+ Trả lời chủ đề
Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1

Chủ đề: Trường thi cảm nhận bài thơ “mon men” của tác giả bùi văn thanh

  1. #1
    Avatar của Bạch Hồng Ngọc
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    Bạch Hồng Ngọc đang ẩn
    Tham gia ngày : Jul 2011

    Tuổi: 63
    Bài gửi : 3.643
    Thanks
    20.553
    Thanked 19.324 Times in 3.632 Posts
    Blog Entries
    224

    Trường thi cảm nhận bài thơ “mon men” của tác giả bùi văn thanh


    Đọc bài MON MEN của tác giả Bùi Văn Thanh. Vừa đọc vừa suy ngẫm và tôi như bị cuốn hút bởi những câu từ rất bình dị. Hầu như tác giả không hề gọt dũa thì phải. Những câu từ lặp đi lặp lại trong từng khổ thơ, hình như đó là một chủ ý của tác giả. Đọc xong tôi cảm thấy đây là một bài thơ rất hay.
    Tôi bắt đầu khám phá cái bí ẩn đằng sau những câu thơ bình dị đó. Nếu ai đó đọc qua thì tôi nghĩ không bao giờ có thể hiểu sâu sắc được. Càng đọc tôi càng nhận ra một khát vọng lớn, mà phải nói là rất lớn trong bài thơ này. Khát vọng một cuộc sống viên mãn, khát vọng một qui luật tự nhiên, một quy luật cuộc đời bất biến, một khát vọng không nên thay đổi một trật tự, một qui luật tự nhiên cũng như quy luật của cuộc sống, một khát vọng sống thọ, các thế hệ trong một gia đình tiến tới “ Tứ đại đồng đường” rồi “Ngũ đại đồng đường”, sự quan tâm đến những người cao tuổi, rồi sự khát khao duy trì nòi giống dòng tộc.v.v Quả đúng là như vậy. Và tôi bắt đầu đi khám phá từng câu từng chữ trong bài thơ xem sao, cái suy nghĩ, cảm nhận của mình có đúng vậy hay không?
    Bài thơ bắt đầu với một câu “Ta mon men bậu cửa”, ở cái tuổi tập đi ai cũng có một đôi lần trong đời bám vào giường, tủ, vào cửa để tập đi gọi là đi men, nghĩa là tác giả cũng vậy, cũng như mọi người,và đó cũng là qui luật, sinh ra rồi dần dần lớn lên. Mới tập đi thôi nhưng đứa trẻ đã biết quan sát mọi sự vật xung quanh mình, quả là một đứa trẻ thông minh từ trong trứng nước, ngoài việc mon men tập đi, còn quan sát rất kỹ những gì đang xảy ra xung quanh mình “Nhìn ông khấn rì rầm” Ông mình đang làm một việc tri âm trước ban thờ tiên tổ, rồi đứa bé còn để ý đến lúc hương tàn và Cha là người bưng mâm cỗ xuống, sau khi cỗ đã bưng xuống là lúc mọi thủ tục cúng đơm đã hoàn tất, bắt đầu cả nhà dùng bữa, một quan sát khá tỷ mỷ “Hương tàn Cha bưng cỗ/ Tiếng quây quần râm ran” một ngôi nhà quá là hạnh phúc, bởi tại thời điểm này thì đã có đến 3 thế hệ cùng sinh sống. Ông, Cha và ta (tức là tác giả). Đúng là một gia đình đang sống trong hạnh phúc biết bao.
    Đọc sang khổ thơ thứ hai tôi lại càng bị cuốn hút theo một lối viết đơn giản. Thời gian trôi đi nhanh hơn ta tưởng, mới đó ta đã lớn lên ta đã đứng bên cạnh cha như trước đây cha đứng bên cạnh ông làm cái việc là thắp hương đưa cho cha cúng tiên tổ, ông đã già rồi nên lúc này ông được nghỉ ngơi thư giãn để sống vui, sống khỏe, mọi việc đã có cháu con làm, không những công việt lớn ngoài xã hội mà kể cả những việc cúng đơm trong gia đình. Đến đây câu “ Hương tàn vào bưng cỗ” chỉ thay có một chữ vào, Có nghĩa là ta đã vững vàng trước mọi công việc, nghĩ lại mới hôm nào đó ta đang mon men bậu cửa mà nay đã bưng được mâm cỗ đầy rồi, tất nhiên trong lòng cảm thấy xao xuyến, bâng khuâng. Mới chỉ 2 khổ thơ đầu thôi thì đó là cả một thời gian không hề ngắn ngủi quả là thời gian trôi quá nhanh, nhưng cái trật tự đó, qui luật đó không hề thay đổi, một quy luật của cuộc sống mà con người được tạo hóa sinh ra và được hưởng thụ, một quy luật không nên thay đổi xáo trộn, đọc đến đây tôi càng thấy câu thơ bình dị mà sâu sắc đến vậy.
    Tôi càng bị cuốn hút hơn bởi khi khám phá khổ thơ thứ ba, tác giả không thay đổi lối viết, vẫn cứ những từ ngữ đơn giản, mộc mạc đưa tôi vào cõi mê hoặc như lạc vào một mê cung. Đến đây thì ta trở thành một người trụ cột rồi, không những có con mà đã có cả cháu, cái khát vọng tuổi thọ cao đã bộc lộ rõ ở đây, một gia đình đã đạt đến “ Tứ đại đồng đường” rồi. Điều đó không ai có thể nghi ngờ được nữa. Đúng là một khoảng thời gian không ngắn, từ khổ thơ thứ nhất sang khổ thơ thứ ba là cả một quá trình diễn biến cuộc đời trong xã hội nói chung và tác giả gói gọn vào trong một gia đình nói riêng. Các từ lặp lại có chủ ý đó như một điều khẳng định là một trật tự , một quy luật của cuộc sống là không thay đổi, mà không nên thay đổi, nếu có một sự đổi thay nào dù nhỏ nó sẽ làm cho cuộc sống sẽ bị đảo lộn.
    Tiếp đến khổ thơ thứ tư, lúc này ta cũng đã gia và cũng được nghỉ ngơi như cha ta và ông ta, mọi công việc đã được cháu con cháu thay thế, Trong một gia đình mà đang có 3 thế hệ già cả chung sống và đang được sự quan tâm chăm sóc, cho nghỉ ngơi dưỡng lão, không phải làm bất cứ một việc gì nữa thì thật là hạnh phúc biết bao “ Hương tàn cháu bưng cỗ” Cháu quả là đã lớn, một thế hệ mới đang hướng tới “Ngũ đại đồng đường” rồi đó. Chỉ thay có một từ thôi sao mà nó có ý nghĩa sâu sắc đến vậy. Càng đọc tôi càng thấy chiều sâu của sự cố ý lặp đi lặp lại và giữ được cách viết chân chất, không hề tu từ, gọt dũa, nhưng mà tôi cảm thấy sự mạnh mẽ, sâu sắc, triết lý trong những từ bình dị đó. Thật sự tôi rất cảm phục.
    Rõ ràng rồi trong một gia đình đã có đến 5 thế hệ đang sinh sống, thì ông mãn nguyện quá đi chứ “Mắt ông cười hân hoan” một cuộc sống hạnh phúc vô bờ bến phải không các bạn.
    Đến đây có lẽ ý thơ và tứ thơ đã đủ để cho mọi người có thể tìm hiểu một cách đầy đủ về một “ Khát vọng” trong bài thơ.
    Tác giả kết thúc bằng một khổ thư thứ 5, có phải 5 khổ thơ cũng là chủ ý của tác giả đại diện cho 5 thế hệ cùng chung sống, một khát vọng “ Ngũ đại đồng đường” đã được xác lập.
    Tác giả khẳng định rằng “ Thời gian không trở lại” điều này là hiển nhiên mà ai cũng biết, nhưng tác giả vẫn viết, viết để khẳng định điều bất biến đó một lần nữa, viết để nhắc nhở chúng ta cần phải nhớ điều đó, cho nên đừng bao giờ lãng phí thời gian, đừng để cho thời gian trôi đi một cách vô vị. Một sự trôi đi trong lặng lẽ của quy luật thời gian cứ thế trôi mãi, trôi hoài mà nó không chờ đợi một ai, cuộc đời rất ngắn ngủi so với thời gian vô tận, nếu ta để lãng phí thời gian thì ta đã làm tổn hại đến cuộc sống của chính mình.
    Ấn tượng mạnh nhất của tôi là 2 câu kết. Càng ngẫm tôi càng say, càng ngẫm tôi càng mơ ước gia đình mình cũng được như vậy. một gia đình có 5 thế hệ chung sống, tôi đang hình dung ra một ngôi nhà cổ kính đang hiện diện trước mắt tôi, biết bao thế hệ đã cùng sinh ra và lớn lên tại đó, trong ngôi nhà đó, rồi những bước chân mon men tập đi, những bàn tay bám vào bậu cửa thân quen, để lại trên bậu cửa đó những dấu vết không bao giờ phai nhạt, dấu vết đó tác giả đã tô điểm lên thành “Vết son” một dấu vết của tuổi thơ rất đẹp mà bao thế hệ cùng chung tay tạo nên nó trên bậu cửa nhà mình.
    “Vết son choàng bậu cửa” hình như đang có một đứa trẻ đang mon men ở đây, khát vọng đã được toại nguyện khi thực sự là một gia đình đạt được” Ngũ đại đồng đường” rồi. Thật là tuyệt vời, mà không thể có cái gì tuyệt vời hơn thế nữa.
    Đọc câu kết “Ngỡ mình vừa mon men” tôi đặc biệt chú ý từ “mình” một sự tinh tế của tác giả, quả là không thể không suy nghĩ. Ngoài cái hồi tưởng của tác giả khi thấy một đứa trẻ đang mon men bậu cửa, bao ký ức tuổi thơ tràn về, bao kỷ niệm, bao sóng gió cuộc đời đã trôi qua… tác giả đặt từ “mình” vào rất đúng vị trí, không thể có từ nào thay thế mà có giá trị nhân văn đến vậy. Một đứa trẻ giống mình như hai giọt nước, tác giả quả là tài tình, một gia đình đã giữ gìn được dòng giống gia tộc, đó là mình chứ không ai khác, không bị lai tạp một chút nào,ngoài cái ý nghĩa đó tác giả còn ca ngợi sự chung thủy của 5 thế hệ những người về làm dâu trong gia đình này đã giữ gìn được nền nếp gia phong, sinh con đẻ cháu nối dõi tông đường cho dòng tộc. Ở đây giả sử đứa trẻ đó nó không giống mình, mà lại giống một đứa trẻ “ Tây đen” thì cho dù đến lục đại, hay bát đại đồng đường cũng chẳng có ý nghĩa gì cả. Càng nghĩ tôi càng cảm phục cái tinh tế của tác giả.
    Vậy bài thơ nói lên sự khát vọng vô cùng to lớn trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, tôi không thể nói hết lên đây được mà còn để cho các độc giả khác khám phá sâu rộng hơn. Riêng tôi nhìn thấy một sự tổng quát về khát vọng: Sống trường thọ, hạnh phúc, sự duy trì nòi giống, một trật tự, những quy luật bất biến, một quy luật thời gian, một sự ca ngợi người phụ nữ… được tác giả đưa vào trong bài thơ MOM NEN một cách nhẹ nhàng nhưng vô cùng sâu sắc.
    Cảm ơn tác giả Bùi Văn Thanh đã cho tôi được thưởng thức bài thơ hay có giá trị nhân văn cao. Tuy nhiên có thể tôi thể khám phá hết được ý của anh. Song cũng mạnh dạn gởi anh đôi dòng tâm sự về cảm nhận riêng của tôi. Hy vọng sẽ được đọc nhiều bài thơ của anh hay hơn nữa. Cuối cùng chúc anh và gia đình mạnh khỏe - hạnh phúc.
    MON MEN
    Ta mon men bậu cửa
    Nhìn ông khấn rì rầm
    Hương tàn Cha bưng cỗ
    Tiếng quây quần râm ran…

    Ta đốt nén nhang lên
    Đứng bên nghe Cha khấn
    Hương tàn vào bưng cỗ
    Tiếng lòng nghe bâng lâng…

    Giờ ta thắp nén nhang
    Đứng chấp tay khấn vái
    Hương tàn Con bưng cỗ
    Bậu cửa Cháu mon men

    Nhìn Con thắp nén nhang
    Trước ban thờ Tiên tổ
    Hương tàn Cháu bưng cỗ
    Mắt Ông cười hân hoan

    Thời gian không trở lại
    Lặng lẽ trôi trôi hoài
    Vết son choàng bậu cửa
    Thoáng mình vừa mon men!
    18/4/2015
    Nghệ An
    2/8/2015
    Trường Thi
    Đời ta mãi mãi ngợi ca
    Tên người phụ nữ viết hoa Mẹ hiền

    "Ngọc Trắng Hồng"



  2. 7 Thành viên dưới đây cảm ơn Bạch Hồng Ngọc vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình