+ Trả lời chủ đề
Trang 1/2 1 2 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 11

Chủ đề: Mời các bạn xem :Trận Bạch Đằng (1288)

  1. #1
    Avatar của thugiangvu
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thugiangvu đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011
    Đến từ : Xứ Càna

    Bài gửi : 6.684
    Thanks
    52.571
    Thanked 40.105 Times in 6.497 Posts
    Blog Entries
    1

    Mời các bạn xem :Trận Bạch Đằng (1288)

    Trận Bạch Đằng (1288)

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Đối với các định nghĩa khác, xem Trận Bạch Đằng.
    Trận Bạch Đằng (1288)
    Một phần của Kháng chiến chống Nguyên lần ba
    Trận Bạch Đằng 1288.png
    Chiến thắng của Quân đội Đại Việt năm 1288 trên sông Bạch Đằng
    .
    Thời gian 1288
    Địa điểm Sông Bạch Đằng, Đại Việt
    Kết quả Quân đội Đại Việt đại thắng, nền độc lập của Đại Việt được bảo toàn.[1]
    Tham chiến
    Flag of Tran Dynasty.png Nhà Trần (Đại Việt) Flag of the Mongol Empire 2.svg Nhà Nguyên
    Chỉ huy
    Flag of Tran Dynasty.png Trần Thánh Tông
    Flag of Tran Dynasty.png Trần Nhân Tông
    Flag of Tran Dynasty.png Trần Hưng Đạo Flag of the Mongol Empire 2.svg Ô Mã Nhi Đầu hàng
    Flag of the Mongol Empire 2.svg Phàn Tiếp Đầu hàng
    Flag of the Mongol Empire 2.svg Trương Văn Hổ[2]
    Lực lượng
    hơn 50.000 [cần dẫn nguồn] hơn 80.000 [cần dẫn nguồn]
    Tổn thất
    4.000-4.500 người chết [cần dẫn nguồn] 80.000 người chết và bị thương
    Hàng trăm tàu chiến bị chìm, hơn 400 tàu chiến bị bắt giữ
    Các tướng Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp bị bắt sống [3],[cần số trang][2]
    .
    Trận Bạch Đằng năm 1288 xảy ra trên sông Bạch Đằng thuộc đất Đại Việt, là một trận đánh quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông trong lịch sử Việt Nam.

    Đây là chiến thắng vẻ vang của quân Đại Việt do Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo cùng với Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông chỉ huy trước quân xâm lược Nguyên Mông. Quân Nguyên bị thiệt hại vô cùng nặng (với khoảng hơn 4 vạn quân sĩ bị loại khỏi vòng chiến[1]),
    và nhiều tướng Nguyên trong đó có cả Ô Mã Nhi, Phạm Nhàn[4] và Phàn Tiếp cũng bị bắt sống và dâng lên Thượng hoàng Thánh Tông. Ngoài ra, có những 400 chiến thuyền của quân Nguyên rơi vào tay quân Trần thắng lớn.[2] Đại thắng trên sông Bạch Đằng được xem là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, và là thắng lợi tiêu biểu nhất của Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông.[5]

    Đại thắng này là một chiến quả của kế cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Hưng Đạo Vương, mở đầu với việc quân sĩ của ông lừa được địch vào trận địa cọc nhân triều rút. Quân Nguyên vấp phải sự chiến đấu mãnh liệt của quân Thánh Dực dưới quyền Nguyễn Khoái (Bình chương Áo Lỗ Xích của Nguyên Mông bị bắt trong trận này), tiếp theo đó các vua Trần đem binh tới ác chiến, đập tan nát quân Nguyên. Tiếp theo đó, quân Trần mai phục hai bên cũng dũng vũ xông ra, tiếp tục diệt tan quân địch. Khi nước triều rút, quân Nguyên hoàn toàn lâm vào thảm họa.

    [1][2] Với sự hoàn tất sứ mệnh phá hủy đoàn binh thuyền của Ô Mã Nhi, toàn thắng này dẫn đến thắng lợi hoàn toàn của Đại Việt trong cuộc Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 3 và hoàn toàn phá tan âm mưu xâm chiếm Đại Việt của nhà Nguyên.[1] Chiến tích vẻ vang này của Trần Hưng Đạo cùng với hai vị minh quân triều Trần đã lưu danh trong lịch sử Việt Nam,

    và là đề tài cho nhiều tác phẩm văn học Việt Nam thời Trung đại, dưới ngòi bút của các danh sĩ Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi,...[4][6] Trương Hán Siêu đã thuật lại diễn biến cuộc chiến này trong bài "Phú sông Bạch Đằng" như sau: "Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói/[...]/Trận đánh được thua chửa phân/Chiến lũy bắc nam chống đối/[...]/Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối/Những tưởng gieo roi một lần/Quét sạch Nam bang bốn cõi/[...]/Trời cũng chiều người/Hung đồ hết lối!"

    Mục lục [ẩn]
    1 Kế hoạch rút quân của quân Nguyên
    2 Bố trí quân Trần
    3 Diễn biến trận đánh
    4 Kết cục
    5 Ý kiến khác về Ghềnh Cốc
    6 Đâu là bãi cọc chính của trận Bạch Đằng 1288?
    7 Giả thuyết khác về bãi cọc
    8 Trong thi ca
    9 Xem thêm
    10 Tham khảo
    11 Chú thích
    Kế hoạch rút quân của quân Nguyên[sửa | sửa mã nguồn]
    Vào năm 1287, nhà Nguyên mở đầu cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ ba, nhưng chỉ chiếm được kinh thành Thăng Long không một bóng người, và thủy quân Đại Việt do Phó tướng Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư chỉ huy đã đánh tan nát đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ trong trận Vân Đồn.[1] Trước tình hình bất lợi, quân Nguyên định tổ chức rút về Trung Quốc theo nhiều hướng khác nhau. Ngày 3 tháng 3 năm Mậu Tí (1288), Hữu thừa Trình Bằng Phi, Thiên tỉnh Đạt Mộc thống lĩnh kị binh đi đón các cánh quân di chuyển bằng đường thủy (đoàn thuyền của Trương Văn Hổ).

    Tuy nhiên khi qua chợ Đông-Hồ thì bị dòng sông chắn ngang, phải quay lại, nhưng cầu cống đã bị quân nhà Trần bám theo sau phá hủy. Quân Nguyên rơi vào thế nguy, trước mặt thì bị quân Trần chặn đường, sau lưng là chướng ngại thiên nhiên. Tuy nhiên quân Nguyên do tra hỏi những tù binh nên đã tìm được đường thoát, nửa đêm hôm đó cánh quân này đột phá vòng vây chạy trốn theo con đường khác, phối hợp với một cánh quân Nguyên đang rút lui để cùng nhau ra khỏi ải Nội Bàng. Tuy bị bất ngờ bởi sự thay đổi lộ trình của quân Nguyên, quân đội nhà Trần đuổi theo đánh rất sát vào cánh quân đoạn hậu. Tướng Nguyên là Vạn hộ Đáp Thứ Xích và Lưu Thế Anh phải dẫn quân quay trở lại phía sau đối phó với quân Trần, sau một trận giao chiến bắt được và giết các tướng Trần chỉ huy toán quân tập kích là các tướng Phạm Trù và Nguyễn Kị.

    Ngày 7 tháng 3 năm Mậu Tý (8 tháng 4 năm 1288), cánh quân Mông Cổ rút bằng đường thủy đi tới Trúc Động, tại đây họ bị quân nhà Trần chặn đánh, nhưng tướng Nguyên là Lư Khuê chỉ huy quân này đánh lui quân nhà Trần và chiếm được 20 thuyền chiến.

    Ngày 8 tháng 3 (9 tháng 4 năm 1288), Ô Mã Nhi không cho quân rút về bằng đường biển mà đi theo sông Bạch Đằng, vì tính rằng đường biển đã bị thủy quân nhà Trần vây chặt thì phòng bị đường sông có thể sơ hở, hơn nữa sông Bạch Đằng nối liền với nội địa Trung Quốc bằng thủy lộ, thuận lợi cho việc rút lui.

    Bố trí quân Trần[sửa | sửa mã nguồn]
    Năm 1288, sau khi rút lui khỏi kinh đô Thăng Long, Trần Hưng Đạo đã quyết định đánh một trận lớn chống quân Mông Cổ xâm lược đi vào Đại Việt thông qua sông Bạch Đằng. Sông Bạch Đằng trước đó cũng là một địa danh lịch sử khi Ngô Quyền đã từng đánh thắng quân Nam Hán trong năm 938, kết thúc gần 1000 năm Bắc thuộc. Trần Hưng Đạo đã nghiên cứu kỹ lưỡng quy luật thủy triều của con sông này để vạch ra thế trận cọc để mai phục quân Mông Nguyên

    Trần Hưng Ðạo chỉ huy quân dân Đại Việt chuẩn bị một trận địa mai phục lớn trên sông Bạch Ðằng, là nơi đoàn thuyền của quân Nguyên sẽ phải đi qua trên đường rút chạy. Các loại gỗ lim, gỗ táu đã được đốn ngã trên rừng kéo về bờ sông và được đẽo nhọn cắm xuống lòng sông ở các cửa dẫn ra biển như sông Rút, sông Chanh, sông Kênh làm thành những bãi chông ngầm lớn, kín đáo dưới mặt nước. Ghềnh Cốc là một dải đá ngầm nằm bắt ngang qua sông Bạch Ðằng nhưng phía dưới sông Chanh, đầu sông Kênh, có thể sử dụng làm nơi mai phục quân lính phối hợp với bãi chông ngầm nhằm ngăn chận thuyền địch khi nước rút xuống thấp.

    Thủy quân Đại Việt bí mật mai phục phía sau Ghềnh Cốc, Ðồng Cốc, Phong Cốc, sông Khoai, sông Thái, sông Gia Ðước, Ðiền Công, còn bộ binh bố trí ở Quảng Yên, dọc theo bờ bên trái sông Bạch Ðằng, Tràng Kênh ở bờ bên phải sông Bạch Ðằng, núi Ðá Vôi..., ngoại trừ sông Ðá Bạc là để trống cho quân Nguyên kéo vào. Ðại quân của hai vua đóng quân ở Hiệp Môn (Kinh Môn, Hải Dương) trong tư thế sẵn sàng lâm trận cho chiến trường quyết liệt sắp xảy ra.

    Diễn biến trận đánh[sửa | sửa mã nguồn]
    Khi Ô Mã Nhi dẫn đoàn thuyền tiến vào sông Bạch Đằng nhân lúc nước lớn, thủy quân nhà Trần tràn ra giao chiến, rồi giả thua chạy vào sâu bên trong. Ô Mã Nhi trúng kế khích tướng nên thúc quân ra nghênh chiến, các tướng Phàn Tham Chính, Hoạch Phong cũng ra tiếp ứng. Khi thuyền quân Nguyên đã vào sâu bên trong sông Bạch Đằng, tướng Nguyễn Khoái dẫn các quân Thánh Dực ra khiêu chiến và nhử quân Nguyên tiến sâu vào khúc sông đã đóng cọc, trong khi quân Trần đợi cho thủy triều xuống mới quay thuyền lại và đánh thẳng vào đội hình địch. Bình chương Áo Lỗ Xích của Nguyên Mông đã bị bắt sống trong cuộc chiến đấu quyết liệt của quân Thánh Dực.[2]

    Thủy quân Đại Việt từ Hải Đông - Vân Trà từ các phía Điền Công, Gia Đước, sông Thái, sông Giá nhanh chóng tiến ra sông Bạch Đằng, với hàng trăm chiến thuyền cùng quân lính các lộ dàn ra trên sông và dựa vào Ghềnh Cốc thành một dải thuyền chặn đầu thuyền địch ngang trên sông. Trong lúc thủy chiến đang diễn ra dữ dội thì đoàn chiến thuyền của hai vua Trần đóng ở vùng Hiệp Sơn (Kinh Môn, Hải Dương) bên bờ sông Giáp (sông Kinh Thầy, vùng Kinh Môn, Hải Dương) làm nhiệm vụ đánh cầm chừng và cản bước tiến của địch, cũng tấn công từ phía sau khiến quân Nguyên càng lúng túng và tổn thất rất nặng. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, "nước sông do vậy đỏ ngầu cả"[2]. Bị bất lợi hoàn toàn, rất nhiều thuyền chiến của quân Nguyên bị cháy rụi[1]. Bị tấn công tới tấp trên sông, một số cánh quân Nguyên bỏ thuyền chạy lên bờ sông bên trái của Yên Hưng để tìm đường trốn thoát, nhưng vừa lên tới bờ họ lại rơi vào ổ phục kích của quân Trần, bị chặn đánh kịch liệt.

    Trời về chiều khi giao tranh sắp kết thúc, Ô Mã Nhi cùng với binh lính dưới quyền chống cự tuyệt vọng trước sự tấn công của quân Trần, vì quân Nguyên của Thoát Hoan không tới cứu viện, nên đạo quân này hoàn toàn bị quân Trần tiêu diệt. Theo Nguyên sử, truyện của Phàn Tiếp chép rằng kịch chiến xảy ra từ giờ mão đến giờ dậu, tức là từ sáng kéo dài đến chiều tối mới kết thúc. Nguyên Sử có chép về tướng Nguyên Phàn Tiếp: "Tiếp cùng Ô Mã Nhi đem quân thủy trở về, bị giặc đón chặn. Triều sông Bạch Đằng xuống, thuyền Tiếp mắc cạn. Thuyền giặc dồn về nhiều, tên bắn như mưa. Tiếp hết sức đánh từ giờ mão đến giờ dậu. Tiếp bị thương, rớt xuống nước. Giặc móc lên bắt, dùng thuốc độc giết".

    Bia Lý Thiên Hựu cũng chép: "Tháng ba, đến cảng Bạch Đằng, người Giao chắn chiến hạm ngang sông để chống cự quân ta, đến lúc nước triều rút, thuyền không tiến được, quân tan vỡ…".[7] Lý Thiên Hựu là 1 viên tướng Nguyên cũng tham gia trận Bạch Đằng.

    Kết cục[sửa | sửa mã nguồn]
    Quân nhà Trần đại thắng, bắt được hơn 400 chiến thuyền, tướng Đỗ Hành bắt được tướng Nguyên là Tích Lệ Cơ và Ô Mã Nhi dâng lên Thượng hoàng Trần Thánh Tông. Thượng hoàng đã vui vẻ hậu đãi những viên bại tướng này.[2] Khoảng hơn 4 vạn tướng sĩ Nguyên Mông đã bị loại ra khỏi vòng chiến[1].

    Tướng Nguyên là Phàn Tiếp bị bắt sống, rồi bị bệnh chết, trong khi một bại tướng khác là Phạm Nhan thì đã bị Trần Quốc Tuấn cho trảm quyết.[1] Cánh thủy quân của quân Nguyên hoàn toàn bị tiêu diệt. Chiến thắng vinh quang của quân Đại Việt trong trận sông Bạch Đằng năm 1288 được xem là một trận đánh hủy diệt và thủy chiến lớn nhất trong lịch sử kháng chiến của dân tộc Việt Nam, và cũng được xem là thắng lợi tiêu biểu nhất của quân Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông, dẫn đến chấm dứt thắng lợi cho Đại Việt trong cuộc Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần thứ ba.

    [1][5]

    Mặc dầu về sau này, "Giao Chỉ" hãy còn "ngứa ngáy trong tim Hốt Tất Liệt", đại thắng của Quân đội Đại Việt trong trận sông Bạch Đằng không chỉ hoàn tất mục đích đập vỡ đoàn binh thuyền của Ô Mã Nhi, mà còn hoàn toàn phá vỡ âm mưu xâm lược Đại Việt, và qua đó Đế quốc Mông Cổ không thể nào làm chủ cả Đông Nam Á.[1]

  2. 7 Thành viên dưới đây cảm ơn thugiangvu vì bài viết hữu ích này


  3. #2
    Avatar của thugiangvu
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thugiangvu đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011
    Đến từ : Xứ Càna

    Bài gửi : 6.684
    Thanks
    52.571
    Thanked 40.105 Times in 6.497 Posts
    Blog Entries
    1

  4. 6 Thành viên dưới đây cảm ơn thugiangvu vì bài viết hữu ích này


  5. #3
    Bạn Thâm Giao
    Hiện Đang :    Nguyễn Ích Thông đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2016

    Tuổi: 70
    Bài gửi : 238
    Thanks
    2.209
    Thanked 1.320 Times in 236 Posts
    Blog Entries
    2
    Hoan hô THU GIANG giỏi quá.Mai mời đọc đoạn Sát Thát trên sông Bạch Đằng . Anh NIT

    Bạch Ðằng hải khẩu
    Sóc phong xuy hải khí lăng lăng,
    Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Ðằng.
    Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc,
    Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng.
    Quan hà bách nhị do thiên thiết,
    Hào kiệt công danh thử địa tằng.
    Vãng sự hồi đầu ta dĩ hĩ,
    Lâm lưu phủ ảnh ý nan thăng.

    Dịch nghĩa
    Cửa biển lồng lộng, gió bấc thổi băng băng;
    Buồm thơ nhẹ lướt qua sông Bạch Ðằng.
    Nhìn núi từng khúc, như cá mập, cá sấu bị chặt từng đoạn,
    Nhìn bờ từng lớp, như giáo, kích, gươm, đao bị gãy chìm.
    Cảnh núi sông hiểm yếu, tạo ra cái thế "lấy ít địch nhiều",
    Ðây là nơi hào kiệt từng lập nên công danh oanh liệt.
    Việc xưa nghĩ lại, ôi tất cả đã qua rồi!
    Tới đây viếng cảnh, nỗi lòng sao biết nên chăng?


    Bài dịch:
    Biển rung, gió bấc thế bừng bừng,
    Nhẹ cất buồm thơ lướt Bạch Ðằng.
    Kình ngạc băm vằm non mấy khúc,
    Giáo gươm chìm gãy bãi bao tầng.
    Quan hà hiểm yếu trời kia đặt,
    Hào kiệt công danh đất ấy từng.
    Việc cũ quay đầu, ôi đã vắng,
    Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng.
    NGUYỄN TRÃI
    Lần sửa cuối bởi Nguyễn Ích Thông; 23-05-2017 lúc 06:15 AM

  6. 6 Thành viên dưới đây cảm ơn Nguyễn Ích Thông vì bài viết hữu ích này


  7. #4
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts
    Anh em nhà mình ơi! Hào khí Bạch Đằng Giang vẫn còn đây! Cho Thy Lan góp một chút nhé

    Bạch Đằng Giang - ST: Lưu Hữu Phước


    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.


    Đây Bạch Đằng Giang sông hùng dũng
    của nòi giống Tiên Rồng,
    Giống Lạc Hồng, giống anh hùng, Nam Bắc Trung.

    Trên trời cao muôn sắc đua chen bóng ô.
    Dưới đáy dòng nước ánh sáng vởn vơ nhấp nhô.
    Hàng cây cao soi bóng gió cuốn muôn ngàn lau.
    Hồn ai đang phảng phất trong gió cảm xiết bao.

    Mây nước thiêng liêng còn ghi chép rành
    Thời liệt oanh của bao người xưa trung chánh
    Vì yêu quốc gia vui lòng hiến thân
    Liều mình ra tay tuốt gươm bao lần.

    Dòng nước trắng xóa dưới trời quang đãng.
    Từ xưa nêu cao tấm gương anh hùng
    Dù có sấm sét bão bùng mưa nắng
    Đằng Giang vẫn sáng để cho nòi giống soi chung.

    Trên dòng sông muôn bóng gợi trong trí ta
    Biết mấy thành tích biết mấy gắng công thiết tha
    Kìa quân Ngô Tiên Chúa chém giết quân Tàu man
    Kìa quân Trần Quốc Tuấn đánh thắng quân Thoát Hoan

    Nay đã bao lâu còn đâu nữa rồi
    Thời gian qua đã bôi mờ trong đêm tối
    Người nay có hay đã vì chúng ta
    Người hùng anh xưa giữ nước non nhà

    Dòng nước trắng xóa dưới trời quang đãng.
    Từ xưa nêu cao tấm gương anh hùng
    Dù có sấm sét bão bùng mưa nắng
    Đằng Giang vẫn sáng để cho nòi giống soi chung

    Đây Bạch Đằng Giang sông hùng dũng
    của nòi giống Tiên Rồng,
    Giống Lạc Hồng, giống anh hùng, Nam Bắc Trung

  8. 6 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  9. #5
    Avatar của thugiangvu
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thugiangvu đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011
    Đến từ : Xứ Càna

    Bài gửi : 6.684
    Thanks
    52.571
    Thanked 40.105 Times in 6.497 Posts
    Blog Entries
    1
    Quote Nguyên văn bởi Nguyễn Ích Thông Xem bài viết
    Hoan hô THU GIANG giỏi quá.Mai đọc đoạn Sát Thát trên sông Bạch Đằng chắc hiểu lắm đây. Anh NIT
    Ước mong ngày nào đó gặp nhau chúng ta cùng đan tay hát bài "BẠCH ĐẰNG GIANG "chị Thylan nhá.
    Anh Nguyễn Ích thông phải hát to nhất đó nha.
    thân chúc các bạn luôn an vui.
    Thu giang vũ


    Đây Bạch Đằng Giang sông hùng dũng
    của nòi giống Tiên Rồng,
    Giống Lạc Hồng, giống anh hùng, Nam Bắc Trung.

  10. 4 Thành viên dưới đây cảm ơn thugiangvu vì bài viết hữu ích này


  11. #6
    Bạn Thâm Giao
    Hiện Đang :    Nguyễn Ích Thông đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2016

    Tuổi: 70
    Bài gửi : 238
    Thanks
    2.209
    Thanked 1.320 Times in 236 Posts
    Blog Entries
    2
    "Dòng Bạch Đằng rực rỡ chiến công
    Được chọn làm mồ chôn quân giặc
    Núi sừng sững, hai bờ gươm sắc
    Sóng ào ào, trời nước mênh mông

    Chính nơi đây mấy trăm năm trước
    Đã là mồ chôn giặc Hoàng Thao
    Chính nơi đây quân xâm lược Tống
    Từng no đòn của thuỷ quân Giao!

    Một trận tuyến liên hoàn hùng vĩ
    Đã sẵn sàng nghiền nát giặc Nguyên
    Ôi Bạch Đằng giang! đằng đằng sát khí
    Mà vẫn yên bình hối hả ngày đêm! "
    Lần sửa cuối bởi Nguyễn Ích Thông; 30-05-2017 lúc 07:09 PM

  12. 4 Thành viên dưới đây cảm ơn Nguyễn Ích Thông vì bài viết hữu ích này


  13. #7
    Avatar của thugiangvu
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thugiangvu đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011
    Đến từ : Xứ Càna

    Bài gửi : 6.684
    Thanks
    52.571
    Thanked 40.105 Times in 6.497 Posts
    Blog Entries
    1
    Quote Nguyên văn bởi Nguyễn Ích Thông Xem bài viết
    "Dòng Bạch Đằng rực rỡ chiến công
    Được chọn làm mồ chôn quân giặc
    Núi sừng sững, hai bờ gươm sắc
    Sóng ào ào, trời nước mênh mông

    Chính nơi đây mấy trăm năm trước
    Đã là mồ chôn giặc Hoàng Thao
    Chính nơi đây quân xâm lược Tống
    Từng no đòn của thuỷ quân Giao!

    Một trận tuyến liên hoàn hùng vĩ
    Đã sẵn sàng nghiền nát giặc Nguyên
    Ôi Bạch Đằng giang! đằng đằng sát khí
    Mà vẫn yên bình hối hả ngày đêm! "
    Đọc tên Hoàng Thao Thugiang nhớ hắn là Thái tử con của vua? gì lại quên rồi .
    đúng không ạ.
    TGV

  14. 4 Thành viên dưới đây cảm ơn thugiangvu vì bài viết hữu ích này


  15. #8
    Bạn Thâm Giao
    Hiện Đang :    Nguyễn Ích Thông đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2016

    Tuổi: 70
    Bài gửi : 238
    Thanks
    2.209
    Thanked 1.320 Times in 236 Posts
    Blog Entries
    2
    Quote Nguyên văn bởi thugiangvu Xem bài viết
    Đọc tên Hoàng Thao Thugiang nhớ hắn là Thái tử con của vua? gì lại quên rồi .
    đúng không ạ.
    TGV
    Trả lời: Thái tử Lưu Hoàng Thao là con vua Nam Hán Lưu Cung (A. Nguyễn Ích Thông)

  16. 5 Thành viên dưới đây cảm ơn Nguyễn Ích Thông vì bài viết hữu ích này


  17. #9
    Avatar của thugiangvu
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thugiangvu đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011
    Đến từ : Xứ Càna

    Bài gửi : 6.684
    Thanks
    52.571
    Thanked 40.105 Times in 6.497 Posts
    Blog Entries
    1
    Cảm ơn anh Nguyễn ích Thông đã chỉ Thugiang biết về
    Tên Hoàng Thao.
    Cam ơn chị Ái mơ của em post về
    " Hội nghị Diện Hồng "
    Em còn nhớ câu " trước việc nước nên hoà hay chiến? Quyết chiến. ... quyết chiến luôn giữ nước nhà. ...
    Hôm nay em xa nhà , em mong được nghe bài hát
    Em quên tựa rồi mà nhớ lõm bom.
    "Toàn dân nghe chăng, sơn hà nguy biến, ....."
    Ai biết post lên cho em nghe với.
    Thân mến các anh chị em an vui luon.
    Thugiang

  18. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn thugiangvu vì bài viết hữu ích này


  19. #10
    Bạn Thâm Giao
    Hiện Đang :    Nguyễn Ích Thông đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2016

    Tuổi: 70
    Bài gửi : 238
    Thanks
    2.209
    Thanked 1.320 Times in 236 Posts
    Blog Entries
    2
    Toàn dân! Nghe chăng? Sơn hà nguy biến!
    Hận thù đằng đằng! Biên thùy rung chuyển
    Tuông giày non sông rền vang tiếng vó câu
    Gây oán nghìn thu
    Toàn dân Tiên Long! Sơn hà nguy biến!
    Hận thù đằng đằng! Nên hòa hay chiến?
    Diên Hồng tâu lên cùng Minh đế báo ân
    Hỡi đâu tứ dân!

    Kìa vừng hồng tràn lan trên đỉnh núi
    Ôi Thăng Long! Khói kinh kỳ phơi phới
    Loa vang vang, chiếu ban truyền bốn hương
    Theo gió bay khắp miền sông núi réo đời.

    Lòng dân Lạc Hồng nhìn non nước yêu quê hương
    Giống anh hùng nâng cao chí lớn
    Giống anh hùng đua sức tráng cường.
    Ta lên đường lòng mang tâu đến long nhan
    Giòng Lạc Hồng xin thề liều thân, liều thân!

    Đường còn dài
    Hờn vương trên quan tái
    Xa xa trông áng mây đầu non đoài

    Trông quân Nguyên tàn phá non sông nhà
    Đoạt thành trì toan xéo giày lăng miếu
    Nhìn bao quân Thoát lấn xâm tràn nước ta
    Ôi sông núi nhà rền tiếng muôn dân kêu la

    (Hỏi) Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?
    (Đáp) Quyết Chiến!

    (Hỏi) Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?
    (Đáp) Quyết Chiến!

    Quyết chiến luôn
    Cứu nước nhà
    Nối chí dân hùng anh

    (Hỏi) Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?
    (Đáp) Hy Sinh!

    (Hỏi) Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?
    (Đáp) Hy Sinh!

    Thề liều thân cho sông núi

    Muôn Năm hùng uy!!(Thân gửi THU GIANG - A.Thông)
    Lần sửa cuối bởi Nguyễn Ích Thông; 11-12-2017 lúc 08:06 PM

  20. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn Nguyễn Ích Thông vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề
Trang 1/2 1 2 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình