+ Trả lời chủ đề
Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1

Chủ đề: TRÍCH DIỄM & TRÍCH DỊCH [ BÀN LUẬN ]

  1. #1
    Bạn Thâm Giao
    Hiện Đang :    huyba đang ẩn
    Tham gia ngày : Jun 2015

    Bài gửi : 378
    Thanks
    171
    Thanked 2.109 Times in 366 Posts
    Blog Entries
    113

    TRÍCH DIỄM & TRÍCH DỊCH [ BÀN LUẬN ]

    TRÍCH DIỄM & TRÍCH DỊCH

    Bài thơ “Đề tích sở kiến” của Thôi Hộ là một bài tứ tuyệt, và đã có nhiều bài dịch đầy đủ bốn câu nhưng có lẽ chưa đạt lắm. Nguyên tác : [ ... ]
    Trong truyện Kiều của Nguyễn Du ta bặt gặp câu này:
    Trước sau không thấy bóng người
    Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.

    Đây chính là dịch từ hai câu cuối bài thơ trên. Cụ Tiên Điền không dịch cả bài thơ bốn câu – tất nhiên có lí do, ta không bàn ở đây. Có thể gọi cách làm này là trích diễm – trích dịch. Các bài đường luật, tứ tuyệt xưa thường có những câu nổi trội rất được yêu thích, như hai câu trên của Thôi Hộ. Và nếu không thỏa mãn các bản dịch của các dịch giả thì chúng ta có thể chỉ dịch hai câu như vậy để thỏa sức thường ngoạn miễn là dịch cho hay và không trái với nội dung, tư tưởng chung của toàn bài thơ. Ứng dụng thiết thực hiện thời là để có đôi câu thơ hay treo hay thả trong hội thơ Nguyên tiêu hay các lễ hội tương tự. Khai phóng như vậy không phải được chấp nhận ngay, nhưng rồi cũng không có gì quá khắt khe mà từ chối một cách làm khác.
    Bài kệ của Mãn Giác thiền sư được truyền tụng nhiều nhất là hai câu cuối:
    "Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
    Đình tiền tạc dạ nhất chi mai"


    Xin mạo muội tạm dịch :
    Nói chi xuân rụng hoa tàn
    Nhành mai sân trước nở vàng đêm qua

    Câu thơ của Nguyễn Trãi :trong bài "Ngẫu thành" ( mà Hội thơ nguyên tiêu Thái Nguyên trích để thả thơ ) theo bản dịch của Đào Duy Anh:
    "Mây tỏa đầy nhà, mai đốt bách
    Tùng reo quanh gối, tối đun trà"

    có người cho là rất khó hiểu đối với nhiều người, do vậy sự cảm thụ bị giảm đi rất nhiều.
    Nguyên văn hai câu đó là:
    Mãn đường vân khí triêu phần bách
    Nhiễu chẩm tùng thanh dạ thược trà

    Có đề nghị theo bản dịch Lê Cao Phan:vì “sát nghĩa, hay và dễ hiểu” là :
    Sớm nhà khói tỏa xông mùi bách
    Khuya gối tùng reo đậm chén trà

    Nhưng thật ra cũng chưa như mong muốn.
    Xin tạm dịch thoát hai câu trên như sau:
    Sáng đốt bách cho khắp nhà khói tỏa
    Tối hãm trà tựa gối tiếng thông reo.

    Có thiển ý này chẳng qua vì yêu thích thi ca đất nước. Mong quí cao nhân, bạn thơ quan tâm chỉ giáo , luận bàn cho sáng tỏ hơn.
    00.20 6-3-2018
    ==

    NGẪU THÀNH ( I ) – Nguyễn Trãi

    Hỷ đắc thân nhàn quan hựu lãnh
    Bế môn tận nhật thiểu tương qua
    Mãn đường vân khí triêu phần bách
    Nhiễu chẩm tùng thanh dạ thược trà
    Tu kỷ đãn tri vi thiện lạc
    Trí thân vị tất độc thư đa
    Bình sinh vu khoát chân ngô bệnh
    Vô thuật năng y lão cánh gia.

    Lê Cao Phan dịch sát nghĩa, hay và dễ hiểu như sau:

    "Mừng được thân nhàn công vụ rỗi
    Then cài suốt buổi chẳng ai qua
    Sớm nhà khói tỏa xông mùi bách
    Khuya gối tùng reo đậm chén trà
    Hành thiện là tu vui chính đáng
    Lập thân nào phải học sâu xa
    Thói quen vu khoát thành căn bệnh
    Thật khó chừa khi tuổi đã già "

    Tạm dịch theo lục bát:
    NGẪU NHIÊN THÀNH THƠ
    Mừng xong việc nước thân nhàn
    Suốt ngày chốt cửa chẳng màng lại qua
    Sáng un khói bách mù nhà
    Đêm về tựa gối hương trà, sáo thông
    Làm điều thiện thỏa tấc lòng
    Nề chi kinh sách, lập thân đã từng
    Thói mình ham mộng viễn vông
    Thuốc thang khôn chữa nặng hơn về già.
    6-3-2018


  2. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn huyba vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề

Từ khóa (Tag) của chủ đề này

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình