+ Trả lời chủ đề
Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1

Chủ đề: NHỮNG CHỮ TRƠ MÒN

  1. #1
    Bạn Thâm Giao
    Hiện Đang :    huyba đang ẩn
    Tham gia ngày : Jun 2015

    Bài gửi : 378
    Thanks
    171
    Thanked 2.109 Times in 366 Posts
    Blog Entries
    113

    NHỮNG CHỮ TRƠ MÒN

    NHỮNG CHỮ TRƠ MÒN

    Với dân tộc nào cũng vậy, ngôn ngữ là bộ phận mẫn cảm nhất của đời sống. Nó luôn là và cần phải là một “sinh ngữ”, không ngừng vận động, biến đổi, làm mới, làm giầu. Nếu dừng lại, nó sẽ thành “tử ngữ”.

    Theo cách nào đó, ngôn ngữ cũng tựa như sự sống. Các tế bào mới ngày càng được sinh sôi để duy trì sự sống. Theo đó, một số tế bào cũ sẽ phải chết đi, do già, do hết chức năng. Cũng thế, một số từ được sinh ra, tham gia vào việc tạo nghĩa, một số từ sẽ chết đi, lui vào “bảo tàng” do “hết đát”.

    Không hiểu sao, hiện nay trong khá nhiều cái viết, nhất là thơ, người ta vẫn duy trì những từ nghe rất cũ mòn, rất sến. Có thể kể ra đây một số từ tiêu biểu: đong đầy, đơn côi, cút côi, thứ tha, chênh chao, đớn đau, thao thiết… Toàn từ láy đôi. Hơi tí là “đong đầy yêu thương”, “tình yêu thứ tha”, “lòng em cút côi”, “em về đơn côi”, “chênh chao nỗi nhớ”…Vốn những từ này chẳng có tội tình gì. Chúng cũng đã từng tham gia vào việc biểu đạt nghĩa, và khi mới ra đời, cũng có những ý vị nhất định. Song do được/bị dùng quá nhiều, nên chúng dần dần trở nên nhàm chán. Chúng dần bị cùn về nghĩa, thậm chí trơ nghĩa, rỗng nghĩa.

    Trong số các từ kể trên, từ “thao thiết” chẳng hạn, tôi nhớ không nhầm, người đầu tiên sử dụng nó, hoặc chí ít ra thì sử dụng nó một cách có nghĩa lý và đích đáng là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: “Trước mặt tôi, dòng sông đang thao thiết chảy” (Con gái thủy thần-1988). Ngày truyện ngắn này mới ra đời, câu văn như thế thật mới, thật hay chỉ bởi một từ “thao thiết”. Có thể nó là cộng sinh của hai chữ gốc: “tha thiết” và “thao thức”. “Tha thiết” là từ chỉ mức độ. “Thao thức” là từ chỉ trạng thái. “Thao thiết” không chỉ gói hai nét nghĩa chỉ mức độ và trạng thái, mà còn là một sự sống. Dòng sông như một sinh mệnh, vừa có chuyển động, vừa ra tâm trạng, dường như rõ cả hình hài. Một sự sống như thể nhìn được, nghe được, cảm được. Cái tài của nhà văn thể hiện ngay trong việc sáng tạo chữ và dụng chữ.

    Từ bấy trở đi cho đến tận bây giờ, chữ “thao thiết” thần tình ấy được nhiều cây bút cứ thế cầm về sử dụng hồn nhiên, sử dụng nhiều quá, buông tuồng quá, làm cho nó trở nên nhàm mòn. Ít người biết chữ ấy đã được cắm mốc chủ quyền mang tên Nguyễn Huy Thiệp.

    Nói nhẹ thì như cụ Tô Hoài bảo đó là những “chữ lười”. Nói nặng thì như cụ Nguyễn Tuân bảo đó là những “xác chữ”.

    Làm sao kháng cự được đám đông trong việc dùng chữ? Cần một sự tự ý thức, một bản lĩnh. Và cao hơn, phải là lòng tự trọng.

    Để sáng tạo, làm mới, “lạ hóa” ngôn từ.

    Chả biết bạn thế nào, chứ riêng tôi, trong cái viết bây giờ, hễ thấy những ai còn mê lú với những chữ kia, tôi hãi lắm!

    Văn Giá Ngô

  2. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn huyba vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình