+ Trả lời chủ đề
Trang 1/2 1 2 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 18

Chủ đề: Sổ tay nội trợ

  1. #1
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.669 Times in 4.450 Posts

    Sổ tay nội trợ

    Những loại thực phẩm kỵ với trứng gà


    Trứng gà vô cùng bổ dưỡng nhưng có những thực phẩm không nên sử dụng sau khi ăn trứng để tránh gây ra những tổn hại không đáng có cho sức khỏe.



    Các bác sĩ Đông y cho rằng, bất cứ sự vật gì đều có tương sinh tương khắc, và trứng gà không phải là ngoại lệ. Vì vậy để tránh gây ra những tổn hại không đáng có cho cơ thể, sau khi ăn trứng gà thì 7 thực phẩm dưới đây không nên sử dụng:

    Kẹo

    Nhiều người biết rằng khi chế biến món liên quan tới trứng gà thì không được cho thêm một chất ngọt vào. Nhưng có thể bạn sẽ không biết rằng khi ăn trứng gà xong nếu ăn kẹo thì sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Nhiều nơi thậm chí còn có thói quen chế biến món thịt kho trứng với đường thắng để lấy màu; nhưng thực ra như vậy sẽ làm cho protein axit amin fructose trong trứng gà kết hợp với lysine tạo ra một hợp chất mà cơ thể khó hấp thu, làm ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa.

    Quả hồng

    Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm và đặc biệt là bệnh viêm dạ dày cấp tính. Nếu liên tiếp ăn 2 loại thực phẩm này thì sau đó thường có các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày cấp tính như nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy.

    Nếu đã chót ăn vào, bạn nên tìm cách để đào thải phần thức ăn trong bụng ra ngoài. Có thể uống ngay lập tức dung dịch bao gồm 20g muối và 200ml nước sôi. Nếu bạn không nôn ra được, thì cần uống nhiều lần hoặc bạn cũng có thể sử dụng nước ép gừng tươi hòa lẫn với nước ấm để có thể nôn hết ra. Khi thời gian ăn xong đã lâu thì bạn nên uống thuốc nhuận tràng để đào thải những chất độc hại trong cơ thể ra ngoài.

    Nước đậu nành

    Mỗi buổi sáng thức dậy, một số mẹ cẩn thận chuẩn bị bữa sáng cho con. Muốn con cái đầy đủ dinh dưỡng từ sáng sớm nên rất nhiều mẹ chuẩn bị khẩu phần bao gồm trứng chiên và cốc sữa đậu nành hoặc là một cốc sữa đậu nành sau khi ăn trứng để làm dịu cơn khát của chúng.

    Trên thực tế, nếu sử dụng riêng từng loại một thì rất tốt nhưng khi kết hợp với nhau thì sẽ gây ra những tác hại. Khi ăn trứng cùng với uống sữa đậu nành thì protein trong trứng có thể kết hợp với chất ức chế trypsin trong sữa đậu nành làm cho quá trình phân hủy protein bị cản trở và làm giảm tỷ lệ hấp thụ protein trong cơ thể.

    Thịt ngỗng hay thịt thỏ

    Bác sĩ Lí Thời Trân trong cuốn sách Bản thảo cương mục đã cho ra trứng gà không thể kết hợp ăn cùng với thịt ngỗng hay thịt thỏ. Ông cho rằng nguyên nhân là bởi vì thịt thỏ, thịt ngỗng ngọt, tính hàn, trứng cũng thuộc nhóm thực phẩm này, cả hai đều có chứa một số chất có hoạt tính sinh học khi ăn với nhau sẽ xảy ra phản ứng kích thích đường tiêu hóa, gây ra bệnh tiêu chảy.

    Các loại thuốc chống viêm

    Trứng rất giàu protein, trong khi các triệu chứng viêm trong cơ thể lại có liên quan đến lượng protein. Vì vậy, khi bắt đầu tình trạng viêm, nhớ không uống thuốc sau khi ăn trứng. Đặc biệt là các bệnh tiêu hóa, tiêu chảy thậm chí không nên ăn trứng.Trứng có chứa protein sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng tương đối đến sự hấp thu và tiêu hóa.

    Nước chè

    Thông thường người ta có thói quen uống nước chè sau bữa ăn .Vì cho rằng nước chè giúp miệng sạch, và giúp hỗ trợ tiêu hoá. Nhưng thực ra mọi thứ lại hoàn toàn ngược lại, uống trà ngay sau khi ăn trứng gà sẽ gây hại cho cơ thể.Trong trà có chứa nhiều axit tannic kết hợp với protein tạo thành protein axit tannic làm chậm hoạt động của nhu động ruột, kéo dài thời gian lưu trữ phân trong ruột, không chỉ là nguyên nhân gây ra táo bón mà còn làm tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể và gây ra chất ung thư bất lợi tác động xấu đối với sức khỏe con người.

    Thịt rùa

    Ăn trứng cùng lúc với thịt rùa có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt là những người mệt mỏi, cảm lạnh càng không nên ăn. Đối với phụ nữ mang thai, tiêu hóa đôi khi không tốt cũng không thích hợp với cách ăn này.

    Theo Phạm Xuân Lộc (Đời sống pháp luật)



  2. 4 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  3. #2
    Avatar của Huy Thanh
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    Huy Thanh đang ẩn
    Tham gia ngày : Apr 2012

    Bài gửi : 14.392
    Thanks
    51.087
    Thanked 71.734 Times in 14.210 Posts
    Blog Entries
    404
    Dùng bữa vừa xong với trứng gà
    Thịt rùa ngỗng thỏ chớ thêm nha
    Các thuốc chống viêm đều phải cữ
    Hồng kẹo chè nành khổ lắm đa!

    huythanh

  4. 4 Thành viên dưới đây cảm ơn Huy Thanh vì bài viết hữu ích này


  5. #3
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.669 Times in 4.450 Posts
    12 công dụng chữa bệnh và làm đẹp của cà chua



    Cà chua được xem là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt, vào mùa hè cà chua có lượng vitamin C cao nhất.
    Cây cà chua có tên khoa học là Lycopesium esculentum, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, là loại rau ăn quả, họ cà (Solanaceae). Quả cà chua mọng nước, khi chín có màu vàng hoặc đỏ, có nhiều hình dạng: Tròn, dẹt, có cạnh, có múi… Quả có chứa nhiều vitamin C nên có vị chua.
    Công dụng chính của cà chua là ăn tươi sống, nấu canh cà chua, xào với thịt, hải sản, trứng… rất thơm ngon, bổ dưỡng. Giải khát bằng nước ép cà chua cùng với ít đường, đá uống rất tốt trong mùa hè. Sau đây là một số công dụng của cà chua.



    12 công dụng chữa bệnh và làm đẹp của cà chua

    1. Phòng ung thư: Chất lycopene còn có khả năng oxy hoá đặc biệt, có thể tiêu trừ các phân tử tự do, bảo vệ tế bào, ngăn chặn quá trình biến đổi của các bệnh ung thư. Cà chua không chỉ có tác dụng phòng tránh bệnh ung thư tiền liệt tuyến, mà còn có thể làm giảm nguy cơ mắc các chứng ung thư như ung thư tuyến tuỵ, ung thư trực tràng, ung thư vòm họng, ung thư vú...

    2. Chữa viêm gan mạn tính: Cà chua 250mg rửa sạch, thái miếng, thịt bò 100g thái mỏng, xào ăn hàng ngày. Món ăn này có tác dụng hỗ trợ tốt trong điều trị viêm gan mạn tính, giúp cơ thể nhanh hồi phục.

    3. Tốt cho người viêm thận: Trong cà chua còn có chất giúp dịch vị bài tiết một cách bình thường, bảo đảm cho hồng cầu được tạo thành, có lợi cho việc duy trì tính đàn hồi của thành mạch máu và bảo vệ làn da. Ăn cà chua có tác dụng hỗ trợ phòng tránh và trị liệu các bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp. Cà chua chứa nhiều nước, lợi tiểu, cũng thích hợp cho người bị viêm thận sử dụng.

    4. Bảo vệ tim mạch: Chất lycopene trong cà chua hàm chứa các vitamin và khoáng chất có tác dụng bảo vệ tim mạch, có khả năng làm giảm tác hại của các bệnh tim mạch.

    5. Chữa bí đại tiện, thiếu máu: Cà chua sống gọt bỏ vỏ, thái thành miếng nhỏ, trộn với mật ong, ăn ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 - 2 quả.

    6. Chữa bỏng lửa: Tách lấy vỏ cà chua có dính thịt quả đắp lên chỗ bỏng, thỉnh thoảng lại thay. Thuốc có tác dụng chống đau rát và kích thích da chóng hồi phục.

    7. Chống lão hóa: Vitamin C trong cà chua có tác dụng giải khát, hỗ trợ tiêu hoá, làm mát máu, điều hoà gan, thanh nhiệt giải độc, giảm huyết áp. Do đó cà chua là thực phẩm hỗ trợ trị liệu rất tốt cho những người bị huyết áp cao, hay bệnh thận. Ăn nhiều cà chua có tác dụng chống lão hoá, giúp làn da trắng tự nhiên.

    8. Chữa mụn nhọt lở loét: Lấy ngọn cây cà chua rửa sạch, giã nát, thêm vài hạt muối, đắp lên nơi tổn thương rồi băng lại. Mỗi ngày làm vài lần cho đến khi khỏi. Hoặc nấu cà chua với dầu hay mỡ cho đến khi bốc hết hơi nước, sau đó dùng như một loại thuốc mỡ để bôi lên những nơi mụn nhọt, lở loét.

    9. Chữa sốt cao kèm theo khát nước: Cà chua 200g thái lát, sắc nước uống thay trà trong ngày, uống lạnh hay nóng đều được. Hoặc dùng nước ép cà chua, nước ép dưa hấu mỗi thứ 200ml, trộn đều, chia 2 - 3 lần uống trong ngày

    10. Chữa tăng huyết áp: Vào sáng sớm (khi chưa ăn uống), lấy 1 - 2 quả cà chua, rửa sạch bằng nước sôi, thái thành miếng nhỏ, thêm chút đường cho đủ ngọt rồi ăn sống. Mỗi liệu trình kéo dài ½ tháng, nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục liệu trình khác.

    11. Chữa chảy máu chân răng: Ăn tươi cà chua (quả chín) ngày 3 - 4 lần, mỗi lần 1 – 2 quả, ăn trong 2 tuần sẽ có kết quả.

    12 . Làm làn da mịn màng, tưới sáng: Do giàu rutin, beta-carotene, vitamin B và C...có tác dụng làm da mịn màng, tươi sáng nên cà chua được các nhà thẩm mỹ chiếu cố chế “mặt nạ” dưỡng da.
    (theo Nông nghiệp Việt Nam)

  6. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  7. #4
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.669 Times in 4.450 Posts
    5 loại quả tuyệt đối không nên ăn khi đói

    Chuối
    Chuối chứa nhiều magiê, nguyên tố gây ảnh hưởng đến chức năng của tim, ức chế mạch máu tim.
    Ăn chuối lúc đói sẽ khiến lượng magiê trong cơ thể đột ngột tăng cao, phá vỡ sự cân bằng của magiê và can xi trong máu, gây ức chế mạch máu tim.


    Cà chua
    Ăn cà chua khi đói sẽ khiến một lượng lớn chất pectin và tannin (vị chát) kết tủa với axit dạ dày hình thành kết sỏi dạ dày, dễ gây buồn nôn, nôn mửa, loét, thậm chí thủng dạ dày.


    Quả hồng
    Hồng là một trong những loại trái cây tốt cho hệ tiêu hóa và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch nhờ lượng đường cao của nó.
    Song trong quả hồng có chứa cả chất tannin, một loại chất trong vỏ trái cây (được gọi là mủ) và chất pectin (hóa chất trong trái cây), hai chất này sẽ kết hợp với axit của dạ dày lúc đói và tạo ra những hạt sạn trong dạ dày, gây buồn nôn, nôn ọe, thậm chí là loét dạ dày hay thủng dạ dày.


    Cam, chanh
    Cam, chanh có chứa rất nhiều axit hữu cơ, axit, acid citric, acid… nên khi bạn ăn khi đói sẽ làm tăng axit trong dạ dày, dẫn đến tổn thương cho dạ dày. Ngoài ra, còn gây nên cảm giác đầy bụng, bức bối và có thể dẫn đến ợ chua và ói mửa.


    Sơn trà
    Vị chua của sơn trà có tác dụng tiêu thức ăn. Tuy nhiên nếu như ăn quả sơn trà lúc đói bụng thì không chỉ bị tiêu hao hết khí mà còn làm tăng cảm giác đói bụng khiến cho dạ dày phải hoạt động nhiều hơn.

    theo Thời báo doanh nhân

  8. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  9. #5
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.669 Times in 4.450 Posts
    10 thực phẩm ăn khi đói sẽ gây hại sức khỏe

    Đây là những loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể, nhưng lại trở nên độc hại nếu bạn ăn chúng khi đang đói.



    1. Sữa và sữa đậu nành

    Cả hai loại thực phẩm này đều chứa một lượng lớn protein. Nếu bạn ăn chúng lúc đói, lượng protein này sẽ phải chuyển hóa hành nhiệt lượng và tiêu hao hết, nên không còn bổ dưỡng cho cơ thể. Khi dùng hai loại thực phẩm này, bạn nên ăn kèm các loại thực phẩm có chứa bột mỳ hoặc uống sau khi ăn 2 giờ, hoặc trước khi ngủ, như vậy sẽ vừa có tác dụng bảo vệ sức khỏe, vừa thúc đẩy tiêu hóa.

    2. Rượu

    Uống rượu lúc đói dễ kích thích niêm mạc dạ dày, gây ra các chứng bệnh như viêm loét dạ dày, khiến cơ thể dễ bị hạ đường huyết, dẫn đến chóng mặt, toát mồ hôi lạnh, tim đập nhanh, nghiêm trọng hơn đường huyết sẽ hạ đến mức gây hôn mê, thậm chí tử vong.

    3. Trà

    Theo Tân Hoa Xã, trà là một loại đồ uống giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn uống trà khi đói sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, giảm chức năng tiêu hóa, còn có thể gây hiện tượng “say trà” với các triệu chứng biểu hiện như tim đập mạnh, chóng mặt, chân tay bủn rủn, bụng dạ khó chịu, đói cồn cào.

    4. Đường

    Đường là loại thực phẩm rất tốt cho tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ thức ăn. Nếu ăn những thực phẩm chứa nhiều đường khi đang đói cồn cào, sức khỏe của bạn sẽ chịu ảnh hưởng. Khi đó, lượng đường trong máu tăng cao đột ngột nên dễ mắc bệnh không có lợi cho cơ thể.

    5. Hồng và cà chua

    Cả hai loại quả này đều có chứa nhiều pectin, axit tannic, các chất này phản ứng với axit dạ dày tạo thành những cục đặc quánh khó hòa tan, từ đó dễ hình thành kết sỏi dạ dày. Vì thế bạn có thể bị buồn nôn, nôn mửa, loét, thậm chí thủng dạ dày khi ăn những loại quả này lúc đói.

    6. Chuối

    Magiê và vitamin C trong quả chuối có tác dụng thúc đẩy hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt, nhưng nó sẽ phản tác dụng khi bạn ăn khi "bụng rỗng". Lúc này, hàm lượng magiê sẽ tăng đột ngột trong máu, làm mất sự cân bằng của tim mạch, không có lợi cho sức khỏe.

    7. Cam quýt

    Do chứa một lượng lớn axit hữu cơ, axit tactric, axit xitric, loại quả này nếu ăn lúc đói, sẽ khiến cho lượng axit trong dạ dày tăng mạnh, gây kích thích không tốt cho niêm mạc dạ dày, làm bộ phận này trương phồng, tràn thừa axit. Điều đó khiến bạn có cảm giác càng đói hơn và làm tăng nặng bệnh đau dạ dày.

    8. Tỏi

    Tỏi có chứa nhiều allicin có vị hăng cay. Ăn tỏi khi đói, sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, thành ruột, khiến dạ dày co rút, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày và đường ruột.

    9. Khoai lang

    Trong khoai lang có chứa nhiều tannin và chất nhựa. Nếu bạn ăn khi đói, chúng sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit, gây cảm giác khó chịu, cồn cào. Đặc biệt những người bị bênh dạ dày cần lưu ý điều này, vì nó sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.

    10. Đồ lạnh

    Nếu bạn dùng quá nhiều thực phẩm lạnh trong lúc đói, sẽ kích thích dạ dày co lại, lâu dần sẽ gây rối loạn phản ứng hóa học giữa các loại enzyme, gây bệnh dạ dày. Ngoài ra, hành động này còn có thể làm tổn hại đến chức năng của các cơ quan nội tạng, gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.

    Theo Zing.vn

  10. 4 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  11. #6
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.669 Times in 4.450 Posts

    5 sai lầm nghiêm trọng khi ăn gừng


    Theo các bác sĩ, gừng là vị thuốc rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nếu bạn tùy tiện sử dụng, chúng sẽ phản tác dụng.



    Mùa hè trời nóng sự phân tiết dịch vị giảm nên có thể ảnh hưởng đến nhu cầu ăn uống, nếu trong bữa ăn dùng thêm vài lát gừng tươi sẽ thúc đẩy sự thèm ăn. Tuy nhiên, bạn không được dùng gừng cho những người bị trúng nắng.

    Nước gừng tươi đường đỏ chỉ thích hợp với những người phong hàn cảm mạo, hoặc vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa, không được dùng cho những người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt, càng không được dùng cho những người bị trúng nắng.

    Uống nước ép gừng tươi có thể trị buồn nôn do bị lạnh gây ra, còn buồn nôn do những nguyên nhân khác không nên sử dụng. Nếu ăn nhiều, bạn sẽ gặp vấn đề về tiêu hóa.

    Gừng hiếm khi gây ra các tác dụng phụ nhưng nếu bạn ăn với liều lượng lớn thì sẽ làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến tiêu hóa. Theo kết luận của Trung tâm Y tế, Đại học Maryland (Mỹ), ăn quá nhiều gừng có thể gây ra chứng ợ nóng, tiêu chảy và kích thích miệng. Bạn cũng có thể bị ợ hơi, đau bụng, đầy bụng, buồn nôn và luôn cảm giác có mùi gừng trong miệng.

    Nếu bạn tiêu thụ một lượng lớn gừng tươi, rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng bệnh viêm ruột hoặc tắc nghẽn đường ruột.

    Người thân nhiệt cao: Trong trường hợp này không nên ăn gừng vì nó sẽ làm thân nhiệt tăng cao hơn. Tuy nhiên, nếu bị cúm virus mà không sốt hay sốt nhẹ vẫn có thể dùng gừng, nhưng khi đã có dấu hiệu sốt cao và có nguy cơ tổn thương các mạch máu và xuất huyết thì tuyệt đối không được dùng gừng.

    Trong thực tế gừng có thể phù hợp và kết hợp được với nhiều loại thuốc. Nhưng, bạn nên cẩn trọng hơn khi dùng thuốc phải có khuyến cáo của bác sĩ. Điều không nên làm là kết hợp gừng với những loại thuốc giảm huyết áp, chống loạn nhịp tim và thuốc kích thích cơ tim. Hoạt tính của những loại thuốc này sẽ tăng lên khi có sự kết hợp với gừng và gây ra tình trạng công thuốc, quá liều.

    Ngoài ra, gừng cũng không được dùng với thuốc hạ đường huyết vì gừng sẽ làm giảm lượng đường trong máu của bạn, điều này đã được quy định riêng cho bệnh tiểu đường.

    Phụ nữ mang thai: Theo kinh nghiệm dân gian, gừng được dùng trong thời gian đầu của thời kỳ mang thai nhằm giảm các triệu chứng buồn nôn, tiết nước bọt và giảm các triệu chứng ngộ độc. Trong nửa cuối của thai kỳ, bạn nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.

    Thời kỳ cho con bú, phụ nữ cũng không nên ăn gừng vì nó có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em.

    Theo Lao động

  12. 5 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  13. #7
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.669 Times in 4.450 Posts
    DANH SÁCH CÁC MÓN ĂN KỴ NHAU - CÁC BÀ NỘI TRỢ CẦN LƯU Ý

    Một lưu ý quan trọng khi nấu ăn cho trẻ là danh sách các món ăn kỵ nhau. Có nhiều loại rau, củ, quả, thịt vốn là những thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ em, nhưng khi nấu chung, kết hợp chúng với nhau thì lại sinh ra những phản ứng tương tác tạo thành những chất độc hại gây khó tiêu, ngộ độc, thậm chí nhiễm độc kéo dài.

    Sau đây là danh sách các món ăn, thực phẩm kỵ nhau, tuyệt đối không được chế biến chung các mẹ nên biết.

    Hải sản và bia là 2 thực phẩm kỵ nhau
    Hải sản giàu purine và nucleotide, trong khi bia lại giàu vitamin B1 – giúp phân hủy hai chất trên. Nếu ăn hải sản kèm bia, nó sẽ làm tăng vọt axit uric trong máu, hình thành sỏi tiết niệu và gây bệnh gút.

    Trứng và sữa đậu nành không được chế biến chung
    Trứng và sữa đậu nành không được chế biến chung
    Hai thực phẩm này đi kèm nhau sẽ làm giảm sự hấp thụ protein trong cơ thể người.

    Sữa và chocolate kỵ nhau
    Sữa chứa nhiều protein và canxi, còn chocolate chứa axit oxalic. Hai thứ này trộn với nhau, axit oxalic sẽ kết hợp với canxi và tạo ra canxi oxalate không tan trong nước – chất có thể gây tiêu chảy, khô tóc và các triệu chứng khác ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.

    Hoa quả và hải sản
    Hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn ăn hoa quả chung với hải sản, nó sẽ gây ói mửa, đau bụng và tiêu chảy.

    Giăm bông và đồ uống chứa axit lactic
    Để bảo quản giăm bông, thịt lợn muối xông khói, xúc xích và các loại thịt chế biến sẵn khác, nhà sản xuất thường bổ sung nitrate để ngăn thực phẩm hỏng và sự sinh sôi các chất độc thịt. Khi nitrate tương tác với axit hữu cơ (như axit lactic, axit citric, axit tartaric…) nó sẽ chuyển hóa thành chất sinh ung thư có tên gọi nitrosamine.
    Do sự khác biệt về nồng độ axit cần thiết để tiêu hóa hai loại thức ăn này, nó sẽ kéo dài thời gian thực phẩm ở trong dạ dày, gây khó chịu đường tiêu hóa.

    Cải bó xôi và đậu phụ
    Đậu phụ chứa nhiều hai chất là magie clorua và canxi sunphat, trong khi đó cải bó xôi chứa axit oxalic. Khi kết hợp, nó sẽ tạo ra magie oxalate và canxi oxalate, hai chất kết tủa không tiêu này có thể ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi cũng như gây ra sỏi thận.

    Củ cải và hoa quả
    Củ cải có thể sinh ra chất thiocyanate. Nếu được ăn cùng với hoa quả, thành phần flavonoid trong hoa quả sẽ được chuyển hóa thành một chất gây ảnh hưởng tới chức năng tuyến giáp.

    Lá hẹ và đậu phụ
    Canxi trong đậu phụ có thể kết hợp với axit oxalic trong cây hẹ và tạo ra chất kết tủa canxi oxalate, khiến cho việc hấp thụ canxi trở nên khó khăn.

    Trà và trứng
    Trà chứa các chất có tính axit. Kết hợp với sắt ở trong trứng, nó sẽ gây kích thích dạ dày và ảnh hưởng đến đường tiêu hóa cũng như sự hấp thụ dinh dưỡng.
    Tùy theo mỗi người, mà những món ăn “kị” nhau sẽ gây nên những chứng như: khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy. Thận yếu thì phát theo chứng của thận, dạ dày yếu thì phát chứng dạ dày.
    Các mẹ đừng nghĩ ăn hoa quả lúc nào cũng tốt vì một số loại hoa quả khi kết hợp với thực phẩm nào đó sẽ gây tương tác có hại. Chẳng hạn, rau dền và quả lê vốn kỵ nhau, nếu ăn cùng sẽ dễ bị nôn.
    Ngoài ra, bạn cũng không nên tráng miệng bằng quả lê sau bữa ăn có thịt ngỗng, vì hai món này khi kết hợp dễ gây sốt.

    Những sự kết hợp thực phẩm, món ăn gây hại khác:

    1. Không nên xào nấu gan lợn với giá đỗ.
    Các nhà khoa học phân tích 100g gan lợn thấy có 2,5mg đồng và trong giá đậu có nhiều vitamin C. Nếu ta xào lẫn hoặc ăn gan lợn với giá đậu cùng một lúc hoặc trong thời gian gần nhau sẽ làm vitamin C bị oxy hoá. Kết quả giá đậu thành chất bã sẽ không còn chất bổ.
    Không nên xào nấu gan lợn với giá đỗ

    2. Không nấu gan động vật với carốt, rau cần
    Không nên dùng các loại rau, củ, quả này sau khi ăn món gan động vật. Lý do là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt của cơ thể.

    3. Không ăn dưa chuột với cà chua.
    Vì trong dưa chuột chứa một loại men phân giải VitaminC, khi ăn dưa chuột với Cà chua hay những loại thực phẩm giàu VitaminC sẽ không tốt vì làm giảm khả năng hấp thụ Vitamin C của cơ thể.

    4. Sữa đậu nành và trứng gà:
    Sữa này có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.

    5. Sữa bò và nước hoa quả chua (Cam, quýt):
    Sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Nếu trẻ uống lâu dài sẽ rất mắc bệnh methemoglobin,bệnh này gây khó thở, tím tái và có nguy cơ khiến trẻ tử vong. Nước hoa quả có tính axít, làm biến đổi tính chất của sữa bò gây khó tiêu.

    6. Tỏi + trứng vịt: nếu tráng trứng vịt với tỏi rất độc.

    7. Sữa đậu nành và đường đen
    Đường đen có chất axít Osalic và axít malic, nếu dùng đường đen sẽ gây ra tác dụng axít sinh ra chất “lắng biến tính”, chất bổ sẽ bị giảm đi. Trẻ sơ sinh sẽ bị đầy bụng hoặc mất đi chức năng tiêu hóa. Vậy nên ta phải dùng đường trắng.

    8. Thịt dê, thịt chó và nước chè:
    Thịt chó và thịt dê rất giàu protein. Nếu vừa ăn thịt chó hoặc thịt dê mà lại uống nước chè ngay thì chất acid tanic có trong nước chè sẽ kết hợp thành protein trong thịt chó hoặc thịt dê tạo thành chất tannalbin làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột dễ dẫn đến táo bón, nguy cơ gây ra ung thư.

    9. Các loại động vật có vỏ sống trong nước + chất vitamin C:
    Các loại động vật có vỏ: như tôm nước ngọt có nhiều hợp chất asen hóa trị 5 sau khi ăn nếu uống vitamin C hay ăn những thức ăn có chứa vitamin C như ớt, cà chua, mướp đắng, cam quýt, chanh… sẽ làm cho a sen hóa trị 5 biến thành a sen hóa trị 3, túc là chất thạch tín có độc bảng A có thể chết. Vì vậy đã uống vitamin C và ăn các thứ có vitamin C thì tuyệt đối không được ăn các loại động vật có vỏ sống trong nước.

    10. Củ cải trắng và các loại lê, táo, nho:
    Ceton đồng có trong những loại trái cây này phản ứng với axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.

    11. Thịt dê kỵ giấm:
    Giấm chứa nhiều acid acetic, thịt dê chứa nhiều hoạt chất sinh học và đạm, hai thứ ăn chung acid acetic sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng của thịt dê.

    12. Rau dền và quả lê vốn kỵ nhau.
    Nếu ăn cùng sẽ dễ bị nôn. Ngoài ra, bạn cũng không nên tráng miệng bằng quả lê sau bữa ăn có thịt ngỗng, vì hai món này khi kết hợp dễ gây sốt.

    13. Hồng với cua.
    Loại quả này cũng không nên ăn cùng khoai lang: Tinh bột trong khoai lang kích thích dạ dày tiết ra axít, tác dụng với chất chát tanin trong quả hồng, gây viêm loét và chảy máu dạ dày.

    14. Thịt chó không nên ăn với tỏi (vì sẽ gây khó tiêu).

    15. Cá chép kỵ thịt cầy:

    Cá chép chứa nhiều hoạt chất sinh học, thịt cầy cũng với thành phần dinh dưỡng phong phú, hai thứ ăn chung xảy ra phản ứng hóa học phức tạp, sản sinh ra chất có hại cho cơ thể.

    16. Bí rợ kỵ cải thìa:

    Bí rợ chứa enzym phân giải vitamin C, khi ăn chung với cải thìa sẽ làm giá trị dinh dưỡng của cải thìa.

    17. Muối tiêu và khoai môn (nếu ăn cùng dễ làm ruột đau thắt). Chuối hột thì kỵ mật mía, đường (ăn cùng lúc bị chướng bụng).

    18. Dưa hấu và thịt dê (ăn cùng dễ trúng độc).
    19. Hoa quả nhiều axit tanic với hải sản kỵ nhau:
    Các loại quả có tính axit tanic như ổi, hồng, nho nếu ăn cùng hải sản sẽ khó tiêu hóa, gây đau bụng, buồn nôn.

    20. Cà chua kỵ khoai lang, khoai tây:
    Cà chua chứa nhiều chất toan, cùng với khoai lang trong dạ dày sẽ hình thành chất khó tiêu, rất dễ dẫn đến đau bụng; tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.

    21. Cà chua kỵ rượu:
    Cà chua chứa acid tannic, có thể hình thành chất khó tiêu trong dạ dày, gây tắc nghẽn đường ruột.
    Cà chua kỵ rượu
    22. Đậu hũ (tào phớ) kỵ hành:
    Đậu hủ chứa nhiều calci, hành chứa acid oxalic, hai thứ ăn chung sẽ tạo kết tủa oxalac calci, không dễ tiêu hóa hấp thu, có hại cho cơ thể.

    23. Đào lông kỵ thịt ba ba:
    Thịt ba ba chứa nhiều đạm, đào lông chứa nhiều acid malic, acid này sẽ làm cho đạm bị biến chất, làm giảm giá trị dinh dưỡng, cho nên, thịt ba ba không thích hợp ăn chung với đào.

    24. Tiêu muối kỵ chè – cháo:
    Lương thực ngũ cốc đều chứa nhiều vitamin nhóm B; chất khoáng và xơ, các chất dinh dưỡng này rất dễ phân giải trong môi trường kiềm, tạo ra lãng phí dinh dưỡng, khi dùng ngũ cốc nấu cháo thì không nên bỏ tiêu muối (người ta nấu chè, cháo hay bỏ vào tiêu muối cho mau nhừ). ( Lời bình : Cái này chắc là muối diêm chứ không phải muối và tiêu.)

    25. Thịt ba ba kỵ trứng gà:
    Thịt ba ba chứa nhiều hoạt chất sinh học, trứng gà là đạm chất lượng cao, hai thứ ăn chung sẽ dẫn đến chất đạm biến chất; làm giảm giá trị dinh dưỡng, thai phụ và sản phụ không nên ăn.
    26. Thịt bò kỵ hạt dẻ:
    Thịt bò chứa nhiều đạm, hạt dẻ chứa nhiều vitamin C làm cho đạm bị biến chất, dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.

    27. Cà rốt kỵ củ cải:
    Cà rốt chứa nhiều enzym phân giải vitamin C, củ cải giàu vitamin C, hai thứ này ăn chung sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng.

    28. Củ cải kỵ nấm mèo đen:
    Củ cải chứa nhiều engym, nấm mèo đen chứa nhiều hoạt chất sinh học, hai thứ ăn chung có thể phát sinh phản ứng hóa học phức tạp, dẫn đến phát sinh viêm da.

    29. Rượu kỵ thịt bò:
    Thịt bò có tác dụng bồi bổ, rượu cũng là chất cay nóng, hai thứ ăn chung dễ dẫn đến các chứng như táo bón; viêm khóe miệng; mắt đỏ; ù tai

    30. Nhân sâm và hải sản kỵ nhau:
    Khi uống nhân sâm, nên kiêng ăn tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh…) và hải sản đều là cấm kỵ sau khi bạn uống nhân sâm. Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng. Dù là sắc hay hấp cách thủy, bạn cũng không được dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm. Sau khi dùng loại dược liệu này, bạn không được uống trà, vì trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm.

    Trên đây là toàn bộ danh sách các thức ăn, thực phẩm kỵ nhau được các chuyên gia dinh dưỡng gửi đến các bậc cha mẹ tham khảo. Các mẹ hãy lưu ý thật kỹ, nếu sợ quên thì in ra và dán ở một góc bếp nhé. Tất cả vì sức khỏe của bé và của cả gia đình.

    Nguồn từ 4suckhoe.com
    Lần sửa cuối bởi thylan; 06-06-2015 lúc 09:16 PM

  14. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  15. #8
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.669 Times in 4.450 Posts

    Bài thơ về các món ăn kị nhau được lưu truyền vui trên mạng

    Mật ong , sữa , sữa đậu nành ?
    Ăn cùng tắc tử – phải đành xa nhau!
    Gan lợn, giá, đậu nực cười?
    Xào chung, mất sạch bổ tươi ban đầu!
    Thịt gà, kinh giới kỵ nhau?
    Ăn cùng một lúc, ngứa đầu phát điên!
    Thịt dê, ngộ độc do đâu?
    Chỉ vì dưa hấu, xen vào bữa ăn!
    Ba ba ăn với dền, sam
    Bụng đau quằn quại, khó toàn vẹn thân!
    Động kinh, chứng bệnh rành rành?
    Là do thịt lợn, rang chung ấu Tầu!
    Chuối hột ăn với mật, đường?
    Bụng phình, dạ trướng, dọc đường phân rơi!
    Thịt gà, rau cải có câu?
    Âm dương, khí huyết thoát vào hư vô!
    Trứng vịt, lẫn tỏi, than ôi?
    Ăn vào chắc chết, mười mươi rõ ràng!
    Cải thìa, thịt chó xào vô?
    Ăn vào, đi tả, hôn mê khôn lường!
    Sữa bò, cam, quýt, bưởi, chanh?
    Ăn cùng một lúc, liên thanh sấm rền!
    Quả lê, thịt ngỗng thường thường?
    Ăn vào cơ thể đùng đùng sốt cao!
    Đường đen pha sữa đậu nành?
    Đau bụng, tháo dạ, hoành hành suốt đêm!
    Thịt rắn, kị củ cải xào?
    Ăn vào, sao thoát lưỡi đao tử thần!
    Nôn mửa, bụng dạ không yên?
    Vì do hải sản ăn liền trái cây!
    Cá chép, cam thảo, nhớ rằng?
    Ăn chung, trúng độc, không cần hỏi tra!
    Nước chè, thịt chó no say?
    Thỉnh thoảng như thế, có ngày ung thư!
    Chuối tiêu, môn, sọ phiền hà?
    Ruột đau quằn quại, như là dao đâm!
    Khoai lang, hồng, mận ăn vô?
    Dạ dày viêm loét, tổn hư tá tràng!
    Ai ơi, khi chưa dọn mâm?
    Nhắc nhau nấu nướng, sai lầm hiểm nguy!
    Giàu Vitamin C chớ có tham (1)
    Nấu cùng ốc, hến, cua, tôm, nghêu, sò!
    Ăn gì? ăn với cái gì?
    Là điều cần nhớ, nên ghi vào lòng!
    Chẳng may ăn phải, vài giờ?
    Chúng tạo chất độc bảng A chết người!
    Quý nhau mời tiệc lẽ thường!
    Thức ăn tương phản, trăm đường hại nhau!

    Nguồn từ 4suckhoe.com

  16. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  17. #9
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.669 Times in 4.450 Posts
    Tác dụng bất ngờ từ ớt: chữa khàn cổ, mụn nhọt hữu hiệu

    Nhiều người cho rằng quả ớt cay không thể có tác dụng với đường họng hoặc chỉ khiến mụn mọc nhiều hơn, đây là cách nghĩ sai.



    Các bộ phận của cây ớt đều có tác dụng trị bệnh rất hiệu quả

    Theo Lương y Đa khoa Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, cây ớt là một cây nhỏ có thể sống vài năm, thân dưới hóa gỗ. Cây có nhiều cành, nhẵn. Lá mọc so le, hình thuôn dài, đầu nhọn. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả mọc rủ xuống đất, riêng ở cây ớt chỉ thiên, quả quay lên trời. Cây có thể được trồng hoặc mọc hoang.

    Lương y Bùi Hồng Minh cho hay ớt có vị cay, nóng. Trong ớt có chứa capsicain - là một alkaloid chiếm tỷ lệ khoảng 0,05-2%. Cấu trúc hóa học đã được xác định là acid isodexenic vanilylamit, có đặc điểm bốc hơi ở nhiệt độ cao, gây hắt hơi mạnh.

    Ngoài ra còn có capsaicin, là hoạt chất gây đỏ, nóng, chỉ xuất hiện khi quả ớt chín, chiếm tỷ lệ từ 0,01-0,1%. Capsaicin có tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra chất endorphin, một chất morphin nội sinh, có đặc tính như những thuốc giảm đau, đặc biệt có ích cho những bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính và các bệnh ung thư. Những loại ớt vỏ xanh, trái nhỏ có hàm lượng capsaicin nhiều hơn.

    Ngoài ra, trong quả ớt còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin C, B1, B2, acid citric, acid malic, beta caroten...

    Một số cách trị bệnh với ớt

    Theo lương y Bùi Hồng Minh, các bộ phận của cây ớt như quả, rễ và lá đều có tác dụng trị bệnh rất tốt. Cụ thể:

    Chữa khàn cổ: Súc miệng nước có ớt có thể chữa khỏi khàn cổ.

    Chữa bệnh chàm: Lá ớt một nắm + mẻ chua, giã nhỏ rồi lấy vải sạch gói lại, đắp lên nơi bị chàm đã rửa sạch bằng nước muối, thực hiện khoảng 5 lần sẽ khỏi.

    Chữa trúng phong, cắn răng: Giã nhỏ lá ớt chỉ thiên, cho ít nước và muối đổ vào miệng người bệnh, bã đắp vào răng, bệnh nhân ngay lập tức sẽ tỉnh.

    Chữa rắn rết cắn: Lá ớt giã nhỏ cho vào vết thương, hết đau bỏ ra, làm 3 lần/ngày, thông thường chỉ 30 phút đến 2 h sẽ khỏi đau.

    Chữa đau bụng kinh niên: Rễ ớt, rễ chanh, rẽ hoàng lực (quýt đường quả tím) mỗi thứ khoảng 10 g, sao vàng sắc uống. Dùng 5-6 lần sẽ khỏi.

    Chữa đau lưng, đau khớp: Ớt chín 15 quả, lá đu đủ 3 lá, rễ cây chỉ thiên 80 g, giã nhỏ ngâm cồn theo tỷ lệ 1/2. Dùng xoa bóp sẽ mau khỏi.

    Chữa mụn nhọt:
    Lá ớt, búp na, tử uy, bồ công anh, mỗi thứ 50 g, giã nhỏ với muối, đắp vào mụn nhọt đau mưng mủ sẽ bớt đau nhức, dễ vỡ mủ, mau lành.

    Chữa vẩy nến: Cạo vỏ cây trà đồng từ dưới lên khoảng một bát nhỏ + lá ớt cay lấy khoảng một nắm + 5-7 lá cây bỏng, lá to + thiên niên kiện 300 g. Lá ớt sao chín, sau đó thêm thiên niên kiện vào xoong nước 2 lít, đun kỹ rồi uosng thay nước chè. Chỉ cần uống 3 ấm, bệnh sẽ khỏi.

    Theo Zing.vn

  18. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  19. #10
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.669 Times in 4.450 Posts

    7 món đồ tuyệt đối không nên để trên đầu giường

    Giấc ngủ luôn luôn có ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe cũng như tinh thần làm việc của chúng ta. Vì vậy Hãy cố gắng bảo vệ giấc ngủ của mình. Và 1 trong những cách đó là tuyệt đối không để 7 đồ vật này trên đầu giường.

    Sau đây Tin tức 24h xin chia sẻ với bạn 7 món đồ vật tuyệt đối không nên để ở đầu giường nếu bạn thực sự muốn có một giấc tuyệt nhất.

    1. Gương soi

    Bạn không nên để gương đầu giường hoặc đối diện giường, nhất là đối với người già, hoặc người yếu bóng vía sẽ không tốt. Người già ko ngủ sâu, thường tỉnh giấc nửa đêm, nếu tỉnh dậy trong trạng thái chưa tỉnh táo mà nhìn vào gương, thấy bóng mình lờ mờ trong đấy thì cam đoan là rất sợ, rồi đâm ra lo lắng bất an, dễ sinh bệnh.

    2. Điện thoại

    Sóng điện từ phát ra từ điện thoại có thể gây ra sự mệt mỏi nếu bạn để điện thoại quá sát thân người với thời gian dài. Tốt nhất khi đi ngủ thì không nên để điện thoại trên giường ngủ.



    Tránh để điện thoại ở đầu giường vì khi đang ngủ ngon có thể bạn sẽ bị đáng thức và ngủ lại rất khó.

    3. Gối tựa

    Có người thích để gối tựa đầu giường, khi đi ngủ thì dồn đống sang 1 bên. Tuy nhiên, như vậy sẽ không tốt vì ảnh hưởng đến đốt sống cổ và giấc ngủ. Trước tiên, độ cao của gối đầu thích hợp nhất là 10-12mm mà gối tựa và gối đầu dồn đống lại thì sẽ tăng độ cao lên rất nhiều. Thứ nữa, gối tựa có thể tiềm ẩn một số sinh vật gây bệnh, bọ, bụi bẩn.



    Nếu hít phải những thứ này vào mũi hay miệng thì đều dễ dẫn đến những vấn đề về khí quản. Cuối cùng, nhiều đồ linh tinh trên giường còn tạo thành áp lực tâm lý, đồng thời chiếm không gian khiến bạn cảm thấy ngủ không được thoải mái.

    4. Đồng hồ báo thức



    Nhiều người có thói quen để đồng hồ báo thức ở đầu giường vì sự tiện lợi như có thể với tay tắt đồng hồ nếu muốn ngủ nướng thêm vài phút. Nhưng nếu thường xuyên bị đồng hô báo thức làm giật mình tỉnh giấc sẽ dẫn đến căng thẳng mãn tính gây ra các vấn đề như huyết áp cao, giảm chất lượng giấc ngủ và ức chế thần kinh. Vì vậy, chuyên gia khuyên bạn tốt nhất nên để đồng hồ báo thức cách giường ít nhất là 1,8 mét.

    5. Đồ điện

    Bất cứ đồ điện gì cũng đều nên để xa giường ngủ. Có những đồ điện, tuy nhỏ nhưng lượng bức xạ lại không thể coi thường. Chẳng hạn như đài radio, sạc điện thoại, đèn diệt côn trùng,.. Nếu thực sự cần thiết, tốt nhất nên để ở góc tường cách xa giường ngủ. Ổ cắm phải cách đầu giường ít nhất 2 mét. Nếu không, khi dòng điện chạy, bức xạ sẽ rất lớn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

    6. Cây xanh



    Cây xanh có thể làm sạch không khí, tăng hàm lượng ôxy, làm giảm căng thẳng nhưng về ban đêm, cây xanh lại hút khí oxy và thải ra khí CO2. Ở lâu trong môi trường thiếu ôxy sẽ khó đi vào giấc ngủ sâu, gây ra mệt mỏi dai dẳng. Ngoài ra, có thể có rất nhiều nấm mốc ẩn náu trong đất. Đặt cây xanh ở đầu giường sẽ dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như dị ứng hoặc hen suyễn. Nếu cần có chút cây xanh trang trí, bạn có thể đặt bày thực vật thủy sinh như trúc phú quý hoặc cây xương rồng.

    7. Thú nhồi bông



    Thú nhồi bông là nơi tiềm ẩn bụi bẩn, vi khuẩn, còn có những con thú nhồi bông chứa đầy sợi bông hóa học độc hại dễ làm chảy nước mắt, gây mẩn đỏ, thậm chí gây ra các vấn đề về đường hô hấp và nhiễm trùng da. Không nên bày bất kỳ con thú bông gì trong phòng ngủ. Đặc biệt là không nên cho các bé ôm thú bông khi ngủ.

    Tintuc 24h

  20. Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề
Trang 1/2 1 2 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình