+ Trả lời chủ đề
Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1

Chủ đề: Cảm nhận của bạn đọc về bài MẸ RU Của bạch Hồng Ngọc( Bùi Văn Thanh)

  1. #1
    Avatar của Bạch Hồng Ngọc
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    Bạch Hồng Ngọc đang ẩn
    Tham gia ngày : Jul 2011

    Tuổi: 63
    Bài gửi : 3.643
    Thanks
    20.553
    Thanked 19.324 Times in 3.632 Posts
    Blog Entries
    224

    Cảm nhận của bạn đọc về bài MẸ RU Của bạch Hồng Ngọc( Bùi Văn Thanh)


    Thân thưa thi huynh, tác giả của bài thơ MẸ RU
    Nhân đọc bài thơ của huynh, đệ có một vài câu cảm nhận như sau, có gì mong huynh hồi đáp.

    Chiến tranh kết thúc đã 40 năm rồi. Có lẽ nỗi thương nhớ con của người Mẹ đến tột đỉnh, khi đứa con ra đi mãi mãi không về. Tác giả đã lột tả nỗi niềm sâu thẳm đó trong 2 câu thơ mở đầu của bài thơ ý và tứ hòa quyện vào nhau. Khi đọc xong 2 câu thơ đầu tôi dừng lại và suy ngẫm, có một chút gì đó là lạ, có một cái gì đó sâu xa bởi hình ảnh giọt sương sưng vù.
    Mẹ ngồi ôm gối. Mẹ ru/ Ầu ơ kẽo kẹt… sưng vù giọt sương. Quả là khó lòng chê được, và không thể không đọc hết bài thơ.
    Đọc xong bài thơ, thật không thể nghi ngờ gì nữa. Dưới ngòi bút thơ Tác giả Bùi Văn Thanh, có thể nói đang bước vào độ chín, bởi gần đây tôi đọc thơ của anh tôi có cảm dạo này anh viết chắc chắn hơn, có nhiều câu mà tôi rất thích, tuy không gọt dũa, trau chuốt tu từ, nhiều câu còn dí dỏm song quả là có chiều sâu, có sức cuốn hút người đọc.
    Trở lại với 2 câu thơ trên, quả thật đọc đến mấy lần tôi mới có thể đưa ra được lời nhận xét như sau: Hình ảnh người mẹ ngồi ôm gối với một dấu chấm câu trong câu thơ lục bát đã làm cho tôi có cảm giác là lạ ngay từ câu thơ đầu tiên đó, rồi đến Mẹ ru. Chỉ một câu thôi thì tứ thơ đã bắt đầu xuất hiện, quả là hiếm gặp trong thơ. Ầu ơ kẽo kẹt… một tiếng ru không ngớt, từ sáng đến chiều, rồi qua đêm, ngày này qua tháng năm khác… lời ru mỏi mòn trong chờ đợi, trong khát khao, trong hy vọng…lúc trầm lúc bổng giống như tiếng của chiếc võng tre, như 2 thanh tre cọ xát vào nhau nghe thật não nề, chua xót đến thấu ruột gan. Cụm từ kẽo kẹt đặt vào đây quả thật là như vậy. Sưng vù giọt sương, quả là một ý thơ trìu tượng và khó hiểu, tôi cố gắng suy nghĩ, tìm tòi ý thơ của tác giả, quả thật một hình ảnh quá hay, quá ý nghĩa, quá sâu xa. Một sự ẩn chứa đến muôn điều mà chúng ta cần khám phá trong cụm từ trên. Theo ý của tôi thì tác giả đã nhân cách hóa một cách thật là sâu thẳm. Có lẽ người mẹ đã khóc cạn hết cả nước mắt, chỉ còn một giọt nữa thôi nữa thôi, mà giọt nước mắt đó đã sưng vù lên, bởi nó cũng sắp rời bỏ mẹ rồi đây, có lẽ vậy vẫn chưa đủ, chưa đúng… có lẽ mẹ đã quá già không còn đủ sức chờ đợi con trở về được nữa, cũng như ngoài kia giọt sương sắp rơi, khi giọt sương rơi có nghĩa đời mẹ cũng sắp sửa về thế giới bên kia chăng, nhưng cũng chưa chắc là vậy… thế thì có ý gì đây? Hay là giọt sương đó là linh hồn của người con đã trở về bên mẹ, đang hiển hiện trước mắt mẹ, giọt sương to đẹp long lanh, làm cho niềm hy vọng của mẹ được nhen nhóm, để rồi mẹ được đưa bàn tay chai gần ra đón, để rồi giọt sương được tan trên bài tay mẹ, tiếp nhựa sống cho mẹ có thêm nghị lực để tiếp tục ru con.Thật là khó hiểu ý của tác giả, có lẽ suy nghĩ của tôi có phần nào đúng. Với hình ảnh giọt sương sưng vù, nó để lại ấn tượng mạnh trong tôi. Mà cũng có thể mẹ đang hình dung đứa con đang ngủ dưới những giọt sương, giọt sương không nỡ rơi xuống làm con thức giấc, giọt sương cố gắng đua bấm trên cành cây ngọn cỏ đợi chờ ánh bình mình để tự mình bay hơi đi, giữ gìn giấc ngủ cho con. Và chỉ có tác giả mới có thể nói rõ cho chúng ta hiểu được.
    Đọc hết khổ thơ đầu ta càng thế rõ về hình ảnh người mẹ, dẫu mưa to, gió lớn, bão tố mịt mùng người mẹ vẫn không hề nản chí, vẫn cứ ôm gối mẹ ru, ru từ năm này qua năm khác, thể hiện một sự khát khao đứa con trở về trong vòng tay của mẹ. Với sự bồn chồn lo lắng không dứt , khóc thầm trong tuyệt vọng. Khi đọc xong khổ thơ này tôi nghĩ rằng mọi suy nghĩ của mình là đúng.
    Khổ thơ tiếp theo là một ý thơ bổ sung cho tứ thơ, càng đọc chúng ta càng thấu hiểu được nỗi niềm bầm gan tím ruột của mẹ, có lẽ nhiều đêm mẹ không ngủ, mẹ đã cứ ấu ở, cho dùng 5 canh cũng đã sắp tàn, sự thương nhớ chờ đợi đến mỏi mòn, cuộc đời mẹ giờ đây như chiếc lá úa, úa đến mỏng tanh, có lẽ chỉ cần mổ động chạm siêu nhẹ cũng có lẽ làm cho chiếc là tan biến vào hư vô mà không bao giờ thấy nữa. Rồi đến sợi mơ thì sao? Sợi mơ của mẹ cũng đã giòn chỉ cần khẽ chạm cũng làm cho nó tan tành theo mây khói. Tác giả đã rất khéo léo trong việc lựa chọn câu chữ rất giản dị nhưng không kém sự sâu xa tận cùng của nỗi niềm.
    Tiếp đến khổ thư thứ ba thì ta khỏi cần nghi ngại gì nữa, bài thơ diễn tả chân dung của một người mẹ đang thương nhớ về một đứa con, theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, ra đi diệt thù để thống nhất đất nước, để rồi có ngày ra đi mà không có ngày trở lại, ở quê nhà người mẹ đã khắc khoải đợi chờ. Tất nhiên là mẹ biết, mẹ hiểu sự hy sinh cao cả của con vì nền độc lập dân tộc, mẹ cũng lấy làm tự hào khi đóng góp một phần xương máu của gia đình mình cho đất nước. Tuy biết vậy nhưng mẹ không thể kìm lòng mà vẫn chỉ ru hờ… thế thôi
    “Con xa từ bấy đến giờ
    Ngày đêm mẹ vẫn ru hờ… thế thôi”
    Quả là mẹ biết, quả là mẹ hiểu, và mẹ cũng đã được sự quan tâm chăm sóc của gia đình, của xã hội đối với nhưng gia đình có công với cách mạng, nhưng sự thương nhớ con khôn nguôi mà mẹ vẫn làm một việc… không tưởng. mẹ thực sự đã quá già nua, tiếng ru đã méo dần đi, tiếng ru không những méo mà còn đã lạc cả giọng của mẹ đi rồi, không biết con có nhận ra mẹ nữa không? Rồi một câu trách móc bâng quơ: Con tôi chưa về. một sự hy vọng, đợi chờ mãi mãi không được đền đáp. Nhưng tác giả đặt từ chưa có nghĩa là mẹ vẫn chưa hết hy vọng, sự hy vọng mong manh đến nỗi không còn từ nào để diễn tả nữa.
    Phần kết của bài thơ vớ 3 câu thơ nhẹ nhàng thanh thoát, có hậu. Mẹ ngồi eu giữa Sơn Khê. Có lẽ người mẹ này ở một vùng miền núi nào đó, mà là có thật. hay tác giả nhân cách hóa, Sơn Khê là một vùng rừng núi và khe suối, nhưng chính nó đại diện cho xóm làng yêu dấu. mẹ lặng thầm trong cái hương vị quê hương ngọt ngào đầy nhung nhớ của những người xung quanh, mà nhìn thấy mẹ như vậy ai cũng lấy làm thương cảm chua xót đến nghẹn lời.
    Nhưng theo tôi ở đây nếu tác giả dùng từ ngọt ngào có lẽ làm cho ngữ cảnh trong thơ trở nên hay hơn?!
    Bài thơ kết thúc ở câu lục, một kiểu kết thúc lửng, một bài thơ có thể coi là đang viết dở. Sự kết thúc là một câu hỏi làm cho mỗi người đọc có những suy nghĩ khác nhau, suy luận khác nhau, và như vậy có thể mỗi độc giả lại có một cách nhìn nhận về bài thơ khác nhau.
    Riêng bản thân tôi thì thú thật tôi rất thích bài thơ này, nhưng nếu tác giả trau chuốt thêm chắc là bài thơ sẽ có độ chín hơn nhiều. dẫu sao cũng cảm ơn tác giả Bùi văn Thanh đã cho tôi được thưởng thức và có cơ hội bày tỏ suy nghĩ của mình.
    Cuối cùng chúc tác giả thành công.
    Yên Bái 05/8/2015
    Trần Chung

    MẸ RU

    Mẹ ngồi ôm gối. Mẹ ru
    Ầu ơ kẽo kẹt… sưng vù giọt sương
    Nắng mưa bão tố coi thường
    Bao năm khắc khoải vấn vương tơ lòng

    Hời ru đắm đuối miền mong
    Ầu ơ… canh muộn soi dòng nhớ con
    Trải bao thương nhớ mỏi mòn
    Mỏng tanh lá úa, khô giòn sợi mơ

    Con xa từ bấy đến giờ
    Ngày đêm mẹ vẫn ru hờ… thế thôi
    Lời ru nay đã méo rồi
    Lạc trong vô vọng… con tôi chưa về

    Mẹ ngồi ru giữa Sơn Khê
    Lặng trong hương nhớ… tình quê nghẹn ngào
    Mẹ còn ru đến ngày nao?!

    30/7/2015
    Đời ta mãi mãi ngợi ca
    Tên người phụ nữ viết hoa Mẹ hiền

    "Ngọc Trắng Hồng"



  2. 6 Thành viên dưới đây cảm ơn Bạch Hồng Ngọc vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình