+ Trả lời chủ đề
Hiện kết quả từ 1 tới 3 của 3

Chủ đề: NHẠC SĨ NGUYỄN ÁNH 9

  1. #1
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.669 Times in 4.450 Posts

    NHẠC SĨ NGUYỄN ÁNH 9

    Ca từ đầy cảm xúc của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9




    Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng và còn là một nhạc công chơi dương cầm. Ông qua đời chiều 14-4 - 2016, thọ 76 tuổi, đến nay đã tròn một năm tiếng dương cầm đã lặng lẽ tắt để "...theo mây trời lang thang, rong chơi cùng năm tháng". Ông sáng tác không nhiều nhưng hầu hết những ca khúc của ông đều đi vào lòng người.

    Đặc biệt những ca từ đầy chất thơ và giàu cảm xúc trong những bài hát của ông được nhiều thính giả yêu nhạc thuộc nằm lòng:

    “Đêm nay khi em đi rồi / Đường khuya riêng một mình tôi/ Đêm nay khi em đi rồi / Tôi về đếm bước lẻ loi..” (Ai đưa em về)

    “Nếu trên đường tình ta lẻ loi một mình / Thì trên đường đời ta có mi buồn ơi! ... / Buồn ơi thế nhân là thế / Sao người yêu vẫn mãi say mê…” (Buồn ơi chào mi)

    “Hạnh phúc như đôi chim uyên, tung bay ngập trời nắng ấm. Hạnh phúc như sương ban mai, long lanh đậu cành lá thắm. Tình yêu một thoáng lên ngôi, nhẹ nhàng như áng mây trôi. Dịu dàng như ánh trăng soi, êm êm thương yêu dâng trong hồn tôi…” (Cô đơn)

    “Tình mình có nghĩa gì đâu/ Tình mình đã lắm thương đau/ Tình mình gian dối cho nhau / Thôi đành hẹn lại kiếp sau…” (Không)

    “Chiều nay một mình chiếc bóng đơn côi / Mưa rơi giọt buồn giá buốt tim tôi/ Mưa rơi lạnh lùng xóa dấu chân xưa/ Tin yêu bây giờ trả lại người xưa…” (Tình khúc chiều mưa)

    “Theo với năm tháng cuộc tình cũng sẽ phai đi / Chôn kín thương nhớ trong giờ phút cuối chia ly /Thôi nhé em hỡi xin đừng tiếc nuối làm gì / Tình yêu đến trong giã từ” (Tình yêu đến trong giã từ)

    “Cuộc tình chìm sâu/ Nghẹn ngào thương đau/ Tình sầu trong ta biết đến bao lâu/ Ðường chiều hoang nắng/ Cuộc tình xa vắng/ Ngập ngừng từng bước chân ngậm ngùi…” (Bơ vơ)

    "Sống bên nhau một phút giây thôi để rồi chia tay đương đời. Đến bên nhau lần cuối hôm nay khi ngày mai đã muộn rồi. Khóc chi cho lệ thắm hoen mi, hỡi người ơi! Cuối trời phiêu lãng thoáng mênh mông tình buồn. Tình yêu nào ai có hay tựa như một thoáng mây bay/ chợt đến ta không đón mời, rồi đi không câu giã từ..." (Mênh mông tình buồn)

    "Thôi nhé nghe em, mình xa nhau từ đây. Thôi nhé nghe em, mình xa nhau mãi mãi/ Em về cuối chân mây, tôi một mình ở lại/ Ân tình này, tôi nhận hết đắng cay..." (Một lời cuối cho em).

    Thông tin tiểu sử nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9
    Nguyễn Ánh 9 (sinh 1940) là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng và còn là một nhạc công chơi dương cầm. Nguyễn Ánh 9 đã sáng tác nhiều ca khúc giá trị.

    Ông tên thật là Nguyễn Đình Ánh, sinh ngày 1 tháng 1 năm 1940 tại tỉnh Phan Rang, Việt Nam (cũng có nguồn viết ông sinh năm 1939). Ông là út trong một gia đình khá giả có ba người con. Gia đình Nguyễn Đình Ánh chuyển đến Nha Trang và năm ông 11 tuổi thì vào Sài Gòn.

    Nguyễn Đình Ánh theo học trường Taberd đến năm 1954 rồi lên Đà Lạt, ở nội trú trường Yersin cho đến năm 1958. Ông bỏ nhà đi năm 18 tuổi để theo đuổi con đường âm nhạc. Ông tập chơi dương cầm từ nhỏ và trong thời gian học ở Đà Lạt, Nguyễn Đình Ánh có quen biết với nhạc sĩ Hoàng Nguyên và được Hoàng Nguyên dìu dắt vào con đường âm nhạc.

    Sau khi tốt nghiệp Tú tài 2, qua sự giới thiệu của nhạc sĩ Hoàng Nguyên, Nguyễn Ánh 9 được vào tham gia chương trình Tuổi Xanh của Đài phát thanh Sài Gòn và Đài phát thanh Đà Lạt. Ông cũng cộng tác với chương trình Tiếng hát sinh viên do Duy Trác thực hiện. Từ đó, Nguyễn Ánh 9 đi khắp nơi biểu diễn dương cầm ở các bar, các nhà hàng nổi tiếng và những ban nhạc thanh niên.

    Nguyễn Ánh 9 bắt đầu sự nghiệp viết nhạc một cách rất tình cờ trong một chuyến đi Nhật biểu diễn cùng ca sĩ Khánh Ly. Sau buổi diễn tại hội chợ Ōsaka, khi cùng với Khánh Ly đứng chờ thang máy lên phòng khách sạn, thấy người bạn mình mang vẻ mặt buồn buồn, Khánh Ly lên tiếng hỏi: "Còn thương nó không bạn?", ý muốn hỏi về một người bạn gái quen biết Nguyễn Ánh 9 vào thời đó. Sẵn cây đàn ghi-ta trên tay, Nguyễn Ánh 9 gảy ngay rồi cất tiếng hát: "Không! Không! Tôi không còn, tôi không còn yêu em nữa...". Đến khi trở về Việt Nam, Khánh Ly đề nghị ông soạn nhạc phẩm này. Trước đề nghị đó, ông đã hoàn tất nhạc phẩm đầu tiên của mình trong một thời gian ngắn.

    Ca khúc "Không" được Khánh Ly thu lần đầu trong đĩa nhựa của nhãn đĩa Tình ca quê hương. "Không" trở thành một trong những nhạc phẩm gắn liền với cuộc đời ca hát của Elvis Phương, cũng như một số ca khúc khác của Nguyễn Ánh 9 như "Ai đưa em về", "Chia phôi", "Lời cuối cho em",... được Elvis Phương trình bày thường xuyên trên sân khấu của vũ trường Queen Bee tại thành phố Sài Gòn vào đầu thập niên 1970.

    Những năm đầu thập niên 1970, Nguyễn Ánh 9 cộng tác với nhiều vũ trường lớn ở Sài Gòn. Ông đã từng đệm dương cầm cho những ca sĩ nổi tiếng như Khánh Ly, Thái Thanh. Trong một cuộc phỏng vấn, Nguyễn Ánh 9 đã nói ông mê nhất được đệm đàn cho hai danh ca này. Cũng thời gian đó, ông viết thêm một vài nhạc phẩm nổi tiếng khác như "Mùa thu cánh nâu", "Đêm tình yêu".

    Các tác phẩm của Nguyễn Ánh 9
    Ai đưa em về
    Biệt khúc
    Bơ vơ
    Buồn ơi chào mi
    Chia phôi
    Cho người tình xa
    Cô đơn
    Đêm nay ai đưa em về
    Đêm tình yêu
    Không
    Không 2
    Kỷ niệm
    Lối về
    Mẹ Việt Nam ơi
    Mênh mông tình buồn
    Một lời cuối cho em
    Mùa thu cánh nâu
    Tiếng hát lạc loài (Cô đơn 3)
    Tình khúc chiều mưa
    Tình yêu đến trong giã từ
    Trọn kiếp đơn côi
    Xin đừng nói yêu tôi
    Xin như làn mây trắng


  2. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  3. #2
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.669 Times in 4.450 Posts

    Nguyễn Ánh 9 bắt đầu sự nghiệp viết nhạc một cách rất tình cờ trong một chuyến đi Nhật biểu diễn cùng ca sĩ Khánh Ly. Sau buổi diễn tại hội chợ Ōsaka, khi cùng với Khánh Ly đứng chờ thang máy lên phòng khách sạn, thấy người bạn mình mang vẻ mặt buồn buồn, Khánh Ly lên tiếng hỏi: "Còn thương nó không bạn?", ý muốn hỏi về một người bạn gái quen biết Nguyễn Ánh 9 vào thời đó. Sẵn cây đàn ghi-ta trên tay, Nguyễn Ánh 9 gảy ngay rồi cất tiếng hát: "Không! Không! Tôi không còn, tôi không còn yêu em nữa...". Đến khi trở về Việt Nam, Khánh Ly đề nghị ông soạn nhạc phẩm này. Trước đề nghị đó, ông đã hoàn tất nhạc phẩm đầu tiên của mình trong một thời gian ngắn.

    Ca khúc "Không" được Khánh Ly thu lần đầu trong đĩa nhựa của nhãn đĩa Tình ca quê hương. "Không" trở thành một trong những nhạc phẩm gắn liền với cuộc đời ca hát của Elvis Phương


    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.


    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

  4. 4 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  5. #3
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.669 Times in 4.450 Posts
    "Cô đơn" là một đặc ân

    Nguyễn Ánh 9 từng chia sẻ, hồi thập niên 90 của thế kỷ trước, một đêm sau buổi làm trên đường đạp xe về, chợt vang lên trong đầu ông câu hát: “Người hỡi cho tôi quên đi bao nhiêu kỷ niệm xa xưa. Người hỡi cho tôi quên đi bao nhiêu mộng đẹp nên thơ”, về đến nhà ông viết tiếp được thêm: “Tình yêu đã chết trong tôi, nụ cười đã tắt trên môi. Chỉ còn tiếc nuối khôn nguôi cô đơn bơ vơ, tiếng hát lạc loài”. Và rồi không nghĩ được thêm gì nữa.

    Bẵng đi một thời gian dài, trong lần dự đám cưới của một học trò, nghe được câu chuyện tình đẹp của họ, nhạc sĩ đã hết sức vui mừng khi có thể cất lên được những câu hát mở đầu: “Hạnh phúc như đôi chim uyên tung bay ngập trời nắng ấm. Hạnh phúc như sương ban mai long lanh đậu cành lá thắm…”.

    Vậy là để hoàn thiện “Cô đơn”, Nguyễn Ánh 9 phải mất tới 5 năm ròng. Người ta vẫn thường nghĩ nhạc sĩ vốn tâm hồn lãng mạn, hay phiêu lãng tình cảm để có được những tác phẩm đẹp. Nguyễn Ánh 9 cũng thừa nhận ông có những cuộc tình và nó chính là chất xúc tác giúp ông có cảm hứng để viết nên những ca khúc. Nhưng tất cả đều diễn ra trước khi hai vợ chồng ông đến với nhau. Và vì vậy, viết về tình yêu với Nguyễn Ánh 9 tựa như viết hồi ký, khơi gợi lại từ một niềm ký ức xa xưa đã có lúc tưởng chừng lãng quên.

    Câu chuyện để làm nên một tuyệt phẩm “Cô đơn” sống cùng thời gian còn dài hơn thế bởi sâu xa trong nguồn cảm xúc của ông, chính là hình ảnh một nữ ca sĩ với giọng hát mê hoặc lòng người mà ông đã từng đệm đàn trong nhiều năm. Và rồi những biến cố của thời cuộc đã khiến tiếng hát ấy phải rời xa quê hương tha hương xứ người. Thành ra mới có câu “Em như chim trời phiêu lãng, bay đi cùng năm tháng, còn chờ chi ước mong”.

    Còn ông, bao năm vẫn vậy, vẫn hằng đêm miệt mài bên cây đàn dương cầm để bầu bạn, để vơi đi nỗi nhớ cố nhân thì mới có: “Tôi, đêm đêm cùng tiếng hát, cho vơi niềm thương nhớ…”. Không thể quên được, trong ông vẫn im đậm tiếng hát ấy, và hình dung tiếng hát cứ chênh vênh, chơi vơi giữa nơi xa lạ không biết thế nào thành ra mới có câu kết “Cô đơn, bơ vơ, tiếng hát lạc loài”. Ông tự thấy con người ấy cô đơn, bơ vơ, giọng hát ấy lạc loài nơi xứ người.

    “Cô đơn” ra đời nhanh chóng được nhiều ngôi sao ca nhạc trong nước, hải ngoại thể hiện và được công chúng đón nhận như một đỉnh cao mới của Nguyễn Ánh 9 sau 1975. Nhưng với ông như thế vẫn chưa đủ. “Cô đơn” là ông viết cho nữ ca sĩ kia. Còn chính Nguyễn Ánh 9 cũng là một phần của câu chuyện ấy. Và thế là “Bơ vơ” ra đời như thể nói chính tâm trạng của tác giả: “Một mình bơ vơ với nỗi đau…”.

    Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, phải có một cái kết cho cuộc tình này, dù đó là cái kết buồn. Chỉ có thế Nguyễn Ánh 9 mới dứt ra được khỏi nó. Vậy là cuối cùng “Tiếng hát lạc loài” giờ thành tâm trạng của cả hai: “Còn gì nữa đâu trong cuộc tình này. Còn gì nữa đâu chua xót tình đầy… Cô đơn, niềm đau vây kín. Bơ vơ, chiều vàng mây tím. Tiếng hát ngày nào vẫn mãi lạc loài… nơi đâu?”.

    Vậy là phải mất nhiều năm và viết đến 3 bài mới đủ để vơi bớt nỗi niềm cho một cuộc tình ám ảnh tâm hồn Nguyễn Ánh 9. Chính vì vậy, cả 3 ca khúc này bên cạnh là những bài độc lập thì còn là một liên ca khúc kể về một chuyện tình. Có một điều thú vị, tên của ba ca khúc chính là những từ nằm liên tiếp trong câu kết của bài “Cô đơn” đó là: “Cô đơn”, “Bơ vơ” và “Tiếng hát lạc loài”.

    Nguồn internet


    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.




    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.


    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

  6. 4 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình