+ Trả lời chủ đề
Trang 2/22 ĐầuĐầu 1 2 3 4 12 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 11 tới 20 của 215

Chủ đề: TÌM HIỂU CÔN TRÙNG

  1. #11
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    B.10- BƯỚM LOANG





    Sưu tập :

    Bướm loang - Delias pasithoe

    Mô tả: Bướm cái có cánh lượn tròn hơn và màu nâu hơn với các vết nhạt loang lổ, Đây là loài di cư chủ động, ở Việt Nam vào tháng 2 đến tháng 4 có thể gặp những con Bướm đơn độc bay thường xuyên qua cánh đồng lúa hoặc các làng bản lên phía Bắc. và đôi khi còn gặp chúng vào cuối tháng 10 hàng năm. Loài này khá bị hấp dẫn bởi những cây hoa khác nhau. Những vết vàng và đỏ ở mặt dưới của cánh sau giúp bảo vệ bướm trưởng thành tránh khỏi các loài chim.
    Sinh học sinh thái: Hầu hết các loài ở giống này bay không nhanh nhưng cao; khi bay đi do hoảng sợ thì thường rất lâu sau mới chịu đậu. Các loài trong giống Delias đẻ trứng trên các loài cây thuộc họ Tầm gửi Loranthaceae . Đây là loài di cư chủ động, ở Việt Nam vào tháng 2 đến tháng 4, có thể gặp những con bướm đơn độc bay thường xuyên qua cánh đồng lúa hoặc các làng bản lên phía Bắc. Loài này khá bị hấp dẫn bởi những cây hoa khác nhau. Những vết vàng lúa và đỏ ở mặt dưới của cánh sau giúp bảo vệ bướm trưởng thành tránh khỏi các loài chim. Sâu non sống tập trung trên một số cây như Đại cán nam và Mộc vệ họ Tầm gửi Loranthaceae. Ở Việt Nam, loài này có thể nhầm với bướm trắng D.acalis, loài này lớn hơn và hiếm hơn. Còn thấy loài này với số lượng lớn ở những cây sấu vào cuối xuân, đầu hè và đôi khi còn gặp chúng vào cuối tháng 10 hàng năm. Phân bố ở mọi độ cao và mọi môi trường, nhưng không có ở các khu rừng nguyên sinh ở độ cao trên 700m
    Phân bố: Từ Nê pan và Bắc Ấn Độ đến Nam Trung Quốc, Hải Nam và Đài Loan, phía Nam qua Đông Dương và bán đảo Malaysia đến Sunderland và Phillipine. Đây là loài phổ biến hơn cả ở Bắc và Trung bộ Việt Nam. Tên loài được đặt theo đặc điểm hình thái.
    Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
    Là loài thường gặp với số lượng cá thể nhiều nhưng chưa thấy gây nên dịch hại đối với cây trồng.
    Nguồn : SVRVN, wikipedia & Internet

  2. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  3. #12
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    B.11- BƯỚM MÒNG CÁNH VÀNG




    Sưu tập :

    Bướm mòng cánh vàng - Cepora iudith

    Mô tả: Mặt trên cánh trước có màu trắng với mép cánh có viền đen khá dày. Cánh sau có màu trắng và một nửa phiá sau là mảng màu vàng nhạt dần vào phần gốc cánh. Mặt dưới cánh trước có màu đen, trắng với 3 đốm màu vàng nằm giữa nền đen vùng chóp cánh. Mặt sau cánh có màu vàng cam với viền cánh đen đậm rất dễ nhận. Loài này khá giống với màu cánh mặt dưới của loài Bướm nâu lớn Appias lyncida nhưng mặt trên cánh sau của Appias lyncida không có màu vàng đặc trưng như loài này.
    Nơi sống, sinh thái: Loài này sống ở độ cao thấp và chúng thường tụ tập với các loài Appias, Cepora hút nước ở các vũng nước, dọc đường mòn trong rừng. Thức ăn của sâu non là các loài Capparis sp. thuộc họ Màn màn Capparaceae
    Phân bố: Vùng phân bố ở lục địa Đông nam châu Á, phía Nam đến Sumatra, Borneo, Java, và Philippin. Gặp khắp các vùng có rừng ở Việt Nam nhưng ít gặp nhất trong các loài thuộc giống Cepora. Tên loài đặt dịch theo tên tiếng Anh.

    Nguồn : SVRVN, wikipedia & Internet

  4. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  5. #13
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    B.12- BƯỚM MÒNG NHỎ



    Sưu tập :

    Bướm mòng nhỏ - Cepora nadina

    Đặc điểm nhận dạng:Tương tự Cepora nerissa nhưng ranh giới mép trong của viền đen ở mặt trên cánh trước rõ ràng hơn. Mặt dưới cánh trước có màu trắng bao gồm từ vùng trung tâm đến mép cánh trong trừ mép trên, vùng chót cánh và mép ngoài cánh; mặt dưới cánh sau có màu vàng, vàng xám loang lổ, riêng vùng ô cánh màu sáng trắng. Có hai dạng bướm xuất hiện theo mùa có sự khác nhau về màu sắc mặt dưới. Những cá thể của dạng mùa khô nhạt màu hơn.Giống Cepora ở Việt Nam có 3 loài. Loài Cepora iudith, thường chỉ gặp với số lượng ít, dễ phân biệt với mặt dưới cánh sau màu vàng và mép cánh viền đen dày. Đối với con đực, giống Cepora và Appias có thể được phân biệt nhờ hình dạng cánh trước, trong khi con cái giống Appias đôi khi có cánh trước tròn và màu sắc hơi giống con đực giống Cepora. Mặt trên cánh con cái rất giống với loài Appias lyncida, Cepora nadina. Sải cánh: 55-65mm.
    Sinh học sinh thái: Gặp chung với loài Cepora nerissa và giống Appias. Tập tính tương tự các loài này. Bướm đực bay ở gần bìa rừng và trong thảm thực vật thứ sinh, ưa thích hơn ở nơi trống trải có độ cao vừa và thấp (300-700m). Bướm cái thường cư trú trong rừng. Tất cả các loài thuộc giống này khác thường ở chỗ những con bướm cái có bộ phận gần như các cơ quan tiết ra pheromon. Sâu non ăn lá cây thuộc họ Màn màn Capparaceae
    Phân bố:Phân bố từ Sikkim đến Hải Nam và Đài Loan, phía Nam qua Đông Dương đến Malaysia và Sumatra. Gặp ở toàn lãnh thổ Việt Nam. Tên loài được dịch nghĩa từ tiếng Anh.
    Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
    Là loài có phổ phân bố rộng và thường gặp ở cả Việt nam và trên thế giới.

    Nguồn : SVRVN, wikipedia & Internet

  6. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  7. #14
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    B.13-BƯỚM NỮ HOÀNG ĐỐM ĐỎ





    Sưu tập :

    Bướm nữ hoàng đốm đỏ - Delias descombesi

    Đặc điểm nhận dạng: Bướm cái và bướm đực khác nhau, bướm cái lớn hơn bướm đực. Mặt trên cánh trước con cái có màu đen thẫm, có 2 đốm trắng ở phần giữa cánh và các đốm nhỏ không đều ở phần mép cánh. Cánh sau có 2/3 là màu trắng, phần mép cánh màu đen. Mặt trên cánh trước và sau của con đực có màu trắng nhạt và chót cánh trước có một mảng màu đen. Mặt dưới cánh trước của con cái có màu xám đậm hơn ở con đực. Phần màu vàng chanh ở mắt dưới cánh sau con cái rộng hơn con cái, con cái có những mảng màu đen nhiều hơn con đực. Phần gốc cánh dưới cả đực và cái đều có một mảng màu đỏ rất rõ. Sải cánh:65-90mm.
    Sinh học sinh thái:Loài này thường gặp chúng trong các khu rừng thường xanh, rừng phục hồi và các khu dân cư ở thành phố vào mùa mưa. Thường gặp nhiều cá thể tạo thành bầy hút mật ở các loài thực vật nở hoa. Chúng bay lang thang khắp nơi trong vùng phân bố để tìm kiếm thức ăn và bạn tình. Thức ăn của sâu non là vẫn chưa được xác định.
    Phân bố:Vùng phân bố từ khắp vùng Ấn độ, Trung Quốc đến Thái Lan, Lào. Ở Việt Nam có mặt hầu khắp các vùng có rừng ở độ cao trên 600m trờ lên. Loài này gặp ở các tỉnh Cao nguyên Việt Nam như Lâm Đồng, Đắc Lắc, Kontum và Gia Lai.

    Nguồn : SVRVN, wikipedia & Internet

  8. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  9. #15
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    B.14- BƯỚM NỮ HOÀNG CÁNH VÀNG




    Sưu tập :

    Bướm nữ hoàng cánh vàng - Delias agostina

    Mô tả:Mặt trên màu trắng với các gân được rắc màu đen đặc biệt là ở vùng sát mép trên cánh trước và gốc cánh. Mặt dưới cánh trước được rắc màu đen dọc theo các gân, cánh sau màu vàng và các gân không được rắc màu đen, viền ngoài cánh màu đen rắc các đốm trắng. Sải cánh:64-78mm.
    Sinh học sinh thái: Vào mùa mưa hàng năm chúng thường tụ tập hút mật hoa trên các loài cây thuộc họ Cúc mọc hai bên đường. Là một loài bay nhanh, thường sống ở những thung lũng thấp với độ cao dưới 700m. Sâu non sống trên cây Loranthus longiflours. Ở các khu rừng nguyên sinh và thứ sinh. Tương tự như loài D.acalis nhưng loài này có phổ phân bố hẹp và hiếm gặp hơn.
    Phân bố:Từ Nê pan và Bắc Ấn Độ đến Thái Lan, phía Nam qua Đông Dương và bán đảo Malaysia đến Sunderland và Phillipine. Đây là loài không phổ biến chỉ phân bố ở Trung bộ Việt Nam.

    Nguồn : SVRVN, wikipedia & Internet

  10. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  11. #16
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    B.15- BƯỚM NÂU GÂN CÁNH ĐEN





    Sưu tập :

    Bướm nâu gân cánh đen - Appias libythea

    Đặc điểm nhận dạng: Mặt cánh trên cánh trước ở con cái có màu trắng chóp cánh có một mảng màu đen khá lớn. Nằm giữa mảng màu đen này là ba đốm trắng đốm giữa rất rõ, hai đốm còn lại mờ. mặt trên cánh sau đồng nhất một màu trắng. Con đực mặt trên cánh cũng có màu trắng nhưng phần chót cánh là những mảng màu đen trắng rất rõ, rộng. Mặt dưới cánh là màu trắng với những vảy màu đen chạy dọc theo gân cánh. Con cái có màu sậm hơn con đực. Gốc mặt dưới cánh trước (cả đực và cái) đều có một mảng màu vàng nhỏ chạy từ gốc cánh.
    Nơi sống, sinh thái: Loài này thường bay nhanh và dọc theo các con đường trong rừng. Chúng thường tụ tập cùng với các loài bướm khác thành từng đàn hút khoáng chất ở các khu vực có nước hay ẩm ướt trong rừng và từng cá thể hút mật hoa trên các loài thực vật có hoa như Thơm ổi Lantana camara, Bụp dấm, Cỏ lào ...Thức ăn của sâu non được ghi nhận là cây Màn màn tím Cleome chelidonii thuộc họ Màn màn Capparaceae mọc hoang ở rất nhiều nơi.
    Phân bố: Loài này khá phổ biến phân bố ở Trung quốc, Thái Lan. Ở Việt Nam loài này phân bố ở khắp các tỉnh trên toàn quốc ở thành phố, thôn quê và các công viên, vườn hoa. Tên bướm được đặt theo mảng vảy màu đen chên các gân cánh chính.

    Nguồn : SVRVN, wikipedia & Internet

  12. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  13. #17
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    B.16- BƯỚM NÂU LỚN





    Sưu tập :

    Bướm nâu lớn - Appias lyncida

    Đặc điểm nhận dạng:Con đực có màu trắng ở mặt trên với viền đen hoặc nâu sô cô la, và những nét trang trí màu vàng chanh sáng và màu nâu sô cô la. Con cái màu trắng xem kẽ với nhiều đám màu nâu tối. Loài thể hiện tính lưỡng hình theo mùa. Dạng mùa mưa: con đực: trắng ở phía trên với viền và gờ ngoài màu xanh nhạt hình răng cưa trang trí ở cánh trước. Cánh sau có viền răng cưa ở mép ngoài cánh, màu xanh nhạt viền phía trong. Mặt dưới có màu vàng sáng và mép viền ngoài màu sô cô la tối. Rất dễ nhận biết nhờ màu sắc đặc trưng của mặt dưới cánh sau và hình dạng cánh trước. Mặt trên màu trắng với viền cánh trước màu đen dạng răng cưa lớn, viền cánh sau màu đen. Con cái hiếm gặp, phần lớn cánh có màu đen và tối màu hơn nhiều. Sải cánh:55 - 70mm.
    Sinh học sinh thái: Là loài bướm ưa rừng, thích những vùng đất mưa cao đến 3000 fít. Bay nhanh và nhanh chóng đỗ xuống mặt đất. Chúng thường chọn những khu rừng nhiệt đới, dọc theo bờ suối. Con đực thường thấy bay xung quanh các bụi rậm hoặc các cây. Chúng thường "tụ họp" với những loài khác, đôi khi bay thành từng đàn lớn. Thường ghé thăm những bông hoa như hoa cỏ roi ngựa....Thường xuất hiện chung với các loài khác thuộc họ bướm Phấn. Phổ biến, cả khu vực thành thị. Đẻ trứng trên cây bún Crataeva religiosa và Cáp gai nhỏ Capparis micrantha, Capparis roxburghii, họ Màn màn Capparaceae. Sâu non có màu xanh hơi nâu, sâu tuổi cuối chuyển sang màu xanh và có hình dạng đặc trưng cho sâu của họ Pieridae. Loài này có nhiều ở rừng phục hồi thứ sinh và một số lượng lớn bướm đực có thể gặp đậu thành đàn ở những đám đất ẩm bên lề đường và dọc theo bờ suối. Bướm cái hiếm gặp hơn và thường phân bố hạn chế trong rừng. Loài này hầu như phổ biến ở những vùng đất thấp mặc dù có thể gặp chúng ở mọi độ cao.
    Phân bố:Nam và Đông Nam Á: Ấn Độ, Xri Lanka, Mianma, Đài Loan, Hải Nam và Nam Trung Quốc, Malaixia, Indonexia, Philippin, Thái Lan, Đông Dương. Phân bố rộng ở Việt Nam.

    Nguồn : SVRVN, wikipedia & Internet

  14. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  15. #18
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    B.17- BƯỚM PHẤN VÀNG CAM





    Sưu tập :

    Bướm phấn vàng cam - Ixias pyrene

    Đặc điểm nhận dạng: Loài duy nhất trong giống Ixias có ở Việt Nam với các loài phụ khác nhau. Rất dễ nhận diện với màu sắc và kích thước không thể nhầm lẫn. Mặt trên cánh màu vàng, viền đen rộng, có một vùng lớn màu cam ở gần giữa cánh trước. Con cái có màu xỉn hơn và băng màu cam nhỏ hơn nhiều so với con đực. Loài này có hai dạng rõ rệt theo mùa. Dạng bướm mùa khô nhỏ hơn và mặt trên cánh sau không có đường viền đen, trong khi đó ở mặt dưới của cánh sau có những đốm nâu, ở giữa trắng. Bướm cái có một dải hẹp màu vàng hoặc hơi trắng. Sải cánh: 50 - 60mm.
    Sinh học sinh thái: Khi đậu xếp cánh, nhìn thoáng có thể nhầm với giống Eurema, tuy nhiên dễ phân biệt bởi kích thước lớn hơn nhiều, mặt dưới cánh khác hoàn toàn nếu quan sát kỹ, ngoài ra khi bay sẽ lộ mặt trên cánh rất dễ nhận diện. Thành viên thường thấy ở các vũng nước trong rừng, có thể gặp nhiều vào mùa mưa chung với các giống Appias và Cepora. Sâu ăn lá các loài cây thuộc giống cây Cáp Capparis sp., họ Màn màn Capparaceae. Bướm này hầu như phổ biến ở rừng thấp thứ sinh và ít gặp hơn ở trong rừng sâu (rừng nguyên sinh). Bướm cái đẻ trứng trên cây thuộc họ Màn màn Capparaceae.
    Phân bố: Phân bố từ Ấn độ qua Trung quốc đến Thái lan và Ma-lai-xi-a. Phân bố khắp Việt Nam. Khá phổ biến. Phân bố ở độ cao dưới 1.200m, ở rừng thứ sinh và trảng cỏ, cây bụi, nhiều hơn ở độ cao trên 700m. Sống cả ở các rừng nguyên sinh ở độ cao dưới 700m nhưng hiếm.
    Tên loài được dịch nghĩa từ tiếng Anh.
    Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
    Các cá thể của loài này ít gặp hơn các loài giống Appias nhưng chưa đến mức hiếm. Ở bất cứ nơi nào có đường mòn đi trong rừng, gần rừng, nơi nhiều ánh sáng vào mùa hè, ấm áp điều có thể bắt gặp. Tuy nhiên, đây lại là loài bướm đẹp, có màu sắc đặc biệt và có kích cỡ trung bình trong họ Bướm phấn Pieridae, nhất là cả giống chỉ có 1 loài (với nhiều phân loài) nên rất có giá trị trong phân loại học và đa dạng sinh học. Trong bộ sưu tập, tiêu bản của chúng dễ dàng nổi bật giữa những loài khác vì có màu sắc mang tính đặc thù cao. Có thể nhân nuôi loài này trong trang trại.

    Nguồn : SVRVN, wikipedia & Internet

  16. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  17. #19
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    B.18- BƯỚM TRẮNG LỚN





    Sưu tập :

    Bướm trắng lớn - Hebomoia glaucippe

    Đặc điểm nhận dạng:Loài Hebomoia glaucippe là loài bướm lớn nhất trong họ bướm Phấn ở Việt Nam. Dễ nhận diện khi đậu với hai cánh trước hạ xuống rất thấp, cùng với kiểu màu sắc loang lổ ở mặt dưới cánh khiến con bướm cùng màu với nền đất có lá rụng. Cũng dễ nhận diện khi bay (dù nhanh) nhờ kích thước lớn và phần chót cánh trước có màu đỏ trên nền trắng. Ở con cái mép cánh sau có các đốm đen rõ rệt. Bướm cái có mặt trên màu trắng sữa và những đốm viền tối màu ở rìa cánh sau. Sải cánh: 80-100mm.
    Sinh học sinh thái: Rất phổ biến. Sống trong trong rừng, thường gặp trường hợp cả đàn bất ngờ bay lên, màu trắng và cam đỏ nổi bật, từ một chỗ mà ban đầu ta tưởng chỉ có lá khô. Cũng có thể gặp bay sát ngọn cây cao dọc hai bên đường nhựa lớn trong rừng với tốc độ rất nhanh, phần màu đỏ ở mặt trên cánh trước thấp thoáng. Sâu ăn lá giống cây Cáp Capparis sp., họ Cáp Capparidaceae. Bướm này có kiểu bay nhanh theo đường zic zắc và thường bay khá cao. Tuy nhiên có thể dễ dàng gặp chúng tập trung cả đàn gần bờ sông và suối. Đây là loài phổ biến ở khu vực trống trải, bãi trống trong rừng và con đường làng, trên đỉnh đồi và thậm chí cả ở khu vực thành phố. Cây thức ăn thuộc họ Màn màn.
    Phân bố:Phân bố từ Srilanca, Ấn Độ đến Trung Quốc và suốt đến Mianma, Thái Lan và Đông Dương đến bán đảo Molucas và Philippin. Phân bổ rộng rãi trên toàn Việt Nam nhưng chỉ gặp với số lượng lớn trong rừng theo mùa. Tên bướm được đặt theo kích thước và màu sắc của bướm.
    Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
    Tuy không phải là loài quý hiếm nhưng to và đẹp, có lẽ nổi bật nhất trong họ Pieridae, lại đã biết rõ cây chủ của nó nên có thể nhân nuuôi loài này trong trang trại để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Là loài bướm đẹp tô điểm cho rừng và cũng là hàng hoá dễ trao đổi, thương mại nên cần được bảo vệ tốt, đặc biệt là bảo vệ nơi cư trú chính của nó là rừng tự nhiên.

    Nguồn : SVRVN, wikipedia & Internet

    Hết Họ Bướm phấn

    Ít người đọc cũng buồn nhưng nhớ Huê Viên Các quá! Thôi thì cứ gửi vào đây, một hai người đọc cũng được.

  18. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  19. #20
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    2- Họ Bướm ngọc Acraeidae
    Đây là một họ bướm nhỏ (chỉ có hai loài ở Việt Nam được công bố).
    B.19- BƯỚM KIM VÀNG





    Sưu tập :

    Bướm kim vàng Acraea issoria

    Đặc điểm nhận dạng:Họ Acraeidae chỉ có một giống Aeraea và 2 loài ở Việt Nam. Loài Aeraea issoria có cánh hẹp và thon dài, bườm đực và bướm cái giống nhau. Mặt trên màu vàng với viền đen và đường đen chạy zic zắc theo mép ngoài cánh và các gân chạy dọc rất nổi ở mặt trên cánh, các vạch màu đen ở cuối vùng trung tâm. Trang trí ở con cái tối hơn và rộng hơn, toàn bộ cánh trước có thể được phủ bằng các vẩy đen. Sải cánh: 70 – 80 mm.
    Sinh học sinh thái: Ưa sống ở nơi bìa rừng, dọc lối đi, nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, quang đãng, bay chậm trong các khu rừng thứ sinh. Loài hiếm. Phân bố ở độ cao dưới 1.200m, trong các khu rừng thứ sinh, trảng cây bụi cỏ và khu nông nghiệp.Thức ăn của sâu non là loài Bọ chó Buddleja thuộc họ Bọ chó Buddlejaceae và Boehmeria salicifolia.
    Phân bố: Ấn Độ tới Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Inđônêxia, Việt Nam thường gặp ở các tỉnh phía Bắc cho đến Lâm Đồng.
    Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
    Châu phi là sứ sở của giống Acraea với hàng trăm loài, còn Đông Nam Á chỉ có vài loài. Là loài không thường gặp.

    Nguồn : SVRVN, wikipedia & Internet

  20. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề
Trang 2/22 ĐầuĐầu 1 2 3 4 12 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình