+ Trả lời chủ đề
Trang 2/8 ĐầuĐầu 1 2 3 4 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 11 tới 20 của 71

Chủ đề: TRUYỆN NGẮN - Hansy - Sưu tầm

  1. #11
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts
    9
    Chiếm đoạt...

    Tam Tang


    Sáu năm trước đây nhân kỳ nghỉ hè, tôi cùng với mẹ về thăm ông bà ngoại tôi ở Ban Mê Thuột. Gia đình của ngoại tôi sống ở cây số 5 và gia đình cậu Ba tôi ở cách đó chừng 2 cây số. Vùng này có nhiều đồn điền cafe và cao su do người Pháp trồng từ mấy chục năm trước. Nhiều người sống ở vùng này là công nhân cho các đồn điền của những người Pháp này. Mẹ tôi lập gia đình và theo chồng về Nha Trang vì bố tôi làm việc ở đó. Tôi rất thích chạy nhảy dưới các tàng cây cao su được trồng thẳng tắp bát ngàn này. Mùa hè cũng là mùa cafe nở hoa, mùi thơm dịu dàng của hoa cafe cũng làm tôi sảng khoái lắm. Nhìn những chùm bông trắng mọc dày kịt trên các cành cafe làm ta liên tưởng đến các cành hoa anh đào ở xứ Nhật!

    Tôi cũng thường tới nhà cậu Ba tôi chơi và ngủ lại ở đó. Vợ chồng cậu Ba rất dễ dãi và vui vẻ, họ chưa có con nên quý tôi lắm. Có một điều lúc đầu làm tôi hơi sợ là có nhiều sự kiện lạ xảy ra trong nhà cậu. Như có lúc cả nhà đang chơi đánh cờ cá ngựa với nhau thì tự dưng các con cờ bị hất đổ cả xuống sàn nhà. Tôi sợ xanh cả mặt nhưng cậu tôi chỉ cười rồi nói "Vui nhỉ, làm ơn xếp lại cho tôi nhờ". Thế là các con cờ lại như có cánh bay trở lại chổ cũ trên bàn. Cậu tôi trấn an tôi và mọi người lại tiếp tục chơi. Cũng có vài sự việc lạ khác xảy ra ở nhà cậu, nhưng tôi thấy mọi người tỉnh queo nên riết rồi tôi cũng coi những việc này là sự thường. Vợ cậu nói chuyện với mẹ tôi là cậu tuy là có Đạo (Thiên Chúa) nhưng hay giao du với những người Thượng làm trong cùng đồn điền và học cách giao tiếp với ma quỷ ở thế giới bên kia! Chỉ có vợ cậu và tôi tin là cậu có thể thông tin với thế giới bên kia vì chúng tôi đã chứng kiến những sự kiện lạ thường xảy ra trong nhà, còn những người khác thì chỉ mỉn cười chứ trong lòng họ không tin chuyện đó là có thật.

    Một hôm Chủ Nhật mọi người rủ nhau đi chơi ở thác Trinh Nữ (sở dĩ thác này có tên là Trinh Nữ vì cứ mỗi năm đến dịp Noel và Tết Nguyên Đán, nam thanh nữ tú rủ nhau đến thác này chơi rất đông, và một điều đáng nói là hằng năm thường có một vài cô bị trượt chân và chết ở thác này, các cô này thường còn trẻ nên người ta đặt tên là thác Trinh Nữ). Khi mọi người đến thác thì cũng đã quá trưa nên cùng nhau trải bạt và dọn thức ăn ra để ăn trưa. Ở trên bờ sông có nhiều tảng đá rất to cao, trên có mọc các cây nhỏ và dây leo trông rất đẹp, có những tảng đá khổng lồ hợp với nhau thành một hang khá rộng mà người ta gọi là Hang Dơi, trong hang không khí ẩm thấp và hôi vì mùi dơi và phân của chúng. Nói chung thì cảnh vật rất hùng vĩ và đẹp. Thật ra thác Trinh Nữ nên được gọi là gềnh thì đúng hơn vì nó không đổ từ trên cao xuống như những thác ta thường thấy, nó chỉ là dòng nước xoáy xiết khi chảy ngang qua các tảng đá khổng lồ nằm chặn ngang qua giòng sông. Có rất nhiều tảng đá lớn nhỏ và người gan dạ có thể nhảy từ hòn này qua hòn nọ và băng qua sông. Trên các tảng đá này rêu mọc xanh dờn và rất trơn trợt. Cũng vì ham ra các tảng đá để nhìn ngắm dòng chảy mà đã có nhiều cô trợt chân té xuống giòng nước xiết và bị cuốn chìm kẹt trong các hốc đá mà chết.

    Khi mọi người ăn xong và nằm nghỉ mát dưới các bóng cây, cậu tôi leo lên các tảng đá ở giữa giòng và kêu mọi người ra xem sự gan dạ của mình. Mặc cho ông bà Ngoại tôi và các người khác kêu réo cậu trở vào! Cậu vẫn nhảy thoăn thoắt từ tảng này qua tảng khác! Và rồi việc kinh hoàng đã xảy ra! Cậu tôi trượt chân té nhào xuống giòng nước đang cuồn cuộn chảy xiết trong những tiếng kêu thất thanh của mọi người. Không ai dám nhảy xuống để cứu vì có xuống cũng sẽ bị hút chìm theo giòng xoáy mà thôi. Ông tôi vội chạy đi kêu cứu và gần một tiếng sau trở lại với mấy người thợ lặn cát (những người này làm nghề lặn lấy cát ở dưới lòng sông lên bán). Họ lặn xuống kiếm cả gần hai tiếng mới tìm thấy xác cậu bị vướng dưới một khe đá cách thác chừng 100 mét. Ngày đi chơi hóa ra ngày đại nạn cho gia đình. Mọi người đều ủ rủ chở xác cậu về nhà để lo việc an táng. Bà ngoại và mợ tôi thì đã ngất xỉu và được chở về nhà từ trước rồi.

    Ngày an táng đến và sự kiện lạ bắt đầu xảy ra ở nhà cậu Bạ Vợ cậu mặc đồ tang nhưng không biết nên chọn áo ngực màu gì, cái màu đen hay cái màu trắng, cuối cùng mợ chọn cái màu trắng mặc và rồi đi kiếm cái nhẩn đính hôn để đeo. Mợ không tìm thấy nó trong hộp nữ trang mà mợ đã cất giữ. Mợ chạy đến nhà ông bà ngoại và nói điều này, bà ngoại nói lấy cái nhẩn của bà đeo đỡ cũng được. Khi mợ mở cái hộp nữ trang của bà ngoại thì lạ thay cái nhẩn đính hôn của mợ nằm ở trong đó! Không ai biết làm sao cái nhẫn lại nằm trong đó được!

    Trong khi cử hành nghi thức chôn cất ở nghĩa trang, tôi luôn cảm thấy như có ai đó nhìn tôi từ trên cành cây cao phía trên đầu tôi. Tôi cứ ngước mắt lên nhìn để xem có ai núp trên đó không! Tuyệt nhiên không có ai trên đó cả, nhưng cái cảm giác đó vẫn bám lấy tôi suốt buổi lễ. Khi ra về mẹ hỏi tôi làm gì mà cứ nhìn lên cành cây trên đầu vậy, tôi nói là có ai núp nhìn tôi từ trên cành cây đó. Mẹ tôi chỉ buông một câu "Mẹ biết!"

    Sau khi mọi người ăn cơm xong ở nhà ông bà ngoại, mợ Ba xin cáo từ ra về. Khi về tới cửa nhà, mợ giật thót mình vì cái áo ngực màu đen nằm chình ình trước ngưởng cửa như muốn nói là "cái này mới chính là cái cô nên mặc". Mợ mỉm cười và nghĩ đó là do cậu Ba làm ra! Mợ vào nhà lục các thư mà cậu mợ viết cho nhau trước khi cưới đem đi đốt hết vì sợ thấy chúng càng làm mợ đau lòng thêm.

    Một hai tuần trôi qua, những sự việc nhỏ xảy ra như các thư mà cậu Ba viết cho mợ khi xưa lại xuất hiện chổ này chổ khác trong nhà, mặc dù những thư này mợ đã đốt đi từ hôm chôn cất cậu rồi! Cửa nhà được gài khóa lại nếu mợ quên khóa nó khi đi ngủ. Mợ cho đó là do cậu làm để muốn bảo vệ cho mợ thôi. Rồi thì mợ bắt đầu đi chơi với bạn bè cho khuây khỏa, nhưng cũng từ đó sự kiện xảy ra trong nhà có khác biệt hơn, không còn những việc như có tính cách tình tứ hay chăm sóc bảo vệ nữa, mà thay vào đó là những đồ vật mợ cần thì bị mất một cách bí mật, cửa phòng mở ra đập vào giữa đêm khuya, chén dĩa bị rớt vỡ sổn sảng trong nhà bếp. Mợ không ngủ yên được trong đêm vì các tiếng động này, thêm vào đó mợ luôn nghe có tiếng chân bước quanh giường mợ trong đêm.

    Bữa kia mợ đang trang điểm để đi ăn đầy tháng con của một người bạn thì phấn son đang ở trên bàn như bị ai hất bay cả xuống đất. Tức quá mợ thét lên "Có để chúng lại chổ cũ cho tôi không thì bảo!!" rồi mợ rời phòng. Khi quay trở vào thì các vật đã trở về chổ cũ. Rồi những sự việc bực mình như thế cứ xảy ra hàng ngày làm cho mợ từ bực mình đâm ra sợ hãi! Mợ nghĩ có thể hồn ma phá phách mợ không phải là câu Ba! Mợ đã đoán đúng điều này, hồn ma trong nhà không phải là cậu Ba...

    Mợ Ba thật sự không tin là cái hồn ma trong nhà là cậu Ba, vì nếu là cậu thì làm thế nào mà cậu lại làm những điều có hại cho mợ được vì cậu rất thường yêu mợ mà! Mang ý nghĩ đó trong đầu, một hôm mợ quyết định tới gặp một thày phù thuỷ ở buôn ALê B. Khi mới bước vào nhà sàn của thày phù thuỷ, ông ta trợn mắt nói:

    _ Trời ơi! Cô đang trải qua một thời kỳ hải hùng trong đời cô! Chồng cô vừa chết trong vòng 3 tháng trở lại đây có đúng không?
    Mợ Ba hoảng kinh vì mợ còn chưa nói cho ông ta biết mợ là ai nữa vậy mà ông ta có vẻ nói trúng phóc những gì đang xảy ra cho mợ! Mợ trấn tỉnh rồi làm bộ hỏi lại:
    _ Thày nói chuyện gì vậy?
    _ Tôi thấy âm khí bao phủ đầy người cô đó! Nó quyện lẫn đầy sự thất vọng, buồn rầu, và sự ganh ghét! Cô có thể để tôi tới thăm nhà cô được không?

    Mợ đồng ý để ông phù thuỷ tới thăm nhà, và mợ rồi trở về nhà mình. Khi mở cửa nhà thì một cảnh tượng xáo trộn chưa từng thấy ở trong nhà mợ! Bàn ghế bị lật đổ , bóng đèn bị đập vở, trên tường nhà đầy những vết cào xước! Mợ nghĩ ra ngay là con ma trong nhà không thích việc mợ đi gặp thày phù thuỷ! Nhưng là một người gan dạ, mợ không để việc này làm thay đổi điều mà mợ đã đồng ý cho thày phù thuỷ tới nhà!
    Hôm sau ông phù thuỷ tới nhà và gỏ cửa. Một giọng đàn ông trầm trầm nói tiếng Pháp mời thày vào nhà. Thày vào trong nhà và cảm thấy có sự hiện diện lạnh lùng của một ai đó trong nhà! Thày ngồi đợi ở phòng khách và rồi mợ từ trong bếp bước ra. Mợ rất kinh ngạc vì thấy thày phù thuỷ đang ngồi trên ghế! Mợ hỏi:

    _ Thày đến hồi nào vậy? Tôi đâu nghe tiếng gỏ cửa của thày đâu? Làm sao thày vào nhà được vậy?

    Thày nói cho mợ biết các điều đã xảy ra và mợ cho thày biết là khi cậu Ba còn sống thỉnh thoảng cậu cũng có giao lưu với hồn của một người Pháp, người Pháp này chết từ năm 1945 khi Việt Minh nổi dậy đánh chiếm chính quyền ở đây. Mợ còn cho biết thêm là cái hồn này nhiều lần yêu cầu cậu Ba cho nó được giao lưu với mợ Mợ thường cảm thấy có ai đó nhìn và mơn trớn mợ mỗi khi mợ tắm hay thay quần áo! Nhưng mợ cho thày biết là cái hồn này lâu nay đã rời nhà khi mợ vô tình đốt một gói giấy gì đó của cậu, vì từ đó mợ không còn cảm thấy bị có ai nhìn lén nữa! Tuy thế mợ cho là cái hồn ma này cũng tử tế chứ không dữ dằn gì cả! Nghe xong câu chuyện, thày xin phép đi xem vòng vòng trong nhà, mợ gật đầu. Thày đi chậm chậm vòng vòng trong nhà chừng 10 phút rồi bổng đứng khựng lại. Thày quay lại phía mợ, mặt trắng bạch nói trong hơi thở:

    _ Cô phải rời nhà này càng sớm càng tốt!
    _ Có chuyện gì vậy thày? Làm ơn cho tôi biết đi?
    _ Không thể chần chờ được! Mau đến nhà tôi ngay đi rồi tôi sẽ nói cho cô nghe! Chúng ta cần phải rời căn nhà này gấp!
    Khi cả hai về đến nhà thày phù thuỷ, thày mới nói:

    _ Cô đoán đúng! Cái hồn ma trong nhà không phải là chồng cô! Nó là một người Pháp, và cũng có thêm mấy hồn ma người Thượng khác, nhưng hồn ma Pháp là kẻ cầm đầu. Ngay cả khi chồng cô còn sống cái hồn này đã có ý thích cô rồi, cũng vì thế mà nó làm cho chồng cô bị trượt chân rớt xuống thác chết để độc quyền chiếm lấy cô đó! Nó phá cô vì nó ghen tuông đó mà!

    Mợ Ba nhớ lại là thời gian đầu sau khi chồng chết thì con ma đối xử với mợ rất nhả nhặn, và có vẻ chăm sóc mợ lắm. Nhưng từ khi mợ bắt đầu đi chơi với bạn bè thì nó bắt đầu trở nên hung bạo! Có lẽ nó ghen với mợ thì phải! Mợ chợt nhớ ra điều gì vội hỏi:

    _ Lúc ở nhà tôi có gì ghê gớm xảy ra sao tôi thấy mặt thày trắng bạch ra vậy?
    _ Tôi cảm thấy một luồng khí lạnh bao trùm lấy tôi và một giọng ồm ồm bằng tiếng Pháp bảo tôi là hãy để cô yên vì cô là của hắn ta, hắn còn nói là nếu tôi mà không nghe lời hắn thì hắn sẽ thanh toán tôi! Rồi hắn đuổi tôi ra khỏi nhà ngay lập tức đó! Nhưng tôi thấy tội nghiệp cô nên tôi mới khuyên cô rời nhà đó! Cô hãy nghe tôi đừng trở lại ngôi nhà đó nữa nhe chưa!!!

    Mợ đồng ý và đêm đó mợ ngủ lại nhà của bà ngoại. Nhưng mợ cần một số quần áo và vật dụng cá nhân cho nên chiều tối đó mợ nhờ một người bạn trai tên Tài (làm cùng sở với mợ) chở mợ về nhà để thu nhặt các thứ cần dùng. Khi cả hai vào trong nhà thì đồ đạc cũng lại bị lật tung lên, ngã đổ ngổn ngang! Chú Tài thấy cảnh tưởng như vậy mới hỏi lý do, mợ nói sơ sơ về hoàn cảnh của mợ! Chú ta không tin và cho là chắc có kẻ nào đó thích phá phách mợ thôi! Mợ nói đó là sự thật và nếu chú ấy muốn nghe thì mợ sẽ kể cho chú ấy nghe. Cả hai ngồi ở phòng khách và mợ bắt đầu kể đầu đuôi câu chuyện cho chú ấy nghe.

    Trong khi kể thì chú Tài thường ngắt quảng và đưa ra các câu hỏi và những nhận xét của mình. Khi mợ chấm dứt câu chuyện thì đồng hồ cũng đổ 9 giờ đêm. Mợ vội vàng vơ vài thứ cần thiết và nói với chú Tài mau rời khỏi nhà. Cả hai vừa định bước ra phía cửa thì nghe có tiếng đập nhè nhẹ Ở cửa, cả hai lắng nghe và tiếng đập mỗi lúc một mạnh hơn. Rồi tiếng đập như là có ai đang đấm vào cửa vậy. Chú tài lấy hết can đảm bước tới phía cửa để mở! Khi chú ấy còn cách vài bước thì hai cánh cửa chợt như long bản lề bay về phía chú làm chú phải nhảy lùi lại để tránh! Nhưng cái cánh cửa không ngã xuống mà bay trở về vị trí cũ như không có gì xảy ra hết! Mặt mợ và chú Tài đều sợ dến trắng bạch cả ra, và chú ôm lấy hai tai rồi la lớn là phải rời khỏi nhà ngay lập tức.
    Cả hai tông cửa chạy ra ngoài, chú Tài leo lên mở khoá và đạp cho chiếc Honda nổ máy! Nhưng không biết vì quá sợ hay vì lý do nào đó mà cái xe không chịu nổ !! Gió thổi vi vu lạnh buốt, không biết chú Tài thấy gì hay vì lạnh mà tay chú run lẩy bẩy, miệng chú đánh bò cạp! Chú ấy sợ muốn đái cả ra quần!! Cuối cùng chú ấy bật lên được một câu:

    _ Tôi để cô ấy một mình! Hãy cho tôi đi!

    Xe bổng nổ máy và chú ấy nhảy lên xe dọt mất! Mợ Ba sợ quá cắm đầu phóng ra đường và chạy một mạch về nhà ông bà ngoại tôi! Từ đó mợ Ba không bao giờ dám bước chân về căn nhà đó nữa. Ông bà ngoại tôi là người đứng ra bán căn nhà đó. Nghe nói người chủ sau có mời một vị Linh Mục tới làm phép trừ ma cho căn nhà và họ sống yên lành trong căn nhà đó.

    Sau ngày đó mợ thỉnh thoảng muốn nói chuyện với chú Tài khi họ gặp nhau trong sở làm, nhưng chú ấy luôn lẫn tránh. Sau cùng chú ấy xin nghỉ và đi làm ở chổ khác để tránh việc chạm mặt mợ Ba !!

    Cuối cùng mợ tái giá và theo chồng về Nha Trang. Tôi cũng thỉnh thoảng đến thăm mợ vì ở cùng một thành phố! Một hôm mợ có cho tôi coi một bức thư của chú Tài trong đó chú nói là xin lỗi mợ vì đã bỏ rơi mợ lại đêm đó và đã làm ngơ không chuyện trò với mợ từ đêm xảy ra sự cố ! Chú ấy nói là lúc cánh cửa long ra rồi ghép lại thì chú ấy nghe tiếng nói cùng khắp nhà vang lên. Chúng kêu lên là mợ là của chúng và nếu chú không rời mợ thì chúng sẽ giết chú hay làm chú trở nên điên khùng. Cũng vì sợ mà chú đã làm những điều không nên làm đối với mợ. Mợ cũng đã viết thơ trả lời và thông cảm với những điều mà chú ấy đã đối xử với mợ!

    Từ khi bỏ nhà đi và sau đó căn nhà được vị Linh Mục trừ quỷ thì mợ Ba, chú Tài, và tất cả những người trong gia đình không còn bị quấy rầy bởi cái hồn ma Pháp và mấy tên đầy tớ Thượng nữa! Có lẽ Bề Trên đã đem chúng về chổ chúng phải được ở sau khi chết. Chúng đã lẩn trốn và lang thang trên trần thế cả mấy chục năm rồi!
    __________________________________________________ ______________________
    Chú thích:
    Viết theo ý của một chuyện ma mà tôi được nghe kể bởi một người bạn trước sống ở Ban Mê Thuột nay sống ở Massachusetts.
    Rất nhiều người Thượng (nhất là những người già) trên Cao Nguyên biết nói và đọc tiếng Pháp vì trong thời Pháp thuộc vùng này thuộc quyền cai trị của người Pháp chứ không phải dưới sự cai trị của vua quan nhà Nguyễn.

  2. Thành viên dưới đây cảm ơn Hansy vì bài viết hữu ích này


  3. #12
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts
    10
    Bài văn tả Mẹ

    HỒ DUYÊN


    Giờ tập làm văn, tôi luôn được cô giáo khen bài viết của mình và thường lên đứng giữa lớp để đọc bài tập làm văn của mình cho cả lớp nghe. Bài viết của tôi bao giờ cũng đạt điểm 7, 8 - điểm cao nhất dành cho môn tập làm văn. Tôi luôn hãnh diện vì điều đó và dường như chưa một bạn nào trong lớp phá được “kỷ lục” của tôi.

    Như mọi khi, tôi lại được cô giáo gọi lên đọc bài văn “Em hãy tả về người mẹ của mình”. Tôi ngước cao mặt, đĩnh đạc bước lên giữa lớp trong sự nể phục của các bạn và cất cao giọng đọc: “Mẹ em là người tuyệt vời nhất. Mẹ đẹp như cô tiên trong truỵên cổ tích. Mái tóc mẹ dài óng ả buông xõa ngang lưng. Mẹ gội đầu bằng trái bồ kết nên tóc mẹ vừa mượt vừa suôn. Mẹ bảo ”Lớn lên con gái đừng gội đầu bằng dầu gội mà nấu trái bồ kết gội cho tóc đẹp như của mẹ”. Mẹ có khuôn mặt đẹp như trăng rằm. Mỗi khi mẹ cười hai hàm răng mẹ trắng ngần trông đẹp lắm! Mẹ vừa dịu dàng lại vừa đảm đang. Đi làm về, mẹ vừa vào bếp nấu cơm cho cả gia đình, tối mẹ lại dạy em học bài, dọn dẹp nhà cửa rồi mới đi ngủ. Những đêm đông trời trở rét, nửa đêm mẹ lại thức giấc đắp lại tấm chăn cho em... Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em...”.

    Đó là những lời văn mà tôi đã được chị gái dạy để tả về người mẹ của mình. Những bài văn của tôi luôn được điểm cao vì trước khi viết tôi luôn “tham khảo” ý kiến của chị rồi tưởng tượng thêm để diễn đạt cho hay. Có lẽ với trí tưởng tượng phong phú nên tôi sớm nổi tiếng là học sinh giỏi văn của trường.

    Đọc xong bài văn tả mẹ của mình, tôi sướng lâng lâng trong người và đi về chỗ trong tiếng vỗ tay của các bạn. Đợi giây lát, cô tôi bảo: “Bài văn tả mẹ của bạn Duyên rất hay. Câu cú gãy gọn, diễn đạt trôi chảy. Các em nên học cách diễn đạt của bạn để viết văn cho hay và phải đọc thêm nhiều sách. Hôm nay, cô muốn các em nghe thêm một bài văn nữa. Cô mời bạn Hùng".

    Tôi thoáng ngạc nhiên vì Hùng mồ côi mẹ từ năm 6 tuổi, nhà Hùng rất nghèo và Hùng chỉ học giỏi môn toán. Tôi thầm cười khi nghĩ “Chắc Hùng viết nhăng viết cuội nên bị cô phê bình đây”. Hùng cúi đầu cầm tập bước lên bảng và đọc: “ Em không còn mẹ. Mẹ mất đã lâu lắm rồi nên em không nhớ rõ khuôn mặt của mẹ. Mỗi lần nhớ mẹ, em chỉ nhìn lên tấm ảnh trên bàn thờ mẹ, nhớ mẹ, thương mẹ rồi chỉ biết khóc mà thôi! Mẹ mất khi em bé của em mới một tuổi. Lúc đó ba cực lắm vì phải vừa đi làm vừa nuôi em và em gái. Em gái cứ bệnh rồi khóc hoài. Sáng, ba dậy thật sớm để nấu cháo để lấy nước pha sữa cho em. Mùa mưa, nhà dột ướt không đủ chỗ ngủ, ba ru em và em gái ngủ xong rồi nằm xuống sàn nhà. Sáng thức dậy em đã thấy ba nấu sẵn nồi cháo và kèm theo tờ giấy dặn:”Con nhớ ăn sáng rồi mới đi học”.

    Ba em là công nhân vệ sinh nên sáng phải dậy thật sớm làm sạch đường phố trước khi mọi người thức giấc. Em chuẩn bị đi học ba mới trở về lo cho em gái. Buổi chiều, em đi học về trông em cho ba đi làm tiếp. Ba em cực lắm nhưng lúc nào ba cũng dịu dàng như mẹ. Em ước ao mẹ mình còn sống để đỡ đần công việc cho ba. Em thèm được như các bạn có mẹ, được mẹ ôm vào lòng, được mẹ khâu áo khi bị rách, được nghe mẹ hát ru em bé ngủ như cô Tư ở sát nhà. Mỗi lần nghe cô Tư hát ru con, em lại nhớ mẹ và nước mắt trào ra. Ba bảo: “Mẹ bây giờ đã thành cô tiên ở tận trên trời cao, mẹ cũng nhớ và thương con lắm nên con phải học thật giỏi mẹ mới vui”. Em cũng thầm hứa với ba, sẽ học giỏi, học giỏi rồi mẹ sẽ sống lại với cha con mình, phải không ba?

    Em càng lớn mái tóc ba càng bạc nhiều hơn. Nhìn ba tảo tần lo cho em và em gái ăn học, em thương ba lắm chỉ mong mình nhanh lớn để đi làm giúp ba, nuôi em gái. Em không còn mẹ nhưng ba chính là người mẹ vĩ đại trong cuộc đời em. Em yêu ba vô cùng...”.

    Những dòng cuối cùng, Hùng đã đọc trong nước mắt, cả lớp đều khóc, cả cô giáo cũng khóc và không biết tự lúc nào, nước mắt của tôi cũng lăn dài trên khuôn mặt của mình...

    Chiều nay, con gái tôi về nói với mẹ: “Mẹ dạy con bài văn tả về mẹ nha mẹ”. Tôi ôm con gái vào lòng và kể lại câu chuyện bài tập làm văn tả mẹ của Hùng cách đây hơn 20 năm...

    Hồ Duyên

  4. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn Hansy vì bài viết hữu ích này


  5. #13
    Avatar của TRẦN THỊ THANH LIÊM
    Điều Hành Viên Chính - Tr.Ban Đại Diện KVMB
    Hiện Đang :    TRẦN THỊ THANH LIÊM đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011
    Đến từ : Đại học Đại Nam Hà Nội

    Tuổi: 73
    Bài gửi : 3.829
    Thanks
    63.211
    Thanked 39.164 Times in 3.821 Posts
    Blog Entries
    6

    Cảm ơn đệ về
    Bài văn tả Mẹ
    của HỒ DUYÊN
    mà đệ H S giới thiệu rất ý nghĩa và rất cảm động đệ ạ!
    Trân trọng!

    TTTL


  6. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn TRẦN THỊ THANH LIÊM vì bài viết hữu ích này


  7. #14
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts
    Quote Nguyên văn bởi TRẦN THỊ THANH LIÊM Xem bài viết

    Cảm ơn đệ về
    Bài văn tả Mẹ
    của HỒ DUYÊN
    mà đệ H S giới thiệu rất ý nghĩa và rất cảm động đệ ạ!
    Trân trọng!

    TTTL

    Chào Tỷ
    Cám ơn Tỷ đã đồng cảm và chia sẻ.
    HANSY

  8. #15
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts
    11
    Chuyến tàu hoang đường

    Lê Minh Nhựt


    - Sóng như vầy là còn ít, năm ngoái cũng vào mùa này đi không được đành nằm bến. Đói nhăn răng!

    Khách ngồi trong tàu im lặng. Qua lớp kính màu, muôn vàn lớp sóng thi nhau nhảy múa. Nhìn ra phía trước có cảm giác một đội quân sóng trùng điệp đang hùng hổ kéo đến, rõ ràng là chúng đang “đói” lắm. Bình thản cầm vôlăng, anh chàng tài công khẽ lách trái lách phải, hết giảm rồi lại tăng ga nhảy sóng nhẹ nhàng. Thoáng chốc tàu đã qua khỏi vàm, nét mặt mọi người giãn ra, nghe đâu đó có tiếng thở nhẹ nhõm.

    Cô gái ngồi bên cạnh tôi khẽ kéo cổ áo ấm lên phủ kín sau gáy. “Mấy giờ rồi anh?”. “Gần sáu giờ rưỡi”. Vừa nhìn đồng hồ trả lời tôi vừa đưa mắt lén nhìn cô gái đồng hành với mình từ lúc rời bến đến giờ. Vóc người nhỏ nhắn, lọt thỏm trong chiếc ghế lót nệm, hình như từ khi xuống tàu đến giờ cô chưa hề thay đổi tư thế ngồi. “Như vầy tới dưới chắc là tối mất” - cô gái lẩm nhẩm như vừa đủ để tôi nghe.

    Đúng lúc qua đoạn cua gắt, chiếc tàu nghiêng hẳn một bên. Cô gái bất ngờ tựa hẳn vào vai tôi. “Xin lỗi” - mặt cô thoáng ửng hồng vì sự va chạm tình cờ. “Không hề chi” - tôi mỉm cười như thể bảo cô hãy tựa thêm chút nữa cũng chẳng sao, giá như tàu cứ nghiêng mãi như thế này thì hay biết mấy.

    Không hiểu sao khi cô gái tựa vào, tôi bỗng có một cảm giác lành lạnh truyền qua mình, chắc là cửa trước tàu đóng không kín nên gió lùa vào. Tôi bỗng hối hận khi không nghe lời khuyên của cô bạn là nên đem theo áo khoác khi đi tàu cao tốc vào mùa mưa. Tàu đi vào kênh, khoảng cách hai bên bờ đủ rộng cho chiếc cao tốc phăng phăng lướt nước. Tuy vậy, sóng ở hai bên thân tàu vẫn bắn lên bờ rào rào.

    Có lẽ sắp mưa nên trời đột nhiên sẫm lại hẳn, thêm lớp kính của tàu nên nhìn ra ngoài chỉ thấy một màu xám xịt của hai hàng đước cặp mé bờ giống như một hàng người chen chúc nhau đứng dạng chân kiên trì nhìn soi mói theo vật thể đang trốn chạy là chiếc tàu cao tốc. Phía trước loang loáng nước, chỗ đậm chỗ nhợt nhạt vừa đủ để anh tài công không bật đèn pha lên. Tôi trộm nghĩ: giá có bịt mắt anh ta lại thì chắc anh ta vẫn lái tàu đúng giữa lòng kênh bởi đoạn sông này anh ta còn thuộc hơn lòng bàn tay mình, vì thế đèn đuốc chi cho mất công. Hoặc giả anh chàng này là người ưa mạo hiểm chăng?

    Trong tàu tối hẳn. Không có một bóng đèn nào được bật lên nhưng chẳng ai kêu ca phàn nàn, chắc là để dễ ngủ (?). Lác đác trong khoang chừng năm bảy người, trừ tôi và cô gái bên cạnh thì tất cả đều ngồi một mình; đủ tất cả các kiểu ngồi: tựa vào kính tàu, gục đầu ra trước, ngửa sau ghế... Có tiếng ngáy của một ông khách xấu tính ở đằng sau tôi cứ rồm rột cất đều. Đột nhiên hai mắt tôi ríu lại, cảm giác thèm ngủ khó tả ập đến không cưỡng lại được. “Anh cứ tự nhiên tựa vào em mà ngủ”.

    Chẳng hiểu tại sao cô gái lại biết tôi buồn ngủ? Nực cười, người buồn ngủ nào mà khéo che đậy được khi đôi mi cứ dần dần sụp xuống và nặng trĩu như có ai cột dây mà kéo. Cầu trời cho mình đừng ngoác miệng ra ngáy như cái ông ở đằng sau... Tôi chỉ đủ thần trí nghĩ đến thế, cơn buồn ngủ ập đến quá nhanh. Nhưng không hiểu sao tôi vẫn nghe tiếng cô gái cứ vang lên đều đều và bàn tay lạnh tanh của cô ta khoác chiếc áo ấm lên người tôi rõ ràng. Một mùi nước biển rin rít xộc vào mũi...

    - Ngủ đi anh, gần đến nơi rồi. Đang bão ở miền Trung đấy anh ạ. Lạ thật? Anh có nghe không? Biển ở đây cũng đang chuyển mình. Tiếng răng rắc của rừng. Tiếng ùng ục của nước. Tiếng gió xé mình qua miệng đáy. Chắc giờ này tàu đã vào bến cả rồi. Sóng ngoài khơi lớn, mấy ai can đảm ở lại để thưởng thức màn opera của biển cả. Anh biết không, em sợ sóng lắm, nhất là vào những lúc như thế này đây. À, anh tựa vào em chút nữa cho đỡ lạnh. Vâng, cứ như thế. Đừng nói gì cả, hãy để em thì thầm một mình.

    Tôi muốn cởi trả chiếc áo mà cô gái vừa khoác cho mình nhưng thật quái quỉ, chân tay tôi không hề động đậy. Nó như chiếc chân vịt tàu bị cuốn chặt vào đống lưới đánh cá bùi nhùi xoắn lại nhiều vòng.

    Giọng cô gái cứ rờn rợn:
    - Hòn Khoai kìa! Ở đường chân trời ấy nhưng thời tiết xấu thế này đương nhiên không nhìn thấy được. Mưa rồi đó. Giống như có một người đang chơi dương cầm trên nóc tàu, nước mưa lăn dài xuống theo kính tàu. À không, chính là nước mắt của người ấy - một pianist đa cảm! Thời tiết tốt như mọi ngày, biển đẹp lắm. Em thích ngắm biển, thích ngồi trên mui tàu để đi ra biển. Sợ sóng thì sợ nhưng vẫn thích, say sóng rồi cũng quen.

    Mẹ em nói: con gái mà thích đi đây đi đó là không hay, bay nhảy chỉ dành cho cánh đàn ông thôi. Nhưng em nghĩ khác: có gì là không tốt, du lịch đâu chỉ dành riêng cho cánh đàn ông! Nhất là được tắm dưới ánh nắng vừa đủ ấm trên biển rồi bập bềnh nhấp nhô theo từng lượn sóng, có cả phập phồng lo sợ nữa. Nhưng đi biển một mình thì buồn lắm, anh có muốn đi cùng em không, ngay lúc này đây...

    Nói rồi vẫn bàn tay lạnh tanh ấy nắm lấy tay tôi và kéo cửa kính. Không còn sức lực để cưỡng lại, tôi ậm ừ và thấy mình bị nhấc bổng lên trôi tuột qua cửa. Đúng lúc ấy chợt tôi bị va mạnh vào thành tàu một cái đau điếng, nhờ cú va mạnh ấy mà tôi tỉnh hẳn. Anh chàng tài công bẻ mạnh vôlăng về bên trái. “Bộ đui hay sao mà không tránh cao tốc?”- đẩy cửa kính, anh ta nhoài đầu ra ngoài thét theo chiếc vỏ lãi bằng composite vừa lướt qua, vẳng lại là tiếng chửi thề đáp trả của người trên vỏ.

    “Mấy thằng không có bằng lái chạy ẩu vậy đó bà con!”. Đóng cửa lại, anh ta như phân trần rằng mình không hề có lỗi trong chuyện này, rồi đèn bật sáng. Khách trong tàu đều choàng dậy. Người đàn ông sau lưng tôi ngáp một cái rõ to. Ghế bên cạnh tôi trống trơn, cửa kính vẫn mở. Cô gái đã biến đi đâu mất. Người phụ lái uể oải đứng dậy đi thu tiền - công việc đáng lẽ đã làm sớm hơn nhưng chắc anh ta lười vì thưa khách nên lúc này mới làm.

    “Cô gái bên cạnh tôi lên bờ hồi nào?”. “Cô gái nào?” - người phụ lái ngạc nhiên hỏi lại tôi. “Chẳng có cô gái nào ư?”. “Vâng, thưa ông!” - anh ta nhún vai trả lời, một kiểu trả lời quá ư lịch sự chỉ có trong phim ảnh. “Thế thì lạ thật, rõ ràng là mới đây...” - tôi lẩm bẩm. Một chị đứng tuổi ngoái lại nhìn tôi bụm miệng cười bảo: “Chú em chắc ban ngày làm việc chung với rất nhiều cô gái nhưng có lẽ mần ăn chẳng được chút gì nên đi tàu cũng mơ?”.

    Rồi chị ta lắc đầu ra vẻ ngán ngẩm: “Chạy như rùa bao giờ mới đến nơi hả bác tài?”. “Trời đất! Cao tốc mà còn bị chê là chậm như rùa. Chắc phải nói với mấy ông nhà nước đem máy bay đi rước bà quá” - ông khách đằng sau lưng tôi nãy giờ mới lên tiếng, tiếp theo đó là màn đấu khẩu loạn xạ diễn ra trên tàu.

    Sực nhớ chiếc áo ấm mà cô gái đã khoác cho, tôi vội sờ lên người: cũng chẳng có cái áo nào ở đây cả! Duy chỉ có một sợi tóc dài vắt trên cổ áo đang phất phơ chạm vào má tôi nhồn nhột. Đương nhiên nó không phải là tóc của tôi. Đích thị là tóc của cô gái ban nãy rồi, nhưng cô ta đâu? Cả tàu đều khẳng định không hề có cô gái nào ngồi cạnh tôi, nhưng còn sợi tóc lấy gì để giải thích? “Thôi kệ, tóc của ai cũng được”- nghĩ thế, tôi bèn nhặt lấy sợi tóc và cho vào ví như một thú sưu tập kỳ cục.

    “Tới bến rồi bà con ơi!”. Giọng anh chàng tài công vực tôi ra khỏi mớ bòng bong đang rịt chặt trong đầu. Rút điếu thuốc lá châm lửa rồi rít một hơi dài, anh ta ngửa đầu ra sau ghế như thỏa mãn khi cặp bến an toàn vào đúng thời tiết như thế này đây. Quay sang tôi, anh ta bỗng nghiêm mặt hỏi: “Hồi nãy anh thấy có một cô gái ngồi bên cạnh thật à?”.
    Tôi gật đầu không dứt khoát vì sợ bị cười là nằm mơ nói chuyện nhảm nhí. “Trước đây, khúc sông này cũng có vài thây ma chết trôi từ biển vướng vào hàng đáy. Nghe đâu trong số đó có một cô gái còn rất trẻ!”. Nói xong, anh ta nhếch mép cười một cách bí hiểm. Tôi thoáng rùng mình, có cảm giác bàn tay lạnh tanh của cô ta bắt đầu vuốt dọc sống lưng tôi và mùi nước biển rin rít lại xộc vào mũi.

    Mấy ngày sau tôi cứ nghĩ mãi về cô gái kỳ quặc hôm ấy, chợt nhớ đến sợi tóc mà mình đã nhặt được tôi bèn mở ví ra tìm. Quái lạ, chẳng thấy tóc tai nào hết mà chỉ là một sợi rong biển còn mới nguyên nằm trong đó.

    Lê Minh Nhựt

  9. #16
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts
    12
    Chuyện xảy ra ở quán Kraoke

    Nguyễn Thế Duyên


    Sau một buổi nhậu nhẹt lu bù , đã hơi muộn, chúng tôi kéo nhau vào một quán karaoke. Hưng-, một đại gia, chủ chi của cả nhóm, vẫy tay quản lí nhà hàng lại hất hàm hỏi
    -Dạo này tiếp viên ở đây thế nào chú mày?

    -Dạ , ngon hết ý. Các anh để em cho gọi các em ấy vào phục vụ các anh

    Nói xong hắn vội chạy ra ngoài khép cửa lại. Chỉ một thoáng, năm sáu cô gái kéo vào. Cả bọn bắt đầu nhao nhao. Thằng Hưng ngăn lại.

    -Khoan đã chúng mày.-Nó quay lại nhìn tôi rồi bảo cả bọn- Để thằng Duyên chọn trước.Duyên, mày thích em nào thì chọn đi. Mà sao mày lại ngồi chúi vào góc ấy? Ra đây! –vừa nói nó vừa lôi tôi ra ngồi chính giữa bộ Salon, ấn tôi ngồi xuống bên cạnh và nói tiếp- Tao là tao nể mày nhất đấy.

    Tôi cười gượng gạo.Quả thật, tôi không quen với những cuộc tụ tập kiểu này. Chúng tôi ,tất đều học chung một lớp trong trường đại học. Sau hai mươi năm, mỗi đứa một phương, bây giờ gặp lại. Tôi là đứa kém nhất trong cả bọn

    -Nể cái con khỉ! Tao có cái chó gì mà nể. Chúng mày cứ chọn đi. Tao thì cô nào cũng được

    -Không được! – thằng Hưng xua tay- Chỉ riêng câu cô nào cũng được của mày đã đủ làm tao nể mày rồi. Mày chọn đi

    Đúng là mạnh vì gạo, bạo vì tiền. Nó là thằng chủ chi nên cấm thằng nào dám cãi.Cực chẳng đã tôi đành kéo bừa một cô gái đứng gần tôi nhất ngồi xuống bên cạnh.

    Cô gái mà tôi chọn có vẻ là cô gái lớn tuổi nhất trong đám tiếp viên và chắc chắn cô ta là người sành sỏi nhất. Cô ta liếc nhanh bộ quần áo tôi đang mặc và hình như đang cố nén một tiếng thở dài. Tôi biết nhưng lờ đi. Ngồi ngay phía bên phải tôi là Hạnh, nhà thơ như mọi người vẫn gọi. Nó hay làm thơ và thuộc loại người ăn thơ, ỉa thơ, đái cũng thơ. Lúc nào, gặp ai cũng ông ổng đọc thơ của mình. Trong cả bọn nó là thằng ngại tôi nhất vì nó biết tôi cũng hay làm thơ và nó cũng lờ mờ biết tôi có một vài bài thơ đăng báo. Chúng nó chỉ đoán già đoán non vậy thôi chứ chưa có một đứa nào được tôi cho đọc thơ của mình . Tôi vốn là người kín đáo và rất kém tự tin Thằng Hạnh nhìn tôi , ngần ngừ một thoáng rồi nói

    -Mày hãy để tao sống với bản ngã của mình

    Hai con người trong nó –Bản ngã và sĩ diện- Chắc đang đánh nhau kịch liệt và cuối cùng con người sĩ diện trong nó đã bị Knocout. Tôi cười
    -Tự nhiên đi. Lòng vả cũng như lòng sung mà.

    Chỉ đợi có thế, nó chồm lên người cô bé như một con thú dữ. Miệng ông ổng gào lên , “Hò dô ta nào kéo pháo ta vượt qua đùi” Cô bé co dúm người lại. Tôi không dám nhìn những hành động tiếp theo của nó bèn quay sang cô gái ngồi cạnh mình

    -Em ăn cam đi, em tên là gì nhỉ?

    Chắc điều tôi hỏi quá ngây ngô nên cô gái không trả lời mà hỏi lại tôi
    -Hình như chưa bao giờ anh vào những chỗ này thì phải?

    -Đúng đấy,-Tôi gật đầu công nhận- Đây là lần đầu tiên

    Cô gái vừa nói đến đấy thì có tiếng kêu khe khẽ bên cạnh. Tôi liếc nhìn sang. Thằng Hạnh đang luồn tay dưới váy cô bé. Cô gái đang cố gắng đẩy tay của nó ra. Thấy tôi hơi cắn môi, cô gái của tôi nắm lấy tay tôi lắc nhẹ
    -Kệ họ mà anh! Vào đây ai chả thế

    -Hình như cô bé ấy vừa vào nghề phải không?

    -Vâng, nó mới vào làm ở đây được bốn hôm. Số con bé khổ quá. Mẹ nó đang nằm ở bệnh viện Bạch Mai. Ngày vào bệnh viện trông mẹ, tối lại làm ở đây

    Điều cô tiếp viên của tôi nói làm tôi chú ý đến cô bé. Tôi quay hẳn người lại,nhìn thẳng vào thằng Hạnh làm cho nó phải rụt tay lại.Tôi bảo nó
    -Này Hạnh! Đổi cho tao cô bé ấy đi

    Thằng Hạnh ngần ngừ định phản đối thì thằng Hưng can thiệp
    -Hạnh, thằng Duyên thích thì mày đổi cho nó đi. Mai tao đền cho mày một chầu khác

    Thế là mọi việc đều êm thấm. Cô bé chuyển sang ngồi cạnh tôi. Tôi chú ý quan sát cô gái. Một cô gái còn rất trẻ,xinh gái.Mặt cô gái còn trắng bệch vì sợ hãi. Cô ta ngồi xuống cạnh tôi , người hơi dúm lại đề phòng.Tôi trấn an cô bé

    -Em cứ ngồi thoải mái đi . Anh chẳng làm gì em đâu.Chúng ta chỉ ngồi nói chuyện thôi. Được chứ?

    Cô bé lí nhí vâng một tiếng và nhìn tôi bằng con mắt ngạc nhiên xen lẫn với một chút nghi ngờ.Tôi cố nén một tiếng thở dài.Con người thơ trong tôi trỗi dậy.Nếu không phải là gặp cô bé ở đây, chỗ Karaoke nhớp nhúa này thì chắc là tôi đã có một bài thơ tình tuyệt hay để dành tặng cho đời.Tôi bóc một trái quýt đưa cho cô bé rồi nhẹ nhàng hỏi

    -Em tên gì?
    -Dạ , em tên là Thủy-Cô bé lí nhí trả lời

    -Anh nghe bạn em nói bà cụ nhà em đang nằm viện. Bây giờ đã muộn rồi sao em không về đi?
    -Về làm sao được.Bao giờ các anh chơi xong, chúng em nhận được tiền bo thì mới về được

    -Thế bây giờ anh cho em tiền bo luôn thì sao?
    -Cũng không được anh ạ

    Tôi vẫy tay quản lí lại gần hất hàm về phía cô gái hỏi nhỏ
    -Này, bây giờ tớ muốn dẫn cô gái này đi được chứ?

    Tay quản lí hơi ngần ngừ. Tôi nhìn sang thằng Hưng cầu cứu. Nó vốn là đứa sành sỏi trong những chuyện này. Thằng Hưng can thiệp ngay. Nó bảo tay quản lí
    -Gọi chủ quán ra đây. Vớ vẩn !Bảo với bà chủ của chú mày là bạn của anh Hưng muốn đưa một cô đi xem bà chủ của chú mày nói gì nào

    Tay quản lí vội vàng nói
    -Không !Không ! Em có dám nói gì đâu.- Hắn quay sang tôi –Anh cứ đưa em ấy đi cũng được ạ. Anh ra cửa rẽ tay phải đi độ hai trăm mét là có nhà nghỉ đấy

    Tôi kéo cô bé đứng dậy nhưng cô bé chống lại. Biết cô bé hiểu nhầm mình . tôi vội vàng nói nhỏ
    -Đi đi! Anh chỉ đánh tháo em ra khỏi chỗ này để em có thể về chăm sóc bà già thôi mà

    Chúng tôi đứng dậy đi ra ngoài. Thằng Hưng chạy theo dúi vào túi tôi một nắm tiền. Tôi im lặng
    Đã khá muộn, đường phố vắng vẻ. Tôi lấy xe rồi đưa cô bé về bệnh viện Bạch Mai. Lúc cô bé xuống xe, tôi móc túi lấy nắm tiền mà thằng bạn vừa đút vào đưa cho cô gái
    -Tiền bo của em đây

    Cô gái nhận tiền, lí nhí cám ơn rồi chạy vội về phía cổng bệnh viện. Tôi đứng lặng nhìn theo cô gái , trong lòng dấy lên một nỗi thương sót khó tả. Bỗng cô gái đột ngột dừng lại. Một thoáng phân vân rồi quay lại chạy về phía tôi. Khi còn cách tôi năm sáu bước chân thì cô gái không chạy nữa mà đi từng bước một rất chậm như thể vừa đi vừa nghĩ một điều gì. Cô đến sát bên tôi, cúi mặt nói rất nhỏ, giọng nghèn nghẹn

    -Anh hãy ôm em một lúc đi
    Tôi bàng hoàng không tin vào đôi tai của mình. Tôi định hỏi lại thì cô bé nhắc lại
    - Anh ôm em một lúc đi, từ tối đến giờ anh có được hưởng một chút gì đâu

    Ôi! Cô bé của tôi . Trong con mắt em tôi khốn nạn đến thế sao? Cổ họng tôi nghẹn đắng. cô gái đột ngột ôm choàng lấy tôi. Cả người em rung lên. Em khóc. Và nói với tôi qua dòng nước mắt

    -Anh! Từ trước đến nay em chưa hôn ai. Kể cả khi em đi làm nghề này, em cũng không để cho ai hôn mình. Anh hãy hôn em đi! Em xin anh

    Tôi ôm lấy em, đặt lên môi em một nụ hôn cay đắng đầy nước mắt.

    Nguyễn Thế Duyên

  10. #17
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts
    13
    CÓ HẬU

    Phan Trang Hy

    Tôi kể chuyện này có thật ít nhất cũng được 51%. Có thể bạn hỏi sao không là 100% mà lại là 51. Thôi thì, tôi cũng xin thú thật chỉ có 51% là thật, còn 49% là giả. Giả chứ không phải dối! Giả chứ không phải gian! Và bạn có thể cho tôi chỉ biết hư cấu, hư cấu theo cái cách của bọn làm văn nghệ. Cũng được, nếu bạn nghĩ như thế.

    Chuyện là thế này.
    Mà tôi bắt đầu kể như thế nào đây khi tôi chứng kiến tại xóm tôi có hai người. Cứ gọi tên cả hai là ông Thật và ông Giả. Tôi xin chú ngoặc xin lỗi những ai có tên trùng với hai ông ấy. Thật lòng tôi chẳng biết đặt tên khác được.

    Vì là hàng xóm láng giềng, nên tôi chơi thân cả hai người. Biết hai người không ưa gì nhau, nên tôi cũng tùy thời cơ tạo mối quan hệ gắn bó. Thế nhưng, tội cho thân tôi, tội cho những việc làm, những nghĩ suy của tôi hòng làm cho ông Thật và ông Giả thân thiện nhau. Nhiều lần, tôi chơi oách, làm tiệc mời, nhất là tất niên mời cả hai đến dự. Cả hai chẳng thèm đến. Chỉ có bà con láng giềng. Hoặc năm khi mười họa, lão Thật đến thì lão Giả xin khất hẹn, khi lão Giả có mặt thì lão Thật vắng bóng. Dù cả hai không thèm gặp mặt nhau, nhưng bà con trong xóm thấy tính tôi hiền, lại thật thà, có chi nói nấy, nên bà con tin tưởng, giao cho tôi nhiệm vụ hòa giải, tạo sự liên kết mối tình hàng xóm láng giềng cho hai lão. Tôi mặc lời cảnh báo của vợ tôi: “Ông mà rớ vô chuyện của hai ông ấy thì phiền lắm đấy!”...

    Không thể một lúc gặp được cả hai người, tôi chỉ còn cách tìm từng người để trò chuyện. Thôi thì đủ chuyện, đủ lời qua tiếng lại giữa tôi và họ. Thường là những sáng chủ nhật, tôi hẹn gặp họ uống cà phê. Một hôm, tôi gọi điện mời họ. Cả hai đều hứa sẽ đến quán. Tôi đến trước ngồi đợi. Lão Thật đến trước. Lão Giả đến sau. Chẳng thèm chào tôi, lão Giả quay lưng một mạch ra khỏi quán. Tôi chỉ còn biết cười trừ. Cả buổi sáng hôm ấy, lão Thật tâm sự hết với tôi những điều chất chứa trong lòng. Và có khi có chút gì vui vui, tôi gọi mời hai lão. Lão Giả đến trước. Thế là tôi và lão cụng li, nói chuyện rề rà suốt buổi. Còn lão Thật, có thể lão đến, nhưng không thèm ngồi với tôi vì bên tôi đã có lão Giả.

    Như cái nhà kho sau vườn của những ông chủ giàu có, tôi đang tích trữ những tâm sự, những nỗi lòng của hai lão. Tôi nghe đủ cả niềm vui, nỗi buồn, sự lo lắng, thương yêu, gắt gỏng của cả hai. Tôi đựng chứa đầy ắp những tiếng cười, những giọt nước mắt của cả hai. Tôi xếp chồng trong tôi một mớ hỗn độn, xen kẻ giữa những ý nghĩ, hành động, lời nói, giữa những quá khứ, hiện tại và tương lai của hai lão.

    Có lúc tôi mệt nhoài vì lời qua tiếng lại của hai lão mà chỉ có một mình tôi nghe, nhận lấy. Tôi thường nói đi nói lại cái điệp khúc với hai lão khi chia tay (chỉ một trong hai lão thôi): “Thôi mà! Cũng là bà con hàng xóm láng giềng, thương nhau chín bỏ làm mười . Có thế bà con hàng xóm mới vui!”. Chắc các bạn cũng đoán được lời của cả hai lão!...
    Tôi có lúc chán vì chuyện bao đồng. Ngẫm đi ngẫm lại lời vợ tôi cũng có chỗ đúng. Nhưng rồi tôi nghĩ, mình ở giữa hai người, như là số mệnh đi. Đã là hàng xóm, tôi không thể chọn một trong hai để chơi. Phải chọn cả hai mới hợp lẽ. Vì lẽ nhà tôi nằm lọt giữa hai nhà của họ. Bên trái nhà tôi là nhà lão Thật, bốn tầng. Bên phải nhà tôi là nhà lão Giả cũng bốn tầng. Còn nhà tôi là nhà cấp bốn. Lọt phỏm giữa hai nhà, tôi chỉ còn biết cam phận làm người hòa giải chứ biết làm gì bây giờ. Không ai gần hai lão bằng tôi, xét về phạm vi không gian lẫn thời gian. Tôi cười vu vơ cho ý nghĩ không đâu vào đâu của mình.

    Đang lúc suy nghĩ mông lung, tôi nhận được tin nhắn. Tôi mở di động ra xem. Không phải một tin, mà là hai tin. Tin thứ nhất: Mời thầy uống cà phê ở quán Hương Sen. Đó là tin của lão Giả. Còn tin thứ hai là của lão Thật cũng nội dung như lão Giả nhắn. Tôi không muốn làm mất lòng của hai lão. Tôi chẳng biết nên trả lời như thế nào đây. Nếu không trả lời, thì sợ cả hai trách. Tôi đang phân vân thì có tiếng vợ tôi: “Anh chuẩn bị xong chưa? Sáng nay anh chở em may áo quần mà”. Tôi sực nhớ lại lời hứa với vợ. Tôi bèn điện lại báo cho cả hai biết là tôi không thể đến uống cà phê được vì lí do rất ư là chính đáng. Thật may cho tôi. Tôi thầm cảm ơn vợ tôi đã cứu tôi bàn thua với hai lão hàng xóm.

    Tôi chở vợ đi vòng vòng khắp phố, thư giãn sau khi cô ta tốn khoảng 1 tiếng 55 phút cho việc chọn vải và đo ở tiệm may Làm Đẹp. Gọi là thư giãn cho nó có vẻ nhàn nhã, chứ thật ra tôi chở vợ ghé chợ, tiện thể cô ta mua ít thức ăn cho bữa trưa. Mất thêm cả tiếng nữa ở chợ. Cả buổi sáng hôm ấy, tôi thoát cảnh khó xử với lão Thật và lão Giả, nhưng lại mang cái vòng nặng nợ vợ nhà. Tôi tự an ủi chính mình là có lúc phải như thế mới hợp với những bức tranh thư pháp ghi một loạt chữ “nhẫn” được bày bán, được tô vẽ bởi gương mặt của những người treo nó. Khi chở vợ về, tôi cố nở bung xòe nụ tươi, nhưng tôi cảm thấy từng cánh mày, cánh mép của tôi đang cụp xuống. Tôi vẫn cố làm như chẳng có gì. Vợ tôi thấy tôi có vẻ lạ, bèn hỏi: “Hôm nay, anh làm sao thế?”. Tôi ấp úng: “Chẳng có chi…, chẳng có chi...”. May mà còn 15 phút nữa là đúng 12 giờ, nên vợ tôi hối: “Chở em về nhanh đi anh!”. Lần đầu tiên, kể từ khi hai đứa lấy nhau đến giờ, cô ấy mới hối tôi như thế.

    Tôi muốn kể về vợ tôi, về chuyện của hai đứa tôi cho các bạn nghe. Kể nhằm để quên lão Thật và lão Giả. Nhưng như ở phần đầu, tôi ở giữa hai lão. Muốn tránh hai lão cũng chẳng được. Vả lại, tôi là thầy giáo, đang mưu sinh bằng nghề dạy. Tôi nói mưu sinh là vì ngoài đồng lương nhận từ tiền thuế của dân, tôi phải dạy kèm thêm những đứa trẻ hàng xóm, trong đó có con của lão Thật và lão Giả.

    Các bạn biết không? Rất là lạ. Con của hai lão lại thân thiết với nhau. Rất là thân là khác. Ngược hai lão 180 độ. Tôi lấy làm mừng vì các con của hai lão có tình thân như vậy. Bọn chúng là học trò của tôi kia mà. Thực ra, tôi dạy ở trường Cao Thắng, trong khi chúng học tại Phan Bội Châu. Tôi chỉ dạy kèm chúng từ lớp 6 đến lớp 9, lại kèm bộ môn văn, cái môn tưởng dễ, nhưng khó gặm, nên cũng có tình cảm thầy trò với bọn chúng.

    Lão Thật có hai đứa con: trai đầu, gái út. Lão Giả cũng vậy. Hai đứa con trai của hai lão đều sinh giống cả ngày, tháng, năm sinh. Hai đứa con gái của hai lão kém anh 4 năm 2 tháng 12 ngày 6 giờ 15 phút.

    Còn tên của các con lão lại hiệp nghĩa với từng lão như bất cứ người làm cha làm mẹ nào cũng muốn tên con mình có ý nghĩa gắn kết với mình. Thằng Nam, con Nữ là con của lão Thật; thằng Trai, con Gái là con của lão Giả. Cứ cho là cũng thuận tai: Thật – Nam - Nữ; Giả - Trai – Gái.

    Nhân ngày 20 – 11, ngày lễ dành cho những người dạy học như tôi, một chút buồn, một chút vui, một chút bâng khuâng cho nghề nghiệp. Tôi đang ngồi đọc những bài thơ trong tập san của Sở giáo dục viết về nghề giáo, thì có tiếng gọi:
    - Thầy ơi! Chúng em đến thăm thầy đây.

    Ra mở cổng, thì ra là Nam và Trai, con của lão Thật và lão Giả đến thăm tôi. Hai đứa ra bộ thân ghê lắm. Mới đó mà chúng đã 28 tuổi rồi. Cùng chung lớp, chung trường, chung cả thầy dạy, kể cả tôi, giờ chúng lại cùng nghề. Công việc của bọn chúng cũng khá – khá theo cái kiểu kiếm khá tiền ấy mà.

    Qua chuyện trò, tôi biết thêm về hai gia đình của lão Thật và lão Giả. Biết qua lời kể của Nam và Trai. Thật là kì cho hai lão. Thằng Nam nháy mắt với Trai, rồi nói:
    - Thưa thầy! Ba em lạ lắm. Thấy bác Giả có thứ gì là ba em phải sắm thứ ấy cho kì được. Tết vừa rồi, bác Giả sắm được chậu mai cảnh, thì ba em cũng tìm cách có chậu mai như bác Giả.

    Tôi nghe Nam nói thế, bèn nhớ lại. Đúng rồi! Tết vừa rồi đi thăm hàng xóm, lão Giả đã tâm sự với tôi: “Thầy thấy đó, lão Thật hơn gì tôi. Thấy tôi mua chậu mai, lão nóng mặt nóng mũi thế nào cũng mua chậu mai cho hơn tôi. Nhưng nào có hơn được. Chậu mai tôi mua 4 triệu, còn chậu mai lão có 3 triệu 9. Hơn gì được tôi, phải không thầy?”.
    Thằng Trai lại ngắt lời Nam:

    - Ba em cũng lạ lắm thầy ạ. Thấy bác Thật mua chiếc xe máy đời mới là ba em hối em đăng báo bán chiếc xe cũ, và mua chiếc xe giống như xe của bác Thật. Chỉ tội cho tụi em phải chiều ý của ba mình.

    Tôi cười nhớ lại cái lần lão Thật tâm sự cùng tôi khi uống cà phê: “Thầy thấy đó, lão Giả hơn gì tôi, thấy tôi có xe, lão cũng mua xe. Bắt chước tôi thì có, thầy ạ!”.

    Trong tôi, một chuỗi các sự việc, sự kiện của hai lão hàng xóm, sát cạnh nhà tôi hiện lên trong trí nhớ của mình. Nhà lão Thật có gì, thì lão Giả cũng phải tìm thứ ấy, dù chẳng biết để làm gì. Dẫu không thích đọc sách, nhưng thấy lão Thật sắm một tủ sách để đọc, để nghiền ngẫm, lão Giả bèn tìm cách lôi kéo tôi: “Thầy thích đọc sách gì cứ qua nhà tôi lấy mà đọc. Chữ nghĩa trong sách nhà tôi thiếu thứ gì. Đâu phải chỉ có lão Thật mới có sách? Tôi mới sắm một tủ sách ngon lắm. Thầy qua lão Thật làm gì cho mất công”. Tôi ầm ừ trả lời: “Cảm ơn! Khi nào cần, tôi sẽ qua mượn”. Lão Giả cười vui: “Nhớ nghe thầy!”. Còn lão Thật, trong một lần bách bộ, tôi cùng lão vừa đi vừa nói chuyện, lão mời tôi: “Mời thầy qua nhà tôi hát karaoke. Tôi vừa sắm một dàn máy xịn lắm”. Chả là lão sắm để cho bằng lão Giả ấy mà! Và từ đó, mỗi lần nhà lão Giả vang lên tiếng nhạc, thì nhà lão Thật cũng tiếng nhạc vang lên. Nhà tôi ở giữa, dù không sắm dàn máy, vẫn được nghe nhạc miễn phí. Giống như cửa hàng, siêu thị khuyến mãi trong các đợt giảm giá những mặt hàng gần hết hạn sử dụng cùng các mặt hàng lỗi thời, các mặt hàng ế..., tôi cũng được hai lão hàng xóm khuyến mãi những dòng nhạc, bài hát thịnh hành của thời hiện đại.

    Một hôm, tôi bị ốm. Sốt cao. Giọng đờ ra, tôi như người mất tiếng nói. Tôi nằm liệt giường. Sau này, tôi biết cả hai lão hàng xóm nhắn tin mời tôi uống cà phê buổi sáng. Không thấy tôi nhắn lại, cả hai đến thăm tôi. Tôi không nhớ lão Thật hay là lão Giả thăm tôi trước. Trong đầu tôi như đun nóng bởi cái nóng khủng khiếp như chưa từng có. Tôi như không biết gì...

    ... Bên tai tôi có tiếng thì thầm của vợ: “Nè anh! Lão Thật chết rồi. Bị trúng gió chết. Tội cho lão thật!”. Vừa lúc đó thằng con trai tôi ở ngoài chạy vào, báo tin: “Ba ơi! Bác Giả chết rồi! Bị nhồi máu cơ tim”. Tôi vội dậy, đến thăm hai lão. Tôi không biết phải thăm ai trước, ai sau. Nhưng rồi, thuận theo quy luật âm thanh, tôi đến thăm lão Thật trước. Tôi không ngờ mới cùng lão trò chuyện, uống cà phê, giờ lão đã từ trần. Dù gì đi nữa, lão cũng là hàng xóm, là bạn hàng xóm của tôi. Biết tôi có thể viết chữ tương đối rõ, đẹp, nên gia đình lão nhờ tôi đã ghi cáo phó giúp, để gọi là... Xong việc, tôi lại đến thăm lão Giả. Như lẽ tự nhiên dành cho người có chút chữ, bà con hàng xóm nhờ tôi viết cáo phó cho lão Giả. Tôi không thể tin được. Hai lão đến cái chết cũng trùng nhau: cả hai đều từ trần cùng thời điểm – cùng giờ cùng ngày; kể cả năm sinh cũng như nhau; chưa hết, giờ nhập quan, thành phục, lễ viếng, đưa linh, di quan, hạ huyệt cũng trùng nhau; chưa hết cả hai an táng cùng một nghĩa trang. Chỉ có cái tên, cái họ là khác thôi.

    Cả xóm tôi được nổi tiếng khắp quận. Nổi tiếng vì tin đồn có hai đám tang cùng xảy ra một lúc, lại gần nhau, chung một tổ dân phố. Cả hai đêm, cả tổ phải nghe những điệu nhạc ai oán bởi những nghệ nhân dân gian trình tấu. Kèn trống nổi lên. Âm thanh tang chế vang lên như báo cho mọi người biết kiếp người đang hết. Giờ, tôi không còn được hai lão khuyến mãi dàn âm thanh hifi khi cả hai ra sức hát karaoke nữa. Giờ, tôi cũng không còn được hai lão khoe những quyển sách; cũng không còn ai rũ đi uống cà phê. Tôi đang được gia đình hai lão khuyến mãi điệu sầu bi.

    Cả hai gia đình lão cùng thuê dịch vụ mai táng một chỗ. Việc mai táng tiến hành đồng thời. Trong khi đưa tang hơi lộn xộn một tí. Gọi là một tí vì không biết nên di quan tài của ai trước. Cuối cùng một sáng kiến cực vui trong tang lễ là làm cái lễ bốc thăm để có quyền di quan trước. Chứng kiến lễ bốc thăm, tôi sực nhớ tới những năm tháng khó khăn, có được mặt hàng phân phối nào là phải tiến hành bốc thăm để được nhận. Giờ, không thể không bốc thăm, vì hai gia đình ai cũng muốn xong việc di quan, an táng. Chỉ tiện cho hàng xóm khi đưa tang là lên bất cứ xe nào cũng được, vì tất cả các xe đưa tang đều cùng đến một chỗ. Chợt có tiếng ai đó như đang đùa khi xe chạy được một quãng: “Tất cả cùng về La Mã”.

    Ngồi trên xe đưa tang, tôi chợt nhớ tới việc làm của hai lão. Cả hai, chẳng ai chịu thua ai. Khi lão Thật dành dụm tiền, sắm cho vợ cái vòng vàng, đeo ở cổ tay, thì lão Giả, chẳng biết nghe ai, cũng mua chiếc vòng giả vàng để đeo cho vợ. Lão Giả đã khoe với tôi: “Thầy biết đó, thời buổi này, làm đẹp, tội gì mua vàng thật. Lỡ bị cướp, bị trấn lột thì khổ! Thật quá hóa ngu mà thầy”. Nghe lão khoe, tôi chỉ cười trừ cho cái lí sự của lão. Chưa hết, lão còn lên lớp tôi: “Thầy thấy ở cuộc đời này, có bao nhiêu thứ thật thì có bấy nhiêu thứ giả. Có Phật thật, thì cũng có Phật giả; có tiền thật thì cũng có tiền giả; có bằng cấp thật thì bằng cấp giả thiếu gì; đạo đức thật có đó, thì cũng có đaọ đức giả thôi... Có bao nhiêu thứ thật thì có bấy nhiêu thứ giả ở trên đời... Nhiều khi, những thứ giả lại cần hơn những thứ thật kia mà!”. Nghe lão nói một hơi, tôi nghiệm ra lời lão cũng có điểm đúng. Cây mai giả lão mua, đã chưng 5 cái Tết rồi mà vẫn còn đẹp, luôn hợp thời; chớ mai thật như của lão Thật, có năm mai nở sớm, có năm mai nở muộn, thì chẳng có mai để chưng Tết. Hoặc như mấy thằng cha có bằng giả mà làm chức này chức nọ lại có quyền lợi hơn những người có bằng thật và sống thật. Hoặc đâu đó, có kẻ sử dụng âm vật giả, dương vật giả, đôi khi lại rung, bóp hơn cả thật, chớ chẳng chơi đâu... Tôi thở dài cho chuyện thật giả.

    Rồi xe cũng đến nghĩa trang. Hai cái huyệt của hai lão nằm sát bên nhau. Khi cả hai quan tài nằm yên dưới ba tấc đất, người thân, bà con, bạn bè đã bỏ chút đất cho người dưới mộ. Tôi nắm đất hai tay, cùng bỏ một lượt xuống hai huyệt. Tôi thầm khấn: “Hai người giờ đã yên phận. Chắc cả hai không còn tranh hơn thua. Xin chúc hai người an lạc bên nhau!”.

    ... Tôi chợt tỉnh giấc. Đầu tôi vẫn còn nặng trịch.
    Mấy ngày sau, tôi khỏe hẵn. Lại đến trường dạy. Chuẩn bị cho hội trại mừng ngày thành lập trường, học sinh lớp tôi chủ nhiệm đang tập văn nghệ. Chúng đã kéo tôi vào sự đam mê của chúng. Chúng nhờ tôi cho ý kiến về kịch bản, cách đóng... Đọc kịch bản, tôi thấy bọn nhỏ bây giờ khác thế hệ chúng tôi trong cách nghĩ. Chúng có cái hay, cái đúng của chúng. Cuộc sống tương lai đâu có dành cho những kẻ chớm lão như tôi. Cuộc sống của chúng thì để cho chúng quyết định. Thế hệ chúng tôi nào có quyết định được gì khi không còn hơi sức để làm việc.

    Và rồi, tin lão Thật và lão Giả làm sui với nhau làm cho cả xóm tưng hửng. Trừ tôi! Thằng Nam thì lấy con Gái. Thằng Trai thì lấy con Nữ. Bọn chúng đã làm cho cha chúng vào cái thế chẳng đặng đừng. Dù hai lão không ưa nhau, nhưng con cái hai lão ưa nhau, thì chúng có quyền bắt hai lão phải chiều chúng. Chúng dọa, nếu chẳng sống được cùng nhau thì chúng chẳng thèm lấy ai, để cho gia đình hai lão tiệt nòi. Sợ tiệt, nên hai lão tìm đến tôi phân trần. Tôi đã thuyết phục hai lão nên vì con mà chấp nhận cho chúng lấy nhau. Chúng quyết định đời chúng, chứ những người thuộc thế hệ như hai lão, như tôi, thì có quyết định được gì cho cuộc sống sau này của chúng. Tôi đưa ra cái lí là bọn chúng lấy nhau không vi phạm đạo đức, không vi phạm luật pháp. Chẳng có điều gì khó xử ngoài chuyện niềm vui nhân theo cấp số nhân.

    Hai lão đồng ý trở thành sui gia. Và ngày cưới của con các lão cũng trùng nhau. Cả hai đều thống nhất ngày rước dâu, đưa dâu. Thống nhất tổ chức hôn lễ tại nhà hàng lớn của thành phố. Hai lão nhờ tôi giúp ý kiến in thiệp cưới, thiệp mời như thế nào cho phải. Tôi cười:
    - Hai bác lo gì chuyện ấy. Tôi nghĩ nên ghi cả tên vợ chồng các bác và tên thằng Nam - con Gái, thằng Trai – con Nữ vào cả.

    Cả hai lão ôm tôi, ghì chặt lấy tôi. Người tôi có chút đau bởi vòng tay của hai lão. Tôi đau, nhưng hạnh phúc, hạnh phúc bởi hai lão là hàng xóm của tôi, không còn ganh ghét nhau nữa.

    Tôi mường tượng trước mắt tôi, cháu của hai lão xúm xít bên nhau. Cháu nội của lão Thật là cháu ngoại của lão Giả; còn cháu nội của lão Giả là cháu ngoại của lão Thật. Bọn chúng vui hát bên nhau. Chúng hát rằng chúng có ông nội, ông ngoại tên là Thật, là Giả. Và bên tai tôi vẳng lên bài hát “Đám cưới đầu Xuân”.

    Bạn có cùng tôi dự đám cưới con của hai lão không? Xin mời bạn đi coi cũng được!

    Tháng 2 -2012
    Phan Trang Hy

  11. #18
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts
    14
    Cô học trò đặc biệt

    Hoàng Trọng Muôn


    Mưa bắt đầu rơi rả rích từ đêm hôm qua cùng với vài chiếc lá vàng lìa cành theo gió đu mình bên cửa sổ. Trời đã sang thu, hơi rét ngọt của những cơn gió heo may đã bắt đầu len nhẹ vào phòng ngủ của mọi người làm ai cũng có một cảm giác lâng lâng, dễ chịu trong chiếc chăn mỏng manh khi mỗi sớm mai thức dậy.

    Nghĩa cựa mình tỉnh giấc, vươn vai hít thở thật sâu cái không khí trong lành, êm dịu của buổi sáng mùa thu. Anh nhìn quanh phòng một lượt, nhưng chưa có ý muốn rời khỏi giường mà chỉ hé mở cửa sổ cho một vài chiếc lá vàng còn giắt trên thành cửa, bay la đà xuống dưới. Mấy người bạn sinh viên cùng phòng cũng chưa ai dậy vì sáng nay là chủ nhật, không phải đi học. Sinh viên vẫn có thói quen ngủ vùi vào mỗi sáng chủ nhật mà, bởi chỉ có những ngày chủ nhật, họ mới thực sự được nghỉ ngơi, được ngủ thoả thuê cho lại sức. Anh cảm thấy lòng mình lâng lâng những cảm xúc êm ái, dịu dàng về những ngày chớm thu, về những cơn mưa ngâu rả rích, về những mái phố xao xác heo may và cả công việc của mấy bà dọn vệ sinh trong trường vì mỗi lần quét lá xong đằng trước, lá lại thi nhau bay về phía đằng sau như trêu chọc, như thách thức. Và anh chợt mỉm cười khi nghĩ đến một tà áo dài trước cổng trường bị gió quét những lớp bụi mỏng tang trên mặt đường, tung lên trước mặt, phải giơ tay che che phía trước.

    Long mở cửa, gió lạnh ùa vào phòng làm Nghĩa rùng mình kéo vội tấm chăn mỏng chùm kín lên người. Hôm nay, không hiểu sao Long lại dậy sớm thế, chắc là chuẩn bị cho một buổi hẹn hò thú vị. Vắt chiếc khăn ướt lên dây, Long bảo với Nghĩa:

    - Sáng nay trung tâm gia sư hẹn mày đến nhận địa chỉ, sao mày còn chưa dậy?
    Nghĩa thò đầu ra khỏi chăn, mặt đăm chiêu:
    - Tao không còn đủ tiền nhận địa chỉ. Mà có thừa tiền tao cũng chẳng nhận cái địa chỉ vớ vẩn ấy.

    Nghĩa lại kéo chăn trùm kín đầu. Anh không còn cảm nhận được những cảm xúc ấm áp, lâng lâng như lúc nãy nữa mà bắt đầu tự vấn bản thân mình với những câu hỏi kỳ quặc và ngớ ngẩn. Hôm qua, khi đến trung tâm nhận địa chỉ, anh đã rất khó chịu và cảm giác khó chịu ấy lại bắt đầu trỗi dậy trong lòng anh, khi anh nghĩ đến nó. Bao nhiêu lần anh làm gia sư, bao nhiêu địa chỉ gia sư anh đã từng giảng dạy trong suốt những năm tháng sinh viên của mình, nhưng đây là lần đầu tiên và có lẽ cũng là lần duy nhất anh gặp phải một trường hợp lạ lùng và trớ trêu như vậy. Học trò mà anh được gọi đến để giảng dạy không phải là học sinh phổ thông bình thường như những địa chỉ gia sư khác, mà lại là một sinh viên năm cuối của trường Trung cấp Thương mại.

    Đó là một học trò nữ, có lẽ chỉ ít hơn anh một hoặc hai tuổi gì đó, đang muốn thi tiếp vào trường Đại học ngoại ngữ nên yêu cầu trung tâm tìm giúp gia sư dạy văn. Có một điều lạ lùng là cô học trò này chỉ yêu cầu gia sư là một nam sinh viên sư phạm, học năm thứ ba hoặc năm cuối, có ngoại hình cân đối, đẹp trai, chưa có người yêu, có khả năng sư phạm, có khả năng giao tiếp tốt và phải đưa đón cô ấy đi học ngoại ngữ vào các buổi tối sau khi học xong môn Văn buổi chiều. Tất nhiên là tiền công gia sư rất cao. Có lẽ đó là một cô bé kiêu kỳ và tự phụ? Dù sao thì Nghĩa cũng không chịu đựng nổi khi học trò của mình coi mình chỉ là một đứa trẻ con đến làm trò để mua vui. Với lại, Nghĩa là sinh viên khoa Giáo dục chính trị chứ có phải là khoa Văn đâu, mà là do anh đăng ký dạy Văn ở tất cả các cấp nên mới bị tóm vào địa chỉ dạy Văn này.

    Nghĩa rời khỏi giường sau khi ngủ thêm được một giấc khá dài. Ngoài trời vẫn còn mưa nhưng cả phòng có lẽ đã dậy từ khá lâu rồi và đang chuẩn bị lục tục xuống căng tin ăn cơm trưa. Nghĩa cảm thấy bụng mình đói cồn cào và anh tin rằng mình sẽ có một bữa ăn rất ngon miệng. Dù sao anh cũng không còn bận tâm và khó chịu về cái địa chỉ gia sư kia nữa. Có lẽ, buổi chiều anh phải đạp xe lòng vòng qua các trung tâm khác để hỏi địa chỉ. Anh rất cần có việc làm thêm.

    Long chạy lên phòng bảo Nghĩa xuống nghe điện thoại nhưng Nghĩa đã đoán được là trung tâm gia sư gọi điện cho anh. Anh bảo Long nói giúp với dịch vụ điện thoại là anh không có nhà. Long ngạc nhiên, chần chừ định nói điều gì đó nhưng lại thôi, lặng lẽ bỏ đi.

    Cả phòng kéo nhau đi ăn cơm nhưng Nghĩa bảo mình chưa muốn ăn. Anh muốn ngồi lại một mình trong phòng để nghĩ. Anh cũng không hiểu mình cứ phải nghĩ nhiều như thế để làm gì? Nhưng anh cũng đâu có thể gạt bỏ được khỏi suy nghĩ của mình một cách dễ dàng cái địa chỉ gia sư béo bở nhưng lại kỳ quặc kia. Nó cứ ám ảnh anh mà không tài nào dứt ra được. Không hiểu sao anh lại cứ phải khổ sở vì nó đến thế? Anh nghĩ, có lẽ là vì anh muốn kiếm thêm tiền để phụ thêm số tiền trợ cấp ít ỏi của gia đình bởi cuộc sống sinh viên có biết bao nhiêu thứ phải chi tiêu. Nhưng có lẽ cũng không đơn thuần là như vậy. Những năm đầu, anh đi gia sư có thể là vì tiền bởi cuộc sống sinh viên còn dài dằng dặc ở phía trước, nhưng bây giờ thì không. Anh sắp ra trường rồi, dù gì thì cũng sắp là một thầy giáo, một thầy giáo thực sự bắt đầu sống bằng nghề nghiệp của mình. Một thầy giáo trẻ còn chưa có gì, đang phải bắt đầu tự khẳng định mình thì không thể bán rẻ danh dự của mình được. Nghĩ thế và anh có phần thấy yên tâm hơn, tạm bằng lòng, cho rằng mình quyết định đúng.

    Có tiếng gõ cửa nhè nhẹ, nhát gừng có vẻ khá rụt rè. Lại ông tướng nào muốn trêu mình đây. Anh không ngồi dậy, vẫn nằm dài trên giường tầng nói vọng ra cửa, giọng có vẻ bực bội: "Cửa mở đấy, cứ vào đi". Chỉ đến lúc anh giật mình nghe tiếng chào của một cô gái, Nghĩa mới ngồi bật dậy, xin lỗi và mời vào phòng. Ngay cái nhìn đầu tiên anh đã bị cuốn hút và rất ấn tượng trước một khuôn mặt trắng trẻo, xinh xắn, dịu dàng và một bộ đồ hết sức giản dị nhưng rất hợp và đẹp.

    Cô gái nhỏ nhẹ hỏi:
    - Anh là Nghĩa ạ?
    Nghĩa hơi ngạc nhiên và nhìn cô dò xét. Có lẽ anh cũng lờ mờ hiểu ra cô gái này là ai.
    Không đợi Nghĩa phải hỏi, cô gái tự giới thiệu một cách khá tự tin và cởi mở:
    - Em ở trung tâm gia sư đến.

    Nghĩa không hề ngạc nhiên bởi điều anh dự cảm đã hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, anh cũng hơi thắc mắc và cảm thấy vô cùng khó hiểu khi trung tâm gia sư lại cử người đến tận phòng của anh. Chưa bao giờ anh được nghe về một trung tâm gia sư nào lại tận tâm và nhiệt tình với gia sư như thế. Chẳng lẽ anh lại quan trọng đến thế sao? Quan trọng đến nỗi không ai khác có thể thay thế vào đó được? Hay vì số tiền phần trăm quá béo bở của địa chỉ kia mà trung tâm không muốn đánh mất, phải nhọc lòng vào tận đây? Nghĩ thế nên anh không thể kìm chế được sự bực bội của mình:

    - Hôm qua, tôi đã nói rất rõ ràng là mình không có khả năng dạy Văn ôn thi đại học vì tôi có học ở khoa Văn đâu.
    Cô gái nhìn thẳng vào mặt anh, nói rất thẳng thắn:

    - Anh đã từng đăng ký với trung tâm rằng, anh là cựu học sinh chuyên văn, từng có mặt trong đội tuyển thi học sinh giỏi môn Văn quốc gia và có giải. Anh đã nói là anh có thể dạy được Văn ở mọi trình độ từ phổ thông đến ôn thi đại học. Chúng tôi rất tin là anh sẽ dạy được. Mà có nhiều gia sư, chỉ vì muốn có địa chỉ đi dạy nên đăng ký bừa cả những môn mình không có khả năng, cũng có sao đâu?

    Nghĩa bực mình quát lên:
    - Nhưng tôi khác họ. Tôi sắp là thầy giáo. Tôi không thể dễ dãi với chính mình được.
    Cô gái biết là mình đã lỡ lời nên ngồi im, đôi mắt trong veo mở to nhìn Nghĩa một cách tội nghiệp. Anh cũng dịu xuống, khá bối rối về thái độ của mình vừa rồi:

    - Mong bạn hiểu cho tôi, tôi không muốn biến mình thành một trò đùa cho những địa chỉ như thế. Trung tâm có thể bố trí địa chỉ khác cho tôi được không?

    Cô gái mở to mắt nhìn anh, có vẻ như không hiểu những gì anh vừa nói. Lát sau, gương mặt cô gái dịu xuống, nở nụ cười tươi rất xinh làm Nghĩa chợt thấy xốn xang. Cô nhìn Nghĩa với ánh mắt khá tinh nghịch:

    - Dù sao bây giờ cũng đã là mười hai giờ trưa rồi. Chẳng lẽ anh lại không thể mời khách xuống ăn một bữa cơm căng tin được hay sao?

    Nghĩa mỉm cười, lúng túng gật đầu. Có lẽ chính anh đã cảm thấy mến cô gái xinh đẹp và tự tin này. Anh đã cố lục lọi trong trí nhớ xem mình đã gặp cô gái này ở trung tâm gia sư bao giờ chưa. Hình như là chưa bởi mấy thành viên của trung tâm anh còn lạ gì họ.

    Cô gái tự tin kéo ghế ngồi chờ Nghĩa đi gọi thức ăn. Cô bảo với Nghĩa mọi ngày ăn như thế nào thì hôm nay cũng cho cô ăn như vậy. Nhìn dáng anh đi lại và vẻ mặt bối rối của anh thỉnh thoảng lại nhìn trộm về phía cô, cô cũng bối rối quay đi, mặt đỏ ửng lên.. Nghĩa bắt đầu thấy mình có cảm tình với cô gái và anh chợt bâng khuâng, chợt nghĩ vẩn vơ. Suốt bữa ăn, cả hai không nói gì với nhau, chỉ giục nhau ăn và bối rối nhìn nhau.

    Ngoài trời, mưa đã tạnh. Ánh mặt trời buổi trưa le lói những tia nắng mỏng tang, yếu ớt không xiên qua được mấy tán lá của cây bàng còn non nớt trước cửa căng tin. Không hiểu sao hôm nay Nghĩa không muốn ăn. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời anh đi ăn cơm với một cô gái, mà cô gái đó lại không hề quen biết hay thân thích gì. Có lẽ vì thế mà anh không ăn được chăng? Có thể cô đã để lại trong anh nhiều ấn tượng mới lạ làm cho anh cứ phải trăn trở, cứ phải suy nghĩ mà không ăn được. Thỉnh thoảng, anh lại liếc nhìn trộm vị khách của mình đang ăn uống rất tự nhiên, thong thả và thỉnh thoảng còn cười với Nghĩa nữa. Bọn cùng phòng ăn cơm xong, đi qua chỗ Nghĩa vừa huýt sáo, vừa nhìn anh với ánh mắt dò xét, trêu chọc. Long hỏi mượn xe nhưng anh bảo chiều mình còn phải đi tìm địa chỉ gia sư ở những trung tâm khác nữa. Cô gái nhanh nhảu:

    - Em có xe mà. Chiều em cũng không bận gì đâu.
    Cả Long và Nghĩa đều rất bất ngờ trước câu nói rất vô tư, hồn nhiên của cô, như anh đã từng quen thân từ lâu. Hình như đoán được suy nghĩ của anh nhưng cô vẫn không hề biến đổi sắc mặt, tự tin nhìn thẳng vào anh chờ đợi. Nghĩa không từ chối Long được nữa nhưng anh bắt đầu có ý dè chừng với cô gái và cảm thấy có điều gì đó không ổn trong chuyện này. Long sung sướng cầm chìa khóa xe đạp của Nghĩa, nháy nháy mắt với anh rồi lẩn mất sau căng tin.

    ***

    Nghĩa đèo cô gái chạy lòng vòng tới mấy trung tâm gia sư liền nhưng trung tâm nào cũng bảo anh phải chờ, bao giờ có địa chỉ, họ sẽ liên lạc với anh. Bao năm làm gia sư, những chuyện như thế này là điều anh đã biết trước nên cũng không hề ngạc nhiên, chẳng hề thất vọng. Chỉ có một điều anh cứ mãi băn khoăn là sao mỗi lần như thế, cô lại động viên anh, giục anh đi tìm tiếp ở những trung tâm gia sư khác mà anh đã đăng ký. Nghĩa cười thầm vì anh chợt nghĩ sao lại có trung tâm gia sư tốt đến thế không biết, đã cử người đi cùng anh tới các trung tâm khác, lại còn biết cách an ủi, động viên anh mỗi khi có trung tâm nào đó bảo anh phải chờ. Chẳng lẽ cô gái này bị tâm thần? Hay cô ta biết trước là các trung tâm khác cũng không có địa chỉ nên đi theo để tạo cơ hội cho anh quay lại nhận địa chỉ dạy văn kia mà trung tâm của cô ấy chưa tìm được ai? Nếu vậy thì cô gái thật thông minh và anh thật quan trọng. Chẳng lẽ cái địa chỉ dạy văn kia lại làm cho trung tâm phải khổ sở đến thế sao?

    Nghĩa dừng xe trước cửa trung tâm gia sư cuối cùng mà anh đã đăng ký. Cô gái ngồi trông xe và đợi anh ở ngoài. Người ta tiếp anh thân mật, hồ hởi nhưng anh vẫn cảm thấy có điều gì đó giả dối, khiên cưỡng. Gã giám đốc trung tâm chưa đợi anh hỏi, đã nói ngay:
    - Có vài địa chỉ dạy cấp II, trả lương rất cao, tuần 5 buổi, mỗi buổi 50 nghìn tiền công, tháng có thể kiếm ngon ơ một triệu đồng.

    Gã giám đốc trẻ măng vừa nói xong, mặt đã vênh lên làm cao khiến anh tức nổ đom đóm mắt, chỉ muốn đấm cho gã một quả vào mặt. Cố gắng kiềm chế cảm xúc của mình, anh nài nỉ gã:
    - Anh cho tôi nhận đi, tôi dạy được mà.

    Gã giám đốc cũng trạc tuổi Nghĩa, có lẽ cũng đang là sinh viên của một trường đại học nào đó ở Hà Nội này, cười rất khó hiểu. Rồi gã thủng thẳng:
    - Nhưng hơi bị xa đấy - Hắn ngập ngừng chốc lát rồi nói tiếp - Không phải ở trong nội thành Hà Nội này mà ở ngay... thành phố Hồ Chí Minh!

    Nghĩa điên tiết lên nhìn hắn làm hắn hoảng hốt thực sự, co rúm người lại, mặt méo xệch đi, không dám nói thêm một câu nào nữa. Anh gạt mạnh cuốn sổ đăng ký gia sư của gã xuống đất rồi bỏ đi. Có lẽ anh cũng không thể hình dung được là sẽ có cả trò đùa dành cho con nít ở đây. Dù sao trung tâm này cũng làm cho anh hiểu rằng: nó đang sắp chết. Anh biết rằng, các trung tâm gia sư thường chỉ mọc lên nhiều vào mùa hè vì thời gian đó làm ăn được do học sinh có nhu cầu học thêm trong hè rất cao, rồi sau đó các trung tâm giải tán dần. Có lẽ chỉ có ai còn được gia chủ giữ lại sau dịp hè vừa rồi là bây giờ vẫn còn địa chỉ dạy ổn định, chứ mới đầu năm học như thế này, học sinh ít có nhu cầu tìm gia sư lắm, nhất là với môn văn thì càng hiếm hoi.

    Thấy anh mang theo một bộ mặt cau có, bực dọc và mệt mỏi, cô gái chạy đến hỏi:
    - Thế nào anh?
    Anh chán nản lắc đầu:
    - Cũng vậy thôi. Bây giờ tìm được địa chỉ đi dạy khó quá. Có lẽ tôi phải tìm việc khác để làm thêm.

    Nghĩa quay sang cô gái:
    - Cảm ơn bạn đã rong ruổi cùng tôi suốt buổi chiều hôm nay. Bây giờ tôi muốn đi lang thang một mình, bạn về trước đi.

    Nghĩa lững thững đi bộ dọc hè phố, hai tay xỏ vào túi quần, thỉnh thoảng lại đưa lên vuốt ngược mái tóc ra đằng sau, mặc kệ cô gái lẽo đẽo dắt xe máy theo sau, lặng lẽ chẳng nói gì. Anh dừng lại bên Bờ Hồ, chọn một chiếc ghế đá rồi mệt mỏi thả mình xuống. Cô gái dựng xe trước mặt rồi rụt rè ngồi xuống bên cạnh anh. Cô nhìn anh trong giây lát rồi mới lên tiếng:

    - Hay là anh nhận địa chỉ dạy văn mà hôm qua trung tâm giao cho anh đi. Em tin là người ta thuê gia sư rất nghiêm túc chứ không có ý đùa cợt gì đâu.

    Nghĩa nhìn sâu vào mắt cô gái và anh nhận ra cô đang nói rất thật và nghiêm túc chứ không có vẻ gì là trêu chọc hay thăm dò. Anh lơ đãng nhìn ra xa, trầm ngâm suy nghĩ. Rồi anh quay lại, cũng rất thật như cô gái, anh cởi mở lòng mình:

    - Nhưng người ta thuê dạy nhiều buổi trong tuần, tiền công lại trả rất cao, tôi đào đâu ra đủ tiền để nộp cho trung tâm 50% tháng lương đầu tiên ngay bây giờ?

    Cô gái cười rất tươi, đi lại phía trước mặt Nghĩa, ngồi xuống ghế đối diện với anh:
    - Anh không phải trả trung tâm một đồng nào cả.

    Thấy anh có vẻ ngơ ngác, không hiểu, cô nháy mắt tinh nghịch:
    - Vì em chính là người muốn tìm gia sư đây mà.

    Nghĩa ngạc nhiên thực sự. Anh mở to mắt nhìn cô gái đang ngồi trước mặt mình nhưng anh lại nhận thấy cô ta nói thật. Anh đứng dậy, vẻ mặt hết sức đăm chiêu. Chưa bao giờ anh gặp phải một tình huống quái lạ như thế này. Nhưng rồi anh cũng hiểu ra tất cả. Sáng nay cô ta được gọi đến trung tâm gia sư để nhận gia sư xem có hợp theo ý muốn của mình không và ký hợp đồng. Chờ suốt cả buổi không thấy anh đến nên khi trung tâm mở sổ ra gọi điện cho anh thì cô đã xem trộm được địa chỉ và đến đây. Anh quá bất ngờ trước một tình huống mà đến nghĩ, anh cũng không thể nghĩ ra.

    Cô gái nhìn theo diễn biến tâm trạng trên gương mặt của anh, thỉnh thoảng cúi xuống mỉm cười. Lúc sau, cô hỏi anh:
    - Anh có nhận địa chỉ này không?

    Nghĩa gật đầu làm cho cô gái sung sướng nắm lấy tay anh gọi to: "Thầy!" làm cả hai cùng bối rối. Vài người đi qua nhìn họ với con mắt hiếu kỳ. Nghĩa nhớ ra là anh chưa biết tên học trò, liền nghiêm sắc mặt:
    - Nhưng thầy chưa biết tên em là gì?

    Cô gái đứng nghiêm, khoanh tay trước ngực lễ phép:
    - Thưa thầy, em tên là Hiền Anh!

    Anh thấy mình thật hạnh phúc và cũng thật ngượng ngùng, xấu hổ khi thoáng qua những suy nghĩ về cô học trò này trong đầu. Chiều chủ nhật, mọi người dạo quanh Bờ Hồ thật đông, thật thong thả và thảnh thơi. Còn anh, theo đề nghị của cô học trò đặc biệt này, anh chầm chậm chở cô đi dạo phố và đi ăn kem. Ráng chiều ửng hồng thật đẹp.

    Tháng 9 - 1999
    Hoàng Trọng Muôn
    (In trong tập Lặng lẽ tháng Mười - Tập truyện ngắn - NXB Thanh Niên, 2005)

  12. #19
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts
    15
    Công Chúa Mỵ Nương Sang Mỹ

    ThaiNC


    - Em bé, dậy chị bảo.
    Bé Việt nghe loáng thoáng tiếng ai đang gọi, nhưng nó giả vờ không hay, co rút người lại và kéo tấm chăn vốn đã trùm kín người.. kín thêm một chút nữa. Kỳ quá. Ngày mai là Thứ Bảy sao má lại kêu dậy sớm vậy cà !

    -Ngoan nào, dậy chị nói cái này. Đừng làm bộ ngủ nữa.

    Lần này thì bé Việt chẳng những cảm thấy có ai vỗ nhẹ vào mông, mà nghe rõ mồn một: không phải tiếng của má. Lại còn xưng “ chị" nữa chứ. Lạ quá. Chị nào?
    Bé bỗng tỉnh cơn ngủ, kéo một góc mền vừa đủ một con mắt nhìn ra bên ngoài.
    Nó ngạc nhiên quá. Sự thực rõ ràng chứ nào phải mơ. Nó thấy có một chị thiệt đẹp và còn trẻ lắm, trẻ hơn má nhiều đang mỉm cười vẩy tay chào. Ủa.

    - Who are you? Bé ngôì dậy dụi mắt hỏi
    - Ta là Công Chúa Mỵ Nương.
    - Princess? But you're not SnowWhite…

    - Chị là công chúa Việt Nam. Tên chị là Mỵ Nương.
    - I don't know you- bé Việt vùng vằng.- I don't know Vietnam !

    Công Chúa Mỵ Nương dịu dàng ngồi xuống giường
    -Tội nghiệp em. Em sinh ra ở Mỹ, quốc tịch Mỹ, nhưng có phải người Mỹ đâu nà!
    - How come? Bé Việt ngạc nhiên

    Công chúa Mỵ Nương vuốt tóc bé nói
    - Này nhé, ba má em đều là người Việt Nam, phải không? Và em cũng biết tiếng Việt mà. Em thử nói tiếng Việt chị nghe nào.
    - Dạ được, nhưng I am American.

    Bé Việt bỗng cảm thấy mến "chị" Công Chúa này quá nên bé ráng dịch lại câu nói của mình thành ra nửa Việt nửa Mỹ. Vậy là bé đã cố gắng lắm rồi. Thông thường nghe tiếng Việt thì bé hiểu, nhưng khi nào cũng buột miệng trả lời bằng tiếng Mỹ.
    Công Chúa Mỵ Nương bật cười.

    -Ô, không đâu. Em vẫn là người Việt Nam đó. Này nhé: ba má em đều là người Việt nè.
    Em biết nói tiếng Việt nè, ngưòi Mỹ đâu biết, phải không? Tóc em đen nè, người Mỹ họ tóc vàng mà! Mắt em nâu nè, người Mỹ họ mắt xanh đó! Và… Công Chúa chỉ một ngón tay vô mũi bé Việt, cười- Cái mũi tẹt nè. Hi Hi Mỹ đâu có mũi tẹt như vầy..

    Lần đầu tiên bé Việt thấy quả nhiên là mình khác người Mỹ, nhưng vẫn chưa chịu, nó cãi;
    -Vậy là em giống …China hả chị?

    Công chúa Mỵ Nương ngạc nhiên
    -Sao em lại giống Tầu?, À quên, China. China có gì hay?
    -China có MULAN . Mulan gỉỏi lắm đó chị.

    - Mulan trong phim đó hả. Chị biết rồi. Mulan cũng giỏi, nhưng làm sao bằng được Trưng Trắc Trưng Nhị của Việt Nam?

    Bé Việt kinh ngạc
    -Trưng Trắc Trưng Nhị nào?

    - À, để chị kể em nghe chuyện của Trưng Trắc Trưng nhị nhé: Từ xưa, lâu lắm rồi, China và Việtnam là hai nước ở kế nhau, nhưng China khi nào cũng ỷ mình nước lớn, ăn hiếp và cai trị Việtnam hoài. Trưng Trắc Trưng Nhị là hai chị em người Việt đã nổi lên đánh cho China phải chạy về…Tầu và làm vua nước Việt trong mấy năm. Đó, Mulan đâu được làm vua, phải không?

    Bé Việt reo lên
    -Wow! "chị" Trưng giỏi quá. Giỏi hơn Mulan.
    Rồi bé quay lại hỏi
    - Còn chị là ai? Có phải là "chị" Trưng không?

    -Em bé mới đó đã quên. Chị là Mỵ Nương, không phải " chị" Trưng đâu
    Bé Vìệt bỗng nhớ ra
    -À chị là công chúa Việt Nam. Nhưng sao chị lại …ở đây vậy? Bé hỏi

    Công chúa dịu dàng kể
    - Chuyện của chị là như vầy: Chị là con của vua Việt Nam Hùng Vương thứ 18. Khi chị lớn lên và phải lấy chồng, có hai người đến cầu hôn. Một người tên Sơn Tinh, là thần núi, người kia là Thủy Tinh, thần sông. Vua cha ta hẹn hôm sau người nào mang lễ vật tới sớm hơn sẽ cưới được chị. Hôm sau Sơn Tinh mang lễ vật tới trước cưới chị về. Nhưng người kia là Thủy Tinh vốn xấu tính không chịu thua nên hằng năm cứ giận dữ làm nước dâng lên thành lụt lội thiên tai cho dân nước ta phải chịu khổ triền miên. Tuy không phải lỗi của chị, nhưng suy cho cùng thì cũng vì chị mà ra nông nỗi này. Vì thế vua cha ra lệnh cho chị hằng năm phải làm những công việc hữu ích khác để đền bù lại. Năm nay đăc biệt vua cha sai chị sang nước Mỹ tìm những em bé Việt Nam như em vậy nè để nhắc nhở mấy em về cội nguồn của mình…

    Bé Việt bỗng thắc mắc
    -Nhưng mà chị ơi, sau khi China thua chạy về Tầu rồi, tụi nó có qua "oánh" lại Việt Nam nữa không chị?
    - Có chứ, qua "oánh" hoài hà. May mà Việt Nam ta có nhiều anh hùng như Trần Quốc Toản chẳng hạn nên kỳ nào cũng "oánh" cho China chạy…về Tầu.
    -Trần Quốc Toản là ai hả chị?

    - Ồ, chị quên nói cho em biết. Trần Quốc Toản còn trẻ lắm, chắc là còn nhỏ hơn Mulan nữa, nhưng mà giỏi hơn nhiều. Coi nào, hồi đó China còn được gọi là Mông Cổ sang xâm lấn Việt Nam. Trần Quốc Toản lúc đó còn nhỏ chưa được bàn chuyện chống trả với quân Mông. Anh ta đứng ngoài nghe chuyện quân Mông Cổ đang tàn phá nước ta tức giận quá đến nổi bóp nát trái cam trong tay hồi nào không biết. Sau đó cậu tập hợp những thiếu niên còn nhỏ như mình thành lập môt đạo quân may cờ đề sáu chữ " Phá cường địch - Báo hoàng ân", cùng với các tướng khác của nhà Trần ba lần phá tan quân Mông Cổ đó.

    -A "anh" Trần Quốc Toản giỏi quá.. Bé Việt reo lên, - Chị ơi, vậy là Trần Quốc Toản "uýnh" Mulan chạy về Tầu hả chị?
    Công chúa Mỵ Nương bật cười.
    - Hi hi em bé này mau quên quá. Trần Quốc Toản "uýnh" quân Mông Cổ chứ hỏng "uýnh" Mulan.

    Bỗng công chúa nhìn ra ngoài trời và nói
    -Này em, chị phải đi rồi. Vậy bây giờ em muốn làm người Mỹ? Hay người China có Mulan? Hay là người Việt Nam có Trưng Trắc Trưng Nhị và Trần Quốc Toản?
    - Em muốn làm người Việt Nam chị ơi. Nhưng sao chị không ở lại thêm chơi với em?

    Công chúa hôn lên đầu bé Việt và nói
    - Chị phải trở về Việt Nam chứ. Hiện nay Thủy Tinh đang làm lũ lụt khắp nơi. Có rất nhiều em bé khác đang bị đói lạnh cần chị giúp đỡ. Em ở lại đây ngoan ngoãn vâng lời ba mẹ và thầy cô. Sang năm chị sẽ trở lại thăm em.

    Nói xong, công chúa Mỵ Nương biến thành một cánh bướm theo hướng cửa sổ bay ra ngoài. Bé Việt bỗng cảm thấy lưu luyến chị công chúa này quá. Nó ước chi chị ấy đừng đi, ở lại làm chị của nó hoài thì vui biết mấy…Bé vẩy tay chào lại và dần dần đi vào giấc ngủ lẩn nữa.

    °°°

    Sáng hôm sau khi tỉnh dậy, việc đầu tiên của bé Việt là vào tủ lạnh lấy trái cam ra hì hục bóp. Ba của bé thấy vậy nói
    -Con muốn ăn cam hả? Để ba lấy dao cắt cho. Đâu có bóp được con.
    -Vậy mà "anh" Trần Quốc Toản bóp nát được đó.

    - Trần Quốc Toản …nào? Ông bỏ báo xuống ngạc nhiên.
    -Trần Quốc Toản "uýnh" Mulan chạy về Tầu đó ba. (Hic! Bé lại lộn nữa rồi !)

    Ông càng ngạc nhiên hơn.
    -Ai kể cho con nghe chuyện Trần Quốc Toản?
    - Công Chúa Mỵ Nương kể.

    -Công chúa Mỵ Nương? À.. ông vừa chợt nhớ ra cái tên công chúa Mỵ Nương với câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh..
    ...Vậy bây giờ cô ấy đâu rồi? Ông cười hỏi.

    Bé Việt chỉ ra ngoài trời nói
    -Chị ấy về lạiViệt nam để giúp các em bé khác đang bị lụt ở Việt Nam rồi ba ơi.

    Ba bé ngạc nhiên nhìn con. Ông không hiểu tại sao bé Việt lại biết đến những cái tên như Trần Quốc Toản, Công chúa Mỵ Nương... Và ông cũng chợt nhận ra con mình đang nói tiếng Việt ngon ơ như bất cứ đứa trẻ Việt nam nào khác. Ngày thường bé bao giờ cũng buột miệng nói bằng tiếng Mỹ. Nhắc nhở, dụ dỗ lắm thì thỉnh thoảng bé mới ngọng nghịu nói vài chữ tiếng Việt cho ba má vui , rồi đâu lại vào đó như cũ. Hôm nay bé nói chuyện với ông năm sáu câu rồi, hoàn toàn tiếng Việt không một chút ngọng nghịu, không một chữ tiếng Mỹ xen vô. Ông ngạc nhiên quá. Phép mầu nào đang xảy ra?

    Hay là… Công Chúa Mỵ Nương đã sang Mỹ thiệt?

    ThaiNC
    Lần sửa cuối bởi Hansy; 20-08-2014 lúc 01:09 PM

  13. #20
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts
    16
    Con Điên

    Mầu Hoa Khế


    Là khu ngoại ô thành phố vào những tháng năm 1963, nhà cửa cũng còn thưa thớt. Gia đình tôi dọn nhà về đó ở .Căn nhà Ba tôi mua cũng hơi bị kỳ cục. Kiến trúc kiểu gì mà bốn căn nhà quay mặt ngó vô nhau, để chính giữa một khoảng sân .Phía bên ngoài chỉ một lối vào duy nhất. Nên tất cả lấy cùng chung một địa chỉ, chỉ khác con số 1,2,3,4 để phân biệt .Căn nhà tôi thật may mắn , cái đuôi nhà đằng sau lại dài ra tới một con đường nhỏ, cở hai chiếc xe hơi đi lọt .Tôi thích phía đằng sau hơn , bởi trên con đường chỉ có một vài cái quán nhỏ , chỉ tụ tập vào buổi sáng buôn bán, tới trưa là đã dẹp hàng .Con đường dẫn vô trong là một cái xưởng làm đồ mộc .Cũng có lắm nhà dài như nhà tôi, những không hiểu sao họ không muốn trổ thêm cửa sau .

    Mới dọn nhà về mệt nhọc nên ngủ rất ngon , tôi đánh một giấc tới sáng .Nhưng Ba mạ tôi thì người già khó ngủ , bảo nữa đêm như có tiếng gì tru lên nghe ớn lắm .Thế là đêm hôm sau tôi cùng cả nhà ngồi chờ để nghe lại tiếng kêu giữa đêm quái đản đó .Quả nhiên như lời Ba Mạ tôi nói , tiếng tru thật ai oán , nửa giống tiếng loài vật , nửa như tiếng con người .Sáng ra tôi mở cửa phía sau , lân la làm quen với những người buôn bán , để dò hỏi tin tức .Họ cho biết nơi đây có nhốt một con điên , cách chỗ tôi ở không xa .Căn nhà bị khuất lấp phía đằng sau một con hẻm nhỏ .Duy nhất một căn , căn nhà xây lên đã lâu , dễ chừng cả mấy chục năm .Căn nhà làm toàn bằng gổ màu đen loại quí , cho dầu đã trãi qua với thời gian quá lâu như thế , mà vẫn chưa đổ nát hoàn toàn .Vẫn còn có một vài chổ nguyên vẹn có thể ở .Nhưng nhìn vào thì đúng là căn nhà hoang .Nó nằm trơ trọi , chung quanh bao phủ những rặng tre già xơ xác , những đám cỏ lau vàng héo .Có thật nhiều cây ăn trái , như nhãn , vú sửa , ổi , mít ,cây cho trái quanh năm .Chỉ có những đứa bé nghịch ngợm giống như tôi mới mon men rủ nhau đi hái trộm .

    Tôi ít khi thấy người nào ngoài con điên ở trong căn nhà hoang .Nói đúng ra là nó bị nhốt,bị giam cầm .Tôi nghỉ sao người nhà nó ác quá , hình như mỗi ngày họ có mang cơm cho nó ăn rồi bỏ đi .Tôi với bản tánh tò mò cố đi tìm hiểu về lai lịch của con điên .Mới được biết gia đình nó trước đây chính góc người Tàu .Câu chuyện nghe rất rùng rợn chẳng khác gì những cuốn phim kinh dị .

    Khi căn nhà được xây cất lên thật đẹp, thật lớn .Một gia đình giàu có làm nghề thuốc bắc gia truyền dọn tới .Trong nhà rất đông con cái , họ sống quây quần bên nhau rất vui vẻ .Trong nhà có một người già nhất gọi là bà cố .Mỗi ngày ngồi nơi cửa sổ nhìn ra bên ngoài , thỉnh thoảng lại cười lên những tiếng cười thật man rợ . Có kẻ nhát gan thì lánh xa , còn có kẻ gan dạ thì tò mò tìm hiểu .Họ truyền miệng cho nhau là thấy bà già này chỉ toàn ăn thịt sống .Có lần họ còn thấy máu tưới dín đầy nơi mép miệng của bà ta .Rồi không biết có bị trùng hợp hay không , mà chó , mèo quanh đó bị mất tiêu một cách bí mật .Mọi người nói hồi xưa đâu ai dám đi qua căn nhà đó , chứ nói chi là bước vô mua thuốc bắc của họ bán.Người quanh vùng thấy lành lạnh làm sao , bởi những gương mặt của những người sống trong căn nhà .Họ giống như những gương mặt bằng sáp .Chẳng bao giờ thấy nụ cười trên môi họ .Đám người trong thật lạnh lùng , sống xa cách chẳng muốn thân thiện với ai cả .Họ sống cô lập , có vẻ bí mật không buồn biết tới thế giới bên ngoài .Họ cũng chẳng đụng chạm tới ai , nên mọi người dần dà rồi cũng quen đi và không còn dị nghị gì thêm nữa .

    Cho tới một đêm trăng rằm thật lớn trên bầu trời .Tiếng gào thét từ căn nhà vọng ra .Mọi người hoang mang không biết chuyện gì ,nên phải gọi tới những người bảo vệ về an ninh đến nơi để tìm hiểu .Thì một quang cảnh hiện ra trước mắt thật kinh hoàng ,tất cả những người trong căn nhà đó bị giết chết một cách thảm thiết .Bị moi ngực lấy trái tim mang đi ,thủ phạm bôi xóa những bằng chứng , nên không còn dấu vết để tìm ra manh mối .Chỉ còn duy nhất bà cố của họ còn sống sót , ngồi im bất động trên môi mép vẫn còn ròng ròng máu chảy , hai con mắt như một màn sương trắng đục ngờ .Thì ra bà là một người đã bị mù .Tiếng thét hải hùng vang lên là của hai vợ chồng đứa nuôi con vừa về tới nhà ,làm kinh động cả cái xóm nhà ở đêm hôm đó.

    Vụ án mạng , vẫn không sao tìm ra thủ phạm .Chính quyền qua một thời gian cũng bỏ vào quên lãng .Có người bàn vô, tán ra , bảo đây là một vụ báo thù .Bà cố đã quá già nên chết sau đó vài tháng .Còn lại cặp vợ chồng may mắn sống sót .Họ vẫn sống an nhiên trong căn nhà .Họ bắt đầu có cuộc sống rất bình thường không như trước đây , thỉnh thoảng cũng ra ngoài bắt chuyện làm quen hàng xóm .Nhưng kỳ thật,làm như ai cũng sợ tránh né, chẳng ai muốn quen biết thân thiện với họ .

    Họ sống ở đó sanh ra con cái , nhưng họ không hề có con trai .Lạ lùng cứ con gái vào tuổi 16 là bị điên .Nhưng có những người con trai thấy họ giàu mờ mắt tham của , hay vì những đứa con gái điên đó quá đẹp nên bằng lòng lấy làm vợ .Và một điều khó hiểu , tại sao những cô gái điên đó cũng chỉ đẻ toàn con gái ,không hề có con trai để nối dòng nối giống .Thiên hạ lại bắt đầu bàn tán .Họ cho rằng cặp vợ chồng còn sống ,họ chỉ là con hoang của ai được lượm về nuôi . Là thủ phạm gây ra vụ thảm sát đó để tranh đoạt gia tài, nên giờ đây phải bị trả giá tội lỗi của mình .Và cứ thế , những đứa con gái điên cứ tiếp tục ra đời ,để chịu cái hành phạt của tổ tiên mình gây ra .Một sự trùng hợp hay đúng là một lời nguyền .Cứ đúng vào năm 16 tuổi trong đêm trăng rằm là đều bị nỗi điên giống như nhau.Rồi bắt đầu từ đó đêm đêm lại tru lên ,gào lên những tiếng kêu ai oán thống thiết vang vọng u uất kéo dài cho tới sáng .Người sống trong căn nhà đó , cứ lần hồi bỏ đi chẳng hiểu vì nguyên cớ gì .Chỉ thấy khi tôi dọn về thì còn duy nhất một người .Đó là con điên .

    Mới dọn về đêm nghe tiếng rú cũng thấy sợ , nhưng mỗi đêm cứ nghe rồi cũng quen .Tôi thiệt là không biết sợ trời , sợ đất cả gan đến căn nhà hoang và đã nhìn thấy con điên sống nơi đó. Không biết nó là con cháu dòng thứ mấy trong gia tộc , để chịu phải lời nguyền và sự trừng phạt hết sức ác độc .

    Nhìn tay chân nó bị khoá bằng cái xiềng xích to .Ăn uống cũng ở đó , đại tiện , tiểu tiện cũng ở đó .Mỗi ngày tôi thấy có một người được thuê mướn , đến tắm rửa cho nó , nói tắm chứ thực ra họ lấy cái vòi nước xịt vô người ,như xịt vô con heo , rồi xịt sạch luôn trên sàn nhà .Sau khi thấy người làm công bỏ đi ,tôi đến gần hơn để nhìn cho rỏ con điên . Nó bị khoá tay , khoá chân nên tôi cũng yên tâm .Trước mắt tôi , con điên đẹp đến làm tôi sửng sờ , vẻ đẹp hiền lành , dịu dàng của nó , đã đánh tan sự tưởng tượng dễ sợ của tôi bấy lâu nay .Nên tôi từ đó thỉnh thoảng vào thăm nó .Nó cũng như nhận ra tôi mỗi khi đến .

    Đôi mắt dại của một người điên ,có hôm tôi nhìn thấy những giọt nước mắt long lanh ứa ra , miệng con điên lần đầu ú a ú ấ ,như muốn nói điều gì với tôi , vẫn không thốt ra được .Tuần lễ sau ngày tôi đi chơi xa về .Hay tin con điên chết .Chết cô đơn, trơ trọi như một con vật , nằm co quắp trên nền gạch nhà lạnh lẽo .Căn nhà của một dòng tộc quí phái ,giàu sang ngất ngưỡng một thời .Tôi thoáng buồn, nhưng rồi chợt nghĩ , con điên đã trả xong món nợ mà tổ tiên nó đã vay quá nặng nề .Chỉ tội nghiệp, tại sao những ngày cuối cùng nó lại biết khóc ? , tại sao nó lại muốn nói điều gì với tôi ? .Sao không để cho nó chết lặng lẽ như một giấc mơ .Sao nó phải tỉnh lại làm chi đôi ba giây phút .Để nhìn thấy cuộc đời đã hết sức vô cùng nghiệt ngã ,đối với thân phận của một kiếp người !!!...

    Mầu Hoa Khế
    mưaphốnúi, Dce03/09
    (Chuyện chỉ nghe đồn miệng , hư thực ra sao không ai biết .)
    Lần sửa cuối bởi Hansy; 20-08-2014 lúc 09:33 PM

  14. Thành viên dưới đây cảm ơn Hansy vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề
Trang 2/8 ĐầuĐầu 1 2 3 4 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình