+ Trả lời chủ đề
Hiện kết quả từ 1 tới 2 của 2

Chủ đề: Bàn tròn văn chương - Tham luận tập thơ NẮNG ĐÊM

  1. #1
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    hoanggiao đang ẩn
    Tham gia ngày : Feb 2014

    Tuổi: 63
    Bài gửi : 4.458
    Thanks
    30.429
    Thanked 29.986 Times in 4.483 Posts
    Blog Entries
    1

    Bàn tròn văn chương - Tham luận tập thơ NẮNG ĐÊM

    Tham luận tập thơ NẮNG ĐÊM
    Bàn tròn văn chương - kỳ 8


    Tản văn của Hoàng Thị Giao

    ---------

    Tôi bước vào "Bàn tròn văn chương –kỳ 8” ...

    Bữa nay bàn tròn tham luận về tập thơ Nắng Đêm của nhà thơ Lê Hải.
    Vì tôi đã bình phẩm về tập thơ này theo cảm tính, tình cảm nhận định của riêng mình. Nay chẳng ngờ được lời mời của nhà thơ Lê Hải, tôi không giấu được vui mừng. Hơn nữa lại được gặp nhà văn Nguyễn Khoa Đăng ở đây! Chắc anh Lê Hải muốn tôi được có một nhận thức tốt hơn về thơ anh cũng như về thơ nói chung nên mới ngỏ mời đó thôi. Tôi cũng không ngoài dự định đến để "mắt thấy tai nghe” một vấn đề "nóng hổi” của thời cuộc về cái kiểu "cách tân” thơ gì đấy, về một lối thơ viết lạ… Lẽ dĩ nhiên sau bàn tròn này mọi người sẽ hiểu về thơ anh hơn, thấy được cái hay cái dở của thơ, và gì thì gì, tôi tin, sẽ yêu thơ anh hơn…

    Tôi ngồi vào bàn tròn mở to mắt, thích chí lắng nghe cái anh viết đề dẫn… nói. Ồ, người ấy tên là Nguyễn Tiến Văn, nhà nghiên cứu văn hóa đồng thời là dịch giả, tôi đã có dịp thấy tên của anh trên trang Web nào đấy…

    Kìa, Nguyễn Tiến Văn đang nói về cái câu "tự nguyện nghèo đi” trong thơ Lê Hải. Chủ trì Lê Thiếu Nhơn vừa nhắc khi in tập thơ này NXB Văn nghệ có hỏi ý câu này là sao? Tại sao ở bài Tự nguyện (chỉ có hai câu) "ngày càng nhiều người tự nguyện nghèo đi/ hợp lẽ càn khôn”? Nghèo về cái gì? Nghèo về cuộc đời? Nghèo về vật chất? (Tại sao lại phải tự nguyện nghèo đi? Về gì đi nữa thì theo tôi cũng nên giaù có!). Anh Nguyễn Tiến Văn nói sao? Anh nói:

    - Tự nguyện nghèo đi ở đây là tự nguyện "không nhiều sở hữu”, "không nhiều của cải”, tự nguyện không chạy đua theo tiền tài vật chất, danh vọng. Lấy đức hạnh, tâm linh, tín ngường làm tiêu chí cho cuộc đời, sự nghiệp của mình. Thơ Lê Hải gần gũi thân thiện… Anh còn dẫn lời Jesu trong kinh thánh về cái sự "nghèo” này.

    Ngày càng có nhiều người như vậy "hợp lẽ càn khôn”, có đúng không?

    Lập luận này tôi chưa nghĩ tới. Có đọc kỹ thơ Lê Hải rồi mà tôi đâu có chú ý tới cụm từ này. Tôi đã bỏ qua… một cách vô tội vạ. "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Lạ chưa kìa, lại một điều nữa làm tôi giật mình không hiểu, anh Văn nói tiếp:

    - Tuy nhiên, thơ Lê Hải có những nhược điểm: nếu nói để lại một dấu ấn như Nguyễn Bính, Chế Lan Viên… thì anh chưa có được bởi tập thơ chưa cấu trúc như một chỉnh thể, chưa là một tòa kiến trúc….

    Ngồi cạnh anh Văn, nhà thơ Nguyễn Trung Bình (người viết kịch bản phim Xích lô) lên tiếng:

    - Theo bài tham luận của nhà thơ Thanh Tùng thì thơ Lê Hải thiếu nhạc điệu… hơi bị tiếc về ngôn ngữ… Theo tôi, không hẳn thế đã tốt. Nếu Lê Hải không có khuyết điểm này (nghĩa là chau chuốt mượt mà dễ đọc hơn) biết đâu thơ anh lai kém đi về chất lượng? Tuy nhiên thơ Lê Hải rất tiếc là chỉ đưa ra vấn đề mà không đẩy lên tận cùng của sự việc, thiếu chuyện đời thường, bụi bặm… (Đến đây tôi chợt nghĩ rằng chắc là anh Bình đã quên trong cả tập thường trực là nỗi đau số phận: các em bé moi rác, người công nhân vệ sinh, người bán sắn luộc ở đầu phố, ven kênh…) Anh nói tiếp: tác giả không ghi ngày tháng sau mỗi bài nên tôi không theo dõi được mạch tư duy của anh. Ví dụ lọt vào giữa những bài ngắn mang tính khái quát cao là một số bài ví dụ như " nhớ Onga Becgon”, dài lê thê và hết sức cải lương.

    Anh Nguyễn Trung Bình còn phân tích rất kỹ nhưng tôi không nhớ hết.

    Nhà thơ Lê Hải giải thích:
    - Đúng như anh Bình nói, một số bài như "nhớ Onga Becgon” không thuộc tập này (viết từ thời sinh viên), vì khi NXB cắt 8 bài rồi đề nghị đưa bổ sung, tôi đã đưa ra một bản danh sách và biên tập viên đã chọn những bài khác với mạch thơ trong bản thảo để cho tập thơ nhẹ nhàng và đỡ nặng nề hơn.

    Nhà thơ Trần Hữu Dũng, theo quan điểm của người chuyên làm công tác biên tập cho rằng:
    - Tập thơ thiếu cấu trúc nhưng điều quan trọng có một giọng nói lạ, gợi cho người đọc nhiều suy tư. Tôi có cảm giác rất rõ ràng là Lê Hải không có ý định làm thi sĩ, chỉ làm cho mình và san sẻ với một số bạn bè mà thôi. Theo ý các anh thì trong tình hình thị trường sách như hiện nay thì tập thơ NĐ đang đứng ở đâu?

    Lê Thiếu Nhơn:
    - Trong hàng ngàn tập thơ thì Nắng Đêm đứng ở trong top 10. "In được không, gai góc lắm đấy..”? Đây là câu hỏi của nhiều người khi tập thơ Nắng Đêm của Lê Hải chuẩn bị tinh thần đem in…

    Nhà thơ Khúc Duy (thành viên của nhóm Mở Miệng) bảo thơ Lê Hải không hay cũng không dở nhưng thú vị. Duy dẫn chứng bài "Tôi không biết”, đọc thơ rồi phân tích. Một đề tài hấp dẫn… Anh Văn đọc lại bài "Tôi không biết” và bình luận từng câu chữ từng chi tiết những mối tình "lộn xộn” đến buồn cười làm ai nấy đều "hở 10 cái răng” hết cỡ… còn bảo viết thành kịch , làm phim Hàn Quốc được đấy… Anh kết luận: bài thơ mang một ý nghĩa nhân văn cao cả, những kẻ thù của nhau cuối cùng vẫn yêu thương nhau. Anh còn nói về ngôn ngữ của thơ Lê Hải không phân biệt các miền, các từ của triết học, khoa học, tôn giáo một cách tự nhiên như nó vốn có mà không đánh đố.

    Khi đọc thơ Lê Hải. Tôi không hiểu cái câu "một đời phiêu lãng chát môi mấy lần” có ý gì cả. Anh Văn nói câu ấy có tính cách trữ tình … thuộc nòi giống của mình gì đấy… Anh còn giảng giải nhiều nhưng tôi không nhớ rõ…

    Còn một bài thơ "Ném” nữa làm tôi sửng sốt. Thú thực bài thơ này tôi cũng khó hiểu, cũng chỉ có một câu:

    "Tôi ném chiếc điện thoại thật xa

    trong vắt”

    Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng khơi lên bài này, nhà văn thắc mắc tại sao lại phải ném điện thoại đi? Tại sao lại trong vắt? Nhà văn dẫn chứng những mẩu chuyện về sự cần thiết của chiếc điện thoại trong đời sống ra sao, thiếu nó, "trong vắt” thế nào được. Ý kiến của Nguyễn Khoa Đăng nói bằng cái giọng sang sảng, hài hước cùng với bộ điệu, câu chữ hóm hỉnh làm cho cả "tòa nhà” cũng phải cười rung lên, bàn tròn lao xao cười xen lẫn câu được câu mất. Nhất là Nguyễn Tiến Văn, cứ cười ngặt rung rinh cả chòm tóc sợi râu đến mê hồn. Lúc này tôi mới nhận ra nhà văn Nguyễn Khoa Đăng cũng dễ thương lắm chứ và điệu cười của Nguyễn Tiến Văn quả là thú vị ghê gớm. Nhất là một bài thơ thầy Đăng đọc làm cho anh Văn thích chí đòi chép ngay, điệu bộ hào hứng của hai người làm tôi thích chí mang theo… về đến tận nhà, mang theo mọi lúc mọi nơi…

    Nguyễn Tiến Văn giải thích: nhà thơ ném chiếc di động đi vì nhiều khi nó làm phiền mình, nào là tin nhắn quấy rầy, nào là cuộc gọi bất cứ lúc nào rối tinh lên, làm cho cuộc sống không "trong vắt”, ném điện thọai đi cho yên… cho trong vắt tâm tư, ý nói muốn "nghèo đi” về liên lạc. Không phủ nhận công dụng siêu phàm của chiếc di động, nhưng cái gì cũng có 2 mặt tốt xấu. "Chiếc điện thọai” tượng trưng cho hàng núi thông tin đổ ập vào ta hàng ngày qua nhiều kênh khác nhau, nhiều lúc ta phải rũ bỏ nó, thoát khỏi tầm ảnh hưởng của nó để ta tự tư duy, con người mới trở nên "trong vắt”, trở về với cái "ngã” của mình… Tiếc rằng tôi không thuộc từng câu chữ của hai con người này nên trình bày lên đây không khỏi kém phần sinh động. Mong các bạn tự hình dung ra hai đối tượng này. Vì có thể tôi diễn tả chưa chính xác, chưa hay bằng sự thật vốn có…

    Tiến sĩ sử học Đỗ Thị Hạnh, giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, nhận là người "ngoại đạo của thơ”, không có ý kiến, anh Văn nói "không có ai ngoại đạo với thơ vì ngoại đạo với thơ là ngoại đạo với ngôn ngữ”. Có đúng không mà ai cũng cười tán thành cái rụp.

    Anh Văn bàn luận tiếp về bài "vết sẹo”, "gửi Whitman”, "anh Phùng Quán ơi”. Ý muốn nói mọi người, nghĩa là chính anh, anh "trọn đời trên con đường chân thật, anh được quyền phát biểu, được quyền sáng tác…”. Riêng tôi thầm nghĩ ba bài này tác gỉa nhắn nhủ với chính mình: Hãy sống như một vết sẹo (sự thật), như chính mình, như anh Phùng Quán… "không chịu bội phản/ dám dùng dao viết thơ lên đá”

    Khi NXBVN hỏi tập Nắng Đêm của Lê Hải có thể in được không? Lê Thiếu Nhơn bảo chỉ cần ba câu:

    "sắt trên vai nặng không

    chức vụ trên vai nặng không

    xác phàm nặng không” trong bài "Nặng” là có thể cho in tập thơ được rồi. Thơ Lê Hải đáng được in, đáng được đọc:

    Tất cả đều "nặng”… lắm

    Theo Nguyễn Tiến Văn:

    - 10 năm sau có lẽ những luồng dư luận sẽ đánh giá công bằng thử nghiệm mới của Lê Hải… Tóm lại hiện tại, chưa có thể nói là thơ Lê Hải hay hoặc có thành tựu, nhưng Lê Hải đã đánh dấu được một cái mốc về ngôn ngữ, cách tân, đổi mới, can đảm, chân thực, gần gũi. Trước sau Lê Hải cũng thiết tha với thơ, với người đọc. Thơ Lê Hải có những suy tư về khoa học, tâm linh…

    Lê Hải:

    - Tôi làm thơ chủ yếu cho chính mình, tặng bạn bè thân thiết đọc cho vui. Được sự đồng cảm là một hạnh phúc. Thơ tôi viết tự nó bật ra chứ không có mục đích gì cả…

    Nhìn nét mặt Lê Hải, rồi nhìn mọi người, tôi nhận ra, trái tim anh Lê Hải đang đong đầy sự đồng cảm. Anh Văn nói đúng. Không những thơ mà cả con người Lê Hải cũng gần gũi thân thiện làm sao…

    Lê Thiếu Nhơn tổng kết bàn tròn:

    - Tập thơ Nắng đêm của Lê Hải có 3 phần: Tri âm, thơ tình, thế sự. Ưu điểm: sự chuyển động của ngôn ngữ thơ. Ưu tư: không thương vay khóc mướn. Tất cả chúng ta ngồi đây hôm nay dù muốn dù không khi ra về cũng thu hoạch được một điều gì đó về tập thơ Nắng Đêm của Lê Hải. Chẳng hạn, người chưa hiểu thơ anh hôm nay sẽ hiểu. Người hiểu rồi sẽ yêu mến thơ anh hơn…

    Khi nhà thơ Lê thiếu nhơn hỏi tôi có suy nghĩ gì về tập thơ Nắng Đêm của anh Lê Hải. Tôi đả trả lời:

    - Thực ra cũng có nhiều bài tôi không hiểu, tuy nhiên, thơ Lê Hải vẫn làm tôi chú ý. Tôi không có khả năng đánh giá thơ anh Hải, tôi chỉ có thể nói lên cảm xúc của mình khi đọc thơ anh, tuy không hiểu lắm nhưng tôi cảm nhận được có nhiều bài làm tôi xúc động. Các anh nói thơ Lê Hải chưa sâu, chưa đẩy đến tận cùng đến cuộc sống đời thường, với tôi thì lại rất sâu sắc ạ. Nắng đêm là nắng trong lòng người tỏa sáng cả màn đêm...

    Anh Văn và Bình giải thích về câu tôi nói cuối cùng rằng các anh không nói thơ Lê Hải chưa sâu sắc, mà là chưa "đẩy đến tận cùng” của sự sâu… Vậy thì tôi hiểu rồi.
    Thật ra, tôi đã mang một dấu ấn… về buổi tham luận này.


    Hoàng Thị Giao
    2007



    __________________
    Lần sửa cuối bởi hoanggiao; 10-12-2017 lúc 04:11 PM
    http://vnthihuu.net/image.php?type=sigpic&userid=60789&dateline=140742  1116

  2. 5 Thành viên dưới đây cảm ơn hoanggiao vì bài viết hữu ích này


  3. #2
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    hoanggiao đang ẩn
    Tham gia ngày : Feb 2014

    Tuổi: 63
    Bài gửi : 4.458
    Thanks
    30.429
    Thanked 29.986 Times in 4.483 Posts
    Blog Entries
    1
    Dưới đây là hình ảnh những nhân vật có tên trong bài viết trên




    Dịch giả Nguyễn Tiến Văn



    Nhà văn, nhà báo Nguyễn Khoa Đăng



    Nhà báo, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn



    Nhà thơ Lê Hải





    Nhà báo nhà thơ Nguyễn Đăng Trình - Hoàng Giao



    Nhà thơ Nguyễn Trung Bình




    Nhà thơ nhà báo Thanh Tùng



    Nhà thơ Trần Hữu Dũng
    Lần sửa cuối bởi hoanggiao; 13-08-2017 lúc 04:20 PM
    http://vnthihuu.net/image.php?type=sigpic&userid=60789&dateline=140742  1116

  4. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn hoanggiao vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình