+ Trả lời chủ đề
Trang 6/7 ĐầuĐầu ... 4 5 6 7 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 51 tới 60 của 65

Chủ đề: VIỆT SỬ GIAI THOẠI - tập 5

  1. #51
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    49 - VUA LÊ THÁNH TÔNG XIN LỖI QUAN ĐÔ NGỰ SỬ TRẦN XÁC

    Năm 1467, vùng Bắc Bình và An Bang (Đông Bắc nước ta ngày nay) bị náo loạn. Tổng binh Bắc Bình lúc ấy là Lê Hối đánh dẹp mãi mà không được, triều đình buộc phải sai Đô đốc Khuất Đả đem quân đến để phối hợp tiễu trừ. Nhưng, chẳng may cả hai bị bại trận, Khuất Đả và Lê Hối cùng bị đem ra xét xử. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 12, tờ 4a-b) chép :
    "Quan Hình bộ thượng thư là Trần Phong lo việc xét hỏi quan Tổng binh Bắc Bình là Lê Hối, có ý cho Lê Hối được hưởng lệ bát nghị vì thấy Lê Hối vốn là người cũng có chút công lao. Quan Đô ngư sử là Trần Xác nói :
    - Việc của Lê Hối đã giao cho Pháp ti xét hỏi, cho hưởng lệ bát nghị là phải lắm. Xưa nay, chỉ có tội đại ác và tội phản nghịch là không được hưởng lệ bát nghị thôi, chưa từng thấy quan phạm tội thường mà không cho hưởng lệ này. Vua dụ bảo Xác, nói rằng :
    - Quân pháp chỉ có một chứ không có hai. Nói như lời của Xác là đã tách làm hai rồi. Đó không phải là lời bàn về quân pháp mà chỉ là lời biện bác để mê hoặc người mà thôi, phải nên trị Xác về tội này mới được.
    Chẳng bao lâu sau, Vua lại dụ bảo Xác rằng :
    - Ta vu oan nhà ngươi là kẻ biện bác để mê hoặc người, đó là ta lỡ lời. Nay, ngươi có mưu kế gì hay cứ nói với ta, ấy cũng như cơn mưa ngọt đến khi trời hạn, như có con thuyền đến lúc ta cần đi qua sông. Ngươi hãy kính nhớ lấy".

    Lời bàn :

    Theo luật thời ấy, nếu mắc tội không phải là đại ác và phản nghịch, thì tám hạng người sau đây được cứu xét để được hưởng ân giảm : Thân thích, cố cựu, hiền thần, người tài cán, công thần, bậc sang trọng, kẻ siêng năng, tân khách. Lệ ấy gọi là bát nghị. Lệ ấy đúng sai hay dở ra sao, khoan hãy bàn, chỉ biết rằng lời của quan Đô ngự sử Trần Xác tỏ rõ ông nắm rất vững lệ này. Đã cương trực lại có hiểu biết, lời ông nói ra, dẫu có bị quyền uy thiên tử che khuất nhất thời, rốt cuộc, vẫn khó mà nghiêng đổ được.
    Trong chỗ nóng vội, Nhà vua đã không giữ được phép xử thường. Lẽ ấy cũng dễ hiểu. Song, Vua nói rồi còn biết nghĩ lại, nghĩ rồi còn dũng cảm nhận lỗi và thành khẩn xin được nghe tiếp những lời thẳng thắn. Đáng kính lắm thay !
    Đô ngự sử Trần Xác đã hiểu phép nước, lại còn rất hiểu Vua, nên cố sức làm hết chức trách phải làm. Vua đặt ra chức Đô ngự sử không phải để trang điểm cho triều đình mà thực là rất cần phải có chức ấy. Ôi, vua sáng tôi hiền gặp nhau, thời thịnh trị sao mà chẳng có được ?

  2. #52
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    50 - HOÀNG TỬ TRIỆU VƯƠNG THOAN ĐÁNH CHẾT NGƯỜI

    Chuyện kể rằng, có một lần trên đường Nam chinh, vua Lê Thánh Tông dừng lại nghĩ chân ở xã Hòa Thược, huyện Kim Trà, phủ Triệu Phong (nay thuộc Quảng Trị ). Hôm ấy là một ngày trời trong gió mát, Vua chợt trông thấy một cô thôn nữ đi gánh nước ngang qua. Thấy cô có nhan sắc mặn mà, Nhà vua trẻ tuổi đã đem lòng thương mến, cho đón vào hành tại để hầu cận, chia sẻ những nỗi vui buồn cho khuây khỏa. Thắng trận trở về, Nhà vua lại cho đón cô vào hậu cung. Sách Đại Việt thông sử (trang 133) cho biết, cô thôn nữ ấy người họ Nguyễn, sau dần được sách phong đến hàng Quý phi, sử cũ vì thế mà thường gọi bà là Nguyễn Quý Phi. Trong số những người con do bà sinh hạ, có Triệu Vương Thoan, đó chính là Hoàng tử thứ 13 của vua Lê Thánh Tông. Triệu vương Thoan là người khí khái và can đảm. Cũng sách Đại Việt thông sử (trang 151) chép rằng :
    “Có người ở quê mẹ ông tới kinh làm việc, đi đến ngoài cửa Đại Hưng, một viên tiểu hoàng môn vừa đi đến, thấy người ấy áo quần lam lũ, lại tranh đường, bèn hỏi rằng: "Mày ở đâu?". Người ấy đáp: "Ở Thuận Hóa". Viên hoàng môn ấy mắng rằng : "Loại sâu bọ này lại dám vô lễ à ?". Lúc ấy Vương từ chỗ cửa cung cấm đi ra, nghe thấy thế, chợt nổi cơn giận, lấy gậy đánh chết viên ấy. Rồi ông đi tắt vào tâu Vua rằng : "Tôi là con của Thiên tử, mẹ tôi là người Thuận Hóa. (Phủ Triệu Phong thuộc về Thuận Hóa - NKT). Viên tiểu hoàng môn nói phạm đến tôi, tôi không nén được cơn giận, trót đã giết mất nó rồi. Như thế là đã mắc tội tự tiện giết người, xin nạp tiền riêng để đền mạng nó". Nhà vua thương hại tấm lòng của ông, lại cho là có nghĩa khí, cuối cùng không bắt tội".

    Lời bàn :

    Triệu Vương Thoan tự tiện giết người, tội ấy chẳng cần bàn cũng đã rõ. Giết xong, Triệu Vương Thoan lại xin được lấy tiền riêng của mình để đền mạng kẻ bị giết, thế cũng có nghĩ là Triệu Vương Thoan cho rằng, mạng người bất quá chỉ đáng mấy quan tiền riêng. Ôi, giá Triệu Vương Thoan không phải là Hoàng tử, ắt chẳng bao giờ dám có ý nghĩ như thế.
    Viên tiểu hoàng môn phách lối đã phải trả một cái giá quá đắt. Cứ cái kiểu phách lối ấy, nếu không bị Triệu Vương Thoan đánh thì cũng bị người khác đánh mà thôi. Đánh chết thì chưa dám nói chớ đánh đau là chắc chắn rồi.
    Vua khen Triệu Vương Thoan là người có nghĩa khí, điều ấy rất dễ hiểu, nhưng Vua tha tội cho Triệu Vương Thoan, việc ấy chẳng dễ hiểu chút nào.
    Mới hay, phép nước chông chênh, ai dám cả gan bắc ghế ngồi lên đó thì chẳng thể thấu đáo mọi việc được.

  3. #53
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    51 - VÌ SAO HOẠN QUAN PHAN TÔNG TRINH BỊ GIẾT

    Tháng 11 năm Mậu Tí (1468), hoạn quan Phan Tông Trinh bị kết án tử hình. Đầu đuôi vụ án này được sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 21, tờ 13 và 14) chép như sau :
    “Bấy giờ, bọn hoạn quan là Nguyễn Thư, Chu Đức Đại, Dương Minh Phong, Ngô Át và Phan (Tông) Trinh can tội ăn hối lộ. Pháp ti khép Phan (Tông) Trinh vào tội tử hình, còn bọn Nguyễn Thư đều được hưởng khoan hồng, cho giảm nhẹ tội.
    Quan Đô ngự sử là Trần Xác và Nguyễn Văn Chất nói :
    - Bọn Nguyễn Thư, Phan (Tông) Trinh đều là kẻ gần vua mà ăn của đút, quan xét án lẽ phải cầm cân cho công bằng, phải cho tất cả bị tử hình, nay hà cớ gì bọn Nguyễn Thư được giảm nhẹ tội, còn Phan (Tông) Trinh thì phải lãnh án tử hình một mình ? Phép nước như thế, bảo thiên hạ tin là có sự công bằng làm sao được ?
    Nhà vua nói :
    - Bọn Nguyễn Thư ăn của đút, tội chúng đáng phải tử hình, ta không nỡ giết là còn mong chúng biết tự sửa lỗi, để đến một lúc nào đó, ta có thể dùng mà sai khiến. Còn như Phan (Tông) Trinh, con nuôi của hoạn quan là Hiền, Hiền chết, Trinh cướp vợ của Hiền. Năm trước, Trinh còn giở trò giao hợp bỡn cợt với một cung nữ, hai tội đều nặng, khép vào tội tử hình là phải lắm".

    Lời bàn :

    Tham khảo bản dịch của Nhà Xuất bản Văn - Sử - Địa (Hà Nội, 1957- tập 11) thì thấy các dịch giả chú rằng :
    đã là hoạn giả hoặc hoạn quan, thì sao lại có vợ ? Thiển nghĩ, các dịch giả đã nhầm. Hoạn quan cũng có vợ, cũng có cuộc sống gia đình, cũng có ghen tương đa sự lắm, chỉ khác là họ không thể có con mà thôi. Nay xin dịch là hoạn quan cho đúng với nguyên bản.
    Phan Tông Trinh là hoạn quan mà còn phạm tội cướp vợ của cha nuôi, lại còn giở trò giao hợp bỡn cợt với cung nữ, tội ấy, nay cho là đáng khinh, xưa cho là phá hoại luân thường, bị đem ra trị thật nặng cũng dễ hiểu.
    Kẻ hầu cận bên vua mà ăn hối lộ, chính sự rối ren bắt đầu có mầm mống từ đây có tránh cũng khó mà tránh được. Bọn Nguyễn Thư được tha, điều ấy cũng có nghĩa là nạn ăn hối lộ vẫn còn, khác chăng thì cũng chỉ là ăn tinh vi hơn trước mà thôi.

  4. #54
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    52 - LÊ UY MỤC VÀ CUỘC THANH TRỪNG LẦN THỨ NHẤT

    Lê Uy Mục húy là Tấn, Hoàng tử thứ hai của vua Lê Hiến Tông. Lê Hiến Tông có tất cả sáu hoàng tử. Tháng 12 năm Kỉ Mùi (1499), nhân có các quan là Lê Vĩnh và Lê Năng Nhượng tâu xin lập ngôi Thái tử, vua Lê Hiến Tông đã nhận xét khái quát về đức độ của con mình. Lời nhận xét ấy được sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển 24, tờ 42) ghi lại như sau :
    "Trẫm xem trong các Hoàng tử, thì con trưởng là Tuân, thích mặc áo đàn bà, lại cả gan dám đầu độc cả mẹ; con thứ hai là Tấn thì không có đức, sợ không đương nổi ngôi báu; chỉ có con thứ ba là Thuần (tức sau này là vua Lê Túc Tông - ND) là rất ham đọc Thi Thư lại dốc lòng hiếu kính, trẫm thân lo vỗ về, dạy bảo, nay cũng đã trưởng thành, vậy lấy công minh mà quyết, trẫm lập Thuần làm ngôi Hoàng trừ (tức Thái tử hay ngôi vua dự bị - ND)".
    Tháng 5 năm 1504, vua Lê Hiến Tông mất, triều thần lập con thứ là Thái tử Thuần lên ngôi, đó là vua Lê Túc Tông. Tiếc thay, vua Lê Túc Tông chỉ ở ngôi được sáu tháng thì qua đời. Hoàng tử thứ hai nhờ đó mà được lên ngôi, đó là vua Lê Uy Mục. Thân mẫu của Lê Uy Mục có một lí lịch xuất thân khá độc đáo.
    Cũng sách trên (tờ 18 quyển 25) viết rằng :
    "Hoàng thái hậu người họ Nguyễn, quán xã Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn (Bắc Ninh - ND). Thuở bé, bà mồ côi và nghèo đói, phải tự bán mình cho một gia đình ở phủ Phụng Thiên (Hà Nội ngày nay - ND). Sau, vì gia đình ấy phạm tội, bà cũng bị đẩy vào làm nô tì trong cung, nhân đó, được vào hầu Hoàng thái hậu ở cung Trường Lạc. Lúc Hiến Tông làm Thái tử, vào chầu Hoàng thái hậu, trông thấy bà thì lấy làm ưa, mới lấy làm thiếp".
    Việc Lê Uy Mục lên ngôi khiến cho bà Thái hoàng thái hậu (thân mẫu của Lê Hiến Tông) không bằng lòng, vì bà cho rằng mẹ của Uy Mục là người thấp hèn thì sinh và nuôi dạy con làm sao tử tế được. Chuyện không dè đến tai Lê Uy Mục, cho nên, Lê Uy Mục lấy đó làm mối thâm thù. Lại cũng sách trên (quyển 25, tờ 19) viết tiếp :
    “Đến nay (tháng 3 năm Ất Sửu, 1505 - ND), Nhà vua bèn sai người bí mật giết Thái hoàng thái hậu, rồi hạ lệnh nghỉ thiết triều bảy ngày".
    Tháng 4 năm 1505, Lê Uy Mục cho truy phong bà là Gia Tĩnh Mục Ôn Cung Nhu Thuận Thái hoàng thái hậu, đồng thời, sai đựng điện Quang Mỹ ở phường Lệ Viên huyện Quảng Đức để thờ tổ tiên của bà.
    Chép xong đoạn sử này, các tác giả của bộ sử cũ nói trên đã có lời phê như sau :
    "Giấu giếm thế nào được tội ác ? Bọn gian xảo lừa dối đều như vậy cả. Đáng chê thay !"

    Lời bàn :

    Lúc đầu, xét lời của bà Thái hoàng thái hậu có chút gì đó, nửa như vu vơ mơ hồ, nửa như cũng có lí. Song, xem hành trạng của Lê Uy Mục sau này thì quả lời của Thái hoàng thái hậu chẳng ngoa.
    Thời mà kẻ cương trực bị đày dọa là thời loạn. Thời mà cả đến lời thẳng thắn của Thái hoàng thái hậu cũng bị Nhà vua oán giận và thâm thù là thời đại loạn. Không rõ là sinh thời, Uy Mục có hay là uy đã mục rồi chăng ? Năm 1507, sứ giả nhà Minh sang nước ta đã phải kinh ngạc mà thốt lên rằng :
    "Chẳng hay con tạo trớ trêu làm gì để sinh ra tên vua quỷ sứ thế này !”.
    Trăm họ thời ấy bèn nhân đó mà gọi Lê Uy Mục là vua Quỷ.
    Đúng lắm thay !

  5. #55
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    53 - LÊ UY MỤC VÀ CUỘC THANH TRỪNG LẦN THỨ HAI

    Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 25, tờ 21) chép rằng :
    "Khi Hiến Tông đau nặng, bà Kính Phi (người họ Nguyễn, quán xã Hoa Lăng, huyện Thủy Đường. Thân mẫu của Uy Mục mất sớm, bà nhận Uy Mục làm con nuôi - ND) có ý muốn lập vua, nhưng sợ quan đại thần không theo, bèn đem vàng bạc đút lót cho Đàm Văn Lễ (là một trong hai cận thần của vua Lê Hiến Tông - ND) nhưng Lễ không chịu nhận. Kịp khi Hiến Tông lâm bệnh quá nguy kịch, Văn Lễ cùng với Quang Bật nhận di chiếu lập Thái tử lên ngôi. Lúc ấy, các vị Hoàng tử tranh nhau để được làm vua, Văn Lễ sợ biến loạn có thể xảy ra cấp kì, bèn vào nhà tẩm điện lấy ấn truyền quốc đem về nhà mình cất, rồi cùng các đại thần lập vua Túc Tông. Nhà vua (chỉ Lê Uy Mục - ND) rất oán giận.
    Đến đây (tháng 4 năm 1505 - ND) Nhà vua dùng mưu kế của bọn Khương Trùng và Nguyễn Nhữ Vi, vờ truất chức Văn Lễ và Quang Bật, cho họ đi làm chức Thừa chính sứ ở đạo Quảng Nam, rồi nhân khi cả hai đang trên đường đi nhận chức, Nhà vua sai người đuổi theo, đến bờ sông Chân Phúc thì kịp, bắt cả hai phải uống thuốc độc mà chết.
    Bầy tôi trong triều cho rằng, hai người ấy vô tội mà chết nên dâng lời can ngăn. Vua đổ lỗi cho Nhữ Vi, giết luôn cả Nhữ Vi nữa".

    Lời bàn :

    Dã tâm của Uy Mục ra sao, khỏi nói thêm cũng đã quá rõ. Khương Trùng là thân thích của Nhà vua, muốn vì Vua mà ám hại Đàm Văn Lễ và Nguyễn Quang Bật, nên xảo trá mượn lời dâng kế của Nguyễn Nhữ Vi, Nhữ Vi ngây thơ, tưởng đâu hại người thì mình sẽ được vinh hoa phú quý, chẳng dè cũng bị giết thảm thương. Hỡi Nhữ Vi, chả lẽ bao sách vở không đủ cho người thấy được rằng, xưa nay, kẻ tàn bạo có bao giờ chỉ tàn bạo một lần đâu ! Lê Uy Mục đâu có phải là một ngoại lệ.
    Ôi chết thảm mà chẳng ai thương là đấy chăng ? Còn bà Kính Phi, bà húy là gì, sử không chép rõ nhưng điều hậu thế rất rõ lại là mưu hối lộ nhơ bẩn của bà. Nhục thay!

  6. #56
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    54 - CHUYỆN NGUYỄN CHÍ

    Tháng 4 năm 1505, Lê Uy Mục vờ truất chức rồi sau đó sai người bức tử Thượng thư bộ Lễ là Đàm Văn Lễ và Đô ngự sử là Nguyễn Quang Bật vì hai người này trước đó đã không chịu nhận hối lộ của bà Kính Phi để bỏ Túc Tông mà lập Uy Mục. Khi biết chuyện ấy, quan Tri phủ Phú Bình (nay thuộc Bắc Ninh - ND) là Nguyễn Chí không phục. Thân nhân của Khương Trùng là Nguyễn Trọng vì lẽ này mà đem lòng oán giận Nguyễn Chí, bắt ông tống ngục tra khảo cho đến tưởng chết mới thôi.
    Bởi tưởng Nguyễn Chí đã chết rồi, Nguyễn Trọng bèn đem xác ông vất ra ngoài thành. Gia đình Nguyễn Chí cũng tưởng ông đã chết thật nên đem xác về chôn, chẳng dè rồi ông sống lại. Vợ con Nguyễn Chí sợ ông lại bị đánh nữa, liền vờ làm đám tang giả, lại còn để tang ông suốt ba năm trời, xóm giềng lúc đó không ai hề hay biết gì cả.
    Năm 1509, Lê Uy Mục bị giết, Lê Tương Dực lên nối ngôi, Nguyễn Chí đến triều đình tâu bày mọi sự, được Tương Dực cho làm chức Bí thư giám xá nhân. Sau, Nguyễn Chí theo về với nhà Mạc.

    Lời bàn :

    Không khuất phục Khương Trùng vả Nguyễn Nhữ Vi, chút cương trực ở Nguyễn Chí kể vậy cũng đáng gọi là có. Nguyễn Nhữ Vi chỉ là vật thí thân, còn Khương Trùng là tay chân của Uy Mục, mà Uy Mục với Tương Dực thì tên có khác nhau mà sự xấu xa nào có khác nhau. Mới hay, Nguyễn Chí quả đã trao niềm tin sai địa chỉ.
    Bi đánh đến tưởng chết rồi còn bị vất xác ra ngoài thành, vậy mà về sau, Nguyễn Chí vẫn không nguôi nuối tiếc bả hư danh. Ông thích làm quan, miễn được làm quan, còn làm quan cho ai cũng chẳng kể, vua là người thế nào ông cũng chẳng băn khoăn, họ Lê hay họ Mạc đều được cả.
    Hóa ra, xem kĩ mới biết chút cương trực của ông cũng có khác với chút cương trực của người đương thời, cũng chẳng giống với lòng cương trực của người ở mọi thời, khác xa lắm.

  7. #57
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    55 – ĐỨC ĐỘ CỦA VUA LÊ UY MỤC

    Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 25, tờ 29) chép như sau :
    "Tính khí Nhà vua rất ưa vũ lực. Một hôm, nhân đi tế đàn Nam Giao trở về, Vua cưỡi voi vào cửa Đông Hoa, sai các Ti và quân các Vệ trong Ngũ Phủ, đem voi công đến cho Vua tuyển chọn. Sau, Vua lại sai các trấn chọn voi đem về Kinh đô để Vua chọn lựa thêm một lần nữa, cốt sao đủ đặt hai Ti là Ngự Tượng và Ngự Mã. Vua cho bọn quân sĩ ở ti Ngự Tượng đội mũ màu thủy ngân, trên vẽ hoa hồng quỳ. Mỗi ngày, Vua sai hai tên giám quân đấu sức với nhau. Hai tên cầm gậy đánh nhau từ cửa Thanh Dương đến ngoài cửa Thái Miếu cho Vua xem. Vua lấy đó làm thích, ban thưởng tiền lụa cho họ.
    Từ khi lên ngôi, Vua chỉ cùng cung nhân uống rượu vui say quá độ. Khi say, liền giết cung nhân đi. Bấy giờ, quyền bính đều về hết ở bọn ngoại thích. Mặt đông thì có bọn ngoại thích ở Hoa Làng. Mặt Nam thì có bọn ngoại thích ở vùng Nhân Mục. Mặt Bắc thì có bọn ngoại thích ở Phù Chẩn. Bọn chúng cậy quyền cậy thế ức hiếp trăm quan, tìm mánh khóe để lấy của báu trong thiên hạ, đã thế lại còn giết hại sinh dân, tước đoạt hết của cải trong dân gian, trăm họ oán hờn mà Vua không biết.
    Vua thường đem lòng nghi ngờ ghen ghét bầy tôi, kẻ nào trước không chịu phụ họa cho mình (được lên ngôi) thì bắt giết. Vua bí mật sai người trong cung là Nguyễn Đình Khoa thân đi dò xét hết anh em, chú bác. Bởi thế mà Kính Vương (tên thật là Kiện, con út của Lê Thánh Tông, em của Lê Hiến Tông, chú của Lê Uy Mục - ND) sợ mang vạ mà trốn tránh không tìm ra tông tích, Giản Tu Công Oánh (cháu Lê Thánh Tông, con Kiến Vương Tân, người về sau được làm vua, đó là Lê Tương Dực - ND) là chỗ con chú con bác cũng bị bắt giam vào ngục. Ai ai cũng lo nguy hiểm cho tính mạng của mình, chỉ rắp tâm nổi loạn".

    Lời bàn :

    Sai người đánh nhau làm trò mua vui ngay trong cung điện, đó là dấu hiệu của kẻ sính vũ lực đang có nguy cơ tiến tới chỗ hiếu sát. Vua hiếu sát, bảo thiên hạ nuôi lòng trung trinh nhân từ làm sao được ?
    Đam mê tửu sắc thì làm việc gì dầu nhỏ cũng chẳng được, nói chi chuyện làm vua. Vua coi rẻ mạng sống của cung nữ, tất sẽ có ngày thiên hạ coi rẻ mạng Vua. Ở đời nhân nào quả ấy, chẳng có gì là lạ cả.
    Vua dùng ngoại thích làm phe đảng bao vây triều đình, nhưng xem ra Vua chẳng có ai là phe đảng cả. Còn ai tin Vua khi Nhà vua mật sai kẻ thân tín đi dò xét người ruột.thịt của mình ? Còn ai tin vua khi mà chỉ một lời sơ suất cũng đủ để mất mạng sống? Cho nên, những kẻ gọi là phe đảng của Vua chẳng qua cũng chỉ liên minh tạm bợ và giả dối với nhau mà thôi. Khi các phe nhóm khác đã bị tiêu diệt thì chính họ lại xâu xé và chém giết lẫn nhau. Thời loạn, có gì lại không thể xẩy ra được đâu !

  8. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  9. #58
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    56 - CUỘC BẠO LOẠN NĂM KỶ TỊ (1509)

    Ngay khi vừa lên ngôi, Lê Uy Mục đã tiến hành một loạt những cuộc thanh trừng đẫm máu, kinh thành Thăng Long chừng như ngày nào cũng có người bị sát hại. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 25, tờ 32) cho biết rằng :
    "Bấy giờ, Nhà vua cho đuổi hết tôn thất và công thần về đất Thanh Hóa, khiến cho uy quyền của bọn ngoại thích như Khương Trùng và Nguyễn Bá Thắng lũng đoạn cả triều đình lẫn địa phương, chúng tự cho phép mình quyền tác oai tác phúc, dân khó bề xoay sở tay chân, thiên hạ mất hết cả hi vọng".
    Nhân lòng căm phẫn của quan quân, Nguyễn Văn Lang đã dấy binh chống lại Lê Uy Mục. Quan lại trong triều, số thì về với Nguyễn Văn Lang, số thì ở lại sẵn sàng làm nội ứng. Có người em con chú của Lê Uy Mục là Giản Tu Công Oánh lúc đó đang bị giam trong ngục, biết vậy liền đem của hối lộ cho lính canh rồi chạy thoát. Ông được Nguyễn Văn Lang tôn làm minh chủ. Đến tháng 12 năm Kỉ Tị (1509), quân của Giản Tu Công Oánh và Nguyễn Văn Lang đã mạnh lắm. Cũng sách trên (quyển 25, tờ 35 và 36) đã chép:
    “Quân của Oánh tiến đến làng Bảo Đà, phường Hồng Mai (tức Bạch Mai, Hà Nội ngày nay - ND). Nhà vua ra cửa Thanh Dương để ủy lạo tướng sĩ, lấy bảo kiếm trao cho bọn Trình Chí Sâm và Lê Quảng Độ. Vua lại đem tiền bạc, vàng lụa trong kho ban cho người phạm tội đang bị giam mỗi người ba quan, rồi tha cho họ và sai họ ra trận. Tù nhân nhận xong, lạy tạ và chạy về nhà (chứ không đi đánh nhau). Vua vội sai Trung sứ và bọn hoa văn học sinh đem các thứ sắc văn và phù hiệu đến các xứ Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang và An Bang để điều động mỗi xứ 5000 lính về bảo vệ kinh thành, nhưng bọn họ chưa đi đến bến Bồ Đề (Gia Lâm, Hà Nội ngày nay - ND) thì quân của Oánh đã tiến sát đến kinh thành. Dân sợ hãi bỏ trốn, Hoàng hậu Trần Thị chạy đến núp trong nhà một gia đình ở Hồng Mai rồi thắt cổ tự tử. Bấy giờ, Lê Quảng Độ cùng với Oánh người trong thành kẻ ngoại thành, ứng tiếp cho nhau, bắn pháo làm hiệu cho nhau biết".
    …"Nhà vua chạy đến phường Nhật Chiêu (ngoại thành Hà Nội ngày nay - ND) thì vệ sĩ đuổi theo bắt được, đem trói ở cửa Lệ Cảnh. Oánh cho tên vệ sĩ ấy là người bất nghĩa, bèn sai đem chém, còn Nhà vua thì Oánh bắt uống thuốc độc tự tử. Oánh căm giận về việc Vua đã giết hại mẹ và anh em của mình, liền sai người lấy súng đại bác, đặt thây Vua vào hỏa khẩu mà bắn. Xác Vua tan tành, tro than còn lại thì cho đưa về chôn ở quê ngoại là làng Phù Chẩn”.

    Lời bàn :

    Lê Uy Mục là tên bạo chúa, sống thất đức thì chết thê thảm, cógì lạ đâu. Uy Mục trao bảo kiếm cho Lê Quảng Độ, tưởng được bảo vệ, rốt cuộc chỉ chuốc thêm họa vào thân. Mới hay, trao niềm tin sai địa chỉ là điều rất đáng sợ.
    Song, các quan theo Giản Tu Công Oánh cũng chẳng sáng suốt gì hơn Lê Uy Mục. Họ đã đổi sự đau khổ này lấy sự bất hạnh khác đó thôi. Xem việc Giản Tu Công Oánh sai chém người vệ sĩ đã bắt được vua Lê Uy Mục cũng đủ rõ Giản Tu Công Oánh là người thế nào rồi.
    Hóa ra, chỉ có những người đang bị giam giữ, nhận tiền của Lê Uy Mục rồi chạy về nhà... là thông minh hơn cả. Tạo hóa vốn công bằng khi chia may mắn cho mọi người. Quan nhất thời sung sướng và mãn nguyện với bả vinh hoa, nhưng sống chết điên đảo khó lường, dân vạn đại đói khổ nhưng dễ giữ được tấm thân hơn. Thời loạn, loạn nhất vẫn là chốn triều đình. Khiếp thay !

  10. #59
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    57 – TRỊNH DUY SẢN GIẾT VUA LÊ TƯƠNG DỰC

    Sau vụ bạo loạn năm Kỉ Tị (1509), Giản Tu Công Oánh được tôn lên ngôi vua, đó là Lê Tương Dực (1510 - 1516). Lê Tương Dực cũng tàn bạo và hoang dâm không thua gì Lê Uy Mục. Năm 1513, sứ giả của nhà Minh sang ta đã nói rằng : Vua mặt đẹp mà thân cong, tướng hiếu dâm như tướng heo, loạn vong tất chẳng còn xa nữa. Quả đúng như đoán định của sứ giả nhà Minh, năm Bính Tí (1516), loạn đã xảy ra. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 26, tờ 28) chép rằng :
    "(Trịnh) Duy Sản thường hay can ngăn làm trái ý Vua, bị Vua tức giận, sai lấy gậy đánh. Duy Sản bèn cùng Lê Quảng Độ, Trình Chí Sâm mưu phế lập. Họ chuẩn bị binh thuyền khí giới rồi hội họp ở bến Thái Cực (gần phố Hàng Đào, Hà Nội ngày nay - ND) nói phao là đem quân đi đánh giặc. Nhân đêm tối, họ đem quân Kim Ngô hộ vệ hơn ba ngàn người, tiến vào cửa Bắc Thần phóng lửa đốt. Khi thấy lửa cháy, Vua ngờ là có giặc kéo đến, bèn lẻn ra cửa Bảo Khánh để trốn. Tới tờ mờ sáng, lúc băng qua cửa Thái Học để đến hồ Chu Tước ở phường Bích Câu (nay là khu vực đường Bích Câu, Hà Nội - ND) thì gặp Duy Sản. Nhà vua hỏi là giặc ở đâu, Duy Sản không trả lời mà quay mặt đi nơi khác rồi cười ầm lên. Vua quay ngựa chạy về phía tây, Duy Sản sai võ sĩ tên là Hạnh đâm Vua ngã ngựa rồi giết đi. Khâm Đức Hoàng hậu cũng nhảy vào lửa mà chết. Quân sĩ đem hai thi thể về táng ở lăng Ngự Thiên".

    Lời bàn :

    Vua sai lấy gậy đánh Trịnh Duy Sản, vì nghĩ mình là vua tất phải có quyền với quần thần, lúc vua giận, bắt quần thần phải tội chết còn được, nói chi chuyện chỉ lấy gậy đánh mà thôi. Song le, Tương Dực được làm vua, chẳng qua chỉ vì Tương Dực là dòng dõi nhà Lê chứ chẳng phải là có công cao đức dày gì. Hạng kém đức bất tài lại bạc nhược như Tương Dực, con cháu nhà Lê còn nhiều lắm. Cho nên. Trịnh Duy Sản hợp mưu với Lê Quảng Độ để lập vua khác, kể cũng như thay cái bung xung này bằng cái bung xung khác, có gì lạ đâu. Vả chăng, trước Lê Quảng Độ từng cùng phe đảng phế Lê Uy Mục mà lập Lê Tương Dực, có.gì bảo đảm chắc chắn rằng Lê Quảng Độ sẽ không cùng với người khác để hợp mưu phế bỏ Lê Tương Dực đâu ?
    Lê Tương Dực mới chợt nghe tiếng hò la và lửa cháy đã vội lẻn bỏ đi, thế là một lần ngớ ngẩn. Gặp kẻ thâm thù và chủ mưu phế lập là Trịnh Duy Sản mà còn hỏi : “giặc ở đâu ?”. Thế là hai lần ngớ ngẩn.
    Trịnh Duy Sản giết vua, lịch sử có thêm một kẻ tạo phản, nhưng lại mất bớt được một kẻ ngây ngô, chẳng biết nên coi đó là lợi hay hại. Mới hay, thời loạn, bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra.



  11. #60
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    58 - SỰ HIỂM ĐỘC CỦA NGUYỄN VĂN LỰ

    Sau khi Lê Tương Dực bị giết, triều đình nhà Lê lại phải một phen khủng hoảng khá dài nữa. Sau, Lê Y được tôn lên ngôi, đõ là vua Lê Chiêu Tông (1516 - 1522). Thời Lê Chiêu Tông, quan lại ghen ghét và nghi kị lẫn nhau, luôn tìm cách để hãm hại nhau.
    Lê Chiêu Tông sai Nguyễn Hoằng Dụ và Trịnh Tuy đem quân đi đánh dẹp. Tháng 7 năm 1517, họ mới về đến kinh sư. Hai tướng chưa kịp báo công đã bị thiên hạ gièm pha, thành ra hiềm khích. Trịnh Tuy cho đóng quân ở ngoài thành Đại La, Nguyễn Hoằng Dụ đóng quân ở phường Đông Hà, cả hai chuẩn bị tiến đánh lẫn nhau. Tin dữ đến tai, vua Lê Chiêu Tông cho người ra dụ bảo hai người rằng :
    - Giả Phục và Khấu Tuân đều là dũng tướng của Hán Quang Võ. Chỉ vì Khấu Tuân giết mất một tì tướng của Giả Phục mà hai bên hiềm khích toan đánh lẫn nhau. Hán Quang Võ triệu cả hai đến mà bảo : "Thiên hạ chưa bình định xong, hà cớ gì hai con hổ lại sắp đánh nhau”. Vâng mệnh vua, Giả Phục và Khấu Tuân vui vẻ giải hòa, lại còn kết bạn với nhau. Liêm Pha là võ tướng, Lạn Tương Như là văn thần của nước Triệu thời Chiến Quốc. Liêm Pha thường nói xấu và hạ nhục Tương Như, mà Tương Như không giận, lại còn khẳng khái nói : "Nước Tần sở dĩ không dám đánh nước Triệu là vì nước Tần biết nước Triệu có Liêm Pha và Lạn Tương Như. Nay, nếu hai con hổ đánh nhau, tất nhiên khó ai có thể sống. Tôi trọng việc nước mà bỏ thù riêng đó thôi". Liêm Pha nghe được, lòng lấy làm xấu hổ, bèn đến tạ lỗi mà kết bạn chí thân với Lạn Tương Như.
    Nguyễn Hoằng Dụ và Trịnh Tuy nghe nhưng vẫn không ai chịu hòa giải. Triều đình lấy đó làm lo. Đứng lúc ấy, có một sự kiện khá đặc biệt đã xảy ra. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 26, tờ 35) chép rằng :
    "Nguyễn Văn Lự và Trịnh Duy Đại hẹn nhau cùng vào chầu để tâu Vua xin đứng ra hòa giải cho hai người. Khi đến trước điện, chẳng dè Nguyễn Văn Lự lôi tờ sớ bí mật giấu trong tay áo ra dâng Vua, nói rằng : Trịnh Duy Đại và Trịnh Tuy đã hợp mưu, định lập Nguyễn Tùng là con của Nguyễn Trinh lên ngôi chúa, làm việc đại phản nghịch. Vua liền sai bắt ngay Duy Đại và đồ đảng của hắn là bọn Trịnh Bá Quát đem chém đầu".

    Lời bàn :

    Nguyễn Hoằng Dụ và Trịnh Tuy ngờ vực mà chuẩn bị đánh lẫn Nhau, ấy cũng là sự thường. Thời chính trị suy vi ấy, trăm sự trớ trêu có gì lại không thể xảy ra được ? Kẻ vâng mệnh vua Lê Chiêu Tông đi hòa giải, kể cũng thông hiểu sử sách, chỉ tiếc là không hiểu gì về hiện tại cả. Trên Giả Phục và Khấu Tuân, dẫu sao thì cũng còn cỏ Hán Quang Võ, nhân vật sáng giá đã khai sinh ra nhà Hậu Hán của Trung Quốc. Trên Liêm Pha và Lạn Tương Như, dẫu sao thì cũng còn có vua nước Triệu là người đang canh cánh nỗi lo bị nước Tần xâm lăng. Còn như trên Nguyễn Hoằng Dụ và Trịnh Tuy lúc này chỉ có một triều đình Lê Chiêu Tông đang mục ruỗng mà thôi.
    Bấy giờ, xét về chức quyền thì Trịnh Duy Đại hơn Nguyễn Văn Lự nhiều lắm. Nhưng, xét về mưu thâm kế hiểm thì Nguyễn Văn Lự lại xảo quyệt hơn Trinh Duy Đại rất xa. Vua Lê Chiêu Tông là kẻ cả tin lại hiếu sát, mượn tay Nhà vua để giết đồng liêu, kế ấy quả là khó ai lường trước được. Đành gây oán thì chuốc thù, song, dẫu sao cũng thấy xót thương thay cho tướng quân Trịnh Duy Đại. Trịnh Duy Đại cũng là kẻ cả tin, nhưng trách người cả tin với bạn đồng liêu của mình, nghe sao mà ngậm ngùi quá.
    Nguyễn Văn Lự, người quả hiểm độc lắm thay !

+ Trả lời chủ đề
Trang 6/7 ĐầuĐầu ... 4 5 6 7 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình