+ Trả lời chủ đề
Trang 2/2 ĐầuĐầu 1 2
Hiện kết quả từ 11 tới 19 của 19

Chủ đề: Nhạc chắp cánh cho hồn thơ bay xa.....

  1. #11
    Avatar của Huy Thanh
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    Huy Thanh đang ẩn
    Tham gia ngày : Apr 2012

    Bài gửi : 14.372
    Thanks
    51.087
    Thanked 71.734 Times in 14.210 Posts
    Blog Entries
    404
    NHẠC & THƠ

    Những buổi âm hòa nhạc với thơ
    Thuyền ai lặng lẽ bến sông chờ
    Kiên trì xướng họa bừng câu trỗi
    Nhẫn nại trêu đùa thả ý mơ
    Rộn rã hương tình thêu cảnh núi
    Triền miên biển nghĩa nối đôi bờ
    Đời hoa rạng rỡ nhưng dường ngắn
    Những buổi âm hòa nhạc với thơ.

    Huy Thanh
    11/01/2018

  2. 9 Thành viên dưới đây cảm ơn Huy Thanh vì bài viết hữu ích này


  3. #12
    Avatar của Tran Xuan Sinh
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    Tran Xuan Sinh đang ẩn
    Tham gia ngày : Oct 2012

    Tuổi: 78
    Bài gửi : 10.801
    Thanks
    51.743
    Thanked 56.645 Times in 10.887 Posts
    Blog Entries
    3
    Quote Nguyên văn bởi Huy Thanh Xem bài viết
    NHẠC & THƠ

    Những buổi âm hòa nhạc với thơ
    Thuyền ai lặng lẽ bến sông chờ
    Kiên trì xướng họa bừng câu trỗi
    Nhẫn nại trêu đùa thả ý mơ
    Rộn rã hương tình thêu cảnh núi
    Triền miên biển nghĩa nối đôi bờ
    Đời hoa rạng rỡ nhưng dường ngắn
    Những buổi âm hòa nhạc với thơ.

    Huy Thanh
    11/01/2018
    NHẠC CÙNG THƠ

    Trang đời mãi kết nhạc cùng thơ
    Nếu bảo còn nghi hãy đợi chờ
    Cuộc sống thanh bình luôn ý mở
    Gia đình hạnh phúc vẫn niềm mơ
    Tưng bừng điệu múa theo tầm cỡ
    Rộn rã thuyền đi khỏi cát bờ
    Cảnh đó người đây hòa nhịp thở
    Trang đời mãi kết nhạc cùng thơ./.

    TXS 12/01/2018

  4. 7 Thành viên dưới đây cảm ơn Tran Xuan Sinh vì bài viết hữu ích này


  5. #13
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts
    Bài thơ tình đẹp nhất Việt Nam
    "EM MÃI LÀ HAI MƯƠI TUỔI"


    Đẹp và cao thượng. Chan chứa thương yêu.

    Bài thơ “như cơn gió hiền hòa thổi về lay động xao xác những khóm lá non xanh một thời”, ấy là chữ dùng của Nguyễn Trường Văn cho bài thơ “Em mãi là hai mươi tuổi” của nhà thơ Quang Dũng mà buổi đầu có tên “Không đề”. Quả đúng thế thật! Bởi với Quang Dũng, trước đây ta chỉ nghe cái ào ạt, hùng tráng, dữ dội, mạnh mẽ của “Tây Tiến” và nỗi nhớ cũng rất Tây Tiến “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”, chứ chưa hề nghe nỗi nhớ mang mang, ngọt ngọt, vấn vương, xao xác kiểu: “Những cây ổi thơm ngày ấy/ Và vầng hoa ngâu mưa thu”.

    Những dòng hồi tưởng của người đàn ông tóc đã “thành mây trắng” về người con gái năm xưa là một nỗi cô đơn, buồn vắng trong trẻo đến lạ lùng: “Con đường xưa/ Những mùa trút lá/Cành bàng mồ côi/ Cổng cũ rêu phong...” và ở đó có người “Em tuổi hai mươi/Yêu anh hào hiệp…”. Bây giờ “Tóc anh đã thành mây trắng/Mắt em dáng thời gian qua” mất rồi! Dòng hồi tưởng quay ngược thời gian bằng việc “Bỏ em, anh đi/ Đường hai mươi năm/ Dài bao chia ly”, nghe xót xa, đau đớn pha nỗi ân hận muộn màng. Nhìn lại, thời gian như “vó câu qua cửa sổ” mới thấy cuộc đời dài rộng như sông, như biển trong khi đời người bé nhỏ, mong manh. Bỏ em anh đi, anh xót xa, đau đớn lắm! Thôi, đời là vậy, em ơi đừng khóc nữa: “Thôi em nước mắt/Đừng rơi lã chã”, Quang Dũng nói là nói thế để động viên người xưa nhưng thật tình trong trái tim ông cũng nhỏ lệ khi ông da diết gọi sông dài, biển rộng: “Sông ơi! dài sao/ Rộng ơi! biển cả”.

    Quang Dũng đã viết: “Có những vợ chồng/ Không là trăm năm/ Mà tình yêu thương”. Kỳ thực, để cắt nghĩa cho người ta hiểu thật khó. Nhưng cảm bằng trái tim thì trở nên dễ hiểu vô cùng. Cho dù ông trời không cho họ thành chồng vợ, không được ở cùng nhau “răng long đầu bạc”, nhưng tình yêu ấy, nỗi niềm ấy vẫn mãi đong đầy, vẫn mãi lưu luyến. Người xưa và ngày cũ lưu luyến đến thắt lòng ngày gặp lại là bởi trong trái tim chúng ta: “Em mãi là hai mươi tuổi/Ta mãi là mùa xanh xưa”.

    Ở nơi ấy, ở khoảng thời gian ấy, hai mươi năm trước, ta (em và tôi) đã dệt nên mùa xanh yêu thương. Bởi vậy, bây giờ, cho dù gặp lại tóc anh đã “thành mây trắng” và mắt em đã mang “dáng thời gian qua” thì cái tình ấy vẫn vô cùng đẹp đẽ, mãi mãi đẹp đẽ. Người xưa vẫn mãi là mùa xanh trong ta. Và ta cùng nâng niu, gìn giữ “giữ mãi tình người cho đẹp”.
    (Nguồn Net)

    "Không Đề" hay "Em Mãi là 20 Tuổi'

    Em mãi là hai mươi tuổi
    Ta mãi là mùa xanh xưa
    Những cây ổi thơm ngày ấy
    Và vầng hoa ngâu mưa thu
    Tóc anh đã thành mây trắng
    Mắt em dáng thời gian qua

    Ngày nay ngày nay
    Chuyện đẹp qua đi
    Thời gian gấp ruổi
    Còn lại chúng ta

    Em mãi là hai mươi tuổi
    Ta mãi là mùa xanh xưa
    Giữ trọn tình người cho đẹp

    Ơi! Con đường xưa
    Những mùa trút lá
    Cành bàng mồ côi
    Cổng cũ rêu phong
    Ý đợi người

    Ơi! Con đường xưa
    Men vườn ổi thơm
    Em tuổi hai mươi
    Yêu anh hào hiệp
    ..........................

    Bỏ em anh đi
    Đường hai mươi năm
    Dài bao chia ly
    Có những vợ chồng
    Không là trăm năm
    Mà tình thương yêu …

    Sông ơi! Dài sao
    Rộng ơi! Biển cả
    Thôi em nước mắt
    Đừng rơi lã chã

    Em mãi là hai mươi tuổi
    Ta mãi là mùa xanh xưa
    Giữ trọn tình người cho đẹp.


    Bài thơ có tất cả ba nhạc sĩ phổ nhạc khác nhau Phạm Trọng Cầu, Việt Dzũng và Khúc Dương.
    Bài nhạc của Phạm Trọng Cầu và Khúc Dương tên là "Em Mãi là 20 Tuổi" .
    Bài nhạc của Việt Dzũng tên là "Có Những Cuộc Tình Không là Trăm Năm"
    Mỗi một bài có nét hay của nó.

  6. 5 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  7. #14
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts
    Em mãi là hai mươi tuổi
    Thơ Quang Dũng
    Nhạc Khúc Dương

    Tiếng Hát Camille Huyền

    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.


    Mãi em là 20 tuổi (thơ Quang Dũng nhạc Phạm Trọng Cầu)
    Tiếng hát Thu Phương

    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.


    CÓ NHỮNG CUỘC TÌNH KHÔNG LÀ TRĂM NĂM
    Thơ Quang Dũng
    Nhạc Việt Dzũng

    Tiếng Hát Dạ Nhật Yến


    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

  8. 7 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  9. #15
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts
    Nhạc sĩ Phạm Duy nói về việc phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên


    Nguyễn Tất Nhiên
    tranh chân dung của họa sĩ Đinh Cường


    Saigon 1972. Ðây là lúc những khổ đau của Tết Mậu Thân chưa kịp phai mờ trong đời sống của mọi người thì xẩy ra những nhức nhối của mùa hè đỏ lửa… Tôi hết chạy trốn vào đạo ca thì lại nhào ra với chiến ca, hết hạ mình xuống với vỉa hè ca, tục ca thì lại vươn lên với nữ ca, bé ca, bình ca… Tôi thèm thuồng được soạn tình ca, nhưng phải là tình ca không rầu rĩ cơ…

    Thế rồi tôi gặp Nguyễn Tất Nhiên. Trong bầu không khí thơ ở miền Nam hơi nặng nề vào lúc đó, đầy rẫy những bài thơ chủ đề về chiến tranh, hoà bình… thì thơ của chàng thư sinh mới 17 tuổi này là thơ phi chính trị. Thơ rất hồn nhiên, rất ngộ nghĩnh, theo tôi, nếu đem phổ nhạc thì sẽ cũng sẽ rất hợp với giọng hát trẻ trung (Duy Quang) trong ban nhạc gia đình là ban THE DREAMERS mà tôi đang cần “lăng xê”.

    Sau khi tôi phổ bài Thà là Giọt Mưa Rớt Trên Tượng Ðá, Nguyễn Tất Nhiên cung cấp cho tôi thêm nhiều bài thơ để tôi biến thành những ca khúc trẻ trung của thời đại như Cô Bắc Kỳ Nho Nhỏ, Em Hiền Như Ma Soeur, Anh Vái Trời hay là Anh Nam Kỳ Dễ Thương, Hãy Yêu Chàng, Hai Năm Tình Lận Ðận… Những tên bài hát phần nhiều do tôi đặt ra, chẳng hạn CÔ BẮC KỲ NHO NHỎ được rút ra từ bài thơ mang tên ÐÁM ÐÔNG.

    Ði qua đời tôi có khá nhiều thi nhân thuộc nhiều thế hệ, đa số đều như tôi, đều khá hồn nhiên, nghĩa là có tí máu điên. Nhưng trong làng thơ Việt Nam, có ba nhà thơ hồn nhiên nhất, có nhiều máu điên nhất, đó là Nguyễn Ngu Ý, Bùi Giáng và Nguyễn Tất Nhiên… cả ba vị đều đã từng là thượng khách của DƯỠNG TRÍ VIỆN BIÊN HOÀ, nơi tôi đã có lần đến thăm một trong ba vị đó (Cũng cần ghi thêm : Giám Ðốc của dưỡng trí viện này là con trai của nhà văn Bình Nguyên Lộc, bạn tôi).

    Phạm Duy


    Tình Khúc Nguyễn Tất Nhiên : Những Năm Tình Lận Đận

    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.


    Tình Khúc Nguyễn Tất Nhiên : Những Năm Tình Lận Đận
    ( Phát hành 1984 )
    1. Vào Tình Khúc – Nguyễn Tất Nhiên đọc
    2. Thà Như Giọt Mưa – thơ Nguyễn Tất Nhiên – nhạc Phạm Duy – Lệ Thu
    3. Như Màu Nắng Sân Trường - thơ Đào Văn Dũng – nhạc Nguyễn Tất Nhiên – Duy Quang
    4. Saigon trên đường Nguyễn Du – Nguyễn Tất Nhiên – Lệ Thu
    5. Em Hiền Như Ma Soeur – thơ Nguyễn Tất Nhiên – nhạc Phạm Duy – Sĩ Phú
    6. Khi Nào Em Vượt Biển – thơ Bắc Phong nhạc Nguyễn Tất Nhiên – Khánh Ly
    7. Xin chở tình ta theo – thơ Nguyễn Tất Nhiên nhạc Nguyễn Hữu Nghĩa – Lệ Thu
    8. Hai Năm Tình lận đận – thơ Nguyễn Tất Nhiên – nhạc Phạm Duy – Sĩ Phú
    9. Chiều trên đường Hồng thập Tự – Nguyễn Tất Nhiên – Khánh Ly
    10 Nga – thơ Nguyên Sa – nhạc Nguyễn Tất Nhiên – Duy Quang
    11 Sông chiều áo trắng – Nguyễn Tất Nhiên – Sĩ Phú
    12 Paris Thu Khúc – Nguyễn Tất Nhiên – Lệ Thu
    13 Trên nát tan tôi – Nguyễn Tất Nhiên – Duy Quang
    Lần sửa cuối bởi thylan; 21-07-2019 lúc 07:22 PM

  10. 6 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  11. #16
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts

    Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài thơ – bài hát “Ngậm Ngùi” (Huy Cận – Phạm Duy)

    Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài thơ – bài hát “Ngậm Ngùi”
    (Huy Cận – Phạm Duy)

    “Ngậm Ngùi” là bài thơ của thi sĩ Huy Cận sáng tác từ thời tiền chiến, ra mắt độc giả vào năm 1940 trong tập Lửa Thiêng. Gần 20 năm sau đó, nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc cho bài thơ này để trở thành ca khúc Ngậm Ngùi, đã đi vào lòng công chúng yêu nhạc với ca từ da diết và điệu nhạc u buồn.

    Hầu như ai cũng nghĩ là “Ngậm Ngùi” được thi sĩ Huy Cận viết về mối tình yêu đương đôi lứa thông thường. Nhưng thật ra hoàn cảnh để sáng tác bài thơ này không phải vậy, đây là bài thơ được Huy Cận sáng tác với nỗi buồn đau, thương tiếc, khi về lại quê thăm mộ em gái út của mình.

    “Quê Huy Cận ở Nghệ An, ông bố là một thầy đồ nho hết thời, tất cả trông nhờ vào sự tần tảo lam lũ của vợ. Ông bố là thầy đồ nên suốt đời chẳng làm ăn gì cả, ăn ở không suốt ngày ngồi gặm cái quạt buồm đến nỗi nó vẹt mòn mất cả cán. Nhà lại đông con, có đến 7 anh chị em.

    Huy Cận rất thương cô em gái út. Vì nhà nghèo lại đông con nên ông phải vào Huế giúp việc cho một người bà con để được nuôi ăn học.

    Ở nhà cô út chỉ quanh quẩn bên mẹ. Ngày xưa liên lạc đâu phải dễ dàng. Cô út khoảng 10 thuổi thì bị đậu mùa rồi qua đời. Nghỉ hè, Huy Cận về nhà mới biết em út đã mất.

    Ông ra thăm mộ em ở cuối vườn, nơi có trồng mấy cây thông reo. Cỏ mắc cỡ lẫn cỏ dại trùm cả ngôi mộ”.

    Sau đó, vào năm 1991, chính Huy Cận cũng xác nhận hoàn cảnh để sáng tác bài thơ Ngậm ngùi là đúng như em trai của ông đã nói: Viết sau khi thăm mộ của em gái nhỏ bạc mệnh:

    Nắng chia nửa bãi chiều rồi
    Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu
    Sợi buồn con nhện giăng mau
    Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây


    Tựa đề của bài thơ là “Ngậm Ngùi” nên khi vào bài, tác giả vẽ nên cảnh buồn của chiều vắng, nắng cũng “chia nửa bãi”, như biết sẻ chia tâm sự buồn bã của lòng người anh trai khi ra thăm mộ em gái.

    “Nắng chia nửa bãi chiều rồi” – Hầu như những người thích thi ca thời tiền chiến đều quen thuộc với câu thơ ấn tượng này, như lửng lơ giữa thực và mộng trong không gian tiếp giáp giữa ngày và đêm.

    Vườn xưa giờ đã như vườn hoang đầy các loài cỏ dại, và trong các loại cỏ dại đó có loài cỏ đã quen thuộc với tuổi thơ của hầu hết mọi người: cây mắc cỡ, còn gọi là cây trinh nữ. Hoa trinh nữ có màu hồng nhạt đẹp đơn sơ và lá cây cỏ mỗi lần đụng đến là tự động xếp lá lại, như Huy Cận đã tả loài cỏ hoa dại này rất hay: “Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu”.

    Hình ảnh sợi tơ nhên giăng được cho là “sợi buồn” nghe như nỗi buồn mất em gái bàng bạc khắp nơi…, và “Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây”, như vẫn tưởng là em vẫn đang ngủ đấy thôi, hai tiếng “hầu quạt” thương yêu và trân trọng cho người nghe cảm xúc cảm động về tấm lòng yêu mến của người anh đang trìu mến quạt ru em ngủ.

    Lòng anh mở với quạt này
    Trăm con chim mộng về bay đầu giường
    Ngủ đi em, mộng bình thường
    Ngủ đi em, mộng bình thường
    Ru em sẵn tiếng thùy dương đôi bờ

    Ngủ đi em, ngủ đi em…
    Ngủ đi mộng vẫn bình thường
    À ơi có tiếng thùy dương mấy bờ…


    Tấm tình yêu mến thương của anh, mở ra với quạt này ru em vào giấc ngủ ngon có “trăm con chim mộng về bay đầu giường”. Ru giấc tuổi thơ em vào “mộng bình thường”, bình yên như bao giấc mộng đẹp ở trên đời. Vỗ về em vào giấc gọi là “mộng bình thường” là vì quá yêu mến em nên anh không muốn tin là em đã ngủ yên trong lòng đất. Vẫn tin em vẫn còn bé bỏng ngây thơ như ngày nào, vẫn còn ra vườn hái hoa cỏ dại bày những trò chơi con nít của ngày xưa, vẫn ngủ giữa những trưa hè bên quạt hầu của mẹ, của anh chị thân yêu.

    Vườn xưa giờ đã như vườn hoang đầy các loài cỏ dại, và trong các loại cỏ dại đó có loài cỏ đã quen thuộc với tuổi thơ của hầu hết mọi người: cây mắc cỡ, còn gọi là cây trinh nữ. Hoa trinh nữ có màu hồng nhạt đẹp đơn sơ và lá cây cỏ mỗi lần đụng đến là tự động xếp lá lại, như Huy Cận đã tả loài cỏ hoa dại này rất hay: “Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu”.

    Hình ảnh sợi tơ nhên giăng được cho là “sợi buồn” nghe như nỗi buồn mất em gái bàng bạc khắp nơi…, và “Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây”, như vẫn tưởng là em vẫn đang ngủ đấy thôi, hai tiếng “hầu quạt” thương yêu và trân trọng cho người nghe cảm xúc cảm động về tấm lòng yêu mến của người anh đang trìu mến quạt ru em ngủ.

    Lòng anh mở với quạt này
    Trăm con chim mộng về bay đầu giường
    Ngủ đi em, mộng bình thường
    Ngủ đi em, mộng bình thường
    Ru em sẵn tiếng thùy dương đôi bờ

    Ngủ đi em, ngủ đi em…
    Ngủ đi mộng vẫn bình thường
    À ơi có tiếng thùy dương mấy bờ…


    Tấm tình yêu mến thương của anh, mở ra với quạt này ru em vào giấc ngủ ngon có “trăm con chim mộng về bay đầu giường”. Ru giấc tuổi thơ em vào “mộng bình thường”, bình yên như bao giấc mộng đẹp ở trên đời. Vỗ về em vào giấc gọi là “mộng bình thường” là vì quá yêu mến em nên anh không muốn tin là em đã ngủ yên trong lòng đất. Vẫn tin em vẫn còn bé bỏng ngây thơ như ngày nào, vẫn còn ra vườn hái hoa cỏ dại bày những trò chơi con nít của ngày xưa, vẫn ngủ giữa những trưa hè bên quạt hầu của mẹ, của anh chị thân yêu.

    Cây dài bóng xế ngẩn ngơ
    Hồn em đã chín mấy mùa buồn đau
    Tay anh, em hãy tựa đầu
    Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi…


    Âm điệu bỗng vút cao lên như hàng thùy dương ngẩn ngơ giữa bóng xế hoàng hôn. Vút cao lên bàng hoàng giữa nỗi buồn bã trong giây phút cõi mộng đã nhường cho cõi thực: một sự thật không thể chối từ được là em đã không còn ở trên cõi đời này. Và anh ngậm ngùi nỗi thương tâm, hỏi em gái nhỏ thương yêu: “Hồn em đã chín mấy mùa buồn đau?”. Đây cũng chính là nỗi lòng của anh đã chín đau buồn mấy mùa thương tiếc…

    Trái buồn đau đã chín qua mấy mùa biết mùa nào mới lãng khuây. Tay anh đây em hãy tựa đầu như ngày xưa em vẫn còn bé bỏng, anh vẫn thường quạt ru em và vào giấc ngủ trẻ thơ. Em hãy tựa đầu vào tay anh để “cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi…”, nghe như tiếp nối nỗi buồn biết bao giờ mới nguôi ngoai…

    Cũng như bao thính giả yêu thích ca khúc Ngậm Ngùi, ban đầu tôi cứ tưởng bài thơ này dành riêng cho tình yêu trai gái. Vì ca từ được phổ thơ lục bát của Huy Cận quá hay nên ai cũng đọc và nghe, phớt qua nội dung của từng câu thơ. Sau này khi biết bài thơ được Huy Cận làm cho em gái út của mình đã qua đời, tôi mới chú ý đến câu: “Hồn em đã chín mấy mùa buồn đau” và cho hoàn cảnh sáng tác của bài thơ này như lời thổ lộ của hai anh em nhà thơ Huy Cận là chính xác!

    Bài thơ được Huy Cận in trong tập Lửa Thiêng vào năm 1940, bao trùm “Lửa Thiêng” là một nỗi buồn mênh mang da diết. Thiên nhiên trong tập thơ này thật bao la, hiu quạnh, đẹp nhưng buồn, một nỗi buồn thương về cuộc đời, kiếp người.

    Nhạc sĩ Phạm Duy nói trong hồi ký: “Tôi yêu thơ Huy Cận từ khi chưa bước vào thế giới âm nhạc… Có thể nói, sau ca dao, Thơ Mới (nhất là thơ trong cuốn “Lửa Thiêng”), ngay từ đầu, đã là chất liệu nuôi dưỡng con người soạn ca khúc là tôi. Trong loại nhạc tình cảm con người của tôi, nếu có thêm hồn vũ trụ, đó là nhờ ở những bài thơ Huy Cận”.

    Gần 20 năm sau khi Ngậm Ngùi ra mắt, nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc cho bài thơ Ngậm Ngùi. Tuy nhiên trong vài năm đầu, bài hát này không gây được nhiều chú ý như những tác phẩm khác của ông. Đến đầu thập niên 1960, sự xuất hiện của Lệ Thu trong làng nhạc đã làm sống dậy ca khúc này, đưa Ngậm Ngùi trở thành một trong những bài nhạc phổ thơ thành công nhất của nhạc sĩ Phạm Duy, và sau đó chính nhà thơ Huy Cận đã gửi lời cảm ơn Phạm Duy về việc giúp bài thơ này thêm nổi tiếng.

    Thập niên 1960. Lệ Thu là ca sĩ ăn khách tại phòng trà Queen Bee hàng đêm, và ca khúc Ngậm Ngùi luôn được khán giả yêu cầu nhiều nhất. Trong số những khán giả đó có nhà văn Duyên Anh, sau khi nghe Lệ Thu hát Ngậm Ngùi, ông đã viết một bài báo gọi giọng ca trẻ Lệ Thu là Tiếng Hát Vàng Mười, nghĩa là giọng hát quý như vàng không có pha trộn.

    Bài: Trương Đình Tuấn
    Nguồn: nhacvangbolero.com

  12. 4 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  13. #17
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts
    Mời quý thi hữu thưởng thức
    Thi phẩm NGẬM NGÙI - ST HUY CẬN
    TB: Hoàng Oanh


    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.


    Nhạc phẩm: Ngậm Ngùi - Phạm Duy phổ nhạc
    TB: Lệ Thu


    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

  14. 4 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  15. #18
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts
    CHƯA BAO GIỜ BUỒN THẾ
    Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng


    Lên xe tiễn em đi
    chưa bao giờ buồn thế
    trời mùa đông Paris
    suốt đời làm chia ly

    Tiễn em về xứ mẹ
    anh nói bằng tiếng hôn
    không còn gì lâu hơn
    một trăm ngày xa cách

    Ga Lyon đèn vàng
    tuyết rơi buồn mênh mang
    cầm tay em muốn khóc
    nói chi cũng muộn màng

    Hôn nhau phút này rồi
    chia tay nhau tức khắc
    khóc đi em, khóc đi em
    hỡi người yêu xóm học
    để sương thấm bờ đêm
    đường anh đi tràn ngập lệ buồn em…

    Ôi đêm nay
    chưa bao giờ buồn thế
    trời mùa đông Paris
    suốt đời làm chia ly

    Tàu em đi tuyết phủ
    toa anh lạnh gió đầy
    làm sao anh không rét
    cho ấm mộng đêm nay
    và mơ ngon trên khắp nẻo đường rầy!

    Trời em mơ có sao
    mình anh đêm ở lại
    trời mùa đông Paris
    không bao giờ có sao
    trời mùa đông Paris
    chưa bao giờ buồn thế!



    Bài thơ này “Chưa bao giờ buồn thế” đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát Tiễn em.

    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.


    Thi sĩ Cung Trầm Tưởng, tác giả “Một Hành Trình Thơ – 1948-2018”, đã từ biệt dương thế Chủ Nhật, ngày 9 tháng 10/2022 lúc 4:27 PM, giờ địa phương (tiểu bang Minnesota, USA)

  16. 5 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  17. #19
    Bạn Thân
    Hiện Đang :    viettu đang ẩn
    Tham gia ngày : Aug 2011

    Bài gửi : 61
    Thanks
    2.200
    Thanked 363 Times in 61 Posts
    Thương tiếc thi sĩ Cung Trầm Tưởng

    MÙA THU PARIS

    Mùa thu Paris
    Trời buốt ra đi
    Hẹn em quán nhỏ
    Rưng rưng rượu đỏ tràn ly

    Mùa thu đêm mưa
    Phố cũ hè xưa
    Công trường lá đổ
    Ngóng em kiên khổ phút, giờ

    Mùa thu âm thầm
    Bên vườn Lục-Xâm
    Ngồi quen ghế đá
    Không em buốt giá từ tâm

    Mùa thu nơi đâu?
    Người em mắt nâu
    Tóc vàng sợi nhỏ
    Mong em chín đỏ trái sầu

    Mùa thu Paris
    Tràn dâng đôi mi
    Người em gác trọ
    Sang anh, gót nhỏ thầm thì

    Mùa thu không lời
    Son nhạt đôi môi
    Em buồn trở lại
    Hờn quên, hối cải cuộc đời

    Mùa thu! mùa thu
    Mây trời âm u
    Yêu người độ lượng
    Trông em tâm tưởng, giam tù

    Mùa thu!... Trời ơi! Tình thu!

    Tác giả Cung Trầm Tưởng

    Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên.


    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

  18. 4 Thành viên dưới đây cảm ơn viettu vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề
Trang 2/2 ĐầuĐầu 1 2

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình