Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 56

Chủ đề: Việt Sử Giai Thoại - Tập 7

Threaded View

  1. #34
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.678
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    Chương 53: 50 - LỜI VĨNH QUYẾT CỦA VŨ MIÊN

    Vũ Miên người xã Xuân Quan, huyện Lương Tài (thuộc Bắc Ninh), đỗ Tiến sĩ khoa Thìn (1748), làm quan trải thờ hai đời chúa là Trịnh Doanh và Trịnh Sâm. Đầu đời chúa Trịnh Sâm (năm 1767), Vũ Miên được trao chức Tế tửu. Tám năm sau (năm 1775), Vũ Miên được trao chức Phó Đô ngự sử, được cùng với một loạt các danh sĩ đương thời tham gia soạn chính sử cho nước nhà. Sau, Vũ Miên được thăng dần lên đến Binh bộ Tả thị lang rồi Bồi tụng.
    Sinh thời, Vũ Miên là người chín chắn, xử việc cẩn trọng, bởi vậy chúa Trịnh Sâm cũng như bá quan rất nể vì. Tháng 6 năm Nhâm Dần (1782), Vũ Miên qua đời. Khi ông bệnh nặng, phải nằm nghỉ ở nhà riêng, chúa Trịnh Sâm đã sai Trung sứ đến tận nơi để hỏi han, cho Vũ Miên nói hết mọi điều muốn nói. Cảm kích về việc này, Vũ Miên đã tự tay viết tờ khải dâng lên chúa Trịnh Sâm. Và, đó cùng là lời vĩnh quyết của Vũ Miên. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển 45, tờ 25 và 26) lược chép chuyện này như sau :
    "(Vũ) Miên bị bệnh nặng, Trịnh Sâm sai Trung sứ đến tận nhà riêng của Vũ Miên để hỏi hết những điều mà (Vũ) Miên muốn nói. (Vũ) Miền tự tay viết tờ khải, nói :
    - Quý tử (chỉ Trịnh Khải, vì Trịnh Khải lúc này đã bị bắt làm con út - ND) vì khí huyết chưa vững nên mới bị bọn tiểu nhân mê hoặc, đến nỗi phải phạm tội nặng nề. Thế tử là ngôi dành cho người đã trưởng thành để sau nối nghiệp mà trị vì, đó là phúc muôn đời của tôn miếu xã tắc. Nếu chẳng may có biến cố xảy ra bất thường thì tai họa thật khó mà lường trước được. Việc này tôi vẫn thầm áy náy lo lắng, nếu không ổn thỏa thì chắc tôi có chết cũng không thể nhắm mắt được. Tôi cũng cúi xin vương thượng cắt đứt tình yêu nơi chăn gối để định thứ bậc các con lớn bé cho được đúng đắn. Nếu được như vậy là may lớn cho thiên hạ.
    Lúc này, Vũ Miên đang làm Tả thị lang bộ Binh, đư̖ giữ chức Bồi tụng thì mất. (Triều đình) truy tặng hàm Thượng thư, đặt cho tên thụy là Ôn Cẩn".
    Lời bàn : Lời vĩnh quyết của Vũ Miên quả là lời rất sáng suốt, nếu không có cả một đời canh cánh lo toan và suy gẫm, nhất định không thể nói được lời như vậy. Hóa ra, bậc đại trí lại có đức nhân thì lời nói ra đều là lời châu ngọc. Lời ấy vừa là để nói với Trịnh Sâm cũng là lời chân tình với muôn thuở vậy.
    Vũ Miên bàn chuyện Thế tử nhưng thực chất là bàn chuyện của cả triều đình, chuyện tư cách của bá quan đương thời. Trịnh Sâm nếu chỉ nghe bằng tai, đọc bằng mắt không thôi thì chẳng thể nào hiểu được cả. Vũ Miên khuyên riêng Trịnh Sâm nhưng thực là khuyên chung hết thảy những ai nặng lòng với xã tắc. Đam mê tửu sắc thì làm chủ chính mình không được, làm chủ một gia đình cũng chẳn xong, bảo làm chúa của cả thiên hạ thế nào được ?
    Nói xong lời vàng ngọc này, Vũ Miên qua đời, và chẳng bao lâu sau đó. Trịnh Sâm cũng qua đời nốt. Trịnh Sâm đã kịp truy phong cho Vũ Miên, tiếc là chưa kịp làm theo lời khuyên này đã phải về chín suối. Giá thử có hồn thiêng, ắt hồn thiêng của Vũ Miên cũng chẳng thể vui. Vâng, chẳng thể !

  2. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình