+ Trả lời chủ đề
Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1

Chủ đề: Nét ẩn dụ trong "Tiếng chiều" của nhà thơ Hồng Thoại

  1. #1
    Avatar của Bạch Hồng Ngọc
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    Bạch Hồng Ngọc đang ẩn
    Tham gia ngày : Jul 2011

    Tuổi: 63
    Bài gửi : 3.643
    Thanks
    20.553
    Thanked 19.324 Times in 3.632 Posts
    Blog Entries
    224

    Nét ẩn dụ trong "Tiếng chiều" của nhà thơ Hồng Thoại


    TIẾNG CHIỀU

    Ủ dột chiều thu ướt sũng buồn
    Trân mình chống đỡ mạch sầu tuôn
    Cung đàn vội vã nhoài âm xuống
    Giọng hát trầm ngâm thả nhạc luồn
    Gió vẫn hoài ru làn điệu buốt
    Mưa còn mãi gọi tấc lòng ươn
    Hoàng hôn bủa lưới giăng phiền muộn
    Thổn thức trong tôi tiếng cội nguồn.

    HỒNG THOẠI 29.10.14

    Đọc thơ của nhà thơ Hồng Thoại, mỗi bài đều có một sắc thái riêng, bài nào cũng vậy nó như một nốt nhạc du dương trong cuộc sống, thật dung dị nhưng lại huyền bí, nếu người đọc không chịu khó khám phá thì khó có thể nhận ra được. Đang đọc tự nhiên tôi dừng ở bài “Tiếng chiều” và suy ngẫm, đó là một điển hình mà tôi muốn nói ở đây.
    “Tiếng chiều” nghe thật quen, nhưng nó ẩn chứa thật nhiều ý tứ trong toàn bộ nội dung của bài thơ mà tác giả muốn đưa ta tới. Trong cái qui luật tự nhiên ấy thì chiều là thời gian nửa cuối của ngày, nó sắp khép lại một khoảnh khắc nhó bé của thời gian vô tận mà không bao giờ quay trở lại, ngày này qua đi lại có một ngày mới bắt dầu, mọi sự lại cứ thế tiếp diễn lặp đi, lặp lại cớ sao nhà thơ lại buồn đến vậy? Điều này thì Nhạc Sỹ Hồng Thoại là người hiểu hơn hết, nhưng theo cách hiểu của tôi thì đây anh không muốn nói một buổi chiều cụ thể nào mà đây chỉ là hình tượng hóa một cách khéo léo, có lẽ đúng nhất đó là tác giả muốn nói đến cuộc đời, chiều ở đây là phía cuối dốc bên kia của cuộc đời, một quĩ thời gian sống đang dần vơi đi mà không có cách nào có thể ngăn lại được, một tiếng chiều thật đơn giản nhưng cũng thật sâu xa. Một chiều mà tác giả muốn diễn tả lại là một chiều thu, sao lại là không chiều xuân, chiều hạ, hay chiều đông, sự kết hợp đầy bí ẩn giữa chiều và thu. Chiều là khoảng thời gian chưa phải là cùng tận của ngày, mà thu cũng chưa phải cùng tận của năm nó là một sự sắp xếp tương ứng có chủ định của nhà thơ.
    Ai có thể ngăn được thời gian trôi? ai có thể giữ được mùa thu ở lại? một điều không thể nào làm được, ắt nó cứ tiếp diễn và mãi mãi là như vậy, nó là qui luật nhưng cớ sao lại buồn? Nỗi buồn như bị kìm nét tự nhiên ào ra như một dòng thác dữ không thể tưởng tượng được, một nỗi buồn ghê gớm. Nhà thơ dùng từ “ướt sũng” để nói lên điều đó.
    “Ủ dột chiều thu ướt sũng buồn”
    Có lẽ ai cũng vậy thôi, cũng muốn mùa thu ở lại, cũng muốn cuộc đời tươi đẹp mãi, trẻ khỏe mãi, vậy thì ta phải hành động, phải làm một điều gì đó để ngăn chặn lại, tác giả nói rằng điều đó không phải dễ, điều đó thật gian truân, vất vả phải là một cố gắng hết sức mới may chăng đạt được hy vọng, cái mạch sầu như một dòng thác tuôi xối xả, người ta phải xả thân, phải gồng mình lên chống đỡ, thể hiện một ý chí kiên cường:
    “Trân mình chống đỡ mạch sầu tuôn”
    Chỉ dừng lại đây thôi ta cũng có thể hình dung ra được một viễn cảnh thê thảm, nhưng không cần phải hình dung nữa mà nhà thơ đã cho ta thấy ngay điều đó, mọi người thấy cái buồn cái lo âu khắc khoải đã tràn sang cả cung đàn trên tay người nhạc sỹ, một món ăn tinh thần một sự giao hòa giữa cuộc sống và tình yêu, một cái vật vô tri mà nó cũng đã cảm nhận được điều đó, nó nhoài âm xuống một cách vội vã, như điên loạn. Lại một lần nữa nhà thơ đưa ta đến một sự khát khao vươn lên trong cuộc sống, không thể khuất phục trước mọi sự biến thái của cuộc đời, dẫu sao đi nữa chúng ta vẫn phải sống vẫn phải chấp nhận để rồi hy vọng làm thay đổi cuộc đời, nhưng mọi cố gắng cũng chỉ đỡ được một phần nào đó thôi “Giọng hát trầm ngâm” vừa hát vừa lo lắng, vừa khắc khoải nó đang cố len lỏi hòng che hết những khoảng trống lo âu, thật là khéo léo. Đúng vậy mọi cố gắng vươn lên ít nhiều cũng sẽ bù đắp đợc những thiếu hụt, những mất mát của cuộc đời, đó là điều không thể phủ nhận.
    “Giọng hát trầm ngâm thả nhạc luồn”
    Thời gian vẫn trôi, trôi mãi, dòng đời vẫn tiếp tục đi theo qui luật “sinh- lão- bệnh tử” của nó. Mở rộng tầm nhìn hơn nữa, tác giả muốn chúng ta khẳng định lại điều đó một lần nữa. Gió vẫn thổi, mưa vẫn rơi, tuy nhiên gió và mưa lại đại diện cho một sự tồn tại tự nhiên mãi mãi, không có gói, không có mưa thì thử hỏi cuộc đời này còn có ý nghĩa gì? Trong bài thơ tác giả tạo dựng một nghịch cảnh đối lập, gió ru, ru hoài nhưng tại sao lại buốt, phải chăng đó là sự thật không thể thay đổi, tác giả như muốn khẳng đinh nó, làm tăng thêm tiết tấu qui luật của tự nhiên, đến đây thì có thể khẳng định được điều đó chắc chắn hơn. Mưa, mưa mãi tại sao không tươi tốt? vạn vật không thay đổi? nhưng đây là một sự khắc khoải một sự đau buồn những giọt nướt mắt không thể ngưng, không thể thay đổi được cái tự nhiên đó đành mặc cho số phận. “Mưa còn mãi gọi tấc lòng ươn”
    Không cần phải nói nhiều, tất cả chỉ có vậy cái qui luận vận động của sự sống không bao giờ thay đổi.
    Thật vậy, mọi vấn đề đã dần khép lại, một ngày sắp trôi qua, một cuộc đời gần chạm vào đáy vực, tất cả không có gì làm thay đổi được qui luật ấy, nó đang dần kép kín lại như một chu kỳ cố định vĩnh cửu, ôm lấy tất cả những gì đã tồn tại trước đó.
    “Hoàng hôn bủa lưới giăng phiền muộn”
    Một ngày trôi đi đã để lại trong ta những gì, cuộc đời sinh ra cho ta hưởng thụ những gì, ta đã làm gì cho cuộc sống này ngày một hoàn mỹ hơn. Mọi người tự nhìn lại, tự nghiệm lại mình, để làm sao cuộc sống mà ta đang có là tốt đẹp nhất. Liệu có ai không thổn thức, có ai không bận tâm đến nó? Liệu ai dám rũ bỏ tất cả những gì đã có và sẽ có. Chính tác giả cũng là người trong cuộc không thể làm khác được “trong tôi’ hay trong tất cả chúng ta đều vậy cả. Ở đây nhà thơ không khóc không quá bức xúc đau đớn trước “ Tiếng chiều” mà nhà thư nhạc sỹ đang lạc quan hơn bao giờ hết, nên nhà thơ thể hiện một tình cảm rạo rực, xao xuyến trong lòng, biết chấp nhập qui luật, biết vươn lên để thay đổi số phận, và cũng là một tình yêu tha thiết cháy bỏng trong lòng thi sỹ, thầm cảm ơn thượng đế đã sinh ra con người, cha mẹ đã sinh ra ta, trời đất cho ta sự sống. đó chính là cội nguồn.
    “Thổn thức trong tôi tiếng cội nguồn”
    Từ tiêu đề “tiếng chiều” đến kết thúc “cội nguồn” là cả một sự kết hợp kéo léo , khá uyên bác không dễ gì nhận ra ngay được. Cảm ơn nhà thơ, nhạc sỹ Hồng Thoại đã cho Bạch Hồng Ngọc được thưởng thức một bài thơ đầy tâm trạng, lời thơ mộc mạc chân thành, tưởng chừng đơn giản nhưng đầy bí ẩn.
    Mặc dù có thể chưa đồng cảm hết được từng câu, từng chữ trong bài thơ theo đúng ý của tác giả, nhưng đây là một khía cạnh mà có lẽ nhiều người sẽ nghĩ như vậy.
    Kính chúc nhà thơ, nhạc sỹ Hồng Thoại cùng gia đình mạnh khỏe- Hạnh phúc- và có nhiều cảm tác hay hơn nữa để lại cho đời.

    Ngày 04/11/2014
    Bạch Hồng Ngọc
    Lần sửa cuối bởi Bạch Hồng Ngọc; 04-11-2014 lúc 12:42 PM
    Đời ta mãi mãi ngợi ca
    Tên người phụ nữ viết hoa Mẹ hiền

    "Ngọc Trắng Hồng"



  2. 10 Thành viên dưới đây cảm ơn Bạch Hồng Ngọc vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình