+ Trả lời chủ đề
Trang 3/6 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 21 tới 30 của 56

Chủ đề: Việt Sử Giai Thoại - Tập 7

  1. #21
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    Chương 23: 20 - TRỊNH GIANG GIẾT CẬU RUỘT LÀ TRƯƠNG NHƯNG

    Trương Nhưng người làng Như Kinh (Gia Lâm, Hà Nội), sinh năm nào không rõ, chỉ biết ông bị giết vào tháng 5 năm Bính Thìn (1736). Nhờ có chị ruột là bà Trịnh Thái phi (vợ của Trịnh Bính, mẹ của Trịnh Cương và là bà của Trịnh Giang), cho nên, Trương Nhưng được phong quan tước và là một trong những trọng thần của ương. Tháng 10 năm 1722, Trương Nhưng được phong tới tước Thiêm Quận công và được Trịnh Cương giao việc chỉ huy các quân doanh.
    Trịnh Cương mất (năm 1729), con là Trịnh Giang lên nối ngôi chúa, một loạt đại thần của chúa Trịnh Cương, như : Nguyễn Công Hãng, Lê Anh Tuấn, Đỗ Bá Phẩm và cả Trương Nhưng, lần lượt bị nghi ngờ và bị thất sủng. Năm 1732, Nguyễn Công Hãng, Đỗ Bá Phẩm và Lê Anh Tuấn lần lượt bị Trịnh Giang bức hại. Trương Nhưng vì là vai ông cậu ruột, cho nên chỉ bị giáng chức, đẩy vào làm Đốc suất ở Nghệ An. Dẫu vậy, bốn năm sau, Trương Nhưng cũng bị Trịnh Giang giết hại. Sự kiện này được sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển 38, tờ 2) chép lại như sau :
    "Tháng 5, mùa hạ (năm Bính Thìn, 1736 - ND) chúa (Trịnh) Giang giết Trương Nhưng là quan Đốc suất của xứ Nghệ An, bổ Nguyễn Minh Châu thay giữ công việc này.
    Trương Nhưng là em ruột của bà Trương Thái phi. Dẫu là người có công, lại là thân thích bên ngoại (của chúa), nhưng lúc nào ông cũng sống ôn hòa, giản dị, giao thiệp với ai cũng không bao giờ làm cho người ta phật ý.
    Trịnh Giang vốn tính đa nghi, cho là Trương Nhưng có ý phụ họa và kết bè kết đảng với các đại thần. Đã thế, hoạn quan là Hoàng Công Phụ lại gièm pha ông, khiến Trịnh Giang tức giận, quyết giết đi. (Trịnh) Giang mật sai viên hoạn quan là Dật Trung Hầu (không rõ họ tên là gì), giả thác đến nói rằng, có mật chỉ bắt Trương Nhưng phải thắt cổ chết. Xong việc đó, (Trịnh Giang) liền dùng (Nguyễn) Minh Châu thay giữ công việc làm Đốc suất ở Nghệ An. Sau, (Trịnh) Giang lại toan dùng kế để giết (Nguyễn) Minh Châu, nhưng (Nguyễn) Minh Châu biết được nên đành thôi".
    : Tội của các đại thần bị giết, cụ thể ra sao, sử không chép rõ, nhưng, tất cả các vị đại thần bị giết này, ai cũng được coi là người có tài, kẻ văn chương tột bậc, người võ nghệ phi thường, đủ cả. Lần lượt giết hết những con người ấy, khỏi bàn cũng biết tâm địa của chúa Trịnh Giang ra sao. Mới hay, khi quyền lực nằm trong tay của kẻ tàn bạo và đa nghi, mọi sự sẽ trở nên khủng khiếp biết ngần nào.
    Với Trịnh Giang, thân thích chẳng qua chỉ là đám người rườm rà, chặt bỏ đi càng nhiều thì ngôi chúa càng trở nên thoáng đãng, vậy thôi. Cũng với Trịnh Giang, tài năng hay đức độ của bá quan chẳng bao giờ đáng giá bạc xu, bất quá chỉ là chút trang điểm qua loa cho ngôn từ khi cần mà thôi. Hình như các bậc đại thần khoa bảng thời đó ít ai hiểu được rằng : chỉ lời nào làm đẹp lòng chúa mới là lời thông minh sáng giá. Sống vào thời loạn, đọc đến cả thiên kinh vạn quyển mà quên đọc đi đọc lại câu này, thì chết thảm không kịp kêu trời là đương nhiên.
    Còn như hoạn quan Hoàng Công Phụ đã gièm pha hại người, yên thân lúc sống nhưng làm sao có thể mong yên phận lúc chết được ?

  2. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  3. #22
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    Chương 24: 21 - TRẠNG NGUYÊN TRỊNH TUỆ

    Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển 38, tờ 3) chép rằng :Theo chế độ cũ, các vị Cử nhân, nếu thi Hội do bộ Lễ tổ chức mà đỗ thì sẽ được vào dự thi Đình. Thể lệ thi Đình (cũ) cũng ghi rõ : chính Thiên tử sẽ thân ra bài văn sách rồi chấm để lấy đỗ, xong, sai truyền xướng danh từng người một. Cứ ba năm tổ chức một khoa thi. Thi Đình được coi là điển lệ trọng thề của việc chọn nhân tài.
    Nhưng, xét cũng đã khá lâu, chiếu nhất của khoa thi Nam Cung (tức khoa thi Đình - ND) vẫn còn để trống (ý nói đã lâu chưa ai đỗ Trạng nguyên - ND), bởi thế, khoa này Trịnh Giang nghe theo lời tâu của quan Nội giám là Hoàng Công Phụ, cho triệu sĩ tử (đã đỗ thi Hội) vào hết trong phủ đường để thi, cất nhắc cho Trịnh Tuệ đỗ Đệ nhất giáp đệ nhất danh (tức Trạng nguyên), các sĩ tử khác thì cho đỗ Cập đệ và Xuất thân, cao thấp có phân biệt.
    (Trịnh) Tuệ người làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Phúc, thuộc Thanh Hoa (nay là Thanh Hóa - ND), là tộc thuộc của chúa Trịnh, tuy cũng có chút chữ nghĩa, nhưng vì việc thi này mà lắm người bàn tán chê bai ông".
    Lời bàn : Câu chuyện ngắn ngủi này, vậy mà chứa đựng đến chí ít cũng là ba điều lớn. Một là khoa thi Đình này cố lấy đỗ một vị Trạng nguyên, chẳng qua cũng chỉ vì đã khá lâu rồi không lấy ai đỗ học vị này mà thôi. Viên hoạn quan Hoàng Công Phụ thế mà tài, không nhờ lời tâu của hắn, mạch Trạng nguyên của xã tắc làm sao có thể chảy tiếp đến đây ! Ắt thiên hạ thuở đó phải nhất loạt ngửa mặt lên trời, hớn hở hô vang, rằng sung sướng thay, ta lại có... cụ Trạng ! Hai là theo điển lệ cổ, thi Đình là việc trọng thể, đích thân Thiên tử ra bài văn sách và chấm, nhưng khoa này, chúa Trịnh Giang đứng ra lo thay, sự thể mới lạ lùng làm sao ! Đành là từ lâu, các chúa Trịnh đã thay vua làm hết mọi việc quốc gia đại sự, nhưng dẫu sao thì cũng còn chừa cho vua vài chút quốc lễ hão huyền, dè đâu đến đây, chút quốc lễ hão huyền ấy cũng bị chúa Trịnh Giang tước nốt, khiếp thay ! Ba là Trạng nguyên Trịnh Tuệ coi bộ chữ nghĩa chẳng đáng là bao, thiên hạ bàn tán chê bai ông, khiến cho rối ren cả một đoạn sử, rõ buồn !

  4. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  5. #23
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    Chương 25: 22 - LỜI TIẾN SĨ PHẠM CÔNG THẾ

    Tháng chạp năm Mậu Ngọ (1738), tại Thanh Hoa, có một cuộc khởi nghĩa chống chính quyền họ Trịnh đã nổ ra. Những người có công khởi xướng và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa này đều là các hoàng thân của nhà Lê : Lê Duy Mật, Lê Duy Quy và Lê Duy Chúc.
    Lê Duy Mật và Lê Duy Quy đều là con thứ của vua Lê Dụ Tông (1705 - 1729), còn Lê Duy Chúc là con thứ của vua Lê Hy Tông (1675 - 1705), tức là chú ruột của Lê Duy Mật và Lê Duy Quy. Việc lớn chưa thành thì Lê Duy Chúc và Lê Duy Quy đều bị bệnh mà mất, Lê Duy Mật trở thành lãnh tụ duy nhất của cuộc khởi nghĩa này. Dưới ngọn cờ của Lê Duy Mật có một vị Tiến sĩ lừng danh, đó là Phạm Công Thế. Phạm Công Thế người làng Hoàng Xá, huyện Đông Quan (nay thuộc Hà Nội), đỗ Tiến sĩ khoa Đinh Mùi (1727), làm quan trải thờ bốn đời vua là Lê Dụ Tông, Lê Đế Duy Phường, Lê Thuần Tông và Lê Ý Tông. Trước khi tham gia khởi nghĩa, ông đang giữ chức Đông các Hiệu thư.
    Phạm Công Thế là người hiên ngang, khảng khái, Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển 38, tờ 7 và 8) có chép về ông như sau :
    "Lê Duy Mật, Lê Duy Quy và Lê Duy Chúc hận về nỗi quyền bính cua vua Lê bị tước đoạt và Trịnh Giang là kẻ bạo ngược giết vua, bèn cùng các quan trong triều là Phạm Công Thế, Vũ Thước và thuộc hiệu là Lại Thế Tế bàn mưu đốt kinh thành nhưng việc này không xong. Vì sợ bị lộ, (Lê) Duy Quy chạy đi Cẩm Thủy (Thanh Hóa - ND), (Lê) Duy Mật và (Lê) Duy Chúc chạy đi Nghi Dương (nay thuộc đất Kinh Môn, Hải Dương - ND). Tại đây, (Lê Duy Mật và Lê Duy Chúc) được viên thổ hào là Ngô Hưng Tạo hộ tống, vượt biển chạy vào Thanh Hoa. (Trịnh) Giang sai binh lính đuổi theo nhưng không kịp. Lúc ấy, Vũ Duy Thước bị bắt, bị tống giam và bị giết. Lê Duy Chúc và Lê Duy Quy sau cũng bị bệnh mà mất, Lê Duy Mật liền chiếm cứ đất thượng du vùng Tây Nam.
    Bấy giờ, Phạm Công Thế đang giữ chức Đông các Hiệu thư, theo Lê Duy Mật nổi binh, đánh nhau bị thua trận rồi bị bắt. Các bề tôi trong triều trách ông rằng :
    - Đã là người khoa giáp sao lại còn theo bọn phản nghịch ?
    Phạm Công Thế cười đáp :
    - Danh phận không tỏ đã từ lâu, thuận nghịch lấy đâu mà phân biệt ?
    Nói rồi, vươn cổ ra chịu chết chém, không một chút lo sợ hay nao núng gì ".
    Lời bàn : Chép xong đoạn sử này, các tác giả của bộ sách nói trên còn trân trọng viết thêm Lời cẩn án khá dài, xin lược trích một đoạn như sau : "Duy Mật là người chí thân của vua Lê, xót xa về nỗi nhà Lê bị chèn áp mãi, bèn đem quân ra chốn rừng núi xa xôi để quyết chí đánh lại. Việc Duy Mật làm có thể gọi là danh chính ngôn thuận, không thể ví với bọn giặược. Dẫu lòng trời không giúp nhà Lê, việc làm của Duy Mật cũng không thành, nhưng nghĩa lớn vua tôi thì không bao giờ mai một được."
    Xin được bàn về đoạn cẩn án này : Chí lí thay !
    Tiến sĩ Phạm Công Thế quả là bậc khó ai bì. Triều đình bấy giờ nào ít bậc đỗ đại khoa, vậy mà vẫn mê muội, không nhận ra được rằng, thời họ sống là thời rối ren, thời đảo lộn của mọi giá trị xã hội, thời thuận nghịch không có ranh giới rạch ròi... Lời ngắn gọn trước lúc thọ hình của Tiến sĩ Phạm Công Thế quả là sâu sắc, đủ sức để khái quát diễn biến phức tạp của chính sự cả một thời. Kính thay !
    Nói xong lời sâu sắc ấy. Tiến sĩ Phạm Công Thế còn nói thêm với hậu thế một lời không ngôn từ nhưng cũng rất đáng khắc ghi, đó là : Phàm đã nuôi chí khuấy nước chọc trời thì phải biết hiên ngang nhận lấy cái chết, như Phạm Công Thế, không một chút lo sợ hay nao núng, như Phạm Công Thế, quả cảm vươn cổ ra....

  6. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  7. #24
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    Chương 26: 23 - NGUYÊN DO VIỆC CHÚA TRỊNH GIANG MẮC BỆNH KINH QUÝ

    Theo Đông y, bệnh kinh quý là bệnh tâm thần bất định, hay bị hốt hoảng và sợ hãi. Chúa Trịnh Giang (1729 - 1740) là người mắc phải chứng bệnh này. Các bậc danh y đương thời, những người trực tiếp lo việc chữa trị cho Trịnh Giang, chẳng ai để lại bút tích gì, bởi vậy, xin được làm việc có phần ngược đời, đó là lấy ghi chép của sử cũ để cắt nghĩa bệnh tình của Trịnh Giang.
    Sách Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ cho hay : Trịnh Giang là kẻ dâm loạn, từng tư thông với bà Kỳ Viên phi Đặng Thị (người xã Trà Đổng, huyện Tiên Du, nay thuộc Bắc Ninh), vốn là vợ lẽ của chúa Trịnh Cương (cha Trịnh Giang). Chuyện này bị bà Vũ Thái phi (mẹ của Trịnh Giang) phát giác. Bà ép Kỳ Viên phi Đặng Thị phải tự tử. Một hôm, chẳng hiểu vì sao Trịnh Giang bị sét đánh gần chết, nhân đó mà mắc bệnh kinh quý, hễ nghe có sấm sét là kinh hồn bạt vía. Bọn hoạn quan liền nói với Trịnh Giang rằng, duyên do chẳng qua vì dâm dục thái quá nên bị ác báo, muốn chữa, chỉ có cách... đào hầm làm nhà ở dưới đất. Trịnh Giang bèn dựng cung Thưởng Trì để ở, không dám đi ra ngoài như trước nữa.
    Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển 38, tờ 15) thì viết :
    "Từ ngày làm việc bạo nghịch là giết vua (chỉ việc Trịnh Giang phế truất rồi giết chết vua Lê Đế Duy Phường - ND), Trịnh Giang càng ngày càng tiếm quyền, ăn chơi dâm loạn không còn chừng mực gì nữa, cho nên về sau mới mắc bệnh kinh quý, sợ sấm sợ sét lắm. Bọn hoạn quan là Hoàng Công Phụ đánh lừa, đào đất làm cung Thưởng Trì cho (Trịnh) Giang ở. Từ đấy, (Trịnh) Giang không còn dám bước chân ra ngoài. (Hoàng) Công Phụ cùng đồ đảng liền nhân đó mà lộng quyền, các bậc đại thần nối nhau bị hại, kẻ thì bị giết, kẻ thì bị phạt, ai ai cũng lo sợ không giữ nổi tấm thân của mình, chính sự trái ngược mà thuế khóa thì nặng nề, dân chỉ còn mong sao cho chóng có loạn lạc".
    Lời bàn : Thông dâm với vợ lẽ của cha, tội loạn luân ấy không thề nào dung tha được, sống dưới đáy của xã hội còn chẳng thể, nói chi chuyện làm chúa của thiên ht thời. Vũ Thái phi phát giác chuyện động trời này, nhưng lại bắt Kỳ Viên phi Đặng Thị phải tự tử, còn con mình là Trịnh Giang thì chẳng hé nửa lời. Mẹ nào con ấy, quả đúng lắm thay. Chẳng hay, hồn thiêng của song thân Vũ Thái phi có cảm thấy nhục nhã, vì chỉ để lại cho đời cái gọi là con, mà không để lại chút gì gọi là nhân cách cho dòng dõi nhà mình cả.
    Chí ít cũng có đến mấy bộ sử tham gia vào việc lí giải nguyên do bệnh tình của Trịnh Giang Bệnh kinh quý quả đúng là loại bệnh lạ. Nhưng, với Trịnh Giang, thêm chút bệnh kinh quý, nào có đáng kể gì ? Cái đáng sợ nhất ở con người này lại chính là ở tâm hồn bệnh hoạn. Làm chúa mà mắc phải chứng bệnh này thì vô phương cứu chữa. Hoạn quan Hoàng Công Phụ tuy làm lắm việc đáng trách, song, xây cung Thưởng Trì cho Trịnh Giang ở, kể cũng là việc đáng làm. Dương thế dẫu bụi bặm cũng khó chấp nhận nổi gương mặt bẩn thỉu của Trịnh Giang, cho nên, cho hắn ở hầm, gần gũi với địa ngục, chí lí thay. Còn như sau đó, Hoàng Công Phụ có lộng quyền, thì ấy cũng là sự thường vậy. Hoàng Công Phụ bao giờ cũng là Hoàng Công Phụ, khác đi thế nào được ? Chê Hoàng Công Phụ là kẻ tệ hại ư ? Kể cũng có phần chưa phải, bởi vì lúc ấy, triều đình chỉ là nơi dung dưỡng những kẻ đại loại như Hoàng Công Phụ đó thôi.
    Dân bao giờ cũng chỉ mong cho non nước được thái bình, vậy mà lúc này lại mong cho chóng có loạn lạc. Xót thay. Cơ đồ của họ Trịnh gây dựng mấy trăm năm, đến đây cũng chỉ còn tương tự như sức khỏe của Trịnh Giang nữa mà thôi !

  8. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  9. #25
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    Chương 27: 24 - CHÍNH SỰ THỜI CHÚA TRỊNH GIANG

    Thời chúa Trịnh Giang (1729 - 1740), chính sự rối bời đến độ đảo điên. Xin theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển 38), liệt kê ra đây ba sự kiện tiêu biểu.
    Sự kiện thứ nhất là sự kiện mua quan, bán tước :
    "(Trịnh) Giang hạ lệnh cho quan và dân, nếu ai nộp tiền thì sẽ được bổ làm quan hoặc thăng chức tước. Cả quan và dân đều cho phép được nộp tiền để xét cất nhắc như sau : Quan trong triều từ lục phẩm trở xuống, nếu nộp 600 quan sẽ được thăng chức một bậc, dân thường mà nộp 2.800 quan sẽ được bổ làm Tri phủ, nộp 1800 quan sẽ được bổ làm Tri huyện.
    Bấy giờ, (Trịnh) Giang chơi bời xa xỉ, của cải ngày một hao mòn, cho nên mua quan, bán tước, không việc gì là không làm, vì vậy mà sinh ra loạn lạc sau này" (tờ 5).
    Sự kiện thứ hai là đặt hẳn một hệ thống quan chức dành riêng cho hoạn quan, gọi là Giám Ban :
    "Theo điển lệ cũ, triều đình chỉ có hai ban là Văn và Võ. Đến đây, hoạn quan lộng quyền, cho nên (Trịnh) Giang mới lập ra Giám Ban. (Trịnh Giang) hạ lệnh : họan quan mà khảo thí, được trúng cách thì cũng sẽ được trao cho quan chức (như những người khác). Các quan đều lấy đó làm sự hổ thẹn nhưng không ai dám nói gì. Mãi đến đầu đời Cảnh Hưng (niên hiệu của vua Lê Hiển Tông, dùng từ năm 1740 đến năm 1786 - ND) mới bãi bỏ Giám Ban" (tờ 9).
    Và sự kiện thứ ba là sự kiện mạo nhận được tấn phong làm An Nam Thượng Vương :
    "(Trịnh) Giang không còn biết kiêng sợ là gì nữa, tự ý tiếm quyền, vượt cả danh phận của riêng thâ phong cho mình làm Bác Đạt Mậu Hòa Tuy Du Dụ Nghĩa Trịnh Vương.
    Bấy giờ, (Trịnh) Giang đang ngao du ở xã Quế Trạo vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh - ND), quê hương của viên hoạn quan là Hoàng Công Phụ. (Trịnh) Giang xây dựng phủ đệ để ở, xong, bí mật sai hai viên quan là Nguyễn Trác Luân (người xã Bình Lao, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, đỗ Tiến sĩ năm 1721 - ND) và Trần Văn Hoán (người xã Từ Ô, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, đỗ Tiến sĩ năm 1724 - ND), chạy ngựa trạm từ kinh sư lên, kính dâng sắc văn và ấn ti, vờ nói là của sứ thần nhà Thanh sang, phong cho (Trịnh) Giang làm An Nam Thượng Vương" (tờ 13 và 14).
    Lời bàn : Với sự kiện thứ nhất, Trịnh Giang đã làm cho guồng máy chính trị đương thời vốn đã mục ruỗng càng thêm mục ruỗng. Khi mà cả đến chức tước và học vị cũng được đem ra mua bán thì lòng ưu thời mẫn thế, trí tuệ và đạo đức... nghĩa là tất cả những gì tốt đẹp, đều phải ngậm ngùi đội nón ra đi.
    Với sự kiện thứ hai, Trịnh Giang đã chà đạp lên luân thường của thời mình, rẻ rúng hết thảy văn thần và võ tướng. Các quan đều cho việc làm này của Trịnh Giang là đáng hổ thẹn nhưng không ai dám nói gì. Bảo họ chí khí kém cỏi, không có nổi chút khẳng khái của đấng đại trượng phu cũng được, mà bảo là Trịnh Giang tàn bạo không cho phép ai được trái ý mình cũng được. Khi mà xã hội muốn hiểu sao thì hiểu, khỏi bàn cũng đủ rõ, chính sự rối bời đến mức nào.
    Với sự kiện thứ ba, Trịnh Giang đã tự cho thấy rằng không có chuyện gì hắn không làm. Trên thì thiên triều và vua, dưới thì bá quan văn võ và thần dân... tất tất đều bị coi thường và bị lừa dối. Các tác giả sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục đã phê rằng : "Muốn làm gìược, không cướp ngôi vua thì thôi, hà cớ gì phải dối trá. Đồ điên cuồng, thật đáng chê cười lắm thay."
    Ba sư kiện, một sự tình, tang thương đang len lỏi khắp mọi ngõ ngách của đời sống chính trị nước nhà thời trị vì của chúa Trịnh Giang !

  10. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  11. #26
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    Chương 28: 25 - CUỘC CHÍNH BIẾN NĂM CANH THÂN

    Năm Canh Thân (1740), một cuộc chính biến đã xảy ra tại kinh thành Thăng Long. Bấy giờ, quyền lực của nhà vua đã mất từ lâu, song, quyền lực của nhà chúa cũng có nguy cơ bị tiếm đoạt. Bởi mắc chứng bệnh kinh quý, chúa Trịnh Giang chỉ giam mình trong cung Thưởng Trì. Em của Trịnh Giang là Trịnh Doanh, tuy mang danh là đã được Trịnh Giang giao chức điều hành công việc của phủ chúa, nhưng hoạn quan Hoàng Công Phụ lại ra sức tìm cách ngăn cản, khiến cho Trịnh Doanh không sao xoay xở được. Đó là nguyên do sâu xa dẫn đến cuộc chính biến năm Canh Thân. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển 38, từ tờ 17 đến tờ 20) chép như sau :
    "(Trịnh) Doanh là người sáng suốt, tài kiêm văn võ, lại có chí quả quyết. Từ khi được mở phủ Lượng Quốc, tạm nắm giữ quyền bính, lòng người đã hướng về (Trịnh Doanh), nhưng hoạn quan Hoàng Công Phụ lại không ưa, thường kiếm cách xén bớt quyền, khiến cho (Trịnh) Doanh không thể tự mình quyết đoán được.
    Trịnh Thái phi là bà Vũ Thị (vợ của Trịnh C, mẹ của Trịnh Giang và Trịnh Doanh - ND) thấy vậy, bèn cho triệu bọn Bồi tụng là Nguyễn Quý Cảnh, lúc ấy đang kiêm giữ chức Hữu Tư giảng, vào phủ chúa, khuyên Nguyễn Quý Cảnh hãy nói với Trịnh Doanh mau đứng ra thay Trịnh Giang để kịp trừ hoạn nạn trong cung và trong phủ chúa. Lúc ấy, Nguyễn Qúy Cảnh đang chịu trọng tang ở nhà, nhân đó, ngầm ghi tên để huy động hương binh các xứ chia thành đội ngũ, rồi tìm lúc nhàn rỗi mà nói với (Trịnh) Doanh, nhưng (Trịnh) Doanh vừa khóc lóc vừa gạt đi. (Nguyễn) Quý Cảnh bèn đem việc này nói với quan Bồi tụng là Nguyễn Công Thái cùng bọn thân thần là Trịnh Đạc, Vũ Tất Thận, Nguyễn Đình Hoàn. Tất cả đều tán thành.
    Trước đó, Nguyễn Tuyển đã vùng vẫy ở mặt Đông Nam (ý chỉ cuộc khởi nghĩa nông dân do Nguyễn Tuyển lãnh đạo - ND), tin nguy cấp cứ liên tục báo về. Bè đảng của Hoàng Công Phụ là Thực Quận công (chưa rõ họ tên), trước đó đã đem quân đi tiễu trừ nhưng không sao thắng nổi. (Hoàng) Công Phụ nghĩ rằng, Nguyễn Tuyển trước kia đã từng ở trong nhà hắn, cho nên, hắn muốn tự mình thân hành đi phủ dụ, mong dẹp được Nguyễn Tuyển để lập công to với triều đình, và rồi nhân có công to sẽ dễ bề ức hiếp các quan hơn. Tương kế tựu kế, (Nguyễn) Quý Cảnh cố sức khuyên (Hoàng) Công Phụ nên chóng ra đi. (Hoàng) Công Phụ bèn đem hết quân bản bộ của mình qua sông. Kinh thành Thăng Long lúc ấy gần như trống rỗng (không có lực lượng lo việc gìn giữ).
    Bọn (Nguyễn) Quý Cảnh dùng hương binh sung vào việc bảo vệ kinh thành, rồi bàn nhau lấy ngày khai báo (ngày cất bỏ ấn tín vào hòm. niêm phong lại để nghỉ tết Nguyên đán. Ngày này thường là vào cuối tháng chạp hàng năm - ND) làm ngày họp trăm quan, quyết phò (Trịnh) Doanh lên ngôi chúa, nắm giữ lấy chính quyền của nước nhà. Nhưng, (Trịnh) Doanh nhún nhường không dám nhận. Bọn (Nguyễn) Quý Cảnh sợ rằng để muộn sẽ sinh biến, bèn đem việc này tâu lên Nhà vua. Nhà vua sai người đến dụ bảo hai ba lần, bấy giờ, Trịnh Doanh mới không từ chốữa.
    Chiều hôm ấy, bọn (Nguyễn) Quý Cảnh, (Nguyễn) Công Thái và Trương Khuông vào chầu Vua, nhưng lại chưa đến ngày làm lễ mờ bảo tỉ (tức là ngày mở hòm, lấy ấn tín ra làm việc - ND), cho nên, bọn (Nguyễn) Quý Cảnh bèn mật bàn với Tào Thái Hầu (chưa rõ họ tên) là người đang giữ chức Tư lễ giám, rằng sáng sớm hôm sau sẽ xin chỉ dụ của Nhà vua để vào lấy bảo tỉ (ấn báu của vua - ND), in vào tờ sắc văn.
    Sáng sớm hôm sau, (Trịnh) Doanh vào phủ đường, có (Nguyễn) Quý Cảnh và Trương Khuông theo hộ vệ. Bấy giờ tướng sĩ cùng thân quân các vệ Tứ Nghiêm và Tứ Kính đều cầm gươm hoặc ôm súng. Một lúc sau, Tào Thái Hầu đưa sắc văn và chỉ dụ (của Nhà vua) đến. (Nguyễn) Công Thái xướng lên rằng :
    - Có sắc mạng !
    (Trịnh) Doanh quỳ xuống tiếp nhận. Bấy giờ, có tên hoạn quan là Phan Lại Hầu (chưa rõ họ tên) đứng bên cạnh, tức giận trách móc, liền bị Trương Khuông bắt tống giam vào ngục.
    (Nguyễn) Công Thái lại khuyên, nhưng Trịnh Doanh cứ chần chừ mãi. Trương Khuông và (Nguyễn) Đình Hoàn liền phò Trịnh Doanh lên bảo toạ (chỗ ngồi dành riêng cho chúa - ND). Bọn (Nguyễn) Quý Cảnh đứng hầu hai bên. Quan Nội giám là Giáp Nguyễn Khoa liền lên lầu, nổi trống để tuyên triệu trăm quan. Lúc ấy, các hoạn quan ở cung Thưởng Trì (nơi Trịnh Giang đang ở - ND) nghe có biến động, liền đem quân đến, nhưng bọn này đều bị hương binh của (Nguyễn) Quý Cảnh đánh bại và giết hết. Trăm quan cùng nhau đến lạy mừng (Trịnh Doanh).
    Trịnh Doanh lên ngôi chúa, tôn (Trịnh) Giang làm Thái Thượng Vương, đồng thời, sai quan Bồi tụng tuyên bố lời dụ của mình ở phủ đường".
    ...(Triều đình) luận công giúp rập (Trịnh
    - Ban cho Vũ Tất Thận hai chữ công thần làm hiệu, lại cho phép dược dùng vàng để trang sức vào đai lưng, tương tự như đai của các bậc vương thân.
    - Phong cho bọn Nguyễn Công Thái, Nguyễn Quý Cảnh làm công thần suy trung và Công thần dực vận (hai hạng cao nhất trong số hai mươi bốn hạng cao của Công thần.- ND).
    - Những người còn lại được thăng thưởng cao thấp khác nhau..
    Sau đó (Trịnh Doanh) hạ lệnh cho Nguyễn Đình Hoàn đem quân đến cung Thưởng Trì, bắt giết hết đồ đảng của Hoàng Công Phụ. Khi ấy, (Hoàng) Công Phụ còn đóng quân ở Văn Giang (Hưng Yên - ND), được tin này, lo sợ quá, bèn cùng hơn mười tay chân thân tín bỏ trốn. Thực Quận công ở Thanh Lâm (ngoại thành Hà Nội - ND) cũng bỏ trốn theo. Cung cấm nhờ vậy mà được yên tĩnh.
    Thời ấy, Trịnh Giang hoang dâm vô độ, làm việc càn quấy, bọn hoạn quan thì chuyên quyền, chính sự rối loạn, khiến cho trộm cướp nổi lên khắp nơi, thiên hạ lo sợ, cứ ngờ rằng tai họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vậy mà bọn (Nguyễn) Quý Cảnh, bên trong thì nhờ có bà Vũ Thị, trên thì giả thác sắc mệnh của vua Lê, phò Trịnh Doanh lên nắm lấy chính quyền, xoay xở xếp đặt trong phút chốc, khiến cho lòng người được yên (thật đáng khen lắm).
    Khi mọi việc đã đâu vào đấy, Trinh Doanh hạ lệnh cho (Nguyễn) Quý Cảnh vào túc trực trong phủ đường để (cùng Trịnh Doanh) sớm tối sắp đặt công việc. Lúc ấy, mối loạn được cởi, thư nhàn lại đến, (Nguyễn) Quý Cảnh thật là người có công".
    Lời bàn: Sử cũ nói Trịnh Doanh là người sáng suố tài kiêm văn võ, lại có chí quả quyết... nhưng ngẫm cho kĩ thì thấy không phải như vậy. Trước đó, Trịnh Doanh đường đường là người có chức, nhưng lại không có quyền, mà không quyền chẳng qua cũng chỉ bởi hoạn quan Hoàng Công Phụ lấn át, thế thì Trịnh Doanh bất quá cũng như chỗ Hoàng Công Phụ cắt bỏ đi đó thôi. Các bậc đại thần đương thời hợp mưu quyết chí đưa Trịnh Doanh lên ngôi chúa thay cho Trịnh Giang, kể cũng như đổi nỗi khổ này lấy nỗi bất hạnh khác, vẻ vang gì cho cam !
    Hoạn quan Hoàng Công Phụ tính sai nước cờ, để đến nỗi phải hốt hoảng bỏ trốn. Mới hay, hại người cho lắm rồi thế nào cũng có lúc bị người hại, có ai thoát được lưới trời dâu.
    Sử cũ cũng nói rằng, lúc ấy, mối loạn được cởi, thư nhàn lại đến. Nguyễn Quý Cảnh thật là người có công... nhưng, lại một lần nữa, nếu ngẫm cho kĩ thì thẩy không phải như vậy. Những người bị hoạn quan Hoàng Công Phụ chèn ép thì có thể thở phào nhẹ nhõm, nhưng, những ai nặng lòng ưu thời mẫn thế thì vẫn tiếp tục đau nỗi đau chính sự rối bời.
    Trịnh Giang lúc đầu thích ở dưới đất, còn đến đây thì buộc phải ở dưới đất, cung Thưởng Trì nào có khác gì nơi giam lỏng đâu, hậu sinh cám cảnh, bèn khoanh tay rồi nhếch mép mà rằng : Thương hại thay !

  12. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  13. #27
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    Chương 29: 26 - TÙ NHÂN LÊ DUY DIÊU ĐƯỢC...TÔN LÊN NGÔI VUA!

    Chỉ mấy tháng sau khi được tôn lên ngôi chúa, Trịnh Doanh đã kiếm cách bắt vua Lê Ý Tông (1735 - 1740) phải từ bỏ ngai vàng. Người được chọn làm vua thay cho Lê Ý Tông là Lê Duy Diêu, lúc ấy đang là ... tù nhân !
    Lê Duy Diêu là con trưởng của vua Lê Thuần Tông (1732 - 1735), là cháu gọi vua Lê Ý Tông bằng chú ruột. Thời chúa Trịnh Giang, do cớ chú ruột là Lê Duy Mật tổ chức khởi nghĩa chống họ Trịnh, cho nên, Lê Duy Diêu bị nghi ngờ rồi bị cầm tù. Khi được tôn lên ngôi chúa, để ra oai với thiên hạ, Trịnh Doanh liền đưa Lê Duy Diêu lên ngôi, đó là Lê Hiển Tông (1740 - 1786). Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển 38, tờ 32) chép về sự kiện này như sau :
    "( Lê ) Duy Diêu là con trưởng của Thuần Tông và là cháu của vua (Lê Ý Tông - ND), râu rồng, mắt phượng. Là con trưởng (của vua Thuần Tông), lẽ ra, Lê Duy Diêu đã được lập làm vua từ trước. nhưng vì (Lê Duy Diêu) có chú ruột là (Lê) Duy Mật khởi binh (chống họ Trịnh) cho nên bị Trịnh Giang truất quyền kế vị và bị giam cầm đã lâu.
    Khi lên ngôi chúa, Trịnh Doanh mật sai người đưa (Lê) Duy Diêu đến ở nhả Bính Quận công Vũ Tất Thận, nhưng (Vũ) Tất Thận lại không biết trước việc này. Một đêm (Vũ Tất Thận) nằm mơ thấy một người ra dáng kẻ cả vào nhà, có cờ quạt và nhã nhạc, nghi trượng y như một vị thiên tử thời thái bình. Thế rồi đến sáng hôm sau thì thấy (Lê) Duy Diêu đến. (Vũ) Tất Thận bèn đem việc này nói với (Trịnh) Doanh. (Trịnh) Doanh cũng muốn cậy nhờ phúc đức của (Lê) Duy Diêu, nên nhân đó, bàn với các đại thần tôn (Lê Duy Diêu) lên ngôi vua, và xin Nhà vua (là Lê Ý Tông) hãy nhường ngôi cho (Lê) Duy Diêu. Chiếu truyền ngôi của Lê Ý Tông có đoạn :
    - Những nghĩ bọn ngu muội và gian ngoan vẫn còn quấy rối khắp nơi, nay muốn cho kinh kì được yên, bốn biển được tĩnh, bèn theo lẽ chính đáng mà suy tôn người đích trưởng, trước là để lo sự kính trọng tông thống, sau là để thuận theo lòng dân.
    Tờ chiếu ban ra, ai ai cũng vui vẻ.
    Sau khi nhường ngôi, Thượng hoàng ra ở điện Kiến Thọ, số (th uế) do các xã dân cung phụng, chuẩn cho được lấy một phần ba so với phần được hưởng khi còn làm vua".
    Lời bàn : Sử cũ tả Lê Duy Diêu (tức vua Lê Hiển Tông sau này) có râu rồng mắt phương, kể cũng lạ đời. Lê Duy Diêu sinh năm 1717, lên ngôi lúc mới hai mươi ba tuổi mà đã có râu rồng, ắt là bởi kiếp tù đày đã làm cho Nhà vua già trước tuổi đó thôi. Còn như mắt phượng là cặp mắt nhân từ pha lẫn chút ngơ ngác, có lẽ cũng là quà tặng tự nhiên của cuộc đời ba chìm bảy nổi. Không thấy sử tả gì về tâm can và trí tuệ của Nhà vua như từng tả đối với bao vị vua khác. Hay là bởi những thứ đó, có cũng như không !
    Đưa tù nhân Lê Duy Diêu lên ngôi, hẳn là Trịnh Doanh muốn nói, ta coi ngai vua chẳng khác một mảnh đất trống, cho ai ngồi vào là kẻ ấy được ngồi. Lời cẩn án của các tác giả sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục về sự kiện này, quả là rất xác đáng :
    "Triều Lê, từ khi họ Trịnh làm việc bạo nghịch là giết vua, tính đến đây đã được sáu đời. Tất cả đều cùng một duộc, bắt chước thói xấu của nhau, lấn lướt hết mọi quyền bính của nhà vua. Lấy nghĩa lớn của Kinh Xuân Thu mà xét, tất nhiên, bọn chúng phải chịu tội búa rìu. Trịnh Doanh muốn nương nhờ phúc đức của vua Lê Hiển Tông, đã biết tôn lập, thế mà lại còn tác oai tác quái, tự nắm lấy hết quyền bính trong nước. Truyền thêm một đời nữa, đến con hắn là Trịnh Sâm cũng bắt chước theo, chuyên quyền áp bức vua Lê còn tệ hơn nữa. Sấm ngữ có câu Lê bại Trịnh vong (nhà Lê mà mất thì họ Trịnh cũng mất theo). Sự thể thật vô phương cứu chữa. Vậy thì, những kẻ giả thác danh nghĩa, chẳng nên lấy đó làm gương để răn mình hay sao ? (Quyển 38, tờ 33).
    Chúa chuẩn lương cho vua đã là một sự lạ. Chúa chuẩn lương cho Thượng hoàng chỉ bằng một phần ba khi còn làm vua là hai sự lạ. Chuyện cười ra nước mắt là đấy chăng ?

  14. #28
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    Chương 30: 27 - NGUYỄN QUÝ CẢNH BỊ GIẾT HỤT

    Thái tử lúc sắp được nối ngôi vua, được cho ra Đông Cung để tập xử việc hoặc giả là Thế tử lúc sắp được nối ngôi chúa, được cho ra ở phủ đệ riêng để làm quen với quốc gia đại sự, thì đều được gọi chung là Tiềm để. Các quan lo giúp việc cho Đông Cung Thái tử hay Thế tử, vì thế cũng được gọi là quan Tiềm để. Theo cách gọi đó, Nguyễn Quý Cảnh vốn là quan Tiềm để của Trịnh Doanh. Trước là quan Tiềm để, sau lại là người có công phò tá, đưa Trịnh Doanh lên ngôi chúa ngay khi chúa Trịnh Giang còn sống, Nguyễn Quý Cảnh rất được Trịnh Doanh tin dùng. Từ năm 1740, Trịnh Doanh hạ lệnh cho Nguyễn Quý Cảnh vào túc trực trong phủ chúa để cùng với Trịnh Doanh ngày ngày xét đoán công việc. Sự sủng ái mà Nguyễn Quý Cảnh được hưởng, đương thời thật không ai sánh kịp.
    Tuy nhiên, do quá say sưa vinh danh và ân thưởng của nhà chúa, Nguyễn Quý Cảnh cũng đã có lúc thiếu tỉnh táo, chỉ chút xíữa là bị kiêu binh giết chết. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển 39, tờ 8) chép rằng :
    "Là bề tôi của Trịnh Doanh hồi còn Tiềm để, (Nguyễn) Quý Cảnh rất được Trịnh Doanh thân yêu và tin dùng. Bấy giờ, nhà nước có quá nhiều việc nguy cấp phải lo nên buộc phải dùng bọn ưu binh đi đánh dẹp luôn. Triều đình đã dùng quan tước để thưởng công cho họ, các chức từ Thập trưởng trở lên đều được ban cho sắc mệnh cả. Bọn ưu binh vì thế mà sinh ra kiêu ngạo. Bọn không được dự vào hàng có công đánh đẹp thì xin tính số xã (mà chúng được thu thuế làm bổng lộc) để làm căn cứ mà ban cho chức phẩm. (Nguyễn) Quý Cảnh lấy cớ là việc này trái với thể lệ chung nên bác bỏ lời xin của ưu binh. Chúng nổi giận, mắng chửi (Nguyễn) Quý Cảnh rằng :
    - Như Hương cống (tức Cử nhân, học vị của Nguyễn Quý Cảnh) mà lên làm đến chức Thượng thư, thử hỏi là theo thể lệ nào ?
    Nói rồi, chúng bèn kéo nhau đến phá nhà (Nguyễn) Quý Cảnh, lùng bắt để giết (Nguyễn) Quý Cảnh, nhưng (Nguyễn) Quý Cảnh đã chạy vội vào được trong phủ chúa và thoát nạn.
    Trịnh Doanh giữ (Nguyễn) Quý Cảnh ở trong phủ chúa rồi ra lệnh tra xét, bắt giết bọn cầm đầu làm loạn, bọn còn lại thì buộc phải theo khuôn phép, cấm đoán rất nghiêm. Nhưng, bọn ưu binh kiêu ngạo, hung hãn đã thành thói quen, rốt cuộc vẫn không sao kiềm chế nổi".
    Lời bàn : Ưu binh dám làm chuyện động trời, đã phá nát tư dinh lại còn lùng bắt để giết chết Nguyễn Quý Cảnh, tuy là không ai cổ vũ cho việc làm này, song bắt những người lính võ biền xử s như một đấng đại trượng phu, ấy cũng là điều không thể vậy.
    Ưu binh làm rối loạn kỉ cương và phép nước chăng ? Hẳn nhiên là quả có vậy, nhưng trách cứ riêng họ mà làm sao được ? Lời họ nói thật là chí lí : như Nguyễn Quý Cảnh, chỉ có mỗi một mảnh bằng Cử nhân mà ngang nhiên leo lên đến hàng Thượng thư, quyền trên cả bao vị đại khoa lừng danh khác, thì những người lính như họ nếu có xử việc sai với thể lệ, thì cũng có gì là lạ đâu.
    Nguyễn Quý Cảnh bị giết hụt, thoạt xem cứ tưởng bởi bàn tay ngang ngược của ưu binh, nhưng nhìn cho kĩ mới thấy trăm sự đều do chính sự rối bời của thời loạn. Mà cội rễ của sự rối bời này lại nằm ngay trong chính phủ chúa đó thôi.

  15. #29
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    Chương 31: 28 - HOẠN QUAN HOÀNG NGŨ PHÚC ĐÃ BẮT ĐÂU LÀM TƯỚNG NHƯ THẾ NÀO?

    Hoàng Ngũ Phúc người xã Phụng Công, huyện Yên Dũng, nay thuộc Bắc Giang, sinh năm nào không rõ, chỉ biết khi mất (năm 1775), ông đã là một lão tướng.
    Hoàng Ngũ Phúc xuất thân là hoạn quan, từng được phong tới chức Tả Thiếu giám. Từ tháng hai năm Quý Hợi (1743), ông được chúa Trịnh Doanh (1740 - 1767.) cử làm tướng. Đời võ nghiệp của Hoàng Ngũ Phúc bắt đầu kể từ đó. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển 39, tờ 28 và 29
    "(Hoàng) Ngũ Phúc là người giàu mưu kế nhưng lại xuất thân từ hoạn quan. Trước đó, hắn là Tả Thiếu giám, được sung chức Nội sai ở Hình Phiên. Bấy giờ, vì thấy triều đình luôn phải điều quân đi đánh dẹp, (Hoàng Ngũ Phúc) bèn dâng (Chúa) mười hai điều về binh pháp, được chúa Trịnh Doanh cho đem áp dụng, nhân đấy (Chúa) cho thống lãnh kì binh đạo Hải Dương, cùng với quan Thống tướng Chánh dạo là Hoàng Công Kỳ, cùng đi tiễu trừ Nguyễn Hữu Cầu ở Đồ Sơn.
    Khi mới nghe mệnh Chúa, (Hoàng) Ngũ Phúc rất lấy làm lo lắng, vì chưa từng tham gia chiến trận bao giờ. (Thấy vậy), có người khách khuyên rằng :
    - Hãy mau vay nhà nước một vạn quan tiền để mộ lấy những bậc tráng sĩ mà dùng.
    ( Hoàng) Ngũ Phúc nói :
    - Bây giờ mà vay tiền công, ngày sau ắt phải trả, hỏi lấy tiền đâu mà trả được ?
    Người khách nói :
    - Tục ngữ có câu Tướng vô tài, sĩ bất lai (nghĩa là người làm tướng mà không chút của cải thì dũng sĩ chẳng tìm đến bao giờ). Nếu như ông thật lòng muốn theo mưu kế của tôi thì tráng sĩ sẽ hết sức báo đáp cho ông, quyết đánh tan kẻ địch, từ đấy ắt sẽ sang giàu, ngại gì món nợ một vạn quan ? Còn nếu như lỡ mà gặp sự chẳng lành thì ai mà nỡ trách cứ món nợ này nữa ?
    ( Hoàng) Ngũ Phúc cho là phải, bèn theo lời, do đấy về sau, (Hoàng) Ngũ Phúc cậy nhờ sĩ tốt, lập được công to, trở thành viên tướng lừng danh một thời".
    Lời bàn : Thời ấy kẻ được đào tạo một cách bài bản, nhưng, bất tài vẫn hoàn bất tài, cho nên, nặng lời trách cứ chư vị tướng quân đương thời cũng được mà than cho việc đào tạo bấy giờ hủ lậu quá mức cũng được.
    Tất nhiên, đặt trong bối cảnh đó, hoạn quan Hoàng Ngũ Phúc thực sự là người có tài, chí ít là cũng đủ để dạy thêm cho các bậc Tạo sĩ (tức Tiến sĩ hàng võ), cái mà họ tưởng là họ đã nhất thiên hạ. Mười hai điều binh pháp của hoạn quan Hoàng Ngũ Phúc, kể cũng đủ dùng cho tướng sĩ thời chúa Trịnh Doanh. Thương hại thay !
    Khách của Hoàng Ngũ Phúc kể cùng là người tài. Hắn nhanh trí nghĩ ngay ra trò mượn danh nghĩa của tướng quân họ Hoàng để vay của công mà chiêu mộ tráng sĩ, đó là một lần tài. Chỉ cho tướng quân họ Hoàng cách dùng quyền chức để mở lối vào chốn vinh thân phì gia, lấy của nhà dân mà trả cho nhà nước, đó là hai lần tài. Cuối cùng, hắn cả gan chỉ cho tướng quân họ Hoàng biết rằng, giữa thời loạn lạc, nếu có mệnh hệ nào thì cũng chẳng ai nỡ đào mồ của tướng quân lên mà đòi nợ. Đó là ba lần tài. Có điều xin tạo hóa chớ làm trò trớ trêu, đừng sinh ra những người tài đại loại như thế nữa để sinh linh con đỏ còn được yên phận mà làm ăn.

  16. #30
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    Chương 32: 29 - NGÔI VƯƠNG ĐẦU TIÊN CỦA XỨ ĐÀNG TRONG

    Sách Đại Nam thực lục (Tiền biên, quyển 10
    "Giáp Tí, năm thứ sáu (tức năm 1744 - ND), mùa hạ, tháng tư. Bấy giờ, nhân thấy có cây sung nở hoa, ai cũng cho là điềm tốt, cho nên, bọn bề tôi là Nguyễn Đăng Thịnh dâng tờ biểu, xin Chúa lên ngôi vương. Tờ biểu ấy, đại lược nói rằng : Buổi đầu đổi mới, trước phải cần chính danh; Tích đức đã trăm năm, tất phải sửa lễ nhạc; Ôi, nghiệp bá vững bền, phía đông nam cờ vàng xuất hiện; Ngôi vương xa thấy, Bắc phương kia ấn ngọc hiện rồi. Nay, bọn bề tôi xin sắp hàng mà tâu rõ : Các vì sao đã chầu về Tử Vi, mặt trời đã đi vào Hoàng Đạo. Xưa, chỉ bảy mươi dặm mà (nhà Thương) cũng dựng nên nền huyền điểu, giờ đây, lẽ đâu đã có những ba ngàn dặm dư đồ mà vẫn cam giữ phận hàn khê ?
    Chúa nhún nhường không chịu nhận. Bọn bề tôi phải nài xin đến hai ba lần, Chúa mới nghe theo. Ngày Canh Tuất (tức ngày 13 tháng 4 năm 1744 - ND) đúc xong ấn Quốc Vương. Trước kia, khi cần bổ dụng quan lại. Chúa chỉ dùng hai chữ Thị phó, phía dưới đóng dấu kiềm, ghi bốn chữ Thái phó Quốc công và dùng ấn Tổng trấn Tướng quân để đóng.
    Ngày Kỉ Mùi (tức ngày 12 tháng 4 năm 1744 - ND), Chúa lên ngôi vương ở phủ Phú Xuân, xuống chiếu đại xá toàn cõi".
    Sách trên cũng chép lại tờ chiếu đại xá lúc lên ngôi vương của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Sau khi dẫn đủ điển xưa tích cũ, phần kết của tờ chiếu có đoạn như sau :
    "Thầm nghĩ, nước chưa thống nhất, giặc dã chưa dẹp xong, ta vẫn gắng noi gương tiên thế. Chẳng ngờ, người người đồng tâm, thần lại báo điềm tốt, tất cả ân cần thúc giục ta xưng vương. Vừa rồi, trên dưới đều tin, thứ lớp rành mạch. Như theo hào bốn quẻ Kiền thì thấy rõ tượng rồng nhưng còn khiêm tốn chờ thời đó thôi; Như theo hào ba quẻ Khôn thì thấy ngay hình ngựa tốt đi nhanh, nên ai cũng mọt lòng giúp rập. Mặc dầu đã thoái thác đến ba bốn lần, vẫn khó ngăn được nguyện vọng của thần dân, nên ta buộc phải thuận theo ý chúng. Cho nên, ngày 12 tháng 4 năm nay (tức năm 1744 - ND), ta lên ngôi vương, đại xá thiên hạ, cốt làm sáng thêm đức lớn của tám đời (chỉ tám đời chúa Nguyễn trước Nguyễn Phúc Khoát - ND), để tỏ lòng thương dân khắp cõi. Mong sao thần dân, ai ai cũng được thấm nhuần mĩ hóa".
    Từ đó trở đi, chúa Nguyễn Phúc Khoát quy định : tất cả văn thư dâng lên chúa đều phải dùng chữ tấu, văn kiện đối nội thì vẫn dùng niên hiệu của vua Lê, nhưng tất cả công văn trao đổi với các nước bị xứ Đàng Trong coi là phiên thuộc, chúa Nguyễn xưng là Thiên Vương.
    Lời bàn : Trước đó, nước đã có vua Lê lại còn có thêm chúa Trịnh, thế là một lần thừa, thế cuộc đẩy đưa, nước lại có thêm chúa Nguyễn nữa, vậy là hai lần thừa. Trong một sự thừa, không có gì đáng sợ bằng việc thừa... chúa. Ôi, tạo hóa trớ trêu, giá đấng cao xanh có con mắt tỏ tường, ban phép lạ cho dân tình đói khổ thời ấy, có thừa... vài củ khoai có phải hơn không ?
    Đã ở ngôi chúa rồi thì xưng gì cũng vậy mà thôi. Chúa Nguyễn không muốn kém chúa Trịnh về phẩm tước, đó là sự thường. Cũng có người nói rằng, chúa Nguyễn xưng vương là có ý chia cắt đất nước một cách lâu dài. Lời ấy, quả là có khiên cưỡng. Bấy giờ, đã có ai đáng mặt đại diện cho ý chí thống nhất đâu ? Vả chăng, phê phán chúa Nguyễn mà bỏ qua những hành vi tương tự của vua Lê và của cả chúa Trịnh là điều không công bằng.
    Đọc tờ chiếu đại xá của Nguyễn Phúc Khoát mà thương thay cho thân phận dân đen thuở nào. Các đấng chăn dân sao mà khôn ngoan quá thể, khi cần che lấp hành vi đáng chê cười của mình, chỉ cần nói : đó là ý dân !

  17. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề
Trang 3/6 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình