+ Trả lời chủ đề
Trang 1/8 1 2 3 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 76

Chủ đề: VIỆT SỬ GIAI THOẠI - tập 3

  1. #1
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2

    VIỆT SỬ GIAI THOẠI - tập 3


    VIỆT SỬ GIAI THOẠI - tập 3

    71 GIAI THOẠI ĐỜI TRẦN

    Nguyễn Khắc Thuần
    NXB Giáo dục 2003
    Tái bản lần thứ tám
    Mục lục

  2. #2
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    LỜI NÓI ĐẦU

    Đây là tập tiếp theo của bộ VIỆT SỬ GIAI THOẠI mà chúng tôi đã có sơ bộ giới thiệu trong Lời nói đầu của tập 2 - 51 giai thoại thời Lý. Với tập này, chúng tôi hân hạnh gởi đến các bạn 71 giai thoại thời Trần, tất cả đều được chắt lọc từ hai bộ chính sử lớn của ta xưa là Đại Việt sử kí toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Những giai thoại có nguồn gốc từ dã sử và từ chuyện kể dân gian, chúng tôi dự kiến sẽ biên soạn riêng.
    Cơ sở tư liệu của VIỆT SỬ GIAI THOẠI là chính sử, nhưng bản thân VIỆT SỬ GIAI THOẠI lại không được biên soạn theo đúng những quy phạm riêng của sử học. Bạn muốn hiểu được một cách khái quát về một triều đại nào đấy chăng ? Xin bạn hãy đọc các bộ sử chính thống. Bạn muốn hiểu một cách toàn diện về các nhân vật lịch sử nổi bật chăng ? Xin bạn hãy đọc các sách viết về danh nhân. Bạn muốn biết phép dạy người và kinh nghiệm ứng xử của cha ông trong từng sự việc cụ thể chăng? Trong trường hợp đó, xin bạn hãy dành chút thời gian làm bạn với sách này. Ở đây, chuyện vui buồn, chuyện tốt xấu, chuyện hay dở . . .v.v. đều có cả. Song xin bạn chớ bao giờ khái quát một triều đại hay một con người mà chỉ thông qua một giai thoại riêng rẽ nào đấy của sách này, bởi vì làm như thế ắt không tránh khỏi sự phiến diện. Cổ nhân nói Quá tin vào sách chẳng bằng không có sách là để nhắc nhở chúng ta trong trường hợp đại loại như thế này chăng?
    Trước mỗi sự kiện, mỗi vấn để của lịch sử, mỗi người có thể có một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Chính cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau đó đã xác định vị trí cũng rất khác nhau của họ trong lịch sử. Ranh giới giữa bạn và thù, giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa anh hùng và phản bội, giữa cao thượng và thấp hèn.. cũng đều từ đó mà phát sinh và nảy nở. Bởi lí do ấy mọi cố gắng dùng lời bàn của người viết để tìm cách ấn định suy nghĩ của người đọc là điều hoàn toàn không nên. Song, viết sách mà không một lời thể hiện chút lòng riêng của người viết thì kể cũng là điều tối kị. Bạn đồng cảm với chúng tôi chăng? Ấy là cơ duyên may mắn mà chúng tôi hân hạnh có được. Cùng một giai thoại mà bạn cảm nhận và suy nghĩ khác chúng tôi chăng ? Chẳng hề gì cả, bởi điều ấy là rất tự nhiên và do đó cũng rất dễ hiểu. Tham vọng nếu có ở chúng tôi thì đây chính là khát khao cùng bạn suy gẫm sử cũ để hiểu được, và quan trọng hơn, là để học được nhưng điều bổ ích từ cuộc sống sinh động của tổ tiên ta xưa. Hình như Bemard Shaw đã nói : Bài học lớn nhất của lịch sử chính là ở chỗ người ta không chịu rút ra từ lịch sử những bài học. Xin được xiết tay bạn trước khi bạn giở tiếp nhưng trang sau của cuốn sách này.


    Thành phố Hồ Chí Minh.
    hè 1992
    NGUYỄN KHẮC THUẦN

  3. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  4. #3
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    LỜI NÓI ĐẦU

    Đây là tập tiếp theo của bộ VIỆT SỬ GIAI THOẠI mà chúng tôi đã có sơ bộ giới thiệu trong Lời nói đầu của tập 2 - 51 giai thoại thời Lý. Với tập này, chúng tôi hân hạnh gởi đến các bạn 71 giai thoại thời Trần, tất cả đều được chắt lọc từ hai bộ chính sử lớn của ta xưa là Đại Việt sử kí toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Những giai thoại có nguồn gốc từ dã sử và từ chuyện kể dân gian, chúng tôi dự kiến sẽ biên soạn riêng.
    Cơ sở tư liệu của VIỆT SỬ GIAI THOẠI là chính sử, nhưng bản thân VIỆT SỬ GIAI THOẠI lại không được biên soạn theo đúng những quy phạm riêng của sử học. Bạn muốn hiểu được một cách khái quát về một triều đại nào đấy chăng ? Xin bạn hãy đọc các bộ sử chính thống. Bạn muốn hiểu một cách toàn diện về các nhân vật lịch sử nổi bật chăng ? Xin bạn hãy đọc các sách viết về danh nhân. Bạn muốn biết phép dạy người và kinh nghiệm ứng xử của cha ông trong từng sự việc cụ thể chăng? Trong trường hợp đó, xin bạn hãy dành chút thời gian làm bạn với sách này. Ở đây, chuyện vui buồn, chuyện tốt xấu, chuyện hay dở . . .v.v. đều có cả. Song xin bạn chớ bao giờ khái quát một triều đại hay một con người mà chỉ thông qua một giai thoại riêng rẽ nào đấy của sách này, bởi vì làm như thế ắt không tránh khỏi sự phiến diện. Cổ nhân nói Quá tin vào sách chẳng bằng không có sách là để nhắc nhở chúng ta trong trường hợp đại loại như thế này chăng?
    Trước mỗi sự kiện, mỗi vấn để của lịch sử, mỗi người có thể có một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Chính cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau đó đã xác định vị trí cũng rất khác nhau của họ trong lịch sử. Ranh giới giữa bạn và thù, giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa anh hùng và phản bội, giữa cao thượng và thấp hèn.. cũng đều từ đó mà phát sinh và nảy nở. Bởi lí do ấy mọi cố gắng dùng lời bàn của người viết để tìm cách ấn định suy nghĩ của người đọc là điều hoàn toàn không nên. Song, viết sách mà không một lời thể hiện chút lòng riêng của người viết thì kể cũng là điều tối kị. Bạn đồng cảm với chúng tôi chăng? Ấy là cơ duyên may mắn mà chúng tôi hân hạnh có được. Cùng một giai thoại mà bạn cảm nhận và suy nghĩ khác chúng tôi chăng ? Chẳng hề gì cả, bởi điều ấy là rất tự nhiên và do đó cũng rất dễ hiểu. Tham vọng nếu có ở chúng tôi thì đây chính là khát khao cùng bạn suy gẫm sử cũ để hiểu được, và quan trọng hơn, là để học được những điều bổ ích từ cuộc sống sinh động của tổ tiên ta xưa. Hình như Bemard Shaw đã nói : Bài học lớn nhất của lịch sử chính là ở chỗ người ta không chịu rút ra từ lịch sử những bài học. Xin được xiết tay bạn trước khi bạn giở tiếp những trang sau của cuốn sách này.


    Thành phố Hồ Chí Minh.
    hè 1992
    NGUYỄN KHẮC THUẦN

  5. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  6. #4
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    1 - THƯỢNG HOÀNG TRẦN THỪA VỚI ĐỨA CON RƠI

    Thời Trần, vua cha thường chỉ ở ngôi một thời gian rồi nhường lại cho con để lên làm Thượng hoàng. Trần Thừa tuy không hề làm vua ngày nào, nhưng nhờ có con thứ là Trần Cảnh giành được ngôi vua từ tay họ Lý, nên tháng 10 năm Bính Tuất ( 1226) cũng được tôn là Thượng hoàng. Vua đầu triều Trần cũng vì thế mà gọi là Thái Tông chứ không phải là Thái Tổ như vua đầu của các triều đại khác.
    Họ Trần vốn quê ở làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay là xã Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, Nam Định), sống bằng nghề chài lưới. Cuộc đời sông nước lênh đênh, cũng đã có lần, thuyền tình của Trần Thừa cập bến xứ người. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 7 a-b) chép rằng :
    “Xưa kia, khi Thượng hoàng còn hàn vi, có lấy người con gái thôn Bà Liệt, huyện Tây Chân (nay là đất Nam Chân, Nam Trực, Nam Định - ND). Người đó có thai thì Thượng hoàng ruồng bỏ, sinh con (là Bà Liệt), Thượng hoàng cũng không nhận. Lớn lên, Bà Liệt khôi ngô, giỏi võ nghệ, xin sung vào đội đánh vật. Một hôm, Bà Liệt đánh cầu với người trong đội, người kia vật ngã Bà Liệt, bóp cổ đến xuýt bị tắc thở. Thượng hoàng (trông thấy) liền thét lên rằng : con ta đấy! Người ấy sợ hãi lạy tạ. Ngay hôm đó, Thượng hoàng nhận Bà Liệt làm con".
    Bà Liệt được phong làm Hoài Đức Vương.

    Lời bàn :

    Hồi ấy không có luật hôn nhân một vợ một chồng, cho nên, duyên kì ngộ của anh thuyền chài làng Tức Mặc với thôn nữ làng Bà Liệt. kể cũng là sự thường. Sự không thường chỉ là ở chỗ Trần Thừa không nhận Bà Liệt làm con. Chuyện này xảy ra vào năm 1232, khi Trần Thừa đã ở tột đỉnh của vinh hiển, vậy mà thiếu phụ thôn Bà Liệt cũng chẳng đòi hỏi gì. Thế mới biết bà cần tình yêu chứ chẳng cần giàu sang. Xét về cái tâm, lúc đó ai dám bảo Thượng hoàng hơn được người đàn bà nghèo nơi thôn dã này.
    Khi Bà Liệt bị bóp cổ đến xuýt chết. Thượng hoàng mới nhận Bà Liệt làm con. Tuy muộn màng nhưng đó mới thật là chất con người. Tiếc là sử chỉ nói chuyện Thượng hoàng nhận con, không nói chuyện nhận vợ. Nạn nhân thường dễ bị phẫn khích, đã mấy ai cao khiết được như người phụ nữ thôn Bà Liệt này.

  7. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  8. #5
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    2 - CHUYỆN THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ

    Trần Thủ Độ (1194 - 1264) là người có công rất lớn trong việc dứt bỏ nhà Lý đã tàn tạ mà lập ra triều Trần (1225 - 1400). Hậu thế mãi mãi ghi nhớ câu nói thể hiện khí phách hiên ngang đáng kính của ông trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lăng lần thứ nhất : "Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ chớ có lo gì” ; nhưng ít ai chú ý đến những chi tiết rất độc đáo khác trong lí lịch cuộc đời của nhân vật lịch sử này. Xin được mạo muội bổ khuyết bằng lời dịch một đoạn ghi chép của sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 28-b và 29 a) như sau :
    “Thủ Độ tuy không có học vấn nhưng tài trí hơn người, làm quan triều Lý được mọi người suy tôn. Thái Tôn lấy được thiên hạ đều nhờ vào mưu sức của ông cả, vì thế, ông được nhà nước dựa cậy, quyền át cả vua. Bấy giờ có kẻ đàn hặc ông, vào gặp Thái Tông, khóc mà nói rằng : "Bệ hạ còn thơ ấu mà Thủ Độ thì quyền át cả vua, xã tắc rồi sẽ ra sao?”, Thái Tông lập tức ra lệnh cho xe ngựa đến dinh Thủ Độ, bắt cả người đàn hặc ấy đem theo và kể hết những lời người ấy nói cho Thủ Độ biết. Thủ Độ trả lời rằng : "Quả có đúng như những lời hắn nói thật”. Xong, đem tiền lụa mà thưởng cho.
    Linh Từ Quốc Mẫu có lần ngồi kiệu đi qua thềm cấm, bị quân hiệu ngăn lại, về dinh khóc kể với Thủ Độ rằng : “Mụ này làm vợ ông mà bị bọn quân hiệu khinh nhờn đến thế ư ?". Thủ Độ tức giận liền sai người đi bắt người quân hiệu kia. Người quân hiệu ấy nghĩ rằng mình chắc là phải chết. Đến nơi, Thủ Độ vặn hỏi trước mặt Linh Từ, người quân hiệu ấy cứ theo sự thực mà trả lời. Thủ Độ nói: "Ngươi ở chức thấp mà giữ được luật pháp, ta còn trách gì được nữa". Nói xong, đem vàng lụa thưởng cho.
    Có lần Thủ Độ đi duyệt định hộ khẩu, bà Quốc Mẫu xin riêng cho một người được làm chức Câu đương, Thủ Độ gật đầu rồi ghi rõ họ tên quê quán người đó. Khi xét duyệt đến xã ấy, liền hỏi tên nọ ở đâu, người đó mừng rỡ chạy đến. Thủ Độ bảo hắn : “Ngươi vì có Công chúa xin cho được làm Câu đương, không thể ví như những Câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt với người khác !" Người đó van xin mãi mới tha cho. Từ đó không ai dám đến thăm Thủ Độ vì việc riêng nữa.
    Thái Tông có lần muốn cho người anh của Thủ Độ là An Quốc làm Tể tướng, Thủ Độ tâu : “An Quốc là anh thần, nếu cho là giỏi hơn thần thì thần xin trí sĩ, còn nếu cho thần giỏi hơn An Quốc thì không thể cử An Quốc. Nếu anh em đều làm Tể tướng cả thì việc triều đình sẽ ra sao?”. Vua bèn thôi.
    Thủ Độ tuy làm Tể tướng nhưng mọi việc đều để ý chu tất, vì thế đã giúp nên vương nghiệp và giữ được tiếng tốt cho đến lúc mất".

    Người kể chuyện xin có hai chú thích nhỏ. Một là Linh Từ Quốc Mẫu (gọi tắt là Quốc Mẫu) hay Công chúa nói đến trong ghi chép trên chính là bà Trần Thị Dung, vợ của Trần Thủ Độ. Bà vốn là con gái của Trần Lý, từng là Hoàng hậu của vua Lý Huệ Tông, nhà Lý đổ, bà bị giáng làm Thiên Cực Công chúa và đem gả cho Trần Thủ Độ. Do có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược lần thứ nhất, khi mất, bà được phong là Linh Từ Quốc Mẫu.
    Chú thích thứ hai : chức Câu đương chỉ là một chức dịch nhỏ ở xã.

    Lời bàn :

    Chính quyền nhà Trần là chính quyền của quý tộc họ Trần. Chính quyền ấy cho phép con em quý tộc được quyền sống dựa vào uy danh và bổng lộc của cha ông. Song, đọc chuyện Trần Thủ Độ, ai dám bảo con cháu ông sẽ dựa hơi ông để ức hiếp người đời !

  9. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  10. #6
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    3 – HỘI THỀ ĐỀN THỜ NÚI ĐỒNG CỔ

    Núi Đồng Cổ cũng tức là núi Khả Phong, là một ngọn núi ở Thanh Hóa. Người xưa cho rằng trên núi Đồng Cổ có vị thần rất thiêng, từng giúp vua Lý Thái Tổ (1010 - 1028) đánh thắng quân Chiêm Thành (năm 1020), lại còn thác mộng mà báo cho Lý Thái Tông (1028 - 1054) biết trước loạn Tam vương (tức việc Vũ Đức Vương, Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương giành ngôi vua với Thái tử Lý Phật Mã vào tháng 2 năm 1027), bởi vậy, triều Lý đã cho xây đền thờ thần núi Đồng Cổ ở ngay trong kinh thành Thăng Long, dân quen gọi là đền thờ Đồng Cổ. Hội thề đền Đồng Cổ được nhà Lý tổ chức khá đều. Đến thời Trần, vào năm Đinh Hợi (1227), vua Trần Thái Tông mới bắt đầu tuyên bố các khoản minh thệ rõ ràng. Sách Đại Việt sử kítoàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 4b) chép rằng :
    “Hằng năm, vào ngày mồng 4 tháng 4, Tể tướng và trăm quan đến chực ở ngoài cửa thành từ lúc gà gáy, đến tờ mờ sáng thì tiến vào triều. Vua ngự ở cửa Hữu Lang điện Đại Minh, trăm quan mặc nhung phục, lạy hai lạy rồi lui ra. Ai nấy đứng thành đội ngũ, sắp nghi trượng mà theo hầu ra cửa Tây thành, vào đền thờ núi Đồng Cổ, họp nhau uống máu ăn thề. Quan Trung thư kiểm chính tuyên đọc lời thề rằng: "Làm tôi tận trung, làm quan trong sạch, ai trái lời thề này xin thần minh giết chết". Đọc xong, Tể tướng sai đóng cửa để điểm danh, người vắng mặt phải phạt năm quan tiền. Ngày hôm ấy, trai gái bốn phương đứng chật ních bên đường để xem như một ngày hội lớn".

    Lời bàn :

    Hội thề vốn là một trong những tập tục đã có từ lâu, quy mô lớn nhỏ khác nhau, nghi thức muôn vẻ khác nhau cũng đều có cả. Từ thời Lý, hội thề trở thành một nghi lễ quốc gia, đặc biệt hơn chăng thì cũng là ở chỗ này.
    Xưa, việc nhờ thần linh chứng giám hoặc can thiệp là điều binh thường. Thề làm tôi tận trung, làm quan trong sạch là lời thề trang nghiêm và đáng kính, chẳng thể vì chút vỏ mê tín bao bọc ở phía ngoài mà coi thường được. Có người nói nên bỏ hội thề mê tín nhảm nhí ấy đi, ấy là bởi họ chỉ mới thấy ngọn, chưa thấy gốc. Chẳng khuyên thì cũng chẳng ai rập khuôn hội thề thuở nào, nhưng lời thề thì hẳn nhiên là phải giữ. Trên đời, có gì đáng khinh ghét hơn sự phản bội đâu.

  11. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  12. #7
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    4 - LINH TỪ QUỐC MẪU TRẦN THỊ DUNG

    Trần Thị Dung là con gái của Trần Lý, cô ruột của vua Trần Thái Tông (1225 - 1258). Bà vốn quê ở Lưu Gia, Hải Ấp (nay là đất Lưu Xá, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Năm Kỉ Tị ( 1209), chính sự nhà Lý đổ nát, kinh thành Thăng Long hỗn loạn, Thái tử của nhà Lý là Lý Hạo Sảm, bấy giờ mới 15 tuổi, chạy đến vùng Lưu Gia, nhân đó, kết hôn với Trần Thị Dung. Nhờ gia đình Trần Lý bảo bọc và hết lòng giúp đỡ, Thái tử Lý Hạo Sảm đã mau chóng tập hợp được một lực lượng khá hùng mạnh. Năm Tân Mùi (1210), vua cha là Lý Cao Tông qua đời, Thái tử Lý Hạo Sảm được triều thần đón về để tôn lên ngôi vua, đó là vua Lý Huệ Tông (1210 - 1224). Năm ấy, bà Trần Thị Dung được sách phong làm Nguyên phi (đứng đầu hàng thứ hai của vợ vua). Nhưng, địa vị của Nguyên phi Trần Thị Dung trong hoàng gia kể cũng thuộc hàng ba chìm bảy nổi. Đầu năm 1213, do vua Lý Huệ Tông có chút nghi ngờ đối với anh trai của bà là Trần Tự Khánh, bà bị giáng xuống hàng Ngự nữ (thấp nhất trong các thê thiếp của vua): Năm Bính Tí (1216), bà được sách phong làm Thuận Trinh Phu nhân và đến cuối năm ấy lại được sách phong làm Hoàng hậu.
    Hoàng hậu Trần Thị Dung sinh hạ hai Công chúa. Trưởng Công chúa là Thuận Thiên, sinh tháng 6 năm Bính Tí (1216), sau gả cho Trần Liễu (thân sinh của Trần Hưng Đạo) và Công chúa thứ hai là Chiêu Thánh, sinh vào tháng 9 năm Mậu Dần (1218), sau vì Lý Huệ Tông không có con trai lại mắc bệnh điên, Chiêu Thánh được truyền ngôi vào năm Giáp Thân (1224), ấy là Lý Chiêu Hoàng (1224 - 1225), Hoàng đế cuối cùng của triều Lý.
    Cuối năm Ất Dậu (1225), Lý Chiêu Hoàng kết hôn với Trần Cảnh (em ruột của Trần Liễu) và ngay sau đó thì nhường ngôi cho Trần Cảnh. Nhà Trần được lập kể từ đó.
    Từ ngày có mặt trong hoàng cung, Trần Thị Dung luôn tìm cách tạo điều kiện cho họ Trần phát triển thế lực, ấy cũng là sự khôn khéo phòng thân. Khi triều Trần được thiết lập, bà một lòng giúp rập họ Trần. Đầu năm Bính Tuất (1226), Thượng hoàng Lý Huệ Tông bị phế, bắt ra ở chùa Chân Giáo, cho đổi gọi là Huệ Quảng Đại sư. Khi Lý Huệ Tông và nhiều tôn thất nhà Lý bị giết hại, Bà bị giáng làm Thiên Cực Công chúa và đem gả cho Trần Thủ Độ.
    Họ Trần nhờ hôn nhân mà lấy được ngôi thì ắt hẳn dòng họ khác cũng có thể làm được việc tương tự như vậy. Nghĩ thế, Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung ngày đêm lo lắng, để rồi sau cùng đã định lệ cho con cháu họ Trần hôn phối với nhau, không lấy người khác họ. Bởi lẽ ấy mà vợ của Trần Hưng Đạo cũng chính là bà cô ruột của ông (Công chúa Thiên Thành). Sau, Trần Thủ Độ và bà Trần Thị Dung còn buộc Trần Liễu phải nhường vợ là Thuận Thiên Công chúa cho Trần Cảnh (lúc này đã là vua), còn Chiêu Thánh Công chúa thì đem gả cho Lê Tần (tức Lê Phụ Trần). Bởi chuyện này mà Trần Liễu xung đột với Trần Cảnh, bà Trần Thị Dung phải dàn xếp mãi mới xong.
    Năm 1258, quân Mông Cổ sang xâm lược nước ta, bà Trần Thị Dung có công rất lớn trong cuộc đọ sức lịch sử này. Giặc vào, bà là nữ tướng hậu cần: chỉ huy việc di chuyển toàn bộ kho tàng và cung tần mĩ nữ khỏi kinh thành. Khi nhà Trần tổ chức phản công, bà chỉ huy việc chuyên chở lương thực và khí giới cho quân đội.
    Tháng 1 năm Kỉ Mùi (1259) bà mất vì bệnh tại Thăng Long. Bởi nguyên trước đó bà là Hoàng hậu, lại cũng bởi bà là mẹ của Lý Chiêu Hoàng và của Thuận Thiên Hoàng hậu, nên triều Trần đã truy tặng bà tước hiệu Linh Từ Quốc Mẫu (người mẹ hiền từ và hiển linh của đất nước).

    Lời bàn :

    Xuất thân là cô gái làng chài, trong chỗ không ngờ của duyên phận, Trần Thị Dung bỗng chốc trở thành hoàng hậu của Lý Huệ Tông. Nhưng, có đắp chăn mới biết trong chăn có rận, có vào hoàng cung mới biết hoàng cung nhà Lý mục ruỗng rồi. Lý Huệ Tông mắc bệnh điên ắt cũng bởi sự mục ruỗng này. Trấn Thị Dung thất vọng ê chề. Vì sự an nguy của xã tắc, bà đã một lòng ủng hộ họ Trần và đó là sự chọn lựa đúng đắn. Sử thần Ngô Sĩ Liên nói rằng : “Thế mới biết trời sinh ra Linh Từ là để mở nghiệp nhà Trần vậy". Nghiệp nhà Trần ra sao ? Hẳn bạn cũng biết, Đại Việt thời Trần thật sự là một quốc gia hùng cường ở Đông Nam châu Á.

  13. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  14. #8
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    5 - CÔNG CHÚA NGOẠN THIỀM

    Vua đầu triều Trần là Trần Thái Tông lên ngôi lúc mới được tám tuổi, thân phụ của Trần Thái Tông là Trần Thừa thì tài hèn sức mọn, nên trọng trách triều đình lúc ấy gần như nằm hết trong tay quan thái sư Trần Thủ Độ. Bấy giờ, ngoài tôn thất họ Lý, nhiều thế lực chống đối khác cũng nổi lên, trong đó, mạnh nhất là thế lực của Đoàn Thượng và thế lực của Nguyễn Nộn.

    Đoàn Thượng chiếm cứ Hồng Châu (nay là vùng Hải Dương) còn Nguyễn Nộn thì chiếm cứ vùng Bắc Giang. Cả hai tuy đều chống đối họ Trần, nhưng lại cũng đồng thời là kẻ thù của nhau. Biết rõ điều đó, Trần Thủ Độ định kiếm kế tiêu diệt từng thế lực một. Đang lúc lo lắng mưu toan thì cơ may đến. Tháng 12 năm Mậu Tí ( 1228), Nguyễn Nộn bất thình lình đem quân tấn công và giết được Đoàn Thượng. Con của Đoàn Thượng là Đoàn Văn đem hết gia thuộc đầu hàng Nguyễn Nộn. Thế là trong chỗ không ngờ, kẻ thù triều Trần đã giúp triều Trần tiêu diệt bớt đối thủ.

    Nguyễn Nộn xưng là Đại Thắng Vương, thế lực còn mạnh. Biết chưa thể trừ ngay được, Trần Thủ Độ sai người đến chúc mừng và phong Nguyễn Nộn làm Hoài Đạo Hiếu Vũ Vương, lại còn đem Công chúa Ngoạn Thiềm gả cho Nguyễn Nộn.

    Lúc ấy, sứ mạng của Công chúa Ngoạn Thiềm rất lớn, ấy là phải làm sao để vừa từng bước lung lạc Nguyễn Nộn, vừa thường xuyên cung cấp tin tức về tình hình thế lực Nguyễn Nộn cho triều đình rõ. Đại để, có thể xem Ngoạn Thiềm là nữ điệp viên thuộc loại đặc biệt vậy.

    Đắc thắng, Nguyễn Nộn là kẻ chơi bời chè chén bừa bãi, nhưng con người luôn say sưa ấy cũng có chỗ rất tỉnh táo, ấy là hết sức cảnh giác đối với Ngoạn Thiềm. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyền 5, tờ 5b) cho biết là Nguyễn Nộn cho xây nơi ở riêng cho Ngoạn Thiềm và canh phòng rất cẩn mật, khiến Ngoạn Thiềm không sao thu thập được tin tức gì.

    Năm Kỉ Sửu (1229), Nguyễn Nộn bệnh mà mất, Trần Thủ Độ thở phào nhẹ nhõm. Công chúa Ngoạn Thiềm không rõ về sau ra sao.

    Lời bàn :

    Nguyễn Nộn và Đoàn Thượng muốn chống nhà Trần mà lại xung đột lẫn nhau, ấy là tự mình dấn thân vào chỗ chết. Sự ấy kể cũng đáng suy gẫm lắm.
    Công chúa Ngoạm Thiềm quyết vì xã tắc và ngôi báu của họ Trần mà cam phận về với Nguyễn Nộn, kẻ không chút danh giá, lại còn là địch thủ của triều đình. Vì bị ngăn trở trăm bề nên việc lớn không thành, nhưng chút lòng trung nghĩa của Ngoạn Thiềm thì thật đáng ghi vào sử sách.
    Xưa nay, tướng quân ra trận vẫn cậy ở vũ khí tốt và quân tinh nhuệ. Ngoạn Thiềm ra trận chỉ cậy ở sự khôn khéo và tấm thân ngàn vàng của mình. Kính thay!

  15. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  16. #9
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    6 - CHUYỆN HOÁN VỢ ĐỔI CHỒNG CỦA ANH EM VUA TRẦN THÁI TÔNG

    Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 9b và tờ 10 a-b) có chép một câu chuyện xảy ra vào năm Đinh Dậu (1237) như sau :
    “Bấy giờ, Chiêu Thánh (Hoàng hậu của Thái Tông - ND) thì không có con mà Thuận Thiên (chị ruột của Chiêu Thánh, vợ của Trần Liễu là anh ruột vua Trần Thái Tông - ND) thì đã có thai Quốc Khang được ba tháng. Trần Thủ Độ và Công chúa Thiên Cực (nguyên Hoàng hậu của vua Lý Huệ Tông, sau gả cho Trần Thủ Độ ND) bàn kín với Vua là nên mạo nhận lấy để làm chỗ dựa về sau. Vì thế, Liễu hợp quân ra sông Cái làm loạn. Vua lấy làm áy náy trong lòng, ban đêm ra khỏi kinh thành, chạy đến chỗ Quốc sư Phù Vân là bạn cũ, trên núi Yên Tử rồi ở luôn tại đó. Hôm sau, Thủ Độ dẫn các quan đến mời Vua trở về kinh sư. Vua nói :
    - Trẫm vì non trẻ, chưa cáng đáng nổi sứ mạng nặng nề, phụ hoàng lại vội lìa bỏ (chỉ việc Trần Thừa mất năm 1234 - ND), sớm mất chỗ trông cậy nên không dám giữ ngôi vua, sợ làm nhục đến xã tắc.
    Thủ Độ cố nài xin nhiều lần vẫn chưa được, mới bảo với mọi người rằng :
    - Xa giá ở đâu tức là triều đình ở đó.
    Nói rồi, cắm nêu trong núi, chỉ chỗ này là điện Thiên An, chỗ kia là Đoan Minh Các, sai người xây dựng. Quốc sư thấy thế liền tâu rằng :
    - Bệ hạ nên gấp quay xa giá trở về, chớ để làm hại núi rừng của đệ tử.
    Vua bèn trở về kinh đô. Được hai tuần, Liễu tự lượng thế cô khó lòng địch nổi, bèn ngầm đi thuyền độc mộc, giả làm người đi đánh cá để đến chỗ Vua xin hàng. Anh em nhìn nhau, khóc lóc.
    Thủ Độ nghe tin đến thẳng thuyền Vua, rút gươm thét lớn :
    - Giết thằng giặc Liễu !
    Vua giấu Liễu trong thuyền rồi vội bảo Thủ Độ :
    - Phụng Càn Vương (tước hiệu cũ của Trần Liễu, khi Trần Liễu còn làm quan cho nhà Lý) đến hàng đấy.
    Nói rồi, lấy thân mình che chở cho Liễu. Thủ Độ tức lắm, ném gươm xuống sông mà nói rằng :
    - Ta chỉ là con chó săn thôi, biết anh em các người thuận nghịch thế nào mà lường được.
    Vua nói anh em hòa giải và bảo Thủ Độ rút quân về. Vua lấy đất Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng và Yên Bang ( nay là đất hai huyện Đông Triều và Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh - ND) để cấp cho Liễu làm ấp thang mộc. Nhân tên đất được phong mà Liễu có tên hiệu là Yên Sinh Vương (cũng đọc là An Sinh Vương - ND).
    Phan Phu Tiên nói : "Tam cương ngũ thường là luân lí lớn của loài người. Thái Tông là ông vua khai sáng cơ nghiệp, đáng lẽ phải dựng phép tắc để truyền lại cho đời sau, lại nghe mưu gian của Thủ Độ, cướp vợ của anh làm Hoàng hậu, chẳng phải là bỏ cả luân thường, mở mối dâm loạn đó ư ? Liễu từ đó sinh ra hiềm khích, cả gan làm loạn, ấy là bởi Thái Tông nuôi nên tội ác cho Liễu vậy"...
    Sử thần Ngô Sĩ Liên nói : "Thái Tông mạo nhận con của anh làm con mình. Sau này Dụ Tông và Hiến Từ (Hoàng hậu) đều cho (Dương) Nhật Lễ làm con của Cung Túc Vương, đến nỗi cơ nghiệp nhà Trần xuýt nữa sụp đổ, há chẳng phải là không có ngọn nguồn của nó hay sao ?".(Xem truyện 62: Hôn Đức Công Dương Nhật Lễ).

    Lời bàn :

    Chiêu Thánh mới mười chín tuổi mà đã bị cho là không có con, đó là một sự lạ. Dân thường còn không được, huống chi đường đường là hoàng đế một nước mà cướp vợ của anh, đó là hai sự lạ. Chuyện hoán vợ đổi chồng này đã để di hại rất lớn về sau, nếu không có con Trần Liễu là Trần Hưng Đạo sáng suốt hơn người thì mối nguy thật khó mà lường trước được. Mới hay, luân thường không giữ, khó mà giữ an nguy cho xã tắc.

  17. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  18. #10
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    7 - CHUYỆN TRẦN QUỐC KHANG

    Trưởng Công chúa của Lý Huệ Tông là Thuận Thiên, nguyên trước đã gả cho con trưởng của Trần Thừa là An Sinh Vương Trần Liễu. Đến năm Đinh Dậu (1237), Thuận Thiên đang có thai được ba tháng thì bị chú là Trần Thủ Độ ép phải về làm vợ của vua Trần Thái Tông (em ruột Trần Liễu), được sách phong làm Thuận Thiên Hoàng hậu. Em ruột của Thuận Thiên là Lý Chiêu Hoàng (Nữ hoàng duy nhất, cũng là cuối cùng của họ Lý) thì nguyên là Hoàng hậu của Trần Thái Tông lại bị giáng làm Chiêu Thánh Công chúa (1218 - 1278) vì lẽ ... không có con, và sau đem gả cho Lê Tần.
    Đứa con mà Thuận Thiên mang thai trước đó với Trần Liễu tên là Trần Quốc Khang, sau được phong làm Tĩnh Quốc Đaị Vương. Kể ra, chuyện này tuy cũng có chút lắt léo, nhưng dầu sao thì về danh nghĩa, Trần Quốc Khang vẫn là con trưởng của vua Trần Thái Tông. Thế nhưng, năm 1258, Trần Thái Tông lên ngôi Thượng hoàng, truyền ngôi cho con thứ là Thái tử Trần Hoảng (tức vua Trần Thánh Tông) chứ không phải cho con trưởng là Trần Quốc Khang.
    Đời cha là Trần Liễu, vì mất vợ mà sinh ra thù oán vua Trần Thái Tông nhưng đời con là Trần Quốc Khang, mang danh con trưởng mà không được truyền ngôi cũng chẳng hề đem lòng thù hận, ngược lại, anh em vẫn rất hòa thuận với nhau. Có một chuyện thật là cảm động về sự hòa thuận này đã được sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 32 a và 32 b) chép lại như sau :
    “Mùa đông, tháng 10 (năm 1268 - ND), Vua cùng anh là Tĩnh Quốc Đại vương Quốc Khang, cùng vui đùa trước mặt Thượng hoàng. Thượng hoàng lúc bấy giờ mặc áo vải bông trắng. Tĩnh Quốc múa điệu múa của người Hồ, Thượng hoàng cởi áo ban cho. Vua cũng múa điệu múa ấy để xin chiếc áo của Thượng hoàng, Quốc Khang nói : "Cái quý nhất là ngôi hoàng đế mà tôi còn không tranh với chú hai, nay đức chí tôn ban cho tôi một vật nhỏ mọn này mà chú hai cũng định lấy nốt chăng ?". Thượng hoàng cả cười nói : "Thế ra mày coi ngôi vua với cái áo xoàng này chẳng hơn kém gì nhau ư ?". Khen ngợi hồi lâu, Thượng hoàng liền cho Tĩnh Quốc cái áo ấy”.

    Lời bàn :

    Sử chép chuyện các vị hoàng tử lo chém giết nhau để tranh đoạt ngôi vua thì nhiều, còn nhường nhau như anh em Quốc Khang thì quá hiếm. Vua Trần Thánh Tông trong chỗ vui đùa đã có lúc quên mất sự nhường nhịn, nhưng cái đáng nói là đã biết dừng lại khi có lời nhắc. Anh em hòa thuận đến thế. Thượng hoàng không vui sao được. Ôi ! ước gì tất cả các bậc quyền cao chức trọng của mọi thời đều biết dừng lại như Thánh Tông.

  19. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề
Trang 1/8 1 2 3 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình