+ Trả lời chủ đề
Hiện kết quả từ 1 tới 3 của 3

Chủ đề: Khúc tấu tranh gò nhôm - Mời thi hữu cảm tác

  1. #1
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    hoanggiao đang ẩn
    Tham gia ngày : Feb 2014

    Tuổi: 63
    Bài gửi : 4.458
    Thanks
    30.429
    Thanked 29.986 Times in 4.483 Posts
    Blog Entries
    1

    Khúc tấu tranh gò nhôm - Mời thi hữu cảm tác

    TRĂM NĂM KHÚC TẤU GÒ NHÔM
    (Thơ cho tranh gò nhôm của họa sĩ Văn Phúc)

    Chỉ là một miếng nhôm thôi
    Đục đục gõ gõ ra đời bức tranh
    Này đây bản nhạc trăng thanh
    Hòa cùng khúc tấu lòng anh đêm hồng
    Ru em trọn giấc say nồng
    Nghĩa vợ tình chồng sau trước như mơ
    Trăm năm nhôm thiếc anh gò
    Làm nên bức họa tặng cho riêng nàng

    Hoàng Giao



    (Tranh gò nhôm của họa sĩ Văn Phúc)
    Lần sửa cuối bởi hoanggiao; 29-03-2015 lúc 07:45 AM
    http://vnthihuu.net/image.php?type=sigpic&userid=60789&dateline=140742  1116

  2. 4 Thành viên dưới đây cảm ơn hoanggiao vì bài viết hữu ích này


  3. #2
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    hoanggiao đang ẩn
    Tham gia ngày : Feb 2014

    Tuổi: 63
    Bài gửi : 4.458
    Thanks
    30.429
    Thanked 29.986 Times in 4.483 Posts
    Blog Entries
    1
    Mời bạn cảm tác tranh gò nhôm của Hs VP:

    1. DƯỚI TRĂNG


    Bức tranh Dưới trăng là người con gái đang thả hồn vào ánh sáng huyền dịu của trăng, thầm gửi bao nỗi nhớ nhung âm thầm đến gia đình đến người thương, đến cuộc sống đáng yêu này. Bức tranh trọn vẹn tình yêu thương với chúng ta. Cái tuyệt là ở chỗ họa sĩ pha màu vào nhôm, thấy cả ánh sáng bạc mênh mông của trăng.

    Đây là cái chợ Nổi quê Văn Phúc đã được đưa vào nhôm một cách điệu nghệ. Chiếc xuồng, hàng hóa, cảnh mua bán, cuộc sống mưu sinh, mây trôi và cánh cò bay lả, sông nước dập dìu. Rất đời thường, mà cũng đầy chất thơ, lãng mạn và hữu tình.

    Chợ Nổi Cái Răng ở miền tây nam bộ trong bức tranh này là một tuyệt tác khó nói thành lời. Cũng là một cuộc sống mưu sinh trong hành trình sông nước. Nhưng nó vừa diễm tình vừa sâu sắc, vừa đẹp mê hồn. Những nét trạm trổ tinh vi độc đáo. Tình người của hai nửa thế giới đan xen hòa quyện. Một bức tranh sức sống dồi dào.


    2. Đây là bức tranh có tên "Hợp tấu vô lý". Thoạt nhìn thì không hiểu tại sao tác giả lại dùng chữ "vô lý" ở đây. Nhìn kỹ mới thấy người chồng gẩy đàn, người vợ bấm phím mà reo lên cung đàn bản nhạc được thì vô lý thật. Mà nếu làm được như thế phải là thiên thần. Nhưng tác giả làm bức tranh "vô lý" này để làm gì? Chắc phải có lý do ẩn ý gì đây? Hợp tấu vô lý có vẻ không còn vô lý nữa. Theo tôi nghĩ thì giống như cái chuyện chồng tung vợ hứng ý mà, chàng gẩy nàng bấm, tuy vô lý cho kẻ chơi đàn nhưng nếu xét theo những cung bậc tình cảm thì có lý vì "Nàng là cây đàn muôn phím, chàng đến bên bỗng rung lên bao tiếng tơ lòng". Dây đàn gẩy lên, tiếng tơ lòng không thể rung lên nếu không có bàn tay bấm phím. Hình ảnh tượng trưng chàng là dây đàn, còn nàng là muôn phím. Dây đàn và phím đàn phải tương tác với nhau mới làm nên bản hợp tấu tình yêu bất hủ. Bố cục bức tranh tương phản, nàng thả tóc như nàng tiên bay, chàng ở thế đứng, chàng gẩy, nàng đưa tay vô phím đàn, tay hai người phải là đồng điệu mới giao hòa. Tình yêu khó kiếm như cái 'đồng điệu" ấy đấy, khác nhau (tương phản) để hút nhau, nhưng phải hòa vào đồng thời nhịp đập trái tim nhau...tạo nên một mùa xuân tình yêu vĩnh cửu. Phải chăng đó là kiệt tác, chính là Mùa Xuân Vĩnh Viễn của phương đông, lay động lòng NGƯỜI!


    3. Tiếp theo (ký họa của VP): Đây là bức ký họa có nội dung về BỜ VAI, MÁI ĐẦU, mời bạn cảm tác



    4. Tiếp theo tranh gò nhôm: Tiếp theo, đây là Bức tranh LÀM THEO LỜI BÁC của hs VP:

    Bức tranh này từng đường nét uyển chuyển lung linh sắc màu huyền ảo tràn đầy sinh lực. Ai có thể tưởng tượng nổi nó lại sản sinh ra từ một miếng nhôm cứng còng vô thức? Ai đã thổi hồn vào nó vậy? Là người họa sĩ gò nhôm! Là tâm hồn của ông đó, là sinh khí của ông đó, nếu không có tài, không có tâm, không có ý chí và nghị lực, thì ông không thổi hồn vào tranh như thế được đâu. Từ một miếng nhôm mà ông làm nên thành công tuyệt vời ý tưởng: "Thanh niên làm theo lời Bác". Bức tranh đạt quá.

    "Tranh làm theo lời Bác là cảm xúc từ phim VTV Cần thơ nói về anh thương binh Lê Văn Hùng quê Đồng Tháp tuy cụt hai giò mà vẫn có trang trại và gia đình hạnh phúc".



    5. Tiếp theo: Cổng làng Dị sử

    Đây là bức tranh gò nhôm về chính cái cổng làng Dị sử, quê hương, nơi họa sĩ được sinh ra. Có cả cảnh chợ búa, cảnh sinh hoạt hàng ngày, đồng quê, mùa màng, ao chuôm. Ngắm bức tranh hữu tình thấm đẫm tình quê này ai mà không lao xao với quê! Một cái cổng làng của nguồn cội sinh thành đã đằm sâu trong lòng tác giả hóa thân vào miếng nhôm thành bức tranh sống, tái hiện bên đời.

    Vấn đề ánh sáng chiếu vào gò nhôm Văn Phúc rất siêu, nhất là bức tranh Cổng làng Dị sử. Đường nét sắc bén khai hoa nở nhụy trên đôi tay tài ba, tồn tại trong ta những giá trị vĩnh cửu. Cảm động thay!





    6. Tác phẩm gò nhôm: Tiếng trống trường

    Nghệ thuật tác phẩm tiếng trống trường: Đây là bố cục
    song song nếu tính theo hai dáng người đang chạy. Cũng còn là bố cục
    tương phản tính theo vệt bay của hai con chim. Về ngôn ngữ thể hiện
    ông chọn phương pháp tượng trưng cho dễ hiểu, vậy là tác phẩm tự thân
    mang tính đậm đà bản sắc dân tộc. Vậy dậm đà bản sắc dân tộc còn ở hai
    khía cạnh nữa: Một là học sinh với tà áo dài thướt tha đang chạy. Hai
    là phía sau là rừng dừa nước muốn nói đây là phong cảnh đất nước, con
    người VIỆT NAM vùng sông nước ĐBSCL.

    Tại sao tranh của ông lại là: TIẾNG CHUÔNG LẢNH LÓT ?
    Hãy xem các kỹ xảo trong tác phẩm
    Nhìn kỹ ta thấy ông dùng kỹ thuật mô tả không khí chuyển động trong
    không gian theo sự chuyển động của con người gây nên, đó là những vệt
    đậm phía sau hai nữ sinh đang hối hả chạy và vệt đậm kia là hai con cò
    đang bay. Đây là cách diễn tả rất tinh tế mô phỏng các hoạt động chuyển
    động. Hoa sĩ Văn Phúc nắm được kỹ thuật này áp dụng cho hoàn cảnh
    riêng rất Việt Nam, nó là một trong những kỹ xảo lạ mắt,trong hội hoa
    đương đại Việt Nam, hãy tiếp tục bàn luận:
    Tại sao các em học sinh ôm sách chạy, tại sao hai con cò
    bỗng nhiên bay, chắc có hiện tượng gì mà gây hiệu ứng hai đối tượng
    chuyển động ngược chiều nhau. Ta suy xét đây phải là tiếng động mạnh
    làm rung động không gian yên tĩnh làm chim vội vàng bay đi. Tiếng
    động đó lại làm học sinh phải chạy rõ nhanh, vậy đó chắc chắn là tiếng
    trống trường. Điểm lại các họa sĩ từ phương đông đến phương tây, chưa
    ai có đề tài tranh nghệ thuật mô phỏng tiếng động hay về bố cục nói
    về tiếng động, sâu sắc về ý nghĩa nội dung, những kỹ năng tư duy thể
    hiện, cùng với các kỹ xảo tuyệt đỉnh.


    Trích từ một bài viết của Hoàng Giao về tranh gò nhôm của họa sĩ Văn Phúc
    http://vnthihuu.net/image.php?type=sigpic&userid=60789&dateline=140742  1116

  4. 4 Thành viên dưới đây cảm ơn hoanggiao vì bài viết hữu ích này


  5. #3
    Avatar của Ngan Hoa
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    Ngan Hoa đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2015

    Bài gửi : 5.495
    Thanks
    12.355
    Thanked 19.810 Times in 5.340 Posts
    Blog Entries
    46
    THỢ GÒ

    Chỉ cần một tấm nhôm thôi
    Tay anh có thể biếu tôi cặp thùng
    Chẳng hàn mà lại không bung
    Ao làng gánh nước đã dùng nhiều phen

    Đền công tặng đóa loa kèn
    Cánh màu hồng thắm giữa chen nhụy vàng
    Anh nhìn kéo thước chứa chan
    Dưới đe trên búa nở ngàn bông hoa

    Com-pa thước góc đậm đà
    Thợ gò như thể bài ca lắm vần...

    Ngàn Hoa

  6. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn Ngan Hoa vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình