+ Trả lời chủ đề
Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1

Chủ đề: Lớp Dân Ca - TIẾNG HÁT QUÊ HƯƠNG - thăm và tặng quà ngày Nhà Giáo 20/11

  1. #1
    Avatar của maimo
    Điều Hành Viên & Thủ Quỹ VNTH
    Hiện Đang :    maimo đang ẩn
    Tham gia ngày : Feb 2011

    Bài gửi : 3.355
    Thanks
    38.683
    Thanked 28.498 Times in 3.402 Posts
    Blog Entries
    14

    Lớp Dân Ca - TIẾNG HÁT QUÊ HƯƠNG - thăm và tặng quà ngày Nhà Giáo 20/11

    Lớp Dân Ca - TIẾNG HÁT QUÊ HƯƠNG - thăm và tặng quà ngày Nhà Giáo 20/11
    Thầy Trần Văn Khê






    Thai Thanh Nguyen
    CÂU CHUYỆN CỦA GIÁO SƯ TRẦN VĂN KHÊ

    Ai từng có dịp nghe GS Trần Văn Khê (GSTVK) nói, đều phải công nhận rằng thầy có biệt tài kể chuyện. Một giọng nam trầm vang tuyệt đẹp, ngôn ngữ linh hoạt, tính cách dí dỏm, duyên dáng… Thầy lại còn là một beatboxer cực giỏi, có thể dùng giọng của mình để mô phỏng rất hay các giai điệu, nhạc cụ như trống, đàn…
    Khi các học trò đến chúc mừng thầy vào dịp Ngày nhà giáo 20-11-2014 vừa qua, thầy đã kể chuyện về một người học trò người Tunisie từng được thầy hướng dẫn làm luận án Tiến sĩ Âm nhạc tại ĐH Sorbonne-Paris. Anh học trò này mới học có 3 tháng thì hay tin mẹ mất. Anh ân hận vì mẹ mất là do mình đã không ở bên cạnh chăm sóc mẹ trong những ngày cuối cùng, nên đã xin thầy cho nghỉ học để về nước chịu tang. Thầy hỏi: “Trong nhà của con có mấy anh em?” Anh học trò trả lời là có 3 anh em, và anh là con trai út. Thầy nói: “Theo luật của người Việt Nam thì con trai trưởng là người sẽ lo lắng cho cha mẹ. Đã có con trưởng lo rồi, huống chi ‘Tử sanh hữu mạng’, vậy chớ khi đi con có hứa với mẹ điều gì không? Anh học trò đáp: “Dạ, con có thưa mẹ cho con qua Pháp học đặng mang cái bằng tấn sĩ về cho mẹ vui”. Thầy nói: “Đã hứa như vậy thì phải tiếp tục học để đem cái bằng tấn sĩ về cho mẹ”. Vậy là chàng thanh niên Tunisie ở lại học, nhưng vì không có tiền nên tối nào anh cũng phải đi rửa xe bus, rồi thứ bảy chủ nhật thì đi bán đĩa Ả Rập để sinh sống. Thế rồi tình cờ anh gặp một cô người Algérie. Hai nước Algérie và Tunisie gần nhau, đều nói tiếng Ả Rập, và cái cô Algérie này đẹp như là người trong tranh, còn cái anh này thì xấu trai, nhưng mà đờn hay vô cùng. Cho nên khi ảnh cầm cái đờn Oud lên mà đờn rồi, thì cái cô đó ngồi nghe ngẩn ngơ. Anh này thấy cô kia đẹp quá, cũng ngẩn ngơ. Và khi anh xin cưới thì cô gái bằng lòng ngay tức thì. Khi làm đám cưới rồi, thì con trai Algérie tức quá, hăm dọa sẽ giết anh chàng này để trả thù vì đã cướp mất người đẹp. Ở mấy nước Ả Rập thì có khi họ nghĩ chuyện gì, họ dám làm chuyện đó, nên cậu Tunisie này nghe nói sợ quá, mới thưa thầy: “Bây giờ em không biết làm sao, trốn ở đâu, mà đã lỡ như vậy rồi, thầy khuyên em phải làm thế nào?”- Thầy mới nói thế này:
    “Người Algérie có thể giết người Tunisie, nhưng không bao giờ giết người Algérie. Vậy con muốn bình yên phải vô ở nhà Algérie , vô xin ở nhà vợ thì không ai dám giết con hết”. Mẹ của cô này cũng bằng lòng, nhưng mấy đứa trong nhà không đứa nào có học hết, đứa nào cũng học dốt dốt rồi ra làm thợ, đứa nào cũng có xe hơi, ăn bận sang trọng. Còn cái thằng này nó học tấn sĩ gì đâu không biết mà bận đồ lôi thôi, tối phải rửa xe ôtô bus, thành ra mấy đứa em bận đồ đẹp đi chơi cùng chị nó, còn cái anh này phải ở nhà lau chùi… Mẹ cô gái nói: “Con ngu quá đi, không ưng người nào có nghề nghiệp, đặng mà có xe cộ đi, con ưng chi cái thằng này nó đờn lẳng tẳng lằng tằng, nói là học tấn sĩ mà không biết chừng nào, cứ thấy rửa xe không vầy nè. Mà con thì đẹp, cha mẹ chiều con nhưng mà buồn quá đi….”
    Nói một ngày, rồi hai, ba, bốn ngày… trong gia đình mới hội lại nói chuyện: Thôi bây giờ nói với cậu này xin phép ly dị, cho cô này trở lại với người Algérie. Cô này cũng thương chồng lắm, nhưng vì cha mẹ nói quá rồi cũng phải nghe theo. Bữa đó cậu này nói với thầy: “Bây giờ em buồn quá rồi, không biết có học nổi nữa hay không. Vợ của em bắt buộc phải nghe lời cha mẹ, trong tháng tới sẽ ly dị với em”. Thầy mới nói: Thôi được rồi, để bữa nào gia đình bên vợ con không có ai hết, gọi thầy, thầy sẽ tới nói chuyện. Bữa đó cả nhà đi ăn tiệc, chỉ có hai vợ chồng ở nhà, thầy tới đem theo cây đờn tranh. Bước vô, hai vợ chồng chào thầy, mời ngồi. Ở bên đó cũng tôn ti trật tự lắm, thầy ngồi trên cao, hai vợ chồng ngồi dưới thấp chứ không dám ngồi ngang hàng. Thầy mới nói như thế này: “Thầy tới đây hôm nay, biết rằng con sắp ly dị với chồng, bởi vì cha mẹ con đã nói như vậy, nhưng mà thầy muốn nhắc cho con nghe chuyện một người đờn bà con gái Việt Nam, chồng đi xa lo thi cử, ở nhà người vợ phải thay cho người chồng, làm con của người mẹ ấy, tức là làm dâu, rồi thay người cha để mà dạy con, mà sống như vậy trong một năm trời, ăn sương hút gió mà chờ đợi, để tới ngày chồng vinh quy bái tổ, hai vợ chồng mới được bên nhau. Thầysẽ hát cho các con nghe bài Anh Khóa. Mà cái đờn tranh và điệu sa mạc nó giống như điệu sika của Ả Rập, mà sika của Ả Rập cũng như sika của Ba Tư là một điệu nhạc mơ màng, có hơi buồn, than oán”.
    Vậy là chúng tôi được nghe GS TVK hát và beatbox bài Anh Khóa theo điệu sa mạc:
    “Anh Khóa ơi giời cao cao mà bể lại sâu sâu… Hỏi rằng giời bể có thấu nỗi nhau chăng là… Anh Khóa ơi, một mình em coi sóc cửa nhà, dạy con em thay bố, nuôi mẹ già em lại thay con. Anh Khóa ơi,tính đốt ngón tay đã một năm rồi, mà ăn sương hút gió kể cũng hao mòn cái xác con ve…”
    Nghe xong những lời đó, người vợ òa lên khóc, chạy lại ôm chồng nói rằng: “Em cũng bắt chước người vợ Việt Nam để đợi anh. Anh ráng học, em sẽ không bao giờ ly dị...”
    Người chồng mừng quá ráng cần mẫn học. Anh chịu khó lắm, có lần cần một bản thảo mà không có tiền mua, anh đã đi nhờ xe từ Paris qua tới Bagdad để tìm cho được bản thảo đó đem trở về làm luận án, công phu rất nhiều. Sáu tháng sau, anh đậu tấn sĩ. Trở về Tunisie, ba tháng sau anh được cử làm giáo sư Viện Âm nhạc Tunisie, rồi ông giám đốc tới tuổi hưu, anh này có bằng cấp cao nên được mời làm giám đốc Viện nghiên cứu Âm nhạc Tunisie. Được nhà nước cho một cái nhà lầu, cho xe hơi, anh rước bà mẹ vợ qua, bà mẹ vợ khoái quá… Hai vợ chồng sau đó sanh được hai đứa con, đứa nào gặp thầy, cũng thưa: Ông nội!
    Là bởi vì nhờ thầy đến nói chuyện, ngâm bài Anh Khóa, nghe tiếng đờn tranh dịu dàng mà người vợ đó bỗng dưng xúc động, khóc và nối lại tình vợ chồng. Cái đó là chuyện thật đã xảy ra, cho các con thấy rằng: Âm nhạc, nếu chuyển được tới người ta, đó là làm nghệ thuật. Bởi làm nghệ thuật không phải là để cho người ta phục mình vì mình đờn hay, mà làm cho người ta xúc động với mình, chia sẻ với mình. Có những bản nhạc ở trong nước mình coi thường, mà đi ra nước ngoài lại gây được một sự xúc động lạ thường…

    Thái Thanh
    " Cho đi không phí
    người nhận không biết dùng mới phí mà thôi "

    http://vnthihuu.net/showthread.php?2...962#post120962

  2. 6 Thành viên dưới đây cảm ơn maimo vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình