+ Trả lời chủ đề
Trang 1/3 1 2 3 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 24

Chủ đề: Mời cảm tác Ảnh và Thơ của Tác giả Lê Đức Mẫn - Chủ đề CÂY CAU

  1. #1
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    hoanggiao đang ẩn
    Tham gia ngày : Feb 2014

    Tuổi: 63
    Bài gửi : 4.458
    Thanks
    30.429
    Thanked 29.986 Times in 4.483 Posts
    Blog Entries
    1

    Mời cảm tác Ảnh và Thơ của Tác giả Lê Đức Mẫn - Chủ đề CÂY CAU

    http://vnthihuu.net/showthread.php?7...l=1#post143855



    CÂY CAU


    Tôi suốt đời cứ kính phục cây cau
    Thân mọc thẳng không phân cành trái, phải
    Cao mười thước vẫn đàng hoàng vững chãi
    Bão ngang trời vẫn vậy, chẳng lao đao!

    Tôi suốt đời cứ kính phục cây cau!
    Hoa thơm thế chẳng hoa nào sánh đọ
    Giữa ban thờ hoa cau trên đĩa sứ
    Ngát ngày này, thơm ngát cả ngày sau

    Tôi suốt đời cứ kính phục cây cau!
    Quả chát vậy mà chia duyên vạn nẻo
    Với trầu cay và vôi nồng têm khéo
    Mối tình nào không néo một buồng cau?

    Cây trên đời muôn vạn loại khác nhau
    Nhưng cau ơi, sao mà cau đẹp thế!
    Tôi làm thày bốn mươi năm có lẻ
    Chỉ dạy rằng: Em nhé, sống như cau!

    LÊ ĐỨC MẪN
    Lần sửa cuối bởi hoanggiao; 14-06-2017 lúc 03:35 PM
    http://vnthihuu.net/image.php?type=sigpic&userid=60789&dateline=140742  1116


  2. #2
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    hoanggiao đang ẩn
    Tham gia ngày : Feb 2014

    Tuổi: 63
    Bài gửi : 4.458
    Thanks
    30.429
    Thanked 29.986 Times in 4.483 Posts
    Blog Entries
    1
    "Cho đến ngày nay, trầu cau vẫn là thứ không thể thiếu trong các lễ cưới của người Việt". Trầu cau là đề tài muôn thủa của những lứa đôi...
    Mời Trầu
    Quả cau nho nhỏ, miếng trầu ôi,
    Này của Xuân Hương đã quệt rồi.
    Có phải duyên nhau thì thắm lại,
    Đừng xanh như lá bạc như vôi.

    —Thơ của Nữ sĩ Hồ Xuân Hương

    Lần sửa cuối bởi hoanggiao; 15-06-2017 lúc 03:24 PM
    http://vnthihuu.net/image.php?type=sigpic&userid=60789&dateline=140742  1116


  3. #3
    Avatar của Trần Thị Lợi
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    Trần Thị Lợi đang ẩn
    Tham gia ngày : Nov 2012
    Đến từ : Hà Nội

    Tuổi: 75
    Bài gửi : 7.348
    Thanks
    28.696
    Thanked 28.785 Times in 7.184 Posts
    Quote Nguyên văn bởi hoanggiao Xem bài viết
    http://vnthihuu.net/showthread.php?7...l=1#post143855



    CÂY CAU

    Thân mọc thẳng không phân cành trái, phải
    Cao mười thước vẫn đàng hoàng vững chãi
    Bão ngang trời vẫn vậy, chẳng lao đao!

    Tôi suốt đời cứ kính phục cây cau!
    Hoa thơm thế chẳng hoa nào sánh đọ
    Giữa ban thờ hoa cau trên đĩa sứ
    Ngát ngày này, thơm ngát cả ngày sau

    Tôi suốt đời cứ kính phục cây cau!
    Quả chát vậy mà chia duyên vạn nẻo
    Với trầu cay và vôi nồng têm khéo
    Mối tình nào không néo một buồng cau?

    Cây trên đời muôn vạn loại khác nhau
    Nhưng cau ơi, sao mà cau đẹp thế!
    Tôi làm thày bốn mươi năm có lẻ
    Chỉ dạy rằng: Em nhé, sống như cau!

    LÊ ĐỨC MẪN



    SỰ TÍCH TRÂU CAU

    Chuyện xưa kể về sự tích trầu cau
    Song sinh, anh em như hai giot nước
    Giống nhau quá, khó lòng phân biệt được
    Bởi thế nên nhầm lẫn cũng chuyện thường

    *
    Cùng lớn lên trong tình cảm yêu thương
    Lo kiếm sống, mỗi người đi mỗi ngả
    Khi tình yêu đến với người anh cả
    Cô gái chưa phân biệt rõ hai người

    *

    Người em vừa về trước cửa cười tươi
    Chị dâu ngỡ chồng về, ra mừng rỡ
    Đúng lúc đó anh cả về bỡ ngỡ
    Hiểu lầm câu chuyện của vợ mình

    *

    Người em buồn lặng lẽ làm thinh
    Bước chân đi không về từ đấy
    Anh chị thương em, đau lòng biết mấy
    Đi khắp nơi khắp chốn để kiếm tìm

    *

    Tháng năm dài, em hóa đá nằm im
    Anh hóa cây cau lá che mưa nắng
    Chị hóa dây trầu cuốn quanh yên lặng
    Cau, trầu, vôi thắm lại sắc máu đào

    *

    Chuyện trầu cau, sự tích tự thuở nào
    Còn lưu mãi giữa nhân gian vạn biến
    Tình chồng vợ, nghĩa anh em trời biển
    Mọi hiểu lầm không thể tách rời nhau

    Trần Thị Lợi
    Lần sửa cuối bởi Trần Thị Lợi; 15-06-2017 lúc 03:43 AM


  4. #4
    Avatar của Bùi Bắc Hợp
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    Bùi Bắc Hợp đang ẩn
    Tham gia ngày : Dec 2011

    Tuổi: 68
    Bài gửi : 1.862
    Thanks
    4.741
    Thanked 9.876 Times in 1.868 Posts
    Blog Entries
    1

    CHUYỆN NGƯỜI PHU KÉO MO CAU

    Ở Việt Nam ai cũng biết đến cau
    Vỏ rất cứng nhưng trong mềm có phải
    Để trước gió ngả nghiêng nhưng vững chãi
    Lựa theo thời chứ đâu có lao đao

    Ở Việt Nam ai cũng biết đến cau
    Luôn mọc thẳng không loài nào dám đọ
    Hạnh phúc cũng bắt đầu từ cau đó
    Một miếng trầu duyên thắm vạn đời sau

    Ở Việt Nam ai cũng biết đến cau
    Ngồi trên mo anh đưa em vạn nẻo
    Người phu kéo mo cau không khéo
    Em bỏ đi rồi đâu nhớ mo cau

    Chẳng giống cau trầu quyện với nhau
    Hợp rồi tan niềm đau trần thế
    Như “ Người phu kéo mo cau” tôi kể
    Lệ tuôn dòng thầm trách cái mo cau

    Bùi Bắc Hợp
    https://www.youtube.com/watch?v=bdmiwU_zfCQ


    Lần sửa cuối bởi Bùi Bắc Hợp; 16-06-2017 lúc 06:45 AM Lý do: ( vững ) trãi --> chãi


  5. #5
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    hoanggiao đang ẩn
    Tham gia ngày : Feb 2014

    Tuổi: 63
    Bài gửi : 4.458
    Thanks
    30.429
    Thanked 29.986 Times in 4.483 Posts
    Blog Entries
    1
    Cảm ơn ba tác giả. Hình ảnh cây cau đã được thăng hoa từ thơ của các thi nhân với ý nghĩa vô cùng phong phú, đa dạng. Thơ của ba tác giả đều rất sâu sắc, thu phục lòng người. Trầu cau mang tất cả giá trị của cuộc sống nhân sinh...
    http://vnthihuu.net/image.php?type=sigpic&userid=60789&dateline=140742  1116


  6. #6
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    hoanggiao đang ẩn
    Tham gia ngày : Feb 2014

    Tuổi: 63
    Bài gửi : 4.458
    Thanks
    30.429
    Thanked 29.986 Times in 4.483 Posts
    Blog Entries
    1

    Văn hóa trầu cau, ý nghĩa trường tồn



    Những vườn cau, những giàn trầu dần lùi xa thành thị, dần lui lên vùng cao, nhưng với các dân tộc Việt, dù ở thị thành hay nông thôn, dù ở đồng bằng hay núi cao, dù ở xa xôi xứ người thì văn hóa trầu cau với ý nghĩa nhân văn giàu có vẫn mãi trường tồn




    3Về Bắc Ninh, không phải chờ đến Hội Lim, du khách cũng được nghe câu Quan họ “Mời trầu” ý nhị, tha thiết của các liền chị, liền anh:

    “Ăn một miếng trầu/Gặp đây ăn một miếng trầu

    Không ăn cầm lấy/không ăn cầm lấy cho nhau vừa lòng

    Trầu này trầu tính trầu tình

    Ăn vào cho đỏ môi mình môi ta”

    Nhìn những miếng trầu cánh phượng, như thấy được sự khéo léo, kỹ càng, như cảm được tình của người têm trầu, mời trầu. Ăn trầu là một tập tục có ở nhiều nước châu Á. Người Việt đã ăn trầu từ rất lâu, từ thời Hùng Vương (theo truyện cổ Sự tích trầu cau) hay từ thời kỳ văn hóa Đông Sơn (như kết quả khảo cổ ở núi Nấp, Thanh Hóa).

    Mới cách đây ít năm thôi, trong các dịp xã giao hay lễ hội, miếng trầu vẫn là đầu câu chuyện. Người ta mời nhau ăn một miếng trầu rồi mới bắt đầu tâm sự, hàn huyên. Nhìn miếng trầu biết người têm nó, qua hình dáng, qua cách gấp lá, cài cánh trầu. Ăn miếng trầu biết tính nết, sở thích người têm nó: Nồng nàn, đậm đà, cầu kỳ hay ngược lại, biết qua loại vôi, lượng vôi, qua cách chọn vỏ, chọn lá trầu. Thậm chí, khi mời trầu người ta cũng có thể tỏ thái độ yêu, ghét với người đối diện:

    “Thương nhau cau sáu bổ ba

    Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười”



    Với người Việt Nam, dựng vợ gả chồng là một trong ba việc trọng đại của đời người, dịp cưới hỏi không thể thiếu lễ trầu cau. Nhà sang, đám cưới lớn thì quả lễ sắp buồng cau trăm trái, trầu trăm lá. Đám cưới đơn sơ nhất cũng không thể thiếu chùm cau, đĩa trầu. Sau lễ hỏi, nhà gái dùng cau, trầu không, trà bánh của nhà trai đưa sang để biếu họ hàng, làng xóm như một lời báo cưới.

    “Miếng trầu ăn kết làm đôi

    Lá trầu là vợ, cau tươi là chồng

    Trầu xanh, cau trắng, chay hồng

    Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên…”.

    Với người con gái, với họ hàng nhà gái, cau trầu còn được coi là biểu tượng của sự tiếp đón danh giá, là sự tôn trọng của họ nhà trai dành cho bên thông gia.

    Ngày giỗ, ngày tết, ngày sóc, ngày vọng bao giờ trên ban thờ gia tiên cũng có đĩa trầu cau. Hai quả cau và một lá trầu, đó là nghi lễ thờ sinh thực khí trong tín ngưỡng phồn thực của người Việt xưa (với mong muốn gia đình, dòng tộc sinh sôi, nảy nở). Hai quả cau và một lá trầu trên bàn thờ, chứ không phải muốn đặt bao nhiêu cũng xong như một số người vẫn làm.

    Ăn trầu là thói quen của nhiều phụ nữ Việt Nam lớn tuổi. Tùy theo kinh tế và sức khỏe, cách thức ăn trầu cũng có khác nhau. Ở ngoài Bắc, người có điều kiện thì chọn lựa các thức để ăn trầu khá công phu. Phải là cau bánh tẻ, quả tròn đều, bổ ra thì nửa màu nửa hạt, thường là cau tỉnh Đông (Hải Dương). Lá trầu phải là loại trầu quế, lá nhỏ, vừa thơm vừa cay. Cau và trầu phải tươi, xanh mướt, không tì vết. Vôi ăn trầu phải là vôi xứ Đoài (Sơn Tây) và phải có khúc vỏ đỏ hoặc vỏ chay, một loại dây rừng trên Thái (Thái Nguyên). Ở miền Nam thì lá trầu nổi tiếng nhất được trồng ở 18 thôn Vườn trầu (xã Bà Điểm, Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh) do thổ nhưỡng ở đó rất hợp với cây trầu và càng ngon khi ăn với thuốc lào Gò Vấp (thuốc Gò). Ở miền Trung thì trầu và cau là đặc sản của Tây Sơn Thượng đạo và Tây Sơn Hạ đạo. Ngon nhất là trầu nguồn và cau chuột do người Thượng (đồng bào các dân tộc Tây Nguyên) trồng và mang xuống bán, đổi hàng. Tại bến Trường Trầu bên bờ sông Kôn (Bình Định), Nguyễn Nhạc nối nghiệp cha buôn trầu cau với người Thượng, dân trong vùng gọi là anh Hai Trầu. Do buôn trầu, có điều kiện gặp gỡ nhiều người nên Nguyễn Nhạc đã giao kết được với nhiều anh hùng, hào kiệt trong thiên hạ để rồi cùng các em Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ (Tây Sơn tam kiệt) tiến hành khởi nghĩa, đánh đuổi 5 vạn quân Xiêm và 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược, dựng nên “Tây Sơn triều đại, Vạn thế vinh quang”.



    Cây quả ngon, trở thành đặc sản, ngoài giống cây còn do nông hóa, thổ nhưỡng ở từng vùng đất tạo nên, cộng với kỹ thuật chăm sóc của người chủ vườn. Trầu là cây thuộc họ Hồ tiêu, lá mọc so le, phiến lá hình trái tim. Cây trầu dùng để ăn trầu có hai loại: Trầu mỡ và trầu quế. Trầu mỡ lá to bản, xanh mướt, dễ trồng. Trầu quế lá nhỏ bản, vị cay thơm, rất được các bà, các chị ưa dùng. Trầu là một loại cây trồng khó tính, chỉ ưa nước ngọt và phải là nước sạch, nước phèn (chua) một chút cũng không chịu được. Đất trồng phải cao ráo, không được ngập nước, “Trồng trầu thì phải khai mương” là vì vậy. Độ ẩm của vườn trầu phải luôn được giữ ở mức trung bình, không được để khô hạn. Phân hóa học không thích hợp, chăm bón cho cây trầu chỉ được sử dụng phân chuồng, phân xanh, đặc biệt là dùng phân tằm dâu trộn lẫn với thân lá cây dâu băm nát sẽ cho lá trầu rất ngon. Phân chuồng, phân xanh bón cho cây trầu phải được ủ cho hoai (mục). Loại cây dùng làm gióng trầu (làm nọc cho cây trầu leo hoặc làm giàn trầu) cũng phải chọn lọc. Cây nọc phải là cây thân gỗ vững chắc, tốt nhất là được đốt cháy sém bên ngoài (nọc cháy sém cho lá trầu ngon hơn vi các “tay” trầu đều có rễ phụ để bám hút chất dinh dưỡng). Nếu vật liệu làm một giàn trầu khan hiếm thì có thể dựng cột gạch thay thế. Giàn trầu cần được che bớt nắng vì ánh sáng trực tiếp không thích hợp với cây trầu.

    Cây cau ăn trầu, gọi thế vì Cau có tới 202 chi với 2.600 loài: cau vua, cau đuôi chồn, cau bụng, Cau vàng, cau đỏ, cau trắng, cọ dầu, cọ bắp cải, dừa, mây … Cau ăn trầu là cây thân gỗ, thân trụ, không có cành nhánh, cao tới 20m, lá rụng theo kỳ và chỉ còn ở ngọn, phiến lá xẻ lông chim. Cau chịu được nắng, không kén đất và ít tốn diện tích, ít bị sâu bệnh. Cau ăn trầu có 2 loại: Cau thường, đốt lá thưa, nhanh cao và Cau lùn (cau hương) có đốt lá rất dày, thân thấp, mập. Lá cau ít rụng và có rụng thì lá cau cũng được tận dụng làm chổi quét nhà (tuốt phần thịt lá, lấy cuống, bó lại thành chổi), bẹ lá làm quạt mát mùa hè, mo cau (mo của buồng quả) dùng để nắm cơm thì cơm nắm vừa dẻo vừa thơm. Cây cau thường được trồng trước nhà để tạo cảnh quan “chuối sau, cau trước”. Hoặc một vài cây trong hàng cau trước cửa có thể trồng cây trầu cho dây trầu quấn quanh thân cau hoặc đặt một lu sành dưới gốc cau và buộc một miếng bẹ lá cau quanh thân để hứng nước mưa từ cây cau là cảnh thường thấy ở nông thôn Việt Nam. Tại nhà lưu niệm Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Văn Cừ ở Bắc Ninh vẫn trồng cau, để lu nước như ngày xưa vậy.



    Quay lại việc ăn trầu. Trầu têm là dành cho người khỏe răng. Trầu giã trong cối trầu là dành cho người già, người răng yếu. Hương và vị của trầu, cau, vôi, vỏ và thuốc lào làm cho người ăn trầu dễ say say, người nam thêm cởi mở chuyện trò, người nữ thêm “lúng liếng là lúng liếng ơi”.

    Ăn trầu tạo nên những làn môi cắn chỉ quết trầu duyên dáng, làm say lòng trai làng: “Những nàng môi cắn chỉ quết trầu”(Hoàng Cầm)… Trầu có thể được mời nhau bất kỳ ở đâu nên bộ đồ ăn trầu cũng được các bà, các chị luôn đem theo người. Cơi Trầu (Âu trầu) được gò bằng đồng thau hoặc bằng gỗ sơn son khảm xà cừ. Nếu ngồi ở nhà thì dùng Bình Vôi, thường là làm bằng gốm hoặc sứ; nếu đi xa thì mang theo Ống Vôi, bằng đồng thau. Lấy vôi trong bình thì dùng Chìa Vôi, bằng tre. Ngồi ở nhà, chủ nhà còn có thêm Ống Nhổ để người ăn trầu nhổ bỏ nước trầu (gọi là cổ trầu) và bã trầu. Một vật dụng rất quan trọng là Dao Cau. Dao bổ cau phải rất sắc bén, sắc như lời ví “Mắt sắc như dao cau” để có thể xén vỏ cau, để cắt lá trầu khi têm, cài thành cánh phượng. Dùng dao cau nhể vỏ xanh của quả cau thành từng dảnh quanh núm cau rồi xén khoanh một vòng quả ở 1/3 phía dưới để có quả cau nửa trắng (thịt quả) nửa xanh (vỏ quả), rồi tiện núm cau trước khi bổ quả cau thành nhiều miếng, thật đều và không vỡ hạt. Người già, người răng yếu không nhai được thì có thêm Cối Giã trầu, đúc bằng đồng thau, có thêm cây ngoáy thật cứng, đầu xẻ sắc như dao để cắt nghiền nhỏ trầu cau. Thời chống Mỹ, các bà má Nam bộ vừa ngồi ngoáy trầu, miệng bỏm bẻm nhai trầu vừa thông báo tình hình giặc, chỉ huy bộ đội đánh giặc, hình ảnh đó thật hào hùng. Vào mùa cau, người ta phải bổ cau và sấy, phơi khô để dành ăn dần hoặc bán đi các vùng xa. Ăn cau khô thì không thể ngon bằng ăn cau tươi, tất nhiên là vậy, và lá trầu thì phải luôn tươi, không thể để dành.

    Vài chục năm nay, người Việt đã để răng trắng, nhưng ăn trầu thì răng trắng sẽ rất nhom nhem, không ra trắng, không ra đỏ. Vì thế, dù rằng tục nhuộm răng đen là một cách trang sức của người xưa còn ăn trầu lại thuộc về lễ nghi, xã giao nhưng hai tục này từ lâu đời đã luôn gắn với nhau. Người xưa coi răng đen mới là đẹp:

    “Những cô hàng xén răng đen

    cười như mùa thu tỏa nắng”

    (Hoàng Cầm- Bên kia sông Đuống)



    Vì vậy mà ở những thế kỷ trước, răng trắng là ngộ lắm và bị coi là “răng trắng như răng Ngô (người Tàu)”. Người xưa quan niệm “Cái răng cái tóc là góc con người” nên ăn trầu còn là để bảo vệ răng nữa. Trầu cau và vôi làm hàm răng chắc khỏe, không bị tụt lợi, ít bị sâu răng. Trầu và cau còn được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh: Hoa cau trị ho, trợ tim, gan, dạ dầy; hạt cau tẩy giun sán; rễ cau (loại rễ nổi trên đất) chữa liệt dương; rễ cau phối hợp với rễ trầu chữa tiểu rắt, tiểu són …Lá trầu có thể chữa lành các vết loét, trị chứng đau đầu, giải cảm …Lá trầu còn dùng để nhuộm áo ngụy trang hay được dùng thời chống Mỹ.

    “Anh lên đường, mẹ xin nắm trầu nhuộm áo cho anh

    Một lá trầu xanh thắm tình em chẳng phai màu…

    (nhạc phẩm Hoa cau vườn trầu của nhạc sĩ Nguyễn Tiến).

    Đã qua thời phát đạt của nghề trồng và buôn bán trầu cau nhưng vẫn có nhiều hàng cau trầu ở chợ các miền quê, vẫn có những khu buôn bán trầu cau ở các chợ thị thành. Chợ trầu thường chỉ đông buổi sáng vì muốn có lá trầu tươi thì phải soi đèn hái từ tối hôm trước hoặc sáng sớm cho kịp chợ. Chợ trầu Lê Quang Sung (quận 6, thành phố Hồ Chí Minh) nằm trên đường Lê Quang Sung, các ngày trong tuần đều họp nhưng đông nhất là thứ 6 và đặc biệt đông là dịp tết. Hải Phòng không chỉ nổi tiếng vì có thuốc lào Tiên Lãng mà còn có cau trầu Thủy Nguyên. Ở Hà Nội hiện nay, mua trầu cau để ăn có thể ra chợ Bắc Qua, chợ hàng Bè, hàng Da… mua trầu cau cưới thì ở phố Hàng Than, phố hàng Gà … Còn ở xứ Đoài xưa (nay thuộc Hà Nội) thì tục ăn trầu vẫn được duy trì nguyên vẹn, truyền đời ở làng Phú Lễ (xã Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội). Đến Huế thì thời xưa, trong cung đình cũng như ngoài thôn quê, ai cũng ăn trầu, từ vua quan cho đến nông phu. Làng quê Huế đến giờ vẫn ngát xanh trầu cau:

    “Sao anh không về thăm thôn Vĩ

    Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên” (Hàn Mặc Tử)



    Vào thời buổi công nghiệp hóa này, trầu cau cũng được công nghiệp hóa, chỉ cần vào Google để gõ “trầu cau cưới hỏi” thì sẽ thấy rất nhiều nhà chuyên nghiệp lo việc trầu cau trọn gói. Dù là đã có người lo trọn gói, cô dâu không cần têm trầu, chú rể không cần leo cây hái cau nhưng tình ý trong quả cau, lá trầu vẫn tròn đầy, vẫn xanh mướt. Cau trầu với người Việt muôn đời vẫn là biểu tượng của tình người, của tình anh em ruột thịt, của tình yêu vợ chồng. Miếng trầu luôn là biểu tượng khởi đầu cho một mối lương duyên nên trầu cau còn được các chàng trai, cô gái mượn để tỏ nỗi lòng với người mình thương thầm nhớ trộm:

    Anh thương em rồi sao anh chẳng nói,

    để hoa cau rụng trắng đêm trăng buồn.

    mà hương cau ngan ngát quanh vườn trầu.

    Lá vẫn xanh tươi màu. Xin ai đừng để lá trầu vàng…”

    (nhạc phẩm Hoa cau vườn trầu của nhạc sĩ Nguyễn Tiến).

    Những vườn cau, những giàn trầu dần lùi xa thành thị, dần lui lên vùng cao, nhưng với các dân tộc Việt, dù ở thị thành hay nông thôn, dù ở đồng bằng hay núi cao, dù ở xa xôi xứ người thì văn hóa trầu cau với ý nghĩa nhân văn giàu có vẫn mãi trường tồn. Ý nghĩa của văn hóa trầu cau vẫn tiếp tục giáo dục con cháu chúng ta sống tình nghĩa, thủy chung. Triết lý sống đó sẽ tiếp sức cho các đời sau thêm sức mạnh để tiến nhanh hơn trên con đường hội nhập với thế giới.

    Lê Nguyên Hợp

    Nguồn: Tạp chí XD&CS
    http://vnthihuu.net/image.php?type=sigpic&userid=60789&dateline=140742  1116


  7. #7
    Avatar của Gió Bụi
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    Gió Bụi đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011
    Đến từ : TP biển Nha Trang

    Tuổi: 61
    Bài gửi : 1.760
    Thanks
    27.857
    Thanked 13.327 Times in 1.758 Posts
    Blog Entries
    28



    TÍCH CŨ CÒN LƯU

    Tương truyền tích cổ chạnh lòng đau
    Tự thuở Hùng Vương vẫn thắm màu
    Cảm nghĩa làm cây chồng tựa đá
    Thương tình trổ lá vợ choàng cau
    Người têm cánh phượng ngày sang hỏi
    Kẻ dệt màn loan bữa đến cầu
    Tục lễ ăn trầu lưu thế kỷ
    Cay nồng sắc đỏ buộc đời nhau.

    Gió Bụi
    06152017
    ...gió vẫn dậy bụi hồng trăm năm cũ...


  8. #8
    Avatar của Trần Thị Lợi
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    Trần Thị Lợi đang ẩn
    Tham gia ngày : Nov 2012
    Đến từ : Hà Nội

    Tuổi: 75
    Bài gửi : 7.348
    Thanks
    28.696
    Thanked 28.785 Times in 7.184 Posts


    NHỚ MẸ

    Cây cau cao vút đứng bên nhà
    Hương tỏa thơm nồng ấm thiết tha
    Nhớ mẹ một thời trầu cánh phượng
    Môi hồng bỏm bẻm nở tươi hoa

    Trần Thị Lợi
    Lần sửa cuối bởi Trần Thị Lợi; 16-06-2017 lúc 11:40 AM


  9. #9
    Avatar của Bùi Bắc Hợp
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    Bùi Bắc Hợp đang ẩn
    Tham gia ngày : Dec 2011

    Tuổi: 68
    Bài gửi : 1.862
    Thanks
    4.741
    Thanked 9.876 Times in 1.868 Posts
    Blog Entries
    1


    HOA CAU VƯỜN TRẦU

    Trắng sân nhà Em toàn những hương cau!
    Cho hỏi nhé mối tình đầu có phải
    Hoa cau sang cho vườn trầu vững chãi
    Dẫu bao ngày trầu ngóng đợi lao đao !

    Trắng sân nhà Em toàn những hương cau!
    Tơ duyên đến trầu đâu cần so đọ
    Mong cho trầu với cau luôn thắm đỏ
    Từ bây giờ cho đến mãi mai sau

    Trắng sân nhà Em toàn những hương cau!
    Anh vào lính dù chân đi vạn nẻo
    Vẫn nhớ về vườn trầu và níu kéo
    Sao cho trầu luôn luôn ở bên cau…

    Anh với Em hai đứa cách xa nhau
    Mối tình đầu sao mà lưu luyến thế
    Truyện cổ tích bốn nghìn năm có lẻ
    Lúc nào trầu cũng mãi cuốn bên cau

    Bùi Bắc Hợp

    https://www.youtube.com/watch?v=KZVMMU9LQz4


  10. #10
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    hoanggiao đang ẩn
    Tham gia ngày : Feb 2014

    Tuổi: 63
    Bài gửi : 4.458
    Thanks
    30.429
    Thanked 29.986 Times in 4.483 Posts
    Blog Entries
    1


    Rất cảm kích hồn thơ của các tác giả Lê Đức Mẫn, Trần Thị Lợi, Bùi Bắc Hợp, Gió Bụi. Để tri ân các quý thi hữu có tâm huyết tham gia bài vở như thế này, nhất định Hoàng Giao cũng phải có bài khi nào có thời gian...
    http://vnthihuu.net/image.php?type=sigpic&userid=60789&dateline=140742  1116


+ Trả lời chủ đề
Trang 1/3 1 2 3 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình