+ Trả lời chủ đề
Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1

Chủ đề: Cái tâm ở trong thơ Bùi Xuân Phượng

  1. #1
    Avatar của Bạch Hồng Ngọc
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    Bạch Hồng Ngọc đang ẩn
    Tham gia ngày : Jul 2011

    Tuổi: 63
    Bài gửi : 3.643
    Thanks
    20.553
    Thanked 19.324 Times in 3.632 Posts
    Blog Entries
    224

    Cái tâm ở trong thơ Bùi Xuân Phượng

    Cảm nhận về bài “ TÂM THÀNH” Của nhà thơ Bùi Xuân Phượng.

    TÂM THÀNH

    Chín chữ cù lao tự buổi đầu
    Con còn nhỏ dại biết gì đâu
    Tình yêu mắt mẹ tràn tâm hỉ
    Nghĩa hiếu lòng con thẳm dạ sầu
    Khắc khoải hồn mơ đằm nỗi nặng
    Âm thầm cõi mộng ủ niềm sâu
    Thân này đã chót ...sau nguyền chuộc
    Mẫu tử đời luân ...cứ nguyện cầu!

    BXP 11.10.2013

    Gặp anh Bùi Xuân Phượng lúc còn bên thi đàn.com, rồi nay ở thi hữu.net. Có lần tôi đã ghé đến nhà anh chơi, gọi mãi, gọi mãi tưởng anh đi vắng. Để tạo bất ngờ nên tôi không báo trước, vậy nên nghĩ bụng anh đi vắng thì uổng công mình đi xa gần 60km. Cổng khép hờ, chó sủa rất to mà vẫn im hơi lặng tiếng, tôi đẩy nhẹ cửa bước vào sân, con cho hiền thật hình như nó nhận ra bạn của chủ nhà hay sao, chạy lại ngúc ngoắc đôi hít hít mấy cái vào chân, may quá nó không làm gì cả, rồi chạy lại góc sân nằm. Bước vào bậc thềm gọi thật to, hóa ra anh đang ngồi bên bàn máy tính, mải mê sáng tác. Anh vội quay lại, và thốt lên ôi! hay quá! hay quá! Xin chào Bạch Hồng Ngọc, và ôm chầm lấy tôi.
    Nói sơ qua về anh bùi Xuân phượng thì rất nhiều thành viên cũng phải kính nể anh, cần phải học tập anh một số điều. Anh hầu hết tiếp xúc sáng tác với nhiều thể loại thơ, và họa thơ đường luật. Phải nói một niềm đam mê hoa bậc nhất, mà ít ai sánh kịp được lão tướng Phượng, mặc dù tuổi cao, sức khỏe yếu, nhưng với lòng đam mê sáng tác, chịu khó học hỏi, chịu khó sưu tầm, để trang thi hữu có một vườn hoa rực rỡ.
    Nói về bài “ TÂM THÀNH” của anh thì đó là một cố gắng lớn, tuy xét xề luật thì không phải không có phạm bệnh lỗi gì, vẫn còn: Trùng từ, Thượng vĩ nhẹ, hay là bàng nữu, chánh nữu….nhưng cũng không đáng kể, hưng về thanh thì cơ bản chuẩn, kết cấu diễn tả mạch lạc, không viết mỹ miều nhưng cũng không gượng gạo.

    Đọc câu đầu tiên ta nhớ ngay đến câu ca dao:
    "Đội ơn chín chữ cù lao, Sinh thành kể mấy non cao cho bằng."
    Nghĩ một chút thì nó liên quan đến chữ tâm thật rồi, chín chữ cù lao là chín điều khó nhọc của người mẹ mang nặng đẻ đau, dạy dỗ, nuôi nấng, giáo dục, có thế mới cho ta nên người như ngày hôm nay, không một ai trong chúng ta dám vong ơn bội nghĩa. Vậy thì chúng ta phải biết đâu là cội nguồn, đâu là xuất phát điểm, điều chắc chắn là ta phải biết, muốn biết cần phải có tâm:
    “Chín chữ cù lao tự buổi đầu”
    Những cái gian khổ khó khăn nhất của bước đầu cuộc đời nào ai biết được, có ai đo được cái to lớn mênh mông đó của người mẹ, bởi đó là điều tất yếu, nên lúc ta còn nhỏ dại bé thơ thì biết làm sao được.Đúng vậy:
    "Con còn nhỏ dại biết gì đâu”
    Đọc đến đây ta thấy một hình ảnh người mẹ nói chung rất cao thượng và đẹp đẽ, giàu lòng vị tha, thật là một người mẹ đáng trân trọng, tự hào hơn bao giờ hết, người mẹ luôn luôn bảo vệ con cái đến cùng, mỗi khi có bị làm sao thì người mẹ sẵn sàng hy sinh tất cả để cứu lấy đứa con thân yêu của mình, và tha thứ tất cả lỗi lầm của con gây ra.
    “Tình yêu mắt mẹ tràn tâm hỉ”
    Trước một tấm lòng bao la, cao thượng giàu lòng vị tha nhân ái của người mẹ thì tất nhiên đứa con nào cũng phải biết nâng niu, quí trọng và khắc sâu trong tâm trí.
    “Nghĩa hiếu lòng con thẳm dạ sầu”
    Từ “ thẳm” trong câu thể hiện một nét sâu xa, có lẽ hun hút cả tầm mắt, đến mức không còn nhận thấy ra đâu là cùng, là tận về hiếu nghĩa của con đối với người mẹ , và nó cũng là chỗ che dấu đi cái nỗi sầu tư, lo lắng của người mẹ hay nói cách khác là cái sầu đã bị biết mất.
    Nhà thơ Bùi Xuân Phượng muốn nhấn mạnh, muốn cởi hết ra cho chúng ta thấy rõ nhất về cái tâm, về cái đẹp của cuộc sống, tô màu thêm cái đẹp, rồi xoa dịu đi những vết chàm của cuộc sống, đâu phải làm tâm trạng bồn chồn không yên của tác giả, của người mẹ, cái mơ ước thầm kín của người mẹ đối với đứa con là cả một giấc mơ tuyệt diệu, đẹp lóng lánh, những tình cảm nồng nàn tươi thắm đó nó êm dịu gợi một cảm xúc sâu xa, dẫu có bao thứ đè nặng lên bao nỗi cũng không sao cả, hãy tin tưởng rằng mọi sự sẽ tốt đẹp đang chờ đợi chúng ta. Bởi người mẹ luôn âm thầm chịu đựng, lo lắng, âm thầm dõi theo từng bước ta đi, dõi theo năm tháng trưởng thành của người con, chỉ trừ khi nhắm mắt xuôi tay mới đành chịu thôi.
    “Khắc khoải hồn mơ đằm nỗi nặng
    Âm thầm cõi mộng ủ niềm sâu”
    Vậy thì thử hỏi có đứa con nào mà lại dám bất hiếu với cha mẹ, nghĩ vậy thì có lẽ là quá đáng, mà phải nói rằng tình mẫu tử không bao giờ có chuyện đó.
    “ Thân này đã chót…” (riêng “chót”ở đây là “trót”) tác giả muốn nói gì đây sau 3 dấu chấm chấm? có lẽ ai cũng hiểu được ý của tác giả, trong cuộc sống xô bổ thì không thể nào không gặp khó khăn trắc trở, không ai không có những phút xiêu lòng, những lúc sa ngã, có thế làm những chuyện không đâu, những lỗi lầm có thế khó tha thứ, song ở đây tác giả muốn cho ta biết thêm sự cao thượng tấm lòng mênh mông cao cả của đấng sinh thành, họ luôn độ lượng, luôn tha thứ cho chúng ta, gỡ rối cho chúng ta và sẵn lòng cho chúng chuộc hết lỗi lầm để làm lại cuộc đời, để vươn lên trong cuộc sống, để tô thêm chữ tâm cho trọn đạo làm con. Đúng vậy các đấng sinh thành luôn luôn là như vậy. Tình mẫu tử thiêng liên là một thứ keo gắn kết mà không thể có một tức gì làm tách ra được.
    “Thân này đã chót ...sau nguyền chuộc
    Mẫu tử đời luân ...cứ nguyện cầu!”
    Vậy trong cuộc sống mỗi một chúng ta cần cầu nguyện cho cuộc đời mình luôn mạnh khỏe, Hạnh phúc, tinh thần luôn trong sáng, chữ tâm luôn rạng ngời, giữ tròn đạo lý gia phong, chữ tâm luôn là cửa ngọc khuôn vàng mà ai cũng cần phải có.
    Cảm ơn nhà thơ Bùi Xuân Phượng về một bài thơ nhiều ý nghĩa sâu xa, có thể Bạch Hồng Ngọc cũng chỉ hiểu được cái ria bên ngoài mà thôi, còn thực chất chưa thể hiểu hết được ý của tác giả.
    Cuối cùng xin tặng nhà thơ một câu:
    Tuổi gìa nhưng chí vẫn cao
    Bác Bùi Xuân Phượng… tự hào cháu con.
    Ngày 04/11/2014
    Bạch Hồng Ngọc.

    Đời ta mãi mãi ngợi ca
    Tên người phụ nữ viết hoa Mẹ hiền

    "Ngọc Trắng Hồng"



  2. 6 Thành viên dưới đây cảm ơn Bạch Hồng Ngọc vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình