+ Trả lời chủ đề
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 10

Chủ đề: NHẠC SĨ VĂN CAO - TÁC PHẨM VÀ TÁC GIẢ

  1. #1
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts

    NHẠC SĨ VĂN CAO - TÁC PHẨM VÀ TÁC GIẢ

    NHẠC SĨ VĂN CAO - TÁC PHẨM VÀ TÁC GIẢ

    Tiểu sử

    Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15 tháng 11 năm 1923 tại Lạch Tray (nay là phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền), thành phố Hải Phòng, nhưng quê gốc ở thôn An Lễ, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Xuất thân trong một gia đình viên chức, cha của Văn Cao vốn là giám đốc nhà máy nước Hải Phòng. Thuở nhỏ, Văn Cao hoc ở trường tiểu học Bonnal, sau lên học trung học tại trường dòng Saint Josef, là nơi ông bắt đầu học âm nhạc. Năm 1938, khi mới 15 tuổi, vì gia đình sa sút, Văn Cao bỏ học sau khi kết thúc năm thứ hai bậc thành trung. Ông làm điện thoại viên ở sở Bưu điện tại Hải Phòng, nhưng được một tháng thì bỏ việc.

    Cuối những năm 1930, tân nhạc Việt Nam ra đời. Ở Hải Phòng khi đó tập trung nhiều nhạc sĩ tiên phong như Đinh Nhu, Lê Thương, Hoàng Quý... Văn Cao tham gia vào nhóm Đồng Vọng của Hoàng Quý cùng Tô Vũ, Canh Thân, Đỗ Nhuận... và bắt đầu sáng tác ca khúc đầu tay là "Buồn tàn thu" vào năm 16 tuổi[. Cùng nhóm Đồng Vọng, Văn Cao còn sáng tác một số ca khúc hướng đạo vui tươi khác như "Gió núi", "Gò Đống Đa", "Anh em khá cầm tay". Cũng trong thời gian ở Hải Phòng, Văn Cao làm quen với Phạm Duy, khi đó là ca sĩ trong gánh hát Đức Huy. Phạm Duy chính là người đã hát "Buồn tàn thu", giúp ca khúc trở nên phổ biến. Năm 1940, Văn Cao có một chuyến đi vào miền Nam. Ở Huế, Văn Cao đã viết "Một đêm đàn lạnh trên sông Huế", được coi là bài thơ đầu tay.

    Năm 1942, nghe theo lời khuyên của Phạm Duy, Văn Cao rời Hải Phòng lên Hà Nội. Ông thuê căn gác nhỏ số 171 phố Mongrant - nay là 45 Nguyễn Thượng Hiền - và theo học dự thính tại Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Văn Cao còn làm thơ, viết truyện đăng trên Tiểu thuyết Thứ Bảy. Năm 1943 và 1944, Văn Cao hai lần xuất hiện trong triển lãm Salon Unique tổ chức tại nhà Khai trí Tiến Đức, Hà Nội với các bức tranh sơn dầu: "Cô gái dậy thì", "Sám hối", "Nửa đêm". Đặc biệt tác phẩm "Cuộc khiêu vũ những người tự tử" ("Le Bal aux suicidés") được đánh giá cao và gây chấn động dư luận. Tuy được báo chí khen ngợi, nhưng tranh của Văn Cao không bán được. Ông trải qua một thời gian dài ở Hà Nội trong thiếu thốn. Cùng bạn bè, Văn Cao thường phải đứng bán các tác phẩm của mình trên các đường phố Hà Nội, Hải Phòng.

    Nhân Văn - Giai Phẩm

    Sau hiệp định Genève 1954, Văn Cao hồi cư về Hà Nội, làm việc cho Đài Phát thanh, nhưng rất ít sáng tác. Năm 1955, ông cầm bút trở lại, viết bài cho đặc san Giai Phẩm. Tháng 2 năm 1956, bài thơ Anh có nghe không được đăng trên Giai phẩm mùa Xuân. Bài thơ này bị Xuân Diệu đánh giá là "lập lờ, ấp úng, bí hiểm, hai mặt, tuy nhiên công chúng cũng hiểu nó muốn nói gì". Văn Cao cùng các nghệ sĩ của hai tờ báo Nhân Văn và Giai Phẩm khi đó chủ trương đòi hỏi tự do văn nghệ, sáng tác. Đến tháng 12 năm 1956 thì cả hai tờ báo đều bị đình bản.

    Như những nghệ sĩ khác của nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm, tuy có muộn hơn, đến tháng 7 năm 1958, Văn Cao phải đi học tập chính trị. Tên tuổi của Văn Cao hầu như không còn xuất hiện trên các tạp chí văn nghệ ở Hà Nội. Những năm sau đó, Văn Cao tiếp tục bằng nhiều công việc, như viết nhạc không lời cho các truyện phim và truyện kịch, trang trí sân khấu cho các đoàn kịch, vẽ quảng cáo các báo, vẽ nhãn diêm... Các tác phẩm của ông, cũng như các ca khúc lãng mạn tiền chiến khác, không được trình diễn ở miền Bắc, trừ bài quốc ca. Giai đoạn này, Văn Cao hầu như không còn sáng tác. Đến cuối năm 1975, Văn Cao viết Mùa xuân đầu tiên, nhưng ca khúc bị phê bình là không đi đúng đường lối của Đảng, không phục vụ cho Cách mạng, vì thế bản nhạc mới phát hành đã bị tịch thu. Nhưng các chương trình Việt Ngữ tại Moskva vẫn cho trình bày bài hát, và nhờ vậy Mùa xuân đầu tiên đã không bị lãng quên. Văn Thao, người con trai của Văn Cao, tiết lộ tiếp rằng: "Nhưng cũng thật bất ngờ (không hiểu bằng con đường nào), trong cái năm 1976 ấy Mùa xuân đầu tiên được in ở nước Nga và được Liên Xô trả nhuận bút cho tác giả 100 Rúp. Văn Cao phải viết giấy uỷ quyền qua sứ quán để con gái ông đang học bên đó lĩnh hộ. Ông bảo con gái: "Con cứ lấy mà tiêu, ở nước mình bao lâu nay bố có được biết đến đồng nhuận bút tác phẩm nào đâu."

    Năm 1981, Việt Nam phát động phong trào cả nước thi sáng tác quốc ca nhưng sau đó không công bố kết quả, cuộc thi cũng không được nhắc lại. Bài Tiến quân ca vẫn là quốc ca của Việt Nam. Cho đến cuối thập niên 1980, nhờ chính sách Đổi mới của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, các tác phẩm của Văn Cao cùng những nhạc sĩ tiền chiến khác được biểu diễn trở lại.

    Năm 1989, tạp chí National Geographic đã đăng một bức ảnh của nhạc sĩ Văn Cao đang ngồi trầm tư bên chiếc đàn dương cầm của ông. Chính tấm hình này sau đó đã tạo cảm hứng để nhà soạn nhạc đương đại người Mỹ Robert Ashley sáng tác nên bản solo cho piano mang tên Van Cao's Meditation vào năm 1992, dù rằng cho đến tận khi Văn Cao qua đời (1995) thì Robert Ashley vẫn chưa một lần gặp mặt tác giả của Tiến quân ca.

    Ngày 10 tháng 7 năm 1995, sau một thời gian mắc bệnh ung thư phổi, Văn Cao mất tại bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội.

    Sự nghiệp âm nhạc

    So với hai nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng khác là Phạm Duy khoảng 1000 ca khúc và Trịnh Công Sơn với 600 ca khúc, Văn Cao sáng tác không nhiều. Sự nghiệp âm nhạc của Văn Cao được chia làm hai mảng chính: tình ca và hùng ca. Ngoài ca khúc, ông còn viết một số tác phẩm khí nhạc dành cho piano như Sông Tuyến, Biển đêm, Hàng dừa xa... tổ khúc giao hưởng Anh bộ đội cụ Hồ...

    Tình ca

    Trong giai đoạn sáng tác đầu tiên, giống như những nhạc sĩ tiền chiến khác, Văn Cao viết các nhạc phẩm trữ tình, nhưng ít ảnh hưởng bởi chủ nghĩa lãng mạn Pháp mà mang nặng âm hưởng phương Đông. Từ ca khúc đầu tay Buồn tàn thu, Văn Cao đã sử dụng ngũ cung để viết về một hình ảnh quen thuộc trong nghệ thuật châu Á: người phụ nữ đan áo ngồi chờ đợi. Sau Buồn tàn thu, ông còn viết hai ca khúc khác về mùa thu là Thu cô liêu và Suối mơ. Trong đó Suối mơ vốn là một đoạn của bản Trương Chi 1 được Văn Cao phát triển thêm và cùng Phạm Duy hoàn tất. Bản Trương Chi nổi tiếng sau là Trương Chi 2.

    Bên cạnh đề tài mùa thu, Văn Cao cũng viết hai ca khúc nổi tiếng khác về mùa xuân là Cung đàn xưa và Bến xuân. Nhạc phẩm Bến xuân có sự tham gia của Phạm Duy, nhưng về sau Văn Cao viết lại lời mới cho ca khúc này và đặt tên Đàn chim Việt. Ngay từ những ca khúc đầu tiên, Văn Cao đã giành được thành công. Buồn tàn thu được biểu diễn trên các sân khấu hát rong và trên Đài Phát thanh Sài Gòn trong những năm 1944-1945, lúc tân nhạc còn mới phôi thai nên trở nên phổ biến. Suối mơ, Bến xuân được Phạm Duy đánh giá là cực điểm của lãng mạn tính trong ca nhạc Việt Nam

    Nhưng hai tình khúc của Văn Cao được đánh giá cao hơn cả là Thiên Thai và Trương Chi. Bản Thiên Thai được nhà xuất bản Tinh Hoa ở Huế in năm 1944, Văn Cao tự nhận mình là "Người sông Ngự", ghi: "Ảnh hưởng sông nước khúc Thiên Thai cổ trong khung cảnh huyền diệu của Đường Thi với hai truyện Thiên Thai và Đào Nguyên. Người sông Ngự đã lạc mất cảm xúc rồi!". Lời bài hát được đề là của Văn Cao, Hoàng Thoái và Phạm Duy cho rằng Hoàng Thoái là bí danh của Đỗ Hữu Ích, một người bạn của Văn Cao. Sử dụng ngũ cung để viết về một câu chuyện cổ, Thiên Thai có tới 94 khuông nhạc, vừa mang tính trường ca, vừa mang tính nhạc cảnh. Năm 2001, khi phim Người Mỹ trầm lặng được thực hiện, Thiên Thai được sử dụng làm nhạc nền của bộ phim. Giống như Thiên Thai, Trương Chi cũng dựa trên tích chuyện cổ nhưng không phải là một truyện ca mà manh tính tự sự. Ca khúc này còn một đoạn lời nữa mà các ca sĩ thưởng không trình diễn: Từ ngày trăng mơ nước in thành thơ, Lạc loài hương thu thoáng vương đường tơ.... Hình ảnh Trương Chi trong bài hát cũng thường được so sách với hình ảnh của chính Văn Cao.

    Hùng ca

    Ngay từ khi còn trong nhóm Đồng Vọng ở Hải Phòng, Văn Cao đã viết các ca khúc hướng đạo khoẻ khoắn. Cũng giống như các nhạc sĩ tiến chiến khác, Văn Cao sử dụng đề tài lịch sử để thể hiện tình ái quốc trong Gò Đống Đa, Hò kéo gỗ . Bạch Đằng Giang... Ngoài Tiến quân ca, ông còn sáng tác các hành khúc khác như Tiến về Hà Nội, Thăng Long hành khúc ca. Tham gia Việt Minh, Văn Cao sáng tác các ca khúc Chiến sĩ Việt Nam, Công nhân Việt Nam, Không quân Việt Nam...

    Năm 1947, sau chiến thắng sông Lô, Văn Cao viết Trường ca Sông Lô, ca khúc ghi dấu ấn trong lịch sử tân nhạc. Phạm Duy viết: "Đó là tác phẩm vĩ đại... chẳng thua bất cứ một tuyệt phẩm nào của nhạc cổ điển Tây phương... Bài này đánh dấu sự trưởng thành của Tân nhạc". Cũng theo ý kiến của Phạm Duy, Trường ca sông Lô phải là đỉnh cao nhất của nhạc kháng chiến nói riêng, của tân nhạc Việt Nam nói chung và Văn Cao là "cha đẻ" của hùng ca, trường ca Việt Nam[20].

    Sau năm 1954, các ca khúc của Văn Cao, trừ Tiến quân ca, không được trình diễn ở miền Bắc. Nhưng ở miền Nam, các ca sĩ hàng đầu của Sài gòn như Thái Thanh, Khánh Ly, Hà Thành vẫn trình diễn và ghi âm nhạc phẩm của Văn Cao. Ca khúc Không quân Việt Nam được sử dụng làm bài hát chính thức của Không lực Việt Nam Cộng hòa.

    Nhận xét về Văn Cao

    “ Trong âm nhạc, Văn Cao sang trọng như một ông hoàng. Trên cánh đồng ca khúc, tôi như một đứa bé ước mơ mặt trời là con diều giấy thả chơi. Âm nhạc của anh Văn là âm nhạc của thần tiên bay bổng. Tôi la đà đi giữa cõi con người. Anh cứ bay và tôi cứ chìm khuất. Bay và chìm trong những thân phận riêng tư.... ”
    — Trịnh Công Sơn

    “ Văn Cao là một viên ngọc trên bức khảm văn hoá - nghệ thuật của dân tộc Việt Nam. ”
    — Đặng Thai Mai

    “ Văn Cao đã đưa nhạc tình 1943-44 vượt khỏi những khuôn sáo cũ mèm. ”
    — Phạm Duy

    “ Văn Cao là một trong những nhạc sĩ lớn nhất về ca khúc trữ tình và ca khúc chiến đấu ở nước ta. Văn Cao cũng là một trong những ngôi sao thế kỷ 20 trên lĩnh vực ca khúc thế giới... Lời ca của Văn Cao vừa cao siêu, vừa trong sáng, vừa thơ mộng, vừa gần gũi với cuộc sống của nhân dân... Lời ca của Văn Cao lấp lánh ánh sáng tư duy cao sâu của một nghệ sĩ bậc thầy về sử dụng tiếng Việt hiện đại. ”
    — Tố Hữu

    “ Ở Văn Cao, mỗi lời thơ là một hạt ngọc, mỗi tiếng nhạc là mỗi sợi tơ, mỗi màu sắc là một vùng hào quang diễm lệ... Cái không khí “đỉnh cáo sáng tác” mà Văn Cao thèm khát đã trở thành nỗi ước mơ thật sự, ước mơ này chắc anh sẽ đem theo về cõi chết. Dù sao, Văn Cao vẫn hiện diện trong tôi với hình dáng của một tinh cầu giá lạnh, với cô đơn dằng dặc ở cuối khung trời ngăn cách. ”
    — Tạ Tỵ

    “ Nguồn của dòng sông mang tên Văn Cao là tâm hồn phong phú của nhà nghệ sĩ tài ba, trong lãnh vực âm nhạc cũng như thi ca. Sau khi ra khỏi vùng lưu vực hoang vu của tiềm thức, dòng sông tẻ ra ba nhánh trôi miên man trong huyền ảo của khói trắng sương mù. ”
    — Trần Văn Nam

    Nhạc

    Anh em khá cầm tay
    Buồn tàn thu (1939)
    Thiên Thai (1941)
    Đêm sơn cước
    Đêm xuân
    Gió núi
    Hò kéo gỗ Bạch Đằng Giang (1941)
    Bến xuân (viết chung với Phạm Duy),
    sau này Văn Cao viết lời mới
    và đổi thành Đàn chim Việt (1942)
    Suối mơ (viết chung với Phạm Duy)
    Thu cô liêu (1942)
    Cung đàn xưa (1942)
    Gò Đống Đa (1942)
    Trương Chi (1943)
    Tiến quân ca (1944)
    Hải quân Việt Nam (1945)
    Không quân Việt Nam (1945)
    Công nhân Việt Nam
    Bắc Sơn (1945)
    Chiến sĩ Việt Nam (1945)
    Làng tôi (1947)
    Ngày mai
    Thăng Long hành khúc ca
    Tiến về Hà Nội
    Tình ca Trung du
    Trường ca sông Lô (1947)
    Ngày mùa (1948)
    Ca ngợi Hồ Chủ tịch (1950)
    Dưới ngọn cờ giải phóng (1962)
    Ta đi làm con suối (những năm 1970)
    Mùa xuân đầu tiên (1976)

    Thơ

    Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc
    (1945, khi chứng kiến nạn đói năm 1945)
    Anh có nghe không
    (Giai phẩm Mùa xuân - tháng 2, 1956)
    Một đêm Hà Nội
    Những ngày báo hiệu mùa xuân
    Khuôn mặt em (1974)
    Ai về Kinh bắc
    Một đêm đàn lạnh trên sông Huế
    Ba biến khúc tuổi 65 (tháng 9-1988)
    Lá (xuất bản năm 1988)
    Thời gian
    Trôi
    Năm buổi sáng không có trong sự thật
    Phố Phái
    Có lúc
    Đường rừng

    Thy Lan ST
    Lần sửa cuối bởi thylan; 15-08-2016 lúc 11:56 AM

  2. 6 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  3. #2
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts
    NHẠC SĨ VĂN CAO VỚI TRƯỜNG CA SÔNG LÔ

    Bản TRƯỜNG CA SÔNG LÔ của cố Nhạc sĩ Văn Cao đúng là một tác phẩm tuyệt vời, vĩ đại sống mãi với thời gian. Mời các bạn tìm hiểu về sự ra đời của bài ca đi cùng năm tháng TRƯỜNG CA SÔNG LÔ

    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.


    "Mùa thu năm 1947, từ Lào Cai, Văn Cao trở về Vĩnh Yên. Ông cùng gia đình mở một quán cà phê tại chợ Me Lập Thạch tiếp tục làm báo Độc Lập và phụ trách một cơ sở in báo đóng tại Thản Sơn.



    Ông cảm thấy thanh thản khi được trở về với những công việc thân quen và yêu thích: Làm thơ - vẽ - sáng tác âm nhạc v.v. Quán cà phê của ông tại “Thị trấn Me Đồi” luôn đông vui, tấp nập. Nơi dừng chân của dân tản cư, nơi tụ tập, đàm đạo văn chương của giới văn nghệ sĩ kháng chiến… “Thị trấn Me Đồi” trong những năm đó là cửa ngõ giữa vùng địch tạm chiếm và căn cứ địa của cuộc kháng chiến.

    Tháng 10/1947, Tây nhảy dù Bắc Cạn. Bọn giặc tập trung 12.000 quân bao vây và tấn công Việt Bắc, hòng tiêu diệt các cơ quan đầu não kháng chiến của ta. Chiến thuyền giặc theo đường sông Lô đánh lên Tuyên Quang. Giữa lúc “nước sôi lửa bỏng” đó, Văn Cao cùng vợ con ra bến Then để vượt sông Lô sang Phú Thọ. Trời chiều. Bầu trời ảm đạm - mùa đông năm ấy đến sớm, gió từ mặt sông thổi lên từng cơn làm mọi người ớn lạnh. Có hai tốp người đợi qua sông trên bến. Một tốp buôn vải và một tốp buôn muối, mỗi tốp khoảng hơn chục người. Người liên lạc đưa gia đình Văn Cao lên chuyến đò đầu tiên cùng với tốp người buôn vải từ dưới xuôi lên Việt Bắc. Con đò hối hả qua sông mọi người ngồi co ro trong thuyền một cách trật tự và yên lặng, thỉnh thoảng có tiếng trao đổi xì xào và tiếng sóng vỗ ì oạp vào mạn thuyền.

    Thuyền cập bến, mọi người vội vã khẩn trương rời xa bến đò càng nhanh càng tốt vì nơi ấy thường bị giặc phục kích. Đưa vợ con lên bờ, Văn Cao tìm không thấy người liên lạc đâu. Không có nhẽ người liên lạc đi chuyến sau với tốp buôn muối? Một thoáng nghi ngại trong đầu, Văn Cao quyết định đưa vợ con nhập theo toán buôn vải cho có bạn đường. Qua khỏi bến đò chừng một cây số, Văn Cao cho vợ con nghỉ lại ven một quả đồi. Người vợ trẻ lúc đó của ông đang mang thai. Chợt phía trước những tràng súng rộ lên dữ dội. Văn Cao giật mình, rồi không gian cũng yên tĩnh trở lại. Văn Cao hiểu rằng tốp buôn vải đã lọt vào ổ phục kích của giặc. Một lúc sau, tốp người buôn muối sang đò chuyến sau cũng đã đi đến. Không thấy người liên lạc. Linh tính cho Văn Cao biết có chuyện gì đó không bình thường. Bằng những kinh nghiệm hoạt động bí mật của mình, Văn Cao quyết định đưa vợ con đi luồn lách men dòng sông Lô ngược lên.

    Ngày 24/10/1947, bộ đội pháo binh của ta đã chiến thắng giòn giã trên sông Lô. Bắn cháy hai tàu chiến của giặc, bắn bị thương hai chiếc khác, tiêu diệt hàng trăm tên địch. Tuyến vận chuyển đường sông Lô bị cắt đứt hoàn toàn, máy bay địch phải nhảy dù tiếp tế cho Tuyên Quang. Cùng chiến thắng Bình Ca - chiến thắng sông Lô lẫy lừng đã bẻ gẫy hoàn toàn cuộc bao vây và tấn công lên Việt Bắc của quân Pháp nhằm tiêu diệt các cơ quan đầu não kháng chiến của ta. Báo chí Pháp gọi đây là “thảm họa Đoan Hùng”.

    Chuyến đi của Văn Cao lên Việt Bắc xảy ra đúng lúc giặc Pháp thua trận đang trên đường rút quân trở về. Đi đến đâu bọn địch cũng đốt phá, cướp bóc đến đó. Văn Cao đã nhìn thấy những xóm làng ven sông bị địch đốt trụi, những nền “nhà khô trơ than xám”. Những niềm vui trên khuôn mặt của dân chúng sau chiến thắng sông Lô. Họ trở về với xóm làng, dựng lại nhà cửa trong những đêm gió rét và “Từng sân vui bồng người bên lửa hồng” Văn Cao cũng chứng kiến những “Thây giặc trôi trở về ngập bờ” trên những khúc sông mà ông đã đi qua. Nỗi xúc động ngập tràn trong lòng ông. Âm hưởng của chiến thắng bừng sáng trong những gương mặt của các cụ già, của những bé thơ, của những “Đoàn quân thời chinh chiến” mà ông gặp gỡ trên đường lên chiến khu. Dòng sông Lô bình dị từ ngày xưa không còn nữa. Trước mặt ông dòng sông Lô trở nên hùng vĩ, bao la, tràn trề sức sống…

    Vài ngày sau Văn Cao đã lên đến Vũ Ẻn. Ông sắp xếp cho vợ ở cùng với gia đình nhà ngoại (đã tản cư lên đây từ đầu năm 1947) rồi mới vào Gia Điền nơi cơ quan văn nghệ đang đóng ở đó. Nguyên Hồng - Nguyễn Đình Thi - Nguyễn Huy Tưởng… vui mừng được gặp lại Văn Cao bởi họ đã nhận được tin “Văn Cao cùng vợ và con đã chết vì bị Tây phục kích trên đường”. Văn Cao chỉ cười “Số mình cao lắm chết không dễ đâu…”.

    Mấy ngày sau Văn Cao tìm gặp Doãn Tuế, người trợ lý của trung đoàn Pháo binh, trực tiếp theo dõi diễn biến trận đánh tàu chiến của giặc trên toàn tuyến sông Lô và Siêu Hải, người Trung đội trưởng trực tiếp chỉ huy một khẩu đội pháo bắn cháy một tàu chiến của giặc Pháp; hai người dẫn Văn Cao đi dọc theo bờ sông Lô nơi trận đánh xảy ra. Những vạt lau cháy loang lổ hai bờ sông vẫn còn ám khói súng. Qua lời kể của Siêu Hải, toàn cảnh trận đánh hiện ra trong mắt Văn Cao:

    … Sông gầm âm vang súng trái phá
    Bao rừng thu như bát ngát cười
    Dân hoan hô chiến sĩ pháo binh Việt Nam ghi công
    Tiếng trái phá quân thù gục chìm
    Dòng Lô


    Chiến thắng sông Lô đã làm tên tuổi của dòng sông sống mãi với lịch sử của dân tộc. Để cho “Bao dân trong khu mười mơ thành người sông Lô”. Và mãi mãi “Đoàn quân thời chinh chiến ca rằng/ Đây Vonga, đây Dương Tử, đây sông Lô…”. Trường ca sông Lô đã được ra đời trong những ngày Văn Cao “Về trong đêm gió rét” đó và được in trên số báo Văn Nghệ đầu tiên ra tháng 3/ 1948.

    Thời gian cứ trôi đi, Văn Cao (người sáng tác ra bản trường ca sông Lô bất tử), Doãn Tuế (người sĩ quan pháo binh góp phần làm nên chiến thắng sông Lô) đều đã trở về cõi vĩnh hằng. Và kỳ lạ thay Văn Cao và Doãn Tuế lại cùng an nghỉ cạnh nhau tại nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội).

    Chỉ còn lại dòng sông Lô thanh bình bất tử vẫn mãi chảy giữa “Sông ngàn Việt Bắc bãi dài ngô lau, núi rừng âm u…”."

    VĂN THAO
    Trích hồi ký Văn Cao - Đời & nghiệp


  4. 5 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  5. #3
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts
    BUỒN TÀN THU - bài hát đầu tay của NS Văn Cao

    Buồn Tàn Thu là tác phẩm đầu tay viết năm 1939 của nhạc sĩ Văn cao với lời đề tựa dành cho nhạc sĩ Phạm Duy :
    ” Tương tiến Nhạc Sĩ Phạm Duy , kẻ du ca đã gieo nhạc buồn của tôi khắp chốn “
    Đây là một bài hát buồn, tiết tấu chậm nên hợp với những giọng cao vút như Thái Thanh , Mai Hương , Kim Tước , Lan Ngọc , Ánh Tuyết , Ngọc Hạ ……….


    BUỒN TÀN THU - Ngọc Hạ
    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.


    BUỒN TÀN THU - Thái Thanh
    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.


    BUỒN TÀN THU - Ánh Tuyết
    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.


    Bài hát có ba phần lời, mang hình ảnh một người thiếu phụ ngồi đan áo trong nhà, nghe tiếng mưa gió ngoài hiên mà tưởng nhớ đến người tình xưa ở chốn xa xôi. Nàng muốn nhắn gió, nhắn mây, nhắn chim đưa tình đến cho người xưa, nhưng gió, mây, chim bay về mà người xưa vẫn không thấy tới. Chiếc áo nàng đan trên tay cũng đã hoàn thành. Trong giây phút thảnh thơi ấy, nàng cố tìm quên dáng người, nhưng càng quên càng nhớ. Mà năm tháng thì trôi không dừng. Nàng đành ôm một mối tình như mùa thu chết, với những chiếc lá vàng rơi.

  6. 4 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  7. #4
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts
    Thiên Thai - ca khúc thần tiên của nhạc sĩ Văn Cao



    Nhạc tình Văn Cao chỉ vỏn vẹn ít bài như Buồn Tàn Thu, Suối Mơ, Bến Xuân, Thu Cô Liêu, Trương Chi, Thiên Thai. Nét nhạc lãng đãng sương khói, lời ca thanh cao thóat tục. Ca khúc hay nhất của Văn Cao là Thiên Thai được xếp hạng vào những ca khúc đặc biệt nhất của làng tân nhạc Việt Nam. Tác phẩm này vượt lên trên công thức khuôn sáo của ca khúc bình thường.

    Bản này sáng tác vào năm 1941, lúc ông được 18 tuổi, đầu óc tràn đầy mộng mơ. Với chiều dài hơn một ca khúc bình thường, có 94 khuôn nhạc, được coi là truyện ca, có thể dựng thành nhạc cảnh Lưu Nguyễn Lạc Thiên Thai.

    Theo truyện cổ tích thì Lưu Thần và Nguyễn Triệu vào rừng núi hái thuốc, gặp hai cô gái đẹp - hai nàng tiên, ở lại với họ trong vòng mấy tháng. Nhớ nhà cả hai chàng từ biệt tiên nữ về quê. Về đến nơi mới biết chốn trần thế đã trải qua cả trăm năm, không ai nhận ra họ, anh em bà con đã qua đời. Cả hai trở lại tìm tiên cảnh thì đã lạc dấu.

    Đề tài cõi thiên thai này được nhiều thi văn nhạc sĩ sáng tác, nói lên ước mơ đẹp tình yêu và cuộc sống.

    Hãy nghe Văn Cao hát Thiên Thai. Hai câu đầu gồm 9 chữ, rồi hai câu 4 chữ, rồi câu 6 chữ. Kế tiếp ông dùng ba câu 4 chữ rồi kết bằng câu 5 chữ:

    Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng

    Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên.

    Kìa đường lên tiên, kìa nguồn hương duyên

    theo gió tiếng đàn xao xuyến

    Phím tơ lưu luyến, mấy cung u huyền

    Mấy cung trìu mến, như nước reo mạn thuyền.

    Rồi Văn Cao chuyển qua khúc nhạc khác:

    Âm ba thoáng rung cánh đào rơi

    Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời

    Lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan

    Quê hương dần xa lấp núi ngàn

    Bâng khuâng chèo khua nước Ngọc Tuyền

    Ai hát trên bờ Đào Nguyên.


    Rồi người nhạc sĩ kể tiếp phút giây gặp gỡ giữa hai người trần thế với tiên nữ, nét nhạc bay bỗng, lời ca đắm đuối:

    Thiên Thai chốn đây hoa xuân chưa gặp bướm trần gian

    Có một mùa đào dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần

    Thiên tiên chúng em xin dâng hai chàng trái đào thơm

    Khúc nghê thường này đều cùng múa vui bầy tiên theo đàn



    Đèn soi trăng êm nhạc lắng tiếng quyên đây đó nỗi lòng mong nhớ

    Này khúc bồng lai, là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi

    Đàn xui ai quên đời dương thế

    Đàn non tiên đàn khao khát khúc tình duyên



    Thiên Thai! Ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian

    Ái ân thiên tiên em ngờ phút mê cuồng có một lần


    Rồi đoạn kế tiếp tả lúc hai chàng rời cõi tiên, chủ âm bài này là Re Thứ chuyển sang Re
    Trưởng, nhịp điệu nhanh, kết thúc bài hát.



    Gió hắt trầm tiếng ca, tiếng phách ròn lắng xa

    Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta

    Đào Nguyên trước, Lưu Nguyễn quên trần hoàn

    Cùng bầy tiên đàn ca bao năm

    Nhớ quê chiều nào xa khơi, chắc không đường về

    Tiên nữ ơi.



    Đào Nguyên trước, Lưu Nguyễn khi trở về

    Tìm Đào Nguyên, Đào Nguyên nơi nao

    Những khi chiều tà trăng lên

    Tiếng ca còn rền trên cõi tiên.


    Với những khúc nhạc chuyển đổi tài tình theo câu chuyện kể, lời ca đẹp như thơ, ẩn chứa nhiều hình ảnh màu sắc, ca khúc Thiên Thai được coi là một bản trường ca, nhạc cảnh thay đổi phong phú.

    Nhiều ca sĩ đã cố gắng thể hiện bài hát này nhưng ít người thành công. Nó đòi hỏi làn hơi sung mãn, kỹ thuật điêu luyện mà truyền cảm và cần phải có dàn nhạc đệm bề thế thì mới diễn tả được hết cái hay của nhạc phẩm Thiên Thai.

    Trong cuộc sống đầy phiền muộn, có lúc thả hồn về một cõi ước mơ núi non phong cảnh đẹp với tình yêu thơ mộng, đó là cõi tiên, cõi thiên thai. Và nhạc phẩm Thiên Thai của Văn Cao cho người nghe những giây phút thần tiên, được coi là một ca khúc kinh điển của dòng tân nhạc Việt Nam.

    Nhận xét của một vài nhạc sĩ:

    "Người Sông Ngự / Văn Cao đã thú nhận rằng mình bị ảnh hưởng sông nước của hai truyện Đào nguyên, Thiên Thai cho nên đã soạn ra một bài hát. Một bài hát thật là tuyệt diệu! Nó vừa có tính chất trường ca, vừa có tính chất nhạc cảnh. Nếu hình thức ca khúc trong Tân Nhạc Việt Nam cho tới năm 1944 này vẫn còn nằm trong khuôn khổ một đoản khúc được ước định trong một số khuôn nhạc nào đó, với một lối chuyển cung, chuyển điệu công thức nào đó... thì "Thiên Thai" của Văn Cao đã vươn lên một thức rất lớn, chia ra nhiều đoạn, nhiều cảnh, gồm tới con số chín mươi bốn khuôn nhạc, chan chứa những giai điệu thần tiên và những lời ca thần diệu...
    Đây là cõi riêng của Người Sông Ngự. Nhưng ta lại được tự do tuyệt đối để nghe lên toàn thể tiếng đàn, tiếng hát vút lên từ đầu tới cuối của trường khúc Thiên Thai, tiếng đàn hát mà tôi cho là của Trương Chi trong truyện cổ và Văn Cao đã cho Thiên Thai mượn tạm. Tôi kết luận: Thiên Thai là cõi riêng của Văn Cao. Trương Chi mới là tiếng hát của Văn Cao."
    -  Phạm Duy trong Hồi ký Phạm Duy.

    “Bài hát Thiên Thai là một bài hát hiếm hoi của Việt Nam sử dụng đến ba loại ngũ cung trong cùng một bài hát: ngũ cung Việt Nam, ngũ cung Trung Hoa và ngũ cung dân tộc Tây Nguyên. ”
    - Vĩnh Lạc

    “Các nhà phê bình cho rằng, Thiên Thai tuy được viết vào thời kỳ tân nhạc Việt Nam còn phôi thai, nhưng cho đến nay, hình như cũng chưa có một ca khúc nào khác vượt qua được, về cả hai phương diện giai điệu và lời ca. Biến đổi tiết tấu và thang âm của ca khúc, hiện tại, nghe lại vẫn thấy mới. Cái thế giới thần thoại của cổ tích không phải chỉ được Văn Cao minh họa bằng những màu sắc tuyệt vời mà hình như ông còn tạo dựng bằng pha lê nữa. Mọi góc cạnh đều rắn, chắc. Màu sắc của nó còn có thể biến đổi tùy thuộc chủ quan của người thưởng ngoạn nữa”
    - Nguyễn Đình Toàn

    Thy Lan (Theo 2 nguồn Wikipedia và SBTN)

  8. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  9. #5
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts
    THIÊN THAI - ST: Văn Cao
    Ca sĩ: Ánh Tuyết.


    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

  10. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  11. #6
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts
    THIÊN THAI - ST: Văn Cao
    Ca sĩ: Hoàng Oanh


    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

  12. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  13. #7
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts
    THIÊN THAI - ST: Văn Cao
    Ca sĩ: Thái Thanh

    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

  14. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  15. #8
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts
    CHIẾN SĨ VIỆT NAM - VĂN CAO

    Các thế hệ người dân Việt Nam đa số đều biết đến bài hát “Chiến sĩ Việt Nam” của Văn Cao. Đây là bài "quân ca" đầu tiên của nước ta: “Bao chiến sĩ anh hùng. Lạnh lùng vung gươm ra sa trường. Quân xung phong, nước Nam đang chờ mong từng người. Hồn sông núi khí thiêng ghi muôn đời…”.Mỗi khi nghe hoặc hát lại bài này, ta như được đắm chìm vào một giai đoạn hào hùng của lịch sử dân tộc
    Nếu “Tiến quân ca” là một lời hiệu triệu khái quát về sứ mạng cứu quốc của toàn thể dân tộc Việt Nam trước thời vận đang đến thì “Chiến sĩ Việt Nam” có phạm vi hẹp hơn: chỉ nói đến những người chiến sĩ cảm tử lên đường đi chiến đấu để giành lại bờ cõi, giang sơn. Ngày ấy, hình ảnh của họ hiện ra rất đẹp, rất lãng mạn trong suy nghĩ của nhạc sĩ cũng như mọi người: “Là trang nam nhi. Quyết chiến sa trường, sống chết coi thường, mang xác trong da ngựa bọc thân thể trai”. Lý tưởng của những chiến sĩ Việt Nam khi ấy rất rõ ràng, giản dị: “Nguyện tranh đấu cho giống nòi. Hận thù bao năm căm lòng đất nước tang tóc”. Và “Thề phục quốc, tiến lên Việt Nam. Đời hạnh phúc đắp xây tự do. Việt Nam tranh đấu chống quân ngoại xâm”. Lý tưởng đó là độc lập dân tộc, người dân được sống tự do, hạnh phúc.


    CHIẾN SĨ VIỆT NAM
    ST: VĂN CAO


    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

  16. Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  17. #9
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts
    Văn Cao - Người cô đơn giữa cuộc đời

    Đạo diễn Đinh Anh Dũng đạo diễn chương trình Văn Cao - 20 năm cõi thiên thai và cũng là người giữ nhiều tư liệu về nhạc sĩ Văn Cao nhất hiện nay đã nói về lý do anh đã thực hiện bô phim ngắn GIẤC MƠ MỘT ĐỜI NGƯỜI

    "Giấc mơ một đời người đến từ giấc mơ của nhạc sĩ Văn Cao khi tôi nghe ông kể về giấc mơ được biểu diễn một đêm nhạc ở Nhà hát lớn Hà Nội. Sau đó tôi suy nghĩ hoài, một người như ông không được một đêm nhạc như vậy thì quá tội! Tôi nghĩ về ước mơ đó và đặt tựa Giấc mơ một đời người. Phim bắt đầu bằng cảnh ông mơ giấc mơ một đêm nhạc ở nhà hát nhưng giật mình lại chỉ còn một mình ông."

    Ông không phải cô đơn với thời cuộc mà cô đơn với cuộc đời; lúc nào ông cũng lặng lẽ, sống tự tại, gần như ngồi một chỗ và mọi thứ cứ trôi đi. Ông là người cô đơn giữa cuộc đời này nhưng có lẽ chính sự cô đơn đó làm ông vĩ đại.


    GIẤC MƠ MỘT ĐỜI NGƯỜI

    Xuất bản 21 thg 12, 2013
    Hãng Phim Trẻ (1994)
    Bài Hát: Suối Mơ, Thiên Thai, Buồn Tàn Thu, Cung Đàn Xưa, Thu Cô Liêu, Đàn Chim Việt, Trương Chi, Sông Lô
    Ca Sỹ: Ánh Tuyết, Hồng Nhung, Lan Ngọc, Tịnh Quyên, Cao Minh


    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

  18. Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  19. #10
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts
    ‘Mùa xuân đầu tiên’ và người tiên tri của thời đại

    Một ngày đầu xuân mới, hãy cùng nhìn lại hình ảnh của người nhạc sĩ tài hoa, râu tóc bạc phơ, thong thả bước xuống chợ Tết trong một mùa xuân xưa cũ năm nào để sống lại những khoảnh khắc “đầu tiên” thiêng liêng, xúc động ấy một lần nữa khi mùa xuân đang về…

    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.


    Vào một ngày giáp Tết Bính Thìn (1976), họa sĩ Văn Thao (con trưởng nhạc sĩ Văn Cao) trở về nhà, sững sờ với tiếng đàn dương cầm vọng ra từ căn gác nhỏ số 108 Yết Kiêu. Đó là một điệu valse mượt mà, dìu dặt theo như ông kể lại. Cùng với đó là cảnh tượng mà lâu lắm rồi ông không được chứng kiến: “Cha ngồi bên đàn. Đôi bàn tay khô gầy của ông đang lướt trên những phím đàn ố vàng, loang lổ. Tiếng đàn ấm áp, ngọt ngào âm vang đầy ắp căn phòng”.

    Sau 20 năm kể từ lần cuối cùng Văn Cao tuyên bố gác bút, từ bỏ sự nghiệp sáng tác, ông mới say sưa như vậy bên phím đàn. “Cha sáng tác bài hát này mừng xuân đầu tiên đất nước mình thống nhất” - Văn Cao đáp lại con trai ông bằng đôi mắt sáng lấp lánh. Và Mùa xuân đầu tiên - mùa xuân hòa bình độc lập đã ra đời.



    Khác với những ca khúc có cấu trúc phức tạp, ca từ hào sảng như Trường ca sông Lô, Tình ca trung du, Mùa xuân đầu tiên dẫn dắt người nghe vào một không gian âm nhạc giản dị, trong lành bằng một điệu valse khoan thai, dìu dặt mở đầu:

    “… Rồi dặt dìu, mùa xuân theo én về
    Mùa bình thường, mùa vui nay đã về…”

    Nhịp 3/4 đưa đẩy, chậm rãi, nhịp nhàng đón bước người trở về trong niềm hân hoan ngày hội ngộ. Mùa xuân - mùa vui đã về trọn vẹn khi đất nước lần đầu tiên được đón Tết cổ truyền trong hòa bình độc lập. Niềm xúc động ấy trào dâng trong tất thảy mọi người khi nghe đến hai chữ “đầu tiên” thiêng liêng đầy xót xa, thấm thía.

    Tuy nhiên, so với các bài hát khác cũng ra đời ở cùng thời điểm này, Mùa xuân đầu tiên của Văn Cao từng bị coi là “lạc điệu”. Nếu như hầu hết bài hát lúc bấy giờ như Đất nước trọn niềm vui của Hoàng Hà, Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng của Phạm Tuyên, Tiếng hát từ thành phố mang tên Người của Cao Việt Bách đều được viết bởi giọng trưởng, âm hưởng hào hùng, sảng khoái, ca từ hân hoan, hừng hực khí thế chiến thắng thì Mùa xuân đầu tiên không nằm trong mạch cảm hứng ấy.

    Cũng nói về mùa xuân, về đất nước, về tình yêu nhưng mùa của Văn Cao là “mùa bình thường”, đất nước của Văn Cao là “tiếng gà gáy trưa bên sông” và tình yêu dâng tràn trong mắt ông là khoảnh khắc “nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh” ngày hội ngộ.

    Chính vì sự “lạc điệu ấy” mà mặc dù khi hoàn tất, ca khúc được đăng ngay lần đầu tiên trên báo Sài Gòn Giải Phóng số mừng xuân Bính Thìn, đồng thời lập tức được dịch lời và in ở Nga nhưng phải rất lâu sau đó mới được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam. Nhiều người cho rằng ca khúc gì mà “nghe mơ hồ rắc rối, kêu gọi tình thương một cách chung chung, thiếu tính giai cấp” (Từ đây người biết quê người… Từ đây người biết thương người… Từ đây người biết yêu người). Có ý kiến chỉ trích tính chất ủy mị, yếu đuối (nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh) của bài hát không hợp với khí thế tưng bừng trong ngày vui toàn thắng của dân tộc.


    Cố nhạc sĩ Văn Cao bên cây đàn dương cầm. Ảnh: st.

    Nhưng cũng chính vì thế mà Mùa xuân đầu tiên ở lại lâu hơn trong lòng khán giả khi tất cả những ồn ào, rực rỡ qua đi. Bởi lẽ, nó đi xa hơn niềm vui tức thì, khi chạm đến những xót xa, thấm thía của một dân tộc bước ra từ đau thương, mất mát của chiến tranh.

    Không sử dụng gì nhiều ngoài chất liệu hiện thực, bức tranh mùa xuân của Văn Cao ở đây gần gũi và bình dị như hơi thở, sự sống của những người dân nghèo trên khắp đất nước. Đó là tiếng gà trưa, là giọt nước mắt của bà mẹ “ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ”, là “khói bay trên sông”, là tất cả những đau thương, mất mát lẫn hạnh phúc, tin yêu về một mùa xuân mới.

    Văn Cao “đi trước” thời đại có lẽ ở chỗ đó. Ở cái nhìn sâu đằng sau một chiến thắng vang dội là những gì dân tộc này đã phải đánh đổi, hy sinh. Ở cái nhìn xa đằng sau niềm hân hoan phút chốc này là bao nỗi lo về một cuộc đời mới, một cuộc dựng xây mới. Vì thế mà ông vừa bồi hồi, vừa trăn trở:

    “… Từ đây người biết quê người
    Từ đây người biết thương người
    Từ đây người biết yêu người…”

    Như một niềm tin vừa được khẳng định nhưng cũng như một băn khoăn, suy tư về tương lai:

    “… Từ đây người biết quê người?
    Từ đây người biết thương người
    Từ đây người biết yêu người?”

    Luôn do dự và hồ nghi là tâm thế một người mang cảm thức của cả dân tộc vừa bước ra từ trong chiến tranh, nâng niu trên tay một niệm hạnh phúc diệu kỳ và mong manh như nằm ngoài sự thật. Tâm thế ấy đã vượt lên trên niềm vui thoáng chốc để dự cảm, để xót xa và để thấm thía về con đường dài phía trước mà dân tộc sẽ phải gồng mình bước qua. Với đầy rẫy những đau thương, mất mát, ly tan hay những vách ngăn không cùng giữa quá khứ và tương lai, giữa thế hệ đã hy sinh và thế hệ được hưởng trái ngọt ngày hôm nay.

    Thời gian đã là câu trả lời hùng hồn nhất cho những người từng phủ nhận Mùa xuân đầu tiên của Văn Cao. Đến nay, những giai điệu dìu dặt, khoan thai theo đàn chim én bay trong bài hát vẫn làm ấm lòng người Việt Nam khi Tết đến, xuân về. Nói về những giai điệu đẹp đến nao lòng ấy, nhà thơ Thanh Thảo từng ví: “Cả một dòng sông vui nhưng không trào cuộn ồn ào mà như lắng lại, nghe kỹ thấy những lượn sóng đang run run, những lượn sóng như nhắn nhủ cái gì, báo trước điều gì”.

    Tác giả Dương Tấn Long cũng chia sẻ niềm đồng cảm trong một nhận xét khác: “Giai điệu và ca từ mới nếm vào thì thấy dịu ngọt nhưng cái ý, cái hồn cứ ngấm dần, nghe đắng quanh cổ xuống tận tim gan…”.

    VN Ẽpress

  20. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình