+ Trả lời chủ đề
Trang 2/3 ĐầuĐầu 1 2 3 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 11 tới 20 của 24

Chủ đề: Dịch bài thơ NAM QUỐC SƠN HÀ

  1. #11
    Avatar của TruongVu
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    TruongVu đang ẩn
    Tham gia ngày : Apr 2014

    Tuổi: 38
    Bài gửi : 1.535
    Thanks
    11.578
    Thanked 9.010 Times in 1.533 Posts
    Blog Entries
    57
    Kính thưa quý cô bác , thầy cô .
    Kính thưa quý thi hữu

    TruongVu vốn rất thích bài NAM QUỐC SƠN HÀ của cụ Lý Thường Kiệt ạ .TruongVu rất nhớ và hay đọc bài này khi đó Truongvu thấy rất giầu cảm xúc ạ .
    TruongVu kiến thức nhiều hạn hẹp tuyệt đối không dám bình luận càng không dám dịch thơ .
    Nay TruongVu xin mạn phép mạo muội nói nên cách hiểu của mình ạ .



    NON NƯỚC VIỆT NAM


    Vua Nam đất nước người Nam
    Sách trời định sẵn rõ ràng nghìn xưa
    Bao phen giặc dữ khôn chừa
    Hung tàn bạo ngược ắt thua tan tành .


    Lý Thường Kiệt
    ( Cách hiểu của TruongVu)


  2. #12
    Bạn Thâm Giao
    Hiện Đang :    huyba đang ẩn
    Tham gia ngày : Jun 2015

    Bài gửi : 378
    Thanks
    171
    Thanked 2.109 Times in 366 Posts
    Blog Entries
    113
    Quote Nguyên văn bởi Nắng Xuân Xem bài viết
    Dịch sang lục bát:

    SÔNG NÚI VIỆT NAM

    Nước Nam tôn Đế người Nam
    Sách trời định sẵn gian tham chớ hòng
    Láng giềng xâm phạm cuồng ngông
    Bao lần nhục nhã bại vong đáng đời.

    LÝ THƯỜNG KIỆT
    (Nắng Xuân dịch)
    Bài thơ NQSH viết bằng Luật thi vì thời kì lịch sử chỉ có Hán văn. Luât thi tứ tuyệt nghiêm chỉnh, trang trọng, để đọc lúc hội lễ, giao lưu chứ không thể phổ biến nhẹ nhàng, ru đưa như ca dao, lục bát. Nếu bài thơ NQSH dịch “nội dung” sang lục bát để các bà mẹ ru con thì thấm vào tâm hồn trẻ thơ ý chí núi sông thì đó là cách giáo dục tuyệt hay, nên làm . Vì thế không thể không dịch bài thơ NQSH sang các thể thơ LB và STLB.
    Xin giới thiệu một vài bản dịch theo LB và STLB
    Theo tôi nghĩ, dựa vào nội dung bài thơ để viết thành thơ cũng là một dạng thơ dịch
    *
    Dịch sang lục bát:

    SÔNG NÚI NƯỚC NAM

    Nước Nam có Đế trị vì
    Núi sông bờ cõi đã ghi sổ Trời
    Giặc loàn xâm phạm đất người
    Coi chừng manh giáp tơi bời bại vong.

    18-15-2015

    HUY BA


  3. #13
    Avatar của Nắng Xuân
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    Nắng Xuân đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2013
    Đến từ : Đại học Cần Thơ

    Tuổi: 63
    Bài gửi : 2.093
    Thanks
    18.668
    Thanked 17.521 Times in 2.104 Posts
    Hoàn toàn đồng ý với anh Huy Ba. Theo NX thì DỊCH ý thơ. Cảm Tác là cảm nghĩ của tác giả khi đọc bài này rồi SÁNG TÁC theo ý riêng. Không thể mượn toàn bộ ý của bài như vậy mà gọi là CẢM TÁC.

    VỀ MIỀN TRUNG muốn nói KHIÊM TỐN là theo ý VMT, nhưng tôi nghĩ KHIÊM TỐN kiểu này rõ ràng NHẦM vì CẢM TÁC là có một phần SÁNG TÁC hẳn là khó hơn DỊCH từ Ý thành THƠ. DỊCH THƠ khác DỊCH Ý là viết lại ý đã có sẵn bằng THƠ hoàn toàn là việc làm khó khăn. Dịch Ý thì dễ. Không biết tiếng, tra từ cũng có thể hiểu ý.

    Bằng chứng hùng hồn là ai cũng hiểu ý bài NQSH nhưng vẫn chưa có một bài dịch nào được toàn vẹn như ý nguyên tác.

    Các bạn nghĩ sao???
    Lần sửa cuối bởi Nắng Xuân; 20-11-2015 lúc 06:39 PM
    Em cười nón lá chao nghiêng
    Nghiêng sông nghiêng bến nghiêng thuyền nghiêng anh.


    Nắng Xuân


  4. 7 Thành viên dưới đây cảm ơn Nắng Xuân vì bài viết hữu ích này


  5. #14
    Bạn Thâm Giao
    Hiện Đang :    huyba đang ẩn
    Tham gia ngày : Jun 2015

    Bài gửi : 378
    Thanks
    171
    Thanked 2.109 Times in 366 Posts
    Blog Entries
    113

    Dịch thơ Đường phải chăng có một TIỀN LỆ?


    Qua trao đổi trên topic này, xuất hiện một số ý kiến đáng lưu ý. Hôm nay xin nhắc ý kiến này của bạn nguyenxuan:
    “BÀI THƠ TỨ TUYỆT LUẬT TRẮC VẦN BẰNG
    Dịch thế nào cũng phải giữ đúng thể thơ mới chuẩn”

    Vậy xin theo dõi một thông tin sau:
    [Trích thông tin]
    Báo Thể thao & Văn hóa có cuộc trao đổi với GS Trần Đình Sử, thành viên nhóm chủ biên cuốn Ngữ văn 7.
    * Ông đánh giá như thế nào về chất lượng hai bản dịch vần bằng (“Rành rành định phận tại sách trời”) và bản dịch vần trắc (“Vằng vặc sách trời chia xứ sở”) khi so với nhau?
    – Tôi cho rằng nguyên tác là những câu thơ bằng chữ Hán và hai bản dịch đều hay. Bản vần bằng nghe êm ái còn bản vần trắc rắn rỏi và gân guốc. Mặc dù nguyên tác là vần bằng nhưng xưa nay không ai quy định là bản dịch thơ phải giữ nguyên cách gieo vần của nguyên tác.
    Chẳng hạn, bài thơ đầu tiên trong Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù), không có nhan đề của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong nguyên tác chữ Hán là vần trắc:
    “Thân thể tại ngục trung
    Tinh thần tại ngục ngoại
    Dục thành đại sự nghiệp
    Tinh thần cánh yếu đại”.

    Nhưng bản dịch lại là vần bằng:
    “Thân thể ở trong lao
    Tinh thần ở ngoài lao
    Muốn nên sự nghiệp lớn
    Tinh thần phải càng cao”.

    Tùy điều kiện, tùy cách dịch, đây không phải là vấn đề lớn.
    [hết trích thông tin]
    Phải chăng, bản dịch bài thơ của Bác Hồ trên đây đã tạo TIỀN LỆ cho việc dịch thơ Luật Đường không nhất thiết phải theo y thể nguyên tác? Hay cũng là chuyện đã thường xảy ra từ lâu hơn nữa? Rất mong quí anh chị và bạn thơ thi đàn góp lời làm sáng rõ thêm hẵn là rất có ích cho tất cả mọi người.

    23-11-2015


  6. 7 Thành viên dưới đây cảm ơn huyba vì bài viết hữu ích này


  7. #15
    Avatar của nguyenxuan
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    nguyenxuan đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2013

    Tuổi: 65
    Bài gửi : 3.287
    Thanks
    30.846
    Thanked 24.155 Times in 3.311 Posts
    Blog Entries
    114
    Theo ý riêng của Nguyên Xuân, một bài thơ Đường luật, nếu đã dịch theo thể thơ Đường luật thì nên dịch đúng luật, luật trắc hay luật bằng thì tùy người dịch lựa chọn.
    Trước một bài thơ, người ta có thể dịch ra thơ tự do, thơ lục bát hay thể loại gì cũng được nhưng nên giữ đúng luật của thể thơ đó. Một bản dịch vừa hay vừa đúng nguyên tác thật là quá khó.

  8. 7 Thành viên dưới đây cảm ơn nguyenxuan vì bài viết hữu ích này


  9. #16
    Bạn Thân
    Hiện Đang :    Le Hoai Phuong đang ẩn
    Tham gia ngày : Jun 2014

    Tuổi: 59
    Bài gửi : 191
    Thanks
    949
    Thanked 1.285 Times in 192 Posts
    Phương cũng đồng tình với Tỷ Nguyên Xuân là THỂ THƠ nào là do người dịch lựa chọn, nhưng đã là thể thơ CÓ LUẬT (Đường Luật, LB hay STLB) thì nên tuân thủ đúng LUẬT. THỂ TỰ DO thì cứ TỰ DO.

    Không ai bắt buộc LUẬT BẰNG phải dịch BẰNG và LUẬT TRẮC thì phải dịch TRẮC đâu ạ.

    Chắc Tác giả Huy Ba đã hiểu lầm ĐHV Nguyên Xuân ở ý kiến này.

  10. 7 Thành viên dưới đây cảm ơn Le Hoai Phuong vì bài viết hữu ích này


  11. #17
    Avatar của Nắng Xuân
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    Nắng Xuân đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2013
    Đến từ : Đại học Cần Thơ

    Tuổi: 63
    Bài gửi : 2.093
    Thanks
    18.668
    Thanked 17.521 Times in 2.104 Posts
    Bản dịch lục bát 2:
    SÔNG NÚI VIỆT NAM

    Đế Nam trọng trách cõi Nam
    Sách trời đã định, máu tham tanh rình
    Chúng mày vô cớ động binh
    Bao lần thất bại, nhục vinh đã tường.

    LÝ THƯỜNG KIỆT
    (Nắng Xuân dịch)
    Em cười nón lá chao nghiêng
    Nghiêng sông nghiêng bến nghiêng thuyền nghiêng anh.


    Nắng Xuân


  12. 6 Thành viên dưới đây cảm ơn Nắng Xuân vì bài viết hữu ích này


  13. #18
    Bạn Thâm Giao
    Hiện Đang :    huyba đang ẩn
    Tham gia ngày : Jun 2015

    Bài gửi : 378
    Thanks
    171
    Thanked 2.109 Times in 366 Posts
    Blog Entries
    113
    Quote Nguyên văn bởi Le Hoai Phuong Xem bài viết
    Phương cũng đồng tình với Tỷ Nguyên Xuân là THỂ THƠ nào là do người dịch lựa chọn, nhưng đã là thể thơ CÓ LUẬT (Đường Luật, LB hay STLB) thì nên tuân thủ đúng LUẬT. THỂ TỰ DO thì cứ TỰ DO.

    Không ai bắt buộc LUẬT BẰNG phải dịch BẰNG và LUẬT TRẮC thì phải dịch TRẮC đâu ạ.

    Chắc Tác giả Huy Ba đã hiểu lầm ĐHV Nguyên Xuân ở ý kiến này.

    Thì ra có vẻ ĐHV nguỹenuan nghĩ huyba như vậy phải không? Không phải đâu, cứ đọc lại ý kiến của GS TĐS thì sẽ hiểu có người đã nghĩ thơ Đường luật khi dịch ra phải y như nguyên tác về thể loại kể cả luật bằng hay luật trắc. Vì vậy huyba muốn nhân đây xin ý kiến trao đổi để xác định cho rõ ràng ý kiến đó mà thôi. Nay thì rõ rồi. Có gì sơ suất mong các anh chị bỏ qua cho. Cũng chỉ là học hỏi bồi bổ hiểu biết về thơ Đường và dịch thơ.
    Xin nói thêm, bản dịch của mỗi người dù thể loại nào cũng không thể hoàn hảo ngay, cho nên xem các bài dịch như một gợi ý để đi sâu hơn tìm ra bản dịch sau này tốt nhất. Ngay cả các bài dịch đã công bố hay đưa vào SGK, giáo trình cũng không thể lột tả hết thần thái đặc sắc của bài thơ NQSH. Tôi rất đồng ý với GS TĐS về ý kiến này:
    "Văn bản được coi là Tuyên ngôn độc lập là nguyên tác chữ Hán của bài Nam quốc sơn hà, chứ không phải bản dịch chữ quốc ngữ Sông núi nước Nam. Không có bản Tuyên ngôn độc lập Sông núi nước Nam nào bằng chữ quốc ngữ cả. Chỉ nguyên tác thì mới không thay đổi.
    Để hiểu được nguyên tác thì phải dịch ra chữ quốc ngữ. Nhưng không ai quy định bản dịch nào là duy nhất đúng. Việc lẫn lộn, cho một bản dịch nào đó quyền ưu tiên, quyền “duy nhất đúng” tôi thấy không nên.
    "

  14. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn huyba vì bài viết hữu ích này


  15. #19
    Avatar của Nắng Xuân
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    Nắng Xuân đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2013
    Đến từ : Đại học Cần Thơ

    Tuổi: 63
    Bài gửi : 2.093
    Thanks
    18.668
    Thanked 17.521 Times in 2.104 Posts
    Quote Nguyên văn bởi huyba Xem bài viết

    ... Nhưng không ai quy định bản dịch nào là duy nhất đúng. Việc lẫn lộn, cho một bản dịch nào đó quyền ưu tiên, quyền “duy nhất đúng” tôi thấy không nên.[/I]"
    Ai QUY ĐỊNH hay LẪN LỘN quyền ƯU TIÊN hay DUY NHẤT ĐÚNG vậy anh Huy Ba?
    Em cười nón lá chao nghiêng
    Nghiêng sông nghiêng bến nghiêng thuyền nghiêng anh.


    Nắng Xuân


  16. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn Nắng Xuân vì bài viết hữu ích này


  17. #20
    Bạn Thâm Giao
    Hiện Đang :    huyba đang ẩn
    Tham gia ngày : Jun 2015

    Bài gửi : 378
    Thanks
    171
    Thanked 2.109 Times in 366 Posts
    Blog Entries
    113
    Hai lần trả lời Nắng Xuân , không hiểu sao không cho phép. Máy hay mạng có vấn đề gì đây nhỉ?

  18. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn huyba vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề
Trang 2/3 ĐầuĐầu 1 2 3 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình