+ Trả lời chủ đề
Hiện kết quả từ 1 tới 2 của 2

Chủ đề: CÔ GIÁO TIẾNG TRUNG CỦA TÔI

  1. #1
    Bạn Thân
    Hiện Đang :    Lưu Huyền đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2014

    Bài gửi : 122
    Thanks
    1.329
    Thanked 1.117 Times in 122 Posts

    CÔ GIÁO TIẾNG TRUNG CỦA TÔI

    Cháu Thấy Bài Trên Mạng viết Về cô Cháu xin chúc mừng.
    CÔ GIÁO TIẾNG TRUNG CỦA TÔI
    (Kính tặng cô giáo Trần Thị Thanh Liêm - Giảng viên tiếng Trung Trường Đại học Đại Nam Hà Nội)
    Tên tôi là cái tên duy nhất được nhắc đến vì chưa nộp học phí. Tự nhiên tôi cảm thấy trong lòng có cảm giác hơi mặc cảm, chạnh lòng và cả xót xa… Mặc cảm vì bản thân là người giữ vị trí quan trọng trong lớp, vậy mà tôi cũng không hoàn thành được việc mà các bạn đã làm xong. Chạnh lòng vì chỉ nhận được những lời nhắc nhở mà không được hỏi tại sao tôi chưa đóng học phí. Hình ảnh cả bố và mẹ đều đang phải điều trị trong bệnh viện làm trào dâng lên trong tôi cảm giác thật buồn, muốn khóc nhưng không thể, cứ nghẹn ứ lại trong sự tủi thân. Tôi là con của những người lao động bình dân, sống dựa vào những buổi chợ hôm sớm. Cả bố và mẹ nằm viện có nghĩa là quãng mưu sinh đó bị gián đoạn. Gánh nặng cơm áo đã là quá chật vật, để có tiền cho con học đại học, hai đôi vai gầy lại chồng chất liêu xiêu.
    Chiều nay thư viện thật vắng, chỉ lác đác có vài bạn sinh viên đến đây chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Thú thật, tôi tới thư viện không hẳn là vì mục đích học tập. Tôi đến như để tìm cho mình một chốn bình yên, tìm niềm vui trên những trang sách để tạm quên đi khó khăn, nỗi cô đơn và sự trống trải trong lòng. Tôi ngồi ở hàng ghế giữa, nơi có ô cửa sổ hướng ra phía sau tòa nhà. Hàng cây xà cừ cổ thụ với những tán xanh mướt, trải rộng, đu đưa theo từng cơn gió như gửi lời chào thân mến đến một người đang tâm trạng như tôi. Dù sao, với ý nghĩ ngộ nghĩnh đó, tôi cũng thấy nỗi buồn dịu đi vài phần. Đang mải mê suy nghĩ, tôi chợt nghe tiếng một cô giáo bước vào phòng. Đó là cô giáo tiếng Trung của tôi, tôi chào cô và cô đáp trả lại tôi bằng nụ cười thật dễ mến.
    Bất chợt cô tiến lại gần phía tôi, chỉ với một câu hỏi thôi mà sao tôi thấy đầy cả sự quan tâm trong đó: “Em à, có phải em đang gặp khó khăn gì đúng không? Cô thấy trên khoa báo chỉ mình em chưa nộp học phí”. Câu hỏi này như cho tôi cởi mở lòng mình, tôi kể cho cô nghe về chuyện của tôi. Ánh mắt chất chứa thông cảm cùng với lời động viên của cô làm tôi thật sự cảm thấy nhẹ nhõm và ấm áp. “ Cô cho em mượn tiền để đóng học phí, em đừng ngại, khi nào gia đình bớt khó khăn em gửi lại cô cũng được”. Trước hết phải nói là tôi rất bất ngờ và vô cùng xấu hổ, vì chưa bao giờ tôi có ý định mượn tiền của ai đó, nhất là mượn cô giáo. Tôi đã một mực từ chối, nhưng với những lời lẽ chân thành đến xúc động, cô động viên tôi mang số tiền đó đi nộp. Vậy là cô đã mang nỗi lo canh cánh của tôi gửi vào cơn gió.
    Tôi còn nhớ, có lần, khi chuông vừa reo là lũ sinh viên chúng tôi ùa ra về. Nào là trêu chọc, nào là đùa nghịch, thật vui vẻ và sảng khoái sau những tiết học dài. Thật không may, có một bạn sinh viên cõ lẽ vì đi nhanh quá, bạn bị ngã chẹo cả chân. Cô đi phía sau vội vàng đỡ bạn dậy, hỏi han, rồi lại hấp tấp đi mua đá về chườm cho bạn ấy không quên ân cân nhắc nhở phải chăm sóc chân sai khớp như thế nào. Bạn biết không, bản thân cô cũng đang bị đau (cô cũng vừa bị ngã), chân cô vẫn còn đi tập tễnh vậy mà khi nhìn thấy học trò bị chấn thương, cô vẫn cố gắng xoa dịu bạn ấy bằng sự chăm sóc trìu mến. Tôi thầm nghĩ, chỉ có tình thương đặc biệt với học trò mới thôi thúc cô làm như vậy. Cô cũng là một người mẹ, cô hiểu được cảm xúc của người mẹ khi thấy con đau… Chúng tôi, những sinh viên của cô, dù không được ở gần bên mẹ nhưng vẫn tìm thấy hình bóng mẹ trong cô.
    Tôi vào trang Web www.dainam.edu.vn thấy rất nhiều sinh viên coi cô là thần tượng. Thật thú vị là có rất nhiều bài viết của các bạn sinh viên chuyên ngành khác, thậm chí có bạn còn ở tận đất nước Trung Quốc xa xôi. Giáo trình Hán ngữ mà chúng tôi và sinh viên tiếng Trung, cũng như nhiều cơ sở đào tạo đang sử dụng chính là những cuốn sách do cô biên soạn. Thật may mắn cho chúng tôi là được truyền thụ kiến thức bởi chính cô giáo đứng tên trên những bộ sách và từ điển Hán ngữ nổi tiếng. Tôi tin các em học sinh Trung học, nếu thi đỗ vào Trường Đại học Đai Nam học tiếng Trung, sẽ có nhiều cơ hội để học hỏi thành tài dưới sự dìu dắt ân cần, nhiệt huyết và đầy trí tuệ của cô.
    Thấm thoắt vậy mà cô đã dạy chúng tôi được hai năm, quãng thời gian đủ dài để chúng tôi hiểu được tấm lòng của cô . Không chỉ là một cô giáo tài năng, hết lòng vì sự nghiệp mà cô còn là hiện thân của người phụ nữ Việt Nam thân thiện, hiền hòa, dễ mến. Sâu thẳm trong trái tim tôi có hai người phụ nữ: một người thầy và một người mẹ. Trong mắt tôi, cô giáo của tôi đẹp như một bông hoa ngọc lan. Ngọc lan bé nhỏ, hiền lành nằm e ấp trong những tán lá và hương thơm tinh khiết của loài hoa này lan tỏa dịu dàng vào không gian khiến cho những ai ở gần đều thấy tâm hồn thật nhẹ nhõm. Ngọc lan mang vẻ đẹp thanh nhã và đài các và cô giáo của tôi cũng vậy. Cô là ai? Xin mời bạn ghé qua trang Web www.dainam.edu.vn sẽ rõ.
    Xin kính chúc cho bông ngọc lan xinh đẹp luôn luôn tươi trẻ, tràn đầy sức sống và luôn hạnh phúc bên những tán lá của mình. Em mong rằng cô sẽ mãi là nguồn động viên bất tận cho chúng em để chúng em có thể tự tin và bản lĩnh hơn, khi bước vào đời, để những con chim non sẽ sải rộng cánh bay vút vào bầu trời hoài bão và không gian mênh mông của bốn biển năm châu.
    Yêu quý cô nhiều hơn những gì có thể nói!
    Hà Lệ Quyên
    Em Hà Lệ Quyên - Lớp TA02-01
    Trường Đại học Đại Nam 56 Vũ Trọng Phụng Hà Nội
    Đth: 0975 815 997
    Email: lequyen0309@yahoo.com

    CÔ GIÁO EM YÊU
    (Viết dựa theo truyện ngắn"Cô giáo tiếng Trung của tôi"
    của sinh viên Hà Lệ Quyên Trường Đại học Đại Nam )

    Có thể bây giờ cô đã quên em
    Học trò quá nhiều, làm sao cô nhớ hết
    Xa trường rồi, em cũng đi biền biệt
    Vẫn nhớ lời tự nhủ: sẽ về thăm.
    Có thể bây giờ chiếc lá bàng non
    Của ngày em đi đã úa màu nâu thẫm
    Ai sẽ nhặt dùm em xác lá
    Như em thuở nào ép lá giữa trang thơ ?
    Ước gì... Hiện tại chỉ là mơ
    Cho em được trở về chốn ấy
    Giữa bạn bè nối vòng tay thân ái
    Được vui-buồn-cười-khóc hồn nhiên
    Em nhớ hoài tiết học đầu tiên
    Cô giáo tiếng Trung dạy em ngày ấy.
    Các thế hệ học trò sau cũng vậy,
    Trân trọng, kính yêu lời dạy đầu đời.
    Tiếng Mẹ, tiếng Cô vọng mãi không ngơi
    Lời Cô dạy thuở nào còn nhớ mãi,
    Những lúc buồn - vui em không ngần ngại
    Bởi bên em luôn đã có Cô rồi!
    Kính tặng cô giáo: Trần Thị Thanh Liêm - Tr Ngành Hoa ngữ, Đại học Đại Nam - Hà Nội
    Trần Đức Lai - 2013


  2. #2
    Bạn Thân
    Hiện Đang :    Lưu Huyền đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2014

    Bài gửi : 122
    Thanks
    1.329
    Thanked 1.117 Times in 122 Posts
    10 bài báo giáo dục độc giả nhiều nhất


    - "Cậu bé biết đọc, tính từ 18 tháng bây giờ ra sao" là bài viết trong mảng giáo dục được đọc nhiều nhất, theo thống kê của Google Analytics, với 315.000 lượt đọc.

    Dưới đây là những bài viết giáo dục có lượng độc giả theo dõi nhiều

    1.Cậu bé biết đọc, biết tính từ 18 tháng bây giờ ra sao?

    Phan Đặng Nhật Minh, 14 tuổi là quán quân trò chơi truyền hình "Chinh phục" dành cho học sinh bậc THCS mùa thứ nhất.

    10 bài báo giáo dục đọc nhiều nhất 2014
    Phan Đăng Nhật Minh, 14 tuổi. Ảnh: BTC cung cấp

    Khi được hỏi “mong mỏi điều gì ở nhà trường”, Minh nói điều mình mong nhất là các thầy cô hãy thay đổi cách tư duy, cách dạy gò bó. Dạy làm sao để không kìm hãm tư duy học trò, giúp các em phát triển khả năng suy nghĩ độc lập và trang bị kỹ năng tự học cho học sinh.

    “Thầy cô biết cách dạy thực sự là người phải biết truyền cảm hứng cho học trò”.

    Minh cũng nói rằng, trong giáo dục, cần thay đổi tư duy về học sinh, đừng để học sinh phụ thuộc vào thầy cô, mà hãy để các em tự phát triển mỗi khả năng riêng có của mình.

    2. Tại sao hoa hậu Kỳ Duyên nói tiếng Pháp như vậy?


    Bài phát biểu bằng tiếng Pháp của tân hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên tại Trường ĐH Ngoại thương những ngày cuối năm thu hút sự quan tâm lớn, khi cựu học sinh chuyên Pháp này có phát âm được đánh giá là "chưa chuẩn".

    10 bài báo giáo dục đọc nhiều nhất 2014
    Thầy cô của hoa hậu Kỳ Duyên thừa nhận khả năng học sinh nghe nói kém tiếng Pháp là thực tế. (Ảnh: Tiin/Dân Việt)

    Nhiều chuyên gia, thầy cô đã đi tìm lý giải cho việc này. Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong cùng lãnh đạo sở GD-ĐT Nam Định giải thích, điều kiện môi trường giao tiếp ít ỏi với người nói tiếng Pháp bản xứ là nguyên nhân. Câu chuyện này cũng là một dịp để nhiều người nhìn lại điểm yếu về dạy học ngoại ngữ trong nhà trường là chưa chú trọng đến các kỹ năng "nghe - nói".

    3. '300 triệu không mua được suất giáo viên'

    Tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội, trước thắc mắc của các ứng viên về công tác tuyển dụng giáo viên, Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đinh Mạnh Hùng cho biết những năm qua địa phương này luôn làm hết sức để kỳ tuyển dụng này đảm bảo công bằng, tránh chuyện "đi đêm" giữa giám khảo với ứng viên.

    Không ít con các lãnh đạo huyện vẫn trượt trong đợt tuyển dụng này. 200-300 triệu đồng cũng không chạy được.

    4. Nữ sinhcủa ĐH Harvard

    Lã Hồ Minh Khuê, HS Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam có học bổng ĐH Harvard trong 4 năm.

    Cách dạy con của mẹ em, nhà văn nhà báoHồ Thị Hải Âu cũng là một gợi mở đáng suy nghĩ và nhận được nhiều quan tâm của độc giả.

    5. Hai bao tải của người mẹ khiến cả trại giam bật khóc

    TÀI TRỢ
    Suốt ngày thức giấc buổi đêm- Ông Quân đã cải thiện nhờ cách này!
    Suốt ngày thức giấc buổi đêm- Ông Quân đã cải thiện nhờ cách này!
    Tin tài trợ
    Câu chuyện được lưu truyền trên mạng xã hội về tình cảm gia đình nghèo ở Trung Quốc khiến nhiều độc giả xúc động.

    Hai bao tải của người mẹ nghèo: một đựng bánh bà đi xin dọc đường để mang vào cho con trai trong trại giam, một đựng tro cốt người cha cùng tình cảm bao la của người cha người mẹ trong câu chuyện dành cho đứa con đã khiến cả trại giam bật khóc.

    6.Cô gái cầm biển xin ôm đi khắp phố

    Thêm một câu chuyện xúc động khác về hành động nhỏ nhưng đầy ý nghĩa của cô gái có tên Bảo Linh, sinh viên Học viện Báo chí - Tuyên truyền.

    10 bài báo giáo dục đọc nhiều nhất 2014
    Ảnh cắt ra từ clip trên Youtube.

    Linh nói, ý tưởng làm clip của nhóm xuất phát từ mong muốn góp một điều gì đó thật ý nghĩa để thể hiện tình yêu với đất nước, thông điệp đơn giản nhưng chân thành là thể hiện tình cảm của con người Việt Nam với bạn bè thế giới.

    7. Đề xuất của GS Ngô Bảo Châu tại hội thảo "Đối thoại giáo dục"

    Sự kiện "Đối thoại giáo dục" do nhóm GS người Việt đang làm việc ở nước ngoài, do GS Ngô Bảo Châu khởi xướng, được giới giáo dục ĐH quan tâm. Diễn ra trong các ngày 31/7 và 1/8, hội thảo đã giới thiệu các ý kiến về nhiều chủ đề cho phát triển giáo dục đại học.

    10 bài báo giáo dục đọc nhiều nhất 2014
    GS Ngô Bảo Châu trao đổi với các đại biểu dự hôi thảo. (Ảnh: Lê Huyền)

    8. 24.000 tiến sĩ Việt Nam đang làm gì?

    Câu chuyện về bằng cấp trong xã hội Việt Nam luôn là chủ đề được quan tâm; khi mà trong thực tế, không ít người sở hữu học vị tiến sĩ không tham gia nhiều công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo.

    10 bài báo giáo dục đọc nhiều nhất 2014
    Ảnh minh họa.
    Việt Nam được xếp vào nước có nhiều tiến sĩ trong khu vực nhưng nghiên cứu khoa học lại nằm trong nhóm thấp nhất Đông Nam Á. Chúng ta vẫn thiếu các công trình khoa học có tầm cỡ khu vực và ít các sáng chế.

    9. Bắc Ninh: Hàng trăm giáo viên bị đẩy ra đường

    Gắn với chuyện thiết thân là việc làm, câu chuyện thời sự của gần 300 giáo viên có thâm niên ở huyện Yên Phong, Bắc Ninh bị cắt hợp đồng giảng dạy để thay thế người mới thu hút sự quan tâm lớn.

    10 bài báo giáo dục đọc nhiều nhất 2014
    Giáo viên các trường THCS tại Yên Phong (Bắc Ninh) bày tỏ sự bức xúc vì bị đẩy ra đường dù đã có nhiều năm công tác, cống hiến cho ngành (Ảnh: V.Chung)

    Thừa nhận chuyện tuyển dụng ở đây có nhiều hạn chế và bất cập nhưng lãnh đạo sở Nội vụ Bắc Ninh cho rằng "đây là vấn đề lịch sử để lại".Nghi vấn tiêu cực, ưu tiên con em cán bộ trong huyện cũng được đặt ra.

    Chuyện thi giáo viên chỉ qua phỏng vấn có tìm được người giỏi cũng là câu hỏi lớn. Lãnh đạo Bộ Nội vụ cũng đã vào cuộc. Giải pháp ký hợp đồng ngắn hạn với hơn 260 giáo viên trượt xét tuyển nhanh chóng được đưa ra. Nhiều cán bộ bị kiểm điểm, luân chuyển nhưng không được nêu tên.

    10. Huy chương toán quốc tế đang làm gì, ở đâu?

    28 lượt học sinh Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế (IMO) trong 40 năm qua đã giành 52 huy chương vàng, 94 huy chương bạc, 67 huy chương đồng, 1 giải thưởng đặc biệt. Câu chuyện “chảy máu chất xám” một lần nữa được đặt ra và nhận nhiều chia sẻ của độc giả khi phần nhiều trong số này đã và đang sinh sống, làm việc ở nước ngoài.

  3. 7 Thành viên dưới đây cảm ơn Lưu Huyền vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình