Rước đèn tháng tám
Tác giả: Đức Quỳnh
Trình bày Tốp ca
+ YouTube Video
Rước Đèn Tháng Tám - Bé Bảo An
+ YouTube Video
Rước đèn tháng tám
Tác giả: Đức Quỳnh
Trình bày Tốp ca
+ YouTube Video
Rước Đèn Tháng Tám - Bé Bảo An
+ YouTube Video
THẰNG CUỘI - NHẠC SĨ LÊ THƯƠNG
Ca khúc “Thằng Cuội” được NS Lê Thương viết khoảng thời gian 1946-1954 với những ca từ chơn chất, dân dã, dễ nhớ và dễ hát như một khúc đồng dao. Khoảng thời gian này, nhạc sĩ Lê Thương có cùng nhạc sĩ Lê Cao Phan phụ trách ban nhạc Măng Non cho trẻ em trên đài phát thanh Sài Gòn, chương trình chuyên phát thanh các truyện cổ tích, khúc dân ca, bài ca nhi đồng. Và cùng Nguyễn Xuân Khoát, Lê Thương được xem như những nhạc sĩ mở đầu của dòng nhạc dành cho thiếu nhi với những bản Tuổi thơ, Cô bán bánh, Con mèo trèo cây cau, Thằng bé tí non, Ông Nhang bà Nhang, Truyền kỳ Việt sử, Học sinh hành khúc… Và nổi tiếng nhất trong số đó là bài Thằng Cuội, ca khúc này thường được trẻ em hát trong mỗi dịp tết Trung Thu cho đến tận ngày nay, mặc dù nhiều người không biết đó là một ca khúc của nhạc sĩ Lê Thương.
Bóng trăng trắng ngà
Có cây đa to
Có thằng Cuội già ôm một mối mơ
Lặng yên ta nói Cuội nghe:
”Ở cung trăng mãi làm chi”
Bóng trăng trắng ngà
Có cây đa to
Có thằng Cuội già ôm một mối mơ.
Gió không có nhà
Gió bay muôn phương
Biền biệt chẳng ngừng
Trên trời nước ta
Lặng nghe trăng gió bảo nhau:
“Chị kia quê quán ở đâu !?”
Gió không có nhà
Gió bay muôn phương
Biền biệt chẳng ngừng
Trên trời nước ta.
Các con dế mèn
Suốt trong đêm khuya
Hát xẩm không tiền nên nghèo xác xơ
Đền công cho dế nỉ non
Trời cho sao chiếu ngàn muôn
Các con dế mèn
Suốt trong đêm khuya
Hát xẩm không tiền nên nghèo xác xơ.
Sáng rơi xuống đồi
Sáng leo lên cây
Sáng mỏi chân rồi
Sáng ngồi xuống đây
Cùng trông ánh sáng cười vui
Chị em ta hãy đùa chơi
Sáng rơi xuống đồi
Sáng leo lên cây
Sáng mỏi chân rồi, sáng ngồi xuống đây
Các em thích cười
Muốn lên cung trăng
Cứ hỏi ông Trời cho mượn cái thang
Mười lăm tháng Tám trời cho
Một ông trăng sáng thật to
Các em thích cười
Muốn lên cung trăng
Cứ hỏi ông Trời cho mượn cái thang.
+ YouTube Video
ÔNG TRĂNG XUỐNG CHƠI
ST: NHẠC SĨ PHẠM DUY
Ông Trăng Xuống Chơi là một ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy được viết dựa trên một bài đồng dao.
Trong số những ca khúc sáng tác cho thiếu nhi của nhạc sĩ Phạm Duy mà ông gọi là nhạc Bé Ca, có 2 ca khúc dựa vào đồng dao với nội dung là sự luân chuyển thú vị, bên cạnh Ông Trăng Xuống Chơi còn có Chú Bé Bắt Được Con Công. Lời những bài hát này tưởng chừng là ngây ngô như suy nghĩ của con trẻ, nhưng thực ra là hàm chứa được những triết lý về cho và nhận:
Ông trăng xuống chơi cây cau thì cau sẽ cho mo Ông trăng xuống chơi học trò thì học trò cho bút Ông trăng xuống chơi ông bụt thì ông bụt cho chùa Ông trăng xuống chơi nhà Vua thì nhà Vua cho lính Ông trăng xuống chơi đền thánh thì cụ chánh cho mõ…
Ông trăng xuống chơi nồi chõ thì nồi chõ cho vung Ông trăng xuống chơi cành sung thì cành sung cho nhựa Ông trăng xuống chơi con ngựa thì con ngựa cho tầu Ông trăng xuống chơi cần câu thì cần câu cho lưỡi
Ông trăng xuống chơi cây bưởi thì cây bưởi cho hoa Ông trăng xuống chơi vườn cà thì vườn cà cho trái Ông trăng xuống cô gái đẹp thì gái đẹp cho chồng Ông trăng xuống anh đàn ông thì đàn ông cho vợ.
Ông trăng trả vợ đàn ông Trả chồng cô gái Trả trái cây cà Trả hoa cây bưởi Trả lưỡi cần câu
Trả tầu cho ngựa Trả nhựa cây sung Trả vung nồi chõ Trả mõ ông chánh Trả lính nhà vua
Trả chùa cho bụt Trả bút học trò Trả mo cây cau Trả mo cây cau Trả mo cây cau…
+ YouTube Video
Với hầu hết các thế hệ tuổi nhỏ, đặc biệt là vào những ngày xưa, thì mặt trăng luôn là người bạn thân thuộc nhất, được gọi nhân cách thành Ông Trăng hoặc là Chị Hằng. Nhiều năm về trước, vào ban ngày, trẻ con nếu không đi học thì cũng bận rộn phụ cha mẹ việc nhà hoặc lên nương, đến đêm tối mới được có cả một bầu trời thần tiên của tuổi nhỏ, đặc biệt có là ánh trăng soi sáng cho khoảng sân rộng nhiều trò vui chơi, được mang cảm giác rằng “em đâu trăng theo đó”, như là trăng chỉ dành riêng cho mình mà thôi.
Lần sửa cuối bởi HỒNG THOẠI; 23-09-2021 lúc 06:54 AM