PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Giác quan thứ sáu



buixuanphuong09
30-05-2014, 09:34 PM
Lời đầu tâm sự



Tôi lập topic "Giác quan thứ sáu", sưu tầm các bài viết về tâm linh, chúng ta cùng đọc và suy ngẫm. Tuổi trẻ của tôi gắn liền với thời mà người ta "phá đình chùa để xây sân phơi, nhà kho", những vấn đề về tâm linh thường bị quy là "duy tâm", "mê tín dị đoan"... Quan niệm của tôi lúc đó cũng nặng về cái "Duy vật biện chứng", những điều không giải thích được đều cho là "duy tâm", "mê tín dị đoan". Mãi đến năm 2000, cơ duyên đưa tôi đến với đạo Phật và cũng nhờ nhân duyên tiền kiếp, suốt 10 năm tôi đã say sưa đọc, nghiền ngẫm kinh sách của đạo Phật trong điều kiện không thày, không bạn, rồi "mưa dầm thấm đất" tôi cũng hiểu được đôi điều. Ngày nay, quan điểm của tôi là: "Cái gì biết thì đó là đã biết, cái gì không biết thì đó là chưa biết chứ không phủ nhận, không bài bác". Đại đức Rahula đã viết trong tác phẩm "Con đường thoát khổ" (Sách viết cho đối tượng là giới trí thức Âu Mỹ): "Một đứa trẻ còn đang học mẫu giáo không nên gây gổ về "thuyết tương đối của Anhxtanh", thay vào đó, nếu nó cứ kiên nhẫn học tập thì một ngày kia nó sẽ hiểu được"."Vũ trụ mênh mông, vô cùng vô tận mà hiểu biết của con người thì hữu hạn, không thể mang cái hữu hạn phủ nhận cái vô tận, vô biên".
Ngày nay vấn đề tâm linh đã được các nhà khoa học quan tâm, có cả một HĐKH Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng con người.
Bài đầu tiên xin giới thiệu với bạn đọc câu chuyện "Con lộn" ở Vụ Bản:

buixuanphuong09
30-05-2014, 09:40 PM
CON LỘN

Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn (Hoà Bình) đang tồn tại câu chuyện khá ly kỳ. Một cháu bé cứ nằng nằng nhận mình là đứa trẻ đã chết cách đây hơn mười năm và đòi về ở với bố mẹ người đã chết. Sau khi đưa ra nhiều “bằng chứng” chứng tỏ mình là cháu bé đã chết, cháu bé đã được nhận về nuôi như một sự sống lại của linh hồn đã chết trước đó.

http://www.phathoc.net/UserImages/2010/12/03/1/1290418081_nv_jpg.jpg
Nguyễn Phú Quyết Tiến (Bình) cũng đùa nghịch bình thường như bao đứa trẻ khác

Anh Tân và chị Thuận đều là cán bộ công tác tại thị trấn Vụ Bản. Anh chị kết hôn năm 1987 đến năm 1992 chị Thuận sinh cháu trai đặt tên là Nguyễn Phú Quyết Tiến, Tiến khoẻ mạnh bụ bẫm và lớn lên trong sự vui mừng khôn tả. Tai họa ấp đến trong một lần ra sông chơi, Tiến chẳng may chết đuối, khi ấy cháu 5 tuổi. Lúc này chị Thuận cũng không thể sinh thêm con vì lý do sức khỏe.
Kiếp luân hồi?
Con mất, vợ chồng anh Tân suy sụp. anh Tân cũng nghỉ việc, ra làm tự do. Vợ chồng anh Tân chị Thuận tưởng như sẽ phải sống với nhau trong sự côi cút không con thì một ngày đầu năm 2006, bỗng có một cháu bé tự khẳng định cháu chính là cháu Tiến, người đã bị chết đuối năm 1997!
http://www.phathoc.net/UserImages/2010/12/03/1/1290418176_nv_jpg.jpg
Xóm Cọi, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình nằm bên bờ sông Bưởi

Nhấp chén nước, thả những vòng khói thuốc lá chậm rãi anh Tân đã kể lại cho tôi nghe câu chuyện ly kỳ này. Khi Tiến mất cháu đang là học sinh trường mầm non Hoa Hồng ở thị trấn Vụ Bản. Cô giáo dạy cháu Tiến là cô Đông và chính cô Đông là người đã phát hiện ra cháu Tiến đã “lộn về nguyên bản” ở cháu Bình con anh Hoan, chị Dự, người trong bản. Cháu Bình sinh ngày 06/10/ 2002. Lần đầu tiên cô Đông thấy cháu Bình có những biểu hiện rất lạ, cô hỏi chuyện cháu bảo cháu không muốn học ở đây, cháu muốn được học ở trường của cháu. Cô Đông hỏi lại, thế trường cháu ở đâu? Trường Hoa Hồng ở ngoài thị trấn, cháu Bình trả lời. Sao lại là trường Hoa Hồng, làm sao cháu biết trường đó, cô Đông thắc mắc. “Nhà cháu ở ngoài đó, nhà cháu gần nhà ông Lai”. Nghe Bình nói đến đây cô Đông sởn hết cả tóc gáy. Cạnh nhà ông Lai là nhà anh Tân và lẽ nào…Thời gian tiếp theo cô Đông âm thầm tìm hiểu và biết thêm. Một lần chị Dự mẹ cháu Bình đánh cháu vì cháu nghịch bẩn hết áo quần. Rơm rớm nước mắt thằng bé bảo: “Mẹ đừng đánh con, bẩn áo quần thì mẹ đưa con về nhà con để con lấy”. Chỉ nghĩ trẻ con nói nên chị Dự không để ý gì. Những lần khác chị Dự có đánh Bình lại bảo “con đã chết một lần rồi, mẹ đừng đánh con lại chết lần nữa đấy”. Sau mỗi lần bị mắng là cháu lại đòi được về nhà.

http://www.phathoc.net/UserImages/2010/12/03/1/1290418219_nv_jpg.jpg
Chị Bùi Thị Dự bên tấm ảnh cậu con trai Bùi Lạc Bình khi vừa tròn 3 tháng tuổi

Một lần cháu Bình đòi chị đưa về nhà, điên tiết chị Dự bảo thích thì ngồi lên xe tao chở đi. Bình ngồi sau xe bảo mẹ chở ra thị trấn, từ chợ thị trấn Bình bảo mẹ chở đến cuối sân vận động và rẽ vào phố Hữu Nghị. Đến số nhà 25, chính là nhà anh Tân, Bình xuống xe nói với mẹ “nhà con đây”. Tuy nhiên nhà đóng cửa, chị Dự lại chở Bình về. Một lần nữa, chị Dự đi chợ thi trấn và cho Bình đi cùng và đến chợ Bình lại nằng nặc đòi mẹ “đưa về nhà con”, hai mẹ con lại đến trước nhà anh Tân sau khi thấy cửa đóng then cài mẹ con lại ra về.
Mặc dù Bình nói vậy nhưng chưa bao giờ bao giờ chị Dự để ý gì vì nghĩ Bình chỉ là một đứa trẻ mới 4 tuổi. Câu chuyện thực sự “nóng” từ ngày cô Đông phát hiện ra những biểu hiện lạ ở Bình cùng với lời chị Dự kể cô Đông mới hoài nghi thực sự. Cô Đông đem chuyện kể lại với những giáo viên trong trường, trong đó có cô Phương. Là người quen biết với chị Thuận nên cô Phương đã lập tức kể lại câu chuyện ly kỳ này cho chị Thuận nghe: “cô vào trong xóm Cọi xem sao nghe nói thằng Tiến nó “lộn” về vào cháu Bình đang học ở trường trong đó”. Cũng chẳng dám tin và đem chuyện kể lại với chồng, anh Tân lập tức giục vợ phải vào xem sao. Trước đây, khi cháu Tiến mới mất có một bà xem bói người Mường nói với anh rằng: “Anh đừng buồn, cháu Tiến linh thiêng lắm rồi sẽ quay về với anh thôi”. Lần khác anh đi xem bói tận Hoà Bình ông thầy cũng nói điều tương tự. Là người không mê tín nên lúc đó anh chỉ nghĩ rằng người ta động viên mình. Thế nhưng lúc nghe vợ kể lại câu chuyện Tiến lộn về trong xóm Cọi anh Tân cũng bán tín bán nghi và phân vân liệu lời thầy bói năm xưa có chăng lại là sự thật. Anh đã quyết định phải một lần đi tìm hiểu xem sao. (Còn nữa)

buixuanphuong09
31-05-2014, 03:08 AM
Hành trình tìm lại con

http://www.phathoc.net/UserImages/2010/12/03/1/1290418325_nv_jpg.jpg
Anh Tân và cậu con nuôi Bùi Lạc Minh-Nguyễn Phú Quyết Tiến

Một ngày sau anh Tân đã cùng với chị Thuận tìm đến xóm Cọi, tìm đến nhà vợ chồng Hoan-Dự. Vốn chưa biết nhau nhưng khi đến nhà anh Tân cứ làm như đã quen biết gia đình từ lâu lắm. Không nhận ra ai nhưng chị Dự, anh Hoan cũng không dám hỏi vì nhỡ đâu người quen lâu rồi mình không nhận ra nếu hỏi lại…vô duyên. Sau mấy câu hỏi thăm anh Tân bắt đầu hỏi đến cháu bé: Thằng bé Bình đâu nhỉ bác ngắm tý xem lớn đến đâu rồi. Chị Dự cho biết cháu đang đi chơi cùng chúng bạn, một lát sau chị Dự cũng gọi cháu về để anh Tân gặp mặt. Về đến nhà thằng bé cứ lấm lét nấp sau cảnh cửa. Anh Tân buông lời: Có nhớ bác không, bác mua nhiều bi cho cháu đây này. “Biết rồi, lúc nãy thấy hai người đi đầu làng biết rồi”. Nghe thằng bé nói vậy anh Tân phát hoảng. Sao nó lại biết mình vào đây cơ chứ.
Sau vài câu chuyện hai bên trở nên thân tình anh Tân ngỏ ý muốn đưa cháu Bình về nhà chơi, anh Hoan chị Dự đồng ý. Riêng thằng bé nghe nói được đi là leo tót lên xe và chiều ngay hôm đó anh Tân đưa cháu Bình về nhà mình. Trên đường về, để thử thằng bé, anh Tân dừng xe trước một ngôi nhà cao tầng bảo cháu, nhà bác đấy cháu vào đi. Lập tức Bình bảo, đây không phải, nhà ở dưới kia cơ. Đi qua rất nhiều đường trong thị trấn, anh Tân không đi theo đường chính vì muốn thử thằng bé. Ngạc nhiên là Bình cứ chỉ rành rọt và cho đến ngôi nhà anh Tân thì mới thôi.
Vừa mở cửa nhà, Bình lập tức xuống xe và chạy tót vào trong và mở tủ bới đồ đạc. Chị Dự đi cùng đã định ngăn lại vì sợ vợ chồng anh Tân đánh giá con mình thiếu giáo dục nhưng anh Tân đã ngăn lại. Mặc cho cháu Bình tìm kiếm. Anh Tân hỏi thế cháu đang tìm gì. “Tìm cái máy bay và cần cẩu”. Nghe Bình nói anh Tân giật mình vì đây là hai món đồ chơi anh đã mua cho cháu Tiến trước đây. Đến lúc cháu qua đời anh mới mang vứt đi. “Bác cất đi rồi để lúc nào bác tìm lại cho cháu”, anh nói với cháu Bình. Sau bữa cơm anh Tân bảo cháu ra xe để chở hai mẹ con về nhưng thằng bé bảo, nhà ở đây, không về đâu. Nói rồi Bình chạy vào nhà leo lên giường:
- Đây là giường con, chỗ con nằm ở đây.
- Thế cháu hay nằm thế nào?
- Con nằm thế này này. Nói rồi Bình nằm sấp xuống giường.
Nhìn cái dáng Bình nằm y như Tiến năm xưa vợ chồng anh Tân lặng người, chị Thuận chỉ còn biết úp mặt vào lưng chồng khóc sụt sùi bởi thằng bé có những cử chỉ giống con mình năm xưa quá. Trước sự tha thiết của thằng bé đêm hôm đó chị Dự đã miễn cưỡng cho con ở lại với gia đình anh Tân. Biết chuyện thằng bé, đêm hôm đó hàng xóm láng giếng kéo đến chật kín nhà. Ai cũng thử Bình bằng những câu hỏi để xem nó kể lại chuyện ngày xưa có chính xác không.

buixuanphuong09
31-05-2014, 03:10 AM
Về ở hẳn với anh Tân

http://www.phathoc.net/UserImages/2010/12/03/1/1290418417_nv_jpg.jpg
Chị Thuận, Bình_Tiến, Anh Tân và người bác ruột Bùi Văn Tuấn

Đêm đầu tiên Bình ở với anh Tân chị Thuận, anh chị đã hỏi cháu rất nhiều chuyện. Hỏi chuyện… con chết thế nào, tại sao lại về trong xóm Cọi. Bình bảo, con cũng đã quay về nhà nhưng đến cái cống đầu ngõ có một người to lớn cứ chặn con lại rồi đuổi đi nên không vào được nhà. Một hôm đang ở dưới chân cầu Vụ Bản, nơi Tiến chết đuối gặp vợ chồng anh Hoan đi chợ về và… Tiến theo về Xóm Cọi, “lộn” vào Bình.
Cũng đêm đó, anh Tân giả vờ gọi lớn Tiến ơi, lập tức ở trong nhà Bình dạ và còn hỏi lại bố gọi gì con. Chỉ vào chị Thuận hỏi đây có phải là mẹ con không, cháu cũng trả lời phải. Những lời nói, những hành động rất giống Tiến đã làm cho anh Tân chị Thuận nghĩ rằng Bình chính là do Tiến “lộn” về. “Việc cháu gọi chúng tôi cũng hoàn toàn tự nhiên chẳng ai bảo với cháu cả”, anh Tân nhớ lại.
Đưa cháu Bình trả về với bố mẹ đẻ của cháu anh Tân vẫn canh canh trong lòng. Nghĩ đến chuyện thằng bè khóc lóc khi phải bắt về anh lại thương nó vô cùng, từ ngày nó đến với gia đình anh cứ nghĩ nó chính là Tiến. Thế nhưng, nó là con nhà người ta, mình nói ra không chỉ vợ chồng Hoan Dự mà cả thị trấn này sẽ nói là muốn cướp con người ta nên dựng chuyện. Bao nhiêu suy nghĩ cứ giằng xé trong con người anh Tân. Về phần nhà chị Dự, mặc dù con cứ nằng nặc đòi ở với anh Tân chị Thuận nhưng đó là điều không thể. Anh chị lấy nhau cũng sáu năm mới có được cháu Bình, chị cũng không thể sinh được con nữa. Nhà anh Tân lại giàu có, nếu cho cháu về ở dư luận lại cho rằng mình bịa chuyện chỉ vì hám tiền. Ba ngày hôm sau, vì nhớ thằng bé anh Tân lại vào xóm Cọi thăm cháu. Vừa thấy anh Tân, Bình đã nhảy tót vào lòng anh như người thân thiết từ lâu lắm. Mặc cho bố mẹ, bà nội vẫn đang ngồi bên cạnh. Điều ngạc nhiên là chính Bà Thỉn bà nội cháu bé nói với anh Tân: “Từ ngày thằng Bình bắt đầu bi bô tập nói tôi đã biết nó không phải người Mường mà là người Kinh. Nó nói tiếng Kinh rành rọt, điều mà chưa một đứa bé người Mường nào giống thế”. Chính Bình cũng đã có lần nói với mẹ: “con là người Kinh, con không phải người Mường. Mẹ không đưa con về con sẽ chết”. Bà Thỉn đưa Bình đi học cháu khóc và nói: “cháu không học trường này đâu, cháu học trường gần nhà cháu cơ, trường ở ngoài thị trấn”.
Một thời gian sau đó Bình liên tục đòi bố mẹ “đưa về nhà con” và doạ “không đưa về con sẽ chết”. Một lần bình ốm nặng, anh Hoan chị Dự đã rất lo lắng, sợ điều thằng bé nói sẽ linh, nó sẽ chết thật. Dù được mỗi mình cháu nhưng không còn cách nào khác, cuối năm 2006 anh chị đã đồng ý cho Bình về ở hẳn với nhà anh Tân, chị Thuận. Từ ngày về với “nhà của con” Bình chơi vui vẻ và không còn bệnh tình gì nữa.

http://www.phathoc.net/UserImages/2010/12/03/1/1290418552_nv_jpg.jpg
Anh Tân chỉ về nơi cậu con trai duy nhất Nguyễn Phú Tiến đã ngã xuống sông Bưởi

Ở Lạc Sơn chuyện “con lộn” xưa nay không phải là hiếm, không có gì là quá lạ lẫm. Thế nhưng, “con lộn” về ở hẳn với bố mẹ người đã chết như Bình thì chưa từng xảy ra. Sau khi Bình về ở với anh Tân chị Thuận, cả hai gia đình đã làm thủ tục cho nhận con nuôi. Bình được chuyển về trường mầm non Hoa Hồng nơi Tiến ngay xưa học và tiếp tục đi học. Kể từ ngày về ở với bố Tân, mẹ Thuận, Bình cũng được đổi thành tên Tiến và mang họ Nguyễn Phú Quyết Tiến, Tên họ trùng với cháu Tiến con anh Tân đã chết đuối cách đây hơn 10 năm.
Chị Thuận bảo, thời gian cháu Bình về ở với vợ chồng chị, câu chuyện này đã trở thành đề tài bàn tán xôn xao. Không chỉ ở thị trấn Vụ Bản, cả tỉnh Hoà Bình đi đâu cũng nghe nói về chuyện “lộn con” có một không hai này.

buixuanphuong09
31-05-2014, 03:12 AM
Những “bằng chứng” khó giải thích

Trong cuốn sách phật giáo Hương Hiếu Hạnh xuất bản năm 2007, câu chuyện về “con lộn” Tiến-Bình đã được đưa vào sách với nhan đề “Một trường hợp tái sinh ở Vụ Bản”. Cuốn sách không đưa ra sự phủ nhận hay khẳng định mà chỉ ghi nhận đó là trường hợp người thật việc thật đang hiện diện tại Vụ Bản. Và câu chuyện kỳ lạ nay cũng đã đến tai những người nghiên cứu về tâm linh. Anh Tân cho biết, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, Trung tâm tiềm năng con người đã nhiều lần điện thoại gặp anh chị để xin được tìm hiểu nhưng anh Tân từ chối. Hiện Bình-Tiến đã đi học lớp 1 và cũng bình thường như bao đứa trẻ khác. Anh Tân không muốn sự việc lại trở nên phức tạp và được thêu dệt thêm.
Trước khi gặp gia đình anh Tân, tôi thật sự ái ngại khi đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, trái hẳn với lo lắng của tôi, anh Tân rất vui vẻ kể lại câu chuyện một cách tỷ mỉ. Thậm chí, đang giờ hành chính nhưng anh vẫn gọi chị Thuận về để hai vợ chồng kể chuyện Tiến-Bình cho tôi nghe. Tuy nhiên, hôm tôi đến nhà Tiến đang đi học, cháu học cả ngày và trưa ở lại trường. Để giúp tôi hiểu rõ hơn, trưa đó chị Thuận đã đón cháu về nhà. Vừa về đến cổng Tiến đã nhanh miệng gọi bố, thấy tôi Tiến khoanh tay chào chú rất lễ phép. Cháu rất khôi ngô, nói chuyện tự nhiên. Vừa vào nhà là kể chuyện cô, chuyện lớp, hết chuyện này sang chuyện khác. Cháu cứ ôm lấy anh Tân mà kể, chẳng biết ngại ngùng mặc cho lúc đó trong nhà có rất nhiều người và cả mẹ đẻ của cháu, chị Dự.
- Bình này chú ở trong xóm Cọi ra đưa cháu về với mẹ Dự đây. Tôi hỏi cháu
- Cháu là Tiến chứ
- Không. Cháu là Bùi Văn Bình, hôm nay trong bản có lễ hội chú ra đưa cháu về xem
- Không về đâu, cháu là Nguyễn Phú Quyết Tiến, cháu không phải Bình, cháu ở với bố Tân mẹ Thuận cơ.
Anh Tân ngồi cạnh cháu cũng thêm vào:
- Chú nói đúng đó, con là Bình không phải Tiến đâu
- Bố nói dối, con là Tiến. Bố đừng đuổi con nghe bố, bố thương con mà. Nói rồi thằng bé rơm rớm nước mắt, hai tay ôm chặt lấy anh Tân như van xin trông đến tội nghiệp.
Lúc mới về, Tiến còn vui mừng nói cười và mỗi lần thấy tôi cầm máy ảnh lên cháu lại làm dáng. Thế nhưng khi nói đưa cháu đi về xóm Cọi cháu chẳng còn nói cười nữa mà chỉ ôm lấy bố Tân.
Câu chuyện đang dang dở với Tiến thì cũng là lúc cháu phải vào lớp. Trước lúc đi Tiến lại khoanh tay dõng dạc chào chú và không quên dặn “cháu không về xóm Cọi đâu nhé”. Thời gian tiếp xúc với cháu không được bao lâu nhưng tôi thật sự ấn tượng với thằng bé. Tiến thật khôn và lanh lợi nhất là khi tiếp xúc với người lạ, mới 6 tuổi hiếm có cháu nào được như Tiến.

http://www.phathoc.net/UserImages/2010/12/03/1/1290418789_nv_jpg.jpg
Trưởng bản Bùi Văn Tỉnh và anh Bùi Văn Hoan, bố đẻ bé Bùi Lạc Bình

Bây giờ mỗi tuần anh Tân lại đưa Tiến-Bình về ở với mẹ đẻ của mình một lần. Dù Tiến chẳng muốn về nhưng anh Tân buộc phải làm như vậy bởi anh muốn cháu luôn biết rằng chị Dự mới là người sinh thành ra cháu. Anh Tân luôn khẳng định, Tiến giờ hoàn toàn bình thường như các bạn cùng trang lứa. Chuyện của cháu ở Vụ Bản ai cũng biết, anh cũng chẳng có ý định dấu giếm điều gì. Trước, đây là đề tài “hot” được bàn tán từ đầu làng đến cuối ngõ nhưng bây giờ mọi người cũng đã quen với sự hiện diện của Tiến-Bình tại nhà anh Tân, chị Dự.

buixuanphuong09
31-05-2014, 03:13 AM
Chuyện bình thường ở Vụ Bản

Trong những ngày ở Xóm Cọi để tìm hiểu về trường hợp của cháu Bình-Tiến chúng tôi còn biết thêm tại Xóm này còn có thêm hai trường hợp “con lộn”.
Không đến mức đòi về ở hẳn như Bình về với gia đình anh Tân, chị Dự nhưng câu chuyện con lộn của Bùi Thị Hồng Thắm, ở xóm Cọi cũng được người dân ở Lạc Sơn bàn tán xôn xao. Thắm là con gái nhưng người “lộn” vào cháu lại là con trai. Tôi tìm đến nhà Thắm khi bóng chiều đã khuất dần sau núi. Nhà cháu nghèo lắm, căn nhà gỗ bé xíu nằm chênh vênh bên sườn núi. Thắm sinh năm 1991, trước Thắm còn có một chị gái. Cũng vì nhà nghèo nên hai chị em đang phải làm phụ hồ ở Hà Nội, bố cháu anh Bùi Thanh Minh cũng đi làm ăn nơi xa thỉnh thoảng mới về một lần. Hôm tôi đến một mình chị Bùi Thị Toàn, mẹ Thắm ở nhà. Đã mấy năm nay, chỉ có những ngày lễ tết gia đình chị Toàn mới được tề tưu đông đủ. Ngày thường chỉ có mỗi chị Toàn dò dõ mong ngóng chồng con, ba bố con đi làm ăn xa thế nhưng nhà nghèo thì vẫn hoàn nghèo. Khi tôi hỏi đến chuyện “con lộn” chị Toàn nhớ lại rồi cười ngặt ngẽo. Chị bảo ngày mới phát hiện Thắm bị “lộn”, cháu có những biểu hiện lạ lùng nhưng cũng buồn cười lắm.
Chị Toàn kể: Khi Thắm bi bô biết nói, một lần hai mẹ con đang chơi đùa bỗng cháu “xị” mặt rồi nằng nặc đòi: “mẹ đưa con về nhà” dù lúc đó đang ở trong nhà mình. Nghĩ trẻ con chưa hình dung được đâu là nhà mình nên chị Toàn đã cố diễn giải đây chính là nhà. Thế nhưng Thắm vẫn không chịu, chị Toàn nghĩ chắc cháu đòi sang nhà bà nội ngay sát vách. Chị bế cháu sang nhà bà nhưng vẫn không phải. “Nhà ở ngoài kia cơ”, Thắm bảo. Thì ra con bé này đòi đưa đi chơi nên nói thế, chị Toàn nghĩ vậy và quát Thắm, sợ mẹ cháu không dám đòi nữa. Một hôm ở ngoài nhà kho của thôn chơi, hôm đó là ngày hội làng nên người trong lạng tụ tập tại đây rất đông. Đang chơi đùa ở sân bỗng nhiên Thắm nói với bà nội: “mẹ cháu kia kìa”. Đó là bà Nguyễn Thị Nghe, người ở đầu làng. Do xóm Cọi rộng, nên nhà chị Toàn và nhà bà Nghe dù cùng xóm nhưng cũng chỉ biết nhau qua loa. Mới 3 tuổi, Thắm có thể nhận nhầm mẹ nên bà nội nói với cháu: đó không phải mẹ cháu, mẹ hôm nay lên nương.
Lúc Thắm được 5 tuổi, hôm đó cháu được bố mẹ cho ra đồng. Khi trở về đi qua nhà bà Nghe cháu chỉ tay rồi bảo với bố mẹ “nhà con đây này”. Nghĩ buồn cười quá, chị Toàn bảo lại con “con thích thì mẹ đưa vào nhà con”, thế nhưng khi vừa bước vào công Thắm đột nhiên dừng lại: “Con không vào nữa đâu, chị Hằng đang ở trong đó, con ghét chị ấy vì chị đã xui con trèo cây làm con ngã chết”. Nghe con nói vậy chị Toàn bèn hỏi lại nửa đùa nửa thật: “Thế con là Ma Ly à”. Người Mường thường gọi người chết là “ma”, vì biết Ly, con trai bà Nghe đã chết nên chị Toàn mới hỏi vậy. Tưởng trêu con bé ai ngờ con bé gật đầu. Từ hôm đó chị Toàn mới “xâu chuỗi” lại toàn bộ những biểu hiện lạ thường từ ngày con bé cứ đòi chị “đưa về nhà con”. Chị bắt đầu nghĩ đến chuyện thằng Ma Ly nó đã “lộn” về con Thắm nhà mình. Người Mường vốn xem đây là chuyện bình thường nên vợ chồng chị Toàn chẳng sợ sệt một chút nào thậm chí ngày ngày vẫn hỏi chuyện và trêu đùa con bé.
Nói thêm về Ma Ly, Bà Nghe sinh được bốn người con trong đó Ly và Hương (con gái) là cặp song sinh. Một hôm Ly và Hương, lúc đó 7 tuổi được chị gái tên Hằng dẫn đi hái ổi ở bên triền núi. Là con trai nên Ly được phân công trèo lên hái quả. Quả ổi nằm tít ngoài xa, Ly rất vất vả nhưng vẫn không tài nào hái được. Hằng ở dưới cứ động viên em cố lên và trong một phút sẩy chân Ly ngã rơi xuống đất. Cháu bị chấn thương sọ não và mất ngay sau đó.

buixuanphuong09
31-05-2014, 03:14 AM
Có nhiều trường hợp khác

Có một câu chuyện mà mãi đến khi Thắm nói rằng cháu chính là Ma Ly thì chị Toàn mới nhớ lại. Đó là ngày còn mang thai Thắm, chị vốn là người yếu nên khi mang thai ốm đau liên miên. Một hôm đi chợ ngoài thị trấn về chị bị cảm, trong cơn mê man chị mơ một giấc mơ rất sợ. Một đứa bé rách rưới cứ đuổi theo làm chị chạy trốn mãi thế nhưng vì mệt quá nên đến lúc thằng bé cũng đuổi kịp và bắt lấy chị. Giật mình tỉnh dậy đem câu chuyện vừa mơ kể lại với chồng nhưng anh bảo mệt trong người mơ thấy những điều sợ hãi là chuyện bình thường. Chị Toàn sau đó cũng chỉ nghĩ vậy và cho đến ngày Thắm nhận mình là Ma Ly chị mới nghĩ lại và cho rằng đó không chỉ là giấc mơ. Có thể thằng bé trong giấc mơ đó chính là Ma Ly và nó đã theo chị về nhà từ đó. Chị Toàn đã có lần hỏi Thắm, sao con không theo về những nhà giàu cho sướng lại theo mẹ nghèo mà khổ. Thắm bảo hôm đó mẹ đi chợ về con nhìn thấy mẹ xinh nên đi theo mẹ. Như vậy giấc mơ chị Toàn mơ thấy ngày đó là đúng sự thật.
Chuyện Ma Ly “lộn” vào Thắm cũng nhanh chóng lan toản ra khắp nơi. Mọi người lạ ở chỗ đây là trường hợp đầu tiên một người con trai lại “lộn” vào người con gái. Trước đây Thắm học cùng với cậu út nhà bà Nghe và chơi rất thân với cháu này. Ban đầu mọi người không biết chuyện nên cứ trêu “chắc con bé này nó thích con bà Nghe”. Sau khi mọi người đã biết không còn ai trêu đùa nữa. Thắm giờ đã đi lại với gia đình bà Nghe và nhận bà làm mẹ. Thắm được gia đình bà Nghe xem như người con ruột rà trong nhà. Dù không về ở cùng nhưng tình cảm giữa Thắm và gia đình bà Nghe là rất sâu đậm.
Ông Bùi Văn Tỉnh, xóm trưởng xóm Cọi cho biết: “Ở xóm Cọi đã ghi nhận ba trường hợp con lộn. Người Mường quan niệm, những đứa trẻ dưới 12 tuổi bị chết bất đắc kỳ tử có khả năng “lộn” về và vào một người nào đó. Người bị lộn sẽ có khả năng nhớ và kể lại những gì diễn ra trước khi chết một tháng. Thế nhưng, sau 12 tuổi người được “lộn” lại trở về trạng thái bình thường”. Trái với những gì ông Tỉnh nói, theo như lời chị Toàn kể thì Thắm nhớ được rất nhiều chuyện. Có lần Thắm tự dưng nói với chị hàng xóm cạnh nhà bà Nghe rằng “ngày xưa em trèo ổi nhà chị bị chị đánh mấy lần”. Chị này khẳng định đúng là ngày xưa thằng Ly nó hay trèo ổi nhà chị và bị chị đuổi thật. Một hôm Thắm gặp người trong làng, người đó bằng tuổi Ly và hơn cháu rất nhiều tuổi và bảo: “Mày nhớ tao không, ngày trước tao với mày toàn đi đá bóng với nhau nhỉ”. Người này nghe Thắm xưng mày tao ban đầu nghĩ cháu hỗn nhưng sau biết đó là Ly lộn về nên cười xoà bởi cháu nói hoàn toàn chính xác. Thắm hiện nay vẫn được mọi người trong gia đình, bạn bè và cả xóm bản gọi bằng cái tên thân thương-Ma Ly. Chị Toàn bảo cháu rất vui với cái tên đó. Chị cũng thoải mái cho cháu đi lại vì nhà bà Nghe cũng rất nghèo. Thắm đi lại vì cái tình của… người con lộn chứ không vì mục đích gì khác.
Ngoài Bình, Thắm tại xóm Cọi còn có cháu Thucon cô giáo tiểu học chi Cọi Quách Thị Đức. Thu cũng được một người chết trong bản lộn về từ bé. Ngày bé Thu cũng nằng nắc đòi “về nhà con”. Tuy nhiên vì nhà có người chết đó rất giàu có nên chị Đức đã không cho cháu về ở cùng gia đình đó, chị sợ mang tiếng hám tiến nên bịa ra chuyện này. Thu hiện nay cũng được gia đình nhà đó nhận làm con và đi lại rất gần gũi. Chị Đức bảo: “nếu tôi không ngăn cấm quyết liệt từ bé thì nó về ở hẳn bên đó thật”. Hiện Thu đã lớn và đang học lớp 9 trường huyện.
Có một điều nhận thấy rất rõ, qua các cuộc nói chuyện với ông Trưởng bản và cả một số trường hợp khác mà tôi sẽ nói ở phần tiếp theo của bài viết, thì người dân ở đây, đặc biệt là những người Mường trong xóm Cọi, thực sự coi chuyện con lộn, con lẫn là một việc hết sức bình thường, tỉ như chuyện mớ rau, con cá vậy. Tiếp xúc với những người trong cuộc như bố mẹ những người chết, bố mẹ những cháu được coi là có “con lộn” họ đều khẳng định đó là câu chuyện có thật. Kể cả cô giáo Đông, cô giáo Đức cũng khẳng định điều đó. Cả ba trường hợp vẫn đang là “người thật việc thật” ở Lạc Sơn chứ không chỉ là câu chuyện kể hay truyền thuyết gì.

buixuanphuong09
31-05-2014, 06:52 AM
CẢM NHẬN KHI ĐỌC "CON LỘN"

Chuyện "Con lộn" ở quê Vụ Bản
Đã hiển nhiên, còn biết nói gì!
Chuyện tái sinh thế giới thiếu chi
Chưa giải thích vì chưa đủ biết

Chưa đủ biết nên không phản bác
Không nhận, không phê, nhưng đã được ghi
Chuyện tâm linh cứ đọc, cứ suy
Vũ trụ vô biên mà ta thì ... quá bé!

BXP 31/5/2014

buixuanphuong09
31-05-2014, 01:57 PM
NHỮNG CƠ DUYÊN CẢM ĐỘNG TRONG HÀNH TRÌNH



ĐI TÌM HÀI CỐT CỦA CỐ TỔNG BÍ THƯ HÀ HUY TẬP

http://fs.chungta.com/Thumbnail.ashx/14124E6776864C6D8FB32525A6F38DAA/0/240/0/403CB54C235E4BCCB7DF3F5A76742239/0/Co_duyen_cam_dong_tim_hai_cot_Ha_Huy_Tap.jpg

TBT Hà Huy Tập

Sự khởi đầu của một cuộc tìm kiếm ly kỳ, nhiệm màu và đầy trắc trở

LTS: Năm 1941, Cố Tổng Bí thư (TBT) Hà Huy Tập, người chiến sỹ cộng sản kiên trung, linh hồn của cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ bị thực dân Pháp kết án tử hình và bị xử bắn, sau đó chúng chặt đầu bêu tại trường bắn Hóc Môn - Gia Định (cũ).

Sau 68 năm hy sinh, cuối năm 2009 gia đình, dòng họ Hà nhờ sự trợ giúp đắc lực của các nhà khoa học ngoại cảm ở Trung tâm nghiên cứu Tiềm năng con người (TTNCTNCN) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật VN, cùng với chính quyền và nhân dân địa phương đã tìm thấy di hài của cố TBT đưa về khu tưởng niệm tại quê nhà Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh. Trước ngày khai quật mộ phần, ngày 25/11/2009, Trung ương họp và quyết định công nhận di hài và tổ chức lễ tang cấp Nhà nước cho cố TBT Hà Huy Tập. Sau đó, tang lễ của cố TBT Hà Huy Tập được Đảng và Nhà nước cử hành trọng thể ngày 1/12/2009 theo nghi thức quốc gia tại Dinh Thống Nhất, TP.Hồ Chí Minh.

Sau gần 70 năm lưu lạc, người con ưu tú của Hà Tĩnh đã trở về quê hương. Nhưng để có ngày trở về trong biển người thương nhớ, cờ hoa rực rỡ đó, những người con dòng họ Hà đã không quản ngại khó khăn, tận tâm, tận lực trong suốt nhiều năm ròng rã, một lòng, một dạ đi tìm hài cốt cố TBT. Nhân kỷ niệm lần thứ 104 ngày sinh của cố TBT Hà Huy Tập (24/4/1906-24/4/2010), từ số này, báo ĐS &PL khởi đăng loạt bài phóng sự về cuộc hành trình tìm kiếm hài cốt cố TBT - vốn là một câu chuyện dài, ly kỳ, đầy trắc trở và theo GS. Viện sĩ Đào Vọng Đức (Viện Vật lý và TTNCTNCN) thì có cả những câu chuyện "về những khả năng rất kỳ lạ của con người, mà không có cách nào lý giải nổi trong khuôn khổ những kiến thức đã có của các ngành Khoa học truyền thống" mà cuốn sách "Cuộc tìm kiếm hài cốt Cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập" do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh xuất bản quý I /2010 đã đề cập đến rất chi tiết.

Nỗi trăn trở của dòng tộc họ Hà

Ngồi đối diện với chúng tôi trong căn phòng nhỏ của Trung tâm công nghệ môi trường (Viện Vật lý) là một người con của họ Hà, PGS.TS Hà Vĩnh Tân, Giám đốc trung tâm và là Uỷ viên Hội đồng khoa học TTNCTNCN. ông là một trong những người đại diện cho dòng họ Hà gồm ông Hà Huy Lợi, đại tá Hà Văn Sỹ đã tìm gặp TTNCTNCN, bày tỏ nguyện vọng nung nấu muốn tìm kiếm di hài của cố TBT đưa về quê hương. Một phong thái cởi mở, đầy nhiệt tâm với sự thành kính, ông Tân đưa chúng tôi vào câu chuyện ly kỳ với những tình huống cảm động kỳ diệu trong hành trình tìm hài cốt của Cố TBT Hà Huy Tập.

Giọng trầm ấm, đủ để người đối diện phải lắng nghe, ông Tân tôn kính nói về Cố TBT - một tấm gương kiên trung, bất khuất, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Cố TBT Hà Huy Tập sinh ngày 24/4/1906 trong gia đình và dòng họ có truyền thống yêu nước và đại nghĩa ở làng Kim Nặc, Tổng Thổ Ngoạ (nay là xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh). Cố TBT là hậu duệ thứ 21 của Phụ quốc Thượng tướng quân, Thượng vị hầu, Trấn thủ xứ Nghệ An - Hà Mại. Truyền thống gia đình và quê hương đã sớm giác ngộ, hun đúc tinh thần yêu nước và đấu tranh giải phóng dân tộc của Cố TBT. Con đường hoạt động cách mạng hiểm nguy, gian khổ, khốc liệt và bị tù đầy nhưng ông vẫn kiên gan, bền chí xả thân cho sự nghiệp cách mạng cao cả. Ngày 1/5/1938, do bị chỉ điểm, ông đã bị mật thám Pháp bắt khi đang tham dự cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động tại Sài Gòn. ông đã trải qua nhiều cấp toà xét xử của Thực dân Pháp và bị áp giải qua nhiều nhà giam, chịu sự quản thúc... Cuối cùng ngày 25/3/1941, Toà án binh Sài Gòn kết án tử hình Cố TBT Hà Huy Tập vì "có trách nhiệm tinh thần" trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Trước toà án Thực dân, Cố TBT Hà Huy Tập đã khẳng khái: "Tôi chẳng có gì phải hối tiếc. Nếu còn sống tôi sẽ tiếp tục hoạt động". Cùng bị kết án tử hình với ông còn có các đồng chí lãnh đạo của Đảng như Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai. Ngày 28/8/1941, người chiến sĩ Cách mạng trung kiên Hà Huy Tập bị giặc Pháp xử bắn, sau đó chúng chặt đầu treo tại trường bắn tại Hóc Môn (Gia Định), nay là TP. Hồ Chí Minh.

Sau ngày Cố TBT bị xử bắn, dòng tộc cũng chỉ nghe nói, người dân sống gần nơi trường bắn lén trộm xác đưa Cố TBT đi chôn cất cùng một số các đồng chí khác như Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai... Năm tháng qua đi, việc chưa tìm được di hài của Cố TBT đưa về quê an nghỉ luôn là nỗi niềm canh cánh, đè nặng bao thế hệ con cháu dòng họ Hà. Nhiều người đã đi tìm, qua nhiều năm, bằng nhiều cách nhưng chưa có kết quả. Bởi lẽ, những gì còn ghi chép lại trong tư liệu không còn đủ xác thực cho một cuộc tìm kiếm di hài Cố TBT. Năm 2002, cháu thúc bá Hà Huy Dũng đã tìm đến Hàm Rồng (Thanh Hoá), mong tìm kiếm thông tin để mở đường tìm kiếm hài cốt, đưa ông về quê, nhưng cảm nhận từ những thông tin thu được chưa thực sự thuyết phục. Công việc tìm kiếm lại giậm chân tại chỗ. Một thời gian sau, năm 2005, ông Hà Văn Lợi, Hà Văn Sỹ, những người con cháu dòng họ Hà (Hà Tĩnh) lại tiếp tục theo đuổi hành trình đi tìm hài cốt cụ Hà Huy Tập. Suốt nhiều năm, dòng họ Hà tìm đến những người được cho là có khả năng đặc biệt, nhưng những thông tin họ cung cấp mờ nhạt, chưa đủ sức thuyết phục nên cuộc tìm kiếm cứ kéo dài, tưởng chừng như vô vọng. ông Tân nói: "Khi chưa tìm được hài cốt của cụ, cả dòng họ chúng tôi day dứt lắm. Ai cũng xác định việc tìm di hài của cụ là việc tâm đức cần phải làm. Và thực tế, dòng họ Hà đã không quản sức người, sức của nhất tâm đưa cụ trở về quê hương".

buixuanphuong09
31-05-2014, 02:02 PM
Câu chuyện cảm động về đức tin



http://chungta.com/File.aspx/image=jpeg/acb3266a1aaf4b129d4af1ba3006df7b-IMG_2.jpg/IMG_2.jpg
Bà Hà Thị Thanh Vân đang hiển linh chỉ dẫn đánh dấu nơi đặt mộ phần cố TBT Hà Huy Tập tại quê nhà
Tại bó hương trăm nén bốc lửa trong tay nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh
Nơi chụp: Cẩm Hưng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh
Thời gian: 18h 07' ngày 07/10/2009
Người chụp: PGS. TS. Hà Vĩnh Tân

Trong cuộc trò chuyện với PV ĐS &PL, PGS.TS Hà Vĩnh Tân đã đưa cho chúng tôi xem một bức ảnh ông chụp được hình mà ông cho là của một người phụ nữ đẹp hiện ra khi 100 nén nhang hoá trên tay nhà ngoại cảm Trần Ngọc ánh trong hành trình đi tìm vị trí đặt mộ của Cố TBT Hà Huy Tập. Đó là chuyện sau khi con cháu dòng họ Hà đã tìm được di hài của Cố TBT. Nhà khoa học Hà Vĩnh Tân sau đó đã đi đăng ký bản quyền tấm ảnh kỳ lạ này. Không chỉ có vậy, trong các cuộc tiếp xúc với những người tham gia cuộc hành trình tìm kiếm hài cốt Cố TBT Hà Huy Tập, PV ĐS &PL được nghe rất nhiều câu chuyện khó lý giải khiến không chỉ những "người trong cuộc" băn khoăn, trong đó chủ yếu là những câu chuyện đã được con cháu họ Hà ghi lại trong cuốn sách "Cuộc tìm kiếm hài cốt Cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập" do ông Hà Huy Lợi chủ biên (sách do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh xuất bản quý I /2010).
http://chungta.com/File.aspx/image=jpeg/8c404aed83f5448d9eaaebb3ef08d34b-Con%20chau.jpg/Con%20chau.jpg


Con cháu họ Hà tìm kiếm hài cốt đồng chí Hà Huy Tập tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh


Chúng tôi đưa thắc mắc của mình xung quanh những câu chuyện này tìm đến GS. Viện sỹ Đào Vọng Đức (Viện Vật lý và Trung tâm NCTNCN)- người đã viết lời tựa cho cuốn sách "Cuộc tìm kiếm hài cốt Cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập". GS Đức lý giải: "Một phương hướng nghiên cứu sâu sắc nhất và có tầm quan trọng đặc biệt của Vật lý hiện đại là xây dựng Lý thuyết Đại thống nhất - thống nhất các dạng tương tác - các dạng năng lượng trên cùng một nền tảng. Các kết quả nghiên cứu phát hiện ra rằng ngoài ba chiều không gian như ta đang sống và cảm nhận nhất thiết phải có sáu chiều không gian phụ trội. Điều đặc biệt trong Lý thuyết Đại thống nhất này nhất thiết phải tồn tại các trường "Vong". Các trường "Vong" giữ vai trò chủ chốt trong các cấu trúc, có tác dụng chỉ đạo chi phối các cơ chế tương tác nhưng không hề xuất hiện một cách tường minh trong thực tế". Cũng theo GS. Viện sỹ Đào Vọng Đức thì: "Có giả thuyết cho rằng, các chiều không gian phụ trội này chính là các chiều liên quan đến thế giới tâm linh. Cũng nảy sinh một câu hỏi rất tự nhiên rằng: ngoài các dạng tương tác đã biết được, hiện nay còn tồn tại chăng các dạng tương tác khác chưa được phát hiện? Không loại trừ rằng còn có các dạng siêu tương tác ứng với các dạng siêu năng lượng liên quan đến các hiện tượng siêu nhiên mà các giác quan bình thường của con người chưa thể cảm nhận được, cũng như Khoa học và Kỹ thuật hiện nay chưa đủ trình độ để phát hiện".

Chính vì thế, trong ngày gặp gỡ đầu tiên với nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh, những con cháu họ Hà hôm ấy đã rất khó quên. Những chuyện đất cát, gia sự và cả chuyện có người họ Hà bị chết vì hổ vồ... đều được tái hiện đúng quá khiến những người trong cuộc thấy rất hy vọng. Khi con cháu họ Hà nói nguyện vọng muốn đi tìm di hài của Cố TBT Hà Huy Tập thì được trả lời: dòng họ nhiều năm có tâm nhưng không biết cách tổ chức, không kiên nhẫn nên việc đi tìm không đạt. Chỉ khi con cháu nhất tâm thì việc tìm kiếm mộ phần mới đạt kết quả. PGS.TS Hà Vĩnh Tân khẳng định với chúng tôi, chưa bao giờ gặp nhà ngoại cảm Trần Ngọc ánh. Không hiểu sao khi đó cô lại nói đúng tất cả những gì về dòng họ như vậy. Điều này, khiến con cháu họ Hà thêm hy vọng (trong cuốn sách "Cuộc tìm kiếm hài cốt Cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập" do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh xuất bản quý I /2009 đã nêu chi tiết về sự việc này). Còn phía Trung tâm NCTNCN nhận thấy việc tìm hài cốt Cố TBT Hà Huy Tập là một việc lớn khác với việc tìm kiếm hài cốt thông thường nên đã lập một đề tài khoa học "Chương trình tìm kiếm hài cốt Cố TBT Hà Huy Tập". Trước khi thực hiện việc tìm kiếm hài cốt của Cố TBT Hà Huy Tập, đoàn cán bộ Trung tâm và con cháu họ Hà đã lên K9 thắp hương kính báo với Bác. Trung tâm sử dụng thông tin của nhiều nhà ngoại cảm xem sự trùng khớp đến đâu và quyết định cử các nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh, Nguyễn Hữu Thuận và Phan Thị Bích Hằng tham gia tìm kiếm di hài Cố TBT Hà Huy Tập. Sau này, do có một sự kết nối nào đó mà cô Ánh đã được hướng dẫn các bước đi cụ thể và trở thành nhà ngoại cảm có vai trò quan trọng trong hành trình kiếm tìm di hài của Cố TBT Hà Huy Tập thành công.

buixuanphuong09
31-05-2014, 08:24 PM
Người thực hiện bổn phận và nắm giữ cơ duyên

Trong số 3 nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh, Nguyễn Hữu Thuận và Phan Thị Bích Hằng được Trung tâm NCTNCN cử tham gia đề tài khoa học "Chương trình tìm kiếm hài cốt Cố TBT Hà Huy Tập" và sau đó trực tiếp tham gia cuộc tìm kiếm, nhà ngoại cảm Trần Ngọc ánh có vai trò nổi bật. Có một mối cơ duyên nào đó mà nhà ngoại cảm Trần Ngọc ánh đã cảm nhận được những gì liên quan đến cố TBT Hà Huy Tập chính xác so với hiện thực. Từ thẻ Đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô, nơi cố TBT được kết nạp mang số 10444, số thẻ sinh viên mã số 4716, giấy đi đường sắt miễn phí số 003822 và số áo tù người chiến sỹ cộng sản mặc trong ngục tù 7722 đều chính xác. Điều này chỉ có thể lý giải theo lý thuyết của nhà vật lý học nổi tiếng GS.Viện sĩ Đào Vọng Đức khi ông viết lời tựa cho cuốn sách "Cuộc tìm kiếm hài cốt Cố Tổng bí thư Hà Huy Tập" do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh cấp phép xuất bản quý I /2010: "Không loại trừ rằng còn có các dạng siêu tương tác ứng với các dạng siêu năng lượng liên quan đến các hiện tượng siêu nhiên mà các giác quan bình thường của con người chưa thể cảm nhận được".

Gặp "người thực hiện bổn phận"

Chúng tôi tìm gặp nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh tại nhà riêng.Ở đây, chúng tôi như thấy mình đang lạc vào một thế giới lạ lẫm khó diễn tả. Dường như những gì xuất hiện trong suy nghĩ của tôi được hiện hữu ra đâu đó. Cái cảm giác ấy, bất giác khiến tôi dừng lại, chỉnh đốn lại tâm thế trước khi bước qua ngưỡng cửa đời thực để đi vào thế giới riêng của người có cơ duyên gắn bó trong hành trình đi tìm hài cốt của cố TBT Hà Huy Tập.

Khác với gì tôi hình dung trước đó, cô Ánh toát lên một vẻ điềm đạm, hiền hậu đến lạ thường. Dáng người to, đậm trông cô rất nông dân. Mà cô là nông dân chính hiệu mới chỉ học hết lớp 7, tự nhận trình độ của mình là hạn hẹp. Nhưng ấn tượng với tôi là đôi mắt của người phụ nữ này long lanh, biết nói ẩn chứa bao điều sâu xa khó diễn tả một cách cụ thể qua sự cảm nhận thông thường. Và đôi tai rất đẹp như thường thấy ở những pho tượng Phật. Không còn cảm giác lành lạnh ban đầu, tôi thật sự thấy cô gần gũi như bao người phụ nữ khác.

Nhắc lại hành trình đi tìm hài cốt cố TBT Hà Huy Tập từ lúc đầu đến thành công, khi con cháu họ Hà đến cảm ơn, người phụ nữ này chỉ một mực nói rằng: "Tôi chỉ là người thực hiện bổn phận, chẳng có gì mà kể đến công lao. Được mọi người tin tưởng là tôi thấy hạnh phúc nhất rồi". Câu chuyện của cô Ánh thu hút chúng tôi đến kỳ lạ. Tôi chợt nhận ra, thường nhật, một con người bình thường đôi khi cũng có những linh cảm, mà người ta vẫn gọi là cảm nhận từ giác quan thứ sáu khi có biến cố xảy đến với người thân yêu, ruột thịt.

Cô Ánh không nói nhiều về bản thân, nhưng qua tìm hiểu chúng tôi được biết ít nhiều về cuộc đời có những khúc quanh tiền định không đoán trước được của người phụ nữ này. Năm 1989, khi còn trẻ tự nhiên một bên mắt của cô mờ đi. Ra viện mắt khám bác sỹ chẩn đoán viêm giác, kết mạc. Cô điều trị, uống thuốc nhưng mắt cứ mờ đi đến 4/10 không còn nhìn thấy rõ. Bệnh viện không điều trị nữa. Có bệnh thì vái tứ phương, vừa chữa bằng thuốc tây y, gia đình cô cũng chữa bằng nhiều hình thức khác. Một thời gian sau, mắt cô ánh sáng lại. Sau đó cô Ánh phát bệnh điên rồi lại khỏi. Đến năm 1991, người phụ nữ này xuất hiện những khả năng đặc biệt của một nhà ngoại cảm và được mời tham gia TTNCTNCN (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam).

PGS.TS Hà Vĩnh Tân, Giám đốc Trung tâm công nghệ môi trường (Viện Vật lý), Uỷ viên HĐKH của TTNCTNCN, đồng thời cũng là một trong những thành viên con cháu dòng họ Hà tham gia hành trình đi tìm hài cốt cụ Hà Huy Tập có tìm hiểu và cho phóng viên ĐS &PL biết: "Cô Ánh lúc khai sinh tên thật là Trần Thị Liễu (tên huý này sau được cải thành Ngọc ánh) quê ở Nho Quan, Ninh Bình nhưng gốc lại ở Vân Cát, Phủ Giày, nơi có ngôi điện cổ thờ họ (Lê cải Trần). Cũng chính nơi ấy theo truyền thuyết đã sinh ra thánh Mẫu Hạnh, đúng hơn là Mẫu giáng lần hai vào cửa họ Lê sau cải Trần. Như vậy, cho thấy họ Trần coi thánh Mẫu Hạnh là bà thánh tổ của mình".

Lý giải vì sao nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh lại là người có cơ duyên gắn bó trong hành trình đi tìm di hài cố TBT Hà Huy Tập, ông Hà Huy Lợi có ghi lại cuốn sách "Cuộc tìm kiếm hài cốt Cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập" do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh cấp phép xuất bản quý I /2010: Theo một tấm bia đặc biệt mà họ Hà trông coi, gìn giữ từ bao đời nay tại ngôi mộ cổ ở ao chùa Phổ Linh cạnh phủ Tây Hồ thì đó là mộ của bà Hà Thị Hiệu Thanh Vân - Quỳnh Hoa Công Chúa, nghĩa là bà tổ họ Hà - Hà Thị Thanh Vân. Phải chăng vì cơ duyên ấy đã đưa con cháu của dòng họ Hà gặp cô Trần Ngọc Ánh để bắc một cây cầu thành kính và cảm động trong tâm linh, và cuối cùng nhờ sự trợ giúp đắc lực của cô Ánh và các nhà khoa học ngoại cảm ở Trung tâm nghiên cứu Tiềm năng con người (TTNCTNCN) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật VN, con cháu họ Hà cùng với chính quyền và nhân dân địa phương đã tìm thấy di hài của cố TBT Hà Huy Tập

buixuanphuong09
31-05-2014, 08:27 PM
Những câu chuyện cảm động của con cháu dòng họ Hà

Ông Hà Huy Lợi kể lại với chúng tôi những điều ông đã viết trong cuốn sách "Cuộc tìm kiếm hài cốt Cố Tổng bí thư Hà Huy Tập" mà ông đứng tên chủ biên do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh cấp phép xuất bản quý I /2010: "Trong lần đầu gặp cô ánh tôi thực sự xúc động. Cô nói, họ Hà có cụ TBT. Cụ là con thứ trong gia đình. Cụ vừa đi học, vừa đi dạy và yêu nước lắm. Cô nói rõ ngày tháng cụ Hà Huy Tập tham gia đấu tranh chống Pháp, thời gian lấy vợ và ngày được gia nhập Đảng cộng sản Liên Xô với số quyết định 10444, còn số thẻ sinh viên học tại Liên Xô là 4716 và giấy đi lại đường sắt không mất tiền số 003822. Cố TBT bị chết ở Hóc Môn, Sài Gòn - Gia Định chứ không phải ở quê. Cô ánh còn kể hết những bạn chiến đấu, quá trình hoạt động cách mạng của cố TBT Hà Huy Tập". ông Lợi lúc ấy rất bàng hoàng.

Là người theo sát hành trình tìm mộ cố TBT Hà Huy Tập, nhiều người trong dòng họ Hà rất ngạc nhiên bởi sự trợ giúp đắc lực của cô Ánh. Ông Hà Huy Lợi kể lại: “Trong chuyến đi tìm nơi đặt mộ cố TBT tại Hà Tĩnh, cô Ánh là người dẫn đường quanh quả đồi rộng chừng 3 ha. Ngày thường, cô Ánh có vẻ ì ạch vì cô hơi béo. Thế nhưng khi ấy cô đi nhanh như sóc, không ai theo kịp. Nhiều lúc cô bám lên cành cây nhỏ đu đưa như chú vượn". (Những điều ông Lợi kể đã được tường thuật chi tiết trong cuốn sách "Cuộc tìm kiếm hài cốt Cố Tổng bí thư Hà Huy Tập" do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh cấp phép xuất bản quý I /2010).

http://chungta.com/File.aspx/image=jpeg/9caf67c6054945d4adf5947db9d697a1-T4%20lao.JPG/T4%20lao.JPG

Vẫn là cô Ánh nhưng có khi lại có sự điềm đạm thân tình đến lạ. Con cháu họ Hà nói rằng, khi còn sống cụ Tập hút thuốc lá, còn cô Ánh có lúc hút thuốc lá liên tiếp.


Nhà khoa học Hà Vĩnh Tân kể với phóng viên: "Trong lần gặp GS.VS Đào Vọng Đức, cô Ánh khi ấy mời ông Đức và mọi người uống rượu. Gặp con gái cố TBT là cụ Hà Thuý Hồng năm nay cũng đã 82 tuổi, cô Ánh nhắc lại chuyện hai cha con đã gặp nhau ngày 16/1/1938 nhưng không nói được câu gì (khi ấy o Hồng mới 10 tuổi). Và cô còn nhắc lại chuyện, cố TBT có viết thư gửi lại: "Nếu cha chết không phải thờ cúng, không phải làm ma chi cả. Khi cha bị bắt, cha đã viết nếu như tôi bị chết thì mọi người cứ coi như tôi đi công tác lâu ngày, không phải tìm người thờ cúng...". "Những chuyện như vậy chỉ có o Hồng và cố TBT biết được. Qua ánh mắt rưng rưng của o Hồng, tôi biết đó là những chuyện mà o vẫn còn nhớ" - PGS-TS Hà Vĩnh Tân khẳng định. Sau này, khi chúng tôi gặp kỹ sư Hà Trọng Dũng, người mới gặp cô Ánh đầu năm 2010, anh Dũng cũng cho thấy sự băn khoăn: "Hôm ấy, cô Ánh quay sang tôi và nói: "Dũng à, mày phải thiết kế nhiều khu vui chơi lành mạnh trong trường học, cho trẻ nó chơi. Từ cái chơi nó mới tư duy ra. Giảm bớt nhồi nhét vào đầu trẻ, dạy đi dạy lại có hơn gì đâu. Trẻ nó thông minh ở cái tư duy...". Anh Dũng kinh ngạc vô cùng vì ít người biết anh là kỹ sư thiết kế đồ chơi đa năng, người đã bỏ công tác trong ngành giáo dục để toàn tâm, toàn ý tìm tòi, thiết kế những sân chơi cộng đồng và trường học.

PGS.TS Tân kể tiếp: "Trong cuộc hành trình nhiều khi để đưa ra những lời tư vấn, có lúc chúng tôi thấy cô ánh "bắn" vài chục điếu thuốc lào luôn một lúc. Đúng thật, với người nghiện thuốc lào đến đâu cũng không thể hút nhiều như vậy. Rồi cô thong thả nhả khói qua miệng, qua mũi với dáng vẻ rất khoan khoái". Có lần ông Hà Vĩnh Tân chứng kiến và kể lại với chúng tôi: "Có lần mọi người chưa kịp chuẩn bị điếu. Cô ánh thèm thuốc. Cô nắm luôn tay, đầu ngón út vê thuốc lào bỏ vào đó lấy bật lửa ga châm lửa hút. Ngọn lửa cháy rất dài, chúng tôi chỉ sợ cô bị bỏng tay. Nhưng không, tay cô ánh chẳng làm sao cả, cô hút luôn vài điếu như thế, đến khi con cháu lấy được cái vỏ chai trà xanh làm điếu cày thì cô mới dừng hút bằng tay". Trong cuốn sách "Cuộc tìm kiếm hài cốt Cố Tổng bí thư Hà Huy Tập" đã ghi chép rất chi tiết những chuyện này và cả những chuyện khác -những câu chuyện mà con cháu họ Hà đều thừa nhận: không hiểu sao, một người hoàn toàn xa lạ với dòng tộc lại nói được những điều đúng với thực tế như vậy. Phải chăng là tấm lòng tâm huyết, sự thành kính, tri ân với người chiến sĩ cộng sản kiên trung Hà Huy Tập đã tạo ra mối cơ duyên gắn bó giữa họ với nhau trong cuộc hành trình tìm kiếm gian nan, vất vả và đầy trắc trở ấy.

buixuanphuong09
03-06-2014, 06:55 AM
Tìm thấy nhân chứng, vật chứng

Trao đổi với phóng viên ĐS &PL, nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh nói: "Trong hành trình tìm hài cốt của cố TBT Hà Huy Tập, nhiều khi tôi hoàn toàn vô thức. Sau này tôi nghe mọi người kể lại cũng thấy rất lạ, khó lý giải". Nhưng thực tế, có một bức ảnh đẹp, kỳ lạ được PGS.TS Hà Vĩnh Tân - Giám đốc Trung tâm Công nghệ môi trường (Viện Vật lý), Uỷ viên HĐKH Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng con người (NCTNCN) chụp lại đánh dấu nơi đặt mộ phần cố TBT tại quê nhà Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh.

Hay qua sự chỉ dẫn của cô Ánh, con cháu dòng họ Hà đã tìm gặp được chú Chín Giỏi, nhân chứng sống kể lại chuyện cố TBT bị giặc xử bắn cùng các chiến sĩ cách mạng kiên trung khác. GS.VS Đào Vọng Đức, trong cuốn "Cuộc tìm kiếm hài cốt cố Tổng bí thư Hà Huy Tập" do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh cấp phép xuất bản quý I /2010 (trên 2 số báo trước, do sơ suất tác giả có viết cuốn sách này được cấp phép xuất bản quý I /2009, xin cáo lỗi cùng bạn đọc) hy vọng: "Cùng với sự phát triển ngày càng sâu rộng của Khoa học và Công nghệ, dần dà chúng ta sẽ tiếp cận được những hiện tượng mà cho tới nay vẫn được xem là huyền bí hoặc hầu như là phi lý".

Câu chuyện về cố TBT qua lời kể của nhân chứng Chín Giỏi

Sau nhiều năm tháng thay đổi, tư liệu ghi lại sự hy sinh của cố TBT Hà Huy Tập cũng không còn nhiều. Người ta chỉ còn nhớ rằng, ông bị thực dân Pháp xử bắn và chặt đầu bêu trước trường bắn để thị uy với người dân cả vùng Hóc Môn - Gia Định (cũ). Sau đó, những người dân yêu nước, căm thù giặc đã lén lấy trộm xác cố TBT đi chôn cất. Sau bao năm, nhiều người họ Hà đi tìm cũng mong muốn gặp một nhân chứng còn sống để nói về chuyện này nhưng không biết ở đâu mà tìm.

Trong hành trình tìm hài cốt cố TBT Hà Huy Tập, nhà ngoại cảm Trần Ngọc ánh dự báo sẽ gặp được nhân chứng sống, người đó có tên là Cửu Dốt (nói ngược lại). Từ đó, mọi người suy diễn, nhân chứng sẽ gặp được có tên là Chín Giỏi. Theo ông Hà Huy Lợi ghi lại trong cuốn sách "Cuộc tìm kiếm hài cốt cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập” do Sở Thông tin Truyền thông Hà Tĩnh cấp phép xuất bản quý I /2010: "Hôm ấy, tại nhà o Hồng (con gái cố TBT Hà Huy Tập - TS), cô Ánh ôm o Hồng khóc mà nói rằng: Quê hương, tổ tiên cần và gọi nên phải về. Ngày xưa còn nhỏ, o Hồng đã được gặp cố TBT một lần ở chuồng ngựa. Ngày mai, ngày mốt o Hồng nhớ đến Bến Tắm Ngựa đón cố TBT... Trước đấy, cô Ánh còn nói rõ tên kẻ chỉ điểm để mật thám bắt cố TBT có tên là Đinh Văn Di. Trước đây, cố TBT còn hoạt động đã bồi dưỡng người này, sau bị phản bội".

PGS.TS Hà Vĩnh Tân kể lại với phóng viên: "Hôm đó, cô Ánh có nói, lên đến trường bắn phải tìm cho được người có tên là Chín Giỏi và một số bà con Xuân Thới Thượng để nghe kể lại ngày cố TBT bị bắn và cái chết của nữ đồng chí Lý Duệ Phương (Nguyễn Thị Minh Khai) ". Thực sồ, trước yêu cầu như vậy, con cháu họ Hà có hứa sẽ tìm gặp ông Chín Giỏi nhưng biển người mênh mông biết đâu là người có tên Chín Giỏi. Điều này cũng đã khiến những người trong cuộc lo lắng. Ai cũng hiểu và mong muốn tìm gặp được ông Chín Giỏi để biết thêm nhiều điều về cố TBT. Hơn nữa, nếu gặp được người có tên như vậy thì sẽ củng cố hơn niềm tin cuộc tìm kiếm đang đi đúng hướng.

Một sự tình cờ ngẫu nhiên đến lạ lùng, khi đến trường bắn, qua mô tả hình dáng trước đó của cô Ánh, mọi người đã tìm gặp được ông Chín Giỏi. Trước cuộc tìm kiếm linh thiêng này, ông Chín Giỏi kể lại: "Tui nghe má kể lại là bà ngoại và nhân dân ở đây nói, bọn chúng chỉ bắn mấy ổng chứ bà Minh Khai chúng có đưa lên đây nhưng dân biểu tình dữ quá nên chúng phải đưa về. Đến ngã tư Giếng Nước thì bắn bà Minh Khai chứ bà không chết ở đây đâu". ông Tân cũng cho biết thêm, nhiều bà con cũng khẳng định: Ngày ấy bà Minh Khai bị chúng chở ra trường bắn cùng với ông Tập (cố TBT Hà Huy Tập), ông Cừ (cố TBT Nguyễn Văn Cừ) và ông Tần (cố Bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ Võ Văn Tần) và một số người khác. Nhưng vì bà Minh Khai là phụ nữ nên dân chúng đả đảo bọn chúng dữ quá, chúng đành chở bà về. Tới ngã tư Giếng Nước, chúng đạp bà xuống bắn luôn mà không cần tuyên bố gì cả.

Nhân chứng sống đã tìm thấy, mọi người đã được nghe nhân dân kể về sự hy sinh của cố TBT Hà Huy Tập và những đồng chí khác. Số thẻ Đảng 10444, số áo tù 7722, kẻ chỉ điểm để mật thám bắt cố TBT xưa kia đều được chứng thực. Điều này, khẳng định thêm niềm tin cho cả dòng họ Hà và các nhà ngoại cảm rằng thành công đang đến rất gần

buixuanphuong09
03-06-2014, 06:56 AM
Giải mã những điều chưa biết...

Trong hành trình tìm kiếm di hài cố TBT Hà Huy Tập, những lời dự báo của các nhà ngoại cảm như một sự dẫn dắt lạ lùng đối với những người tham gia đoàn tìm kiếm. PGS.TS Hà Vĩnh Tân và cô ánh kể rằng: "Cả tháng trời chuẩn bị khai quật mộ phần của cố TBT, có những cuộc điện thoại không hiện số hướng dẫn cho mọi người". Bất giác tôi giật mình, nhìn chiếc điện thoại rất đỗi bình thường của cô ánh, tự hỏi thầm nhà cung cấp dịch vụ nào nối những cuộc trò chuyện như vậy nhỉ? Còn những người trong cuộc thì khẳng định chắc chắn đã nhiều lần nghe những cuộc điện thoại đó, phải chăng lúc ấy họ cũng ở trong trạng thái vô thức?

Ông Hà Huy Lợi còn ghi lại trong cuốn sách "Cuộc hành trình tìm kiếm hài cốt cố Tổng bí thư Hà Huy Tập" do Sở Thông tin Truyền thông cấp phép xuất bản quý I /2010: "Có lần cô ánh bảo mọi người trong đoàn tìm đến quê và thắp hương tại mộ cố Bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ Võ Văn Tần. Tất cả mọi người không ai biết đường đi. Đêm hôm ấy, điện thoại của cô tự reo chuông, nhưng không có số máy gọi đến. Nhắc máy, cô nghe thấy có người nói chuyện và chỉ dẫn đường đến nghĩa trang Thành phố và trước 5 giờ sáng tìm thấy mộ cụ Võ Văn Tần sẽ thấy được nhiều điều. Vậy là 3 giờ 30 phút mọi người lục tục kéo nhau đi theo sự chỉ dẫn của cú điện thoại ấy thì quả nhiên đến được mộ phần của cụ Võ Văn Tần".

Ông Hà Vĩnh Tân nói với phóng viên: "Không chỉ máy điện thoại của cô Ánh đổ chuông mà trong những người họ Hà có nhiều người đã nghe những cuộc điện thoại không số ấy. Chính tôi đã được nghe cuộc điện thoại mà ở đó khi kiểm tra số máy từ đâu gọi đến không được. Có điều khẳng định, tiếng nói nghe rõ ràng". Còn cô Hà, thư ký của chương trình thì bị "khủng bố" bằng điện thoại. Nói "khủng bố" là ngôn từ hiện đại thôi, nhưng theo cô Hà thì thực tế, "rất nhiều lần khi cô có ý nghĩ không có lợi cho cuộc tìm kiếm thì điện thoại lại đổ chuông ầm ĩ. Cô không dùng dòng điện thoại cảm ứng nhưng cứ để xuống bàn thì nó rung lên bần bật, cầm lên tay, bật máy nghe thì không thấy gì".

Trong lần gặp gỡ gần đây, PGS.TS Hà Vĩnh Tân đã đưa cho chúng tôi xem bức ảnh chụp được hình một người đàn bà đẹp hiện hữu khi 100 nén nhang hoá trên tay cô Trần Ngọc ánh. Theo ông Tân kể lại: "Hôm ấy con cháu họ Hà theo sự chỉ dẫn của cô ánh tìm vị trí đặt mộ cố TBT Hà Huy Tập tại quê hương Hà Tĩnh. 100 nén hương trên tay cô ánh hoá ở nơi nào, thì chỗ ấy sẽ đặt mộ của cố TBT. Sau khi đi lên quả đồi, nhìn về phía trước có khe núi thì bó nhang hoá. Trong đêm tối, bó nhang rực cháy soi rõ mặt từng người. Trước cảnh đó, và để đánh dấu nơi yên nghỉ của cố TBT đã được lựa chọn tôi đưa máy ảnh lên chụp lại".

Ông Tân chụp ảnh, cũng chẳng mấy ai quan tâm vì khi ấy họ Hà còn đang theo dấu của nhà ngoại cảm tìm vị trí đặt nơi yên nghỉ của cố TBT. ông Tân nói: "Về đến khách sạn, tôi mới được cô ánh cho biết về chuyện này. Nghe thấy vậy, tôi mở máy ảnh ra xem thì thấy có một bức ảnh rõ nét người đàn bà đẹp khi bó nhang hoá". ông cho chúng tôi xem bức ảnh, chỉ nhìn trực diện người thường ai cũng nhận thấy khuôn mặt, mũi, miệng, gò má, khăn choàng đầu của người đàn bà đang chắp tay. ông Tân phóng to bức ảnh lên, chúng tôi như nhìn thấy cả đồng tử trong mắt của người đàn bà ấy.

Lý giải những hiện tượng này, trong cuốn "Cuộc tìm kiếm hài cốt cố Tổng bí thư Hà Huy Tập", nhà vật lý nổi tiếng - GS.VS Đào Vọng Đức cho rằng: "Với các hiện tượng siêu tinh tế thì đòi hỏi vận dụng khái niệm và các hệ tiên đề hoàn toàn mới, có thể rất xa lạ với những điều đã quen thuộc trước đó. Đây là cuộc viễn chinh Khoa học gian nan nhưng đầy hứa hẹn, đòi hỏi sự đóng góp lâu dài công sức và trí tuệ của các ngành khoa học...". Thực tế, không phải tự nhiên mà PGS.TS Hà Vĩnh Tân có được tấm ảnh kỳ lạ đến như vậy. Sau này, ông đã đi đăng ký bản quyền bức ảnh lạ ấy như một minh chứng và cho đến bây giờ, nhà vật lý học Hà Vĩnh Tân vẫn cố tìm cách lý giải thuyết phục bằng các môn khoa học ông đang nghiên cứu.

buixuanphuong09
03-06-2014, 10:00 PM
Theo dấu những chuyến đi thực địa được chỉ dẫn bằng cảm nhận

Trường bắn của Thực dân Pháp xưa kia, nơi cố TBT Hà Huy Tập và những đồng chí lãnh đạo khác bị giặc bắn sau đó chặt đầu bêu thị chúng, trải qua 68 năm, nay không còn dấu tích. Chẳng còn mấy ai biết được bến Tắm Ngựa nơi xử bắn các cụ chính xác nằm ở đâu chứ nói gì đến chuyện người dân địa phương lén trộm xác các nhà cách mạng đem chôn cất ở đâu trong đêm đen mịt mùng.

Vậy nhưng, cùng với sự trợ giúp đắc lực của các nhà ngoại cảm của Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng con người (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam), con cháu họ Hà cùng chính quyền và nhân dân địa phương đã tìm được nơi yên nghỉ của cố TBT Hà Huy Tập. Cuộc khai quật, di dời hài cốt của cố TBT đã thành công. Tất cả những người tham gia cuộc hành trình hơn 1 năm ròng đã vỡ oà trong niềm vui sướng.

Những chuyến thực địa

Trò chuyện với phóng viên ĐS &PL, nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh khẳng định chưa bao giờ đến Hóc Môn. Trước đây, cô cũng không biết gì về cố TBT Hà Huy Tập bị giặc bắn tại đâu. "Linh tính mách bảo, công việc tôi làm sẽ thành công, chỉ chưa biết vào thời gian nào. Việc tìm kiếm di hài của cố TBT Hà Huy Tập khác với người thường, chúng tôi chịu nhiều sức ép lắm", cô Ánh khẳng định. Cả ba nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh, Nguyễn Hữu Thuận và Phan Thị Bích Hằng đều có những chuyến vào thực địa độc lập theo một sơ đồ được dự đoán ban đầu đã cho sơ đồ vị trí vùng bến Tắm Mã thuộc xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn.

Cô Ánh nhớ lại lần đầu tiên đi thực địa, đường đi mơ hồ lắm. Hôm ấy, theo sự cảm nhận của mình, cô Ánh nói rằng phải đi thắp hương mộ ông Bảy Già (cố Bí thư xứ uỷ Nam Kỳ Võ Văn Tần). Sáng hôm sau mới đến bến Tắm Ngựa và trên đường đi sẽ có hiện tượng lạ xảy đến. Trong cuốn "Cuộc tìm kiếm hài cốt cố Tổng bí thư Hà Huy Tập" do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh cấp phép xuất bản quý I /2010, ông Hà Huy Lợi ghi lại: "Sau khi tìm đến nghĩa trang Thành phố thắp hương mộ cụ Võ Văn Tần, cả đoàn lên đường đến ngã tư Giếng nước nhìn về hướng tây nam, mặt trời ửng hồng và có lá cờ đuôi nheo trên cành rào giữa ao bay phấp phới. Niềm tin được củng cố hơn, cả đoàn tiếp tục hành trình đến bến Tắm Ngựa".

PGS.TS vật lý Hà Vĩnh Tân - người tham gia đoàn tìm kiếm kể với phóng viên ĐS &PL: "Hôm ấy, khi cô Ánh thắp hương, mọi người đứng ở ngoài chỉ thấy cây bàng và đống lốp ô tô. Cô Ánh khẳng định, trong đó có một cây bàng con. Nơi đó chính là mộ phần của cố TBT". Cũng chiều ngày hôm đó, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cũng đến trường bắn thực địa. Cô Hằng đến trường bắn Ngã ba Giòng thắp hương, tại đây cô chỉ cho mọi người đi về hướng Long An. Chiều muộn, cô quay lại gần khu vực bến Tắm Ngựa ở vị trí bên phải đường theo hướng trường bắn và bảo người họ Hà phát cây cỏ để thắp hương. Trước mâm lễ cô Hằng khấn nguyện và nói, đó là mộ phần của Cố TBT. Trước nhận định của cô Hằng, nhiều người trong họ Hà tỏ ra rất băn khoăn vì cô chỉ vị trí cách xa cô Ánh chừng 80m.

Trong cuốn "Cuộc tìm kiếm hài cốt cố Tổng bí thư Hà Huy Tập", ông Hà Huy Lợi có ghi lại: "Trước đấy, nhà ngoại cảm Nguyễn Hữu Thuận nói rằng: Khu mộ của cố TBT người ta đã đổ đất lên. Có dãy hàng rào nhìn ra phần mộ, chứng tỏ nằm trong đất đã có chủ. Gần đó có 3-4 nhà, có một nhà lợp mái nhưng không xây tường giống như nhà kho. Nhà đó có cửa sau, mở ra phía bên phải có thể đi được đến mộ phần của cố TBT, ngay trước nhà có cây cột điện cao. Trên mộ, có một cây nhỏ thân bằng ngón tay cái, tán lá bằng chiếc nón, cây có một cành mọc ngang che đúng phần một của cụ Hà Huy Tập".

Theo ông Tân kể lại, khi vào thực địa lần hai, cô Ánh vẫn chỉ mộ phần ở điểm đã ấn định ban đầu, nhưng cô Hằng lại chỉ xa hơn chỗ cô ánh xác định thêm 10 m nữa. Lần thứ ba thực địa, cô Hằng còn chỉ mộ cách xa cô ánh thêm 10m nữa. Trong cuốn "Cuộc tìm kiếm hài cốt cố Tổng bí thư Hà Huy Tập", ông Hà Huy Lợi ghi rằng: "Chú Thuận thực địa lần hai, điều chỉnh bằng trực giác cho mọi người họ Hà đi qua khu vực đánh dấu. Tôi đi lại thấy người nhộn nhạo, ông Sỹ đi đến tự dưng hai tay xoay tròn vào nhau, còn ông Tân qua đó liền bị vấp ngã. Chú Thuận cho rằng phần mộ ở gần đó. Nghĩa là chỉ cách xa so với vị trí của cô Ánh 1m". Lần cuối đến thực địa, sau khi vào nghĩa trang 18 thôn Vườn trầu thắp nhang rồi tiến đến bến Tắm Ngựa, cô Ánh vẫn khẳng định vị trí mộ phần ban đầu đã xác định. Con cháu họ Hà quyết định khai quật mộ phần cố TBT theo cột mốc đánh dấu của cô Ánh.

buixuanphuong09
03-06-2014, 10:02 PM
Cảm nhận chỉ đường
Ông Hà Vĩnh Tân nói: "Trước đó, nhà ngoại cảm Nguyễn Hữu Thuận có cho thấy rằng trong mộ phần của cố TBT vẫn còn một chút xương ống chân. Có một thanh tre hay thanh sắt đè từ trên xuống dưới. Còn cô Hằng thì cho biết, khi chôn cất, cố TBT có ván như hòm gỗ, nhưng ván đã mục". Cảm nhận của cô Ánh về những gì ở trong mộ của cố TBT được ông Hà Huy Lợi ghi lại như sau: "Từ đất nguyên thổ xuống khoảng 80cm - 1m, tôi nhìn thấy một vật gì giống như sắt mà không phải là sắt nằm ở cổ nối với thân. Còn răng hàm và một chút xương ống, một chút xương sườn và mấy mảnh sọ nhỏ. Tôi khẳng định đó là hài cốt chúng ta đang tìm". Cô cũng cho biết thêm xung quanh đó có mấy người, nhưng họ Hà chỉ tìm mộ của cố TBT chứ không phải đi tìm mộ tập thể.

Sau này khi thống nhất để khai quật mộ phần cố TBT, con cháu họ Hà vô cùng kinh ngạc vì tất cả những gì cô Ánh nói đều đúng nguyên như vậy. Đêm khai quật mộ phần, mọi người họ Hà đều răm rắp tuân theo sự chỉ huy của cô Ánh. Trong cuốn "Cuộc tìm kiếm hài cốt cố Tổng bí thư Hà Huy Tập", ông Hà Huy Lợi có viết: "Cô Ánh ngồi trên phiến đá, cách mộ khoảng 20m, trời tối đen, chỉ khu mộ thắp đèn vậy nhưng hễ ai nhận những gì còn lại của cố TBT là cô đọc ra hết, nào xương đùi, xương ống tay, xương sườn hay mảnh sọ và bảo mang lên. Đến khi ông Hà Văn Sỹ nhặt được một vật đen đen, to như ngón chân cái, dài khoảng 10 cm có người định mang đi rửa thì cô nói, đó là khúc tre nối đầu cố TBT cứ mang lên không phải rửa".

Khi trò chuyện với cô Ánh, tôi có thắc mắc, có trường hợp nào sau khi khai quật mộ phần, gia đình có điều gì băn khoăn không? Cô Ánh cho rằng, khi mọi điều diễn ra trên thực tế ứng nghiệm với những cảm nhận trước đó khiến người ta tin tưởng lắm rồi. Việc không tin là điều tối kỵ. Rồi cô kể: "Có lần tôi tìm mộ một liệt sỹ quê ở Ninh Bình. Tất cả đã rõ ràng, nhưng gia đình vẫn thử tiến hành giám định ADN. Kết quả giám định không trùng hợp. Gia đình băn khoăn lắm, và nhiều chuyện không hay xảy ra liên tục trong nhiều tháng trời. Về sau, sau khi làm một số thủ tục cần thiết, gia đình đem giám định ADN lại thì kết quả cho thấy đúng".

Còn đối với hành trình tìm kiếm di hài của cố TBT Hà Huy Tập, cuộc khai quật kỳ diệu và gian nan này ứng nghiệm với sự dự báo của các nhà ngoại cảm trong suốt quá trình khiến con cháu họ Hà có một niềm tin tuyệt đối vào thành công, bất chấp mọi khó khăn, gian khổ. PGS.TS Hà Vĩnh Tân, một nhà khoa học vật lý tham gia đoàn tìm kiếm sau này có trao đổi với chúng tôi khẳng định: "Tôi cũng không thể nào lý giải được vì sao các nhà ngoại cảm lại cảm nhận rõ mọi thứ đến thế. Điều đó chỉ nhờ vào một dạng năng lượng đặc biệt và cảm nhận bằng các trường Vong - theo lý giải của GV.VS Đào Vọng Đức" (Trong lời tựa cuốn "Cuộc tìm kiếm hài cốt cố Tổng bí thư Hà Huy Tập", nhà Vật lý học nổi tiếng - GS Viện sĩ Đào Vọng Đức lý giải cụ thể như sau: "Một phương hướng - nghiên cứu sâu sắc nhất và có tầm quan trọng đặc biệt của Vật lý hiện đại là xây dựng Lý thuyết Đại thống nhất - thống nhất các dạng tương tác - các dạng năng lượng trên cùng một nền tảng. Các kết quả nghiên cứu phát hiện ra rằng ngoài ba chiều không gian như ta đang sống và cảm nhận nhất thiết phải có sáu chiều không gian phụ trội. Điều đặc biệt trong Lý thuyết Đại thống nhất này nhất thiết phải tồn tại các trường "Vong". Các trường "Vong" giữ vai trò chủ chốt trong các cấu trúc, có tác dụng chỉ đạo chi phối các cơ chế tương tác nhưng không hề xuất hiện một cách tường minh trong thực tế" -TS). Thực tế, với 2m đất phủ bì và 1m đất nguyên thổ thì có đến máy móc hiện đại cũng không soi rọi được bên trong có gì. Nhưng ở đây chỉ bằng cảm nhận, cô ánh đã gọi đúng, nhìn thấy rõ những gì ẩn sâu dưới lòng đất. Có lẽ, sự tri ân và tấm lòng thành kính đối với người chiến sĩ Cách mạng kiên trung Hà Huy Tập, niềm tin và sự quyết tâm không quản ngại khó khăn gian khổ của những người tham gia đoàn tìm kiếm đã làm nên cơ duyên cảm động để cuộc hành trình gian nan tìm kiếm hài cốt cố TBT Hà Huy Tập thành công tốt đẹp.

buixuanphuong09
03-06-2014, 10:03 PM
Nơi an nghỉ ngàn thu - trời xây mộ

Một tuần sau khi di hài của cố TBT Hà Huy Tập được đưa về an nghỉ tại quê nhà Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh, khu di tích đã có quyết định của UBND tỉnh về việc thành lập ban quản lý di tích. Tuy nhiên, việc đặt mộ phần của cố TBT ở đâu, sau khi di dời từ Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh) về đã được con cháu họ Hà xin ý kiến của địa phương trước đó. Và chuyện đặt mộ phần, nơi ngàn thu yên nghỉ của cố TBT cũng đã được dự báo trước. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên, hay một cơ duyên nào đó mà di hài của cố TBT được đặt trên mộ

Địa linh

Trò chuyện với phóng viên ĐS &PL, PSG.TS vật lý Hà Vĩnh Tân, GĐ Trung tâm Công nghệ môi trường, (Viện Vật lý) Uỷ viên HĐKH Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người cho biết: Từ cuối tháng 9/2009, trong khi đi tìm kiếm di hài của cố TBT thì con cháu họ Hà đã tính đến việc thấy hài cốt thì đưa về an nghỉ gần bên thân phụ, thân mẫu. Tuy nhiên, theo dự báo của nhà ngoại cảm được ông Hà Huy Lợi ghi lại trong cuốn "Cuộc tìm kiếm hài cốt cố Tổng bí thư Hà Huy Tập" do Sở Thông tin và Truyền Thông Hà Tĩnh cấp phép xuất bản quý I /2010 thì: "Nơi đặt mộ là đỉnh đồi, sau này bắc cái cầu để người dân đến thắp hương đi vào nơi hai cụ thân sinh trước, sau đó mới đến nơi cố TBT an nghỉ. Mộ của cố TBT phải đặt ở vị trí thích hợp, "địa linh nhân kiệt". Phía Đông Nam là trục đường thiên lý. Phía Tây là dãy Hoành Sơn. Phía Nam là núi Rác và dãy đồi. Phía Đông là Cửa Nhượng. Cửa Nhượng là nơi nước của sông Họ và sông Rác chảy ra, còn phía Bắc giáp với Thạch Hà. Được vùng đất ấy là địa linh".

Cũng theo nhà vật lý Hà Vĩnh Tân kể lại: "Hôm ấy đoàn đi đến vị trí đặt mộ cố TBT có 15 người. Chỉ có 5 người theo sát được nhà ngoại cảm Trần Ngọc ánh gồm có Hà Huy Lợi, Hà Văn Sỹ, Hà Vĩnh Tân, cô Hà (thư ký của đoàn tìm kiếm) và GS.Viện sĩ vật lý Đào Vọng Đức. Còn lại 10 người trong đó có cán bộ của Ban tổ chức Tỉnh uỷ, Bí thư huyện uỷ, Chủ tịch huyện, Phó chủ tịch huyện Cẩm Xuyên và một số người khác đi sau 20m. Đi đến gần cuối đường nghĩa trang Đồng Lem, cô Ánh đi rất nhanh trong khi cô đi dép lê, đường toàn sỏi rất khó bước. Mọi người phải vất vả để theo cô. Đến chân đồi cô dừng lại chờ. ông Hà Văn Sỹ đốt bó nhang 100 nén chạy theo cô ánh lên đỉnh đồi. Cô Ánh khẳng định: đây là chỗ xây mộ. Mọi người đã lấy cọc đóng dấu vị trí cô ánh chỉ".

Có được vị trí đặt mộ phần tại quê nhà nhưng con cháu họ Hà vẫn còn băn khoăn không biết phải xây đế hay trải cát? Nhưng cũng thật lạ, tất cả như được định sẵn. Trong cuốn "Cuộc tìm kiếm hài cốt cố Tổng bí thư Hà Huy Tập", ông Lợi ghi lại: Điều kỳ diệu đã xảy ra. Đúng ngày khai quật mộ cố TBT ở Bến Tắm Ngựa (Hóc Môn - TP. Hồ Chí Minh) thì ở quê hương Cẩm Xuyên cũng động thổ xây mộ chờ hài cốt cố TBT về an táng. ông Hà Vĩnh Tân (PGS.TS vật lý Hà Vĩnh Tân - người tham gia đoàn tìm kiếm - TS) ở khu xây mộ cho biết: Đào qua một lớp đất thì thấy một tảng đá lớn không thể đào sâu hơn nữa. ông Tân bảo đúng là kỳ lạ. Trời đã đặt sẵn tảng đá lớn đó rồi".

Cũng theo PGS - TS Hà Vĩnh Tân kể lại: "Khi đánh dấu nơi yên nghỉ của cố TBT, cô Ánh đã nói việc chỉ địa điểm này được thực hiện công khai trước sự chứng kiến của chính quyền địa phương. Mộ phần được xác định trên đỉnh đồi Đồng Lem khiến nhiều người băn khoăn, bởi mộ phần của thân phụ, thân mẫu của cố TBT lại nằm dưới chân đồi". Ghi lại hành trình tìm nơi đặt mộ phần của cố TBT tại quê nhà, trong cuốn "Cuộc tìm kiếm hài cốt cố Tổng bí thư Hà Huy Tập", ông Hà Huy Lợi viết: "Đánh dấu xong vị trí, cháu Hà Huy Dũng băn khoăn có hỏi: "Hai cụ thân sinh ra cố TBT nằm ở dưới, nay để mộ cố TBT lên trên có ảnh hưởng gì không ạ? " thì được giải thích: "Mộ cố TBT phải được đặt ở vị trí thích hợp để có lợi cho dân cho nước".

Trao đổi với phóng viên Đ &PL, PGS.TS Hà Vĩnh Tân cho biết: "Hôm đánh dấu vị trí đặt nơi yên nghỉ ngàn thu của cố TBT Hà Huy Tập, chính nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh cũng đã dự báo: "Sau này, khi đưa cố TBT về sẽ có người đến dự tang lễ và thắc mắc sao mộ con lại đặt trên mộ cha mẹ? ". ông Tân nói: "Tôi cứ lặng im theo dõi những gì cô Ánh nói, quả nhiên, trong khi đưa hài cốt cố TBT về nơi yên nghỉ tại quê nhà, vừa vào đến nơi, tham dự lễ tang đã có một cán bộ Trung ương hỏi luôn, đặt mộ thế có ổn không? Họ Hà có giải thích việc đặt mộ ấy, và sẽ xây cây cầu để sau này người dân đến sẽ vào viếng bố mẹ trước sau mới lên viếng mộ cố TBT. Đồng chí này cho là được".

buixuanphuong09
04-06-2014, 06:12 AM
KHẢ NĂNG CHỊU LỬA CỦA CON NGƯỜI

Con đường lửa dài khoảng 10m hoặc hơn được đốt lên, nhiệt độ cao tới hơn 600oC. Với bàn chân trần, thậm chí cả cơ thể để trần, họ thản nhiên, chậm rãi bước đi hoặc lăn mình trên con đường đó. Điều kỳ diệu là họ không hề bị bỏng hay cảm thấy đau đớn. Chỉ có sự phấn khích trên nét mặt...
Các màn trình diễn trên than lửa như vậy không phải là trò ảo thuật kiếm tiền trên đường phố mà là một giáo lễ nghiêm túc của không ít dân tộc trên thế giới. Màn trình diễn đầy màu sắc thần bí này đã xuất hiện trong nhiều nghi lễ tôn giáo từ hàng nghìn năm trước. Sớm nhất tại Ấn Độ, người ta đã tìm thấy bằng cớ về màn trình diễn này cách đây khoảng 1.200 năm trước Công nguyên.
Trong thế giới hiện đại ngày nay, nếu có dịp tham gia lễ tế thần Khatalaza của đạo Hindu ở Sri Lanka, bạn sẽ được chứng kiến nghi lễ đi trên lửa cực kỳ ngoạn mục. Dân “chịu lửa” ở đây được chia làm ba hạng tùy theo mức độ chịu lửa của bản thân. Hạng 1 là những người có thể dùng tay trần bê một chậu sành nóng 300oC để trao tay cho một vị sư già, nếu tay không bị bỏng thì người đó được coi là người tốt. Hạng thứ 2 là người có thể vừa chạy vừa nhảy hoặc dùng cả tứ chi bò trên con đường lửa dài 9m, rộng 3m.

Nếu thân thể không bị chút thương tích nào thì sẽ trở thành thánh nhân và được mọi người tôn kính. Cuối cùng, hạng 3 là những người đã được phong thánh nhân của năm trước. Họ không những có thể đi chân đất trên 12 miếng sắt nung đỏ mà còn có thể nuốt và thổi được lửa... Tương tự như vậy, người dân làng Landagas (Hy Lạp) trong những ngày thánh lễ Elena và Constain cũng có tục lệ ôm tượng thánh quay cuồng nhảy múa trên đống than hồng đỏ rực mà không hề bị bỏng. Người dân tộc Lô lô ở Trung Quốc cũng rất thích để chân trần lê trên đống da thú đỏ lửa trong ngày hội lễ...
Không chỉ có thể “đùa chơi” với thần lửa, một số người còn có khả năng chế ngự ngọn lửa. Cuốn biên niên sử ghi được trường hợp của đức thánh Polikar Smirxki. Năm 155 trước Công nguyên, Smirxki bị kết tội đưa lên giàn hỏa thiêu nhưng lạ thay, lửa đã sợ và không hề bén vào đức thánh. Trường hợp tương tự cũng đã xảy ra với lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Klari tại Pháp vào thế kỷ 18. Nhiều người tận mắt chứng kiến cuộc hành quyết kể lại cả thân hình và thậm chí quần áo của Klari còn nguyên vẹn cho tới cuối cùng khi ngọn lửa rụi tắt.
Điều gì đã mang lại cho những người chịu lửa khả năng tưởng như là siêu nhân đó? Hay là họ đã có được sự bảo vệ của thần linh, tiên phật?

buixuanphuong09
04-06-2014, 06:13 AM
Vũ điệu chân trần trên lửa giữa Thủ đô Hà nội

Tối 11/2 (mùng 5 Tết), khán giả quây kín vòng trong vòng ngoài quanh một đống lửa lớn ở sân Bảo tàng dân tộc học (Hà Nội) để chứng kiến một cảnh tượng hiếm có: 8 vũ công nhảy lửa người Pà Thẻn biểu diễn điệu nhảy chân trần trên than hồng.

http://www.xaluan.com/images/news/Image/2008/02/12/1202867725.img.jpg
Nhảy trên đống lửa. Ảnh: Việt Hưng

Thầy mo Lìu Láo Lở, 69 tuổi, trong trang phục tế màu đỏ ngồi gõ đàn sắt đọc văn cúng trước một hương án bày lễ khá đơn giản: đĩa xôi nếp nương, con gà luộc, mười chén rượu, ngọn nến và ít vàng mã. Gần đó là 8 thanh niên (người nhiều nhất 39 tuổi) trong trang phục Pà Thẻn ngồi đợi “con ma nhập” vào mình để nhảy.
Họ lắc lư, rồi gật gù. Trong ánh chập chờn của đống lửa lớn đốt bằng củi, cảnh tượng trông thật thần bí. Càng về sau, tốc độ và biên độ gật gù càng lớn.
Rồi những vũ công “nhập đồng” bắt đầu nhảy chồm chồm ra phía đống lửa. Những bàn chân trần xục nhanh, nhưng thẳng vào than hồng, hất tung ra xung quanh thành một bãi than đỏ. Và những bàn chân trần quay cuồng trên bãi than đó.
Chốc chốc lại có người lao thẳng vào đống lửa. Chừng độ 5 phút, các vũ công lửa dường như ra khỏi trạng thái “lên đồng”, bước nhảy chậm dần lại rồi họ lần lượt về chỗ ngồi.
Quy trình mới lại bắt đầu. Mỗi lần như thế không phải tất cả các vũ công đều nhập đồng và lao vào đống lửa. Một số người “con ma không nhập” vẫn ngồi nguyên tại chỗ.
Lần thứ 3 là cao trào với cả 8 người cùng múa cộng thêm thầy mo Lìu Láo Lở cũng rời ghế tế nhảy vào than hồng. Vũ điệu lần cuối này dữ dội hơn, có người lăn tròn cả qua đống than.
Sau cuộc nhảy, tôi đã “bắt” anh Tẩn Văn Thân – người nói tiếng Việt sõi nhất trong cả đoàn giơ bàn chân lên để nắn thử xem có “bửu bối” gì không, nhưng đó chỉ là một bàn chân có phần to của người miền núi nhưng hoàn toàn bình thường, mềm mại và lạnh giá vì đi trần giữa một ngày rét buốt.
Lời nói của anh Thân làm tôi ngạc nhiên: Những người nhảy lửa không hề do khổ luyện mà thành. Đơn giản là khi “con ma nhập” thì vũ công như người bị xô vào lưng, đẩy ra, thúc nhảy vào lửa, múa trên than hồng mà không hề thấy nóng. Khi thôi cũng không phải tự động rút ra mà cũng như bị đẩy ra không cho múa nữa.

http://www.xaluan.com/images/news/Image/2008/02/12/70112522-137026sm.jpg

Khi tổ chức múa ở trên bản, có khoảng vài chục người “ma nhập”, 8 người múa ở đây là những người có khả năng và nhảy đẹp nhất. Điều thú vị theo anh Thân là khi ở trên bản, “con ma” nhập nhanh hơn, còn ở Thủ đô phải mất hơn 1 tiếng đồng hồ các vũ công mới vào trạng thái nhảy được vào lửa.
Theo lời nhắc nhở của ban tổ chức thì ánh đèn của máy ảnh làm các vũ công phân tâm và mất khả năng nhảy lửa nhanh hơn.
Nhóm vũ công nhảy lửa này đến từ xã Tân Lập, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Đây là lần đầu tiên họ xuống biểu diễn tại thủ đô theo một chương trình do Quỹ Văn hóa Đan Mạch và Bảo tàng Dân tộc học tổ chức.
Dân tộc Pà Thẻn là một trong 54 dân tộc ở Việt Nam. Người Pà Thẻn còn có tên gọi khác là Pá Hưng hay Tống. Tiếng Pà Thẻn thuộc nhóm ngôn ngữ Mèo - Dao. Dân số gồm 3.700 người, sống tập trung tại một số xã của tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang.
Lễ hội Nhảy lửa là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ xưa đặc sắc của đồng bào Pà Thẻn vào dịp năm mới để mừng lúa mới, cầu mùa màng năm tới bội thu, xua bệnh tật, tai ương.

buixuanphuong09
04-06-2014, 06:16 AM
Niềm tin tôn giáo đã mang lại sức mạnh?

Nhiều người cho rằng, khi nhảy múa trong lễ hội, các tín đồ rơi vào không gian ảo của niềm tin tôn giáo và nghi lễ khiến người ta không cảm thấy là chân mình bị lửa đốt. Đồng tình với quan điểm này, giáo sư người Bungaria Armaudov và tiến sĩ Govalova giải thích: “Sự tin tưởng tuyệt đối là sẽ không bị bỏng cộng với điệu nhảy tốc độ là bí quyết của việc đi trên thảm lửa”. Cẩn thận hơn, các chuyên gia Đức còn xác định chính xác được nhiệt độ mà đôi chân trần phải chịu trong một lần tổ chức lễ hội của thổ dân đảo Fiji. Lúc cao nhất, nhiệt độ dưới bàn chân người nhảy múa lên tới 80oC trong khi than nóng những 330oC. Người ngoài không nhập vào không gian náo động huyền bí của ngày hội mà đặt chân vào đống lửa ắt sẽ bị bỏng nặng.
Theo quan điểm này thì bỏng thực ra là một hiện tượng phụ thuộc hoàn toàn vào tâm lý. Chính sự tin tưởng tuyệt đối ở những người cuồng tín có thể đã giúp họ không bị bỏng khi nhảy múa trên đống lửa. Thông thường giây phút nhảy múa trên đống lửa được tổ chức sau khi mọi con chiên đã bước vào giai đoạn lâng lâng, hư ảo do bị “say” chúa đến tột độ, tâm lý bị kích động. Trong những lúc thần kinh rơi vào tình trạng bị kích động, xung quanh cơ thể sẽ xuất hiện một trường vật chất đặc biệt.
Chưa ai tìm hiểu được các tính chất vật lý của trường này ra sao nhưng nó có tác dụng bảo vệ cơ thể trước sức nóng của ngọn lửa. Có thể trường vật chất đặc biệt đã làm cho thời gian trong cơ thể chạy nhanh hơn và vì thế khả năng tỏa nhiệt cao hơn hấp thụ nhiệt nên những phần được trường bao bọc rất kỵ lửa.

Dưới cái nhìn khoa học

Bắt đầu từ những năm 1930, các nhà khoa học Anh đã bắt tay vào nghiên cứu hiện tượng kỳ bí này. Một hội đồng nghiên cứu các hiện tượng siêu nhiên đã tiến hành 2 cuộc kiểm tra. Một người Ấn Độ tên là Kuda Bux và 2 người Anh đã biểu diễn đi bộ 12 bước bằng chân trần trên đống than nóng đỏ. Một cuộc kiểm tra khác được tiến hành sau đó với một người đàn ông có tên là Ahmed Husain..
GS vật lý David Willey, Đại học Pittsburgh at Johnstown (Mỹ), người nhận được giải thưởng về giảng dạy xuất sắc nhất của tổng thống Mỹ, mới đây đã hướng dẫn cho sinh viên cách đi trên lửa trước sự ngạc nhiên lẫn thán phục của nhiều người.
Người ta đã biết tổ chức những buổi lễ đi bằng chân trần trên lửa nhuốm màu sắc thần bí từ hàng ngàn năm nay. Con đường lửa dài khoảng 10 m hoặc hơn được đốt lên từ than đá, nhiệt độ lên tới khoảng 6000C. GS Willey đã lập kỷ lục đi trên lửa ở nhiệt độ khoảng 1.1000C.
GS Willey giải thích người ta có thể đi trên lửa mà chân không hề bị phỏng vì khi bước trên than chỉ một số lượng rất ít nhiệt truyền qua bàn chân. Ông lý giải rằng tính dẫn nhiệt của gỗ thấp, lớp tro tàn trên than đang cháy cách ly nhiệt khỏi than đang cháy, do đó chỉ một ít truyền được qua bàn chân. Quan trọng là giữ nhịp bước đều, cương quyết, có thế da bàn chân sẽ không bị dộp phồng khi đi trên than. Khi bước đi, một chân đi trên lửa, chân kia đưa lên không khí nên lớp da chết dưới bàn chân nguội rất nhanh và bảo vệ bàn chân không bị nóng.
Những người có sức khỏe bình thường đều có thể đi trên lửa - GS Willey kết luận- Vấn đề là bạn có đủ can đảm điều khiển đôi chân đi trên lửa như đi trên đồng cỏ ngay từ bước đi đầu tiên hay không.điều cốt yếu đó chính là sức mạnh của ý chí!..
Nhờ có những giải thích khoa học trên mà từ những năm 80 thế kỷ trước, ở Mỹ và một số nước nảy sinh dịch vụ làm ăn mới đó là mở các trường đào tạo đi trên lửa. Trường Nghiên cứu và Đào tạo đi trên lửa (Fire) đầu tiên do Tolly Burkan, một chuyên gia về ảo thuật người Mỹ sáng lập. Chính Burkan đã phát triển thêm nhiều kỹ thuật mới để đi trên than lửa và tập hợp lại thành một giáo trình để hướng dẫn mọi người.
Sau 30 năm hoạt động, Trường Fire của Tolly đã thu hút khoảng 3 triệu người tham gia và đã cấp chứng chỉ cho 2.000 học viên đến từ khắp nơi trên thế giới. Học viên của ông đủ mọi lứa tuổi, từ trẻ đến già. Tuy nhiên, trẻ em chỉ được tham gia lớp quan sát hoặc lý thuyết, không thực hành. Tolly cho rằng, đi trên than nóng là một môn rèn luyện tinh thần rất tốt. Bên cạnh việc rèn luyện thể lực (bằng cách tập đi bộ, tập các môn hỗ trợ khác), nó giúp người thực hành vượt qua sự sợ hãi của chính bản thân. Theo ông, chế ngự sự sợ hãi sẽ giúp bạn vững vàng hơn trong cuộc sống, điều đó đồng nghĩa với sự thành đạt.

http://www.khoahoc.com.vn/photos/Image/2006/08/24/firewalker.jpg
GS vật lý David Willey đang đi trên lửa (Ảnh: LiveScience)
Nguồn: totha

buixuanphuong09
04-06-2014, 02:19 PM
NHỮNG NƠI ĐẤT CÓ MA NHÀ CÓ QUỶ!

Một người đàn ông đang cường tráng khỏe mạnh, khi chuyển đến nơi ở mới đột nhiên sinh bệnh, ốm yếu, phải chạy vạy tìm thầy hỏi thuốc nhưng đều không khỏi. Sau đó anh ta chuyển sang chỗ ở khác, bệnh không cần chữa trị mà tự khỏi. Hiện tượng này khiến người ta nghi hoặc, không giải thích được...

Nơi đan xen của thần bí

Một số bệnh kỳ lạ mà người mắc cho là do "nơi ở có ma" đã được các nhà khoa học giải thích như sau: thực ra có thể là do tại một số mảnh đất, nơi con người đang ở có dòng địa điện sinh ra bức xạ điện từ và hiện tượng rối loạn địa từ cục bộ gây nên. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng, hầu như mọi nơi trên mặt đất đều có dòng địa điện xuyên qua chằng chịt giống như mạng nhện, chỉ khác là mức độ nhiều ít, mạnh yếu khác nhau. Những nơi có dòng địa điện giao thoa thành một luồng tác dụng lực mạnh mẽ thì sẽ gây nguy hại cho cơ thể rõ rệt, vì bức xạ điện từ, hay còn gọi là địa bức xạ do chúng sinh ra có thể khiến con người sống ở nơi ấy bị các tình trạng như: tinh thần luôn hoảng hốt, sợ hãi, nôn nóng bất an, nhiều lúc đau đầu, chóng mặt, nhức mắt.
Một ví dụ điển hình về hiện tượng này là tại một khu vực giữa đường quốc lộ ngoại ô thủ đô Vacsava của Ba Lan, được gọi là "Tam giác trăm mộ địa". Tai nạn xe cộ xảy ra ở đây nhiều đến mức khó tin, đặc biệt thường xảy ra trong những ngày trời nắng đẹp không mây, tầm nhìn tốt. Không những thế, tai nạn gây ra đều do tài xế có nhiều năm kinh nghiệm và tay nghề cao. Ngành quản lý quốc lộ Ba Lan đã mời các chuyên gia đến "hội chẩn". Họ đã phát hiện tại khu vực này luôn có dòng địa điện giao thoa ngang dọc và đan xen dày đặc, đồng thời còn thường xuất hiện sự rối loạn địa từ cục bộ, hình thành một luồng lực tác dụng mạnh, gây ảnh hưởng đến hành vi, trạng thái tinh thần của người lái xe. Các nhà khoa học đã dùng thiết bị đo được cường độ bức xạ của dòng điện đan xen tồn tại ở khu vực này.
Ngành y sinh học cũng thừa nhận, hiện nay trên thế giới có một số căn nhà khi người vào ở dễ bị ung thư và người ta gọi đó là "căn nhà ung thư". Các nhà sinh hóa địa chất cũng chứng minh rằng "căn nhà ung thư" thường ở vào chính nơi đan xen của dòng địa điện, sinh ra địa điện từ. Họ còn cho biết, không ít động vật như chó, ngựa... có thể phát hiện ra địa điểm có dòng địa điện thần bí này, từ việc chúng không thể ngủ được ở đây. Một số loài khác như mèo, ong, rắn... thì lại chỉ ngơ ngác như muốn đi tìm cái gì đó mà không thấy. Nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa được lý giải rõ ràng.
Tuy hiện tượng đan xen của dòng điện cho đến nay vẫn chưa có phương pháp giải trừ, nhưng với kiến thức khoa học, con người cũng không chịu bó tay. Chẳng hạn, một phụ nữ Trung Quốc nhận được tiêu chuẩn chuyển đến nơi ở mới tiện nghi hơn. Nhưng tại đây gia đình bà gặp nhiều phiền phức, bất ổn trong cuộc sống và sinh hoạt. Với kiến thức đọc ở đâu đó về hiện tượng dòng địa điện giao thoa, bà đã chuyển vị trí giường ngủ và đổi đầu giường nằm... Sau một thời gian, gia đình bà thoát khỏi rắc rối do sự quấy nhiễu của lực địa từ thần bí.
Theo kể lại, ở Tây Âu thời cổ đại, các vua quan khi xác định địa điểm để kiến tạo một thành phố mới nào đó, đầu tiên họ thả một con dê đến nơi đó sinh sống trước ít nhất một năm, sau đó đem giết mổ. Nếu phát hiện trong gan nó có biểu hiện bệnh tật thì sẽ bỏ địa điểm này và tìm chỗ khác. Đây có thể chính là phương pháp nguyên thủy của người cổ xưa "hướng lành tránh dữ" để tránh những nơi có dòng địa điện đan xen làm phiền phức cuộc sống con người.

"Bàn tay ma quỷ" thò ra từ dưới đất

Một số nghiên cứu hiện nay đã chứng minh, sự xuất hiện "nơi ở ma quỷ" hay "căn nhà ung thư" còn có nguyên nhân trực tiếp khác, đó là ở dưới lòng đất, nơi con người cư trú có khí radon (Rn) vượt quá mức bình thường. Radon là khí không màu, không mùi, có tính phóng xạ (các nhà khoa học đã gọi chất khí này bằng cái tên rất kêu "bàn tay ma quỷ"), trực tiếp uy hiếp sức khỏe con người. Một số nghiên cứu khác đã chứng minh, radon có thể trực tiếp thông qua đường hô hấp tích tụ trong phổi, phá hoại tế bào phổi và dẫn đến ung thư. Theo Cục Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), ở Mỹ mỗi năm có khoảng 5.000-10.000 người chết vì ung thư phổi do khí radon gây nên. Theo lấy mẫu xác định trong 14.000 căn nhà, 21% số căn nhà có hàm lượng khí radon cao hơn quy định ở mức độ nhiều ít khác nhau; về vấn đề này, các ngành có liên quan đến bảo hộ môi trường Mỹ đang nghiên cứu tìm cách đối phó.
Một số nghiên cứu khác cũng đã chứng minh, một số căn nhà được gọi là "nơi ở ma quỷ" vì nằm trong khu vực thổ nhưỡng có các nguyên tố kim loại nặng, độc (như kali, thủy ngân) với hàm lượng cao, làm ô nhiễm nguồn nước và gây nên bệnh tật. Các nguyên tố kim loại nặng độc này tích tụ trong thổ nhưỡng, thường là do ở khu vực lân cận tồn tại mạch khoáng của các kim loại nặng, hoặc ở gần đó có nhà máy liên quan đến sản xuất chế biến các nguyên tố này.

Tòa nhà thần bí trong thung lũng Silicon

Thung lũng Silicon, bang California là trung tâm công nghệ cao nổi tiếng của Mỹ. Trong thung lũng có một công trình kiến trúc được mệnh danh là tòa nhà "có ma quỷ ở" lâu đời nhất trong lịch sử nước Mỹ. Đó là "tòa nhà thần bí Winchester", do bà Rola Winchester (1839-1911) xây dựng nên. Tòa nhà vừa xây xong thì chồng và con của Winchester lần lượt qua đời. Cũng từ đó, Rola Winchester tuy còn trẻ nhưng lại trở thành người phụ nữ có nhiều hành vi kỳ quái, những ý đồ hoang tưởng, chỉ muốn hưởng thụ và rất sợ chết. Một nhà thần học sau khi đi thăm xung quanh tòa biệt thự đã nói: "Tôi cảm nhận ở đây hình như có lực tác dụng siêu tự nhiên".
Nhiều người sống xung quanh biệt thự cho biết, ban đêm đã nhìn thấy trong tòa nhà có những ngọn lửa nhấp nháy. Người sống ở trong khu nhà thì nói, ban đêm thường nghe thấy những tiếng bước chân kỳ lạ. Điều kỳ quặc là thỉnh thoảng hầu hết các bóng điện trong tòa nhà đều nổ tung cùng thời điểm. Có nhiều khi cả tuần lễ, trong các phòng bếp của tòa nhà, người ta không thể nấu xúp và làm chín thức ăn được vì nước không thể đun sôi. Sau khi chủ nhân tòa biệt thự qua đời, không ai dám ở đó nữa và chính quyền địa phương trưng dụng biến thành bảo tàng.
ST

buixuanphuong09
05-06-2014, 04:21 PM
HIỆN TƯỢNG LUÂN HỒI DƯỚI QUAN ĐIỂM KHOA HỌC
TS Đỗ Kiên Cường
09:05' AM - Thứ bảy, 08/01/2011
Luân hồi là hiện tượng được nhiều nền văn hóa quan tâm, nhất là tại vùng Tiểu Ấn. Và cho đến tận hôm nay khoa học vẫn còn nợ một lời giải đáp thỏa đáng.

Luân hồi là quan niệm con người có thể sống không chỉ một, mà nhiều lần, thậm chí vô số lần, với một cơ thể mới cho mỗi cuộc sống mới. Theo quan niệm luân hồi của một số nền văn hóa phương Đông, cơ thể mới đó không chỉ là cơ thể người khác, mà có thể là cơ thể động hay thực vật, thậm chí cả đồ vật. Nhà nhân chủng học Oscar Lewis, Đại học Harvard, từng được nông dân tại một ngôi làng Ấn Độ kể rằng, ai phạm nhiều trọng tội kiếp sau sẽ biến thành chai lọ! Quan niệm luân hồi thường đi kèm với quan niệm linh hồn bất tử, tuy không phải lúc nào cũng vậy.

Để giải thích các hiện tượng lạ liên quan với luân hồi, như báo viết và báo mạng đã đăng tải trong thời gian vừa qua, cần quan tâm tới các vấn đề sau:

1) Linh hồn có thật hay không?;
2) Tại sao em bé luân hồi “biết” thông tin về kiếp trước? và
3) Bằng chứng về luân hồi có đáng tin cậy hay không?

Quan niệm linh hồn:

Khoảng một tháng trước, trong một buổi lên lớp với 200 sinh viên năm thứ nhất tại Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP Hồ Chí Minh, người viết tiến hành một cuộc thăm dò nhỏ. Kết quả khoảng 85% tin linh hồn có thật, 10% không tin và 5% có ý kiến khác. Kết quả đó phù hợp với những thăm dò chính thức trên thế giới. Và thật thú vị khi không một sinh viên nào định nghĩa được linh hồn, cho thấy một thực tế rất đáng quan tâm là chúng ta có thể tin vào một quan niệm mà thực ra chúng ta chưa hiểu!

Hầu hết các nền văn hóa và các tôn giáo đều công nhận linh hồn, tuy quan niệm cụ thể có thể khác nhau. Chẳng hạn Aristotle không tin phụ nữ có linh hồn, chí ít là với chất lượng như đàn ông. Thú vật có linh hồn hay không cũng là chủ đề gây tranh cãi khác (một truyện cười kể rằng giới triết học chia thành hai phe, ai nuôi chó thì tin chó có linh hồn, còn người không nuôi thì phản bác!). Bào thai có linh hồn hay không cũng là một bài toán rất nan giải.

Vậy linh hồn là gì? Dẫn theo nhà vật lí Crick lừng danh, giải Nobel về cấu trúc ADN, trong cuốn Giả thuyết ngạc nhiên: Tìm kiếm khoa học về bản chất linh hồn, do NXB Simon & Schuster in năm 1994, người viết xin đưa ra quan niệm trong giáo lí Công giáo La Mã như sau: “Linh hồn là vật sống không cơ thể, có lí trí và ý chí tự do”. Đó là lí do trong luân hồi, linh hồn luôn được “cấy” vào một cơ thể mới để bắt đầu một cuộc sống mới. Do đó các em bé “đầu thai” đều phải “mượn xác” của người khác (tốt nhất là của người đã chết, để khỏi tranh chấp lôi thôi!).

Vậy có thể có sự sống mà không cần cơ thể hay không? Để trả lời, cần tìm hiểu bản chất sự sống. Theo từ điển mở wikipedia, sự sống là đặc trưng phân biệt các vật có khả năng tín hiệu hóa và các quá trình tự duy trì với các vật không có khả năng đó, hoặc đã mất đi (khi chết) hoặc vốn không có (vật vô cơ). Các nhà sinh học cũng quan niệm sự sống không khác biệt và không chia tách với các cấu trúc và các chức năng được tổ chức trong một cơ thể sống (cặp phạm trù cấu trúc - chức năng nổi tiếng trong sinh học). Chỉ cần một mạch máu nhỏ trong não trục trặc là ta có thể mất trí là vì vậy. Nói cách khác, theo quan điểm khoa học, “hồn” và “xác” không thể tách rời nhau (ta có thể thấy một phần mềm máy tính, trong vai trò “hồn”, tồn tại ngoài máy tính và các phương tiện lưu trữ, trong vai trò “xác”, hay không?). Do đó không thể có linh hồn với tư cách một tồn tại sau cái chết của cơ thể được.

buixuanphuong09
05-06-2014, 05:24 PM
Tại sao biết thông tin kiếp trước?

Chính việc bé Bình (và các bé “đầu thai” khác) “biết” một số thông tin về bé Tiến (và các bé đã mất được “mượn xác” khác) là nguyên nhân khiến một số người tin sự đầu thai có thật. Nếu không thì tại sao Bình lại biết? Tuy nhiên khoa học có thể có cách giải thích khác. Đó là kí ức ẩn giấu, đọc nguội và sự phân li nhân cách, các hiện tượng vốn rất kì lạ ngay cả với giới chuyên môn.

Kí ức ẩn giấu:

Kí ức ẩn giấu (hidden memories), thuật ngữ chuyên môn là cryptomnesia, là hiện tượng tâm lí đặc biệt, khi ta nhìn, nghe, đọc hay biết một số thông tin mà ta không biết là đã biết chúng. Vì ta không biết nên chúng ẩn giấu trong vô thức (hoặc vì chúng ẩn giấu nên ta không biết). Khi chúng phát lộ ở tầng ý thức, ta rất ngạc nhiên không biết tự bao giờ và tại sao ta lại biết chúng.

Thuật ngữ cryptomnesia do nhà tâm lí Flournoy đưa ra năm 1963 khi nghiên cứu các hiện tượng thần giao cách cảm và luân hồi. Khi sinh ông, trong cơn ảo giác, mẹ ông thấy một người đàn ông trung niên mặc áo xanh đứng ở đầu giường động viên mình. Khi được kể lại, bà nội Flournoy cho biết đó chính là hình ảnh hoàn hảo của ông nội, người mà mẹ ông chưa từng thấy mặt vì đã mất. Giới tâm linh cho rằng người chết đã hiện về để giúp con gái lúc lâm bồn; trong khi tâm lí học chỉ xem đó là sự kết hợp kì lạ của các kí ức âm thanh (tức qua lời kể) đã bị lãng quên (ẩn giấu).

Đọc nguội:

Trên tạp chí chính thức Người yêu cầu nghi ngờ (Skeptic Inquirer) của Ủy ban điều tra khoa học về các tuyên bố dị thường CSICOP, nay đổi tên thành Ủy ban yêu cầu nghi ngờ CSI, số Xuân Hè 1977, trong bài báo được yêu cầu nhiều nhất “Thuyết phục người lạ rằng bạn biết hết mọi thứ về họ như thế nào”, nhà tâm lý Ray Hyman đã khám phá kĩ thuật đọc nguội (cold reading), là nhóm kĩ thuật mà các nhà tâm linh, giới bói toán, người xem chỉ tay… thường dùng để lòe thiên hạ. Đó là các kĩ thuật đọc ngôn ngữ cơ thể, qua hiệu ứng Hans thông minh. Xin lưu ý bạn đọc, CSI được các nhà khoa học quốc tế lừng danh thành lập tại Mỹ năm 1976 nhằm phản biện các tuyên bố về hiện tượng dị thường và sự tin tưởng thiếu phê phán đối với chúng. Ban đọc quan tâm có thể vào trang mạng của tổ chức này (www.csicop.org (http://www.csicop.org)) để tìm hiểu thêm. Nhà vật lý Anh Crick (giải Nobel vì cấu trúc ADN), nhà vật lý Nga Kapitxa (giải Nobel), nhà tâm lí Mỹ Skinner (cha đẻ thuyết hành vi), nhà sinh học tiến hóa Gould (cha đẻ thuyết tiến hóa hiện đại hóa), nhà thiên văn Sagan (người cha của chương trình tìm kiếm các nền văn minh ngoài trái đất SETI)… chỉ là số ít các nhà khoa học nổi danh tham gia sáng lập CSI.

Hans thông minh là một chú ngựa tại Đức đầu thế kỉ XX từng khiến báo chí thế giới tốn rất nhiều giấy mực, khi chú biết làm toán, biết tên của các nguyên thủ quốc gia... bằng cách gõ hay rà móng trên một cái bảng (do người chủ thiết kế riêng cho chú) để chọn đúng con số (khi làm toán) hay chữ cái (để ghép thành tên người). Một ủy ban khoa học được thành lập mà thất bại trong việc tìm hiểu khả năng của Hans (vì có xu hướng muốn tin khả năng của Hans); trong khi một sinh viên tâm lí mới ra trường phát hiện sự thật (vì nghi ngờ đúng đắn rằng ngựa thì không có khả năng trí tuệ như vậy). Hans gõ đúng kết quả hay rà móng đúng chữ cần tìm vì chú đọc được ngôn ngữ cơ thể người đối diện (chẳng hạn khi chú rà đến chữ cần tìm, người đối diện nhăn mày hay thở nhẹ, và chú dừng ngay lại).
http://www.chungta.com/File.aspx/image=jpeg/45e28428c17d4201b1483352aaf49472-Chu-ngua-Hans.jpg/Chu-ngua-Hans.jpg

Ngựa Hans và bảng trả lời thiết kế riêng cho chú


Đó là lí do thày bói hay cô đồng thường nói tràng giang đại hải và chăm chú quan sát thân chủ để đọc ngôn ngữ cơ thể (cô đồng Ph. tại Thanh Hóa còn nắm tay người gọi vong để phát hiện sự co cơ vô thức trước một thông tin trùng hợp). Nhờ đó mà họ dần dần biết nhiều thông tin về thân chủ. Ở đây câu ngạn ngữ Tây Ban Nha tỏ ra thích hợp: “Người nói nhiều đôi khi cũng đúng”!

Phân li nhân cách:

Đa nhân cách và nhân cách phân li là các rối loạn tâm thần rất hiếm gặp. Chúng thường đi liền với các hiện tượng ma nhập, cầu hồn, thoát xác, đầu thai hay luân hồi.

Đa nhân cách là hiện tượng một người có thể có nhiều nhân cách, với tên tuổi, quê quán, phương ngữ, gia cảnh… khác nhau. Các nhân cách đó có thể nổi lên đồng thời hoặc xen kẽ nhau. Ngành tư pháp Mỹ từng gặp người có tới hơn 10 nhân cách, trong đó có “tính cách” của một con chó! Với người không có kiến thức về cấu trúc và hoạt động của bộ não và tâm trí, đó chính là các trường hợp “ma nhập” hay “đầu thai”.

Phân li nhân cách là hiện tượng một người khăng khăng mình là một người khác, như một cách thoát li thực tại, thường là kém mong muốn. Đó là lí do một cô gái tự nhiên xưng là một chàng trai và bắt đầu nói giọng khàn, hút thuốc thật điệu nghệ hay uống rượu như hũ chìm. Dân gian nói rằng cô gái bị ma nhập.

buixuanphuong09
05-06-2014, 05:26 PM
Bằng chứng về luân hồi qua trường hợp Bình - Tiến:

Để khảo sát độ tin cậy của các bằng chứng luân hồi, hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao bé Bùi Lạc Bình cứ nhận mình là Nguyễn Phú Quyết Tiến và tại sao Bình lại biết một số thông tin về Tiến và gia đình.
http://www.chungta.com/File.aspx/image=jpeg/a037883f7adf4baface4c10fb474207c-Da-nhan-cach.jpg/Da-nhan-cach.jpg

Áp phích quảng cáo của “Ba khuôn mặt của Eva”,
bộ phim Hollywoods đầu tiên về đa nhân cách


Đầu tiên người viết cho rằng do phân li nhân cách mà Bình tự nhận mình là Tiến, như một cách để thoát li thực tế không mong muốn. Xin lưu ý bạn đọc rằng, Bình ở miền ngược với gia cảnh khó khăn hơn, trong khi Tiến ở dưới xuôi với gia cảnh thuận lợi hơn. Ta thường thấy sự đầu thai theo chiều như vậy hơn là theo chiều ngược lại. Và khi đạt được mong muốn thì “em bé đầu thai” ít nhắc tới gia cảnh khó khăn lúc trước. Đó là lí do Bình ít nhắc tới bản Cọi, khiến phóng viên một tờ báo cũng phải thắc mắc “không biết vì sao”. Nếu đầu thai đúng là sự thật, em bé đầu thai vô cùng biết ơn nơi chốn đã sinh ra mình lần thứ hai mới là hợp lẽ.

Tại sao Bình biết thông tin về Tiến, chẳng hạn: Mẹ cháu ở nhà tầng cơ. Mẹ cháu làm việc còn đánh đánh như thế này này (tức đánh máy)? Người viết cho rằng đó là kết quả của hiện tượng kí ức ẩn giấu: Bình từng tình cờ nghe một số thông tin về Tiến. Và bộ não con người, dù chỉ của em bé dăm ba tuổi, cũng đủ khả năng ghép nối chúng thành một câu chuyện có lớp lang.

Tại sao trên đường về nhà Tiến, Bình biết đường đi lối rẽ, về đến nhà biết chỗ nằm…? Đó là do đọc ngôn ngữ cơ thể người đi cùng qua hiệu ứng Hans thông minh. Một con ngựa còn biết làm nhiều phép toán hay tổng thống Mỹ là ai, chẳng có lí do gì để một chú bé khôn như Bình lại không biết cách hành xử thích hợp để mọi người và bản thân đều hài lòng.

Theo bài viết thì anh Tân, gia đình và hàng xóm đã thử thách nhiều lần mà Bình đều vượt qua nên mọi người mới tin Bình đúng là Tiến đầu thai. Tuy nhiên những phép thử đó không thể khách quan vì ước vọng muốn tin của vợ chồng anh Tân quá mạnh, nên mọi người có thể tạo ra nhiều ám hiệu, cả vô tình và cố ý, giúp Bình dễ dàng vượt qua. Về mặt khoa học, chỉ những người trung gian, hoàn toàn khách quan và không biết câu trả lời (để không thể tạo ám hiệu hay ngôn ngữ cơ thể), mới đủ thẩm quyền thử nghiệm. Các trường hợp “con lặn”, “con lội” khác cũng được giải thích tương tự.

Tại sao chỉ em bé dăm bảy tuổi mới thể hiện ước muốn đầu thai? Câu trả lời khá đơn giản theo quan điểm phân li nhân cách. Trước tuổi này, nhân cách chưa phát triển đến một mức nào đó, nên em bé không thể “phân li”. Còn khi đã lớn, khoảng 10-12 tuổi, nhân cách gốc đủ vững, nên bé không muốn hay không thể phân li được nữa. Thậm chí nếu cố thì cũng chỉ phân li được trong một thời gian ngắn, như trong hiện tượng “ma nhập”, mà thôi.

Để giúp bạn đọc tự đánh giá, xin nhấn mạnh hai điểm. Thứ nhất, trong các trường hợp “đầu thai” hay “ma nhập”, các “hồn ma” đều hành xử sao cho người cho “mượn xác” thu được lợi ích tối đa. Hầu như không thấy một em bé lỡ “đầu thai” vào nhà giầu mà lại khăng khăng đòi về nhà nghèo. Thứ hai, các hiện tượng đó thường được ghi nhận tại các địa phương kém phát triển hơn. Người viết chưa thấy các trường hợp đầu thai tại Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh, là những nơi có dân trí cao. Người viết tin rằng, bạn đọc đủ sáng suốt để có thể rút ra kết luận cho riêng mình.

Tạm thời kết luận:

Với kinh nghiệm hơn 30 năm quan tâm tới các hiện tượng dị thường, người viết cho rằng, khoa học có thế lí giải trường hợp bé Bùi Lạc Bình tự nhận mình là Nguyễn Phú Quyết Tiến và các trường hợp tương tự khác. Theo quan điểm cá nhân, đó không phải là sự đầu thai, mà chỉ là các trường hợp phân li nhân cách. Đề nghị mọi người hãy theo dõi và chăm sóc các em bé “đầu thai” như những người rối loạn kiểu phân li, một loại rối loạn tâm thần vô cùng hiếm gặp.



TP Hồ Chí Minh, 18-12-2010

buixuanphuong09
05-06-2014, 07:55 PM
CẢM NGHĨ ĐỌC BÀI
" HIỆN TƯỢNG LUÂN HỒI DƯỚI QUAN ĐIỂM KHOA HỌC"

Tôi không đủ trình độ, không dám có ý kiến phản bác lại ý kiến của một vị Tiến sỹ, nhưng là bạn đọc, tôi xin được nói nên những cảm nhận của mình, có thể đúng, có thể sai, nhưng hiểu thế thì nói thế, mong mọi người cảm thông.
Trước hết, về cụm từ: " kí ức ẩn giấu, đọc nguội và sự phân li nhân cách", tôi không đủ hiểu, không thắc mắc. Nhưng về câu: " không thể có linh hồn với tư cách một tồn tại sau cái chết của cơ thể được." thì tôi thấy không thông, tôi cho rằng linh hồn là có thật. Mở đầu bài thơ "Nhân duyên" tôi viết thế này:
"Vụ nổ Bic bang tạo ra Vũ trụ.
Ta được tạo ra từ giọt đầu-Hợp tử:
Tinh trùng của Cha
Noãn cầu của Mẹ
Và cái phần Hồn nhỏ bé
Nhưng không có nó - không thành."...

Theo ý hiểu của tôi, tôi tin là có linh hồn, linh hồn nhập thai ngay từ khi trứng được thụ tinh và trở thành một giọt cơ thể sống, nếu không có cái phần hồn nhỏ bé ấy thì hợp tử không thể hợp thành một giọt cơ thể sống. Ngoài đời và các tôn giáo khác gọi là Linh hồn, đạo Phật gọi là Thần thức. "Thần thức" giống "Linh hồn" ở chỗ nó cùng chỉ về cái phần Linh ngoài thể xác, nhưng có chỗ khác "Linh hồn", "Linh hồn" thì bất tử và bất biến, còn "Thần thức" thì thay đổi theo môi trường mà nó đến. "Thần thức" ví như nước, khi ta đựng vào chum, vaị, bình, bát... thì có hình dạng theo vật chứa nó. "Thần thức" tôi hiểu là dòng Nghiệp lực trong không gian, tạm ví như dòng điện, tôi, và các bạn tạm ví như những bóng đèn. Khi bóng còn dây tóc thì đèn sáng, ta biết có điện, khi đứt dây tóc, đèn tắt, ta tưởng dòng điện mất, nhưng khi lắp bóng mới đèn lại sáng, ta lại thấy có điện. Về Thần thức, Nghiệp, Luân hồi ...thì nó rất mênh mông, tôi hiểu được chút ít nhưng không đủ trình độ diễn đạt.
Tô pic này tôi lấy tên là "Giác quan thứ sáu", chuyên sưu tập những bài viết về tâm linh, đăng ở chuyên mục "Chuyện lạ đó đây", vì nó thích hợp hơn các chuyên mục khác, nhưng thực ra nó không lạ. Ta thường quan niệm chỉ có 5 giác quan: Mắt cảm nhận hình dạng, màu sắc; Tai cảm nhận âm thanh; Mũi cảm nhận mùi hương; Lưỡi cảm nhận vị; Tay hay Thân cảm nhận xúc chạm. Nhưng trên 2500 năm trước Đức Phật đã nói đến 6 căn, tức 6 giác quan: Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân và Ý, thêm giác quan thứ sáu: Ý. Ý là giác quan không hình tướng nhưng lại tối quan trọng của con người. Nó tổng hợp sự cảm nhận của 5 giác quan kia. Đối tượng cảm nhận của Ý là Pháp, tức vạn sự, vạn vật trên thế gian này. 6 Căn: Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân và Ý đối với 6 Trần là Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc và Pháp thành 6 Thức: Nhãn (mắt) thức, Nhĩ (tai) thức, Tỵ (mũi) thức, Thiệt (lưỡi) thức, Thân thức và Ý thức. Ý thức phát triển ở tầng sâu còn có Mạt na thức và A lại da thức tức Tạng thức. Tạng thức là cái kho tổng hợp chứa mọi thứ, ví như mạng vi tính. Tôi không đủ trình độ diễn đạt, chỉ xin nói sơ lược vài điều.
Sắp tới đây tôi sẽ giới thiệu với bạn đọc bài viết dài nói về ba cấp độ lực:
I- Cấp độ I, lực học Newton (1643-1727): Cấp độ này gồm ba Định luật Newton 1, 2. 3. II- Cấp độ II, Lực học Einstein (1879-1955) : gồm thuyết Tương đối hẹp, Tương đối rộng.
III- Cấp độ III, Lực học Thích Ca (623-543 Trước Công nguyên).
Để tạm kết thúc bài viết này, mời các bạn đọc lại bài thơ "Nhân duyên" tôi đăng từ đầu năm 2012.

NHÂN DUYÊN

Vụ nổ Bic bang tạo ra Vũ trụ.
Ta được tạo ra từ giọt đầu-Hợp tử:
Tinh trùng của Cha
Noãn cầu của Mẹ
Và cái phần Hồn nhỏ bé
Nhưng không có nó - không thành.

Trước vụ nổ Bic bang
Là gì? - Ai biết?
Trước khi vào thai
Ta ở đâu?
Mù mịt.....!
Bảo rằng Thượng Đế tạo ra con người
Vậy ai sinh ra Thượng đế?
Cha mẹ sinh ra ta
Ông bà sinh ra cha mẹ....
Cứ thế....đến ...Vô cùng..
Ta sinh ra con ta
Con ta sinh cháu ta....
Nối truyền vĩnh viễn....

Mọi sự, mọi vật
Trên thế gian này
Đều do NHÂN DUYÊN hội tụ
Không có cái gì TỰ NÓ LÀ NÓ!
Từ KHÔNG - đủ duyên - thành CÓ
Từ CÓ - duyên hết - lại KHÔNG.
Như cái nhà vốn trước là Không
Nhờ duyên gạch, cát, xi măng,
Sắt thép...và công thợ...
Khi hội đủ thì có cái nhà.
Rồi thời gian dần qua
Cái nhà tan hoại
Nó lại trở về Không.

Vũ trụ mênh mông
Vô cùng, vô tận
Mà hiểu biết của con người thì hữu hạn
Không thể mang cái Hữu hạn
Phủ nhận cái VÔ TẬN VÔ BIÊN!

BXP

buixuanphuong09
06-06-2014, 08:41 AM
ÐẰNG SAU CỦA SỰ CHẾT LÀ GÌ ?

Đây là câu hỏi muôn đời của con người, không những ở những người già mà thôi mà cả người trẻ cũng thường nhiều lần trong đời thắc mắc điều đó nhất là khi có nhiều người chết lúc thanh xuân hay có khi mới lọt lòng thì đã chết...

Trên thế giới có biết bao câu chuyện có những người chết rồi bất thần sống lại. Mỗi người kể mỗi khác về những gì họ thấy được trong thời gian chết ấy. Cõi chết mà họ bước vào như thế nào? Phong cảnh, sự vật, màu sắc, âm thanh thế nào? Nơi ấy con người ra sao? Sinh vật nào hiện diện và sự sinh hoạt nơi ấy diễn ra có giống với thế giới mà ta gọi là dương thế hay dương gian hay không?
Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều sự mô tả về cõi chết đã được nhiều người chết đi sống lại tường thuật nhưng ít ai chịu tin nhất là trong thời đại văn minh này. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là hiện nay vấn đề này lại nở rộ tại Pháp, ngay giữa kinh thành Paris, nơi quy tụ các nhà sinh lý, tâm lý và các nhà khoa học. Những người này đang cố gắng gạt bỏ ra mọi ý nghĩ có tính cách mê tín dị đoan khi nghĩ về vấn đề của sự chết để có thể tự nhiên đón nhận và nghiên cứu các trường hợp liên quan về cõi chết. Qua hàng ngàn hồ sơ lưu trữ tại các viện nghiên cứu về Đằng Sau Sự Chết, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu, gom góp được một số sự kiện trên đoạn đường mà sau khi thở hơi cuối cùng, người chết đã đi qua. Dĩ nhiên, những người này vì lý do nào đó được sống lại và mô tả tỉ mỉ. Hiện nay, phân tâm học, thôi miên học góp phần đắc lực thên cho sự kiểm tra, nghiên cứu về vấn đề này.
Nữ bác sĩ tim mạch R. Mantain đã kể lại trường hợp của mình có lần ngất đi gần 20 phút đồng hồn, bà thấy mình đi quanh quẩn trong nhà như cố tìm lối thoát ra cửa và trong lúc đó bà thấy rõ ràng mình nằm bất động trên gường, đầu nghiêng bên gối, còn người chồng cũng là bác sĩ hốt hoảng lăng xăng tìm cách giúp bà hồi tỉnh. Sau đó, bà thấy thân mình bà cử động, bà muốn giúp sức vào nhưng thật khó khăn và khi thân xác của bà nằm trên giường mở mắt chính là lúc bà trở lại vào người bà.
Ở đây bà R. Mantain chỉ thấy "hồn" mình chưa thật sự đi vào thế giới bên kia. Một tài liệu khác cho biết ông Gerard Chouraqui, cố vấn pháp luật tại Paris đã trãi qua hai ngày ở giữa chặng đường biên giới giữa cõi sống và cõi chết. Theo lời thuật lại của chính ông sau khi được các bác sĩ giải phẩu cứu thoát căn bệnh hiểm nghèo thì ông như trôi vào một lỗ đen tối yên lặng một cách dễ sợ. Cái lỗ ấy giống như đường hầm hun hút và ông tự nhủ thầm với cái vía của mình lúc ấy là: " Mình đang rơi vào địa ngục". Một lúc sau, ở cuối lỗ đen ấy xuất hiện chút ánh sáng. Rồi ánh sáng tỏa ra sáng dần khiến mắt bị chói lòa như ánh hào quang muôn sắc bao phủ. Lúc này thân xác ông bị cuốn hút vào chỗ sáng lòa ấy với vận tốc nhanh một cách lạ kỳ để đến một nơi yên tĩnh, êm đềm trắng xóa như tuyết nhưng không nóng không lạnh. Cơ thể và đầu óc bỗng như bị một năng lực siêu phàm nào đó làm quay đảo và trước mắt ông là quãng đời qua, nào vợ, nào con, nào nhà cử, họ hàng bè bạn... Tất cả hiện ra rõ ràng như thật và bỗng nhiên niềm yêu thương cảm mến dâng tràn và ông có ý hướng muốn quay lại với các người thân. Thế rồi ông bừng tỉnh. Bác sĩ cho biết là ông đã trãi qua gần 20 giờ giải phẫu. Hiện nay, qua hàng ngàn bằng chứng thu thập, các nhà nghiên cứu thấy không phải luôn luôn hình ảnh về bên kia thế giới của những người đã trãi qua một thời gian coi như "tạm rời bỏ chốn gian trần" vì một nguyên nhân nào đó.
Tuy nhiên, cũng cần phải phân tích cân nhắc nghiên cứu kỹ về các hình ảnh mà những con người vừa đặt chân vào bên kia thế giới trở về kể lại. Trường hợp của những người bị đánh thuốc mê giải phẫu thì phần lớn các hình ảnh họ thấy thường là khoảng không gian tối đen rồi xen lẫn những lóe sáng lạ lùng. Theo các nhà sinh tâm lý học thì có sự tác động của bộ não, nơi tầng sâu kín nhất tạo nên những hình ảnh kỳ lạ này. Điều cần lưu ý là lúc gây mê nhịp tim vẫn còn đập, khác với những người được xem như chết hẳn. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ nghiên cứu về vấn đề này vẫn cảm thấy có bất ổn trong việc nhận định như trên vì có thể các hình ảnh về đường hầm tối đen kia chính là biên giới, là con đường vào cõi chết và khi ánh sáng lóe tỏa ra chính là lúc người chết bắt đầu bước vào ven bìa của cõi chết hay thế giới bên kia. Nhưng sở dĩ người ấy chỉ thấy được chừng đó thôi là bởi nguyên nhân họ chưa thật sự chết hẳn. Bác sĩ chuyên về khoa tâm sinh lý học Patri Dewarin đã nghiên cứu rất nhiều trường hợp như đã kể trên và ông đã nêu ra một nghi vấn khá lạ lùng, lý thú đó là sự lập lại của chu kỳ của mỗi đời người. Lúc đứa bé lọt lòng mẹ, hình ảnh của nó là trôi qua một khoảng tối om, qua một đường hầm sâu thẳm để rồi khi hoàn toàn đã lọt lòng mẹ, bé lại cảm thấy như rơi vào một đường hầm tối đen khác để rồi lại thấy ánh sáng chan hòa, vậy có thể đây là một thế giới mới. Điều này đã khiến cho một số nhà nghiên cứu nghĩ đến vấn đề hậu kiếp, vấn đề đầu thai ở một kiếp khác v.v...
Vấn đề nghiên cứu về những gì hiện hữu ở đằng sau cái chết quả thật cho đến nay vẫn còn tiếp tục trong giai đoạn, tiến trình nghiên cứu. Các nhà sưu tập dữ kiện qua các lời khai của nhân chứng đã đi đến một số khái quát về thống kê như sau: Theo lời thuật lại của những người đã ít nhất một lần di vào cõi chết thì cứ 120 người, có khoảng 23% cho thấy họ rơi vào một khoảng hun hút tối đen rồi thấy ánh sáng chan hòa. 16% thấy thoải mái tâm hồn như đang vào cảnh yên bình diệu vợi. Khoảng 40% cảm thấy mình như lìa khỏi xác để lơ lửng nhẹ nhành vào quảng vô biên. Ngoài ra, theo các tài liệu thu thập có tính cách chính xác, các nhà nghiên cứu đã phân ra các trường hợp đáng quan tâm hơn, đó là sự miêu tả cảnh trí, người và vật ở bên kia thế giới. Nhà bác học Aoriani Rani có lần bị chấn thương sọ não và ông đã được ghi nhận là "đã qua đời" nhưng lạ lùng thay, sau một ngày đêm ở phòng lạnh ông tỉnh lại và đã kể rõ ràng rằng "tôi đi qua một cái cầu cất cao như lơ lửng trên bầu trời tối đen. Tôi sợ sệt run rẩy không dám bước nhưng có tiếng nói xa vắng bên tai, như ra lệnh, như hối thúc tôi hãy đi mau, tiến về phía trước kia kìa...", thế rồi như có một lực kỳ diệu đẩy tôi lướt về phía trước, nơi đó như le lói ánh đèn. Từ xa, tôi nghe như tiếng lao xao và vô số người chen chúc như chuẩn bị bước lên bờ của một cái hố đen ngòm sâu thẳm ..."
Tiến sĩ Kenneth Ring ghi trong tài liệu sưu tập của mình một vấn đề mà ông đánh dấu nhiều ngôi sao để tạo sự chú ý. Đó là lời kể của những người đi vào cõi chết, họ khẳng định là đã gặp những thân nhân hay bạn bè đã chết trước đó. Những người này có gương mặt thoáng hiện thoáng khuất và yên lặng. Điều đáng quan tâm là chỉ gặp lại phần lớn những người mới chết còn những người đã chết quá lâu thì hiếm gặp. Vậy câu hỏi được đặt ra là những người ấy đi đâu? Phải chăng nếu tin vào thuyết luân hồi thì họ đã tái sinh vào nơi nào đó. Còn những người mới gặp thì đang chờ đợi đi vào kiếp lai sinh?
Trên thế giới, hiện vấn đề này xảy ra không riêng gì cho một quốc gia nào, nơi đâu cũng đều có những người chết sống lại, cho dù sự miêu tả của họ về những cõi chết có khác nhau nhưng ít nhất cũng cho thấy rằng họ đã thấy và thấy cái gì đó. Tại Việt Nam, trường hợp này không phải là hiếm. Bà Lê Thị Duyên sống tại chợ Vườn Chuối năm 1972 bị trúng gió và qua đời. Người nhà khóc lóc lo việc tẩm liệm... nhưng hai ngày sau, bà vươn vai ngồi dậy khiến mọi người hoảng hồn. Bà nói như đang nói chuyện bình thường với người trong nhà.
- Người ta đuổi tôi lên, dưới đó tối tăm dễ sợ lắm, tôi có gặp ông chủ Cửu Hợi, ông nói đói lạnh lắm, cúng cho ông..."
Trong các báo cáo của các nhà nghiên cứu về cõi chết và linh hồn có rất nhiều vấn đề làm mọi người trong thời đại khoa học ngày nay ngạc nhiên và sửng sốt. Ngạc nhiên và sửng sốt không những vì vấn đề được nêu ra mà còn vì chính do các nhà khoa học nổi danh đã viết như Bác Sĩ B.ẸSchwarz, Ian Stevenson, Alexander Graham Bell, D. Danielle v..v... họ cho biết như sau:
- Chết không phải là hết, cát bụi lại trở về cát bụi, chỉ là đối với thân xác, là phần giả tạm mà thôi, còn phần mà ta gọi là linh hồn đã thoát ra khỏi thể xác khi con người chết đi. Linh hồn ấy dật dờ trôi nổi, phiêu du... và khi chết điều tiên khởi lúc bước vào cõi chết là cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát, linh hồn chuyển qua những đoạn đường dài hun hút tối tăm để rồi dần dần tới một nơi đầy sương khói và sau đó là một vùng chan hòa muôn ngàn tia sáng với những âm thanh huyền diệu lạ lùng....
Theo bác sĩ Ian Stevenson thì "chúng tôi chỉ mới nghiên cứu và phân tích đến chặng đường đó và có lẽ câu hỏi : "có gì đằng sau sự chết" vẫn chưa có lời giải đáp trong giai đoạn hiện nay nhưng hy vọng ở tương lai không xa, nhân loại sẽ biết rõ được điều mà từ cổ đại đến nay họ quan tâm thắc mắc.
Theo: tamlinh

buixuanphuong09
07-06-2014, 09:01 AM
THIỀN LÀM CHO CON NGƯỜI ĐẠT TRÍ SIÊU VIỆT

Thời đại cởi mở nên muốn tìm chân lí phải đi từ nhiều phía khách quan, xuất phát từ những nơi khác nhau, những tôn giáo khác nhau, những nhà tư tưởng khác nhau. Chân lí không chỉ có ở trong đạo Phật...


http://phathoc.net/userimages/2010/06/28/1/215765_200902120319525%20%5B%5D.jpg
Thiền định được nói đến ở tất cả các tôn giáo cổ xưa nhất với khái niệm định tâm.


Những người có định tâm (sức tập trung của tâm) có thể “ru ngủ” các hoạt động của lục phủ ngũ tạng, có thể bắt trái tim làm việc theo ý muốn, có thể nhịn thở lâu ngày, lệnh cho máu ngưng tụ, có thể sinh tử tự tại, có thể bay lên hư không, có thể biết rõ quá khứ vị lai của mỗi người, có thể hiểu rõ tâm ý của người mới gặp lần đầu và đọc được suy nghĩ của người ấy.
Thiền mang đến cho con người chân lí sống đẹp tuyệt vời, sống vì người khác nên các tôn giáo cổ nói về thiền như phương pháp sống cao đẹp. Thiếu thiền như thiếu tất cả.
Vì con người thiếu nếp sống thiền sẽ không có được năng lực tâm linh để vượt qua khổ ải của “sinh, lão, bệnh, tử” kèm theo hàng trăm nghìn nỗi khổ khác trong đời.
Các nhà triết học cổ điển Trung Quốc cũng như ở nước ta từ xa xưa đều dạy: “Phải quên chân đi cho hợp với giầy, quên lưng đi cho hợp với dây nịt (thắt lưng), quên phải trái để hợp với tâm, quên mình để hợp với đạo”.
Hồi giáo cũng ca ngợi thiền định. Giáo phái Xô-phi đi sâu vào thần thông bùa chú hô phong hoán vũ (gọi gió gọi mưa). Bồ đề Lạt ma sư tổ thì dạy khí công phi thân, hoá giải độc dược. Thiền và khí công giống nhau ở chỗ tịnh tâm, điều hoà hơi thở. Những người có khả năng đặc biệt như nhìn thấu được từ trong ra ngoài cơ thể, nhìn vào lòng đất, nhìn xuyên núi xuyên sông, nhìn được bệnh tật, khối u đều lấy định tâm làm tôn chỉ.
Có lẽ văn minh trí tuệ nhân loại trong tương lai sẽ lấy thiền làm cơ sở khai trí khai tuệ. Có những sách còn nói đến mục đích khác của thiền như:
Thiền để tìm sự bí ẩn của thần linh. Vũ trụ có bao nhiêu cõi: Thiên đường, địa ngục, có linh hồn (ma lành: Thần thánh; quỷ dữ; Ngạ quỷ).
Thiền để tìm sự giao cảm với các đấng thánh thần, tìm những phép lạ trường sinh, khả năng tiên tri, sức chịu đựng phi thường: Đi trên lửa, dẫm lên dao bén, vùi trong tuyết, nhịn thở, đóng đinh vào người, nuốt kim chỉ vào bụng, chôn sâu xuống đất một thời gian nhất định v.v...
Khổng Tử dạy: “Con người đến với đạo đức bằng con đường thiền định”. Người tu thiền thấy lợi không ham (vì nghĩ đến điều nghĩa), thấy nguy nhưng để cứu người thì vẫn xông vào gánh vác, một lời hứa dù lâu cũng không được quên, thấy điều thiện cố làm như sợ không theo kịp, thấy điều ác cố tránh như thò tay vào nước sôi.
Người tu thiền sống điềm đạm, lễ phép (thô tục cục cằn, nham hiểm ti tiện là thú tính, đời sống càng văn minh bao nhiêu thì lễ phép, khiêm tốn khoan dung càng được đề cao bấy nhiêu).
Có thể ví người tu thiền như một võ sĩ đạo bị một cái tát mà tim không đập mạnh và không đỏ mặt tía tai hùng hổ oán giận. Vì người ấy biết rằng lời nói ta giữ được thì ta là chủ (lời nói gói vàng), ta không giữ được thì ta là đầy tớ (lời nói là đọi máu).
Người tu thiền biết sống cho ra sống, sống vui sống khoẻ, sống có ích tối đa cho gia đình, xã hội, không bao giờ phiền lụy ai và biết chết không hổ thẹn với đời.
Người tu thiền biết quy luật vận hành của tạo hoá: Có sinh thì có tử, có lợi thì có hại, có vinh thì có nhục, có tốt thì có xấu, có giàu ắt có nghèo v.v...
Không có gì một chiều và trường cửu bất biến nên được không vui, mất không buồn, sinh không mừng, chết không sợ, thản nhiên đến, thản nhiên đi như mặt trời đứng bóng thì tròn, về chiều thì xế bóng, như trăng qua rằm thì khuyết, cực thịnh thì suy, già thì bệnh rồi chết.
Tất cả đều là quy luật muôn đời không ai chống đỡ được nên khẩn cầu than vãn khóc lóc đều không phải là nhân cách người tu thiền.
Và nhờ thiền định con người mới đạt được trí tuệ siêu việt, đồng thời khi có trí tuệ siêu việt con người tự biết mình phải sống có đạo đức, nên Kinh Dịch nói “Cái trí là gốc của cái đức” là vậy.
Trong lịch sử Phật giáo người ta kể câu chuyện sau đây về đại sư Cưu Ma La Thập – người dịch kinh Pháp Hoa ra tiếng Hán.
“Vua Dao Tần rất kính trọng nhân cách và tài năng của Cưu Ma La Thập, muốn ngài có một người con nối dõi. Bởi vậy, vua thúc ép ngài lấy vợ. Khi sắp viên tịch ngài trăng trối: Ta bị ép buộc phải phá giới lấy vợ, nhưng ta tin rằng những gì ta đã khẳng định bằng lời về kinh Pháp Hoa không bao giờ phản lại ý định của Đức Phật. Nếu thật đúng như những gì ta nói thì riêng cái lưỡi của ta sẽ không bị cháy khi thân thể ta bị thiêu huỷ”.
Sự thật, khi gia đình ngài thiêu nhục thân ngài, chỉ riêng cái lưỡi vẫn còn nguyên và phát quang sáng rực.
Cũng vậy ở Việt Nam, năm 1963, Bồ tát Thích Quảng Đức tẩm xăng châm lửa vào người tự thiêu phản đối Mỹ ngụy đàn áp đạo Phật mà không hề giật mình. Khi thân thể ngài đã cháy thành tro, quả tim vẫn còn đỏ tươi nguyên dạng. Thế mới biết sức mạnh của định lực và sự siêu diệu của quyền năng tâm linh.
ST

buixuanphuong09
09-06-2014, 07:42 AM
LỰC HỌC THÍCH CA ĐỐI CHIẾU VỚI
CƠ HỌC NEWTON VÀ THUYẾT TƯƠNG ĐỐI CỦA EINSTEIN

Lực học là môn nghiên cứu tác động của lực đối với vật chất, thuật ngữ thông dụng gọi là Cơ học (Mechanics) hoặc có khi gọi là Động lực học (Dynamics). Cơ học cổ điển của Newton, ta tạm gọi là cấp độ I của lực học, hay lực học Newton, chủ yếu nghiên cứu tác dụng của lực đối với cố thể vật chất. Cố thể vật chất là vật chất ở thể rắn có một khối lượng đủ lớn để con người có thể cảm nhận được, còn đối với vật chất cực vi như nguyên tử (atom) hay các hạt hạ nguyên tử (subatomic particles) thì Newton chưa có điều kiện nghiên cứu tới. Đối với các hạt vật chất cực vi này thì có môn Cơ học lượng tử (Quantum mechanics) nghiên cứu chúng. Cơ học lượng tử có 3 vấn đề khác hẳn cơ học cổ điển :

1/Lượng tử là một khái niệm mới về vật chất chỉ mới được quan niệm từ đầu thế kỷ 20. Trước kia người ta cho rằng ánh sáng hay năng lượng là một thực thể liên lục nhưng Max Planck khám phá rằng ánh sáng hay năng lượng cũng chỉ là tập hợp các lượng tử rời rạc chứ không phải liên tục. Cơ học lượng tử được thành lập chủ yếu bởi các nhà khoa học sau : Max Planck, Albert Einstein, Niels Bohr, Werner Heisenberg, Erwin Schrödinger, Max Born, John Von Neumann, Paul Dirac, Wolfgang Pauli, De Broglie… Trong các vị này, Einstein là người nổi tiếng nhất nên xin lấy tên ông làm đại diện cho cấp độ II của lực học, tức là lực học Einstein.
2/ Lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng và năng lượng. Người ta thường quan niệm rằng hạt là vật chất, còn sóng là sự dao động của vật chất chứ bản thân sóng không phải là vật chất. Nhưng với lưỡng tính sóng hạt, sóng cũng là vật chất nhưng ở dạng năng lượng. Năng lượng đó không liên tục mà rời rạc cho nên từng hạt năng lượng gọi là lượng tử (quantum). Lưỡng tính sóng hạt do nhà khoa học Pháp Louis de Broglie khám phá và trình bày trong tác phẩm Recherches sur la théorie des quanta (Nghiên cứu về lý thuyết lượng tử). Nghiên cứu này đem đến cho ông giải Nobel Vật lý năm 1929.
3/ Hiện tượng rối lượng tử (Quantum Entanglement) là một hiện tượng vô cùng khó hiểu đối với các nhà khoa học. Thiên nhiên có thể tạo ra nhiều sự vật đồng thời ở nhiều vị trí khác nhau nhưng các sự vật đó quan hệ chặt chẽ với nhau, khiến người ta không thể hiểu được rằng đó là một sự vật duy nhất xuất hiện đồng thời tại nhiều vị trí khác nhau trong không gian, hay nhiều sự vật giống hệt nhau xuất hiện đồng thời tại nhiều vị trí, nhưng liên kết với nhau chặt chẽ, khi một sự vật bị tác động thì tất cả các sự vật kia bị tác động tức thời và y hệt. Nếu cho rằng khi tác động lên một vật, thông tin sẽ được truyền đến các vật kia, thì tốc độ truyền sẽ là con số không tưởng, gấp hàng triệu lần tốc độ ánh sáng. Sinh thời Einstein bối rối trước hiện tượng này, ông gọi đó là tác động ma quái từ xa (Spooky action at a distance). Hiện tượng rối lượng tử phải dẫn đến kết luận chắc chắn rằng số lượng, không gian, thời gian đều không có thực, đó chỉ là sự biến hiện của tâm thức. Tác động tức thời không mất chút thời gian nào là vì không gian không có thực. Một sự vật xuất hiện đồng thời ở nhiều vị trí khác nhau là vì số lượng không có thực, số lượng một hay nhiều là do tâm thức cảm nhận. Không gian không có thực thì thời gian cũng không có thực, bởi vì thời gian là một chiều kích của không gian. Đây không phải chỉ là lý thuyết suông mà ngày nay đã có ứng dụng. Mạng internet cho phép chúng ta có thể đồng thời nói chuyện, gặp gỡ cùng lúc với bạn bè, người thân ở nhiều nơi xa xôi trên thế giới vì khoảng cách không gian trên địa cầu đã bị triệt tiêu với thông tin truyền đi bằng vận tốc ánh sáng. Giả sử chúng ta có thể đạt tới tốc độ của ý niệm, thì khoảng cách không gian vũ trụ hàng tỉ quang niên không còn nữa, chỉ một niệm là đến. Lực học trong nền tảng vận tốc vô hạn, ta tạm gọi là cấp độ III của lực học hay là lực học Thích Ca vì những khái niệm này do Đức Phật Thích Ca khai thị.

Cảm nghĩ cá nhân:

Một nông dân như tôi mà sía vào những kiến thức khoa học cao siêu thì thật ngông cuồng. Nhưng, mong bạn đọc cảm thông, nhờ vận dụng những kiến thức Phật pháp mà tôi cũng hiểu được chút ít, mặt khác, liên hệ những điều đã đọc này với Phật pháp tôi càng hiểu sâu chữ KHÔNG trong Phật pháp hơn.

buixuanphuong09
09-06-2014, 09:21 PM
Trước khi đi sâu vào từng cấp độ lực học, ta hãy tự hỏi tại sao lực học có tầm quan trọng rất lớn đối với vũ trụ và thế giới. Xin liệt kê mấy ý kiến như sau :
a) Lực học quan trọng vì thế giới cấu tạo bằng những phần tử rời rạc như hạt quark, electron. Phải có lực kết nối chúng lại với nhau. Ba hạt quark (2up+1down) kết hợp thành hạt proton. Ba hạt khác (1up+2down) kết hợp thành hạt neutron. Proton và neutron tạo thành hạt nhân nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử kết hợp với electron tạo thành nguyên tử vật chất. Nguyên tử kết nối với nhau thành phân tử hoặc thành cố thể vật chất. Phân tử hữu cơ kết nối với nhau thành chất sống, tế bào sinh vật. Tế bào kết nối với nhau thành sinh vật, con người. Ở tầm vĩ mô lực hấp dẫn liên kết mặt trời và các hành tinh thành thái dương hệ. Các thái dương hệ lại xoay quanh dải ngân hà, các thiên hà tương tác với nhau trong vũ trụ bao la.
b) Trong vũ trụ, chỉ có 4 loại lực tương tác cơ bản, đó là :
+ Lực hấp dẫn (force de gravité, gravitation) là lực hút giữa vật chất với nhau, có tác dụng ở mặt vĩ mô.
+ Lực điện từ (force électromagnétique, electromagnetism) tạo ra từ trường trong đó điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau.
+ Lực tương tác mạnh (force interactive forte, the strong interaction) là lực liên kết các hạt quark tạo ra hạt proton và hạt neutron, tạo ra sự vững bền của hạt nhân nguyên tử và giữ cho electron chuyển động theo quỹ đạo nhất định.
+ Lực tương tác yếu (force interactive faible, the weak interaction) tạo ra hiện tượng phóng xạ của các nguyên tố nặng (như uranium) tức là giải phóng một số proton và neutron khiến nguyên tử dần dần bị phân rã.
Lực điện từ và lực tương tác yếu, từ năm 1983 khi khám phá hạt tương tác boson W và boson Z thì có thể gom thành một lực chung gọi là lực tương tác điện yếu (interaction of weak electromagnetic fields)
c) Thành phần cơ bản nhất của vật chất là lượng tử thật ra chỉ là hạt ảo, không có thật, lượng tử chỉ là khái niệm trừu tượng. Nhưng lượng tử được lực kết nối thành các hạt cụ thể như quark, electron. Ta có thể thấy, cảm nhận được chúng, cũng như cảm nhận nguyên tử. Thật ra nguyên tử không có thật, nguyên tử chỉ là giả danh, nguyên tử chỉ là mối quan hệ tổng quan giữa quark, proton, neutron và electron mà thôi, nghĩa là nguyên tử thật ra chỉ là lực kết nối các hạt quark, proton, neutron và electron lại với nhau. Chúng ta thấy và cảm nhận cái hình tướng là nguyện tử, thật ra chỉ là lực tương tác giữa các hình tướng ảo khác là quark, proton, neutron, electron. Ngay cả lực cũng không có thật, lực chỉ có trong tâm thức. Chính vì lẽ này mà Von Neumann (1903-1957 nhà toán học người Mỹ gốc Hungary, có nhiều đóng góp cho vật lý lượng tử và khoa học máy tính) phát biểu : “Nothing would be real unless consciousness exists, that all real things are constituents of consciousness – which is a complete reversal of materialism” (Không có cái gì là thật trừ phi ý thức hiện hữu, tất cả vật thật đều cấu thành từ ý thức- điều này hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa duy vật).
d) Lực có thể chuyển hóa thành năng lượng và ngược lại. Năng lượng của các nhà máy điện nguyên tử chính là lực tương tác hạt nhân mạnh được giải phóng do sự phân rã của nguyên tử uranium U235 hoặc plutonium Pn239.
Cụ thể như sau : Để tạo ra sự phân hạch của U -235, cần phải làm cho nơtron đi vào hạt nhân của nó. Vì hạt nhân nguyên tử rất nhỏ nên nơtron có tốc độ cao mặc dù có thể đến gần hạt nhân nhưng nhiều khi lại bay qua bên cạnh mà không trúng hạt nhân và cơ hội xâm nhập vào bên trong hạt nhân rất ít. Nếu làm giảm tốc độ của nơtron và kéo dài thời gian tồn tại của nó ở bên cạnh hạt nhân thì xác suất va chạm với hạt nhân sẽ trở nên cao hơn. Người ta gọi nơtron đã bị giảm tốc độ là nơtron nhiệt (Thermal Neutron). Nơtron nhiệt sẽ gây ra phản ứng phân hạch (Nuclear Fission) khi va chạm với một hạt nhân nguyên tử U -235, các mảnh vỡ đó bay phân tán với tốc độ cao. Phản ứng sinh ra một năng lượng khổng lồ được gọi là năng lượng nguyên tử, phát ra dưới dạng nhiệt, ánh sáng với các tia gama, beta, alpha mà nguồn gốc phát sinh là các proton, neutron, electron tự do tức là không bị kết hợp trong các nguyên tử của các nguyên tố mới. Các tia này là phóng xạ độc hại gây ra bệnh tật lâu dài cho sinh vật. Phản ứng ngoài việc giải phóng ra một năng lượng cực lớn, đồng thời sinh ra 2~3 nơtron mới. Các neutron này tiếp tục bắn phá hạt nhân U235 khác tạo ra phản ứng dây chuyền ngày càng tăng, đó là nguyên lý của bom nguyên tử, còn trong nhà máy điện nguyên tử, người ta kiểm soát quá trình này để chỉ duy trì phản ứng ở một mức nhất định. Người ta gọi mảnh vỡ phát sinh do phân hạch là sản phẩm phân hạch (Fission Product). Phần lớn sản phẩm phân hạch có tính phóng xạ.
Sau đây là một số sản phẩm phân hạch tiêu biểu:
-Strontium-90 (Sr-90)Chu kỳ bán rã khoảng 30 năm, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ đọng ở xương và việc loại bỏ ra ngoài là khá khó khăn.
-Iodine-131 (I-131)Chu kỳ bán rã khoảng 8 ngày, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ tập trung ở tuyến giáp trạng.
-Cesium-137(Cs-137)Chu kỳ bán rã khoảng 30 năm, dù có hấp thụ vào cơ thể cũng sẽ bài tiết tương đối sớm ra ngoài qua đường tiêu hoá.

Biểu đồ phản ứng phân hạch Uranium 235. Trong biểu đồ, hạt nhân U235 bị phân rã thành 3 nguyên tố mới là : U236, Kripton và Barium (không lấy được hình ảnh)

Năng lượng chuyển hóa thành lực thì chúng ta thấy rất nhiều trong đời sống hàng ngày. Chẳng hạn động cơ nổ chuyển hóa từ nhiệt năng do đốt nhiên liệu thành cơ năng tức là lực đẩy chiếc xe chạy tới, hoặc đẩy chiếc phi cơ bay tới. Hoặc năng lượng điện biến thành cơ năng chạy các máy móc, động cơ điện, đồ điện gia dụng và đồ điện tử. Thế năng của nước biến thành điện năng với các đập thủy điện. Quang năng của ánh sáng, Phong năng của gió đều có thể biến thành điện năng với các tấm pa-nô mặt trời (panneaux solaires) hoặc tua-bin gió.

buixuanphuong09
10-06-2014, 03:53 PM
Sau khi đã khảo sát các khái niệm về lực, ta bắt đầu đi vào xác định 3 cấp độ của lực học :
I/ Cấp độ I, lực học Newton (1643-1727) : Lực chủ đạo là lực hấp dẫn và lực quán tính, đối tượng nghiên cứu là các thiên thể vĩ mô trong vũ trụ và các vật thể trung mô trong cuộc sống quanh ta. Khảo sát mang tính định lượng, công cụ chủ yếu là toán học và tư duy. Newton phát biểu 3 định luật cơ học :
Định luật 1 Newton (còn gọi là định luật quán tính): Một vật đang đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều mãi mãi nếu không bị buộc phải thay đổi trạng thái đó bởi ngoại lực tác dụng lên vật.
Định luật 2 Newton: Biến thiên động lượng của một vật theo thời gian tỉ lệ với tổng lực tác dụng lên vật, và có hướng là hướng của tổng lực.
Định luật 3 Newton: Đối với mỗi lực tác động bao giờ cũng có một phản lực cùng độ lớn, nói cách khác, các lực tương tác giữa hai vật bao giờ cũng là những cặp lực cùng độ lớn và ngược chiều.
Ngoài ra ông còn tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn: Hai vật có khối lượng M và m sẽ hút lẫn nhau bằng một lực F, tỉ lệ thuận với khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách r , vật có khối lượng nhỏ m sẽ bị kéo về phía vật có khối lượng lớn M với gia tốc G. Công thức toán học là :
F=GMm/r2 (r bình phương)
Theo công thức này thì khoảng cách càng gần thì lực hút càng lớn, khoảng cách càng xa thì lực hút sẽ giảm rất nhanh. Một vệ tinh ở cách xa Trái đất khoảng 400 km thì lực hút cùa Trái đất sẽ rất yếu, nó sẽ không rớt xuống đất nữa mà bay quanh Trái đất theo quỹ đạo nhất định tùy thuộc vào lực phóng vệ tinh và hướng tác dụng của lực. Khi đó vệ tinh ở trong tình trạng vô trọng lực tức không bị lực hút của Trái đất chi phối nữa.
Xem xét hiện tượng gió thổi trên bề mặt nước, gió sẽ tác động lên bề mặt nước một lực nhất định và làm bề mặt nước chuyển động với vận tốc cố định u. dưới tác dụng của độ nhớt, lớp liền kề phía dưới sẽ bị kéo theo chuyển động của lớp trên, Newton còn đưa ra định luật về các lưu chất (chất lỏng và chất khí). Nhưng định luật này phức tạp, liên quan tới độ nhớt của lưu chất, công thức tính toán bằng vi phân phức tạp và ít có ý nghĩa triết học nên ta không đi sâu.
Lực học Newton chưa hoàn thiện, nó chỉ đúng với vật thể có khối lượng lớn và vận tốc nhỏ. Tuy nhiên nó được ứng dụng rất nhiều trong đời thường, trong các phép tính thông thường về chuyển động.

buixuanphuong09
11-06-2014, 07:51 AM
Cấp độ II, Lực học Einstein (1879-1955) : Lực chủ đạo là 4 lực cơ bản đã nói ở phần trên. Đối tượng nghiên cứu là thế giới vi mô dưới nguyên tử và thế giới vĩ mô của các thiên thể. Công cụ là toán học, các thiết bị như máy gia tốc, các loại máy đo tối tân và khả năng tư duy của trí não, đặc biệt là các thí nghiệm tưởng tượng. Lực học Einstein có nhiều điểm khác cơ bản so với lực học Newton như đã nói trên. Ở đây xin nhấn mạnh một số điểm chính yếu :
1/ Quan niệm về không gian, thời gian, khối lượng vật chất đã có thay đổi. Đối với Newton, những đại lượng đó là bất biến, còn với Einstein, không gian, thời gian, khối lượng là khả biến, có thể thay đổi theo vận tốc, theo hệ qui chiếu. Với Einstein, không có hệ qui chiếu chuẩn, một vật đứng yên hay chuyển động là tương đối với hệ qui chiếu hoặc đối với vật khác. Thí dụ ta đang ngồi trên đoàn tàu hỏa đang chạy. Đối với tàu hỏa, ta ngồi yên bất động, nhưng đối với nhà ga, cảnh vật dưới đất thì ta đang chuyển động. Dù cho ta đang nằm ngủ trong nhà mình, ta cũng đang chuyển động với vận tốc rất lớn theo Trái đất. Rồi cả thái dương hệ cũng đang chuyển động trong dải Ngân hà. Rồi cả dải Ngân hà cũng đang chuyển động trong vũ trụ. Tất cả đều là tương đối.
Độ dài của cây thước mẫu sẽ thay đổi, rút ngắn lại khi nó di chuyển với vận tốc gần bằng ánh sáng. Thời gian vật lý cũng thay đổi rút ngắn lại khi di chuyển với vận tốc lớn gần bằng ánh sáng, cụ thể hóa bằng câu chuyện về hai anh em song sinh, người anh ngồi phi thuyền bay với vận tốc cực cao trong một buổi, thì trên địa cầu đã trải qua mấy chục năm, người em trở nên già hơn người anh rất nhiều. Như vậy thời gian không giống nhau đối với hai anh em vì họ ở trong hai hệ qui chiếu khác nhau. Khối lượng vật chất cũng không cố định, nó sẽ tăng lên nhiều khi vận tốc cực cao, cụ thể hạt proton khi di chuyển gần bằng ánh sáng trong máy gia tốc thì khối lượng của nó tăng lên gấp 4 lần. Nếu nó di chuyển bằng tốc độ ánh sáng thì khối lượng sẽ tăng lên vô hạn, nhưng trong thực tế, vật có khối lượng không thể di chuyển bằng tốc độ ánh sáng vì nó đòi hỏi một lực vô cùng lớn mà người ta không thể đáp ứng được.
2/ Trong lực học Einstein thì lực hấp dẫn được thay bằng khái niệm sự biến dạng của thời không. Nên nhớ rằng trong lực học Newton, thời gian và không gian là hai đại lượng riêng biệt độc lập với nhau. Còn trong lực học Einstein, hai đại lượng này không độc lập, không thể tách rời và được gọi chung là thời không (space-time). Vật chất làm cho thời không biến dạng, mật độ vật chất càng lớn, thời không càng bị cong nhiều. Ánh sáng không có khối lượng và chuyển động theo đường thẳng. Lực học Newton không thể giải thích được tia sáng khi đi qua gần mặt trời thì bị cong đi, bởi vì không có khối lượng thì ánh sáng không bị chi phối bởi lực hấp dẫn. Nhân dịp nhật thực năm 1919, người ta đã chụp hình được mặt trời, chứng minh được tia sáng bị cong, Einstein giải thích rằng chính vì mật độ vật chất cao của mặt trời đã làm thời không chung quanh nó bị biến dạng cong đi nên ánh sáng đi qua đó phải cong theo.
3/ Khái niệm tương đối trở thành ý tưởng chủ đạo trong lực học Einstein. Không gian, thời gian, khối lượng vật chất đều là tương đối. Tương đối nghĩa là không độc lập, mọi sự vật đều tùy thuộc lẫn nhau và có thể thay đổi. Khái niệm tương đối được Einstein nêu ra hai lần. Lần đầu vào năm 1905, ông gọi đó là Thuyết tương đối đặc biệt hoặc tương đối hẹp (Special or Simply Relativity). Lý thuyết này xác định tính tương đối của không gian, thời gian và khối lượng vật chất, xác định tốc độ ánh sáng là một hằng số gần bằng 300.000km/giây, xác định sự tương đương giữa vật chất và năng lượng với công thức nổi tiếng E=mc2. Lần hai vào năm 1915, ông gọi đó là Thuyết tương đối tổng quát (General Relativity), đặc biệt luận về trường hấp dẫn trên bình diện vĩ mô của vũ trụ. Thuyết này tiên đoán sự dãn nở của vũ trụ, tương ứng với sự dịch chuyển về phía hồng ngoại của quang phổ; tiên đoán sự hiện hữu của các lỗ đen vũ trụ nơi mật độ vật chất tập trung quá lớn đến mức ánh sáng không thể thoát ra, không phải vì lực hấp dẫn mà vì trường hấp dẫn có độ cong quá lớn. Tia sáng bị cong trong trường hấp dẫn dẫn đến hiệu ứng thấu kính hấp dẫn, nhiều hình ảnh của cùng một thiên thể được nhìn thấy đồng thời trên bầu trời.
Tuy rất thành công nhưng thuyết Tương đối của Einstein vẫn còn những vấn đề chưa giải quyết được. Chẳng hạn thuyết Tương đối chưa bao gồm Cơ học lượng tử. Einstein đã nỗ lực trong 30 năm cuối đời, tìm cách thống nhất thuyết Tương đối và Cơ học lượng tử thành một TOE (Theory Of Everything_Lý thuyết có thể giải thích được tất cả) mà ông gọi là Lý thuyết trường thống nhất (Unified Field Theory) nhưng cuối cùng thất bại, ông qua đời năm 1955 mà không giải quyết được vấn đề, và cho đến nay (2011) cũng chưa ai giải quyết được.
Chính vì vậy, chúng ta phải trở lại với đạo lý xa xưa hơn rất nhiều, có thể giải quyết được vấn đề này bằng một cách khác hẳn.

buixuanphuong09
12-06-2014, 07:46 PM
Cấp độ III, Lực học Thích Ca (623-543 Trước Công nguyên):

Có lẽ chưa ai nghe nói đến lực học Thích Ca bao giờ, chỉ có Thầy Duy Lực có đề cập sơ qua nhưng chưa kịp triển khai. Nay tôi mạo muội và cả gan bàn đến lực học Thích Ca dựa vào Kinh điển Phật giáo, nếu có sai sót, xin các bậc cao minh chỉ giáo.
Lực học Thích Ca chỉ triển khai một lực duy nhất là Tâm lực, đây là tổng hợp của 4 lực cơ bản trong vũ trụ, công cụ là Thiền định. Tất cả các nhà khoa học trên thế giới đều muốn tổng hợp 4 lực cơ bản, nhưng chỉ tổng hợp được hai lực là tương tác yếu và điện từ thành tương tác điện yếu (interaction of weak electromagnetic fields). Họ không ngờ rằng Thích Ca đã tổng hợp được từ xa xưa. Thích Ca không nghiên cứu về định lượng bởi vì số lượng là không có thực nên không có ý nghĩa, cũng vì vậy Thích Ca cũng không sử dụng các phương trình toán học. Mặt khác nếu có cố dùng đến phương trình toán học thì thời đó cũng chẳng có ai hiểu. Thích Ca dùng Thiền định để có được cái thấy siêu việt không bị tâm thức làm cho méo mó, do đó không còn bị vô minh chi phối. Để đạt tới mức Thiền định như vậy, phải trì giới tinh nghiêm nhiều đời nhiều kiếp bất thối chuyển, mới giải thoát khỏi mọi tập khí (thói quen sai lầm) hình thành từ lâu đời, đạt tới cái thấy vô thượng chánh đẳng chánh giác tức trí bát nhã. Bát nhã có đủ khả năng thấy và diệu dụng thực tướng của vạn vật.
Thích Ca thấy không phải bằng mắt thường, mà bằng huệ nhãn, rằng thực tướng của vạn vật là Không (thực tướng vô tướng), tất cả chỉ là ảo hóa, là nhân duyên kết hợp. Lượng tử, quark, electron, neutrino…tất cả mưới mấy loại hạt hạ nguyên tử (subatomic particles) mà con người đã tìm thấy và hy vọng tìm thấy nhưng thực tế chưa tìm được (graviton, higgs boson) đều chỉ là hạt ảo, chúng không tồn tại độc lập, mà chỉ hiện hữu trong tâm thức của người quan sát. Điều này các khoa học gia hàng đầu thế giới ngày nay cũng nhìn nhận. Eugene Wigner (1902-1995 nhà vật lý và toán học người Hungary, giải Nobel vật lý năm 1963) viết : “The very study of the external world led to the conclusion that the content of the consciousness is an ultimate reality. Particles only exist when observed, and so the reality of particles entails that consciousness is a fundamental element of reality” (Càng nghiên cứu thế giới bên ngoài, càng dẫn tới kết luận rằng nội dung của ý thức là thực tại tối hậu. Hạt chỉ hiện hữu khi được quan sát, và như thế thực tại của hạt bắt buộc rằng ý thức là yếu tố cơ bản của thực tại).
Cơ học Newton thì cho là không gian, thời gian, khối lượng vật chất là thực tại khách quan, bất biến và có thật. Einstein nhận thức cao hơn một bậc, biết rằng không gian, thời gian, khối lượng vật chất không phải bất biến mà khả biến, tuy nhiên Einstein vẫn cho rằng các đại lượng đó là sự thật khách quan, nằm ngoài tâm thức (quan điểm duy vật). Thích Ca cũng không phủ nhận thế giới, nhưng thấy rằng không gian, thời gian, vật chất tuy hiện hữu nhưng đó là sự hiện hữu trong tâm thức chứ không phải thật, Thích Ca không dùng thuật ngữ khối lượng mà dùng một từ có ý nghĩa phổ quát hơn là số lượng để chỉ mức độ của vật chất. Có những vật chất không có khối lượng nhưng vẫn có số lượng, ví dụ bit thông tin, người ta không thể cân thông tin xem chúng nặng bao nhiêu nhưng vẫn đếm được số lượng nhiều ít của chúng, đơn vị tính là bit và byte. Bội số của byte là Kilobyte (KB), Megabyte (MB), Gigabyte (GB), Terabyte (TB). Các bội số sau đều lớn hơn số trước liền kề 1024 lần, trừ Terabyte chỉ lớn hơn Gigabyte 1000 lần.
Einstein tuy nhận thức cao hơn Newton nhưng vẫn còn chấp thật, nghĩa là cho rằng thế giới là có thật. Do đó ông thật sự bối rối đối với hiện tượng rối lượng tử (quantum entanglement ) không hiểu tại sao tín hiệu có thể truyền từ photon này sang photon kia với tốc độ gấp hàng triệu lần tốc độ ánh sáng trong khi ông đã chứng minh cho cả thế giới thấy rằng tốc độ ánh sáng là cao nhất trong thế giới vật chất. Vì thế ông gọi đó là tác động ma quái từ xa (Spooky action at a distance). Ông không hiểu rằng không gian, thời gian và số lượng vật chất đều chỉ là ảo, không phải thật, chúng chỉ hiện hữu trong tâm tưởng. Cũng cần hiểu rằng tâm không phải chỉ là ý thức. Ý thức chỉ là một phần rất nhỏ, cạn cợt của tâm thức. Phật giáo mô tả tâm thức gồm có bát thức (8 thức) mà thuyết Thập nhị nhân duyên và Duy thức học đề cập chi tiết. Bát thức gồm nhãn thức, nhĩ thức, tị thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Nhãn thức là cảm giác phân biệt do mắt (thị giác) đưa vào não. Các thức kia lần lượt là cảm giác phân biệt của tai (thính giác), của mũi (khứu giác), của lưỡi (vị giác), của thân thể (xúc giác). Các cảm giác khác nhau được đưa vào não để so sánh, nhận biết và phát sinh ý thức. Ý thức là nhận thức tổng hợp của 5 thức trước, nó ghi nhớ trong ký ức và có khả năng tái hiện mà không cần tiếp xúc với ngoại cảnh. Ngoài ra còn hai thức rất quan trọng mà khoa học chưa biết mấy, là mạt-na thức và a-lại-da thức. Mạt-na chấp 6 thức trước và a-lại-da là của riêng nó. Còn a-lại-da là kho chứa dữ liệu thông tin cực kỳ lớn, để hình dung nó ta hãy tạm so sánh nó với internet. Tất cả dữ liệu của internet đều có thể hiển thị trên máy tính cá nhân khi có đủ điều kiện. Cả vũ trụ vạn vật mà ta tưởng là khách quan, ở bên ngoài ý thức, đều có thể hiện ra khi có đủ nhân duyên theo cơ chế tương tự như thế giới ảo của máy vi tính.

buixuanphuong09
13-06-2014, 09:26 PM
Vì vũ trụ là chủ quan, nên với lực học Thích Ca, lấy tâm lực là chủ đạo, để đi đến những nơi cực kỳ xa xôi trong tam giới, chỉ cần tịch (chết) ở nơi này và xuất hiện (sinh) ở nơi kia, bất luận khoảng cách không gian là bao nhiêu tỉ quang niên, số lượng là vô nghĩa vì không gian chỉ là ảo. Điều quan trọng là phải có khả năng sinh tử tự do thì mới chủ động được quá trình đầu thai. Chỉ có Phật, Bồ Tát, Tổ Sư, các bậc kiến tánh, mới thoát khỏi luân hồi, liễu giải sinh tử, đạt tới sinh tử tự do, hay nói cách khác, họ ngộ tính chất ảo hóa không thực của vũ trụ vạn vật nên không chấp bất cứ thứ gì là thật cả. Điều này trong kinh Bát nhã ba la mật đã nói rõ.
“Chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt bất cấu bất tịnh bất tăng bất giảm, thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức , vô nhãn nhĩ tị thiệt thân ý , vô sắc thanh hương vị xúc pháp…”
Dịch nghĩa : Các pháp (vạn sự vạn vật) có bản chất là không, không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm, như vậy trong cái không, không có vật chất, không có các cảm giác như thọ (tiếp xúc), tưởng (tưởng tượng), hành ( chuyển động, hoạt động), thức (phân biệt), không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân xác, ý thức, không có các đối tượng của các giác quan là sắc (vật chất), thanh (âm thanh), hương (mùi hương), vị ( vị giác của lưỡi), xúc ( cảm giác của thân thể), pháp ( đối tượng của ý thức)…
Còn chúng sinh vô minh thì sinh tử, đầu thai theo sự dẫn dắt của nghiệp lực, tưởng tam giới là có thật. Nguyên nhân cơ bản khiến có sự tưởng tượng như vậy là do vô minh, mắt xích đầu tiên của thập nhị nhân duyên. Chính vô minh khiến lầm lẫn nguyên tử là có thật, vật chất là có thật. Lý thuyết thập nhị nhân duyên chính là cơ bản của lực học Thích Ca. Từ vô minh, qua trùng trùng duyên khởi, hình thành vũ trụ vạn vật. Các nhà khoa học không hiểu tại sao có hiện tượng giam hãm (confinement) tức sự kiện các hạt quark bị nhốt vĩnh viễn trong hạt proton và trong hạt neutron. Họ cũng không hiểu nguồn gốc của lực tương tác hạt nhân mạnh là do đâu. Chính tâm cố chấp kiên cố là nguồn gốc của hiện tượng giam hãm cũng như của lực hạt nhân mạnh. Khi giải thoát khỏi tâm cố chấp này thì Bồ Tát có thể dễ dàng đi xuyên qua tường đá, vì bức tường cũng như thân thể là không có thật, không còn lực nào giữ cho các hạt quark dính chặt vào nhau nữa, không còn lực nào để dính chặt các hạt proton và neutron tạo thành hạt nhân nguyên tử nữa. Trương Bảo Thắng đã từng biểu diễn đi xuyên qua tường của Đại Lễ Đường Nhân dân Bắc Kinh năm 1982 trước sự chứng kiến của các nhà khoa học. Anh ta và một vài kỳ nhân khác có thể dùng tâm lực lấy các viên thuốc ra khỏi lọ mà không cần mở nắp, hoặc bỏ một đồng xu vào cái phích nước sôi, rồi lấy ra trong khi nắp phích nước đóng chặt, vừa bằng nút bấc ở trong và nắp nhôm ở ngoài.

buixuanphuong09
13-06-2014, 09:27 PM
Lực học Thích Ca nêu ra nguyên lý sinh diệt là qui luật của vũ trụ vạn vật, sinh diệt là đặc trưng của thế giới. Quá trình sinh diệt có 4 giai đoạn : thành là giai đoạn hình thành của vật; trụ là giai đoạn trưởng thành, thời hưng thịnh nhất của vật; hoại là giai đoạn suy tàn của vật; diệt là giai đoạn tiêu vong của vật. Theo cấp độ II, bốn lực cơ bản của vũ trụ là sức mạnh chủ yếu tác động đến quá trình này. Nhưng Thích Ca thấy thành trụ hoại diệt cũng chỉ là ảo, là giả, hoạt động trên cơ sở vô minh, nếu không có tưởng tượng của vô minh thì không có gì cả. Tâm như như bất động, vô hình, vô tướng mới đích thực là động cơ của sinh diệt. Nếu cứ theo thói quen vô minh thì Sinh diệt phát sinh do cấu trúc ảo, vô thủy vô minh của vật chất. Ảo tức là không thật nhưng tại sao lại hiện hữu ? Hiện hữu đó chỉ có trong nhất niệm vô minh. Khi nào thì có nhất niệm vô minh ? Khi cấu trúc ảo vô thủy vô minh đó hình thành được sinh vật có bộ não và có lục thức, đó là điều kiện cho nhất niệm vô minh hay ý thức khởi lên, và ý thức đó nhận ra sự hiện hữu của vũ trụ vạn vật. Quá trình này ngày nay đã được chứng minh một cách rõ ràng qua phát minh máy vi tính. Electron là một hạt ảo, nghĩa là nó không thể độc lập tồn tại, nhưng nó tạo ra được dòng điện, dòng điện có hai trạng thái : đóng mạch, ký hiệu 1; ngắt mạch, ký hiệu 0. Chỉ với hai ký hiệu này, người ta tạo ra hệ đếm nhị phân, có thể diễn tả bất cứ số lượng nào chỉ với 2 ký hiệu đó thôi. Rồi người ta dùng các con số để diễn tả độ sáng, màu sắc, chữ viết, âm thanh, hình ảnh, video…Kết quả là người ta tạo ra cả một thế giới ảo và một ngành công nghệ thông tin rất phát triển hiện nay.
Lực học Thích Ca là một sức mạnh tâm linh nhằm giải thoát khỏi sinh tử luân hồi chứ không nhằm biểu diễn thần thông, nên các bậc giác ngộ rất ít khi hiển bày thần thông. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiết, họ cũng hiển bày chút ít để duy trì lòng tin cho đời sau. Chẳng hạn Lục Tổ Huệ Năng đã chủ động để lại nhục thân bất hoại của mình.
Còn các ngoại đạo như Trương Bảo Thắng cũng có thể có thần thông, nhưng nếu biểu diễn nhiều lần, họ sẽ mất hết công lực và không còn làm được nữa.
Sức mạnh tâm linh cũng có thể giúp hành giả tiếp xúc được với chúng sinh của thế giới khác, chẳng hạn thế giới của người quá cố. Các thế giới đó chẳng phải ở đâu xa, chúng đều nằm trong a-lại-da thức. Phan Thị Bích Hằng là một trong những người có khả năng đó, chị có thể tiếp xúc với vong linh của người đã khuất và giúp người sống tìm được hài cốt của người chết. Vì các thế giới đều là chủ quan nên chỉ người có cùng cộng nghiệp mới nhìn thấy nhau, còn những người khác thì không thấy. Phan Thị Bích Hằng kể về thế giới cõi âm.
Sức mạnh tâm linh có thể phá bỏ sự ngăn cách giữa quá khứ, hiện tại, vị lai, phát hiện thực tướng thời gian không có thật, khiến có thể tiên đoán chính xác sự kiện chưa xảy ra. Đây không phải là dự đoán, không dựa trên suy luận lô-gích, mà thấy đích xác sự kiện, nói chưa diễn ra là nói theo chủ quan về thời gian của người đời, chứ dữ liệu đã có trong a-lại-da thức. Chú bạch tuộc Paul chọn Tây Ban Nha chiến thắng Hà Lan trong Giải World Cup Bóng Đá 2010 tại Nam Phi trước khi diễn ra trận đấu và thực tế diễn ra đúng như vậy.
Tiên tri của bạch tuộc Paul không phải ngẫu nhiên, vì 8 lần tiên đoán đều đúng 100% trong khi xác suất ngẫu nhiên để ra kết quả đúng trong 8 lần liên tiếp là rất thấp, không có đầu óc hoặc máy tính lô-gích nào làm được.
Sau đó không lâu, gần 4 tháng sau World Cup, bạch tuộc Paul tịch theo đúng truyền thống Phật giáo vì đã để lộ cho người đời thấy thần thông của mình, thọ hai tuổi rưỡi.
Về mặt luân hồi nghiệp chướng, lực học Thích Ca tác động tới kho dữ liệu của A-lại-da thức tạo ra nhân quả, tạo ra luân hồi tái sinh, trong trường hợp này lực ấy là nghiệp lực mà chúng sinh mê muội bị dẫn dắt để đi đầu thai, còn bậc giác ngộ, Bồ Tát thì tự chủ gọi là sinh tử tự do như trường hợp của gia đình cư sĩ Bàng Uẩn
Kể chuyện gia đình cư sĩ Bàng Uẩn (chuyện dài không tiện đăng)
Còn luân hồi tái sinh thì như trường hợp của nhà văn Huỳnh Đình Kiên đời Tống hoặc trường hợp sau ngay thời hiện đại
Trường hợp tái sinh của bé Quyết Tiến (đã đăng trong topic này)
Tóm lại, lực học Thích Ca nói rằng tất cả lực đều là tâm, tất cả vật cũng đều là tâm, ngoài tâm không có vật, như lời của Lục Tổ Huệ Năng của Thiền tông Trung Quốc :
本來無一物 Bản lai vô nhất vật, Xưa nay vốn không có một vật nào
何處惹塵埃 Hà xứ nhạ trần ai? Bụi trần bám vào đâu ?
Đừng tưởng rằng chỉ có các nhà đạo học nói năng mông lung mà không chứng minh được, các nhà khoa học hàng đầu thế giới ngày nay cũng đã nhận ra ý này. Heisenberg, (1901-1976 nhà vật lý lý thuyết người Đức, người khám phá ra nguyên lý bất định, nói: “Atoms and elementary particles…form a world of potentialities or possibilities, rather than one of things or facts…atoms are not things” (Nguyên tử và các hạt cơ bản…hình thành một thế giới tiềm thể hay có khả năng hiện hữu, chứ không phải một thế giới của vật thể hay sự vật có thật…Nguyên tử không phải là vật). Heisenberg nói tới một thế giới tiềm thể, có tiềm năng hiện hữu nhưng chưa hiện hữu, đó chính là cấu trúc ảo của vật chất mà nhà triết học Immanuel Kant (1724-1804) gọi là vật tự thể (Das ding an sich) bất khả tri, còn Phật giáo gọi là vô thủy vô minh. Cấu trúc ảo đó cần phải có nhất niệm vô minh khởi lên, hai cái vô minh tương tác thì vật mới hiện hữu thành sơn hà đại địa, cỏ cây sinh vật, nhà cửa xe cộ…Chính vì vật chất là ảo hóa nên Phật giáo mới nói “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”. Cảnh giới mà chúng ta thấy là thế lưu bố tưởng (tưởng tượng lưu truyền phổ biến ở thế gian), bậc thánh cũng có thế lưu bố tưởng, thấy y như người đời, nhưng vì không chấp đó là sự thật nên các ngài không có chấp trước tưởng, tức là vướng mắc trong ái dục, tham cầu, chấp ngã, chấp pháp dẫn đến khổ. Giác ngộ chỉ là thấy rõ tam giới chỉ là ảo, vận dụng được tâm lực một cách như ý, không còn vướng mắc trong luân hồi sanh tử.
Trong ba thứ lực học kể trên, lực học Newton và Einstein có thể đem lại cuộc sống tiện nghi cho con người bằng những phát minh sáng chế rất tài tình, chẳng hạn nhà cửa, xe cộ, máy bay, tàu thủy, máy vi tính, điện thoại di động…Nhưng tôi nghĩ chỉ có lực học Thích Ca mới đem lại cuộc sống giác ngộ, mưu cầu sự an lạc và hòa bình đích thực cho nhân loại và muôn loài chúng sinh một cách vững chắc.

Truyền Bình

buixuanphuong09
14-06-2014, 03:59 PM
CẢM NGHĨ ĐỌC BÀI "LỰC HỌC THÍCH CA...."

Bài viết "Lực học Thích Ca" đề cập đến nhiều vấn đề cao siêu của Phập Pháp cũng như khoa học, cả lĩnh vực Vật lý học nguyên tử. Là một nông dân kiến thức hạn hẹp, tại sao tôi lại nhặt một bài viết có kiến thức cao như thế vào topic của mình? Viển vông ngông cuồng ư? Không! Bài viết dù rất cao nhưng không phải không có chỗ cho tôi hiểu. Nhờ vận dụng kiến thức Phật Pháp tôi cũng hiểu được đôi điều, ngược lại, nhờ đọc bài viết này đã giúp tôi sáng tỏ được nhiều điều trong Phật Pháp.
Giờ xin được nêu lên đôi điều nhận thức qua sự liên hệ giữa Phật Pháp và Khoa học:
Kinh Di Đà có câu: "Từ đây đi về bên Tây phương kia qua hết mười muôn ức Phật độ có thế giới gọi là Cực lạc. Cõi ấy có Đức Phật A Di Đà hiện đang thuyết pháp".
Theo giảng giải của Trí Húc Đại sư: Phật độ là khu vực của một vị Phật hóa độ có một ngàn triệu Trái đất, trong kinh Phật gọi là Tam thiên đại thiên thế giới. Quả đất ta ở có bốn châu, mỗi châu là một thiên hạ nên gọi là "Quả tứ thiên hạ". Một ngàn "Quả tứ thiên hạ" gọi là một "Tiểu thiên thế giới", một ngàn "Tiểu thiên thế giới" gọi là một "Trung thiên thế giới", một ngàn "Trung thiên thế giới" gọi là một "Đại thiên thế giới". Vậy một "Đại thiên thế giới" có một ngàn triệu Trái đất. Chữ Ức ở đây là 10 triệu, "mười muôn ức" là một ngàn ngàn triệu, hay một ngàn tỷ.
Tôi suy ngẫm và lý giải rằng:
+ Bán kính trung bình của Trái đât: 6.371,0 km, vậy Đường kính là 12.740 km.
1 Phật độ = 12.740 km x 1.000.000.000 trái đất = 12.740. 000.000.000 km
1 Phật độ hay cõi Phật có đường kính = 12 ngàn 740 tỷ km.
Thế giới Cực lạc của đức Di Đà cách đây một ngàn tỷ cõi Phật, tức là:
12.740. 000.000.000 km x 1.000.000.000.000 = 12.740.000.000.000.000.000.000.000 km
1.274 + 22 số 0, cụm số 274 tôi tạm làm tròn bằng 3 số 0, tức là 1 + 25 số 0 km
+ Kính thiên văn vũ trụ Hubble có thể thu nhận ánh sáng từ vật thể cách xa 12 tỉ năm ánh sáng hay 12 tỉ Quang niên.
Một năm có: 60 x 60 x 60 x 24 x 365 = 27.876.000 giây
1 năm có 27.876.000 giây; tốc độ ánh sáng = 300.000 km/s
300.000 km/s x 27.876.000 = 6.302.800.000.000 km
1 năm áng sáng hay Quang niên = 6.302.800.000.000 km = 6.302,8 tỷ km
Tầm thu nhận của Hubble là 12 tỷ Quang niên, vậy:
6.302.800.000.000 km x 12.000.000.000 = 75.633.600.000.000.000.000.000 km
756.336 + 17 số 0; cụm số56.336 tôi tạm lấy tròn bằng 5 số 0, vậy:
756.336 + 17 số 0 = 7 + 22 số 0 km
So với khoảng cách đến cõi Phật Di Đà còn kém 3 số 0, tức bằng 7/nghìn.
+ Kính thiên văn không gian James Webbtriển khai năm 2014 có tầm nhìn gấp 7 lần Hubble, vậy:
75.633.600.000.000.000.000.000 km x 7 = 5.294.352 + 17 số 0
cụm số 294.352 tôi tạm làm tròn bằng 6 số 0, tức là 5+23 số 0 (còn kém 2 số 0), tức bằng 5/trăm khoảng cách đến cõi Phật Di Đà hay sấp sỉ bằng.
Khoảng cách 12.740.000.000.000.000.000.000.000 km trong kinh Phật nói không phải là hoang tưởng mà đã được khoa học ngày nay chứng minh.
(Tôi tạm dừng ở đây, sẽ còn tiếp tục những lý giải qua sự liên hệ giữa Phật Pháp và Khoa học, tôi hiểu thế nào thì nói thế. Mong bạn đọc cảm thông.)

buixuanphuong09
25-06-2014, 11:00 PM
ĐÔI DÒNG TÂM SỰ



Trên đây tôi đã sưu tầm và đăng những bài viết xung quanh vấn đề tâm linh. Từ đây tôi sẽ đăng những bài viết của cá nhân, ghi những cảm nhận, qua sự liên hệ giữa Phật giáo và khoa học, trong khuôn khổ hiểu biết hạn hẹp của mình, mong được mọi người chỉ cho những điều thiếu sót.
Trước khi vào các bài viết, xin phép được ngỏ đôi dòng tâm sự.
51 năm trước, học Trung cấp LN, được bồi dưỡng kiến thức cấp III, tôi chỉ biết mẫu HTNT gồm các điện tử quay quanh hạt nhân. Sau này về đọc sách biết thêm hạt nhân nguyên tử gồm các hạt proton và neutron, nay đọc bài "Lực học Thích Ca..." của tác giả Truyền Bình, biết thêm hạt quark. Nhưng đọc câu: "Ba hạt quark (2up+1down) kết hợp thành hạt proton. Ba hạt khác (1up+2down) kết hợp thành hạt neutron." thì lại thấy thắc mắc trong lòng. Phải chăng "quark" chưa là nhỏ nhất, còn "up", "down" nữa? Mà "up", "down" là gì??? Lòng khát học khiến tôi cứ mò mẫm ...mò mẫm..., để rồi gây nên một trận đau đầu dữ dội phải nằm bẹp mấy ngày. Khi khỏe lên, chứng nào tật ấy, lại mò mẫm... Có lẽ Trời cũng thương tình một lão nhà quê khát học, đã cho tôi hưởng một niềm vui sướng chan hòa đúng vào hôm mừng sinh nhật lần thứ 76, giải tỏa được nỗi thắc mắc trong lòng. Thì ra "quark" vẫn là nhỏ nhất, là hạt cơ bản cấu tạo nên vật chất, nhưng người ta đã tìm ra có 6 loại hạt quark khác nhau: quark lên (u), quark xuống (d), quark duyên (c), quark lạ (s), quark đỉnh (t), và quark đáy (b). Các quark lên (u) và quark xuống (d) có khối lượng nhỏ nhất trong các quark, nói chung là ổn định và thường gặp nhất trong vũ trụ, trong khi các quark duyên (c), lạ (s), đỉnh (t), và đáy (b) chỉ có thể được tạo ra như trong các tia vũ trụ và trong các máy gia tốc hạt.
Niềm phấn khởi đã cho tôi nghị lực, trí tuệ thực hiện bài viết "Vũ trụ quan", liên hệ giữa Vũ trụ quan Phật giáo và Vũ trụ quan khoa học.
Mời các bạn tiếp đọc.
25.6.2014

buixuanphuong09
26-06-2014, 07:34 AM
VŨ TRỤ QUAN

Bài viết này gồm hai phần:
Vũ trụ quan khoa học và Vũ trụ quan Phật giáo
I- Vũ trụ quan khoa học
+ Aristotle: (384 – 322 TCN)
Aristotle là nhà đại Hiền Triết và bác học thời Hy Lạp cổ đại, học trò của Platon và thày dạy của Alexandros Đại đế. Cùng với Platon và Socrates, Aristoteles là một trong ba cột trụ của văn minh Hy Lạp cổ đại.Toàn thể các tác phẩm có thể xem là một bộ bách khoa của Hi Lạp nhưng khác với bộ bách khoa của các nước khác ở chỗ chỉ do một người viết ra.Nhưng những phương tiện nghiên cứu của Aristoteles vô cùng thô sơ so với những phương tiện nghiên cứu tối tân ngày nay. Ông phải đo lường thời gian mà không có đồng hồ, đo lường nhiệt độ mà không có hàn thử biểu, xem thiên văn mà không có kính viễn vọng, đoán thời tiết mà không có phong vũ biểu. Những phương tiện duy nhất mà Aristoteles đã sử dụng là một cái thước và một cái la bàn. Sức hút của Trái Đất, hiện tượng phát điện, áp lực không khí, nguyên lý ánh sáng, nhiệt lượng và hầu hết những lý thuyết tân tiến của khoa học hiện đại đều hoàn toàn chưa được phát minh.
+ Nền triết học Aristotle có ảnh hưởng sâu rộng trong tư tưởng Kitô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo.
+ Lý thuyết động vật học Aristoteles đã không thay đổi và được giảng dạy tại tất cả các trường học cho tới khi Thuyết tiến hóa của Charles Darwin ra đời vào thế kỷ 19.
+ Triết lý về bốn nguyên tố: Đất, nước, gió, lửa tạo nên thế giới cho tới nay vẫn còn giá trị.
+ Học thuyết của Aristoteles cũng giữ một vai trò quan trọng trong bộ môn Thần học và trước thế kỷ 20, môn Luận Lý được coi là của Aristoteles.
+ Quan niệm về vũ trụ là nền tảng cho thuyết Địa tâm của Ptolemy. (Một số quan niệm của Aristoteles sau này bị Galileo Galilei đánh đổ.)
+ Thuyết Địa tâm và Hệ Ptolemy
Trong thiên văn học, mô hình địa tâm của vũ trụ là lý thuyết cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ và Mặt trời cùng các thiên thể khác quay quanh nó.
Hệ này được coi là hình mẫu tiêu chuẩn thời Hy Lạp cổ đại, được cả Aristoteles và Ptolemy, cũng như đa số các nhà triết học Hy Lạp đồng thuận.
Người Hy Lạp cổ đại và các nhà triết học thời Trung Cổ thường cho mô hình địa tâm đi cùng với Trái Đất hình cầu. Quan điểm này thống trị văn hoá phương tây cho tới tận cuối thế kỷ 16 trở về sau nó dần bị thay thế bởi hệ nhật tâm của Copernicus, Galileo và Kepler.
Claudius Ptolemaeus (Ptolemaeus, Ptolemy hay Ptolémée hay Ptôlêmê, khoảng 100-178SCN) là một nhà bác học Hy Lạp đã xây dựng lên hệ Ptolemy
Hệ Ptolemy được hình thành từ nhiều lý thuyết coi Trái Đất là trung tâm đứng yên của vũ trụ. Các ngôi sao được gắn vào một mặt cầu bên ngoài và nó quay nhanh, ở mức độ tương đối với nhau, trong khi các hành tinh được đặt trên những mặt cầu nhỏ hơn và mỗi hành tinh có một mặt cầu riêng biệt.
Thứ tự các hành tinh từ Trái Đất trở ra theo hệ Ptolemy như sau: Mặt Trăng, Sao Thuỷ, Sao Kim, Mặt trời, Sao Hoả, Sao Mộc, Sao Thổ, Các định tinh.
+ Thuyết Nhật tâm hay Hệ thống Copernicus (Nicolaus Copernicus 1473 -1543)
Năm 1543 hệ địa tâm lần đầu tiên bị thách thức nghiêm trọng khi Copernicus xuất bản cuốn Về chuyển động quay của các thiên thể (De revolutionibus orbium coelestium), ấn định rằng Trái Đất và các hành tinh khác đều quay quanh Mặt trời. Cuốn sách này đánh dấu sự chấm dứt của thuyết địa tâm coi Trái Đất ở trung tâm vũ trụ. Copernicus cho rằng Trái Đất là một hành tinh quay xung quanh Mặt Trời một vòng trên một năm, và quay quanh trục một vòng trên một ngày. Ông đã khám phá được vị trí chính xác của những hành tinh đã được biết và giải thích sự tiến động của những điểm phân một cách chính xác bởi sự thay đổi vị trí một cách chậm chạp của trục quay của Trái Đất. Ông cũng đưa ra giải thích rõ ràng về nguyên nhân gây ra các mùa: rằng trục của Trái Đất không vuông góc với với hành tinh trên quỹ đạo của nó. Ông cộng thêm vào sự chuyển động của Trái Đất, theo đó trục của nó được giữ hướng về đúng một điểm trên bầu trời trong suốt cả năm.
Các lý thuyết của Copernicus phủ nhận lời giải thích Mặt Trời quay quanh Trái Đất trong Cựu Ước (Joshua 10:13).
+ Galileo Galilei (1564 -1642)
Galileo Galilei (phiên âm trong tiếng Việt là Ga-li-lê) là một nhà thiên văn học, vật lý học, toán học và triết học người Ý, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học. Các thành tựu của ông gồm những cải tiến cho kính thiên văn và các quan sát thiên văn sau đó, và ủng hộ Chủ nghĩa Copernicus. Galileo đã được gọi là "cha đẻ của việc quan sát thiên văn học hiện đại", "cha đẻ của vật lý hiện đại", "cha đẻ của khoa học", và "cha đẻ của Khoa học hiện đại."
Những đóng góp của ông trong thiên văn học quan sát gồm vệc xác nhận các tuần của Sao Kim bằng kính thiên văn, phát hiện bốn vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc, được đặt tên là các vệ tinh Galileo để vinh danh ông, và sự quan sát và phân tích vết đen Mặt Trời. Galileo cũng làm việc trong khoa học và công nghệ ứng dụng, cải tiến thiết kế la bàn.
Năm 1610 Galileo xuất bản một cuốn sách về các quan sát thiên văn của mình với các Mặt Trăng của Sao Mộc, sử dụng quan sát này để ủng hộ lý thuyết nhật tâm của vũ trụ của Copernicus chống lại thuyết địa tâm Ptolemy và các lý thuyết của Aristote.
Quan điểm địa tâm đã là thống trị từ thời Aristotle, và sự tranh cãi nảy sinh sau khi Galileo trình bày thuyết nhật tâm như một minh chứng khiến giáo hội Công giáo Rôma cấm tuyên truyền nó, vì nó chưa được chứng minh theo kinh nghiệm ở thời điểm ấy và trái ngược với ý nghĩa của Kinh Thánh. Theo Thánh Vịnh (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1nh_V%E1%BB%8Bnh) 93:1, Thánh Vịnh 96:10, và Sử biên niên (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=S%C3%A1ch_S%E1%BB%AD_bi%C3%AAn_ni% C3%AAn&action=edit&redlink=1) 16:30 trong Kinh Thánh Kitô giáo Tây phương có đoạn nói rằng: "Chúa thiết lập Địa Cầu, Địa Cầu không lay chuyển". Cũng trong đoạn Thánh Vịnh 104:5 nói "Chúa lập Địa Cầu trên nền vững, không chuyển lay muôn thuở muôn đời!".
Galileo cuối cùng buộc phải từ bỏ thuyết nhật tâm của mình và sống những ngày cuối đời trong cảnh bị quản thúc tại gia theo lệnh của Toà án dị giáo La Mã.
Ngày 31 tháng 11 năm 1992, Giáo hoàng Gioan Phaolô II (http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Gioan_Phaol%C3%B4_II) đã thể hiện sự hối tiếc về cách vụ Galileo được phán xét, và chính thức công nhận rằng Trái Đất không đứng yên. Tháng 3 năm 2008, Vatican đề nghị hoàn thành việc phục hồi cho Galileo
(còn tiếp)

buixuanphuong09
26-06-2014, 04:30 PM
+ Quan niệm Vũ trụ ngày nay:
Vũ trụ là toàn bộ hệ thống không-thời gian trong đó chúng ta đang sống, chứa toàn bộ vật chất và năng lượng.
Vũ trụ có hai thang: Vũ trụ vi mô và Vũ trụ vĩ mô
1- Vũ trụ vi mô: bao gồm tất cả các nguyên tử và các hạt cơ bản cấu thành nên mọi dạng tồn tại của thế giới vật chất.
Nguyên tử
Khái niệm nguyên tử do Democritos (khoảng 460 - 370 TCN) đề xuất ra đầu tiên, tên tiếng Anh "atom" có nghĩa là không cắt được, hoặc vô hình, một thứ không thể chia cắt được, nhưng nó chỉ có ý nghĩa triết học.
+ Năm 1805, Daltonkhởi xướng lý thuyết nguyên tử hiện đại, nhưng mãi tận năm 1905 Einstein và sau đó Perrin dựa trên nghiên cứu của Einstein tiến hành thí nghiệm xác định được khối lượng và kích thước nguyên tử, và xác nhận lý thuyết nguyên tử của Dalton, vẫn coi nguyên tử là hạt cơ bản của vật chất.
+ Năm 1909, Rutherford đưa ra mẫu hành tinh nguyên tử.
Ta hình dung mẫu "hành tinhnguyên tử" như một Hệ Mặt trời: Hạt nhân nguyên tử ví như Mặt trời, các Điện tử quay quanh hạt nhân nguyên tử theo hình elip, tương tự như các Hành tinh quay quanh Mặt trời mà Trái đất của chúng ta là một trong các hành tinh đó.
+ Hạt hạ nguyên tử:
Mặc dù từ nguyên tử có nguồn gốc chỉ những hạt không thể phân chia nhỏ hơn nữa, nhưng như ngày nay đã biết nguyên tử là thuật ngữ khoa học tổ hợp của nhiều hạt hạ nguyên tử. Các hạt thành phần của nguyên tử là electron, proton và neutron. Proton và neutron được gọi là nucleon (hạt nhân nguyên tử).
Trong thập niên 1950, với sự phát triển nhanh chóng của các máy gia tốc hạt và máy dò hạt, các nhà khoa học nghiên cứu và nhận thấy hạt neutron và proton là những loại hạt hadron, hay hạt tổ hợp của những hạt nhỏ hơn gọi là quark.
Quark là một hạt cơ bản sơ cấp và là một thành phần cơ bản của vật chất.
Có 6 loại quark: quark lên (u), quark xuống (d), quark duyên (c), quark lạ (s), quark đỉnh (t), và quark đáy (b). Các quark lên (u) và quark xuống (d) có khối lượng nhỏ nhất trong các quark, nói chung là ổn định và thường gặp nhất trong vũ trụ, trong khi các quark duyên (c), lạ (s), đỉnh (t), và đáy (b) chỉ có thể được tạo ra như trong các tia vũ trụ và trong các máy gia tốc hạt.
Proton là một loại hạt tổ hợp, một thành phần cấu tạo hạt nhân nguyên tử.
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/92/Quark_structure_proton.svg/250px-Quark_structure_proton.svg.png
Mỗi Proton gồm hai quark lên và một quark xuống

Neutron là một hạt hạ nguyên tử có trong thành phần hạt nhân nguyên tử, trung hòa về điện tích.
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/81/Quark_structure_neutron.svg/250px-Quark_structure_neutron.svg.png
Mỗi neutron gồm hai quark xuống và một quark lên

Electron còn gọi là điện tử, là một hạt hạ nguyên tử, hay hạt sơ cấp. Trong nguyên tử electron quay xung quanh hạt nhân trên quỹ đạo electron.
Các electron có điện tích âm và khi chúng chuyển động sẽ sinh ra dòng điện.

Tôi đã hình dung mẫu "hành tinh nguyên tử" như một Hệ Mặt trời. Hàng ngày ta ăn cơm, chỉ tính riêng một hạt cơm mắt thường ta trông thấy nó đã có bao nhiêu phân tử tinh bột (C6H10O5)n và đường glucose C6H12O6. Tôi hình dung mỗi phân tử tinh bột hay glucose như một Thiên hà, các nguyên tử C, H, O là những Thái dương hệ. Vậy trong một hạt cơm nó có bao nhiêu Thiên hà như thế. Vũ trụ vi mô thật vô biên vô lượng.
Giờ ta chuyển sang Vũ trụ vĩ mô xem nó thế nào?

buixuanphuong09
27-06-2014, 08:51 PM
2- Vũ trụ vĩ mô: bao gồm tất cả các thiên hà, tức là những tập hợp của các thiên thể như sao và hành tinh v.v..., trong đó có Trái Đất.

Vũ trụ mà chúng ta đang sống là "Vũ trụ quan sát được" gồm tất cả mọi nơi có thể có tác động đến con người kể từ Vụ Nổ Lớn (Big Bang), chắc chắn là hữu hạn, do tốc độ truyền tương tác không vượt quá tốc độ ánh sáng (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%91c_%C4%91%E1%BB%99_%C3%A1nh_s%C3%A1ng).
Do giới hạn của vận tốc truyền ánh sáng mà chúng ta chỉ có thể quan sát một phần nhỏ của vũ trụ, được gọi là "Vũ trụ nhìn thấy" hay "Vũ trụ quan sát được". Đa số các nhà thiên văn dùng từ "Vũ trụ" khi nói đến "Vũ trụ quan sát được".
Theo thuyết Vụ Nổ Lớn (Big Bang), vũ trụ bắt nguồn từ một trạng thái vô cùng đặc và vô cùng nóng. Từ đó không gian đã mở rộng cùng với thời gian và làm cho các thiên hà di chuyển xa nhau hơn.
Do vũ trụ đã không ngừng nở, tại thời điểm hiện nay, rìa chân trời đã đi được đến khoảng cách khoảng 46,6 tỷ năm ánh sáng (4.4 × 10 lũy thừa 23 km),
(4.4 × 10.23 km = 4.400.000.000.000.000.000.000.000 km)
là bán kính của Vũ trụ quan sát được (tức là một khối cầu có tâm tại điểm quan sát của chúng ta trên Trái Đất). Như vậy, thể tích đồng hành của vũ trụ quan sát được là 4,2 × 10.lũy thừa 32 /năm ánh sáng khối. Chúng ta nằm ngay tại tâm của vũ trụ quan sát được, nhưng không phải tại tâm của toàn thể vũ trụ. Và do đó điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên lý Copernic, nói rằng vũ trụ là đồng nhất và không có tâm. Khi chúng ta nhìn càng xa, thì tức là chúng ta càng nhìn về quá khứ, và giới hạn là tại thời điểm khi Vụ Nổ Lớn (Big Bang) mới xảy ra. Vì ánh sáng chuyển động với cùng vận tốc theo mọi hướng đến chúng ta, do đó chúng ta nằm ở tâm của vũ trụ quan sát được.
Vũ trụ quan sát được chứa nhiều hơn 80 tỷ thiên hà, được nhóm lại trong quần thiên hà và siêu quần thiên hà. Những thiên hà điển hình bao gồm từ những thiên hà lùn với chỉ khoảng 10 triệu sao (http://vi.wikipedia.org/wiki/Sao) tới những thiên hà kềnh với một nghìn tỷ sao, tất cả quay xung quanh khối tâm của thiên hà. Như vậy từ những con số này có thể đưa ra một ước tính cho thấy rằng có khoảng một nghìn tỷ tỷ (1 và 21 số 0) sao. Theo một nghiên cứu năm 2010 bởi các nhà thiên văn học trong Vũ trụ quan sát được lên tới 300 nghìn tỷ tỷ (3×1 và 23 số 0) ngôi sao.
Toàn vũ trụ hay Đại vũ trụ(Omniverse) là toàn bộ khái niệm về tất cả các vũ trụ có thể, với tất cả các định luật có thể có của vật lý.

Hệ thống cấp bậc trong Toàn vũ trụ

Vũ trụ(Universe): Một vũ trụ, là một tổ chức không-thời gian cá biệt với số chiều không-thời gian cụ thể và tập hợp các định luật vật lý xác định. Vũ trụ khác có thể có số chiều không-thời gian và các định luật vật lý khác biệt so với vũ trụ của chúng ta.
Đa vũ trụ(Multiverse): Nhiều vũ trụ song song cùng tồn tại có các tính chất vật lý và định luật khác nhau.
Nguyên vũ trụ(Metaverse): Có cấu trúc là Đa vũ trụ và nó chuyển động trong Dị vũ trụ.
Dị vũ trụ(Xenoverse): Là một vũ trụ chưa rõ nhưng cấu trúc bên trong là Nguyên vũ trụ và Đa vũ trụ.
Siêu vũ trụ(Hyperverse): Chứa các Dị vũ trụ, Siêu vũ trụ có lẽ là chiếm ¼ tổng của Toàn vũ trụ, cũng không được nhầm lẫn với Hyperversus và kết thúc tắt của đa vũ trụ: Nguyên vũ trụ và Dị vũ trụ.
Toàn vũ trụ:(Omniverse) Toàn bộ vũ trụ hay đại vũ trụ, hay là tất cả các cấp của vũ trụ được phân loại theo các thuộc tính và phương thức hoạt động trong vũ trụ con của nó. Một số hoặc tất cả các vũ trụ có phương thức tồn tại có thể được hiện thực hóa.
Người ta có thể tưởng tượng Toàn vũ trụ như một cấu trúc cây: Toàn vũ trụ là thân cây, Nguyên vũ trụ là tập hợp của định luật chi phối sự hình thành của các cành, đa vũ trụ từng là một cành, và mỗi vũ trụ là một chiếc lá.
Vụ co lớn
Trong vũ trụ học, Vụ Co Lớn (tiếng Anh: the Big Crunch) là một giả thuyết về sự quy tụ của vũ trụ trở lại một điểm sau khi nó ngừng nở ra sau Vụ Nổ Lớn.
Tuy nhiên, các bằng chứng thực nghiệm (các quan sát về các siêu tân tinh được lấy làm ngọn nến mốc, hay nền vi sóng vũ trụ) cho thấy sự giãn nở của vũ trụ không bị chậm lại mà còn đang tăng tốc. Đa số các nhà thiên văn đã công nhận kết quả thực nghiệm về vũ trụ nở nhanh dần từ năm 2002.

Vũ trụ mà chúng ta đang ở chứa nhiều hơn 80 tỷ thiên hà, có 300 nghìn tỷ tỷ ngôi sao nhưng nó chỉ như một chiếc lá trên cái cây Đại vũ trụ. Thế thì Đại vũ trụ nó rộng lớn đến thế nào!
Điều này đã cho ta một ý niệm:KHÔNG GIAN LÀ VÔ TẬN!
Mời các bạn xem tiếp phần II: Vũ trụ quan Phật giáo

buixuanphuong09
01-07-2014, 08:35 AM
II- Vũ trụ quan Phật giáo

Vũ trụ quan Phật giáo là vấn đề cao siêu, rộng lớn được nói trong kinh Hoa nghiêm, tôi không dám bén mảng tới đây. Giáo lý của Đức Phật mênh mông như nước đại dương, hiểu biết của tôi về giáo lý ấy chỉ như một chút nước trong lòng chén, hiểu về Đại dương chỉ là: "nước biển mặn mòi và đại dương mênh mông", chỉ vậy thôi. Tôi không dám lạm bàn, chỉ xin được mượn đề tài"Vũ trụ quan Phật giáo" để nói nên một chút cảm nhận của mình qua sự liên hệ giữa Phật pháp và khoa học, tạo cho mình một niềm tin, tiếp thêm nghị lực sống cuối đời.

+ Trong kinh Di Đà Đức Phật nói đến mười phương, nhưng trong các tập Văn khấn nôm, mở đầu các bài khấn thường có câu: "Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật". Phật thì có mười phương, nhưng trời chỉ có chín phương thôi, hình như nhân gian không chấp nhận trời ở Hạ phương, tức là dưới chân ta có trời. Bây giờ tôi thử hình dung trời ở dưới chân ta thế nào.
Giả sử tôi lấy 10 con búp bê nhựa nhỏ, gắn vào 10 điểm trên quả địa cầu nhựa học đường, tượng trưng cho 10 người đứng ở 10 điểm của Quả đất: Bắc cực, Nam cực, và 8 điểm trên đường xích đạo tượng trưng cho 8 hướng, Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam. Quan sát thì thấy chỉ có người đứng ở Bắc cực là đầu hướng lên trời, người ở Nam cực đầu chúc xuống dưới, tám người khác thì nằm ngang, nhưng thực tế cả 10 người đều thấy trên đầu mình là bầu trời cao rộng... Giả thử có phép nhiệm mầu làm cho thân tôi chui tụt xuống dưới, theo đường thẳng qua tâm trái đất vượt sang phía bên kia, khi toàn thân tôi đã ra khỏi phía bên kia thì phía chân tôi lại là bầu trời, phía đầu tôi là mặt đất, bắt buộc tôi phải quay 180 độ để chân đứng đất, đầu đội trời, lúc này thì bầu trời ở chỗ tôi đứng trước lại là dưới chân tôi, tức là Hạ phương cũng có trời. Các phương khác cũng tương tự.
Cái THẤY tuệ giác của Đức Phật trên 2500 năm trước là thế đấy!
+ Kinh Di Đà có câu: "Từ đây đi về phía Tây, qua mười muôn ức Phật độ có thế giới tên là Cực Lạc..." Theo giảng giải của Trí Húc Đại sư: Phật độ là khu vực của một vị Phật hóa độ có một ngàn triệu Trái đất, trong kinh Phật gọi là Tam thiên đại thiên thế giới. Quả đất ta ở có bốn châu, mỗi châu là một thiên hạ nên gọi là "Quả tứ thiên hạ". Một ngàn "Quả tứ thiên hạ" gọi là một "Tiểu thiên thế giới", một ngàn "Tiểu thiên thế giới" gọi là một "Trung thiên thế giới", một ngàn "Trung thiên thế giới" gọi là một "Đại thiên thế giới". Vậy một "Đại thiên thế giới" có một ngàn triệu Trái đất (1 tỷ). Chữ Ức ở đây là 10 triệu, "mười muôn ức" là một ngàn ngàn triệu, hay một ngàn tỷ.
1.000.000.000.000 x 1.000.000.000 = 1.000.000.000.000.000.000.000
ngàn tỷ x 1 tỷ = 1 ngàn tỷ tỷ trái đất
Theo một nghiên cứu năm 2010, Vũ trụ mà chúng ta đang ở chứa nhiều hơn 80 tỷ thiên hà, có 300 nghìn tỷ tỷ ngôi sao.
So sánh giữa "1 ngàn tỷ tỷ trái đất" với "300 nghìn tỷ tỷ ngôi sao" thì khoảng cách đến cõi tịnh của Phật Di Đà cũng chỉ bằng 1/300.

http://i1297.photobucket.com/albums/ag25/vaca-photos/ss/08-planets.jpg
Hàng 1: Sao Mộc và Sao Thổ
Hàng 2: Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương
Hàng 3: Trái Đất, Sao Kim, Sao Hỏa, Sao Thủy. Nhỏ bé, mờ nhạt cuối cùng là Sao Diêm Vương (đã bị loại khỏi danh sách hành tinh của Hệ Mặt Trời năm 2006 để đưa vào nhóm các hành tinh lùn).
Trái Đất của chúng ta đặt cạnh Sao Mộc thì chỉ như một đứa trẻ đứng cạnh "gã khổng lồ", nhưng Sao Mộc cũng chỉ là một hành tinh của Hệ Mặt Trời chứ chưa được là "ngôi sao". "ngôi sao" phải là những thiên thể đủ lớn để các phản ứng hóa học trong đó phát ra ánh sáng (như Mặt Trời). Mặt Trời có khối lượng gấp 330.000 lần khối lượng Trái Đất còn đường kính gấp 109 lần đường kính Trái Đất (có nghĩa là có thể đặt hơn 1 triệu khối cầu như Trái Đất vào bên trong Mặt Trời), mà Mặt Trời cũng chỉ là một sao thuộc dãy sao lùn vàng, nghĩa là nó rất nhỏ bé trong gia đình "300 nghìn tỷ tỷ ngôi sao". So sánh khoảng cách đến cõi Tịnh của Đức Di Đà "1 ngàn tỷ tỷ trái đất" với các số liệu trên thì nó chẳng thấm tháp vào đâu.
(còn nữa)

buixuanphuong09
02-07-2014, 03:30 PM
Vũ trụ quan Phật giáo (Tiếp)

+ Trong kinh Kim Cương Đức Phật bảo ngài Tu Bồ Đề: "Có bao nhiêu cát trong một sông Hằng thì có sông Hằng bằng số cát ấy, và những cõi Phật bằng với số cát những sông Hằng kia thì nhiều hay không?"
Sông Hằng ở Ấn Độ đã dài rộng hơn sông Hồng ở Việt Nam, chỉ riêng số cát ở đây đã không thể tính đếm được, vậy mà Đức Phật lại bảo mỗi hạt cát ở sông Hằng này là một sông Hằng khác, và những cõi Phật bằng với số cát của tất cả các sông Hằng này ... thì không một ai có thể hình dung, tưởng tượng nổi.

+ Kinh Pháp hoa, phẩm "Như Lai thọ lượng", Đức Phật dạy: "Thiệt ta thành Phật nhẫn lại đây, đã vô lượng, vô biên trăm nghìn muôn ức na do tha kiếp. Ví như năm trăm nghìn muôn ức na do tha a tăng kỳ cõi tam thiên đại thiên, giả sử có người nghiền làm vi trần (hạt bụi) qua phương Đông, cách năm trăm nghìn muôn ức na do tha a tăng kỳ cõi nước, bèn rơi một bụi trần, đi qua phía Đông như thế cho đến hết vi trần đó. Các thế giới đó, hoặc dính vi trần, hoặc không dính, đều nghiền cả làm vi trần, cứ mỗi trần là một kiếp ... "
Na do tha a tăng kỳ là một con số rất lớn, tạm ví với tiền tố SI lớn nhất của khoa học ngày nay: yôta (http://vi.wikipedia.org/wiki/Y%C3%B4ta) ký hiệu Y = 1và 24 số 0 -> Triệu tỷ tỷ -> 1.000.000.000.000.000.000.000.000. Nhưng những số liệu trong câu kinh trên thì không ai có thể so đếm, tính lường, hình dung, tưởng tượng ra được.

+ Cũng trong kinh Di Đà Đức Phật nói đến mười phương, mỗi phương khi giới thiệu một số đức Phật tiêu biểu, Ngài lại tiếp "... còn nhiều Phật khác như cát sông Hằng cũng như thế nữa...".
Mười bốn năm theo Phật, đã đọc tụng kinh Di Đà, Pháp hoa, Kim Cương biết bao lần, nhưng suy ngẫm nhiều vẫn không hiểu nổi ý nghĩa của những câu này, chỉ lấy niềm tin nơi trí tuệ siêu việt của đức Phật. Nhưng Đức Phật lại dạy: "Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta" nên tôi vẫn thấy day dứt trong lòng. Nhân viết bài về "Vũ trụ quan", tôi đã mò mẫm đọc rất nhiều bài viết cả về lĩnh vực Vật lý học nguyên tử và Thiên văn học. Giờ thì nhiều thắc mắc của tôi đã được giải tỏa: Lời dạy của Đức Phật tôi hiểu gói gọn trong một câu THỜI GIAN VÔ BIÊN, KHÔNG GIAN VÔ TẬN. Đã vô biên vô tận thì nói bao nhiêu kiếp, bao nhiêu cõi đất cũng không có gì lạ. Nhà Thiên văn học trẻ Đặng Vũ Tuấn Sơn - chủ tịch VACA - Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam đã viết: "Bạn có biết rằng mỗi ngôi sao là một Mặt Trời, và số sao trong phần vũ trụ chúng ta đã nhìn thấy còn lớn hơn tổng số hạt cát của tất cả các bãi biển trên thế giới cộng lại?
Và bạn có biết.... dù chỉ một đống cát xây dựng nhỏ nhất mà bạn gặp mỗi ngày, bạn có dành cả đời mình cũng sẽ không đếm được số hạt cát của nó?"
Mà "số sao trong phần vũ trụ chúng ta đã nhìn thấy còn lớn hơn tổng số hạt cát của tất cả các bãi biển trên thế giới cộng lại" ấy, lại chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi trên cái cây lớn Đại vũ trụ!
Đức Phật Thích Ca (623-543 TCN), từ trên 2500 năm trước đã khẳng định THỜI GIAN VÔ BIÊN, KHÔNG GIAN VÔ TẬN. Cái thấy của Ngài là cái thấy tuệ giác, cái thấy của trí tuệ tuyệt luân.

Từ thế kỷ 4 TCN, Aristotle đã nêu nên thuyết Địa tâm và đến thế kỷ 2 SCN, Ptolemaeusđã phát triển thành Hệ Ptolemy, coi Trái Đất là trung tâm của vũ trụ và Mặt trời cùng các thiên thể khác quay quanh nó.Hệ này tồn tại mãi đến thế kỷ 16 mới bị thuyết Nhật tâm của Nicolaus Copernicus làm cho lung lay. Nhưng phải sang đầu thế kỷ 17, Galileo Galilei chế tạo được kính thiên văn, dùng nó quan sát bầu trời, ủng hộ thuyết Nhật tâm của Copernicus thì thuyết Địa tâm mới bị đánh đổ. Năm 1632, Galileo xuất bản cuốn "Đối thoại về Hai Hệ thống Thế giới Chính", những tuyên bố trong cuốn sách ủng hộ lý thuyết Copernicus và một mô hình hệ mặt trời phi địa tâm khiến Galileo bị tòa án giáo hội Công giáokết tội dị giáo, vì đã nói trái ngược với ý nghĩa của Kinh Thánh, bị kết án tù, sau đó chuyển thành quản thúc tại gia, bị buộc phải tuyên bố từ bỏ quan điểm của mình, cấm xuất bản các tác phẩm. Mãi đến năm 2008, Vatican mới chính thức phục hồi cho Galileo bằng cách dựng một bức tượng ông bên trong những bức tường thành Vatican.
Đức Phật dạy: "Một người có thể tuyên bố niềm tin của mình là đúng, nhưng không được phép bảo niềm tin người khác là sai". Nêu nên những điều trên tôi không có bài bác đạo Chúa, chỉ muốn nói nên thực trạng của khoa học qua nhiều bước thăng trầm. Năm 1939, Giáo hoàng Piô XII (http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Pi%C3%B4_XII) đã hối tiếc về trường hợp của Galileo, miêu tả Galileo là một trong số "các anh hùng táo bạo nhất trong nghiên cứu ... không sợ hãi trước những trở ngại và nguy hiểm khi thực hiện công việc, cũng không mù quáng tuân theo những vĩ nhân thời trước".
02.7.2014