+ Trả lời chủ đề
Hiện kết quả từ 1 tới 2 của 2

Chủ đề: Người lớn ơi!

  1. #1
    Bạn Mới
    Hiện Đang :    dohop đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 38
    Thanks
    73
    Thanked 237 Times in 38 Posts

    Người lớn ơi!

    Đây là bài mà dohop viết cách đây khoảng 5-6 năm, khi mà hộp còn nhiều thời gian hơn. Không biết là bài có thích hợp với hiện trạng ở Việt Nam hay không, hay có đăng đúng chỗ không.

    Xin nhờ BQT ra tay dời hay xóa cho thích hợp vậy.

    hộp


    Người lớn ơi

    dohop đã ở và đã đi qua các nước mà lúc còn học ở quê nhà dohop đã được dạy bảo là nơi “sa đọa” hay là nơi “người bóc lột người”… Chính dohop cũng đã từng thấy họ “sa đọa” thế nhưng từ từ dohop hiểu ra họ không sa đọa như mình tưởng, trái lại họ rất để ý đến thế hệ tương lai, trong đó có vấn đề bảo vệ môi sinh và làm sao để trẻ em lớn lên một cách thật tự nhiên, không bị mặc cảm, xấu hổ, không bị hạn chế bởi những “quan điểm” văn hóa, chính trị, hay tôn giáo… để mà có thể phát triển khả năng của mình đến mức tột cùng để cống hiến cho nhân loại.

    dohop không nói mọi thứ của họ đều hay nhưng dohop rất thán phục sự tự do và bình đẳng của họ, và việc tôn trọng môi sinh như có vẻ đã có sẵn trong dòng máu của họ…

    Để khỏi phải lạc đề quá xa, dohop xin được là trẻ em trong phút chốc để vớt vát lại phần nào tuổi thơ đã mất sớm của mình. Có gì sai trái, mong các bác, các thầy, cô, chú tha cho con trẻ nha.



    1. Trẻ em không có tính kỳ thị, xin đừng dạy trẻ em kỳ thị.

    Ngày dohop mới đến Úc, dohop giống như một đứa trẻ nghèo và lượm thượm, dohop rất vui khi có một bé gái thật trắng trẻo đến chơi chung. Sau đó cũng có một em bé thổ dân đen đũi và có vẻ rất dơ đến chơi. Em bé còn chia sẻ đồ ăn, đồ chơi với dohop và em bé da đen. Sau đó, bố mẹ của em bé da trắng đến cám ơn dohop và em bé thổ dân vì đã cùng chơi với con của ông bà.

    Đó là một ngày rất vui của dohop.



    2. Trẻ em chưa biết xấu hổ, xin đừng dạy trẻ em xấu hổ

    Cho dù xấu hổ vì nghèo, vì xấu, vì giai cấp hay vì giới tính, trẻ em đều không có nếu người lớn không dạy.

    Tuy những thứ mà dohop từng xem (và vẫn xem) là sa đọa (thí dụ: cảnh khỏa thân) nhởn nhơ trước mặt, các trẻ em ở Úc rất hồn nhiên. Cho dù các em có trần truồng chạy ở bãi biển các em không hề biết xấu hổ… Và có lẽ, vì vậy mà những hình ảnh khỏa thân của người lớn cũng không ảnh hưởng gì đến các em. Các tạp chí về giáo dục trẻ em có nhắc về vấn đề này và quan niệm của các nhà giáo dục trẻ ở đây là cứ để các em tự nhiên và ngây thơ như là … trẻ em, đừng vô tình hay cố ý dạy các em tính xấu hổ hay tự ti mặc cảm…



    3. Xin đừng cắt ngắn tuổi thơ của trẻ em. Tuổi thơ rất ngắn và qua rất mau trong khi thời gian là người lớn dài hơn rất nhiều.

    Các em có thể lớn sớm về thể xác nhưng tâm hồn của các em vẫn còn thơ ngây. Đừng dạy các em làm người lớn quá sớm (Thí dụ: ăn mặc như người lớn, ăn nhậu như người lớn, căng thẳng, lo lắng, như người lớn… Xấu hổ, kỳ thị như người lớn)

    Các em cần được hiểu là thời gian làm thiếu nhi rất là ngắn để mà các em đừng bắt chước làm người lớn. Chắc là ai cũng thấy, trong lúc một số các em muốn làm người lớn thì một số người lớn lại muốn mình có nét đẹp như trẻ em… Các tạp chí thời trang của trẻ em và của phụ nữ là những thủ phạm lớn nhất. dohop đã thấy hình bìa của báo phụ nữ là những hình người lớn được “xử lý” bằng photoshop một cách nặng nề để người mẫu có làn da, ánh mắt, đôi môi giống như trẻ em… Ngược lại, tạp chí của tuổi teen thì đăng hình các em ăn mặc, điệu bộ như người lớn, thậm chí chêm đệm cho các em có vẻ nảy nở thêm.

    Cách đây không lâu lắm, một cửa hàng bách hóa ở Úc đã tung ra một món hàng béo bở là đồ lót cho các em 9-12 tuổi (gọi là tuổi “tween”) với cách may như của người lớn (thí dụ, padded bras) để làm tăng vẻ “phụ nữ” của các em. Mặc dù theo khuynh hướng là để các em “tự nhiên” (như ở bãi biển), các nhà giáo dục và bậc phụ huynh có trách nhiệm đã nhanh chóng tẩy chay món hàng này và cửa hàng phải dẹp ngay và cam đoan không để chuyện đó xảy ra nữa. Rõ ràng là họ không muốn các em sớm mất tuổi thơ và tính hồn nhiên, và không muốn kích thích những đầu óc bệnh hoạn chuyên săn rình trẻ em.



    4. Xin đừng biến các em thành máy thu băng hay máy sao chép, hãy để các em sáng tạo.

    dohop tin rằng dạy các em học thuộc lòng cũng không tệ thế nhưng nếu mọi thứ đều là học thuộc lòng hay làm theo bài mẫu thì mình đã vô tình biến các em thành những cái máy sao chép. Đến một lúc nào đó, các em có thể không còn sáng tạo nào nữa của mình vì “thay vì sáng tạo, mình có thể làm bài nhanh hơn nếu bài giống như vậy đã làm rồi…” Điều này có thể vô tình biến thành “chân lý” trong tiềm thức của các, đến khi các em phải học hay làm việc đòi hỏi sáng tạo thì đã quá muộn.

    dohop rất buồn khi thấy cha mẹ người Việt ở Úc thường ép các em học thêm, học “luyện thi” quá nhiều… Đau buồn hơn, cha mẹ hy vọng con “trúng tủ”, và vì làm bài mẫu đã nhuyễn nên lúc thi sẽ điểm cao. Các em không còn thì giờ để sáng tạo, nghĩ ra cách làm bài riêng cho mình… Chắc các bạn nào học ở đại học biết rõ, học thuộc lòng không giúp nhiều ở đại học (có khi cho phép sinh viên đem sách vở, máy vi tính vào phòng thi). Và dohop không biết tương lai đất nước, khoa học sẽ đi về đâu nếu nhà trường chỉ tạo ra các máy copy, những nhà trí thức chỉ biết theo rập khuôn hay tin tưởng mù quáng vào những vị thầy của mình mà chẳng tạo ra được thứ gì thật sự hoàn toàn mới?




    4. Trẻ em cũng có tự trọng, có xấu hổ, mặc cảm, cũng bị trầm cảm có những sợ hãi.

    Người lớn có thể chọc cho các em xấu hổ để mong các em vì sợ xấu hổ mà cố gắng thêm. Tiếc thay, cách này không phải lúc nào cũng hiệu lực và hậu quả tai hại có thể là sự tự tử của các em hoặc làm ảnh hưởng đến cuộc sống tâm lý của em cho đến lúc lớn, rất khó chữa trị. Các tai hại khác là các em có thể bị mất tự tin, mất sự tin tưởng vào người lớn, tự thu mình vào “vỏ ốc” cô đơn. Trẻ em sợ nhất là mất lòng hay mất mặt với bạn bè, sợ hơn là bị tai nạn xe cộ hay thậm chí là cái chết.

    Nếu mà các em học được tính “buông xả” thì tốt quá nhưng ít ra, đừng để các em cảm nhận thế giới là nơi độc ác, đầy dãy những bất công và nơi mà người lớn lấy trẻ con ra làm trò đùa.




    5. Xin hãy cho trẻ em gần với thiên nhiên.

    Những kỷ niệm gần với nương rẫy, bùn sình, những ngày chơi với nòng nọc, bọ sè, dế, cá lia thia là thời gian đẹp nhất của đời trẻ thơ của dohop… Cho dù bị đòn oan, cho dù bị mắng vì chơi dơ, đây là những ngày đẹp nhất.

    Các học sinh của các trường tư giàu có ở Úc thường được đưa về nông thôn để sinh hoạt gần thiên nhiên và học hỏi từ thiên nhiên… Trẻ em thường được chơi với bãi cỏ, bãi cát và ngay cà bùn đen… Chẳng biết có phải vì vậy mà người Úc yêu thiên nhiên và chăm sóc môi trường từ lúc nhỏ?



    6. Khi các em trong hoạn nạn, các em rất buồn, xin đừng trừng phạt các em nữa hãy cho các em biết cuộc sống là cánh cửa mở rộng, không phải là ngõ cụt. Đừng để các em nghĩ là mình vô dụng, làm khổ cha mẹ hay người khác.

    Các hoạn nạn có thể là làm bể chén dĩa, thi rớt hay ngay cả … thất tình.

    dohop không thể quên được cảm giác mình vô dụng như thế nào khi còn nhỏ làm đổ nồi cơm và nghe cha mẹ cãi nhau “tại sao mình lại nhờ nó làm?” (Sự thật là bé dohop tự ý bưng nồi cơm từ bếp).

    Trái với lời dạy “việc học là chìa khóa mở tất cả các cửa”, chắc người lớn nào cũng thấy nếu “việc học” là học ở trường thì câu này không ổn tí nào và tin tưởng mù quáng vào câu này sẽ dẫn các em vào ngõ cụt nếu chẳng may việc học của các em không được suông sẻ. Ngay cả khi các em thành công trong việc học, khi ra đời có thể chạm với thực tế rất phũ phàng là sẽ có cánh cửa mở không được nếu chỉ dựa vào học vấn vì thiếu kinh nghiệm sống.

    Rất có thể cánh cửa đó lại là cánh cửa sức khỏe, hay cánh cửa tình yêu.

    Bao năm miệt mài sách vở có thể làm các em tiêu hao sức khỏe.

    Và trẻ em cũng có thể thất tình. Tình yêu đầu đời có thể đến với các em sớm hơn là người lớn nghĩ (thí dụ trường hợp của nhà thơ Hoàng Cầm). Tuy người lớn có thể xem đó là “vớ vẩn”, hay “tầm bậy tầm bạ”, sẽ có trường hợp các em yêu trong ngây thơ, trong trắng vì các em có biết gì đâu ngoài sự hồn nhiên, trong trắng và các em cũng đau khổ và cô đơn lắm.

    Và khi thất tình, không có gì quý hơn là lời an ủi, khuyên răn dịu dàng của người mẹ. Không có gì tốt hơn là có người mà mình tin tưởng để thổ lộ những cảm xúc riêng tư. Không có gì độc ác cho bằng sự chế giễu, chọc ghẹo của bạn bè và nhất là của người lớn.




    Trên đây là (một phần của) những gì dohop nhớ được về tuổi thơ của mình cộng với một ít những gì dohop chỉ thấy được khi tuổi thơ đã bị đánh mất. Theo những điều mà dohop đã đọc được thì tuổi thơ mọi nơi đều khá giống như vậy. Mong các bậc người lớn xem qua một lần rồi bỏ qua cho bé dohop cũng được, có thể bé dohop viết không hay, không đúng hết cho mọi trường hợp, nhưng “em nó” viết rất chân thật đó!

    Kính
    Lần sửa cuối bởi dohop; 07-04-2018 lúc 05:42 PM

  2. 5 Thành viên dưới đây cảm ơn dohop vì bài viết hữu ích này


  3. #2
    Avatar của maimo
    Điều Hành Viên & Thủ Quỹ VNTH
    Hiện Đang :    maimo đang ẩn
    Tham gia ngày : Feb 2011

    Bài gửi : 3.355
    Thanks
    38.683
    Thanked 28.498 Times in 3.402 Posts
    Blog Entries
    14
    Rất cam ơn bài viết chân tình của bé Hop, Chị Maimo tâm đắc nhất chủ đề này

    "4. Xin đừng biến các em thành máy thu băng hay máy sao chép, hãy để các em sáng tạo.

    dohop tin rằng dạy các em học thuộc lòng cũng không tệ thế nhưng nếu mọi thứ đều là học thuộc lòng hay làm theo bài mẫu thì mình đã vô tình biến các em thành những cái máy sao chép. Đến một lúc nào đó, các em có thể không còn sáng tạo nào nữa của mình vì “thay vì sáng tạo, mình có thể làm bài nhanh hơn nếu bài giống như vậy đã làm rồi…” Điều này có thể vô tình biến thành “chân lý” trong tiềm thức của các, đến khi các em phải học hay làm việc đòi hỏi sáng tạo thì đã quá muộn.

    dohop rất buồn khi thấy cha mẹ người Việt ở Úc thường ép các em học thêm, học “luyện thi” quá nhiều… Đau buồn hơn, cha mẹ hy vọng con “trúng tủ”, và vì làm bài mẫu đã nhuyễn nên lúc thi sẽ điểm cao. Các em không còn thì giờ để sáng tạo, nghĩ ra cách làm bài riêng cho mình… Chắc các bạn nào học ở đại học biết rõ, học thuộc lòng không giúp nhiều ở đại học (có khi cho phép sinh viên đem sách vở, máy vi tính vào phòng thi). Và dohop không biết tương lai đất nước, khoa học sẽ đi về đâu nếu nhà trường chỉ tạo ra các máy copy, những nhà trí thức chỉ biết theo rập khuôn hay tin tưởng mù quáng vào những vị thầy của mình mà chẳng tạo ra được thứ gì thật sự hoàn toàn mới?"


    Thân ái, chị MM
    " Cho đi không phí
    người nhận không biết dùng mới phí mà thôi "

    http://vnthihuu.net/showthread.php?2...962#post120962

  4. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn maimo vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề

Từ khóa (Tag) của chủ đề này

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình