+ Trả lời chủ đề
Hiện kết quả từ 1 tới 2 của 2

Chủ đề: Điều gì khiến nhiều người sau khi tới Mỹ lại trở nên tốt hơn?

  1. #1
    Bạn Thân
    Hiện Đang :    Lê Tư Đắc đang ẩn
    Tham gia ngày : Mar 2013

    Tuổi: 83
    Bài gửi : 194
    Thanks
    2.300
    Thanked 2.028 Times in 195 Posts
    Blog Entries
    3

    Điều gì khiến nhiều người sau khi tới Mỹ lại trở nên tốt hơn?

    Điều gì khiến nhiều người sau khi tới Mỹ lại trở nên tốt hơn? Lý do làm ai cũng hứng thú
    Nước Mỹ quả thực khiến con người được mở rộng tầm mắt.



    Bởi ở Mỹ những người lương cao, nhà hoa lệ, xe sang lại không có sức ảnh hưởng lớn. Có hàng nghìn hàng vạn người Mỹ lựa chọn công việc chỉ vì thấy phù hợp hay yêu thích. Họ sống rất tự tin, ít bị chi phối bởi tiền bạc và quyền thế.
    Vương Sóc (Wang Shuo), một nhà tiểu thuyết nổi tiếng đã nói rằng sau khi đến Mỹ ông đã trở nên tốt hơn. Vương Sóc cảm thấy người Trung Quốc sau khi đến Mỹ đều trở nên tốt hơn, trở nên tuân thủ pháp luật hơn. Ông quen một vài người ở trong nước đều là những người không tốt, sau khi tới Mỹ sinh sống họ đều trở nên vô cùng thật thà. Bởi vì, ở Mỹ sau khi phạm pháp thì đừng mong nghĩ tới việc “chạy chọt” nhờ các mối quan hệ này nọ.
    Ấn tượng ban đầu qua những lời kể của mẹ và cơ duyên tới Mỹ
    Vương Sóc còn nhớ, hồi nhỏ trong nhà ông có dùng một vài cái thìa của binh lính Mỹ để lại. Trên đó có viết “Lục quân Mỹ” hoặc “USA”. Mẹ ông đã từng tham gia kháng chiến “Chống Mỹ viện trợ Triều Tiên”. Chiếc thìa này là mẹ mang về. Những cái thìa đó chất lượng tốt vô cùng. Chúng đều được làm bằng thép chất lượng cao. Mãi tận sau này khi Vương Sóc có con gái, tụi trẻ con vẫn thường dùng chiếc thìa này. Hơn nữa, mẹ ông cũng từng kể với Vương Sóc về chuyện năm xưa đánh nhau Mỹ. Bà kể về cảm giác mình được ăn đồ hộp của Mỹ. Điều này đã để lại cho Vương Sóc ấn tượng rằng: “Quân đột Mỹ ăn rất ngon”.
    Vì ông xuất bản sách tại NewYork, do đó đã được bên Mỹ mời qua bên này. Vương Sóc tới Mỹ chừng nửa năm thì về nước. Lúc đó ông còn cầm trong tay bức thư mời khác của trường đại học Stanford. Nhưng ông cảm thấy rằng mình không xứng đáng nên ngại sang đó. Ông đã lựa chọn tới NewYork xuất bản cuốn sách bằng tiếng Anh của mình.
    Sau khi tới Mỹ, Vương Sóc quyết định ở lại đây một thời gian. Trong khoảng thời gian này, Vương Sóc đã tới NewYork, Los Angeles, San Francisco, Chicago và một vài thành phố khác của Mỹ. Ông muốn đi thăm thú các nơi. Làm như vậy kỳ thực cũng là để sau này ông có thể ‘đắc ý’ một chút. Người khác hễ nhắc tới chỗ này chỗ kia thì ông cũng có thể tự hào nói rằng mình cũng từng đặt chân tới đó.
    [IMG]file:///C:\Users\LIEMCH~1\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\ 01\clip_image001.jpg[/IMG]Nhà văn Vương Sóc (Wang Shuo). (Ảnh dẫn theo zh.wikipedia.org)
    Trải nghiệm ở Los Angeles
    Thành phố Los Angeles thực sự khiến Vương Sóc phải kinh ngạc. Vì ở đây, hễ tối là chẳng còn trò tiêu khiển nào cả. Đôi khi Vương Sóc tới một vài khu phố Tàu tại Mỹ, mới 8 giờ tối ông đã không thể tìm được nơi ăn uống. Bởi lẽ mọi người đều đã đóng cửa đi ngủ.
    Hơn nữa người Mỹ rất quy củ, trật tự xã hội cũng đâu ra đấy, chấp pháp rất nghiêm minh. Ở trong nước bị ‘hành là chính’, nghe chửi đã quen tai, nên ông cứ cho rằng mối quan hệ giữa người với người không được hài hòa là chuyện bình thường ngoài huyện. Nhưng sau khi Vương Sóc tới Mỹ, ông cảm thấy nơi đây quả là một nơi hiếm có khó tìm. Ông luôn nghe thấy lời “cảm ơn” không ngớt từ những người xung quanh.
    Có lần ở Mỹ ông tìm người giúp đỡ, nhưng họ lại vô cùng khách sáo với ông. Có điều Vương Sóc rất không thích thói quen chào hỏi người lạ mặt trên đường của người Mỹ. Bởi vì tiếng Anh của ông không tốt nên hễ họ chào ông là ông cứng họng không biết phải nói gì. Cứ mãi như vậy khiến ông có vẻ không lịch sự lắm.
    Là một người nước ngoài, Vương Sóc lại thấy rất an tâm khi sống trên đất Mỹ
    Ông vốn thường nghe đài báo trong nước tuyên truyền rằng tỷ lệ phạm tội của Mỹ rất cao. Nhưng kỳ thực tỷ lệ phạm tội này không có mấy khả năng sẽ xâm hại tới bạn. Những chuyến tàu hỏa tại NewYork được ông hình dung như cái nôi của tội ác. Ban đầu tới Mỹ, Vương Sóc cũng không dám đi tàu, ông đều bắt taxi. Sau này vào một buổi tối ông thử đi tàu thì thấy cảm giác cũng khá thú vị.
    Hơn nữa ông còn nhận thấy khi gặp mình ở đó, người khác còn rất sợ ông. Một hôm khi ông đang đi dạo một mình tại trung tâm thương mại quốc tế Manhattan, khu văn phòng ở đó đến tối không còn một bóng người. Vương Sóc nhìn thấy trước mặt có một người da đen đang tiến về phía mình, ông hơi hoảng hốt. Nhưng không ngờ là người đàn ông ấy cũng rất sợ Vương Sóc. Hai người đi cách nhau 2 lối rẽ thì cậu ấy đã vòng qua đường khác. Lúc đó Vương Sóc đang lo lắng nếu để ông vòng qua lối khác e rằng ông sẽ bị lạc đường. Điều không thể ngờ tới là cậu ấy đã rẽ sang lối khác trước cả ông.
    Vương Sóc chỉ có thể dùng từ “xã hội lý tưởng” để hình dung về nước Mỹ
    Sống tại Mỹ, có thể nói Vương Sóc hiếm khi gặp phải những chuyện không vừa ý. Nếu nhất định phải giải thích hiện tượng này, ông chỉ có thể dùng từ “xã hội lý tưởng” để hình dung. Đất nước này rất thích hợp với cuộc sống của dân thành thị. Nếu bạn không phải là người thích theo đuổi công danh sự nghiệp, chỉ muốn sống những ngày bình lặng, chẳng muốn ai động chạm tới mình cả thì Mỹ là một nơi khá tuyệt vời dành cho bạn.
    Hơn nữa, xã hội Mỹ khá trọng đạo lý, họ nhân văn tới mức đôi khi khiến bạn phải ngại ngùng. Ví như, Vương Sóc đọc được một bài báo, nói rằng mỗi gia đình ở California hàng năm đều phải nộp thuế hơn 1.000 đô la Mỹ cho dân di cư bất hợp pháp, ví như chịu trách nhiệm về chi phí giáo dục con cái của họ. Chuyện này nếu thi hành ở Trung Quốc thì ai chịu nộp thuế đây?!
    Vương Sóc nói, trước khi đến Mỹ ông chỉ như ‘ếch ngồi đáy giếng’
    Nước Mỹ quả thực khiến con người được mở rộng tầm mắt. Vương Sóc nói, trước kia ông chỉ như ếch ngồi đáy giếng. Chí ít thì sự hiểu biết của ông về nghệ thuật cổ điển của phương Đông và phương Tây cũng không được đẩy đủ lắm. Trong những ngày sống ở Mỹ ông cứ thang lang ngó chỗ này một chút, ngó chỗ kia một chút, chủ yếu là muốn học hỏi thêm. Trước kia ông cứ cho rằng Trung Quốc cổ xưa chẳng có thứ gọi là văn hóa, văn minh cả. Chí ít là về điêu khắc và hội họa là như vậy. Nhưng ông lại nhìn thấy những thứ trước kia của Trung Quốc trong viện bảo tàng của Mỹ, ngay lập tức cách nghĩ trước kia của ông bị phá vỡ. Những thứ đó nếu sánh với văn vật của Hy Lạp, chí ít cũng không hề kém cạnh.
    [IMG]file:///C:\Users\LIEMCH~1\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\ 01\clip_image002.jpg[/IMG]Đồ gốm sứ Trung Quốc tại bảo tàng nghệ thuật quốc gia Mỹ. Ảnh thegioicoxua.com
    Vương Sóc nói rằng ở Mỹ ông không đi làm. Nếu là một họa sỹ hay là một nhạc sỹ, thì có lẽ ông cũng sẽ gặp không ít trở ngại trong việc sáng tác. Tại NewYork có tới hơn 100.000 nhà thơ, hơn 100.000 nhạc sỹ, hơn 100.000 nhà văn và hơn 100.000 diễn viên. Tức là mấy trăm nghìn nghệ thuật gia cùng chung sống tại đây. Sở dĩ họ tập trung ở đây là vì họ không có cảm giác bị ép buộc và mọi thứ đều có thể được nghệ thuật hóa. Sau khi tới Mỹ, Vương Sóc mới biết được thế nào là sự tự do toàn diện về tinh thần.
    Nhưng Vương Sóc muốn tổng kết để viết một tiểu thuyết tiếng Trung. Ông kiếm sống bằng con chữ. Đối với người Mỹ, tiếng Trung là một thứ ngôn ngữ vô cùng phức tạp. Ông cũng từng muốn viết một tiểu thuyết thật dài, nhưng sống ở đó sẽ không có ai tới làm phiền bạn nên không có cảm hứng để sáng tác những câu chuyện ly kỳ.
    Sau khi đến Mỹ do tiếng Anh không ổn lắm, nên đa phần ông vẫn tiếp xúc với người Trung Quốc. Những người này hầu như đều là người quen hoặc đã từng tiếp xúc từ hồi ông còn ở trong nước. Trong đó thậm chí còn gồm cả những bạn học cấp 2 đã mất tích của ông. Sau khi gặp lại rất nhiều người như vậy, ông vẫn thường cảm thấy kỳ lạ là sau bao nhiêu năm không gặp, những người quen này của mình đều đã di cư đến Mỹ.
    Vương Sóc cảm thấy người Trung Quốc sau khi tới Mỹ đều trở nên tốt hơn, biết tuân thủ pháp luật hơn. Vài người bạn ông quen trong nước đều là những người xấu, nhưng khi tới Mỹ lại đều trở nên rất thật thà. Vương Sóc vừa đến Mỹ thì bạn bè đã bảo ông: “Nhất thiết không được vi phạm pháp luật đâu đấy. Ở Mỹ mà phạm pháp là chuyện vô cùng xui xẻo. Họ sẽ ghi lý lịch cho anh cả đời, đi đâu cũng không thoát được với họ”.
    Họ đều dặn dò ông kỹ lưỡng như vậy, cứ như là ở Trung Quốc Vương Sóc chuyên làm nghề phạm pháp vậy. Sau này ông nghĩ, có thể mọi người đều coi những người vừa tới từ Trung Quốc giống như một phần tử phạm tội tiềm ẩn, vì những người này vốn đã quá quen với việc đi cửa sau và nhờ vả các mối quan hệ. Nên họ cảm thấy phải dặn dò thật kỹ lưỡng mới có thể yên lòng.
    Khi còn ở Mỹ, Vương Sóc từng trích một vài đoạn trong tác phẩm “Chơi đùa là tim đập” từ chính quá khứ của mình. Ông muốn đăng lên tờ “Playboy”. Nhưng sau khi gửi bản thảo thì bị trả lại, lý do là “quá đôì trụy”. Có thể là họ kỵ những mối quan hệ loạn luân, dẫu chỉ là đề cập một chút. Vậy nên Vương Sóc mới biết được rằng cuốn tạp chí “Playboy” của Mỹ kỳ thực lại phản ánh những nhu cầu và ham muốn vô cùng nghiêm túc của con người. Vương Sóc nói: So ra thì đúng là tôi hơi dung tục.
    Ở Mỹ những người lương cao, nhà hoa lệ, xe sang không có sức ảnh hưởng lớn như ở Trung Quốc
    Ngoài Vương Sóc ra, rất nhiều danh nhân, hay quý bà quý cô, tầng lớp mới nổi của Trung Quốc hầu như đều có sự đồng cảm. Khi vừa tới Mỹ, nếu đi mua thực phẩm, thì chỉ riêng bia cũng đã có tới mười mấy nhãn hiệu, có nhãn hiệu còn chia thành bia khô, bia đá và bia nhẹ. Trước kia mọi người ở trong nước đã quen với xã hội không có quá nhiều sự lựa chọn, bây giờ lại phải bắt đầu lựa chọn hết thứ này tới thứ khác. Nhưng trong cuộc sống, xã hội Mỹ cung cấp cho con người nhiều sự lựa chọn hơn, đồng thời cũng đưa đến cho con người nhiều trách nhiệm hơn, nhiều sự tự tin hơn.
    Có những người mới nổi ở Trung Quốc rất nhanh chóng đã phát hiện ra rằng mọi người xung quanh đã bớt đi một phần mến mộ họ, thậm chí họ còn thấy có phần hụt hẫng. Thế là bất cứ lúc nào họ cũng phân phát danh thiếp in hàm vị Chủ tịch hội đồng quản trị. Nhưng kết quả cũng vô ích. Thế là họ lại vung nghìn vàng mua xe sang nhà đẹp. Nhưng điều đáng tức giận là ngay cả những những gã người Mỹ ở “lồng chim”, lái xe nát cũng chẳng thèm đoái hoài tới họ. Họ thấy thiếu vắng những ánh mắt ngưỡng mộ của mọi người xung quanh. Mác thương hiệu đính ở cổ tay hay cổ áo của họ đương nhiên là chẳng ai thèm ngó đến. Bởi ở Mỹ những người lương cao, nhà hoa lệ, xe sang không có sức ảnh hưởng lớn như ở Trung Quốc.
    [IMG]file:///C:\Users\LIEMCH~1\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\ 01\clip_image003.jpg[/IMG]Mark Zuckerberg (nhà đồng sáng lập Facebook) tỷ phú trẻ nhất thế giới có lối sống rất giản dị và thân thiện. Ảnh en.wikipedia.org
    Rất nhiều người Mỹ xuất thân từ giai tầng công nhân lao động vất vả nhưng trong tâm họ rất mãn nguyện. Khi những người giàu có ở Trung Quốc ra vào những khách sạn hào nhoáng cũng không khiến những cậu bé gọi xe cho họ phải thấy tự ti. Các cậu chỉ mỉm cười lịch sự, tiếp đón chu đáo. Bạn chỉ có thể cảm nhận được sự tự tin của họ. Có hàng nghìn hàng vạn người Mỹ lựa chọn công việc chỉ vì thấy phù hợp hay yêu thích. Họ sống rất tự tin, ít bị ảnh hưởng bởi tiền bạc và quyền thế.
    Vậy nên những người Trung Quốc giàu có ở trong nước thì vô cùng cao ngạo, nhưng khi tới Mỹ chẳng thể huênh hoang được gì. Một quan viên Trung Quốc khi tới thăm Mỹ nói rằng: “Ở trong nước người khác nhìn thấy tôi đều cúi đầu, khom lưng. Nhưng đến Mỹ thì ngay cả những người đi nhặt đồng nát lưng lúc nào cũng thẳng tắp”. Phong thái tự tin của họ bắt nguồn từ một dân tộc rất uy phong.
    Có một danh nhân người Trung Quốc phát hiện ra trong văn phòng mình có một đồng nghiệp người Mỹ phụ trách duy tu hệ thống máy tính. Cậu ấy tốt nghiệp đại học và làm việc ở đây đã 10 năm, trông rất đỗi bình thường. Ở với nhau lâu, hàng ngày gặp nhau họ cũng nói đùa vài câu. Một hôm, danh nhân Trung Quốc khuyên nhủ cậu ấy: “Sao cậu không tới Microsoft làm việc? Vài năm sau cổ phiếu lên là cậu phát tài rồi”.
    Đồng nghiệp người Mỹ nói: “Tôi không thích Microsoft, làm ở đây tốt hơn”. Sau này người Trung Quốc ấy mới phát hiện một bức ảnh, trong đó có cậu ấy, chị gái, anh rể và Bill Gates. Lúc ấy vị kia mới biết chị gái cậu ấy cùng với Bill Gates là đồng sáng lập Microsoft trong những ngày đầu. Hiện giờ chị ấy đang làm Phó tổng giám đốc của Microsoft, cũng là người có gia sản khổng lồ. Hỏi ra mới biết trong văn phòng cũng có người biết chuyện này, nhưng chẳng ai buồn lấy lòng cậu ấy. Cậu ấy cũng không mong cầu một cuộc sống sang giàu, mà chỉ muốn sống một cuộc đời bình yên, phẳng lặng.
    Ở Mỹ có rất nhiều tiến sỹ khi tìm việc, công việc đầu tiên họ chọn là làm giảng viên. Bởi lẽ làm giảng viên có thể nghèo hơn và vất vả hơn so với làm ở công ty nhưng họ học được rất nhiều và có nhiều thời gian tự do. Có một vị giáo sư, ông ấy là trợ giảng ở một trường đại học. Có vài công ty sản xuất thuốc lớn nhất ở Mỹ mời ông phụ trách một chuyên ngành nghiên cứu, lương khởi điểm gấp 3 lần lương giảng dạy của ông, nhưng ông cũng không đi. Vì lý do đơn giản là ông yêu thích công việc giảng dạy.
    Hơn nữa, ở Mỹ vì có sự tự tin, nên đồng nghiệp và bạn bè đều thực lòng, vui vẻ chúc mừng thành quả của nhau.
    [IMG]file:///C:\Users\LIEMCH~1\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\ 01\clip_image004.jpg[/IMG]Sự tự tin đã thấm nhuần trong từng hơi thở của người Mỹ. (Ảnh dẫn theo wikiasrar)
    Sự tự tin đã thấm nhuần trong từng hơi thở của người Mỹ
    Có một danh nhân Trung Quốc lấy được học vị giáo sư của một trường đại học, ông rất vui mừng tới nhận chức. Trước tiên ông thuê một tòa nhà chung cư để ở. Bản thân ông đường đường là một giáo sư thì đương nhiên chung cư cũng phải khá khẩm một chút. Hàng xóm nhà ông là một gia đình người Mexico, hàng ngày gặp nhau họ đều chào hỏi ông. Khi nói chuyện, người đàn ông Mexico tinh thần khá sung mãn, dẫu chẳng có bằng cấp gì, nhưng thần sắc của ông lại toát ra vẻ tự tin, rất mãn nguyện với cuộc sống.
    Vị danh nhân người Trung Quốc thầm nghĩ người Mexico này chẳng có bằng cấp, mà lại dám nói chuyện vui vẻ, hài hước với một vị giáo sư như vậy. Có lẽ ông ấy cũng là người có chút thành tựu. Kết quả lại không phải như vậy, người đàn ông Mexico này không có việc làm, chỉ sống nhờ tiền trợ cấp của chính phủ dành cho 5 người con. Vị danh nhân người Trung Quốc này phải thốt lên: “E rằng tổng thống đến thì ông bạn người Mexico này cũng không run chân”. Ở Mỹ, chức vụ cũng không thể nào giúp bạn thu hút được người khác, nếu nói chuyện không hợp gu thì dẫu nửa câu cũng là thừa thãi.
    Trên mảnh đất sùng bái hơi thở tự do này, mọi người đều thấu hiểu và tôn trọng sự lựa chọn của người khác. Dẫu có khoe mẽ lương cao cũng chẳng thể khiến một vị giáo sư thanh cao phải cúi đầu, dẫu đeo học vị tiến sỹ cũng chẳng khiến những người công nhân cổ xanh phải thấy xấu hổ. Giữa thành phố đông đúc, náo nhiệt thì dù một chiếc xe Mercedes-Benz phóng vọt lên cũng chẳng khiến chiếc xe nát phải xấu hổ mà lùi lại. Dẫu nhà cao cửa rộng cũng không thể khiến người hàng xóm không tranh với đời thấy hụt hơi.
    Có một câu chuyện xảy ra vào ngày 11/12/1997
    Cindy Adam, nhà báo nổi tiếng của Mỹ, muốn hẹn phỏng vấn riêng bà Hillary Clinton, vợ của tổng thống Bill Clinton. Sau nhiều nỗ lực cuối cùng cô cũng sắp xếp được một cuộc hẹn. Bà Hillary đồng ý sẽ nói chuyện với Cindy một tiếng đồng hồ, sau buổi diễn thuyết trong cuộc họp của câu lạc bộ trường Đại học Manhattan của NewYork.
    Buổi phóng vấn đã được ấn định tại một câu lạc bộ tại Manhattan. Câu lạc bộ này đã có hàng trăm năm lịch sử, khá trang trọng, mang phong cách truyền thống và hương sắc cổ xưa. Cindy đến trước và đợi ngoài sảnh. Đã đến giờ hẹn mà bà Hillary vẫn chưa tới, cô đứng ngồi không yên. Cô đành lặng lẽ rút điện thoại gọi cho bà. Ông lão trông cửa bước đến và hỏi: “Thưa cô, cô đang làm gì vậy?”. Cindy nói: “Tôi có hẹn với bà Hillary”. Ông lão nói: “Cô không được sử dụng điện thoại ở câu lạc bộ, mời cô ra ngoài”. Nói xong ông lão rời đi, Cindy cất điện thoại vào trong túi xách.
    Một lúc sau ông lão lại tới, nhìn thấy cô vẫn chưa đi, mà còn đang nói chuyện rất hào hứng với bà Hillary trong sảnh. Ở đó còn có những trợ lý cao cấp trong phủ tổng thống. Ông lão không vui nói: “Không được phép gây ồn ào ở đây. Những hành vi không được phép, các cô phải rời khỏi đây”. Bà Hillary nói: “Chúng ta đi thôi” và nhanh nhẹn kéo tay Cindy đi mất.
    [IMG]file:///C:\Users\LIEMCH~1\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\ 01\clip_image005.jpg[/IMG]Ở Mỹ tất cả mọi người đều bị phạt như nhau nếu không tuân thủ pháp luật. Ảnh hollywoodlife.com
    Đến cả tỷ phú Bill Gates muốn tham gia buổi họp lớp của trường Harvard nhưng cũng bị một số bạn học từ chối. Chỉ vì Bill Gates đã lựa chọn nghỉ học giữa chừng nên ít đi lại với các bạn học. Những bạn học lựa chọn tốt nghiệp tại trường Harvard chưa chắc đã khom lưng cúi đầu trước tiền bạc. Ở Mỹ, hạnh phúc và sự tự tin được chia đều cho mọi người, không có phân biệt giàu nghèo.
    Theo kannewyork.com
    Hiểu Liên biên dịch

  2. 6 Thành viên dưới đây cảm ơn Lê Tư Đắc vì bài viết hữu ích này


  3. #2
    Avatar của thugiangvu
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thugiangvu đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011
    Đến từ : Xứ Càna

    Bài gửi : 6.684
    Thanks
    52.571
    Thanked 40.105 Times in 6.497 Posts
    Blog Entries
    1

    Lê Tư Đắc

    Điều gì khiến nhiều người sau khi tới Mỹ lại trở nên tốt hơn?

    Điều gì khiến nhiều người sau khi tới Mỹ lại trở nên tốt hơn? Lý do làm ai cũng hứng thú
    Nước Mỹ quả thực khiến con người được mở rộng tầm mắt.

    Bởi ở Mỹ những người lương cao, nhà hoa lệ, xe sang lại không có sức ảnh hưởng lớn. Có hàng nghìn hàng vạn người Mỹ lựa chọn công việc chỉ vì thấy phù hợp hay yêu thích. Họ sống rất tự tin, ít bị chi phối bởi tiền bạc và quyền thế.


    Cám ơn bạn Lê tư đác đã post bài :Điều gì khiến nhiều người sau khi tới Mỹ lại trở nên tốt hơn?

    Thật sự là đúng như vậy, xin nói cùng các bạn ThuGIANG KHÔNG DÁM NÓI VƠ ĐŨA CẢ NẮM hay có ý nói xấu hay khen chê ai cả.
    khi đọc bài này thì Thugiang mới dám nói lên ,
    những gì tốt thì gia đình mình bắt chước còn những gì xấu hay không thích hợp thì mình tránh .
    Mỹ hay Ca na da cũng tựa như nhau,vì cách nhau có một cái hồ ranh giới .

    Đời sống rất bình đẳng giàu cũng như nghèo vì cũng ăn cùng một thứ thức ăn cá thịt rau ,
    việc làm tuỳ ý ai hợp thì làm , việc làm nào cũng được quý trọng, nếu không có người thợ hồ xây cất thì ông bác sỹ hay các ông có chức vụ không có nhà ở...
    nếu không có người phu thu dọn rác thì rác bẩn đầy ...
    Lái xe người giàu cũng lái một hiệu xe miễn sao xe tốt không bị trục trặc trễ giờ đi làm hay đi công việc.

    ai quên món gì trên đường phố hay trong cửa hàng là người khác nhặt vào đưa lại cho cảnh sát hay đưa cho người gần đó ,
    thí dụ TG đi vào GYM tập thể thao , TG làm quên những vật dụng như son phấn hay quần áo ,mắt kính , giấy tờ , chút ít tiền ... thì cứ trở lại hôm sau hoặc mấy ngày sau khoặc phone lại hỏi và đến chỗ "lost and found " mất và tìm lại " tìm xem món nào của mình thì lậy về.
    Còn một lần vì gia đình đi trên tàu chơi (cruise).sau một tuần về thì xuống tàu cả nhà mất 1 chiếc xách tay, có những quà mua về làm kỷ niệm. có trình với người làm việc trên tàu.
    thế mà vài hôm sau từ thành phố khác,cách xa nhau hơn 800 km có người gọi phone nói về cái xách tay họ lấy nhầm vì con cái họ bỏ lên xe mà không ai biết,thế là mình cho địa chỉ họ gửi lại cho mình, mình lại gửi tiền qua bưu điện trả tiền cưóc cho họ.(trên chiếc xách tay có ghi số phonẹ)

    Mình có Cháu gái muốn du học qua chơi tìm hiểu trước về Ca na da hay mỹ.
    cháu rớt chiếc phone tay đã chụp nhiều hình làm kỷ niệm trong phone đó.
    khi về lại khách sạn cháu nói với người chủ khách sạn .......thế mà hai hôm sau ông lái xe bus đưa đến khách sạn trả cho cháu. khi dọn xe ông tài xế xe bus thấy chiếc phone đắt tiền nghĩ ngay đến cô bé du lịch chung cả một nhóm hơn 25 người VN ở khách sạn đó....

    Kẻ cả con vật họ cũng đối xử rất tốt, một bầy vịt mẹ con chắt chiu qua đường , cả chục chiếc xe ngừng lại chờ ...con thỏ qua đường bị xe đụng , gọi cảnh sát hay sở bảo vệ súc vật họ đến mang chú thỏ về chữa trị tuỳ theo...
    còn mèo lạc họ cũng mang về nuôi một thời gian ..., nuôi cho tới khi có người nhận nó về nuôi.

    còn chuyện kỳ thị thì không thấy có, có lẽ tuỳ theo cách sống của mình.
    biết trọng mọi người biết không làm phiền hàng xóm , không vặn nhạc to hay để chó sủa om xòm , không đậu xe lấp mất ngõ vào nhà của họ...tuy là ở lề đường.

    Phim ảnh hay bất cứ vật gì cũng không mượn nhau mà tự mua , thí dụ kềm búa hay vật dụng trong nhà nếu thật cần gấp thì hãy mượn không sao cả , họ rất vui và tận tâm giúp đỡ .
    Vườn cỏ của họ xanh mướt cắt thật đều mà sân cỏ nhà mình thì bụi rậm cháy vàng , chó...lung tung mà không dọn sạch có nhà còn vứt rác bừa bãi nhìn mất ve sinh , thì họ sẽ than phiền đấy.
    Dắt chó đi trên đường phải có bao rác nhỏ trên tay vì chó .....thì hốt ngay buộc lại cho vào thùng rác gần đó hoặc xách về nhà bỏ thùng rác.
    có những công viên họ để bao rác ni lon để hốt.....chó hay vật gì dơ bẩn trên đường ,mình cứ dùng vừa sạch vừa thơm , sống biết trọng người thì người trọng mình .

    phải luôn đúng giờ, không nói xấu ai và luôn những chữ CÁM ƠN , LÀM ƠN , XIN LỖI , KHÔNG CHEN LẤN, luôn có nụ cười tươi khi gặp nhau mặc dù không quen biết .
    luôn giúp đỡ người già hay tàn tật , phụ nữ và tôn trọng trẻ em ...
    giữ vệ sinh chung , thấy rác trên đường nếu có thể cũng nhặt bỏ vào thùng rác,mặc dù có xe và người lái xe đi hút bụi hút lá và rửa quét lề đường nhưng những khi mưa to lá và miệng cống bị nghẹt nước mưa chẩy không mạnh lắm lâm lề đương ứ đọng nuoc.thì chính mình cũng ra hốt lá.
    cống rãnh ở đây sạch nước trong cống trong vắt . không có múi hôi .

    Những gì Thu giang viết lên đây không hẳn là đúng tuyệt đối 100/100 nhưng truóc mắt Thugiang là vậy đó. hơn 30 năm sống tha huơng .
    nhưng cũng có một số nơi trong một chỗ nào chung cư nhỏ, góc phố nhỏ cũng có những sự không ổn thì mình cũng né.như thành phố DETROIT có phố ...
    thường những gia đình này ăn tiền chính phủ mà không chịu làm việc , họ quen sống như vậy ...có người nhậu say hay hút nghiện, mỗi tháng cũng có cả ngàn đola / một người mà chẳng dư vì thuốc và rượu .
    Homeless, mình dịch dễ hiểu là ăn mày, thực ra họ thích sống lang thang ,chứ mỗi tháng gần 1000 ( một ngàn dola)thỉnh thoảng họ xin tiền
    Thì mình hiểu ngay đó là người nghiện ....thuốc hay ruou, chứ không phåi họ xin tiền mua thức ăn

    Nhiều nơi có nhà cho họ ở theo gia đình giá rất rẻ, có những nơi họ vào tự do trú tạm. ..và thành phố nào cũng có những nhà hàng từ thiện của chính phủ hay các hội nhà thờ.
    Có thức ăn nóng
    Trong tuần hay cuoi tuần, có bàn ghế ngồi sạch sẽ và đẹp ,những ngày rảnh Thugiang cũng thường tình nguyện đến phụ rửa don và múc thức ăn cho ho hoặc bê ra bàn.
    bệnh .... thuốc men đều có bác Sỹ hay nhà thưong lo..giàu nghèo cũng chữa công bằng không mất tien. Bác Sỹ không cần biết ai giàu nghèo, vì lương của họ là do chính phủ trả.

    ca na da dễ dang hơn Mỹ. Giàu nghèo hay ông to bà lớn cũng chữa một thứ thuốc. Bác Sỹ thì do mình chon.tuỳ ý mình thích bác Sỹ nào .bên mỹ thì nếu có công ăn việc làm lương cao thì họ đóng bảo hiểm về thuốc và bác sỹ . ..
    nhưng không đóng hay có đóng thì việc chữa tri cũng sẽ có chậm hay mau thoi,khi cứu cấp là sẽ được cứu ngay.
    cảm ơn các bạn đọc , chúc các bạn an vui.

    Thu giang vũ
    Lần sửa cuối bởi thugiangvu; 23-08-2017 lúc 09:32 AM

  4. 4 Thành viên dưới đây cảm ơn thugiangvu vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình