+ Trả lời chủ đề
Trang 5/22 ĐầuĐầu ... 3 4 5 6 7 15 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 41 tới 50 của 215

Chủ đề: TÌM HIỂU CÔN TRÙNG

  1. #41
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    B.39- BƯỚM PHƯỢNG ĐUÔI LÁ CẢI


    Sưu tập :

    19- Bướm phượng đuôi lá cải - Byasa crassipes

    Đặc điểm nhận dạng: Có đuôi, con đực và cái giống nhau, cánh sau hẹp với đuôi ngắn và rộng. Mặt trên cánh của cả đực và cái hoàn toàn đen, tuy nhiên con cái hơi nhạt. Có một mảng trắng ở phần gấp lưng cánh sau. Mặt dưới cánh sau có các chấm màu hồng mép trong cánh từ khoang cánh 1a đến 6.
    Sinh học, sinh thái: Loài cư trú chủ yếu ở rừng nguyên sinh thường xanh, khu vực núi đá vừa và cao. Ấu trùng có thể ăn trên cây họ Aristolochiaceae. Loài này được ghi nhận bay vào mùa xuân và thu.
    Phân bố: Trong nước: Lào Cai, Hà Giang, Bắc Kạn (Vườn quốc gia Ba Bể), Vĩnh Phúc (Vườn quốc gia Tam Đảo).
    Thế giới: Ấn Độ (Manipur), Bắc Mianma, Trung Quốc (Vân Nam), Lào.
    Giá trị: Loài hiếm và phân bố hẹp. Loài chỉ thị cho sự duy trì môi trường sống rừng nhiệt đới.

    Nguồn : SVRVN & Internet

  2. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  3. #42
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    B.40- BƯỚM PHƯỢNG ĐUÔI NHEO





    Sưu tập :

    20- Bướm phượng đuôi nheo Lamproptera curius

    Mô tả: Bướm có sải cánh dài 40 - 50 mm, con đực và con cái kích thước như nhau. Cánh trước hình tam giác nhọn, gốc cánh màu đen, cánh sau gốc cánh màu đen, hình hẹp kéo dài thành một cái đuôi dài (25 - 40 mm).
    Nơi sống và sinh thái: Phổ biến vào mùa mưa, thường tập trung thành từng đàn lớn vào thời kỳ nở hàng loạt trong rừng tự nhiên và nhất là nơi có rừng rậm. Khi trời nắng bướm thường bay dọc theo các đường mòn và đậu ở nơi đất ẩm ven vũng nước hay bờ suối. Bướm hút mật hoa cây dại hay hút dịch từ các súc vật để sống. Khi bướm hút mật hoa, hút dịch là dễ bị bắt nhất mặc dù là loài bướm bay rất nhanh như chim én bay. Sâu non được ghi nhận ăn lá giống cây Liên đằng Iigera sp., họ Liên đằng Hernandiaceae. Sâu non của loài Lamproptera curius có thể ăn lá cây Khâu tai.
    Phân bố: Việt Nam: đã sưu tầm được ở các tỉnh có núi, rừng: Hà Giang, Thái Nguyên, Hà Tây, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Đồng Nai...vv.
    Thế giới: Từ Asam và Trung Quốc đến Suntheland, Philippin
    Giá trị sử dụng: Bướm có hình dạng lạ đẹp, thường được làm ví dụ trong các sách về côn trùng học về tính đa dạng sinh học của côn trùng, là đối tượng săn lùng của các nhà s¬ưu tầm bướm. Loài này đã từng được đưa vào sách đỏ Việt Nam năm 1992, nay thấy đã gặp nhiều hơn nên đã thoát hiểm nhưng vẫn là loài bướm có dáng dấp đặc biệt nên vẫn thu hút sự chú ý của người sưu tầm và có giá trị trong phân loại học, đa dạng sinh học. Do đó, cần bảo vệ nơi cư trú của chúng là rừng tự nhiên và hạn chế thu bắt.

    Nguồn : SVRVN & Internet

  4. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  5. #43
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    Nhớ thơ, nhớ bạn, nhớ những ngày sôi nổi ...nhưng sức khỏe kém quá đành tạm xa. Hôm nay cố trở lại, còn một ít bướm sưu tập chưa đăng nay tạm đăng cho có bài. Dần dần sẽ trở lại với thơ.

    B.41-BƯỚM PHƯỢNG BỐN MẢNG TRẮNG




    Sưu tập :

    Bướm phượng bốn mảng trắng Papilio nephelus

    Đặc điểm nhận dạng : Là loài bướm phượng có kích thước lớn, có đuôi. Màu đen, cánh sau có bốm đốm trắng lớn. Khi bay trông rất giống với loài Bướm phượng đen ba mảnh trắng Papilio helenus, có ba đốm trắng ở cánh sau,nhưng ở góc ngoài mặt trên cánh sau không có đốm đỏ; mặt dưới mép cánh sau có các đốm vàng hoặc hơi trắng hình trăng khuyết. Vài loài khác có kiểu màu sắc tương tự như Papilio noblei, Papilio prexaspes nhưng hiếm hơn nhiều. Sải cánh : 105 - 130 mm.
    Sinh học sinh thái: Thường tập trung thành từng đàn chung với loài Papilio helenus tại những khoảng trống có nước trong rừng. Cũng hay gặp từng cá thể đơn lẻ bay khá nhanh dọc các đường mòn trong rừng. Ở một số vùng loài này phân bố ở mọi độ cao và mọi nơi, nhưng phổ biến hơn ở các sinh thái cây bụi trảng cỏ và sinh thái nông nghiệp có độ cao dưới 700m.
    Phân bố: Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Malaixia, Việt Nam. Phân bố rộng rãi trên toàn Việt Nam.
    Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ: Là loài bướm to, đẹp, tuy phân bố rộng trên toàn lãnh thổ Việt Nam nhưng số lượng cá thể thấp và cũng là loài hay bị thu bắt để làm bộ sưu tập, trao đổi buôn bán. Cần bảo vệ tốt nơi cư trú của chúng là rừng tự nhiên và hạn chế săn bắt. Đây cũng là một trong những loài bướm nên nhân nuôi trong trang trại.

    Nguồn : SVRVN & Internet

  6. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  7. #44
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    B.42- BƯỚM PHƯỢNG CÁNH CHIM CHẤM LIỀN




    Sưu tập :

    Bướm phượng cánh chim chấm liền Troides Helena

    Đặc điểm nhận dạng: Ở con đực nhìn từ trên xuống thấy: Đôi cánh trước màu nhung đen, với mép viền có màu hơi sáng. Đôi cánh sau phần lớn màu vàng rực rỡ với những chấm đen ở mép cánh; một hoặc vài chấm đen ở gần gốc cánh phía trước có thể bị cắt bớt. Con cái nhìn từ trên xuống thấy: Đôi cánh trước gần giống như ở con đực. Trên một phần của cánh sau, các chấm đen ở mép cánh có một hoặc một loạt chấm thuộc mép cánh trong không liền; Ngoài ra, một số chấm đen thuộc mép cánh ở vùng 2 và 3 không liên tục, những chấm còn lại dính liền với nhau, nhìn chung con cái lớn hơn con đực. Sải cánh: 140 - 170m. Loài này trong lúc bay nhìn rất giống loài Bướm phượng cánh chim chấm rời Troides aeacus
    Sinh học, sinh thái: Ở nước ta có thể gặp ở vùng rừng rậm, mưa nhiều. Loài bướm này thường bay ra vào lúc bắt đầu có ánh nắng buổi sáng và buổi chiều tà, chúng bay với tốc độ vừa phải, không cao và hay đậu trên các bụi cây có hoa. Do đó chúng rất dễ bị vào vợt của người sưu tầm. Người ta đã nhìn thấy chúng bay thành đôi để giao phối vào buổi hoàng hôn của mùa hè. ở Thái Lan người ta đã nhân nuôi giống Troides thành công.
    Phân bố: Trong nước: Gặp ở các vùng rừng ẩm nhưng không thường xuyên như: Vĩnh Phúc (Tam Đảo, Mê Linh), Ninh Bình (Cúc Phương), Quảng Trị (Tân Lâm), Đà Nẵng (bán đảo Sơn Trà).
    Thế giới: Ấn Độ (Sikkim), Mianma, Trung quốc, Thái Lan, Lào, Malaixia, Indonesia (Borneo).
    Giá trị: Là loài bướm đẹp được các nhà sưu tầm ưa chuộng, các nhà buôn mua với giá đắt và được đánh giá là một trong các loài bướm đẹp nhất thế giới.
    Tình trạng: Tuy là loài phân bố rộng toàn quốc nhưng rất hiếm gặp và chúng đã và đang là đối tượng bị thu bắt để trao đổi, buôn bán trong nước và trên thị trường quốc tế. Số lượng cá thể của chúng ở một số nơi còn sẽ bị suy giảm mạnh do tốc độ phá rừng.

    Nguồn : SVRVN & Internet

  8. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  9. #45
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    B.43- BƯỚM PHƯỢNG CÁNH CHIM CHẤM RỜI




    Sưu tập :

    Bướm phượng cánh chim chấm rời Troides aeacus

    Đặc điểm nhận dạng:
    Là loài bướm vàng, đen với đầu đen, cổ đỏ, có những chấm đỏ trên cổ và ngực. Bụng có màu vàng ở phía dưới và màu vàng xen kẽ với màu đen ở phía trên. Con đực nhìn từ trên xuống thấy: Hai cánh trước màu nhung đen với đường viền hơi trắng vàng. Hai cánh sau màu vàng kim loại với viền màu đen cùng những hình tam giác thuộc mép cánh hướng đỉnh về phía gốc cánh; gần phía lưng những chấm đen hợp lại với nhau tạo thành đường viền biên bên trên nếp gấp phía bụng. Con cái nhìn từ trên xuống thấy: Hai cánh trước giống như ở con đực. Hai cánh sau cũng giống như con đực với sự cộng thêm một loạt các chấm đen bên trong và không dính liền với các chấm tam giác thuộc mép cánh. Con cái lớn hơn con đực. Sải cánh: 150 - 170mm. Loài này trong lúc bay nhìn rất giốngloài Bướm phượng cánh chim chấm liền Troides helena
    Sinh học, sinh thái:
    Ở nước ta có thể gặp ở vùng rừng rậm, mưa nhiều. Loài bướm này thường bay ra vào lúc bắt đầu có ánh nắng buổi sáng và buổi chiều tà, chúng bay với tốc độ vừa phải, không cao và hay đậu trên các bụi cây có hoa. Do đó chúng rất dễ bị vào vợt của người sưu tầm. Người ta đã nhìn thấy chúng bay thành đôi để giao phối vào buổi hoàng hôn của mùa hè. ở Thái Lan người ta đã nhân nuôi giống Troides thành công.
    Phân bố:
    Trong nước: Các vùng rừng ở Bắc Bộ và Trung Bộ: Bắc Kạn (Ba Bể), Vĩnh Phúc (Tam Đảo, Mê Linh), Ninh Bình (Cúc Phương). Đồng Nai (Cát Tiên, Mã Đà), Vũng Tàu (Núi Dinh), Chư Yang Sin, Konkakinh...
    Thế giới: Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Malaixia.
    Giá trị:
    Thẩm mỹ, là loài bướm được mua với giá đắt và được coi là thuộc các loài bướm đẹp nhất thế giới.
    Tình trạng:
    Có phân bố rộng toàn quốc nhưng rất hiếm gặp, hiện đang là đối tượng bị thu bắt để trao đổi, buôn bán trong nước và trên thị trường quốc tế. Dự đoán số lượng cá thể bướm này ở một số nơi còn sẽ bị suy giảm mạnh do tốc độ phá rừng ẩm để xây dựng các công trình kinh tế .

    Nguồn : SVRVN & Internet

  10. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  11. #46
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    B.44-BƯỚM PHƯỢNG CAM





    Sưu tập :

    B.44- Bướm phượng cam Papilio demoleus

    Đặc điểm nhận dạng:
    Là loài bướm Phượng dễ phân biệt nhất trong tất cả các loài bướm. Cánh có nền đen và các đốm trắng xanh. Cuối mép cánh sau có một đốm đỏ lớn. Bướm cái hơi lớn hơn và các đốm ngả sang màu vàng hơn so với bướm đực. Đây là loài bướm khó có thể bị nhầm lẫn. Bướm đực và bướm cái giống nhau. Sải cánh: 80-100mm.
    Sinh học sinh thái:
    Phổ biến khắp nơi, gặp quanh năm nhưng số lượng ít. Đẻ trứng trên các loài cây thuộc họ cam, chanh, quất và một số loài cây hoang dại khác. Sâu non tuổi nhỏ có màu sắc trông giống như phân chim, sâu lớn chuyển sang màu xanh với các đốm và vạch đen trên thân. Thường có màu xanh khi mới hoá nhộng, có màu như một đoạn cành cây khô khi sắp vũ hoá thành bướm. Chúng xuất hiện chủ yếu ở ven làng, vườn và công viên trong thành phố. Chúng bị hấp dẫn bởi một số cây hoa và cam chanh. Sâu non ăn một số cây thuộc họ Cam Rutasceae (các chi Cam, Chanh rượu, Quýt gai) và cả trên cây Táo - họ Táo Rhamnaceae và chi Phá cố chỉ - họ Đậu Fabaceae.
    Phân bố:
    Phân bố rộng rãi khắp nơi, cả trong các thành phố lớn. Phân bố phổ biến ở Srilanca, Ấn Độ đến Đông Dương và ở một số đảo thuộc quần đảo Sanda, New Ghine và Australlia. Đây là loài phổ biến ở khắp Việt Nam. Tên bướm được đặt do thường phổ biến trong các vườn cam, chanh.
    Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
    Được coi là sâu hại trong ngành trồng trọt. Tuy nhiên chưa bao giờ thành dịch hại. Là loài có màu sắc đẹp sắc sỡ nên có thể nuôi với mục đích thu mẫu làm tiêu bản, làm tranh Đông hồ ghép cánh bướm để trao đổi, thương mại. Nhân nuôi chúng rất dễ dàng bởi cây chủ của chúng là cây trồng thuộc họ cam, chanh.

    Nguồn : SVRVN & Internet

  12. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  13. #47
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    B.45- BƯỚM PHƯỢNG DẢI XANH




    Sưu tập :

    B.45- Bướm phượng dải xanh Papilio demolion
    Đặc điểm nhận dạng:
    Mặt trên cánh có màu đen nhung vùng giữa cách trước có 9 đốm màu xanh nhạt không đồng nhất nhỏ dần về phía chóp cánh. Giữa cánh sau là một mảng màu xanh nhạt kéo dài đến tận phần gốc cánh. Đuôi phượng kéo dài ở cánh sau có màu đen, vùng mép ngoài của cánh sau là nhửng đốm màu xanh nhạt. Mặt dưới cánh có màu đen bạc và 9 đốm màu xanh nhạt không đồng nhất nhỏ dần về phía chóp cánh. Vùng costal cánh trước có một dãy những gân cánh màu bạc kéo dài bắt đấu từ gốc cánh kéo dài đến vùng chót cánh và mờ dần, những gân cánh phí bên trong ngắn hơn. Cánh sau với 7 mảng màu trắng đen viền cam rất rõ. Đầu, râu, ngực, xúc biện và lưng màu đen nhung, bụng dưới màu trắng nhạt.
    Nơi sống, sinh thái:
    Bướm bay rất nhanh và thường bị thu hút bởi chất thải của các loài thú rừng và thường tụ tập thành bầy để hút chất thải cùng với các loài khác ở các vũng nước đọng trong rừng. Loài này chỉ thấy xuất hiện ở các khu rừng còn tốt ở các tỉnh miền Đông nam bộ. Cây ký chủ của sâu non là các loài thuộc họ Cam Rutaceae - thuộc các giống Citrus sp.
    Phân bố:
    Loài này phân bố ở Thái Lan, Cambodia. Ở Việt Nam loài này phân bố ở một số tỉnh phía Nam ở các khu rừng thường xanh thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên, Bình Phước, Tây Ninh…Tên bướm được dịch theo nghĩa tiếng Anh

    Nguồn : SVRVN & Internet

  14. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  15. #48
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    B.46-BƯỚM PHƯỢNG HÊ LEN





    Sưu tập :

    B.46- Bướm phượng hê len Papilio helenus

    Đặc điểm nhận dạng:
    Rất giống với Papilio nephelus nếu nhìn thoáng qua. Màu đen, cánh sau có ba đốm trắng lớn. Gần góc ngoài cánh sau có một hoặc hai đốm màu đỏ hình trăng khuyết. Khi bay trông rất giống với loài Bướm Phượng đen bốn mảnh trắng Papilio nephelus, có bốn đốm trắng ở cánh sau, mặt trên cánh sau không có đốm đỏ; mặt dưới mép cánh sau có 8 đốm đỏ tròn với 1 chấm đen ở giữa xếp liên tục theo mép cánh, trong đó có 2 đốm nằm ngang nhau ở gần mép trong của cánh. Vài loài khác có kiểu màu sắc tương tự như Papilio noblei, Papilio prexaspes nhưng hiếm hơn nhiều. Sải cánh: 110 - 120mm.
    Sinh học sinh thái:
    Loài này thường tụ tập hút chất khoáng ở ven suối cạn hay những vũng nước nhỏ trong rừng cùng với Papilio nephelus, Papilio protenor. Đôi khi gặp những cá thể đơn lẻ bay dọc theo các con đường mòn trong rừng. Là loài khá phổ biến trong các khu rừng thường xanh còn tốt. Sâu non được ghi nhận là ăn một số thực vật thuộc họ Cam Rutaceae Cũng hay gặp từng cá thể đơn lẻ bay khá nhanh dọc các đường mòn trong rừng. Gặp khá phổ biến ở mọi độ cao trong rừng, quanh năm ở miền bắc (trừ đông giá) và mùa mưa ở miền Nam.
    Phân bố:
    Bắc Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Lào, Malaixia, Việt Nam. Phân bố rộng rãi trên toàn Việt Nam.
    Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
    Là loài phổ biến và gặp nhiều hơn so với loài P.nephelus nhưng về sự hấp dẫn của chúng không kém vì chúng cũng to, đẹp. Đặc biệt chúng có giá trị nhiều cho bộ sưu tập bướm nên cũng dễ bị thu bắt với nhiều mục đích khác nhau như trao đổi, buôn bán… Do đó, nên bảo vệ nơi cư trú của chúng và hạn chế thu bắt.

    Nguồn : SVRVN & Internet

  16. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  17. #49
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    B.47-BƯỚM PHƯỢNG XANH HÊ LEN



    Sưu tập :

    B.47- Bướm phượng hê len xanh - Papilio prexaspes

    Đặc điểm nhận dạng:
    Bướm đực và bướm cái giống nhau, phần mặt dưới cánh sau có 7 mảng màu trắng với 4 mảng phiá trên to và rõ 3 mảng trắng phía dưới mờ. Góc ngoài mặt dưới cánh sau có vài đốm màu trắng và vàng nhạt. Mặt dưới cánh trước có màu đen bạc. Vùng costal ở mặt dưới cánh trước có một dãy những gân cánh màu bạc kéo dài bắt đấu từ gốc cánh kéo dài đến vùng chót cánh và mờ dần. Mặt trên cánh có màu đen nhung và 4 mảng màu trắng ở cánh sau rất rõ. Sải cánh 108 - 118mm
    Nơi sống, sinh thái:
    Loài này rất giống với Papilio nephelus và thường tụ tập hút chất khoáng ở ven suối cạn hay những vũng nước nhỏ trong rừng cùng với Papilio nephelus, Papilio protenor. Đôi khi gặp những cá thể đơn lẻ bay dọc theo các con đường mòn trong rừng. Là loài khá phổ biến trong các khu rừng thường xanh còn tốt. Sâu non được ghi nhận là ăn một số thực vật thuộc họ Cam Rutaceae
    Phân bố:
    Vùng phân bố từ Ấn Độ đến Thái Lan Cambodia. Xuất hiện mọi nơi ở Việt Nam. Bướm được đặt dịch theo nghĩa tiếng Anh

    Nguồn : SVRVN & Internet

  18. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  19. #50
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    B.48- BƯỚM PHƯỢNG LỚN



    Sưu tập :

    B.48- Bướm phượng lớn Papilio memnon

    Đặc điểm nhận dạng:
    Một trong những loài bướm Phượng phổ biến và có kích thước rất lớn và là loài lưỡng hình. Mặt trên con đực có màu đen xanh dương sậm, mặt dưới ở phần gốc cánh trước và cánh sau có màu đỏ. Con cái có vài dạng khác nhau, một số con có đuôi, kiểu màu sắc bắt chước loài Pachliopta aristolochiae, tương tự con cái loài Papilio polytes nhưng lớn hơn rất nhiều. Mặt trên của con cái ở phần gốc cánh trước có màu đỏ, cánh sau có những mảng lớn màu trắng, không có đuôi ở cuối mép trong có màu đỏ da cam; ở con có đuôi có màu da cam chạy từ cuối mép trong đến hết mép ngoài cánh. Tên bướm được đặt theo kích thước lớn của cơ thể. Sải cánh 120-150 mm. Con đực có kích thước và màu sắc gần giống loài Bướm phượng xanh lớn Papilio protenor.
    Sinh học sinh thái:
    Có thể gặp ở những khu vực ngoại vi của các thành phố, nơi có vườn bưởi, một trong những loài cây chủ chính của loài này. Ở thành phố, thường chỉ gặp từng con đực đơn lẻ, thường bay khá nhanh, với mức độ dao động của đường bay lên xuống rất rộng, hoặc con cái bay chậm gần nơi có cây chủ. Ở trong rừng, thường gặp với nhiều con đực chung với loài Papilio protenor, tập trung ở những chỗ có chất khoáng. Điểm khác biệt để dễ nhận thấy nhất ở con đực là mặt dưới, phần gốc cánh của Papilio protenor không có các đốm đỏ. Có thể gặp ở những nơi trống trải bên ngoài các khu vườn trang trại trồng cam, ở đây có những loài cây làm thức ăn chính cho sâu non. Sâu non còn ăn lá các loài thuộc chi Hồng bì và Quất ... (tất cả thuộc họ Cam Rutaceae)
    Phân bố:
    Phân bố từ Đông Bắc Ấn Độ qua Trung Quốc đến Đài Loan và Nam Nhật Bản; phía Nam qua vùng Đông Dương đến quần đảo San-đa. Loài này phổ biến khắp nơi ở Việt Nam, riêng bướm cái có số lượng ít hơn.
    Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
    Là loài bướm Phượng lớn, to, đẹp và có ý nghĩa trong phân loại học và đa dạng sinh học vì có đặc tính lưỡng hình giữa con đực và con cái, thậm chí giữa những con cái với nhau. Một bộ sưu tập bướm sẽ hoành tráng và rực rỡ hơn nếu tiêu bản của loài này được đặt trong bộ sưu tập đó. Mặc dù sự phân bố của loài rộng nhưng hiện nay để gặp được loài này ở một nơi nào đó cũng không phải là dễ dàng. Do đó, biện pháp bảo tồn chúng tốt nhất là hạn chế thu bắt và nên nhân nuôi loài này ở trang trại.

    Nguồn : SVRVN & Internet

  20. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề
Trang 5/22 ĐầuĐầu ... 3 4 5 6 7 15 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình