+ Trả lời chủ đề
Trang 1/90 1 2 3 11 51 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 899

Chủ đề: BỘ SƯU TẬP CÔN TRÙNG

  1. #1
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2

    BỘ SƯU TẬP CÔN TRÙNG


    Tôi đã hoàn thành Bộ sưu tập chim với 9.725 loài của Hệ sinh thái toàn cầu. Bộ sưu tập này đã hút của tôi khá nhiều thời gian và sức lực, cái được không bõ với cái hại, vì tôi ngồi máy quá nhiều khiến sức khỏe giảm sút nghiêm trọng nên đành phải dừng. Niềm đam mê sưu tập khó bỏ, tôi đã sưu tập 229 loài bướm của Bộ cánh vẩy. Nay tôi sẽ thực hiện BỘ SƯU TẬP CÔN TRÙNG có hệ thống. Số loài CÔN TRÙNG còn sinh tồn được cho là từ sáu đến mười triệu loài, và đại diện cho 90% dạng sống của các loài động vật khác nhau trên Trái Đất, sức nào mà sưu tập hết được.
    Tôi sẽ sưu tập ở một mức độ hệ thống từng Bộ theo quá trình tiến hóa của CÔN TRÙNG.
    (Tôi đã sưu tập được 229 loài của Bộ cánh vẩy số 27, ở TH đăng đến B.46, khi nào đến bộ này tôi sẽ đăng tiếp ở trang "Tìm hiểu côn trùng")
    Côn trùng, hay sâu bọ, là một lớp (sinh vật) thuộc về ngành động vật không xương sống, chúng có bộ xương ngoài làm bằng kitin, cơ thể có ba phần (đầu, ngựcvà bụng), ba cặp chân, mắt kép và một cặp râu. Côn trùng là nhóm động vật đa dạng nhất hành tinh, gồm hơn một triệu loài đã được mô tả và gồm hơn một nửa số sinh vật sống. Số loài còn sinh tồn được cho là từ sáu đến mười triệu loài, và đại diện cho 90% dạng sống của các loài động vật khác nhau trên Trái Đất. Côn trùng có thể sống được ở hầu hết các môi trường sống, mặc dù chỉ có số ít các loài sống ở biển và đại dương, nơi mà động vật giáp xác chiếm ưu thế hơn.
    Phân loại : (28 Bộ)
    1- Bộ Ephemeroptera (Phù du)
    2- Bộ Odonata (Chuồn chuồn)
    3- Bộ Blattodea (Gián)
    4- Isoptera (Bộ Đẳng cánh-Cánh Đều: Mối.
    5- Mantodea (Bọ ngựa)
    6- Bộ Dermaptera (Cánh da)
    7- Bộ Plecoptera (Cánh úp)
    8- Bộ Orthoptera (Cánh thẳng: Châu chấu, cào cào, muỗm, dế)
    9- Bộ Phasmatodea (Bọ que)
    10- Bộ Embioptera (Cánh lợp, bọ chân dệt)
    11- Bộ Zoraptera (Rận đất)
    12- Bộ Grylloblattodea
    13- Bộ Mantophasmatodea (gladiators)
    14- Bộ Psocoptera (Rệp sáp, Mọt)
    15- Bộ Thysanoptera (Cánh viền, Bọ trĩ)
    16- Bộ Phthiraptera (Rận, chấy)
    17- Bộ Hemiptera (Cánh nửa)
    18- Raphidioptera (snakeflies)
    19- Megaloptera (Cánh rộng)
    20- Neuroptera (Cánh gân: Tảo linh)
    21- Coleoptera (Cánh cứng: Bọ rùa, Bọ hung)
    22- Strepsiptera (Cánh vuốt)
    23- Mecoptera (Cánh dài)
    24- Siphonaptera (Cánh ống: Bọ chét)
    25- Diptera (Cánh đôi-Hai cánh: Ruồi, Muỗi)
    26- Trichoptera (Cánh lông)
    27- Lepidoptera (Cánh vẩy, cánh phấn: bướm, ngài, nhậy)
    28- Hymenoptera (Cánh màng: Ong, kiến)

  2. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  3. #2
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    1- Bộ Ephemeroptera (Phù du)
    Bộ Cánh phù du (danh pháp khoa học: Ephemeroptera) là một bộ thuộc một nhóm Palaeoptera, cùng với bộ Chuồn chuồn. Bộ này có hơn 3000 loài trên toàn thế giới, được chia làm 400 chi trong 42 họ.
    Phù du là nhóm công trùng tương đối nguyên thủy, thể hiện một số đặc điểm cổ xưa có lẽ đã hiện diện ở những côn trùng bay đầu tiên. Ấu trùng của phù du sống trong nước ngọt và chỉ sống ở môi trường nước sạch, không bị ô nhiễm. Bộ Phù du sống trong nước, có thể sống từ 1 đến 3 năm, sau khi lột xác lên bờ chúng chỉ có thể sống trong vài giờ ngắn ngủi
    B.1- Phù du - Rhithrogena germanica






  4. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  5. #3
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    2- Bộ Odonata (Chuồn chuồn)
    Chuồn chuồn (Odonata) là một bộ côn trùng với khoảng 4.500 loài hiện được biết tới, chia thành hai nhóm lớn: chuồn chuồn ngô (Anisoptera) và chuồn chuồn kim (Zygoptera), khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng.
    https://upload.wikimedia.org/wikiped...webm.480p.webm
    Video: Chuồn chuồn lột xác khỏi kén
    https://upload.wikimedia.org/wikiped...webm.480p.webm
    Video: Chuồn chuồn kim giao phối
    1- Chuồn chuồn ngô hay chuồn chuồn chúa là tên gọi phổ thông cho các loài côn trùng thuộc phân bộ Epiprocta, hay theo nghĩa hẹp thuộc cận bộ Anisoptera. Các loài này đặc trưng bởi cặp mắt kép lớn, hai cặp cánh trong suốt, và thân bụng dài. Chuồn chuồn ngô giống chuồn chuồn kim, chỉ khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng. Cánh của đa số chuồn chuồn ngô song song với thân hoặc cao hơn thân một chút khi đậu.
    Chuồn chuồn ngô thường ăn muỗi, và các loài côn trùng nhỏ khác như ruồi, ong, kiến và bướm. Do vậy chúng được coi là thiên địch giúp quá trình cân bằng các loài sâu bọ có hại. Chuồn chuồn ngô thường thấy ở gần ao, hồ, mương, suối... vì ấu trùng của chúng sống dưới nước.
    2- Chuồn chuồn kim là tên gọi chung để chỉ các loài côn trùng thuộc phân bộ Cánh đều (Zygoptera), bộ chuồn chuồn (Odonata). Các loài chuồn chuồn kim tương tự như các loài chuồn chuồn ngô (Anisoptera), điểm khác nhau là khi ở tư thế đậu thì cánh của chuồn chuồn kim nằm dọc theo thân mình, khác với tư thế cánh vuông góc với thân của các loài kia. Một điểm khác nữa là đôi cánh sau cơ bản giống đôi cánh trước, trong khi ở chuồn chuồn ngô, đôi cánh sau mở rộng ở phần gốc so với cánh trước. Chuồn chuồn kim có cơ thể nhỏ hơn, yếu hơn chuồn chuồn ngô. Cặp mắt chuồn chuồn kim cách xa nhau.
    Chuồn chuồn kim, cũng như các loài chuồn chuồn khác, là các loài biến thái không hoàn toàn. Thiếu trùng chuồn chuồn kim sống trong môi trường nước, mang của thiếu trùng chuồn chuồn kim nằm lộ bên ngoài, hình dáng như 3 chiếc vây ở cuối bụng

    Một cặp chuồn chuồn đang giao phối ở tư thế hình trái tim truyền thốn
    Đăng thử video không hiện, xóa cũng không được, đành để.
    Lần sửa cuối bởi buixuanphuong09; 20-05-2017 lúc 01:59 PM

  6. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  7. #4
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    B.2- CHUỒN CHUỒN CÁNH TRƠN VIỆT NAM




    Sưu tập :

    Chuồn chuồn cánh trơn việt nam - Crytophaea vietnamesis

    Mô tả:
    Con non mới lột xác và con hoàn toàn trưởng thành có màu sắc cơ thể khác nhau. Ở Con đực còn non, ngực màu đen với một sọc lớn màu xanh và vàng nhạt hình chữ U đặc trưng, cùng hai sọc nhỏ hơn ở hai dưới; và trở nên hoàn toàn màu xanh dương ở con trưởng thành; chân ở con non có màu xanh dương, và hoàn toàn màu đen ở con trưởng thành. Cánh trong suốt, điểm cánh (pterostigma) màu đen. Bụng dài và mảnh, có màu xanh đen.
    Con cái: Con non và con trưởng thành có màu hoàn toàn khác nhau. Ngực của con non có các sọc lớn màu xanh dương ở hai bên, và một sọc mảnh kéo dài dọc theo các đốt bụng; trong khi ở con cái trưởng thành thì các sọc này lại có màu đỏ gạch. Cánh trong suốt, điểm cánh màu đen.
    Kích thước: Cánh sau 29-31 mm; bụng (và phần phụ sinh dục) dài 44-46 mm.
    Sinh thái học: Loài này thường gặp vào các tháng 5-7 hàng năm. Chúng sinh sống gần con suối sạch ở trong các khu rừng ít bị tác động; tốc độ dòng chảy chậm, hai bên bờ có nhiều cây bao phủ; nền đáy có nhiều mùn bã thực vật.
    Phân bố: Ở Việt Nam: Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Thanh Chương (Nghệ An), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Hòn Bà, Nha Trang (Khánh Hòa).
    Trên thế giới: Trung Quốc, Lào.

    Nguồn : SVRVN & Internet

  8. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  9. #5
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    .3- CHUỒN CHUỒN




    Sưu tập :

    zezo - Chuồn chuồn - Copera marginipes

    Mô tả:
    SVRVN đang mô tả loài này

    Nguồn : SVRVN & Internet

  10. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  11. #6
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    B.4- CHUỒN CHUỒN NGÔ HOÀNG ĐẾ




    Sưu tập :

    B.4- Chuồn chuồn ngô hoàng đế - Anax imperator

    Chuồn chuồn ngô hoàng đế hay Chuồn chuồn hoàng đế xanh - Anax imperator, là một loài chuồn chuồn lớn, săn mồi trong họ Aeshnidae. Loài này được Leach mô tả khoa học đầu tiên năm 1815.
    Loài chuồn chuồn này có chiều dài trung bình 78 milimét (3,1 in). Nó được tìm thấy chủ yếu ở châu Âu và gần châu Phi và châu Á.
    Con đực có bụng màu xanh lá cây điểm một dải đen và thorax xanh táo. Con cái có một thorax và bụng màu xanh lá cây.[2] Con đực có lãnh thổ riêng và khó tiếp cận. Loài này sinh sống bên các hồ nhỏ, sông chảy chậm.
    Loài chuồn chuồn này là một trong các loài lớn nhất ở châu Âu. Chúng thường bay cao lên trời trong mỗi đợt săn mồi, con mồi của chúng gồm bướm ngày, Four-spotted Chaser và tadpoles; con mồi nhỏ bị ăn ở cánh. Con cái đẻ trứng vào cây như pondweed, và thường đẻ một mình.

    Nguồn : Wikipedia & Internet

  12. #7
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    B.5- CHUỒN CHUỒN TRÀM




    Sưu tập :

    B.5- Chuồn chuồn tràm - Aethriamanta aethra

    Chuồn chuồn tràm - Aethriamanta aethra là một loài chuồn chuồn ngô thuộc họ Libellulidae. Nó được tìm thấy ở Thái Lan, Singapore, Malaysia. Loài này đã được phát hiện tại vườn quốc gia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam vào tháng 4 năm 2011.[2] Kiểu màu sắc của con đực và con cái khác nhau. Con đực trưởng thành có màu tím than xen kẽ với màu đen, còn con cái có màu vàng rơm với các mảng đen mặt lưng, các đốt bụng. Con đực chưa trưởng thành có màu vàng nhạt trước khi chuyển thành dạng tím than sẫm.

    Nguồn : Wikipedia & Internet

  13. #8
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    B.6- CHUỒN CHUỒN NGÔ CAERULEA




    Sưu tập :

    B6- Chuồn chuồn ngô Caerulea - Aeshna caerulea

    Aeshna caerulea là một loài chuồn chuồn ngô nhỏ trong họ Aeshnidae. Chúng bay vào cuối tháng 5 đến tháng 8.
    Nó có cơ thể màu nâu, dài 62 mm. Cả hai giới có các đốm màu xanh ở bụng và ngực cũng có các vết màu xanh. Vết trên con đực sáng hơn và dễ thấy hơn so với con cái.

    Nguồn : Wikipedia & Internet

  14. #9
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    B.7- CHUỒN CHUỒN HẢI NAM




    Sưu tập :

    B.7- zezo - Chuồn chuồn hải nam - Rhinagrion hainanense

    Mô tả:
    SVRVN đang mô tả loài này

    Nguồn : SVRVN & Internet

  15. #10
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    B.8- CHUỒN CHUỒN NGÔ VICTORIA




    Sưu tập :

    Chuồn chuồn ngô Victoria - Acanthaeschna victoria

    Chuồn chuồn ngô Victoria - Acanthaeschna victoria là một loài chuồn chuồn ngô thuộc họ Aeshnidae. Đây là loài đặc hữu của Úc. Môi trường sống tự nhiên của chúng là vùng đầm lầy liên triều. Chúng hiện đang bị đe dọa vì mất môi trường sống.
    A. victoria là loài duy nhất của chi Acanthaeschna

    Nguồn : Wikipedia & Internet

  16. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề
Trang 1/90 1 2 3 11 51 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình