trong cung. Cả hai vợ chồng ông được vua Thái Tông sủng ái, tin cậy, nhờ thế mới có điều kiện xin vua tha cho bà Ngô Thị Ngọc Dao (Bà này là ái nữ của Ngô Từ, một đại thần lo việc hậu cần thời Lam Sơn khởi nghĩa, mà Ngô Từ là người đã giúp Nguyễn Trãi yết kiến Lê Lợi tại Lỗi Giang, dâng Bình Ngô sách vào năm 1421, khi ông trở lại Lam Sơn lần thứ hai). Cho nên việc cụ Ức Trai cứu con gái của bạn là hợp đạo lý và cũng là cách trả ơn khi xưa bạn đã từng giúp mình. Vợ chồng Nguyễn Trãi đã đưa bà Ngọc Dao ra tá túc tại chùa Huy Văn (nay ở đường Chùa Bộc, Hà Nội) và đã sinh hoàng tử Tư Thành ở đấy vào ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (dương lịch 24-8-1442). Sau đó lại đưa mẹ con bà Ngọc Dao về tá túc tại một ngôi chùa ở Từ Liêm (hiện chùa mang tên Thánh Chúa, nằm trong khuôn viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tên chùa là do vua Lê Thánh Tông đặt khi mới lên ngôi, ý nói nơi đây vị chúa thánh minh đã từng tá túc). Việc này, văn bia ở hai ngôi chùa trên có ghi lại; tiếp theo Nguyễn Trãi mới đưa mẹ con bà Ngọc Dao ra trú ở vùng An Bang (nay là Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh), nơi ông trị nhậm với cương vị Ngự sử Đông Bắc đạo. Việc làm đó, vô tình vợ chồng Nguyễn Trãi đã chuốc vạ vào thân, và đã trở thành cây đinh, thành đối thủ, thành kẻ thù số một của Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh.

Hai là, trước đó Nguyễn Trãi từng được nghe Đinh Phúc, Đinh Thắng là Tổng quản nội quan trong cung, ngầm báo cho biết chuyện bà Nguyễn Thị Anh được tiến cung làm Hoàng hậu rồi chỉ mới sáu tháng sau thì sinh ra Bang Cơ! Điều đó có nghĩa, Bang Cơ chưa chắc là con đẻ của Thái Tông. Chính Ngọc phả họ Đinh có chép lại bài thơ của Thái sư Đinh Liệt nói về chuyện này:

茸新六个月開花,
不識何人寶種多.
主靠送胎為靈藥,
舊瓶新酒盛醫科.

Phiên âm:
Nhung tân lục cá nguyệt khai hoa,
Bất thức hà nhân chủng bảo đa?
Chủ kháo tống thai vi linh dược,
Cựu bình tân tửu thịnh y khoa.

Bài thơ với ẩn ý sâu xa, vị Thái sư đã dùng hình thức chơi chữ kiểu nói lái để hé lộ một sự thật trong thâm cung triều đại Thái Tông, vạch rõ thủ đoạn của Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh, và nói rõ bí mật gốc gác của vị vua thứ ba vương triều Hậu Lê sơ: “nhung tân” đọc thành “Nhân Tông” tức Thái tử Bang Cơ; “tống thai” đọc thành “Thái Tông”; “thịnh y” (thịnh còn đọc là thạnh) nên “thạnh y” đọc thành “Thị Anh”. Từ đó, có thể dịch nghĩa bài thơ như sau:

Nhân Tông [cái mầm non (nhung tân)] mới sáu tháng đã sinh ra,
Chẳng biết dòng giống quý của người nào đây?
Nương dựa Thái Tông để làm vị thuốc hiệu nghiệm,
Bình cũ rượu mới là cách thức của Thị Anh [nền y học phát triển (thịnh y)].
Dịch thơ: Nhân Tông sáu tháng đã sinh ra,
Dòng giống nhà ai, chẳng quý a?
Nương dựa Thái Tông làm thuốc báu,
Thị Anh dùng mẹo đổi dòng cha.
(NCL dịch)

Việc này ngoài vợ chồng Nguyễn Trãi, Đinh Phúc và Đinh Thắng, còn có vài đại thần khác có thể đã biết như Thái sư Đinh Liệt, Thái uý Trịnh (Lê) Khả và con là Trịnh (Lê) Quát (bởi được ban quốc tính), Tư khấu Trịnh Khắc Phục và con là Phò mã Đô uý Trịnh Bá Nhai. Chính cái biết rõ này là mầm mống tai vạ về sau cho Nguyễn Trãi và tộc họ của ông cùng các vị trên.

Ba là, nay nhà vua đi tuần miền Đông, duyệt binh ở thành Chí Linh, Nguyễn Trãi đón vua về ngự ở Côn Sơn. Việc nhà vua ghé Côn Sơn thăm cụ Ức Trai có thể làm cho Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh lo sợ rằng Nguyễn Trãi sẽ hé lộ sự việc gốc gác con trai của mình cho nhà vua biết, thì ngôi vị Hoàng thái tử của Bang Cơ chắc chắn có nguy cơ bị mất, mà ngôi vị này trước đó là của Nghi Dân, nhờ mưu mẹo bà mới giành giật được khi Bang Cơ chưa đầy một tuổi, và dĩ nhiên là bà và tộc họ sẽ bị tội đại hình!

Để thoát khỏi tội lỗi, Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh chỉ còn một cách duy nhất là: Cần phải tiêu diệt vợ chồng Nguyễn Trãi để bịt đầu mối. Mối thâm thù từ lâu của bà Nguyễn Thị Anh đối với vợ chồng Nguyễn Trãi đến đây cần phải được giải quyết cho gọn càng sớm càng tốt. Nay dịp may đã đến. Có thể là bà đã sắp đặt mưu mô từ trước. Thuyền rồng của vua trên đường từ Chí Linh về lại Thăng Long, có bà Lộ đi nhờ theo. Thực hiện âm mưu, bọn thủ túc thân tín của bà đã hạ độc thủ, đầu độc nhà vua rồi vu oan cho bà Lộ, ông Trãi giết vua. Như vậy, kẻ chủ mưu giết vua đã rõ. Vua mất, theo lệ, Thái tử sẽ kế vị, mà ngôi Thái tử lúc này là Bang Cơ, con trai riêng của bà! Có thể thấy bà Nguyễn Thị Anh đã sắp đặt mưu mẹo thật hoàn hảo! Chỉ cần bắn một mũi tên mà trúng được nhiều đích: giết được kẻ đối đầu với mình; giết chồng; giành ngôi báu cho con trai; bản thân bà thì được giữ ngôi Hoàng Thái hậu buông màn cầm quyền nhiếp chính, cai trị thiên hạ, vì nhà vua còn quá nhỏ, chưa đầy 2 tuổi (Bang Cơ sinh ngày mồng 9 tháng 6 năm Tân Dậu 1441, lập làm Hoàng thái tử ngày 16 tháng 11 năm ấy, lên ngôi ngày mồng 8 tháng 12 năm Nhâm Tuất 1442).

Nhưng vụ án chưa kết thúc ở đó.

Sau khi diệt được vợ chồng cụ Nguyễn Trãi, thì sau đó không lâu, Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Anh cho giết tiếp Đinh Phúc, Đinh Thắng (là người ghi chép những chuyện cụ thể ở nội cung), bắt giam Thái sư Đinh Liệt vào đại lao, hạch tội cha con Thái uý Trịnh Khả, v.v.. Cần phải giết tất cả những người đã biết về cái bí mật của riêng bà để bịt đầu mối. Việc giết người và bắt giam người hàng loạt này, toàn là những bậc tôi trung, những bậc khai quốc công thần là có chủ ý của người đàn bà cầm quyền nhiếp chính. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Ngày mùng 9 tháng 9 giết hoạn quan là Đinh Phúc, Đinh Thắng, vì khi Nguyễn Trãi sắp bị tử hình có nói là hối hận không nghe lời của Thắng và Phúc”[8] và năm Quý Hợi, Thái Hoà năm thứ nhất (1443): “Mùa thu, tháng 7 bắt giam Thái phó Lê Liệt (Đinh Liệt)”[9] để rồi mãi đến mấy năm sau, Mậu Thìn, Thái Hoà năm thứ 6 (1448) mới được tha: “Mùa hạ, tháng 6 tha cho Lê Liệt ra khỏi lao hầm. Vì cớ bọn người là Lê (Trịnh) Khắc Phục và công chúa Ngọc Lan, tám người làm trạng tâu khẩn khoản xin nới phép rộng ơn”[10].

4. Tại sao sử gia Ngô Sĩ Liên lại ghi chép vụ án như thế ?
Thiết nghĩ, người đứng đầu Sử quán triều Lê Thánh Tông là Ngô Sĩ Liên khi chép lại chuyện này không thể không đau lòng và trăn trở, bởi hơn ai hết vị sử thần này biết rất rõ rằng sử biên niên phải viết theo bút pháp Xuân Thu[11], nhưng có thể ông không có thừa dũng khí như sử gia vĩ đại Tư Mã Thiên[12] khi xưa lúc viết bộ Sử ký nổi tiếng! Đau lòng và trăn trở còn là vì Nguyễn Trãi là bạn đồng chí chiến đấu từng chịu đựng gian khổ trong những năm tháng khởi nghĩa; là bạn đồng liêu tại triều; và còn là người mà có thể ông đã chịu ơn, bởi khoa thi đầu tiên dưới triều Hậu Lê sơ, khoa Đại Bảo (đầu năm Nhâm Tuất 1442), Nguyễn Trãi với tư cách là quan Độc quyển, giúp nhà vua chấm bài, duyệt quyển đã lấy cho ông đỗ học vị Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân.

Mặt khác, khi chép lại vụ Lệ Chi Viên trong bộ chính sử, có thể vị sử thần còn vướng mắc một uẩn khúc khác, rất tế nhị, khó nói. Đó là chuyện trước đây ông có dính líu đến vụ Lê Nghi Dân giết em là Bang Cơ Lê Nhân Tông để soán ngôi vào năm 1458, nhưng hiện ông vẫn được tân vương Lê Thánh Tông tin dùng, cho trông coi Sử quán. Vì thế mà khi chép sử, ông không thể không cân nhắc, nghĩ suy, tính toán, lựa chọn cách viết, sao cho hợp với nhà vua, với tâm lý chung của triều thần, nên tốt nhất là viết lại theo lời luận tội của triều đình do bà Nguyễn Thị Anh làm chủ toạ phiên toà ngày ấy đã kết luận.

5. Về chuyện “Rắn báo oán”
Việc này theo lời truyền thì có nhiều dị bản, riêng Phan Huy Chú trong mục Nhân vật chí, sách Lịch triều hiến chương loại chí chép rằng: “Đời truyền rằng, trong gò lớn ở làng ông có con rắn lớn. Chỗ ấy cây cối um tùm, người làng không dám chặt. Người ông nội của ông thích về phong thuỷ, mới dựng nhà học trên đó, sai người nhà chặt cây dọn dẹp, nhỡ giết phải con rắn ấy. Con rắn thành tinh ngầm mang thù oán, mới đầu thai làm Thị Lộ. Nàng sinh ra dưới sườn có vảy. Ông lúc nhỏ đi đường gặp nàng ở Vũ Lăng, yêu về tài sắc mới lấy nàng làm lẽ. Khi ông lo việc nước, những chiếu chỉ từ mệnh, nàng đều được dự nhuận sắc. Thái Tông nghe tiếng, vời nàng vào hầu cho làm Lễ nghi học sĩ. Bấy giờ, ông đã già, muốn về dưỡng nhàn ở Côn Sơn, mấy lần xin không được, mới lưu nàng ở lại hầu vua, vua mới cho. Ngày vua đi đông tuần, nàng hầu đêm, bỗng vua chết một cách bất ngờ. Kịp khi kết tội lâm hình, Thị Lộ chạy gieo mình xuống nước, người ta cho là rắn báo oán” [13].

Ở đây, Sử gia họ Phan đã theo lời truyền mà chép lại. Thực tế, suy cho cùng, đây là chuyện hoàn toàn bịa đặt và vu cáo bởi Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Anh cùng bè đãng thân tín của bà như Lương Đăng, Nguyễn Thúc Huệ, v.v.. chẳng hạn.

6. Lời kết
Những gì mà chúng tôi vừa trình bày ở trên nhằm đi đến kết luận rẳng: Vụ án Lệ Chi Viên năm 1442 là vụ án giết người diệt khẩu để bịt đầu mối.

Nhưng bà Hoàng Thái hậu gian ác kia đâu có ngờ rằng, sự việc trên, đương thời đã có nhiều người biết đến, và sau này vua Lê Thánh Tông cũng có thể đã biết, nhưng nhà vua vì thể diện của triều đình, của nội bộ hoàng tộc mà không muốn làm to chuyện ra, đành phải giữ kín. Còn chuyện giết oan một bậc khai quốc công thần là chuyện đã lỡ rồi, chỉ còn cách minh oan mà thôi, và tốt nhất là cứ đổ hết tội lỗi lên đầu một người khác: bà Lộ, thế là yên chuyện! rồi gán cho bà cái tính lẳng lơ, cợt nhả, làm nhà vua say đắm; lại gán cho bà là hiện thân của rắn chúa để báo oán Nguyễn Trãi! Thật là hoang đường hết sức! Chuyện hoang đường nhưng người ta vẫn tin, còn nếu không tin thì vẫn im tiếng để giữ mình, bởi câu chuyện đó được nói ra từ một người có quyền lực nên không ai dám trái lệnh, trái ý, nếu vi phạm có thể bị hành hình hoặc tù ngục đến rục xương!

Hậu thế đã có phán xét của riêng mình. Cụ Ức Trai đã được minh oan từ lâu, người dân Việt Nam ai ai cũng rõ. Còn nỗi oan của bà Lễ nghi Học sĩ thì ai cũng biết nhưng không ai minh oan. May mà gần đây, nhân dân đã thấu hiểu, đã minh oan và tôn vinh bằng cách lập đền thờ, tạc tượng để hương khói. Và ít ra trên miền Bắc hiện đã có ba nơi lập đền thờ: tại Thanh Trì, gần nơi vợ chồng bà bị hành quyết khi xưa; ở Thái Bình và ở Đông Triều (Quảng Ninh). Nhà giáo Đoàn Ngọc Chức trong công trình viết về bà Lễ nghi học sĩ có kể lại rằng khi tạc tượng bà Nguyễn Thị Lộ xong, lúc rước thầy làm lễ an vị và điểm nhãn, thì mọi người thấy từ trong khoé mắt của pho tượng đã rỉ ra những giọt nước long lanh! Ôi lòng thành của cháu con hôm nay, người xưa đã hiển linh và thấu hiểu nên đã cảm động hoá thành giọt lệ đó chăng?

Tháng 8-2011 – tháng 8-2012
Nguyễn Công Lý
Nguồn: http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=3658%3Atr-li-v-an-l-chi-vien&catid=100%3Avn-hoa-lch-s-trit-hc&Itemid=161&lang=vi
__________________________________________________ _____________
[B]TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Sĩ Liên và Quốc Sử quán triều Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Cao Huy Giu dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, chú giải, khảo chứng, tập 3, Nxb KHXH, HN, 1972.
2. Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, mục Nhân vật chí, bản dịch, tập 1, Nxb Sử học, HN, 1961.
3. Đinh Công Vỹ, Đám sương mù quanh thảm án Lệ Chi viên, Hồn Việt số 5, tháng 11-2007 (tr 8-10).
4. Ngọc phả tộc Đinh, tài liệu photocopy từ tủ sách của cố GS. Bùi Văn Nguyên.
________________________________________
Chú thích

[1] Đại Việt sử ký toàn thư, Cao Huy Giu dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, chú giải, khảo chứng, tập 3, Nxb KHXH, HN, 1972, trang 131. Xin chú thêm:
1- Chùa Côn Sơn tức chùa Tư Quốc, còn gọi là chùa Hun, được tạo dựng lúc Tư đồ Chương Túc Quốc Thượng hầu Trần Nguyên Đán về đây lập động Thanh Hư, do thiền sư Pháp Loa chứng minh Lễ khởi công xây dựng. Sách Đại Việt sử ký toàn thư tại Bản kỷ thực lục, quyển XI, chú thích số 85, trang 348, ghi rằng: “Chùa Tư Quốc, tương truyền do nhà sư Pháp Loa làm”. Cương mục q.17 cũng ghi lại như thế. Về sau chùa được đổi tên là Tư Phúc cho đến nay vẫn còn. Tại nhà thờ Tổ của chùa có thờ ba vị Tổ Thiền phái Trúc Lâm: Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang và thờ quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Trước nhà thờ Tổ của chùa, hiện còn mộ tháp của thiền sư Huyền Quang.
2- Lê Thái Tông (sinh 1423, mất 1442) trong thời gian trị vì 1433–1442 đã đặt 2 niên hiệu: Thiệu Bình (1434–1439), Đại Bảo (1440–1442).
[2] Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, trang 131. Bộ sử này lúc Ngô Sĩ Liên phụng chỉ biên soạn có tên là Sử ký toàn thư. Sử gia họ Ngô đã kế thừa bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu (thế kỷ XIII), Sử ký tục biên của Phan Phu Tiên (đầu thế kỷ XV) biên soạn mới phần Ngoại kỷ, rồi chép tiếp phần Bản kỷ. Đến thời Lê trung hưng, bộ sử của họ Ngô được các sử gia đời Lê – Trịnh chép tiếp. Năm Ất Tỵ 1665, vua Lê Huyền Tông và chúa Trịnh Tạc sai Phạm Công Trứ khảo đính bộ sử của họ Ngô và viết thêm phần Bản kỷ tục biên, đặt tên bộ sách là Đại Việt sử ký toàn thư. Phạm Công Trứ đã sửa chữa và bổ sung mười phần nhưng chỉ mới khắc in được năm, sáu phần. Đến năm Đinh Sửu 1697, vua Lê Huyền Tông và chúa Trịnh Căn lại sai Lê Hy và Nguyễn Quý Đức sửa chữa và viết tiếp phần Bản kỷ tục biên từ năm 1663 đến năm 1675. Như vậy, bộĐại Việt sử ký toàn thư bản khắc in năm 1679 không phải là sách chỉ do Ngô Sĩ Liên biên soạn mà tác giả của bộ sử này là tập thể các sử gia tiếp nhau biên soạn trong các giai đoạn khác nhau: Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Phạm Công Trứ rồi Lê Hy và Nguyễn Quý Đức, với nội dung chép sử nước ta từ đời Hồng Bàng đến năm Ất Mão 1675 đời Lê Gia Tông.
[3] Dù hiện này không có tài liệu chính thức nào ghi chép về tuổi tác của bà Lộ, nhưng theo lời truyền thì bà nhỏ hơn cụ Nguyễn Trãi khoảng 10 tuổi, tức bà sinh khoảng 1390, trong khi đó Lê Thái Tông sinh 1423, nghĩa là bà lớn hơn nhà vua đến 33 tuổi.
[4] Nguyễn Trãi, Dư địa chí - Phần Thông luận do Lý Tử Tấn viết, bản dịch của Phan Duy Tiếp, Nxb Sử học, HN, 1960.
[5] Về câu thơ này, trước đây nhiều người dịch là “Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê”, đó là dịch sát nghĩa. Ở đây, sao Khuê là ngôi sao chủ về văn chương, biểu tượng cho văn chương. Lòng của Ức Trai lúc nào cũng lo cho dân cho nước với niềm ưu ái rừng rực, cuồn cuộn; và văn chương của ông cũng vậy, tức thể hiện tấm lòng ưu ái ấy, cho nên câu này nên dịch lại là: Lòng Ức Trai rực sáng như văn chương (của ông). Ý này cũng đã được PGS. Bùi Duy Tân nhiều lần khẳng định trong các bài viết của ông.
[6] Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, trang 131.
[7] TS. Đinh Công Vỹ là hậu duệ của dòng tộc họ Đinh, hiện công tác tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, trong bài “Đám sương mù quanh thảm án Lệ Chi viên, Hồn Việt số 5, tháng 11-2007 (tr 8-10), ông đã dựa vào Ngọc phả của tộc họ mà viết lại.
[8] Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, trang 132.
[9] Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, trang 135. Lúc này Đinh Liệt đang giữ chức hàm Thái phó, nhưng theo Ngọc phả họ Đinh thì chức hàm của Đinh Liệt lúc này là Thái sư (dù cùng là Tam Thái, nhất phẩm triều đình, quyền ngang Tể tướng, nhưng Thái sư có quyền hành hơn Thái phó) – NCL chú thêm.
[10] Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, trang 142.
[11] Bút pháp Xuân Thu chỉ việc chép sử phải chí công, trung thực, chính xác như sự việc vốn có trong hiện thực đời sống. Đây là lối chép sử của Khổng Tử (551-479 tr.CN) khi ngài biên soạn bộ Xuân Thu. Xuân Thu là một trong Ngũ kinh, là cuốn biên niên sử nước Lỗ, quê hương của ngài, chép người thật việc thật từ đầu đời Lỗ Ân Công đến năm thứ 14 đời Lỗ Ai Công (từ năm 722 đến năm 481 tr. CN), tất cả là 242 năm. Về sau, các nhà Nho lấy kinh Xuân Thu làm chuẩn mực trong bút pháp chép sử, gọi đó là bút pháp Xuân Thu.
[12] Tư Mã Thiên (145 hoặc 135 – khoảng 87 tr.CN), sử gia vĩ đại và là nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc thời Tây Hán. Nối nghiệp cha là Tư Mã Đàm (? –110 tr.CN), một vị quan Thái sử lệnh dưới thời Hán Vũ Đế (140-87 tr.CN), Tư Mã Thiên được nhận chức Thái sử lệnh vào năm 108 tr.CN. Trong thời làm quan, vì cương trực và trung thực, chí công, mà có lần Tư Mã Thiên bị Hán Vũ Đế khép tội bắt giam và bị cung hình, chỉ vì ra sức biện bạch với nhà vua để gỡ tội cho tướng quân Lý Lăng (?-74 tr.CN) khi đánh nhau với Hung Nô bị thua trận, mà sau này sử sách gọi là “hoạ Lý Lăng”. Việc này làm ông đau khổ và uất ức, có lần định tự tử, nhưng vì bộ sử được viết theo lời tâm nguyện phó thác của cha, chưa hoàn thành nên ông đành nuốt hận, nén nhục, tiếp tục sống để viết. Có lần, vua Hán Vũ Đế đòi xem bộ sử đang viết, ông kiên quyết không cho vua xem với lý do sợ nhà vua không bằng lòng, vừa ý với sự thật mà ông đã chép, có thể nổi giận, đốt bộ sử và có thể làm hệ luỵ đến ông. Tính cương trực khảng khái ấy của ông đã làm cho vua Hán Vũ Đế phải kính nể.
[13] Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, mục Nhân vật chí, bản dịch, tập 1, Nxb Sử học, HN, 1961, trang 192-193.

Hansy
02-07-2014, 06:26 AM
36- LÊ THÁI TÔNG

3nq17V04Ulo

Hansy
02-07-2014, 05:14 PM
- CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG

euiSIhxvnw0

Hansy
03-07-2014, 07:13 PM
http://www.baothanhhoa.vn/files/images/normal/5084ac68_1350872168.jpg
Bia Vĩnh Lăng tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh, xã Xuân Lam (Thọ Xuân). Ảnh: Tư liệu

43
LÊ NHÂN TÔNG HOÀNG ĐẾ
(1442- 1459)

Lập Bang Cơ lên ngai hoàng đế (1442)
Hoàng tử là thứ kế con vua
Một người sáng suốt có thừa
Tiếc thay chết trẻ khi chưa truởng thành

Việc triều chính thân hành thái hậu
Buông rèm che nghe tấu việc triều
Lê Khắc Phục , được đi theo
Lại thêm Thụ, Khả góp điều phò vua

Hậu đàn bà mắt lòa chẳng thấy (1449)
Bọn đại thần che đậy cho nhau
Chỉ lo thu vén đem vào (1448)
Kết bè kết đảng, kết giao hoạn thần

Bọn đại quan một đoàn xiểm nịnh
Ghen hiền tài, ghét chính, tà gian
Bên ngoài xã tắc suy tàn
Cậy quyền, ỷ thế làm càng hiếp dân

Nạn hối lộ đã dần thành tật
Việc bán quan mua tước thường xuyên
Nghiêu Tử, rồi lại Trịnh Kiên
Hàn lâm học sĩ dốt nguyên cả làng (1448)

Năm Giáp Tý bắt giam Lê Liệt
Rồi Phục, Khả bị giết oan khiêng (1452)
Ra tayThái hậu nắm quyền
Lệnh bà quyết định mọi đàng trong dân

Năm Bính Dần, chọn nguời khỏe mạnh
Xung vào quân để đánh Chiêm man
Xuất binh chiếm được Chà Bàn
Bí Cai Chiêm chúa đầu hàng quân ta

Phú xin tha cho dân Quy Hóa (1448)
Miền Tuyên Quang đói kém thiếu mưa
Ruộng đồng lúa mọc lưa thưa
Nhiều năm đại hạn mất mùa liên miên

Năm Kỷ Mão, một đêm chính biến
Lê Đắc Ninh giữ điện cấm quân
Theo phe phản nghịch Nghi Dân (1459)
Cùng hơn trăm đứa leo thành vào cung

***

LÊ NGHI DÂN HOÀNG ĐẾ
(1459- 1460)

Giết Nhân Tông, với cùng thái hậu
Đoạt ngai vàng kết cấu gian nhân
Người trong bè đảng gia ân
Qua Tàu , sai sứ xin ban vương hầu

Tám tháng sau, hội bàn sự việc
Gồm công thần Đinh Liệt, Lê Yên
Với quan Nguyễn Xí, Điện Tiền
Cùng nhau mưu sự giết liền hai tên

Đóng cửa thành, giử yên thống suất
Bắt Nghi Dân phế truất tức thời
Quần thần hội kiến với nguời
Tư Thành hoàng tử được mời nhận ngôi (1460)



http://images.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=659316
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (bìa trái) trao bằng công nhân di tích quốc gia đặc biệt cho lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa sáng 26.9.2013

Hansy
04-07-2014, 01:31 AM
37- THẢM ÁN
LỆ CHI VIÊN

ywR7pF4N94E

Hansy
04-07-2014, 11:23 AM
vSBf43ODG6E

Hansy
04-07-2014, 06:03 PM
38- LÊ NHÂN TÔNG

OjKuorCsp-0

Hansy
05-07-2014, 12:25 PM
44
LÊ THÁNH TÔNG HOÀNG ĐẾ
(1460- 1497)

Đó là ngày, giữa năm mồng sáu
Lên ngai vàng lễ hậu phát tang
Cho anh và mẹ đàng hoàng

Rước vào thế miếu lập đàn cầu siêu
Vua có nhiều thiên tư đặc biệt
Là một người cương quyết thực tài
Lại còn võ giỏi văn hay

Làu thông kinh sử thuở nay mấy người
Ngự trên ngai tuổi đời muời tám
Sửa nhân luân, quyết đoán mối giềng
Đào Biểu truy nghĩa tuyên dương

Đắc Ninh giết bỏ làm gương cho đời
Nay cho đổi, là thời Quang Thuận
Xuống chiếu truyền tha án tù nhân
Xét xem chức tước bá quan

Cấp cho ruộng đất để làm của riêng
Năm Canh Thìn sai quan Lê Liệt
Đem quân đi tiễu triệt Bồn Man (1460)
Dựng văn bia ở Mục Lăng

Bắt làm hộ tịch, đe răn phản thần
Lệnh cho khắp các quan huyện phủ
Phải ưu tiên khuyến nhủ nhân tâm
Chăm lo cày cấy siêng năng

Bỏ gốc theo ngọn khuyên dân không làm
Lệ thi Hương vua ban định rõ (1462)
Danh sách thi gạt bỏ những người
Dù cho học giỏi, có tài

Mà vô đạo đức cũng hoài bỏ đi
Lại định kỳ thi Hương, thi Hội
Đệ nhất thời phải hỏi Tứ Thư
Thứ hai: chiếu, chế, biểu từ

Thứ ba " thơ, phú. Thứ tư :sách, bài
Về hành chánh, hỏi tay hiểu việc
Chốn nha môn phải biết ký tên
Hưu quan sáu chục trở lên

Được về trí sĩ giữ nguyên tước hàm.
Đổi sáu bộ ra làm sáu viện
Mỗi viện đều riêng tuyển thượng thư
Truyền cho làm việc đúng giờ (1462)

Nhưng saulại đổi y như xưa làm
Tháng hai năm Quý Mùi, thi Hội
Vua thân hành vấn hỏi thí sinh (1463)
Tiến sĩ chọn được Thế Vinh

Bắt loa truyền gọi xướng danh từng người
Trăm kẻ thi một người được đỗ
Treo bảng vàng ngoài cửa Đông Hoa
Ban ân ủy dụ thật là

Vô cùng trân trọng vang xa dội gần
Năm Giáp Thân (1464) vua về cúng tế
Ơ Sơn Lăng theo lệ hằng năm
Giải oan Nguyễn Trãi, chiếu rằng :

"Bổ cho con Nguyễn Trãi chức đồng tri Châu"
Vua nhớ đến công lao Nguyễn Trãi (1467)
Cho phục hồi hết thảy thơ văn
Đề cao giá trị tinh thần

Phần nào chuộc lại lỗi lầm tiên vương
Sai người đi dò đường, dò bể (1490)
Vẽ bản đồ hình thể quốc gia
Định ra biên giới nước ta

Ai Lao, Chiêm Quốc thật là phân minh
Việc quân ngũ định thành quy chế (1467)
Chia ra làm mỗi vệ như sau :
Vệ thì : năm sở làm đầu

Sở : hai chục đội được giao tuyển người
Quân số đội là hai mươi chẵn
Luyện côn quyền, thương giản cho tinh
Lúc nào đất nước thanh bình

Cho về một nửa dân đinh cấy cày
Sai Khuất Đã ra tay đánh giặc (1467)
Đến Mã Giang vây bắt Đạo Đồng
Tiểu trừ ở sách Man Nhung

Dẹp tan giặc cỏ yên lòng nhân dân
Với quần thần, vua ban sắc dụ
Thường hay dùng điển cũ, ý xưa
Răn người bất nghĩa a dua

Lời trong sắc dụ nghe như văn tài
Nguyễn Bá Ký là tay học sĩ
Chê vua không chú ý sử kinh
Không theo lối học thực hành

Phù hoa sáo điễn thiếu phần cách tân
Vua tự xưng Tao Đàn nguyên soái
Hăm tám người lập hội làm thơ
Đa phần bài xướng của vua

Các quan họa lại ngợi ca hết lời
Vua lại sai Sĩ Liên phụng chỉ
Viết "Đại Việt sử ký toàn thư"
Phu Tiên năm Hợi bấy giờ

Hơn hai niên kỷ đến chừ mới xong (1479)
Truyền Lễ, Cử, Nhuận, Trung, Đình Bảo
Biên tập xong chính sự quốc triều
Viết từ Thái Tổ tiếp theo

Soạn thành trăm quyển chia nhiều bộ môn
Các sử quan vâng theo chếu chỉ
Cố cho xong bất kể đêm ngày
"Thiên Nam Dư Hạ Tập" này

Công trình biên soạn đến nay hoàn thành (1483)
Lại sai chép "Thân Chinh ký sự"
Ghi rõ ràng lịch sử đánh Chiêm
Ai Lao cũng đã dẹp yên

Viết thành một quyển để riêng bấy giờ
Luật Hồng Đức trong Dư Hạ tập
Là biểu trưng luật pháp quốc gia
Hình quan theo đó mà tra

Những điều luật định thật là phân minh
Vua ví mình ngang danh Đỗ Phủ (1496)
Thường huênh hoang giữa chỗ triều đình
Tao Đàn nguyên soái xưng danh

Thơ văn khẩu khí chỉ dành hạng trung
Lê Thánh Tông có chừng vài quyển
Đại khái là "Quỳnh Uyển cửu ca"
"Cổ kim bách vịnh" thi ca

"Xuân vân", "Kim cổ", "Anh hoa" thơ Đường
Về ngoại giao lựa phương khôn khéo
Nước Chiêm Thành chọn mẹo cầu phong
Nhã Lan không dám hai lòng

Bồn, Sơn man cũng phục tùng nước ta
Với nhà Minh thì ta giữ đúng
Cứ ba năm triều cống một lần
Chọn đi những vị sứ thần

Có tài ứng đối ngoại nhân phải gờm
Viết cảo thơm "Bình Chiêm sách lược"(1471)
Mười mấy điều phát trước trong doanh
Tháng năm Tân Mão đánh thành (1471)

Chà Bàn bắt sống tù binh mấy ngàn
Băm tám năm Tư Thành nối nghiệp
Được tôn xưng hoàng đế Thánh Tông
Một người nổi tiếng hiếu trung

Có tài văn học, tinh thông lắm điều
Trong đời vua có nhiều trước tác
Định luật hình cùng các việc binh
Xây thêm đền điện, cung đình

Sửa sang chính sự cho thành nếp hơn
Đạo làm con, một lòng hiếu thảo (1496)
Khi mẹ đau dâng cháo, hầu cơm
Ngày đêm bên cạnh chăm nom

Đến khi mẹ chết tự làm ma chay
Viết bút thỏ một bài tự thuật :
"Ngũ thập niên hoa thất xích khu
Cương trường như thiết khước thành nhu

Phong xuy song ngoại hoàng hoa tạ
Lộ ấp đình tiền lục liễu tồ
Bích hán vọng tùng vân diễu diễu
Hoàng lương mộng tỉnh dạ du du

Bồng lai sơn thượng âm dung đoạn
Băng ngọc u hồn nhập mộng vô ?
Ngoài trời rắc mấy hạt mưa
Giấc thiên thu đã vỗ ru đêm dài

"Năm chục hoa niên bảy thước thân
Lòng như sắc cứng bỗng mềm dần
Gió lay khô héo hoa bên cửa
Sương dãi gầy mòn liễu trước sân

Trời biển xa trông mây thăm thẳm
Kê vàng tỉnh giấc dạ bâng khuâng
Khuất lời cách mặt non bồng vắng
Băng ngọc du hồn nhập mộng chăng ?"

Vua đứng ra, tự mình tẩm liệm
Thay áo quần cho đến rửa chân
Bỏ vào miệng mẹ kim ngân
Cầu xin cho mẹ siêu thần cõi tiên

Lê Thánh Tông người hiền hiếm có
Lúc làm vua uy vũ anh minh
Giữ yên trăm họ thái bình
Xiển dương văn hoá, luật hình sửa sang


https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc3/t1.0-9/197353_210104669004308_3241612_n.jpg
Lê Thánh Tông khởi xướng và cho lập Bia tiến sỹ lần đầu tiên ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám vào năm 1484

Hansy
05-07-2014, 07:48 PM
39- LÊ NGHI DÂN

xcQRFFi5zik

Hansy
08-07-2014, 09:49 AM
40- LÊ THÁNH TÔNG

KbJOUpy57BI

Hansy
08-07-2014, 12:20 PM
41- LÊ THÁNH TÔNG
ĐÁNH CHIÊM THÀNH

p5sBQVUrro

Hansy
08-07-2014, 02:52 PM
42- LÊ THÁNH TÔNG

DJLaYvPvDIY

Hansy
08-07-2014, 07:21 PM
https://scontent-a-lax.xx.fbcdn.net/hphotos-ash2/t1.0-9/183216_203966809618094_7046806_n.jpg
Bản đồ Thăng Long theo Hồng Đức Địa Dư (1490) - Plan de Thang-long d'après la Géographie de Hông-dức (1490)


QUYỂN 13

45
Trước khi băng vào năm Đinh Tỵ (1497)
Giữa triều đình chiếu chỉ truyền ngôi
Lựa trong mười bốn con trai
Hai mươi con gái chọn người lên thay

LÊ HIẾN TÔNG HOÀNG ĐẾ
(1497- 1504)

Thái tử Huy lên ngôi hoàng đế (1497)
Là một nguời thông duệ anh minh
Việc quan cho chí việc binh
Thân hành khảo xét, tự mình duyệt phê (1498)

Vua ở ngôi tuổi kề băm bảy
Giữ phép công vẫn phải theo xưa
Thường đem Kinh Dịch, Kinh Thi
Mà răn thần tử giữ bề vua tôi

Năm Kỷ Mùi cho đòi tuyên sứ(1499)
Báo cho dân dự trữ gạo dư (1498)
Không nên xa xỉ dùng bừa
Để dành khi đói mất mùa mà ăn

Cũng năm đó cùng quan bộ Lại
Điện Kính Thiên vua ngự xướng danh
Truyền loa rao khắp kinh thành
Bảng vàng tiến sĩ một mình Lý Khiêm (1499)

Vua lại truyền thẩm tra quan lại
Tinh giảm dần bộ máy quốc gia
Tham, ngu, dốt, hoặc quá già
Thì cho trí sĩ thải ra loại này

Kể từ nay thân vương, dân chúng
Không cưới xin Man chủng Chiêm Thành
Bảo toàn giòng giống tinh anh
Để cho phong tục nước mình giữ nguyên

Cấp áo xiêm tùy theo chức tước
Khi vào chầu cho các quan nha
Thường triều mặc áo tơ gai
Trong ngày quốc kỵ cấm xài vải hoa

Vua chuẩn y lời tâu Lễ Bộ (1503)
Cho đắp đê, đóng vĩ nâng bờ
Ven sông Tô Lịch để hờ
Phòng khi lụt hạn đóng cừ tưới tiêu

Quan Hàn lâm Minh triều đi sứ (1499)
Là Lương Trừ mang ngự sắc sang
Phong làm vua nước An Nam
Lệnh cho lưỡng quốc nghị bàn hiếu thông

Kỳ thi Hội nói chung có khác (1502)
Lễ xướng danh loa bắc truyền ra
Bảng vàng trước ở Đông Hoa
Nay nhà Thái học đem ra bấy giờ

Quan Gia Đình Trung Thu Ngoạn Nguyệt
Là bài thơ điểm khuyết của vua
Khuyên dân cày cấy đúng mùa
Một bài ngự chế dặn dò như sau :

Tinh hỏa hôn trung dạ
Bồng mang xuất bích đông
Kinh phuơng dương đại thủy
Vệ địa khủng hưng nhung

Tuần tĩnh vưu tâm lý
Suy chiêm mạn di đồng
Bài thơ nói tự đáy lòng
Lưu tâm lụt lội đề phòng về sau

Vua kinh hành ngự vào Thanh Hóa
Bái Sơn Lăng xa giá trở về
Mình rồng nghe đã hơi se
Lại ham nữ sắc có bề đáng lo


https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc3/t1.0-9/183450_210109102337198_7861329_n.jpg
Lăng vua Lê Hiến Tông - Khu di tích Lam Kinh

Hansy
09-07-2014, 11:44 AM
43- LÊ HIẾN TÔNG

empKQpC2lO4

Hansy
09-07-2014, 05:11 PM
- THẠCH SANH - LÝ THÔNG

7rfXz1RdscM

Hansy
10-07-2014, 11:58 AM
http://d4.violet.vn/uploads/blogs/447/luoc_do_phong_trao_nong_dan_khoi_nghia_the_ki_xvi_ 500.jpg
Các cuộc nổi dậy

46
LÊ TÚC TÔNG HOÀNG ĐẾ
(1504)

Khi sắp băng truyền cho thái tử
Húy là Thuần, con thứ hiến Tông
Một trong sáu vị nối dòng
Lên ngôi cửu ngũ thuận lòng muôn dân

Lễ đăng quang vào năm Giáp Tý (1504)
Từ năm nay niên chỉ Thái Trinh
Ngày sinh Khánh Tiết Thiên Ninh
Ra ân đại xá, thái bình yên dân

Vua ở ngôi được gần sáu tháng
Là một nguời yểu mạng không may
Lại thêm hiếu học tài hay
Làm vua mấy tháng , tiếc thay giữa chừng


LÊ UY MỤC HOÀNG ĐẾ
(1504 - 1510)

Lúc lâm chung để lời di mệnh
Đến Hưng Minh, cung thỉnh hoàng huynh
Nguời này tên húy là Huyên
Hiệu Uy Mục Đế nối quyền chăn dân

Mẹ của vua người làng Phú Chẫn
Thuở cơ hàn tự bán mình đi
Bị sung làm kẻ nô tì
Đưa vào trong nội cận kề tiên vương

Lúc Hiến Tông còn đang thái tử
Thấy nàng xinh tình tứ thước tha
Đưa về trong phủ làm hoa
Hạ sinh Uy Mục chợt qua đời liền

Vì thù riêng, giết ngầm tổ mẫu
Người dáng dấp tướng mạo Quỷ Vương
Bất cần triều chính kỷ cương
Gian dâm hiếu sát xem thói thường hung hăng

Mạc Đăng Dung làm Thiên vũ vệ (1507)
Trong gia phả: hậu duệ Đĩnh Chi
Vai u thịt bắp coi bề,
Làm quan túc vệ chỉ huy ngự tiền

Vua Uy Mục ngày thêm càn rỡ
Khi say mèm giết cả cung nhân
Để cho họ ngoại chiếm dần
Nhữ Vi, Khương Chủng chẳng cần hỏi ai
(1505,1507,1509)

Cậy quyền thế ra oai vùi dập (1507)
Từ dân lành đến lớp thân vương
Muôn dân ta thán vô vàn
Còn vua thì vẫn cung nhân vui đùa

Theo lệnh vua giết thêm nữ sử (1509)
Và người Chiêm đang giữ trong tù
Giết luôn tôn thất của vua
Hại người cốt nhục không chừa một ai

Trong năm năm trên ngôi hoàng đế
Tội ác nhiều không xuễ mà ghi
Giết người, vét thuế đem đi
Tiêu xài phung phí kể gì của công

Tu Công Dinh họp cùng ba phủ
Được tôn lên minh chủ nghĩa binh
Dùng Văn Lang để tiến hành
Diệt trừ bạo chúa xích xiềng ác ôn (1509)

Từ Tây đô đem quân tiến đánh
Uy Mục Vương vội lánh khỏi thành
Tu Công chiếm được Đông Kinh
Hoàn toàn làm chủ tình hình rối ren

Uy Mục Vương bắt đem giam lỏng
Xác bỏ vào miệng súng bắn đi
Xong đời một kẻ ác di
Một tên bạo ngược quá ghê bấy giờ


http://phunutoday.vn/upload_images/images/a(20).jpg

Hansy
10-07-2014, 06:07 PM
44- LÊ TÚC TÔNG
LÊ UY MỤC

3-kR2su3BAs

Hansy
10-07-2014, 10:38 PM
45- LÊ UY MỤC

aE2bGboS47Y

Hansy
11-07-2014, 04:04 PM
http://dongten.net/wp-noidung/uploads/2011/11/ban-do-viet-nam-tu-co-den-kim-0020.jpg

47
LÊ TƯƠNG DỰC HOÀNG ĐẾ
(1510- 1516)

Tương Dực Đế ngôi vua thay thế (1516)
Lấy Ngô Hoán: Tán Trị thừa tuyên
Chỉnh trang bộ máy chính quyền
Lệnh cho bộ Hộ an ninh làm đầu

Nền ngoại giao cũng cùng lối cũ
Sai Lý Khiêm đi sứ sang Minh(1510)
Đem đồ tuế cống linh đình
Theo như đòi hỏi triều đình Trung Hoa

Minh Chính Đức cho qua đáp lễ
Sai Hy Tăng, Nhược Thủy đem sang (1513)
Sắc phong vua nước An Nam
Ban cho mũ áo được làm bằng da

Phạm Hy Tăng chê vua dáng lệch
Là "vua Heo" thích việc ăn chơi
Loạn vong sẽ xẩy tới nơi
Ngai vàng Giao Chỉ khó ngồi được lâu

Vua thông dâm nàng hầu của bố (1514)
Rồi giao hoan cả vợ anh em (1515)
Hồ Tây cho sửa sang thêm
Cởi truồng cung nữ chèo thuyền làm vui

Lại sai người đắp thành ngàn trượng (1516)
Làm cống ngầm , đập chắn sông Tô
Cửu Trùng mặt trước đào hồ
Nhà hơn trăm nóc tốn hao vô cùng

Trong nội cung hoạn quan làm loạn
Bọn phản thần định thoán ngôi vua
Nhờ tay Trịnh Hựu ngăn cho
Bọn Hài bị chém bấy giờ mới yên (1510)

Ơ trấn biên nỗi lên giặc cỏ
Như Hưng, Hy,Triệt ở Nghệ An (1512)
Lê Hất và bọn Trần Tuân
Vua sai Đỗ Nhạc đem quân tiểu trừ

Chiếm đất chùa Quỳnh Lâm đại náo
Ơ Thùy Đường Trần Cảo xưng vương (1516)
Đem quân vây kín phủ đường
Thăng Long chiếm cứ tự phong quốc triều

Tương Dực Đế đuổi theo Trần Cảo
Cảo chạy thua về thấu đảo Ngọc Sơn
Vua sai Trần Tiến đánh dồn
Cảo quay quân lại giết luôn tướng triều

Trịnh Duy Sản âm mưu phế bỏ
Lừa giết vua ở chỗ Bích Câu
Xác vua vắt vẻo đem vào
Ơ trên mình ngựa châm dầu hỏa thiêu

Năm Giáp Tuất (1514) dưới triều Tương Dực
Quan thượng thư Đông Các Lê Tung
Viết bài Tổng luận tiến dâng
Về kho Đại Việt, Vũ Quỳnh khảo biên


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/be/S%C3%BCdostasien_1450.svg/1070px-S%C3%BCdostasien_1450.svg.png
Đại Việt thời Lê sơ

Hansy
12-07-2014, 12:07 AM
46- LÊ TƯƠNG DỰC 1

7UXEKef0PQs

Hansy
12-07-2014, 06:21 AM
- THẦN GIỮ CỦA

-qEkzsBmZB4

Hansy
12-07-2014, 12:08 PM
http://farm6.staticflickr.com/5057/5433459236_f81e03f4a4_z.jpg

48
LÊ CHIÊU TÔNG HOÀNG ĐẾ
(1516- 1522)

Bọn chuyên quyền đưa ra vua mới (1516)
Húy là Y, hoàng đế Chiêu Tông
Đổi năm Quang Thuận để xưng
Trong triều ngoài nội Đăng Dung cầm quyền

Trịnh Duy Sản lấy thêm quân lính
Cùng Nguyễn Thượng đi đánh Chí Linh
Bị quân Trần Cảo vây quanh
Cuối cùng bị giết gần thành Lạng Nguyên(1516)

Quân của Cảo ngày thêm khốn khổ
Bèn rút về trấn ở Lạng Nguyên
Cảo cho trai trưởng cầm quyền
Còn mình xuống tóc tu tiên lánh đời(1516)

Các quan lại tùy thời cát cứ
Đem quân mình trừ khử lẫn nhau
Trần Chân, Hoàng Dụ rồi sau
Xuân Thi, Nguyễn Áng đánh vào kinh sư

Có Nguyễn Sư bức xúc trước cảnh
Nước nhà lâm vào nạn rối tung
Ra tay cái thế anh hùng
Thử xem thời vận mấy dòng thơ sau :

Những toan phục nước cứu muôn dân
Trời chẳng chiều người cũng khó phần
Sông rộng, Giang Đông khôn trở gót
Gió to Xích Bích để thiêu quân

Ninh Sơn mây ám rồng xa khuất
Phúc địa trăng soi hạc tới gần
Anh hùng thành bại xưa nay vậy
Chí đời chưa thỏa hận vô ngần

Ơ thành đô bây chừ khói lửa(1518)
Giặc tha hồ cướp của lương dân
Trước thì Trần Cảo tang thương
Sau là Duy Nhạc phá tan kinh thành

Mạc Đăng Dung hồi binh theo lệnh
Của Chiêu Tông bình định loạn quân
Quyền uy, ông tóm thâu dần
Vào tay họ Mạc loại dần người ngay

Vua mưu ngầm cho vời Hiến, Thứ (1522)
Cho người làm mật sứ gọi Tuy
Nửa đêm vua lẻn ra đi
Đăng Dung biết được cấp truy chận đường



http://3.bp.blogspot.com/-N-z43drUMZA/Up8ub611m1I/AAAAAAAAcHQ/R8weGNlE2Qk/s1600/congtac_hptb13+136.JPG

Hansy
12-07-2014, 12:13 PM
47- LÊ TƯƠNG DỰC 2

3-pZTlwVPQc

Hansy
12-07-2014, 12:14 PM
48- LÊ CHIÊU TÔNG

TP8nePMBb8M

Hansy
12-07-2014, 12:22 PM
- TRẠNG QUỲNH

M8OLcCDr7Qk

Hansy
13-07-2014, 01:28 PM
http://thanhhoa360.com/files/assets/tintuc/di_tich_lam_kinh.jpg

49
LÊ CUNG HOÀNG HOÀNG ĐẾ
(1522- 1527)

Sau hiệp bàn , thái sư Lê Phụ (1522)
Lấy em vua đề cử lên ngôi
Lê Xuân được đặt lên ngai
Tân vương là cháu bốn đời Thánh Tông

Đăng Dung giết Chiêu Tông hoàng đế (1526)
Giữa năm Hợi (1527) lại phế Cung Hoàng
Giáng vua xuống tước Cung Vương
Bắt Hoàng thái hậu giam chung với người

Bà khấn trời trước khi bị thí:
"Mạc Đăng Dung là kẻ bề tôi
Manh tâm, phế chúa, cướp ngôi
Ngày sau con cháu nó thời như ri"



http://i1055.photobucket.com/albums/s502/kklon112/IMG_0966.jpg

Hansy
13-07-2014, 09:36 PM
49- LOẠN LẠC
THỜI LÊ CHIÊUTÔNG

rDwAH3HzBEg

Hansy
14-07-2014, 09:57 AM
- BA CÁI LỌ

1op0LFcbKmc

Hansy
14-07-2014, 03:23 PM
http://haiphonginfo.vn/PortalFolders/ImageUploads/KTXH/984/mac%20dang%20dung.png

50
MẠC ĐĂNG DUNG
(1527- 1529)

Mạc Đăng Dung vốn nghề đánh cá
Thuở thiếu thời sống ở Cổ Trai
Có dư sức khỏe hơn người
Xuất thân lực sĩ vào đời hậu Lê

Đô chỉ huy lên chức Thái phó
Tóm thâu đầy quyền ở trong tay
Ra oai tác quái với người
Bắt vua viết chiếu nhường ngôi cho mình

Dung sai người qua Minh kính báo(1428)
Cắt hai châu tiến cáo đem dâng
Vua Minh thấy thế bằng lòng
Cho quan giao hảo sứ thông bình thường

Mạc Đăng Dung ngôi vương cướp được
Ba năm trời, bắt chước thuở xưa
Truyền cho con truởng làm vua(1429)
Còn mình Thái thượng được vừa mấy năm



http://d4.violet.vn/uploads/blogs/447/chien_tranh_trinh_-_mac_1539-1592_500.jpg

Hansy
14-07-2014, 07:27 PM
50- MẠC ĐĂNG DUNG

kSE_SP3YYVo

Hansy
15-07-2014, 01:34 PM
http://www.mactoc.com/Images/UserFiles/image/sodo_mac.jpg

51
MẠC ĐĂNG DOANH
(1529- 1540)

Mạc Đăng Doanh đổi năm Đại Chính (1429)
Nắm binh quyền ước tính mười năm
Điều quân trị nước sai lầm
Nhân dân ta thán hờn căm quá nhiều

Thuở bấy giờ dân kêu thảm thiết
Mấy năm liền chém giết lẫn nhau (1525)
Lại thêm sâu cắn hoa màu (1527,1530)
Nhân dân ly tán khổ đau vô cùng

Nguời ta trông có người lãnh tụ
Đưa nuớc ra khỏi chổ lầm than
Dẹp yên bè lũ tham tàn
Sâu dân mọt nuớc đã làm suy vong

Năm Canh Dần có ông Lê Ý (1430)
Người họ Lê khởi nghĩa dấy binh
Khắp nơi trong nước tòng chinh
Chỉ vài ba tháng quân thanh lẫy lừng

Mạc Đăng Dung đem quân đi đánh
Mấy trận liền xính vính tả tơi
Sơn quan tìm lối rút lui
Tống Giang cứ điểm cho người trấn biên

Mạc Đăng Doanh điều quân Hoằng Hóa
Cùng Quốc Trinh trấn ngã Thạch Thành
Bất thần tung chưởng đánh nhanh
Tuởng rằng thắng thế hóa thành thua to

Quân Lê Ý bấy giờ kiêu ngạo
Vì coi thường nên dẫu hùng binh
Nhân khi sơ ý coi khinh
Bị quân nhà Mạc công thành đánh tan

Bắt được Ý cửa Nam, bãi cát
Lệnh dùng xe xé xác hành hình (1530)
Nghĩa quân tan vỡ rất nhanh
Người thì phân tán kẻ đành chạy sang

Nước Ai Lao chọn đường ẩn náu
Sống tạm thời rèn giáo mài gươm
Chờ khi khôi phục giang san
Dẹp tan bạo chúa trung hưng nước nhà

Doanh cũng cho mở khoa thi Hội
Tuyển nhân tài cứ mỗi tam niên
Trạng nguyên là Nguyễn Bỉnh Khiêm (1535)
Tiến sĩ cập đệ có thêm họ Bùi

Ở trong nước ơn trời đổ xuống
Mưa thuận hòa đất ruộng lúa chiêm
Được mùa quốc thống tạm yên
Không còn trộm cướp liên miên như thời...

Họ Mạc sai sang Minh dâng biểu
Nộp sổ sách và chịu xin hàng
Đăng Dung qùy trước phủ đường
Cột dây vào cổ xin nhường đất đai (1540)



http://img.blog.zdn.vn/5415737.jpg

Hansy
15-07-2014, 10:07 PM
- HAI CÔ GÁI VÀ CỤC BƯỚU

NkM6FeK2hpA

Hansy
16-07-2014, 09:59 AM
http://phungnghi.com/wp-content/uploads/2014/04/Thanh-nh%C3%A0-M%E1%BA%A1c.jpg

52
MẠC PHÚC NGUYÊN
(1546- 1561)

Năm Bính Ngọ (1546) Phúc Nguyên kế vị
Việc triều chính lại để chú coi
Khiêm Vương Kính Điễn dùng người
Cùng quan Thái tể trong ngoài giữ yên

Mạc Kính Điển quyền hành quyết đoán(1546)
Thẳng tay trừ, dẹp loạn Chính Trung
Họ hàng giết lẫn lung tung
Trung bèn chiếm cứ một vùng Quảng Yên



http://vdc.ringring-thumbnail.vegacdn.vn/handbook/0/0/12/13285/thanhnhamac.jpg

Hansy
16-07-2014, 07:59 PM
51- CUỐI NHÀ MẠC
NGUYỄN KIM
LÊ TRANG TÔNG

PYYGvYaBsbM

Hansy
16-07-2014, 11:54 PM
- SỰ TÍCH BÁNH DÀY BÁNH CHƯNG

GRHs7O2NCOY

Hansy
17-07-2014, 12:55 PM
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/be/S%C3%BCdostasien_1450.svg/1070px-S%C3%BCdostasien_1450.svg.png
Đại Việt thời Lê sơ

53
LÊ TRANG TÔNG HOÀNG ĐẾ
(1533- 1548)

Nguyễn Kim cho người tìm khắp nước
Kiếm cháu con đời trước nhà Lê
Rước ông Lê Huyến đưa về
Tôn làm Hoàng đế trị vì hùng binh

Từ Lê Lợi khai sinh dấy nghiệp
Đến Cung Hoàng nối tiếp nhiều năm
Kéo dài niên kỷ hơn trăm
Lê sơ nay chuyển ra làm Trung hưng

Vua Trang Tông (1533) trở về lại nước
Cùng Nguyễn Kim lo việc binh dân
Ngày đêm chỉnh đốn quan quân
Nguyên Hòa niên hiệu, kết thân nước Lào

Tây dựa vào Ai Lao hùng cứ
Bắc thì cho sai sứ cầu phong
Đất đai giữ được phía trong
Cao Bằng, họ Mạc tranh hùng với Lê

Cả hai xin Tàu về phân xử
Bọn Mạc Lê là thứ hám danh
Đăng Dung lại tự trói mình
Lấy dây buộc cổ ở thành Nam Quan

Dung dâng biểu đầu hàng quân giặc
Còn Trang Tông lại mách Đăng Dung:
Tiếm ngôi rồi lại tự xưng
Làm vua Đại Việt cúi dâng chuyện này

Vua nhà Minh hiểu ngay sự thể (1541-1546)
Mạc Phúc Hải theo lệ cống mình
Lạy , quỳ trước mặt quân Minh
Để quan hội khám ở thành Nam Quan

Cho người mang đồ sang tuế cống
Bị quân Minh rẻ rúng bồi thần
Việc này nhục quốc khi dân
Khiến cho bá tánh hận quân cầm quyền

Người trong nước bùng lên khởi nghĩa
Theo Trang Tông vì quá chán chê
Nguyễn Kim là tổng chỉ huy
Anh hùng hào kiệt theo về rất đông

Dương Chấp Nhất gian hùng họ Mạc (1545)
Giả trá hàng giết được Nguyễn Kim
Vua sai Trịnh Kiểm thay quyền
Nam-Lê; Bắc-Mạc hai miền phân tranh


http://www.hoangthanhthanglong.vn/wp-content/uploads/2013/08/dai-la-3.jpg
Thành Đại La thời Mạc

Hansy
17-07-2014, 09:07 PM
- VỤ ÁN CON CHUỘT TINH

rVx3vCVIpKM

Hansy
18-07-2014, 11:27 AM
QUYỂN 14

http://image.absoluteastronomy.com/images/encyclopediaimages/v/vi/vietnammac1560.gif

54
LÊ TRUNG TÔNG HOÀNG ĐẾ
(1548- 1556)

Thái tử Huyên sau khi cha chết
Được đưa lên kế nghiệp tiên vương
Năm Mậu Thân (1548) lể đăng quang
Giửa triều ngự thị lo toan nước nhà

Việc Nam Triều phải qua Trịnh Kiểm
Vua giao cho xét tuyển nhân tài
Tính trù mưu lược lựa thời
Trung hưng đế chế trong ngoài vỗ yên

Lê Bá Ly tướng bên nhà Mạc (1550)
Phùng Khắc Khoan và các anh hào
Khải Khang, Nguyên Thiếu cùng nhau (1552)
Vượt biên để tới Nam triều Lam kinh

Vua cả mừng thưởng ban ủy lạo
Phong chức tước áo mão cân đai (1551)
Tùy theo sở đoản mỗi người
Mà trao nhiệm vụ trông coi việc triều

Mở chế khoa vừa treo bảng hổ (1554)
Đinh Bạt Tụy chấm đổ xuất thân
Người làng Bùi Khổng , Nghệ An
Là tay uyên bác danh nhân bấy giờ

Năm Bính Thìn nhà vua tạ thế (1556)
Nước một ngày không thể không vua
Chọn người tùy ở Thái sư
Tìm trong con cháu Lê Trừ đưa lên


http://trinhtoc.com/images/advertises/QC_Phai-2.jpg

Hansy
19-07-2014, 02:49 AM
52- LÊ TRUNG TÔNG

kS26tPkeBSc

Hansy
19-07-2014, 02:02 PM
- TRÍ KHÔN CỦA TA ĐÂY

Sg4jZN1z1Hk

Hansy
20-07-2014, 02:31 AM
http://xuthanhnet.files.wordpress.com/2012/01/10658821236044920.jpg

54
LÊ ANH TÔNG HOÀNG ĐẾ
(1556 - 1573)

Lê Duy Bang trở thành thiên tử
Lấy Phạm Đốc Binh bộ thượng thư
Tạm tha thu thuế địa tô
Trung hưng giềng mối tiền đồ tổ tiên

Thuở bấy giờ hai miền Nam Bắc
Ở phương Nam là đất nhà Lê
Phía Bắc họ Mạc trị vì
Lấy đèo Tam Điệp mà chia tạm thời



http://tamhoc.com/wp-content/uploads/1113.jpg

Hansy
20-07-2014, 12:17 PM
53- LÊ ANH TÔNG

lRC2vL79I1I

Hansy
20-07-2014, 08:43 PM
- HAI ANH EM VÀ CON CHÓ ĐÁ

Y1sa0SZ80WY

Hansy
21-07-2014, 11:45 AM
http://trinhtoc.com/images/advertises/QC_Phai-2.jpg

55
TRỊNH KIỂM
(1545 - 1570)

Trịnh Kiểm người Sóc Sơn - Vĩnh Lộc
Rất thông minh mưu lược hơn người
Nguyễn Kim yêu mến vì tài
Gã cho con gái, giao coi binh quyền

Khi Nguyễn Kim bị đầu độc chết
Vua trao Kiểm kế nghiệp Tĩnh Công
Toàn quyền thống lĩnh ngoài trong
Đốc xuất binh tướng, bổ sung nhân tài

Thuần Phúc sai thượng thư Giáp Hải (1566)
Đi lên miền địa giới Lạng Sơn
Đón Lê Quang Bí sứ thần
Phái đi mười tám năm tròn tới nay

Trịnh Kiểm thay vua Lê điều khiển
Cuộc tương tranh trận tuyến hai miền
Sáu năm chinh chiến triền miên
Một hôm Kính Điển đem thuyền tấn công

Vào Thanh Hóa vượt sông Đại Lại (1555)
Quân nhà lê giữ núi Kim Sơn
Hai bên giao chiến tương tàn
Cuối cùng quân Mạc bị đòn phản công

Thọ Quận Công liệu mình không thoát
Nhảy xuống sông bắt chước Yết Kiêu
Sức người nào dễ chìu theo
Mênh mông sóng nước rong rêu cuốn người

Hai năm sau vua sai đánh nữa (1557)
Thanh Quân Công chống giữ Nga Sơn
Vũ Lăng lựa kế đánh dồn
Khiến cho Kính Điển thua luôn trận này (1557)

Để đánh trả Kiểm sai năm vạn
Vừa chiến thuyền lính tráng binh lương
Giong buồm trực chỉ Sơn Nam
Hai bên quần thảo cùng đường lui quân

Cuộc chiến tranh không phân thắng bại
Khiến dân tình khốn khổ lầm than
Lòng người quá đỗi hoang mang
Bắc nam tương sát điêu tàn không nguôi



http://dulichhue.com.vn/upload/images/trinh-nguyen-phan%20tranh.jpg

Hansy
22-07-2014, 02:06 AM
- CÂY BÚTTHẦN

TTdF3U2YH3A

Hansy
22-07-2014, 11:42 AM
Trịnh Kiểm
(1503–1570)

http://media.doisongphapluat.com/thumb_x670x/263/2014/3/9/Xahoi-hoangtrung11d.jpg
Bức tượng Thái vương Trịnh Kiểm bằng đất nện được thờ tự trong đền Lê.


Trịnh Kiểm người làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Tục truyền rằng: Kiểm mồ côi cha từ thuở nhỏ và rất có hiếu với mẹ. Nhà nghèo nhưng mẹ Kiểm có sở thích rất trái cảnh: bà chỉ thích ǎn thịt gà luộc mà lại chỉ ǎn hai đùi và lườn. Không biết làm cách nào có gà để mẹ ǎn, Kiểm phải đi ǎn trộm gà của hàng xóm. Xóm làng mất nhiều gà, giận lắm, sau truy ra biết thủ phạm là Trịnh Kiểm

Trịnh Kiểm (1503–1570) là người mở đầu sự nghiệp nắm quyền của họ Trịnh và gián tiếp tạo nên tình trạng vua Lê – chúa Trịnh tại Bắc Hà (miền bắc Việt Nam ngày nay) cũng như là đầu mối của phân tranh Trịnh-Nguyễn sau này.

Đương thời khi cầm quyền ông không xưng là chúa nhưng được đời sau truy tôn là Thái vương. Ông là người nắm quyền chỉ huy quân đội trong triều các vua Lê thời Nam Bắc triều từ năm 1545 tới khi mất (tháng 2 năm Mậu Ngọ, 1570).

****

Trịnh Kiểm là người quê ở làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Ông vốn xuất thân trong gia đình nghèo.

Bấy giờ nhà Mạc cướp ngôi nhà Hậu Lê, Nguyễn Kim khởi nghĩa tái lập nhà Lê. Thế Nam Bắc triều hình thành. Trịnh Kiểm đầu quân theo Nguyễn Kim. Là người có tài, ông được Nguyễn Kim giao cho nhiều trọng trách và gả con gái là Ngọc Bảo cho.

Năm 1539, ông được phong làm Đại tướng quân, tước Dực Quận công do có công cầm binh mã sang Ai Lao đón vua Lê Trang Tông. Sau khi Nguyễn Kim bị ám sát bằng thuốc độc năm 1545, toàn bộ binh quyền của nhà Lê rơi vào tay Trịnh Kiểm, với tước hiệu Thái sư Lạng quốc công.

Năm 1548, vua Trang Tông mất, Trịnh Kiểm cho lập con lớn của Trang Tông là Huyên lên nối ngôi lấy hiệu là Trung Tông. Do uy quyền của Trịnh Kiểm quá lớn, người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng phải xin vào Nam trấn giữ đất Thuận Hoá.

Năm 1556, vua Trung Tông mất không có con nối. Trịnh Kiểm lúc đó binh quyền rất lớn, muốn thay nhà Lê làm vua, nhưng còn ngại những lời dị nghị nên sai người đi hỏi Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trạng Trình mách khéo rằng: "Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản". Trịnh Kiểm hiểu ý bèn tìm người trong dòng dõi nhà Lê là Lê Duy Bang (cháu 5 đời của Lê Trừ - anh Lê Lợi) lập làm vua, tức Lê Anh Tông.

Trịnh Kiểm được truy tôn làm Minh Khang Thái Vương, thụy là Trung Huân.

Cuộc đời ông về cơ bản là cuộc đời của một chiến binh. Các trận đánh lớn nhỏ của ông với quân nhà Mạc mà người chỉ huy của đội quân này là Mạc Kính Điển là những trận đánh bất phân thắng bại khi xét về tổng thể. Cuộc chiến tranh này đã gây nhiều đau thương tang tóc cho nhân dân. Chưa thấy có tài liệu nào ghi chép rõ ràng về vai trò quản lý kinh tế hay vai trò người đứng đầu cơ quan hành pháp của ông, có lẽ là do các vấn đề quân sự khi đó đã lấn át tất cả, chỉ thấy có một số đoạn nhỏ cho thấy vai trò quản lý nhà nước trong kinh tế của ông là sai các viên quan đi đo đạc đất đai để thu thuế hay đắp đê, làm đường.

Dưới thời Trịnh Kiểm cầm quân, Nam triều đã lấy được các huyện Yên Mô, Yên Kháng, Phụng Hóa, Gia Viễn. Nǎm Kỷ Tị (1569), vua Lê gia phong cho Kiểm làm Thượng tướng Thái quốc công và tôn là Thượng phụ. Cũng nǎm đó Trịnh Kiểm ốm nặng, dâng biểu xin trao lại binh quyền cho vua Lê. Vua Lê sai con trưởng của Trịnh Kiểm là Trịnh Cối nắm binh quyền. Tháng 2 nǎm Mậu Ngọ (1570) Trịnh Kiểm mất, truy tôn làm Minh khang thái vương, thụy là Trung Huân.

Như vậy Trịnh Kiểm mở đầu sự nghiệp nắm quyền cửa họ Trịnh trong 26 nǎm, trải giúp ba đời vua, thọ 68 tuổi.

Nguồn: http://kienthuc.net.vn/tham-cung/ngoi-mo-troi-cho-giup-chua-trinh-doat-thien-ha-276350.html

http://www.trinhtoc.com/images/advertises/QC_Phai-2.jpg

Hansy
22-07-2014, 08:40 PM
- NÀNG CÔNG CHÚA KIÊU CĂNG

i21by2ptz0E

Hansy
23-07-2014, 01:06 PM
Ngôi mộ trời cho
giúp chúa Trịnh đoạt thiên hạ

Người ta cho rằng, họ Trịnh được làm chúa nhiều đời là nhờ một ngôi mộ trời cho.

Ngôi mộ trời cho
Đó là cuộc đất gắn liền với câu chuyện lịch sử liên quan đến người mở đầu cơ nghiệp của các đời chúa Trịnh là thái sư Trịnh Kiểm. Ông người làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, phủ Quảng Hóa (có sách chép ông sinh ngày 24 tháng 8 năm Quý Hợi 1503 tại thôn Hổ, gần sông Mã, thuộc tỉnh Thanh Hóa ngày nay), vốn mồ côi cha từ nhỏ, ăn ở rất có hiếu với mẹ, hàng ngày đi chăn trâu và tập trận “cờ lau” như vua Đinh thời trước.

Lớn lên, ông là một tay kỵ mã tài giỏi nên tướng nhà Mạc là Ninh Bang hầu thâu nhận, giao chăm sóc huấn luyện đàn ngựa chiến hay nhất của mình ở sách Thọ Liêu.

Được ít lâu, có người khuyên Trịnh Kiểm không nên cộng tác với tướng nhà Mạc nữa, vì nhà Mạc phi nghĩa (Mạc Đăng Dung cướp ngôi vua Lê năm 1527) mà hãy tìm đến Nguyễn Kim (là tướng của nhà Lê) để cùng chống Mạc. Trịnh Kiểm nghe theo, nửa đêm bỏ Ninh Bang hầu trốn đi, mang theo con ngựa chiến đầu đàn.


http://cms.kienthuc.net.vn/zoom/500/uploaded/maianh/2013_10_30/ktt_30.10_chuatrinh1_kienthuc_prfi.jpg
Ảnh minh họa.

Ninh Bang hầu biết được, rất tức giận, bắt mẹ của Trịnh Kiểm nhốt vào một cái cũi tre, lấy đá lớn cột lại, thả xuống vực nước sâu. Khi chiếc cũi chìm xuống đáy, thì đêm ấy lạ thay nước sông như sôi lên, sấm chớp cùng mưa nguồn cuồn cuộn đổ về, nước chảy mạnh như muốn xô trôi cả hai bờ sông cũ.

Sáng ra trời ngừng mưa, người quanh vùng hết sức kinh ngạc khi thấy nơi vực xoáy nhấn chìm mẹ Trịnh Kiểm chiều hôm trước bỗng nổi lên một gò đất mới sạch sẽ, sáng sủa, trông như một ngôi mộ “trời cho” đang ôm chôn thi hài của bà mẹ Trịnh. Tin đồn lan nhanh, một vài thầy địa lý đã tìm đến tận nơi xem xét địa thế của gò đất rồi đoán định rằng con cháu họ Trịnh từ đây sẽ bắt đầu phát đạt lớn.

Cũng từ đó truyền đi câu tiên tri: “Phi đế phi bá, quyền khuynh thiên hạ, tộ truyền bát đại, tiêu tường khởi họa”. Câu ấy có nghĩa là: con cháu họ Trịnh tuy không phải là “đế”, cũng không phải là “bá” (phi đế phi bá), nhưng quyền thế sẽ rất lớn có thể làm nghiêng cả thiên hạ (quyền khuynh thiên hạ) và sẽ truyền đến đời thứ 8 (bát đại) thì cạn phước và họa sẽ từ trong nhà khởi ra.

Quả là sau này Trịnh Kiểm nắm hết quyền dưới thời Lê trung hưng và truyền được 8 đời. Một số nhà sử học như Trần Trọng Kim đã tổng luận: “Họ Trịnh giúp nhà Lê trung hưng lên, rồi giữ lấy quyền chính, lập ra nghiệp chúa, lưu truyền từ Trịnh Tùng (con Trịnh Kiểm) đến Trịnh Khải được 216 năm (1570 – 1786) là hết”. Mầm mống suy tàn bắt nguồn từ đời thứ 8 là Trịnh Sâm với hai sai lầm lớn của ông.

Một là đối với nhà Lê, ông đã phế Hoàng tử Lê Duy Vĩ rồi sai giết đi. Hai là đối với nội tình phủ chúa, ông đã truất con lớn (là Trịnh Khải) để lập đứa con nhỏ (Trịnh Cán) do ái phi của ông là Đặng Thị Huệ sinh ra làm thế tử, gây bất bình, khiến kiêu binh nổi dậy, phế bỏ Trịnh Cán, đưa Trịnh Khải lên.

Nhưng Trịnh Khải lên chưa bao lâu thì quân Tây Sơn từ phía Nam tấn công ra Thăng Long. Mặc dầu Trịnh Khải rất dũng cảm, lên voi chiến xông trận, nhưng thất thế phải chạy lánh lên Sơn Tây rồi bị bắt, đã dùng gươm tự sát. Hay tin đó, Nguyễn Huệ lệnh quân Tây Sơn tống táng Trịnh Khải đúng theo vương lễ.

Trịnh Khải mất, Trịnh Bồng kế nghiệp chúa nhưng đã bỏ đi tu trong những ngôi chùa hẻo lánh trên vùng núi phía Bắc (người ta cho Hải Đạt thiền sư chính là Trịnh Bồng), tương truyền đã để lại mấy câu: “Hai trăm năm đó đủ điều. Cơ đồ tựa tiếng chuông chiều vừa tan…”.

Uy quyền như nước chảy vào chỗ trũng
Trở lại chuyện phong thủy liên quan đến sự xuất hiện của các đời chúa Trịnh trong lịch sử Việt Nam qua hơn hai thế kỷ, một số các thầy địa lý và các nhà nghiên cứu phong thủy cho rằng, gò đất nơi chôn vùi mẹ Trịnh Kiểm không tách rời với dòng lưu chuyển của “thủy”. Mà “thủy” (nước) được cụ Tả Ao chỉ rõ: “Nước phân chữ bát phân minh. Hai bên chảy thuận, loan hình tống long. Cửa trời trên đã mở thông.Thượng phần là đấy chính long thực vào…”.

Đại ý cho biết khi nước chảy từ Tổ sơn phân ra “chữ bát” thì nguồn nước đó đang trổ cửa cho long mạch chạy tới trước. Hễ long mạch chạy tới chỗ nào, nước sẽ theo đến chỗ ấy, khi gần khi xa, khi chia nhánh này, nhánh nọ, nhưng cuối cùng cũng đến chỗ nước tụ, tức là chỗ kết huyệt tốt (nước tống giao, hạ hợp).

Cũng có những thế nước chảy không tốt, bất lợi, như chỗ nước gầm réo kêu thương (thủy khấp khốc) là nơi có huyệt xấu. Chỗ nào có Đào hoa thủy là sẽ có người đa tình, đa dâm. Chỗ nào nước chảy tràn lan như rèm cuốn (nội đường chi thủy, quyển liêm) là tiền tài sẽ tiêu tán. Chỗ nào nước chảy xuyên qua thành xoay quanh cuộc đất (thủy phản lộ, xuyên thành) là trước sau sẽ bị hại.

Chỗ nào nước chảy cắt chân núi (thủy tà sơn túc) sẽ dẫn đến hao của, hại người… Suy ra chỗ gò đất ôm thi hài của mẹ Trịnh Kiểm nổi lên đột ngột giữa vực kia không nằm trong các thế nước chảy bất lợi nêu trên. Mà trái lại, như các thầy địa lý nói, nó báo trước sự hưng thịnh của tương lai Trịnh Kiểm, bắt đầu từ việc Trịnh Kiểm chạy đến thôn Cổ Lũng sau ngày mẹ chết thảm, để vào giúp việc dưới trướng Nguyễn Kim (ông tổ khai nghiệp các đời chúa Nguyễn).

Nguyễn Kim vốn là Điện tiền tướng quân của nhà Lê đã thâu nạp, trọng dụng Trịnh Kiểm và đem con gái của mình là Nguyễn Thị Ngọc Bảo gả cho. Cuộc hôn nhân này là bệ phóng đưa Trịnh Kiểm lên đỉnh cao quyền lực. Vì khi Nguyễn Kim mất (bị hàng tướng nhà Mạc đầu độc), toàn bộ binh quyền chuyển qua tay Trịnh Kiểm.

Trịnh Kiểm năm ấy 42 tuổi, quyền uy rất lớn, lập hành điện ở Thanh Hóa cho vua Lê ở, chiêu tập hào kiệt làm chủ giang sơn phía Nam từ Thanh Hóa trở vào (gọi Nam triều) để chống lại nhà Mạc bấy giờ vốn đang làm chủ vùng đất từ Sơn Nam trở ra (gọi Bắc triều). Khi cuộc chiến Nam – Bắc triều còn đang tiếp diễn thì vua Lê Trang Tông mất, vua Trung Tông lên thay được 8 năm cũng mất, chưa có ai kế vị.

Trong tình cảnh ấy, Trịnh Kiểm có ý muốn xưng làm vua nhưng còn lưỡng lự chưa dám, mới sai sứ giả bí mật ra Hải Dương xin ý kiến cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trạng Trình lặng im một lúc không nói gì, rồi đột nhiên gọi người giúp việc trong nhà ra lớn tiếng bảo rằng “năm nay mất mùa, thóc giống không được tốt, chúng mày nên tìm giống cũ mà gieo”; xong lại sang bên chùa bảo mấy chú tiểu là “hãy giữ chùa thờ Phật thì sẽ được ăn oản”.

Hai câu nói ấy hàm ý rằng: hãy tìm con cháu vua Lê (tìm giống cũ) và hãy giữ ngôi nhà Lê (giữ chùa thờ Phật) sẽ được mưa móc, ngọt ngào (ăn oản). Trịnh Kiểm hiểu ý Trạng Trình, mới đi tìm cháu ruột của Lê Lợi là Lê Duy Bang đưa lên ngôi, còn mình vẫn giữ vị trí làm chúa, song thực quyền vẫn nằm hết trong tay như “nước chảy vào chỗ trũng”….

Nguổn: http://kienthuc.net.vn/tham-cung/ngoi-mo-troi-cho-giup-chua-trinh-doat-thien-ha-276350.html

Hansy
24-07-2014, 12:33 AM
- CÔ GÁI VÀ NGƯỜI ĂN XIN

B0MmrMUnbtk

Hansy
24-07-2014, 01:20 PM
https://scontent-b-lax.xx.fbcdn.net/hphotos-frc3/t1.0-9/199187_210262975655144_3997070_n.jpg

56
NGUYỄN HOÀNG
(1558 - 1613)

Năm Mậu Ngọ, tháng mười, Trịnh Kiểm (1558)
Cho Nguyễn Hoàng vào trấn Hoá Châu
Đắp đài làm lễ đàn giao
Dậm chân đất mới vẹt lau dựng nhà

Bỏ những lúc bôn ba sất bất
Nay tìm ra chổ đất dung thân
Lựa nơi hiễm yếu đóng quân
Biễn dâu nay đã biến dần gia trang

Năm Kỉ Mùi vừa gần tháng tám (1559)
Trịnh Kiểm đem sáu vạn tinh binh
Sau khi hiểu rõ sự tình
Đích thân làm tướng điều binh lên đường

Mạc Phúc Nguyên vội vàng ra ở
Đặt dinh cơ trú sở cửa Nam
Đóng từ Bạch Hạc-Nam Xang
Trại binh, thuyền chiến trải dàn một phương

Mạc cho Kiểm trên đường đánh tới
Chiếm một vùng ra mãi phía Tây
Dụ cho quân Trịnh sa lầy (1560)
Lén sai Kính Điển vào ngay Yên Trường

Quân Trịnh Kiểm hoang mang chẳng biết
Bị quân Mạc tập kích sau lưng
Tây Đô bối rối vô cùng
Thái sư hốt hoảng rút trung quân về

Còn dân chúng nhiều bề khốn khổ
Đất nước dần đến chỗ tan thương
Ruộng vườn để mặc đất hoang
Con dân ly tán chạy sang nước người

Về xã hội suy đồi cùng cực
Nền kinh tế gặp lúc nguy nan
Sâu rầy cắn nát mùa màng
Khi thì hạn hán khi tràn vở đê (1562)

Nước ngã nghiêng nhiều bề thảm khốc
Lòng trung quân vị quốc hiếm thay
Quần thần vua chẳng tin ai (1562)
Hôm nay trung đó ngày mai phản mình



http://img.blog.zdn.vn/5415737.jpg

Hansy
24-07-2014, 08:01 PM
- NGUYỄN BỈNH KHIÊM
NGUYỂN HOÀNG
TRỊNH KIỂM


ATrXIw4QhgY

Hansy
25-07-2014, 02:13 AM
- TRÂU VÀ NGỰA

L4n2DTpdW3w

Hansy
25-07-2014, 06:45 AM
Điều ít biết về
Chúa Tiên Nguyễn Hoàng
http://www.chuaxaloi.vn/wp-content/themes/shopperpress/thumbs/35-Nguyen-Hoang-voi-Phat-giao-xu-Dang-Trong-09.jpg


Năm Mậu Ngọ (1558), Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng đã đưa gia đình cùng những người thân tín nhất của mình vượt núi Hoành Sơn để đi về phương Nam trấn nhậm. Mảnh đất đầu tiên ông dừng chân ở lại có tên là Ái Tử, thuộc huyện Đăng Xương (nay thuộc huyện Triệu Phong của tỉnh Quảng Trị). Ở đó, ông bắt đầu thu phục nhân tâm, rộng ban ơn đức, chiêu mộ anh hùng hào kiệt từ khắp mọi nơi kéo về hội tụ. Từ đó, họ Nguyễn bắt đầu khởi nghiệp và bành trướng ở xứ Đàng Trong…

Chúa Tiên Nguyễn Hoàng là người đã gắn bó đời mình với Quảng Trị nhiều nhất, ông thủy chung với mảnh đất khởi nghiệp này từ ngày đầu tiên ông đến cho tới khi trút hơi thở cuối cùng (1613).

BÀI I:

CÁI CHẾT BẤT THƯỜNG CỦA CON TRAI MỘT VỊ TƯỚNG

Với mong muốn nhìn nhận, đánh giá một cách đầy đủ, khách quan và công bằng về sự kiện lịch sử rất quan trọng này, đồng thời làm sáng tỏ vị thế của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng cũng như đất Quảng Trị với những địa danh Ái Tử, Trà Bát, Dinh Cát trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Ngày 25/9, UBND tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Viện Sử học tổ chức Hội thảo khoa học "Quảng Trị - đất dựng nghiệp của Chúa Nguyễn Hoàng" nhân kỷ niệm 455 năm Chúa Tiên Nguyễn Hoàng khởi nghiệp ở Ái Tử và 400 năm ngày mất của ông.

Hội thảo mang tầm quốc gia này đã thu hút sự tham gia của rất nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đang sống và làm việc trong nước. Có 33 tham luận với hơn 400 trang in là những công trình nghiên cứu rất mới mẻ về Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã được mang đến hội thảo.

Trong bài viết này, chúng tôi chỉ mong muốn được gửi đến quý bạn đọc những tư liệu mà vẫn còn ít người biết về mảnh đất cách đây 455 năm Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã dừng chân để khởi nghiệp và những câu chuyện cuộc đời của vị chúa được xem là "người mang gươm đi mở cõi", người đặt những viên đá đầu tiên cho sự phát triển và tồn tại gần 4 thế kỷ của nhà Nguyễn về sau này…

Năm Đinh Hợi (1527), khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi của nhà Lê để lên làm vua, lấy niên hiệu là Minh Đức. Có thể nói rằng, hành động giết chết vua để cướp ngôi của họ Mạc lúc bấy giờ đã tạo nên một "cú sốc lớn" gây chấn động lòng dân cả nước. Đặc biệt, trước hành động bất trung của họ Mạc đã gây nên sự bất phục ở hầu hết mọi giới quan lại, sĩ phu đương thời. Giai đoạn đó, có những vị trung nghĩa với nhà Lê vì quá uất ức mà tự mình tìm đến cái chết; có người vì buồn chán mà thay tên, đổi họ để sống một cuộc đời mai danh ẩn tích quyết không ra hợp tác với nhà Mạc; có kẻ bỏ hết sự nghiệp tìm đến những nơi thâm sơn cùng cốc để thiền định tu hành; có người cùng với những chiến hữu thân tín của mình chạy sang những nước láng giềng lánh nạn, chờ cơ hội thuận lợi sẽ kéo quân trở về phục hận cho nhà Lê.

Trong số những cận thần của nhà Lê chạy qua Ai Lao hồi đó, có quan Hữu Vệ Điện Tiền Tướng quân An Thanh Hầu Nguyễn Kim, quê ở Gia Miêu Ngoại Trang, huyện Tống Giang, lộ Thanh Hoa, về sau thuộc tổng Thượng Bạn, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa; sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là xã Lam Sơn sau đổi thành xã Long Khê; từ 1954 đến nay là xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

Khi chạy sang Ai Lao, Nguyễn Kim được vua của nước này là Xạ Đẩu cho đến ở tại xứ Sầm Châu, thuộc phủ Trấn Nam và đồng ý cho mượn đất này để dựng bản doanh, chiêu mộ quân binh phò Lê diệt Mạc. Là một bậc trung thần của nhà Lê và là một tướng tài có chí lớn, vì vậy khi mới đặt chân đến xứ Sầm Châu là Nguyễn Kim bắt tay ngay vào việc tìm kiếm con cháu nhà Lê để lo việc khôi phục. Nhưng cái khó lúc bấy giờ là con cháu nhà Lê một số đã bị sát hại, một số thì phải mai danh ẩn tích để đề phòng việc bị nhà Mạc truy nã.

Cuối cùng, sau nhiều bận cử người thân tín của mình ngược xuôi đây đó, Nguyễn Kim mới tìm được một người trong tôn thất tên là Lê Duy Ninh (tục danh thường gọi là Chổm). Lúc bấy giờ, Duy Ninh sống lưu lạc trong dân gian, nghèo khổ túng bấn lắm nên nợ nần quá đỗi, vì vậy mà sau này trong dân gian vẫn còn lưu truyền câu thành ngữ mang tính ám chỉ là: "Nợ như chúa Chổm".

Sách "Gần 400 năm vua chúa triều Nguyễn" của tác giả Lưỡng Kim Thành, do NXB Thuận Hóa ấn hành năm 2012 viết: Duy Ninh được Nguyễn Kim tôn phò lên ngôi, lấy hiệu là Lê Trang Tông, nhà Lê trung hưng từ đó. Lúc bấy giờ, nhà Mạc đóng đô ở Thăng Long, còn nhà Lê đóng ở hành điện nằm trên xã Vạn Lại, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Hai thế lực Lê-Mạc đánh nhau suốt 20 năm trời. Nhà Mạc ban đầu mạnh hơn, nhưng do lòng dân không phục vì chính sự phiền hà và nhất là việc Mạc Đăng Dung cắt đất 5 động phía bắc dâng cho quân Tàu để cầu phong Vương. Việc làm này đã làm cho hầu hết sĩ phu trong nước bất bình và ngấm ngầm chống lại. Trong khi đó, nhà Lê trung hưng dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Kim ngày càng có thêm nhiều binh hùng tướng mạnh. Vua Lê Trang Tông lúc đó giao hết binh quyền cho Nguyễn Kim và phong ông làm Thái sư, tước Hưng Quốc Hầu.

Thời bấy giờ, Nguyễn Kim không những đã tìm ra minh chủ để ổn định tinh thần mưu cầu việc lớn mà còn chiêu mộ về dưới trướng mình rất nhiều tướng trẻ tài ba. Trong số đó, nổi bật nhất là Trịnh Kiểm, người làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc (Quảng Hóa).
Sách "Thời Nam Bắc triều" của tác giả Việt Chương, do NXB Phụ Nữ ấn hành năm 2001 viết: Lúc bấy giờ thấy Trịnh Kiểm là người có thực tài, và vì muốn mưu đồ của mình nhanh chóng đi đến thành tựu, nên Nguyễn Kim đã không ngần ngại gả người con gái cưng đầu lòng là tiểu thư Ngọc Bảo cho Trịnh Kiểm. Từ đó, cha vợ và con rể cùng bắt tay vào việc xây dựng lý tưởng chung là hết lòng phò vua giúp nước. Hai cha con thường tỏ ra rất tâm đắc, cùng dốc chí chiêu tập hào kiệt bốn phương, tôi rèn binh mã, tích trữ quân lương, gấp rút xây dựng và chuẩn bị trong khoảng thời gian đến 8 năm trời.

Năm 1540, khi thấy trong tay mình đã có được một đội quân hùng mạnh, từ chiến khu ở Sầm Châu, Nguyễn Kim đã phò Vua Lê Trang Tông kéo quân về đánh chiếm đất Nghệ An và chuyến hành quân ấy đã thành công rất mỹ mãn. Hai năm sau, Nguyễn Kim lại tiếp tục phò vua tiến quân ra đánh chiếm hai vùng Thanh - Nghệ. Thế quân bây giờ vô cùng hùng mạnh, nên đánh đến đâu là giành chiến thắng lẫy lừng như trúc chẻ ngói tan.

Quân Mạc yếu hèn không tài nào đương đầu kháng cự nổi mà chỉ biết làm một việc duy nhất là cuốn cờ, im trống rồi cùng nhau thúc ngựa chạy dài. Vua Lê đi đến đâu cũng được người dân nô nức tiếp đón. Nhờ vậy mà chỉ một năm sau, ngọn cờ khởi nghĩa của Lê Trang Tông đã phấp phới tung bay trên nền trời Tây đô yêu dấu.

Trước sức mạnh như cuồng phong của binh lính nhà Lê. Quan Tổng Trấn nhà Mạc là Dương Chấp Nhất biết mình thế yếu nên đã xin hàng. Việc này đúng với mong muốn của Nguyễn Kim vì Nguyễn Kim biết Dương Chấp Nhất là một viên tướng tài của nhà Mạc. Vì lẽ đó mà Nguyễn Kim đã hết lòng chiêu dụ, tìm dịp ban thưởng trọng hậu để lấy lòng. Qua kiểm chứng, Nguyễn Kim thấy nhờ có Dương Chấp Nhất cung cấp thông tin nên quân của nhà Lê mới đánh đâu thắng đó. Cho là Nhất thực lòng, nên Nguyễn Kim không hề nghi ngờ mà tỏ ra hết sức tin dùng và trọng dụng. Nhiều lần, Nhất được nhà Lê đãi ngộ rất hậu, thậm chí Nguyễn Kim còn mở tiệc tùng khoản đãi, hai người bá cổ, bá vai chén tạc chén thù có vẻ vô cùng tương đắc.

Không ngờ, việc Dương Chấp Nhất xin hàng chỉ là một kế "trá hàng" vì Dương Chấp Nhất vốn là một tay mưu sĩ. Khi thấy chủ của mình là Mạc Đăng Doanh luôn phải lo đối phó với thanh thế nhà Lê, Dương Chấp Nhất đã hiến kế xâm nhập vào nội bộ nhà Lê để phá hoại và đích thân mình thực hiện nhiệm vụ này. Để thực hiện mưu kế, Dương Chấp Nhất (Dương Chấp Nhất là người Hoằng Hóa, Thanh Hóa, là quan nội thị, võ tướng triều Mạc Đăng Doanh, làm đến chức Chưởng bộ, được phong tước Trung Hậu hầu, giao coi 3 phủ Thanh Hóa, làm Tổng trấn cả một phương) đã giao nộp cả gia đình cho nhà Lê và tỏ ý hàng phục.

Vua Lê không mảy may nghi ngờ âm mưu của Dương Chấp Nhất, tỏ rõ vui mừng khi biết mình đã thu phục được một tướng tài của nhà Mạc. Dương Chấp Nhất nhanh chóng lấy được lòng tin của vua Lê và các quan đại thần trong triều, đặc biệt là Thái sư Nguyễn Kim. Bởi vậy, khi Dương Chấp Nhất mở tiệc thết đãi, Nguyễn Kim đã vui vẻ đến dự mà không biết đó là một cái bẫy chết người đang được tên gián điệp Dương Chấp Nhất giăng sẵn để chờ mình. Nguyễn Kim dốc cạn chén rượu Dương Chấp Nhất dâng mà không một chút nghi ngờ về hai chữ "lòng trung" đang được Nhất thực hiện dưới kế sách "trá hàng".

Một lát sau, Nguyễn Kim cảm thấy mệt mỏi, choáng váng nên cáo từ ra về. Dương Chấp Nhất còn cho người đưa Thái sư về tận dinh để nghe ngóng. Đêm ấy, Nguyễn Kim đau đớn vật lộn, trên da xuất hiện nhiều vết đen. Sau khi biết mình trúng phải chất kịch độc, Nguyễn Kim đau đớn nấc lên, nôn ộc ra một vũng máu rồi chết.
Sau cái chết của Nguyễn Kim, Dương Chấp Nhất đã trốn thoát và được Mạc Đăng Doanh trọng thưởng vì công trạng của mình. Tuy kế sách chưa hoàn thành trọn vẹn, vua Lê vẫn chưa bị hạ độc thủ nhưng Mạc Đăng Doanh vẫn hết lời ca ngợi và trọng thưởng Dương Chấp Nhất.

Nguyễn Kim mất năm ông 77 tuổi, sinh thời ông có 3 bà vợ nhưng chỉ sinh được 3 người con. Con gái đầu là Ngọc Bảo (vợ của Trịnh Kiểm) và 2 người con trai là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng. Sau khi Nguyễn Kim chết, tất cả mọi binh quyền đều được giao lại cho Trịnh Kiểm.

Năm 1548, Vua Lê Trang Tông mất. Trịnh Kiểm đã lập thái tử Duy Huyên lên ngôi gọi là vua Trung Tông. Nhưng Vua Lê Trung Tông ở ngôi được chưa đầy 8 năm thì cũng mất. Việc Vua Trung Tông mất đã gây nên một vấn đề khá nan giải cho triều thần và Trịnh Kiểm, vì nhà vua không có con nối dõi.

Trong khi đó, dòng đích tôn của Vua Lê Thái Tổ cũng không còn một ai. Vậy thì sẽ lập ai trong dòng dõi nhà Lê để ngồi vào ngôi báu? Đã thế, thời này ai cũng biết mọi quyền hành của nhà Lê đều nằm gọn trong tay Trịnh Kiểm. Trong triều, ngoài nội ai ai cũng đều biết Trịnh Kiểm là một con người có nhiều tham vọng, chứ không phải là một trung thần đôn hậu như Nguyễn Kim. Vì thế mà lúc này, nếu như Trịnh Kiểm có xưng vương thì chắc chắn rằng không một ai dám chống lại.

Điều mà Trịnh Kiểm ngại ngần là sợ văn võ triều thần bất phục và dân chúng ở bên ngoài lên án, nên còn do dự chưa giành ngôi. Tương truyền rằng, lúc bấy giờ Trịnh Kiểm đã từng nhờ người tâm phúc bí mật ra Hải Dương để hỏi ý kiến của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Cụ trạng đã không trả lời thẳng với người tâm phúc của Trịnh Kiểm mà chỉ quay lại nói với người hầu đang đứng khoanh tay rằng: "Năm nay mất mùa, thóc giống không tốt, chúng bay nên tìm giống cũ để gieo mạ". Nói xong, cụ trạng lại sai người hầu đi ra chùa nói với chú tiểu lo quét dọn và đốt hương để cụ ra lạy Phật. Trước khi đi, cụ Trạng còn nói to rằng: "Giữ chùa thờ Phật thì được ăn oản".

Nghe người tâm phúc về kể lại, Trịnh Kiểm hiểu rất rõ ý nghĩa câu nói của Trạng Trình nên dù có tiếc nuối cũng bỏ ý định xưng vương mà chạy đi tìm cháu huyền tôn (cháu 4 đời) là Duy Bang (cháu gọi Lê Thái Tổ bằng chú) để lập nên làm vua gọi là Vua Lê Anh Tông.

Thời bấy giờ, theo tác giả Lưỡng Kim Thành thì Trịnh Kiểm làm thái sư, đứng đầu triều đình. Bao nhiêu quyền lực đều nằm trong tay ông. Lúc này, con trai trưởng của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông đã được tập ấm là Lãng Xuyên Hầu và được phong tả tướng. Trong triều, những người thân tín của Nguyễn Kim đôi khi đã bàn tán về khả năng chuyển giao quyền hành lại cho Nguyễn Uông… và có lẽ điều này đã khiến cho Trịnh Kiểm cảm thấy lo âu và khó chịu.

Một hôm, Nguyễn Uông dù không đau ốm gì mà đột nhiên lăn đùng ra chết. Cái chết oan nghiệt này đã làm cho người em út Nguyễn Hoàng vô cùng lo ngại, ông cảm thấy rằng rất có thể bản thân mình sẽ là đối tượng của một âm mưu tiêu diệt. Một người khác còn lo lắng hơn đó là Ngọc Bảo, bà rất lo cho tính mạng của đứa em trai út của mình.

Hai chị em đã bàn tính với nhau, rồi bản thân Nguyễn Hoàng cũng đã cùng người thân của mình vượt chặng đường xa đến tìm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm để xin một lời chỉ dạy. Sau khi suy nghĩ và tìm hiểu qua quẻ Dịch, cụ Trạng đã chỉ tay về phương Nam rồi nói: "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân". Nguyễn Hoàng nghe xong cảm thấy tâm trí như sáng ra, cúi đầu cảm tạ cụ Trạng rồi vội quay về kinh đô để gặp chị xin giúp đỡ.

Là vợ chồng, Ngọc Bảo biết rất rõ rằng, Trịnh Kiểm đang rất nặng lòng về việc không biết phải giải quyết làm sao với cậu em út của vợ. Để Nguyễn Hoàng ở trong triều thì lắm lời bàn tán, nhất là sau cái chết đầy bí ẩn của Nguyễn Uông. Nhân đó, Ngọc Bảo nói với chồng: "Sao không để cho Hoàng đi trấn nhậm phương xa cho tiện?".
Nghe vợ nói, Trịnh Kiểm thấy có lý nên khen đó là ý hay. Nhân thể, Ngọc Bảo gợi ý đến mảnh đất Thuận Hóa xa xôi nằm bên kia đèo Ngang hiểm trở. Lại là một ý rất hay nữa nên Trịnh Kiểm tỏ ý tán thành…


Phan Bùi Bảo Thy

Nguồn: http://antg.cand.com.vn/vi-VN/tulieu/2013/10/81801.cand


http://images.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=659246

Hansy
25-07-2014, 05:29 PM
- LẸ NHƯ HỔ

mZ1icnhPquE

Hansy
26-07-2014, 06:42 AM
Chúa Nguyễn Hoàng
- người “đi mở cõi”


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/thumb/d/d4/Thu_tich_co_VN-_Nhat_Ban.jpg/250px-Thu_tich_co_VN-_Nhat_Ban.jpg
Thư tịch Nguyễn Hoàng gửi cho chính quyền Tokukawa Mạc Phủ Nhật Bản

Hội thảo “Quảng Trị - đất dựng nghiệp của chúa Nguyễn Hoàng” do UBND tỉnh Quảng Trị và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phối hợp tổ chức vừa diễn ra ngày 25-9-2013.

Hội thảo được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 455 năm Nguyễn Hoàng từ đất Bắc vào dựng nghiệp, sau đó nối đời mở mang cõi bờ cương vực xứ Đàng Trong (1558-2013). Và năm 2013 cũng là lễ kỷ niệm 400 năm ngày mất của chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1613-2013). Một hội thảo có tầm vóc quốc gia, diễn ra tại Nhà văn hóa trung tâm huyện Triệu Phong ở thị trấn huyện lỵ Ái Tử, ngay trên chính mảnh đất mà gần năm thế kỷ trước, khi Nguyễn Hoàng vào đây đã chọn làm lỵ sở. Rồi từ miền cát trắng này, với tầm nhìn chiến lược của mình, chúa Nguyễn Hoàng đã góp phần dựng nên hình hài nước Việt gấm vóc để lại cho hậu thế hôm nay.

Giáo sư Phan Huy Lê, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, trong bài phát biểu khai mạc hội thảo đã nhắc lại cuộc hội thảo “450 năm chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn (1558-2008)” ở Thanh Hóa năm 2008 và nhấn mạnh: “Về triều Nguyễn có nhiều vấn đề thảo luận, có vấn đề tranh luận gay gắt, nhưng về các chúa Nguyễn thì hội thảo đạt sự nhất trí cao trong sự nhìn nhận và đánh giá cao sự nghiệp khai phá mở mang bờ cõi, tạo dựng nên một lãnh thổ quốc gia gần như lãnh thổ nước Việt Nam hiện tại”.

Công lao ấy của các chúa Nguyễn, đặc biệt là chúa Tiên Nguyễn Hoàng - người “mang gươm đi mở cõi” - dù bao dâu bể đổi dời vẫn trung trinh giữa đời dân một niềm yêu kính. Nhưng dấu tích của chúa Tiên Nguyễn Hoàng với mảnh đất Quảng Trị này, bao binh lửa chiến tranh và cả những ngộ nhận một thời đã xóa sạch, nay không còn một dấu chứng nào để nương vào đó mà tái hiện. May vẫn còn một pho tượng đồng của thái phó Nguyễn Ư Dĩ, vốn là cậu ruột của chúa Nguyễn Hoàng được đúc từ thế kỷ nào không rõ, nay vẫn được dân vùng Trà Liên gìn giữ cẩn thận và được tôn là “bảo vật quốc gia”.


http://images.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=659246
Hình ảnh quen thuộc gắn với chúa Tiên Nguyễn Hoàng - Ảnh: L.Đ.D.

33 bản tham luận với gần 400 trang in trong kỷ yếu hội thảo có lẽ khắc họa phần nào công tích chúa Nguyễn Hoàng với miền đất Quảng Trị và cả xứ Đàng Trong từ thế kỷ 16 cho đến sau này. Nhưng hội thảo đâu chỉ để nhắc lại trăm năm công tích. Giáo sư Phan Huy Lê cho biết: trước hội thảo về chúa Nguyễn và triều Nguyễn tại Thanh Hóa, cố thủ tướng Võ Văn Kiệt đưa ra gợi ý là chọn một vị trí trung tâm nào đó trên đất Nam bộ dựng một tượng đài hoành tráng của chúa Tiên Nguyễn Hoàng để bày tỏ tấm lòng tri ân của hậu thế đối với sự nghiệp của ngài. Và giáo sư Phan Huy Lê cũng gợi ý: “Trên đất Quảng Trị - nơi gắn bó với công cuộc khởi nghiệp và dựng nghiệp của chúa Tiên, ngoài các di tích cần bảo tồn, tôn tạo cần nghĩ đến một ngôi đền, một công trình tạo hình và một lễ hội nào đó để ghi nhận, tôn vinh công lao của chúa Tiên. Đây là một việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa không chỉ đối với nhân dân Quảng Trị mà cho cả nước”.

Từ thanh gươm cắm xuống bãi cát chang chang miền Ái Tử 455 năm trước, nay cõi bờ nước Việt thênh thang đến Cà Mau, Hà Tiên, sự khởi đầu từ chúa Tiên Nguyễn Hoàng ngày ấy, sử sách dễ gì chép hết công lao? Vậy mà ở thị xã Quảng Trị, ngôi trường trung học đầu tiên được mang tên chúa Nguyễn Hoàng, sau hơn 40 năm, sau bao lần đề đạt, nay vẫn chưa được đặt lại tên xưa với niềm thành kính ngưỡng vọng.
Không xa hội trường Nhà văn hóa trung tâm huyện Triệu Phong ở thị trấn Ái Tử là sân bay quân sự Ái Tử (nay đã bỏ quy hoạch làm sân bay), chạy dài giữa một bên là sông Thạch Hãn, một bên là quốc lộ 1 thiên lý Bắc - Nam. Trong ước vọng của nhiều người, giá như trên khu đất là sân bay Ái Tử này, một khu lưu niệm chúa Tiên Nguyễn Hoàng được mọc lên, có một tượng đài Nguyễn Hoàng soi bóng xuống dòng Thạch Hãn và đền thờ của ngài, cho những khách ngược xuôi trên con đường thiên lý chạy suốt từ Lạng Sơn đến Cà Mau kia sẽ dừng lại nơi đây ít phút, ngẫm ngợi về công đức tiền nhân.

LÊ ĐỨC DỤC

Điềm lành báo được Nước
Trên tấm phông chính của cuộc hội thảo lần này là hình ảnh tái dựng câu chuyện khi Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm, các bô lão ở mảnh đất Ái Tử này đã mang dâng lên chúa bảy vò nước mát. Giữa xứ sở được mệnh danh là “Ô châu ác địa”, nổi tiếng khô khát nắng nôi, người dân dâng nước cho chúa Tiên là một hành động rất thực tế, những vò nước ấy không chỉ là nước uống. Sử cũ chép rằng quan thái phó Nguyễn Ư Dĩ, phò tá tổng trấn Nguyễn Hoàng nhân câu chuyện dân dâng bảy vò nước ấy đã nói rằng: “Trời ban cho tất cả là điềm báo, nay quan tổng trấn mới đến mà dân đem hiến nước, đó là điềm lành báo được Nước”.

Nguồn: http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/571042/chua-nguyen-hoang-nguoi-di-mo-coi.html

Hansy
26-07-2014, 02:26 PM
- TRẠNG TRÌNH - NGUYỄN BỈNH KHIÊM

OK6tHpOTOkY

Hansy
27-07-2014, 12:54 AM
- CAO VÀ CHÓ SÓI

amNJFj8fk_I

Hansy
27-07-2014, 01:45 PM
http://baocaobang.vn/Uploaded/hailc/2012_11_09/thanh%20na%20lu.jpg
Ví trí thành nhà Mạc ở Cao Bằng

57
MẠC MẬU HỢP
(1562- 1592)

Mạc Phúc Nguyên chết năm Tân Dậu (1561)
Lúc chiến tranh đổ máu tương tàn
Triều thần tổ chức đăng quang
Tiến phong Mậu Hợp lên làm quốc vương

Điều binh tướng , cố ngăn quân Trịnh
Giữ Sơn Nam, chận đánh Trường Yên
Mấy năm tương sát triền miên
Tổn thất sinh mang hai bên quá nhiều

Mạc Hậu Hợp nghe theo Kính Điễn
Nhân sau khi Trịnh Kiểm qua đời(1570)
Trịnh Tùng, Trịnh Cối dằng dai
Tranh nhau ngôi báu như loài sói lang

Nhân cơ hội bằng vàng lúc đó
Mạc Kính Điển phủ dụ thân vương
Đem quân mười vạn lên đường
Bảy trăm thuyền chiến giương buồm vào Nam (1570)

Trong lúc đó ngôi vương phủ chúa
Việc tranh chấp ở giữa hai bên
Trịnh Tùng được lập đưa lên
Vua Lê chấp thuận giao quyền quốc gia


http://saigontoserco.com/files/news/thanh_nha_mac(1).jpg
Dấu tích thành nhà Mạc - Cao Bằng

Hansy
27-07-2014, 08:35 PM
54- LÊ THẾ TÔNG

Zh-p5rxnGLE

Hansy
28-07-2014, 06:37 AM
- TRỌNG NGHĨA KHINH TÀI


__pj47RgfvM

Hansy
28-07-2014, 08:50 PM
http://tiengartist.com/wp-content/uploads/thang-long-thoi-le-trung-hung.jpg
Thành Đông Kinh thời Lê-Trịnh

58
TRỊNH TÙNG
(1570- 1623)

Trịnh Cối trước vốn là anh cả
Nếu được ngôi là họa cho dân
Một người tửu sắc hoang dâm
Khó lòng điều tướng, cầm quân bấy giờ

Quân họ Mạc từ từ chiếm cứ
Lấy Thanh Hoa, thu giữ Long Sùng
Vua Lê giao tướng Trịnh Tùng
Đem quân tái chiếm các vùng trước đây

Mạc Kính Điển lâu nay vẫn sợ
Nản lòng quân khi ở quá lâu
Truyền cho binh lính lui sau
Vạch con sông Cả đôi bờ phân ranh

Nguyễn Hoàng đi trấn miền Thuận Hóa
Đem tài riêng cải hóa yên dân
Vua cho thêm đất Quảng Nam
Thống binh suất tướng sửa sang mối giềng

Tướng Nguyễn Hoàng rất nghiêm quân lệnh
Có lòng nhân lại tính khoan hòa
Công bằng phép nước đặt ra
Chấn hưng phong tục, kiểm tra bồi thần

Sống vì dân xả thân vì nước
Ông là người đoán được thời cơ
Quốc gia loạn lạc xác xơ
Nhân tâm ly tán kể từ Mục Vương

Ngoài Nghệ An xảy cơn chính biến (1572)
Vua Anh Tông trốn lén đi xa
Vì nghe Hấp-Ngạn dèm pha
Tả quân quyền thế quan gia khó lòng

Tả tướng quân Trịnh Tùng hay chuyện
Đem binh gia đến huyện Thụy Nguyên
Rước ngay hoàng tử về liền
Tôn làm hoàng đế vỗ yên lòng người

Lê Cập Đệ vốn nuôi đại chí
Đang trên sông mưu thí Trịnh Tùng (1572)
Thương cho một đấng anh hùng
Mưu không thành được bị Tùng chém phăng


http://chimviet.free.fr/giaoduc/chquynh/loixua1/loixua1_image/loixua260c.jpg

Hansy
29-07-2014, 01:07 AM
55- CHIẾN TRANH LÊ-MẠC

EZVn_oXrRTI

Hansy
29-07-2014, 10:01 AM
- NÀNG TIÊN CÓC

YYj1isAv0Pc

Hansy
29-07-2014, 04:29 PM
http://tiengartist.com/wp-content/uploads/300px-VietnamTrinhNguyen11.gif
Lê-Mạc ----- Trịnh-Nguyễn

59
LÊ THẾ TÔNG HOÀNG ĐẾ
(1573- 1599 )

Khi lên ngôi Duy Dân sáu tuổi
Đổi niên hiệu Gia Thái đầu năm
Việc binh cho đến việc dân
Trịnh Tùng tự tác dần dần thay vua

Xuống lệnh cho Hữu Liên, Đức Vị
Đi rước về hoàng đế Anh Tông
Gặp vua đang ở giữa đồng
Xin ngài mau chóng để cùng hồi loan

Đến nửa đường mưu toan bức hại (1573)
Rồi phao vua sợ hãi quyên sinh
Quần thần nghe được thất kinh
Kể từ dạo đó triều đình mới yên

Ơ Bắc triều nắm quyền cai trị
Mậu Hợp xem mạch địa Thăng Long (1577)
Sai quan dựng trại ngoài trong
Mở khoa thi Hội yên lòng thứ dân

Năm Mậu Dần (1570) đốc binh Kính Điển
Hội cùng quan Ngọc Liễn đem quân
Đánh vàoThanh Hóa mấy lần
Mặt trên phương Bắc chiếm gần châu Thu

Mạc Kính Điển được vua yêu quí
Là một người tài trí thông minh
Với vua một mực trung thành
Trong hàng tướng lãnh vang danh một thời( 1580)

Các quan khác xu thời hèn nhát
Chỉ tham tiền, kiếm chác của dân
Hợp thì dâm dục, bất nhân
Bắc triều từ đó đến dần diệt vong

Thành Thăng Long lần này tu bổ (1587)
Sửa sang nhiều những chổ hư hao
Trồng tre chống giặc làm rào (1587)
Đắp thêm lũy đất còn cao hơn thành

Hợp lại sai dựng đình xây điện
Bày ra trò tiệc yến liên miên
Mê người thiếu nữ : vợ Niên
Lập mưu bức hại, dành riêng cho mình

Bảy mươi năm chiến tranh Nam Bắc
Nỗi kinh hoàng gieo rắc trong dân
Ba mươi tám trận qua phân
Nước non xơ xác muôn phần xót xa

Năm Nhâm Thìn, mồng ba sau tết (1592)
Dựng trai đàn, Tiết chế Trịnh Tùng
Nam giao lễ tế núi sông
Cáo trời Bắc phạt rùng rùng tiến quân

Sông Minh Giang, Trịnh Tùng vừa đến
Cho dựng đồn bày trận trước tiên
Lệnh ban không được thù riêng
Nếu ai vi phạm luật riêng tử hình

Quân đi nhanh qua sông Tô Lịch
Đến Xạ Đôi vừa kịp qua sông
Hẹn cùng mai đánh Thăng Long
Cửa Tây thẳng tiến tấn công vào thành

Ba cửa thành Nam Giao Cầu Gỗ
Tướng Trần Phương coi chổ tượng binh
Dàn quân bố trận thật nhanh
Cuốn cờ im trống nghi binh đợi giờ

Qua Thiên Phái , qua đò Đoan Vĩ
Lệnh xuất quân về phía cửa sông
Đánh thượng lưu đuổi đến cùng
Mạc quân tan vỡ Quốc công đầu hàng

Tháng mười một, lập xuân vừa tới
Mạc Mậu Hợp tiến thối lưỡng nan
Bốn bề dày đặc quân Nam
Quan binh nhà Mạc vỡ tan dần dần

Quan Tiết chế cho ban quân lệnh
Nhắc binh lính phải tránh tối đa
Kẻ nào phạm đến cửa nhà
Cướp bóc hãm hiếp thì là giết ngay

Quân Nam triều bao vây họ Mạc
Bến Sa Thảo lấy được hàng nghìn
Khí tài, lương thảo, chiến thuyền
Rồi đem nhân nghĩa vỗ yên dân lành

Vua nhà Mạc bỏ thành chạy trốn
Đem tàn binh về trấn Hải Dương
Trịnh Tùng đuổi đến Tranh Giang
Dừng quân dựng trại, cắt đường về kinh

Mạc Mậu Hợp một mình chạy lạc
Bị dân binh bắt được trong chùa
Trong khi đang giả làm sư
Trói tay, bêu sống, dâng tù đóng đinh

Mạc Kính Chỉ về miềnYên Quảng
Còn Tôn thất tản mạn khắp nơi
Mười phần chết tám còn hai
Xem như họ Mạc hết thời từ đây

Thành Thăng Long cho xây sửa tạm
Chỉ trong vòng một tháng làm xong
Sắm bày xe cộ, nghi phong
Thiết đài lễ đón Thế Tông ngự triều

Ngày mười sáu cờ treo đại yến (1593)
Vua ngồi trên chính điện khai triều
Ban cho ơn trạch trước sau
Đại xá thiên hạ buổi đầu trung hưng

Còn họ Mạc cuối cùng bôn tẩu
Lấy Bắc phương nương náu thân tàn
Vào năm Đinh Hợi được dân (1527)
Đến năm Quý Hợi mất luôn chính quyền (1623)

Sáu bảy năm Đăng Dung xưng đế
Tiếm ngôi trời quốc thể hưng vong
Cháu con nay phải long đong
Năm đời vua Mạc cuối cùng chuyển qua

Lật trang qua Nguyễn Hoàng thống lĩnh (1593)
Đem thủy binh bình định Kính Chương
Dồn cho quân Mạc hết đường
Lấy thêm các xứ Hải Dương, Đại Đồng

Mạc Ngọc Liễn lâm chung hấp hối (1594)
Bản chúc thư trăn trối thế này:
"Vận nhà Mạc hết từ nay
Họ Lê hưng phục chuyển xoay số trời

Chớ nên mời Minh vào xứ sở
Để dân ta đau khổ lầm than
Tội này lớn lắm khó bàn
Ngươi nên nhớ lấy để răn mọi người "

Rất nhiều nơi mất mùa năm đó
Dân Hải Dương chết đói quá cao (1594)
Người ta ăn thịt lẫn nhau
Ngoài đường xác chết gối đầu giơ xương (1595)

Quân trộm cướp nhiễu nhương nhiều chổ (1595-1596)
Chúng đốt nhà cướp của lương dân
Tình hình xã hội bất an
Vua Lê, chúa Trịnh mãi đang tranh giành

Vua nhà Minh nhiều lần sai sứ
Mang điệp văn qua cửa Nam giao (1596)
Đòi vua hội khán sang chầu
Dây dưa thất hẹn trước sau hai lần

Phùng Khắc Khoan bổ làm Chánh sứ (1597)
Đi mấy tháng mới tới Yên Kinh
Gặp ngày Vạn Thọ vua Minh
Thảo ngay một tập thơ trình vua xem

Vua Minh khen tập thơ Vạn Thọ
Xuống lệnh truyền cho thợ khắc in
Lại sai sứ giả Triều Tiên
Viết lời đề tựa nói thêm mấy điều

Năm Mậu Tuất (1598) có nhiều thay đổi
Thăng Trịnh Tùng lên tới quận công
Nguyễn Hoàng dụng kế thủy quân
Đánh tan thuyền Mạc ở gần Hải Dương

Lê Thế Tông lại băng sau đó (1599)
Ơ ngôi vua hăm bảy năm trời
Quyền hành đã dược người coi
Đã Vua còn Chúa, thói đời mỉa mai


http://media.thethaovanhoa.vn/2010/10/10/09/16/chua-mot-cot.jpg
Đại cảnh Thăng Long thời Lê Trung hưng

Hansy
30-07-2014, 12:47 PM
56- MẠC-LÊ PHÂN TRANH

AlmbG2ROgXE

Hansy
30-07-2014, 09:59 PM
- TRÂU ĐEN - BÒ VÀNG

djALzQA5FAw

Hansy
31-07-2014, 05:36 AM
http://d4.violet.vn/uploads/blogs/blogs2/762329/h2_500_14.png

60
LÊ KÍNH TÔNG HOÀNG ĐẾ
(1600 -1619)

Bình an Vương chọn người nối nghiệp
Con thứ là công tử Duy Tân
Lên ngôi đặt hiệu Kính Tông
Đổi năm Thuận Đức nối dòng hoàng gia

Thực sự vua chỉ là đại diện
Cho quốc gia khi tiếp sứ thần
Vua là biểu tượng cho dân
Nhưng quyền quyết định thuộc phần Trịnh Vương

Cho Nguyễn Hoàng trở về Thuận Hóa
GiaoTrịnh Tùng phò tá Tây Đô
Loạn trong cả nước bấy giờ
Quan quân hào trưởng tha hồ ra oai

Cả ba miền nhiều tay cát cứ
Họ Mạc thì trấn giử Bắc phương
Trịnh-Lê chiếm đến Hoàng Giang
Phương Nam riêng để Nguyễn Hoàng đóng quân

Bình An Vương sai Luân đi đánh
Đem bộ binh vào chiếm phương Nam
Bị dân tại chỗ phá tan
Kể từ dạo ấy đôi đường phân ly

Năm Quý Sửu (1613) Nguyễn Hoàng tạ thế
Mấy ai sống đến dễ chín mươi
Giang sơn một dãi ơn trời
Đất từ Thuận Quảng kéo dài vô Nam



http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/86/Battle_at_the_River_Tho-xuong.jpg

Hansy
31-07-2014, 03:28 PM
- LỪA CHỞ TƯỢNG THẦN

cpww5fa_dP4

Hansy
01-08-2014, 03:02 PM
http://d4.violet.vn/uploads/blogs/447/chien_tranh_trinh_-_nguyen_1627-1672_500.jpg
Trịnh-Nguyễn phân tranh


61
NGUYỄN PHÚC NGUYÊN
(1613- 1635)

Nguyễn Phúc Nguyên nối giòng đời trước (1613-1635)
Tước Thương Công lại được vua Lê
Duy Từ khuyên Chúa lờ đi
Chỉ thêm ràng buộc, khó bề mai sau

Ba mươi năm khi vào trấn nhậm
Khai khẫn thành vùng đất phì nhiêu
Đàng trong hùng kiệt đã nhiều
Nhân tài đất Bắc vào theo lắm người

Và càng ngày càng thêm thanh thế
Biết chiêu hiền đãi sĩ trong dân
Chọn người đảm trách việc quan
Cầm cân nẫy mực làm gương cho người.


http://www.vietlist.us/Images_history/63_trinhnguyen.jpg

Hansy
01-08-2014, 09:37 PM
- SỰ TÍCH THÀNH HOÀNG SỐNG

AerIXOEpziI

Hansy
02-08-2014, 09:06 AM
Nguyễn Phúc Nguyên
(Chúa Sãi, 1613-1635)

http://hoidonghuongquangtri.com/files/2013/04/dpn3-195x300.png

Nguyễn Hoàng sắp mất, gọi con thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên vào dặn dò: Đất Thuận - Quảng này phía bắc thì có núi Hoành Sơn, sông Linh Giang, phía nam thì có núi Hải Vân và núi Bi Sơn thật là nơi trời để cho người anh hùng dụng võ. Vậy con phải thương yêu nhân dân, luyện tập binh sĩ mới gây dựng cơ nghiệp muôn đời.

Nguyễn Phúc Nguyên khóc và bái tạ lãnh mạng. Vua Lê sai sứ giả vào viếng và truy tặng Nguyễn Hoàng là Cẩn nghi công, vẫn cho Nguyễn Phúc Nguyên làm trấn thủ Thuận - Quảng với hàm Thái bảo, tước Thuỵ quận công. Nguyễn Phúc Nguyên xưng là Sãi vương và cho rời cung phủ về xã Phúc Yên, huyện Quảng Điền, ngày đêm lo việc chính sự, thu dụng nhân tài. Quan khám lý Trần Đức Hoà tiến cử Đào Duy Từ cho chúa Nguyễn, chúa mừng lắm phong cho Đào Duy Từ tước Lộc kê hầu, chức Nha uý nội tán. Đào Duy Từ giúp chúa Nguyễn đắp luỹ Trường Dục luỹ Thầy để phòng ngự, chống nhau với quân Trịnh, Đào Duy Từ còn bày kế sách cho chúa Nguyễn trả lại sắc phong của vua Lê, không chịu nộp thuế cống cho chúa Trịnh.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/thumb/e/e0/Dinh_Kim_Long-_Nguy%E1%BB%85n_Ph%C3%BAc_Loan.jpg/350px-Dinh_Kim_Long-_Nguy%E1%BB%85n_Ph%C3%BAc_Loan.jpg

Chuyện kể rằng nǎm Đinh Mão - 1627, Trịnh Tráng sai sứ mang sắc vua Lê dụ chúa Sãi cho con vào chầu và nộp 30 con voi cùng 30 chiếc thuyền để đưa cống nhà Minh. Nhận được sắc vua, chúa Sãi họp triều thần hỏi mưu kế. Đào Duy Từ dâng kế, cho người làm một cái mâm hai đáy, trên sắp đầy sản vật, giữa để sắc thư, rồi cử Lại Vǎn Khuông làm chánh sứ đem phẩm vật ra tạ ơn chúa Trịnh. Nhờ đã được chuẩn bị trước, khi ra kinh đô yết kiến chúa Trịnh, Lại Vǎn Khuông ứng đối khá trôi chảy. Chúa hậu đãi, cho phép Khuông cùng phái đoàn đi thǎm kinh thành để chờ chúa dạy bảo. Trên đường đi, Khuông lén mở cẩm nang của Đào Duy Từ trao cho từ trước. Sau khi đọc cẩm nang, Khuông cùng cả phái đoàn lẻn trốn về Nam. Thấy phái đoàn đột ngột trốn về, chúa Trịnh nghi hoặc, bèn cho người đập vỡ mâm mới thấy tờ sắc trước, và một bài thơ, mỗi câu bốn chữ như sau.

Mâu nhi địch
Mịch phi kiến tích
Ái lạc tâm trường
Lực lai tương địch

Cả triều thần không ai hiểu ý nghĩa. Trịnh Tráng phải mời Trạng Bùng Phùng Khắc Hoan giải mã... Đọc xong Phùng Khắc Khoan giải thích: Đấy là lối chơi chữ của Đào Duy Từ, chữ mâu không có dấu phẩy là chữ dư, chữ mịch không thấy chữ kiến thì còn chữ bất, chữ ái rơi chữ tâm thành chữ thụ, chữ lực cùng đối địch với chữ lai thành chữ sắc. Vậy ý nghĩa của bài thơ 4 câu trên là Dư bất thụ sắc tức là Ta không nhận sắc.

Nghe xong, Trịnh Tráng vội cho người tìm bắt Lại Vǎn Khuông, nhưng Khuông đã cao chạy xa bay rồi. Tráng muốn phát binh vào đánh chúa Nguyễn, nhưng gặp lúc Cao Bằng và Hải Dương đều có giặc, đành phải hoãn lại chưa đi hỏi tội chúa Nguyễn.

Đào Duy Từ còn tiến cử cho chúa Nguyễn một viên tướng tài ba, mưu lược là Nguyễn Hữu Tiến, quân lực của chúa Nguyễn từ đó ngày thêm mạnh. Đào Duy Từ chỉ giúp chúa Nguyễn 8 nǎm mà cơ nghiệp chúa Nguyễn thay đổi hẳn về chất, đất Đàng Trong trở nên có vǎn hiến và quy củ hơn trước nhiều.

Đối với lân bang, chúa Sãi chủ trương thân thiện với Chiêm Thành và Chân Lạp. Nǎm 1620, chúa gả công nữ Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp Chetta II (1618?1686) để tạo thuận lợi cho dân chúng vào khai khẩn đất hoang ở Thuỷ Chân Lạp. Nǎm 1631, chúa Sãi lại gả công nữ Ngọc Khoa cho vua Chiêm Pô Romê để củng cố nền hoà hiếu một thời gian khá dài giữa hai nước Chiêm - Việt.

Chúa Nguyễn Phúc Nguyên, sinh 16/8/1563, mất ngày 19/12/1635 thọ 73 tuổi, ở ngôi chúa 22 nǎm. Sau triều Nguyễn truy tôn Hy tông Hiếu vǎn Hoàng đế. Chúa Sãi có 15 người con (11 con trai và 4 con gái).

Nguồn:http://www.quehuong.org.vn


https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/83/Giao_Chi_quoc_dich_mau_do_hai_do.jpg
Hội An trong bức họa Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ

Hansy
02-08-2014, 06:02 PM
- SỰ TÍCH HẠT GẠO

fzJNG7vmJVw

Hansy
03-08-2014, 06:25 AM
Nguyễn Phúc Nguyên
vị chúa của những kỳ công mở cõi


https://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/4/42/Qu%E1%BB%91c_Th%C6%B0-_Nguy%E1%BB%85n_Ph%C3%BAc_Nguy%C3%AAn.jpg
Bức thư Thụy Quốc Công Nguyễn Phúc Nguyên gửi cho Tokugawa Ieyasu nhà Mạc Phủ.
Trên thư đóng dấu ấn triện Trấn thủ tướng quân chi ấn (鎮守將軍之印), cùng dòng chữ: An Nam quốc thiên hạ thống binh đô nguyên soái Thụy Quốc công (安南國天下統兵都元帥瑞國公).

Cuối năm 2008, cuộc hội thảo về Các chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam là một sự kiện văn hoá gây chú ý dư luận trong và ngoài nước. Theo nhà sử học Dương Trung Quốc: “Sự đánh giá công bằng, khách quan của đời sống đương đại sẽ làm sáng tỏ vai trò của các chúa Nguyễn, chúa Trịnh và các vị vua triều Nguyễn vốn một thời mang nặng mặc cảm gắn liền với những biến động tiêu cực như chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài, thù địch và tiêu diệt “cách mạng” Tây Sơn, đàn áp khởi nghiã nông dân và cuối cùng là “cõng rắn cắn gà nhà”, bán nước rồi làm tay sai cho thực dân đô hộ”. Đương thời xin giới thiệu đến bạn đọc công trình nghiên cứu rất sâu sắc củaGS.TS. Nguyễn Quang Ngọc- giám đốc Trung tâm Việt Nam học và khoa học phát triển, về nhân vật lịch sử Nguyễn Phúc Nguyên- người có công lớn trong việc mở mang bờ cõi đất nước về phía Nam.

Nguyễn Phúc Nguyên là con thứ 6 của chúa Nguyễn Hoàng, sinh năm Quý Hợi- 1663, sau khi Nguyễn Hoàng đã vào trấn thủ ở Thuận Hoá được 5 năm. Là người đại diện cho xu thế phát triển của đất nước, Nguyễn Hoàng quyết chí vào Nam dựng nghiệp với hàng loạt những dự định lớn lao. Ông toàn tâm, toàn ý chăm lo phát triển kinh tế, tăng cường tiềm lực về mọi mặt, chuẩn bị những buớc đi xa hơn cho các thế hệ con cháu. Lê Quý Đôn, người đứng trên lập trường của họ Trịnh cũng không thể không ca ngợi: “Đoan quận công có uy lược, xét kỹ nghiêm minh, không ai dám lừa dối… chính sự khoan hoà, việc gì cũng thường làm ơn cho dân, phép tắc công bằng, nghiêm giữ quân sĩ có kỷ luật, cấm chấp kẻ hung bạo. Quân dân hai xứ đều mến yêu kính phục; thay đổi phong tục xấu, ai ai cũng cám ơn và mến đức. Chợ không có hai giá, trong dân gian không có trộm cướp, đêm không phải đóng cổng; thuyền ngoại quốc đến buôn bán, việc giao dịch phân minh, ai cũng cố gắng, toàn cõi nhân dân an cư lạc nghiệp. Hàng năm nộp thuế má để giúp việc quân, việc nước, triều đình cũng được nhờ”.

Trong số các con trai của Nguyễn Hoàng, người con đầu là Hà, thứ hai là Hán, thứ ba là Thành, thứ tư là Diễn đều mất sớm; người con thứ năm là Hải thì phải gửi lại đất Bắc làm con tin, chỉ còn một mình Nguyễn Phúc Nguyên là có đủ khả năng và điều kiện kế nghiệp cha. Tuổi nhỏ Nguyễn Phúc Nguyên tỏ ra thông minh, tài trí hơn người. Lớn lên ông càng bộc lộ tài năng kiệt xuất “ngày thường cùng các tướng bàn luận việc binh, tính toán có nhiều việc đúng. Thái Tổ biết có thể trao phó nghiệp lớn, vẫn để ý tới”. Nguyễn Phúc Nguyên đã không phụ lòng tin của cha, thực hiện đầy đủ và trọn vẹn tat cả những gì mà người cha- chúa Nguyễn Hoàng trông đợi và uỷ thác.

Xây dựng một vương triều độc lập, thoát ly hẳn sự lệ thuộc với triều đình vua Lê chúa Trịnh

Đây là mục tiêu số một của Nguyễn Hoàng khi quyết định vào Nam dựng nghiệp. Tuy nhiên do điều kiện và hoàn cảnh lúc đó, ông phải hết sức kín đáo để tránh mọi sự hoài nghi của chúa Trịnh. Trên danh nghĩa và cả trong thực tế, Nguyễn Hoàng vẫn phải giữ quan hệ lệ thuộc với chính quyền Lê- Trịnh, vẫn làm tướng tiên phong của Nam Triều đi đánh dẹp các dư đảng của nhà Mạc ở Sơn Nam, Hải Dương, Sơn Tây, Thái Nguyên… Cuối năm 1600, sau khi quyết định trở về ở hẳn Thuận Hoá, đẩy mạnh xây dựng chính quyền độc lập và không nghĩ đến việc quay trở về yết kiến vua Lê nữa, Nguyễn Hoàng vẫn phải giữ quan hệ hoà hiếu với chính quyền Lê- Trịnh, hàng năm vẫn phải nộp thuế má và xin kết nghĩa thông gia với Trịnh Tùng. Sự nghiệp xây dựng một vương triều độc lập của Nguyễn Hoàng tuy đã có cơ sở bước đầu nhưng vẫn còn hết sức mong manh. Đây chính là điều ông trăn trở nhất và cũng là sự uỷ thác cao nhất cho Nguyễn Phúc Nguyên trước lúc qua đời. Sách Đại Nam thực lục Tiền biên chép: “Chúa yếu mệt, triệu hoàng tử thứ sáu và thân thần đến trước giường, bảo thân thần rằng: Ta với các ông cùng nhau cam khổ đã lâu, muốn dựng lên nghiệp lớn. Nay ta để gánh nặng lại cho con ta, các ông nên cùng lòng giúp đỡ, cho thành công nghiệp”. Rồi chúa cầm tay hoàng tử thứ sáu dặn: “Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung; anh em trước hết phải thân yêu nhau. Mày mà giữ được lời dặn đó thì ta không ân hận gì”. Lại nói: “Đất Thuận Quảng phía bắc có núi Ngang [Hoành Sơn] và sông Gianh [Linh Giang] hiểm trở, phía nam ở núi Hải Vân và núi Đá Bia [Thạch Bi Sơn] vững bền. Núi sẵn vàng sắt, biển có cá muối, thật là đất dụng võ của người anh hùng. Nếu biết dạy dân luyện binh để chống chọi với họ Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời. Ví bằng thế lực không địch được, thì cố giữ vững đất đai để chờ cơ hội, chứ đừng bỏ qua lời dặn của ta” .

Thực hiện di chúc của cha, Nguyễn Phúc Nguyên đã từng bước ly khai hẳn với triều đình Lê- Trịnh, không chịu nộp thuế, không về chầu triều đình và đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của Trịnh Tráng vào năm 1627, mở đầu cho cuộc chiến tranh Trịnh- Nguyễn kéo dài 45 năm (từ 1627 đến 1672) với 7 chiến dịch lớn (trong đó có 6 cuộc quân Trịnh chủ động tấn công vào địa phận của chúa Nguyễn). Về hình thức thì đây là cuộc nội chiến ác liệt, kéo dài và không phân thắng bại, nhưng nếu xét theo mục đích của cuộc chiến tranh thì thất bại lại thuộc về chính quyền Lê- Trịnh.

Lâu nay có nhiều cách đánh giá khác nhau về cuộc nội chiến Trịnh- Nguyễn. Đương nhiên cuộc chiến tranh đã tiêu huỷ sức người, sức của, triệt phá đồng ruộng xóm làng và dẫn đến chia cắt đất đai thống nhất của quốc gia Đại Việt. Chúng ta không thanh minh, không bao biện cho các cuộc chiến tranh, nhất là các cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn, nhưng chúng ta cũng không đánh đồng các bên tham chiến. Hy vọng rồi đây cuộc nội chiến Trịnh- Nguyễn sẽ được nghiên cứu đầy đủ và kỹ lưỡng hơn, chúng ta sẽ có những đánh giá khách quan và chính xác về nó, nhưng trong điều kiện của tư liệu ngày nay, dưới cái nhìn toàn diện về vương triều chúa Nguyễn, chúng tôi tin rằng nhận định sau đây của GS.TSKH. Vũ Minh Giang là có sức thuyết phục: “Có thể nói việc Nguyễn Phúc Nguyên tìm mọi cách tách Thuận Quảng ra khỏi sự kiểm soát của chính quyền Lê- Trịnh không phải chỉ là hành động cát cứ phong kiến đơn thuần vì lợi ích của dòng họ Nguyễn. Nó còn phản ánh một ước nguyện muốn thực thi những chính sách cai trị khác với đường lối chính trị của Đàng Ngoài lúc đó đang theo xu hướng hoài cổ rập khuôn thời Lê sơ, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Về mặt khách quan việc làm của Phúc Nguyên có lợi cho xu thế phát triển của lịch sử dân tộc”.

Năm 1613 được lên ngôi chúa thì ngay năm sau, năm 1614, Nguyễn Phúc Nguyên quyết định bãi bỏ Đô ty, Thừa ty, Hiến ty theo thiết chế quân sự của hệ thống chính quyền nhà Lê. Tại Chính dinh, ông đặt ra ty Xá sai (coi việc văn án từ tụng, do Đô tri và Ký lục giữ), Tướng thần lại (coi việc trưng thu tiền thóc, phát lương cho quân các đạo, do Cai bạ giữ) và Lệnh sử (coi việc tế tự, lễ tiết và chi cấp lương cho quân đội Chính dinh, do Nha uý giữ). Bên cạnh đó còn các ty Nội Lệnh sử kiêm coi các thứ thuế, Tả Lệnh sử và Hữu Lệnh sử chia nhau thu tiền sai dư ở hai xứ về nộp Nội phủ. Tại các dinh ở ngoài, tuỳ theo từng nơi, có nơi Nguyễn Phúc Nguyên chỉ đặt một ty Lệnh sử, nhưng cũng có nơi đặt hai ty Xá sai và Tướng thần lại, có nơi kiêm đặt hai ty Xá sai và Lệnh sử để trông coi việc từ tụng của quân dân, sổ sách đinh điền và trưng thu thuế ruộng.

Đầu năm sau, năm 1615, các quy chế mới về chức trách và quyền hạn của các phủ, huyện được ban hành. Theo quy chế này thì Tri phủ, Tri huyện giữ việc từ tụng; các thuộc viên: Đề lại, Thông lại chuyên việc tra khám, Huấn đạo, Lễ sinh chuyên việc tế tự... Năm 1620, Nguyễn Phúc Nguyên lấy lý do chúa Trịnh vô cớ gây chiến đã quyết định chấm dứt hoàn toàn việc nộp cống thuế cho chính quyền Lê- Trịnh. Năm 1630, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã làm theo kế của Đào Duy Từ trả lại sắc của chúa Trịnh Tráng. Đây không chỉ là sự khẳng định dứt khoát chính quyền chúa Nguyễn ở phía Nam là chính quyền độc lập, cắt đứt hẳn mọi quan hệ lệ thuộc với chính quyền Lê- Trịnh ở phía Bắc, mà còn đánh dấu quá trình chuyển đổi căn bản từ một chính quyền địa phương, mang nặng tính chất quân sự của nhà Lê- Trịnh sang một chính quyền dân sự của chúa Nguyễn. Đặc biệt trong quan hệ đối ngoại, chúa Nguyễn Phúc Nguyên là vị chúa Nguyễn đầu tiên tự xưng là An Nam Quốc vương, quan hệ với các nước trong tư thế của một quốc gia độc lập có chủ quyền. GS. Kawamoto Kuniye cho rằng điều này đã “biểu lộ nhận thức quốc tế của chúa Nguyễn trước thời đại mới”.

Cải cách hành chính của Nguyễn Phúc Nguyên là cải cách có ý nghĩa then chốt, đặt cơ sở cho những bước tiến xa hơn và vững chắc hơn của triều đình chúa Nguyễn nói riêng và đất nước nói chung.

Mở rộng quan hệ giao thương với nước ngoài, thúc đẩy kinh tế hàng hoá trong nước, xây dựng Hội An thành thương cảng quốc tế phồn thịnh

Năm 1602, chúa Nguyễn Hoàng có một quyết định hết sức sáng suốt là giao cho Nguyễn Phúc Nguyên làm trấn thủ dinh Quảng Nam, một vùng “đất tốt, dân đông, sản vật giàu có” và giữ vị trí “yết hầu của miền Thuận Quảng”. Bối cảnh chính trị- kinh tế thế giới và khu vực giai đoạn cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII đã tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi để có thể khai thác và đánh thức nguồn lực trong nước. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên trong thực tế phải được coi là người Việt Nam đầu tiên thực sự thành công trong chiến lược mở rộng quan hệ giao thương với nước ngoài và thúc đẩy kinh tế hàng hoá và đô thị trong nước phát triển lên một trình độ mới.

Trong số các nước phương Đông, Nguyễn Phúc Nguyên đặc biệt quan tâm đến Nhật Bản. Ông không chỉ chủ động xúc tiến quan hệ giao thương với tư cách chính thức của vị đứng đầu nhà nước An Nam (An Nam Quốc vương), tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thương nhân đến sinh sống, buôn bán ở Hội An, mà còn cho con gái yêu quý của mình sang làm dâu một gia đình thương nhân Nhật Bản ở Nagasaki để thắt chặt hơn nữa quan hệ với giới đại thương Nhật. Người con rể của ông là Araki Sotaro vốn thuộc dòng dõi samurai ở Kumamoto đi thuyền mang cờ hiệu của công ty Đông Ấn Hà Lan VOC đến cập cảng Hội An vào năm 1619. Theo sách Ngoại phiên thông thư (quyển 13, tr 87-88) thì cũng đúng vào năm đó chúa Nguyễn Phúc Nguyên quyết định gả con gái của mình cho nhà lái buôn Nhật Bản tài ba này. Ít lâu sau cô đã theo người chồng Nhật Bản về định cư ở Nagasaki. Cô công chúa họ Nguyễn có cuộc sống thật sự hạnh phúc, đắc ý cùng chồng, để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trên đất Nhật Bản.

Từ năm 1593, Mạc phủ Toyotomi bắt đầu thi hành chính sách Châu ấn thuyền (Shuinsen) cấp giấy phép cho thuyền buôn mở rộng quan hệ thông thương với các nước Đông Nam Á. Nguyễn Phúc Nguyên đã cho mở rộng thương cảng Hội An trở thành thương cảng chính không chỉ của Đàng Trong mà trên toàn khu vực tương đương với Việt Nam và Đông Nam Á hiện nay, đón nhiều nhất số thuyền buôn Nhật Bản được cấp giấy phép chính thức. Theo nghiên cứu của GS. Iwao Seiichi thì từ năm 1604 đến 1634 (tương đương với thời kỳ Nguyễn Phúc Nguyên được giao làm trấn thủ dinh Quảng Nam (1602) và lên ngôi chúa (1613-1635)), Mạc phủ đã cấp 331 giấy phép đến 19 cang thuộc khu vực Đông Nam Á (bình quân 1 cảng là 17,42 giấy phép) và 130 giấy phép đến 6 cảng thuộc khu vực tương đương với Việt Nam hiện nay (bình quân 1 cảng là 14,33 giấy phép). Riêng cảng Hội An có 86 thuyền được cấp giấy phép (chiếm 25,98% số giấy phép cấp cho toàn bộ khu vực Đong Nam Á, gấp gần 5 lần tỉ số bình quân chung cho khu vực và chiếm 66,15% số giấy phép cấp cho toàn bộ khu vực Việt Nam, gấp 6 lần tỉ số bình quân chung cho Việt Nam).

Bên cạnh thuyền buôn Nhật Bản, thuyền buôn Trung Quốc, Đông Nam Á và nhất là thuyền buôn phương Tây cũng cập bến Hội An ngày một nhiều hơn và thường xuyên hơn. Christoforo Borri nhận xét: “Chúa Đàng Trong [chúa Nguyễn Phúc Nguyên] không đóng cửa trước một quốc gia nào, ngài để cho tự do và mở cửa cho tất cả người ngoại quốc, người Hà Lan cũng tới như những người khác, cùng với tàu chở rất nhiều hàng hoá của họ”. Trong bối cảnh giao lưu buôn bán quốc tế tấp nập và sôi động như vậy, Hội An những thập kỷ đầu thế kỷ XVII đã đột khởi trở thành một đô thị, cảng thị quốc tế tiêu biểu ở khu vực châu Á.

Giáo sĩ dòng Tên người Ý là Christoforo Borri, sống tại thị trấn Nước Mặn (nay thuộc huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) những năm 1618-1622, đã mô tả về Hội An như sau: “Hải cảng đẹp nhất, nơi tất cả người ngoại quốc đều tới và cũng là nơi có hội chợ danh tiếng chính là hải cảng thuộc tỉnh Quảng Nam… Chúa Đàng Trong xưa kia cho người Nhật người Hoa chọn một địa điểm và nơi thuận tiện để lập một thành phố cho tiện việc buôn bán như chúng tôi đã nói. Thành phố này gọi là Faifo (Hội An), một thành phố lớn đến độ người ta có thể nói được là có hai thành phố, một phố người Hoa và một phố người Nhật. Mỗi phố có một khu vực riêng, có quan cai trị riêng, và sống theo tập tục riêng. Người Hoa có luật lệ và phong tục của người Hoa và người Nhật cũng vậy”. Đây là sự phát triển trội vượt, một hiện tượng kinh tế- xã hội hết sức độc đáo chưa từng xuất hiện trước đó, cũng không thấy lặp lại ở bất cứ đô thị nào trên đất Việt Nam nhiều thế kỷ tiếp sau.

Nguyễn Quang Ngọc
(Theo t/c Đương thời)
Nguồn: http://www.vanchuongviet.org/


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/2/24/%E5%8D%97%E9%80%B2%EF%BC%8F%E5%8D%97%E8%BF%9B%C2%B 7%EB%82%A8%EC%A7%84%C2%B7Nam_ti%E1%BA%BFn%C2%B7%E5 %8D%97%E9%80%B2.png
Tiến trình Mở cõi

Hansy
04-08-2014, 12:18 AM
- SỰ TÍCH BÁNH DÀY BÁNH CHƯNG

G417ET1vMiQ

Hansy
04-08-2014, 07:16 AM
Đào Duy Từ
còn mãi với non sông


http://1.bp.blogspot.com/-FQRRpONmwQM/Ud6ZEJ4BTjI/AAAAAAAAC-o/Vgq-cUO8xgw/s1600/Daoduytu092-9876.jpg
Quân sư Đào DuyTừ


Đào Duy Từ là nhà chính trị quân sự lỗi lạc, danh nhân văn hóa kiệt xuất, bậc công thần số một của triều Nguyễn, Sự nghiệp của ông là đặc biệt to lớn đối với dân tộc và thời đại mà ông đã sống. Ông bắt đầu thi thố tài năng từ năm 53 tuổi đến năm 62 tuổi thì mất. Chỉ trong 9 năm ngắn ngủi (1625-1634), Đào Duy Từ đã kịp làm nên kỳ tích phi thường: Giữ vững cơ nghiệp của chúa Nguyễn ở Đàng Trong chống cự thành công với họ Trịnh ở phía Bắc; Mở đất phương Nam làm cho Nam Việt thời ấy trở nên phồn thịnh. Đặt nền móng vững chắc cho triều Nguyễn, sửa sang chính trị, quan chế, thi cử, võ bị, thuế khóa, nội trị, ngoại giao.

Sau khi ông mất (1634) triều Nguyễn còn truyền được 8 đời (131 năm), cho đến năm 1735, khi Vũ Vương mất, thế tử chết, Trương Phúc Loan chuyên quyền, lòng người li tán, nhà Tây Sơn nổi lên chiếm đất Quy Nhơn, họ Trịnh lấy đất Phú Xuân, thì cơ nghiệp nhà Nguyễn mới bị xiêu đổ.

Đào Duy Từ mang tâm nguyện và chí hướng lớn lao như vua Trần Thái Tông “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Di sản của ông không chỉ là trước tác mà là triều đại. Ông là nhà thực tiễn sáng suốt có tầm nhìn sâu rộng lạ thường. Ngay trong trước tác của ông cũng rất trọng gắn lý luận với thực tiễn. Binh thư “Hổ trướng khu cơ” gắn với những danh tướng cầm quân lỗi lạc một thời Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến. Vũ khúc, tuồng cổ Sơn Hậu gắn với di sản văn hóa Huế lưu dấu mãi cho đến tận ngày nay. Việc sửa sang chính trị, quan chế, thi cử, võ bị, thuế khóa, nội trị, ngoại giao gắn với hệ thống chính trị tiến bộ hợp lòng dân. Ông thật xứng danh là bậc kỳ tài muôn thuở với những di sản còn mãi với non sông.

Đào Duy Từ với Lũy Thầy, Quảng Bình

Theo Trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình http://www.quangbinh.gov.vn/ “Năm Canh Ngọ 1630, ông chủ xướng việc thiết kế và chỉ đạo xây dựng hai công trình phòng thủ quan trọng là Lũy Trường Dục ở huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình (1630) và Lũy Thầy từ cửa sông Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu (Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình). Đây là chiến lũy quan trọng, giúp chúa Nguyễn có thể phòng thủ hiệu quả trước nguy cơ tấn công của quân Trịnh.” Sách Việt Nam sử lược có viết chi tiết về việc Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến đã giúp chúa Nguyễn bày mưu định kế, luyện tập quân lính xây đồn đắp lũy để chống với quân họ Trịnh. Người ta thường gọi lũy ấy là lũy Thầy, nghĩa là lũy của Đào Duy Từ đắp ra.

Theo tài liệu của Trương Quang Nam (báo Thanh Niên) được đặng lại bởi trang lịch sử Việt Nam http://lichsuvietnam.info/. Năm 1992, Bộ Văn hóa, Thông tin và Thể thao đã ra quyết định công nhận di tích lịch sử đối với hệ thống Lũy Thầy tại thị xã Đồng Hới và huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình với nhiều giá trị to lớn. Tại hồ sơ lưu ở Ban Quản lý di tích - danh thắng tỉnh Quảng Bình, lũy Thầy là một hệ thống thành lũy bằng đất, đá được hình thành trong thời gian 3 năm (1630-1634) với tổng chiều dài gần 34 km gồm lũy Trường Dục, lũy Trấn Ninh (lũy Đầu Mâu) và lũy Trường Sa. Lũy Thầy là một công trình kiến trúc quân sự có giá trị trong việc nghiên cứu lịch sử xây dựng thành lũy ở Việt Nam, thể hiện sự kết hợp một cách khoa học giữa thành lũy, sông ngòi, hầm hào liên hoàn, hỗ trợ cho nhau. Ngoài công dụng quân sự, lũy còn có tác dụng về nông nghiệp, thủy nông, thủy lợi như ngăn gió bão, gió mùa, hạn chế cát bay. Và nhiều nét sinh hoạt văn hóa khác gắn liền...

Trong cả hệ thống, lũy Đầu Mâu thuộc làng Lệ Kỳ, xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh được cho là còn khá nguyên vẹn. Năm 1631, sau khi xây xong lũy Trường Dục, chúa Nguyễn chưa yên tâm bèn sai Đào Duy Từ và Nguyễn Hữu Dật đi Quảng Bình xem xét hình thế núi sông vùng Đông Hải để xây thêm thành lũy phòng ngự. Khảo sát xong, Đào Duy Từ tâu: Thần xem từ cửa Nhật Lệ đến núi Đầu Mâu, phía ngoài có nước khe, bùa lũy sâu rộng Nguyễn Phúc Nguyên đồng ý cho xây ngay. Bia Định Bắc Trường Thành mô tả lũy Đầu Mâu như sau: "Lũy Đầu Mâu cao 1 tượng 5 thước (tương đương 6m), phía ngoài đóng cọc gỗ lim, phía sau cọc tre, đổ đất lên 5 tầng cấp để voi ngựa có thể bước lên và di chuyển dễ dàng trên mặt lũy. Cứ cách 3-5 tượng thì xây 1 pháo đài để đặt 1 súng thần công, cứ cách 1 tượng thì đặt 1 súng phóng đá, sỏi - tất cả tạo thành một công trình phòng thủ hiểm yếu và kiên cố nhất". Lũy có chiều dài 12 km.”

Đền thờ Đào Duy Từ ở làng Hoa Trai, Tỉnh Gia, Thanh Hóa

Theo trang thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa http://www.thanhhoa.gov.vn Đào Duy Từ là người làng Hoa Trai, Ngọc Sơn, Tỉnh Gia, Thanh Hóa. Nơi đây có đền thờ của ông (xem ảnh trên). Huyện Tỉnh Gia hiện là điểm đến mới của du khách “Sự kết hợp hài hòa giữa các cảnh quan biển, đảo, đồng bằng, trung du và miền núi đã tạo cho Tĩnh Gia thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch. Ðến với Tĩnh Gia, du khách không thể không ghé thăm những địa danh nổi tiếng như: Hòn Bảng, Hòn Biện Sơn, Hòn Mê, núi Ngọc Sơn, núi Am, núi Thề Nguyền, hồ Yên Mỹ, động Trúc Lâm, nhà thờ Bùi Thị Xuân, di tích kiến trúc núi đá nghệ thuật thờ Quận công Lê Ðình Châu, nhà thờ xứ Ba Làng xây dựng năm 1893, đền thờ Lương Chí thờ Ðào Duy Từ,... Tất cả tạo thành quần thể du lịch vô cùng độc đáo, là sự tổng hoà giữa những cảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng cùng các truyền thuyết, dấu tích lịch sử.”

Trang Du lịch Sẩm Sơn http://www.samson.vn/ giới thiệu cụm di tích Lạch Bạng có: “Chùa Đót Tiên, đền thờ Quang Trung, nhà thờ Ba Làng là một trong số nhà thờ được xây dựng sớm nhất ở Việt Nam. Trên đường về thành phố Thanh Hóa, du khách dừng lại làng Hoa Trai ( Nguyên Bình – Tĩnh Gia ) để dâng hương tại đền thờ Đào Duy Từ - một danh nhân văn hóa ở quê Thanh..”

Đền thờ Đào Duy Từ tại làng Tùng Châu, Hoài Nhơn,

Trang Hoài Nhơn Online, http://hoainhon.vn/diendan/showthread.php?t=684 , theo Cao Văn Phụng: “ Sau khi Đào Duy Từ qua đời (1634) chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho đưa thi hài ông về mai táng và lập đền thờ tại làng Tùng Châu thuộc xã Hoài Thanh (Hoài Nhơn). Di tích lăng mộ Đào Duy Từ nay thuộc địa phận thôn Phụng Du, xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn. Năm Gia Long 4 (1805) nhà Nguyễn xét công trạng khai quốc công thần, Đào Duy Từ được xếp hàng đầu, được cấp 15 mẫu tự điền và 6 người trông coi phần mộ. Đến năm Minh Mệnh 17 (1836), triều đình lại sai dân sở tại sửa chữa lăng mộ cho ông. Trải qua thời gian và chiến tranh, lăng mộ ông bị hư hại nhiều. Lần sửa sang gần đây nhất được tiến hành năm 1999.

Di tích Nhà thờ Đào Duy Từ hiện tại thuộc thôn Ngọc Sơn, xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn. Nhà thờ nằm trong khuôn viên một thửa đất hình chữ T có diện tích 1.616m2 , được xây dựng vào năm Tự Đức 12 (1859), đã trãi qua nhiều lần trùng tu. Nhà thờ có tam quan cao khoảng 6m, hai mái lợp ngói âm dương, trên có bốn chữ lớn “Quốc công từ môn” (cổng đến thờ Quốc công) ghép bằng mảnh sứ, hai bên đắp phù điêu hình hai con dơi cánh điệu, đường nét khá sắc sảo, bốn trụ góc có hình rồng uốn lượn. Qua Tam Quan có sân nhỏ hình chữ nhật, kích thước 6,9m x 7,8m. tiếp đến là bình phong đắp hình long mã lưng có hà đồ nỗi trên mặt nước, mặt sau đề bốn chữ “Bách thế bất di” (Trăm đời không thay đổi). Ở hai bên là đôi câu đối nhắc đến lai lịch Đào Duy Từ: “Ngọc sơn chung tú Bắc/ Bồng lãnh hiển danh Nam”. Cách đều bình phong 2,6m về hai bên có hai cột trụ cao 4m, trên đỉnh đắp tượng hạc đứng chầu đối xứng, phía sau là sân lớn hình chữ nhật với kích thước 15,4m x 14m. qua sân lớn đến nhà thờ được thiết kế kiểu nhà mái lá, một kiểu kiến trúc truyền thống ở Bình Định. Khám thờ bên trong có bài vị của Đào Tá Hán , Nguyễn Thị Minh (thân phụ và thân mẫu của Đào Duy Từ), Đào Duy Từ và vợ. Trên bài vị Đào Duy Từ có dòng chữ “ô Thủy tổ khảo nội tán lộc khê hầu Đào Công, tặng khai quốc công thần, đặc tiến Vinh lộc đại phu, Đông các đại học sỹ, Thái sư, nhưng thủy Trung Lương, phong Hoàng Quốc Công thần chủ” Bài vị của vợ Đào Duy Từ viết “ôThủy tổ tỉ nội tán Lộc khê hầu Hoàng Quốc Công phu nhân, Trinh thục cao thị thần chủ”. Trong nhà thờ còn có đôi câu đối nhưng nay đã sứt mòn, mờ không đọc được.

Di tích nhà thờ Đào Duy Từ tại thôn Cự Tài thuộc xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí và Đồng Khánh Dư Địa Chí đều chép đền thờ Hoàng Quốc Công Đào Duy Từ ở thôn Cự Tài, huyện Bồng Sơn (nay là Hoài Nhơn). Trong chiến tranh nhà thờ này đã bị sụp đổ. Năm 1978 dòng họ Đào xin kinh phí của tỉnh Nghĩa Bình để xây dựng lại đền thờ trên nền cũ hiện chỉ còn lại hai trụ cổng và tấm đại tự cũng đề “Quốc Công từ môn” (giống như nhà thờ ở thôn Ngọc Sơn, xã Hoài Thanh Tây) là dấu tích kiến trúc năm Tự Đức thứ 32 (1880) và lần trùng tu năm Khải Định thứ 1 (1861). Trong đền thờ khám thờ là bài vị Đào Duy Từ cũng ghi giống như bài vị bên nhà thờ thôn Ngọc Sơn. Ngoài ra, tại thôn Ngọc Sơn còn có lăng Đào Tá Hán. Truyền rằng khi đã làm quan ở Thuận Hóa, Đào Duy Từ cho đắp mộ phụ thân rồi tung tin rằng đã đưa hài cốt cha mẹ vào đây để phòng việc trả thù của họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Lăng mộ hiện nằm trên một quả đồi rộng. Cũng tại Ngọc Sơn hiên có một ngôi chùa nhỏ, tương truyền là nơi đi tu của bà vợ cả họ Cao.

Những di tích kể trên, theo đơn vị hành chính hiện nay, nằm ở các thôn, xã khác nhau (lăng mộ Đào Duy Từ tại thôn Phụng Du, xã Hoài Hảo, nhà thờ và lăng mộ Đào Tá Hán tại thôn Ngọc Sơn, xã Hoài Thanh Tây và nhà thờ ở thôn Cự Tài, xã Hoài Phú ) nhưng tất cả vốn đều thuộc vùng đất của trại Tùng Châu xưa. Đây là những xã thôn mà hiện nay con cháu Đào Duy Từ còn rất đông đảo, đặc biệt là ở thôn Cự Tài.

Hàng năm vào ngày 17 tháng 10 (âm lịch) là ngày giỗ Đào Duy Từ, con cháu họ Đào tổ chức cúng tế rất long trọng. Theo quy ước, cứ vào dịp này con cháu dòng tộc đều nghỉ việc đồng áng trong ba ngày. Sau khi làm lễ thắp hương tại lăng mộ Đào Duy Từ (thôn Phụng Du) con cháu về họp mặt và dâng hương tại đền thờ cha mẹ và vợ chồng Đào Duy Từ ở thôn Ngọc Sơn rồi sau đó mới trở về tế lễ chính thức tại đền thờ Đào Duy Từ ở thôn Cự Tài. Ngoài ngày giỗ chính (17 tháng 10), hàng năm tại các di tích trên còn có 5 ngày lễ phụ vào dịp Đông chí, Chạp mả, Thanh minh, Trung thu và Tết Nguyên đán. Ngày giỗ Đào Duy Từ cũng là ngày con cháu phối hợp cúng tế thân phụ và thân mẫu cùng vợ của ông. Duy bà vợ cả còn có ngày riêng là 12 tháng 2 âm lịch tại chùa tu của bà ở thôn Tài lương. Giỗ bà hàng năm( gọi là tiểu chẩn) chỉ sửa cơm chay, cứ mười năm (gọi là trung chẩn) thì lễ vật có thêm đôi chim sống, một đôi gà sống cúng xong thả chim gà ra rồi con cháu thi nhau đuổi bắt, cứ 30 năm (đại chẩn) mới sửa cỗ mặn.

Có đến tận nơi mảnh đất Tùng Châu xưa mới thấy hết dấu ấn và ảnh hưởng lớn lao của Đào Duy Từ đối với vùng đất này. Không chỉ có con cháu họ Đào nơi đây tự hào về vị tổ tiên của mình mà tất cả mọi người dân nơi đây đều tự hào về ông. Cuộc đời và sự nghiệp Đào Duy Từ đã trở thành niềm tự hào chung của dân Hoài Nhơn, của nhân dân Bình Định. Cuộc hành hương đưa ta trở về mảnh đất nơi xưa Đào Duy Từ thác làm kẻ chăn trâu cho phú ông không mấy khó khăn. Từ thị trấn Bồng Sơn ruổi theo Quốc lộ 1A khoảng 7 km tới cột cây số 1138 rồi rẽ hướng tây là sẽ đến các địa chỉ cần tìm. Cỏ trên mộ ông luôn ấm hơi người, của con cháu, của bà con nơi đây, của khách thập phương. Bởi cuộc đời đầy những tình tiết ly kỳ của ông, bởi tấm lòng của ông với vùng đất quê hương thứ hai này, và bởi sự nghiệp lẫy lừng của ông với chúa Nguyễn, với nhân dân Đàng Trong vẫn sẽ còn sống mãi với thời gian.”

Đền thờ Đào Duy Từ ở làng Lạc Giao, Buôn Ma Thuột

Theo Báo Bình Định http://www.baobinhdinh.com.vn/ Trần Xuân Toàn đã giới thiệu đền thờ Đào Duy Từ ở làng Lại Giao thành phố Buôn Mê Thuột : “Đình Lạc Giao phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột, được lập năm 1929, là ngôi đình làng đầu tiên của những người Việt (Kinh) từ đồng bằng lên đây lập nghiệp, thờ vị thành hoàng làng là Đào Duy Từ.

Ngôi đình ban đầu làm bằng tranh tre, năm 1932, ngôi đình được xây dựng lại bằng gạch lợp ngói theo hình chữ Môn, gồm có nhà thờ Thần Hoàng và những người có công với nước, hai nhà tả hữu hai bên dùng làm nơi hội họp mỗi khi tế lễ, phía trước có cổng tam quan đi vào, sau cổng có bức bình phong có chạm khắc hổ phù, sau nữa là một lư hương lớn. Làng Lạc Giao hình thành bắt đầu từ những người bị tù lưu đày xa xứ, rồi những dân phiêu bạt từ các vùng đất miền Trung nghèo khó tìm nơi lập nghiệp sinh sống, rồi những công chức, thầy giáo, binh lính được bổ nhiệm lên vùng đất xa xôi Ban đầu chỉ dăm nóc nhà dọc theo con đường suối Ea Tam, xóm người Việt ấy được gọi là thôn Nam Bang. Họ làm rẫy dọc theo khu rừng già ven suối, bên cạnh một buôn của Ama Thuột. Năm 1924, họ gọi xóm người Việt di cư đến là Lạc Giao với ý nghĩa: Lạc là con Lạc cháu Hồng, Giao nghĩa là nơi bang giao Kinh – Thượng. Tên gọi Lạc Giao là lời nguyền giao ước an cư lạc nghiệp của đồng bào Kinh- Thượng, cùng chung lưng đấu cật xây dựng vùng đất mới này.

Năm 1925, làng Lạc Giao được mở rộng bao trùm cả một khu vực rộng lớn ở ngay trung tâm Buôn Ma Thuột. Tài liệu của đình Lạc Giao ghi: ông Phan Hộ, người Quảng Nam, vào Ninh Hoà (Khánh Hoà) sinh sống. Thuở ấy, lên cao nguyên Dak Lak chưa có đường, ông Phan Hộ cùng một số trai tráng đi bằng voi, ngựa xuyên rừng vài tháng mới tới vùng M'Drak rồi đến Buôn Ma Thuột trao đổi hàng hoá với người Ê Đê, thấy người dân ở đây giàu lòng mến khách, đất đai màu mỡ lại dễ làm ăn, nên ông vận động nhiều gia đình lên đây sinh sống, khai phá đất hoang để lập làng. Nỗi nhớ thương quê nhà bản quán, anh em khôn nguôi trong lòng những người đi xa quê, làm ăn xứ lạ. Từ đó họ có nhu cầu gặp gỡ, trao đổi công việc làm ăn, nhất là lễ tết có nơi cúng kiếng ông bà tổ tiên, nhắc chuyện quê hương làng xóm. Họ đã góp tiền của công sức dựng nên ngôi đình trên để thoả nỗi ước mong đó. Đình Lạc Giao ra đời ghi dấu bước chân của người Việt trên mảnh đất cao nguyên, là nơi mọi người cầu mong sức khoẻ và làm ăn phát đạt, nơi thờ các vị tiên hiền và người có công với đất nước, nơi sinh hoạt trong những ngày lễ tết của cư dân Việt trên vùng đất mới.

Năm 1932, vua Bảo Đại ra chiếu sắc phong cho thần hoàng của làng là Đào Duy Từ, khẳng định đây là đất của “Hoàng triều cương thổ”. Nhân vật được sắc phong Thần Hoàng là một danh nhân văn hoá, một tài năng lớn trong nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá … đặc biệt ông là người có công mở mang đất nước, xây dựng nên nhiều vùng đất mới. Hằng năm cứ đến ngày 27-10 âm lịch, nhân dân Buôn Ma Thuột lại tổ chức ngày tưởng niệm tại đình ...’’

Hoàng Kim
(Sưu tầm tổng hợp, biên soạn)
Nguồn: http://danhnhanviet.blogspot.com/2008/11/o-duy-t-cn-mi-vi-non-sng.html


http://3.bp.blogspot.com/_ewWdo68I2wA/SQ1qwYoWmJI/AAAAAAAABq4/_jU3Rdf792Y/s320/Den+tho+Dao+Duy+Tu.jpg
Nhà thờ Đào Duy Từ

Hansy
04-08-2014, 09:30 PM
- CÁI CHUM KỲ DIỆU

XaibT4U5YJ8

Hansy
05-08-2014, 12:42 PM
http://anh.24h.com.vn/upload/3-2013/images/2013-09-14/1379119494-phu-trinh--3-.jpg
Triết Vương Trịnh Tùng




QUYỂN 15

62
LÊ THẦN TÔNG HOÀNG ĐẾ
(1619- 1643, 1649-1662)

Năm Kỹ Mùi (1619) vào đầu mùa hạ
Vua Lê sai thủ xạ giết Vương
Chẳn may đạn chỉ xẹt ngang
Trịnh Tùng rất giận căm gan bấy giờ

Sau biến cố bức vua thắt cổ
Giam Trịnh Xuân nội phủ tức thì
Đưa ngay thái tử Duy Kỳ
Lên ngôi cửu ngũ trị vì thay cha

TRỊNH TRÁNG
(1623- 1652)

Bốn năm qua trong cơn bạo bệnh
Chúa Trịnh Tùng viết lệnh truyền Vương
Giao cho Trịnh Tráng quân quan (1623)
Nắm quyền phủ Chúa sửa sang mối giềng

Không được quyền Trịnh Xuân nổi loạn
Tấn công vào phá tán nội cung
Bức cha cho tới đường cùng
Phóng tên đốt cháy khắp vùng kinh sư

Anh em chúa tranh đồ ngôi báu
Gây nên trò đổ máu lương dân
Lựa thời theo kế Bình Vương
Bắt Xuân, kể tội chặt chân chết dần

Kể từ khi Trịnh Xuân bị giết
Bọn tiếm quyền mới dẹp được yên
Xã tắc trong cảnh thái bình
Nam Bắc tạm hoãn giao tranh bấy giờ

Mỗi ba năm lại cho thi Hội (1627,1630,1634,1637..)
Cả hai miền sĩ tử nhiều nơi
Trịnh-Lê hưng thịnh Đàng ngoài
Đàng trong chúa Nguyễn đất đai được đà


http://unescovietnam.vn/vnf/images/stories/UNESCO/hoat_dong/th_le%20dong%20tho%201.jpg
Lễ động thổ Lăng mộ Trịnh Tùng

Hansy
05-08-2014, 10:16 PM
- ANH CHÀNG MƯU TRÍ

sMQlmLIrA-A

Hansy
06-08-2014, 08:27 AM
Chuyện chúa Trịnh Tùng
người được ví ’Tào Tháo’ Việt Nam

Trịnh Tùng là một quyền thần tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam và được ví với Tào Tháo trong lịch sử Trung Quốc.

Cầm quyền trong thời loạn với vị trí “dưới một người trên vạn người” nên Trịnh Tùng luôn luôn quyết đoán để có thể hành động. Cũng chính điều này đôi khi đẩy ông vào vị trí của kẻ “tiếm quyền”, bức hại vua Lê.

Trịnh Tùng là con thứ của Trịnh Kiểm, em Trịnh Cối. Ông người làng Sáo Sơn, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá, Việt Nam. Mẹ Trịnh Tùng là Nguyễn Thị Ngọc Bảo, con gái Nguyễn Kim và là vợ thứ Trịnh Kiểm.

Trịnh Tùng được xem là vị chúa Trịnh đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Ông là đời thứ 2 của họ Trịnh kế tục nhau lãnh binh quyền “phù Lê”.


http://phunutoday.vn/dataimages/201205/original/images697695_TrinhTung_Phunutoday.vn.jpg
Tượng Chúa Trịnh Tùng

Tuy nhiên, vì cha của Trịnh Tùng là Trịnh Kiểm chỉ mới được phong tước công còn thụy hiệu Thái Vương của Trịnh Kiểm là do đời sau đặt. Phải đến thời Trịnh Tùng, họ Trịnh mới nhận tước Vương khi còn tại vị, được gọi là Chúa và lập Thế tử.

Trong “Đại Việt sử ký Toàn thư” có chép về việc Trịnh Tùng với tư chất tài trí hơn người và công lao “phù Lê” của ông: “Ngọc Bảo sinh con là Trịnh Tùng, tài đức hơn người anh hùng nhất đời có thể nối được chí cha giúp nên nghiệp đế. Công trung hưng của Triều Lê thực dựng nền từ đấy”.

Khi Trịnh Kiểm mất, vua Lê Anh Tông trao binh quyền cho Trịnh Cối, là con vợ cả của Trịnh Kiểm. Tuy nhiên, vì Trịnh Cối ham mê tửu sắc nên các tướng dưới quyền không phục mà theo về với Trịnh Tùng.

“Đại Việt sử kí toàn thư” chép về việc này: “Bấy giờ Cối buông thả mình trong tửu sắc, ngày càng càn rỡ kiêu ngạo, không thương gì đến quân lính.

Do đó các tướng đều có ý lìa bỏ, kẻ giúp ngày một ít đi, lòng người thay đổi, ai cũng nghĩ đến chuyện sinh biến.

Mầm họa đã thành”. Và quả đúng là không lâu sau đó, Trịnh Cối đã đầu hàng nhà Mạc. Chuyện là khi biết anh em họ Trịnh đang tranh ngôi Chúa nên tháng 8 năm 1570, vua Mạc sai Mạc Kính Điển đem quân đánh vào Thanh Hóa.

Trịnh Cối ra hàng, Mạc Kính Điển chấp thuận, phong Cối làm Trung Lương Hầu, rút quân về. Quân Bắc triều rút rồi, Trịnh Tùng nắm binh quyền ở Nam triều.

Khi đó, nội bộ Nam triều lại lục đục. Năm 1572, tướng cũ của Trịnh Kiểm là Lê Cập Đệ mưu giết Trịnh Tùng để giành quyền lại cho vua Lê. Tuy nhiên, âm mưu bị bại lộ. Lê Cập Đệ bị Trịnh Tùng giết chết.

Vua Lê Anh Tông biết tin sợ hãi nên dù đang đêm vẫn đem 4 hoàng tử chạy vào thành Nghệ An. Trịnh Tùng cho người hạ sát vua Anh Tông, đón hoàng tử thứ 5 là Lê Duy Đàm lập làm vua, tức là vua Lê Thế Tông.

Tân vương phong Trịnh Tùng làm Đô tướng Tiết chế các xứ thủy bộ chủ dinh kiêm Quản Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự.

Từ đây, Trịnh Tùng nắm trọn quyền trong triều, ngoài trấn còn vua Lê Thế Tông trên thực tế chỉ là vị vua bù nhìn. Sau này, khi vua Thế Tông qua đời, Trịnh Tùng cùng với triều thần lập vua Lê Kính Tông lên ngôi.

Mùa xuân năm 1593, sau khi chiếm được thành Thăng Long, Quốc công Tiết chế Trịnh Tùng sai thợ xây dựng cung điện, làm hành cung ở phía Tây Nam thành Thăng Long, phía Bắc Ô Cầu Dừa 1 tháng thì xong.

Rồi Trịnh Tùng sai các đại thần và các quan văn võ sắm bày cờ xí chỉnh đốn binh tượng để chuẩn bị đón thánh giá.

Vua từ hành cung Vạn Lại Thanh Hoa qua thành Tây Đô qua các huyện Mỹ Lương, Chương Đức đi một tháng đến huyện Thanh Oai thì đóng quân.

Tiết chế Trịnh Tùng lại thân đem các quan đến huyện Thanh Oai đón rước thánh giá cử nhã nhạc cùng về kinh.

Trong lời chiếu ngày 16 tháng 4 năm 1593, từ chính điện, vua Lê Kính Tông đã viết “việc dực phù nhật nguyệt, chỉnh đốn càn khôn thì nhờ ở công đức của Minh Khang Thái Vương cùng Tổng quốc chính thượng phụ Trịnh Tùng”.

Đây có thể xem là một trong những lời khen ngợi “hào phóng” bậc nhất mà các vị vua dành cho người phụ chính. Ngày mùng 7/4/1599, vua Lê Kính Tông tấn phong Trịnh Tùng làm Đô Nguyên suý Tổng quốc chính Thượng phụ Bình An Vương.

Khi được giao chức Thượng phụ Bình An Vương, Trịnh Tùng bắt đầu tổ chức bộ máy cai trị quy mô của vị chúa nắm thực quyền, tạo nên thời kỳ “Vua Lê – Chúa Trịnh”.

Ông cho lập phủ liêu riêng gồm đủ cả lục phiên tương đương với lục bộ của triều vua. Phủ chúa toàn quyền đặt quan, thu thuế, bắt lính.

Con chúa Trịnh cũng được quyền thế tập gọi là Thế tử. Vua Lê chỉ có mặt trong những dịp lễ lạc hoặc khi tiếp sứ Trung Quốc. Tuy nhiên, trước sự lộng quyền của chúa Trịnh, vua Kính Tông không chịu nổi bèn cùng với con Trịnh Tùng là Trịnh Xuân lập mưu giết ông.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép về việc này: “Khi về, thường Chúa (Trịnh Tùng) cưỡi voi. Hôm ấy, Chúa thấy trong lòng không yên, cho voi ngựa và thị vệ đi trước, còn tự mình ngồi kiệu đi sau.

Đến chỗ ngã ba, có tiếng súng nổ, bắn gãy cây lọng tía. Vội sai truy bắt, thì bắt được Văn Đốc cùng đồ đảng, đem về phủ tra hỏi, y khai là nhà vua và Vạn quận công Trịnh Xuân sai làm.

Chúa sai Trấn quận công Trịnh Lâm và Nhạc quận công Bùi Sĩ Lâm vào điện xét hỏi tả hữu, thì biết hết sự trạng.

Ngày 12 tháng 5, Chúa ngự ra phủ đường, tập hợp bách quan. Chúa thân bưng mâm vàng trầu cau bước ra, khóc mà nói: “Thời kỳ họ Mạc, nhà vua đã không còn thiên hạ. Cha tôi thân khởi nghĩa binh, đón tiên đế từ trong hang núi trở về, sáng lập triều đình.

Tôi tôn phò 3 triều, thân trải trăm trận đánh, thu phục giang sơn, tổn phí bao tâm lực, tuổi đã 70. Nay nhà vua nghe đứa con phản nghịch, nhẫn tâm làm việc này…”.

Các triều thần văn võ ai cũng phẫn uất, đều kiên quyết nói rằng “Vua vô đạo thì phải phế”. Vậy là, vua Lê Kính Tông, khi đó mới 32 tuổi, buộc phải thắt cổ chết.

Trịnh Tùng lập thái tử Lê Duy Kỳ lên thay ngôi vua – chính là vua Lê Thần Tông. Còn con của Trịnh Tùng là Trịnh Xuân thì bị giam vào nội phủ vài tháng rồi được thả.

Năm 1623, Bình An Vương Trịnh Tùng bị cảm, sai các quan bàn việc chọn Thế tử.

Triều thần đều tâu lấy Thế tử Trịnh Tráng giữ binh quyền còn con thứ là Thái Bảo Quận Công Trịnh Xuân giữ chức phó. Biết tin này, Trịnh Xuân lại nổi loạn, phóng hỏa đốt phủ chúa, lửa lan khắp kinh kỳ.

Trịnh Tráng cùng em là Trịnh Khải đem vua chạy ra ngoài. Trịnh Tráng họp các quan văn võ ở chợ Nhân Mục huyện Thanh Trì bàn việc đối phó với Trịnh Xuân.

Lúc đó Trịnh Tùng đã quá ốm yếu, sai em ruột là Trịnh Đỗ dụ Trịnh Xuân đến Quán Bạc, nay chính là là quận Hoàng Mai, Hà Nội để trao cho đại quyền.

Khi Trịnh Xuân đến, Trịnh Tùng liền ra lệnh bắt giết đi. Ngày 20 tháng 6 năm 1623, Bình An Vương Trịnh Tùng qua đời tại quán Thanh Xuân, huyện Thanh Oai.

Trịnh Tráng cho đón linh cữu về Ninh Giang phát tang rồi sai 13 chiếc thuyền đưa linh cữu theo đường thủy về táng ở Thanh Hóa. Trịnh Tráng cũng rước vua Lê về Thanh Hóa để lo việc dẹp loạn.

Có thể nói rằng, Trịnh Tùng là một quyền thần tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam. Cầm quyền trong thời loạn, ở vị trí “dưới một người, trên vạn người”, Trịnh Tùng luôn phải đối phó với nhiều lực lượng.

Chính bởi thế, muốn giữ vững ngôi vị, Trịnh Tùng buộc phải trở thành người cứng rắn, quyết đoán và đôi khi trở nên tàn nhẫn. Trong sử sách còn ghi lại chuyện là vào ngày 17/8/1586, khi Dinh Trường Yên bị hỏa hoạn, mẹ của Trịnh Tùng bị chết cháy.

Thế nhưng, Trịnh Tùng đã nén nỗi đau lại, tiếp tục bình tĩnh dàn xếp trận mạc không về chịu tang tránh làm xao động binh sĩ.

Nhận định về hành động này, nhiều người nói Trịnh Tùng là người vô cảm, tàn ác nhưng cũng không ít người cho rằng đó là phẩm chất mà một vị tướng cần phải có.

Là người sẵn sàng tiêu diệt những kẻ phản bội nhưng Trịnh Tùng cũng thể hiện tình thương, lòng từ bi của mình trong không ít trường hợp.

Năm 1581, trong trận đại thắng quân Mạc ở Quảng Xương, Trịnh Tùng đã ra lệnh: “Tù binh được cấp lương ăn cho về quê cũ... Mọi người đều thầm cảm ơn to. Từ đây binh uy lẫy lừng. Quân Mạc không dám nhòm ngó nữa.

Cư dân Thanh Hoa, Nghệ An mới được yên nghiệp”. Hay trong trận đánh tháng 12/1589, Trịnh Tùng “sai cởi trói cho 600 tù binh vỗ về yên ủi cấp cho cơm áo rồi thả hết về quê quán. Họ hàng của quân lính bị bắt thấy thế đều đội ơn công đức như trời đất, cảm ơn sâu như cha mẹ”.

Uy danh của Bình An vương Trịnh Tùng không những lừng lẫy trong nước mà còn được triều đình Trung Quốc lúc đó công nhận.

Vua nhà Minh cử sứ thần là Vương Kiến Lập sang Đại Việt tặng Bình An vương Trịnh Tùng 8 chữ vàng: “Quang hưng tiền liệt, Đinh quốc nguyên huân”, dịch là: “Làm rạng rỡ công đức tổ tiên, làm cho nước yên ổn thái bình công đứng đầu”.

Ngoài ra, vua Minh còn sai tặng đai ngọc, mũ xung thiên, ngựa tốt, ca ngợi Trịnh Tùng là Chân anh hùng và tặng tôn hiệu Đại nguyên soái.

Trong khi đó, vua Minh lại không công nhận ngôi báu của vua Lê Thế Tông và dứt khoát chỉ phong cho vua Lê chức An Nam Đô thống sứ.

Trong sách “Lịch Triều Hiến chương loại chí”, tác giả Phan Huy Chú đã viết về Bình An vương Trịnh Tùng: “… Ông tính khoan hòa, yêu người, khéo vỗ về tướng sĩ, dùng binh như thần. Ông thực sự làm chúa, cầm quyền chính, công lao sự nghiệp danh vọng lừng lẫy…”.

Có thể nói rằng, Trịnh Tùng chính là người xác lập vị thế vững chắc cho cơ nghiệp hơn 200 năm của họ Trịnh ở Đàng Ngoài với công lao được ghi nhận là “bày mưu đặt kế giữ yên xã tắc công lao tỏ sáng giữa trời.

Giữ tín giảng hoà láng giềng sách giỏi giữ êm ngàn cõi. Công đã ngất cao vũ trụ, vị đứng đầu khắp thần liêu”.

Lê Đỗ
Nguồn: http://phunutoday.vn/tham-cung-bi-su/chuyen-chua-trinh-tung-%E2%80%93-nguoi-duoc-vi-tao-thao-viet-nam-14408.html


http://kientructruyenthong.vn/Upload/files/23-24.2.jpg
Dự án thiết kế bảo tồn tôn tạo lăng mộ Thành tổ Triết vương Trịnh Tùng

Hansy
06-08-2014, 05:11 PM
- CÁI LU THẦN

fpA5PDvBtMY

Hansy
07-08-2014, 10:45 AM
Thành tổ Triết Vương Trịnh Tùng
-phập phồng phần mộ

Ít hôm nữa là chính kỵ Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm (18 tháng 2 ÂL). Những sải chân lang thang ở xứ quê chợt rẽ vào một phần mộ sè sè nấm đất... Mộ người con trai cụ Trịnh Kiểm từng tốn không ít giấy mực trong sử sách Đại Việt, Thành tổ Triết Vương Trịnh Tùng.


http://images.tienphong.vn/Uploaded/Images/f/bda/fbdaefefa60965f7ab62acfc5ce69da6.jpg.ashx?w=440&h=250&crop=auto
Mộ Thành tổ Triết Vương Trịnh Tùng tại làng Sáo Sơn, Thanh Hóa. Ảnh: Xuân Ba

Thảng thốt chuyện mả tặc đào mộ cổ

Ấy là một đêm về sáng tháng bảy năm 1992.
Chủ tịch xã Vĩnh Hùng (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) Lê Đình Viên đột ngột bị người nhà dựng dậy. Tiếng chó rộ lên cùng với những sải chân gấp gáp. Bám theo tốp dân quân, ông Viên tới khu vực Thác Sơn thuộc địa phận Sáo Sơn của xã nhà thì đã sáng bạch.

Một đám đông xúm xít chỗ mấy đám ruộng. Một cảnh tượng lạ lùng mà đến tận bây giờ 20 năm sau thuật lại, ông cựu chủ tịch xã chất giọng vẫn còn thảng thốt. Một khoảng đất đào xới nham nhở, ở giữa chình ình một chiếc quách to tướng màu trắng ngà đã phá toang hoác.

Giữa quách là cỗ quan tài màu nâu đất cũng đã bật ván thiên. Vải lụa các màu sặc sỡ vung vãi xung quanh bao bọc lấy một hình cốt màu vàng ngà.

Ông xã đội trưởng hổn hến báo cáo lại rằng có kẻ đào trộm mộ. Ông Cấp nhà ở gần đó giọng cũng hổn hển rằng từ chặp tối đã thấy chó cắn rộ. Nhà ông Cấp ở ven làng Sóc Sơn, cạnh nhánh con suối có tên là Thác Sơn đổ vào sông Mã.

Mãi đầu những năm 60, ông Cấp cùng mấy hộ rời trung tâm xã Vĩnh Hùng đất chật người đông lên định cư ở đây. Mấy khoảng ruộng mà đột nhiên phát lộ ra ngôi mộ này gần nhà ông Cấp vốn phẳng lỳ bằng địa hàng bao năm nay tuyệt nhiên không có gò đống gì hết.

Thế mà lạ lùng, không biết căn cứ vào đâu bọn đào trộm lại tăm đúng mộ khơi ra toang hoác như thế này? Nghe chó cắn rộ nhưng ông Cấp coi là sự thường vì xóm trại hẻo lánh. Nhưng gần về sáng nghe âm thanh lịch kịch mơ hồ vẳng lại, ông Cấp cầm đèn pin đi ra thì có tiếng chân chạy huỳnh huỵch. Ra đến nơi thoạt thấy cảnh tượng ấy ông Cấp đành hoảng hốt la làng...

Quan sát và chắp nối lại các chi tiết, ông Viên cùng Ban lãnh đạo xã nhận định bọn đào trộm mộ táo tợn đã đào trúng ngôi mộ cổ! Không biết chúng đã khoắng được những gì? Số vải vóc vương vãi càng rộ thêm lời đồn rằng có vàng bạc châu báu tùy táng?!

Hồi ấy có một bọn đào trộm mộ đã liều lĩnh quật mộ bà thứ phi của Chúa Trịnh Tráng tại thôn Đa Bút cách Vĩnh Hùng chỉ hơn 2km (làng Đa Bút, di chỉ khảo cổ nổi tiếng, nơi yên nghỉ nhiều bà phi của các Chúa Trịnh).

Tại hiện trường, người ta cũng thấy nhiều vải vóc vương vãi và lạ thay, không gian quanh mộ cứ phảng phất một mùi hương rất lạ in hệt như ngôi mộ gần nhà ông Cấp này(?)

Người coi mỗi lúc một đông thêm. Người ta hướng về phía Khu Lăng mộ nhà Trịnh cách đó khoảng hơn cây số phỏng đoán rằng ngôi mộ này dứt khoát thuộc về dòng nhà Trịnh? (Cũng cần nói thêm, Khu Lăng mộ nhà Trịnh bên chân núi làng Sáo Sơn đời đời yên nghỉ các viễn tổ nhà Trịnh như Trịnh Kỷ, Trịnh Liễu, Trịnh Lan, Trịnh Lâu...

Cụ Trịnh Lâu sinh ra cụ Trịnh Kiểm thân phụ Thành Tổ Triết vương Trịnh Tùng. Lẩu lâu trước thời tiền Lê đã hiền hòa một làng Sáo Sơn nép dưới núi Báo và bên dòng sông Mã nay là thôn Sóc Sơn, xã Vĩnh Hùng. Núi Báo là tâm điểm cuộc khởi nghĩa của Tống Duy Tân...)

Ngay sau đó, các cụ tộc Trịnh Vĩnh Hùng như cụ Trịnh Phỏng, Trịnh Đản... lập tức có mặt. Người ta phỏng đoán có thể đây là mộ một người có máu mặt của họ Trịnh, nhưng vẫn mơ hồ và phỏng đoán vì lấy chi để làm bằng? Một số cụ hăng hái đề nghị đã là mộ thuộc họ Trịnh thì phải đưa về an táng ngay trong khu vườn của Phủ Trịnh (di tích lịch sử đã được nhà nước công nhận) tại Trung tâm xã!

Để làm bằng, một cụ họ Trịnh (nguyên là Chủ tịch huyện Vĩnh Lộc) còn trưng ra những dòng trong Trịnh Gia Chính Phả thế này: Trịnh Tùng sinh năm 1548 mất năm 1623. Mất ngày 20 tháng 8 năm Quý Hợi niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 5, tức là năm 1623, thọ 74 tuổi. Tôn phong Triết Vương tên hèm là Ruệ Vũ, miếu hiệu là Thành Tổ. Lăng ở làng Sáo Sơn.

Cụ khẳng định, chính phả nhà Trịnh đã ghi rõ như thế. Hàng mấy trăm năm vật đổi sao rời, Lăng bị mất dấu, thành bình địa cũng là điều dễ hiểu! Vậy đây dứt khoát là phần mộ của Thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng!

Trước những bàn cãi rộ lên như thế, mọi người đều nhất trí với ý kiến của ông Chủ tịch xã Lê Đình Viên là để tránh những huyên náo đồn đại không cần thiết, một mặt cử người cấp báo cho cơ quan cấp trên như công an và Sở Văn hóa tỉnh để họ về điều tra nghiên cứu, mặt khác mộ phát lộ ở đâu thì cứ để yên chỗ đó chờ cấp trên về coi xét!

Phần việc trước mắt phải lo là sang cát (chuyển hài cốt từ quan tài sang tiểu sành) tử tế cho ngôi mộ vừa bị quật trộm. Chất giọng run rẩy, ông Viên kể lại rằng, những vải lụa vương vãi từ ngôi mộ hình như chỉ nửa buổi màu đã nhạt và mủn dần.

Lạ nữa, không biết người nằm trong quan là ai, chôn chắc đã lẩu lâu nhưng chắc phải là một ông tướng (?) vì ngoài chất cốt vàng hươm ra phải là một hình thể khác với người thường? Bình sinh việc sang cát, phần cốt thường chỉ lưng lửng tiểu, nhưng chiếc tiểu sành bình thường vừa được đưa cấp tốc đến, cốt ngài xếp chật ních cả! Ông Viên còn nhớ mãi đốt xương sống của ngài gồ mấu như cái chén tống uống nước. Chắc bình sinh ngài phải rất cao lớn lực lưỡng.

Bữa ấy cả một khúc xóm thơm ồn lên một thứ hương lạ mà làng Sáo Sơn cũng như xứ này chưa bao giờ có. Thứ gỗ làm quan tài không biết bằng gỗ gì nhưng chắc phải thứ quý hiếm. Vùi hàng bao lâu trong đất sâu như vẫn bóng lọng vẫn rắn như đinh bốc mùi thơm rất khó tả, người ta đem đốt lên thì cháy như đình liệu. Rất nhiều người thó những mảnh con con đem về mà chả ngại chi.


http://images.tienphong.vn/Uploaded/Images/0/ace/0ace7bacab7084f57dbaac1bbf33c571.jpg
Một trong mẫu Lăng mộ Thành tổ Triết Vương Trịnh Tùng. Ảnh: Xuân Ba.

Phập phồng hy vọng

Tôi nhỡ dịp không có mặt ở quê cái ngày cơ quan chức năng về Sáo Sơn thẩm định danh tính phần mộ. Công an có mở những cuộc điều tra ráo riết, nhưng cũng như bọn đào trộm mộ bà thứ phi Chúa Trịnh Tráng, thủ phạm vụ đào trộm mộ ở làng Sáo Sơn cho đến tận bây giờ, 20 năm sau, vẫn biệt vô âm tín. Nhưng nhờ sự vào cuộc của nhiều cơ quan văn hóa, người ta đã có kết luận hệt như cụ nguyên Chủ tịch huyện Vĩnh Lộc bữa ấy đã trưng ra bằng chứng trong Trịnh Gia Chính Phả!

Xã nghèo Vĩnh Hùng những năm gần đây đời sống có kha khá lên. Nội một xã mà có tới 3 di tích lịch sử quốc gia kể cũng ghê! Phủ Trịnh, nơi phát tích nhà Trịnh. Nghè Vẹt nơi thờ Đại Vương Trịnh Ra và 12 Chúa Trịnh.

Đền thờ tướng Hoàng Đình Ái (vị tướng có công phò Minh Khai Thái Vương Trịnh Kiểm và Thành tổ Triết vương Trịnh Tùng đánh nam dẹp bắc khôi phục cơ đồ nhà Lê). Thêm một di tích cấp tỉnh nữa là khu Lăng mộ Trịnh Tùng.

Khu Lăng mộ Trịnh Tùng chính là nơi bọn mả tặc khơi gần nhà ông Cấp 20 năm trước. Hàng bao năm ngôi mộ ở vị trí cũ vẫn khiêm nhường nép vào bờ ruộng. Sau này có tu tạo thêm chút nếu để ý đi tìm thì mới nhận ra bởi một lá cờ hội cắm bên mộ vào ngày Tết.

Nhiều cuộc hội thảo về huân nghiệp Trịnh Tùng đã được tổ chức với sự tham góp của ngành lịch sử văn hóa T.Ư và Thanh Hóa. Công bằng và tất nhiên cả hào phóng nữa, người ta thấy cần phải xây dựng một khu lăng mộ cho xứng với huân nghiệp của vị Chúa này.

Tôi đã may mắn được dự các hội thảo ấy cùng với việc nhiều lần chiêm quan sơ đồ khu lăng mộ. Thứ phối cảnh thứ chi tiết. Trong đó bắt mắt có lẽ là tác phẩm của hai anh em ruột trực hệ cụ Trịnh Tùng là KTS Trịnh Hồng Triển và KTS Trịnh Hồng Đoàn.

Phải là nhiệt tâm với tiền nhân lắm thì một ông nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội và một ông nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Kiến trúc mới vẽ ra được những thứ như thế? Nhưng vấn đề vẫn là tiền đâu? Lắm lắm những hoang mang trước con số nhiều tiền tỷ. Đã đành nhà nước mình quan tâm nhưng lưng vốn có hạn.

Phần đóng góp của con cháu họ Trịnh cũng khá nhưng biết bao năm gom góp lại những nhỏ lẻ ấy mới đủ chi dùng? Tôi nhớ có lần về Phủ Trịnh dâng hương, ông Bí thư Vĩnh Phúc hồi đó là Trịnh Đình Dũng (nay là Bộ trưởng Bộ XD) nghe BQL Phủ phàn nàn đương kẹt tiền cạp bờ ao trước Phủ bèn về rút ngay 50 triệu tiền tiết kiệm ra cung tiến. Con cháu nhà Trịnh tứ tán khắp thế giới, hằng tâm thì không hồ nghi nhưng mấy người hằng sản được như thế?

Thời gian vùn vụt, gần mươi năm nay, người quan tâm xứ Thanh và bà con họ Trịnh vẫn phập phồng đợi. Lấy những mốc khác thì chả nên nhắc lại nhưng mới toanh thì quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa với nội dung phê duyệt báo cáo KTKT xây dựng công trình khu Lăng mộ Thành tổ Triết Vương Trịnh Tùng (đề ngày 9-11-2011), trong đó những hạng mục quan trọng như Khu lăng mộ, Nhà bia, Cổng tứ trụ, Hậu chẩm, Sân chầu, Hồ bán nguyệt vv... trên diện tích 10.996 m2. Khu lăng mộ thuộc công trình văn hóa cấp II với tổng kinh phí gần 13 tỷ.

Tôi hồi hộp gạn thêm ông Trịnh Hưng, Chủ tịch HĐ Tộc Trịnh Việt Nam rằng cứ như lời văn được ghi trong QĐ tại mục nguồn vốn đầu tư theo kế hoạch và các nguồn huy động hợp pháp khác là thế nào thì được biết thêm, đi kèm QĐ ấy không phải chủ đầu tư có ngay 13 tỷ! Có lẽ chỉ một phần. Phần quan trọng vẫn là hằng tâm hằng sản của bà con tộc họ. Có phép rồi cứ khởi công đi đã rồi tính sau...

Chớm tháng ba dương mà vẫn chưa thấy động tĩnh gì việc khởi công khu lăng mộ. Dân vẫn phập phồng một niềm hy vọng chứ chẳng phải nghi ngại về một quyết định hợp lòng dân, hợp xu thế để kết nối một vùng du lịch tâm linh. Ấy là một trục liền nhau trong bán kính 10km2 đậm đặc những di tích Phủ Trịnh - Nghè Vẹt- Đền Hoàng Đình Ái - Khu Lăng mộ Trịnh Tùng - Đàn Tế Nam Giao Núi Đún - Thành Nhà Hồ - Suối cá thần Cẩm Lương (cách đó hơn chục cây số).

XUÂN BA
(Phóng sự- ngày 04 tháng 03 năm 2012)
Nguồn: http://www.tienphong.vn/xa-hoi-phong-su/thanh-to-triet-vuong-trinh-tung-phap-phong-phan-mo-568523.tpo


*****


Thành tổ Triết Vương Trịnh Tùng
vị Chúa Trịnh đầu tiên

Trịnh Tùng (1550-1623) là con trai của Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm với phu nhân Ngọc Bảo, con gái cưng của Thái sư Nguyễn Kim- người dựng cờ “phù Lê diệt Mạc” ở nửa đầu thế kỷ 16.

Trịnh Tùng sớm bộc lộ thiên tài quân sự bẩm sinh, “thần cơ diệu toán”, bách chiến bách thắng. Ông phải gánh vác trọng trách quốc gia đang vận suy sụp, “trứng treo đầu đẳng” khi vừa mới tròn 20 tuổi.

Sử sách chép, nếu sự nghiệp trung hưng nhà Lê (chống Nhà Mạc) được Nguyễn Kim khởi xướng từ năm 1533 và Thái Vương Trịnh Kiểm đứng mũi chịu sào chèo chống con thuyền suốt 25 năm (1545 – 1570) và Nam triều cũng chỉ có thể gây dựng làm chủ được hai trấn từ Thanh Hóa trở vào, thì chỉ trong già nửa thời gian ấy, Trịnh Tùng đã đưa công nghiệp “phò Lê” dang dở của cha về đến đích vẻ vang, oanh liệt. Ông đã kết thúc mỹ mãn sự nghiệp trung hưng đầy gian truân, “ca khúc khải hoàn” đưa vua Lê trở lại ngai vàng nơi đế đô Thăng Long. Là người mở nền “Thái bình cho trăm họ”, an dân, dựng lại nguyên khí Đại Việt sau gần 100 năm lầm than, suy kiệt.

Uy danh của Bình An vương Trịnh Tùng không những lừng lẫy trong nước, mà vang dội đến Trung Quốc. Vua nhà Minh cử sứ thần là Vương Kiến Lập sang Đại Việt tặng Bình An vương Trịnh Tùng 8 chữ vàng: Quang hưng tiền liệt, Đinh quốc nguyên huân (Công đứng đầu làm rạng rỡ công đức tổ tiên, làm cho nước yên ổn thái bình) và ban đai ngọc, mũ xung thiên, ngựa tốt; đồng thời ca ngợi Trịnh Tùng là Chân anh hùng và tặng tôn hiệu Đại nguyên soái.

Trong Lịch Triều Hiến chương loại chí, sử gia Phan Huy Chú đã viết về Trịnh Tùng “… Ông tính khoan hòa, yêu người, khéo vỗ về tướng sĩ, dùng binh như thần…Ông thực sự làm chúa, cầm quyền chính, công lao sự nghiệp danh vọng lừng lẫy…”.

Xét theo thế thứ, ông là đời thứ hai của họ Trịnh kế tục việc “phù Lê” suốt 249 năm dằng dặc trong lịch sử Việt Nam. Phải từ thời Trịnh Tùng trở đi, họ Trịnh mới nhận tước vương khi còn tại vị, được gọi là chúa và lập thế tử, nên ông được xem là vị chúa Trịnh chính thức đầu tiên.

Hansy
07-08-2014, 05:57 PM
- LĂNG MỘ TRỊNH TÙNG

5LxtEwdwPs0

Hansy
08-08-2014, 12:30 AM
- CHUYỆN HAI ANH EM

PcfQ9C1adJ4

Hansy
08-08-2014, 02:48 PM
TRỊNH NGUYỄN PHÂN TRANH


http://www.image-share.com/upload/2341/150.gif

63
NGUYỄN PHÚC LAN
(1635 -1648)

Nguyễn Phúc Lan thay cha kế vị
Con Kính Điễn là mẹ của Vương
Một người dũng lược am tường
Mấy lần chận dứng xâm lăng đàng ngoài

Coi phủ chúa trên mười năm lẻ
Đến Mậu tý (1648) tạ thế khi đang
Trên thuyền qua phá Tam Giang
Một cơn đột quỵ làm vương từ trần

Năm Quý Mùi (1643) tướng quân Trịnh Tạc
Lĩnh đại binh đến Bắc sông Gianh
Bất ngờ đánh úp thật nhanh
Tấn công Nhật Lệ chiếm thành giữ dân

Người Hà Lan giúp ngầm Trịnh Tráng
Ba chiến thuyền dàn sẵn ngoài khơi
Đàng Trong trinh sát đã hay
Lập ra kế hoạch đợi ngày phản công


http://www.vietlist.us/Images_history/63_trinhnguyen.jpg

Hansy
09-08-2014, 12:06 AM
57- NHÀ MẠC SUY TÀN

1xCp9Z6oJ5I

Hansy
09-08-2014, 10:13 AM
- HAI CHỊ EM RẮN THẦN

9mwfvNuH0fg

Hansy
09-08-2014, 06:16 PM
http://d4.violet.vn/uploads/blogs/447/chien_tranh_trinh_-_nguyen_1627-1672_500.jpg


64
NGUYỄN PHÚC TẦN
(1648- 1687)

Nguyễn Phúc Tần cho dùng tàu chiến
Khi Hà Lan đã đến gần bờ
Tấn công lúc địch bất ngờ
Đánh chìm một chiếc giong cờ đuổi theo

Đến tháng ba cường triều nóng bức
Gió hạ Lào thổi rát thịt da
Sức quân cạn kiệt can qua
Vua Lê hạ lệnh rút ra trở về

Ơ Đàng Ngoài từ khi xuống chiếu
Cho nhà thờ giảng đạo Gia Tô
Chừ vua lệnh cấm giáo đồ
Tuyên truyền tả đạo kể từ hôm nay

Giáo sĩ Rhode lệnh rời khỏi nước
Ông là người đoán được về sau
Giúp người truyền bá được mau
Tìm ra chữ mới làm sao dễ dùng

Đặt loại vần gọi chung Quốc Ngữ
Được viết bằng mẫu tự La Tinh
Dạy cho giáo sĩ thật rành
Soạn thêm tự điển để dành mà tra

Năm Kỷ Hợi (1654) kiểm nhà có đạo
Ở Đàng Ngoài đồ giáo ba trăm
Nhất là ở đất Sơn Nam
Nhà thờ Thiên Chúa xây gần sát nhau

Truyền ngôi cho con đầu thừa kế
Lê Thần Tông lui để dưỡng già
Chân Tông tuổi mới mười ba
Khi vào triều chính có cha đi cùng


http://chimviet.free.fr/lichsu/tranvietngac/tvns071_ChienLuyQuangBinh/11_img835A.jpg