+ Trả lời chủ đề
Trang 2/2 ĐầuĐầu 1 2
Hiện kết quả từ 11 tới 12 của 12

Chủ đề: Nhạn-Én-Yến???

  1. #11
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    V. Vài lời cuối bài
    Nếu cứ khăng khăng đổi tên chim Én thành chim Nhạn thì hẳn phải gây ra nhiều rắc rối và mâu thuẫn nan giải trong việc học tập và giảng dạy tiếng Việt. Tai hại nhất là điều đó đã làm cho những câu thơ và những câu ca dao bất hủ trở nên thô kệch, ngớ ngẩn. Đành rằng, các nhà ngôn ngữ học có lòng mong muốn cho từ ngữ tiếng Việt được rành mạch, chính xác, tách bạch rõ ràng đâu ra đấy. Nhưng ngôn ngữ thì biến đổi phức tạp, khó theo đúng những quy định hay phép tắc chặt chẽ. Nếu quá chú trọng uốn nắn sửa chữa để đạt đến mức chính xác như toán học thì nhiều khi dẫn đén sai lầm rất tai hại, mà việc cố ý đổi tên chim Én thành chim Nhạn là một ví dụ rõ rệt.
    Đối với những từ ngữ đã có lịch sử lâu đời, đã được định hình trong tâm trí của hàng chục triệu người qua nhiều thế hệ, nghĩa của chúng có thể thu hẹp hoặc mở rông ở từng thời kỳ thì chúng ta phải chú ý đến diễn biến về ngữ nghĩa để hiểu và phân biệt trong từng ngữ cảnh chứ không nên (và cũng không thể) sửa đổi chúng. Từ thời nhà Minh, người Trung Quốc đã coi ”Yến sào” là một món ăn rất quý. Yến nghía lả Én, Yến sào nghĩa là Tổ Én, vì hồi bấy giờ người ta cho rằng con chim làm ra cái tổ ấy là con Én. Nay đã biết con chim ấy khác với Én nhưng người ta vẫn gọi nó là Yến, cụ thể là Kim ti yến. Chỉ cần hiểu rõ bản chất của nó là đủ. Người Pháp cũng vậy, họ gọi món ăn ấy là Nid d’hirondelle, nghĩa là Tổ của chim Én. Hiện nay họ vẫn duy trì tên gọi đó, mặc dầu biết rằng đó là tổ của các loài Salangane. Các bộ từ điển tiếng Pháp phổ thông rất nổi tiếng như Larousse, Robert, Hachette đều xác nhận điều này, Khi gõ trên máy tính mấy chữ Nid de Salangane (Tổ của Salangane) để tìm kiếm trên mạng Internet thì chỉ thấy hiện lên 2 văn bản có mấy chữ ấy nhưng lại là văn bản của người Việt để quảng cáo cho món “Yến sào” Việt Nam. Như vậy là đủ để thấy rằng, đổi tên chim Én là một việc không ích lợi gì mà chỉ gây ra rắc rối, làm hại cho tiếng Việt. Không thể đổi tên chim Én đã đành, đổi Én thành Nhạn thì lại càng sai lầm thậm tệ nữa, bởi vì Nhạn cũng là một tên gọi có lịch sử lâu đời, đã từng cùng với Én song hành trong văn thơ. Về từ Yến (tên chim) trong tiếng Việt, chỉ cần mở rộng nghĩa cho nó là đủ.
    Trước đây, trong tiếng Việt, từ Yến (tên chim) chỉ có nghĩa là chim Én. Cách đây hơn một thế kỷ, một loại chim đẹp và hót hay, có nguồn gôc từ Quần đảo Canaria (ở Đại Tây Dương, thuộc Tây Ban Nha) được đưa vào Việt Nam cũng được gọi là chim Yến. Nếu muốn phân biệt cho rõ thì gọi là chim Yến cảnh hoặc chim Yến hót. Loại chim Yến này có danh pháp ba phần là Serinus canaria domestica (gồm các biến chủng Bạch Yến, Hồng Yến, Hoàng Yến, ...) thuộc họ Fringillidae (ở Việt Nam gọi là họ Sẻ thông hoặc là họ Sẻ đồng, ở Trung Quốc goi là họ Yến tước 燕雀). Nay từ Yến được mở rộng thêm nữa để chỉ loại chim giống như Én, dùng nước bọt có chất keo để gắn tổ vào vách đá hoặc để làm tổ. Sư mở rộng nghĩa của một từ là điều rất bình thường, không thể vì thế mà phải thay đổi những tên gọi đã có lịch sử nhiều thế kỷ và đã in sâu trong tâm trí mọi người.

    Một điều đáng mừng là, tuy các nhà biên soạn từ điển đã cùng nhau đổi tên “con én đưa thoi” trong mùa xuân thành con nhạn nhưng mọi người khác, những người viết văn viết báo, các nhạc sĩ vẫn luôn luôn nói về loại chim ấy bằng cái tên “Chim Én” với tình cảm thân thương, trìu mến. Chắc chắn rằng, chim Én trong các văn phẩm và nhạc phẩm ấy chính là “con én đưa thoi” về mùa xuân trong thơ Nguyễn Du và cũng là con én trong câu danh ngôn của Aristote. Mong sao các thầy giáo, các cô giáo dạy tiếng Việt đừng dựa vào các cuốn từ điển tiếng Việt hiện hành, đừng đổi Én thành Nhạn, vừa gây rắc rối cho mình khi giảng dạy văn thơ, ca dao, tục ngữ, vừa làm hỏng tiếng Việt. Đầu năm nay, trong bàiGiải mã hàng chục ngàn chim én về ở Đồng Tháp trên báo Đất Việt ngày 15/01/2013, GS Võ Quý cũng hoàn toàn gọi Én bằng cái tên muôn thưở của nó chứ không gọi bằng cái tên mới là Nhạn như TS Lê Mạnh Hùng trong cùng một bài ấy. Nếu đúng đó là chủ ý của GS Võ Quý thì thật là một đều rất đáng mừng.

  2. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  3. #12
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    Cách phân biệt chim yến sào với chim én.

    (ảnh không hiện, ra một trang dài chữ lằng nhằng nên tôi đã xóa)
    Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra về cách phân biệt chim yến với chim én. Hôm nay Siêu thị yến sào xin giới thiệu cho quý bạn đọc cách phân biệt giữa chim yến sào với chim én.
    Chim yến và chim én thường sống lẫn lộn với nhau, chúng có nhiều đặc điểm rất giống nhau về màu sắc, hình dạng, nếu nhìn chúng bay lượn, có nhiều người thường không biết cách phân biệt 2 loại chim này.


    Chim yến: có lông màu nâu đen, mỏ chim yến thường nhỏ hơn chim én, đuôi của chim yên cũng chẻ ngắn hơn chim én.



    Chim yến có đặc trưng là chân không phát triển như chim én, rất yếu ớt không thể đậu được trên dây điện ...nhưng có khả năng bay cao và có thể bay lượn liên tục trong không trung suốt cả ngày. Chim yến chỉ bắt và ăn côn trùng trong khi bay .
    Tổ yến thường được làm từ rêu, cỏ lông, lá cây và một vài vật liệu khác được gắn kết bằng nước bọt .

    Chim én: Cánh dài, nhọn, gần như thẳng nhưng ngắn và rộng hơn, vẫn bay lượn trên bầu trời ở tầm thấp nhưng bay chậm hơn so với các loại chim yến, chim én bay lượn có lúc với đôi cánh khép, đóng một nửa, không giống như chim yến hay bay lượn với đôi cánh như lưỡi liềm dang rộng hết cỡ.



    Mỏ chim én thì lớn hơn chim yến, màu lông chim én thường là màu đen và xanh đen. Chim én có đôi chân khỏe mạnh, có thể đậu xuống trên cây, dây điện, ăngten... Chân chim én có ba ngón phía trước, một ngón phía sau, lông nói chung có màu xanh dương ngã sang màu đen . Tổ én được làm từ bùn(sình), đất sét hoặc cỏ cây. Thức ăn là côn trùng trong khi bay đôi khi cũng đậu trên mặt đất để bắt côn trùng.



    Tuy nhiên ở nước ta, yến sào sống ở rất nhiều nơi với nhiều loại khác nhau, cho nên qua bài này chúng tôi chỉ giới thiệu một vài chi tiết để phân biệt giữa chim yến với chim én. Để biết thêm về kỹ thuật nuôi chim yến hay cách chế biến yến sào từ tổ yến nguyên chất các bạn có thể tìm hiểu thêm từ các bài viết của Siêu thị yến sào. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo một số bài viết về các thực phẩm quý giàu chất dinh dưỡng khác từ tổ yến như Fucoidan, nhân sâm…
    Lần sửa cuối bởi buixuanphuong09; 10-04-2016 lúc 11:46 AM

  4. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề
Trang 2/2 ĐầuĐầu 1 2

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình