+ Trả lời chủ đề
Trang 2/8 ĐầuĐầu 1 2 3 4 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 11 tới 20 của 76

Chủ đề: VIỆT SỬ GIAI THOẠI - tập 3

  1. #11
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    8 - TRẦN THÁI TÔNG VỚI VIỆC KHEN THƯỞNG

    Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ vào cuối năm Đinh Tị (1257), Lê Tần là một vị tướng có tài, một nhà chiến lược xuất sắc, tác giả của kế hoạch tạm thời rút lui để bảo toàn lực lượng, bình tĩnh tìm cơ hội mở trận tấn công quyết định khi điều kiện cho phép. Bởi công lao lớn ấy mà ông được đổi gọi là Lê Phụ Trần (ông người họ Lê có công giúp rập nhà Trần). Sách Đại Việt sứ kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 22 a) chép rằng :
    “Tháng 12, ngày 12 (năm Đinh Tị - 1257 - ND), tướng Nguyên là Ngột-lương-hợp-đải (tức Ngột-lương-hợp-thai, tên Mông Cổ là Uriangqadai - ND) xâm phạm Bình Lệ Nguyên (vùng Vĩnh Phúc ngày nay - ND). Vua tự mình di đốc chiến, xông pha tên đạn. Quan quân hơi nao núng. Vua ngoảnh trông tả hữu, chỉ có Lê Phụ Trần (tức Lê Tần) là một mình một ngựa, ra vào trận giặc mà sắc mặt vẫn bình thản như không . Lúc ấy có người khuyên Vua dừng lại để chỉ huy chiến đấu. Phụ Trần cố sức can Vua :
    - Bệ hạ làm vậy có khác gì đánh một trận dốc túi, thần nghĩ là hãy tạm nên lánh chúng, sao lại có thể dễ dàng tin lời người ta thế.
    Bấy giờ, Vua mới lui quân đóng ở sông Lô (từ Hà Giang về tới đoạn đổ vào sông Hồng - ND), Phụ Trần giữ phía sau. Giặc bắn loạn xạ, Phụ Trần lấy ván che tên đạn cho Vua. Thế giặc rất mạnh, (Vua) lại phải lui về giữ sông Thiên Mạc (tức khúc sông Hồng chảy qua xã Tân Châu, Châu Giang, Hưng Yên - ND), Phụ Trần theo Vua bàn những việc cơ mật, rất ít người được biết những điều đó".

    Sau trận quyết chiến chiến lược ở Đông Bộ Đầu (đầu dốc Hàng Than, Hà Nội - ND), quân ta đại thắng, triều Trần trở về thủ đô Thăng Long. Cũng sách trên (tờ 23 b) chép rằng :
    “Mùa xuân, tháng giêng ngày mồng một (tức năm Mậu Ngọ, 1258 - ND), Vua ngự ra chính điện, trăm quan vào chầu. Trăm họ yên nghiệp như cũ. Vua định công ban tước (như sau) : cho Lê Phụ Trần làm Ngự sử Đại phu, lại đem Công chúa Chiêu Thánh gả cho. Vua nói:
    - Trẫm không có khanh thì đâu lại có ngày nay. Khanh hãy cố gắng để mãi được trọn vẹn.
    Sử thần Ngô Sĩ Liên nói : "Vua tôi nhà Trần coi thường đạo vợ chồng lại thấy ở đây một lần nữa".

    Lời bàn :

    Lê Tần quả thật rất xứng với tên mới mà nhà Trần ban cho, rất xứng với lời khen ngợi chân tình của Thái Tông Hoàng đế. Nói khác hơn, cách khen cua vua Trần lúc này thật hay.
    Phận làm tôi, lại là đấng trung thần, Hoàng đế đã đem Công chúa Chiêu Thánh mà gả cho, lẽ đâu Lê Phụ Trần dám từ chối. Lời Ngô Sĩ Liên chí lí lắm. Phàm là nữ nhi, ai chẳng muốn được thân êm tổ ấm. Chiêu Thánh mới 7 tuổi đã bị gả cho Trần Cảnh (tức Hoàng đế Thái Tông), 19 tuổi bị coi là không có con và buộc phải nhường địa vị Hoàng hậu cho chị ruột là Thuận Thiên Công chúa (trước là vợ lại đang mang thai với Trần Liễu, với Thái Tông lúc ấy, Thuận Thiên đang là vai chị dâu), để rồi đến năm này, lúc tròn 40 tuổi, lại phải đi làm vợ Lê Phụ Trần. Hai mươi năm sau (1278), Chiêu Thánh mất, thọ 60 tuổi, để lại cho Lê Phụ Trần hai người con một trai, một gái.
    Hậu thế chẳng ai dám trách Lê Phụ Trần, chỉ tiếc cho vua Trần, rằng khen sao hay vậy mà thưởng sao lạ vậy Trong đạo vợ chồng, Thái Tông chi mà bạc, bạc đến vậy, chi mà tệ, tệ đến vậy!

  2. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  3. #12
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    9 - HAI CHUYỆN NHỎ VÊ TRẦN NHẬT HIỆU

    Trần Nhật Hiệu (1225 - 1268) là con trai thứ của Trần Thừa, em kế của vua Trần Thái Tông (1225 - 1258). Cuộc đời của ông có hai mẩu chuyện được sử sách xưa ghi lại.
    Chuyện thứ nhất là chuyện đáng chê trách, xảy ra vào tháng chạp năm Đinh Tị (1257), lúc triều đình nhà Trần đang thực hiện kế sách của Lê Tần, tạm thời lui quân để bảo toàn lực lượng, chờ cơ hội đánh trận quyết định với quân Mông Cổ xâm lăng. Chuyện này được sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 22 b) chép tóm lược như sau :
    Vua ngự thuyền nhỏ đến thuyền Thái úy Trần Nhật Hiệu hỏi kế sách chống giặc, Nhật Hiệu đang dựa mạn thuyền, cứ ngồi chứ không đứng dậy nổi, chỉ lấy ngón tay chấm nước, viết hai chữ “nhập Tống" (nghĩa là chạy vào đất Tống, tức Trung Quốc - ND) lên mạn thuyền. Vua hỏi quân Tinh Cương ở đâu ? (Tinh Cương là quân do Nhật Hiệu chỉ huy). Nhật Hiệu trả lời là không gọi chúng đến được ".
    Chuyện thứ hai là chuyện đáng khen, xảy ra vào năm Giáp Tí (1264), nghĩa là xảy ra bảy năm sau chuyện thứ nhất. Chuyện này cũng được Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 29b) chép như sau :
    “Tháng ba, lấy Khâm Thiên Đại vương Nhật Hiệu làm Tướng quốc Thái úy nắm chung việc nước. Bấy giờ, Vua cho Nhật Hiệu làm Thái sư, nhưng Nhật Hiệu cố ý chối từ, không nhận vì xấu hổ về việc viết chữ lên mạn thuyền. Vua tuy cho ông không nhận chức Thái sư, nhưng lại ban thêm cho hai chữ Tướng quốc, thành Tướng quốc Thái úy".

    Lời bàn :

    Làm tướng ra trận, chưa đánh nhau đã hoảng sợ bỏ chạy, không còn biết quân lính của mình ở đâu nữa, sử phải ghi để răn đời là phải lắm. Nhà vua và triều đình khoan dung, nhưng Trần Nhật Hiệu không thể tự tha cho mình, việc ngỡ như bình thường ấy kể cũng thật đáng kính, bởi ở đời đã mấy ai làm được như ông. Than ôi ! ước gì tất cả những bậc được thăng quan tiến chức sau Trần Nhật Hiệu đều nghiêm khắc tự xét đoán cả về đức hạnh lẫn năng lực của mình

  4. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  5. #13
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    10 - DANH TƯỚNG PHẠM NGŨ LÃO

    Phạm Ngũ Lão sinh năm Ất Mão (1255), tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, nay là Ân Thi, Hưng Yên, mất năm Canh Thân (1320), thọ 65 tuổi. Ông là bậc danh tướng của triều Trần, từng có công lớn trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Mông Nguyên lấn thứ hai (1285) và lần thứ ba (1288). Khi Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo ráo riết chuẩn bị cho cuộc đọ sức lần thứ hai với quân Nguyên, Phạm Ngũ Lão xin ứng nghĩa theo quân đi đánh giặc. Nhờ có đức độ hơn người lại có biệt tài võ nghệ, Phạm Ngũ Lão được Trần Hưng Đạo vừa trọng dụng vừa thương như con. Trần Hưng Đạo đã đem con gái nuôi của ông là Nguyên Công chúa gả cho Phạm Ngũ Lão, đồng thời đem tiến cử cho vua Trần. Vua Trần phong ông đến chức Điện súy Thượng tướng quân, cho lập phủ đệ ngay trong vườn cau của triều đình tại kinh thành. Khi Phạm Ngũ Lão mất, Vua thương tiếc mà nghỉ chầu đến năm ngày. Đó là một ân điển đặc biệt mà đương thời, ngay cả quý tộc họ Trần cũng không mấy ai có được. Vì sao Phạm Ngũ Lão lại được hưởng ân huệ đặc biệt này ? Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 6, tờ 38 a-b) chép :
    “Ngũ Lão xuất thân trong hàng quân ngũ nhưng rất thích đọc sách, sống phóng khoáng, có chí lớn, thích ngâm thơ, xem qua có vẻ như không để ý đến việc võ bị nhưng quân do ông chỉ huy thực là đội quân trên dưới như cha con, hễ đánh là thắng. ông có làm bài thơ (Thuật hoài) như sau :

    Vung gươm sông núi đã bấy lâu,
    Ba quân như cọp nuốt trôi trâu.
    Công danh trai tráng còn mang nợ,
    Những thẹn khi nghe chuyện Vũ Hầu.

    Ông huấn luyện quân đội rất có kỉ luật, đối đãi với tướng hiệu tựa như đối đãi với người nhà, đồng cam cộng khổ với binh lính, cho nên đi đâu cũng không ai dám chống, chiến lợi phẩm thu được đều sung vào kho quân, coi của cải như không, ấy là bậc danh tướng của một thời vậy.
    Sử thần Ngô Sĩ Liên nói : Tôi từng thấy các danh tướng nhà Trần như Hưng Đạo Vương thì học vấn tỏ ra ở bài hịch, Phạm Điện súy thì học vấn biểu hiện ở câu thơ, chứ không phải chỉ chuyên về nghề võ, thế mà dùng binh thì tinh diệu, hễ đánh là thắng, đã tấn công là chiếm được, người xưa cũng không một ai vượt nổi các ông"...

  6. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  7. #14
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    11 - CHUYỆN TRẦN HƯNG ĐẠO TIẾP SỨ

    Năm 1281, cuộc đấu tranh ngoại giao giữa Đại Việt với nhà Nguyên đang ở trong thời kì rất căng thẳng. Vua Nguyên là Hốt Tất Liệt liên tiếp xuống chiếu bắt vua Trần phải sang chầu. Để kéo dài thời gian hòa hoãn nhằm có đủ cơ hội chuẩn bị thật chu đáo cho cuộc đọ sức bằng lực lượng vũ trang, vua Trần lúc ấy là Trần Nhân Tông (1278 - 1293) đã sai chú họ là Trần Di Ái (còn có tên là Trần Ái) thay mình sang chầu vua Nguyên. Hốt Tất Liệt chớp ngay lấy cơ hội đó, phong Trần Di Ái làm An Nam Quốc Vương, bọn tùy tùng Trần Di Ái cũng đều được nhận quan tước, xong, sai Sài Thung (cũng có người dọc là Sài Xuân) đem một ngàn quân đi hộ tống Trần Di Ái về nước. Tình hình đã căng thẳng lại càng có phần căng thẳng hơn. Phải đối phó với Sài Thung ra sao ? Sách Đại Việt sử kí toàn thư (quyển 5, bản kỉ, tờ 41 a và 41 b) có một đoạn chép như sau :

    Thung ngạo mạn vô lễ, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh, quân sĩ Thiên Trường ngăn lại. Thung dùng roi ngựa quất họ bị thương ở đầu. Đến điện Tập Hiền, thấy chăng đầy màn trướng, hắn mới chịu xuống ngựa. Vua sai Quang Khải đến sứ quán khoản tiếp, Thung nằm khểnh không ra. Quang Khải vào hẳn trong phòng, hắn cũng không dậy tiếp. Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn nghe thấy thế, tâu xin đến sứ quán xem Thung làm gì. Lúc ấy Quốc Tuấn đã gọt tóc, mặc áo vải. Đến sứ quán, ông đi thẳng vào phòng. Thung đứng dậy, vái chào và mời ngồi. Mọi người đều kinh ngạc, bởi cứ ngỡ người gọt tóc, mặc áo vải này là nhà sư phương Bắc. Ông ngồi xuống pha trà, cùng uống với hắn. Sau, người hầu của Thung nhận ra ông, cầm cái tên chọc vào đầu Quốc Tuấn đến chảy máu, nhưng sắc mặt Quốc Tuấn vẫn không hề thay đổi. Khi về, Thung ra tận cửa tiễn ông.

    Lời bàn:

    Sự hèn nhát của Di Ái và sự ngang ngược của Sài Thung, thiết tưởng đã quá rõ. Điều đáng nói là sự nhún nhường của triều Trần. Chiêu Minh Vương Quang Khải đã khéo nhịn mà Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn còn khéo nhịn hơn. Cố nhịn để lo quốc gia đại sự đã là đáng kính, nhịn đến hết mức mà vẫn giữ được quốc thể thì lại còn đáng kính hơn. Hậu thế nói nhiều đến một Hưng Đạo Vương uy nghi trên bành voi trận, đã mấy ai nói đến một Hưng Đạo Vương ung dung mà đầy mưu lược trong tấm áo cà sa !

  8. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  9. #15
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    12 - CHUYỆN TRẦN NHẬT DUẬT

    Thổ tù Đà Giang là Trịnh Giác Mật tụ họp dân để cướp bóc. Vua sai Nhật Duật đi đánh. Khi Nhật Duật đến Đà Giang, Giác Mật sai người đến quân doanh nạp thệ từ và nói : "Giác Mật không dám trái lệnh triều đình, nếu ân chúa dám một mình một ngựa mà đi đến thì Giác Mật xin hàng ngay". Nhật Duật nhận lời rồi đem năm sáu tiểu đồng cùng đi. Các tướng can ngăn, Nhật Duật nói : "Nếu y phản trắc thì triều đình sẽ có người khác đến, không cần phải lo". Kịp khi Nhật Duật đến, man binh tay cầm gươm giáo, vây bọc mấy vòng, Nhật Duật vẫn đi thẳng vào doanh trại, Giác Mật mời ngồi. Nhật Duật am hiểu tiếng Man, lại am hiểu cả phong tục của họ, ăn bằng tay, uống bằng mũi, người Man thích lắm. Giác Mật liền đem cả gia thuộc đến doanh trại Nhật Duật xin hàng. Mọi người thấy thế, ai cũng vui vẻ kính phục. Khi về kinh, Nhật Duật dẫn cả Giác Mật và gia thuộc của y theo vào yết kiến Vua. Vua khen lắm. Sau, cho Giác Mật và vợ con về, chỉ giữ lại một người con ở kinh sư, Nhật Duật hết lòng yêu thương dạy dỗ, lại còn xin phong tước cho, sau cũng cho về nốt".

    Trên đây là đoạn trích dịch từ sách Cương mục (chính biên, quyển 7, tờ 23). Sách Toàn thư cũng chép tương tự. Cả hai sách đều cho biết chuyện này xảy ra vào năm Canh Thìn (1280), đời vua Trần Nhân Tông (1278 - 1293).

    Lời bàn :

    Dân có điều bất bình nên mới theo Trịnh Giác Mật nổi dậy. Nhưng, bất bình mà nổi dậy, chẳng qua cũng bởi có lắm điều triều đình chưa làm cho họ thông hiểu đó thôi. Có quân đội và vũ khí trong tay, làm cho dân sợ thì dễ, chứ làm cho dân tin thì chẳng dễ chút nào. Nhật Duật quả là bậc am hiểu lòng dân và tin dân hơn người. Quân Giác Mật reo vui và Giác Mật quy thuận triều đình cũng là phải lắm. Chuyện Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật thật đáng kể cho muôn đời suy gẫm lắm thay !

  10. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  11. #16
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    13 - HAI CHUYỆN NHỎ VỀ TRẦN KHÁNH DƯ

    Trần Khánh Dư là một trong những vị tướng giỏi của triều Trần, từng có công lớn trong việc đóng góp những ý kiến xuất sắc ở hội nghị Bình Than (1282) và đặc biệt là trong việc chỉ huy trận đánh tan đoàn thuyền lương Trương Văn Hổ (1288), góp phần to lớn vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược lần thứ ba. Tướng Trần Khánh Dư cũng còn là một nhà thơ Nôm có tài. Tương truyền, ông là tác giả của bài thơ Bán than khá nổi tiếng. Tuy nhiên, cuộc đời ông cũng có khá lắm chuyện đáng để cho đời sau bình phẩm. Dưới đây là hai chuyện nhỏ.
    Chuyện thứ nhất xảy ra vào trước năm 1282. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 42 a) chép rằng : “Lần trước, quân Nguyên vào cướp (ý nói cuộc xâm lược năm 1258 - ND), Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư nhân thấy giặc sơ hở liền vào đánh úp. Thượng hoàng khen ông có mưu lược, nhận làm thiên tử nghĩa nam (con nuôi). Sau đó, đánh người Man ở vùng núi, thắng lớn, được phong làm Phiêu kị Đại tướng quân. Chức Phiêu kị tướng quân, nếu không phải là Hoàng tử thì không được phong, Khánh Dư là thiên tử nghĩa nam nên mới có lệnh ấy. Rồi từ trật Hầu, thăng mãi đến Tử phục Thượng vị hầu, quyền chức Phán thủ. Sau, Khánh Dư thông dâm với Công chúa Thiên Thụy. Bấy giờ, Hưng Vũ Vương Nghiễn vì là con trai của Quốc Tuấn nên được lấy Công chúa Thiên Thụy, lại có công đánh giặc, Vua sợ phật ý Quốc Tuấn nên vờ sai người đánh chết Khánh Dư ở Hồ Tây nhưng lại dặn chớ đánh đau quá, để không đến nỗi chết. Ít lâu sau, xuống chiếu đoạt hết quan chức, tịch thu tài sản, không để lại cho một chút gì".

    Chuyện thứ hai xảy ra vào tháng 10 năm 1282, lúc nhà Trần tổ chức hội nghị Bình Than. Cũng sách trên đã chép rằng : “Lúc đó, thuyền Vua đỗ ở bến Bình Than, nước triều rút, gió thổi mạnh, có chiếc thuyền lớn chở than củi, người lái thuyền đội nón lá, mặc áo ngắn. Vua bảo quan thị thần : “Người kia chẳng phải là Nhân Huệ Vương đó sao?”. Lập tức, sai người chèo thuyền nhỏ đuổi theo. Đến cửa Đại Than thì kịp. Quân hiệu gọi : “Ông lái ơi, có lệnh Vua gọi". Khánh Dư trả lời : “Lão là người buôn bán; có việc gì mà Vua gọi". Quân hiệu trở về tâu lại sự thực, Vua bảo : "Đúng là Nhân Huệ, ta biết người thường tất không dám nói thế”. Vua lại sai Nội thị đi gọi. Khánh Dư mặc áo ngắn, đội nón lá đến gặp Vua. Vua nói : 'Nam nhi mà đến thế là cùng cực lắm rồi”, bèn xuống chiếu tha tội cho ông. Khánh Dư lên thuyền lạy tạ . Vua ban cho áo ngự, cho ngồi ở hàng dưới các Vương, hàng trên Công hầu. Ông bàn việc nước, nhiều điều hợp ý Vua. Đến đây, tháng 10, tại cho Khánh Dư làm Phó tướng quân. Nhưng, rốt cục, Khánh Dư còn không bỏ được lỗi cũ”.

    Lời bàn :

    Biết được tài của Khánh Dư là vua Trần, mà biết được tật của Khánh Dư có lẽ cũng chỉ có vua Trần vậy. Tài thì dung, tật thì trị, vua Trần công minh là thế, vậy mà tiếc thay, Khánh Dư chẳng bỏ được lỗi lầm. Hóa ra, khai sinh danh tướng Trần Khánh Dư là vua Trần, còn khai tử uy danh Trần Khánh Dư lại chính là Trân Khánh Dư.

  12. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  13. #17
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    14 – HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG

    Sau thất bại của cuộc xâm lăng lần thứ nhất (1258), và sau nhiều năm xét thấy không thể mua chuộc hay hù dọa triều Trần, cuối năm 1284 , vua Nguyên là Hốt Tất Liệt quyết định xua quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai. Lúc này, do cuộc thôn tính Trung Quốc đã xong, đường tiến quân xâm lược của giặc có phần thuận lợi hơn. Với 50 vạn tên từ phương Bắc xuống và với non 10 vạn tên từ phía Nam đánh lên, giặc hi vọng sẽ nhanh chóng bóp nát Đại Việt.
    Thấy rõ dã tâm của giặc, ba năm trước đó (1282), triều Trần đã triệu tập quý tộc và tướng lĩnh cao cấp đến họp ở Bình Than để bàn phương hướng chiến lược chống xâm lăng và quyết định việc xây dựng bộ máy chỉ huy chống xâm lăng. Tháng 11 năm 1284, triều Trần lại cử Trần Phủ cầm đầu phái bộ sứ giả sang triều đình nhà Nguyên với mục đích chủ yếu là tìm kế hoãn binh giặc, nhưng việc ấy không thành. Tháng chạp năm Giáp Thân (1- 1285), Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông xuống chiếu mở một cuộc hội nghị hết sức quan trọng ở điện Diên Hồng, sử gọi đó là hội nghị Diên Hồng. Tham dự hội nghị này là các vị bô lão, đại diện cho nhân dân cả nước. Thượng hoàng đích thân ban yến và hỏi các vị bô lão là nên đánh hay nên hòa. Một đời thân phận thấp hèn, tay bùn chân lấm, nay bỗng dưng được triều đình mời vào tận hoàng cung để bàn quốc gia đại sự, tinh thần của các vị bô lão phấn chấn khác thường. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 44 a) chép : "Các cụ bô lão đều nói đánh, muôn người cùng một tiếng, muôn lời như bật ra từ một miệng".
    Về cuộc hội nghị độc đáo này, sử thần Ngô Sĩ Liên có lời bàn như sau : "Giặc Hồ vào cướp là nạn lớn của đất nước. Hai vua hiệp mưu, bầy tôi họp bàn, há lại không có kế sách gì chống giặc mà phải đợi ban yến rồi hỏi kế sách ở các bô lão hay sao ? Ấy bởi Thánh Tông muốn làm thế để xét lòng thành ủng hộ của dân và cũng để dân nghe lời dụ hỏi mà cảm kích rồi hăng hái lên thôi. Đó là giữ được cái nghĩa của cổ nhân, kính dưỡng người già để xin lời hay vậy" (Đại Việt sử kí toàn thư, bản kỉ, quyển 5, tờ 44 b).
    Người kể chuyện xin có một chú thích : Ở đây, giặc Hồ chính là giặc Mông Nguyên.

  14. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  15. #18
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    15 - HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN VÀ CHIÊU MINH VƯƠNG TRẦN QUANG KHẢI

    Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn là con trai thứ hai của An Sinh Vương Trần Liễu, còn Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải là Hoàng tử thứ ba của vua Trần Thái Tông, xét trong thế thứ họ hàng ruột thịt, Trần Quốc Tuấn là anh con bác của Trần Quang Khải. Đời cha, Trần Liễu có mối thâm thù với Trần Thái Tông, nhưng đến đời con, Trần Quốc Tuấn xử sự hoàn toàn khác. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 8, tờ 21 và 22) có ghi lại hai mẩu chuyện rất cảm động như sau :
    "Trước kia (vua Trần) Thánh Tông thân đem quân đi đánh Mán Bà-la, Quang Khải đi theo. Khi sắp đi, sứ thần Trung Quốc tới. Thánh Tông triệu Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn đến bảo rằng :
    - Thượng tướng (chỉ Trần Quang Khải - ND) theo quan gia (chỉ vua Trần - ND) đi đánh giặc, trẫm muốn phong cho nhà ngươi làm Tư đồ, sung vào việc ứng tiếp.
    Quốc Tuấn thưa rằng :
    - Việc ứng tiếp sứ thần Trung Quốc, tôi xin đảm nhận, còn việc phong chức Tư đồ, tôi không dám nhận. Nay quan gia đi đánh giặc xa, Quang Khải theo hầu, Bệ hạ lại tự ý phong chức cho tôi, e rằng tình nghĩa trên dưới chưa được ổn thỏa.
    Việc ấy bèn thôi. Quang Khải với Quốc Tuấn vốn trước không hòa hiệp với nhau. Có một hôm, Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp về, Quang Khải cùng Quốc Tuấn đánh cờ chơi đùa suốt ngày. Quang Khải tính không hay tắm gội. Quốc Tuấn cởi áo và lau rửa giúp Quang Khải rồi nói :
    - Hôm nay tôi được tắm cho Thượng tướng.
    Quang Khải cũng nói :
    - Hôm nay tôi được Quốc công tắm rửa cho.
    Từ bấy giờ, hai người chơi với nhau thân mật lắm".

    Lời bàn :

    Xưa nay, người ta rất dễ nhất trí với nhau về những chuyện lớn, nhưng với những chuyện lặt vặt của đời thường, người ta lại rất khó bỏ qua cho nhau. Mối quan hệ giữa Quốc Tuấn và Quang Khải ban đầu cũng không ra ngoài thói thường ấy.
    Cũng xưa nay, đôi khi chuyện lớn lại được giải quyết một cách dễ dàng bắt đầu từ một chuyện ngỡ như rất nhỏ. Chuyện nhỏ vì thế không còn nhỏ nữa, bởi chỉ có những đấng đại trượng phu chính tâm thành ý mới có thể dũng cảm làm được. Như Quốc Tuấn không nhận chức Tư đồ, lại tắm cho Quang Khải, những việc ấy cũng phải dũng cảm lắm mới làm được. Ngẫm mà xem !

  16. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  17. #19
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    16 - VUA TRẦN NHÂN TÔNG VỚI VIỆC ĐỊNH CÔNG BAN THƯỞNG

    Một năm sau ngày đại thắng trận Bạch Đằng (9-4-1288), quét sạch quân Nguyên ra khỏi bờ cõi, vua Trần Nhân Tông trịnh trọng tổ chức lễ định công ban thưởng cho triều thần theo thứ tự cao thấp khác nhau. Lễ này diễn ra vào tháng 4 năm Kỉ Sửu ( 1289). Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 56 b và tờ 57 a) chép rằng :
    “Mùa hạ, tháng 4, định công dẹp giặc Nguyên. Tấn phong Hưng Đạo Vương làm Đại vương, Hưng Vũ Vương làm Khai Quốc công, Hưng Nhượng Vương làm Tiết độ sứ. Người nào có công lớn thì được ban quốc tính, Khắc Chung được dự trong số này, lại được nhận chức Đại hành khiển. Đỗ Hành chỉ được phong quan Nội hầu, vì khi bắt được Ô Mã Nhi không dâng lên quan gia (Vua - ND) lại dâng lên Thượng hoàng .(Theo điển lễ của nhà Trần, làm như vậy là mang tội bất kính với vua. Ngoài các quan làm ở cung Thánh Từ (nơi làm việc của Thượng hoàng), trăm quan có việc gì cần, nhất thiết phải tâu vua, không dược quyền bỏ qua vua mà tâu thẳng lên Thượng hoàng). Hưng Trí Vương không được thăng trật vì đã có chiếu cho người Nguyên về nước, các tướng không được cản trở mà lại còn đón đánh chúng. Cho Tù trưởng Lạng Giang là Lương Uất làm Trại chủ Quy Hóa, Hà Tất Năng làm quan Phục hầu vì đã có công chỉ huy người Man đánh giặc. Việc thưởng đã xong, vẫn có người thắc mắc. Thượng hoàng dụ họ rằng :
    - Nếu các khanh biết chắc là giặc Hồ (giặc Nguyên - ND) sẽ không vào cướp nữa thì nói rõ cho trẫm biết, dù có thăng đến cực phẩm trẫm cũng không tiếc. Nếu không thế mà đã vội thưởng hậu, nhất vạn giặc Hồ trở lại và các khanh lại lập công nữa thì trẫm lấy gì mà thưởng để khuyến khích thiên hạ !
    Nghe thế, mọi người đều vui vẻ phục tùng".

    Lời bàn :

    Trong vòng ba năm mà đã có đến hai trận đại binh đao (1285 và 1288), nhà Trần canh cánh nỗi lo nạn can qua khi đất nước đang hồi thái bình là chí phải. Kẻ bốc đồng thường cạn nghĩ, chỉ thích hả dạ hôm nay mà không tính đến việc dự phòng cho hậu vận. Lời của Thượng hoàng thật đáng để cho hậu thế suy gẫm lắm thay. Người kể chuyện muốn nói rằng, lời vàng ngọc ấy thật cực kì tuyệt diệu, nhưng lại sợ linh hồn của Thượng hoàng còn lẩn quất đâu đây, biết đâu, ngài lại chẳng hiển linh, thác mộng mà nghiêm khắc phê rằng : nếu có lời của người sau hay hơn lời của ta thì nhà ngươi sẽ diễn đạt ra sao, lẽ đâu lại là cực cực kì tuyệt diệu vô cùng ! Sợ thay.

  18. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  19. #20
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    17 - CHỨC TƯỚC CỦA PHẠM ỨNG MỘNG VÀ TRẦN LAI

    Vua Trần Thái Tông (1225 - 1258) và vua Trần Nhân Tông (1278 - 1293). mỗi người có một lần ban chức tước khá đặc biệt, khiến cho hậu thế cứ băn khoăn mãi không thôi.
    Vua Trần Thái Tông thì ban chức cho Phạm Ứng Mộng vào năm 1254. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 20 a) có đoạn: “Trước đó, Vua nằm mơ thấy mình đi chơi, gặp thần nhân và được thần nhân chỉ cho một người rồi bảo là người này có thể làm chức Hành khiển. Tỉnh dậy, Vua chẳng biết đấy là người nào. Một hôm tan chầu, Vua ngự ra ngoài thành, thấy người con trai ngồi học ở cửa nam thành, hình dáng giống hệt người trong mộng. Vua gọi đến hỏi, người đó ứng đối chẳng khác gì những lời trong mộng. Vua muốn trao cho chức Hành khiển nhưng thấy khó, mới cho bốn trăm quan tiền bảo tự hoạn, ban tên Ứng Mộng. Sau này thăng dần đến chức Hành khiển".
    Vua Trần Nhân Tông thì ban chức cho Trần Lai vào năm 1285. Cũng sách nói trên (tờ 44 b) chép rằng : "Lúc đó, Vua ngự thuyền nhẹ ra Hải Đông, chiều rồi mà vẫn chưa ăn cơm sáng. Có người lính là Trần Lai dâng cơm gạo xấu, Vua khen là trung, ban cho chức Thượng phẩm kiêm chức Tiểu tư xã của xã Hữu Triều Môn ở Bạch Đằng".

    Lời bàn :

    Đành cũng có ứng đối để xét thực hư, nhưng xem ra, cái chức Hành khiển của Phạm Ứng Mộng vốn đã được Trần Thái Tông định sẵn trong mơ rồi. Hóa ra. trường hợp của Phạm Ứng Mộng quả đúng là "may hơn khôn” vậy.
    Trần Lai thực tâm, nghĩ Vua cũng như bao người khác, đói là phải ăn cái đã. Nhân Tông cảm cái nghĩa “một miếng khi đói bằng một gói khi no” nên mới ban chức tước hậu cho Trần Lai. Vả chăng, lúc ấy đang khi trận mạc, Vua cũng muốn nêu cao lòng trung của binh sĩ. Thế là trong chỗ không ngờ, nhở hảo tâm dâng bát cơm gạo xấu mà Trấn Lai được vinh hiển. Cái đức của Trấn Thái Tông và Trần Nhân Tòng thì thật lớn, nhưng lẽ đâu,,chỉ vì một giấc mộng, một bát cơm gạo xấu mà đem chức tước hậu hĩ ban cho người. Mầm hại cho xã tắc đã có ngay trong cái tốt không phải chỗ của Trần Thái Tông và Trân Nhân Tông rồi đó vậy !

  20. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề
Trang 2/8 ĐầuĐầu 1 2 3 4 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình