+ Trả lời chủ đề
Hiện kết quả từ 1 tới 4 của 4

Chủ đề: Hội ngộ Họ Bùi Tùng Ảnh

  1. #1
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2

    Hội ngộ Họ Bùi Tùng Ảnh

    “Những ngày gần đây, tôi cứ thấy bồn chồn, day dứt. Một hôm, ngồi trước bàn phím, tôi thẫn thờ gõ vào google mấy chữ “Họ Bùi Tùng Ảnh”, cũng không có ý niệm rõ rệt tìm gì. Thế rồi, trang web Họ Bùi Tùng Ảnh hiện lên, nhìn mấy chữ “Việt Yên Hạ” tôi ngỡ ngàng, một cảm giác rất lạ, tôi không giải thích được. Tôi đọc, nghiên cứu kỹ Phả hệ trên website… Tôi viết thư cho Bùi Năng Tiến (phụ trách trang web) nhờ xác định rõ thêm. Sau khi nhận được được hồi âm, tôi khẳng định đây chính là gốc Tổ của tôi”. Đó là lời phát biểu đầy xúc động của Cụ Bùi Xuân Phượng (80 tuổi) hậu duệ của Cụ Bùi Thọ (đời 15 Chi 5 Họ Bùi Tùng Ảnh) trong cuộc gặp mặt nhận diện họ hàng sáng nay 16/12/2017 tại Hà Nội.
    Theo Gia phả Chi 5 Họ Bùi Việt Yên Hạ - Tùng Ảnh, Cụ Bùi Đá (Đời 13) có các con: Bùi Thọ, Bùi Đỏ, Bùi Sơn. Nhánh của Cụ Bùi Đỏ, Bùi Sơn đã có thông tin bổ sung gia phả tương đối đầy đủ. Duy nhất, nhánh Trưởng Bùi Thọ là còn khuyết từ đời 16 về sau (Gia phả chỉ ghi: Nhánh trưởng Cụ Bùi Thọ có các con: Bùi Tố, Bùi Tế (mất sớm), Bùi Thanh. Cụ Bùi Tố có con là Bùi Nguyện. Cụ Bùi Thanh có các con là Bùi Úy, Bùi Mậu cư trú tỉnh Yên Bái xứ Bắc kỳ.
    Đối chiếu cây phả hệ trên website Họ Bùi Tùng Ảnh với bản Gia phả của gia đình, anh em Cụ Bùi Xuân Phượng (hiện ở xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương đã nhận thấy sự trùng khớp từ Tổ khảo Bùi Truyền (đời 11 phả hệ) đến đời 16. Qua nhiều lần trao đổi bằng email, điện thoại để đối chiếu các bản gia phả giữa Cụ Bùi Xuân Phượng, Bùi Xuân Tương với anh em ông Bùi Năng Cận và Cụ Bùi Thân, tất cả đều thống nhất khẳng định: Cụ Bùi Xuân Phượng là hậu duệ đời thứ 18 của nhánh Trưởng Chi 5 Họ Bùi Việt Yên Hạ - Tùng Ảnh. Và buổi hội ngộ hôm nay là kết quả của sự kết nối thành công đó.
    Lần đầu gặp mặt, mọi người đều rất vui. Cụ Bùi Thân xúc động nói Như vậy là sau hơn 100 năm li tán, hôm nay, Chi 5 đã có đầy đủ hậu duệ của các Cụ Bùi Thọ, Bùi Đỏ và Bùi Sơn và cũng từ đây, Chi 5 không còn cảnh khuyết Trưởng Chi nữa. Cụ Bùi Xuân Phượng, ứng khẩu mấy câu thơ:
    Lệ mừng hội ngộ chứa chan
    Bõ ngày thiếu hụt… muôn vàn xót xa
    Kính Ông một lạy thay Cha
    Tổ tiên ban lộc… lệ nhòa ươt mi.

    Sông La xanh mát bóng thông
    Họ Bùi Tùng Ảnh mãi hồng sắc Xuân.
    Để tỏ lòng thành kính đối với Tổ tiên, đại gia đình Cụ Bùi Xuân Phượng đã gửi 5 triệu đồng đóng góp quỹ Họ và 1 triệu nhờ sắm lễ thắp hương nhà thờ Họ Bùi đại tôn.
    Một số hình ảnh
    Hàng trước Các Cụ Bùi Thân Bùi Xuân Phượng, Bùi Xuân Tương
    Hàng sau: Bùi Năng Tiến, Bùi Năng Cận, Bùi Năng Khôi, Bùi Ánh Dương, Bùi Xuân Cường
    BBT

  2. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  3. #2
    Avatar của Tran Xuan Sinh
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    Tran Xuan Sinh đang ẩn
    Tham gia ngày : Oct 2012

    Tuổi: 78
    Bài gửi : 10.801
    Thanks
    51.743
    Thanked 56.645 Times in 10.887 Posts
    Blog Entries
    3
    Chúc mừng Bác Phượng! Dễ thấy (trong ảnh) Bác khỏe mạnh, hồng hào, đẹp lão hơn. Thật cảm động, mong dòng Họ của bác phát triển rộng, trường tồn, để phúc dày cho con cháu các đời hậu duệ.
    Tôi sẽ cố gắng làm thơ về đề tài cảm xúc này.

  4. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn Tran Xuan Sinh vì bài viết hữu ích này


  5. #3
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    Tôi đăng lên đây lá thư tôi vừa gửi cho cụ Bùi Thân để bạn đọc hiểu thêm về những trăn trở cuối cùng tôi đã giải tỏa được :
    Kính Ông!
    “Gia phả” mà cha con để lại chỉ ngắn ngủi mấy dòng ghi ngày giỗ. Mấy dòng ấy chỉ là lời đọc khấn trong ngày giỗ, con cố soi vào để tìm một chút ánh sáng. Dòng đầu ghi : “Cao cao tổ khảo Lê triều Sinh đồ Bùi phủ quân” (ghi chú là 07 đời)
    Tính cha con đời thứ nhất, thì đời thứ 07 chính là Tổ Bùi Truyền
    Tổ Bùi Truyền Sinh năm Đinh Hợi 1707 đời Lê Dụ Tông
    Đỗ Sinh Đồ năm Kỷ Dậu 1729 đời Lê Dụ Tông
    Đỗ Hương Cống năm Quý Sửu 1733 đời Lê Thuần Tông
    Như vậy, một dòng ngắn ngủi cha con để lại chỉ thiếu chứ không sai. (chỉ ghi đỗ Sinh Đồ, thiếu Hương Cống)
    Tính Hệ phả :
    Đời 11 : Tổ Bùi Truyền Sinh năm Đinh Hợi 1707
    Đời 12 : Tổ Bùi Lãng sinh năm Canh Thân 1740. (cùng năm với Tổ Bùi Diệp Chi 3-11, vì Tổ Bùi Lãng là con riêng thời kỳ ở kinh). (năm 44 tuổi cụ Bùi Truyền mới sinh con là Bùi Lãng)
    Đời 13 : Bùi Đá (Bùi Trung) 1784 (năm 24 tuổi sinh con là Bùi Thọ)
    Sinh năm giáp thìn 1784 niên hiệu cảnh hưng 44, mất thời Minh Mạng (1820-1841), tức là cụ thọ dưới 60 tuổi.
    Đời 14 : Bùi Thọ (Bùi Thứ) (năm 22 tuổi sinh con là Bùi Tố)
    Sinh năm Đinh Mão 1807, đỗ 2 khoa tú tài, không rõ năm nào. Ân khoa năm Nhâm Dần 1842 đời vua Thiệu trị, đỗ cử nhân. (Ân khoa là khoa thi được mở thêm mừng vua mới. Thiệu Trị lên ngôi 20/1/Tân Sửu, năm sau Nhâm Dần 1842 mở khoa thi Hương).
    Đời 15 : Bùi Tố tự Đình Nghi (năm 26 tuổi sinh con là Bùi Nguyện)
    Sinh năm Mậu Tý 1828
    Đỗ Tú tài năm Mậu Thân 1848, tức là cụ đỗ năm 21 tuổi. Phả hệ ghi “thi đỗ đầu phủ rồi thi trúng nhị trường”. Đỗ “Tú tài” ứng với “thi đỗ đầu phủ”, thi trúng Nhị trường hay Tam trường thì không có gì thay đổi. Đỗ Tam trường tức là đỗ Sinh đồ, triều Nguyễn gọi là Tú Tài. Đỗ Tứ trường mới gọi là Hương cống hay Cống sỹ, triều Nguyễn gọi là Cử nhân. Đỗ Hương Cống mới được làm quan và được dự thi Hội.
    Theo lời truyền lại của gia đình thì cụ chỉ dạy học, học trò cụ có nhiều người đỗ đạt làm quan. (Phả hệ chỉ ghi lấy vợ ở làng Trinh Nguyên, không nói họ. Như vậy “Phan thị hiệu Chinh thục nhũ nhân” không có gì mâu thuẫn.
    Đời 16 : Bùi Nguyện tức Bùi Thuật
    Sinh năm Quý Sửu 1853 (năm 59 tuổi (1911) sinh con là Bùi Xuân Diệu )

    Như vậy, với vài dòng ngắn ngủi cha con để lại, đối chiếu Phả hệ “họ Bùi Tùng Ảnh” với “gia phả cụ Mậu”, liên hệ với Lịch sử Khoa bảng VN, con thấy ngày càng sáng tỏ, kết luận chính xác trăm phần trăm “họ Bùi Tùng Ảnh là gốc Tổ của con”.
    Kính Ông mạnh khỏe!
    Bùi Xuân Phượng

  6. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  7. #4
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    Tư liệu
    Thi Hương là một khoa thi liên tỉnh, theo lệ 3 năm tổ chức 1 lần về nho học do triều đình phong kiến tổ chức để tuyển chọn người có tài, học rộng và bổ nhiệm làm quan. Sau khi đỗ Cống sĩ thì năm sau mới được dự thi kỳ thi cao cấp hơn là thi Hội, và nếu đậu thi Hội sẽ vào xếp hạng Tiến sĩ khi thi Đình.
    Thi Hương được tổ chức tại các trường thi, nhiều tỉnh thi chung 1 trường, chẳng hạn khoa thi năm 1813 tại trường Quảng Đức có 8 tỉnh-chỉ lấy đỗ 9 người. Tùy theo khoa thi, nhưng số lượng lấy đỗ khá ít đỗ tứ trường gọi là Cống sĩ, thí sinh đỗ đầu khoa thi Hương gọi là Giải nguyên. Nếu đỗ cả ba kỳ gọi là trúng tam trường, có tên là Sinh đồ (hoặc triều Nguyễn gọi là Tú tài), vì số lượng lấy ít như vậy nên đó là vinh dự lớn. Cống sĩ được bổ nhiệm làm quan, Sinh đồ (hoặc Tú tài) đủ tư cách đi dạy học gọi là ông đồ. Chỉ có Cống sĩ mới được tham dự tiếp thi Hội.
    + Đỗ ba kỳ hay Tam trường gọi là Sinh đồ (triều Nguyễn gọi là Tú tài).
    + Đỗ cả bốn kỳ hay Tứ trường gọi là Cống sĩ hay Hương Cống (triều Nguyễn gọi là Cử nhân).
    + Đỗ đầu khoa thi Hương gọi là Giải nguyên.
    Thi Hội là một Khoa thi Nho học thường lệ 3 năm tổ chức 1 lần tại trung ương để tuyển chọn người có tài, học rộng. Người đỗ cả bốn kỳ của khoa thi Hội là đậu đại khoa (sẽ vào tiếp Đình thí xếp hạng Tiến sĩ), đậu cả ba kỳ của khoa thi Hội là đậu Tam trường thi Hội. Vì khoa thi Hội khó nên Tam trường thi Hội và Tiến sĩ đều có thể được bổ nhiệm chức vụ quan trọng. Người đỗ đầu các vị đại khoa của khoa thi Hội gọi là Hội nguyên.
    Thi Đình là một khóa thi nho học cao cấp nhất do triều đình phong kiến tổ chức để tuyển chọn người có tài, học rộng. Người thi đỗ được bổ nhiệm làm quan chức trong triều chính. Sau khi thí sinh đỗ khoa thi Hội thì mới được dự thi thi Đình. Đỗ đầu thi Đình gọi là đình nguyên hay điện nguyên.
    Gọi là thi Đình vì thi trong cung điện của vua.
    Gồm 3 bậc (tam giáp)
    Bậc 1: Đỗ tiến sĩ đệ nhất giáp (tiến sĩ cập đệ). Gồm ba thí sinh đỗ cao nhất (gọi là tam khôi): Đỗ hạng ba là thám hoa (ông thám), hạng nhì là bảng nhãn (ông bảng), đỗ đầu là trạng nguyên (ông trạng)
    Bậc 2: Đỗ tiến sĩ đệ nhị giáp (tiến sĩ xuất thân hay hoàng giáp) - ông hoàng
    Bậc 3: Đỗ tiến sĩ đệ tam giáp (đồng tiến sĩ xuất thân) - dân gian gọi là ông tiến sĩ.
    Từ 1829, thang điểm thi Đình là:
    + Đạt 10 điểm, đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ nhất danh (Đình nguyên, đỗ đầu thi Đình, tương đương với Trạng nguyên trước kia, vì nhà Nguyễn chủ trương không lấy Trạng nguyên).
    + Đạt 9 điểm, đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ nhị danh (Bảng nhãn).
    + Đạt 8 điểm, đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ tam danh (Thám hoa).
    + Đạt 7 và 6 điểm, đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp).
    + Đạt 5 điểm đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân (đồng tiến sĩ).
    + Đạt 5 điểm trở xuống đỗ phó bảng.

  8. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình