+ Trả lời chủ đề
Trang 1/2 1 2 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 19

Chủ đề: Nhạc chắp cánh cho hồn thơ bay xa.....

  1. #1
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts

    Nhạc chắp cánh cho hồn thơ bay xa.....

    NHẠC CHẮP CÁNH CHO HỒN THƠ BAY XA.....

    Có không ít bài thơ hay, nhưng không phải ai cũng biết! Chỉ khi được phổ nhạc, thành bài hát, thì bài thơ ấy mới đến với hàng triệu người. Thơ khơi nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ, và Nhạc đã chắp cánh cho Thơ. Thơ với Nhạc có thể ví như hình ảnh nhân hóa của "Thuyền và Biển" trong bài thơ cùng tên của cố nhà thơ Xuân Quỳnh! Thơ và Nhạc có mối duyên mặn mòi khăng khít từ ngàn xưa, và ngàn đời sau vẫn thế!

    (...) Những tâm tình của nhà thơ hay nhạc sĩ đều là những tư liệu rất đáng để chúng ta học hỏi về nghề nghiệp, về nghệ thuật cũng như mối đồng cảm sâu sắc dệt nên ca từ day dứt lòng người, đọng lại mãi với năm tháng. Nghe thôi chưa đủ, phải tìm đọc cả nguyên tác, phải đặt mình vào hoàn cảnh ra đời của bài thơ mới thấy được cái hay, cái đẹp của những vần thơ bất diệt với thời gian...

    1. Bài học đầu cho con
    Thơ Đỗ Trung Quân, Giáp Văn Thạch phổ nhạc.
    Bài hát "Quê Hương"

    Link ca khúc: https://www.youtube.com/watch?v=bFii5TFgdpM

    Có một điều ít người biết đó là có một nhạc sĩ khác cũng đã phổ nhạc bài thơ này, cụ thể là nhạc sĩ Anh Bằng cũng đã phổ nhạc bài hát này. Ca khúc được thể hiện qua giọng ca của Ý Lan:
    Link:
    http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/qu...so2PiL21S.html

    1. Bài học đầu cho con
    Thơ Đỗ Trung Quân

    Quê hương là gì hả mẹ
    Mà cô giáo dạy hãy yêu?
    Quê hương là gì hả mẹ
    Ai đi xa cũng nhớ nhiều?

    Quê hương là chùm khế ngọt
    Cho con trèo hái mỗi ngày
    Quê hương là đường đi học
    Con về rợp bướm vàng bay

    Quê hương là con diều biếc
    Tuổi thơ con thả trên đồng
    Quê hương là con đò nhỏ
    Êm đềm khua nước ven sông

    Quê hương là cầu tre nhỏ
    Mẹ về nón lá nghiêng che
    Là hương hoa đồng cỏ nội
    Bay trong giấc ngủ đêm hè

    Quê hương là đêm trăng tỏ
    Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
    Tiếng ếch râm ran bờ ruộng
    Con nằm nghe giữa mưa đêm

    Quê hương là bàn tay mẹ
    Dịu dàng hái lá mồng tơi
    Bát canh ngọt ngào tỏa khói
    Sau chiều tan học mưa rơi

    Quê hương là vàng hoa bí
    Là hồng tím giậu mồng tơi
    Là đỏ đôi bờ dâm bụt
    Màu hoa sen trắng tinh khôi

    Quê hương mỗi người đều có
    Vừa khi mở mắt chào đời
    Quê hương là dòng sữa mẹ
    Thơm thơm giọt xuống bên nôi

    Quê hương mỗi người chỉ một
    Như là chỉ một mẹ thôi
    Quê hương nếu ai không nhớ
    Sẽ không lớn nổi thành người!

    (còn tiếp)

    Lần sửa cuối bởi thylan; 07-07-2015 lúc 09:03 AM

  2. 10 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  3. #2
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts
    Hôn Nhau Lần Cuối - Thơ Nguyễn Bính

    Cầm tay, anh khẽ nói:
    -- Khóc lóc mà làm chi?
    Hôn nhau một lần cuối,
    Em về đi, anh đi ...

    Rồi một hai ba năm
    Danh thành anh trở lại
    Với em, anh chăn tằm
    Với em, anh dệt vải

    Ta sẽ là vợ chồng
    Sẽ yêu nhau mãi mãi
    Sẽ se sợi chỉ hồng
    Sẽ hát câu ân ái

    Anh và em sẽ sống
    Trong một mái nhà tranh
    Lấy trúc thưa làm cổng
    Lấy tơ liễu làm mành

    Nghe lời anh em hỡi!
    Khóc lóc mà làm chi?
    Hôn nhau một lần cuối,
    Em về đi, anh đi ...

    HÔN NHAU LẦN CUỐI - Nhạc sĩ Văn Phụng phổ nhạc

    http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/ho...g2TvNySMB.html


    HÔN NHAU LẦN CUỐI - Thơ Nguyễn Bính - Phổ nhạc Văn Phụng
    Tiếng hát: Quang Dũng


    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.
    Lần sửa cuối bởi thylan; 09-03-2017 lúc 11:14 PM

  4. 9 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  5. #3
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts
    Tống Biệt Hành
    Tác giả: Thâm Tâm

    Đưa người ta không đưa qua sông
    Sao nghe tiếng sóng ở trong lòng?
    Bóng chiều không thẫm không vàng vọt
    Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?

    Đưa người ta chỉ đưa người ấy
    Môt giã gia đình, môt dửng dưng.
    Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ
    Chí lớn không về, bàn tay không
    Thì không bao giờ nói trở lại
    Ba năm mẹ già cũng đừng mong.

    Ta biết người buồn chiều hôm trước
    Bây giờ muà hạ sen nở nốt
    Môt chị, hai chị cũng như sen
    Khuyên nốt em trai giòng lệ sót

    Ta biết người buồn sáng hôm nay
    Trời chưa vào thu tươi lắm thay
    Em nhỏ thơ ngây đôi mắt ướt
    Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay..

    Người đi? Ừ nhỉ, người đi thât
    Mẹ! thà coi như chiếc lá bay
    Chị! thà coi như là hạt bụi
    Em! ừ xem như hơi rượu cay

    Tống biệt hành
    Thơ Thâm Tâm
    Phổ nhạc: Trầm Tử Thiêng
    Tiếng hát: Khánh Ly




    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.
    Lần sửa cuối bởi thylan; 09-03-2017 lúc 11:26 PM

  6. 10 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  7. #4
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts
    Nhà thơ QUANG DŨNG và Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG
    với" ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY"


    Bài thơ Đôi Mắt Người Sơn Tây của Quang Dũng, được người yêu thơ thuộc nằm lòng.
    Cũng là tên một bài hát nổi tiếng của nhạc sỹ Phạm Đình Chương, mà người yêu nhạc còn mải mê gần nửa thế kỉ qua.

    Giải đáp bí ẩn "Đôi mắt người Sơn Tây"

    Quang Dũng là nhà thơ thời tiền chiến có nhiều bài thơ hay, trữ tình như: Tây Tiến, Đôi bờ.. nhưng Đôi mắt người Sơn Tây là một bài thơ được nhiều người ái mộ. Bài thơ nói lên cuộc gặp gỡ đượm màu chia ly giữa nhà thơ với ngườI con gái trong thời loạn lạc, một thoáng quen nhau và chia tay giã biệt - một cuộc tình buồn ngắn ngủi:

    Em ở thành Sơn chạy giặc về
    Tôi từ chinh chiến mớI ra đi
    Cách biệt bao lần quê Bất bạt
    Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì

    Như vậy ngườI con gái nầy chắc hẳn ở Sơn Tây, và đã gặp nhà thơ? Nhưng nàng là ai, tên gì, làm gì, ở đâu? nhiều giai thoại cho rằng Quang Dũng quen người con gái Pháp (Vì có câu “Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương“?) nhưng Tây Phương cũng là địa danh của tỉnh Sơn Tây ngày ấy (nay là tỉnh Hà Tây) với ngôi chùa Tây Phương nổi tiếng (Bài thơ Các vị La Hán ở chùa Tây Phương của Huy Cận ).

    Trong lịch sử thi ca đã có nhiều thiếu nữ làm ngẩn ngơ bao người thưởng ngoạn, luôn cả các văn nhân thi sĩ như chuyện của nàng T.T.KH tác giả bài Hai sắc hoa Tigôn, hay hình ảnh người con gái trong Tống biệt hành của Thâm Tâm (…Em nhỏ thơ ngây đôi mắt biếc- gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay…) đã làm các nhà phê bình tốn bao nhiêu giấy mực. Thời kháng chiến ngoài những bài thơ trữ tình kể trên, Quang Dũng còn có những bài thơ khác cũng hay như bài Những làng đi qua:

    Những làng trung đoàn ta đi qua
    Tiếng quát dân quân đầu vọng gác
    Vàng vọt trăng non đêm tháng chạp
    Nùn rơm khói thuốc bạch đầu quân

    Quang Dũng là người đa tài, có thời gian nhà thơ sống bằng nghề vẽ tranh, làm nhạc công cho gánh hát… Trong kháng chiến, có lần Quang Dũng tham dự cuộc triển lãm hội họa với bức tranh tựa đề: Gốc Bàng. Ông còn soạn cả nhạc nữa, bài Ba Vì mờ sương được nhiều người hát trong thời kháng chiến:

    Ba Vì mờ cao
    Làn sương chiều xa buông
    Gió về hương ngát thơm
    Đưa hồn về đâu …?

    Trở lại chuyện Người con gái Sơn Tây, theo nhạc sỹ Phạm Duy (Bạn học của Quang Dũng ở trường Thăng Long Hà Nội - Quang Dũng, người to con nhưng rất hiền, ngồi sau Phạm Duy hai hàng ghế) kể lại: Lúc Quang Dũng còn là đại đội trưởng trung đoàn Tây Tiến đóng quân ở Hoà Bình. Vừa được nghỉ phép, về thăm gia đình ở Phùng thuộc tỉnh Sơn Tây, anh tạt qua nơi có tên là Kinh Đào ở gần chợ Đại, thăm ngườI tình cũ tên là Nhật. Người tình nầy, còn có một mỹ danh nữa là Akimi, nàng có hàng cà phê trong vùng cách mạng mà ông thường hay ghé uống. Nàng chính là người đẹp Sơn Tây, nguồn cảm hứng dạt dào cho Quang Dũng viết bài Đôi mắt người Sơn Tây, ông đã tặng nàng bài thơ có câu :

    Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
    Em đã bao ngày em nhớ thương

    Akimi Nhật sống cùng mẹ, trong cái quán nước đơn sơ này, nhà thơ thường hay lui tới, có lần Quang Dũng sáng tác ngay một bài thơ ca ngợi nàng và dán ngay lên vách nứa:

    Tóc như mây cuốn, mắt như thuyền
    Khuấy nước kênh đào sóng nổi lên
    Ý nhị mẹ cười sau nếp áo
    Non sông cùng đắm giấc mơ tiên…

    (Đây là bài thơ mới phát hiện sau nầy do chính bà Nhật - định cư ở Hoa Kỳ cung cấp ).
    Qua thơ, người thưởng thức vẫn thấy một bóng hình đẹp, lãng mạn của người con gái, tuy rằng không thấy mặt…?. Có lần Phạm Duy cùng Quang Dũng đi xe đạp về chợ Neo, hai người chạy song song trên đường làng. Thi sĩ kể về mối tình của mình với người đẹp Akimi và đọc lên bài thơ tặng nàng:

    Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai
    Sông kia từng lớp lớp mưa dài
    Mắt kia em có sầu cô quạnh
    Khi gió heo về một sớm mai
    (Đôi bờ )



    Sau này, chiến tranh lan rộng, Akimi theo mẹ về thành bỏ lại người xưa, tan vỡ một mối tình.
    Tới 1954, nàng di cư vào Nam, sống ở Sài Gòn, một thời là kiều nữ của nhà hàng Tự Do, đến 1975 sang Mỹ định cư. Nàng đi để lại cho Quang Dũng một nỗi nhớ ơ hờ chỉ biết.
    Bên nầy đất nước nhớ thương nhau

    Em đi áo mỏng buông hờn tủi
    Dòng lệ thơ ngây có dạt dào…

    Bài thơ càng nổi tiếng như cồn ở Miền Nam, khi cố nhạc sỹ Phạm Đình Chương phổ nhạc qua cung thứ rất hay, trở thành phổ biến trong quần chúng qua giọng hát truyền cảm của nam danh ca Duy Trác .. Có người ngạc nhiên khi thấy ông phổ một lượt tới hai bài thơ trong đó: đoạn đầu ad lib lại lấy bài thơ Đôi Bờ, phần sau là phần chính, phổ từ bài thơ Đôi mắt người Sơn Tây, rất độc đáo, rất hiếm trong âm nhạc.

    “Bao giờ tôi gặp em lần nữa, ngày ấy thanh bình chắc nở hoa. Đã hết sắc mầu chinh chiến cũ, còn có bao giờ em nhớ ta…”. Đoạn ngâm này của Hoài Bắc mới tuyệt diệu làm sao. Đó là điểm nhấn trong suốt bản nhạc của ông. Thì ra, trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù tang thương binh lửa, dù đớn đau bởi đời sống nội tâm... người nghệ sĩ cũng để dành một chỗ trang trọng, êm ái, bí mật và kín đáo cho nàng thơ của mình.

    Phạm Đình Chương tự hỏi, sau những mất mát đau thương của chiến cuộc, rồi một ngày thanh bình, ngày mà những sắc hoa sẽ lại nở, liệu nàng có nhớ đến ta chăng? Đó cũng chính là lời tâm tình của thi nhân Quang Dũng.

    Phụ nữ muôn đời là niềm cảm hứng bất tận của thi nhân, của nhạc sĩ. Cho dù đôi lần, người phụ nữ là liều độc dược làm tan nát cả trái tim nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Và "nàng thơ" cũng làm Quang Dũng xót xa khi nàng bỏ về thành và vào Nam.

    Bên cạnh đó, chính người phụ nữ cũng là "thần dược" xoa dịu những vết thương đang nhức nhối. Độc dược và tiên dược ấy đôi khi tách biệt nhau, đôi khi hòa lẫn nhau để làm thành một thứ xúc tác thần kỳ tạo ra những tuyệt phẩm để đời.

    Ở đoạn cuối của bài hát có đoạn: “Đôi mắt người Sơn Tây, đôi mắt người Sơn Tây, buồn viễn xứ khôn khuây…”. Điệp từ “đôi mắt người Sơn Tây” được lặp lại hai lần với một nỗi u hoài man mác. Nhạc lúc này được cất lên cao vút, và người ca sĩ cũng xuất thần, xuất hồn theo bài hát.
    Chính người đẹp Akimi, là nguồn cảm hứng dạt dào cho những bài thơ bất tử của Quang Dũng và Phạm Đình Chương là người có công đã chấp cánh tiếp cho thơ Quang Dũng bay cao, bay xa mãi trong lòng người...

    Bài thơ ra đời vào thời kháng Pháp, bài nhạc được hoàn thành khoảng hơn hai mươi năm sau đó (năm 1970) và xuất bản vào năm 1972. Tác phẩm được trình bày hết sức trang nhã và đẹp mắt với nét chữ bay bướm.

    Giờ đây, nhạc sĩ và thi nhân ắt hẳn đã tương ngộ nhau nơi miền miên viễn, có chăng còn lại cho đời là tuyệt phẩm "Đôi mắt người Sơn Tây" mà thôi...



    Mời các bạn cùng thưởng thức"

    ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY
    PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG phổ thơ QUANG DŨNG
    Tiếng hát: THÁI THANH


    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.


    Bài thơ: Đôi mắt người Sơn Tây

    Em ở thành Sơn chạy giặc về
    Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
    Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
    Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
    Vầng trán em vương trời quê hương
    Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương
    Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm
    Em có bao giờ em nhớ thương ?
    Mẹ tôi, em có gặp đâu không
    Bao xác già nua ngập cánh đồng
    Tôi nhớ một thằng con bé nhỏ
    Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông!
    Từ độ thu về hoang bóng giặc
    Điêu tàn ôi lại nối điêu tàn!
    Đất đá ong khô nhiều suối lệ
    Em đã bao ngày lệ chứa chan ?
    Đôi mắt người Sơn Tây
    U ẩn chiều lưu lạc
    Buồn viễn xứ khôn khuây
    Tôi gửi niềm nhớ thương
    Em mang giùm tôi nhé
    Ngày trở lại quê hương
    Khúc hoàn ca rớm lệ
    Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
    Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng
    Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc
    Sáo diều khuya khoát thổi đêm trăng
    Bao giờ tôi gặp em lần nữa
    Chắc đã thanh bình rộn tiếng ca
    Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ
    Còn có bao giờ em nhớ ta ?
    (1949)

    Bài thơ: Đôi bờ

    Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai?
    Sông xa từng lớp lớp mưa dài
    Mắt kia em có sầu cô quạnh
    Khi chớm thu về một sớm mai?
    Rét mướt mùa sau chừng sắp ngự
    Kinh thành em có nhớ bên tê ?
    Giăng giăng mưa bụi quanh phòng tuyến
    Hiu hắt chiều sông lạnh bến tề.
    Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa
    Đêm đêm sông Đáy lạnh đôi bờ
    Thoáng hiện em về trong đáy cốc
    Nói cười như chuyện một đêm mơ
    Xa quá rồi em người mỗi ngả
    Đôi bờ đất nước nhớ thương nhau
    Em đi áo mỏng buông hờn tủi
    Dòng lệ thơ ngây có dạt dào?

    Lời bài hát: Đôi mắt người Sơn Tây
    Sáng tác: Phạm Đình Chương
    Thơ: Quang Dũng


    Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai
    Sông xa từng lớp lớp mưa dài
    Mắt em ơi mắt em xưa có sầu cô quạnh
    Khi chớm thu về,
    khi chớm thu về một sớm mai
    Đôi mắt Người Sơn Tây
    U uẩn chiều luân lạc
    Buồn viễn xứ khôn khuây,
    Buồn viễn xứ khôn khuây
    Em hãy cùng ta mơ
    Mơ một ngày đất mẹ
    Ngày bóng dáng quê hương
    Đường hoa khô ráo lệ
    Tôi từ chinh chiến đã ra đi
    Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
    Sông Đáy chạm nguồn quanh phủ Quốc
    Non nước u hoài,
    non nước hao gầy, ngày chia tay
    Em vì chinh chiến thiếu quê hương
    Sài Sơn , Bương Cấn mãi u buồn
    Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
    Em có bao giờ,
    Em có bao giờ,
    Em thương nhớ thương
    Đôi mắt Người Sơn Tây
    U uẩn chiều luân lạc
    Buồn viễn xứ khôn khuây,
    buồn viễn xứ khôn khuây
    Em hãy cùng ta mơ
    Mơ một ngày đất mẹ
    Ngày bóng dáng quê hương
    Đường hoa khô ráo lệ
    Đôi mắt Người Sơn Tây
    Đôi mắt Người Sơn Tây
    Buồn viễn xứ khôn khuây.



    Thy Lan ST trên nguồn Internet
    Lần sửa cuối bởi thylan; 09-03-2017 lúc 11:18 PM

  8. 9 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  9. #5
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts

    EM CỨ HẸN - Thi sĩ Hồ Dzếnh

    Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
    Ðể lòng buồn tôi dạo khắp trong sân
    Ngó trên tay, thuốc lá cháy lụi dần...
    Tôi nói khẽ: Gớm, làm sao nhớ thế?

    Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
    Em tôi ơi! tình có nghĩa gì đâu?
    Nếu là không lưu luyến buổi sơ đầu?
    Thuở ân ái mong manh như nắng lụa
    Hoa bướm ngập ngừng, cỏ cây lần lữa
    Hẹn ngày mai mùa đến sẽ vui tươi
    Chỉ ngày mai mới đẹp, ngày mai thôi!

    Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
    Tôi sẽ trách - cố nhiên! - nhưng rất nhẹ
    Nếu trót đi, em hãy gắng quay về
    Tình mất vui khi đã vẹn câu thề
    Ðời chỉ đẹp những khi còn dang dở
    Thư viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ
    Cho nghìn sau... lơ lửng... với nghìn xưa...


    Bài thơ này đã được
    nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ nhạc thành bài hát Chuyện hẹn hò,
    nhạc sĩ Anh Bằng thành bài hát Anh cứ hẹn
    nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm thành bài hát cùng tên.


    Anh Cứ Hẹn - NS Anh Bằng - Ca sĩ Như Quỳnh


    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.


    Chuyện hẹn hò - NS Trần Thiện Thanh - Ca sĩ Nhật Trường

    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.


    Ngập ngừng - NS Hoàng Thanh Tâm

    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

  10. 9 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  11. #6
    Avatar của thugiangvu
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thugiangvu đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011
    Đến từ : Xứ Càna

    Bài gửi : 6.684
    Thanks
    52.571
    Thanked 40.105 Times in 6.497 Posts
    Blog Entries
    1



    những bài thơ và nhạc thật hay muôn thuở nghe mà buồn xa xôi lắm chị Thylan ơi .
    vài câu thăm chị , chúc chị luôn an vui thêm sức khoẻ chị nhé.


  12. 7 Thành viên dưới đây cảm ơn thugiangvu vì bài viết hữu ích này


  13. #7
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts
    Quote Nguyên văn bởi thugiangvu Xem bài viết



    những bài thơ và nhạc thật hay muôn thuở nghe mà buồn xa xôi lắm chị Thylan ơi .
    vài câu thăm chị , chúc chị luôn an vui thêm sức khoẻ chị nhé.

    Cảm ơn em yêu!
    Tặng Thu Giang một bản nhạc CÓ BAO GIỜ EM HỎI - thơ của Thi sĩ Duyên Anh được NS Phạm Duy phổ thành ca khúc

    Thi phẩm “Có Bao Giờ Em Hỏi” (Thi sĩ Duyên Anh)

    Có bao giờ em hỏi
    Quê hương mình ở đâu
    Có bao giườ em đợi
    Tháng mấy trời mưa ngâu
    Có bao giờ em nói
    Lời tình tự ca dao
    Có bao giờ em gọi
    Hồn ta về với nhau

    Mùi hương nào gợi nhớ
    Vườn trăng thoảng hương cau
    Con diều hâu đòi gió
    Gửi nhạc sáo lên cao
    Nhịp võng trưa mùa hạ
    Ngày xưa ru ngày sau
    Thi ca trong sữa lúa
    Tiểu thuyết trên lụa đào

    Em, bao giờ em khóc
    Ngơ ngác vì chiêm bao
    Chưa kịp mê tam cúc
    Xuân hồng đã trôi mau
    Chưa kịp hôn môi tết
    Tháng giêng son phấn sầu
    Bấy giờ em mới biết
    Em đã chết từ lâu

    Thi khúc “Có Bao Giờ Em Hỏi” (Nhạc sĩ Phạm Duy)

    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.


    Có bao giờ em hỏi quê hương mình ở đâu?
    Có bao giờ em đợi tháng mấy trời mưa ngâu?
    Có bao giờ em nói câu tình tự ca dao
    Có bao giờ em gọi hồn ta về với nhau
    Mùi hương nào gợi nhớ vườn trăng thoảng hương cau
    Con diều nâu theo gió gợi nhạc sáo lên cao
    Nhịp võng trưa mùa hạ ngày xưa ru ngày sau
    Thi ca trong sữa lúa tiểu thuyết trên lụa đào
    Có bao giờ em hỏi quê hương mình ở đâu?
    Có bao giờ em đợi tháng mấy trời mưa ngâu?
    Có bao giờ em nói câu tình tự ca dao
    Có bao giờ em gọi hồn ta về với nhau
    Em bao giờ em khóc, ngơ ngác chuyện chiêm bao
    Chưa kịp mê tam cúc, xuân hồng đã trôi mau
    Chưa kịp hôn môi Tết, tháng giêng son phấn sầu
    Bây giờ em mới biết, em đã chết từ lâu
    Em đã chết từ lâu
    Chết từ lâu…


  14. 8 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  15. #8
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts

    Anh Còn Nợ Em – duyên thơ nhạc giữa Anh Bẳng và Phạm Thành Tài

    Anh Còn Nợ Em – duyên thơ nhạc giữa Anh Bẳng và Phạm Thành Tài

    Bài ca chỉ có mấy câu thơ lập đi lập lại rất khéo, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ hát, để phổ biến rộng rãi. Giai điệu ngọt ngào và đặc biệt bốn chữ “Anh Còn Nợ Em” thật tình tứ, quyến luyến.
    https://www.youtube.com/watch?v=K8uRwqeZ_B0
    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.


    Nhạc sĩ Anh Bằng kể rằng đọc tập thơ nhỏ của Phạm Thành Tài, có mấy bài thơ ngắn, rồi thích thú phổ thành bản Anh Còn Nợ Em. Lời ca như sau :
    “Anh còn nợ em, công viên ghế đá, công viên ghế đá, lá đổ chiều êm. Anh còn nợ em, giòng xưa bến cũ, giòng xưa bến cũ, con sông êm đềm. Anh còn nợ em, chim về núi nhạn, trời mờ mưa đêm, trời mờ mưa đêm. Anh còn nợ em, nụ hôn vội vàng, nụ hôn vội vàng, nắng chiếu qua rèm. Anh còn nợ em, con tim bối rối, con tim bối rối, anh còn nợ em. Và còn nợ em, cuộc tình đã lỡ, cuộc tình đã lỡ, anh còn nợ em.”
    Trong mỗi đoạn nhạc, có 4 câu thơ mà có câu lập lại hai lần, toàn bài câu “anh còn nợ em” lập lại 8 lần; đó là nét riêng của ca khúc và lập lại mà nghe không chán.



    Khi bài hát phổ biến, nhạc sĩ Anh Bằng nhờ người tìm tác giả bài thơ và khi tìm được thì thi sĩ Phạm Thành Tài đã qua đời hơn mười năm. Ông chép tay bài nhạc Anh Còn Nợ Em và tặng cho người vợ của thi sĩ làm kỷ niệm.





    Người ta vẫn thường nói nhạc chắp cánh cho thơ. Những câu thơ đưa vào bài hát được ca sĩ, được quần chúng hát khắp nơi. Bốn chữ Anh Còn Nợ Em, nói ra thì nghe rất bình thường ; nhưng hát thì trở nên tình tứ chứa chan bao ý nghĩa.
    Thi sĩ Phạm Thành Tài ra đi năm 1997, nhạc sĩ Anh Bằng vừa giã từ giới yêu nhạc ngày 12 tháng 11 năm 2015. Mối duyên thơ nhạc giữa hai người tạo nên ca khúc nổi tiếng Anh Còn Nợ Em.



    Còn một bài thơ nữa của nhà thơ Phạm Thành Tài ANH CÒN YÊU EM cũng được Nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc với giai điệu ray rứt lòng người....Chúng ta sẽ nghe sau đây qua giọng ca Nguyên Khang



    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.


    https://www.youtube.com/watch?v=j5bOhBaG9QA
    Lần sửa cuối bởi thylan; 03-06-2017 lúc 04:52 PM

  16. 9 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  17. #9
    Avatar của Lệ Hà
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    Lệ Hà đang ẩn
    Tham gia ngày : Dec 2012
    Đến từ : Bình Dương

    Bài gửi : 7.687
    Thanks
    30.090
    Thanked 37.572 Times in 7.560 Posts
    Blog Entries
    159
    NHẠC & THƠ

    Nhạc thơ chắp cánh hồn bay
    Trọn đời mãi nhớ những ngày bên nhau
    Mưa dầm ý lại dâng trào
    Hương lòng gió thoảng biết bao nghĩa tình...

    Lệ Hà

  18. 10 Thành viên dưới đây cảm ơn Lệ Hà vì bài viết hữu ích này


  19. #10
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts
    Phạm Duy - Những bài phổ nhạc cho thơ hay nhất

    Trong những tác phẩm của Phạm Duy - người du ca qua hai thế kỉ nhạc Việt, người nhạc sĩ tài hoa của nền tân nhạc Việt Nam - thật khó có thể phân định rạch ròi ranh giới giữa nhạc và thơ. Ông là người đã đưa hồn thơ quyện vào tiếng nhạc, khiến nhạc và thơ cứ vấn vít, giao hòa trong một vẻ đẹp quyến rũ, diệu kì.

    Phạm Duy có lẽ là nhạc sĩ phổ thơ hay nhất trong âm nhạc Việt Nam. Trình độ phổ thơ của ông đã lên đến độ thần tình khi khéo léo đưa những giai điệu tinh tế nhập vào thơ, chắp cánh để thơ thăng hoa trong cõi bất tử.

    Nhạc phổ thơ của Phạm Duy đa dạng về tiết tấu, phong phú trong cảm xúc, lúc trữ tình, thi vị khi phổ “Cô hái mơ” của Nguyễn Bính, “Tiếng sáo Thiên Thai” của Thế Lữ; lúc lặng buồn, hiu hắt khi phổ “Ngậm ngùi” của Huy Cận, “Còn chút gì để nhớ” của Vũ Hữu Định.

    (Nhạc xưa)
    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

  20. 7 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề
Trang 1/2 1 2 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình