+ Trả lời chủ đề
Trang 1/417 1 2 3 11 51 101 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 4166

Chủ đề: Bộ sưu tập chim

  1. #1
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2

    Bộ sưu tập chim


    Lời đầu tâm sự

    Được sự nhất trí của BĐH VNTH, tôi mở topic “Bộ sưu tập chim”, nội dung như “Sưu tập hoa” nhưng lược bỏ phần thơ. Quy luật vô thường không ai biết trước, cuộc sống của tôi có thể còn 5-10 năm nữa, cũng có thể một sớm một chiều, Bộ sưu tập này có thể là công trình cuối cùng tôi hiến cho Thi Hữu, xin phép BĐH và các bạn thơ được viết đôi dòng tâm sự.

    Tôi thực sự chỉ là một nông dân đầu trần, chân đất, tai nghễnh ngãng, giao tiếp vịt gà nên kiến thức rất hạn hẹp. Ở cái tuổi 77 gần đất xa trời, nhìn lại, tôi ý thức được rằng:
    + Cái dở nhất của đời tôi là sự u sầu, ủy mị, tật suy diễn, chính nó là mầm mống gây nên bao sóng gió cuộc đời.
    + Cái hay nhất của đời tôi là lòng ham học, ý chí vươn lên cầu tiến, đó là sức mạnh giúp tôi tồn tại tới hôm nay.
    Thời trẻ, trước khi bị bệnh, tôi là một thanh niên rất năng động. Hè 1954, rời ghế nhà trường tôi mới học hết Đệ lục, tức 7/12. Quê tôi sống trong vùng Pháp tạm chiếm, cuối năm 1952, chúng san phẳng cả làng, lập nên hệ thống boong ke kiên cố, dân làng phải ly tán muôn phương, sau HB 54 mới về xây dựng lại. Đầu năm 1955, ở cái “tuổi 17 bẻ gẫy sừng trâu” tôi được giao tập hợp các bạn trong độ tuổi, lập nên đoàn TN thôn do tôi phụ trách, sau đó còn tham gia nhiều công tác khác. Đầu năm 1960, được đề bạt là Trưởng ban BTVH xã (nhắc lại sự kiện này vì nó liên quan đến bước ngoặt của đời tôi). Phong trào BTVH xã tôi đang lên như diều gặp gió thì Xã lại điều tôi về làm Kế toán cho HTXNN thôn. HTX thôn tôi chưa qua 03 mùa vụ mà đã 05 lần thay kế toán, sổ sách rối mù. Không một chút chuyên môn, tôi đã phải mò mẫm lần từng tài khoản … , ba tháng dòng dã, suốt ngày đêm con số múa trong đầu. Nhưng rồi, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ, lập lại sổ sách, lên phương thu chia mùa 60, lập Đề án sản xuất năm 61, tất cả rõ ràng, minh bạch, được báo cáo điển hình toàn huyện. Nhưng, tuổi trẻ hăng say, không biết giữ mình, làm việc vô độ, cộng với những lý do tế nhị khác, tôi đã mắc bệnh suy nhược thần kinh trầm trọng. Nằm bệnh viện TƯ hai tháng không khỏi, trở về vẫn đầu nặng tai u, giữa tuổi thanh xuân chưa vợ, tôi đã chán đời cạo trọc đầu và tìm đến cái chết. Sau một cơn bão lòng khủng khiếp, tôi tỉnh dần, lại quyết trí vươn lên. Sức khỏe dần phục hồi, lại tham gia sản xuất, dạy BTVH, và tự học ngày đêm…Là cán bộ xã, trong phong BTVH, tôi được tham dự nhiều cuộc họp huyện cùng các Hiệu trưởng trường PT, trong đó có một Hiệu trưởng trường Cấp II CG. Khi trên chủ trương mở lớp BTVH bồi dưỡng cho giáo viên, tôi đã xin vào học. Lớp học cho những người “đã ngồi vững trên ghế” cứ “buổi đực buổi cái”, nhưng tôi được vào đây như “chuột sa chĩnh gạo”, những kiến thức cơ bản thu được đã giúp ích rất nhiều cho sự tự học của tôi. Cuối năm học, lớp mới học hết chương trình học kỳ I nhưng tôi đã tự học hết chương trình cả năm, nộp đơn thi TCCN. Vì học ở lớp, tôi đã nhờ ông Hiệu trưởng cho một Giấy chứng nhận, hoàn thiện hồ sơ thi. Đến ngày thi, các học sinh PT đã có giấy Chứng nhận tốt nghiệp, còn tôi thì…, Giám thị kiểm tra là một cán bộ BTVH huyện, biết quá rõ về cái lớp của tôi, đã không chấp nhận cho tôi vào thi. Tôi bàng hoàng tiếc cho công sức bao ngày, liều ở lại, sáng hôm sau cứ liều lĩnh xếp hàng…Ngước mắt trông lên, Giám thị kiểm tra lại là một cán bộ BTVH huyện khác, nghĩ đến việc chiều qua, tôi bủn rủn cả người. Nhưng trông thấy tôi, ông không kiểm tra gì cả, chỉ nói một câu: “Phượng hử? Thôi vào!” Một đêm thức trắng rã rời, cộng với nỗi mừng đột ngột …, nhưng cuối cùng tôi cũng qua được kỳ thi. Nhận được giấy báo trúng tuyển, trào lệ rưng rưng, không tin ở mắt mình…Lúc này tôi mới quyết định lấy vợ, 9/9/62 cưới, 24/9 nhập trường. Lúc đầu tôi học quá vất vả, tưởng không theo kịp phải về. Nhưng rồi, tôi cứ kiên nhẫn từng phút từng giờ …, cuối năm học, được tuyên dương là một trong số 11 học sinh giỏi toàn diện của trường. Sang năm thứ hai, phấn khởi, sức khỏe tốt, tôi học say sưa. Nhưng đột nhiên bệnh cũ tái phát, điều trị hai tháng không khỏi, nhà trường buộc phải trả về địa phương. Từ đó, tôi sống triền miên trong nỗi đau bệnh tật, trong đói nghèo cơ cực và sự tảo tần tìm kế sinh nhai vì 8 đứa con. Bệnh tật đã vùi dập bao hoài bão, ước mơ tuổi trẻ của tôi, nhưng tôi không chịu an bài, đã vượt lên số phận để có hôm nay. Do lòng ham học, cuối đời tôi đã xử dụng được vi tính, vào mạng diễn đàn, được hòa hồn thơ với giới trí thức thời đại, tình thơ không phân biệt Nông hay Trí. Thời gian đầu, ở cả Thi Đàn và Thi Hữu, tôi tham gia họa thơ rất sôi nổi, làm được nhiều thể loại thơ, có nhiều thơ được tuyển trọn vào Thư viện của hai diễn đàn, có thơ được in trong cả bốn tập thơ của Thi Hữu. Với một chút kiến thức thực vật ít ỏi thu được ở trường, nhờ mạng Thi Hữu, tôi lập trang Sưu tập hoa, sau hơn ba năm mò mẫm miệt mài, tôi đã hoàn thành Bộ sưu tập cây cỏ với trên 2.400 loài, trong phạm vi 56 Bộ, những cây có ở Việt Nam, đã có những kiến thức vững vàng về thực vật.
    Cây cỏ có rất nhiều, bổ xung mãi cũng không hết nên tôi tạm dừng, chuyển sang sưu tầm các cây và con vật lạ, trang Sưu tầm này đã được nhiều bạn đọc yêu mến. Nhưng ở Sưu tầm có một điều dở: không có định hướng, vào Nét gặp con vật nào hay thì cóp về, sưu tầm theo từng chủ đề bài viết nên có nhiều sự trùng lặp, tôi không đủ sức lược bỏ hết, hơn nữa, sưu tầm nhiều không sao nhớ được. Ở “Bộ sưu tập chim”, tôi sưu tập theo trình tự Hệ thống tiến hóa, bắt đầu là bộ Đà điểu thứ nhât, kết thúc là bộ Sẻ thứ 29, mỗi loài chim chỉ nói đến một lần, không lặp lại.
    Thực hiện Sưu tập này tôi dựa chính vào Wikipedia, lần theo từng Bộ, Họ tìm thêm trên google. Bước vào Sưu tập, tôi thu được nguồn vốn ban đầu là 472 loài chim của trang web “Sinh vật rừng Việt Nam”. Đây mới chỉ hạn hẹp trong Hệ sinh thái Việt Nam, Sưu tập của tôi muốn mở rộng ra Hệ sinh thái toàn cầu.
    Dù là một nông dân kiến thức hạn hẹp, nhưng tôi sẽ thực hiện Sưu tập này trên tinh thần khoa học nghiêm túc đẫm mồ hôi. Tôi đặt mức 1.000 loài hoàn thành “Bộ sưu tập chim” trước ngày 23/6/2015, làm quà tự mừng sinh nhật lần thứ 77 của mình.
    Mời bạn đọc đón xem.

  2. 5 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  3. #2
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    CHIM

    Loài em trải khắp tinh cầu
    Đồng quê, hai Cực, biển sâu, núi rừng
    Lông vũ, có mỏ, không răng,
    Đẻ trứng vỏ cứng, vẫy vùng trời xanh

    Cánh là chi trước biến thành
    Rẽ mây, lướt gió, băng mình nhẹ êm.
    Vạn loài chung một tên: CHIM
    Bộ khung xương nhẹ, chắc, bền, dẻo dai

    Bốn ngăn tim …có khác đời
    Thích nghi cuộc sống mây trời bao la.
    Đứng đầu : Đà điểu cao to
    Chạy nhanh bậc nhất, nhưng mà không bay!

    Chim ruồi bé nhất, rất hay
    Nhiều điều khiến thế gian này ước ao!.
    Chim ưng đang ở tầng cao
    Đột nhiên cụp cánh, bổ nhào thót tim …

    Vạn loài chung một tên: CHIM!

    BXP 01.12.2014
    Lần sửa cuối bởi buixuanphuong09; 02-12-2014 lúc 06:22 AM

  4. 4 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  5. #3
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    MỞ ĐẦU : CHIM

    Chim (danh pháp khoa học: Aves) là tập hợp các loài động vật có xương sống, máu nóng, đi đứng bằng hai chân và đẻ trứng. Trong lớp Chim, có khoảng 10.000 loài còn tồn tại, giúp chúng trở thành lớp đa dạng nhất trong các loài động vật bốn chi. Lớp chim cư trú ở các hệ sinh thái khắp toàn cầu, từ vùng Bắc Cực cho tới châu Nam Cực. Các loài chim có kích thước dao động khác nhau, từ nhỏ cỡ 5 cm (như Mellisuga helenae - một loài chim ruồi) cho tới lớn cỡ 2,7 m (như đà điểu). Các bằng chứng hóa thạch cho thấy, chim được tiến hóa từ các loài khủng long chân thú (Theropoda) trong suốt kỷ Jura, vào khoảng 150-200 triệu năm về trước, với đại diện đầu tiên được biết đến, xuất hiện từ cuối kỷ Jura là Archaeopteryx (vào khoảng 155–150 triệu năm trước). Hầu hết các nhà cổ sinh vật học đều coi chim là nhánh duy nhất của khủng long còn sống sót qua sự kiện tuyệt chủng Cretaceous–Tertiary vào xấp xỉ 65,5 triệu năm trước.
    Các loài chim hiện đại mang các đặc điểm tiêu biểu như: có lông vũ, có mỏ và không răng, đẻ trứng có vỏ cứng, chỉ số trao đổi chất cao, tim có bốn ngăn, cùng với một bộ xương nhẹ nhưng chắc. Tất cả các loài chim đều có chi trước đã biển đổi thành cánh và hầu hết có thể bay, trừ những ngoại lệ như các loài thuộc bộ Chim cánh cụt, bộ Đà điểu và một số đa dạng những loài chim đặc hữu sống trên đảo. Chim cũng có hệ tiêu hóa và hô hấp độc nhất mà đáp ứng cao cho hoạt động bay. Vài loài chim, đặc biệt là họ Quạ và vẹt, nằm trong những loài thông minh nhất của giới động vật; một số được quan sát đang chế tạo và sử dụng công cụ, nhiều loài sống thành bầy lại có thể truyền đạt những kinh nghiệm hiểu biết cho thế hệ sau.
    Nhiều loài chim hàng năm thường di trú đến những nơi rất xa, cùng rất nhiều loài lại thực hiện những chuyến bay ngắn hơn và bất thường. Chim là động vật sống bầy đàn, chúng giao tiếp với nhau thông qua tiếng kêu và tiếng hót, tham gia vào những hoạt động bầy đàn như hợp tác trong việc sinh sản, săn mồi, di chuyển và tấn công chống lại kẻ thù. Phần lớn chim là những loài đơn giao xã hội, thường vào mùa giao phối trong một thời gian nhất định. Trứng chim thường được đẻ trong tổ và ấp bởi chim bố mẹ. Hầu hết chim non sau khi nở đều có thêm một thời gian được chim bố mẹ chăm sóc.
    Nhiều loài chim có tầm quan trọng đối với con người, đa phần được sử dụng làm thức ăn thông qua việc săn bắn hay chăn nuôi. Một vài loài, như phân bộ Sẻ hay bộ Vẹt, được biết đến với vai trò vật nuôi làm cảnh. Hình tượng chim xuất hiện trong tất cả các mặt của văn hóa con người, từ tôn giáo, thần thoại đến thi ca và âm nhạc phổ thông. Khoảng 120-130 loài chim đã bị tuyệt chủng do hành động con người trong thế kỷ 17, cùng với hàng trăm loài khác sau đó. Hiện nay, có khoảng 1.200 loài đang trong tình trạng đe dọa tuyệt chủng bởi các hoạt động từ loài người, cho dù vẫn đang có những nỗ lực bảo vệ chúng.

  6. 4 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  7. #4
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    DANH MỤC CHIM SƯU TẬP

    Vực: Sinh vật nhân chuẩn (Eukaryota)
    Giới: Động vật (Animalia)
    Ngành : Động vật có dây sống (Chordata)
    Lớp : Chim (Aves)
    Phân lớp Chim hiện đại Neornithes
    Neornithes là một phân lớp thuộc lớp Aves. Chim hiện đại là tổ tiên chung gần nhất của các loài chim ngày nay. Loài chim hiện đại được đặc trưng bởi mỏ không có răng và tỷ lệ trao đổi chất và tốc độ tăng trưởng cao. Đặc trưng nổi bật nhất là chúng có thể bay, với một số trường hợp ngoại lệ không biết bay như chim cánh cụt, đà điểu

    Cận lớp Chim hàm cổ: Paleognathae:
    1- Bộ Đà điểu - Struthioniformes
    2- Bộ Tinamou - Tinamiformes

    Cận lớp Chim hàm mới: Neognathae:
    1- Bộ Ngỗng Anseriformes
    2- Bộ Gà Galliformes
    3- Bộ Choi choi (Bộ Rẽ) Charadriiformes
    4- Chim lặn Gavia Gaviiformes
    5- Bộ Chim lặn (Bộ Le hôi) Podicipediformes
    6- Bộ Hải âu (Bộ Chim báo bão) Procellariiformes
    7- Bộ Chim cánh cụt Sphenisciformes
    8- Bộ Bồ nông Pelecaniformes
    9- Chim nhiệt đới (tropicbird) Phaethontiformes
    10- Bộ Hạc Ciconiiformes
    11- Kền kền Tân Thế giới Cathartiformes
    12- Bộ Hồng hạc Phoenicopteriformes
    13- Bộ Cắt Falconiformes
    14- Bộ Sếu Gruiformes
    15- Gà cát (sandgrouse) Pteroclidiformes
    16- Bộ Bồ câu Columbiformes
    17- Bộ Vẹt Psittaciformes
    18- Bộ Cu cu Cuculiformes
    19- Gà móng ở Nam Mỹ (hoatzin)
    20- Bộ Cú Strigiformes
    21- Bộ Cú muỗi Caprimulgiformes
    22- Bộ Yến Apodiformes
    23- Bộ Sả Coraciiformes
    24- Bộ Gõ kiến Piciformes
    25- Bộ Nuốc Trogoniformes
    26- Chim chuột (mousebird) Coliiformes
    27- Bộ Sẻ Passeriformes
    Bộ Sẻ là Bộ tiến hóa cao nhất, có nhiều họ chim đa dạng nhất
    Nguồn : wikipedia

  8. 4 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  9. #5
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    Cận lớp Chim hàm cổ: Paleognathae:
    1- Bộ Đà điểu - Struthioniformes

    Bộ Đà điểu - Struthioniformes là một nhóm các loài chim lớn, không bay có nguồn gốc Gondwana, phần lớn trong chúng hiện nay đã tuyệt chủng. Không giống như các loài chim không bay khác, các loài đà điểu không có xương chạc trên xương ức của chúng và như thế thiếu nơi neo đủ mạnh cho các cơ cánh của chúng, vì thế chúng không thể bay được mặc dù chúng có các cánh phù hợp cho việc bay lượn.
    Phần lớn khu vực đại lục Gondwana cổ đã do các loài đà điểu chiếm lĩnh, hoặc có chúng cho đến thời gian tương đối gần đây.

    Các họ:
    1- Họ Đà điểu châu Phi - Struthionidae

    Đà điểu châu Phi (danh pháp khoa học: Struthio camelus) là một loài chim chạy, có nguồn gốc từ châu Phi. Nó là loài còn sống duy nhất của họ Struthionidae, và chi Struthio. Chúng rất khác biệt về hình thể với cổ, chân dài và có thể chạy với tốc độ lên đến 65 km/giờ (40 dặm/giờ). Đà điểu được xem là loài chim còn sống lớn nhất và được chăn nuôi trên khắp thế giới. Tên khoa học của nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "Chim Lạc đà".
    2- Họ Đà điểu Nam Mỹ - Rheidae

    Đà điểu Nam Mỹ hay đà điểu châu Mỹ (danh pháp khoa học: Rhea) là chi đà điểu Nam Mỹ duy nhất trong họ cùng tên gồm 2 loài chim sống ở Nam Mỹ. Đà điểu châu Mỹ có kích thước cơ thể nhỏ hơn Đà điểu châu Phi nhưng lớn hơn Đà điểu châu Úc. Thức ăn chủ yếu là các loài thực vật và sâu bọ. Chúng sống ở các trảng cỏ Argentina, Brasil, Bolivia.
    3- Họ Đà điểu Úc Casuariidae

    Đà điểu Úc hay chim Emu là loài đứng thứ hai về kích thước, cao tới 2 m và cân nặng khoảng 60 kg. Giống như đà điểu châu Phi, nó chạy nhanh, là loài chim đầy sức mạnh của đồng bằng và miền rừng.
    4- Họ Chim moa Dinornithidae

    Chim Moa là tên gọi để chỉ 11 loài chim không biết bay đã tuyệt chủng thuộc 6 chi, vốn là những loài đặc hữu của Tân Tây Lan. Hai loài lớn nhất, Dinornis giganteus và Dinornis novaezelandiae, có chiều cao lên tới 3,7 m nếu cổ kéo dài ra, và nặng khoảng 230 kg.
    5- Họ Ki vi Apterygidae

    Chim Kiwi là các loài chim nhỏ nhất thuộc bộ Đà điểu nghĩa rộng (sensu lato), to bằng con gà, nặng 2-3 kg, cổ ngắn, mỏ rất dài và mảnh. Nơi sống duy nhất là đảo quốc New Zealand, vì thế được xem là sinh vật đặc hữu của New Zealand.

  10. 4 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  11. #6
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    Bài 01- ĐÀ ĐIỂU CHÂU PHI




    Sưu tập:

    Đà điểu châu Phi - Struthio camelus, chi Struthio, Họ Đà điểu châu Phi – Struthionidae, Bộ Đà điểu – Struthioniformes

    Đà điểu châu Phi là loài đà điểu lớn nhất hiện còn tồn tại. Thành viên lớn nhất của loài này có thể cao tới 3 m, cân nặng 135 kg và chạy nhanh hơn ngựa.
    Đà điểu châu Phi nặng từ 90 đến 130 kg. Một số đà điểu trống đã được ghi nhận là có thể nặng đến 155 kg. Đà điểu trống trưởng thành có lông chủ yếu là màu đen với một vài điểm trắng ở cánh và đuôi. Đà điểu mái và con non có màu xám nâu nhạt với vài đốm trắng. Đà điểu trống dùng đôi cánh nhỏ do thoái hóa của nó để múa gọi bạn tình và che chở cho đà điểu con. Bộ lông của chúng mềm và khác biệt so với lông vũ của loài chim bay. Vẫn còn những cái móng trên hai cánh của chúng. Cặp chân khỏe của chúng không có lông. Chân có hai ngón với một ngón lớn hơn trông giống như móng ngựa. Điểm độc đáo này giúp cho khả năng chạy của đà điểu. Với lông mi rậm và đen, cặp mắt của đà điểu lớn nhất trong các loài động vật trên cạn còn sống.
    Ở độ tuổi trưởng thành (2–4 năm), đà điểu trống cao 1,8–2,7 m, đà điểu mái 1,7–2 m. Trong năm đầu tiên, đà điểu con tăng cao 25 cm (10 inch) mỗi tháng. Một năm tuổi đà điểu đạt trọng lượng 45 kg.
    Nguồn : wikipedia

  12. 5 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  13. #7
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    Bài 02-ĐÀ ĐIỂU NAM MỸ LỚN

    Đà điểu Nam Mỹ lớn - Rhea americana


    Rhea americana ở Wilhelma, Stuttgart, Đức

    Sưu tập:

    Đà điểu Nam Mỹ lớn - Rhea americana, chi Rhea, Họ Đà điểu Nam Mỹ - Rheidae, Bộ Đà điểu – Struthioniformes

    Đà điểu Nam Mỹ lớn - Rhea americana là một loài chim trong họ Rheidae. Đây là một trong hai loài của chi Rhea, trong họ Rheidae, loài đà điểu này là loài đặc hữu của Argentina, Bolivia, Brasil, Paraguay và Uruguay. Chúng sinh sống ở một loạt các khu vực mở, chẳng hạn như đồng cỏ, thảo nguyên hoặc các vùng đất ngập nước cỏ. Trọng lượng 23–25 kg, đây loài chim lớn nhất ở Nam Mỹ. Trong tự nhiên chúng có tuổi thọ lên đến 10,5 năm. Nó cũng đáng chú ý bởi thói quen sinh sản của nó, và thực tế là một nhóm đã thiết lập ở Đức trong những năm gần đây.
    Nguồn : wikipedia

  14. 6 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  15. #8
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    Bài 03-ĐÀ ĐIỂU NAM MỸ NHỎ

    Đà điểu Nam Mỹ nhỏ - Rhea pennata

    Đà điểu Nam Mỹ nhỏ - Rhea pennata



    Sưu tập:

    Đà điểu Nam Mỹ nhỏ - Rhea pennata, chi Rhea, Họ Đà điểu Nam Mỹ - Rheidae, Bộ Đà điểu – Struthioniformes

    Đà điểu Nam Mỹ nhỏ - Rhea pennata là một loài chim trong họ Rheidae. Loài này được tìm thấy ở Altiplano và Patagonia, Nam Mỹ.
    Loài chim này cao 90–100 cm. Chiều dài là 92–100 cm và trọng lượng là 15–28,6 kg. Nó có mỏ và đầu nhỏ, mỏ dài 6,2 đến 9,2 cm, nhưng có chân dài và cổ dài. Nó có cánh khá lớn hơn các loài khác trong chi. Nó có thể chạy với tốc độ lên tới 60 km/h, giúp nó chạy trốn khỏi kẻ săn mồi.
    Nguồn : wikipedia

  16. 6 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  17. #9
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    Bài 04-ĐÀ ĐIỂU ÚC HAY CHIM EMU






    Sưu tập:

    Đà điểu Úc hay chim Emu - Dromaius novaehollandiae, chi Dromaius,Họ Đà điểu Úc Casuariidae, Bộ Đà điểu – Struthioniformes

    Đà điểu Úc hay chim Emu (danh pháp hai phần: Dromaius novaehollandiae) là một loài chim thuộc họ Casuariidae của bộ Đà điểu (Struthioniformes) nghĩa rộng (sensu lato) hay bộ Casuariiformes khi bộ Struthioniformes được hiểu theo nghĩa hẹp (sensu stricto) trong siêu bộ chim mỏ cổ (Palaeognathae), phân lớp chim hiện đại (Neornithes). Chúng sống trên các thảo nguyên châu Úc, phân bố từ vùng Đông Úc đến vùng Tasmania. Trọng lượng trung bình khoảng từ 40 kg đến 50 kg, đầu và cổ có lông, chân có 3 ngón. Thức ăn chủ yếu là thực vật và động vật nhỏ.
    Nguồn : wikipedia

  18. 7 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  19. #10
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    Bài 05- ĐÀ ĐIỂU ĐẦU MÀO PHƯƠNG NAM




    Đà điểu đầu mào phương nam




    Sưu tập:

    Đà điểu đầu mào phương nam - Casuarius casuarius, chi Casuarius, Họ Đà điểu Úc Casuariidae, Bộ Đà điểu – Struthioniformes

    Đà điểu đầu mào phương nam hay Đà điểu đầu mào hai yếm (Casuarius casuarius) là một loài đà điểu đầu mào trong họ Đà điểu châu Úc. Đà điểu đầu mào phương nam được tìm thấy tại miền nam New Guinea, đông bắc Australia và quần đảo Aru, chủ yếu tại các khu vực đồng bằng.
    Đà điểu đầu mào phương nam phân bố ở rừng mưa nhiệt đới Indonesia, New Guinea và đông bắc Úc,[4] và nó thích độ cao dưới 1.100 m tại Úc, dưới 500 m ở New Guinea.
    Nguồn : wikipedia

  20. 7 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề
Trang 1/417 1 2 3 11 51 101 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình