+ Trả lời chủ đề
Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1

Chủ đề: Cảm nhận về bài thơ “NGÀN PHỐ QUÊ MÌNH” Của nhà thơ Trần Xuân Sinh

  1. #1
    Avatar của Bạch Hồng Ngọc
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    Bạch Hồng Ngọc đang ẩn
    Tham gia ngày : Jul 2011

    Tuổi: 63
    Bài gửi : 3.643
    Thanks
    20.553
    Thanked 19.324 Times in 3.632 Posts
    Blog Entries
    224

    Cảm nhận về bài thơ “NGÀN PHỐ QUÊ MÌNH” Của nhà thơ Trần Xuân Sinh

    Cảm nhận về bài thơ “NGÀN PHỐ QUÊ MÌNH” Của nhà thơ Trần Xuân Sinh

    Ngàn Phố quê mình dải lụa xanh
    Đôi bờ rợp bóng mát cây cành
    Phù sa bãi rộng màu tươi tốt
    Đất đỏ đồi cao trái ngọt lành
    Nhất thủy hàng khô nhiều thứ đẹp
    Nhì sơn gỗ quý lắm công thành
    Ai về ghé lại nhìn non nước
    Ngàn Phố quê mình dải lụa xanh.

    TXS

    Đọc “NGÀN PHỐ QUÊ MÌNH“ Của nhà thơ Trần Xuân Sinh. Tôi nhớ ngay tới bài hát “THƯƠNG LĂM MỘT MIỀN QUÊ” của nhà thơ Khải Nguyên đã được nhạc sỹ Minh thu phổ nhac thành bài hát rất hay:

    ”Ba năm đôi lần tôi lại về thăm quê
    Quê tôi nghèo gừng cay muối mặn
    Câu ví nằm nghiêng khứa tim bỏng rát
    Đọi chè Hương Sơn chát đằm vị ngọt
    Giọt mồ hôi đổ bật mầm xanh”
    Ngàn Phố chính tên sông là sông Phố. Con sông này chảy ngang huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Đây cũng là một quê hương của nhà thơ Trần Xuân Sinh, một miền đất cổ Hương Sơn linh thiêng. Những dãy núi Giăng màn chạy dọc theo chiều dài đất nước, nối tiếp dãy Trường Sơn là ranh giới giữa Việt Nam và đất nước bạn Lào anh em, một vùng rừng mây núi điệp trùng xanh thẳm, rừng nguyên sinh bát ngát đầy những cây cổ thụ hàng ngàn năm tuổi, trên nhiều những mỏn núi cao cheo leo là một phong cảnh tuyệt tác mà thiên nhiên ban tặng cho Hương Sơn nói riêng và cho Việt nam nói chung một con sông Ngàn Phố thơ mộng tất cả những điều đó được nhà thơ Trần Xuân Sinh gói lại:
    “Ngàn Phố quê mình dải lụa xanh”
    Câu thơ giản dị chất phác mà đọc lên ai cũng có thể biết ngay mảnh đất mà nhà thơ đã sinh ra và lớn lên ở đó, bao nhiêu kỷ niệm sinh thời không thể nhạt phai trong tâm trí ông cũng như mọi người khi có dịp đi qua mảnh đất Hương Sơn, được ngắm nhìn dòng sông Ngàn Phố, những xóm làng đông đúc, trù phú thấp thoáng dưới những rặng cây xanh mượt, chạy dài hai bên bờ dòng sông tạo nên một cảnh đẹp hùng vĩ của mảnh đất địa linh nhân kiệt này, từ xa chúng ta quan sát đúng là một dải lụa xanh không thể nào khác được.
    ”Đôi bờ rợp bóng mát cây cành”
    Đứng từ xa rất khó phát hiện ra những bản làng được phủ kín màu xanh của cây lá, nếu ta ngồi trên xe chạy qua cứ ngỡ tất cả Hương Sơn là rừng núi nguyên sinh, những cây cổ thụ đã vươn hẳn lên cao vút, che kín những mái ngói, tường xây, đúng một vùng quê rất đẹp, khí hậu trong lành, ít ai ngờ tới dưới những tán cây đó là những bản làng đông đúc, trù phú, nơi những đàn Hươu đem lại nguồn lợi thu nhập không nhỏ cho những người dân Hương Sơn, đúng như những gì mà nhà thơ Trân Xuân Sinh đã viết.
    Những mạch thánh từ trong địa hình đồi núi xen đồng bằng thung lũng của sông Ngàn Phố, sông Ngàn Sâu và các phụ lưu, dốc từ tây - bắc xuống đông - nam, cao nhất là núi Bà Mụ (1.357 m) trên biên giới Việt Lào. mà dãy núi chính: dãy núi Giăng Màn (thuộc dãy Trường Sơn); núi Kim Sơn (rú Vằng); dãy núi Mồng Gà; dãy núi Thiên Nhận; núi Hoa Bảy... đã tạo nên và đem lại cho Hương Sơn những bãi ruộng tốt tươi màu mỡ, hàng năm con sông Ngàn Phố vẫn cần mẫn chở những hạt phù sa về bồi đắp cho quê hương ông. Những đồi núi đất đỏ mới gặp ta cs tưởng là một miền đất cằn cối, nhưng không phải thế, vì chính trên những hạt đất đỏ đó đã tao ra biết bao trái ngọt, bao mùa bội thu hoa quá, trong đó nổi tiếng có cam bù. Đúng là:
    “Phù sa bãi rộng màu tươi tốt
    Đất đỏ đồi cao trái ngọt lành”
    Chẳng có lời thơ nào mà diễn tả hết được cảnh đẹp của quê hương mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
    Nói đến mảnh đất quê hương mình có lẽ không có nhà thơ hay nhà văn nào lại không kể đến một vài đặc sản gì trong đó. Ở đây nhà thơ Trần Xuân Sinh có nhắc tới nhưng thaattj tinh ta mới có thể nhận ra, cũng như ở trên trái ngọt ở đây ông muốn nhắc tới trái cam bù, vậy còn bây giờ ông viết:
    “Nhất thủy hàng khô nhiều thứ đẹp”
    Nhất thủy, Đúng vậy “nhất cận thủy” một con sông chạy qua ngoài ngồn nước tưới tiêu, ngoài sự bồi đắp phủ sa và nguồn lợi thủy sản thì đó còn là một con đường lưu thông hàng hóa thuận tiện, những cách vè từ miền quê anh xuôi về cửa Hội, những chuyến hàng miêng xuôi ngược về quê anh cũng chính ở con sông Ngàn Phố này, khi mà đường bộ chưa lưu thông tốt, xe cộ chưa nhiều. bên cạnh đó ông muốn nhắc tới một loại đặc sản trên dòng sông này chăng, có cái gì đặc biệt ở đây, tôi dám khẳng định ai chưa đến Hương Sơn, chưa thưởng thức bữa cơm ở trân đất phố Châu thì chắc chắn không biết được. Điều mà tôi dám khẳng định ở đây là đặc sản cá mát. Một loài cá không to lắm, thịt thơm ngon, đầu các mềm, khi kho lên nước cá rưới lên cơm ăn cũng rất ngon. Vậy hàng khô là gì? Chắc chắn là ông muốn nhắt tới đặc sản cu đơ, chính Hương Sơn Hà Tĩnh mới là quê hương của kẹo cu đơ.
    Do câu thơ chỉ có bảy chữ nên muốn kể nhiều cũng không được và ông dùng từ nhiều để thay thế cho những gi trên mảnh đất này có và rất đẹp.
    “Nhì sơn gỗ quý lắm công thành”
    Vậy thì đối lại: Nhì sơn, quả là vậy “Nhì cận sơn” sơn thủy hữu tình tạo nên một cảnh đẹp hùng vĩ, những miền đất vừa cận thủy vửa cận sơn đó là miền đất phát, như lời cha ông ta đã nói “ Rừng vàng biển bạc” bên cạnh đó nhà thơ cong muốn nói ông muốn nói gì ở đây nữa đây? Đúng vậy một miền quê trung du bán sơn địa nằm phía Tây bắc Hà Tình, đồi núi chập chùng, vậy thì có phải ông muốn nói nhiều núi lắm sông hay không? Nhiều núi lắm sông thì ruộng đất canh tác ít, người dân nơi đây hẳn là khó khăn vất vả, không phải có đúng thế không, hay ở đây ông muốn nhắc tới những đổi núi đó có những loài thảo mộc, cây có đã nuôi những đàn hươu tạo ra những mầm nhung hươu rất có giá trị, vừa là những đồi núi để cho rễ cam bù hút nhựa sống đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân nơi đây bù lại thiếu ruộng nước thâm canh. Gỗ quí thì đúng rồi rừng Hương sơn nhiều lim, lắm sến, trín, dổi vàng tâm….và nhiều loài gỗ quí hiếm khác. Bên cảnh đó nhà thơ không quên nhắc đến những con người thành đạt nơi đây, ông chỉ bao hàm những công thành, “công thành danh toại” nếu ông dùng danh thành thì đầy đủ hơn dể hiểu hơn. Thật biết bao người con quê hương ông dã thành đạt như: Lê Xuân Tùng: cựu Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Lê Minh Hương: cựu Ủy viên Bộ Chính trị, bộ trưởng Bộ Công an; Phạm Song: cựu bộ trưởng Bộ Y tế; Lê Đức Thúy: cựu thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Trần Cẩm Tú: bí thư tỉnh ủy Thái Bình; Đinh Xuân Lâm: giáo sư sử học; Lê Khả Kế: giáo sư, nhà ngôn ngữ học; Hà Huy Khoái: giáo sư, viện sĩ toán học, cựu viện trưởng Viện Toán học Việt Nam; Lê Xuân Lựu: giáo sư, trung tướng, cựu giám đốc Học viện Chính trị Quân sự v.v.
    Hai câu thơ của nhà thư tương tự như một câu thành ngữ “ Nhất cận thị - Nhị cận giang” quả là không sai.
    Vậy thì còn gì để nói nữa đây? Ông viết ít nhưng khá đầy đủ về quê hương ông, một thể loại thơ đường bác học dùng thể thủ vĩ ngâm ngụ ý nhấn mạnh lại một lần nữa.
    “Ai về ghé lại nhìn non nước
    Ngàn Phố quê mình dải lụa xanh”
    Một câu kết nhẹ nhành, sâu nặng, đúng vậy ai đi xa mà nỏ nhớ tới quê hương mình. Ông dùng từ “ai” ở đây là không chỉ muốn nói tới những người con được sinh ra trên đất Hương Sơn mà ông muốn nói tới tất cả mọi người trên đất nước có dịp ghé qua Hương Sơn hà Tĩnh để một lần chiêm ngưỡng cảnh đẹp và con người nơi đây, để rồi nhớ mãi không quên.
    Một miền đất Hà Tĩnh kiên cường, mà trong bài hát “THƯƠNG LĂM MỘT MIỀN QUÊ” có đoạn:
    “Hà Tĩnh quê mình làn da rát bỏng
    Gió Lào qua gừng cay, muối càng mặn
    Lận đận quê nghèo trắng tóc mẹ cha.
    Ngàn Phố sông từ nơi đâu
    Mà như dải lụa vắt ngang Phố Châu”

    Cảm ơn nhà thơ Trần Xuân Sinh đã cho tôi thưởng thức một bài thơ viết về quê hương ông khá sinh động, đã làm tôi bồi hồi nhà lại những lần đi qua mảnh đất quê hương ông.
    Đã có lần tôi hỏi một cô gái ở Phố Châu:
    - Em ở đâu?
    - Dạ! em ở Ngàn Phố
    - Em ở Ngàn Phố thì anh tìm em sao nổi.
    Ngàn Phố là một dòng sông thơ mộng trên quê hương nhà thơ Trần Xuân Sinh.

    17/12/2014

    Đời ta mãi mãi ngợi ca
    Tên người phụ nữ viết hoa Mẹ hiền

    "Ngọc Trắng Hồng"



  2. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn Bạch Hồng Ngọc vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình