+ Trả lời chủ đề
Trang 1/8 1 2 3 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 71

Chủ đề: TRUYỆN NGẮN - Hansy - Sưu tầm

  1. #1
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts

    TRUYỆN NGẮN - Hansy - Sưu tầm






    Hansy


    Sưu tầm
    Tháng 8.2014





    Lần sửa cuối bởi Hansy; 22-08-2014 lúc 01:22 PM

  2. #2
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts

    MỤC LỤC



    1. BÀI TOÁN ĐỐ CUỐI NĂM - Nguyễn Nhật Ánh
    2. BÍ MẬT CỦA ÔNG THẦY THỌT - Phạm Thành Châu
    3. CHÚNG TÔI LÀ CHÓ - Trương Thái Du
    4. CHUYỆN THẰNG BÉ TỴ NẠN BẤT ĐẮC DĨ - ThaiNC
    5. HỎI hay NGÃ - Bích Vân
    6. CHIẾC ĐIỆN THOẠI BỊ MẤT CẮP - VanTiensinh
    7. CÁI CHẾT CỦA VỢ NGƯỜI PHÓNG DAO - Shiga Naoya
    8. CÁI CHẾT CỦA CON MỰC - Nam Cao
    9. CHIẾM ĐOẠT - Tam Tang
    10. BÀI VĂN TẢ MẸ - Hồ Duyên

    11. CHUYẾN TÀU HOANG ĐƯỜNG - Lê Minh Nhựt
    12. CHUYỆN XẢY RA Ở QUÁN KARAOKE - Nguyễn Thế Duyên
    13. CÓ HẬU - Phan Trang Hy
    14. CÔ HỌC TRÒ ĐẶC BIỆT - Hoàng Trọng Muôn
    15. CÔNG CHÚA MỴ NƯƠNG SANG MỸ - ThaiNC
    16. CON ĐIÊN - Mầu Hoa Khế
    17. CON GÁI NHÀ ĂN MÀY - Trương Thị Kim Chi
    18. CON GÁI TÊN DẦN, TUỔI CỌP - Trần Tùng Chinh
    19. CON HEO ĂN THỊT NGƯỜI - Nguyễn Vi Túy
    20. GIẤY RÁCH CÒN CHẲNG MUỐN GIỮ LỀ - Nguyễn Thế Duyên

    21. CON MA DA - Nguyễn Quang Sáng
    22. CƯNG CHỒNG - Thanh Mai
    23. DI CHÚC - Khuê Việt Trường
    24. DÌ GHẺ - Hoàng Mộng Hoài
    25. THƠ... CHẾT NGƯỜI - VanTienSinh
    26. DIỄM XƯA - Hoàng Diễm Diễm
    27. DI SẢN CỦA NỘI - Huỳnh Mẫn Chi
    28. DỞ CHỨNG - Nguyễn Thế Hoàng
    29. ĐÁNHTRÁO - Thiên Sơn
    30. LÒNG DẠ ĐÀN BÀ - Thanh Mai

    31. ĐỆ NHẤT KIẾM SỸ - ThaiNC
    32. ĐỊA CHỈ THẦN TÌNH YÊU - Hàng Ưng
    33. ĐIÊN - Khái Hưng
    34. ĐIỆN THOẠI - Phạm Thái Lê
    35. HỦ NHO - Nguyễn Thế Duyên
    36. ĐIỆN THOẠI LÚC NỬA ĐÊM - Phong Điệp
    37. ĐIỆP KHÚC MÌ TÔM - Cấn Vân Khánh
    38. ĐIỀU BÍ MẬT CUỐI CÙNG - Nguyễn Tấn Huy
    39. ĐIỀU KỲ DIỆU - Đinh Lê Vũ
    40. HELLO - NT Mỹ Liên

    41. ĐỊNH MỆNH - Ái Khanh
    42. ĐỊNH MỆNH hay LÒNG NGƯỜI - Thương Hà
    43. ĐỖ RỒI GÓP LẠI CÒN CHI - Ấu Tím
    44. ĐOẠN KẾT MỘT BỘ PHIM - Phan Thị Thu Loan
    45. ĐỪNG YÊU NGƯỜI LAM THƠ - Nguyễn Thị Thanh Dương
    46. ĐOẠN KẾT MỘT MỐI TÌNH - Nguyễn Một
    47. ĐỘC THÂN - Khánh Thảo
    48. ĐỘC THOẠI - Hương Ngọc
    49. ĐÓI - Thạch Lam
    50. MỘT BUỔI ĐI SĂN - Dương Bình Nguyên

    51. ĐỜI CHA ĂN MẶN - Nguyên Đỗ
    52. ĐÔI KHOEN VÀNG - Nguyễn Thị Long An
    53. ĐỔI NGHỀ - Nguyễn Quang Sáng
    54. ĐỜI NHƯ Ý - Nguyễn Ngọc Tư
    55. "CÔ GIÀ" NOEL - Dương Lệ
    56. ĐỜI QUÈ - Lâm Huyền
    57. ĐỔI THAY - Nguyễn Thanh Bình
    58. ĐỒNG HỒ NÓI TIẾNG NGƯỜI - Phạm Văn Khôi
    59. ĐỨA BÉ ĐÁNH GIÀY
    VÀ CỌC TIỀN ĐÁNH RƠI - VanTienSinh
    60. AI LÀ AI... - Đặng Quang Tình

    61. ĐỨA CON KHÁC HỌ - Trần Thành Mỹ
    62. ĐỨA CON LAI - Tô Đức Chiêu
    63. ĐỪNG GẶP LẠI NGƯỜI XƯA - Tùy Anh
    64. ĐUỔI BẮT - Vương Liễu Hằng
    65. AI MANG HỘT NÚT ĐI RỒI - Đồng Sa Băng
    66. ĐƯỜNG XƯA LỐI CŨ - Đồng Sa Băng
    67. ĐÊM THỊ DÂN - Trương Thái Du







    Lần sửa cuối bởi Hansy; 18-10-2014 lúc 04:26 AM

  3. #3
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts
    1
    Bài Toán Đố Cuối Năm

    Nguyễn Nhật Ánh


    Chiều hai mươi tết, tôi đem một xấp vải về nhà khoe vợ.
    Sau khi mở gói giấy báo, vợ tôi trầm trồ:
    - Chà đẹp quá! Ở đâu ra vậy?
    Tôi ưỡn ngực:
    - Quà tết của cơ quan anh đấy!
    Hai vợ chồng trải xấp vải ra bàn, ngắm nghía, xuýt xoa. Ðột nhiên vợ tôi hỏi:
    - Mấy thước vậy, anh?
    - Ba thước.

    Trong khi trả lời, tôi nhìn thẳng mặt vợ và cảm thấy cô ta thoáng vẻ nghĩ ngợi.
    Quả vậy, vợ tôi chép miệng:
    - Ba thước chỉ may được cho một đứa. Còn mấy đứa kia...

    Sự lo lắng của vợ kéo tôi về với thực tế. Vợ chồng tôi có tất cả năm đứa con. Con Nhạn lớn nhất, mười bốn tuổi. Kế đến là thằng Luân, con Nga, thằng Quang và cuối cùng là thằng Ðạt, đứa út, ba tuổi. Với đàn con như vậy, tết nhứt hai vợ chồng tôi chỉ lo ăn cũng đủ mệt, cách chi nghĩ đến chuyện may sắm. Bây giờ với xấp vải cơ quan cho, cũng chỉ may được một bộ đồ thôi. Nhưng mà nên may cho đứa nào? Ðứa có đứa không, chúng tranh nhau cũng khổ. Phải làm sao cho chúng khỏi so bì mới được! Hai vợ chồng tính tới tính lui, cuối cùng tôi cũng nghĩ ra được một giải pháp.

    Tối đó, sau khi ăn cơm xong, tôi tuyên bố:
    - Các con ngồi quây lại đây nghe ba nói...
    Tôi chưa dứt lời, thằng Luân đã vỗ tay lốp bốp:
    - A, ba kể chuyện! Hoan hô!
    Vợ tôi trừng mắt:
    - Con để yên nghe ba nói nào!
    - Không phải kể chuyện! – Tôi đính chính – Ba đố các con cái này...
    Nghe tới đó, con Nga lắc đầu nguây nguẩy:
    - Thôi, thôi, tụi con biết rồi! Ba lại đố cái gì không sơn mà đỏ, không gõ mà kêu nữa chứ gì?

    Tôi cười:
    - Không phải! Cái này mới toanh, chưa đố lần nào. Các con nghe kỹ nè. Có năm người đang đi trên đường, bỗng nhiên họ gặp một cái bánh, đố các con họ phải chia làm sao để khỏi cãi nhau?
    Thằng Quang ngơ ngác:
    - Bánh sao lại nằm giữa đường hả ba? Bộ ai làm rớt hả?
    Cái thằng quỷ con này! Tôi rủa thầm trong bụng và trả lời cho qua:
    - Ừ, có người làm rớt. Vậy phải chia như thế nào?
    Con Nhạn vọt miệng:
    - Câu dễ ợt mà ba cũng đố! Thì mỗi người cắn một miếng, cắn hoài cho đến khi nào hết thôi!
    Tôi bối rối đưa tay gãi đầu trong khi bọn nhóc nhao nhao:
    - Phải vậy không ba? Chị Hai nói đúng không?

    Tôi gật đầu kia:
    - Phải, phải! Các con giỏi lắm! Giờ nghe ba đố câu khác nè. Có năm người đi trên đường, giả dụ là năm đứa con đi...
    - Cũng gặp bánh nữa hả ba? – Con Nga vụt hỏi.
    - Không! Lần này không gặp bánh. Các con gặp một chiếc xe đạp bỏ không, vậy chiếc xe đạp thuộc về ai?
    - Vậy chủ nó đâu? - Thằng Quang lại hỏi.
    - Chủ chiếc xe đạp hả? – Tôi nhíu mày - Chiếc xe không có chủ. Nhưng con đừng hỏi nữa. Trả lời đi! Chiếc xe thuộc về ai?
    Con Nga nheo mắt:
    - Thì đứa nào biết chạy xe đứa đó lấy!

    Con Nhạn và thằng Quang hùa theo:
    - Ðúng rồi! Ðúng rồi!
    Chỉ có thằng Luân là sửng cồ phản đối:
    - Thôi đi! Tụi mày đừng có khôn!
    Rồi nó quay sang con Nga, trừng mắt:
    - Mày tính bắt tao chở mày đi học chứ gì?

    Chả là trong năm đứa chỉ có mỗi thằng Luân biết đi xe đạp. Con Nhạn tập chạy xe trước thằng em nhưng con gái nhát gan nên đến giờ vẫn chưa đi được.
    Nghe thằng Luân nạt, con Nga chu miệng:
    - Xí! Ai mà thèm ngồi cho anh chở! Anh chạy ẩu có ngày té lọi giò...
    - Tao chạy ẩu hồi nào? Ðừng có xạo!
    Thấy tụi nhỏ cứ sa đà vào những “tiểu tiết” mà không chịu đi vào “trọng tâm” vấn đề, tôi đập bàn, gắt:
    - Thôi, đừng cãi nhau nữa! Không có xe đạp xe điếc gì hết! Bây giờ các con sẽ gặp một bộ đồ...
    Lần này, đứa nhanh miệng nhất cũng là con Nga. Nó cắt ngang lời tôi:
    - Ðứa nào mặc vừa đứa đó lấy!

    Tôi ngớ người ra và đưa mắt nhìn vợ. Tới nước này thì vở kịch của tôi không thể nào diễn tiếp được nữa. Hiểu rõ ý nghĩa cầu cứu trong mắt tôi, vợ tôi liền hắng giọng:
    - Thôi, các con im lặng đi, nghe má nói nè!
    Tụi nhỏ đang huyên náo lập tức im bặt. Rõ ràng chúng coi trọng má hơn ba.
    - Nói thật với các con như thế này, ba con vừa được cơ quan cho ba thước vải. Ba thước vải chỉ may được một bộ đồ hoặc hai cái áo, mà các con những năm đứa. Do đó, ba má muốn hỏi ý kiến của các con, là nên may cho ai kỳ tết này. Kỳ sau sẽ tới những đứa khác.

    Thấy câu chuyện không còn ở dạng đố chơi nữa mà trở nên quan trọng, tụi nhỏ đâm ra đứng đắn hẳn.
    Sau một thoáng nghĩ ngợi, con Nhạn đề nghị:
    - Thôi ba má may cho thằng Quang với thằng Ðạt đi. Thằng Quang được cái áo, thằng Ðạt còn nhỏ chắc may được một bộ.
    Ý kiến thằng Luân hơi khác:
    - Thằng Ðạt còn nhỏ cần quái gì đồ mới. Má may cho con Nga với thằng Quang đi.
    Thằng Quang hùa theo thằng anh:
    - Ðúng đó má, con một cái, chị Nga một cái.
    Nhưng con Nga không chịu:
    - Con không mặc đâu! Má may cho chị Nhạn với anh Luân đi! Tết năm ngoái con đã có áo mới rồi.
    Tới lượt con Nhạn lắc đầu:
    - Tao không mặc đâu!

    Cứ vậy, mỗi đứa một ý, không ai chịu ai. Ðứa nào cũng muốn nhường cho đứa khác. Ðiều đó khiến tôi ngạc nhiên một cách thích thú. Nhưng tình thế quả thật khó xử. Cuối cùng vợ tôi phải đóng vai trọng tài:
    - Các con đã có ý kiến rồi, bây giờ tới má.
    Nghe vậy, tụi nhỏ im liền.
    - Má ủng hộ đề nghị của Nga! - Vợ tôi thong thả - Bởi vì Nhạn với Luân đã lớn rồi, tết nhứt phải đi theo ba má thăm hỏi bà con họ hàng, do đó cần ăn mặc tươm tất một chút...
    Rồi vợ tôi quay sang thằng Quang:
    - Còn con, con có nghe câu “cũ người mới ta” bao giờ chưa?
    - Dạ chưa! “Cũ người mới ta” là sao má?

    - Tức là có những cái tuy cũ với người khác nhưng đối với mình vẫn là mới! - Nói tới đây, vợ tôi hơi ngập ngừng – Ví dụ những cái áo của anh Luân dù là cũ nhưng vì con chưa mặc qua lần nào, do đó đối với con vẫn là áo mới phải không?
    Thằng Quang không hiểu ất giáp gì, nó vỗ tay hét toáng:
    - Phải rồi, mới, mới! Má định cho con cái áo ca rô của anh Luân phải không? Con khoái cái áo đó lắm!
    Vợ tôi thở phào:
    - Ừ, má cho con cái áo ca rô. Còn Nga thì sửa lại cái áo tím than của Nhạn mà mặc, cái áo đó ngó vậy ma còn tốt lắm, con chịu không?
    Con Nga lặng lẽ gật đầu, không biết nó buồn hay vui. Nhưng dù sao câu chuyện may mặc vẫn diễn ra tốt đẹp, không rắc rối như tôi tưởng. Thật là một gia đình hạnh phúc!

    oOo

    Chiều mồng một tết, hai vợ chồng tôi đang dọn dẹp trong phòng thì bỗng nghe ở ngoài hiên tiếng con Nga méc với con Nhạn:
    - Cái áo của chị chỉ mục hết trọi mà má kêu tốt. Em vừa thở ra có một cái mà hai hột nút bay đi đâu mất tiêu.
    Con Nhạn rầy:
    - Ðứt nút là chuyện thường, có gì mà mày la hoảng như vậy. Ðem kim chỉ lại đây tao đơm giùm cho!

    Rồi tôi nghe tiếng nó thở dài:
    - Thiệt ra tao đâu có ham áo mới, nhưng kẹt phải đi đây đi đó với ba má thành ra phải may. Ít bữa hết tết, tao nói má sửa lại cho mày mặc, đừng lo!
    Thiệt con nhỏ ngoan hết biết! Tôi mới khen thầm trong bụng thì đã nghe tiếng thằng Quang. Nó chơi đâu ở ngoài sân mới chạy vô:
    - Chị Hai ơi! Cái áo ca rô của em rách rồi!
    - Rách ở đâu? – con Nhạn tỏ vẻ lo lắng.
    - Ở trên vai đây nè! Em vừa cúi xuống chưa kịp lượm viên bi đã nghe một cái “rẹt”.
    - Ðâu? Ðưa tao coi nào! Chậc, rách có chút xíu à! Cởi ra tao mạng lại cho, lát nữa mặc!
    Thằng Quang phụng phịu:
    - Thôi, em không mặc cái áo “cũ người mới ta” này nữa đâu! Em thích mặc áo mới như anh Luân kìa!

    Con Nhạn dỗ em:
    - Mặc áo mới cực thấy mồ, sướng ích gì mà ham! Mỏi lưng không dám tựa, buồn ngủ không dám nằm, lúc nào cũng phải giữ cho thiệt sạch. Còn áo cũ thì tha hồ!
    Nhưng thằng em không màng nghe lý lẽ của con chị, nó buồn bã “triết lý”:
    - Nhà mình không bằng một góc nhà chú Kiệt. Thằng Thảo và con Sương đứa nào cũng có áo mới, chẳng như nhà mình năm nào cũng “cũ người mới ta” hoài!
    - Thằng này lãng xẹt! - Con Nhạn nạt – Nhà người ta chỉ có hai anh em trong khi nhà mình tới năm đứa, bì sao được mà bì!

    Thấy chị gắt, thằng Quang im re. Một hồi lâu, cũng chẳng nghe nó nói gì. Hình như nó đang lặng lẽ cởi áo. Con Nhạn nói đúng thiệt! - Tôi chua xót nghĩ - Nếu hồi đó mình quyết tâm chỉ có hai đứa thì bây giờ mọi sự tốt đẹp biết mấy! Bất gíác, tôi quay sang vợ và bắt gặp ánh mắt của cô ta. Ánh mắt nói: “Phải chi hồi đó...”

    Nguyễn Nhật Ánh

    Lần sửa cuối bởi Hansy; 19-08-2014 lúc 10:27 PM

  4. #4
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts
    2
    Bí Mật Của ÔngThầy Thọt

    Phạm Thành Châu


    “Con ơi nhớ lấy lời cha.
    Một năm ăn trộm bằng ba năm làm”


    Hội An là một thành phố cổ. Khoảng thế kỷ 15, 16 đã là thương cảng phồn vinh của miền Nam thời Chúa Nguyễn. Các thương thuyền ngoại quốc thường ghé trao đổi hàng hóa. Người Nhật, người Tàu, người Bồ Đào Nha, người Tây Ban Nha có đại diện thương cục ở đấy. Sau nầy, lòng sông Thu Bồn, phía Cửa Đại bị phù sa lấp, cạn dần, tàu thuyền lớn không vào được nên các thương nhân bỏ đi, chỉ còn lại người Tàu. Họ là thần dân nhà Minh bên Tàu, khi Mãn Thanh cai trị nước Tàu, họ bỏ xứ ra đi, đến Hội An họ ở luôn tại đấy. Một số lấy người bản xứ, sinh con, xưng là người Minh Hương để tỏ lòng tưởng nhớ đến nhà Minh. Tôi là người Minh Hương nhưng không biết tiếng Tàu, cũng không rõ gốc gác mình ra sao.

    Trước khi Hội An thành thương cảng, nó là lãnh thổ của Chiêm Thành. Di tích còn lại có thành Trà Kiệu, cố đô của Chiêm Thành, cách Hội An độ ba mươi cây số. Ngay tại Hội An thỉnh thoảng những người đào đất bắt gặp những tượng đá, vật dụng, nghe nói có khi gặp vàng nữa, nhưng dĩ nhiên chẳng ai dại gì nói ra. Trừ vàng, thường thì không ai muốn giữ các tượng đá trong nhà. Họ sợ ma Hời –chỉ người Chiêm Thành - vật chết. Họ đem để trước bình phong đền miếu hoặc gốc cây đa. tôi có thấy một tượng phụ nữ Chàm bằng đá, rất đẹp, để trước miếu Quảng An, sau có ông thầy dạy vẽ, thầy Kiệm, đem về dùng làm mẫu cho học trò tập vẽ. Chúng tôi sợ ma Hời bắt thầy chết, vậy mà thầy vẫn sống nhăn, chả sao cả.

    Về cái miếu Quảng An, người ta đồn đó là miếu thờ ma Hời, nhưng không ai cúng ma Hời, chỉ thấy ngày rằm, mùng một có ông Ba Râu, một ông già ra thắp nhang, Xuân Thu nhị kỳ có lễ cầu an, rất long trọng. Lúc đó tôi còn học tiểu học không quan tâm đến, nhưng mỗi tối đi ngang qua miếu tôi sợ kinh khủng, không dám nhìn vào miếu, sợ ngài vật chết. Miếu nầy nằm ngay đầu hẽm đi vào nhà tôi. Đường hẽm nầy đi thông từ đường Phan Chu Trinh qua đường Trần Hưng Đạo. Thời pháp thuộc nó có tên kiệt Công Quán Cũ, còn đường Trần Hưng Đạo có tên là đường Công Quán, vì có trú sứ của tên công sứ Pháp. Trong kiệt Công Quán nầy có giếng nước ngọt nổi tiếng. Đó là giếng Bá Lễ.

    Ngay đến bây giờ Hội An vẫn không có nước máy. Nhà nào cũng có giếng trong vườn để lấy nước sử dụng. Nhà khá giả thường thuê người gánh nước giếng Bá Lễ về làm nước uống, nấu ăn. Thế nên giếng lúc nào cũng tấp nập người đến kéo nước. các cô, bà lấy đó làm nơi trò chuyện. Tối lại, có các chàng lính tráng lãng vãng ra tán tỉnh, cập kè các cô, thế nên về ban đêm con đường thường xuyên tối thui. Vì tuy có điện đường, nhưng các chàng lính lấy đá ném cho vỡ bóng đèn để tiện làm ăn. Nhà tôi cách giếng Bá Lễ vài khu vườn, trong một khuôn viên rất rộng. giữa là nhà thờ tộc, quây quần chung quanh là nhà con cháu.

    Phía sau là nhà người bác, tôi không rõ liên hệ ra sao, nhưng các người con của bác ta, hễ lớn thì tôi kêu bằng anh, chị, nhỏ thì tôi kêu mầy tao cũng chẳng ai sửa sai. Người bác nầy không khá giả gì. Ông ta bán kẹo kéo. Sáng sớm ông nấu đường trong một cái chảo, rồi đổ ra một cái thau, thau được đặt trên một hồ nước nhỏ cho mau nguội, xong ông đánh đường trên một chạc ba gắn trên cột nhà cho trắng đường, thành cục kẹo bự. Ông đặt cục kẹo trên bàn, banh ra, đổ đậu phọng rang vào và kéo hai mép lại với nhau. Giống bác sĩ mổ bụng bịnh nhân, chữa trị xong, bỏ ruột gan vào và khâu lại vậy.

    Tôi thường dậy sớm, qua nhà ông ta, chờ khi đậu phọng rang đã nguội, tôi bóp cho vỏ mỏng tróc ra, bỏ vô mồm, ăn chán chê mà ông ta không nói tiếng nào. Coi bộ ông thích tôi lắm, buổi sáng nào ông cũng để sẵn cho tôi, khi thì chén cơm chiên, khi thì tô cơm hến để tôi điểm tâm trước khi đi học. Ông kể lại lai lịch nghề kẹo kéo của ông ta một cách hãnh diện. Rằng trước đây, vào khoảng thập niên 40, 50 Hội An chỉ có một người tàu bán kẹo kéo. Cách làm kẹo kéo khá đơn giản, nhưng chú chệt giấu nghề rất kỷ. Chú ở chung với người bà con trong một tiệm buôn. Sáng sớm, mới bốn năm giờ, chú đã dậy nấu kẹo. Chẳng phải chú siêng năng gì, nhưng chú sợ ban ngày, có người nhìn thấy sẽ bắt chước.

    Người bác tôi, lúc đó còn rất trẻ, làm công nhân khuân vác trong tiệm, âm mưu ăn cắp nghề nên xin chủ ngủ nhờ trong tiệm. Tối đến, bác ôm chiếc chiếu, leo lên đống hàng hóa nằm ngủ, đến gần sáng bác hé mắt theo dõi chú chệt làm kẹo. Tiến trình làm kẹo thì bác nắm được, nhưng có một thứ nước mà chú chệt vô phòng ngủ đem ra đổ vào đường trước khi nấu thì bác chịu, không biết là chất gì? Sau, bác rình lúc chú đi vắng, mò vô buồng chú tìm. Hóa ra là hủ giấm chú giấu kỹ trong gậm giường. Sau nhiều lần nấu thử, bác tôi thành công. Bác làm một thùng kẹo kéo, nhờ người bạn đem đến trước tiệm, nơi chú chệt trọ, đứng đó suốt buổi, lại bán rất rẻ.

    Chú chệt buồn tình bỏ đi. Thế là bác tôi hành nghề kẹo kéo từ đó. Nghề nầy cũng chỉ đủ nuôi vợ con sống qua ngày. Đi rả cẳng suốt ngày mà cái nhà tranh vách lá ngày càng xiêu vẹo. Vợ bác bán hàng vặt ở chợ Hội An, cũng chẳng phụ được bao nhiêu. Tôi nhớ một lần bác bị cảm vì hôm trước mắc mưa giông. Buổi sáng chủ nhật đó, bác trùm mền nằm, không làm kẹo. Tôi qua hỏi thăm, bác bảo người lạnh run, đau đầu... gì đó. Tôi bảo bác đưa tiền, tôi ra tiệm thuốc tây mua thuốc cho. Tôi cầm tiền, ra tiệm thuốc tây, kể bịnh cho người bán thuốc, mua về cho bác uống, chỉ gần trưa là bác dậy nấu kẹo chuẩn bị đi bán. Bác bảo tôi đọc cái toa thuốc cho bác nghe, chữa bịnh gì, uống thế nào... xong bác đưa tiền cho tôi ra tiệm thuốc tây mua một mớ. Thế là bác vừa bán kẹo vừa làm thầy thuốc. Bác ôm thùng kẹo kéo đi khắp vùng ngoại ô, về cả các nơi xa xôi hẻo lánh. Người nào bịnh bác cũng vào thăm, sờ đầu, bắt mạch (?!), hỏi bịnh trạng rất kỹ, bác cho ít thuốc uống tạm.

    Chiều về bác bảo tôi ra nhà thuốc kể tình trạng của những bịnh nhân của bác và nhà thuốc bán cho thuốc chữa bịnh, thế là hôm sau bác đem thuốc cho thân chủ uống. Người dân nông thôn ít khi dùng thuốc tây, khi bịnh chỉ uống nước rễ cây, lá cây, xông, cạo gió, nay dùng đúng thuốc, linh nghiệm như thần. Bác không biết chữ, chỉ biết đọc được các con số. Thỉnh thoảng bác nhìn lên lịch và làm ra vẻ thông thái “Chà bữa nay tám tây rồi mà chỉ mới mồng hai âm lịch!” bác mù chữ nhưng nhớ công dụng các loại thuốc tây rất tài. Chỉ cần tôi đọc cái toa một lần là bác nhớ mãi. Đa số là thuốc trụ sinh, thuốc cảm và một vài thứ quảng cáo trên đài phát thanh. Bác còn mua thêm thuốc bán trong tiệm thuốc bắc như Tiêu Ban Lộ, Cứu Cấp Lục Thần Thủy...

    Khi cho bịnh nhân uống bác thường gói vào một tờ giấy khác, nên ai cũng tưởng thuốc do bác bào chế. Thuốc tây thường là thuốc viên, bác bỏ vô cối giả thành bột, cũng gói thành những gói nhỏ. Mẹ tôi gọi bác là Ông Thầy Thọt, chẳng phải bác què chân mà vì mỗi sáng bác cứ đem thuốc ra đâm thọt trong cái cối nghe cọc cạch, cọc cạch. Nhờ sáng kiến đó mà bác nổi danh mát tay ở vùng thôn quê. thỉnh thoảng tôi thấy có người đem gà, vịt , chiếu Bàn Thạch đến biếu bác. Cuộc sống của gia đình bác coi mòi khá hơn trước chứ chẳng giàu có gì. Vậy mà đột nhiên một hôm bác bảo tôi “Tao sẽ ra Đà Nẳng ở, tao mua nhà ngoài đó rồi” Tôi hỏi “Bác làm gì mà giàu quá vậy?” Bác thì thầm một cách bí mật “Mầy đừng cho ai biết, con tao mầy cũng đừng cho biết. Tao bắt được vàng Hời, một con cua vàng sau miếu Quảng An”.

    Trở lại chuyện miếu Quảng An. Thường thì ngày rằm, mồng một có ông Ba Râu ra thắp nhang, đèn. Cây đèn hột vịt, nhỏ xíu nên ánh sáng mờ ảo, bàn thờ trông càng thâm u ma quái. Chẳng những bọn trẻ con chúng tôi mà cả đến người lớn cũng sợ. Mấy chị đàn bà chửi lộn thường gài nhau “Mầy có ngon ra miếu Quảng An thề với tao, đứa nào ăn ngược nói ngạo, ngài vật cho sặc máu ra”. Lại có lời đồn rằng có chị gánh nước và anh lính dẫn nhau vô miếu làm gì đấy, ngài bắt dính nhau phải chở đi nhà thương gỡ ra. Nhưng lời đồn hấp dẫn nhất là thỉnh thoảng vào ngày mồng một có bầy cua vàng bò ra kiếm ăn sáng rực cả một góc sân. Nhiều người rình, nhưng không ai xác nhận có bắt được cua vàng, có thể họ bắt được nhưng giấu chăng? Chẳng hạn như ông bác họ của tôi bảo có bắt được, riêng tôi vẫn không tin, tuy không bao giờ nói ra.

    Thời câu chuyện tôi đang kể đây khoảng năm 54, khi hiệp định Geneve chia cắt đất nước và đồng bào Miền Bắc ồ ạt di cư vào Nam. Thành phố Hội An cũng hân hạnh được đón một số, phần đông là công chức hoặc tiểu thương. Vì thiếu chỗ nên các đình miếu được trưng dụng làm nơi cư ngụ cho đồng bào. Miếu Quảng An đón một gia đình, sau nầy tôi biết tên là ông Dần vì ông có sạp hàng ở chợ Hội An. Người Bắc di cư đa số là công giáo, họ chẳng sợ ma quỉ bao giờ. Ma quỉ thấy thánh giá là bỏ chạy cả. Ấy vậy mà miếu Quảng An đã làm cho gia đình ông Dần một phen sợ hãi.

    Nghe đồn rằng vào lúc gần khuya, đèn thắp sáng, mọi người còn thức, riêng ông Dần mới thiu thiu thì đứa con kêu thét lên, bà vợ cũng kêu thét lên khi thấy một cái đầu từ trên nóc miếu, chỗ có cửa sổ nhỏ, thò xuống, cái cổ cứ dài mãi ra. Cái đầu đen thùi, mắt trắng dã, miệng đỏ lói, nhe nanh như muốn cắn người ta. Khi ông Dần tỉnh ngủ thì chẳng thấy gì nhưng bà vợ cả quyết thấy rất rõ. Theo lời khuyên của mọi người, ông Dần nhờ một số bạn, buổi tối đến thổi kèn tây tò te cho đến khuya. Ma quỉ nghe kèn tây sẽ bỏ đi hết. Tôi cùng một số bạn tối nào cũng đến xem thổi kèn. Thấy đèn điện sáng trưng nên không còn sợ nữa. Ngày rằm mồng một vẫn thấy ông Ba Râu vào thắp nhang. Ít lâu sau, hình như ông Dần mua đứt cái miếu nên cửa nẻo được lắp vào, sơn phết lại rất khang trang. từ đó không thấy cúng kiếng gì nữa.

    Chuyện người bác tôi tức ông thầy Thọt bảo rằng sẽ ra Đà Nẵng mua nhà chỉ xảy ra sau khi chuyện ma xuất hiện nhác gia đình ông Dần ít lâu thôi. Tôi không tin chuyện ông ta bắt được vàng. Trước đó có một lần, lúc gần khuya, trời lâm râm mưa, tôi đi coi hát về, thấy một người từ sau miếu đi ra. Tuy chỉ thoáng thấy dáng đi nhưng tôi biết ngay là ông bác tôi. Sáng hôm sau, tôi nói ngay “Khi hôm con thấy bác sau miếu Quảng An”. Bác bảo “Mầy đừng nói ai, tao rình bắt mấy con cua vàng. Có người ở trong miếu, nó động ổ nên bò ra kiếm ăn sau miếu”.

    Thế rồi ít lâu sau bác mua nhà ngoài Đà Nẵng. Nhà gần chợ Cồn, buôn bán rất khá giả. Sau nầy lớn lên, có lần ra Đà Nẵng thi tú tài, tôi có trọ nhà bác mấy bữa. Bác vẫn tử tế như trước. Ngày thi xong bác đãi tôi một bữa tiệc nhỏ “Tao biết mầy thi là đậu nên tao đãi mầy trước” Nhân lúc ngà ngà hơi rượu tôi hỏi bác “Chuyện con rùa vàng có thật không bác?” Bác cười cười bảo “Mầy đã thấy rồi còn hỏi” “Nhưng con có thấy gì đâu?” “Cứ coi như thấy rồi đi, hỏi làm chi” Tôi biết bác không muốn nói, nhưng vẫn thắc mắc, không biết chuyện con cua vàng có thật không?

    Đậu tú tài xong, tôi vào Sài Gòn học tiếp, rồi thành công chức, rồi sập tiệm, tôi đi tù. Khi có vụ HO đi Mỹ, tôi ghé thăm bác, ông thầy Thọt ngày trước. Mấy mươi năm, bác đã già lắm rồi. Tóc bạc, răng rụng nhưng vẫn còn vẻ tinh anh. Các con bác đã lập gia đình, chỉ có cô gái út còn sống với vợ chồng bác. Tối đó hai bác cháu ngồi lai rai, chuyện trò đến khuya. Khi bàn đến chuyện có số phận hay không, bác bảo “Ai cũng tin rằng con người đều có số phận thì chẳng chịu cố gắng, chẳng chịu làm lụng, rốt cuộc chỉ đi ăn mày”. Tôi cãi “Giày dép còn có số. Như bác chẳng làm gì cả, chỉ đi rình sau miếu Quảng An mấy lần là bắt được con cua vàng. Nhiều người cũng rình như bác mà đâu có gì. Đúng là bác có số trời cho làm giàu”. “Trời nào mà cho. Tao phải đem mưu kế, đem cái mạng tao ra...”.

    Biết là bác sắp nói ra điều bí mật nên tôi nói khích “Gì mà mưu kế dữ vậy. Chịu khó rình một lúc. Bữa con thấy bác sau miếu... Cũng giống như con đi chơi khuya về thôi, có điều đừng sợ ma như bác mới được”. “Tao mà sợ ma à? Người ta sợ tao thì có. Chuyện ma hiện trong miếu để nhác vợ con ông Dần là tao, chứ ma nào”. “Bác làm ma à? Sao bác lại chổng ngược người ngoài cửa sổ được, lại còn kéo cái cổ dài ra?”. “Tao nằm trên nóc miếu thò đầu xuống. Còn chuyện cái cổ dài ra là vì chúng sợ quá tưởng vậy thôi”. “Nhưng bác leo lên nóc miếu làm gì? Thò đầu vô miếu làm gì?” Bác cười tỉnh khô, để lộ mấy cái răng còn sót, đen thùi. “Tao rình để ăn trộm chứ leo lên làm chi”.

    Tôi năn nỉ “Bác kể thật con nghe, từ đầu đến cuối. Con nghi đúng mà. Làm gì có chuyện con cua vàng”. Bác làm một hơi rượu, khà một tiếng, rồi rung đùi coi bộ khoái trá lắm “Chuyện nầy chỉ vợ tao biết, bây giờ đến mầy là hết. Mấy đứa con tao mà biết, chúng sẽ khinh tao mà không nghĩ rằng tao đi ăn trộm chỉ vì chúng mà thôi”. “Nhưng trước giờ bác có làm nghề đó đâu. Bác lúc nào cũng làm ăn lương thiện. Mà sao bác chỉ rình có nhà ông Dần để ăn trộm mà không rình nhà khác?”.

    “Bữa gia đình ông Dần mới dọn đến, tao đứng bán kẹo trước miếu Quảng An. Lúc đó bọn học trò đi học về, đứng xem cũng đông. Trong lúc bán, tao bỗng nghe trong miếu tiếng trẻ con khóc, thì ra bà Dần đánh đứa con nhỏ. Nó đang chơi với một mớ toàn vàng. Nhẫn, xuyến, dây chuyền, cà rá, hột xoàn... đứng xa mà tao thấy chói cả mắt. Tao bỗng nảy ra ý định ăn trộm vì thấy họ để của bừa bãi như thế ắt dễ tìm ra. Tao rình mấy đêm, thấy khó ăn quá, nhất là sau vụ vợ con ông ta thấy tao tưởng ma, nhưng ông Dần không tin. Mấy hôm sau tao thấy ông treo khẩu súng lục chỗ cột nhà, có lẽ mượn của ai đó để cảnh cáo tên trộm”. “Coi bộ khó ăn, lại nguy hiểm nữa. Mất mạng như chơi”. Tôi nói thế để bác thầy thọt của tôi hứng chí, nói tiếp. Mà tôi thấy cũng nguy hiểm thật. Bác cười khoái trá “Mầy thấy con người hơn nhau ở cái đầu...

    Tao định trộm luôn khẩu súng nhưng làm thế khác gì chọc ổ kiến lửa là cảnh sát. Tao chỉ tìm lấy gói vàng mà thôi”. “Nhưng sau đó ông Dần vẫn có tiền mở sạp áo quần ở chợ Hội An?”. “Người chạy loạn nào cũng khôn mới sống được. Họ chia của. Vợ một ít, con một ít, rủi có tản lạc thì cũng còn cái để mà sống. Tao biết nên chỉ tìm thấy một gói đủ rồi. Chẳng phải nhân đạo, nhưng lấy hết bắt buộc họ phải thưa cảnh sát để tìm cho ra. Mất chút đỉnh thì họ làm thinh luôn”. “Nhưng người ta cảnh giác như thế, bác làm sao mà lục lọi được?”. “Đó, tao đã nói, dùng cái đầu trước, chân tay mới cục cựa sau”. “Bác nói hết luôn đi. Cứ lòng vòng!”.

    “Mầy biết ông Ba Râu không? Ông đó chuyên thắp nhang ngoài miếu Quảng An. Tao chờ lúc ông ta đi vắng đến nhà tráo một mớ mê hồn hương vào bó nhang. Hít một chút là ngủ say như chết. Ngày rằm, mồng một ông ta đem nhang ra thắp ngoài miếu, thế là tao vào miếu lục soạn, cả nhà ông Dần đã bị mê hồn hương thì có khiêng mà vất ngoài đường cũng không hay”. “Nhưng mê hồn hương ở đâu bác có?”. “Cái nầy thì tao đã thề bán mạng không cho ai biết”. “Bác cứ nói đại khái thôi, đâu cần phải nêu tên”.

    “Ừ, đó là ông thầy của tao. Ông ta là tổ sư ăn trộm. Lúc đó ông ta đã già nhưng giàu lắm. Ngay ở Hội An mình. Có nói tên mầy cũng không tin. Ông ta có bổn phận là ngày giỗ tổ phải cúng tổ bằng của ăn trộm. Ông ta già quá mà không có đồ đệ nên bảo tao đi ăn cắp giùm ông ta một vật gì đó để cúng tổ. Lúc đó tao nói rõ ý định ăn trộm nhà ông Dần, ông ta chỉ ngồi xích lô đi ngang trước miếu Quảng An có một lần là bày mưu cho tao làm vố đó. Dĩ nhiên muốn có mê hồn hương tao phải lạy ông ta làm sư phụ, lạy tổ xin vào nghề. Trộm vụ đó tao cúng tổ chiếc nhẫn vàng. Nhưng đó là vụ đầu tiên và cũng là vụ cuối cùng của tao”.

    Tôi định bảo “Mưu kế là ở sư phụ bác, vậy mà bác kể như bác tài lắm vậy”. Nhưng tôi chỉ hỏi “Sau nầy bác có đến thăm sư phụ của bác không?”. “Có chứ! Tao đâu quên ơn thầy. thỉnh thoảng tao về Hội An ghé thăm. Ông ta giàu quá, đâu cần mình giúp, chỉ cần ngồi nghe ông ta tâm tình là ông ta vui rồi. Ông ta kể, học nghề từ lúc còn nhỏ. Nghề nầy còn bí mật gấp mấy lần Thiên Địa Hội, kỷ luật thì chỉ có sống hoặc chết thôi. Hể sư phụ ra lệnh là đồng nghiệp giết ngay”.

    “Bác có đồng nghiệp không?” “Bây giờ ăn cắp vặt thì được, ai dám lọ mọ rình rập trong bóng tối, cảnh sát hay lính thấy được có mà ăn đạn. Mầy thấy cái trang thờ đàng kia là bàn thờ tổ. Ông thầy tao trước khi chết, truyền bài vị tổ sư cho tao vì không còn ai nối nghiệp”. “Như vậy sư phụ phải truyền cho bác các bí quyết ăn trộm chứ?”. “Dĩ nhiên. Ông thầy chỉ tao cách nghiên cứu địa hình địa vật, tính tình, thói quen những người trong gia đình mà mình sắp hành nghề, cách đào tường khoét vách, cách trừ chó, cách tẩu tán của ăn trộm, cách khai báo nếu rủi bị bắt, cách chịu đòn sao cho không bị đánh vào chỗ nhược...”.

    “Có truyền cho bác cách làm mê hồn hương không?”. “Có chứ, cái nầy mới là bí truyền...”. Tôi nói đùa “Bác nhận con làm đồ đệ rồi truyền cách chế mê hồn hương đi”. “Tướng mầy mà trộm đạo gì được”. “Ủa, bộ ăn trộm cũng phải có tướng sao?”. “Thì phải có tướng ăn trộm mới nhận làm đồ đệ. Đâu có dễ mầy!” “Chắc sư phụ cũng truyền nghề xem tướng ăn trộm cho bác. Bác nói thử tướng ăn trộm ra sao?”. “Dễ quá! Mầy thấy có nhiều người đến nhà ai, cửa chính không vào mà cứ vào cửa hông hoặc hay dòm vô cửa sổ nhà người ta, khi nói chuyện thì mắt láo liêng nhìn khắp nơi mà không nhìn thẳng vào người đối diện...Tao không nói họ là ăn trộm, nhưng có khiếu ăn trộm, truyền nghề được. Chắc ăn nhất là mấy đứa nhỏ hay ăn cắp vặt, chúng có máu ăn trộm bẩm sinh trong người”.

    “Còn mê hồn hương? Bác có biết làm không? Bác nói đại khái nghe cho vui thôi, đâu cần chi tiết”. “Ừ! Mầy biết mấy người đánh cá biển, thỉnh thoảng có người bị con rắn biển mà họ gọi là con “đẻn” cắn, cứ mê man, không biết gì hết. Không có thuốc chữa. Ngủ hoài rồi chết luôn. Nếu biết cách thì xúm nhau cứ phèn la, chuông, mõ gõ liên tục, lại phải banh mắt, la hét vào tai, gọi tên người bị nạn, hỏi chuyện... đừng cho ngủ. Phải la to “Không được ngủ, không được ngủ, ngủ là chết!”. Cố sao cho được một ngày, một đêm, nọc độc tan là sống. Bắt được con “đẻn” loại đó, đem về phơi cho thật khô, sao vàng, tán nhuyễn thành bột rồi làm như người ta làm nhang vậy. Tức là cũng chẻ tre thành cọng nhang, nhúng hồ rồi lăn trên bột “đẻn”, phơi cho thật khô, thế thôi. Khi muốn “hun” nhà ai, cứ đốt lên, nhè cửa sổ mà quạt vào...”.

    “Bác có làm thử chưa?” “Tao có làm rồi nhưng không hiệu quả. Có lẽ không đúng loại “đẻn” mình cần. Ông thầy tao có cho bức tranh vẻ con “đẻn” đó, nó không giống thứ người ta đem bán cho tao, nhất là mấy cái khoanh màu trên mình nó. Nó dẹp lép như lá lúa. Tao hỏi dân biển, vài người bảo có thấy nhưng hiếm lắm, độc lắm, không ai dám động đến. Nghe nói nước miếng của nó thôi, dính chỗ nào trên người là chỗ đó lở ra thành từng vạt như người bị phỏng nặng vậy. Không có thuốc chữa...”

    Tôi nghĩ rằng, ông bác họ tôi đã không nói thật. Tôi nhìn quanh, thấy căn nhà tuy không lớn nhưng ở địa thế buôn bán như thế nầy thì chỉ một vụ trộm đó thôi, làm gì mua nổi. Ông muốn giấu thật kĩ chuyện làm ăn không lương thiện nầy, nhưng giữ mãi trong bụng, ấm ức, chịu không được. Nay thấy tôi cũng có thể tin tưởng, vả lại tôi sắp đi Mỹ rồi, nên thổ lộ chút ít cho hả cái thú vị, khoái trá bấy lâu nay. Thử nghĩ coi, đang nghèo khó, nhà tranh vách lá, mưa dột tứ tung, cái ăn không đủ, bỗng nhiên mua nhà mặt tiền, mở tiệm...

    Người trúng số phải la lên thật to, cười cho sướng, vênh mặt lên trời cho bỏ ghét cuộc đời...Nhưng ông bác tôi thì chịu, không thể làm như thế! Chả lẽ lại kêu lên “Tôi ăn trộm nên mới được như thế nầy!”?

    Phạm Thành Châu
    Lần sửa cuối bởi Hansy; 19-08-2014 lúc 11:18 AM

  5. Thành viên dưới đây cảm ơn Hansy vì bài viết hữu ích này


  6. #5
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts
    3
    CHÚNG TÔI LÀ CHÓ

    Trương Thái Du


    1.
    Dĩ nhiên bạn không phải là chó. Tôi xin lặp lại: “Tôi là chó!”. Từ “chó” nhạy cảm với bạn ư? “Chó” thì xấu sao?

    Lạ cho loài người ngây thơ, chẳng hiểu tự bao giờ đã thành kiến “chó – chó má” với bao điều không ra gì. Nếu các bạn sạch sẽ vệ sinh, lấy đâu ra đồ dơ ngoài môi trường quanh các bạn để chó ăn, làm ai đó ghê người?

    Chó có ích lắm chứ. Nào giữ nhà phòng trộm, bầu bạn trải lòng khi cần, thỉnh thoảng nịnh nọt liếm chân dụi tay, và đặc biệt biết nghe lời chủ. Tôi không bảo tôi nói riêng và loài chó nói chung rất trung thành với người đâu nhé. Các bạn tự huyễn đó thôi. Chưa khi nào chó bỏ chủ nghèo theo chủ giàu. Đơn giản, chúng tôi ít ảo tưởng và biết chấp nhận thực tại, gắng vươn lên từ thực tại. Chúng tôi không giống nhiều nhóm người vọng ngoại, luôn cả nghĩ chiếc áo của thiên hạ chắc mẩm đẹp hơn áo mình. Nực cười là họ còn quả quyết ngày mai của họ, trong chiếc áo xa lạ kia tất sẽ sáng sủa hơn hôm nay và hôm qua.

    Tôi trưởng thành trong nhà em trai ông chủ. Ruột thịt họ chung dãy nhà trong khu qui hoạch “ngã ba chuồng chó”, cách nhau dăm cái hộp xi măng cốt thép lồi ra thụt vào. Ngày nọ ông anh đến bảo:

    - “Mày nhường bớt tao con vàng. Đận này đám trộm chó hoành hành quá. Tao không sợ mất chó, chỉ sợ nó giả trộm chó để điều nghiên nhập nha.”

    - “Sợ nó không quyến anh lại mò về đây. Chiều em bắt cho anh con chó nhỏ bên nhà bà già vợ.”

    - “Đến lúc đó hẵng tính” – Người anh đắt tôi về luôn.

    Chủ mới rất ân cần và chiều chuộng tôi. Cơm ngon, chỗ ngủ cao ráo sạch sẽ, dắt đi tè đi ị đúng lúc. Ba bảy hai mốt ngày đầu ông giữ rịt tôi trong sân, không cho chạy lăng quăng thăm em mực bên nhà cũ.

    Tháng sau, chưa kịp dùng bữa trưa ông chủ mở cửa húyt sáo gọi tôi theo. Cậu em trai đang lui cui trộn canh thừa cho nàng mực, mau mắn mở cổng đón anh, rồi thơm thảo chia bớt khẩu phần kia cho tôi. Tôi chỉ ngửi qua rồi đến bên em mực hít hà.

    - “Con chó này thế mà tệ, đã quên chủ nghèo rồi” – Người em nói.

    - “Tính trung thành của chó thực ra là thói quen, là phản xạ có điều kiện. Nếu mặt bằng sinh sống cả vật chất lẫn tinh thần của người chủ mới nhỉnh hơn người chủ cũ, không bao giờ nó quay gót. Đừng choàng áo nhân tính lên lưng chó.

    Ông chủ tôi nói đúng. Chơi với em mực tí xíu, bụng tôi đã sôi. Mặc anh em họ luận bàn triết học của lòng người thế kỉ 21, tôi bỏ về tìm tô cơm có thịt mà chị giúp việc luôn đúng giờ dọn ra bên ngạch cửa.

    2.
    Ông chủ nằm ghế mây đọc báo, chị giúp việc lại gần.
    - “Kéo rèm kìa, bọn trưởng giả quanh đây thính tai hơn chó. Chúng nó mà chọc thối thì nhục quá cẩu” – Ông chủ nhắc.

    - “Xóm mình dạo này lộn xộn quá” – Chị nàng thỏ thẻ - “Hôm qua tay nhiếp ảnh gia toan bóp cổ mụ bán sơn nước vì mụ dẫn chó tè vào bụi hoa nhài. Lúc sáng mợ nẩu hay khoe giàu tắm chó nước tóe loe cả ngõ, chàng thi sĩ hoa râm lại chửi té tát”.

    - “Rách việc, nhúng cái mũi đen như than của cô vào đám lông xà mâu đầy bọ chét xung quanh làm gì. Bóp xuống vai đi, đêm qua kê cao gối cuốn theo mạch truyện Tôtem sói, ngủ lúc nào không hay. Cơ cổ hơi bị đau rồi” – Ông chủ ra lệnh cho chị giúp việc.

    - “Sao hồi khuya “bả” lớn tiếng với ông vậy”? “Cứ gần chó đi rồi chó liếm mặt” là ngụ í gì”?

    - “Mặc nó sủa, hơi đâu để bụng”.

    Nghe họ nói chuyện tôi ù cả tai, bèn giả vờ ư ử xin đi ngoài. Chị giúp việc mau mắn mở cửa. May quá, cuối xóm ả me berger đang định bắt nạt em mực của tôi. Tôi nhảy vào cắn cảnh cáo ả mấy nhát đau điếng. Ả ăng ẳng chạy. Em mực mừng hết lớn:

    - “Sao anh không cho nó quị luôn?”

    - “Nó đã tởn đến già” – Tôi vênh mặt anh hùng rồi lí sự – “Đừng bắt chước sự dã man của con người”.

    Bạn đọc ngạc nhiên chăng? Số là thế này, cách nay nửa năm mợ nẩu “khoe của” động thổ xây dựng căn nhà phố. Mợ tự hào trưng khắp xóm bản vẽ Tây – Tàu – Ta giao duyên, đặc biệt là ban thờ Phật tổ và gia tiên trên sân thượng có mái ngói nửa đình chùa nửa lăng tẩm rất “tâm linh”. Ngặt nỗi, hàng xóm mợ là cậu mắt xanh mũi lõ đang ở thuê, sống già nhân ngãi non vợ chồng với một cô da vàng. Theo luật Tây, chàng mũi lõ yêu cầu công trường làm đúng giờ hành chánh, tuyệt đối không giây bẩn đường nội bộ, hạn chế thấp nhất tiếng ồn, thứ bảy và chủ nhật phải trả lại sự yên tĩnh vốn có.

    Khó thật, chén cơm manh áo của hơn chục người thợ bị ảnh hưởng. Tuần làm năm buổi bao tử sẽ lép. Vậy là họ rình rình làm trộm. Chàng Tây to như bò mộng, chắc thuộc hàng anh chị ở “bển”, không nhân nhượng. Y vác xẻng qua nói chuyện phải quấy, rút điện máy trộn bêton, đập bể máng vữa. Đoàn người áo vải cúp đuôi chạy trối chết.
    Bên thầu gọi nhà chức trách can thiệp nhưng thủ tục hình sự có yếu tố nước ngoài khá rườm rà khiến họ hoang mang. Nhá nhem tối, thợ nề chơi du kích kiểu “đánh chó trong bị”. “Mãnh hổ nan địch quần hồ cắn lén”. Họ không thèm cảnh cáo như tôi lúc nãy. Họ say máu nện lưu manh Tây thừa sống thiếu chết, phải bán xới, bỏ lại mấy chiếc nanh trắng như răng chó ngao luộc.

    3.
    Tôi vẫn thường được ông bà chủ cho ngồi dưới sàn xe Jeep lên thăm trang trại của họ bên kia sông Đồng Nai. Bà chủ khó tính, thuộc dạng người vừa đi đường vừa chửi thầm thiên hạ, chửi nắng, chửi khói, chửi bụi, chửi hệ thống giao thông bất cập… Bà gọi ổ gà trên đường là “ổ chó”, gọi đám thanh niên nhuộm tóc lạng lách là “chó dái chạy rông”, gọi những người không tuân thủ luật đường bộ là nòi khố rách áo ôm coi mạng mình như “mạng chó”, gọi những chiếc xe xắn lủi vô tổ chức qua mũi xe bà là “mèo đàng chó điếm”. Nói chung bà xem đống người ngợm nhung nhúc quanh bà là quần thể “người dại quanh năm”, khác hẳn với chúng tôi là thứ “dại có mùa”. Ông chủ ít nói, lâu lâu chỉ đế một câu: “Sủa ma lắm vào, ma chó nhập!”.

    Trang trại của ông bà chủ nằm giữa một vùng quê yên bình. Tôi hỏi bạn vện gần đó:
    - “Ở đây thích nhỉ, con người chắc không xem nhau như chó”.

    - “Còn khướt” – Y ranh mãnh – “Tấc đất tấc vàng hết rồi, anh em, làng xóm chí chóe suốt ngày. Chẳng nói đâu xa, dạo ông chủ bạn xây rào trang trại cũng nổ ra cuộc khẩu chiến nảy lửa. Vốn ranh hai thửa đất là bờ tầm vông. “Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng”, bên này nhất quyết bảo đất của mình từ mép bụi tầm vông bên kia tính qua. Tre già măng mọc mấy năm, chủ bạn bị măng lấn đôi trăm thước vuông, căm lắm nhưng bảo đành thí cho khuyển”.

    - “Không kiện được à?”

    - “Chó ăn vụng bột” nhưng họ hàng ba đời người ta ở đây. Ra công đường yêu cầu chủ tịch xã bỏ tù ông nội hắn ư?

    Tôi chẳng biết nói gì, đành thả hồn vào mây trời cây cỏ. Vện buồn miệng gợi chuyện:
    - “Bạn dân thành phố ăn sung mặc sướng, lên xe xuống ngựa. Chẳng bù cho xứ này chó ăn đá gà ăn sỏi”.

    - “Sướng gì, tôi còn khổ hơn nhà văn An Nam. Suốt ngày con người lôi mình ra chửi. Cái ông Nguyễn Vỹ vốn có câu thơ “Nhà văn An Nam khổ như chó” cũng chẳng thể hiểu thời thế bây giờ đã thành “Chó khổ như nhà văn An Nam”.

    - “Đâu cũng rứa cả, chán như con dế chó” – Vện hài hước – “Lần sau bạn về chắc tôi đã chầu âm phủ. Đốm đầu để nuôi, đốm đuôi thì thịt mà”.

    Thay vì an ủi vện mấy câu sáo rỗng và lãng nhách, tôi hích vai bạn vào vườn bạch đàn cho khuây khỏa. Lá mục khô giòn dưới chân. Hương đồng gió nội hiền hòa ru chúng tôi vào giấc mộng trưa thanh vắng.

    Tỉnh lại thì vện và tôi đã nằm trong bao bố của bọn trộm chó. Sau đó là cuộc ngã giá giữa chúng và tay lái chó.

    - “Hai con này bé, hai trăm”.
    - “Hẻo vậy anh hai. Có phải chó ghẻ đâu”.
    - “Ghẻ hay không thì cũng vào mồm thiên hạ tuốt. Hôm nay chó đã ngáp phải ruồi rồi”.

    4.
    Âm hồn của bạn vện và tôi còn quyến luyến với nhau, đến một bàn nhậu gần chợ Thị Nghè, dù thể xác đã bị băm vằm trong bát xáo măng dầy váng mỡ. Cồn công nghiệp pha nước màu ngâm chuối hột bốc mùi rất xốc. Bốn năm trự đang bàn chuyện thời cuộc. Tay bụng phệ mũi cà chua da mặt bóng nhẫy gân cổ đưa đẩy:

    - “Hình như lão chính trị gia người Anh Lord Palmerston từng nói: “Không có cừu địch mãi mãi cũng như bằng hữu vĩnh cửu, chỉ có quyền lợi muôn đời mà thôi”.

    - “Thì đấy, chó tính nằm ở đấy chứ đâu”.
    - “Bè bạn muôn năm! Nào trăm phần trăm!”.

    Không hẹn nhưng gần như vện và tôi cùng gào lên: “Chó tính thì sao? Chúng tôi là chó. Đừng ngộ nhận chó tính là phi nhân tính”. Bàn nhậu giật mình. Gió âm phủ thổi thốc miếng bạt nhựa che nắng mưa ngoài hiên quán. Trước khi dắt nhau đến kiếp sau, chúng tôi vẫn kịp để lại trên đùi non những tên “xực cẩu” vài vết bầm mang hình hàm răng ma chó.

    Trương Thái Du
    Triệu Viên Các,
    Vĩnh Thanh – Nhơn Trạch – Đồng Nai
    09.2007
    Lần sửa cuối bởi Hansy; 19-08-2014 lúc 11:22 AM

  7. Thành viên dưới đây cảm ơn Hansy vì bài viết hữu ích này


  8. #6
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts
    4
    Chuyện Thằng Bé Tỵ Nạn Bất Đắc Dĩ

    ThaiNC


    Tùng khẽ nhếch vai để cái túi đi học đeo sau lưng trở lại tư thế gọn gàng. Nó ngoái cổ ra sau kiểm tra lần cuối cẩn thận, và đẩy cửa, giữ vẻ thản nhiên bước vô nhà.
    Nó kinh ngạc khi thấy "Dad" John của nó đăm chiêu đi qua đi lại trong phòng khách. "Ủa, sao hôm nay ổng về sớm vậy cà?" Tùng nghĩ thầm. Thấy Tùng đi vào, ông mừng rỡ chạy lại ôm nó.

    -Ồ, con đã về! Con đi đâu làm ta lo quá!
    -Con đi học về, Dad!
    Đang hoan hỉ, ông John bỗng xịu xuống, trở nên nghiêm khắc. Ông buông Tùng ra, đứng lên lạnh lùng:
    -Con nói dối. Hôm nay nhà trường điện thoại cho "Mom" nói con không đi học khiến ta phải bỏ làm về kiếm con cả ngày nay.
    Thằng Tùng sợ đến rụng rời tay chân. Trời ơi, vậy là lộ tẩy rồi! Nó mới nghỉ học có một ngày, đã gọi về nhà? Cái trường chi quái ác. nó vẫn cố chống chế:
    -Con đi học thiệt mà Dad.
    -Đừng dối ta, đó là một thói xấu. Hãy cho ta biết chuyện gì xảy ra, và con đã làm gì vì ta đã gọi cảnh sát, tí nữa ta và mom phải báo cáo với họ.

    Nghe hai chữ "cảnh sát", Tùng càng hoảng. Câu chuyện không nhỏ như nó nghĩ. Hồi còn ở quê nhà, thỉnh thoảng nó cũng trốn học mấy lần đi tắm sông với tụi bạn, có ai hay đâu. Qua đây mới lần đầu tiên đã bị bắt tại trận. Tùng cảm thấy vừa lo vừa ngượng ngùng vì lỡ nói dối bố mẹ nuôi nó. Nó đỏ mặt ngượng nghịu cúi đầu, không dám nhìn ông John.
    Giữa lúc Tùng chưa biết trả lời như thế nào thì cánh cửa bật mở. Bà Linda, "Mom" của nó hớt hải đi vào, nói không ra hơi:
    -Kiếm khắp nơi mà vẫn không...

    Bà ta ngưng lại khi thấy Tùng đứng đó. Bà trợn xòe mắt như không tin ở chính mình, kêu lên, "Lạy chúa tôi!", quên hết cơn mệt chạy lại ôm choàng Tùng.
    -Con đi đâu cả ngày?
    Vừa nói, bà Linda vừa nhìn thằng bé từ đầu đến chân xem nó có bị xây xát trầy trụa chỗ nào không. Thái độ đầy quan tâm của "mom" làm Tùng thêm bối rối, cúi gầm mặt. Sau khi xem xét và thấy Tùng vẫn lành lặn, bà Linda yên tâm nắm tay nó kéo vào bếp.
    -Tội nghiệp con tôi, chắc nó đói rồi, vào đây mẹ lấy pizza cho ăn.

    Nhưng ông John đã cản lại:
    -Khoan đã, tí nữa rồi ăn. Tùng phải nói chuyện gì khiến con nghỉ học không xin phép hôm nay. Lát nữa cảnh sát sẽ lại đây đó.
    -Ông sao gấp quá, để cho con ăn xong rồi hỏi cũng được mà.
    -Bà thương nó quá không được. Nên nhớ nó mới qua và chưa rành luật lệ. Tôi phải biết nó đã làm gì để trả lời với họ chứ.

    Nghe ông John nói, bà Linda không biết làm sao hơn, cúi xuống dỗ Tùng:
    -Cũng được. Tùng nói cho mom biết tại sao con không tới trường hôm nay đi. Nếu con chỉ đi chơi mà không làm gì bậy, mom sẽ tha. Lần sau đừng như vậy nữa.
    -Con, con...
    Thằng Tùng ấp úng, nó biết nói sao bây giờ? Đã đành nó trốn học và nói dối là hai lỗi lớn. Nhưng nào phải nó đi chơi hay làm gì bậy đâu.
    -Con đi... shopping.
    -Shopping ư? Con mua gì ở đó? Hai ông bà ngạc nhiên.

    Tùng tháo cái túi đi học trên lưng xuống. Lúc này, ông bà John và Linda mới chú ý đến cái túi gồ ghề hơn mọi ngày trên lưng thằng bé. Nó cẩn thận lấy ra một gói giấy: cái xe lửa chạy bằng pin.
    Ông John thảng thốt:
    -Con lớn rồi sao còn chơi cái đồ này?
    -Tiền đâu con mua nó? Bà Linda tiếp.
    -Con đi bỏ báo mua cái này cho em con ở Việt Nam.

    Thằng Tùng bỗng bật khóc. Nó như được cởi mở tấm lòng.
    Hai ông bà John và Linda nhìn nhau. Họ linh cảm đứa con nuôi trước mặt đang mang một tâm sự chồng chất mà nó giấu kín. Nguyên nhân sự nghỉ học của nó hôm nay có lẽ bắt nguồn từ đó...

    Tâm sự của thằng Tùng: Nó là một thuyền nhân bất đắc dĩ.

    Nói ra thì có vẻ hi hữu, nhưng trên đời có nhiều chuyện xảy ra một cách kỳ cục không ai có thể liệu định được. Và một trong những cái “ kỳ cục” đó đã xảy ra với Tùng hơn một năm trước đây, khi nó vẫn còn mang giỏ mía ghim lang thang trên bến đò Kiên Lương mỗi buổi chiều kiếm thêm chút tiền giúp đỡ gia đình.

    Đúng ra nhà thằng Tùng cũng không nghèo lắm. Trước ngày giải phóng, ba nó là Trung Úy Pháo binh đóng ở Cà Mau, má nó làm cô giáo tiẻu học. Nhưng tai họa đã giáng xuống gia đình Tùng sau ngày 30/4 năm đó. Ba nó phải đi học tập cải tạo. Tưởng chỉ có 10 ngày là xong, ai ngờ đến 6 năm sau, khi Tùng rời quê nhà vẫn chưa gặp lại ba. Má nó bị cho nghỉ dạy vì là "vợ sĩ quan Ngụy". Gia đình Tùng khốn đốn từ đó. Đã mất việc, lại thêm phải nuôi ba nó trong tù, má Tùng phải tất tả làm đủ mọi việc để nuôi bốn miệng ăn. Ban ngày bà ra chợ trời, buôn đi bán lại, tối về bà phải nhận may vá thêm cho anh em Tùng đủ điều kiện cắp sách đến trường.

    Cuộc sống mỗi ngày mỗi khó khăn. Tính, em nó, còn nhỏ chưa biết gì nhiều, nhưng Tùng đã lớn, dù nó chỉ học lớp Sáu. Sự nghèo khổ và nhọc nhằn đã khiến Tùng khôn trước tuổi để thấy những sợi tóc bạc ngày càng rậm trên nét mặt khắc khổ của má. Những lần bà phải đôn đáo vay mượn trong mỗi dịp gửi đồ tiếp tế cho ba nó trong tù...đã đẩy Tùng ra ngoài xã hội.

    Mỗi chiều sau khi đi học về, Tùng đi bán mía ở bến đò Kiên Lương. Nó vô vườn mua rẻ mấy cụm mía về lóc vỏ, và chặt thành từng khúc nhỏ khoảng bằng đốt ngón tay. Xong rồi nó đi kiếm tre, gọt thành những cây nhỏ, mỗi đầu cây tẻ thành sáu nhánh nhỏ khác, vót nhọn, và gắn mía vào, vậy là thành một ghim. Mía ghim.

    Nó không bán ở chợ vì ở đó đã có nhiều thằng nhỏ khác bán. Ra nghề sau nên Tùng phải chịu khó lặn lội ra tận bến đò. Tại đây cũng tấp nập không kém chi ở chợ, nhất là vào buổi chiều. Ghe thuyền là một trong những phương tiện giao thông chính của xứ Rạch Giá đầy mương rạch này. Khách hàng của Tùng phần đông là mấy bác xích lô, hay xe ba gác, hoặc những người từ thôn xóm chung quanh khi tan chợ trở về. Ngồi trên ghe gió chiều hiu hiu, có ghim mía nhai đỡ buồn miệng, khỏi phải lóc vỏ, bỏ cùi, mà giá lại rẻ mạt: có 50 xu. Nhai xong nhổ bã xuống rạch là xong, thật tiện.

    Công việc làm ăn của Tùng tiến hành suông sẻ. Mỗi ngày nó kiếm được ít tiền đưa cho má để dành mua quà nuôi ba nó. Cuộc đời bán mía ghim của Tùng không biết sẽ kéo dài bao lâu, nếu một ngày nọ...

    Hôm đó Tùng ế hàng. Bán từ chiều đến gần tối mịt rồi mà rổ mía vẫn còn vơi nửa. Điệu này hôm nay nó huề vốn là may. Đáng lẽ Tùng về nhà, nhưng nó vẫn ráng kiên nhẫn ở lại. Biết đâu còn nhiều người về bến đò trễ cũng nên. Đang thơ thẩn tìm khách, nó nghe gọi:

    -Mía.
    Tùng mừng húm thấy một thanh niên từ chiếc ghe lớn nãy giờ đậu im lìm dưới chân cầu đi ra.
    -Mía bao nhiêu một xâu?
    -Dạ 50 xu.
    -Mày còn mấy xâu?
    -Để coi. 1,2,3... 32 xâu.
    -Tao mua hết, vị chi là 16 đồng phải không?

    Đang mừng nghe nói được mua hết, Tùng khựng lại khi thấy anh thanh niên đưa tờ 100 còn mới toanh. Tiền đâu mà thối? Nãy giờ nó mới bán được có hai mươi mấy đồng, thêm mười đồng tiền lẻ má nó đưa để thối lại, cộng chung cũng chưa đến bốn chục. Tùng lúng túng:
    -Anh có tiền lẻ cho em xin, em không có đủ tiền thối.

    Hơi ngần ngừ một chút, anh thanh niên nói:
    -Thôi cho mày luôn đó nhỏ.
    Tùng tưởng mình nghe lầm, nó trợn mắt nhìn anh thanh niên, ông khách rộng lượng nhất trong cuộc đời bán mía mà nó đã gặp. Bỗng nhiên nó nhận thấy cái anh này sao lạ quá, nhứt định không phải là dân ở đây. Nhất là ảnh ốm và trắng, không giống dân bản xứ ở đây ai cũng nở nang và đen sạm. Nó chợt nghĩ đến những tin đồn mà nó đã nghe, không dằn được, buột miệng hỏi:
    -Có phải anh ở Sài gòn xuống đây vượt biên không?

    Người thanh niên tái mặt, anh quăng hết mấy xâu mía xuống sông và chụp lấy thằng Tùng, bụm miệng nó lại. Diễn biến xảy ra quá đột ngột nên Tùng không kịp phản ứng, chống cự một cách vô vọng, và bị người thanh niên vác xuống thuyền.

    Tùng cố vùng vẫy thật kịch liệt, chân nó đạp tùm lum làm văng luôn một chiếc dép xuống sông. "Trời ơi, cha này định làm gì đây? Vượt biên thì cứ vượt biên. Tui có đi báo công an đâu mà bắt tui?" Nhưng nó chỉ ú ớ không thành lời.

    Đem Tùng xuống khoang tàu và đóng cửa lại, người thanh niên cầm một cây sắt dí trước mặt Tùng, "ngồi im, làm ồn tao đập chết thả xuống sông". Tùng hoảng sợ thôi vùng vẫy. Thanh niên đè nó xuống sàn, và thả tay ra. Bây giờ Tùng mới hơi hoàn hồn chút đỉnh và đưa mắt nhìn quanh. Trời đất ơi! Cái khoang thuyền bé xíu mà đầy những người là người, già trẻ lớn bé, đàn ông lẫn đàn bà, hầu hết đều lạ hoắc từ đâu tới.

    Một người đàn bà ngồi gần cất giọng hỏi:
    -Thằng nhỏ nào vậy? Sao tự nhiên bắt nó?
    Hùng, người thanh nhiên phân trần:
    -Tui định mua ít mía mang theo, ai ngờ thằng này biết mình sắp "đi" nên phải đem nó xuống đây đó chứ, lỡ nó đi la tùm lum là bể hết, tù rã đám.

    Tùng mếu máo:
    -Em đâu biết gì đâu, thả em về đi anh ơi, hu hu!
    Đám người vượt biên ngơ ngác nhìn nhau. Hùng lại lên tiếng:
    -Mày không biết thực không?
    -Thiệt mà, cho em về đi.

    Anh Hùng quay sang nói với mấy người trong ghe:
    -Coi bộ thằng này chỉ tình cờ thôi, nhưng vì an toàn, khi nào mình khởi hành mới thả nó ra được.
    -Hu hu! Em về trễ má em đi kiếm.
    Một người đàn bà khác lại dỗ nó:
    -Thôi em chịu khó ngồi đây chút xíu, tí nữa anh Hùng cho em về nhà...Đây chị cho em một trăm mang về cho má.

    Bà nhét vào túi áo nó tờ giấy bạc. Nếu ngày thường, có lẽ Tùng đã la lên su
    ng sướng, bữa nay nó phát tài rồi. Nhưng không hiểu sao nó chỉ cảm thấy lo lắng, linh cảm điều gì bất thường.
    Điều bất thường đã đến. Đang im lặng bỗng có tiếng gấp rút gõ cửa.
    -Ai đó? Hùng hỏi.
    -Tui, Tư đây Hùng, mở cửa mau.

    Một người đàn ông ló đầu vào thở hổn hển:
    -Lộ rồi, đám kia bị bắt hết và tụi du kích sắp đến đây đó, nhổ neo dông liền đi.
    Cả khoang thuyền rúng động nghe tin dữ. Từng khuôn mặt hốt hoảng. "Chết cha, làm sao bây giờ?". "Lên bờ trốn". "Khổ thân tôi"... Mỗi người một câu, không ai còn nhớ đến Tùng đang ngồi một góc. Nó cũng lo lắng không kém. Lỡ tụi du kích tới đây thấy nó cùng đám vượt biên này thì mười cái miệng nói cũng không xuôi. Nó mà đi tù thì chỉ khổ cho má nó.

    Anh Hùng hồi nãy cũng la lên:
    -Bà con bình tĩnh. Bây giờ ai mà lên bờ là bị chôp liền. Đằng nào ghe cũng chuẩn bị rồi, ta đi luôn.
    Vài tiếng hô lên đồng ý.
    -Anh Hùng nói đúng, mình đi luôn may ra kịp.
    -Một liều ba bảy cũng liều.
    -Nhưng thằng em tui chưa tới mà?
    -Thân ông lo chưa xong, còn lo ai? Muốn đi tù chung cho vui hả?
    -...
    -Vậy thì mình đi, Hùng lên tiếng. Ai lên phụ tôi kéo cái neo sau, còn anh Tư chuẩn bị lái.

    Mọi người đã đồng lòng, chia nhau công việc để ghe có thể rời bến.
    Lúc này thằng Tùng muốn trốn lên cũng không ai buồn để ý. Nhưng, có lẽ số phận đã an bài, cái số của nó phải sống xa gia đình nên Tùng cứ nằm yên run rẩy, nó cũng sợ đám du kích sắp đến như mấy người trên ghe. Tùng cảm thấy vừa mệt vừa đói, đầu óc choáng váng. Nó cảm thấy cái ghe chuyển động, tiếng lâm râm cầu nguyện của những người đàn bà trong khoang...và thiếp đi lúc nào không biết.

    Thế là chiều hôm đó, trên chuyến tàu vượt biên vội vàng đã mang theo một hành khách không mong đợi: thằng bán mía ghim ở bến đò Kiên Lương.
    Tàu đi được bốn ngày thì được tàu Mỹ vớt đưa vào bờ Mã Lai, và đến Pulau Bidong sau đó. Mọi người trên đảo ai nghe câu chuyện của Tùng cũng đều gật gù cho là...số mệnh, không ai có thể vượt biển một cách kỳ cục như thằng Tùng.

    Hôm đó sau khi tỉnh dậy, nó cảm thấy khát đến khô cả cổ, bèn mò dậy kiếm nước uống. Anh Hùng thấy nó trước tiên trên boong.
    -Cha chả, thằng bán mía, sao mày còn ở đây?
    -Cho em miếng nước.
    Hùng đưa cho nó ly nước. Uống xong, Tùng bắt đầu tỉnh trí và nhớ lại mọi việc.
    -Trời ơi, mấy anh cho em về nhà chớ đi đâu đây?

    Nó hốt hoảng nhìn chung quanh. Trời đã tối lắm rồi, có lẽ tàu chạy xuôi xẻ cũng được mấy tiếng và đang tiến dần ra cửa biển.Bốn bề chỉ thấy nước mênh mông. Xa xa một vài ánh đèn chập chờn từ những tàu đánh cá hay một trạm gác nào đó, leo lét. Thỉnh thoảng lại thấy vài cụm sậy thấp thoáng trong bóng đêm dày đặc.

    Ba bốn người từ dưới khoang đi lên, họ cũng chợt nhớ ra thằng Tùng. Một bà ái ngại hỏi anh Tư lái tàu:
    -Mình đi xa chưa? Hay là tấp lại chỗ nào cho thằng nhỏ lên rồi đi tiếp?
    -Trời đất, bộ giỡn sao chớ? Tối um vầy biết đâu mà vô. Rồi lại tụi du kích nghe tiếng ra túm hết cả tàu thì bà tính sao đây?
    -Nhưng mà cũng phải cho thằng nhỏ về nhà chứ.
    Tùng thút thít năn nỉ:
    -Không sao đâu chú ơi, chú cho tàu chạy vào gần bờ rồi cháu nhảy xuống bơi vô được mà.

    -Nói thiệt với mày nghe nhỏ, không phải tao ác hay là gì hết. Nhưng mày là dân ở đây thì cũng biết, đằng kia toàn là rừng sậy không hà, mày bơi chưa tới là đã lún sình ngủm củ tẻo rồi. Mà tao cho ghe vô gần hơn thì cũng lún luôn, chết cả đám. Thôi mày đi theo tụi tao luôn đi. Được đi Mỹ "chùa" không tốn một cắc mà còn than gì nữa? Tao sợ má mày hay tin mày đi rồi bả còn mừng nữa à.

    Thằng Tùng thất vọng nhìn chung quanh. Nó biết chú Tư nói thiệt. Nó bơi như rái cũng khó qua nổi mấy vũng lầy trước khi vào đất liền. Tùng ngồi xuống ôm mặt tấm tức, tự xỉ vả mình ham tiền ở lại trễ tại bến đò làm chi cho bị... tai bay vạ gió như vầy...
    Vậy mà trong ghe, Tùng lại được đi định cư sớm nhất. Nó ở đâu có 3,4 tháng thì được hội nhà thờ bảo lãnh sang làm con nuôi của ông bà John và Linda, một cặp vợ chồng Mỹ không con cái.

    Mấy tuần đầu ở đảo, Tùng nhớ nhà, nhớ ba má, nhớ thằng Tính em nó và khóc hoài. Nó giận tất cả mọi người trong ghe đã ép uổng nó đi theo.

    Chuyến ghe nó đi thật thuận buồm xuôi gió, không hải tặc, không đói khát. Mấy người lớn tuổi nói trong ghe có "quí nhân" đi theo nên được tai qua nạn khỏi. Và họ bảo nhau quí nhân đó chính là thằng Tùng. Đâu có ai vượt biên một cách bất ngờ như nó đâu. Hồi đó hải tặc lộng hành, ít có ghe tị nạn nào thoát khỏi, vậy mà ghe nó đi êm ru. Vì vậy ai cũng thương và tử tế với nó, họ chia nhau an ủi và nuôi nấng Tùng trong suốt thời gian ở trại vì nó không có ai thân nhân ở nước ngoài cả.

    Đêm trước khi Tùng lên đường, mọi người mở tiệc tiễn "quí nhân". Mỗi người một lời khuyên nhủ làm Tùng cảm động quên hết giận hờn. họ nói riết, Tùng cũng tin là tại số phận của nó phải như vậy. Đây là ý của Trời Phật muốn giúp nó ra nước ngoài ăn học để một mai thành tài giúp đỡ cha mẹ lúc tuổi già. Cuộc sống bon chen lúc còn bán mía ở bến đò Kiên Lương và biến cố vừa qua đã làm cho trí óc Tùng tiến một bước dài.
    Trước khi từ giã, anh Hùng, người đã bắt nó xuống tàu hôm nọ nắm tay nó xem bói. Anh vỗ tay xuống bàn, la lên:

    -Trời ơi, bà con coi bàn tay thằng này nè. Cái đường xuất ngoại của nó dài và rõ như vầy thì đúng là số của nó phải đi du học rồi. Nói thiệt, nếu hôm dó tui không nắm cổ nó kéo xuống ghe thì cũng có người khác làm mờ.
    °°°
    Bốn tháng sau khi đến Mỹ, Tùng nhận được lá thư đầu tiên của má nó từ Việt nam gởi sang. Còn gì mừng hơn được nhìn lại nét chữ của người mẹ thân thương từ quê nhà. Nó ngấu nghiến đọc đến thuộc lòng cả lá thư mà vẫn cứ đọc. Lại có cả thư của thằng Tính nữa chứ, em nó viết: "Em là Tính em của anh nè anh Tùng, anh còn nhớ em hôn? “ Tùng đang khóc cũng suýt bật cười đọc dòng chữ ngây thơ trên. "...Ba có viết thơ về nói bị đau bao tử mà má không có tiền mua thuốc. Em muốn đi bán mía như anh nhưng má không cho, má sợ em cũng bị bắt đi Mỹ luôn má ở nhà một mình buồn. Anh ráng đi làm như anh con Hà rồi gởi thuốc về cho ba nghe. Mà anh cũng nhớ mua cho em cái xe lửa điện như của con Hà vậy nghe, em ở nhà một mình buồn quá. Nhớ nhe anh Tùng..."

    Dòng chữ ngây thơ của em nó làm Tùng khắc khoải. Ba nó đang bệnh trong tù, mà thuốc Tây ở chợ trời thì Tùng dư biết là mắc lắm, làm sao mua nổi? Chưa kể má nó thiệt thà có khi còn mua nhầm thuốc giả nữa. Còn cái xe lửa điện. Tùng nhớ hồi ở Rạch giá mỗi lần nhìn chị em con Hà gần nhà chơi cái xe lửa điện của anh tụi nó từ ngoại quốc gởi về mà mơ ước cũng có một cái, nhất là thằng Tính, mê cái xe lửa kinh khủng. Tùng chìu em, vác cuốc đi đào đủ một lon sữa bò đầy giun để con Hà cho gà ăn thì nó mới cho chơi chung. Đến bây giờ em nó vẫn còn mơ ước cái xe lửa.

    Tùng muốn xin tiền bố mẹ nuôi để nó mua đồ, nhưng lại không dám. Ông bà John và Linda thương nó như con ruột, chăm lo cho nó ăn học đầy đủ, nên nó không muốn xin thêm điều gì làm phiền ông bà. Tùng quyết định đi làm để tự mình kiếm tiền. Mà làm gì bây giờ nhỉ? Bán mía như ở Việt Nam ư? Mỹ họ đâu có ăn mía ghim. Mía họ đóng hộp để lạnh, khi nào ăn thì khui ra là xong. Tùng đâu thấy thằng Mỹ con nào bán mía ngoài đường.

    May sao thằng Tâm bạn chung lớp chỉ nó gia nhập làng bán báo. Gì chứ bán báo ở Mỹ dễ ợt, người ta đặt mua hàng tháng, bọn nó chỉ đem bỏ từng nhà là xong. Và Tùng đi bỏ báo.

    Hôm qua mới được lãnh lương nên sáng nay nó và thằng Tâm rủ nhau nghỉ học để mua đồ. Đã lỡ giấu bố mẹ nuôi từ đầu nên Tùng phải nhờ thằng Tâm chỉ dẫn. Thằng này qua đây đã lâu mà lại thường theo anh chị nó sắm đồ nên rất rành đường xá. Đầu tiên, hai thằng đến tiệm thuốc tây Việt Nam có bán loại thùng thuốc đóng sẵn. Tùng nhờ người bán hàng chỉ loại thùng có thuốc trị bao tử để gởi về. Xong xuôi cả hai lại đáp xe bus tới mấy tiệm bán đồ chơi để Tùng tìm mua cái xe lửa điện cho em nó. Lang thang mãi rồi Tùng cũng kiếm được cái vừa ý, và nhất là hợp với túi tiền nhỏ nhoi của nó.
    Có điều thằng Tùng chưa rõ là nhà trường Mỹ không giống như ở Việt Nam. Trước kia nó có trốn học đi coi đá banh, hay tắm sông với bạn bè mấy ngày cũng không ai để ý. Nhưng ở Mỹ, con nít thường được chú ý, cho nên khi cô giáo buổi sáng thấy Tùng vắng mặt không xin phép đã gọi điện thoại về nhà. Câu chuyện đổ bể...

    Ông John và bà Linda im lặng nhìn nhau. Họ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Đứa con nuôi của họ chỉ mười mấy tuổi đầu đã trải qua bao lận đận, và cuộc đời của nó thật hi hữu. Đây hẳn là ý Chúa. Chúa đã mang thằng nhỏ đầy tình nghĩa trong trái tim son trẻ kia về đặt trong sự thương yêu của hai người để giúp nó được lớn lên trong một xã hội tự do, bác ái, và để cho nó có cơ hội giúp đỡ cha mẹ nó tận bên kia Thái Bình Dương.

    Bà Linda ôm Tùng trong lòng, bà cũng khóc tự hồi nào.
    -Ôi, con yêu dấu của mẹ. Cha mẹ không trách con nữa. Con thật là một đứa con ngoan.

    °°°

    Lúc bà nội Tùng còn sống, nó thường nghe bà kể chuyện ông lão ăn mày nghèo khổ, một đêm trong miếu cổ nằm mộng thấy mình trở thành quan Tể tướng, giàu sang quyền quí, sống cuộc đời cực kỳ hạnh phúc. Giật mình tỉnh dậy trời chưa sáng, tất cả đều hết, ông lại là kẻ ăn mày nghèo khó giữa đêm tối âm u...

    Tùng mong mình cũng như lão ăn mày nọ. Tất cả chỉ là một giấc mơ. Nó ước ao một sáng thức dậy, thấy mình vẫn còn nằm trên chiếc giường tre ở quê nhà, nghe tiếng gà gáy, tiếng lục đục của má nó sửa soạn ra chợ. Thấy chân thằng Tính gác trên bụng và hơi thở phì phò trên má... Cho đến khi cảm giác êm ái của chiếc giường nệm và cái lạnh cuối năm của xứ người đưa nó về thực tại. Có những đêm Tùng nằm mơ thấy mình trở về Rạch Giá, lang thang trên bến đò với rổ mía, gặp lại ba má, bạn bè, để rồi tỉnh dậy trong tiếc nuối ngẩn ngơ.

    Đêm nay Tùng lại nằm mơ thấy mình về Việt Nam. Giấc mơ kỳ lạ. Nó thấy "Dad" John lái xe chở nó và "Mom" Linda chạy trên xa lộ Mỹ, vậy mà khi ổng quẹo vào exit là đã tới...Rạch Giá môt cách ngon lành. Tùng vào nhà gặp má nó, thằng Tính, và điều mừng rỡ nhất là có cả ba nó nữa. Ông hết ở tù rồi. Tùng khệ nệ khiêng thùng quà mà nó dành dụm từ mấy tháng nay vào cho má nó. Nào vải, nào thuốc... và dĩ nhiên có cả cái xe lửa điện cho thằng Tính nữa. Rồi trong khi má nó và "Mom" làm cá rô kho tiêu trong bếp, "Dad" John và ba nó ngồi nhậu thật tương đắc. Ngoài sân, thằng Tính lui cui chơi cái xe lửa, thỉnh thoảng khoái chí cười nắc nẻ.

    Tùng cảm thấy mình thật hạnh phúc. Nó đã có ba má, rồi lại có cả "Dad" và "Mom" nữa, tất cả đều yêu thương nó. Ô hay, ai nói Việt Nam và Mỹ xa lắm cả một đại dương chứ với Tùng, nó thấy thật gần gũi, nhất là trong những giấc mơ như vầy.

    ThaiNC

  9. Thành viên dưới đây cảm ơn Hansy vì bài viết hữu ích này


  10. #7
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts
    5
    HỎI hay NGÃ

    Bích Vân


    Những ai trong chúng ta hiện đang đi trên đại lộ me mé bên cạnh hoàng hôn của cuộc đời, tức là gần cuối con đường số 5, nghĩa là đã sống hơn ½ cái kiếp người, chắc thế nào cũng còn nhớ kỷ niệm lần đầu tiên khăn gói lều chõng lên đường ứng thí kỳ thi mở màn cho sự nghiệp đèn sách của mình. Tôi muốn nhắc đến kỳ thi Tiểu Học, kỳ thi mà chúng ta thường gọi là “Ri-Me” (để tỏ ra là chúng ta cũng biết nói tiếng Tây, tuy chỉ là thứ tiếng Tây thuộc loại :

    Tiếng Tây tôi để trong mo,
    đến khi Tây hỏi, tôi mò không ra


    Trong kỳ thi này có một bài Chính tả mà có người còn gọi là Ám tả, có lẽ vì bài viết này quá u ám đối với các sĩ tử tí hon như chúng ta thời đó chăng? Bài chính tả được chấm 10 điểm, nếu chúng ta không viết sai lỗi nào. Và cứ mỗi lỗi là bị trừ mất một điểm. Các lỗi HỎI và NGÃ vì không quan trọng nên chỉ bị trừ ½ điểm.

    Tôi là dân Huế chính gốc 100% tức là dân Huế “chay”, Huế rất chi là Huế, Huế từ đầu đến chân, Huế từ trong ra ngoài nên phát âm các chữ có dấu HỎI-NGÃ rất tùy tiện, phóng túng, hoàn toàn không giống người dân ở miền Bắc của Cố Đô Thăng Long, mặc dù Huế của chúng tôi cũng là Cố Đô Ngàn Năm Văn Vật. Do đó dân Huế chúng tôi sợ nhất là những chữ có dấu HỎI-NGÃ lúc viết bài thi chính tả, dù đã học thật kỹ cuốn sách viết về luật HỎI, NGÃ của Thầy Lê Hiếu Kính.

    Tôi thường nghĩ thầm là : HỎI hay NGÃ thì cũng “mắm sốt”. Đọc lên dù phát âm đúng hay sai, người dân Việt Nam vẫn hiểu được như thường, vậy thì hơi đâu mà phải bận tâm ...

    Ví dụ như:
    Hỡi cô tát nước bên đàng
    Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi


    Dù ta có viết chữ “hỡi” với dấu HỎI thì ai mà lại chẳng biết chữ “hởi” có nghĩa là “ơi” là “ới” là “này”. Thế thì chữ “hỡi” viết đúng hay sai cũng không có gì là quan trọng. Chẳng lẽ viết đúng thì có tính cách thân mật hơn, lịch sự hơn, âu yếm hơn, dễ thương hơn là viết sai hay sao? Cũng như chữ “đổ”, nếu có viết sai với dấu NGÃ thì cũng không ai lại nghĩ lầm là hạt «đậu» được.

    Luận điệu này của tôi đã bị người yêu của tôi chê sát ván và bảo tôi là gàn bướng quá thể (?). Nàng răn đe, phụng phiụ :

    - «Cái kho tàng chữ nghĩa tuyệt vời của tiếng Việt sẽ bị những người ngoan cố như anh làm thui chột mất thôi. Viết mà đúng thì thứ nhất, chẳng ai bắt bẻ gì được mình. Nêú không á hả, có khi lại còn bị người ta cười là mình dốt nữa đâý. Thứ nhì, mỗi chữ có cái nghĩa riêng của nó, xập xí xập ngâù thế nào được. Này nhé, em BỎ công ra (dâú HỎI đây nhé) lý luận, dẫn giải lung tung như thế này, mệt lử cò bợ chứ có phải đùa đâu, thế mà anh chẳng chịu hiểu cho, vẫn cứ khăng khăng cho là mình có lý. Thật là chả BÕ cái công (dâú NGÃ đây nhé) em nói ra rả bâý lâu. Vậy thì ... em BỎ anh (hứ!!). Anh í à, chẳng BÕ để .. em .. để em .. gì nhỉ ..? Đâý, anh thâý chưa, anh đã thâý tiếng Việt của mình phong phú, biến hóa tài tình như thế nào chưa? Thế mà anh nỡ lòng nào nói cùng một giọng, viết cùng một kiểu, thế thì hỏng bét !!! Giời ơi là giời !! Anh gàn lắm !! Anh cãi châỳ cãi cối !! Anh...bướng !! ...v..v... «.

    Các bạn có biết những cái v(ân) v(ân) chấm chấm đó, hồi mới quen Nàng, tôi đã nhặt không kịp, tôi đã hẩy đi không kịp sau những lá thư tỏ tình với Nàng không?

    Người tôi yêu là dân Bắc Kỳ rau muống, các bạn ạ, chính hiệu con nai vàng. Nàng rất chi ly khi viết tiếng Việt Nam, cũng chi ly như lúc ăn bún riêu nấu với cua đồng, mà dân Huế chúng tôi gọi là con «rạm». Cọng rau muống dù nhỏ bé đến đâu cũng bị Nàng chẻ ra làm tư. Vì thế mỗi lần viết thư cho Nàng, tôi phải dùng từ điển Việt-Pháp của cụ Đào đăng Vỹ để tra cứu các dấu HỎI-NGÃ, mà nếu có ai nhìn thấy tôi dùng từ điển Việt Pháp để viết thư chắc lại nghĩ là tôi đang viết thư cho một cô đầm nào đó, và chắc là phải phục tài ngoại ngữ của tôi ghê lắm. Kể ra thì đó cũng là một cái lợi khi bị hiểu lầm như thế. Nhưng lại là một nỗi khổ cho riêng tôi. Đã qua được kỳ thi “Ri-Me” đầu đời rồi mà vẫn phải học lại cách viết chính tả với dấu HỎI-NGÃ nhiêu khê phiền toái. Muốn tránh nỗi khổ này, tôi thường tránh né dùng những chữ có dấu HỎI-NGÃ và tìm những chữ đồng nghĩa thay thế vào.

    Ví dụ, thay vì viết : «Anh nhớ Em kinh khủng» thì tôi viết «Anh nhớ Em ghê gớm».
    Nàng có chê là tôi viết không văn chương chữ nghĩa thì tôi cũng đành chịu và Nàng cũng ráng chịu, cho bõ ghét cái thói chi ly ưa vạch lá tìm sâu, sửa chữa những lỗi lầm HỎI-NGÃ.

    Thật ra thì tôi cũng phải cảm ơn Nàng, vì nhờ Nàng mà tôi biết viết đúng rất nhiều chữ có dấu HỎI-NGÃ (tuy là vẫn còn sai khá nhiều)... Nhưng nếu bây giờ mà cho tôi đi thi lại Ri-Me thì bài chính tả của tôi chắc chắn là xuýt nữa thì được 10 điểm, nhờ có người yêu là dân Bắc Kỳ đâý (biết rôi, khổ lắm, khoe mãi!). Lại nữa, nhờ chịu khó tìm kiếm những chữ đồng nghĩa không có dấu HỎI-NGÃ mà tôi đâm ra hoạt bát hẳn lên và rất giâù ngữ vựng.

    Chẳng hạn như câu ca dao dẫn chứng trên kia tôi có thể viết như thế này:

    Cô kia tát nước bên đàng
    Sao cô múc ánh trăng vàng quăng đi.


    Hay là:

    Này cô tát nước bên đàng
    Răng cô múc ánh trăng vàng dzụt đi


    Các bạn có thấy tôi biết dùng cả chữ Huế và chữ miền Nam không? Như thế này thì người yêu của tôi làm sao mà có thể chỉ trích tôi viết sai HỎI-NGÃ được nữa chứ, hử ?
    Bây giờ nhé, các bạn thử xem tài biến chế của tôi để tránh dấu HỎI-NGÃ, khỏi phải sợ người yêu bắt bẻ. Thì đây, thay vì viết :

    « Ngủ dậy nửa đêm, lặng lẽ, mò mẫm, mở tủ lạnh, kiếm hũ sữa bò, tìm một cái ly mủ, đổ vào lưng lửng ly, hỉ hả ngủm từng giọt nhỏ, không có gì khỏe bằng... « Các bạn có thấy cái câu này gồm không biết bao nhiêu là dấu HỎI-NGÃ làm điên đầu những người dân miền Trung và miền Nam không? Nếu không tin tôi, các bạn (tôi không thách đố dân Bắc kỳ như người yêu của tôi) thử viết mà không được dùng từ điển như tôi, xem thử các bạn viết đúng được bao nhiêu chữ. Nhưng đừng lo, dễ lắm! Hãy bắt chước tôi tránh né:

    « Thức giấc lúc 12 giờ khuya, nhẹ nhàng, rờ mò cạy frigidaire, kiếm lon nước vắt từ vú con bò cái, tìm cái ly nhựa rót vào lưng chừng ly, cười một mình, uống từng ngụm in ít một, không có gì khoái chí bằng... «

    Sao, các bạn có thâý tôi tránh né thần tình chưa? Đọc lên, nghe cũng xuôi tai lắm chứ bộ? Nhưng cũng chả xong với cái tính chi ly ưa bắt bẻ của người tôi yêu, các bạn ạ .
    Mỗi chữ mà tôi viết sai, Nàng thâý liền tức khắc. «Nom ngứa mắt lắm!», Nàng nói rứa.
    Thế là có ngay một màn giảng nghĩa a, dẫn chứng a, lôi các câu của những danh nhân kim cổ ra mà kể lể a, tranh luận a.... thôi thì đủ điêù, đủ kiểu. Nàng có cái esprit critique mà ly., tôi đã bảo. Mà không những thế, lại kiêm luôn cái esprit analytique nữa, giời ạ, thế thì có khổ cho cái thân tôi không cơ chứ !

    Nàng thường thỏ thẻ (nguyên văn) :

    - «Anh cứ thử tưởng tượng như thế này này, trước khi viết. Cứ thử tưởng tượng xem em sẽ nói cái chữ đó với cái giọng như thế nào, lên giọng hay xuống giọng, là anh biết sẽ phải viết với HỎI hay NGÃ ngay thôi. Ví dụ cụ thể đây nhé, cho mà thích mê tơi nhé, cho mà nhớ đời nhé, nghe đây này : anh cởi ..., xuống giọng (vì nằm xuống?) dâú HỎI, đã nhớ chưa? Và rồi thì ... em cỡi ..., lên giọng (vì leo lên?) dâú NGÃ, nhớ chưa nào? «

    Gì chứ, ma bùn như tôi, cái ví dụ này là tôi khoái nhất, nhớ nhất, nhớ chết đi được, nhớ đời ! Giọng nói của Nàng, ôi sao mà nó ỏn thót đến thế không biết, du dương mê ly lắm cơ, nghe mà cứ chết lịm cả người đi mất thôi, đứ đừ đừ (Dạ Lan của đài Tiếng Nói Quân Đội ngày xưa mà lỡ có dại dột đòi so tài «rù rì, dú dí» với Nàng là thua bét tỹ ngay), thế thì bảo sao mà tôi không tăm tắp tuân theo lời dạy bảo của Nàng cho được ?

    Và kỳ lạ chưa, sao dạo này tôi không thâý Nàng đả động gì tới hai cái dâú quái ác HỎI và NGÃ nữa thế nhỉ ??? Đã lâu lắm rồi nên tôi cũng quên mất cái cảm giác «ngẩn tò te» mỗi lần gửi thư cho Nàng xong, mong mong ngóng ngóng sốt cả ruột cú phone của Nàng, để chắc mẩm sẽ được nghe những lời lẽ cứ gọi là mềm nhũn ra vì vừa thấm đẫm những tình tự tôi trao. Nhưng không các bạn ạ, giời ạ, thay vào đó, tôi chỉ nghe những nào là :

    - «Chết chửa, cái chữ «xxxx» này mỗi ngày nghe cả chục lần, nói cả trăm lần, đọc cả nghìn lần, thông thường như vậy mà anh cũng viết sai cho được thì ... phục anh thật cơ ! Lại còn chữ «yyyy» nữa, anh viết như thế này thì em hiểu thế nào bây giờ đây, hở giời ? Viết cái gì mà chữ nghĩa ý tứ lộn cứ tùng phèo hết cả, em chả hiểu gì sất !!! ...» Tôi ngẩn tò te là phải. Đực người ra là phải.

    Nhưng may quá, đó là cái lúc ban đâù thôi, cái thuở ban đâù lưu luyến âý mà. Qua lâu rồi. Cái thuở mà tôi, vì ngẩn tò te nhiêù quá nên đâm ra tức khí, bèn lôi một lô mâý bộ từ điển (vẫn nằm mốc meo ở ngăn tít cao trên cùng của kệ sách) để tra tra cứu cứu mỗi khi gặp phải một chữ oái oăm nào đó. Nêú có tả oán cái nỗi khổ cực của tôi vì phải đánh vật với mâý quyển từ điển những lúc viết thư tình cho Nàng, chỉ nghe Nàng phì cười, khuyến khích :

    - «Càng giỏi chứ sao. Người Việt mà không viết rành tiếng Việt, xâú hổ lắm, nhé «.
    Có rất nhiêù lần, sau khi xem xong thư của tôi, Nàng gọi, chỉ để bảo:

    -»Anh viết chữ «zzzz» này sai rồi nhé. Dâú HỎI (hay NGÃ) đâý, chứ không phải dâú NGÃ (hay HỎI) đâu. Nhé, anh nhé.»

    Tôi cãi, hùng hồn cãi, vì chữ này thông thường quá mà, dễ ợt, nên tôi nhất định cho rằng tôi viết như thế là đúng rồi, đúng quá xá đúng rồi, phải là dâú NGÃ (hay HỎI) chứ, chắc chắn một triệu phần trăm. Nàng cười xòa, tự tin, rồi thách tôi tra hai cuốn từ điển khác nhau để kiểm chứng lại. Chục lần như một, chỉ vài phút sau, tiếng tôi dzọ dzẹ hẳn, âu yếm:

    - Em là quyển từ điển vivant của anh. Anh viết nhầm thật. Phục thâỳ, «chịu» thâỳ..quá..a..á!

    Tôi «thâý», bên kia đâù dây, Nàng cười tủm tỉm, mắt long lanh, sung sướng .... và hình như mát (lắm) cái ruột nữa thì phải ....

    .... Gần đèn thì sáng, các bạn ạ. Nhờ quen với Nàng, nhờ sự chăn dắt của Nàng, tôi sắp có thể trở thành văn sĩ đến nơi. Một điêù tất nhiên thôi. Viết nhiêù, viết lắm như thế này, để ca tụng Nàng í mà, thì rồi một ngày đẹp trời nào đó cũng sẽ ... bất đắc dĩ trở thành văn sĩ nổi tiếng chứ chả chơi đâu, nhỉ ?

    Thế đâý, cái mối tình văn chương chữ nghĩa của tôi với Nàng, kết chằng kết chịt bằng những dâú HỎI + NGÃ . Và rồi khó gỡ.

    Nàng đã nhập hẳn vào tim, vào óc, vào ... người tôi. Nàng ám ảnh tôi cả ngày lẫn đêm.

    Tôi đang dần dần biến thành Bắc kỳ giống Nàng. Chắc có lẽ giống y hệt rồi, giời ơi là giời, thế này thì có «sướng» cho cái thân tôi không cưa chứ !!!

    Bà Già Trâù bắc kỳ nho nhỏ của tui ơi,

    Rứa chừ em ở chỗ mô ?
    Răng anh không thâý em mò vô meo ?
    Nhớ em, héo úa eo xèo
    Lỡ thương nên quyết đèo queo trọn đời

    Tụi mình xa cách biển trời
    Ngày mô cũng viết ít lời thăm nhau
    Khi mô Trời khiến đụng đâù
    Mời em xơi một miếng trâù cho vui

    Bữa tê trời nắng ui ui
    Nhớ em chi lạ, anh ngồi buồn xo
    Thương nhau em cứ đắn đo
    Bực mình em thiệt, em lo lo hoài

    Nhiêù khi anh cũng muốn đoài
    Hun em một miếng bên ngoài mà thôi
    Giỡn chơi một tí đừng cười
    Mà anh ốt dzột suốt đời em ơi !!!

    Thương em, anh cứ câù Trời
    Xin cho anh gặp được Người anh mê
    Ngày dài tháng lụn lê thê
    Biết chừng mô đó mình kề bên nhau

    Mình ngồi hai đứa chụm đâù
    Cầm lòng không đậu, hun đâù em thương ...


    BÍCH VÂN
    (để tặng những người khổ sở vì HỎI, NGÃ )
    Lần sửa cuối bởi Hansy; 19-08-2014 lúc 11:21 AM

  11. Thành viên dưới đây cảm ơn Hansy vì bài viết hữu ích này


  12. #8
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts
    6
    Chiếc điện thoại bị mất cấp

    VanTienSinh


    Có người nói "Tiền tài đã làm cho con người trở nên bé nhỏ..." có phải không?

    Nơi Hiền ở gần với dãy nhà trọ chuyên cho người nghèo thuê. Khu này lúc nào cũng nhộn nhịp người đến thuê, chủ cũ vừa đi thì chủ mới lại đến. Mặc dù nhà trọ thì dơ dáy, bẩn thỉu, còn ở gần bờ kênh lúc nào cũng bốc lên mùi xú uế nồng nặc nhưng nhờ được cái giá rất mềm, cho nên hầu như lúc nào cũng kín phòng. Nơi đây tụ tập đủ các loại hạng người từ tứ xứ đổ về Thành phố lập nghiệp. Từ chị công nhân của xưởng may gần đó đến anh sinh viên của một trường Đại học, từ một bà gánh hàng rong cho tới một cô gái điếm mạt hạng...Tất cả đều hối hả hòa chung với nhịp sống hàng ngày, nhưng những khi mỗi chiều về hoặc vào những lúc rãnh rỗi, họ cũng đều nhiệt tình qua lại vui vẻ hỏi thăm lẫn nhau.

    Vào một buổi chiều khi Hiền vừa mới đi làm về, có tiếng kêu cô vọng ra từ một phòng trọ. Hiền dừng xe nhìn vào thì thấy trong phòng lúc này đang có năm ba người đang túm tụm nói chuyện. Cô liền dựng xe ghé vào chơi. Phòng này là của một cô sinh viên mới về đây trọ. Cô có người yêu là một anh chàng làm quản lý cho một công ty lớn. Thỉnh thoảng anh này cũng hay ghé đây chơi và cũng có khi nghỉ đêm luôn tại phòng của cô này. Cô sinh viên đang khoe với mọi người về chiếc điện thoại, mà người yêu cô vừa mới tặng cho cô. Chiếc điện thoại mới liếc nhìn qua Hiền đã biết là thuộc loại đắt tiền. Cô sinh viên tươi cười nói với Hiền:

    - Vào đây chơi đã chị. Hôm nay em nấu nồi chè "rửa" chiếc điện thoại, em mời chị ăn miếng chè rồi về.

    Hiền cũng vui vẻ nhập bọn. Ngoài cô sinh viên và Hiền ra còn có ba người nữa. Một là bà gánh hàng rong chuyên bán xôi ăn sáng, một là cô gái điếm đã trang điểm chuẩn bị để đi làm và cuối cùng là anh sinh viên.

    Mọi người chuyền tay nhau xem chiếc điện thoại, trầm trồ và xuýt xoa vẻ đẹp sang trọng của nó xong rồi trả lại cho chủ nhân. Một cách vô tình cô để chiếc điện thoại trên cái kệ gần cửa bước ra ngoài phòng, sau đó cô ra phía ngoài hè nơi nồi chè đang sôi thơm phức và múc chè vào từng chén. Sau khi đã ăn xong mọi người đều lần lượt ra về.

    Hiền cũng về nhà. Cô đang thay đồ để chuẩn bị đi tắm, thì bỗng nghe tiếng lao xao ở phía phòng trọ. Cô tò mò vội chạy ra xem thì thấy mọi người bu quanh cô sinh viên đang khóc như mưa như gió. Hiền hỏi ra mới biết là chiếc điện thoại mới đó của cô đã không cánh mà bay. Hiền chột dạ vội nói:

    - Số của em bao nhiêu để chị gọi thử.
    Cô gái đọc nhanh số. Hiền lật đật chạy về lấy chiếc điện thoại của mình ra gọi. Điện thoại đã bị tắt nguồn.

    Hiền đâm ra thật khó chịu, vì tự dưng vào ăn chén chè lại dính vào chuyện không đâu này. Mọi người đều đã có mặt đông đủ chỉ còn thiếu mỗi cô gái điếm đã đi làm. Hiền nhìn vẻ mặt mọi người, ai cũng xót xa dùm cho cô gái. Hiền nhớ lại, chiếc điện thoại sẽ rất dễ dàng cầm bỏ vào túi khi bước ra cửa, vì nó nằm trên kệ ngay gần sát cửa phòng. Người bước ra nếu có lòng tham muốn lấy thì có thể thuận tay cầm đi luôn nếu chủ nhà không để ý. Nhưng mà là ai vào đây mới được chứ, Hiền vội hỏi cô gái:
    - Hồi nãy ai là người về sau cùng?
    - Em. - Anh sinh viên nói ngay.

    Hiền nhìn anh ta ánh mắt hơi nghi ngờ. Anh ta chợt như hiểu ý của Hiền nói nhanh:
    - Em tuy nghèo thật nhưng chả thèm làm mấy chuyện đó đâu.
    Hiền lúng túng khi ý nghĩ của mình bị người khác đọc ra. Hiền quay sang nói với cô gái:
    - Em kiếm lại trong phòng thử xem, hay là em bỏ quên đâu đó.

    Cô gái lắc đầu nói trong tiếng khóc:
    - Em để ngay đó thôi mà, phòng bé tí xíu nhìn quanh là thấy liền.

    Thật vậy, phòng chỉ có vài mét vuông đặt vừa đủ cái giường với cái bàn, nếu để đâu đó thì có thể nhìn thấy được ngay. Bà gánh hàng rong cũng lên tiếng:
    - Thề có trời đất làm chứng, tôi mà lấy của cô ra đường cho xe cán tôi đi.

    Cuối cùng chỉ còn cách là mời cảnh sát khu vực xuống giải quyết. Hiền cũng phải làm một bản tường trình, từ khi vào ăn chè cho đến lúc về nhà. Anh cảnh sát cũng đi quanh hỏi tới hỏi lui, cũng yêu cầu mọi người khác làm bản tường trình, riêng chỉ có cô gái điếm thì mãi đến ngày hôm sau anh cảnh sát mới gặp được.

    Thời gian trôi nhanh, cuộc sống cũng lại trở về bình thường. Anh cảnh sát cũng chẳng phát hiện được gì thêm. Chuyện cô sinh viên mất điện thoại nhanh chóng dần đi vào quên lãng. Cô chẳng phải phiền não lâu vì cũng đã được người yêu cô tặng lại cho cái khác, chỉ có điều là lần này cô không "rửa" như lần trưóc.

    Một bữa sơ ý Hiền làm rơi cái điện thoại vỡ mất cái vỏ ngoài. Trên đường đi làm thuận chân cô ghé qua một tiệm điện thoại để thay cái vỏ mới. Cô đang loay hoay thử cái vỏ thì phía sau lưng cô, nghe thấy một giọng nói quen quen:

    - Chị xem dùm em cái điện thoại này, chị lấy được bao nhiêu?
    - Cái này hả, nếu em bán thì chị lấy với giá... - Chị bán hàng trả lời.
    - Cái này hàng xịn mới toanh mà chị, chưa có xài luôn đó. - Giọng nói đó cất lên.
    - Thì hàng bán lại phải vậy mà, nếu em không bán thì thôi vậy. - Chị bán hàng nói.
    - Thôi được, chị lấy đi. - Giọng nói đó lại vang lên vẻ tiếc rẻ.

    Hiền chờ một lúc lâu mới quay lại nhìn bóng người đi ra. Trong lòng cô dâng lên một cảm giác khó tả. Chiều khi đi làm về ngang qua phòng cô sinh viên, thấy cô đang vui vẻ cầm điện thoại nói chuyện với người yêu. Hiền cười buồn, nhanh chóng dắt xe vô nhà...
    Lần sửa cuối bởi Hansy; 19-08-2014 lúc 11:24 AM

  13. Thành viên dưới đây cảm ơn Hansy vì bài viết hữu ích này


  14. #9
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts
    7
    Cái chết của vợ người phóng dao

    Shiga Naoya
    Người dịch: Đoàn Dự


    Mọi người đều ngạc nhiên về việc nghệ sĩ xiếc trẻ tuổi người Nhật gốc Hoa tên Hán, chuyên biểu diễn phóng dao trên sân khấu, đã không may phóng trúng người vợ trong khi đang trình diễn, làm đứt động mạch cổ. Thiếu phụ trẻ đẹp gục xuống chết ngay tại chỗ. Lập tức Hán bị bắt.

    Buổi trình diễn hôm ấy có sự hiện diện của ông giám đốc nhà hát; viên phụ tá vẫn làm việc chung với Hán, cũng người Nhật gốc Hoa; người xướng ngôn chương trình kiêm hoạt náo viên; một số nghệ sĩ trong hậu trường, và khoảng hơn ba trăm khán giả ngồi phía bên dưới. Cũng có một cảnh sát viên giữ gìn an ninh trật tự ở trong rạp. Mặc dầu đông đảo như vậy nhưng mọi người không hiểu Hán lỡ tay hay cố ý gây tai nạn.

    Tiết mục biểu diễn của Hán thường như thế này: Người phụ nữ - vợ Hán - đứng trước tấm bảng gỗ hình chữ nhật, lưng dựa sát vào tấm bảng, mặt quay xuống phía khán giả. Hán đứng cách tấm bảng chừng bốn mét, lần lượt phóng những lưỡi dao lớn, nhọn và bén ngót về phía vợ, cắm sâu vào tấm bảng làm thành một vòng chung quanh và sát với thân hình nàng. Trước khi phóng mỗi mũi dao, chàng la lên một tiếng thật lớn để khán giả chú ý và làm tăng thêm cảm giác rùng rợn.

    Cuộc thẩm vấn của ông Dự thẩm bắt đầu với viên giám đốc nhà hát.
    - Ông nghĩ rằng biểu diễn phóng dao là một tiết mục rất khó?
    - Không, thưa ngài Dự thẩm, nó không khó đối với một nghệ sĩ đã thạo nghề và giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, muốn biểu diễn được như thế, người ta phải có bộ óc thật vững và hết sức chú ý vào công việc.

    - Tôi hiểu. Nhưng nếu nghĩ đây là chuyện rủi ro, nó phải là một việc rủi ro rất bất thường?
    - Vâng, thưa ngài Dự thẩm, quả thật là rất bất thường. Bởi vì nếu nó không bất thường, luôn luôn xảy ra gây tai nạn chết người thì chắc chắn chúng tôi đã không cho phép biểu diễn tại rạp chúng tôi.

    - Ông cho rằng đó là một tai nạn hay sự cố sát nhằm một mục đích nào đó?
    - Thưa không, tôi không dám đề quyết như vậy. Theo tôi hiểu, với một khoảng cách gần bốn mét, nói chính xác ra là 3 mét 65 phân, người nghệ sĩ chẳng những phải có tài mà còn có trực giác nhạy bén. Tôi tin tưởng ở tài năng và trực giác của anh Hán nhưng cũng không loại trừ trường hợp lỡ tay gây tai nạn.

    - Tôi muốn biết đây là trường hợp cố sát hay lỡ tay gây tai nạn?
    - Thưa ngài Dự thẩm, điều đó quả thật ngoài sức phán đoán của tôi. Tôi không căn cứ vào đâu để kết luận được một việc quan trọng như vậy.

    Ngài Dự thẩm khẽ thở dài:
    - Thôi được, xin cám ơn ông giám đốc. Mời ông về nghỉ.
    - Đa tạ ngài Dự thẩm.

    Ông giám đốc cúi chào và đi ra. Còn lại một mình, ngài Dự thẩm rất khó nghĩ. Đây là trường hợp làm chết người nhưng cố sát hay tai nạn? Khó kết luận được. Nếu cố sát, kẻ sát nhân đã rất khôn khéo, biết cách che mắt cả công lý.

    Tiếp theo, ông ra lệnh cho nhân viên cảnh sát tư pháp mời người phụ tá trình diễn vào. Theo hồ sơ, ông biết người này đã làm việc chung với Hán từ nhiều năm nay.
    - Ông quen lâu với Hán, xin cho biết tư cách của anh ta thế nào?

    - Rất mẫu mực, thưa ngài Dự thẩm. Anh ta không cờ bạc, rượu chè, nghĩa là không có các thói xấu thường tình. Ngoài ra, anh ta còn là một tín đồ Thiên chúa giáo ngoan đạo. Tôi thường thấy anh ta coi sách kinh Thánh và nghiên cứu những cuốn Phúc âm, đại loại như vậy. Lúc rảnh anh ta rất chịu khó học tiếng Anh.

    - Còn vợ anh ta?
    - Cũng rất nghiêm túc. Chắc ngài biết anh em nghệ sĩ quen sống nay đây mai đó như chúng tôi không phải là những người gương mẫu nhất. Chị Hán vừa trẻ vừa đẹp, lại được ái mộ, tất nhiên có nhiều người ve vãn nhưng chị ấy vẫn nghiêm trang, không để ý tới chuyện đó.

    - Cách cư xử hàng ngày của họ đối với mọi người như thế nào?
    - Rất lịch sự, không bao giờ làm phật lòng người khác. Tuy nhiên...
    - Xin cứ nói tiếp!
    - Tôi e rằng những chi tiết sau đây có thể bất lợi cho Hán, bạn tôi.

    - Không, chúng ta chỉ muốn tìm ra sự thật. Tôi cũng như ông vậy thôi, có bổn phận tìm ra chân lý. Một người cầm cán cân công lý không có nghĩa là có ác cảm đối với người bị nghi ngờ. Làm như thế là sai. Cái lỗi muốn nhân danh pháp luật để khép tội người khác thì cũng nặng như tha lầm một kẻ có tội. Ông cũng như tôi, chúng ta làm theo lương tâm.

    - Vâng, thưa ngài Dự thẩm, phải nói rằng giữa hai vợ chồng với nhau, họ quan hệ không được tốt đẹp. Nhiều khi tôi thấy họ gây lộn dữ dội, gần như thù hằn, căm ghét lẫn nhau.
    - Tại sao vậy?
    - Tôi không hiểu rõ nguyên nhân, thưa ngài.

    Vị Dự thẩm nhíu mày suy nghĩ.
    - Những cuộc gây lộn như vậy đã xảy ra từ lâu hay chỉ mới đây?
    - Thưa từ lâu cũng có, mới đây cũng có. Cách đây khoảng chừng hai năm, chị Hán có thai, đứa trẻ sanh thiếu tháng, ba ngày sau thì chết. Từ đấy quan hệ vợ chồng của họ không được tốt đẹp. Họ thường hay gây lộn một cách khủng khiếp với những lý do hết sức lặt vặt. Những lúc như thế anh Hán có vẻ rất căm giận, mặt trắng bệch như tờ giấy. Rồi cứ đang cãi lộn tự nhiên anh ấy nín bặt, nhường nhịn không nói một tiếng nào nữa mặc dầu ánh mắt gần như tóe lửa. Một lần tâm sự với Hán, tôi hỏi tại sao đã căm ghét nhau như vậy hai người lại không ly dị? Anh Hán trả lời rằng tôn giáo của anh ấy không cho phép ly dị, hơn nữa cũng không có lý do chính đáng để xin ly dị.

    - Thế còn chị Hán?
    - Chị ấy là một phụ nữ rất đáng thương hại. Lấy chồng được ba năm nay, luôn luôn theo chồng đi trình diễn khắp nơi. Theo tôi hiểu, nếu ly dị chị Hán sẽ không biết sống vào đâu được nữa. Người theo đuổi thì nhiều nhưng không ai muốn hỏi cưới đàng hoàng một phụ nữ vừa mới ly dị và đã quen sống cuộc đời nghệ sĩ.

    - Theo ông nhận xét, cái chết đó ra sao? Tai nạn hay cố ý?
    - Thưa ngài Dự thẩm, việc đó tôi không dám chắc. Tôi nhìn theo cái nhìn chủ quan của tôi, có thể lầm lẫn. Tôi có nói chuyện với anh điều khiển chương trình thì chính anh ấy cũng không biết rõ.

    - Tôi hiểu. Nhưng tôi muốn hỏi một điều như thế này: lúc ấy ông cũng có mặt ở đấy, ông đã nghĩ như thế nào ngay khi sự việc vừa xảy ra?
    - Thưa ngài, ngay khi xảy ra sự việc, đầu óc tôi thoáng nghĩ - xin lỗi - tôi thoáng nghĩ: "Ồ, quả đúng như vậy, hắn đã ra tay giết nàng!"

    - Nghĩa là ông nghĩ Hán đã mưu sát, có phải vậy không?
    - Vâng, chính thế, nhưng anh bạn tôi lại nghĩ khác, anh ta cho rằng Hán lỡ tay gây tai nạn.

    - Có thể do người bạn không biết rõ sự xích mích giữa hai vợ chồng Hán.
    - Bởi vậy nên tôi nói rằng tôi có cái nhìn chủ quan, có thể sai lầm chứ không khách quan như cái nhìn của người bạn.

    Ông Dự thẩm nhắm mắt, khe khẽ gật đầu tỏ ý hiểu.
    - Vậy ngay sau khi xảy ra tai nạn, phản ứng của Hán thế nào?

    - Anh ta kêu "Ối"! một tiếng thật lớn, tôi giật mình ngửng lên thì thấy lưỡi dao đã cắm phập bên cổ chị Hán sát với cuống họng. Máu phun có vòi. Một vài giây chị ấy còn đứng vững, cặp mắt thất thần. Sau, hai đầu gối chị ấy từ từ khuỵu xuống rồi thân hình ngã vật ra phía đằng trước, con dao văng xuống sàn. Tất cả chúng tôi đều như hóa đá, giương mắt trân trối nhìn người bị nạn. Tôi chợt hiểu đã có chuyện không hay xảy ra và đầu óc thoáng nghĩ: "Ồ, hắn đã; ra tay giết nàng!" Anh điều khiển chương trình nhanh trí cho hạ màn hay chính anh ấy hạ tôi cũng không biết nữa. Tôi liếc mắt nhìn Hán thì thấy mặt mũi anh ấy trắng bệch, hai mắt nhắm nghiền. Chúng tôi chạy tới nâng chị Hán dậy, chị ấy đã tắt thở. Anh Hán quỳ gục dưới chân chị Hán. Chúng tôi đem chị ấy đi, anh Hán vẫn quỳ như người cầu nguyện theo tính cách riêng của tôn giáo anh ấy.

    - Chắc anh ta bị xúc động?
    - Vâng, hết sức xúc động, thiểu não như người chết rồi.
    - Tốt lắm. Nếu có gì cần tôi sẽ cho mời ông sau. Xin cám ơn ông.
    - Vâng, không dám, xin cáo từ ngài Dự thẩm.

    Người phụ tá ra xong, vị Dự thẩm quyết định cho gọi nhân vật chính.
    Hán được hai nhân viên cảnh sát tư pháp dẫn vào. Nét mặt thông minh, sáng sủa của anh ta trông ủ rũ, xanh xao và rất kiệt quệ.
    Vị Dự thẩm chỉ chiếc ghế trước mặt bảo anh ta ngồi. Hai viên cảnh sát đứng phía sau lưng bị cáo.

    - Tôi đã hỏi những người khác, bây giờ tới lượt anh.
    Hán cúi mặt, lễ phép nhưng nhanh nhẹn:
    - Thưa vâng.
    - Hãy cho tôi biết anh có yêu vợ anh không? Nên nhớ tất cả các lời khai của các bị cáo đều được Lục sự ghi vào biên bản.
    - Vâng. Thưa từ lúc làm đám cưới đến khi sanh đứa con trai đầu lòng, tôi yêu vợ tôi còn hơn chính bản thân tôi nữa.

    Vị Dự thẩm rất ngạc nhiên về câu trả lời khúc chiết của Hán. Nó chứng tỏ anh ta là một người có học.
    - Tại sao sau khi sinh đứa con trai, quan hệ giữa hai người lại thay đổi?
    - Thưa ngài Dự thẩm, bởi vì tôi biết chắc nó không phải là con của tôi.

    Vị Dự thẩm nhíu mày:
    - Vậy chắc anh biết rõ ai là cha nó?
    - Vâng, rất rõ. Đó là người anh họ của vợ tôi.
    - Anh quen biết với người này?
    - Vâng, rất quen. Chính anh ta đã giới thiệu cho chúng tôi lấy nhau và luôn luôn thúc giục tôi cưới nàng.

    - Nếu vậy, theo tôi hiểu, có lẽ họ đã liên hệ với nhau từ trước?
    - Thưa vâng, chúng tôi lấy nhau được tám tháng thì vợ tôi sanh.
    - Người ta nói vợ anh sanh non?
    - Không, thưa ngài Dự thẩm, đó chính là điều tôi giải thích với mọi người. Tôi không muốn bạn bè biết rõ việc ô nhục trong gia đình tôi.

    - Đứa trẻ chết rất gần sau khi sinh, có đúng vậy không?
    - Thưa vâng.
    - Chắc nó chết bệnh?
    - Thưa không, do chính mẹ nó ấn vú vào mũi và vào miệng nó khiến nó chết ngạt.
    - Tại sao nàng làm như vậy?
    - Nàng giải thích với tôi đó là sự rủi ro, do nàng còn thiếu kinh nghiệm trong việc nuôi con.

    Vị Dự thẩm nhíu mày suy nghĩ, cặp mắt theo dõi những biến chuyển trên nét mặt Hán. Trong khi đó dường như Hán không để ý, vẫn chờ đợi những câu hỏi tiếp.
    - Vợ anh có thú nhận với anh về câu chuyện cũ hay không?
    - Thưa không, nàng không thú nhận mà tôi cũng không muốn hỏi. Tôi tự an ủi rằng cái chết của đứa trẻ đã là một sự trừng phạt đối với nàng rồi. Bởi vậy tôi quyết định đối xử với nàng một cách bao dung. Thế nhưng ...

    - Nhưng anh không thể tha thứ?
    - Vâng, tôi không thể tha thứ bởi vì nàng vẫn tiếp tục lừa dối tôi. Hơn nữa tôi nghĩ rằng cái chết đó do nàng cố ý gây ra. Nó không phải là một sự trừng phạt khi nàng chủ mưu.
    Tôi chán ghét nàng, căm hận nàng vì bị nàng lừa dối.
    - Tại sao hai người không ly dị? Vì lý do tôn giáo?

    - Thưa không, tôn giáo là linh hồn, cuộc sống là thể xác. Linh hồn và thể xác tôi bị đày đọa, tôi muốn xin ly dị nhưng nàng không chịu. Nàng nói nếu tôi bỏ nàng, nàng sẽ tự vẫn.
    - Nàng còn yêu anh?
    - Thưa không, tuyệt đối không, nàng không yêu tôi.
    - Nếu vậy tại sao nàng không chấp nhận?

    - Theo tôi hiểu, việc đó hoàn toàn tùy thuộc vấn đề kinh tế. Nàng mồ côi từ nhỏ, cả cha lẫn mẹ, gia sản còn lại đã bị người anh phá tán nên không còn nơi nương tựa. Nếu bị tôi bỏ, nàng sẽ không thể sống tự lập vì đã quen nhàn hạ, đôi chân quá nhỏ để đủ kiên nhẫn làm những công việc tầm thường.
    - Xin lỗi, vợ chồng anh có hay liên hệ xác thịt với nhau không?

    - Có, lúc mới lấy nhau. Còn sau này thị không bởi vì tôi biết nàng không yêu tôi, luôn luôn tỏ thái độ căm ghét và khinh bỉ tôi.
    - Anh đã làm gì để nàng khinh bỉ?

    - Thưa ngài, tôi là người chồng. Một phụ nữ khi đã yêu một người khác mà phải lấy một người khác, họ thường khinh bỉ dù người đó có lỗi hay không có lỗi. Cái khổ của cả hai chúng tôi là người nọ căm ghét người kia song vẫn phải chung sống với nhau, không thể làm khác hơn được.
    - Đã có khi nào anh nghĩ tới chuyện giết nàng chưa?

    Hán im lặng không trả lời khiến vị Dự thẩm phải hỏi tới lần thứ hai. Anh ta giật mình:
    - Thưa có. Tôi thường mong cho nàng chết. Tôi tưởng tượng nếu nàng chết chắc chắn tôi sẽ sung sướng lắm, sẽ thoát khỏi cảnh đọa đầy.
    - Mong cho nàng chết chưa phải là nghĩ đến giết. Có lẽ anh sợ pháp luật?

    - Thưa không, tôi không nghĩ đến phương diện pháp luật. Gần hôm xảy ra sự việc, tôi bỗng nghĩ đến việc giết nàng.
    - "Bỗng nghĩ" sau đó bỏ qua hay từ đó luôn luôn để ý tính toán kế hoạch?
    - Thưa có lẽ tôi nghĩ đến nhưng không xếp đặt kế hoạch. Bởi vì tôi đã suy nghĩ rất lâu, gần trọn một ngày và một đêm.
    - Chính xác là khi nào?

    - Thưa, đêm hôm trước và cả ngày hôm sau, trước khi trình diễn.
    - Chắc hai người lại gây lộn?
    - Vâng.
    - Nguyên nhân?

    - Một việc hết sức lặt vặt rất không đáng nói. Lỗi cũng chẳng phải tại tôi hay tại nàng.
    - Không, cứ cho tôi biết. Tôi sẵn sàng nghe.

    - Thưa vâng, câu chuyện về việc ăn uống. Tôi có thói xấu là rất háu đói, hoặc nếu chưa đói giờ giấc ăn uống cũng phải nghiêm túc. Những người làm xiếc chúng tôi thường hay ăn nhẹ vào lúc buổi chiều để giữ cho đầu óc được tỉnh táo, rồi đến ban đêm, khi trình diễn xong, nghỉ ngơi, tắm rửa sau đó mới ăn bữa chính. Đêm hôm trước, khi trình diễn xong, vợ tôi bỏ đi đâu không chuẩn bị gì cả khiến tôi tức bực. Lúc nàng về, tôi hậm hực, rầy la nàng và nàng cãi lại, chỉ trích tôi bằng những lời lẽ thậm tệ. Tôi giận dữ gần như phát điên, cũng dùng lời lẽ độc ác để chửi lại rồi bỏ đi ngủ. Nhưng đầu óc tôi chán nản không sao ngủ nổi. Tôi nằm trằn trọc, tự nghĩ: "Chỉ trừ khi vợ ta chết! Chỉ trừ khi vợ ta chết"! Tôi ngạc nhiên tự hỏi tại sao lại không nghĩ đến việc giết nàng. Giết nàng quá dễ, chỉ cần phóng trật một lưỡi dao, chẳng ai bắt tội được tôi. Nhưng tôi lại không muốn thế, tôi mong nàng chết tự nhiên có lẽ do tính quen nhu nhược. Tôi biết rõ nếu phóng dao giết nàng, luật pháp không có bằng chứng bắt tội được tôi, nhưng tôi cũng biết rõ nếu làm như vậy, tâm hồn tôi không thoải mái, sẽ chỉ là chuyển từ trạng thái đau khổ này sang trạng thái đau khổ khác mà thôi.

    - Rồi sao nữa?
    - Cho đến sáng tôi vẫn không sao ngủ được, cứ hễ chợp mắt một lát tôi lại tỉnh và nằm thao thức, miên man nghĩ đến giải pháp này giải pháp nọ. Từ trong thâm tâm, tôi tự hiểu rằng con người tôi giằng co giữa hai thái cực, dù nghĩ đến mấy tôi cũng không thực hiện được. Ở giường phía góc, vợ tôi cũng đang trằn trọc, lâu lâu lại thở dài. Thì ra nàng cũng không ngủ nổi, sáng dậy nét mặt bơ phờ, buồn bực.

    - Rồi hai người làm lành với nhau?
    - Thưa không, chúng tôi không ai nói với ai một tiếng nào cả, vì có một cái hố ngăn cách chẳng ai muốn bước qua. Buổi sáng hôm ấy tôi lang thang tại những nơi vắng vẻ trong thành phố, không thiết đến ăn uống. Lỗi này tại ai? Chẳng tại ai cả, chung quy chỉ do sự không thông cảm, không thể hòa hợp với nhau. Tôi mệt mỏi, chán ngán, ý nghĩ giết vợ tan dần mà cũng chẳng thiết tới việc biểu diễn. Nghề của chúng tôi rất cần đầu óc minh mẫn, nếu nghỉ, gánh xiếc rất tôn trọng, sẽ thay thế tiết mục khác. Vậy mà không hiểu tại sao tôi không xin nghỉ, khi tiết mục tới lại xuất hiện trên sân khấu. Người tôi mụ mẫm, mệt mỏi rã rời. Suốt từ chiều hôm qua tới tối hôm nay tôi chưa ăn uống một miếng nào cả. Hình như nàng cũng vậy, nàng mặc bộ đồ bó sát thân hình, tươi cười làm những cử chỉ nhanh nhẹn, cúi đầu chào khán giả với tiếng vỗ tay vang dội, nhưng bên trong đó là một con người hoàn toàn khác hẳn, đau khổ, chịu đựng, vượt quá nỗi buồn của một con người.

    Khi nhắm đích phóng lần đầu tiên, tôi chợt cảm thấy là rất nguy hiểm: đêm nay cơ thể tôi mệt mỏi, tinh thần bạc nhược không được bình thường như những lần trước. Thật là dại, lẽ ra tôi phải xin nghỉ hoặc đổi một tiết mục khác như thẩy các trái banh nhỏ chẳng hạn, đỡ nguy hiểm hơn.

    Đã lỡ không thể rút lui được nữa, tôi phải nhắm kỹ tới lần thứ hai. Tôi biết rằng tay tôi hơi run, việc đó chưa hề bao giờ xảy ra. Vút, tôi la lớn, lưỡi dao phóng đi. Trật, cách xa đầu nàng tới hơn hai phân so với bình thường. Vợ tôi sửng sốt, thoáng chút ngạc nhiên. Nàng giang rộng hai cánh tay. Tôi phóng một mũi phía trên, một mũi phía dưới, lại trật. Người tôi toát mồ hôi lạnh, tay tôi không còn phải là của tôi nữa, tôi chỉ mong cho chóng xong để được nghỉ.

    Trong khi đó vợ tôi nghiêng đầu. Tôi phải phóng mỗi bên một mũi sát với cổ nàng. Mũi dao vút di, vẫn thiếu chính xác. Tới mũi thứ hai, tôi vung tay, thật kỳ lạ, nàng hơi giật mình, ánh mắt dường như sợ hãi khủng khiếp, không phải nàng sợ tôi mà sợ sự vụng về thô kệch khác thường của tôi. Vậy là chết! Tôi khẽ kêu "Ôi!" một tiếng, đầu óc quay cuồng đảo lộn. Nếu nhanh trí tôi đã có thể hướng mũi dao ra được bên ngoài!...

    - Người ta nói sau khi nàng chết, anh đã quỳ gục dưới chân nàng, âm thầm cầu nguyện?
    Người đàn ông trẻ im lặng suy nghĩ, ánh mắt rất buồn, sau đó khe khẽ lắc đầu:
    - Thưa không, tôi giả bộ như vậy chứ không phải tôi cầu nguyện. Tôi biết rằng làm bộ đau khổ mọi người sẽ thông cảm, coi đó là một tai nạn.

    - Và anh tin rằng anh đã thành công trong việc tạo cho mọi người cảm giác tai nạn?
    - Không, lúc đầu tôi nghĩ là cần phải tạo cho mọi người cảm giác rằng tôi rất đau đớn. Nhưng sau tôi không để ý đến nữa, bởi vì một câu hỏi lớn đến với tôi: quả thật ta đã giết nàng hay không giết nàng? Tôi băn khoăn, thắc mắc không hiểu mình chủ tâm mưu sát hay không mưu sát. Cuối cùng, một ý nghĩ chợt đến khiến tôi sung sướng muốn hét to lên như đã tìm ra chân lý, không còn bị đau khổ, dằn vặt nữa.
    - Chắc anh tìm ra đó là ngộ sát?

    - Thưa không, tôi nghĩ tốt nhất hãy trình bày tất cả sự thực trước công lý, không hề giấu diếm một chi tiết nào rồi tùy công lý phán xét. Nếu tôi có tội, pháp luật trừng trị cách nào tôi cũng chấp nhận kể cả việc bị tử hình, vì khi ấy tôi sẽ hoàn toàn thoải mái, không còn thắc mắc, cắn rứt trong lương tâm. Tôi biết nàng không có lỗi đến nỗi bị giết...

    "Vị Dự thẩm im lặng một lát, sau đó khe khẽ gật đầu:
    - Tôi tin những điều anh trình bày đều là sự thật.
    Bây giờ tôi muốn hỏi anh một câu cuối cùng: sau khi người vợ chết, chắc anh buồn lắm?
    - Thưa không, nói ra có vẻ bạc miệng nhưng sự thật ngay lúc đang quỳ làm bộ cầu nguyện, tôi cũng rất sung sướng, hoàn toàn thoải mái. Tôi thấy nhẹ nhõm như người vừa thoát khỏi một địa ngục. Mặc dầu ngoài mặt làm ra vẻ buồn rầu, đau khổ nhưng trong lòng tôi rất thơ thới, hân hoan. Tôi sẵn sàng nói đến cái chết của nàng một cách chi tiết.

    - Thôi được, anh có thể ra ngoài. Mọi thủ tục sẽ tiến hành sau.

    Hắn ngạc nhiên nhìn ông Dự thẩm. Sau đó, chợt hiểu, anh ta sung sướng cúi đầu thật thấp cảm tạ rồi theo hai người cảnh sát đi ra khỏi phòng.

    Còn lại một mình, vị đại diện pháp luật ngồi im lặng suy nghĩ, cặp mắt nhìn trân trối vào bức tường trước mặt nhưng không để ý tới nó. Một lúc lâu sau, ngài với tay lấy cây bút, ghi hai chữ "Vô tội" vào lề tập hồ sơ đang thụ lý, rồi đề ngày tháng và ký tên người chịu trách nhiệm ở bên dưới.

    Đoàn Dự dịch
    Lần sửa cuối bởi Hansy; 19-08-2014 lúc 11:24 AM

  15. #10
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts
    8
    Cái chết của con Mực

    Nam Cao


    Người ta định giết Mực đã lâu rồi. Mực là con già hơn trong hai con chó của nhà. Nhưng cũng là con nhiều nết xấu. Nó tục ăn: đó là thường. Nó nhiều vắt: cái ấy đủ khổ cho nó. Nó cắn càn ấy là cái khổ của bọn ăn mày. Nhưng nó lại sủa như một con gà gáy: cái này thì không thể nào tha thứ được. Thoạt tiên người ta định ngày chết cho nó vào dịp Thanh Minh. May cho nó hôm ấy bà chủ nhà bị ốm.

    Rồi thì là Tết tháng năm. Bỗng nhiên đứa con út của bà ươn mình: bà phải kiêng để lấy sữa lành cho con bú. Sau cùng người ta nhất định thịt nó vào rằm tháng bảy ai ốm mặc. Nhưng lần nầy Mực vẫn còn thoát nạn là vì nhờ có Du. Người con cả xa xôi ấy vừa viết thư báo chẳng bao lâu sẽ về. Bà mẹ mừng như tìm được một vật quý bị rơi và bà nhất định lùi ngày xử con Mực lại.

    Bây giờ thì Du về rồi. Chiều hôm qua con người phóng đãng ấy đã khệ nệ xách cái vali rất nặng bước vào sân, miệng mỉm cười và mặt đỏ. Cái nhà tranh, mấy cây cau hình như vừa đúng thẳng hơn lên để chào chàng. Rồi đến lũ em ầm ỹ đẩy mành chạy òa ra, và bà mẹ mừng quá cười và khóc. Nhưng kẻ lên tiếng trước nhất là con Mực. Con chó già nua ấy rít lên cái thứ tiếng gà gáy của nó và chạy lại Du. Bà mẹ thét lên và lũ em chửi những câu thô tục. Du bỡ ngỡ nhìn mọi người.

    - Hình như mẹ không được khoẻ, ồ các em đã lớn cả rồi: Thanh, Tú, đứa nào đây? à, Thảo con chuột nhắt, trông Thảo xinh quá nhỉ? À! Con Mực, vẫn con chó ngày ấy đấy à?... trông nó già đi tệ!...

    Con chó đã nhận ra người chủ cũ. Nó đứng lặng vẫy đuôi, đầu cúi xuống, hai mắt nhèm ương ướt nhìn đất như tủi phận. Du thương hại: đó là người bạn lặng lẽ thui thủi bên chàng những năm xưa khi đêm vắng, chàng ngồi nhìn trăng mà oơ mộng. Chàng muốn cúi xuống vuốt ve. Nhưng nó bẩn ghê gớm quá, lông rụng từng mảng, thịt trắng lộ ra có nơi sần mụn nữa. Dáng điệu thì già nua, có vẻ buồn và len lén như phòng bị một cách yếu ớt. Không còn những cái vẫy đuôi mạnh dạn những cái nhìn rất bạn bè và những cái hít chân vồ vập như khi một con chó đã vui và không ngờ vực. Du thấy lòng nằng nặng. Chàng đưa chân chạm khẽ vào con chó để tỏ tình thương. Con chó vẫy đuôi mạnh hơn nhưng len lén lánh ra: dáng điệu một kẻ sợ hãi cố cười với người nó sợ. Và tức khắc nó vặn vẹo mình và rít lên một tiếng ngắn và to; đứa em tưởng anh đá hụt trả thù cho anh bằng một cái đá mạnh vào sườn con vật. Nó lấm lét lảng dần cũng không dám chạy một cách thẳng thắn để đi trốn nữa. Du trách em:

    - Sao Tú ác thế?
    - Cần gì, đến mai giết thịt cho anh ăn đấy.

    Du thấy cái vui đoàn tụ giảm hẳn đi một nửa. Hình ảnh con chó ghẻ với cái buồn mơ hồ cứ lảng vảng trong óc chàng mãi mãi. Sáng hôm sau lúc ăn cơm chàng thoáng thấy nó đi qua, đầu cúi mắt nhìn nghiêng như những người giả trá. Chàng muốn gọi nó vào kẹp nó vào giữa hai bàn chân và vừa ăn vừa vẩy cho nó miếng cơm chung một bát. Nhưng mà không thể được: dịu dàng quá là yếu tâm hòn, và ai hiểu được rằng mình lại có thể yêu thương một con chó bẩn ghê gớm như thế được?

    Bữa ăn xong, con Hoa cầm bát cơm ra: một tay nó xách cái thúng như để rồi xếp bát. Thấy được ăn, tất cả thú tính của con Mực hoàn toàn nổi dậy. Nó nhảy tới vẫy đuôi hếch mõm nhìn và đợi. Cơm vừa đổ xuống nó vội vàng chúi mõm ăn ngay. Miếng chưa qua cổ thì cái thúng đã chụp quanh trên mình. Nó rít lên, vùng mạnh; nhưng Hoa đã tì cả người lên cái thúng rồi, và con Mực bị thu gọn ở trong vừa vặn đến nỗi không còn giẫy và kêu được. Lũ trẻ con réo ầm lên. Người ta lấy sẵn dao thớt và dây để trói. Phần mở thứng đã đành phải về Du: ông chủ đi vắng, cả nhà chỉ có chàng là đàn ông, mà không lẽ đi mượn hàng xóm trói giùm một con chó đã úp gọn gàng chỉ việc hơi hé cạp thúng lên, hễ chó thò đầu ra thì một đứa em đặt gậy lên cổ nó để chân chàng dận xuống. Nhưng tay chàng thấy run run. Và khi con chó vừa thò đầu ra thì nó quẫy luôn một cái mạnh, vùng ra được. Con Hoa tủm tỉm cười. Lũ em ngơ ngác nhìn theo con chó vừa ẳng ẳng vừa chạy ở ngoài vườn. Còn Du thì mặt đỏ như gấc chín. Chàng thấy mình yếu tay hơn cả con Hoa. Có lẽ nào chàng lại dịu lòng hơn cả một người con gái. Và tự nhiên chàng giận con Mực. Người ta còn lo con Mực sợ hãi mà đi mất. Quả nhiên suốt ngày hôm ấy nó không về. Nó vẩn vơ vườn hàng xóm, lẩn lút như một con chó trước khi hóa dại.

    Người ta tưởng đã mất toi. Nhưng tối hôm ấy nó lần vào gầm giường rồi Du lại nghe thấy cái thứ tiếng gà gáy của nó rít lên ở phía ngõ.

    Sáng hôm sau nó vẫn bỏ cơm. Trưa cũng thế. Và cứ thấy bóng người lại cúp đuôi chạy mất. Du thương hại sai người đem cơm đổ ra vườn. Một lúc sau Mực lại gần. Nó trông trước trông sau, đưa mõm rê trên những hạt cơm rồi vô cớ giật mình chạy thẳng. Có lẽ cái kỹ niệm khủng khiếp vừa lóe ra và đập mạnh vào thần kinh nó như luồng điện. Du thấy bồn chồn và vẩn vơ: thương, hối hận hay là thẹn.

    Sau cùng thì chàng bực mình: chàng nhận ra rằng một con chó đã làm mất sực bình tĩnh của tâm hồn chàng. Và đột nhiên chàng muốn giết con Mực lắm. Chàng muốn có đủ can đảm để giết người. Phải dám giết mà không run tay khi cần phải giết. Còn làm được trò gì nữa nếu chỉ giết một con chó mà tim cũng đập?

    Sự do dự đã hết rồi. Khi có một ý định thì ý định ấy chóng thành mạnh mẽ. Du thấy lòng cứng cỏi. Ðã có lúc chàng tưởng đến cái thú dí con dao vào súc thịt giẫy lên đành đạch để máu ấm phọt vào tay. Và chiều hôm ấy khi thấy con chó ở vườn thì chàng gần như mừng rỡ. Con vật khốn nạn đói và sợ đã mệt lử đi rồi. Nó hiện ngủ bên bờ giậu. Du cầm cái gậy to rón rén lại gần. Nhưng giơ gậy lên chàng bỗng thấy tim run một cái. Chàng tưởng như ngạt thở và ngừng lại một giây để nhìn con chó. Giấc ngủ của nó có lẽ đầy ác mộng vì thỉnh thoảng khắp mình nó lại giật lên. Du thấy lòng qủa quyết tiêu tán hết. Nhưng con chó bỗng giật mình. Du hoảng hốt thẳng cánh vụt mạnh trên mình nó, bụng nó thót hẳn vào rồi lại phình ra như một khối cao su. Nó rống lên gượng dậy loạng choạng mấy vòng rồi chui bừa qua giậu trong khi Du vụt cuống cuồng theo xuống đất... Ðêm đã khuya. Du lại nghe tiếng Mực rống lên. Chàng thấy toát mồ hôi và nhất định không giết con chó nữa.

    Nhưng trời gần sáng chàng còn đương mơ mộng, thì đã nghe tiếng Hoa gọi cuống cuồng lên. Con vật khốn nạn không biết mỏi mệt thế nào mà ngủ quên đi ngay ở giữa san để đến nỗi bị Hoa úp được. Lần này thì người ta cẩn thận hơn. Hai ba người nắm vào hai đầu gậy tre ngáng sẵn bên cạnh thúng rồi Hoa mới hơi hé miệng thúng lên. Thấy sáng con Mực nhô ra ngoài cái mõm ướt phì phì. Hoa nhích lên tí nữa nhưng một cái gối đã tì sẵn trên thúng. Mực lách cả cái đầu ra. Cái gậy đè mạnh xuống. Con vật khốn nạn không còn kịp kêu.

    - Ðè chặt, thật chặt, đừng buông nó ra nó cắn đấy!

    Du kêu lên như thế nhưng tiếng chàng đã hơi run run. Con chó phì một cái nữa: hơi thở mới thoát ra một nửa bị tắc. Cái gậy đè sát đất, mắt nó trợn lên. Lòng đen ươn ướt cứ đờ dần rồi ngược lên lần một nửa vào mí trên. Lòng trắng đã hơi đục. Lúc Hoa trói xong cả chân trước, chân sau và buộc mõm rồ thì con chó đã mềm ra không còn cựa quậy nữa.
    Du nghẹn ngào nén khóc...
    Lần sửa cuối bởi Hansy; 19-08-2014 lúc 11:25 AM

+ Trả lời chủ đề
Trang 1/8 1 2 3 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình