+ Trả lời chủ đề
Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1

Chủ đề: Đọc bài thơ TẠ LỖI QUÊ NHÀ

  1. #1
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    hoanggiao đang ẩn
    Tham gia ngày : Feb 2014

    Tuổi: 63
    Bài gửi : 4.458
    Thanks
    30.429
    Thanked 29.986 Times in 4.483 Posts
    Blog Entries
    1

    Đọc bài thơ TẠ LỖI QUÊ NHÀ



    Cảm nhận bài thơ Tạ Lỗi Quê Nhà của Tg Trần Tuấn Kiệt

    TẠ LỖI QUÊ NHÀ

    Tôi đã viết thật nhiều bài thơ
    Những tình tự quê hương sông dài biển rộng
    Giọt sương sớm mai, hạt mưa chiều còn đọng
    Cũng bật lên bao thi hứng dạt dào…

    Tôi ngợi ca bằng câu chữ ngọt ngào
    Con sóng biển Nha Trang xa lắc
    Và Hải Phòng biển với trời xanh ngắt
    Sầm Sơn quê mình sao tôi lại lãng quên?

    Tôi làm thơ cho vùng đất không tên
    Con sông nhỏ vô tình tôi ghé lại
    Sông Mã quê mình kiêu hùng, nhẫn nại
    Tôi chưa một lần để lại vần thơ…

    Tôi mải miết đi tìm,
    theo đuổi những giấc mơ
    Quên vườn cải sau nhà,
    quên tiếng chim mỗi sáng
    Tôi ngợi ca, làm thơ mừng bạn
    Sao chỉ có một lần viết về bạn trăm năm?

    Tôi ngước nhìn bốn phía trời xanh
    Nhưng quên mảnh đất dưới chân mình đang đứng
    Vẻ đẹp mọi miền gợi cho tôi thi hứng
    Sao quê nhà lại chẳng có trong thơ?

    Gần hết đời người dừng lại ngẩn ngơ
    Xin tạ lỗi những thân thương máu thịt
    Trái tim tôi vẫn rung lên từng nhịp
    Để hòa mình vào ngọn gió quê hương...
    Trần Tuấn Kiệt

    ------------

    CẢM NHẬN

    Tác giả đã đi nhiều viết nhiều về các vùng đất quanh mình trên quê hương đất nước Việt Nam, nhưng đến cuối đời mới chợt nhận ra chưa viết về mảnh đất nơi mình sinh ra:

    “Sầm Sơn quê mình sao tôi lại lãng quên?”

    Hỏi và hỏi mãi tự hỏi tại sao mà không trả lời được, nên nó cứ bứt rứt:

    “Sông Mã quê mình kiêu hùng, nhẫn nại

    Tôi chưa một lần để lại vần thơ… “



    Trăn trở băn khoăn ngậm ngùi day dứt với chính bản thân mình, tác giả đành để nó tràn vào thơ như một lời tạ lỗi thầm lặng:

    “Tôi ngợi ca, làm thơ mừng bạn
    Sao chỉ có một lần viết về bạn trăm năm?”



    Có ai mà nhìn thấu trời xanh lại không hiểu được giá trị đất mình đang đứng? Đây là điều không thể chấp nhận được của một người làm thơ. Tác giả nghĩ vậy, mọi người nghĩ vậy, tôi cũng nghĩ vậy. Nói xa hơn nữa, nếu có đi xa xứ cũng không thể quên đi bản sắc dân tộc:

    “Tôi ngước nhìn bốn phía trời xanh
    Nhưng quên mảnh đất dưới chân mình đang đứng “

    Tác giả tự trách mình tầm mắt dõi thiên hà mà sao lãng quên đất dưới chân (cụ thể: nơi chôn rau cắt rốn):

    “Tôi mải miết đi tìm,
    theo đuổi những giấc mơ
    Quên vườn cải sau nhà,
    quên tiếng chim mỗi sáng”

    Đi tìm gì đâu xa xôi, cũng không thể bỏ qua “vườn cải sau nhà” và “tiếng chim mỗi sáng” – Quê hương, nguồn cội, nơi ta sinh ra thân thương trìu mến ngọt ngào, nơi đầu tiên cất tiếng chào đời bình minh rực rỡ bước chân trần trên cát. Không thể nào quên! Vậy mà tác giả đã quên? Làm sao mà tha thứ được? Tác giả không hiểu cả chính mình. Nay đã thức tỉnh trở về với khát vọng bù đắp những tháng năm qua.

    Sai sót của con người dù thế nào cũng là điều khó tránh. Quan trọng là khi nhận ra thì khắc phục nó thế nào để vẫn là mình, với những yêu thương mong đợi về gia đình tình nghĩa xóm làng, tuổi thơ xưa.

    Lời tạ lỗi mỗi lúc một cao hơn, da diết hơn. Một loạt những câu hỏi tu từ biểu hiện sự dằn vặt không nguôi của tác giả.


    Bài thơ với cảm xúc tự tuôn trào, tác giả viết liền một mạch như lời tự tình chân chất nên ai đọc cũng thấy cảm động. Mong rằng rồi đây nhất định tác giả bù đắp được những gì còn thiếu xót với mảnh đất máu thịt ruột già.

    Hoàng Giao
    (22/2/2015)
    Lần sửa cuối bởi hoanggiao; 01-08-2017 lúc 09:57 PM
    http://vnthihuu.net/image.php?type=sigpic&userid=60789&dateline=140742  1116

  2. Thành viên dưới đây cảm ơn hoanggiao vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình