+ Trả lời chủ đề
Trang 1/2 1 2 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 11

Chủ đề: Xôn xao đề xuất cải tiến bảng chữ cái, "Tiếng Việt" thành "Tiếq Việt"

  1. #1
    Avatar của Gió Bụi
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    Gió Bụi đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011
    Đến từ : TP biển Nha Trang

    Tuổi: 61
    Bài gửi : 1.760
    Thanks
    27.857
    Thanked 13.327 Times in 1.758 Posts
    Blog Entries
    28

    Xôn xao đề xuất cải tiến bảng chữ cái, "Tiếng Việt" thành "Tiếq Việt"


    PGS.TS Bùi Hiền

    Xôn xao đề xuất cải tiến bảng chữ cái, "Tiếng Việt" thành "Tiếq Việt"

    Trong nhiều bài viết của các nhà ngôn ngữ học, có bài “Chữ quốc ngữ và hội nhập quốc tế” của PGS.TS. Bùi Hiền (nguyên Hiệu phó trường ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên phó Viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy - học phổ thông) với đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt.
    Theo đó, ông Bùi Hiền cho rằng trải qua gần một thế kỷ, đến nay chữ quốc ngữ đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, nên cần phải cải tiến để giản tiện, dễ nhớ, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian, vật tư...

    Những bất hợp lý mà PGS Bùi Hiền đưa ra gồm: Hiện tại, chúng ta sử dụng 2, 3 chữ cái để biểu đạt một âm vị phụ âm đứng đầu. Ví dụ C – Q – K (cuốc, quốc, ca, kali), Tr – Ch (tra, cha), S – X (sa, xa)… Bên cạnh đó, lại dùng 2 chữ cái ghép lại để biểu đạt âm vị một số phụ âm đứng cuối vần như Ch, Ng, Nh (mách, ông, tanh…).

    Tác giả Bùi Hiền nhận định: “Đó là những hiện tượng không thống nhất, không theo một nguyên tắc chung nào dẫn đến khó khăn cho người đọc, người viết, thậm chí gây hiểu nhầm hoặc không hiểu được chính xác nội dung thông tin. Người học như trẻ em hay người nước ngoài, cũng rất hay mắc lỗi do sự phức tạp này mang lại”.
    Từ đó, ông kiến nghị một phương án làm cơ sở để tiến tới một phương án tối ưu trình nhà nước. Chữ quốc ngữ cải tiến của tác giả Bùi Hiền dựa trên tiếng nói văn hóa của thủ đô Hà Nội cả về âm vị cơ bản lẫn 6 thanh điệu chuẩn, nguyên tắc mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt. Sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Latin như F, J, W, Z. Bên cạnh đó, thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì âm “nhờ” (nh) chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng kí tự ghép n’ để biểu đạt.

    Một ví dụ về việc cải tiến tiếng Việt được PGS.TS Bùi Hiền đưa ra:

    LUẬT GIÁO DỤC
    Điều 7. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ.

    1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Thủ tướng chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
    2. Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
    3. Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác cần đảm bảo để người học được học liên tục và có hiệu quả.


    Đoạn ví dụ sau khi cải tiến.

    Theo PGS.TS Bùi Hiền, việc cải tiến theo cách này sẽ thống nhất được chữ viết cho cả nước, loại bỏ được hầu hết các thiếu sót, bất cập không nhất quán trước đây gây khó khăn cho người dùng, giản tiện được bộ chữ cái khi từ 38 chữ cái chỉ còn 31, dễ nắm được quy tắc, dễ nhớ. Tiết kiệm được thời gian, công sức, vật tư trong quá trình tạo lập các văn bản trên giấy, trên máy tính.
    Ngay khi thông tin về ý tưởng cải tiến ngôn ngữ của PGS.TS Bùi Hiền xuất hiện trên mạng xã hội, dư luận đã tranh cãi khá gay gắt. Rất nhiều ý kiến cho rằng, tiếng Việt hiện tại không cần thiết cải tiến. Nếu cải tiến sẽ có nhiều hệ lụy như kho tư liệu đồ sộ cũ chuyển sang chữ viết mới thì sẽ xử lý như thế nào. Hơn nữa, để thay đổi sẽ phải mất rất nhiều thời gian: thay đổi nhận thức, thay đổi cách học, cách dạy, sách giáo khoa cũng phải thay đổi, các văn bản, sách, báo, rồi lập trình chữ viết trên máy tính… Một số ý kiến cho rằng, ý tưởng cải tiến này khá rối rắm, không thể chấp nhận.

    Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng, ý tưởng của PGS-TS Bùi Hiền không hẳn bất hợp lý, ông đang hướng đến một nguyên tắc thống nhất về ngôn ngữ Việt.

    Lệ Thu
    ...gió vẫn dậy bụi hồng trăm năm cũ...

  2. 10 Thành viên dưới đây cảm ơn Gió Bụi vì bài viết hữu ích này


  3. #2
    Avatar của thugiangvu
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thugiangvu đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011
    Đến từ : Xứ Càna

    Bài gửi : 6.684
    Thanks
    52.571
    Thanked 40.105 Times in 6.497 Posts
    Blog Entries
    1
    Chết mồ rùi , sếp Gió Bụi ơi,
    Bệnh lười sợ học lắm.Bây giờ mà cặp sách đi học thì làm sao?
    Nếu sếp Cả bắt mần thơ thì trốn luôn .
    Ai nhận học trò xin cho Thu giang biết để ghi tên
    Nhá ,
    Thugiang

  4. 9 Thành viên dưới đây cảm ơn thugiangvu vì bài viết hữu ích này


  5. #3
    Avatar của Gió Bụi
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    Gió Bụi đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011
    Đến từ : TP biển Nha Trang

    Tuổi: 61
    Bài gửi : 1.760
    Thanks
    27.857
    Thanked 13.327 Times in 1.758 Posts
    Blog Entries
    28
    Quote Nguyên văn bởi thugiangvu Xem bài viết
    Chết mồ rùi , sếp Gió Bụi ơi,
    Bệnh lười sợ học lắm.Bây giờ mà cặp sách đi học thì làm sao?
    Nếu sếp Cả bắt mần thơ thì trốn luôn .
    Ai nhận học trò xin cho Thu giang biết để ghi tên
    Nhá ,
    Thugiang
    Chít chóc gì ai mà lo chứ TG
    Dễ ợt à, cứ nhìn theo cái bài đã cải tiến thì TG sẽ rõ (có ma nào hiểu được cái bài đó viết cái quái gì và biết nó là tiếng gì đâu) mình đọc chả hiểu, thì mình viết họ cũng bótay.com vậy thôi à
    Nếu lười học thì có thể mua mà TG
    ...gió vẫn dậy bụi hồng trăm năm cũ...

  6. 8 Thành viên dưới đây cảm ơn Gió Bụi vì bài viết hữu ích này


  7. #4
    Avatar của Gió Bụi
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    Gió Bụi đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011
    Đến từ : TP biển Nha Trang

    Tuổi: 61
    Bài gửi : 1.760
    Thanks
    27.857
    Thanked 13.327 Times in 1.758 Posts
    Blog Entries
    28
    PHẠM KHANG
    CẦN CÓ THÁI ĐỘ CẨN TRỌNG VÀ KHOA HỌC TRONG CÁC ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI CHỮ QUỐC NGỮ...


    Cần nhận rõ rằng, chữ viết tiếng Việt dùng bộ chữ cái La-tinh (Latin), là bộ chữ nằm trong tốp phổ biến nhất thế giới xét về địa bàn, số người và số quốc gia sử dụng. Ở Đông Nam Á, ngoài Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Timor Leste dùng bộ chữ cái La-tinh. .
    Kể từ khi ra đời vào đầu thế kỷ XVII, chữ quốc ngữ, sử dụng bộ chữ cái La-tinh có thêm các dấu phụ, do các giáo sĩ Dòng Tên người Bồ Đào Nha và Pháp tạo ra đã định hình như ngày nay.
    Nó được viết hầu như giống với cách viết trong Tự điển Việt - La tinh (1838), do giám mục Jean-Louis Taberd biên soạn lại, dựa theo bản thảo năm 1773 của Pigneau de Behaine (Bá Đa Lộc).
    Dĩ nhiên, do mục đích ban đầu để cho người phương Tây ghi lại lời nói tiếng Việt và dễ học tiếng Việt, nó có những bất hợp lý tồn tại cho đến ngày nay, dù đã được chỉnh sửa nhiều lần.
    Trước hết phải nhớ rằng chữ Quốc ngữ ra đời là nhằm mục đích để giúp các giáo sĩ ghi chép tiếng nói để truyền đạo. Sau khi xâm lược nước ta, chính quyền Pháp đã nhận thấy chữ Quốc ngữ dễ học hơn chữ Hán và chữ Nôm Việt (các hệ chữ có trước khi có chữ Quốc ngữ ở Việt Nam) rất nhiều, có thể giúp chính quyền thực dân và dân bản xứ dễ giao tiếp với nhau hơn, nên khuyến khích dạy và học chữ này.
    Năm 1878, có một nghị định về việc chuẩn bị điều kiện để dùng chữ này làm chữ viết chính thức ghi tiếng Việt. Năm 1910, có Thông tri của Thống sứ Bắc Kỳ về việc dùng chữ Quốc ngữ trong các công văn, giấy tờ hành chính và sổ sinh tử giá thú. Buổi đầu các nhà nho Việt Nam rất phản đối chữ Quốc ngữ, nhưng rồi sau chính họ nhận thức được vai trò của chữ Quốc ngữ trong nâng cao dân trí và canh tân đất nước, bắt đầu hô hào học và phổ biến chữ Quốc ngữ trong phong trào Đông kinh nghĩa thục.
    Sau Cách mạng tháng Tám, chữ Quốc ngữ đã trở thành chữ viết chính thức duy nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
    GS.TS Nguyễn Văn Lợi, nhà nghiên cứu có uy tín về ngôn ngữ học cho rằng: Đề xuất về thay đổi chữ Quốc ngữ của PGS Bùi Hiền không dựa trên những cơ sở khoa học. Cũng theo ông thì căn nguyên thiếu cơ sở khoa học của PGS. Bùi Hiền thể hiện ở các điểm chính sau đây:
    Thứ nhất, lí do để ông đòi cải tiến chữ Quốc ngữ là:
    1- Một số trường hợp chữ QN không đảm bảo nguyên tắc “một âm vị ghi bằng 1 kí tự và ngược lại”. Đây là lí do để ông đề nghị bỏ cách ghi phân biệt C, K, QU; phân biệt NG/NGH, G/GH.. Thật ra từ lâu, nhiều người đã nhận ra sự bất hợp lí trên của chữ Quốc ngữ (làm khó cho trẻ em học viết tiếng Việt). Trong hội nghị Cải tiến chữ Quốc ngữ(năm 1960) ở Miền Bắc, nhiều người đề nghị cải tiến các trường hợp trên. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, trước khi đi đến cải tiến các trường hợp, này cần tính đến mặt tâm lí, lịch sử, văn hóa.

    Thứ hai, ông Bùi Hiền đưa ra đòi thống nhất cách ghi X/S, CH/TR, D/R/GI. Theo ông, trong cách phát âm tiếng Hà Nội, không có sự phân biệt trên. Tiếng Việt gồm các thổ ngữ, phương ngữ khác nhau. Mối thổ ngữ, phương ngữ có cách phát âm riêng. Hiện nay, ở nước ta, trong nhà trường, trên truyền thông, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, chưa có quy định chuẩn về phát âm (chính âm) mà chỉ có quy định chuẩn về cách viết (chính tả). (Riêng trường hợp nói lẫn lộn l/n bị xã hội “đánh dấu”, coi là “không chuẩn mực). Một trong những ưu điểm của chữ Quốc ngữ là, ngày từ đầu, cách đây 4 thế kỉ, chữ viết này đã “tổng hợp được những đặc điểm của các phương ngữ lớn (ghi được 6 thanh của tiếng Bắc Bộ, đồng thời phản ánh được sự phong phú, đa dạng của phương về phụ âm của phương ngữ Bắc Trung Bộ, Nam Bộ). Hiện nay, ngoài tiếng Hà Nội, nhiều thổ ngữ, phương ngữ khác vẫn giữ lại cách phát âm phân biệt các trường hợp trên. Cần có một vài giải thích thêm về trường hợp phụ âm d trong chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ sử dụng 2 con chữ D và Đ để ghi 2 phụ âm khác nhau. Ở thế kỉ 17, phụ âm D có cách phát âm khá gần với cách phát âm phụ âmD trong các tiếng châu Âu. Do vậy, các cố đạo dùng con chữ D (tương tự ngôn ngữ châu Âu) để ghi phụ âm này. Còn con chữ Đ để khi ghi phụ âm có cách phát âm xa lạ đối với người châu Âu. Họ sáng tạo cách ghi Đ. Ngày nay, trong tiếng Bắc Bộ, phụ âm D đã chuyên sang cách phát âm là Z. Tuy nhiên ở thổ ngữ Phục Lễ (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng), thổ ngữ Cương Gián (huyện Nghi Xuân, xã Đức An, Đức Thọ, Hà Tĩnh), thổ ngữ Bắc Trạch (Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) vẫn còn giữ cách phát âm như thế kỉ 17 của D. Nếu chữ Dthay bằng Z như đề xuất của PGS Bùi Hiền, thì không phản ánh được một hiện tượng lịch sử của tiếng Việt. (Nói thêm, người Anh, Pháp rất quan tâm tính lịch sử trong chữ viết nên cách phát âm đã thay đổi, nhưng chữ viết vẫn giữ lại). Hơn nữa, cách viết D bằng Z không phù hợp với các thổ ngữ còn phân biệt 2 phụ âm này. Cũng như vậy, cách viết không phân biệt S/X, CH / TR, R/D/GI là làm nghèo đi tính đa dạng về mặt thổ ngữ, phương ngữ tiếng Việt vốn là một ưu thế của chữ Quốc ngữ. Tất nhiên, đề xuất viết không phân biệt X /S, CH/TR, D/R/GI, chắc chắn là điều khó chấp nhận của đối với người nói các thổ ngữ, phương ngữ không phải Hà Nội.

    Thứ ba ông Bùi Hiền đưa ra liên quan đến các kí tự gồm nhiều con chữ, theo ông cần cải tiến để viết cho đơn giản, tiết kiệm thời gian (thao tác viết, đánh máy), không gian (con chữ chiếm giấy). Quả là chữ Quốc ngữ cũng như nhiều chữ viết trên thế giới, có nhiều kí tự gồm 2, 3 con chữ. Viết (đánh máy) những kí tự này mất nhiều thao tác (thời gian) và chiếm nhiều chỗ (không gian). Chữ viết là kí hiệu (được tiếp thu bằng thị giác) ghi các âm, thanh (phụ âm, nguyên âm, thanh điệu vốn được tiếp thu bằng tai). Là kí hiệu, mỗi kí tự do con người quy ước.

    Tuy nhiên, sự quy ước không thể tùy tiện. Hệ thống âm vị mang tính hệ thống chặt chẽ. Từ trong bụng mẹ, đứa trẻ đã học nghe các âm thanh của tiếng mẹ đẻ. Khi ra đời, kĩ năng nghe-nói dần hoàn thiện. Về mặt tâm lí ngôn ngữ, một cách vô thức, trẻ em học nghe-nói thông qua tính hệ thống của hệ thống âm thanh. Chữ viết để phản ánh hệ thông âm thanh cũng phải mang tính hệ thống. Có như vậy, người học (dù là trẻ em hay người lớn) mới dễ dàng tiếp thu, ghi nhớ cách viết cách đọc từng âm vị, âm tiết, từ ngữ. Do vậy, việc lựa chọn các kí tự, quy định về cách viết (chính tả) không thể tùy tiện.
    Tiêu chuẩn này được đảm bảo khá tốt ở chữ Quốc ngữ. Có thể nói, những người làm chữ Quốc ngữ có những sáng tạo trong việc dùng các con chữ và dấu phụ để ghi các âm (phụ âm, nguyên âm), đặc biệt trong việc dùng các dấu thanh (dấu giọng) để ghi thanh điệu. Việc lựa chọn kí tự này hay khác đều có lí do, mang tính hệ thống, tạo thuận lợi cho việc học, tiếp nhận.
    Những đề xuất của PGS Bùi Hiền như dùng Q thay cho NG, W thay cho TH phá vỡ tính hệ thống của hệ thống kí tự chữ Quốc ngữ. Đúng như PGS Hoàng Dũng, trong các chữ viết dựa trên hệ chữ La Tinh, không có chữ viết nào có cách dùng kí tự tùy tiện như vậy.
    Việc thay kí tự NH băng N’ cũng thiếu cơ sở. Về phát âm, NH là phụ âm vang, mũi, cùng nhóm với các phụ âm M, N,NG. Thay NH bằng N’, cũng như thay NG bằng Q phá vỡ tính hệ thống, người học khó tiếp thu (học đọc/viết). Hơn nữa, trong chữ Quốc ngữ dấu phụ (tương tự dấu phẩy treo trong N’ chỉ dùng để ghi thanh điệu và một số nguyên âm, còn NH là phụ âm. Về mặt hình chữ (graphic), N’ rất khó tiếp nhận bằng thị giác, dễ lẫn sang các kí hiệu phụ ghi thanh điệu. Ngoài ra, việc dùng N’ thay NH không giúp tiết kiệm. Khi viết N’ vẫn phải nhấc bút 2 lần, khi đánh máy vẫn phải gõ 2 nhịp (Đấy là chưa kể, viết 2 con chữ liền nhau, nhanh hơn viết với dấu phụ N’). NH chiếm không gian lớn hơn theo chiều ngang, còn N’ chiếm không gian lớn hơn theo chiều cao. Với kí tự N’, nhìn một văn bản (viết, in) sẽ rối, thiếu thẩm mĩ.
    Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia (khẳng định trong Hiến pháp 2013), ngôn ngữ chính thức, tiếng phổ thông của mọi công dân ở các vùng miền thuộc 54 tộc người ở nước ta. Làm cho tiếng Việt luôn giữ được bản sắc của mình, đồng thời phát triển hòa nhập trong thế giới thời đại công nghệ 4.0 là trách nhiệm và quyền lợi của mọi người. Mỗi cá nhân, tập thể có thể đề xuất những cải tiến chữ Quốc ngữ. Tất nhiên các đề xuất sẽ được xã hội chấp nhận, nếu đề xuất đó có cơ sở khoa học và thực tiễn.

    30.11.2017
    ...gió vẫn dậy bụi hồng trăm năm cũ...

  8. 11 Thành viên dưới đây cảm ơn Gió Bụi vì bài viết hữu ích này


  9. #5
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    hoanggiao đang ẩn
    Tham gia ngày : Feb 2014

    Tuổi: 63
    Bài gửi : 4.458
    Thanks
    30.429
    Thanked 29.986 Times in 4.483 Posts
    Blog Entries
    1
    Họa bài Trăn Trở của thầy Về Miền Trung Vmt
    ----------

    TRĂN TRỞ

    Chữ viết bây giờ liệu đổi thay...?
    Vần thơ để lại sống bao ngày
    Công trình mấy vụ hòa mưa chảy
    Tác phẩm bao mùa quyện gió bay
    Sách nọ nhòe trang trò cạo giấy
    Nhà kia lỗi đạo cháu xưng mày
    Ngàn năm lễ nghĩa nay ruồng bỏ
    Xã hội buông tuồng giữa lất lay.

    VMT 03/12/2017
    -----

    PHẢI LÀM SAO

    Nực cười quốc ngữ lại đòi thay
    Để đắng dòng thơ của những ngày
    Thấy bảo nhiều anh tìm nước chạy
    Nghe đồn lắm chị kiếm đường bay
    Yêu cầu mới phát bầm da dẻ
    Kiến nghị vừa ban tím mặt mày
    Biết phải làm sao cho khỏi sốc
    Thương tuồng chữ cũ chẳng hề lay

    Hoàng Giao
    3/12/2017
    Lần sửa cuối bởi hoanggiao; 03-12-2017 lúc 07:24 PM
    http://vnthihuu.net/image.php?type=sigpic&userid=60789&dateline=140742  1116

  10. 8 Thành viên dưới đây cảm ơn hoanggiao vì bài viết hữu ích này


  11. #6
    Avatar của Gió Bụi
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    Gió Bụi đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011
    Đến từ : TP biển Nha Trang

    Tuổi: 61
    Bài gửi : 1.760
    Thanks
    27.857
    Thanked 13.327 Times in 1.758 Posts
    Blog Entries
    28
    Quote Nguyên văn bởi hoanggiao Xem bài viết
    Họa bài Trăn Trở của thầy Về Miền Trung Vmt
    ----------

    TRĂN TRỞ

    Chữ viết bây giờ liệu đổi thay...?
    Vần thơ để lại sống bao ngày
    Công trình mấy vụ hòa mưa chảy
    Tác phẩm bao mùa quyện gió bay
    Sách nọ nhòe trang trò cạo giấy
    Nhà kia lỗi đạo cháu xưng mày
    Ngàn năm lễ nghĩa nay ruồng bỏ
    Xã hội buông tuồng giữa lất lay.

    VMT 03/12/2017
    -----

    PHẢI LÀM SAO

    Nực cười quốc ngữ lại đòi thay
    Để đắng dòng thơ của những ngày
    Thấy bảo nhiều anh tìm nước chạy
    Nghe đồn lắm chị kiếm đường bay
    Yêu cầu mới phát bầm da dẻ
    Kiến nghị vừa ban tím mặt mày
    Biết phải làm sao cho khỏi sốc
    Thương tuồng chữ cũ chẳng hề lay

    Hoàng Giao
    3/12/2017
    Theo PGS.TS Bùi Hiền thì bài thơ phải viết như vầy:

    Họa bài Căn Cở kủa wầy Về Miền Cuq Vmt
    ----------

    CĂN CỞ

    Cữ viết bây zờ liệu dổi way...?
    Vần wơ dể lại sốq bao qày
    Kôq cìn' mấy vụ hòa mưa cảy
    Ták fẩm bao mùa kuyện zó bay
    Sác nọ n'òe caq cò kạo zấy
    N'à kia lỗi dạo cáu sưq mày
    Qàn năm lễ qĩa nay zuồq bỏ
    Sã hội buôq tuồq zữa lất lay.

    VMT 03/12/2017
    -----

    FẢI LÀM SAO

    Nựk kười kuốk qữ lại dòi way
    Dể dắng zòq wơ kủa n'ữq qày
    Wấy bảo n'iều an' tìm nướk cạy
    Qe dồn lắm cị kiếm dườq bay
    Yêu kầu mới fát bầm za zẻ
    Kiến qị vừa ban tím mặt mày
    Biết fải làm sao co xỏi sốk
    Wươq tuồq cữ kũ cẳq hề lay

    Hoàq Zao
    Lần sửa cuối bởi Gió Bụi; 06-12-2017 lúc 03:33 AM
    ...gió vẫn dậy bụi hồng trăm năm cũ...

  12. 8 Thành viên dưới đây cảm ơn Gió Bụi vì bài viết hữu ích này


  13. #7
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    hoanggiao đang ẩn
    Tham gia ngày : Feb 2014

    Tuổi: 63
    Bài gửi : 4.458
    Thanks
    30.429
    Thanked 29.986 Times in 4.483 Posts
    Blog Entries
    1
    Quote Nguyên văn bởi Gió Bụi Xem bài viết
    Theo PGS.TS Bùi Hiền thì bài thơ phải viết như vầy:

    Họa bài Căn Cở kủa wầy Về Miền Cuq Vmt
    ----------

    CĂN CỞ

    Cữ viết bây zờ liệu dổi way...?
    Vần wơ dể lại sốq bao qày
    Kôq cìn' mấy vụ hòa mưa cảy
    Ták fẩm bao mùa kuyện zó bay
    Sác nọ n'òe caq cò kạo zấy
    N'à kia lỗi dạo cáu sưq mày
    Qàn năm lễ qĩa nay zuồq bỏ
    Sã hội buôq tuồq zữa lất lay.

    VMT 03/12/2017
    -----

    FẢI LÀM SAO

    Nựk kười kuốk qữ lại dòi way
    Dể dắng zòq wơ kủa n'ữq qày
    Wấy bảo n'iều an' tìm nướk cạy
    Qe dồn lắm cị kiếm dườq bay
    Yêu kầu mới fát bầm za zẻ
    Kiến qị vừa ban tím mặt mày
    Biết fải làm sao co xỏi sốk
    Wươq tuồq cữ kũ cẳq hề lay

    Hoàq Zao
    Sếp Gió Bụi có khả năng theo học PGS.TS Bùi Hiền rồi đấy. Chúc mừng!
    Lần sửa cuối bởi hoanggiao; 06-12-2017 lúc 07:16 AM
    http://vnthihuu.net/image.php?type=sigpic&userid=60789&dateline=140742  1116

  14. 7 Thành viên dưới đây cảm ơn hoanggiao vì bài viết hữu ích này


  15. #8
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Gió Bụi Xem bài viết
    Theo PGS.TS Bùi Hiền thì bài thơ phải viết như vầy:

    Họa bài Căn Cở kủa wầy Về Miền Cuq Vmt
    ----------

    CĂN CỞ

    Cữ viết bây zờ liệu dổi way...?
    Vần wơ dể lại sốq bao qày
    Kôq cìn' mấy vụ hòa mưa cảy
    Ták fẩm bao mùa kuyện zó bay
    Sác nọ n'òe caq cò kạo zấy
    N'à kia lỗi dạo cáu sưq mày
    Qàn năm lễ qĩa nay zuồq bỏ
    Sã hội buôq tuồq zữa lất lay.

    VMT 03/12/2017
    -----

    FẢI LÀM SAO

    Nựk kười kuốk qữ lại dòi way
    Dể dắng zòq wơ kủa n'ữq qày
    Wấy bảo n'iều an' tìm nướk cạy
    Qe dồn lắm cị kiếm dườq bay
    Yêu kầu mới fát bầm za zẻ
    Kiến qị vừa ban tím mặt mày
    Biết fải làm sao co xỏi sốk
    Wươq tuồq cữ kũ cẳq hề lay

    Hoàq Zao
    Đọc xong sái hết cả quai hàm các thi hữu ơi!

  16. 6 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  17. #9
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts
    Mời nghe nhạc bằng tiếng Việt cải cách của Tiến sĩ Bùi Hiền!

    ĐẮP MỘ CUỘC TÌNH


    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

  18. 6 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  19. #10
    Avatar của thugiangvu
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thugiangvu đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011
    Đến từ : Xứ Càna

    Bài gửi : 6.684
    Thanks
    52.571
    Thanked 40.105 Times in 6.497 Posts
    Blog Entries
    1
    Cười đau bụng quá thôi.
    Hy vọng về Saigon sẽ hòa ca với chị Thy lan
    Chữ mới , em thấy còn dễ hơn chữ tàu.
    Chữ tàu mà học thì mất nước luôn.
    Chúc các anh chị an vui luôn.
    Thugiang

  20. 4 Thành viên dưới đây cảm ơn thugiangvu vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề
Trang 1/2 1 2 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình