+ Trả lời chủ đề
Trang 3/22 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 13 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 21 tới 30 của 215

Chủ đề: TÌM HIỂU CÔN TRÙNG

  1. #21
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    B.20- BƯỚM NHÃN LỒNG ĐỎ




    Sưu tập :

    Bướm nhãn lồng đỏ Acraea violae

    Mô tả: Họ bướm ngọc Acraeidae chỉ có một giống Acraea và 2 loài ở Việt Nam. Loài Acraea violae có mặt trên màu cam hung đỏ với các chấm đen, nhiều chấm dính vào nhau, viền cánh sau màu đen tuyền với các chấm màu cam ở giữa trông rất đẹp. Các chấm đen nhỏ phân bố đều ở phần trung tâm và ô cánh sau. Con cái màu xỉn và to hơn con đực. Mẫu hoa văn trên cánh của bướm đực và cái giống nhau, bướm cái lớn hơn một chút. Loài thứ hai là Acraea issoria, dễ dàng phân biệt nhờ kích thước lớn hơn, trên cánh không có các chấm đen, cánh trước chỉ có các đốm màu xám, màu nền nhạt hơn. Sải cánh ngắn hơn loài Acraea issoria.
    Nơi sống, sinh thái : Là loài ưa sáng, thường gặp ở trảng trống, nơi có cây bụi thấp, bãi cỏ. Bay chậm, xuất hiện nhiều thành từng đợt, tuỳ thời điểm nở của nhộng. Đẻ trứng thành từng đám trên dây nhãn lồng Passilora foetida, họ Lạc tiên Passifloraceae. Sâu non sống thành đàn, gần hoá nhộng tách ra sống riêng. Chúng bay rất gần mặt đất. Loài này có thể gặp theo mùa ở rừng thứ sinh với độ cao thấp.
    Phân bố: Loài Acraea violae phân bố trên toàn Việt Nam và trên thế giới chúng phân bố từ từ Srilanca và Ấn Độ đến Mianma, Thái Lan và Đông Dương. Đây là loài phổ biến ở Việt Nam. Tên loài được đặt theo tên loài thực vật mà sâu non ký chủ - cây nhãn lồng (lạc tiên Passilora foetida).

    Hết Họ Bướm ngọc
    Nguồn : SVRVN & Internet

  2. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  3. #22
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    3- Họ Bướm phượng Papilionidae
    Họ này bao gồm nhiều bướm lớn, ưa hoạt động và màu sắc sặc sỡ, phần lớn có màu sậm với các đốm màu sáng hơn trên cánh. Chúng có 6 chân dài và đầy đủ, chót râu cong.
    Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 60 loài. Sưu tập 35 loài
    B.21- BƯỚM CÁNH PHƯỢNG KIẾM




    Sưu tập :

    Bướm cánh phượng kiếm - Graphium antiphates

    Đặc điểm nhận dạng: Bướm có kích thước trung bình, sải cánh dài 85 - 90 mm. Cánh con đực và con cái có kích thước giống nhau, màu trắng vàng có nhiều vạch đen, mặt trên của cánh trước có 7 vạch đen, vạch thứ hai kéo dài tới giữa cánh còn lại kéo dài khoảng 1/5 cánh. Cánh sau có đuôi dài dạng kiếm. Mép cánh và kiếm có màu đen. Mặt trên của cánh sau màu trắng vàng với nhiều vệt và chấm đen.
    Sinh học, sinh thái: Thường gặp ở vùng rừng núi nước ta. Thường thấy ở bìa rừng, ven suối và nơi ẩm ướt, khi trời nắng đẹp bướm thường bay rập rờn trên các đỉnh cây bụi có hoa. Vào buổi trưa bướm thường tìm nơi đất ẩm ướt ven suối, vũng nước để đậu, lúc này dễ dàng bắt được chúng. Sâu non ký chủ trên cây Desmos cochinchinensis, Uvaria grandiflora, Goniothalamus sp., Michelia sp.
    Phân bố: Việt Nam: ở nước ta trước kia thấy ở các tỉnh có núi rừng từ Bắc đến Nam. Ngày nay ít gặp, Đây là loài bướm đẹp thuộc bộ cánh vẩy Lepidoptera được đưa vào sách đỏ Việt Nam.
    Thế giới: Ấn Độ, Nam Trung Quốc. Các nước này cũng có nhiều vùng hiếm thấy.
    Giá trị sử dụng: Bướm đẹp, làm cảnh, được nhiều nhà sưu tầm bướm ưa thích, Đời sống gắn với rừng ẩm nên chúng còn là chỉ thị của môi trường. Một khi bướm không xuất hiện, nghĩa là rừng nơi đó bị phát quang.

    Nguồn : SVRVN & Internet

  4. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  5. #23
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    B.22- BƯỚM CỐI XAY GIÓ THƯỜNG




    Sưu tập :

    Bướm cối xay gió thường - Atrophaneura polyeuctes

    Đặc điểm nhận dạng: Con cái và con đực giống nhau. Màu đen, trắng với đuôi nhạn nổi bật. Thân màu đỏ, đầu bụng màu đỏ. Cánh trước hoàn toàn đen. Cánh sau: được khía tai bèo ở phần đuôi nhạn; có mảng trắng hình chữ nhật hoặc hình bình hành nằm ở vị trí gần rìa mép ngoài cánh, đôi khi là ở cả phần giữa cánh ở cả mặt trên và dưới. Thường có 5 đốm đỏ nằm rải rác ở vùng gần đĩa cánh về phía đuôi, trong đó có 1 đốm nằm ở đúng chót đuôi. Sải cánh : 110 - 140mm.
    Sinh học, sinh thái: Loài này thích những khu rừng và thường phân bố ở độ cao từ 1000 - 5000 fít. Có dáng bay cao, chậm nhưng cũng dễ nhận ra dáng mảnh của cánh trước và sau. Nó bị hấp dẫn bởi các loài hoa, đặc biệt của các cây thơm ổi (Lantana camara), họ Đỗ quyên Ericaceae, cây thuộc chi Bọ chó Buddleia sp. Nó được một loài bướm ngày khác bắt chước, mà loài này có thói quen, mùa sống, và sinh thái tương tự giống nó là loài Epicopa (hoặc Epicopia polydorus). Nhộng của chúng có mùi hôi thối. Gặp ở rừng nguyên sinh và thứ sinh ở mọi độ cao. Không gặp cá thể ở độ cao 1.200 m hay ở các sinh cảnh trảng cây bụi hoặc sinh thái nông nghiệp.
    Phân bố: Trong nước: Loài này sống trong các khu rừng nguyên sinh ở Bắc và Trung bộ như VQG Bidoup Núi Bà, VQG Konkakinh.
    Thế giới: Nepal, Myanma, phía Bắc Thái Lan, Lào, Pakistan, Bắc Ấn Độ,
    Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
    Là loài hiếm thấy, đẹp, có hình thù cánh sau rất đặc biệt, nó còn mỹ miều hơn khi được làm thành tiêu bản để trong tủ kính, do đó rất hấp dẫn những nhà sưu tầm. Cần bảo vệ tốt nơi cư trú của chúng là rừng rậm tự nhiên trên núi cao như VQG Bidoup Núi Bà, Konkakinh, Tam Đảo và cấm thu bắt bừa bãi để quần thể của chúng được bảo tồn và phát triển.

    Nguồn : SVRVN & Internet

  6. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  7. #24
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    B.23- BƯỚM PHƯỢNG CÁNH CHIM CHẤM RỜI





    Sưu tập :

    Bướm phượng cánh chim chấm rời

    Đặc điểm nhận dạng: Là loài bướm vàng, đen với đầu đen, cổ đỏ, có những chấm đỏ trên cổ và ngực. Bụng có màu vàng ở phía dưới và màu vàng xen kẽ với màu đen ở phía trên. Con đực nhìn từ trên xuống thấy: Hai cánh trước màu nhung đen với đường viền hơi trắng vàng. Hai cánh sau màu vàng kim loại với viền màu đen cùng những hình tam giác thuộc mép cánh hướng đỉnh về phía gốc cánh; gần phía lưng những chấm đen hợp lại với nhau tạo thành đường viền biên bên trên nếp gấp phía bụng. Con cái nhìn từ trên xuống thấy: Hai cánh trước giống như ở con đực. Hai cánh sau cũng giống như con đực với sự cộng thêm một loạt các chấm đen bên trong và không dính liền với các chấm tam giác thuộc mép cánh. Con cái lớn hơn con đực. Sải cánh: 150 - 170mm. Loài này trong lúc bay nhìn rất giống loài Bướm phượng cánh chim chấm liền Troides helena
    Sinh học, sinh thái: Ở nước ta có thể gặp ở vùng rừng rậm, mưa nhiều. Loài bướm này thường bay ra vào lúc bắt đầu có ánh nắng buổi sáng và buổi chiều tà, chúng bay với tốc độ vừa phải, không cao và hay đậu trên các bụi cây có hoa. Do đó chúng rất dễ bị vào vợt của người sưu tầm. Người ta đã nhìn thấy chúng bay thành đôi để giao phối vào buổi hoàng hôn của mùa hè. ở Thái Lan người ta đã nhân nuôi giống Troides thành công.
    Phân bố: Trong nước: Các vùng rừng ở Bắc Bộ và Trung Bộ: Bắc Kạn (Ba Bể), Vĩnh Phúc (Tam Đảo, Mê Linh), Ninh Bình (Cúc Phương). Đồng Nai (Cát Tiên, Mã Đà), Vũng Tàu (Núi Dinh), Chư Yang Sin, Konkakinh...
    Thế giới: Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Malaixia.
    Giá trị: Thẩm mỹ, là loài bướm được mua với giá đắt và được coi là thuộc các loài bướm đẹp nhất thế giới.

    Nguồn : SVRVN & Internet

  8. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  9. #25
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    B.24- BƯỚM ĐUÔI CHIM





    Sưu tập :

    Bướm đuôi chim - Graphium agamemnon

    Đặc điểm nhận dạng: Là loài bướm màu nền đen với các dải và đốm xanh lục. Mặt trên: cánh trước con đực có một dãy các chấm chạy dọc theo mép trên lưng của cánh; một dãy chấm khác ở vùng trung tâm, dãy thứ 3 được tạo thành bởi 5 chấm chấm kép; một dãy chấm khác ở vùng đĩa cánh và một dãy chấm nữa chạy dọc theo mép cánh; ở vùng gốc cánh có những chấm đơn nằm ngang. Trên cánh sau có một chấm dài chạy từ gốc cánh xuống đến đoạn giữa mép bụng cánh, ngắt quãng tại đó rồi lại tiếp tục kéo dài đến gần cuối mép bụng cánh; còn có một dãy các chấm ở đĩa cánh và dãy các chấm chạy theo mép cánh. Bụng có màu đen.
    Mặt dưới: màu nâu chiếm ưu thế hơn màu đen làm màu nền. Đặc biệt một vài chỗ ở phía đuôi cánh trước và những chấm ở vùng gốc cánh sau nhập lại với nhau có màu hồng. Các chấm ở cánh trước tương tự như ở mặt trên nhưng mờ nhạt hơn - cánh sau có một chấm ở gốc cánh màu hồng, ở vùng 6 và 7 và cả ở nơi bắt đầu của đuôi cánh có các đốm màu đen viền bằng màu đỏ. Ngực và bụng có màu đỏ. Rất dễ nhận diện vì loài này có màu sắc và hình thái bên ngoài khác hẳn với các loài khác thuộc giống Graphium. Bướm cái và bướm đực giống nhau nhưng bướm cái hơi lớn hơn và có các dải đuôi kéo dài hơn. Sải cánh: 90-120mm.
    Sinh học, sinh thái: Rất phổ biến, cả trong rừng lần thành thị. Thường gặp với số lượng lớn ven suối, vùng nước trong rừng. Sâu của giống Graphium ăn lá các loại cây thuộc họ Na (Annonaceae). Sâu non màu nâu, sâu lớn màu xanh. Nhộng ngụy trang dạng lá cây. Bướm thường gặp ở vùng làng quê, trong vườn, công viên và những khu vực trống trong thành phố gần thảm thực vật thứ sinh. Bướm cái đẻ trứng trên các cây thuộc chi Hoa giẻ, và chi Nhọc Polyalthia sp. thuộc họ Na Annonaceae và một số cây thuộc chi Giổi họ Ngọc lan Magnoliaceae.
    Phân bố: Phân bố rất rộng từ Ấn Độ đến Trung Quốc qua quần đảo San-đa đến Australia và quần đảo Salomon. Một trong những loài bướm phổ biến nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Phân bố ở mọi độ cao, chủ yếu ở các trảng cỏ và ít hơn ở các vùng nông nghiệp.
    Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
    Là loài bướm có màu sắc đẹp và không lẫn với các loài bướm khác. Có thể nhân nuôi loài này để lấy cánh bướm ghép lên các bức tranh như tranh đông hồ… tuy loài phân bố rộng nhưng có số lượng cá thể thấp nên vẫn cần bảo vệ và hạn chế thu bắt chúng.

    Nguồn : SVRVN & Internet

  10. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  11. #26
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    B.25- BƯỚM ĐUÔI KIẾM BỐN VẠCH




    Sưu tập :

    5- Bướm đuôi kiếm bốn vạch - Pathysa agetes

    Đặc điểm nhận dạng: Con đực và con cái tương tự nhau về kích thước và màu sắc nhưng nhìn chung con đực vẫn nhỏ hơn con cái một chút. Mặt trên con đực: có ba dải đen chạy qua vùng trung tâm cánh trước, dải thứ nhất từ gốc kéo dài tới 1 và 1a, dải tiếp theo kéo dài đến gân 1, và dải cuối cùng thì kéo dài đến gân ở giữa; có một chấm hình tam giác ở phía trên đỉnh của vùng trung tâm, có một dải của vùng giữa gần mép cánh kéo dài từ góc trên xuống góc dưới cánh; mép ngoài và mép trong cánh được viền bởi một viền đen, khu vực đỉnh tam giác nằm bên cạnh mép ngoài ( chót cánh) và dải giữa gần mép trong suốt và có màu vàng nhạt. Cánh sau: viền cánh ngoài rộng bao lấy điểm mép dưới cánh bằng dải màu vàng ở một bên của nó và có hình lưỡi gươm giống như đuôi của chúng. Mặt dưới: tương tự như mặt trên, thêm vào đó, cánh sau có hai dải đen xuất phát từ mép trên cánh, một đi qua vùng gốc cánh, một còn lại đi qua vùng giữa cánh hội tụ nhau ở mép dưới cánh, có một chấm đỏ của đường zíc zắc dọc theo dải giữa cánh gần mép. Sải cánh: 75-90 mm.
    Sinh học sinh thái: Là loài sống trong môi trường rừng tự nhiên nơi có bãi cát, sỏi, nơi ẩm, gần suối.
    Phân bố: Sikkim, Mianma, Trung Quốc,Thái Lan , Lào và Việt Nam loài hiếm. Phân bố ở độ cao dưới 1.200m, ở các khu rừng thứ sinh và ở độ cao trên 700 còn bắt gặp ở các trảng cây bụi, thảm cỏ.
    Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
    Là loài bướm đẹp phân bố rộng nhưng có số lượng cá thể rất khiêm tốn và có thể nói là rất hiếm gặp do đó cần giữ gìn môi trường sống của chúng để loài có điều kiện được bảo tồn và phát triển. Đây cũng là một trong những loài thu hút sự chú ý của con người bởi chúng mảnh dẻ mềm mại và có màu sắc đẹp. Có thể sử dụng chúng làm hàng hoá, trao đổi, buôn bán.

    Nguồn : SVRVN & Internet

  12. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  13. #27
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    B.26- BƯỚM CAM ĐUÔI DÀI





    Sưu tập :

    Bướm cam đuôi dài - Papilio polytes

    Đặc điểm nhận dạng: Bướm đực chỉ có một dạng trong khi bướm cái có một số dạng. Một trong những dạng không phổ biến (cyrus) giống như con đực. Bướm cái trong ảnh là một dạng bắt chước loài bướm độc Papilio anstolochiae. Loài này dễ dàng nhận biết được vì thân có màu hồng. Loài bướm này phổ biến ở rừng phục hồi, rừng thứ sinh, các vùng đất canh tác, vườn và bìa rừng. Sâu non ăn lá một số cây giống như các loài Papilio demoleus.
    Sinh học, sinh thái: Đẻ trứng trên các loài cây thuộc họ cam chanh. Cũng đẻ trứng trên một số cây hoang dại khác như Cơm rượu (Glycosmiss sp.). Loài bướm này phổ biến ở rừng phục hồi thứ sinh, các vùng đất canh tác, vườn và bìa rừng. Sâu non ăn lá một số loài thực vật thuộc họ Cam Rutaceae.
    Phân bố: Loài này có vùng phân bố rộng từ Srilanca và Đông Ấn Độ đến Đài Loan và phía Nam đến quần đảo Sanđa, Đây là loài phổ biến khắp nơi ở Việt Nam. Tên được đặt do thường gặp trên các loài thực vật thuộc họ Cam Rutaceae và sau cánh có đuôi.
    Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
    Được coi là sâu hại trong nông nghiệp nhưng chúng chưa thành dịch hại bao giờ. Tuy vậy, là loài có thể nhân nuôi để phục vụ nhiều mục đích khác nhau vì chúng cũng là loài bướm to và đẹp. Là loài bướm có thể nuôi dễ dàng trong trang trại.

    Nguồn : SVRVN & Internet

  14. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  15. #28
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    B.27- BƯỚM CHAI XANH





    Sưu tập :

    7- Bướm chai xanh - Graphium sarpedon

    Đặc điểm nhận dạng:Mặt trên có một dải hẹp màu xanh lá cây nhạt rất đẹp ở cả hai cánh tạo thành hình tam giác ( không chạm vào ô cánh). Gân 4,5,7,8 ở mặt trên của con cái màu đen, rộng. Mặt trên của con đực có 4 đốm màu xanh hình trăng khuyết ở mép ngoài cánh sau. Mặt dưới của con đực có 5 đốm to đỏ ở đĩa cánh sau: 4 đốm rải từ phía trước, qua trung tâm đến cuối cánh, đốm cuối cùng nằm ở gốc cánh. Rất dễ nhận diện. Bướm đực và bướm cái giống nhau nhưng bướm cái thường to hơn, với các cánh rộng hơn. Sải cánh: 80-90mm.
    Sinh học sinh thái: Ở mọi độ cao trong rừng. Rất phổ biến, cả trong rừng lần thành thị. Thường gặp với số lượng lớn ven suối, vũng nước trong rừng. Sâu của giống Graphium ăn lá các loại cây thuộc họ Na (Annonaceae). Sâu non màu nâu, sâu lớn màu xanh. Nhộng nguỵ trang dạng lá cây. Đây là loài thường có trong vườn và công viên, ở đây chúng dinh dưỡng nhờ hoa và có thể gặp lẫn với các loài bướm khác dọc bờ sông và suối. Có nhiều loài cây vật chủ làm thức ăn cho sâu non thuộc họ Long não Lauraceae, các chi Long não, Màng Tang, Bơ.
    Phân bố: Đây là loài có vùng phân bố từ Ấn Độ qua Trung Quốc đến Đài Loan và Nam Nhật Bản. Nam qua Đông Nam châu Á đến Australia và quần đảo Salomon. Là loài phổ biến khắp nơi và ở Việt Nam. Tên loài được dịch nghĩa từ tiếng Anh.
    Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
    Là loài bướm thường gặp nhưng chúng đẹp nên thường bị bắt để làm bộ sưu tập. Cần bảo vệ chúng vì đây cũng là loài sinh vật hiền lành làm đẹp cho thiên nhiên và chúng không gây ra dịch hại cho cây trồng. Nên nhân nuôi loài này trong trang trại.

    Nguồn : SVRVN & Internet

  16. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  17. #29
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    B.28- BƯỚM HOA XANH





    Sưu tập :

    8- Bướm hoa xanh - Graphium doson

    Đặc điểm nhận dạng: Mặt trên con đực: rất dễ nhầm với các loài Graphium eurypylus, Graphium arycles. Nếu nhìn từ đuôi cánh trước thì thấy 3 dãy dọc các đốm màu xanh lục - da trời,trong đó từ mép ngoài cánh vào có một dãy đốm dạng vuông - tròn nhỏ chạy dọc theo mép ngoài cánh gồm 9 đốm, dãy thứ hai gồm 8 đốm to nhỏ khác nhau xếp dọc từ mép lưng cánh đến mép bụng cánh. Với các đốm to dần về phía bụng cánh, dãy thứ 3 là dãy chạy dọc theo lưng cánh đến gốc cánh gồm 1 đốm dạng dấu chấm ở ngay đầu hàng tiếp theo là 4 đốm dạng dấu phẩy và cuối cùng là 1 dấu chấm phẩy nằm ở vùng gốc cánh nhưng gần với chấm to cuối cùng của dãy thứ hai. Mặt trên cánh sau cũng có những đốm sáng xanh lá cây nhạt như chạy tiếp tục từ cánh trước qua lưng cánh đến vùng trung tâm và tới tận sát mép trong của cuối cánh. Cánh sau còn có một dãy gồm 6 đốm sáng xanh nhạt chạy dọc gần mép ngoài của cánh. Bướm đực và bướm cái giống nhau. Sải cánh : 70-80mm.
    Sinh học sinh thái: Rất phổ biến, cả trong rừng lẫn thành thị. Thường gặp với số lượng lớn ven suối, vùng nước trong rừng. Sâu của giống Graphium ăn lá các loại cây thuộc họ Na Annonaceae, họ Ngọc lan Magnoliaceae. Sâu non màu nâu, sâu lớn màu xanh. Nhộng ngụy trang dạng lá cây. Loài này gặp ở thảm thực vật thứ sinh, chủ yếu ở khu vực gần rừng. Chúng có mặt quanh năm, nhưng có số lượng lớn nhiều hơn vào mùa xuân hè khi có nhiều cá thể tập trung ở mặt đất ẩm ướt cạnh các dòng suối và bờ sông. Sâu non ăn lá những loài cây thuộc họ Na, họ Mộc lan.Có một số loài bướm tương tự nhưng hiếm hơn Graphium eurypylus, Graphium evemon và Graphium chironides, những loài này có thể phân biệt được từ đặc điểm của mặt dưới cánh sau.
    Phân bố: Tương tự như Graphium sarpedon.
    Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
    Cũng như loài Graphium sarpedon, loài này tuy phổ biến nhưng có màu sắc đẹp, mượt mà và rất thu hút sự quan tâm của các nhà sưu tầm, yêu thiên nhiên nên đã thu bắt chúng quá mức, dễ dẫn tới giảm thiểu số lượng cá thể của chúng một cách nhanh chóng. Có thể nhân nuôi chúng ở các trang trại hoặc công viên, nơi vui chơi giải trí, chúng không phải là đối tượng dịch hại.

    Nguồn : SVRVN & Internet

  18. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  19. #30
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    B.29- BƯỚM MẠO DANH VẠCH NGANG XANH





    Sưu tập :

    Bướm mạo danh vạch ngang xanh - Chilasa slateri

    Đặc điểm nhận dạng:Mặt trên cánh trước có màu đen quạ, nhạt dần ra phía đỉnh và rìa ngoài cánh, đôi khi có hai hoặc ba đốm hoặc các vệt ngắn ở đỉnh vùng trung tâm cánh, theo sau là một loạt các đốm màu xanh sáng hình chuỳ, phần cụt hướng ra ngoài, đôi khi dưới ánh sáng có sắc tím; cánh sau: màu chocolate tối, loạt các đốm trắng ngắn sát mép ngoài cánh ở mặt dưới nhìn rất mờ, còn đốm lớn ở góc dưới màu đất son được viền bằng màu đen. Mặt dưới có màu nâu socola đỏ đun. Cánh trước: có những vệt ở vùng trung tâm vùng đĩa cánh, màu xanh của mặt trên được thay thế bằng những vệt trắng phức tạp; cánh sau: có những đốm nhỏ ở gốc cánh. Bụng, lưng, râu, đầu màu đen, phía dưới bụng có những mảng trắng, và có hai hàng các đốm nhỏ. Sải cánh : 80-100mm.
    Sinh học sinh thái: Là loài sống ở những vùng cao, tuy nhiên, có thể tìm thấy ở những sinh cảnh thấp hơn. Xuất hiện nhiều vào gần và giữa giai đoạn gió mùa và sau đó hiếm dần. Nó được ghi nhận là xuất hiện ở Sikkim vào tháng 4. Thức ăn của sâu non là các loài thực vật thuộc giống Cimamomum sp.
    Phân bố:Nam và Đông Nam Á: Sikkim, Mianma, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
    Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
    Loài này đẹp tuy không phải là loài phân bố hẹp nhưng hiếm gặp so với loài C.clytia và loài dễ nhầm với các loài bướm thuộc giống Euploea (họ Danaideae). Cần bảo vệ tốt nơi cư trú cho chúng là các vùng rừng cao, rừng tự nhiên, tạo điều kiện tốt cho loài này được phục hồi và phát triển.

    Nguồn : SVRVN & Internet

  20. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề
Trang 3/22 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 13 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình