+ Trả lời chủ đề
Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1

Chủ đề: Một bài thơ hoa cúc của Thiền sư Huyền Quang

  1. #1
    Bạn Thâm Giao
    Hiện Đang :    huyba đang ẩn
    Tham gia ngày : Jun 2015

    Bài gửi : 378
    Thanks
    171
    Thanked 2.109 Times in 366 Posts
    Blog Entries
    113

    Một bài thơ hoa cúc của Thiền sư Huyền Quang

    Một bài thơ hoa cúc của Thiền sư Huyền Quang, chữ Hán, phiên âm như sau:

    Hoa tại trung đình nhân tại lâu,
    Phần hương độc toạ tự vong ưu.
    Chủ nhân dữ vật hồn vô cạnh,
    Hoa hướng quần phương xuất nhất đầu.

    Dịch nghĩa: Hoa ở dưới sân, người trên lầu/ Một mình thắp hương ngồi tự nhiên quên hết phiền muộn/ Người với hoa hồn nhiên không tranh cạnh/ Trong các loài hoa thì cúc trội hơn một bậc.
    Phần dịch nghĩa trên lấy ở trang thivien.net và bản dịch thơ là:

    Người ở trên lầu hoa dưới sân
    Vô ưu ngồi ngắm khói trầm xông
    Tự nhiên người với hoa vô biệt
    Một đoá cúc vàng bỗng nở tung....


    Đã có bàn luận một nghi vấn nghĩa của câu thứ tư.
    Theo nhà văn NXH trên FB xét câu thứ tư, có thể có nhiều nghĩa khác hẳn nhau, căn cứ vào trật tự các chữ. “Quần phương xuất nhất đầu” đúng là “trong số các hoa cỏ thì cúc đứng đầu”.
    Nhưng nếu ngắt câu là “Hoa hướng quần phương, xuất nhất đầu”, lại có thể hiểu là “Hoa hướng về các loài hoa cỏ, bỏ một người”. Nêu chuyện này ra khá kỳ khu, nhưng không phải không có lý. Người ngồi một mình thắp hương trên lầu, cô đơn. Còn bông hoa dưới sân, nó đang hướng về, thuộc về quần cư hoa cỏ của nó. Mức độ cô đơn của Người đang học đạo được nâng lên một bậc. Không chỉ đồng loại đang bỏ Người, mà bông hoa cúc cũng đang bỏ Người, không (thèm) tranh cạnh. Đó là cảnh giới của người tu luyện Thiền đạt đến “tự vong ưu”, gần hơn với tâm đạo. Tuy nhiên, nêu điều này ra để cùng lật một vấn đề văn bản thôi. Vì bài thơ này là “Hoa cúc kỳ 5”, bài thứ 5 trong loạt 6 bài hoa cúc. Khi đọc cả 6 bài tứ tuyệt này, người ta thấy nghĩa này bị “văng” khỏi chỉnh thể 6 bài hoa cúc
    Và vế bản dịch.
    Trong mọi trường hợp, thì có thể thấy bài dịch trên đây không ổn chút nào. “Vô cạnh” mà dịch là “vô biệt” thì đi xa nghĩa quá. Câu thứ 4, dịch “Một đóa cúc vàng bỗng nở tung” thì đích thị là sáng tác lại rồi, không còn nghĩa của nguyên tác nữa. Nguyên tác “tự vong ưu” không nhất thiết là và không phải là “vô ưu”.
    Với câu cuối của bài Hoa cúc 5, bỗng nhiên chuyển sang nói về vấn đề “trong số các loài hoa, hoa cúc là chiếm hàng đầu” để nói điều gì? Nghĩa này có vẻ không ăn nhập với 3 câu trên đây. Hay là người dịch bản dịch trên đây khó giải thích được việc “chênh lệch” này mà dịch thoát như trên.
    Có nhiều bản dịch khác bám sát, ví dụ bản dịch cho là của Huệ Chi:
    “Hoa ở trước sân người trên lầu/ Đốt hương ngồi lặng, bỗng quên sầu/ Hồn nhiên, người vật không tranh cạnh/ So với muôn hoa, cúc đứng đầu”.
    Có thể hiểu người và hoa chẳng cạnh tranh nhau, hoa đứng đầu trong muôn hoa. Không nói ra chuyện người (trên lầu) có đứng đầu hay không trong số đồng loại. Đó là rõ ý người và hoa không cạnh tranh rồi.
    Có phải chỉ đơn giản thế thôi không? Có lẽ còn một lớp nghĩa khác nữa. Tuy tác giả không nói đến sự hơn nhất của người đang đốt hương trên lầu, nhưng đã nói đến người và hoa không cạnh tranh. Nói đến không cạnh tranh là đã có cạnh tranh. Hoa dưới sân là nhất trong các loài hoa, thì người trên lầu đang tu đạo để đạt đến “tự vong ưu” cũng là nhất trong đồng loại. Đây có thể là bài tán thán người học đạo của một Thiền sư. Trong đồng loại, người tu Thiền là người đứng đầu, vì là người đi đến cái Tâm giác ngộ gần nhất.

    XIN MẠN PHÉP GÓP VÀI LỜI ( HUY BA)
    Xin phép nói vắn tắt ý kiến của tôi về câu thơ 4.
    Theo tôi hiểu nghĩa của câu thơ là: “Hoa có xu hướng mọc thành cum/đám, bỗng có một cây hay đóa hoa vượt lên và tách khỏi đám hoa”. Vây không thể hiểu là “Trong các loài hoa thì cúc trội hơn một bậc.” Nó hợp với nghĩa tự thoát phiền muộn, cạnh tranh để tách ra để đạt tâm thế giác ngộ. Chữ “đầu” không phải là đứng đầu, dẫn đầu mà là trội vượt, nổi bật, riêng ra. Hiểu như thế có phải đơn giản quá không?
    Và cũng mạo muội dịch bài thơ như sau:

    Người ở trên lầu, hoa giữa sân
    Giải buồn, tự đốt một phần hương
    Hồn nhiên hòa hợp đây và đó
    Cụm hoa chợt trổ đóa đơn phương.

    18-10-2018

  2. 4 Thành viên dưới đây cảm ơn huyba vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề

Từ khóa (Tag) của chủ đề này

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình